You are on page 1of 2

Bùi Thị Mai Anh - 705601006

Khoa Ngữ Văn - K70


Câu 1:Vì sao quá trình học tập lại chú trọng phương pháp vận dụng lí luận vào
thực tiễn?

Nghiên cứu, giảng dạy, học tập lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cần chú
trọng phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn. Điều đó đòi hỏi nắm vững lý
luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, bao gồm triết học, kinh tế chính trị học, chủ
nghĩa xã hội khoa học, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn luôn liên hệ lý luận
với thực tiễn Việt Nam để nhận thức đúng đắn bản chất của mỗi hiện tượng, sự
kiện của lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng.

Với bộ môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, phương pháp vận dụng lý luận
vào thực tiễn là vô cùng quan trọng bởi:
 Đối tượng nghiên cứu cơ bản của lịch sử Đảng là quá trình lãnh đạo,
tổ chức thực tiễn của Đảng trong tiến trình cách mạng và những bài
học, kinh nghiệm được tổng kết từ quá trình đó. 
 Người học phải vận dụng những tri thức lịch sử Đảng vào thực tiễn
Cách mạng ở nước ta hiện nay cụ thể như sau:
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về nghiên cứu, phát triển sáng tạo lý luận ở Việt Nam càng mang giá trị lý
luận và thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu và phát triển lý luận được coi là công cụ nền
tảng để xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; đồng
thời, tìm ra lời giải cho những bài toán hóc búa mà thực tiễn đặt ra, hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của giai cấp và dân tộc trong thời đại mới
Đối với giảng viên, học viên sinh viên là cần phải coi trọng cả lý luận và thực
tiễn trong quá trình học tập. Lơ là, thiếu coi trọng một trong hai mặt này sớm muộn
cũng sẽ sa vào bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Thực tế đã chỉ rõ: cơ sở đào
tạo nào, lúc nào không nhận thức đầy đủ cả lý luận và thực tiễn thì nơi đó không
biết vận dụng học đi đôi với hành, cơ sở đào tạo thiếu gắn kết các với cơ sở kinh tế
- xã hội, không biết hoặc không vận dụng hiệu quả thành tựu khoa học - công nghệ
vào cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Tại sao lại như vậy, bởi vì thực tiễn và lý
luận luôn nương tựa vào nhau, đều cần đến nhau, chúng vừa thống nhất vừa đối lập
với nhau, chúng có sự tương thức, tương ứng với nhau, thực tiễn cần được soi tỏ
bằng lý luận của nó, còn lý luận bao giờ cũng thuộc về thực tiễn nhất định. Không
có thực tiễn được soi tỏ bằng lý luận bất kỳ cũng như không có lý luận về mọi thực
tiễn. Sự tương thức của lý luận và thực tiễn còn ở chỗ, lý luận như một thành tố,
kết quả tất yếu của thực tiễn. Mặt khác sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đó là
sự thống nhất trong khác biệt đối lập (sự đối lập giữa cái phản ánh kết quả và cái
được phản ánh, đối lập giữa cái bị quy định và cái quy định, sự lạc hậu của lý luận
so với thực tiễn và ngược lại). Mặt khác cần phải tôn trọng cả lý luận và cả thực
tiễn vì lý luận, thực tiễn có vị trí và vai trò khác nhau trong quá trình nhận thức:
Thực tiễn là cơ sở mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn thước đo của các tri thức
đã tiếp thu được. Còn lý luận khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn, phản ánh thực tiễn,
nó được hình thành, bổ sung, phát triển bằng con đường tổng kết thực tiễn. Với ý
nghĩa đó không có lý luận khoa học thì thực tiễn sẽ mất phương hướng.

You might also like