You are on page 1of 15

MÔN HỌC

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH


GD&ĐT

TÊN BÀI DẠY

NHÀ NƯỚC LÀ TRUNG TÂM QUYỀN LỰC TRONG HỆ THỐNG


CHÍNH TRỊ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

(Thời gian thực hiện: 1 tiết.)


I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
• Phân biệt được các thành phần trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa 
• Xác định được nguyên nhân ra đời của Nhà nước XHCN, vai trò của Đảng
Cộng Sản
• Phân tích bản chất, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính xã hội chủ
nghĩa.
• Giải thích được tại sao nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính
trị XHCN
2. Kỹ năng
• Có khả năng tự tìm kiếm tài liệu về hệ thống chính trị XHCN
• Sinh viên có khả năng vận dụng được các kiến thức để giải quyết câu hỏi và
tình huống thực tiễn liên quan đến việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà
nước trong thực hiện các nhiệm vụ theo vị trí việc làm
• Có khả năng làm việc nhóm, tư duy logic, thuyết trình, vấn đáp, phản biện vấn
đề tại sao nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị
• Vận dụng kiến thức vào quá trình học tập, cuộc sống, giải thích và phân tích
được các hiện tượng xã hội.
3. Thái độ
• Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về hệ thống chính trị XHCN cũng như
vai trò quyền lực trung tâm của Nhà nước
• Tôn trọng các quy định của nhà nước, hiểu và có trách nhiệm tuân thủ theo các
quy định của nhà nước XHCN, sống và làm việc theo hiến pháp của nhà nước.
• Tích cực rèn luyện năng lực, phẩm chất để trở thành một giáo viên, một cán bộ
Quản lý giáo dục tốt.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự nghiên cứu
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực ứng dụng kiến thức vào cuộc sống

II. Tiến trình dạy học.

Thời Hoạt động GV Hoạt động HS Thiết bị


gian dạy học
5-7’ HĐ 1: KHỞI ĐỘNG - SV xem video trình -Máy tính
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho người học, chiếu. -Máy
tác động đến nhận thức giúp người học - SV trả lời câu hỏi của chiếu
ôn lại kiến thức cũ về bộ máy QLNN về GV đặt ra. -Vở ghi
GD và ĐT từ đó tiếp cận tới những kiến - SV lắng nghe và ghi chép
thức mới của bài học. chép bài học.
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Quan
sát, vấn đáp, động não, đặt câu hỏi.
1. GV cho học sinh xem 1 đoạn
video:
https://youtu.be/5Zf9l_V1Jwg.
2. Sau đó GV đặt câu hỏi:
Qua video, các em thấy được tính
chất gì của Nhà nước?
3. GV giải thích:
Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ
chức theo một hệ thống từ Trung ương
đến cơ sở. Cơ sở theo quản lý hành
chính gồm có xã, phường, thị trấn. Nhà
nước lại chính là trụ cột của hệ thống
chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức
thực hiện ý chí và quyền lực của nhân
dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm
trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt
động của đời sống xã hội.
Đây cũng chính là nội dung bài học ngày
hôm nay: “Nhà nước là trung tâm quyền
lực trong hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa”.
15’ HĐ 2: Hình thành kiến thức mới _ Sinh viên lắng nghe _Bảng
GV hướng dẫn và nhận _Phấn
Mục tiêu:
nhiệm vụ _Vở ghi
+ Kết nối những kinh nghiệm của người chép
_Sinh viên đọc giáo
học với chủ đề bài học. _Máy
trình và chia nhóm làm
tính
+ Người học phản hồi những trải nghiệm bài.
_Máy
đã thu nhận được về vai trò của Nhà
_Sinh viên trình bày kết chiếu
nước trong HTCT
quả làm việc nhóm
+ Người học liên kết những trải nghiệm
Nhóm 1: Nêu được các
thu được để tự khái quát kiến thức về vai
thành phần trong hệ
trò của Nhà nước trong HTCT hoặc sử
thống chính trị và đưa ra
dụng những kiến thức mới để giải thích được ví dụ.
những hiện tượng đã diễn ra trong quá
Nhóm 2: Nêu được các
trình trải nghiệm.
đặc trưng của hệ thokngs
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: thuyết chính trị.
trình, vấn đáp, động não, thảo luận Nhóm 3: Nêu được tính
quyền lực của nhà nước
1. , GV đưa ra nhiệm vụ: dựa vào giáo
được thể hiện như thế
trình sinh viên hãy làm việc theo 4 nhóm
nào.
để trả lời các câu hỏi.
Nhóm 4: Nêu được vai

_Nhóm 1:Các thành phần trong hệ thống trò của Nhà nước trong
chính trị là gì, ví dụ? hệ thống chính trị.
_Sinh viên nhận xét bài
_Nhóm 2: Hệ thống chính trị có những làm của các nhóm. Đặt
đặc trưng nào? câu hỏi tranh luận
_Sinh viên lắng nghe
_Nhóm 3:Tìm hiểu về tính quyền lực của
giáo viên nhận xét và
Nhà nước.
giải đáp thắc mắc.
_Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của Nhà nước _Sinh viên lắng nghe,
trong hệ thống chính trị. ghi chép bài.

2. GV tổ chức cho SV làm việc nhóm,


GV có trách nhiệm theo dõi quá trình
làm việc của SV để đảm bảo tính công
bằng trong quá trình làm việc. Đồng thời
trợ giúp, gợi ý cho SV.

3. Sau khi SV trình bày, GV góp ý và


nhận xét cho từng nhóm.
4. GV trình chiếu nội dung bài giảng (phụ
lục) để SV nắm được kĩ nội dung và giải
đáp thắc mắc của sinh viên.
10’ HĐ 3: THỰC HÀNH - Sinh viên lắng nghe _Bảng
GV hướng dẫn và nhận _Phấn
Mục tiêu:
nhiệm vụ _Vở ghi

+ Sinh viên biết vận dụng kiến thức đã chép


- SV tự chia nhóm cùng
học vào việc giải quyết câu hỏi mà giáo _Máy
thảo luận và nghiên cứu
viên đưa ra liên quan đến nội dung bài tính
vấn đề.
học "Nhà nước là trung tâm quyền lực _Máy

trong hệ thống chính trị XHCN - Thuyết trình sản phẩm chiếu
của nhóm mình trước
+ Có khả năng làm tự  tìm kiếm tài liệu,
lớp
nghiên cứu và nhìn nhận khách quan các
vấn đề liên quan đến bài học. - SV lắng nghe bài
thuyết trình của các
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: động não,
nhóm khác và đưa ra
làm việc nhóm, đặt câu hỏi, thảo luận
quan điểm, nhận xét, bổ
1.GV hướng dẫn yêu cầu các nhóm sẽ sung cho các bạn.
nghiên cứu kĩ giáo trình, vận dụng các kiến
thức đã học và dựa trên nghiên cứu các - Đặt câu hỏi (nếu có)
nguồn tài liệu: sau khi giáo viên kết
luận lại bài.
Câu hỏi thảo luận nhóm: Dựa vào các vai
trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị - Lắng nghe tích cực, ghi
hãy phân tích kĩ ảnh hưởng của từng vai trò chép bài đầy đủ
đối với đời sống XH của nhân dân. (Mỗi
nhóm được phân theo thứ tự).

Nhóm 1: vai trò đại diện cho mọi giai cấp và


tầng lớp trong xã hội của Nhà nước

Nhóm 2: vai trò chủ sở hữu tư liệu sản xuất


và tài chính của Nhà nước

Nhóm 3: vai trò quản lý của Nhà nước.

Nhóm 4: vài trò đảm bảo cho pháp luật


được thực hiện của Nhà nước.

Nhóm 5: vai trò đảm bảo trật tự và an


toàn xã hội.

2. GV hướng dẫn trợ giúp và theo dõi


tiến trình hoạt động của SV.

3. Sau khi kết thúc thời gian thực hành,


GV yêu cầu lần lượt các nhóm báo cáo
kết quả.

4. GV nhận xét, kết luận lại vấn đề mà


các nhóm đã tự nghiên cứu.
15’ HĐ 4: VẬN DỤNG _SV lắng nghe, nhận _Bảng
nhiệm vụ, nhận nhóm và _Phấn
Mục tiêu: SV phát triển những năng lực
tiếp nhận nhiệm vụ. _Vở ghi
cơ bản như năng lực tự nghiên cứu; năng
chép
lực phát hiện và giải quyết vấn đề và _Từ gợi ý của giáo viên
_Máy
năng lực ứng dụng kiến thức đã học về có thành viên trong
tính
Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Có nhóm sẽ cùng nhau thảo
_Máy
khả năng làm việc nhóm trong phân luận và đưa ra cách giải
chiếu
công, hợp tác và chia sẻ trách nhiệm quyết tình huống.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: giải _Từng nhóm trình bày
quyết vấn đề, làm bài nhóm, đặt câu hỏi, lần lượt phân xử lý tình
thuyết trình. huống của nhóm mình.

1. GV đưa ra các tình huống dựa theo _Các nhóm tự nhận xét
kiến thức bài học để học sinh giải bài và đặt câu hỏi cho
quyết, xử lý vấn đề theo nhóm. nhóm khác

TH1: Ông Thành là chủ doanh nghiệp A, _ Lắng nghe phần nhận
ông muốn góp vốn để thành lập một tổ chức xét và giải thích của GV
tín dụng để thực hiện một số các hoạt động và ghi chép lại.
ngân hàng theo đúng quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, ông chưa biết nên đầu tư
theo hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
nào, nên ông muốn biết pháp luật quy định
các hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng?

TH2: Được Uỷ ban xã X thông báo về việc


Tòa án nhân dân huyện X sẽ tổ chức xét xử
lưu động tại xã nhà để kết hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật cho bà con, có ý kiến
cho rằng việc này là không được phép vì
ảnh hưởng đến danh dự của người bị đưa
ra xét xử. Ý kiến này là đúng hay sai? Vì
sao?

TH3: Chị C là cán bộ phụ nữ xã D. Chị


được biết hiện nay việc tuyên truyền, phổ
biến nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ
nữ, nhất là phụ nữ vùng sâu vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số đang được nhà
nước chú trọng do trình độ dân trí cũng như
điều kiện, cơ hội, khả năng tiếp cận kiến
thức pháp luật của chị em còn khá hạn chế.
Đặc biệt, nhiều chị em phụ nữ là nạn nhân
bạo lực gia đình, thường xuyên bị bạo hành,
đánh đập. Chị C muốn biết hoạt động phổ
biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo
lực gia đình chủ yếu được thực hiện thông
qua các hình thức nào?

2. GV gợi ý về cách thức xử lí tình huống.

TH1: Tình huống này thuộc phần nội dung


của bộ máy nhà nước có chức năng quản lý
cụ thể ở đây là bộ tài chính

TH2: Tình huống này sử dụng nội dung nh


à nước sử dụng pháp luật và đảm bảo cho p
háp luật được thực hiện.

TH3: Tình huống này lấy nội dung phần


nhà nước tạo điều kiện về pháp lý cho
người dân

3. GV sẽ theo dõi, kiểm tra tiến trình phân


công nhiệm vụ, trao đổi của các sinh viê
n với nhau.
4. GV sẽ cho từng nhóm trình bày phần
xử lý tình huống của nhóm mình. Và
nhận xét bài làm của từng nhóm.
5. GV sẽ đưa ra cách thức giải quyết
tình huống chính xác (phụ lục)

3-5’ 1. GV dặn dò củng cố bài học


2. GV giao bài tập về nhà cho sinh
viên tự nghiên cứu.

Bài tập về nhà: SV hãy tự đặt ra một


tình huống thể hiện tính quyền lực của
Nhà nước trong hệ thống chính trị và
đưa ra cách giải quyết tình huống. (Bài
làm cá nhân)

3. Kết thúc giờ học.

PHỤ LỤC

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CỦA BÀI

I. Nhà nước CHXHCNVN

Nhà nước XHCNVN được ra đời trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức quyền lực thể hiện và thực
hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân
dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là trụ cột của hệ thống
chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện
chức năng đối nội và đối ngoại.
II. Hệ thống CTXHCN

1. Khái quát chung về hệ thống chính trị


_Hệ thống chính trị theo nghĩa rộng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ lĩnh vực chính trị
của đời sống xã hội với tư cách là một hệ thống, bao gồm các chủ thể chính trị, các
quan điểm, hệ tư tưởng, các quan hệ chính trị cùng các chuẩn mực chính trị, pháp lý.
_Theo nghĩa hẹp, hệ thống chính trị dùng để chỉ hệ thống các lực lượng chính trị tồn
tại đồng thời trong một xã hội; vừa mâu thuẫn, vừa vận hành thống nhất như một
chính thể; gồm các tổ chức chính thống thực hiện chức năng chính trị (Đảng cầm
quyền, Nhà nước, các tổ chức xã hội...) và các lực lượng chính trị của giai cấp đối lập
khác.
2.Hệ thống chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam gồm:
+ Đảng CSVN: Là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị và Nhà nước để đảm bảo tính
giai cấp công nhân và quyền lực thuộc về nhân dân.
+ Nhà nước: Là cột trụ của hệ thống chính trị, là công cụ để thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân;
+ Đoàn thể nhân dân: Là các tổ chức do nhân dân, tham gia xây dựng thể chế chính trị,
xây dựng và quản lý nhà nước theo tôn chỉ và mục đích riêng của mình
3. Đặc trưng của Hệ thống chính trị.
1) Là một hệ thống tổ chức chặt chẽ, khoa học trên cơ sở phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ của mỗi tổ chức. Vấn đề đó được thể hiện rõ trong pháp luật nước ta. Tính tổ
chức cao của HTCT nước ta được đảm bảo bởi các nguyên tắc chỉ đạo:

+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

+ Sự lãnh đạo của Đảng.

+ Tập trung dân chủ.


+ Pháp chế XHCN.

2) Hệ thống chính trị Việt Nam có sự thống nhất về lợi ích lâu dài và mục tiêu hoạt
động. Tính thống nhất của HTCT XHCN VN bắt nguồn từ sự thống nhất về kinh tế,
chính trị, tư tưởng trong xã hội nước ta. Các thiết chế của HTCT nước ta như Đảng,
nhà nước, tổ chức xã hội tuy có vị trí ,chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều nhằm
phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.

3) HTCT XHCNVN có tính dân chủ. Dân chủ là mục tiêu, động lực, phương tiện để tổ
chức vận hành HTCT.

– Các thiết chế cấu thành HTCT đều là các thiết chế của nền dân chủ XHCN. Đó là
những tổ chức được thành lập ra nhằm thực hiện và đảm bảo các lợi ích, nhu cầu của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
– Các tổ chức trên được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, vừa đảm bảo
tập trung thống nhất vừa tạo điều kiện cho các bộ phận của tổ chức phát huy tính chủ
động, sáng tạo trong giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
– Quan hệ giữa các tổ chức trong HTCT nước ta là quan hệ bình đẳng, mọi vấn đề nảy
sinh trong mối quan hệ đa dạng phức tạp đó được giải quyết theo một cơ chế dân chủ.
III. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vai trò quan trọng trong hệ thống
chính trị. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện tập trung của
quyền lực nhân dân và tổ chức các hoạt động để thực hiện quyền lực ấy.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiết chế trung tâm của hệ thống
chính trị.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng vì nó có các điều kiện sau:
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và tầng lớp trong
xã hội. Điều đó tạo cho Nhà nước có cơ sở xã hội rộng rãi, có thể triển khai nhanh
chóng và thực hiện có hiệu quả những quyết định, chính sách của mình.Nhà nước là
chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực
nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý
các quá trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được
triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất quan trọng
của xã hội và nguồn tài chính to lớn. Thông qua đó Nhà nước điều tiết vĩ mô đối với
nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển hài hòa vì lợi ích chung của nhân dân.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa có một bộ máy chuyên làm chức năng quản lý. Các chức
năng quản lý của Nhà nước bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Trong quản lý xã hội, Nhà nước xã hội chủ nghĩa sử dụng pháp luật và thông qua
hoạt động của các cơ quan chức năng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa có hệ thống lực lượng vũ trang, công an, nhà tù, tòa án, là
những phương tiện để Nhà nước có thể duy trì trật tự và ổn định xã hội.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mang chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia
là thuộc tính pháp lý riêng biệt của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể của các điều ước
quốc tế. Đồng thời với việc phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước cũng phải tạo điều
kiện về cơ sở vật chất và pháp lý cho các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động, thu hút
các tổ chức đó tham gia vào việc quản lý các công việc của Nhà nước.

CÁCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

TÌNH HUỐNG
 
Ông Thành là chủ doanh nghiệp A, ông muốn góp vốn để thành lập một tổ chức tín
dụng để thực hiện một số các hoạt động ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, ông chưa biết nên đầu tư theo hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng nào,
nên ông muốn biết pháp luật quy định các hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng?
Cách giải quyết: 
Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng quy định hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng:
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty
cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập,
tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình
thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn.
Căn cứ nội dung trên, ông Thành có thể nghiên cứu để thực hiện đầu tư thành lập tổ
chức tích dụng phù hợp.)
 
TÌNH HUỐNG 2
 
Được Uỷ ban xã X thông báo về việc Tòa án nhân dân huyện X sẽ tổ chức xét xử lưu
động tại xã nhà để kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con, có ý kiến cho rằng
việc này là không được phép vì ảnh hưởng đến danh dự của người bị đưa ra xét xử. Ý
kiến này là đúng hay sai? Vì sao?
 Cách giải quyết: 
Ý kiến này là sai vì Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật không cấm việc đưa vụ án ra xét
xử lưu động. Hơn nữa, theo Điều 11, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012, một
trong những hình thức, phổ biến giáo dục pháp luật được xác định là “Thông qua công
tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông
qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở”. Tại khoản 1 Điều 16 của Luật cũng
quy định “Tòa án nhân dân các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các
vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức xét xử lưu động nhằm phổ biến, giáo
dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và nhân dân”.
Để bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân tử năm 2018 Tòa án nhân dân
tối cao không xác định chỉ tiêu phải đưa vụ việc ra xét xử hàng năm đối với các cấp
tòa án như trước đây mà căm cứ như cầu, điều kiện thực tế và tính chất cụ thể của từng
vụ việc mà quy định bảo đảm tính giáo dục, răn đe, phòng ngừa…)
 
TÌNH HUỐNG 3
 
Chị C là cán bộ phụ nữ xã D. Chị được biết hiện nay việc tuyên truyền, phổ biến nâng
cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số đang được nhà nước chú trọng do trình độ dân trí cũng như điều kiện,
cơ hội, khả năng tiếp cận kiến thức pháp luật của chị em còn khá hạn chế. Đặc biệt,
nhiều chị em phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình, thường xuyên bị bạo hành, đánh
đập. Chị C muốn biết hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia
đình chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức nào?
 Cách giải quyết:
Theo Điều 19 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật cho nạn nhân bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu là:
Thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật miễn phí; phổ
biến, giáo dục pháp luật trực tiếp tại nơi tạm lánh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ
nạn nhân bạo lực gia đình.
Đồng thời, nhà nước đã có nhiều quy định để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình thông
qua các quy định của Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật
trợ giúp pháp lý, cụ thể:
- Điều 23 Luật bình đẳng giới quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và
bình đẳng giới: Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện
pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới. Việc thông tin,
giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục
trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng. Việc thông
tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học
tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.
- Điều 9, 10, 11 Luật phòng, chống bạo lực gia đình về mục đích và yêu cầu, nội dung,
hình  thức  của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó nội
dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình (gồm
chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và
nghĩa vụ của các thành viên gia đình, truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt
Nam; tác hại của bạo lực gia đình; các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống
bạo lực gia đình…) và các hình thức (gồm thực hiện trực tiếp; thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt
cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác).
- Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý, một trong các đối tượng được trợ giúp pháp lý là nạn
nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có khó khăn về tài chính.)

THAM KHẢO

https://tinhdoanbinhphuoc.vn/4-bai-ly-luan-chinh-tri/bai-3-he-thong-chinh-tri-o-viet-nam-
hien-nay-4099.html

https://luatduonggia.vn/nha-nuoc-la-gi-vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-he-thong-chinh-tri/amp/

LINKPADLET
https://padlet.com/nguyenthuychinhh/pxjgvl6wxvrzlayt

You might also like