You are on page 1of 5

Nhiệm vụ thứ nhất: Tổ chức, hướng dẫn, điều khiển Học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức

khoa học phổ thông cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn đất nước về tự nhiên, xã hội-
nhân văn đồng thời rèn luyện hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tương ứng.

 Lĩnh hội là tiếp thu và hiểu được một cách thấu đáo thông tin nào đó.
 Mức độ lĩnh hội:
Mức độ 1: Nhận biết (Knowledge) - mức độ thấp nhất trong lĩnh vực nhận thức
KHẢ NĂNG Nhận biết, ghi nhớ, tái hiện các dữ liệu đã được lĩnh hội trước đây
Mức độ 2: Thông hiểu (Comprehention)
KHẢ NĂNG Giải thích, suy luận được trên những thông tin đã có sẵn
Mức độ 3: Vận dụng (Application)
KHẢ NĂNG Sử dụng, áp dụng, sáng tạo được kiến thức đã học vào hoàn cảnh mới
Mức độ 4: Phân tích (Analysis)
KHẢ NĂNG Nhận biết chi tiết, phát hiện, phân biệt và giải thích đươc tình huống mới
Mức độ 5: Tổng hợp (Synthesis)
KHẢ NĂNG sắp xếp các bộ phận lại với nhau để tạo môtj tổng thể mới, nhấn mạnh sáng tạo,
tập trung vào việc tạo cái mô hình, cấu trúc mới.
Mức độ 6: Đánh giá (Evalution)
KHẢ NĂNG phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp
: là 3 mức độ được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh

 Hệ thống tri thức khoa học khác gì với tri thức nhân loại?
 Tri thức khoa học Tri thức
 Là tri thức đã được kiểm nghiệm Vốn hiểu biết, kinh nghiệm của con người
chứng minh tính đúng đắn bằng các phương được đúc kết qua quá trình sống và lao động.
pháp khoa học. Trở thành hệ thống các khái .
niệm, định luật, quy luật,…

 Tại sao học sinh phải lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học ?
Lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học là “Hòa những sản phẩm kinh nghiệm của người khác với
những kinh nghiệm của bản thân” (I.M. Xêsênốp)
Người học khi nắm vững hệ thống tri thức khoa học này mới có khả năng hiểu biết về bức
tranh chân thực của thế giới và có phương pháp đúng đắn khi tham gia các hoạt động lí thuyết
và thực tiễn.
Học sinh chỉ thực sự nắm vững khi bản thân tự giác, tích cực và tự lực giành lấy tri thức đó,
biến nó thành vốn hiểu biết của chính mình một cách sáng tạo.

 Tri thức khoa học phổ thông cơ bản khác gì với tri thức hiện đại khác nhau chỗ nào?
Tri thức phổ thông, cơ bản: tri thức được lựa Tri thức hiện đại: tri thức phản ánh những
chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học thành tựu mới, tiến bộ của khoa học-công
khác nhau, tri thức tối thiểu, cần thiết nhất nghệ, phù hợp với chân lí khách quan và xu
làm cơ sở, nền tảng cho học sinh có thể học thế phát triển của thời đại. Nhưng phải phù
lên những bậc học cao hơn hay tham gia vào hợp với thực tiễn của đất nước, đặc điểm tâm
lao động sản xuất. sinh lí học sinh, đảm bảo tính hệ thống, logic
và mối quan hệ chặt chẽ giữa các môn học.

 Bên cạnh các hệ thống kiến thức, cần trang bị cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo, rèn luyện
tư duy sáng tạo:
Kĩ năng thu thập, xử lí, vận dụng thông tin
Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng tự học và nghiên cứu.
Kĩ năng phân tích và giải quyết tình huống
Kĩ năng theo từng môn học: ĐỊA-kỹ năng vẽ bản đồ, phân tích số liệu
ANH-kỹ năng tra từ điển, học từ vựng

 YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN KHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 1:
 Yêu cầu chung
o Giáo viên phải có năng lực chọn lọc các tri thức cơ bản, hiện đại, thực tiễn phù hợp
với mục tiêu giáo dục của bậc học, chuyển tải tới học sinh với sự hấp dẫn cao, và có
năng lực phát triển cảm xúc, thái độ hành vi của học sinh…
o  Giáo viên phải có ý thức, nhu cầu và tiềm năng tự hoàn thiện về đạo đức, chuyên
môn nghiệp vụ chủ động sáng tạo trong hoạt động sư phạm.
o  Giáo viên phải là người gợi mở, hướng dẫn, tồ chức, cố vấn, trọng tài trong hoạt
động của học sinh.
o  Giáo viên cần sớm tìm hiểu và nắm vững tin học cơ sở, ứng dụng tin học trong dạy
học, sử dụng được các phần mềm khi dạy học
 Yêu cầu về phẩm chất:
Thế giới quan của người giáo viên phải là thế giới quan Mác _ Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Lòng yêu trẻ
Lòng yêu nghề
“Tấm gương sáng” cho học sinh, gương mẫu, ý thức dẫn đầu
 Yêu cầu về năng lực:
Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học - giáo dục.
Năng lực thiết kế, kế hoạch dạy học - giáo dục.
Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học - giáo dục.
Năng lực giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học - giáo dục.
Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học - giáo dục.

 TRI THỨC KHOA HỌC PHỔ THÔNG CƠ BẢN CỦA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN:
Khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu thế giớitự nhiên, phát triển phẩm chất và năng lực cho học
sinh đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước. Khoa học tự nhiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự
pháttriển toàn diện của học sinh, có vaitrò nền tảng trong việc phát triển tư duy khoa học và kĩ năng
thực hành, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hóa và
hiện đại hóa của đất nước.

 GIÁO VIÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LỚP THẾ NÀO: (IN ĐẬM LÀ CHO PPT, NHẠT LÀ CHO
THUYẾT TRÌNH NHA)
Trong mỗi bài học, theo logic của quá trình nhận thức, thông thường người học phải trải qua
các hoạt động: khởi động nêu vấn đề; hình thành kiến thức bài học; hệ thống hóa kiến thức
và luyện tập; vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tìm tòi mở rộng.

CHIA NHÓM HỌC TẬP: Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho
nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm
chất, hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em
học sinh được học tập thuận lợi, chỗ ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau
học tập xây dựng bài học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi
vở và đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có thể 2 em,
3 em, tốt nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau.
Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: Chọn số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều
khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi thảo
luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận; lựa chọn học nhóm không phù hợp
với phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp,
không có thảo luận trong nhóm học sinh.

Giáo viên nên: Chia nhóm một cách tối ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao cho các em có
thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình học tập. Có thể mỗi bàn học 4
em là 1 nhóm, hoặc ghép bàn tạo các nhóm 4 em…; Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho
việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung
quanh lớp học; Điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi nếu gây cản trở khi tổ chức hoạt
động nhóm; Luân phiên chỉ định nhóm trưởng và thành viên trong nhóm báo cáo kết quả hoạt động
nhóm một cách linh hoạt phù hợp trong các hoạt đông của từng bài học.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, NÊU VẤN ĐỀ: Hoạt động nàỳ cần
tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các
kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải
quyết theo cách riêng của mình

Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh: Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát
không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng Hội đồng tự quản để điều khiển việc này; lựa chọn
các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu
hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề với câu lệnh what?); Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa
coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình; cố gắng
giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này...

Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt động tiếp nối là
hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài học; coi hoạt động này là
một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian
thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động.

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BÀI HỌC  Bài học có thể là một chủ đề dạy
học gồm các tiết học với các nội dung đòi hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích
hợp để hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài
học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục
phổ thông quy định.

Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em nhận thức ra chân lý. Nếu
các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặc phương pháp để trợ giúp các em, thậm
chí cần giảng giải đưa ra những minh chứng thực tiễn về vấn đề đó, hoặc tiếp tục cho các em
nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớp học...
Khi hệ thống hóa kiến thức, GV cần biên soạn (có thể làm phiếu học tập) các câu hỏi lý thuyết,
các bài tập cơ bản (tốt nhất là câu hỏi tự luận) đảm bảo sao cho đạt được chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình hiện hành mà mục tiêu bài học đã đặt ra. Có thể tổ chức cho các em trải
nghiệm trước khi “chốt” lại các kiến thức của toàn bài học.
KẾT THÚC BÀI HỌC VÀ HƯỚNG DẪN GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập có tính chất
học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ học tập bổ ích
liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng để tìm tòi, khám phá

You might also like