You are on page 1of 6

NHÓM 5 : “TRẮC NGHIỆM RAVEN” – HƯỚNG DẪN TEST RAVEN

1. Khái quát chung.


a. Khái niệm
- Test Raven là một phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ được áp dụng phổ biến ở Việt
Nam. Trắc nghiệm Raven là trắc nghiệm đo năng lực trí tuệ trong thời điểm làm trắc
nghiệm, bao gồm các bài tập là những hình vẽ để cá nhân quan sát, tìm ra mối liên hệ giữa
các hình đó, lựa chọn một trong số các hình cho sẵn để bổ sung hoàn thiện một hệ thống
các liên hệ. các chỉ số thông minh của bạn có thể tác động đến các lĩnh vực khác nhau
trong cuộc sống gồm trường học và công việc. điểm cao thương liên quan đến thành tích
cao hơn ở trường, trong khi điểm thấp hơn có thể liên quan đến một số dạng khuyết tật trí
tuệ.
b. Tác giả
- Tác giả của trắc nghiệm này là John C. Raven (Anh). Lần đầu tiên ông mô
tả trắc nghiệm này vào năm 1936.
- Phương pháp này thuộc vào loại gọi là trắc nghiệm phi ngôn ngữ về trí thông minh được
dùng để đo các năng lực tư duy trên bình diện rộng nhất.
- MỤC ĐÍCH : nhất.
c. Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn.
- Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven được xây dựng trên cơ sở 2 lí
thuyết: thuyết “Tri giác hình thể” của tâm lí học Ghetxtan và “thuyết tân
phát sinh” của Spearman
 Thuyết “Tri giác hình thể” của tâm lí học Ghetxtan : Theo thuyết này (mà Raven sử
dụng), mỗi bài tập có thể được xem như một chỉnh thể nhất định, bao gồm một loạt các
thành phần có liên hệ qua lại với nhau. Khi tri giác bài tập, thì sẽ diễn ra một sự đánh giá
toàn bộ đối với bài tập, sau đó nảy sinh sự tri giác có tính chất phân tích. Cuối cùng các
yếu tố được tách ra đó lại được đưa vào một hình ảnh hoàn chỉnh, diều này giúp phát hiện
các chi tiết còn thiếu của hình vẽ.
 “Thuyết tân phát sinh” của Spearman : Thuyết bao gồm các quy luật tân phát sinh:
+ Quy luật thứ nhất: được thể hiện qua sự nắm bắt toàn bộ, hoàn chỉnh khuôn hình.
+ Quy luật thứ hai: vạch ra những mối liên hệ giữa các thành phần. Quy luật này được
xem như quy luật cơ bản của trắc nghiệm Raven.
+ Quy luật thứ ba: trên cơ sở của nguyên tắc về mối liên hệ giữa các thành phần và các
toàn thể đã được xác lập, sẽ diễn ra sự phục hồi thành phần còn thiếu của khuôn hình.
- Trong quá trình giải các bài tập trong trắc nghiệm, có 3 quá trình tâm lí cơ bản được thể
hiện : chú ý, tri giác và tư duy.
- Phương pháp này muốn nói đến việc phát hiện các năng lực hệ thống hóa nhất định trong
tư duy, năng lực tư duy logic và năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật
hiện tượng.
2. Nội dung trắc nghiệm.
a. Nội dung.
- Toàn bộ trắc nghiệm gồm 60 bài tập, chia làm 5 loạt (A, B, C, D, E) mỗi
loạt 12 bài tập. Mỗi loạt đều được bắt đầu từ bài dễ và được kết thúc bằng bài
tập phức tạp nhất. Những nhiệm vụ từ loạt này đến loạt kia cũng dần dần phức tạp hơn.
Phương pháp này có thể sử dụng cho cả cá nhân lẫn cho nhóm.
- Năm loạt trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Raven được cấu tạo theo những nguyên tắc
sau đây:
Loạt A - Tính liên tục, tính trọn vẹn của cấu trúc.
Loạt B - Sự giống nhau giữa các cặp hình.
Loạt C – Những thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc.
Loạt D – Sự đổi chỗ của các hình.
Loạt E – Sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành.
 Các bài tập trắc nghiệm thuộc loạt A đòi hỏi nghiệm thể phải bổ
sung vào phần còn thiếu của khuôn hình. Kết quả thực hiện cho phép đánh giá quá trình tư
duy phân biệt các yếu tố cơ bản của cấu trúc và vạch ra mối liên hệ giữa chúng; đồng hóa
phần còn thiếu và đem đối chiếu nó với các mẫu trong từng bài tập đo tri giác khái
quát của nghiệm thể.
 Loạt B được xây dựng trên cơ sở tìm ra sự giống nhau giữa hai cặp
hình. Nghiệm thể sẽ vạch ra được nguyên tắc đó bằng cách phân biệt dần
dần các yếu tố.
 Các bài tập của loạt C gồm những thay đổi của các hình phù hợp
với nguyên tắc phát triển, đòi hỏi nghiệm thể phân biệt dần dần các yếu tố để tìm ra sự
giống nhau (tương tự) giữa các cặp hình; nhằm đo khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa
để suy diễn ra logic.
 Loạt D cấu tạo theo nguyên tắc đổi chỗ các hình trong khuôn theo
hướng ngang và dọc.
 Loạt E phức tạp nhất, bao gồm những bài tập mà muốn giải được nó
thì cần phải có hoạt động tư duy phân tích - tổng hợp.
b. Tiến hành

ĐỘ TUỔI : Từ 6 đến 11 tuổi tương đương với Test Raven có màu.

Từ 11 tuổi trở lên tương đương với Test Raven đen trắng.

THÀNH PHẦN TEST: Quyển ma trận Raven; Phiếu ghi đáp án; Bộ đáp án gồm: bảng đáp
án, bảng điểm kỳ vọng, bảng tỉ lệ phần trăm theo tuổi.

CÁCH TIẾN HÀNH : Bước 1 : Chuẩn bị quyển Raven, phiếu ghi đáp án, bút.

Bước 2 : Tiến hành cho các đối tượng thực hiện bài test .

Bước 3 : Xử lý kết quả.

CÁCH XỬ LÝ, TÍNH ĐIỂM KẾT QUẢ:

Dựa trên chỉ số trí tuệ IQ (theo Wechsler, 1981):

Dưới Từ 70 - Từ 80 - 89 Từ 90 - Từ 110 - 119 Từ 120 - Trên


70 79 109 129 130
Trí tuệ Trạng Trí tuệ trung Trí tuệ Trí tuệ trung Thông minh Rất
bị thái ranh bình dưới trung bình trên thông
khuyết giới bình minh
tật

Dựa trên phân loại chậm phát triển ( theo ICD – 10,1992):
Dưới 20 Từ 20 – 34 Từ 35 – 49 Từ 50 – 69
Chậm phát triển Chậm phát triển Chậm phát triển Chậm phát triển
mức độ trầm trọng. mức độ nặng. mức độ vừa. mức độ nhẹ.

Dựa trên đánh giá mức độ trí tuệ bằng thang tỷ lệ phần trăm ( theo nhóm tuổi chuẩn):

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


Kết quả bằng hoặc lớn hơn 95% Thiên tài
Kết quả bằng hoặc lớn hơn 75% Rất cao
Kết quả từ trên 50% hoặc nhỏ hơn Trung bình cao
75%
Kết quả trung bình cộng so với Trung bình
tuổi 50%
Kết quả dưới 50 % đến trên 25% Trung bình thấp
Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 25% Thấp
Kết quả bằng hoặc nhỏ hơn 5% Rất thấp

3. Ưu nhược điểm

ƯU ĐIỂM: Mang lại giá trị cao, đáng tin cậy; Tiết kiệm chi phí, không bị giới hạn về thời
gian; được áp dụng phổ biến ở nhiều khu vực quốc gia, bài test có cách tiếp cận gây hứng thú
với đối tượng làm test, vì là Test phi ngôn ngữ nên trong quá trình thực hiện không gây khó
khăn cho việc chuyển đổi nghĩa và các khác biệt văn hóa ở các nước; Thực hiện dễ dàng, cách
xử lý số liệu và tính điểm mang tính chính xác cao.

NHƯỢC ĐIỂM: Chưa xây dựng độ chuẩn trong cách thức thực hiện giữa các nước. Bài test
chỉ đưa đến kết quả cuối cùng nên chưa thể phát hiện tính sai sót trong trường hợp các đối
tượng chọn đáp án không dựa trên tư duy mà có thể do may mắn. Không phản ánh được bản
chất và xu hướng phát triển trí tuệ cá nhân. Không phân biệt rõ ràng trẻ em hoặc người lớn ở
khoảng mức độ trí tuệ rất cao. Do đó, khi thực hiện đánh giá test Raven thì phải dùng bổ sung
các phương pháp khác.

4. Ứng dụng
Trắc nghiệm Raven là trắc nghiệm phi ngôn ngữ nên sẽ khong có những cấn đề quá khó khăn
liên qua đến dịch nghĩa và thích ứng, nó được thực hiện dễ dàng và cách xử lý số liệu, tính
điểm cũng khá đơn giản và đặc biệt là không hạn chế về mặt thời gian, nếu làm theo tốc độ
trung bình thì mất khoảng 20 đến 30 phút, khá phù hợp với đại đa số vì vậy trắc nghiệm này đã
được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam

- Tại Anh (1992): TEST Raven cho kết quả điểm số trung bình của người Anh trưởng thành là
54 trên 60.

- Tại Bỉ (1984 và 1990): TEST Raven cho kết quả với điểm số trung bình của người Bỉ trưởng
thành là 49 trên 60.

- Tại Nam Phi: TEST Raven cho kết quả điểm số trung bình của sinh viên da đen là 50/60

TEST Raven cho kết quả điểm số trung bình của sinh viên gốc Ấn là 53/60

TEST Raven cho kết quả điểm số trung bình của sinh viên da trắng là 56/60.

- Tại Việt Nam, trắc nghiệm đo trí tuệ của Raven được ứng dụng ở bệnh nhân động kinh cơn
lớn tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.

ĐÁP ÁN BỘ TEST RAVEN

A B C D E
1 4 2 8 3 7
2 5 6 2 4 6
3 1 1 3 3 8
4 2 2 8 7 2
5 6 1 7 8 1
6 3 3 4 6 5
7 6 5 5 5 1
8 2 6 1 4 6
9 1 4 7 1 3
10 3 3 6 2 2
11 4 4 1 5 4
12 5 5 2 6 5

You might also like