You are on page 1of 5

Trường Đại học Sư phạm TP.

HCM
-----

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CUỐI KỲ HỌC PHẦN

Mã SV: ……………. Tên sinh viên:............................................


SV có thể làm bài theo nhóm 02 người.
Tên học phần: ……………………………………………….
Tên giảng viên phụ trách: ……………………..
Nội dung và yêu cầu Bài thi cuối kỳ (xem hướng dẫn bên dưới)

I. NỘI DUNG TIỂU LUẬN:


Mục đích: Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống
theo hướng tư duy sáng tạo nhằm giúp SV nhận diện, phân tích, đánh giá để đưa ra một
chọn lựa và xác định giải pháp nào là tốt nhất.
Nội dung: Là sinh viên học tốt là điều rất cần thiết, nhưng bên cạnh đó sức trẻ, sự
cống hiến cho xã hội mới là điều tạo nên sự khác biệt và làm nên thương hiệu của mỗi thế
hệ sinh viên. Nhưng trước khi muốn học tập tốt lẫn có những hoạt động xã hội có ích,
chính các bạn sinh viên ấy phải điều chỉnh chính mình cho phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh sống.
Anh/chị hãy xác định một khó khăn/vấn đề cần giải quyết để thích ứng với môi
trường học tập và đời sống sinh viên hiện nay, có thể chọn:
 Làm chủ cảm xúc của bản thân.
 Ngại giao tiếp hoặc trình bày ý tưởng khi học tập.
 Tâm lý ỷ lại, ngại đổi mới của bản thân với cơ sở vật chất của trường học (đi
xa, di chuyển nhiều)
 Vấn đề/ tình huống xảy ra mối quan hệ mâu thuẫn trong công việc/học tập
 Những việc gây lãng phí thời gian
 …,Tự chọn
Tiêu chí đánh giá: Tự luận đề mở 50%
Tiêu chí Tỷ Rất tốt- Tốt Khá Đạt yêu cầu Không đạt
Điểm
đánh giá lệ 10-8 7.9 – 6.6 6.4-4.5 <4.5
Làm bài
Đánh giá Làm bài
đúng Làm bài
khả năng Làm bài đúng đúng
theo yêu cầu đúng
hiểu và 50% theo yêu cầu theo yêu cầu
từ theo yêu cầu
tiếp thu trên 80%. từ 45% dưới
65% dưới < 45 %
kiến thức 65%
80%
Vận dụng Vận dụng
Vận dụng Rất ít hoặc
đúng kiến được kiến
Đánh giá được kiến chưa biết
thức phù thức theo yêu
khả năng 40% thức rất phù vận dụng
hợp theo cầu cụ thể,
vận dụng hợp, sáng tạo, theo yêu cầu
yêu cầu, khá chưa sáng
phong phú cụ thể
sáng tạo tạo
Đánh giá
kỹ năng Hình thực Hình thức
trình bày đẹp, đẹp, Cẩu thả, trình
Hình thức
bài viết 10% sạch sẽ, trình trình bày có bày không
đẹp
logic, rõ bày logic logic
ràng, có logic
sạch sẽ.

II. THỰC HIỆN SẢN PHẨM


A. Yêu cầu tổ chức nội dung:
Phần 1: Nhận diện vấn đề (Bối cảnh/ Lý do chọn lựa vấn đề)
Mục đích: Phần này sinh viên giúp SV xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải
quyết vấn đề. SV rèn luyện khả năng tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn
cảnh của mình mà có ảnh hưởng nhiều tới mình và các mối quan hệ xung quanh.
Lưu ý: SV không chọn vấn đề đã báo cáo tại lớp
1.1 Mô tả vấn đề (1 điểm)
- Vấn đề của anh/chị là gì? Mô tả ngắn gọn.
- Vấn đề này gây tác động như thế nào, tại sao cần giải quyết? (Vấn đề có thể liên
quan đến Sức khỏe, Tâm lý – cảm xúc; Mối quan hệ với người thân, bạn bè; Học
tập…
* Lưu ý: Khi sử dụng tài liệu dẫn chứng từ những nguồn khác để giúp chúng ta
hiểu rõ hơn vấn đề, cần trích dẫn nguồn dữ liệu tham khảo (tối đa 01 trang).
1.2 Xác định nguyên nhân (3 điểm: nội dung 2 điểm, hình ảnh 1 điểm)
- Hãy nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được điểm
mấu chốt của vấn đề là gì, khi đã tìm ra được nguồn gốc nguyên nhân vấn đề bạn
sẽ có giải pháp tốt.
- SV có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình (sơ đồ xương cá, sơ đồ tư duy,
cây vấn đề hay mô hình 5W1H; hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và kênh hình.
- Tóm tắt tối đa 3 nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này. Phân tích theo câu hỏi
gợi ý: Tại sao điều đó lại xảy ra? Hành động/thái độ hay hoàn cảnh cụ thể nào
tác động đến vấn đề đó? (Tối đa 2 trang)

Phần 2: Nội dung Giải quyết vấn đề (4 điểm)


SV ghi rõ nội dung nào của ai nếu làm theo nhóm

2.1 Cơ sở lý luận (Nghiên cứu các giải pháp – 2 điểm)


- Áp dụng mô hình chấp nhận thay đổi/ quản lý sự thay đổi để giải thích các suy
nghĩ, cảm xúc khi thực hiện các giải pháp thay đổi để giải quyết vấn đề.
- Áp dụng 1 hoặc 2 mô hình/phương pháp giải quyết vấn đề có liên đến vấn đề
mình phân tích ở trên; Sau đó, SVphân tích điểm mạnh và hạn chế của giải pháp
mình nghiên cứu.
2.2 Giải pháp can thiệp (2 điểm)- Mỗi SV sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp và khả thi
theo cá nhân
A. Giải pháp của bạn Nguyễn Văn A
B. Giải pháp của bạn B

- Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, bạn sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp
để lựa chọn. Hãy xem xét tình hình trên những gì đã phân tích để lựa chọn ra giải
pháp tốt nhất hãy chắc chắn rằng giải pháp mà bạn đưa ra đáp ứng được 3 vấn đề :
có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu
quả.
- Cần sử dụng phương pháp động não để SV liệt kê các cách giải quyết có thể có.
- Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi SV có thể nghiên cứu từ cơ sở lý luận và đưa ra
chứng kiến riêng của mình; hoặc căn cứ khía cạnh có tính khả thi, và có tính
hiệu quả cao.

Phần 3: Kết luận- bài học kinh nghiệm (1 điểm) - viết cá nhân
- Quan trọng nhất là SV rút ra được những điểm mạnh và yếu của bản thân trong
giải quyết vấn đề. Các từ khóa mình học được trong giải quyết vấn đề là gì?
B. Tiêu chí đánh giá – chấm điểm cho tiểu luận: từ 0 đến 10, làm tròn đến một chữ số
thập phân

TT Các yêu cầu đánh giá Điểm Điểm đạt


Hình thức trình bày: 1.0

1 - Tuân thủ thể thức yêu cầu 0.5


- Văn phong rõ ràng, mạch lạc và không lỗi chính tả 0.5
Nội dung 9.0
1. Nhận diện vấn đề/Lý do chọn đề tài 4.0
1.1 Mô tả vấn đề 1.0
1.2 Xác định nguyên nhân 3.0
2
2. Nội dung/Giải quyết vấn đề 4.0
2.1 Cơ sở lý luận 2.0
2.2 Chọn giải pháp can thiệp 2.0
3. Kết luận (nêu bài học của sinh viên) 1.0

Điểm đạt: (x trọng số 50%)

C. Yêu cầu về hình thức trình bày:


1. Cách thức:
− SV có thể phát triển khả năng sang tạo thông qua cách thức lựa chọn như
sau:
 Làm clip trình bày nội dung yêu cầu.
 Làm tờ rơi trình bày nội dung yêu cầu và in màu.
 Làm tiểu luận theo hướng dẫn bên dưới.
* Lưu ý: SV chọn hình thức làm clip và làm tờ rơi đều phải có bài viết về
kinh nghiệm (Nội dung phần 3 ở trên)
2. Hướng dẫn làm tiểu luận:
− Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía
trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, gần
cuối trang đề tên giáo viên hướng dẫn, tên người thực hiện đề tài, lớp và năm học.
− Trang bìa: có thể làm Mục lục
− Trang cuối: Danh mục tài liệu tham khảo (có thể xem theo hướng dẫn APA)
− In trắng đen: Việc in trắng đen quan trọng hơn in màu. Lí do: các bản in màu có
thể bị nhòe khi gặp nước hoặc môi trường ẩm ướt (vừa tiết kiệm chi phí).
− In 2 mặt : là cần thiết, để số tờ giấy được ít hơn và cuốn mỏng hơn, tiết kiệm chi
phí hơn.
− Đóng bìa : kiếng và giấy thơm là không cần thiết.
- Font chữ, canh lền, trình bày trang: font (Time new roman), đặt số trang, khổ A4,
cỡ chữ 13, cách đoạn 6pt,dãn dòng 1.5.
− Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các
thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả.

You might also like