You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA TOÁN-TIN

Hình học tuyến tính 1


Bài tập Tuần 4

1. Trong R4 viết phương trình của mặt phẳng qua A(1, 2, 2, 1) và song song với không
gian con F trong mỗi trường hợp sau.

(a) F có phương trình x + y + z = y + z + t = 2.


(b) F có phương trình x + 2y + 3z = 5.
(c) F có phương trình x + y = y + z = z + t = 1.

2. Ánh xạ nào sau đây là ánh xạ afin? Giải thích rõ lý do.

(a) f : R2 → R cho bởi (x, y) 7→ x2 − y


(b) f : R2 → R2 cho bởi (x, y) 7→ (2x + y + 1, x − 2y − 3)
(c) f : R3 → R2 cho bởi (x, y, z) 7→ (x + y + 1, yz − 1)
(d) f : E → E là ánh xạ đồng nhất idE
(e) f là một phép quay trong mặt phẳng R2
(f) f là hợp của một phép tịnh tiến và một phép vị tự

3. Chứng minh rằng hợp của hai ánh xạ afin là một ánh xạ afin.

4. (a) Chứng minh rằng hợp của hai phép tịnh tiến là một phép tịnh tiến.
(b) Chứng minh rằng hợp của hai phép vị tự có cùng tâm O cũng là một phép vị
tự tâm O.


5. Cho f : E → E là một ánh xạ afin có ánh xạ tuyến tính liên kết là f = idE . Chứng
minh rằng f là một phép tịnh tiến.

6. Khi nào thì ánh xạ afin f từ Rn vào Rm trở thành một ánh xạ tuyến tính?

7. Cho f : E → E 0 là một ánh xạ afin giữa các không gian afin E, E 0 . Giả sử F 0 là một
không gian afin con của E 0 . Chứng minh rằng f −1 (F 0 ) là không gian afin con của E


có không gian véctơ chỉ phương là f −1 (F 0 ).

8. Cho hai không gian afin E và E 0 . Giả sử {A0 , A1 , . . . , An } là một mục tiêu của E và
A00 , A01 , . . . , A0n là các điểm tuỳ ý trong E 0 . Chứng minh rằng tồn tại duy nhất một
ánh xạ afin f : E → E 0 thoả mãn f (Ai ) = A0i với mọi i = 0, 1, . . . , n.

9. Trong không gian afin E chiều 3 với một mục tiêu cố định lấy các điểm A(1, 2, 1),
B(0, 1, 2), C(2, 4, 5). Xác định toạ độ của tâm tỉ cự của các hệ sau đây.

(a) {(A, 1), (B, 2)}


(b) {(A, 1), (B, 1), (C, 1)}

1
(c) {(A, 1), (B, 2), (C, 3)}

10. Chứng minh rằng tâm tỉ cự của hai hệ

{(A1 , α1 ), . . . , (Ak , αk )}

{(A1 , λα1 ), . . . , (Ak , λαk )}


là như nhau với mọi λ 6= 0.

11. Trong không gian afin E cho bốn điểm phân biệt A, B, C, D. Gọi M, N, P, Q lần
lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA.

(a) Chứng minh rằng ba đường thẳng M N, P Q, AC đôi một song song với nhau.
(b) Gọi O là giao điểm của M P và N Q. Chứng minh rằng O là tâm tỉ cự của hệ
{(A, 1), (B, 1), (C, 1), (D, 1)}.

You might also like