You are on page 1of 44

TƯ DUY PHẢN BIỆN

NGUYỄN THANH TÂM


Thông tin giảng viên

THS. NGUYỄN THANH TÂM

0973.42.1368
padovatam@gmail.com
Mục tiêu học phần

- Cung cấp kiến thức tổng quan về tư duy, tư duy phản


biện, các phương pháp tư duy từ đó có khả năng đánh
giá, đề xuất các giải pháp trong quan hệ công chúng
của tổ chức trên cơ sở lập luận vững chắc.

- Thể hiện tinh thần tự học và thái độ học tập suốt đời
trong lĩnh vực quan hệ công chúng.
Thông tin môn học

• Tổng quan về TDPB


1
• Suy luận, chứng minh, bác bỏ
2
• Thẩm định tính xác thực của thông tin
3
• Tính mạch lạc của văn bản
4
• Các dạng nguỵ biện
5
• Đối tượng phản biện và công cụ hỗ trợ
6
• Rèn luyện văn hoá phản biện
7
Giáo trình và tài liệu tham khảo
Giáo trình và tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo


- Roy Van Den Brink – Budgen. 2020. Đinh Hồng Phúc dịch, Tư duy
phản biện dành cho sinh viên: Học những kỹ năng đánh giá có
phê phán và xây dựng luận cứ hiệu quả. NXB ĐHQG TP. HCM
- Albert Rutherford. 2020.Rèn luyện tư duy phản biện. NXB Phụ nữ
Lịch học
BUỔI NỘI DUNG GHI CHÚ

Buổi 1 Giới thiệu môn học, đề cương chi tiết; Thành lập nhóm
Chương 1: Tổng quan Tư duy phản biện
Buổi 2 Chương 2: Suy luận, chứng minh, bác bỏ Thảo luận nhóm
Buổi 3 Chương 3: Thẩm định tính xác thực của thông tin Bốc thăm chủ đề chuẩn bị thuyết trình giữa kỳ

Buổi 4 Chương 4: Tính mạch lạc của văn bản – kỹ năng viết và Làm bài luận cá nhân
trích dẫn nguồn thông tin
Buổi 5 Chương 5: Các dạng nguỵ biện Thảo luận nhóm

Buổi 6 Thuyết trình giữa kỳ Các nhóm trình bày theo chủ đề đã bốc thăm. Mỗi
chủ đề chia 2 nhóm: ủng hộ và không ủng hộ
Buổi 7 Thuyết trình giữa kỳ

Buổi 8 Chương 6: Đối tượng phản biện và công cụ hỗ trợ tư Thảo luận nhóm
duy phản biện
Buổi 9 Chương 7: Rèn luyện văn hoá phản biện Các nhóm trình bày ý tưởng, chủ đề chuẩn bị cho
bài cuối kỳ để GV góp ý, chỉnh sửa
Buổi 10 E-learning: Ôn tập – hướng dẫn bài cuối kỳ
Đánh giá

Giai đọan Trọng


STT Nội dung Hình thức Thời gian
đánh giá số (%)
1 Bài tập (10%) Bài tập theo chủ đề

2 Quá trình Bài luận (10%) 50% Bài luận cá nhân Sau chương 4
Phản biện trực tiếp
Giữa kỳ (30%) Buổi 6,7
theo nhóm
3 Bài luận cuối kỳ (40%) Tiểu luận nhóm Nộp tiểu luận kèm biên
Kết thúc học
50% bản họp sau 10 ngày kết
phần Đánh giá nhóm (10%) Biên bản họp nhóm thúc học phần
Tổng 100%

* Sinh viên vắng không phép nhiều hơn 2 buổi sẽ được miễn thi.
Lập nhóm

• 8-9 thành viên


• Cử trưởng nhóm
• Điểm danh
TƯ DUY PHẢN BIỆN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

NGUYỄN THANH TÂM


Mục tiêu

- Khái niệm TDPB và giá trị của nó đối với người học.
- Các tiêu chuẩn của TDPB.
- Những rào cản đối với TDPB.
- Đặc điểm của người có TDPB
1.1 Tư duy

1.1.1 Khái niệm


Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức
nhằm phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó
ta chưa biết.
1.1 Tư duy

1.1.2 Điều kiện


 Thứ nhất, nhận thức được tình huống có vấn đề
và có nhu cầu giải quyết.
 Thứ hai, cần phải có những tri thức liên quan.
1.2 Tư duy phản biện

1.2.1 Khái niệm


Xem xét các góc nhìn,
nhiều khía cạnh.

VẤN ĐỀ
Tái nhận thức, điều
chỉnh thái độ, tái kiến
tạo giải pháp. Giúp đưa ra quyết định tốt
hơn vì mang lại nhận thức
đúng đắn, sâu sắc về đối
tượng
1.2 Tư duy phản biện

1.2.1 Khái niệm


1.2 Tư duy phản biện

1.2.1 Khái niệm

Cộng điểm?
1.2 Tư duy phản biện

1.2.1 Khái niệm

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy


biện chứng gồm phân tích và đánh giá một
thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho
vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng
định lại tính chính xác của vấn đề
(Giáo trình Tư duy Phản biện)
1.1. Tư duy phản biện là gì?

Nghệ thuật phân tích và đánh giá


tư duy với định hướng cải thiện nó.
Richard Paul & Linda Elder
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB

10 tiêu chuẩn của TDPB

Nguồn: Thinking School


1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB

1. QUAN TRỌNG

Xem xét về mức độ quan trọng của chủ đề hay vấn đề đang
thảo luận, đó có phải thực sự là trọng tâm hay đang bàn
những chuyện ngoài lề râu ria.

Câu hỏi:
- Đây có phải là vấn đề quan trọng nhất cần xem xét không?
- Đây có phải là ý niệm/ý tưởng trung tâm cần tập trung vào không?
- Những sự kiện nào trong số những sự kiện này là quan trọng nhất?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB

2. LIÊN QUAN

Vấn đề đang giải quyết hay chủ đề đang thảo luận có liên
quan với câu hỏi cần trả lời không, từ đó chọn đúng nội
dung cần làm, việc cần làm, vấn đề cần tập trung.

Câu hỏi:
- Điều đó liên quan thế nào đến vấn đề?
- Điều đó có liên quan gì đến câu hỏi?
- Điều đó giúp gì cho chúng ta trong vấn đề này?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB

3. RÕ RÀNG

Nói rõ, giải thích rõ những nội dung, chủ đề chưa rõ.

Câu hỏi:
- Bạn có thể nói rõ hơn không?
- Bạn có thể cho 1 ví dụ?
- Bạn có thể minh họa cho điều bạn muốn nói?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB

4. ĐÚNG ĐẮN
Làm sao để biết được dữ liệu này có đúng không, tin tức này
có độ tin cậy không là nội dung của tiêu chuẩn này muốn đề
cập. Do đó nguồn trích dẫn sẽ là cơ sở để giúp chúng ta biết
được có đạt được tiêu chuẩn này không.

Câu hỏi:
- Làm sao ta có thể kiểm tra được chuyện đó?
- Làm sao chúng ta biết được điều đó là đúng?
- Làm sao chúng ta có thể chứng thực hay kiểm nghiệm được chuyện đó?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB

5. CHÍNH XÁC

Một trong những lỗi hay gặp phải là sự mơ hồ. Ta cần sự


chi tiết, cụ thể.

Câu hỏi:
- Bạn có thể nói cụ thể hơn không?
- Bạn có thể cho tôi nhiều chi tiết hơn không?
- Bạn có thể chính xác hơn không?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB

6. HỆ THỐNG

Trong tiêu chuẩn này nhắc chúng ta cần xem xét đầy đủ các
thành phần, mối tương quan giữa các thành phần của một sự
vật, hiện tượng để từ đó có góc nhìn toàn diện nhất.

Câu hỏi:
- Ta xem xét tất cả các thành phần của vấn đề chưa?
- Ta xem xét sự tương quan giữa các thành phần với nhau hay chưa?
- Ta xem xét các vấn đề trong hệ thống toàn diện của nó hay chưa?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB
7. CHIỀU SÂU

Giống như tảng băng, thường chúng ta sẽ thấy phần nổi


mà quên đi phần chìm bên dưới. Ở tiêu chuẩn này, nhắc
chúng ta khi đánh giá một vấn đề cần nhìn thấu bên
dưới những thứ mà chúng ta có thể bỏ quên.

Câu hỏi:
- Những yếu tố nào làm vấn đề này trở nên khó?
- Những điểm phức tạp của vấn đề này là gì?
- Những khó khăn nào mà ta cần xử lý?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB
8. CHIỀU RỘNG

Bên cạnh chiều sâu, chúng ta cần nhìn vấn đề ở các


góc nhìn khác, ngay cả góc nhìn đối lập hay góc nhìn
của các sự việc tương tự để có thể thấy được vẻ đẹp
của các góc nhìn từ đó có cải tiến cho chính bản thân.

Câu hỏi:
- Chúng ta cần xem xét những viễn tưởng nào khác nữa không?
- Chúng ta cần xem xét góc nhìn nào khác nữa không?
- Có góc nhìn đối lập nào chưa được xem xét?
- Chúng ta có cần nhìn theo những cách khác không?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB
9. LOGIC

Tiêu chuẩn này nhắc chúng ta xem xét tính liên kết,
kết nối giữa các nội dung, các đoạn, các chủ đề, giữa
sự vật, sự việc và hiện tượng và nguyên nhân.

Câu hỏi:
- Tất cả chuyện này có ý nghĩa không?
- Đoạn đầu với đoạn cuối có hợp với nhau không?
- Những gì bạn nói có xuất phát từ bằng chứng không?
- Có ngụy biện nào trong lập luận?
1.3 Các tiêu chuẩn của TDPB

10. CÔNG BẰNG

Chúng ta có thiên vị, có thành kiến trong các góc nhìn?


Chúng ta có đặt quyền lợi mình lên trên là nội hàm của tiêu
chuẩn này.

Câu hỏi:
- Chúng ta có bất cứ tư lợi nào trong vấn đề này không?
- Chúng ta có trình bày vấn đề một cách khách quan, trung thực các quan điểm của người khác?
- Các tiêu chuẩn chúng ta áp dụng có giống nhau không?
Thảo luận

Bạn đồng ý hay không? Giải thích.

1. Trẻ em nghiện game sẽ ảnh hưởng kết quả học tập.


2. Trí tuệ nhân tạo phát triển thì tỉ lệ thất nghiệp gia tăng vì có thể thay
thế được con người.
3. Nên cấm quảng cáo đồ ăn nhanh để giúp giảm tỉ lệ béo phì ở trẻ em.
4. Phim điện ảnh có doanh thu cao là phim được mọi người yêu thích.
5. Nên cấm sử dụng Tiktok ở Việt Nam như các bang của Mỹ vì lo ngại
vấn nạn ăn cắp dữ liệu và an ninh mạng.
Bài tập nhóm

YÊU CẦU: Chọn 1 vấn đề đang gây tranh cãi trong truyền thông,
xã hội hiện tại. Nhóm chọn quan điểm ủng hộ hay không ủng hộ.
Trình bày lý do lựa chọn quan điểm đó.

Trình bày:
- Soạn ppt
- Đại diện nhóm thuyết trình ở buổi 2
- Tối đa 7 phút/nhóm
1.4 Tại sao chúng ta phải tư duy phản biện?

Tư duy của chúng ta thường bị điều khiển và chi phối bởi


những định kiến đã hằn sâu vào tiềm thức

Tư duy phản biện cung cấp một cách nhìn khác, phá vỡ tảng
băng tư duy đã bám rễ trong mỗi chúng ta

Tư duy phản biện giải phóng bạn, trao cho bạn quyền tự quyết
định sẽ trở thành người như thế nào

TỰ DO
1.5 Những rào cản

1. Thành kiến

- Thành kiến là khi ta có xu hướng bắt bằng chứng


phải thích hợp với lòng tin. Lái chứng cứ theo
hướng suy nghĩ của mình.
- Thành kiến là cách phán đoán mọi người, mọi vật
theo những quan niệm có sẵn trong đầu.
1.5 Những rào cản
1.5 Những rào cản

2. Tin vào những bình luận


- Mọi người dễ tin vào những bình luận, thông tin không đáng
tin cậy, chưa được kiểm chứng, không xem xét đến các cơ sở
khoa học hay minh chứng nào của thông tin.

- Rất nhiều nghiên cứu về Truyền miệng (WOM), Truyền miệng


điện tử (eWOM) trong truyền thông cho thấy người ta có
khuynh hướng mua hàng dựa trên sự giới thiệu của người
khác, thông tin bình luận trên mạng hơn là dựa vào quảng
cáo.
1.5 Những rào cản

2. Tin vào những bình luận


1.5 Những rào cản

http://vnbook.com.vn/books/camnagphongchongtingia_output/web/index.html
1.5 Những rào cản

Khi bị nhức đầu, uống loại nào


nhanh hết hơn?

Viên sủi Viên nén Viên nang


1.5 Những rào cản

3. Mơ hồ
- Mơ hồ là rào cản người phản biện nghèo nàn tri
thức, sự hiểu biết, không có thông tin hay ý kiến gì về
vấn đề đang được tra xét.
- Người muốn tư duy phản biện cần có tri thức khoa
học, sự hiểu biết về các vấn đề lịch sử, xã hội, có kinh
nghiệm, trải nghiệm hoạt động thực tiễn ở nhiều môi
trường khác nhau.
- Tư duy phản biện đòi hỏi phải có đủ kiến thức hoặc
thông tin cụ thể về một lĩnh vực hay chủ đề đang
được phân tích.
1.5 Những rào cản

4. Tổng quát hoá từ một vài quan sát

- Người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để khái quát
hoá cho cộng đồng, một tập hợp, đây là lỗi suy đoán chủ quan.
-
- Để xem xét một ý kiến có thể đại diện cho một số đông hay
không phải tiến hành nghiên cứu khoa học bài bản và có các
phương tiện đo lường kết quả, chọn mẫu hợp lý mang tính đại
diện cao và dữ liệu có mức ý nghĩa đáng tin cậy.
1.6 Đặc điểm của nhà TDPB

• Tư duy phản biện là tư duy tự định hướng, tự giác và tự hiệu chỉnh


• Phẩm chất cơ bản của người có tư duy phản biện được thể hiện ở

Tinh thần
phản biện Năng lực
phản biện
1.6 Đặc điểm của nhà TDPB

Tinh thần phản biện


• Biết tôn trọng mọi ý kiến; xem xét tất cả các ý kiến
một cách thận trọng, nghiêm túc, khách quan,
khiêm tốn và chính trực.
• Đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và
lý lẽ, có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng sự
rõ ràng, chính xác.
• Dám vượt qua khỏi khuôn khổ, mọi ràng buộc của
truyền thống, của các quan niệm, các định kiến có
sẵn; có bản lĩnh, chính kiến; luôn tôn trọng và bảo
vệ sự thật.
• Có thái độ ham muốn tìm tòi, khám phá trên cơ sở
năng lực nhận định chính xác và rõ ràng vấn đề.
1.6 Đặc điểm của nhà TDPB

• Có năng lực thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá và
xử lý các tình tiết, các thông tin, các sự việc dựa trên sự suy xét
vấn đề một cách cẩn trọng, sâu sắc và thấu đáo.
• Có năng lực tư duy độc lập, biết suy xét, bảo vệ các giá trị đã
được kiểm nghiệm, biết đặt các câu hỏi và tìm câu trả lời cần
Năng lực phản biện thiết, biết cách đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định.
• Nhạy bén trong việc quan sát, phát hiện và nhận diện những
tình huống có vấn đề; có khả năng kết nối vấn đề trong tính
tổng thể; nhạy cảm với những dấu hiệu đặc biệt và đơn nhất
cũng như các dấu hiệu điển hình.
• Luôn xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau, tiếp cận
hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau.
• Có khả năng tranh luận. Phản xả biện minh về niềm tin và giá
trị con người.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT

You might also like