You are on page 1of 27

BÀI TẬP TUẦN 1

Từ việc phân tích khái niệm và bản chất của quá trình dạy học hiện nay, anh (chị) hãy rút ra
các kết luận sư phạm cần thiết cho công việc dạy học trong tương lai của bản thân anh (chị)?
* Khái niệm quá trình dạy học:
Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của người dạy,
người học tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức
– học tập của mình nhằm thực hiện tốt mục đích dạy học, qua đó, phát triển nhân cách.
* Bản chất của quá trình dạy học:
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức có tính chất độc đáo
của người học dưới sự tổ chức, định hướng, điều khiển của người giáo viên nhằm giúp người
học chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo trên cơ sở đó phát triển các phẩm chất và
năng lực, đáp ứng mục tiêu dạy học.
* Kết luận sư phạm:
- Dạy học phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo hoạt động học tập của học
sinh tham gia vào quá trình dạy học.
- Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh một cách khoa học dựa trên cơ sở quy
luật nhận thức, các lý thuyết hoạt động học tập nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.
- Đảm bảo ý nghĩa giáo dục của dạy học , được thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khâu, mọi
thành tố của quá trình dạy học. Ví dụ: nội dung dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học, mối quan hệ giao tiếp ứng xử của giáo viên với học sinh…

BÀI TẬP TUẦN 2


Đề bài:Với những hiểu biết về thực tế dạy học của anh (chị), hãy đề xuất một số biện pháp
xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh hiện nay?
BÀI LÀM
Khái niệm động cơ học tập:
- Động cơ học tập theo nghĩa rộng nhất được hiểu là cái thúc đẩy con người hoạt động làm
thỏa mãn nhu cầu, là cái nảy sinh tính tích cực và xu hướng của tính tích cực đó.
- Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực học tập ở người
họcnhằm đạt kết quả nhận thức và hình thành phát triển nhân cách nhằm hướng tới mục
đích học tập đã đề ra.
Biện pháp:
Các biện pháp duy trì và phát triển động cơ bên trong
- Giúp học sinh xác định được mục đích, giá trị của học tập:
+ Học để làm gì?
+ Học được những gì?
+ Giải thích mối liên quan giữa học tập hiện tại và học tập sau này.
+ Tầm quan trọng của việc học tập với nghề nghiệp, cuộc sống tương lai.
- Xây dựng niềm tin và những kì vọng tích cực về học tập:
+ Làm cho mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và có thể đạt tới được.
+ Nhấn mạnh vào sự tự so sánh hơn là cạnh tranh.
+ Cho học sinh thấy được rằng năng lực học thuật có thể được nâng cao.
+ Làm mẫu những mô hình giải quyết vấn đề tốt.
- Tăng hứng thú học tập cho học sinh
+ Chuẩn bị giáo án thật tốt, các phương tiện dạy học phải hấp dẫn như lời nói uyển chuyển,
lôi cuốn, hình ảnh trực quan sinh động....
+ Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh
+ Tăng cường tích cực hóa trong hoạt động học tập, làm cho bài học trở thành “niềm vui”,
bằng cách sử dụng biện pháp mới lạ và khác thường.
- Giúp học sinh tập trung vào bài tập
+ Cho học sinh cơ hội thường xuyên trả lời.
+ Cung cấp cơ hội cho học sinh để có thể tạo ra một sản phẩm cuối cùng nào đó.
+ Tránh việc nhấn mạnh quá mức vào việc tính điểm.
+ Dạy những chiến thuật, kĩ thuật, những mẹo nhỏ hữu ích khi học tập.
Các biện pháp kích thích từ bên ngoài:
- Khen ngợi, khen thưởng những hành vi đẹp, kết quả học tập tốt, sự tiến bộ đáng kể… bằng
những lời khen, điểm thưởng, tiền thưởng, bằng cấp, các danh hiệu thi đua....
- Có những củng cố tiêu cực, phê bình, trách phạt khi cần thiết để chấm dứt một hành vi
không mong đợi của học sinh.
- Duy trì một tập thể lớp vui vẻ, lành mạnh cũng có thể là những khuyến khích bên ngoài cho
hoạt động học tập.
- Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân trong một tập thể hoặc tạo những áp lực
vừa đủ để học sinh cố gắng.
Kết luận sư phạm:
- Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt mà được hình thành dần dần trong
quá trình người học đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập. Từ nhu cầu với các đối tượng học
tập, từ những yếu tố bên ngoài mà hình thành nên động cơ thúc đẩy hoạt động học tập của
người học.
- Người dạy học có thể tạo động cơ học tập cho người học thông qua nội dung bài giảng, sử
dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học... nhằm kích thích tính tích cực, tạo hứng thú
học tập cho học viên để việc học trở thành nhu cầu không thể thiếu được của người học.

BÀI TẬP TỰ LUẬN TUẦN 3


Xác định mục tiêu dạy học cho một chủ đề/bài học thuộc môn học anh (chị) sẽ phụ trách sau
này ở trường phổ thông?
Mục tiêu dạy học (theo lĩnh vực: nhận thức, kĩ năng, thái độ)
1.1. Kiến thức
- Học sinh nêu được khái niệm về thể tích khối đa diện.
- Học sinh nêu được các công thức tính thể tích khối đa diện.
- Học sinh hiểu cách chia khối chóp, khối lăng trụ thành các khối đa diện để tính
thể tích.
1.2. Kỹ năng
- Học sinh vận dụng được các công thức để giải quyết các bài toán liên quan
- Học sinh thực hiện được kĩ năng vẽ hình và chia khối chóp thành các khối đa
diện để tính thể tích
- Học sinh thể hiện được năng lực tư duy trừu tượng.
1.3. Thái độ
- Học sinh tích cực, chủ động, có thái độ cầu thị trong quá trình tiếp cận, chiếm
lĩnh tri thức.
- Học sinh có tinh thần hợp tác, cởi mở, làm việc khoa học trong quá trình xây
dựng bài học, trao đổi, làm việc nhóm.
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc
chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến hàm số bậc nhất.
- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động
nhóm, tương tác với GV.
1.5. Định hướng phát triển phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì
Mục tiêu dạy học (theo mức độ : nhận biết, thông hiểu, vận dụng)-đề kì 3 K69
Nhận biết:(Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây.
Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến
các lí thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp
nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
Ví dụ: bài “Khái niệm về thể tích khối đa diện”- lớp 12
- Học sinh nêu được khái niệm về thể tích khối đa diện.
- Học sinh nêu được các công thức tính thể tích khối đa diện.
- Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng tiếp thu được ý nghĩa của dữ liệu. Điều
đó có thể thể hiện bằng việc chuyển dữ liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các chữ sang số
liệu), bằng cách giải thích dữ liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng
tương lai (dự báo các hệ quả ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ,
và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật
Ví dụ: bài “Khái niệm về thể tích khối đa diện”- lớp 12
- Học sinh hiểu cách chia khối chóp, khối lăng trụ thành các khối đa diện để tính
thể tích.
Vận dụng (Manipulation) là năng lực thể hiện một hành động cụ thể bằng cách làm theo nội
dung bài giảng và các kĩ năng thực hành.
Ví dụ: bài “Khái niệm về thể tích khối đa diện”- lớp 12
- Học sinh vận dụng được các công thức để giải quyết các bài toán liên quan
- Học sinh thực hiện được kĩ năng vẽ hình và chia khối chóp thành các khối đa
diện để tính thể tích

BÀI TẬP TỰ LUẬN TUẦN 4


Câu 1:Phân tích khái niệm và cấu trúc nội dung dạy học phổ thông và cho ví dụ minh họa.
a) Khái niệm nội dung dạy học: => Suy ra đặc trưng: Giáo trình
b) Cấu trúc nội dung dạy học phổ thông:
Nội dung dạy học có 4 thành phần, được cụ thể hóa như sau: Giáo trình
=> Bốn thành phần này không thể thiếu trong NDDH để giáo dục nên con người phát
triển toàn diện, cho nên không được coi nhẹ bất cứ thành phần nào.
c) Ví dụ minh họa
- Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực
chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi là: năng lực tư duy và lập luận toán học,
năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán
học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kỹ năng
then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực
tiễn.
- Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với các
môn học khác và giữa Toán học với đời sống thực tiễn. Giáo dục toán học được thực hiện ở
nhiều môn học như Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải
nghiệm sáng tạo,... trong đó Toán là môn học cốt lõi.
- Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Toán được phân chia theo hai giai
đoạn:
+ Giai đoạn giáo dục cơ bản
● Môn Toán là môn học bắt buộc ở tiểu học và trung học cơ sở, giúp học sinh nắm được
một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất
cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có
thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
● Chương trình môn Toán giai đoạn giáo dục cơ bản kết hợp giữa cấu trúc tuyến tính
với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và
tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.
+ Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
● Môn Toán là môn học bắt buộc ở trung học phổ thông. Chương trình môn Toán ở giai
đoạn này cũng kết hợp cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc”, xoay
quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Đại số, Hình học và Đo lường, Thống kê và
Xác suất.
● Chương trình môn Toán ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp giúp cho học
sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng
dụng của toán học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến toán 15
học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này, cũng như có đủ năng lực
tối thiểu để tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong suốt cuộc
đời.
● Ở lớp 10, chương trình môn Toán giúp học sinh củng cố vững chắc học vấn toán học
phổ thông cốt lõi, hoàn thiện dần các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong
giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng
lực, sở trường của bản thân, có được thái độ tích cực đối với môn Toán.
● Ở các lớp 11 và lớp 12, môn Toán được phát triển trên cơ sở nội dung nền tảng đã
trang bị cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 10, được lựa chọn từ những vấn đề cần thiết
nhất, mang tính ứng dụng cao đối với học sinh với các định hướng nghề nghiệp khác
nhau sau trung học phổ thông.
Câu 2: Phân tích hình thức dạy học lên lớp. Từ đó giải thích nhận định “Hình thức dạy học
lên lớp là cơ bản nhưng không phải duy nhất ở trường phổ thông”.
a) Khái niệm: Giáo trình - cuối trang 7, đầu trang 8
b) Đặc điểm: Giáo trình trang 7
c) Ưu, nhược điểm:
* Ưu điểm
- Giúp GV có điều kiện cung cấp lượng thông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin
là HS cũng lớn hơn.
- Phù hợp với hình thức dạy học theo trường, lớp hiện nay.
- Tạo điều kiện thuận lợi để GV truyền thụ thông tin một cách có hệ thống, logic.
- GV dễ điều hành và quản lí lớp.
- GV dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình,
hạn chế lệ thuộc vào môi trường xung quanh.
- Trong một thời gian ngắn, GV có thể thông báo được nhiều kiến thức.
- Đào tạo được hàng loạt HS theo yêu cầu của xã hội.
* Nhược điểm:
- GV làm việc nhiều, HS làm việc ít và nhận thức thụ động, ít gắn liền với thực tiễn.
- HS phải quan sát, tiếp thu phần lớn kiến thức gián tiếp qua tranh ảnh, ngôn ngữ; ít có
điều kiện thực hành, vận dụng kiến thức -> nhiều kiến thức nhưng nhanh quên, chưa hiếu
hết.
- HS ít có điều kiện làm việc với các phương tiện học tập cá nhân để tự suy nghĩ, tìm tòi,
phát huy tính sáng tạo, tích cực của bản thân trong học tập.
- GV khó để nhận thức đầy đủ, trình độ học và năng lực của tất cả HS.
- Khó phát triển năng khiếu riêng lẻ, thế mạnh đặc biệt của học sinh -> đánh giá HS chưa
được toàn diện.
- Sau một khoảng thời gian học tập, HS dần mệt mỏi và mất tập trung.
Kết luận sư phạm: Dạy học lên lớp là hình thức dạy cơ bản nhằm cung cấp những kiến thức
nền tảng phổ thông cho học sinh theo chương trình giáo dục hiện hành, nhưng vẫn chưa
hoàn toàn giúp HS phát triển toàn diện mọi mặt nên cần có những hình thức dạy học khác (
VD: hình thức tự học/ hoạt động ngoại khóa/ tham quan học tập/ phụ đạo/...) phối hợp và bổ
sung để hoàn thiện chức năng giáo dục, giúp khơi dậy hứng thú trong học tập của HS, kịp
thời giúp đỡ, trợ giúp HS trong quá trình học tập, mở rộng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn
của HS, giúp HS phát huy được toàn diện khả năng của mình.

BÀI TẬP TỰ LUẬN TUẦN 5


Giáo viên nên vận dụng các phương pháp dạy học như thế nào để phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học? Lấy Ví Dụ Minh Họa.
Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học là sự kết hợp hữu cơ, biện chứng giữa
phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm
vụ dạy học. Trong quan hệ này, phương pháp dạy điều khiển phương pháp học. Phương pháp
học, có tính chất độc lập tương đối, quyết định kết quả học tập và có ảnh hưởng trở lại
phương pháp dạy; vì thế cũng là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy.
Như vậy, có thể hiểu phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phù hợp, phối hợp thống
nhất của người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học.
=>Giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung dạy học, đặc điểm nhận thức của học sinh,
điều kiện, phương tiện và bối cảnh dạy học là tiền đề quan trọng cho việc lựa chọn, phối hợp
sử dụng các phương pháp dạy học đạt hiệu quả.
Ví dụ: Phương pháp dạy học trực quan:
Trong hình học THCS thì định lí về tính chất ba đường trung tuyến của tam giác là một định lí
khó hình dung và rất ít học sinh biết áp dụng nó vào bài tập.
Vì thế trước khi đưa định lí (SGK) ra thì giáo viên cần cho HS tiến hành các thao tác thực
hành trước:
● Cắt một tam giác bằng giấy
● Gấp lại để xác định trung điểm một cạnh của nó
● Kẻ đoạn thẳng nối trung điểm này với đỉnh đối diện
● Bằng cách tương tự hãy vẽ hai đường trung tuyến còn lại
Sau đó, GV yêu cầu HS đo độ dài mỗi đường trung tuyến và đo khoảng cách từ giao điểm đến
đỉnh rồi tính tỉ số giữa khoảng cách đó với đường trung tuyến tương ứng.
Sau khi lấy một vài kết quả, GV đưa ra ngay kết quả các tỉ số ấy bằng 2/3

BÀI TẬP TỰ LUẬN TUẦN 6


Đề bài: Làm rõ sự tương đồng và khác biệt khi chuẩn bị phương tiện dạy học trong tổ chức
dạy học theo hình thức trực tiếp (face-to-face classroom) và hình thức trực tuyến (online
classroom)
*) Phương pháp học trực tuyến
Ø Những ưu điểm vượt trội của hình thức đào tạo qua mạng:

v Tiết kiệm được nhiều chi phí: Các website trường học trực tuyến ngày càng được các
trường Đại học chú ý và đầu tư vì điểm mạnh nổi bật nhất của nó là tiết kiệm được nhiều chi
phí.
v Đối với cá nhân và tổ chức thiết kế web trường học trực tuyến cắt giảm được nhiều chi phí
cho cơ sở vật chất.
v Đối với học viên, tiết kiệm được chi phí đi lại và chi phí địa điểm học tập.
v Ngoài ra, hình thức thiết kế web tích hợp thanh toán online cũng giúp học viên thanh toán
học phí nhanh chóng và tiện lợi. So với hình thức đào tạo truyền thống thì đây chính là một
ưu điểm vượt trội của học trực tuyến.
v Thời gian học linh hoạt: Đào tạo online cung cấp cho học viên một thời gian biểu chủ động
và linh hoạt.
v Học viên có thể tham gia học vào bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời gian nào trong ngày.
v Ngoài ra, khóa học trực tuyến còn giúp học viên trải nghiệm áp dụng kiến thức vào ngay
công việc đang làm. Hơn thế nữa, sau khi tốt nghiệp khóa học online học viên còn có thể vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
v Không giới hạn độ tuổi: Các khóa học qua mạng không giới hạn độ tuổi đào tạo.
Chính vì thế, các đối tượng lớn tuổi có thể vừa làm vừa tham gia lớp học online để trau
dồi và nâng cao kiến thức. Ngoài ra, hình thức học qua mạng còn cho phép học viên
quốc tế đăng ký visa để tham gia lớp học trực tuyến của các quốc gia khác.
Ø Ngoài những ưu điểm thì khóa học trực tuyến online cũng có những
hạn chế nhất định:
Đây là một loại hình học trực tuyến qua mạng nên không có lớp học. Chính vì thế, sự
trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên còn khó khăn, không có sự trải nghiệm, sinh
hoạt trao đổi trực tiếp với bạn học, và không có các câu lạc bộ kiến thức của trường. Và còn
tùy thuộc vào cách thiết kế website trường học trực tuyến của các tổ chức khác nhau mà các
chức năng bị giới hạn nhiều hay ít.
*) Phương pháp học tập trực tiếp
Khái niệm: Đây là một hình thức học tập truyền thống với nhiều sự trải nghiệm của học viên
với những ưu điểm nổi bật:
v Trải nghiệm đời sống sinh viên thú vị: Đời sống sinh viên là một trải nghiệm thú vị
không thể quên khi bạn là sinh viên tham gia phương pháp đào tạo truyền thống. Đây
cũng chính là một hình thức học tập được nhiều sinh viên lựa chọn. Khi tham gia khóa
học sinh viên được phép lựa chọn từng học kỳ thay vì phải đăng ký toàn bộ khóa học
như hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp cho lứa tuổi từ
18 đến 22. Nhà trường cũng thiết kế website quản lý trường học để quản lý sinh viên
và cho sinh viên đăng ký các học kỳ.
v Nhiều lựa chọn về ngành học: Đây là một phương pháp giáo dục chính thức nên việc
học tập và nghiên cứu có nhiều sự lựa chọn ngành nghề. Theo nguyện vọng của mình,
sinh viên còn được lựa chọn cơ sở và môi trường học tập phù hợp nhất. Từ đó họ sẽ
thu được nhiều kiến.
v Tuy nhiên, cũng không ít hạn chế khi tham gia phương pháp học tập trực tiếp:
v So với trường học trực tuyến thì phương pháp học tập trực tiếp tốn nhiều chi phí từ
đi lại đến học phí. Thêm vào đó, việc tham gia du học tại nước ngoài không chỉ tốn
nhiều chi phí mà còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu của nước sở tại và của cả trường đại
học sinh viên muốn tham gia học tập.
Sự khác biệt giữa hai hình thức

Học trực tuyến và học trực tiếp khác nhau thế nào.
Hiện nay, thiết kế web Elearning ngày càng phổ biến và hình thức học qua mạng đang là một
sự lựa chọn hoàn hảo của nhiều người học. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định so
với học trực tiếp. Điều này làm cho nhiều người học băn khoăn lựa chọn giữa học trực tiếp và
học trực tuyến. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa 2 hình thức này:
Về quan niệm:
Quan niệm của các trang web E-Learning là ‘Học chính là quá trình kiến tạo, sinh viên phải
tự tìm tòi khám phá, luyện tập, phát hiện, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành năng lực,
hiểu biết và phẩm chất’. Còn đối với đào tạo trực tiếp quan niệm sẽ là ‘Học là quá trình tiếp
thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo, tư tưởng, tình cảm…’. Đúng là 2
quan niệm khác nhau hoàn toàn. Học trực tiếp giáo viên giữ vai trò chủ đạo cung cấp kiến
thức cho sinh viên. Còn học qua mạng học viên giữ vai trò chủ đạo, chủ động tìm kiếm và xử
lý kiến thức.
Về bản chất:
Bản chất của học trực tiếp khác hoàn toàn so với học trực tuyến. Đối với học trực tiếp
‘truyền thụ tri thức và chứng minh chân lí của giáo viên’. Trong khi đó, hình thức đào tạo trực
tuyến online ‘dạy học là tổ chức hoạt động nhận thức cho người học. Dạy cho người học cách
tự tìm ra chân lý’.
Về mục tiêu:
Ø Học trực tiếp: Chú trọng cung cấp cho người học tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Học tập chỉ là
hình thức đối phó với thi cử. Sau khi học, kiến thức thường bị bỏ quên và ít dùng đến.
Ø Khóa học trực tuyến qua mạng: Mục tiêu của dạy học là chú trọng hình thành cho người
học năng lực sáng tạo, dạy cho người học kỹ thuật và phương pháp lao động khoa học. Kiến
thức thu được phải áp dụng cho cuộc sống thực tiễn, những thông tin thu được là bổ ích và
cần thiết cho bản thân người học cũng như phát triển của xã hội.
Về nội dung:
Ø Học trực tiếp: Nội dung chủ yếu từ sách giáo khoa và kiến thức kinh nghiệm của người dạy
đã tích lũy.
Ø Lớp học E-Learning: ngoài kiến thức từ sách giáo khoa, kinh nghiệm giảng dạy của giảng
viên thì còn có kiến thức từ tài liệu khoa học, các thí nghiệm, trải nghiệm từ thực tế, vốn hiểu
biết nhu cầu và kinh nghiệm của học viên, những vấn đề học viên yêu cầu cần thiết với tìn
huống thực tế.
Về hình thức tổ chức:
Ø Học trực tiếp: Hình thức đào tạo cố dịnh và giới hạn qua 4 bức tường của lớp học chỉ có
giảng viên và tất cả sinh viên trong lớp học.
Ø Trường học trực tuyến: ngoài hình thức tương tự như học trực tiếp thì còn có nhiều hình
thức đa dạng khác như: học tại phòng thí nghiệm, học thực tế tại hội trường, học đóng vai
tình huống thông qua môi trường 3D. Nhưng hình thức phổ biến nhất đó chính là tự học. tự
tìm tòi sáng tạo.
Về phương pháp:
Ø Học truyền thống: Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình diễn giải, truyền thụ kiến
thức một chiều từ giảng viên.
Ø Lớp học trực tuyến: Phương pháp được vận dụng đó chính là tự tìm tòi, điều tra, đặt vấn
đề, giải quyết vấn đề cũng như sự tương tác qua lại giữa người dạy và học viên.
Bài tập tuần 6
Phương tiện dạy học là các thiết bị, dụng cụ, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin…mà
giáo viên sử dụng để biểu diễn, minh hoạ nội dung dạy học hoặc để tổ chức hoạt động thực
hành, thí nghiệm, chế tạo của học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Khoa
học và công nghệ ngày càng phát triển thì vai trò và yêu cầu đối với phương tiện dạy học
càng cao. Việc lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học cần phù hợp với mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy học và từng đối tượng học sinh.
Hình thức tổ chức dạy học là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và
người học trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định với những phương
pháp, phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Hình thức tổ
chức dạy học giúp ta xác định được quá trình dạy học cụ thể sẽ được thực hiện ở đâu? Quy
mô như thế nào? Thành phần học sinh tham gia ra sao? Hình thức tổ chức dạy học có quan hệ
chặt chẽ với mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, vì nó là một thành tố
của quá trình dạy học. Hình thức tổ chức dạy học hình thành và phát triển cùng với sự thay
đổi điều kiện kinh tế-xã hội và văn hóa-khoa học.
Hình thức trực tiếp (Face-to-face classroom) bao gồm các đặc điểm sau: Người dạy và người
học trao đổi trực tiếp, dễ dàng trong việc truyền tải không chỉ là thông tin mà còn là cảm xúc
trong quá trình dạy học.
Hình thức trực tuyến (Online classroom) hình thành và phát triển cùng với điều kiện thực tế
hiện nay chính là đại dịch Covid bùng phát đã buộc người dạy và người học không thể gặp
nhau tại trường học.
● Điểm tương đồng
Mục đích: Giáo dục nhằm truyền đạt kiến thức đến cho học viên của mình
Trong quá trình dạy học vẫn có sự tương tác giữa người dạy và người học.
Dù dạy theo hình thức trực tiếp hay trực tuyến thì cả hai hình thức đều cần phải chuẩn bị
những phương tiện tối thiểu như: Tài liệu, đồ dùng học tập (bút, thước, vở hay sổ ghi
chép),…các phương tiện ghi chép khác (ví dụ sử dụng laptop, máy tính bảng để ghi chép…).
● Điểm khác biệt
Dạy học trực tiếp Dạy học trực tuyến

Không gian dạy là lớp học, trường học có Có thể diễn ra ở mọi không gian có internet
đầy đủ bàn ghế, phấn bảng,... ổn định.
Không gian cần yên tĩnh, không bị làm phiền
trong quá trình dạy.

Giáo viên cần chuẩn bị một số thiết bị: Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị,
Tranh ảnh, mô hình, vật thật, các thí phương tiện như:
nghiệm… trực quan, sinh động giúp học sinh Máy tính hoặc điện thoại có khả năng kết nối
hiểu rõ và có thể thực hành trực tiếp ngay internet tốt.
tại lớp học. Internet: Đây là phương tiện kết nối duy
nhất và hiệu quả nhất khi học online. Người
dạy cần đảm bảo internet ổn định để không
làm gián đoạn buổi học.
Mic, tai nghe, camera: Giáo viên cần đảm bảo
tất cả đều hoạt động tốt để có thể giảng dạy,
nghe học sinh phát biểu và quan sát được
học sinh.
Các phần mềm trực tuyến chuyên dụng: Để
tham gia giảng dạy các lớp học trực tuyến
thì trước hết giáo viên cần có các tài khoản
của các phần mềm như Zoom, Hangouts
Meet, Free Conference Call, Skype, Zalo, MS
Teams … Đó là tất cả các phần mềm học trực
tuyến được dùng phổ biến hiện nay.

Hình thức dạy trực tiếp không bắt buộc Giáo viên bắt buộc phải chuẩn bị giáo án đầy
người dạy phải chuẩn bị giáo án đầy đủ, chi đủ qua bản Word hoặc Powerpoint....
tiết mà có thể linh hoạt trong buổi dạy của
mình.

Khi kiểm tra đánh giá, các phương tiện cơ Khi tiến hành kiểm tra đánh giá giáo viên có
bản được sử dụng thông thường là giấy, bút thể sử dụng một số phần mềm Mentimeter,
đối với các môn lí thuyết, và các phương Kahoot, Quizizz, Quizlet, Socrative, Padlet
tiện khác đối với các môn thực hành. để kiểm tra mức độ hiểu bài của các bạn qua
các bài trắc nghiệm trực tuyến, lấy phản hồi
tức thì.
Việc chuẩn bị các phương tiện dạy học trực Việc chuẩn bị tốt các phương tiện rất quan
tiếp không gây trở ngại quá nhiều đối với trọng, nó sẽ góp phần quyết định sự thành
người dạy. Đối với dạy học trực tiếp, chủ công của buổi học, nếu giáo viên và cả người
yếu là sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên học không chuẩn bị tốt thiết bị thì sẽ làm
và học sinh. cho buổi học hôm đó bị gián đoạn và chậm
tiến độ. Ở hình thức này sự tương tác giữa
người dạy và người học phải gián tiếp qua
vật trung gian chính là máy tính, điện thoại.

Bài tập tuần 7


Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết hành vi?

Ví dụ : “Định lý Talet”
a) Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm vững định nghĩa về tỉ số của hai đoạn thẳng, nội dung của định lý Talet
- Học sinh có thể vận dụng định lý vào việc tìm ra các tỉ số bằng nhau trên hình vẽ
- Học sinh ứng dụng được định lý Ta-lét trong các công việc đo đạc thực tế
- Học sinh đưa ra được ví dụ và cách giải quyết các tình huống cần sử dụng định lí Ta-
lét trong cuộc sống xung quanh
b) Các câu hỏi, nhiệm vụ giao cho học sinh:
- Câu hỏi:
+ Tỉ số là gì ?
+ Tỉ số của hai đoạn thẳng là gì ?
+ Khi có một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại của tam
giác đó thì rút ra kết luận gì?
+ Theo em, định lí Ta-lét có ứng dụng trong thực tế không ?
- Nhiệm vụ:
+ Học sinh hoạt động theo nhóm xuyên suốt bài học, chia làm 3 nhóm theo 3 tổ
+ Các nhóm thực hành áp dụng lí thuyết vào giải quyết các bài tập cụ thể trong sách giáo khoa,
báo cáo kết quả và phương pháp làm bài trước lớp.
+ Mỗi nhóm đưa ra 1 ví dụ thực tế cuộc sống về ứng dụng của định lí Ta-lét
+ Mỗi nhóm vẽ 1 sơ đồ tư duy toàn bài và nộp lại vào buổi sau
c) Kĩ năng học sinh được rèn luyện:
+ Hoạt động nhóm
+ Tư duy, tưởng tượng tình huống thực tế dựa trên lí thuyết đã học
+ Tóm tắt, hệ thống lại kiến thức đã học
d) Hoạt động của giáo viên:
+ Khen thưởng và tán dương các câu trả lời tốt.
+ Lắng nghe, nhận xét và điều chỉnh câu trả lời của học sinh theo định hướng đúng đắn.
+ Quan sát thái độ học tập của học sinh, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ.
e) Phân tích:
- Hệ thống các câu hỏi, hoạt động trong phần nhiệm vụ của học sinh được xây dựng
thực tiễn, quá trình học tập và tiếp thu kiến thức phức tạp được chia thành một chuỗi các bước
học tập đơn giản dưới hình thức các câu hỏi, nhiệm vụ và được học sinh tiến hành học hỏi, lĩnh
hội qua các hành vi cụ thể.
- Học sinh khi tham gia quá trình học sẽ thực hiện các hành vi đặc trưng có nội dung
liên quan trực tiếp đến đơn vị kiến thức nhằm kích thích tư duy và giáo viên hoàn toàn có thể
quan sát, đánh giá được.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ và khuyến khích khi học sinh có tư duy đúng đắn, trả lời
được các câu hỏi, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và lĩnh hội được tri thức, học sinh đạt
được hành vi mong muốn và sẽ được Giáo viên phản hồi trực tiếp (khen thưởng và công nhận).
- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến
độ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm để học sinh hình thành được tư duy, lĩnh hội
kiến thức đúng đắn.
BÀI TẬP TUẦN 8
Trình bày một ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vận dụng thuyết nhận thức?
Ví dụ minh họa:
Sau khi học xong giờ học lí thuyết bài học “Hai mặt phẳng vuông góc”, trong giờ bài tập GV có
thể tập luyện cho HS khả năng tự theo dõi, đánh giá, điều chỉnh quá trình nhận thức của bản
thân thông qua dạy học bài tập sau:
Cho lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác cân đỉnh C, mặt bên ABB’A’ là hình
vuông cạnh a. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BB’, CC’, BC và Q là một điểm trên cạnh
AB sao cho BQ = a/4.
Chứng minh rằng : (MAC)⊥(NPQ)
Hoạt động (HĐ) 1: GV yêu cầu HS trình bày 2 phương pháp chứng minh hai mặt phẳng vuông
góc
Ý đồ tổ chức HĐ: Giúp HS huy động nhận thức của bản thân về phương pháp chứng minh hai
mặt phẳng vuông góc và kiểm tra, điều chỉnh lại nhận thức (điều chỉnh lần 1). HĐ của HS: HS
sẽ phải nhớ lại khái niệm góc giữa 2 mặt phẳng, khái niệm 2 mặt phẳng vuông góc, định lí
điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc từ đó rút ra 2 phương pháp chứng minh sau
đây:
- Phương pháp 1: Để chứng minh hai mặt phẳng vuông góc hãy chứng minh một trong hai
mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia
- Phương pháp 2: Để chứng minh hai mặt phẳng vuông góc hãy tìm góc giữa οhai mặt phẳng
để thấy góc bằng 90 .
HĐ2: GV yêu cầu HS lựa chọn phương pháp chứng minh và viết ra các bước cần (MAC)
⊥(NPQ) phải tiến hành để giải bài toán
Ý đồ tổ chức HĐ: Tập luyện cho HS xác định mục tiêu, tự lập kế hoạch cho hoạt động học tập
của bản thân.
HĐ của HS: HS sẽ phải áp dụng phương pháp chứng minh mà mình lựa chọn cho trường hợp
cụ thể và vạch ra các bước cần thực hiện để giải bài toán. HS có thể nêu 1 trong 3 câu trả lời
sau:
- Các bước giải BT bằng cách 1: Tìm trong (MAC) (hoặc (NPQ)) một đường thẳng a. Chứng
minh rằng a vuông góc với 2 đường cắt nhau trong (NPQ) (hoặc (MAC))
- Các bước giải BT bằng cách 2: Tìm hai đường thẳng lần lượt vuông góc với (MAC), (NPQ).
Tìm góc giữa hai đường thẳng ấy
- Các bước giải BT bằng cách 3: Tìm giao tuyến a của (MAC) và (NPQ); Chọn điểm O trên a, từ
O lần lượt dựng các đường thẳng b, c lần lượt nằm trong trong (MAC), (NPQ) và cùng vuông
góc với a. Tìm góc giữa b và c.
HĐ3: GV chia các HS chọn cùng một cách giải vào cùng một nhóm để thảo luận, trao đổi ý
kiến xoay quanh việc trả lời câu hỏi: Trong các bước đã nêu để giải bài toán, bước nào là khó
khăn nhất? Tại sao? Em có tìm ra cách nào để giải quyết khó khăn này không?
Ý đồ HĐ: giúp HS có cơ hội trình bày rõ ràng tư duy của mình; xem xét, đánh giá suy nghĩ của
người khác và chính mình.
HĐ của HS: HS sẽ tham gia thảo luận và có thể có nhiều ý kiến khác nhau. GV tổng hợp lại
thành 3 ý chính sau đây:
- Nếu giải bài toán theo cách 1 thì việc khó khăn nhất là phải tìm trong (MAC) (hoặc (NPQ))
một đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng còn lại
- Nếu giải bài toán theo cách 2 thì việc khó khăn nhất là phải tìm ra hai đường thẳng lần lượt
vuông góc với (MAC), (NPQ)
- Nếu giải bài toán theo cách 3 thì việc khó khăn nhất là phải dựng được các đường thẳng b, c
lần lượt nằm trong trong (MAC), (NPQ) và cùng vuông góc với a tại một điểm.
HĐ4: GV chỉ ra cho HS: Việc giải quyết bài toán theo cả 3 hướng mà HS đã nêu gặp khó khăn
là do mặt phẳng (NPQ) nằm ở một “vị trí” không thuận lợi cho việc chứng minh vuông góc.
Để giải bài toán ta cần dựng một mặt phẳng song song với (NPQ) nhưng ở vị trí thuận lợi cho
việc chứng minh vuông góc với mp(MAC). GV hướng dẫn HS thảo luận theo các nhóm để tìm
ra mặt phẳng này với.
Ý đồ HĐ: Tập luyện cho HS kiểm tra, đánh giá, nhận ra điểm khiếm khuyết, chưa hợp lí trong
tư duy của bản thân. Từ đó có những sự chuyển hướng, điều chỉnh khi cần thiết (điều chỉnh
lần 2)
HĐ của HS: HS sẽ phải huy động tri thức phương pháp về chứng minh song song và áp dụng
cho hoàn cảnh cụ thể. Nếu HS vẫn gặp khó khăn GV có thể gợi ý: Gọi I, K là trung điểm A’B’,
AB thì NP//BC’ VÀ PQ//CK//C’I suy ra (NPQ)//(C’BI)(1)
HĐ5: GV yêu cầu HS sử dụng các cách chứng minh hai mặt phẳng vuông góc đã nêu ở HĐ 1 để
chứng minh (MAC) ⊥ (C ' BI) và trình bày lời giải chitiết cho bài toán
Ý đồ HĐ: Giúp HS củng cố lại nhận thức về các phương pháp chứng minh hai mặt phẳng đã
biết và bổ sung thêm nhận thức mới.
HĐ của HS: HS trình bày lời giải
HĐ6: GV yêu cầu HS ghi bổ sung thêm một cách chứng minh hai mặt phẳng vuông góc vào
“nhật kí học tập” và ghi tóm tắt 3 cách chứng minh hai mặt phẳng vuông góc.
Ý đồ HĐ: Giúp HS hợp thức hóa kiến thức và điều chỉnh lại nhận thức về phương pháp chứng
minh hai mặt phẳng vuông góc đồng thời theo dõi được sự tiến bộ về tư duy của bản thân so
với những giờ học trước.
HĐ của HS: HS ghi nhớ thêm một phương pháp chứng minh hai mặt phẳng vuông góc: Để
chứng minh (P) ⊥(Q) có thể chứng minh (P) vuông góc với một mp(R) song song với mp (Q).
Bài tập tuần 9
Đề bài: Hãy vận dụng thuyết kiến tạo trong môn học mà anh/chị sẽ dạy học trong tương lai?
Vận dụng vào môn toán bài “Quy tắc đếm”
a) Đặt vấn đề: Các thành phố X, Y, Z được nối với nhau bởi các con đường như hình vẽ bên. Hỏi
có bao nhiêu cách đi từ thành phố X đến thành phố Z mà bắt buộc phải đi qua thành phố Y chỉ
một lần?
→Vận dụng thuyết kiến tạo vào dạy học khám phá và phát hiện vấn đề.
b) Định nghĩa quy tắc cộng và quy tắc nhân
- GV chia lớp thành 4 nhóm và đặt câu hỏi thảo luận:
1) Đi từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh có thể đi bằng ô tô, tàu hỏa, máy bay. Biết có 10
chuyến ô tô, 2 chuyến tàu hỏa và 1 chuyến máy bay có thể vào được TP. Hồ Chí Minh. Có bao
nhiêu cách có thể đi để vào TP. Hồ Chí Minh từ Hà Nội?
2) Có 2 áo màu khác nhau và 3 quần kiểu khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một
bộ quần áo?
- HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi rút ra công thức
- GV: Giới thiệu định nghĩa quy tắc cộng và quy tắc nhân.
1) Một công việc nào đó có thể được thực hiện theo một trong hai phương án A hoặc B.
Nếu phương án A có m cách thực hiện, phương án B có n cách thực hiện và không trùng với
bất kì cách nào trong phương án A thì công việc đó có m+n cách thực hiện.
2) Một công việc nào đó có thể bao gồm hai công đoạn A và B. Nếu công đoạn A có m
cách thực hiện và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện công đoạn B thì công việc đó có m.n
cách thực hiện.
→Vận dụng thuyết kiến tạo vào việc dạy học giúp học sinh tự thiết lập công thức.
c) Bài tập: GV giao bài tập, HS vận dụng các công thức quy tắc cộng và quy tắc nhân để
làm bài tập.
→Vận dụng thuyết kiến tạo trong việc dạy học giúp HS khắc sâu hơn kiến thức mới.
Bài tập tuần 10
Trình bày đặc điểm cơ bản của từng loại trí tuệ theo Howard Gardner và phân tích các chiến
lược dạy học tương ứng: giáo trình

Bài tập tuần 11


Hãy xây dựng một tình huống dạy học và giải quyết tình huống đó bằng hai cách:
Theo tiếp cận nội dung
Theo tiếp cận năng lực.
So sánh 02 cách giải quyết và rút ra kết luận sư phạm.
Tình huống cụ thể: Tình huống giảng dạy bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu
Dạy học theo hướng tiếp cận nội dung
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức
- Hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về tác giả Xuân Diệu (cuộc đời, sự nghiệp,
phong cách thơ) và về tác phẩm: niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình & quan niệm
về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc của tác giả được thể hiện qua “Vội vàng”.
- Học sinh phân tích được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc, mạch luận lý chặt chẽ
cùng những sáng tạo nghệ thuật.
b. Kỹ năng
- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, để đọc hiểu văn bản;
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ;
+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ;
+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ;
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong chủ
đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần, nhịp)
+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo nhà thơ qua các bài thơ đã học.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào việc đọc hiểu những tác phẩm Thơ mới khác
ngoài chương trình; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật
của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ
đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về nhân sinh quan từ những bài thơ đã đọc và liên
hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
2. Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Giáo viên là người truyền thụ tri thức về tác giả, tác phẩm dựa trên nội dung bám sát
sách giáo khoa và tài liệu phục vụ môn học.
- Giáo viên dùng những phương pháp truyền thống như thuyết trình toàn bộ về nội dung
bài giảng, hướng dẫn thực hành.
- Giáo viên đặt câu hỏi và học sinh thực hiện trả lời câu hỏi đó
- Học sinh sẽ là những người tiếp thu những nội dung kiến thức định sẵn trong giáo trình,
sách giáo khoa thông qua sự giảng dạy của giáo viên.
3. Nội dung
Dựa theo những nội dung cần phân tích, bám sát chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục.
Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết. SGK được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến
thức. Phân tích tác phẩm theo trình tự từ tác giả - tác phẩm - hoàn cảnh ra đời - nội dung thơ.
Đảm bảo hệ thống nội dung kiến thức bám sát sách giáo khoa:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung: tác giả, tác phẩm.
VD: Giáo viên hướng dẫn người học tìm hiểu về con người và phong cách nghệ thuật của
Xuân Diệu. GV đặt câu hỏi cơ bản “Em biết những gì về nhà thơ Xuân Diệu?”, “Thơ của ông
thường viết về điều gì?”, “Hoàn cảnh ra đời tác phẩm?”. Sau khi các em trả lời, GV sẽ tổng kết
lại những nội dung.
-> Mục đích: học sinh nắm được sơ lược về tác giả, bao gồm tên tuổi, phong cách sáng tác,
cuộc đời và sự nghiệp văn chương; nắm được xuất xứ của tác phẩm, ý nghĩa nhan đề.,…
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản:
+ Giáo viên phân chia bố cục của bài thơ:
13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”.
10 câu (câu 14→29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người.
10 câu cuối: Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình…

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu và phân tích tác phẩm theo bố cục đã
được chia. Việc phân tích tác phẩm được diễn giải dưới dạng thuyết trình, hỏi đáp. Giáo
viên sẽ yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi cụ thể như: “câu thơ này sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì? Nó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện mong muốn của tác
giả?”
+ Sau khi kết thúc phân tích tác phẩm, giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết về
nội dung ý nghĩa và đặc sắc nghệ thuật.
-> Mục đích hoạt động: học sinh nắm được ý nghĩa, nội dung mà tác giả muốn biểu đạt là
lòng ham sống mãnh liệt của tác giả, quan niệm tích cực: sống gấp, sống vội vàng tận hưởng
những hạnh phúc trần thế, phân tích được từng câu thơ bao gồm nội dung và nghệ thuật
Hoạt động 3: Mở rộng nội dung phân tích tác phẩm Vội vàng bằng cách kết
hợp với các tài liệu tham khảo, những tài liệu bồi dưỡng nâng cao hợp lý để học
sinh có thể hiểu sâu và rộng hơn vấn đề
VD: Đặt các câu hỏi mở rộng, nâng cao vấn đề cho học sinh:
“Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối
với cuộc sống?” (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời)
“Theo em, vì sao lại cần phải sống vội vàng?”
“Có những tác giả nào có cùng quan điểm với nhà thơ Xuân Diệu hay không?”
-> Mục đích: học sinh có thể mở rộng phần hiểu biết đối với tác phẩm, đi sâu vào phân tích
những chi tiết có ý nghĩa.
4. Đánh giá
- Thông qua điểm số trên lớp, giáo viên là người đánh giá
- Học sinh được đánh giá mức độ hiểu bài thông qua việc học thuộc kiến thức về tác giả,
tác phẩm và việc phân tích nội dung của bài thơ “Vội vàng”. Học sinh thuộc càng nhiều thì
điểm càng cao.
5. Hoạt động thực hiện về nhà
- Giao cho học sinh phân tích một đoạn cụ thể trong tác phẩm, viết thành đoạn văn ->
giúp học sinh ghi nhớ kiến thức thông qua việc ghi chép.
- Học thuộc bài thơ và soạn bài mới.

Dạy học phát triển năng lực


1. Mục tiêu
- Kiến thức: học sinh nắm được cơ bản kiến thức của bài thơ “Vội vàng”
- Về năng lực chung
+ Năng lực tự chủ và tự học: qua bài thơ “vội vàng” học sinh hình thành,
điều chỉnh được thái độ sống tích cực, thay đổi quan niệm của bản thân về quan
niệm sống.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: hình thành được tư duy tiếp cận
bài học, có năng lực tự giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học
- Về năng lực đặc thù:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Xuân Diệu trước cách
mạng;
+ Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm trong phong trào thơ Mới;
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ lãng mạn 1930-
1945
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật
của bài thơ;
+ Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm phong cách thơ Xuân Diệu với các
nhà thơ Mới khác;
+ Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học
- Thái độ: Thái độ sống tích cực, một nhân cách sống yêu đời và luôn khát khao được
cống hiến cho xã hội.
2. Phương pháp, phương tiện dạy học
- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải
quyết vấn đề của học sinh.
- GV chủ yếu tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn học
sinh tự tìm tòi. => học sinh có nhiều cơ hội được tham gia vào quá trình tìm hiểu bài, quá trình
tranh luận bày tỏ ý kiến.
- GV dạy học chia lớp theo sự phân hóa về năng lực và trình độ của học sinh.
- Giáo viên sử dụng nhiều PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm…) kết
hợp PP truyền thống.
3. Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên trình chiếu tranh ảnh, chuẩn bị bảng lắp ghép. Học sinh có thể thông qua
trò chơi lắp ghép đoán được tác giả của văn bản đang học hôm nay
-> Mục đích: giáo viên dẫn dắt học sinh vào tiết học, khơi gợi sự hứng thú của học sinh, tâm
lí thoải mái khi bắt đầu một tiết học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Giáo viên yêu cầu học sinh chủ động nêu ra những nét chính về tác giả, nếu xuất xứ và phân
chia bố cục thông qua việc đọc tiểu dẫn và văn bản từ trước. HS dựa trên việc đã soạn bài và
đọc bài ở nhà để phân chia bố cục, nêu ra các đặc điểm. Giáo viên chốt lại ý sau khi học sinh trả
lời.
-> Mục đích: học sinh được năng lực tự thu thập thông tin, năng lực tự học, tự nghiên cứu.
- Trong quá trình đọc- hiểu văn bản, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về
các vấn đề mà giáo viên đặt ra trong thời gian. Học sinh tranh luận với nhau, nêu ra ý kiến và
báo cáo sản phẩm của nhóm một cách ngắn gọn, đồng thời nhận xét sản phẩm của nhóm bạn
-> Mục đích: phát triển năng lực giao tiếp, phản biện, khả năng phân tích và đọc hiểu văn bản.
Hoạt động 3: Mở rộng vấn đề: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời cho câu hỏi mở rộng
như “hãy phân tích sâu hơn về câu thơ cuối cùng trong bài thơ”, “Quan niệm sống của Xuân
Diệu trong “Vội vàng” là hãy sống giục giã gấp gáp… nhưng hiện nay, có trào lưu khuyên mọi
người nên “Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn”. Em nghĩ gì về hai quan niệm
này” để học sinh trả lời.
-> Mục đích: phát triển năng lực giao tiếp, qua đó học sinh có ý thức hình thành và điều chỉnh
hành vi phù hợp với quan niệm sống tích cực
4. Đánh giá
- Kiến thức học sinh thu nạp được được dựa trên những sự thay đổi trong tư duy
và suy nghĩ, khả năng hợp tác, hoàn thành sản phẩm, thông qua đánh giá của bạn bè
hợp tác
- Điểm số chỉ là một yếu tố đánh giá, không phải là duy nhất.
5. Hoạt động thực hiện về nhà
- Học sinh có thể ứng dụng vào thực tế, dần thay đổi những suy nghĩ tiêu cực để
sống tích cực hơn
So sánh
Tiêu chí Dạy học tiếp cận nội dung Dạy học tiếp cận PC, NL

Mục tiêu - Chú trọng hình thành kiến thức, - Chú trọng hình thành PC & NL.
dạy học kĩ năng, thái độ. - Lấy mục tiêu học để làm, học để
- Mục tiêu ưu tiên là học để thi, cùng chung sống làm trọng.
học để hiểu biết.
Nội dung - Nội dung được lựa chọn dựa trên - Nội dung được lựa chọn dựa trên
dạy học hệ thống tri thức khoa học chuyên yêu cầu cần đạt được về PC, NL.
ngành là chủ yếu. - Chỉ xác lập các cơ sở để lựa chọn
- Nội dung được quy định khá chi nội dung trong chương trình.
tiết trong chương trình. - Chú trọng nhiều hơn đến các kĩ
- Chú trọng hệ thống kiến thức lí năng thực hành, vận dụng lí thuyết
thuyết, sự phát triển tuần tự của vào thực tiễn.
khái niệm, định luật, học thuyết - Sách giáo khoa không trình bày hệ
khoa học. thống kiến thức mà phân nhánh và
- Sách giáo khoa được trình bày khai thác các chuỗi chủ đề để gợi
liền mạch thành hệ thống kiến mở tri thức, kỹ năng.
thức - Nội dung chương trình không quá
chi tiết, có tính mở nên tạo điều
kiện để người dạy dễ cập nhật tri
thức mới.
Phương - GV chủ yếu là người truyền thụ - GV là người tổ chức các hoạt động,
pháp dạy tri thức; HS lắng nghe, tham gia và hướng dẫn HS tự tìm tòi, chiếm lĩnh
học thực hiện các yêu cầu tiếp thu tri tri thức, rèn luyện kĩ năng; chú
thức được quy định sẵn. Khá trọng phát triển khả năng giải
nhiều GV sử dụng các PPDH quyết vấn đề, khả năng giao tiếp…
(thuyết trình, hướng dẫn thực GV sử dụng nhiều PPDH, KTDH tích
hành, trực quan…). Việc sử dụng cực (giải quyết vấn đề, hợp tác,
PPDH theo định hướng của GV là khám phá…) phù hợp với yêu cầu
chủ yếu. cần đạt về PC & NL của người học.
- Khá nhiều HS tiếp thu thiếu tính - HS chủ động tham gia hoạt động,
chủ động, HS chưa có nhiều điều có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến,
kiện, cơ hội tìm tòi, khám phá vì tri tham gia phản biện, tìm kiếm tri
thức thường được quy định sẵn. thức, kĩ năng.
- Kế hoạch bài dạy thường được - Kế hoạch bài dạy được thiết kế
thiết kế tuyến tính, các nội dung và dựa vào trình độ và NL của HS;
hoạt động dùng chung cho cả lớp; PPDH, KTDH đa dạng, phong phú,
PPDH, KTDH dễ có sự lặp lại, quen được lựa chọn dựa trên các cơ sở
thuộc. khác nhau để triển khai kế hoạch
bài dạy.

Môi trường Thường sắp xếp cố định (theo các Có tính linh hoạt, người dạy không
học tập dãy bàn), người dạy ở vị trí trung luôn luôn ở vị trí trung tâm
tâm.

Đánh giá - Tiêu chí đánh giá chủ yếu được - Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả
xây dựng dựa trên sự ghi nhớ nội “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ
dung đã học, chưa quan tâm nhiều của người học, chú trọng khả năng
đến khả năng vận dụng kiến thức vận dụng kiến thức đã học vào thực
vào thực tiễn. tiễn, các PC & NL cần có.
- Quá trình đánh giá chủ yếu do GV - Người học được tự đánh giá và
thực hiện. được tham gia vào đánh giá lẫn
nhau...
Sản phẩm - Người học chủ yếu tái hiện các tri - Người học vận dụng được tri
giáo dục thức, phải ghi nhớ phụ thuộc vào thức, kỹ năng vào thực tiễn, khả
tài liệu và sách giáo khoa có sẵn. năng tìm tòi trong quá trình dạy
- Việc chú ý đến khả năng ứng học đã được phát huy nên NL ứng
dụng chưa nhiều nên yêu cầu về dụng cũng có cơ hội phát triển.
tính năng động, sáng tạo vẫn còn - Chú ý đến khả năng ứng dụng
hạn chế. nhiều nên sự năng động, tự tin ở HS
biểu hiện rõ.

Kết luận sư phạm


- Các nội dung dạy học cần được chắt lọc, lựa chọn sao cho thật gọn, đắt. Trong đó, các nội dung
kiến thức hàn lâm, giáo điều sẽ gây ra thách thức không cần thiết trong học tập của HS (giảm
động cơ học tập, hứng thú, niềm tin, sự đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực …)
- Việc chọn lọc, sử dụng các nội dung cơ bản, trọng tâm sẽ giúp HS có cơ hội và thời gian tập
trung phát triển những nền tảng vững chắc cho các NL cốt lõi.
- Cần chú trọng phát triển năng lực tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện”
đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực của mỗi HS. Việc tổ chức
các hoạt động học của người học phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt
được mục tiêu phát triển năng lực học sinh

BÀI TẬP TUẦN 12


Hãy đưa ra gợi ý về một chủ đề có thể thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học.
Phân tích việc lựa chọn chủ đề đó với việc hình thành và phát triển năng lực của người học.
NỘI DUNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN KHI DẠY CHỦ ĐỀ XÁC SUẤT VÀ BIẾN CỐ

Môn học Bài học liên quan đến chủ đề tích hợp

Hình học 8 Bài 1: Đa giác – Đa giác đều

Sinh học 9 Bài 1: Menđen và di truyền học


Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền
ngoài nhân

Tin học 11 Bài 12: Kiểu xâu

Giáo dục công dân 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

Vật lý 11 Bài 10: Ghép các bộ nguồn thành bộ


Vật lý 9 Bài 4: Đoạn mạch mắc nối tiếp
Bài 5: Đoạn mạch mắc song song

Từ chủ đề này, học sinh được rèn luyện năng lực vận dụng những kiến thức liên môn
ở trên để giải quyết các vấn đề thực tiễn của dự án: Xác suất của biến cố, các trò chơi
trong thực tế cuộc sống.

I. Kiến thức:
1. Môn đại số:
- Nắm được định nghĩa cổ điển của xác suất
- Nắm được công thức tính xác suất
- Các tính chất và hệ quả của xác suất
- Nắm được các biến cố độc lập và công thức nhân xác suất
2. Môn Hình học:
- Nắm được khái niệm về lục giác đều, khái niệm về cạnh, đường
chéo của lục giác đều
3. Môn sinh học:
- Giúp cho học sinh nắm được định nghĩa cổ điển của xác suất để
giải các bài toán về di truyền
- Tính xác suất sinh con trai, con gái trong 3 lần sinh
4. Môn lịch sử:
- Nắm được lịch sử phát triển môn học xác suất trên thế giới, cuốn
sách Tiếng Việt về xác suất thống kê xuất bản lần đầu tiên ở
nước ta
- Giúp học sinh hiểu sự hình thành và lịch sử phát triển của toán
học chính là sự bắt nguồn từ việc xây dựng các trò chơi dân gian,
từ thực tế các câu chuyện may rủi của những nhà tài phiệt
5. Môn giáo dục công dân
- Nắm được một số luật quy định của nhà nước về các vấn đề chơi cờ bạc, luật về lựa
chọn giới tính thai nhi,... gắn liền với cuộc sống của chúng ta được học trong môn giáo
dục công dân
- Giup học sinh hiểu các bài toán, các trò chơi dân gian, qua các bài toán, các trò chơi
dân gian đó giúp học sinh phát triển lối sống kỹ năng khác, giáo dục lối sống lành
mạnh. Khả năng hiểu biết và tư duy xã hội theo hướng tích cực không xa đọa
6. Môn Tin học
- Nắm được cách tìm kiếm, tra thông tin trên mạng Internet
- Biết cách làm một bài thuyết trình PowerPoint
7. Môn Vật Lý
- Nắm được thế nào là dạng mạch mắc nối tiếp, dạng mạch mắc song song
- Vẽ được dạng mạch mắc nối tiếp và mắc song song.
8. Kiến thức và thực tế, xã hội
- Các trò chơi trên truyền hình: Chiếc nón kỳ diệu, chọn bóng, tùn súc sắc…
- Quy luật của trò chơi thực tế
9. Kiến thức về Y học
- Khả năng sinh con trai hay con gái
10. Môn thể dục - Thể thao, Giáo dục - An ninh quốc phòng
- Giúp học sinh hiểu công thức tính xác suất và tính toán làm sao để đảm bảo an toàn
trong thể thao, khả năng may rủi có thể có trong thể thao
- Ảnh hưởng của xác suất trong thành tích đạt được như thế nào

*** Phương tiện thực hiện dạy học tích hợp liên môn: máy chiếu, bảng chính, bảng
phụ, các dụng cụ thể chất, xúc xắc

TẠI SAO CHỌN ĐỀ TÀI NÀY?


- Tích hợp Toán-Sinh: Giúp cho học sinh nắm được định nghĩa cổ điển của xác
suất để giải các bài toán về di truyền
- Tích hợp Toán-Thể chất: Giúp học sinh hiểu công thức tính xác suất và tính
toán làm sao để đảm bảo an toàn trong thể thao, khả năng may rủi có thể có
trong thể thao
- Tích hợp Toán-Công dân: Giup học sinh hiểu các bài toán, các trò chơi dân
gian, qua các bài toán, các trò chơi dân gian đó giúp học sinh phát triển lối sống
kỹ năng khác, giáo dục lối sống lành mạnh. Khả năng hiểu biết và tư duy xã hội
theo hướng tích cực không xa đọa
=> Dạy học tích hợp khiến học sinh sẽ trở nên năng động hơn, biết tư duy vận dụng kiến
thức các môn học khác nhau vào trong cuộc sống, tăng cường tư duy tổng hợp, khả năng tự
nghiên cứu, tự học tốt hơn. Học sinh học kiến thức một cách linh hoạt, vận dụng theo cách
riêng của mình.
=> Phương pháp tích hợp liên môn sẽ giúp học sinh không phải học thuộc kiến thức một
cách máy móc và khó khăn mà sẽ ghi nhớ tốt hơn trong quá trình vận dụng vào các tình
huống thực tiễn trong cuộc sống. Do đó, học sinh sẽ hứng thú hơn, yêu thích tiết học hơn.
=> Khi nhiều môn học được tích hợp trong một chủ đề không chỉ khiến học sinh được học
kiến thức sâu rộng, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ bình diện mà còn giảm bớt thời gian, công sức
học lại nhiều lần một nội dung kiến thức gây nhàm chán và quá tải cũng như khó vận dụng vào
thực tiễn với kiến thức đơn lẻ.
Những năng lực mà học sinh có được từ đề tài và phân tích trong những chi tiết bài học.
II. Kỹ năng
2.1 Môn Đại số.
- Biết vận dụng công thức tính xác suất để giải toán
- Giải được bài toán thực tế về xác xuất
- Vận dụng các tính chất và hệ quả của xác suất vào các bài toán
- Biết vận dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân xác suất vào giải toán.
2.2 Môn hình học.
- Vận dụng tính chất lục giác đều vào giải toán xác suất
2.3 Môn sinh học.
- Vận dụng lý thuyết xác suất và tổ hợp để giải các bài toán về di chuyền học
- Tính tần số suất hiện tổ hợp gen
- Xác suất có được một cây có chiều cao ở mức độ nào đó.
2.4 Môn lịch sử
- Hiểu được lịch sử phát triển môn học xác suất trên thế giới, cuốn sách Tiếng Việt về xác
suất – thông kê xuất bản lần đầu tiên ở nước ta
2.5 Môn giáo dục công dân.
- Vận dụng được các kiến thức pháp luật được học ở môn giáo dục công dân vào cuộc sống.
- Nắm được Luật pháp quy định, sống và làm việc không vi phạm pháp luật
2.6 Môn tin học
- Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
- Thực hành làm một bài thuyết trình PowerPoint.
2.7 Môn Vật Lý.
- Vận dụng kiến thức về mạch mắc nối và song song trong bài toán xác suất.
2.8. Kiến thức về thực tế, xã hội
- Vận dụng được công thức tính xác suất, các quy tắc tính xác suất để giải quyết các bài
toán thực tế, gắn liền với cuộc sống.
- Vận dụng lí thuyết xác suất để biết lợi hại của các trò chơi.
2.9. Kiến thức về y học
Nắm được khả năng sinh con trai hay con gái….. Từ đó tuyên truyền vận động mọi
người có cách hiểu đúng về giới tính thai nhi. Từ đó không lạm dụng kĩ thuật Y học để
lựa chọn giới tính thai nhi.
2.10. Môn thể dục - thể thao, Giáo dục - An ninh quốc phòng
- Học sinh biết sử dụng công thức tính xác suất, và tính toán làm sao để đảm bảo an
toàn trong thể thao, khả năng may rủi có thể có trong thể thao.
- Biết được cách xác định và tư duy để đạt được thành tích cao nhất trong thi đấu.

III. Tư duy - thái độ


- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
- Thấy mối liên hệ giữa Toán học với các môn học khác và thực tế cuộc sống.
- Biến vận dụng các kiến thức được học để ứng dụng vào thực tế cuộc sống sao cho đạt
hiệu quả cao nhất.
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với
môn toán học. Bồi dưỡng khả năng tự học và học tập suốt đời cho học sinh.
- Học sinh khi trình bày sản phẩm học tập của mình phát triển được năng lực sáng tạo,
thể hiện ở các giải pháp khi trình bày sản phẩm.

BÀI TẬP TỰ LUẬN TUẦN 13


Hãy nêu các tiêu chí phân hóa người học và các biện pháp dạy học phân hóa.
Lấy ví dụ trong môn học để minh họa cho một biện pháp dạy học phân hóa.
*Dạy học phân hóa là cách tiếp cận dạy học nhằm đáp ứng tối đa khả năng cá nhân của các
đối tượng HS. Những khả năng cá nhân tạo ra sự khác biệt giữa các đối tượng HS, tiêu biểu là:
năng lực trí tuệ, năng lực nhận thức, kiểu người học, phong cách học tập, đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi, nhu cầu, hứng thú và điều kiện học tập.
*Tiêu chí phân hoá người học :

=> Kết luận:


- Có thể phân hóa HS thành những đối tượng học sinh (những nhóm khác nhau) theo các tiêu
chí như: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, phong cách học tập, kiểu người học và tính cách
tâm lí.
-Ngoài ra, vẫn còn những tiêu chí khác để phân hóa HS, tiêu biểu là: đặc điểm tâm sinh lí lứa
tuổi, nhu cầu, hứng thú và điều kiện học tập.
-Còn có những thuật ngữ khác để chỉ những đặc điểm riêng của HS như: khuynh hướng, sở
trường, tài năng, …
-Ở trường phổ thông Việt Nam, GV thường sử dụng từ “học lực” để phân hóa HS theo các
mức: khá, giỏi, trung bình, yếu, kém. Dãy giá trị định tính này biểu thị một thang đo định
khoảng. Nó được xác định từ các khoảng điểm xếp loại học lực hoặc từ kết quả đánh giá HS
về năng lực nhận thức (hay trình độ nhận thức), tức là theo thang đo Bloom – Việt Nam (có
thêm mức “Vận dụng Cao”).
*Các biện pháp dạy học phân hóa + nêu ví dụ:
Biện pháp:
− Nội dung: Kiến thức, kĩ năng mà HS cần chiếm lĩnh;
− Sản phẩm: Sản phẩm của các hoạt động học, do HS hoàn thành ở từng khâu của tiến
trình dạy học: hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng và mở rộng.
− Quy trình: Cách tổ chức các hoạt động học để giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng
và hoàn thành được sản phẩm học tập trên đây theo yêu cầu của GV;
− Môi trường học tập: Các yếu tố tạo nên bầu không khí của lớp học, ví dụ như cách
truyền cảm hứng của GV, không gian lớp học rộng rãi và yên tĩnh, phương tiện dạy
học thích hợp và đầy đủ.
1.Phân hóa từ mục tiêu dạy học
Phân hóa mục tiêu dạy học nhằm xác định những mục tiêu dạy học (kiến thức, kĩ năng, thái
độ và mức độ năng lực) phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, tức là cần xác định được
những mục tiêu tối thiểu (mục tiêu dành cho đại đa số hs cần đạt chuẩn) và mục tiêu nâng
cao (đối với hs khá - giỏi). Để xác định mục tiêu dạy học theo hướng phân hóa, gv cần phải
thực hiện 3 bước sau:
+Đánh giá ban đầu để phân loại trình độ và những năng lực học toán của học sinh
+Nghiên cứu các yêu cầu cần đạt được năng lực đối với học sinh trong chương trình
do Bộ GD và ĐT quy định
+Xác định mục tiêu dạy học theo hướng phân hóa
Ví dụ: Để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho hs lớp 9
khi dạy bài “Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình” với một tình huống thực tiễn, gv
cần xác định mức độ đạt được của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho các đối tượng học
sinh như sau:
+Năng lực hiểu được vấn đề, thu nhận được thông tin từ tình huống thực tiễn
+Năng lực chuyển đổi thông tin từ tình huống thực tiễn và mô hình tình huống
+Năng lực tìm kiếm chiến lược giải quyết mô hình tình huống
+Năng lực thực hiện chiến lược để tìm ra kết quả
+Năng lực chuyển từ kết quả giải quyết mô hình tình huống sang lời giải của bài toán
có tình huống thực tiễn
+Năng lực đưa ra các bài toán khác (nếu có thể).
2. Lựa chọn nội dung dạy học cụ thể theo hướng phân hóa
− Lựa chọn các nội dung học tập phù hợp với các đối tượng HS.
− Phân bậc các nội dung học tập theo các mức độ phù hợp để tất cả các đối tượng HS có thể
tiếp cận.
Ví dụ: trong việc giảng dạy bài “ ứng dụng tích phân trong tính diện tích hình phẳng” trước
tiên giáo viên cần phải nhắc lại kiến thức về tích phân, giúp học sinh tìm được mối liên hệ
giữa tính tích phân và diện tích hình phẳng -> Nêu định lí -> Tìm ra các bài toán có liên quan
và các công thức tính đối với từng dạng bài. Giáo viên nên đi từ các dạng bài cơ bản trước
tiên để học sinh nắm vững và vận dụng được định lí. Sau khi toàn bộ học sinh đã biết cách
vận dụng những công thức tính tích phân để tính diện tích hình phẳng, giáo viên nên cho
những bài tập nâng cao hơn để rèn luyện tư duy cho học sinh.
3. Xây dựng nhiệm vụ phân hóa: Ra bài tập phân mức
Để dạy học phân hóa , GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập, các bài tập thể hiện các hành vi
của các năng lực ứng với các mức độ khác nhau sẽ được giao cho HS. Nhiệm vụ, bài tập đó sẽ
được phân hoá phù hợp với vùng phát triển gần của từng HS, GV sẽ chọn mức độ nhiệm vụ
phù hợp với đa số trình độ của HS.
Lời dẫn: Sau đó, có thể cung cấp thêm những nhiệm vụ nâng cao với nhóm HS giỏi và tăng
cường trợ giúp với nhóm HS yếu. Vì thế, để đánh giá quá trình, việc đầu tiên GV cần làm là
xây dựng được hệ thống nhiệm vụ có mức độ yêu cầu khác nhau. Để phân mức độ bài tập, có
thể sử dụng các cách phân mức như sau.
a) Phân mức theo độ mở của nhiệm vụ
+ Độ mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của cá nhân và không có lời giải cố định.
+ Điều này cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự sáng tạo, tự
quyết định của người học.
+ Câu hỏi càng có nhiều lời giải và cách tiếp cận thì độ mở càng cao. Trong việc đánh giá, chú
trọng việc HS biết lập luận thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.
b) Phân mức theo độ phức tạp của nhiệm vụ
+ Độ phức tạp biểu hiện trong tính thực tiễn của nhiệm vụ.
+ HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề của cuộc sống.
+ Nhiệm vụ càng sát với tình huống thực, bối cảnh thực thì mức độ phức tạp càng cao.
+ Trong việc đánh giá, chú trọng sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức trong
quá trình giải quyết vấn đề của HS.
c) Phân mức theo số lượng thao tác phải thực hiện trong nhiệm vụ
+ Thao tác bao gồm thao tác tư duy và thao tác hành động (đo đạc, tính toán, lắp đặt,...).
+ Để hoàn thành nhiệm vụ, HS cần thực hiện một hoặc nhiều thao tác.
+ Năng lực của HS thể hiện qua các thao tác mà họ thực hiện. Một nhiệm vụ phải trải qua
càng nhiều thao tác để thực hiện thì yêu cầu năng lực của HS càng cao.
d) Phân mức theo độ tự lực của HS
+ Tự lực là có khả năng thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự trợ giúp, gợi ý.
+ Nếu nhiệm vụ yêu cầu HS tự lực thực hiện càng nhiều thao tác thì nhiệm vụ đó có mức độ
tự lực càng cao.
+ Trong đánh giá mức độ tự lực, chú trọng đến sự chủ động, tích cực khi thực hiện nhiệm vụ.
Ví dụ:
+ HS yếu, kém, trung bình: GV xây dựng những câu hỏi, những bài tập vừa sức với HS sao cho
bám sát nội dụng bài học, đồng thời giáo viên chuẩn bị những câu hỏi gợi mở, trợ giúp để học
sinh tìm ra tri thức của bài học.
+ HS khá giỏi: GV xây dựng câu hỏi bài tập khó hơn, phức tạp và mở rộng phạm vi bài học
nhưng có liên quan đến nội dung bài học mà vẫn phải đảm bảo mục tiêu chung của bài học.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập yêu cầu học tập phù hợp với từng đối tượng HS trên cơ
sở đảm bảo mục tiêu và nội dung của bài học
4. Đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phân hóa
Có 3 loại hình đánh giá mà GV nên sử dụng trong DHPH:
+ Đánh giá chẩn đoán
+ Đánh giá quá trình
+ Đánh giá tổng kết.
GV nên có nhật kí để theo dõi sự tiến bộ của HS theo suốt tiến trình dạy học, có thể chia theo
số hoặc theo chữ cái hoặc dùng dấu cộng hoặc trừ để biểu diễn cho mức độ của sự tiến bộ đó.
Sau một giai đoạn học tập, GV nên thông báo kết quả theo dõi đó để HS biết và cải thiện việc
học.
=> Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều
chỉnh hoạt động của trò mà còn giúp đưa ra những nhận định về thực trạng và điều chỉnh
hoạt động dạy của thầy cho phù hợp với đối tượng HS, qua đó nâng cao hiệu quả dạy và học.
Ví dụ:
- Tổ chức các chương trình, dự án => Qua đó đánh giá chẩn đoán tài năng, khả năng
đặc biệt của các em => Có bước giáo dục, phát huy được hết khả năng của người học.
- Khảo sát nhanh qua các phiếu tự đánh giá sau giờ học xem người học học được gì,
nắm bắt được vấn đề như thế nào, gặp khó khăn sao,... => Điều chỉnh cách giảng dạy
phù hợp.
- Sau mỗi học kì, mỗi giai đoạn đánh giá mỗi cá nhân đã làm được gì, hoàn thành mục
tiêu ra sao,.....
=>Kết luận
- Trong một lớp học, mỗi HS có những khả năng cá nhân khác nhau, ví dụ như: năng lực
(năng lực trí tuệ, năng lực nhận thức), nhu cầu, hứng thú, sở trường, tính cách tâm lí,
kiểu người học, phong cách học. Phân hóa là phân loại HS thành các nhóm theo những
khả năng cá nhân xác định.
- Khi dạy học, GV cần hiểu được những khả năng cá nhân của HS để từ đó có định
hướng trong DHPH, phát huy tối đa tiềm năng của các HS. GV cần chú ý phân hóa
trong dạy học nhưng không tạo nên sự phân biệt trong học tập nhằm tạo niềm tin,
động lực học tập cho HS, tạo môi trường cởi mở để HS trao đổi, chia sẻ và thể hiện.
Các biện pháp DHPH cần được vận dụng linh hoạt và sáng tạo để thật sự phù hợp đối
với các đối tượng HS khác nhau và năng lực của người GV, nhưng cần chú ý “đánh
thức” động cơ, niềm đam mê và hứng thú học tập cho mọi HS.
Ví dụ dạy học phát triển năng lực - kì 3 K69
Tên bài học: Thể tích khối lăng trụ. Thời gian: 45p
A, Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được bản chất của thể tích vật thể.
- Học sinh phát biểu được công thức tính thể tích của khối lăng trụ.
- Học sinh ứng dụng công thức để giải các bài tập liên quan.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học;
năng lực giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm.
- Trung thực.
- Trách nhiệm.
B, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Mô hình của khối lăng trụ (lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác), khối hộp chữ nhật, khối
lập phương.
- Bài giảng hỗ trợ trên Powerpoint.
- Phiếu học tập, phiếu bài tập cho bài học.
- Phấn màu, Compa.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, giấy nháp, vở ghi.
- Ôn lại kiến thức cũ: Nhận diện và phân biệt được các hình chóp, hình lăng trụ.
C, Các hoạt động học:
1. Hoạt động 1: Tạo tình huống – Làm nảy sinh vấn đề tìm hiểu thể tích của khối lăng trụ.
a, Mục tiêu: Tạo ra sự tò mò kiến thức mới cho học sinh, và cho thấy kiến thức đó trong
cuộc sống được ứng dụng rất nhiều. Từ đó, làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới
nhằm ứng dụng vào thực tế.
b, Tổ chức hoạt động:
- Thông qua một số câu hỏi và ví dụ mà GV đưa ra, nhằm giúp học sinh thấy được thể tích
xuất hiện ở khắp mọi nơi:
● Hôm nay các em đã uống bao nhiều lít nước rồi?
HS: 0,5 lít; 450 lít; em chưa uống nước ngày hôm nay – 0 lít.
● Trên tay cô/thầy có một hộp sữa, các em có biết đây là hình gì mà chúng ta đã
được học không? Thể tích của hộp sữa/khối hộp này là bao nhiêu?
HS: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, … Thể tích: 300ml; 350ml; …
- GV cho học sinh quan sát mô hình của khối hộp chữ nhật và khối lập phương và các
khối lăng trụ (lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác).
HS: quan sát và nhớ lại kiến thức về hình/ khối lăng trụ.
- GV yêu cầu HS: Tính thể tích của khối hộp chữ nhật có độ dài các cạnh lần lượt là 3;4;5.
HS: Suy nghĩ, làm bài.
- GV đưa ra bài toán: “Tính thể tích của lăng trụ tam giác biết diện tích đáy là 5 và chiều
cao là 6”, để học sinh suy nghĩ, sáng tạo và tiến hành làm.
● Học sinh đưa ra đáp án sai, GV sẽ dẫn dắt sang hoạt động sau, hứa rằng sau khi
tìm hiểu xong nội dung kiến thức mới, chúng ta sẽ hoàn toàn giải được bài toán
trên.
● Học sinh đưa ra đáp án đúng. GV cử học sinh đó đứng lên nêu quy trình và cách
giải bài toán đó rồi sẽ dẫn dắt sang nội dung tiếp theo. Hứa hẹn với các học sinh
chưa giải được bài
c, Dự kiến đánh giá mục tiêu của hoạt động: Tất cả học sinh hứng thú, tìm hiểu về bài học.
⇨ Hoạt động 1 phát triển những năng lưc sau:
● Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh phải dựa vào kiến thức cũ để trả lời những câu hỏi
giáo viên đưa ra.

2. Hoạt động 2: Xây dựng công thức tính thể tích của hình lăng trụ.
a, Mục tiêu: Xây dựng công thức tính thể tích hình lăng trụ.
b, Tổ chức hoạt động:
● Ví dụ:
- GV: Vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng theo ví dụ của hoạt động 1. Lấy phấn màu vàng tô
đậm 2 cạnh kề nhau có độ dài 3;4 và tô cạnh có độ dài là 5 màu đỏ. GV phân tích rằng:
dựa vào tính chất của hình hộp thì 3.4=12 chính là diện tích một mặt đáy của hình hộp
và 5 chính là độ dài chiều cao của hình hộp chữ nhật.
- GV: Yều cầu học sinh tính diện tích của tất cả các mặt đáy của hình hộp chữ nhật.
HS: Suy nghĩ và làm bài. Mỗi 2 mặt đáy đối nhau thì có diện tích bằng nhau và có các
sô đo diện tích lần lượt là: 12; 15; 20.
- GV: Yêu cầu học sinh lấy diện tích của các mặt đáy tương ứng nhân với chiều cao tương
ứng của mỗi mặt đáy rồi đưa ra đáp số và nhận xét.
HS: Đáp số: 60;60;60. Nhân xét: 3 đáp số trên bằng nhau và đúng bằng thể tích của hình
hộp chữ nhật.
- Từ đó định hình được cách tính thể tích cho học sinh
● Công thức tính thể tích của hình lăng trụ.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc công thức tính thể tích hình lăng trụ trong sách giáo khoa.
- GV: “Thể tích của mọi hình lăng trụ đều tính được thông qua công thức , với
S là diện tích đáy, h là chiều cao ứng với đáy của hình lăng trụ.
HS: Ghi chép công thức vào vở ghi.
c, Dự kiến đánh giá mục tiêu của hoạt động: 100% học sinh hiểu về công thức tính thể tích
lăng trụ.
⇨ Hoạt động 2 phát triển năng lực:
● Năng lực giải quyết vấn đề toán học: GV đưa ra ví dụ cụ thể nhưng lại giúp học sinh
tự hình dung ra phương pháp tổng quát và tự tìm lời giải đáp cho hướng suy nghĩ của
bản thân qua SGK.
3. Hoạt động 3: Luyện tập.
a, Mục tiêu: Học sinh nhớ được công thức và vận dụng giải quyết được bài tập
b, Tổ chức hoạt động:
● Cách thức: Chia nhóm để các nhóm thi đua giải bài tập lấy điểm tích lũy.
- GV: Phát phiếu bài tập bao gồm: Bài tập trên lớp và bài tập về nhà.
NHS: Tiến hành hoàn thành từng bài tập 1, đội nào hoàn thành đúng nhanh nhất sẽ được
tích điểm tích lũy.
- GV: Kết thúc phần luyện tập, công bố điểm tích lũy của từng nhóm trước lớp.
HS: Lắng nghe và phản ánh nếu có sai xót, điều chưa hiểu.
● GV nhận xét và giao bài tập về nhà
- GV: “Tiết học hôm nay của chúng ta đã thành công rực rỡ, chúc các em hoàn thành bài
tập thật tốt.” Khen ngợi các các nhân có tinh thần tích cực.
HS: Lắng nghe và vỗ tay.
- GV: Giao bài tập về nhà trong phiếu bài tập sao cho phù hợp với mức độ học lực của lớp
và tiến hành khuyến khích học sinh làm them bài tập.
HS: Ghi chép lời dặn
c, Dự kiến đánh giá mục tiêu của hoạt động: Tất cả học sinh tích cực, chủ động làm bài và thi
đua học tập.
⇨ Hoạt động 3 phát triển năng lực:
● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia nhóm để tạo môi trường làm việc rộng hơn, bắt
buộc học sinh phỉa hợp tác, trao đổi với nhau để đến kết quả cuối cùng.
● Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Ở hoạt động 3, năng lực này đã rõ ràng hơn
bằng việc học sinh sử dụng kiến thức mới được học để giải các bài tập liên quan.

You might also like