You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG QUỐC HỌC QUY NHƠN

KẾ HOẠCH BÀI DẠY CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP


NĂM HỌC: 2023 – 2024

Họ và tên giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Ái Nhi


Tổ : Ngữ văn
Họ và tên sinh viên thực tập : Nguyễn Trần Diễm Phúc
SV trường Đại học : Đại học Quy Nhơn
Môn dạy : Ngữ văn
Ngày soạn : 25/03/2024
Ngày lên lớp : 30/03/2024
Tiết lên lớp: Tiết 2 Tiết theo PPCT: Tiết 81
Khối : 11
Lớp TT giảng dạy : 11C1
Buổi học : Sáng

Bình Định, ngày 25 tháng 03 năm 2024


Ngày 25 tháng 03 năm 2024 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trần Diễm Phúc
Tổ chuyên môn: Tổ Ngữ văn

TÊN BÀI DẠY: NÓI VÀ NGHE


TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN HOẶC XÃ HỘI
(Tiết 81)
Môn học: Ngữ văn; Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nắm được cách trình bày một báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên và xã
hội.
- Xác định tóm tắt, nêu trọng tâm những kết quả chính trong một bài báo cáo.
- Biết cách đào sâu và tranh biện khi trình bày báo cáo.
2. Về năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập thuyết trình về một vấn đề
xã hội.
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
3. Về phẩm chất:
- Hiểu được tính thực tiễn của việc nghiên cứu một vấn đề tự nhiên và xã hội.
- Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính,…
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, bảng kiểm, video,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ KIẾN SẢN PHẨM
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (Dự kiến thời gian: 4’)
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân để nhận biết cách giải thích nghĩa của từ trong tiếng
Việt.
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS xem video:
https://www.youtube.com/watch?
v=DCqtM_uLBgU
GV nêu câu hỏi: “Em đã quan sát được hiện tượng
gì thông qua video trên? Em hãy nhận xét tầm
quan trọng của việc đã diễn ra trong video?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi cặp đôi.
- GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời, GV tổng hợp, dẫn
- Đại diện HS đưa ra những nhận xét.
dắt vào bài
- Các nhóm HS khác bổ sung, GV tổng hợp
kết quả.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài: “Nghiên
cứu có vai trò rất quan trọng. Đây là hành động
tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số
- HS chú ý lắng nghe
liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra
bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng có
trong tự nhiên, xã hội và con người, tìm ra những
kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật
mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Chính nhờ vào những phát hiện này để làm thay
đổi về nhận thức của con người. Vậy nên, sau tiết
học phân môn Viết, ngày hôm nay chúng ta sẽ tiến
hành trình bày phần nghiên cứu thông qua bài học
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên
cứu về một vấn đề tự nhiên và xã hội.”
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Dự kiến thời gian: 8’)
a. Mục tiêu: Hiểu được khái niệm và những lưu ý báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên,
xã hội.
b. Nội dung: HS nghiên cứu phần định hướng SGK rồi trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi.
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập 1. Định hướng
- GV yêu cầu HS nghiên cứu phần định hướng a) Yêu cầu khi trình bày báo cáo kết
SGK và trả lời câu hỏi. quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên
- Hệ thống câu hỏi: hoặc xã hội: Người trình bày không
+ Khi trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về đọc lại toàn bộ báo cáo mà chỉ tóm
một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội khác gì so với tắt, trọng tâm là nêu kết quả của
khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra.
tự nhiên hoặc xã hội? b) Cần chú ý chuẩn bị khi trình bày
+ Cần chú ý gì khi trình bày bài báo cáo kết quả báo cáo kết quả nghiên cứu về một
nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội là vấn đề tự nhiên hoặc xã hội:
gì? - Lựa chọn vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Nêu nội dung chính của báo cáo
- HS trao đổi cặp đôi. nghiên cứu.
- GV quan sát, hướng dẫn HS. - Xác định rõ thời lượng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Chuẩn bị dàn ý cho phần trình bày ý
Đại diện cặp đôi HS báo cáo sản phẩm. kiến của bản thân.
HS khác nhận xét, bổ sung, góp ý. - Chuẩn bị các phương tiện như tranh,
Bước 4: Kết luận, nhận định ảnh, video,... và máy chiếu, màn hình
GV nhận xét phần trả lời của HS, chốt lại kiến (nếu có).
thức. - Dự kiến trước những câu hỏi hoặc đề
nghị của người nghe báo cáo.
- Yêu cầu đối với người nghe: cần
nắm được nội dung của bài báo cáo,
nêu được nhận xét, đánh giá về nội
dung và cách thức trình bày của người
nói: đặt câu hỏi về những điểm cần
làm rõ.
- Người nói và người nghe cần tương
tác một cách hiệu quả và có văn hóa.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Dự kiến thời gian: 30’)
a. Mục tiêu: Giúp HS thực hành luyện tập giới thiệu, đánh giá về một vấn đề tự nhiên, xã
hội
b. Nội dung:
- HS hoạt động nhóm chuẩn bị các yêu cầu, tìm ý, lập dàn ý, báo cáo nghiên cứu một vấn
đề tự nhiên, xã hội.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần trình bày dưới dạng cuộc Hội thảo: HIỆN TRẠNG
HỌC SINH KHÔNG HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
a. Chuẩn bị a. Chuẩn bị
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Vấn đề nghiên cứu đã nêu trong phần
- GV chia nhóm nghiên cứu. Viết: HIỆN TRẠNG HỌC SINH
- GV yêu cầu HS chuẩn bị các vấn đề đã nêu KHÔNG HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ
trong mục Định hướng (ở phần viết). Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - Nội dung chính của báo cáo nghiên
- HS trao đổi theo nhóm tổ. cứu:
- HS thực hiện chuẩn bị. + Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
+ Thực trạng học sinh không hứng thú
Bước 3: Báo cáo, thảo luận học Lịch sử.
- HS đại diện báo cáo nội dung chính cần + Những nhân tố gây nên hiện trạng.
chuẩn bị. + Giải pháp đề xuất để thay đổi tích cực
- Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét. hiện trạng.
Bước 4: Kết luận, nhận định - Các phương tiện như tranh, ảnh, video,...
- GV nhận xét, bổ sung và đánh giá. và máy chiếu, màn hình (nếu có).
- Dự kiến những câu hỏi hoặc đề nghị của
người nghe báo cáo.

b. Tìm ý và lập dàn ý b. Tìm ý và lập dàn ý


Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: - Lập dàn ý chi tiết cho phần nội dung
GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn HS chính đã xác định ở mục Chuẩn bị.
hoàn thành dàn ý. - Xem lại dàn ý đã chuẩn bị ở phần Viết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Cân nhắc, chỉnh sửa cho phù hợp với
Các nhóm thảo luận tìm ý và thống nhất dàn ý. nội dung và thời lượng trình bày.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện HS chia sẻ hệ thống ý và dàn ý của
nhóm.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chữa trực tiếp trên phiếu học tập học sinh.
c. Nói và nghe c. Nói và nghe
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Bài nói.
HS nói, nghe trước lớp: - Phiếu nghe.
- GV hướng dẫn 4 nhóm cử đại diện thực hành
hoạt động Nói và Nghe trước lớp.
- GV chọn 1 nhóm thực hiện phần Nói.
- GV phát Phiếu nghe cho các nhóm còn lại.
- Sau khi hoạt động Nói kết thúc, đại diện 1
đến 2 nhóm trình bày Phiếu nghe: nhận xét, bổ
sung và tranh biện với nhóm trình bày hoạt
động Nói. .
- Các nhóm còn lại đánh giá hoạt động Nghe
của của nhóm vừa trình bày.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm từ hoạt động trước.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Tiếp đó, đến các nhóm trình bày Phiếu Nghe,
nêu câu hỏi phản hồi.
- GV yêu cầu các nhóm khác đánh giá hoạt
động Nghe của nhóm vừa trình bày theo Phiếu
đánh giá hoạt động nghe.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, cho điểm và rút bài học kinh
nghiệm.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - Bảng kiểm nói đánh giá hoạt động.
HS nói, nghe trước lớp: - Bảng kiểm đánh giá hoạt động nghe.
GV hướng dẫn HS Kiểm tra và chỉnh sửa
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc theo nhóm đánh giá qua bảng
kiểm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Gv trình chiếu một số bảng kiểm của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, cho điểm và rút bài học kinh
nghiệm.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Dự kiến thời gian: 3’)
a. Mục tiêu: Giúp HS chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng giới thiệu, đánh giá về một
vấn đề tự nhiên và xã hội.
b. Nội dung: HS làm infographic báo cáo nghiên cứu một vấn đề tự nhiên và xã hội chủ đề
tự chọn.
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập Dự kiến sản phẩm: 1 infographic/1HS
GV yêu cầu HS: Mức độ của sản phẩm:
- Chọn 1 vấn đề tự nhiên hoặc xã hội nghiên - Yêu cầu chung: Thiết kế sản phẩm
cứu. infographic.
- Thiết kế một sản phẩm infographic bằng các - Yêu cầu cụ thể: Thiết kế 01 sản
phần mềm hỗ trợ như Capcut, Canva, … phẩm infographic nêu lên được kết
- Tham khảo thêm các tài liệu báo cáo nghiên quả nghiên cứu về một vấn đề tự
cứu 1 vấn đề tự nhiên, xã hội chính thống trên nhiên và xã hội tự chọn.
mạng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.
- GV quan sát, khích lệ và hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS gửi sản phẩm là infographic thể hiện báo
cáo của mình lên google drive chung của lớp.
- GV tổ chức cho HS đánh giá chéo nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần),
cho điểm.
IV. PHỤ LỤC
1. Phiếu nghe
Tiêu chí Kết quả đạt được
1/Nhận ra các ý tưởng chính Các ý chính của bài nói:
(Nghe – hiểu – Ghi chép) 1……………………………….……
2…………………………………….
3……………………………………
4…………………………………….

2/Nhận ra được mục đích của Mục đích của người nói là:
người nói ……………………………………………...
…………………………………………….
…………………………………………….
3/Lắng nghe với tư duy phản biện Câu hỏi đặt ra cho người nói là:
(Nghe – phản hồi) ………………………………………….
………………………………………….
…………………………………………...
…………………………………………...

2. Bảng kiểm tra đánh giá hoạt động Nói


Kết quả
ST
Tiêu chí Không
T Đạt
đạt
Nói to, rõ ràng, truyền cảm, thống nhất cách xưng hô, chú ý giọng
1
điệu phù hợp với vấn đề.
2 Nói theo dàn ý, đảm bảo thời gian quy định.
3 Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.
4 Kết hợp trình bày với sử dụng tranh, ảnh, video để tăng sức hấp dẫn.

3. Bảng kiểm tra đánh giá hoạt động Nghe


Kết quả
ST
Tiêu chí Không
T Đạt
đạt
1 Lắng nghe với thái độ tích cực, tôn trọng.
2 Biết cách ghi chép, nắm bắt thông tin.
3 Phản hồi đúng trọng điểm và có ý nghĩa xây dựng.
Ngày …. tháng … năm 2024 Quy Nhơn, ngày…. tháng … năm 2024
DUYỆT CỦA GV HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Thị Ái Nhi Nguyễn Trần Diễm Phúc

You might also like