You are on page 1of 98

Chương 1

Không gian affine và phẳng

1.1 Không gian affine

Hình học cổ điển trong chương trình phổ thông trung học (PTTH) được xây dựng với các đối
tượng cơ bản là điểm, đường thẳng, mặt phẳng và một hệ tiên đề qui định những mối “quan hệ”
ban đầu giữa chúng. Hình học định nghĩa theo cách này có ưu điểm là trực quan, dễ trình bày
và phù hợp với khả năng tiếp thu cũng như trình độ của học sinh PTTH, nhưng có nhược điểm
là sẽ gặp khó khăn khi mở rộng cho trường hợp nhiều chiều vì sẽ có quá nhiều đối tượng cơ bản
(các phẳng) và theo đó chắc chắn sẽ là một hệ thống tiên đề phức tạp. Hơn nữa nhiều chứng minh
trong hình học cổ điển thường đòi hỏi sự khôn ngoan, mưu mẹo và thường không có phương pháp
thống nhất. Sau các thành tựu của đại số và nhất là của Đại số tuyến tính, người ta đã tìm thấy
một cách trình bày lại hình học cổ điển đơn giản hơn, dưới dạng tổng quát hơn và có phương pháp
nghiên cứu một cách thống nhất (phương pháp tọa độ). Hình học affine được xây dựng với chỉ hai
đối tượng cơ bản là điểm, vector cùng với 8 tiên đề về vector và hai tiên đề về điểm. Các chứng
minh trong hình học affine đa số ngắn gọn và chủ yếu sử dụng các thành tựu của Đại số tuyến
tính. Các khái niệm như các phẳng (đường thẳng và mặt phẳng là các phẳng 1-chiều và 2-chiều)
sẽ có định nghĩa của chúng. Có thể có những định nghĩa khác nhau (nhưng tương đương) về một
không gian affine (Bài tập ?? là một ví dụ) nhưng định nghĩa dưới đây là một định nghĩa kinh
điển được trình bày trong hầu hết các giáo trình về Hình học affine ở Việt Nam.

1.1.1 Không gian affine

Định nghĩa 1. Cho V là một không gian vector trên trường K và A là một tập hợp khác rỗng
mà các phần tử của nó được gọi là điểm. Các vector, để thuận tiện cho việc trình bày cũng như
để có tính trực quan, thường được ký hiệu bằng các chữ thường với một mũi tên ở bên trên như


x ,→
−y ,...,→

u ,→
−v . . . ; còn các điểm thường được ký hiệu bằng các chữ hoa A, B, C . . . , M, N, P, . . . .
Giả sử có ánh xạ
Φ : A × A −→ V
(M, N ) 7−→ Φ(M, N )
thoả mãn hai điều kiện sau:

1
Hình học affine và Euclid

1. với điểm M ∈ A và vector →



v ∈ V, có một và chỉ một điểm N ∈ A sao cho Φ(M, N ) = →

v;

2. với ba điểm M, N, P tuỳ ý của A ta luôn luôn có

Φ(M, N ) + Φ(N, P ) = Φ(M, P ).

Khi đó ta nói A là một không gian affine, hay đầy đủ hơn A là không gian affine trên trường K
liên kết với không gian vector V bởi ánh xạ liên kết Φ.

V được gọi là không gian vector liên kết với (hay không gian nền của) A và thường được ký hiệu


lại là A . Còn Φ được gọi là ánh xạ liên kết và để thuận tiện cũng như trực quan hơn ta thay ký
−−→
hiệu Φ(M, N ) bằng M N . Khi đó các điều kiện trong định nghĩa có thể được viết lại như sau:


− −−→ −
1. ∀M ∈ A, ∀→
−v ∈ A ; ∃! N ∈ A, M N = →
v;
−−→ −−→ −−→
2. ∀M, N, P ∈ A; M N + N P = M P .

Đẳng thức trong điều kiện 2 của định nghĩa được gọi là hệ thức Chasles.

Khi K = R, ta nói A là một không gian affine thực. Khi K = C, ta nói A là một không gian affine
phức.

Đôi khi ta nói A là một K-không gian affine để nhấn mạnh về trường K.


(A, A , Φ) là ký hiệu đầy đủ của một không gian affine. Trong trường hợp không có điều gì gây
nhầm lẫn, để đơn giản ta chỉ ghi vắn tắt là A(K) hoặc A.


Khi A là không gian vector n-chiều thì ta nói A là không gian affine n-chiều và dùng ký hiệu An
để nhấn mạnh về số chiều của A. Ký hiệu số chiều của A là dim A. Như vậy


dim A = dim A .

Trong giáo trình này, nếu không nói gì thêm thì không gian affine là không gian affine n-chiều
và trường K sẽ là trường số thực R hoặc là trường số phức C. Tuy vậy, một số chương như các
chương liên quan đến siêu mặt bậc hai chỉ sẽ chú trọng đến việc trình bày trong không gian thực.
Các vấn đề liên quan đến không gian phức sẽ được giới thiệu trong các phụ lục. Các không gian
affine trên một trường K tùy ý như K là trường hữu hạn, K là trường có đặc số khác không . . . sẽ
là các đề tài dành cho sinh viên làm tiểu luận, niên luận, khóa luận hoặc đề tài nghiên cứu.

1.1.2 Các ví dụ

Ví dụ 1. Đối với hình học giải tích ở PTTH, chúng ta cần phân biệt không gian ba chiều thông
thường, là không gian chỉ gồm các điểm, ký hiệu là E3 và không gian các vector “tự do”, ký hiệu là

−3 →

E . Phép cọng vector và phép nhân vector với một số thực chứng tỏ E 3 là một không gian vector

2
Hình học affine và Euclid

ba chiều. Khi đó việc “vẽ” vector nối hai điểm A và B chính là ánh xạ liên kết Φ. Chúng ta có E3


là một không gian affine liên kết với E 3 vì có thể kiểm tra dễ dàng ánh xạ


Φ : E3 × E3 −→ E 3
−→
(A, B) 7−→ AB

thoả mãn các điều kiện nêu trong Định nghĩa 1.

Ví dụ 2. Cho V là không gian vector trên trường K. Ánh xạ


Φ : V × V −→ V
(→
−u ,→

v ) 7−→ Φ(→

u ,→

v ) := →

v −→

u

rõ ràng là thoả mãn các điều kiện của Định nghĩa 1 nên V là không gian affine liên kết với chính
nó. Ta nói Φ xác định một cấu trúc affine chính tắc trên không gian vector V hay V là không gian
affine với cấu trúc affine chính tắc.

Trường hợp đặc biệt, V = Kn = K


| × K{z
· · · × K} là một không gian affine n chiều với cấu trúc affine
n
chính tắc.

Với ví dụ này chúng ta thấy mỗi không gian vector là một không gian affine. Ngược lại chúng ta
có thể đưa cấu trúc vector vào không gian affine A bằng cách chọn cố định một điểm O ∈ A và
−−→ → −
đồng nhất mỗi điểm M ∈ A với vector OM ∈ A (xem Bài tập ??). Như vậy chúng ta thấy không
gian affine và không gian vector cùng chiều (ví dụ không gian nền của nó chẳng hạn) chỉ “khác”
nhau ở “một điểm cố định”.

Chú ý. Các bài tập ở mục này sẽ cho chúng ta thêm một số ví dụ về “chuyển cấu trúc affine”
từ một không gian affine vào một không gian bất kỳ nhờ một song ánh; tích của hai không gian
affine (là một không gian affine); không gian affine thương và một định nghĩa khác (tương đương
với Định nghĩa 1) của không gian affine v.v. . . .

1.1.3 Một số tính chất đơn giản suy ra từ định nghĩa

Sau đây là một số tính chất đơn giản suy ra từ định nghĩa của không gian affine.

Với mọi M, N, P, Q ∈ A, ta có

−−→ → −
1. M N = 0 khi và chỉ khi M = N,
−−→ −−→
2. M N = −N M ,
−−→ −→ −−→ −−→
3. M N = P Q khi và chỉ khi M P = N Q,
−−→ −−→ −−→
4. M N = P N − P M .

Chứng minh.

3
Hình học affine và Euclid

1. Giả sử M = N. Theo hệ thức Chasles ta có


−−→ −−→ −−→
MM + MM = MM.

Do đó
−−→ →−
MM = 0 .
−−→ → − −−→ → −
Ngược lại, nếu M N = 0 thì theo chứng minh trên ta cũng có M M = 0 . Do đó, theo điều
kiện thứ nhất trong Định nghĩa 1, ta có M = N.

2. Theo hệ thức Chasles ta có


−−→ −−→ −−→ → −
MN + NM = MM = O .
Do đó
−−→ −−→
M N = −N M .

3. Ta có
−−→ −→ −−→ −−→ −−→ −→ −−→ −−→
M N = P Q ⇔ M N + N P = N P + P Q ⇔ M P = N Q.

4. Suy ra từ hệ thức Chasles và tính chất 2. 2

1.2 Phẳng-Độc lập affine và phụ thuộc affine-Bao affine

1.2.1 Phẳng

Phẳng là khái niệm mở rộng theo số chiều của các khái niệm quen thuộc như điểm (0-chiều), đường
thẳng (1-chiều) và mặt phẳng (2-chiều). Trong E3 , một đường thẳng d được hoàn toàn xác định
nếu như chúng ta biết một điểm P ∈ d và một vector chỉ phương → −v của nó. Một mặt phẳng α
được hoàn toàn xác định nếu như chúng ta biết một điểm P ∈ α và một cặp vector chỉ phương
{→
−u ,→

v } của nó. Chúng ta có thể mô tả đường thẳng d và mặt phẳng α như sau
−−→
d = {M ∈ E3 : P M = a→

v ; a ∈ R},
−−→
α = {M ∈ E3 : P M = a→

u + b→

v ; a, b ∈ R}.
Theo cách mô tả này, định nghĩa sau đây hoàn toàn tự nhiên


Định nghĩa 2. Cho (A, A , Φ) là một không gian affine, P là một điểm thuộc A và →

α là một


không gian vector con của A . Tập hợp
−−→ −
α = {M ∈ A : P M ∈ →
α}

gọi là phẳng đi qua P với (không gian chỉ) phương →



α.

Nếu dim →

α = m, ta nói α là một phẳng m-chiều hay một m-phẳng và viết dim α = m. Như vậy

dim α = dim →

α.

4
Hình học affine và Euclid

v
b
a

M
P M P

Hình 1.1: Đường thẳng được xác định bởi một Hình 1.2: Mặt phẳng được xác định bởi một
điểm và một vector chỉ phương. điểm và một cặp vector chỉ phương.

Theo cách gọi thông thường, 1-phẳng là đường thẳng, còn 2-phẳng là mặt phẳng. Siêu phẳng là tên
gọi của phẳng có đối chiều 1, tức là nếu số chiều của không gian là n thì số chiều của siêu phẳng
sẽ là n − 1.

Nhận xét.

−−→ −−→ −−→ −


1. Nếu α là phẳng đi qua điểm P thì P ∈ α và ∀M, N ∈ α, vector M N = P N − P M ∈ →
α.

2. 0-phẳng là tập chỉ gồm một điểm. Do đó ta có thể xem một điểm là một 0-phẳng.

3. Điểm P trong định nghĩa của phẳng α không đóng vai trò gì đặc biệt so với các điểm khác
của α, điểm P bình đẳng với mọi điểm của α. Điều này có nghĩa là:
−−→ −
∀Q ∈ α; α = {M ∈ A : QM ∈ →
α }.



4. Giả sử α là phẳng đi qua P với phương →−α và β là phẳng đi qua Q với phương β . Khi đó


α ⊂ β khi và chỉ khi P ∈ β và →

α ⊂ β.


Từ đó suy ra α ≡ β khi và chỉ khi P ∈ β (hay Q ∈ α) và →

α ≡ β.

5. Nếu α là phẳng với phương →



α thì α là không gian affine liên kết với →

α bởi ánh xạ liên kết

Φ|α×α : α × α −→ →

α.

Chính vì thế chúng ta có thể xem phẳng là không gian affine con.

Để xác định phương →



α của một m-phẳng α chúng ta chỉ cần biết một cơ sở của →

α là đủ. Chính vì
thế ở PTTH người ta dùng các khái niệm vector chỉ phương của một đường thẳng và cặp vector
chỉ phương của một mặt phẳng thay cho khái niệm không gian chỉ phương của chúng.

Do đó, trong trường hợp nhiều chiều chúng ta có thể dùng tên gọi hệ vector chỉ phương để chỉ một
cơ sở của không gian chỉ phương. Có điều đáng chú ý là một m-phẳng chỉ có một không gian chỉ
phương duy nhất nhưng có vô số hệ vector chỉ phương khác nhau.

5
Hình học affine và Euclid

1.2.2 Độc lập affine và phụ thuộc affine

Các khái niệm độc lập affine và phụ thuộc affine trong Hình học affine là các khái niệm tương tự
các khái niệm độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính trong Đại số tuyến tính.

1.2.3 Độc lập affine và phụ thuộc affine

Định nghĩa 3. Hệ m + 1 điểm {A0 , A1 , . . . , Am } (m ≥ 1) của không gian affine A được gọi là độc
−−−→ −−−→ −−−→ →

lập affine nếu hệ m vector {A0 A1 , A0 A2 , . . . , A0 Am } của A là một hệ vector độc lập tuyến tính.

Hệ điểm không độc lập affine gọi là phụ thuộc affine.

Chú ý.

1. Trong giáo trình này, cũng như trong một số các giáo trình về ĐSTT, khái niệm hệ vector
khác với khái niệm tập hợp, mặc dù dùng ký hiệu như nhau. Trong một số giáo trình khác,
nhiều tác giả sử dụng ký hiệu ( ) để chỉ một hệ vector.

2. Đối với hệ các điểm, đôi khi chúng ta sẽ nói vắn tắt độc lập và phụ thuộc thay cho cụm từ
độc lập affine và phụ thuộc affine. Còn khi nói về hệ các vector thì các cụm từ độc lập và
phụ thuộc sẽ thay cho độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính.

3. Tập gồm chỉ một điểm A0 bất kỳ (trường hợp m = 0) luôn được qui ước là độc lập.

4. Trong định nghĩa trên điểm A0 bình đẳng như các điểm khác vì dễ chứng minh rằng (chứng
−−−→ −−−→ −−−→
minh xin dành cho bạn đọc), hệ {A0 A1 , A0 A2 , . . . , A0 Am } độc lập tuyến tính khi và chỉ khi
hệ vector
−−−→ −−−−→ −−−−→ −−−→
{Ai A0 , . . . , Ai Ai−1 , Ai Ai+1 , . . . , Ai Am }, i ∈ {1, 2, ..., m}
độc lập tuyến tính.
−−−→ −−−→ −−−→
5. Hệ {A0 , A1 , . . . , Am } phụ thuộc affine khi và chỉ khi hệ vector {A0 A1 , A0 A2 , . . . , A0 Am } phụ
thuộc tuyến tính.

6. Hệ con của một hệ độc lập là độc lập, còn hệ con của một hệ phụ thuộc thì chưa chắc đã
phụ thuộc.

Ví dụ 3. 1. Hệ hai điểm {P, Q} trong A là độc lập khi và chỉ khi P 6= Q.

2. Hệ ba điểm {P, Q, R} trong A là độc lập khi và chỉ khi chúng không thuộc một đường thẳng
(không thẳng hàng).

3. Hệ bốn điểm {P, Q, R, S} trong A là độc lập khi và chỉ khi chúng không cùng thuộc một
mặt phẳng (không đồng phẳng).

4. Tổng quát, hệ m + 1 điểm {A0 , A1 , ..., Am } trong A là độc lập khi và chỉ khi chúng không
cùng thuộc một (m − 1)-phẳng.

6
Hình học affine và Euclid

Định lý 1.2.1. Trong không gian affine n chiều An , với 0 < m ≤ n + 1, luôn tồn tại các hệ m
điểm độc lập. Mọi hệ gồm hơn n + 1 điểm đều phụ thuộc.



Chứng minh. Giả sử {→ −
e1 , →

e2 , . . . , →

en } là một cơ sở nào đó của An . Lấy A0 ∈ An . Khi đó tồn tại
duy nhất các điểm Ai sao cho
−−−→ →
A0 Ai = −ei , i = 1, 2, . . . , n.
Theo định nghĩa, hệ {A0 , A1 , A2 , . . . , An } là hệ gồm n + 1 điểm độc lập. Khi đó, dĩ nhiên hệ
{A0 , A1 , A2 , . . . , Am−1 }, với 0 < m ≤ n + 1, là hệ gồm m điểm độc lập.
−−−→ −−−→ −−−→
Nếu hệ {B0 , B1 , B2 , . . . , Bp } gồm hơn n + 1 điểm, tức là p > n, thì hệ {B0 B1 , B0 B2 , . . . , B0 Bp }
là hệ có nhiều hơn n vector nên phụ thuộc tuyến tính. Theo định nghĩa, hệ gồm p + 1 điểm
{B0 , B1 , B2 , . . . , Bp } phụ thuộc affine. 2

1.2.4 Giao của các phẳng-Bao affine

Cho {αi : i ∈ I} là một họ không rỗng các phẳng trong không gian affine A.

Định lý 1.2.2. Nếu i∈I αi 6= ∅ thì i∈I αi là một phẳng có phương là i∈I →
T T T −
α i.

T T T
Chứng minh. Vì i∈I αi 6= ∅ nên tồn tại P ∈ i∈I αi . Điểm M ∈ i∈I αi khi và chỉ khi
−−→ − −−→ T −
M ∈ αi , ∀i ∈ I; tức là khi và chỉ khi P M ∈ →
α i , ∀i ∈ I. Điều này tương đương với P M ∈ i∈I →
α i.
Nói cách khác \ −−→ \ → −
αi = {M ∈ A : P M ∈ α i },
i∈I i∈I

αi là phẳng đi qua P với không gian chỉ phương là i∈I →


T −
2
T
nghĩa là i∈I α i.
T
Định nghĩa 4. Phẳng i∈I αi trong Định lý 1.2.2 được gọi là phẳng giao của các phẳng αi .

T
Từ định nghĩa trên, chúng ta dễ nhận thấy rằng i∈I αi chính là phẳng lớn nhất (theo quan hệ
bao hàm) chứa trong tất cả các phẳng αi , i ∈ I.

Định nghĩa 5. Cho X là một tập con khác rỗng của không gian affine A. Khi đó giao của mọi
phẳng chứa X trong A sẽ là một cái phẳng, gọi là bao affine của X, ký hiệu hXi.

Bao affine hXi của tập X là cái phẳng bé nhất (theo quan hệ bao hàm) chứa X.
S
Định nghĩa 6. Cho {αi : i ∈ I} là một họ không rỗng các phẳng. Bao affine của tập hợp i∈I αi
P
được gọi là phẳng tổng (hay vắn tắt tổng) của các phẳng αi , ký hiệu i∈I αi .

Như vậy phẳng tổng là phẳng bé nhất (có số chiều bé nhất) chứa tất cả các αi , i ∈ I. P
, m} thì ta viết α1 + α2 + . . . + αm hay m
Khi I là tập hữu hạn, chẳng hạn I = {1, 2, . . .P i=1 αi để
biểu thị cho tổng của các phẳng αi , thay cho i∈I αi .

7
Hình học affine và Euclid

Dễ thấy rằng nếu X là một hệ hữu hạn điểm, X = {P0 , P1 , . . . , Pm }, thì tổng P0 + P1 + . . . + Pm
(xem các Pi là các 0-phẳng) là phẳng có số chiều bé nhất đi qua các điểm này. Hơn nữa dim(P0 +
−−→ −−→ −−−→
P1 + . . . + Pm ) = rank{P0 P1 , P0 P1 , . . . P0 Pm }. Do đó, nếu hệ điểm {P0 , P1 , . . . , Pm } độc lập thì
dim(P0 + P1 + . . . + Pm ) = m.

Chứng minh nhận xét này xin dành cho bạn đọc.
Định lý 1.2.3. Cho α và β là hai cái phẳng. Nếu α ∩ β 6= ∅ thì với mọi điểm P ∈ α và với
−→ − → −
mọi điểm Q ∈ β ta có P Q ∈ →α + β . Ngược lại nếu có điểm P ∈ α và có điểm Q ∈ β sao cho
−→ → →

PQ ∈ −α + β thì α ∩ β 6= ∅.

Chứng minh. Giả sử α ∩ β 6= ∅. Lấy điểm M ∈ α ∩ β. Khi đó với mọi điểm P ∈ α và với mọi
−−→ − −−→ → −
điểm Q ∈ β, ta có P M ∈ →
α và M Q ∈ β . Do đó
−→ −−→ −−→ → →

P Q = P M + MQ ∈ −
α + β.

−→ − → − −→ − → −
Ngược lại giả sử có điểm P ∈ α và có điểm Q ∈ β sao cho P Q ∈ →
α + β . Do P Q ∈ →
α + β nên
−→ → →

PQ = −
u +→

v ; với →

u ∈→

α,→

v ∈ β.
−−→
Khi đó tồn tại duy nhất điểm M ∈ α và tồn tại duy nhất điểm N ∈ β sao cho P M = →

u và
−−→ →
− −→ −−→ −−→ −→ −
−→ −−→ −−→
QN = − v . Do đó, P Q = P M − QN hay P Q + QN = P N = P M nên N ≡ M, tức là
α ∩ β 6= ∅. 2

Chúng ta có định lý sau nói về số chiều của tổng hai cái phẳng, tương tự như định lý nói về số
chiều của tổng hai không gian vector con.


Định lý 1.2.4. Giả sử α và β là hai cái phẳng với phương lần lượt là →

α và β . Khi đó

1. nếu α ∩ β 6= ∅ thì
dim(α + β) = dim α + dim β − dim(α ∩ β);

2. nếu α ∩ β = ∅ thì


dim(α + β) = dim α + dim β − dim(→

α ∩ β ) + 1.

Chứng minh.



1. Nếu α ∩ β 6= ∅ thì theo Định lý 1.2.2, α ∩ β là phẳng có phương →−α ∩ β . Lấy P ∈ α ∩ β và


gọi γ là phẳng đi qua P với phương → −γ =→−α + β . Rõ ràng là α ⊂ γ và β ⊂ γ. Ngoài ra nếu


có phẳng γ 0 chứa α và β thì P ∈ γ 0 và phương của γ 0 phải chứa →

α và β . Nói cách khác ta
có γ ⊂ γ 0 . Vậy γ là phẳng bé nhất chứa α và β, tức là γ = α + β. Do đó


dim(α + β) = dim γ = dim →

γ = dim(→−
α + β)

− →

= dim →

α + dim β − dim(→ −
α ∩ β)
= dim α + dim β − dim(α ∩ β).

8
Hình học affine và Euclid

−→ − → −
2. Giả sử α ∩ β = ∅. Lấy P ∈ α và Q ∈ β, theo Định lý 1.2.3 ta có P Q 6∈ → α + β . Gọi →

γ là
−→ →
− →
− →
− →

không gian con một chiều sinh bởi P Q, ta có ( α + β ) ∩ γ = { 0 }. Gọi η là phẳng đi qua

− −
P với phương là → −α + β +→ γ thì rõ ràng α ⊂ η và β ⊂ η. Do đó α + β ⊂ η.

− →

Ngoài ra nếu η 0 là phẳng chứa α và β thì P ∈ η 0 và phương η 0 của η 0 phải chứa →

α , β và →

γ.
0
Do đó η ⊂ η . Từ đây suy ra rằng η là cái phẳng bé nhất chứa cả α và β, hay nói cách khác
η = α + β.


Do dim((→−
α + β)∩→ −γ ) = 0 nên ta có

dim(α + β) = dim η

− −
= dim(→
−α + β +→ γ)

− →

= dim →

α + dim β + dim → −
γ − dim(→

α ∩ β)


= dim α + dim β + 1 − dim(→

α ∩ β ).
2

1.3 Vị trí tương đối

Mục này nêu các định nghĩa về các vị trí tương đối có thể xảy ra giữa hai phẳng như cắt nhau,
chéo nhau và song song. Cần phải chú ý là các định nghĩa nêu ở mục này không hoàn toàn giống
như ở các định nghĩa tương tự ở PTTH. Các ví dụ ngay sau định nghĩa sẽ giúp chúng ta thấy rõ
sự khác nhau này. Lý do chọn các định nghĩa như thế này là để các phát biểu liên quan đến các
vị trí tương đối giữa các phẳng được phát biểu một cách đơn giản và ngắn gọn hơn. Cũng có thể
trình bày các định nghĩa sao cho phù hợp với các định nghĩa đã biết ở PTTH. Vấn đề này được
đưa vào phần bài tập (xem Bài tập ??).
Định nghĩa 7. Hai phẳng α và β được gọi là cắt nhau cấp r nếu α ∩ β là một r - phẳng. Chúng


được gọi là chéo nhau cấp r nếu α ∩ β = ∅ và dim(→

α ∩ β ) = r. Chúng được gọi là song song (với

− →

nhau) nếu →−α ⊂ β hoặc β ⊂ → −
α.
Ví dụ 4. Xét trong không gian 3 chiều thông thường E3 .

1. Hai đường thẳng “cắt nhau theo nghĩa ở PTTH” là hai 1-phẳng cắt nhau cấp 0. Tổng của
chúng là mặt phẳng duy nhất xác định bởi hai đường thẳng đó.

2. Hai mặt phẳng “cắt nhau theo nghĩa ở PTTH” là hai 2-phẳng cắt nhau cấp 1. Tổng của
chúng chính là E3 .

3. Hai đường thẳng “song song theo nghĩa ở PTTH” là hai 1-phẳng song song. Chúng cũng là
hai 1-phẳng chéo nhau cấp 1. Tổng của chúng chính là mặt phẳng chứa hai đường thẳng đó.

4. Tương tự, hai mặt phẳng “song song theo nghĩa ở PTTH” là hai 2-phẳng song song. Chúng
cũng là hai 2-phẳng chéo nhau cấp 2.

5. Hai đường thẳng “chéo nhau theo nghĩa ở PTTH” là hai 1-phẳng chéo nhau cấp 0. Tổng của
chúng chính là E3 .

9
Hình học affine và Euclid

Hình 1.3: Hai mặt phẳng song song hay hai Hình 1.4: Đường thẳng song song với mặt
mặt phẳng chéo nhau cấp 2. phẳng hay đường thẳng và mặt phẳng chéo
nhau cấp 1.

6. Theo Định lý 1.2.4, trong E3 không tồn tại hai mặt phẳng chéo nhau cấp 0 hoặc cấp 1.

Định lý 1.3.1. Cho hai phẳng song song α và β. Nếu α ∩ β 6= ∅ thì α ⊂ β hoặc β ⊂ α.

Chứng minh.


Do α và β có điểm chung nên giao α ∩ β là một phẳng với phương →

α ∩ β . Do α và β song song

− →
− →
− →

nên →−
α ⊂ β hoặc β ⊂ → −
α . Nếu →

α ⊂ β thì α ∩ β = α tức là α ⊂ β. Nếu β ⊂ → −
α thì α ∩ β = β,
tức là β ⊂ α. 2

Định lý 1.3.2. Qua một điểm A có một và chỉ một m-phẳng song song với m-phẳng α đã cho.

Chứng minh. Gọi β là m-phẳng đi qua A với phương là → −


α . Khi đó β là phẳng m-chiều song

− →

song với α. Nếu β cũng là m-phẳng đi qua A và song song với α thì suy ra β 0 = β (= →
0 −
α ). Do β
0 0
và β có điểm chung nên theo Định lý 1.3.1 ta suy ra β ≡ β . 2

Hình 2.

Định lý 1.3.3. Trong không gian affine n chiều An cho một siêu phẳng α và một m-phẳng
β (1 ≤ m ≤ n − 1). Khi đó α và β hoặc song song hoặc cắt nhau theo một (m − 1)-phẳng.

Chứng minh. Nếu β ⊂ α thì theo định nghĩa ta có α và β song song.

Nếu β 6⊂ α, thì α + β = A. Ta có hai trường hợp.

10
Hình học affine và Euclid

Hình 1.6: Đường thẳng thuộc mặt phẳng hay


Hình 1.5: Hai mặt phẳng cắt nhau cấp 1.
đường thẳng và mặt phẳng cắt nhau cấp 1.

1. Trường hợp 1: α ∩ β 6= ∅. Áp dụng công thức 1 của Định lý 1.2.4 ta có

dim A = dim α + dim β − dim(α ∩ β),

hay
n = n − 1 + m − dim(α ∩ β).
Suy ra dim(α ∩ β) = m − 1.
Vậy α và β cắt nhau theo một (m − 1)-phẳng (cắt nhau cấp m − 1).

2. Trường hợp 2: α ∩ β = ∅. Áp dụng công thức 2 của Định lý 1.2.4 ta có




n = n − 1 + m + 1 − dim(→

α ∩ β ).

− →
− →
− →

Suy ra dim(→

α ∩ β ) = m. Điều này chứng tỏ →

α ∩ β = β , hay β ⊂ →

α , tức α và β song
song. 2

1.4 Mục tiêu affine-Phương trình của phẳng

Trong mục này chúng ta sẽ đưa vào không gian affine một “hệ tọa độ”. Nhờ có “hệ tọa độ” này các
đối tượng hình học như điểm, phẳng và sau này là siêu mặt bậc hai v.v. . . sẽ được đồng nhất với
đối tượng đại số như tọa độ (phần tử của Kn ), phương trình, hệ phương trình đại số . . . . Nhờ vậy,
chúng ta có thể áp dụng Đại số tuyến tính vào việc nghiên cứu các đối tượng hình học (phương

11
Hình học affine và Euclid

pháp tọa độ trong hình học). Bắt đầu từ đây chúng ta sẽ thấy dần vai trò của Đại số tuyến tính
trong việc nghiên cứu hình học affine. Đại số tuyến tính cũng đóng vai trò chính trong việc xây
dựng và nghiên cứu Hình học xạ ảnh. Điều này giải thích lý do Hình học affine cùng với Hình học
xạ ảnh, trong chương trình Hình học dành cho Sinh viên Sư phạm Toán, được gọi chung một cái
tên là Hình học tuyến tính. Chúng ta sẽ thấy nhiều kết quả của Hình học affine (và sau này là các
kết quả trong Hình học xạ ảnh) chính là các kết quả của Đại số tuyến tính được “trình bày" lại
theo ngôn ngữ hình học.

1.4.1 Mục tiêu và tọa độ affine

Trong Hình học giải tích ở PTTH hai hệ tọa độ thường được dùng là hệ tọa độ Descartes, hệ tọa
độ gồm 1 điểm gốc O và một hệ các vector trực chuẩn; hệ tọa độ trực giao, hệ tọa độ gồm 1 điểm
gốc O và một hệ các vector trực giao. Hệ tọa độ affine (hệ tọa độ xiên), ít được thấy giới thiệu
trong các sách của PTTH.
Định nghĩa 8. Cho An là một không gian affine n chiều. Hệ {O; → −e1 , →

e2 , . . . , →

en }, gồm một điểm
n →
− →
− −
→n
O ∈ A và một cở sở { e1 , . . . , en } của A , được gọi là một mục tiêu affine (hay vắn tắt mục tiêu)
của An . Điểm O được gọi là gốc, vector → −ei được gọi là vector cơ sở thứ i, i = 1, 2, ..., n.

Để chỉ mục tiêu {O; →



e1 , →

e2 , . . . , →

en } thường chúng ta sẽ viết {O; →

ei }i=1,2,...,n hay đơn giản hơn nữa


là {O; ei }.

Giả sử {O; →

ei } là một mục tiêu của không gian affine An . Khi đó với mọi M ∈ An , vector
−−→ → −n −−→
OM ∈ A , nên ta có biểu diễn tuyến tính của OM qua cơ sở {→−ei }:
n
−−→ X →
OM = xi −
ei .
i=1

−−→
Điều này có nghĩa là vector OM có tọa độ (x1 , x2 , . . . , xn ) đối với cơ sở {→

ei }, xi ∈ K, i = 1, 2, . . . , n.

Khi đó bộ (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Kn , viết tắt (xi ), cũng được gọi là tọa độ của M đối với (hay trong)
mục tiêu {O; → −
ei } và xi được gọi là tọa độ thứ i của M . Để chỉ điểm M có tọa độ (xi ) đối với mục


tiêu {O; ei }, ta thường dùng một trong các ký hiệu

M (x1 , x2 , . . . , xn )/{O;−

ei } hoặc M (xi )/{O;−
ei } .

Tuy nhiên nếu không có gì gây nhầm lẫn, ta chỉ viết

M (x1 , x2 , . . . , xn ) hay M (xi ).

Giả sử M có tọa độ (xi ) và N có tọa độ (yi ) đối với mục tiêu affine {O; →

ei }, ta có
n n n
−−→ −−→ −−→ X →
yi − xi →
− (yi − xi )→

X X
M N = ON − OM = ei − ei = ei .
i=1 i=1 i=1

−−→
Hay vector M N có tọa độ (yi − xi ) đối với cơ sở {→

ei }.

12
Hình học affine và Euclid

Như vậy, “tọa độ của vector bằng tọa độ của điểm ngọn trừ đi tọa độ của điểm gốc”.

Nhận xét.

1. Giả sử trên An đã chọn mục tiêu cố định {O; →



ei }. Xét ánh xạ
ϕ : A −→ Kn
M 7−→ (xi )

với (xi ) là tọa độ của M đối với mục tiêu affine {O; →

ei }. Ta có ϕ là một song ánh. Ánh xạ
này cho phép đồng nhất mỗi điểm của A với một phần tử của Kn và nhờ đó sau này các đối
tượng hình học sẽ được đồng nhất với các đối tượng đại số.
2. Xét mục tiêu affine {O; →

ei } của An và gọi Ei ∈ An , i = 1, ..., n là các điểm sao cho
−−→
OE i = →−
ei .
Khi đó hệ điểm {O, E1 , E2 , . . . , En } là hệ điểm độc lập affine. Ngược lại một hệ gồm n + 1
−−→
điểm {O, E1 , E2 , . . . , En } độc lập xác định mục tiêu affine {O; → −
ei } với →

ei = OEi . Do đó
ta cũng gọi một hệ n + 1 điểm độc lập trong An là một mục tiêu affine và dùng ký hiệu
{O; E1 , E2 , . . . , En } hoặc {O; Ei }i=1,2,...,n hoặc {O; Ei } để chỉ một mục tiêu với điểm gốc là O.
Theo định nghĩa ta có điểm O có tọa độ (0, 0, . . . , 0) và điểm Ei có tọa độ (0, . . . , 0, 1, 0, . . . , 0),


số 1 đứng ở vị trí thứ i, đối với mục tiêu affine {O; Ei }.
3. Siêu phẳng đi qua n điểm độc lập O, E1 , E2 , . . . , Ei−1 , Ei+1 , . . . , En được gọi là siêu phẳng
tọa độ thứ i. Dễ thấy điểm M thuộc siêu phẳng tọa độ thứ i khi và chỉ khi xi = 0, với xi là
tọa độ thứ i của M.

1.4.2 Công thức đổi mục tiêu

Giả sử trong không gian affine An ta có hai mục tiêu affine khác nhau {O; →

ei } và {O0 , →

ei 0 }. Một
điểm M ∈ An sẽ có hai bộ tọa độ khác nhau (xi ) và (x0i ) tương ứng đối với chúng. Vấn đề cần
quan tâm là tìm mối liên hệ giữa các bộ tọa độ này. Giả sử
n
−−→0 X
OO = bi →

ei ,
i=1

và →−
e1 0 = c11 →

e1 + c21 →

e2 + . . . + cn1 →

en

→− = c12 →

e1 + c22 →

e2 + . . . + cn2 →


e2 0

en

 ...
→− = c1n →

e1 + c2n →

e2 + . . . + cnn →


e 0
n en
hay viết gọn → −
ej 0 = i=1 cij →−
Pn
ei , j = 1, 2, . . . , n. Điểm M có tọa độ trong hai mục tiêu đó theo thứ
0
tự là (xi ) và (xi ), có nghĩa là
n n
−−→ X → −− → X
OM = xi −
ei , O0 M = x0j →

ej 0 .
i=1 j=1

13
Hình học affine và Euclid

Ta có n n n

− −−→ −−→0 −− → X →
− x0j →

X X
0
xi ei = OM = OO + O M = bi ei + ej 0
i=1 i=1 j=1
n n n n n
bi →
− cij →
− cij x0j + bi )→

X X X X X
= ei + x0j ei = ( ei .
i=1 j=1 i=1 i=1 j=1

Do đó,
n
X
xi = cij x0j + bi , i = 1, 2, . . . , n. (1.1)
j=1

Công thức trên được viết dưới dạng tường minh

x1 = c11 x01 + c12 x02 + . . . + c1n x0n + b1





x = c x 0 + c x 0 + . . . + c x 0 + b

2 21 1 22 2 2n n 2
, (1.2)


 . . .
xn = cn1 x01 + cn2 x02 + . . . + cnn x0n + bn

hay dưới dạng ma trận


[x] = C[x0 ] + [b], (1.3)
với  
c11 c12 . . . c1n
 c21 c22 . . . c2n 
C =  ..
 
.. .. .. 
 . . . . 
cn1 cn2 . . . cnn
là ma trận chuyển cơ sở từ cơ sở {→
−ei } sang cơ sở {→
−ei 0 }, do đó C không suy biến (det C 6= 0) và
     
x1 x01 b1
 x2   x0   b2 
 2
[x] =  ..  , [x0 ] =  ..  , [b] =  ..  .
   
. . .
0
xn xn bn

Công thức (1.1) (hay (1.2), (1.3)) và ma trận C lần lượt được gọi là công thức đổi tọa độ (hay công
thức đổi mục tiêu) và ma trận đổi tọa độ (hay ma trận đổi mục tiêu) từ mục tiêu {O; → −
ei } sang
mục tiêu {O0 ; →

ei 0 }.

Ví dụ 5. Trong không gian affine A cho mục tiêu {O; → −


ei }. Giả sử O0 là điểm có tọa độ (bi ) đối
với mục tiêu {O; →

ei } và →

ei 0 = →

e1 + →

e2 + . . . + →

ei , i = 1, 2, . . . , n.

1. Do ma trận chuyển cơ sở từ cơ sở {→
−ei } sang cơ sở {→
−ei } là ma trận đơn vị nên công thức đổi

− 0 →

tọa độ từ mục tiêu {O; ei } sang mục tiêu {O ; ei } có dạng

xi = x0i + bi , i = 1, 2, . . . , n.

14
Hình học affine và Euclid

2. Do ma trận chuyển cơ sở từ cơ sở {→

ei } sang cơ sở {→ −
ei 0 } là ma trận
 
1 1 ... 1
0 1 . . . 1
C =  .. .. ,
 
. . .. 
. . . .
0 0 ... 1

nên công thức đổi tọa độ từ mục tiêu {O; →



ei } sang mục tiêu {O; →

ei 0 } có dạng

xi = x0i + x0i+1 + . . . + x0n , i = 1, 2, . . . , n,

và công thức đổi tọa độ từ mục tiêu {O; →



ei } sang mục tiêu {O0 ; →

ei 0 } có dạng

xi = x0i + x0i+1 + . . . + x0n + bi , i = 1, 2, . . . , n.

1.4.3 Phương trình của m-phẳng

Phương trình tham số. Cho An là một không gian affine n chiều, với mục tiêu affine {O; →

ei }


cho trước, và α là một m-phẳng đi qua điểm P với phương α , 0 < m < n. Giả sử
n
−→ X →
OP = bi −
ei ,
i=1

và {→

a1 , →

a2 , . . . , −
a→ →

m } là một cở sở của α , với

n

− aip →

X
ap = ei ; p = 1, 2, . . . , m.
i=1

−−→ −
Điểm M có tọa độ (xi ) đối với mục tiêu {O; → −
ei } thuộc α khi và chỉ khi P M ∈ →
α , tức là khi và
chỉ khi có các phần tử tp ∈ K, p = 1, 2, . . . , m sao cho
m
−−→ X →
PM = tp −
ap .
p=1

Ta có n n n
−−→ −−→ −→ X →
xi − bi →
− (xi − bi )→

X X
P M = OM − OP = ei − ei = ei , (1.4)
i=1 i=1 i=1

và ta cũng có
n m n n X m
−−→ X →
tp − aip →
− aip tp )→

X X X
PM = ap = tp ei = ( ei . (1.5)
i=1 p=1 i=1 i=1 p=1

Nên từ (1.4) và (1.5) ta suy ra


m
X
xi = aip tp + bi , i = 1, 2, . . . , n. (1.6)
p=1

15
Hình học affine và Euclid

Hệ phương trình (1.6) được viết dưới dạng tường minh




 x1 = a11 t1 + a12 t2 + . . . + a1m tm + b1

x
2 = a21 t1 + a22 t2 + . . . + a2m tm + b2
, (1.7)


 ...

xn = an1 t1 + an2 t2 + . . . + anm tm + bn

hay dưới dạng ma trận


[x] = A[t] + [b], (1.8)
với  
a11 a12 . . . a1m
 a21 a22 . . . a2m 
A =  ..
 
.. ... .. 
 . . . 
an1 an2 . . . anm
là ma trận có hạng bằng m và
     
x1 t1 b1
 x2   t2   b2 
[x] =  ..  , [t] =  ..  , [b] =  ..  .
     
. . .
xn tm bn

Hệ phương trình (1.6), (1.7) và (1.8) có thể viết dưới dạng vector

− →

x = t1 → −
a1 + t 2 →

a2 + . . . + tm −
a→
m+ b (1.9)


với →

x là vector có tọa độ (x1 , x2 , . . . , xn ) và b là vector có tọa độ (b1 , b2 , . . . , bn ).

Hệ phương trình (1.6) (hay (1.7), (1.8), (1.9)) được gọi là phương trình tham số của m-phẳng α
còn các phần tử tp , p = 1, 2, ..., m gọi là các tham số.

Nhận xét.

1. Ánh xạ M ∈ α 7→ (t1 , t2 , ..., tm ) ∈ Km là một song ánh từ α lên Km . Như vậy, mỗi điểm
M ∈ α có thể đồng nhất với một bộ m số.
2. Do hệ vector {→

a1 , →

a2 , . . . , →

ap } độc lập nên ma trận A = (aip )n×m có hạng bằng m.
3. Ngược lại, dễ thấy một hệ phương trình dạng (1.6) (hay (1.7), (1.8), (1.9)) với hạng ma
trận hệ số A = (aip )n×m bằng m sẽ là phương trình của m-phẳng đi qua điểm P P có−tọa độ
(b1 , b2 , . . . , bn ) với không gian chỉ phương →

α có một cơ sở là {→

ap : →

ap = ni=1 aip →
ei , p =
1, 2, . . . , m}.
Ví dụ 6. Phương trình tham số của một đường thẳng α trong không gian affine n chiều có dạng
xi = ai t + bi , i = 1, 2, . . . , n.
Trong đó t là tham số, các phần tử a1 , a2 , . . . , an không đồng thời bằng 0 là các thành phần tọa độ
của vector chỉ phương →−a của α, (b1 , b2 , . . . , bn ) là tọa độ của điểm P cho trước thuộc α còn (xi )
là tọa độ của điểm tùy ý M ∈ α.

16
Hình học affine và Euclid

Phương trình tổng quát. Trong không gian affine n chiều An cho m-phẳng α có phương trình
tham số (1.7). Nếu xem phương trình tham số của α là một hệ gồm n phương trình đối với m ẩn
t1 , t2 , . . . , tm còn các xi , i = 1, 2, . . . , n, là các hằng thì từ điều kiện ma trận hệ số A = (aip )n×m
có hạng là m ta có thể chọn trong n phương trình của hệ một hệ gồm m phương trình độc lập (có
định thức của hệ khác không). Không mất tính tổng quát có thể giả sử đó là hệ gồm m phương
trình đầu. Giải hệ m phương trình đó (là hệ Crammer) ta tìm được các nghiệm t1 , t2 , . . . , tm , biểu
thị một cách duy nhất (do đó các ti là duy nhất) dưới dạng bậc nhất qua các x1 , x2 , . . . , xm . Thay
m giá trị này của các ti vào n − m phương trình còn lại ta thu được hệ phương trình dạng
m
X
cij xj + xm+i + ci = 0, i = 1, 2, . . . , n − m. (1.10)
j=1

Hay viết dưới dạng tường minh




 c11 x1 + . . . + c1m xm + xm+1 + c1 = 0

c x + . . . + c x + x
21 1 2m m m+2 + c2 = 0
. (1.11)


 ...

c(n−m)1 x1 + . . . + c(n−m)m xm + xn + cn−m = 0

Ma trận hệ số của hệ phương trình (1.10) có hạng n − m vì có định thức con cấp n − m ứng với
các ẩn xm+1 , xm+2 , . . . , xn là
1 0 0 . . . 0

0 1 0 . . . 0
.. .. .. . . .. = 1 6= 0.

. . . . .

0 0 0 . . . 1

Mỗi điểm thuộc m-phẳng α sẽ có tọa độ thỏa mãn hệ phương trình trên và ngược lại.
Tóm lại, mỗi m-phẳng trong không gian An được biểu thị bằng một hệ phương trình tuyến tính
có hạng bằng n − m.
Ta sẽ chứng minh điều ngược lại, mỗi hệ phương trình tuyến tính dạng


 c11 x1 + . . . + c1n xn + c1 = 0

c x + . . . + c x + c = 0
21 1 2n n 2
, (1.12)


 . . .

c(n−m)1 x1 + . . . + c(n−m)n xn + cn−m = 0

với ma trận hệ số có hạng bằng n − m sẽ xác định một m-phẳng nào đó của An .
Thật vậy, do hạng của ma trận hệ số bằng n − m nên hệ phương trình (1.12) luôn có nghiệm theo
Định lý Kronecker-Capelli. Gọi (b1 , b2 , . . . , bn ) là một nghiệm của hệ và gọi (a1j , a2j , . . . , anj ), j =
1, 2, . . . , m là một hệ nghiệm cơ bản của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất tương ứng. Đặt


P (b1 , b2 , . . . , bn ) ∈ An và →

aj (a1j , a2j , . . . , anj ) ∈ An ; j = 1, 2, . . . , m. Hệ vector {→

aj } là hệ vector


độc lập nên sinh ra một không gian con m-chiều α của A . Chú ý rằng mỗi vector →

− n −u ∈→ −
α có tọa
độ là nghiệm của hệ phương trình tuyến thuần nhất tương ứng. Gọi α là m-phẳng đi qua P với
phương là → −α thì do mỗi nghiệm của hệ phương trình tuyến tính là tổng của một nghiệm riêng và
một nghiệm của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất tương ứng nên ta dễ dàng suy ra điểm

17
Hình học affine và Euclid

−−→ −
M (xi ) ∈ α khi và chi khi (xi ) là nghiệm của hệ. Thật vậy, M ∈ α khi và chỉ khi P M = →
u (ui ) ∈ →

α.
Về phương diện tọa độ ta có
(xi ) − (bi ) = (ui ),
hay
(xi ) = (bi ) + (ui ),
tức là (xi ) là một nghiệm của hệ.
Như vậy, mỗi m-phẳng được đặc trưng bởi một hệ phương trình dạng (1.12) với ma trận hệ số có
hạng bằng n − m. Ta gọi hệ phương trình dạng (1.12) là phương trình tổng quát của m-phẳng.

Ví dụ.

1. Phương trình tổng quát của một siêu phẳng trong An đối với một mục tiêu affine cho trước
có dạng
Xn
ai xi + b = 0, (1.13)
i=1

trong đó các phần tử ai ∈ K, i = 1, 2, . . . , n không đồng thời bằng không.


Như vậy từ phương trình tổng quát của m-phẳng, ta có thể xem một m-phẳng là giao của
n − m siêu phẳng (độc lập) nào đó.

2. Phương trình tổng quát của siêu phẳng đi qua điểm P có tọa độ (b1 , b2 , . . . , bn ) có dạng
n
X
ai (xi − bi ) = 0, (1.14)
i=1

trong đó các phần tử ai ∈ K, i = 1, 2, . . . , n không đồng thời bằng không.

3. Trong An với mục tiêu cho trước {O; → −


ei }, cho n điểm độc lập A1 , . . . , An với Ai có tọa độ
(a1i , . . . , ani ) đối mục tiêu đã cho. Gọi α là siêu phẳng đi qua A1 , A2 , . . . , An . Khi đó điểm M
−−−→
có tọa độ (x1 , x2 , . . . , xn ) đối với mục tiêu {O; →−ei } thuộc α khi và chỉ khi vector A1 M cùng
−−−→
với các vector A1 Ai , i = 2, 3, . . . , n lập thành một hệ phụ thuộc tuyến tính, tức là khi và chỉ
khi
x1 − a11 x2 − a21 . . . xn − an1

a12 − a11 a22 − a21 . . . an2 − an1
= 0, (1.15)

.. .. .. ..
. . . .

a1n − a11 a2n − a21 . . . ann − an1
hay
1 x1 x 2 . . . xn

1 a11 a21 . . . an1
. = 0. (1.16)

.. .. .. ..
. . . . ..

1 a1n a2n . . . ann
Khai triển (1.16), ta được một phương trình tuyến tính bậc nhất đối với n biến x1 , x2 , ..., xn .
Đây chính là phương trình tổng quát của siêu phẳng α.

18
Hình học affine và Euclid

1.5 Tâm tỉ cự. Tỉ số đơn

1.5.1 Tâm tỉ cự

Định nghĩa 9. Cho họ điểm {P1 , P2 , . . . , Pm } ⊂ An và họ hệ số {λ1 , λ2 , . . . , λm }, λi ∈ K, thoả


mãn điều kiện
λ := λ1 + λ2 + . . . + λm 6= 0.
Lấy một điểm O tùy ý của An , khi đó
1 −−→ −−→
(λ1 OP1 + . . . + λm OPm )
λ
là một vector xác định của An . Do đó tồn tại duy nhất một điểm G ∈ An sao cho
−→ 1 −−→ −−→
OG = (λ1 OP1 + . . . + λm OPm ). (1.17)
λ
Ta gọi điểm G là tâm tỉ cự của họ {P1 , P2 , . . . , Pm } gắn với họ hệ số {λ1 , λ2 , . . . , λm }.

Định lý 1.5.1. Điểm G là tâm tỉ cự của họ điểm {P1 , P2 , . . . , Pm } gắn với họ hệ số {λ1 , λ2 , . . . , λm }
khi và chỉ khi G thoả mãn hệ thức
−−→ −−→ −−→ → −
λ1 GP1 + λ2 GP2 + . . . + λm GPm = 0 . (1.18)

Chứng minh. Thật vậy,


−→ 1 −−→ −−→
OG = (λ1 OP1 + . . . + λm OPm )
λ
−→ −−→ −−→
⇔(λ1 + λ2 + . . . + λm )OG = λ1 OP1 + . . . + λm OPm
−→ −−→ −→ −−→ →

⇔λ1 (GO + OP1 ) + . . . + λm (GO + OPm ) = 0
−−→ −−→ −−→ → −
⇔λ1 GP1 + λ2 GP2 + . . . + λm GPm = 0 .
2

Từ Định lý 1.5.1 ta dễ dàng chứng minh hai hệ quả sau.

Hệ quả 1.5.2. Tâm tỉ cự không phụ thuộc vào điểm O được chọn mà chỉ phụ thuộc vào hệ điểm
{P1 , P2 , . . . , Pm } và họ hệ số {λ1 , λ2 , . . . , λm }.

Hệ quả 1.5.3. Khi thay họ hệ số {λ1 , λ2 , . . . , λm } bởi họ hệ số {kλ1 , kλ2 , . . . , kλm }, k 6= 0, thì
tâm tỉ cự vẫn không thay đổi.

Định nghĩa 10. Tâm tỉ cự G của {P1 , P2 , . . . , Pm } gắn họ hệ số {λ1 , λ2 , . . . , λm } với λ1 = λ2 =


. . . = λm (theo Hệ quả 1.5.3 ta có thể chọn λ1 = λ2 = . . . = λm = 1) gọi là trọng tâm của hệ điểm
đó.

19
Hình học affine và Euclid

Dễ thấy trọng tâm G được xác định bởi hệ thức


m
−→ 1 X −−→
OG = OPi , (1.19)
m i=1

trong đó O ∈ A tùy ý, hay


m
X −−→ → −
GPi = 0 . (1.20)
i=1

Trọng tâm của hệ hai điểm {P, Q} còn gọi là trung điểm của cặp điểm P, Q.

Chúng ta cần chú ý rằng mọi hệ m điểm có trọng tâm khi và chỉ khi đặc số của trường K là khác
m. Trong trường hợp K = R hoặc C thì mọi hệ hữu hạn điểm đều có trọng tâm.

Định lý sau cho thấy có thể dùng khái niệm tâm tỉ cự để đặc trưng các phẳng.
Định lý 1.5.4. Tập tất các các tâm tỉ cự với họ các hệ số khác nhau của hệ điểm {P0 , P1 , . . . , Pm }
trong không gian affine An chính là phẳng α = P0 + P1 + . . . + Pm .
−−→ −−→ −−−→
Chứng minh. Dễ thấy → −
α được sinh bởi hệ vector {P0 P1 , P0 P2 , . . . , P0 Pm }. Ta có thể giả sử một
−−→ −−→ −−→
cơ sở của α là {P0 P1 , P0 P2 , . . . , P0 Pk }, tức là α là cái phẳng k-chiều. Giả sử điểm G ∈ α. Điều này
−−→ − −−→ P −−→
tương đương với P0 G ∈ → α hay P0 G = ki=1 λi P0 Pi . Ta có
k k k
−−→ X −−→ −−→ X −−→ X −−→ → −
P0 G = λi (GPi − GP0 ) ⇔ (1 − λi )GP0 + λi GPi = 0 .
i=1 i=1 i=1

Đẳng thức này chứng tỏ G là tâm tỉ cự của hệ điểm {P0 , P1 , . . . , Pm } gắn với họ hệ số
k
X
{1 − λi , λ1 , λ2 , . . . , λk , 0, . . . , 0}.
i=1

Ngược lại, giả sử G là tâm tỉ cự của hệ điểm {P0 , P1 , . . . , Pm } gắn với họ hệ số {λ0 , λ1 , . . . , λm }.
Khi đó m m
X −−→ → − X −−→ −−→ →

λi GPi = 0 ⇔ λi (GP0 + P0 Pi ) = 0
i=0 i=0
m m
X −−→ X −−→ → −
⇔ λi GP0 + λi P0 Pi = 0
i=0 i=1
m
−−→ 1 X −−→
⇔ P0 G = Pm λ i P0 Pi .
i=1 λi i=1
−−→ −
Đẳng thức này chứng tỏ P0 G ∈ →
α , hay G ∈ α. 2
Hệ quả 1.5.5. Cho hệ m + 1 điểm {P0 , P1 , . . . , Pm }, α = P0 + P1 + . . P . + Pm và một điểm O tùy
m
ý. Khi đó điểm M ∈ α khi và chỉ khi tồn tại các µi , i = 0, 1, 2, . . . , m; i=0 µi = 1 sao cho
m
−−→ X −−→
OM = µi OPi .
i=0

Hơn nữa, nếu hệ điểm {P0 , P1 , . . . , Pm }, là độc lập thì các µi tồn tại duy nhất.

20
Hình học affine và Euclid

Chứng minh. Theo Định lý 1.5.4, M ∈ α khi và chỉ khi M là tâm tỉ cự của hệ điểm {P0 , P1 , . . . , Pm }
λi
gắn với họ hệ số {λ0 , λ1 , . . . , λm } nào đó. Đặt µi = Pm . Theo định nghĩa của tâm tỉ cự ta có
i=0 λi
khẳng định thứ nhất của hệ quả.

Giả sử hệ điểm {P0 , P1 , . . . , Pm } là độc lập và


m m
−−→ X −−→ X
OM = µi OPi , với µi = 1.
i=0 i=0
−−→ Pm −−→ −−→ Pm −−→
Ta có OM = i=0 µi OPi ⇔ P0 M = i=1 µi P0 Pi . Từ đây suy ra µi , i = 1, 2, . . . , m là duy nhất
và do đó µ0 cũng duy nhất.

1.5.2 Tỉ số đơn

Định nghĩa 11. Cho hai điểm phân biệt P, Q ∈ A. Điểm M 6= Q thuộc đường thẳng P Q (phẳng
−−→ −−→
P + Q) khi và chỉ khi có k ∈ K − {1} để M P = k M Q. Ta gọi k là tỉ số đơn của hệ ba điểm
{P, Q, M }, kí hiệu k = (P QM ).

Nhận xét. Dễ nhận thấy rằng nếu k = (P QM ) thì điểm M là tâm tỉ cự của hệ {P, Q} gắn với
họ hệ số {1, −k}. Khi k = −1, ta có M là trung điểm (trọng tâm) của cặp điểm {P, Q}.

Sau đây là một số tính chất của tỉ số đơn.

Tính chất. Trong An cho ba điểm A, B, C phân biệt thẳng hàng. Ta có

1. (ABC) + (ACB) = 1,
2. (ABC).(BAC) = 1,
1
3. (BCA) = 1 − (ABC)
.

−→ −−→ −−→ −→ −−→


Chứng minh. Giả sử rằng (ABC) = k, tức là CA = k CB hay CB + BA = k CB. Từ đây suy ra
−→ −−→
BA = (1 − k)BC hay (ACB) = 1 − k.

Bạn đọc dễ dàng chứng minh được các đẳng thức còn lại một cách tương tự. 2

1.6 Tập lồi trong không gian affine thực

1.6.1 Tập lồi

Đoạn thẳng. Trong không gian affine thực A cho hai điểm P và Q. Tập hợp tất cả những điểm
−−→ −→ −→
M sao cho OM = (1 − t)OP + tOQ, với O là một điểm tùy ý và 0 ≤ t ≤ 1, được gọi là đoạn

21
Hình học affine và Euclid

Hình 1.7: Các tập lồi.

Hình 1.8: Các tập không lồi.

thẳng P Q. Hai điểm P và Q gọi là hai mút của đoạn thẳng P Q. Các điểm khác của đoạn thẳng
P Q được gọi là nằm ở giữa P và Q.

Nhận xét.

1. Trong trường hợp P 6= Q, theo Hệ quả 1.5.5, đường thẳng P + Q là tập tất cả các điểm M
thỏa mãn:
−−→ −→ −→
OM = λOP + µOQ với λ + µ = 1.
Từ đây ta suy ra đoạn thẳng P Q là tập con của đường thẳng P + Q.
Đoạn thẳng P Q gồm hai điểm mút P (ứng với λ = 1), Q (ứng với λ = 0) và những điểm
nằm ở giữa P và Q.

2. Khi P ≡ Q, đoạn thẳng P Q chỉ gồm một điểm P.

Từ đây trung điểm của cặp điểm {P, Q} còn gọi là trung điểm của đoạn thẳng P Q.

Tập lồi. Tập X trong không gian affine thực A được gọi là một tập lồi nếu với mọi P, Q ∈ X,
đoạn thẳng P Q chứa trong X.

Bao lồi của một tập. Dễ thấy giao của một họ không rỗng các tập lồi là một tập lồi. Từ đây ta
có định nghĩa bao lồi của một tập X ⊂ A là giao của tất cả các tập lồi chứa X, tức là tập lồi bé
nhất chứa X.

22
Hình học affine và Euclid

1.6.2 Ví dụ về tập lồi

Dễ thấy mỗi m-phẳng trong không gian affine thực là một tập lồi. Các ví dụ sau đây, trong trường
hợp 1, 2, 3 chiều là các đối tượng đã được gặp ở PTTH.

Nửa không gian. Mỗi siêu phẳng α trong không gian affine A sẽ chia A − α thành 2 tập lồi. Xét

− −
không gian thương 1-chiều A /→
α , lấy [→

u ] là một vector khác không của nó và gọi

− →
− −
p : A −→ A /→
α

là phép chiếu chính tắc. Với O là một điểm thuộc α, ta có hai tập hợp
−−→
X = {M ∈ A : p(OM ) = λ[→

u ], λ > 0};
−−→
Y = {M ∈ A : p(OM ) = λ[→

u ], λ < 0}.
−−→
Ta sẽ chứng minh chúng là hai tập lồi. Thật vậy, giả sử M, N ∈ X; p(OM ) = λ[→−u ], λ > 0 và
−−→ →
− −→ −−→ −−→
p(ON ) = µ[ u ], µ > 0. Khi đó với mọi P thuộc đoạn thẳng M N, OP = (1 − t)OM + tON với
0 ≤ t ≤ 1, ta có
−→ −−→ −−→
p(OP ) = (1 − t)p(OM ) + tp(ON ) = ((1 − t)λ + tµ)[→
−u ].
Dễ thấy với 0 ≤ t ≤ 1 thì (1 − t)λ + tµ > 0, tức là P ∈ X. Chứng minh cho trường hợp M, N ∈ Y
hoàn toàn tương tự.

Nhận xét. Chứng minh cho các nhận xét sau đây xin dành cho bạn đọc.

1. Việc chia không gian thành hai tập X và Y không phụ thuộc vào việc chọn điểm O và vector
[→

u ].

2. Nếu lấy một điểm P ∈ X thì có thể mô tả hai tập X và Y như sau: X là tập các điểm
M ∈ A − α sao cho đoạn thẳng PM không cắt α còn Y là tập các điểm M ∈ A − α sao cho
đoạn thẳng P M cắt α tại một điểm.

Hình hộp m-chiều. Trong An , cho điểm O và hệ vector độc lập {→



e1 , →

e2 , ..., −
e→
m }. Khi đó tập hợp

m
−−→
xi →

X
n
H = {M ∈ A : OM = ei , 0 ≤ xi ≤ 1, i = 1, 2, ..., m }
i=1

gọi là một hình hộp m-chiều hay m-hộp. Các điểm của H ứng với xi chỉ nhận hai giá trị 0 hoặc 1,
gọi là các đỉnh của m-hộp. Có tất cả 2m đỉnh.

Từ định nghĩa, 0-hộp là một điểm, 1-hộp là một đoạn thẳng. Theo cách gọi thông thường 2-hộp
là hình bình hành, 3-hộp là hình hộp.

Có thể xây dựng các khái niệm như mặt bên k-chiều, cạnh của hình hộp. Vấn đề này được đưa
vào phần bài tập như là một đề tài nhỏ cho bạn đọc tập dượt nghiên cứu.

Định lý 1.6.1. Mỗi hình hộp là một tập lồi.

23
Hình học affine và Euclid

−−→ Pm →
− −−→ Pm → −
Chứng minh. Giả sử M, N ∈ H, OM = i=1 x i ei , ON = i=1 yi ei ; 0 ≤ xi , yi ≤ 1, i =
1, 2, ..., m. Khi đó với mọi P thuộc đoạn thẳng M N, ta có
−→ −−→ −−→
OP = (1 − t)OM + tON
m m

− yi →

X X
= (1 − t) xi ei + t ei
i=1 i=1
m
((1 − t)xi + tyi )→

X
= ei .
i=1

Dễ thấy 0 ≤ (1 − t)xi + tyi ≤ 1, tức là P ∈ H. 2

Đơn hình m-chiều. Trong An , cho hệ điểm độc lập {A0 , A1 , ..., Am }. Lấy O ∈ An , khi đó tập
m
−−→ X −−→
n
C = { M ∈ A : OM = xi OAi , xi ≥ 0, x0 + x1 + x2 + · · · + xm = 1}
i=0

được gọi là một đơn hình m-chiều hay m-đơn hình. Các điểm A0 , A1 , ..., Am gọi là các đỉnh của C.

Từ định nghĩa, 0-đơn hình là một điểm, 1-đơn hình là một đoạn thẳng. Theo cách gọi thông thường
2-đơn hình gọi là tam giác, 3-đơn hình gọi là tứ diện.

Trong m-đơn hình C lấy (k + 1) đỉnh (0 ≤ k ≤ m − 1) thì (k + 1) đỉnh đó lập thành một k-đơn
hình gọi là mặt bên k-chiều của C. Khi đó (m − k) đỉnh còn lại lập thành một (m − k − 1)-đơn
hình gọi là mặt bên đối diện của mặt bên k-chiều đang xét. Mặt bên 0-chiều là đỉnh, mặt bên
1-chiều gọi là cạnh của đơn hình C.
Từ đây, trọng tâm của hệ điểm {A0 , A1 , ..., Am } cũng được gọi là trọng tâm của đơn hình.

Nhận xét.

1. Định nghĩa của đơn hình không phụ thuộc vào điểm O được chọn. Thật vậy, với xi ≥
0, x0 + x1 + x2 + · · · + xm = 1
m
−−→ X −−→
OM = xi OAi
i=0
m
−−→0 −−
0
→ X −−→ −−→
⇔ OO + O M = xi (OO0 + O0 Ai )
i=0
m
−−→ X −−→
⇔ O0 M = xi O0 Ai .
i=0

2. Nếu chúng ta chọn O = A0 , thì ta có


m
−−−→ X −−−→
n
C = { M ∈ A : A0 M = xi A0 Ai , xi ≥ 0, x1 + x2 + · · · + xm ≤ 1}.
i=1

24
Hình học affine và Euclid

Hình 1.9: Đơn hình và hình hộp

Định lý 1.6.2. Mỗi đơn hình là một tập lồi

−−→ Pm −−→ −−→ Pm −−→


Chứng minh. PmGiả sử M,P N ∈ C, OM = i=0 xi OAi , ON = i=0 yi OAi ; xi , yi ≥ 0, i =
m
0, 1, 2, . . . , m; i=0 xi = 1, i=0 yi = 1. Khi đó với mọi P thuộc đoạn thẳng M N, ta có

−→ −−→ −−→
OP = (1 − t)OM + tON
m m
X −−→ X −−→
= (1 − t) xi OAi + t yi OAi
i=0 i=0
m
X −−→
= ((1 − t)xi + tyi )OAi .
i=0
Pm Pm Pm
Dễ thấy (1−t)xi +tyi ≥ 0 và i=0 ((1−t)xi +tyi ) = (1−t) i=0 xi +t i=0 yi = 1, tức là P ∈ C.2

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Bài tập 1.1. Chứng minh rằng có thể xem trường số phức C là một không gian affine thực 2
chiều.


Bài tập 1.2. Cho không gian affine n chiều (A, A , Φ) và một tập hợp B 6= ∅ tùy ý. Chứng minh
rằng nếu có song ánh f : A −→ B thì có thể xây dựng B trở thành một không gian affine n chiều
(chuyển cấu trúc affine từ A sang B nhờ song ánh f ).

− →

Bài tập 1.3. Cho (A, A , Φ) và (A0 , A0 , Φ0 ) là hai không gian affine và ánh xạ
− →
→ −
Φ × Φ0 : (A × A0 ) × (A × A0 ) −→ A × A0
−−→ −−−→
((M, M 0 ), (N, N 0 )) 7−→ (M N , M 0 N 0 ).
− →
→ −
Chứng minh rằng (A × A0 , A × A0 , Φ × Φ0 ) là một không gian affine.

− →

Bài tập 1.4. Cho (A, A , Φ) là một không gian affine và →
−α là một không gian vector con của A .
−−→ −
Hai điểm M, N ∈ A gọi là →
−α -tương đương nếu M N ∈ → α.

25
Hình học affine và Euclid

1. Chứng minh rằng quan hệ trong định nghĩa trên là một quan hệ tương đương.

α và lớp tương đương chứa M là [M ]. Xét ánh xạ


2. Ký hiệu tập các lớp tương đương là A/−



Φ−
→ α × A/−
α : A/−
→ →α −→ A /− →
α
−−→
([M ], [N ]) 7−→ [M N ].


Chứng minh rằng (A/−
α , A /−
→ α , Φ−
→ α ) là một không gian affine.

Bài tập 1.5. Cho A là không gian affine và O là một điểm của A. Khi đó ánh xạ biến điểm M ∈ A
−−→ → −
thành vector OM ∈ A là một song ánh. Nhờ song ánh này có thể chuyển cấu trúc không gian


vector từ A lên A. Hãy xây dựng các phép toán cụ thể trên A để A là một không gian vector.
Bài tập 1.6. Trong An cho α và α0 là hai siêu phẳng song song phân biệt, β là m-phẳng không
chứa trong α (β 6⊂ α). Chứng minh rằng nếu β cắt α thì β cũng cắt α0 . Trong trường hợp α và α0
là các phẳng song song phân biệt tuỳ ý thì kết quả trên có còn đúng không? Tìm các kết quả đã
biết ở PTTH để minh họa.


Bài tập 1.7. Xét không gian vector A với cấu trúc affine chính tắc. Chứng minh mỗi không gian


vector con của A là một cái phẳng. Điều ngược lại có đúng không? Cho ví dụ.
Bài tập 1.8. Cho một điểm A và một m-phẳng α không chứa điểm đó. Chứng minh rằng có một
và chỉ một (m + 1)-phẳng đi qua A và chứa α. Tìm các kết quả đã biết ở PTTH để minh họa.
Bài tập 1.9. Chứng minh rằng nếu các phẳng α và β song song với phẳng γ thì α ∩ β, nếu khác
rỗng, là một phẳng song song với γ. Tìm các kết quả đã biết ở PTTH để minh họa.
Bài tập 1.10. Chứng tỏ nếu hai siêu phẳng phân biệt α và β cắt nhau, siêu phẳng γ song song
với α ∩ β sao cho các giao α ∩ γ và β ∩ γ đều khác rỗng thì α ∩ γ song song với β ∩ γ. Tìm các kết
quả đã biết ở PTTH để minh họa.
Bài tập 1.11. Trong An , hãy xét vị trí tương đối giữa một đường thẳng và một m-phẳng. Xét cụ
thể các trường hợp n = 2, 3, 4.
Bài tập 1.12. Cho α là một m-phẳng, A là một điểm không thuộc α.

1. Có bao nhiêu l-phẳng β, l ≤ m, qua A và song song với α. Hãy nhận xét về α ∩ β.

2. Có bao nhiêu l-phẳng β, l > m, qua A và song song với α. Hãy nhận xét về α ∩ β.
Bài tập 1.13. Cho α và β là hai cái phẳng có số chiều lần lượt là p và q. Chứng minh rằng α và
β song song khi và chỉ khi chúng cắt nhau cấp r hoặc chéo nhau cấp r với r = min{p, q}.
Bài tập 1.14. Cho hệ phương trình tuyến tính gồm m phương trình và n ẩn trên trường số thực
R với m ≤ n. 

 a11 x1 + a12 x2 + · · · + a1n xn = a1

 a x + a x + ··· + a x = a
21 1 22 2 2n n 2
.

 ······

am1 x1 + am2 x2 + · · · + amn xn = am

Giả sử rank(aij ) = m, chứng minh rằng:

26
Hình học affine và Euclid

1. tập nghiệm của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất tương ứng là một không gian vector
con (n − m)-chiều của Rn , ký hiệu là →

α;

2. tập nghiệm của hệ phương trình trên là một (n − m)-phẳng của không gian affine Rn (cấu
trúc affine chính tắc) với phương là →

α.

Bài tập 1.15. Cho hệ gồm p + 1 điểm {M0 , M1 , . . . , Mp } trong không gian affine An . Chứng minh
rằng

1. dim(M0 + M1 + . . . + Mp ) ≤ p;

2. hệ {M0 , M1 , . . . , Mp } độc lập affine khi và chỉ khi dim(M0 + M1 + . . . + Mp ) = p;

3. nếu hệ {M0 , M1 , . . . , Mp } độc lập affine thì

M0 + M1 + . . . + Mp = (M0 + M1 + . . . + Mk ) + (Mk+1 + Mk+2 + . . . + Mp )


(M0 + M1 + . . . + Mk ) ∩ (Mk+1 + Mk+2 + . . . + Mp ) = ∅.

Bài tập 1.16. Biết phương trình tham số của một m-phẳng α đối với một mục tiêu affine cho
trước trong An . Hãy cho nhận xét về phương trình tham số của m-phẳng β song song với α.

Bài tập 1.17. Cho phương trình tổng quát của m-phẳng α. Chứng minh rằng tập nghiệm của hệ
phương trình tuyến tính thuần nhất tương ứng xác định phương của α.

Bài tập 1.18. Viết phương trình tham số và phương trình tổng quát của m-phẳng E0 +E1 +. . .+Em
−−−→
và của siêu phẳng E1 + E2 + . . . + En trong đó {E0 ; E0 Ei } là một mục tiêu affine cho trước của
An .

Bài tập 1.19. Trong An cho mục tiêu affine {O; →



ei }. Lấy điểm E ∈ An sao cho
−−→ →
OE = −
e1 + →

e2 + . . . + →

en .

Tìm công thức đổi toạ độ từ mục tiêu đã cho đến mục tiêu

{E; →

e1 + →

e2 , →

e2 + →

e3 , . . . , →

en + →

e1 }.

Bài tập 1.20. Trong A3 cho các điểm có toạ độ đối với mục tiêu affine {O; → −
e1 , →

e2 , →

e3 } (mục tiêu
(1))
A0 (1, 1, 1), A1 (2, 0, 0), A2 (1, 0, 0), A3 (1, 1, 0);
A00 (0, 0, 0), A01 (1, 1, 0), A02 (2, 0, 1), A03 (1, 0, 1).

−−−→ −−−→ −−−→ −−−→ −−−→ −−−→


1. Chứng minh rằng {A0 ; A0 A1 , A0 A2 , A0 A3 } và {A00 ; A00 A01 , A00 A02 , A00 A03 } là các mục tiêu affine
của A3 (mục tiêu (2) và mục tiêu (3)).

2. Tìm các công thức đổi toạ độ từ mục tiêu (1) sang mục tiêu (2) và từ mục tiêu (2) sang mục
tiêu (3).

27
Hình học affine và Euclid

Bài tập 1.21. Trong không gian affine An với một mục tiêu affine cho trước, hãy xét giao của
đường thẳng và siêu phẳng cho bởi các phương trình
x 1 − b1 x 2 − b2 xn − b n
= = ... =
a1 a2 an

và n
X
ci xi + d = 0.
i=1

Bài tập 1.22. Trong A4 viết phương trình tổng quát của phẳng có số chiều bé nhất



1. đi qua điểm A(1, 2, 1, 1) và có phương chứa hai vector →

a (0, 1, 2, 0), b (1, 1, 0, 0);


2. đi qua điểm M (1, 0, 1, 0) và có phương chứa ba vector →

a (1, 0, 1, 0), b (2, 1, 2, 1), →
−c (4, 1, 4, 1);


3. đi qua hai điểm A(1, 1, 1, 1), B(2, 3, 1, 0) và có phương chứa các vector →

a (0, 1, 1, 1), b (1, 2, 0, 0);


4. đi qua hai điểm A(1, 1, 1, 1), B(2, 3, 1, 0) và có phương chứa các vector →

a (3, 4, 2, 1), b (2, 2, −2, 2);

5. đi qua ba điểm A(2, 1, 2, 1), B(1, 1, 1, 1), C(2, 0, 2, 0) và có phương chứa các vector →

a (2, 3, 1, 4),


b (0, 0, 0, 1).

Viết phương trình các phẳng (cùng số chiều) đi qua O(0, 0, 0, 0) và lần lượt song song với các
phẳng trong các câu trên.

Bài tập 1.23. Trong không gian A4 viết phương trình tham số của mặt phẳng có phương trình
tổng quát 
x1 +x2 +2x3 +x4 −1 = 0
.
−x1 +2x2 −x4 +2 = 0

Bài tập 1.24. Trong không gian A4 cho 4 điểm A(3, 1, 1, 2), B(0, 1, 0, 0), C(3, 2, 3, 2), D(1, 0, 0, 1).

1. Tìm giao điểm của đường thẳng AB với các siêu phẳng tọa độ.

2. Xét vị trí tương đối của hai đường thẳng AB và CD.

Bài tập 1.25. Trong A4 xét vị trí tương đối của hai cái phẳng α và β, biết phương trình của
chúng lần lượt như sau:

1. 
2x1 +x2 +x3 +x4 −1 = 0
α: ,
−x1 +x2 −x4 +2 = 0

x1 −x2 −x4 +1 = 0
β: .
−2x1 +x2 +2x3 +x4 +3 = 0

28
Hình học affine và Euclid

2.
α: 2x1 − x2 − x3 + x4 − 2 = 0,


 x1 = 1
x2 = t +1

β: , t ∈ R.

 x3 = t +1
x4 = 2t +1

3. 
3x1 +x2 +x3 +2x4 −6 = 0
α: ,
x1 +x4 +1 = 0


 x1 = t +2
x2 = −t +1

β: , t ∈ R.

 x3 = −t +1
x4 = 2t −1

Bài tập 1.26. Cho hệ điểm {Pi : i ∈ I}, với I 6= ∅, trong không gian affine An . Gọi α là bao
affine của hệ điểm đó.

1. Chứng minh rằng α chính là tập các tâm tỉ cự của các hệ con hữu hạn không rỗng của hệ
điểm đã cho.

2. Giả sử I là tập hợp hữu hạn. Chứng minh rằng hệ điểm {Pi : i ∈ I} là độc lập affine khi
và chỉ khi với mọi M ∈ α, tồn tại duy nhất (sai khác một hằng số khác không) một họ hệ
số {λi : i ∈ I} để M là tâm tỉ cự của hệ điểm {Pi : i ∈ I} gắn với họ hệ số đó. Họ hệ số
{λi : i ∈ I} như thế gọi là tọa độ tỉ cự của M đối với hệ điểm {Pi : i ∈ I}.
Bài tập 1.27 (Định lý Thales). Trong An cho ba m-phẳng song song phân biệt. Hai đường thẳng
d và d0 cắt ba m-phẳng đó lần lượt tại bộ ba điểm A, B, C và A0 , B 0 , C 0 . Chứng minh rằng

(ABC) = (A0 B 0 C 0 ).

Bài tập 1.28. Trong An cho ba siêu phẳng cùng đi qua một (n − 2)-phẳng γ. Hai đường thẳng
song song d và d0 cắt ba siêu phẳng đó lần lượt tại bộ ba điểm A, B, C và A0 , B 0 , C 0 (các điểm
A, B, C, A0 , B 0 , C 0 6∈ γ). Chứng minh (ABC) = (A0 B 0 C 0 ).
Bài tập 1.29 (Định lý Menelaüs, Định lý Ceva ). Trong không gian affine A2 cho ba điểm A, B, C
không thẳng hàng và ba điểm P, Q, R theo thứ tự thuộc các đường thẳng BC, CA, AB không
trùng với các điểm A, B, C. Chứng minh rằng:

1. Điều kiện cần và đủ để ba điểm P, Q, R thẳng hàng là

(BCP ).(CAQ).(ABR) = 1.

2. Điều kiện cần và đủ để ba đường thẳng AP, BQ, CR đồng qui hay song song là

(BCP ).(CAQ).(ABR) = −1.


Bài tập 1.30. Chứng minh rằng đơn hình chính là bao lồi của tập các đỉnh và chứa trong bao
affine của tập các đỉnh.

29
Hình học affine và Euclid

Bài tập 1.31. Cho m-đơn hình với các đỉnh {P0 , P1 , . . . , Pm }.

1. Chứng minh rằng bao affine của hai mặt đối diện là chéo nhau.

2. Xét các đường thẳng nối một đỉnh với trọng tâm (m − 1)-mặt bên đối diện. Chứng minh
rằng các đường thẳng này đồng qui tại một điểm G.
Xét các trường hợp đặc biệt m = 2, 3.

3. Gọi G0 và G00 là trọng tâm của một cặp mặt bên đối diện, hãy tính (G0 G00 G).
Xét các trường hợp đặc biệt m = 2, 3.

Bài tập 1.32. 1. Chứng minh rằng bao lồi của một hệ hữu hạn điểm {P1 , . . . , Pm } trong không
gian affine thực An là tập các tâm tỉ cự của hệ điểm đó gắn với họ hệ số {λ1 , . . . , λm } cùng
dấu.

2. Chứng minh rằng bao lồi của một tập S trong không gian affine thực An là tập các tâm tỉ
cự của của các hệ hữu hạn điểm {P1 , . . . , Pm } ⊂ S gắn với họ hệ số {λ1 , . . . , λm } cùng dấu.

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I.

Bài tập 1.33. Chứng minh rằng định nghĩa sau tương đương với định nghĩa đã biết của không
gian affine.


Cho A là một không gian vector trên trường K và A là một tập hợp khác rỗng. Giả sử có ánh xạ


+ : A × A −→ A
(p, v) 7−→ p + v,

thoả mãn các điều kiện sau:

1. p + 0 = p, ∀p ∈ A;


2. (p + v) + u = p + (v + u), ∀p ∈ A, v, u ∈ A ;


3. với p ∈ A và q ∈ A, tồn tại duy nhất v ∈ A sao cho

q = p + v.



Khi đó ta nói rằng A là một không gian affine trên trường K liên kết với không gian vector A .

Bài tập 1.34. Trong không gian affine An , chứng minh rằng hệ m + 1 điểm {A0 , A1 , . . . , Am } độc
lập affine khi và chỉ khi với mọi điểm O, từ hai đẳng thức
m m
X −−→ → − X
λi OAi = 0 và λi = 0 (λi ∈ K)
i=0 i=0

ta suy ra λ0 = λ1 = · · · = λm = 0.

30
Hình học affine và Euclid

Bài tập 1.35. Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để m + 1 điểm A0 , A1 , . . . , Am trong không
gian affine n chiều (n ≥ m) cùng thuộc một (m − 1)-phẳng là với điểm O tùy ý ta luôn có
m
X −−→
λi OAi = 0
i=0
Pm Pm
với i=0 λi = 0 và i=0 λ2i 6= 0.
Bài tập 1.36. Cho α là p-phẳng, β là q-phẳng trong không gian affine n chiều An .

1. Chứng minh rằng nếu α và β cắt nhau cấp r thì

0 ≤ r ≤ min(p, q) và p + q − r ≤ n.

Ngược lại nếu cho các số nguyên không âm r, p, q không lớn hơn n thỏa điều kiện trên thì có
thể tìm được các p-phẳng α và q-phẳng β để α và β cắt nhau cấp r không?

2. Xét vấn đề tương tự đối với trường hợp chéo nhau cấp r. Điều kiện ở đây là

0 ≤ r ≤ min(p, q) và p + q − r + 1 ≤ n.
Bài tập 1.37. Cho α và β là hai cái phẳng chéo nhau cấp 0. Xét hai hệ điểm độc lập A =
{A0 , A1 , . . . , Am } ⊂ α và B = {B0 , B1 , . . . , Bl } ⊂ β. Chứng minh rằng A ∪ B độc lập.
Bài tập 1.38. Cho A = {A0 , A1 , . . . , Am } và B = {B0 , B1 , . . . , Bl } là hai hệ điểm độc lập. Giả sử
A ∪ B độc lập. Chứng minh rằng tồn tại hai cái phẳng chéo nhau α và β sao cho A ⊂ α; B ⊂ β.
Hãy cho các ví dụ cụ thể về các trường hợp α và β chéo nhau cấp 0, 1, 2, . . . .
Bài tập 1.39. Cho hai cái phẳng α và β chéo nhau, có số chiều lần lượt là p và q. Hãy tìm các
điều kiện để số chiều của α + β lớn nhất, số chiều của α + β bé nhất. Trong mỗi trường hợp, xác
định số chiều của α + β và cho các ví dụ cụ thể để minh họa.
Bài tập 1.40. Dùng định nghĩa ở bài tập ??, hãy trình bày lại các khái niệm và các định lý, mệnh
đề, bổ đề... trong chương này.
Bài tập 1.41. Hãy đưa ra các định nghĩa song song, chéo nhau giữa các phẳng sao cho phù hợp
với cách hiểu ở PTTH. Phát biểu lại các bài tập liên quan đến tính chéo nhau và song song cho
thích hợp với định nghĩa mới này.
Bài tập 1.42. Cho hệ điểm độc lập {M0 , M1 , . . . , Mp } trong không gian affine An . Giả sử Mi có
tọa độ (a1i , a2i , . . . , ani ) đối với mục tiêu {O; →

ei } cho trước. Hãy viết phương trình tham số của
m-phẳng M0 + M1 + . . . + Mp .
Bài tập 1.43. Trong không gian affine An với một mục tiêu affine cho trước, cho hai siêu phẳng
phân biệt α và α0 có phương trình tổng quát theo thứ tự là
n
X n
X
ai xi + b = 0 và a0i xi + b0 = 0.
i=1 i=1

1. Chứng minh rằng α và α0 song song khi và chỉ khi hai vector →

a (ai ) và →

a 0 (a0i ) phụ thuộc
tuyến tính.

31
Hình học affine và Euclid

2. Giả sử α ∩ α0 6= ∅. Khi đó dim α ∩ α0 = n − 2. Chứng minh rằng mọi siêu phẳng chứa α ∩ α0
đều có phương trình dạng
Xn n
X
0
λ( ai xi + b) + λ ( a0i xi + b0 ) = 0,
i=1 i=1

trong đó λ và λ0 không đồng thời triệt tiêu (phương trình của chùm siêu phẳng xác định bởi
α và α0 ).
Bài tập 1.44. Trong An cho m-phẳng α, 0 ≤ m ≤ n − 2, và hai điểm phân biệt M, N không
thuộc α. Chứng minh rằng, tồn tại (m + 1)-phẳng chứa m-phẳng α và không chứa hai điểm M, N.
Từ đó suy ra, tồn tại một siêu phẳng chứa α và không chứa hai điểm M, N.
Bài tập 1.45. Trong không gian A4 với mục tiêu đã chọn.

1. Viết phương trình tham số và phương trình tổng quát của cái phẳng α có số chiều bé nhất
chứa hai đường thẳng d1 , d2 sau đây

x1 = t + 1 
 x1 =0



x = t + 2 
2
d1 : ; d2 : x2 −x3 +1 = 0 .
 x3 = t + 3 
x4 − 3 = 0

 
x4 = t + 4

2. Viết phương trình của siêu phẳng đi qua M (1, 1, 1, 1) và chứa α.


3. Cho hai điểm A(1, 3, −1, 2) và B(−1, −2, 1, 3). Hãy tìm giao điểm của đường thẳng AB với
các siêu phẳng tọa độ.
4. Xét vị trí tương đối của hai mặt phẳng sau
( (
3x1 − 5x2 − 2x3 + 2x4 − 7 = 0 4x1 − 9x2 − 3x3 + 7x4 + 14 = 0
P : ; Q: .
−4x1 + 7x2 + 4x3 + 4x4 + 10 = 0 2x1 − 6x2 − 3x3 + 2x4 + 10 = 0
−−→
Bài tập 1.46. Trong không gian affine An với mục tiêu {O; → −e1 , ..., →

en } cho các điểm Pi với OPi =
ai →

ei , ai 6= 0, i = 1, 2, . . . , n. Chứng minh rằng, hệ n điểm {P1 , ..., Pn } là độc lập và phương trình
của siêu phẳng đi qua n điểm trên là
x1 xn
+ ··· + = 1.
a1 an
Bài tập 1.47. Trong An với mục tiêu đã chọn, hãy tìm công thức tính tọa độ trọng tâm của một
hệ điểm. Tổng quát hơn, hãy tìm công thức tính tọa độ của tâm tỉ cự.
Bài tập 1.48. Chứng minh rằng trong một đơn hình m-chiều các đường thẳng nối hai trọng tâm
của hai mặt bên đối diện luôn luôn đi qua một điểm cố định. Hãy phát biểu bài toán cho trường
hợp đơn hình hai chiều và đơn hình ba chiều.
Bài tập 1.49 (Định lí Pappus). Trong mặt phẳng affine A2 cho hai đường thẳng d và d0 cắt nhau
tại O. Gọi A, B, C là 3 điểm phân biệt thuộc d không trùng với điểm O; A0 , B 0 , C 0 là 3 điểm phân
biệt thuộc d0 không trùng với điểm O. Giả sử B 0 C cắt BC 0 tại M , CA0 cắt C 0 A tại N , A0 B cắt
AB 0 tại P . Chứng minh rằng M, N, P thẳng hàng.

32
Hình học affine và Euclid

Bài tập 1.50 (Định lí Desargues). Trong mặt phẳng affine A2 cho hai tam giác ABC và A0 B 0 C 0 .
Giả sử BC và B 0 C 0 cắt nhau tại M , CA và C 0 A0 cắt nhau tại N , AB cắt A0 B 0 tại P. Chứng minh
rằng M, N, P thẳng hàng khi và chỉ khi AA0 , BB 0 , CC 0 đồng qui hoặc song song

Bài tập 1.51. Cho tam giác ABC, P là một điểm trên BC và M là một điểm trên AP. Đường
thẳng qua P và song song với CM và đường thẳng qua B song song với AP cắt nhau tại B 0 . Đường
thẳng qua P song song với BM và qua C song song với AP cắt nhau tại C 0 . Lấy I, J, K là các
trung điểm của các đoạn thẳng P M, BB 0 , CC 0 . Chứng minh rằng I, J, K thẳng hàng và M, B 0 , C 0
cũng thẳng hàng.

Bài tập 1.52. Trên một tờ giấy vẽ hai đường thẳng d và d0 cắt nhau tại một điểm ở ngoài tờ giấy
đó. Qua một điểm M không nằm trên d hoặc d0 , hãy dựng đường thẳng đi qua M và giao điểm
của d và d0 .

Bài tập 1.53. Giả sử G1 là tâm tỉ cự của hệ điểm {P1 , . . . , Pk } gắn với họ hệ số {λ1 , . . . , λk };
G2 là tâm tỉ cự của hệ điểm {Pk+1 , . . . , Pm } gắn với họ hệ số {λk+1 , . . . , λm }; G3 là tâm tỉ cự của
hệ điểm {P1 , . . . , Pm } gắn với họ hệ số {λ1 , . . . , λm }. Chứng minh rằng nếu G1 , G2 , G3 là 3 điểm
phân biệt thì chúng thẳng hàng. Hãy tính tỉ số đơn (G1 G2 G3 ).

Bài tập 1.54. Trong không gian affine An với mục tiêu đã chọn. Chứng minh rằng tập các điểm
có tọa độ là nghiệm của một hệ phương trình tuyến tính và bất phương trình tuyến tính n biến là
một tập lồi (xem ∅ là tập lồi).

Bài tập 1.55. Hãy chứng tỏ rằng, đơn hình và hình hộp n chiều trong không gian affine thực An
là giao của các nửa không gian.

33
Chương 2

Ánh xạ affine

2.1 ÁNH XẠ AFFINE

Người ta cần biết có bao nhiêu “loại” không gian affine. Công việc này tùy theo chúng ta muốn
phân loại theo tiêu chuẩn nào. Có thể phân loại theo trường cơ sở K. Theo cách phân loại này
chúng ta có không gian affine thực, phức, không gian affine trên trường hữu hạn v.v..... Đối với
các không gian trên cùng một trường K, một tiêu chuẩn phân loại đơn giản là phân loại theo số
chiều. Theo đó chúng ta có không gian affine 1-chiều, 2-chiều, 3-chiều, . . . , n-chiều v.v..... Một
tiêu chuẩn phân loại có vẻ hợp lý và mô tả đúng bản chất của không gian affine là phân loại theo
quan hệ “tương đương affine". Hai không gian affine được gọi là “tương đương” nếu chúng có “cấu
trúc affine như nhau” hay nói một cách khác, chúng sai khác nhau một song ánh có tính chất bảo
toàn cấu trúc affine, đẳng cấu affine. Chúng ta dễ dàng chứng minh được rằng hai không gian là
“tương đương affine” khi và chỉ khi chúng có cùng số chiều. Điều này có nghĩa là hai cách phân
loại trên cho cùng một kết quả. Như vậy chúng ta sẽ không phân biệt hai không gian affine cùng
chiều trên cùng một trường K. Đầu tiên chúng ta sẽ làm quen với các ánh xạ “bảo toàn” ánh xạ
liên kết giữa các không gian affine.


Như đã biết ở chương I, nếu chúng ta “quên” đi vai trò đặc biệt của phần tử 0 của không gian
vector V, thì chúng ta sẽ có cấu trúc affine chính tắc tương ứng xác định bởi ánh xạ liên kết
Φ(−→u ,−

v)=− →v −−→u . Lúc này vai trò của các “vector” là như nhau. Ánh xạ tuyến tính ϕ giữa hai
không gian vector V và V0 bảo toàn hai phép toán: cọng vector và nhân vector với một vô hướng.

− →

Ánh xạ tuyến tính dĩ nhiên biến “phần tử đặc biệt” 0 của V thành “phần tử đặc biệt” 00 của V0.
Nếu chúng ta xét V và V0 như là các không gian affine với cấu trúc affine chính tắc xác định bởi
các ánh xạ liên kết Φ và Φ0, thì dĩ nhiên tính chất này sẽ không còn cần thiết nữa. Dễ nhận thấy
ϕ có tính chất sau
ϕ(Φ(−→u ,→

v ) = Φ0 (ϕ(−

u ), ϕ(−

v )).

34
Hình học affine và Euclid

Tính chất này sẽ được dùng để đặc trưng cho một loại ánh xạ giữa hai không gian affine mà chúng
ta rất quan tâm, đó là ánh xạ affine.

2.1.1 Định nghĩa và một số tính chất cơ bản

Định nghĩa 1. Cho hai không gian affine A và A0 trên cùng trường K và ánh xạ f : A −→ A0.

− →

Nếu tồn tại ánh xạ tuyến tính ϕ : A −→ A 0 sao cho với mọi M, N ∈ A ta có
−−−−−−−→ −−→
f (M)f (N ) = ϕ(MN ),

thì f được gọi là ánh xạ affine liên kết với ϕ. Ánh xạ ϕ được gọi là ánh xạ tuyến tính liên kết hay
ánh xạ nền của ánh xạ affine f. Để thuận tiện cho việc trình bày, ánh xạ nền của f sẽ được ký


hiệu là f .

Theo định nghĩa, dễ thấy mỗi ánh xạ affine chỉ có một ánh xạ tuyến tính liên kết. Ví dụ về ánh
xạ hằng dưới đây cho thấy một ánh xạ tuyến tính có thể liên kết với nhiều ánh xạ affine.

Ví dụ 1. 1. Ánh xạ đồng nhất IdA : A −→ A, f (M) = M, ∀M ∈ A của không gian


affine A là một ánh xạ affine. Ánh xạ tuyến tính liên kết với IdA chính là ánh xạ đồng nhất


Id−→ của A .
A

2. Ánh xạ hằng f : A −→ A0 , biến mọi điểm của A thành một điểm cố định nào đó của A0 , là


một ánh xạ affine. Ánh xạ tuyến tính liên kết f của f là ánh xạ “không” θ, biến mọi vector


thành vector không 0 . Đây là một ví dụ cho thấy nhiều ánh xạ affine có thể cùng liên kết
với chỉ một ánh xạ tuyến tính.

3. Phép chiếu song song. Trong không gian affine n chiều An cho m-phẳng α và (n − m)-

− →

phẳng β sao cho −→α ∩ β = { 0 }. Dựa vào định lý về số chiều của phẳng tổng ta dễ dàng

− →

chứng minh được rằng α ∩ β 6= ∅. Do −

α ∩ β = { 0 }, ta suy ra α ∩ β là 0-phẳng, tức là giao
của α và β là tập chỉ có một điểm.
Giả sử M là một điểm bất kỳ của An , gọi α0 là m-phẳng đi qua M và song song với α và
β 0 là (n − m)-phẳng đi qua M và song song với β. Theo lập luận như trên, α0 cắt β tại một
điểm duy nhất ký hiệu là Mβ và β 0 cắt α tại một điểm duy nhất ký hiệu là Mα . Các ánh xạ

ρα : An −→ α
M 7−→ Mα


ρβ : An −→ β
M 7−→ Mβ

35
Hình học affine và Euclid

lần lượt được gọi là phép chiếu song song lên phẳng α theo phương β và phép chiếu song
song lên phẳng β theo phương α. Ta gọi α là cơ sở và β là phương chiếu của phép chiếu ρα .
Tương tự, β là cơ sở và α là phương chiếu của phép chiếu ρβ . Ta sẽ chứng minh ρα là ánh
xạ affine. Phép chứng minh cho trường hợp ρβ được thực hiện hoàn toàn tương tự.
→ −
− →
Theo giả thiết đã cho, ta có −

α ⊕ β = A . Gọi ρ−α là phép chiếu lên thành phần thứ nhất


− →

α : A −→ α .
ρ−

Với mọi M, N ∈ A, ta có
−−−−−−−−−→ −−−−→
ρα (M)ρα (N ) = Mα Nα ,
còn
−−→ −−−→ −−−−→ −
−−→ −−−−→
ρ−
α (MN ) = ρ−
→ α (MMα ) + ρ−
→ α (Mα Nα ) + ρ−
→ α (NαN ) = Mα Nα .

Từ đây suy ra ρα là ánh xạ affine liên kết với ρ−


α.

Dễ thấy ρα và ρβ có các tính chất

ρ2α = ρα , ρ2β = ρβ , ραρβ = ρβ ρα = h;

trong đó h là ánh xạ hằng, biến mọi điểm thành giao điểm của α và β.

Định nghĩa 2. Nếu ánh xạ affine f là một đơn ánh thì ta nói f là đơn cấu affine, nếu f là toàn
ánh thì ta nói f là toàn cấu affine, nếu f là song ánh thì ta nói f là đẳng cấu affine.

Đôi lúc để đơn giản, ta chỉ nói vắn tắt là đơn cấu, toàn cấu hoặc đẳng cấu nếu không có gì gây
nhầm lẫn.

Khi A = A0, tức là f : A −→ A, ta nói f là một tự đồng cấu affine của A.

Nếu có một đẳng cấu affine từ A vào A0 thì ta nói A và A0 đẳng cấu (affine) với nhau và ký hiệu
A∼= A0 . Nếu f : A −→ A là đẳng cấu affine thì ta nói f là một tự đẳng cấu affine của A. Quan
hệ đẳng cấu giữa các không gian affine là một quan hệ tương đương và hai không gian affine đẳng
cấu khi và chỉ khi chúng có cùng số chiều.

Định lý 2.1.1. Cho f : A −→ A0 là ánh xạ affine. Khi đó



1. f là đơn cấu, toàn cấu hoặc đẳng cấu affine khi và chỉ khi ánh xạ liên kết f theo thứ tự là
đơn cấu, toàn cấu hoặc đẳng cấu tuyến tính;

2. f là đẳng cấu affine thì ánh xạ ngược f −1 : A0 → A cũng là một đẳng cấu affine và
−→ →

f −1 = ( f )−1 .

Chứng minh.

36
Hình học affine và Euclid

1. Lấy P ∈ A và đặt P 0 = f (P ) ∈ A0 . Trường hợp đơn cấu. Giả sử f là đơn cấu và



− →
− →→
− →→

u ,−

v ∈ A mà f (− u ) = f (−v ). Khi đó tồn tại duy nhất các điểm M, N ∈ A sao cho

− −−→ −→ −−→
u = P M, v = P N. Ta có
− −
→ → −−→
− −−−−−−−→
f (→
u ) = f (P M ) = f (P )f (M),
− −
→ → −−→
− −−−−−−− →
f (→
v ) = f (P N ) = f (P )f (N ).
→→
− →→

Từ f (−u ) = f (−v ) ta suy ra f (M) = f (N ). Do f là đơn ánh nên M = N hay −→
u =− →
v . Vậy

− →

f là đơn cấu tuyến tính. Ngược lại, nếu f là đơn cấu tuyến tính thì lập luận hoàn toàn
tương tự ta sẽ chứng minh được f là đơn cấu.
→ −−−→ −
− →
Trường hợp toàn cấu. Giả sử f là toàn cấu. Khi đó với u0 = P 0 M 0 ∈ A0 , ta gọi M là một
−−→
điểm của A sao cho f (M) = M 0 . Điểm M luôn tồn tại vì f là toàn ánh. Đặt −
→u = P M ∈ A.
Ta có: −−−−−−−→ −−−→ − →
→−
− → −−→

f (→
u ) = f (P M) = f (P )f (M) = P 0M 0 = u0 .

− →

Điều này chứng tỏ f là toàn cấu. Ngược lại, nếu f là toàn cấu tuyến tính thì lập luận hoàn
toàn tương tự ta sẽ chứng minh được f là toàn cấu affine.
Trường hợp đẳng cấu. Được suy ra từ hai trường hợp trên.

2. Giả sử f là đẳng cấu. Khi đó với M 0 = f (M) ∈ A0 và N 0 = f (N ) ∈ A0 ta có


−− −−−−−−−−−→ −−→ →
− −−−→
f −1 (M 0 )f −1 (N 0 ) = MN = ( f )−1 (M 0 N 0 ).
−→ →

Suy ra f −1 là ánh xạ affine và f −1 = ( f )−1 . 2

Định lý sau cho thấy hợp của hai ánh xạ affine cũng là một ánh xạ affine.
Định lý 2.1.2. Nếu f : A −→ A0 và g : A0 −→ A00 là các ánh xạ affine lần lượt liên kết với các
→ →
− →

ánh xạ tuyến tính f , −
g thì g ◦ f là ánh xạ affine liên kết với −

g ◦ f , tức là
−−→ − →

g ◦f = →
g ◦ f.

Chứng minh. Với mọi M, N ∈ A ta có


−−−−−−−−−−−−−−−→ −−−−−−−−−−−−→ − −−−−−−−→
(g ◦ f )(M)(g ◦ f )(N ) = g(f (M))g(f (N )) = →g (f (M)f (N ))
→ −−→
− → −−→

=−→
g ( f (MN )) = (−→g ◦ f )(MN ).
−−→ → − →
Vậy g ◦ f là ánh xạ affine và g ◦ f = −
g ◦ f. 2

Các định lý sau cho thấy ánh xạ affine cũng có các tính chất tương tự như ánh xạ tuyến tính.

37
Hình học affine và Euclid



Định lý 2.1.3. Cho f : A −→ A0 là ánh xạ affine liên kết với ánh xạ tuyến tính f . Khi đó

1. Nếu α là một cái phẳng trong A với phương −


→α thì f (α) là một cái phẳng trong A0 với phương
→−

f (→
α ) và dim f (α) ≤ dim α. Trong trường hợp nếu f là một đơn cấu thì dim f (α) = dim α.

2. Giả sử α0 là một cái phẳng trong A0 với phương →



α 0. Nếu f −1 (α0 ) khác rỗng thì f −1 (α0 ) là
→−1 −

một cái phẳng trong A với phương f (→ α 0 ).

Chứng minh.

−−−→ − →→
1. Lấy P ∈ α và đặt P 0 = f (P ). Gọi α0 = {M 0 ∈ A0 : P 0 M 0 ∈ f (− α )} là cái phẳng trong A0 đi


qua điểm P 0 với phương là f (− →
α ). Ta sẽ chứng minh f (α) = α0 . Ta có M 0 ∈ f (α) ⇔ ∃M ∈
−−→ → −−→
− −−−→ − →→
α, f (M) = M 0 . Vì P M ∈ − →α nên f (P M ) = P 0 M 0 ∈ f (−α ), tức là M 0 ∈ α0 .
−−−→ − →→ →→
− −−−→
α ). Khi đó tồn tại −
Ngược lại giả sử M 0 ∈ α0 , có nghĩa là P 0M 0 ∈ f (− →
v ∈− →
α , f (−
v ) = P 0M 0.
−−→ → → −−→

Vì P ∈ α và −→v ∈− →
α nên tồn tại duy nhất điểm M ∈ α, sao cho P M = − v . Do f (P M) =
−−0−−−→ −−0−→0
P f (M) = P M , ta suy ra f (M) = M 0 , tức là M 0 ∈ f (α).
→→

Do dim f (−α ) ≤ dim − →
α nên dim f (α) ≤ dim α.


Theo Định lý 2.1.1, f là đơn cấu khi và chỉ khi f là đơn cấu. Trong trường hợp này
→→

dim f (−
α ) = dim −

α nên dim f (α) = dim α.
−−→
2. Do f −1 (α0 ) 6= ∅ nên tồn tại P ∈ f −1 (α0 ). Gọi P 0 = f (P ) ∈ α0 và α = {M ∈ A : P M ∈
→−1 −
− → →0

f (→ α 0 )}, là cái phẳng trong A đi qua điểm P với phương là f −1 (−α ). Ta có M ∈ f −1 (α0 ) ⇔
−−−−−→ →
− − −→ →
− −−→ →
− →

f (M) ∈ α0 . Khi đó P 0 f (M) = f (P M ) ∈ α0 nên suy ra P M ∈ f −1 ( α0 ), tức là M ∈ α.
−−→ − → →0 → −−→
− −−−−−→ − →
Ngược lại giả sử M ∈ α, có nghĩa là P M ∈ f −1 (− α ). Do f (P M) = P 0 f (M) ∈ α0 , nên suy
ra f (M) ∈ α0 , tức là M ∈ f −1 (α0 ). 2

2.1.2 Sự xác định ánh xạ affine.

Ánh xạ tuyến tính hoàn toàn được xác định nếu biết được ảnh của một cơ sở. Ánh xạ affine cũng
tương tự như vậy, nó hoàn toàn được xác định nếu biết được ảnh của một mục tiêu.

− →

Định lý 2.1.4. Cho A và A0 là các K-không gian affine, ϕ : A −→ A0 là ánh xạ tuyến tính,
P ∈ A và P 0 ∈ A0. Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ affine f : A −→ A0 sao cho f (P ) = P 0


và f = ϕ.

Nói cách khác ánh xạ affine hoàn toàn được xác định khi biết ánh xạ tuyến tính liên kết và một
cặp điểm tương ứng.

38
Hình học affine và Euclid

−−−→ −−→
Chứng minh. Xét ánh xạ f : A −→ A0 xác định bởi f (M) = M 0 sao cho P 0M 0 = ϕ(P M ), ∀M ∈
A. Rõ ràng f (P ) = P 0 và với mọi M, N ∈ A ta có
−−−−−−−→ − −−−−−−→ −−−−−−−→ −−→ −−→
f (M)f (N ) = f (P )f (N ) − f (P )f (M) = ϕ(P N ) − ϕ(P M)
−−→ −−→ −−→
= ϕ(P N − P M) = ϕ(MN ).

Do đó f là ánh xạ affine liên kết với ϕ.

Chúng ta đã chỉ ra sự tồn tại, phần còn lại là chứng minh cho tính duy nhất.

Giả sử tồn tại ánh xạ affine g : A −→ A0 liên kết với ϕ và g(P ) = P 0 . Khi đó với mọi M ∈ A ta có
−−−−−−−→ −−→ −−−−−−−→
g(P )g(M) = ϕ(P M) = f (P )f (M).

Do g(P ) = f (P ) = P 0 , nên suy ra g(M) = f (M). Vậy f = g.

Định lý được chứng minh. 2

Nhận xét. Nếu dim A = dim A0 và ϕ là đẳng cấu tuyến tính thì f là một đẳng cấu affine.

Hệ quả 2.1.5. Cho A và A0 là hai K-không gian affine, {O; − →


e1 , −

e2 . . . , →

en } là mục tiêu của A,
0 0 →
− 0 →
− 0 →
− 0
→0

O ∈ A và { e1 , e2 , . . . , en } là một hệ vector trong A . Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ affine
f : A −→ A0 sao cho
− −

f (O) = O0 và f (→
ei ) = −

ei 0, i = 1, 2, . . . , n.

Nói cách khác, ánh xạ affine hoàn toàn được xác định bởi ảnh của một mục tiêu. Hơn nữa, nếu
dim A = dim A0 và {−

e1 0, −

e2 0, . . . , −

en 0} là một cơ sở của A0 thì f là một đẳng cấu affine.


− →

Chứng minh. Theo kết quả của ĐSTT, tồn tại duy nhất ánh xạ tuyến tính ϕ : A −→ A0 sao cho

ei ) = →
ϕ(−
→ −
ei 0 , i = 1, ..., n.

Áp dụng Định lý 2.1.4 cho ánh xạ tuyến tính ϕ và cặp điểm O, O0 ta thu được ánh xạ affine cần
tìm. Phần còn lại là hiển nhiên vì lúc này ϕ là đẳng cấu tuyến tính. 2

Nhận xét. Trong hệ quả trên nếu thay mục tiêu {O; − e1 , −
→ →
e2 , . . . , −

en } bằng hệ n + 1 điểm độc lập
0 →
− 0 →
− 0 →

{A0, A1 , . . . , An } cũng như O và hệ vector { e1 , e2 , . . . , en } bởi hệ n + 1 điểm {A00, A01 , . . . , A0n }
0

thì ta có kết quả tương tự: Tồn tại duy nhất ánh xạ affine biến Ai thành A0i, i = 0, 1, . . . n, tức
là ánh xạ affine hoàn toàn được xác định bởi ảnh của n + 1 điểm độc lập affine Hơn nữa, nếu
dim A = dim A0 và {A00, A01, . . . , A0n } là hệ điểm độc lập thì f là một đẳng cấu affine.

39
Hình học affine và Euclid

2.1.3 Định lý cơ bản của ánh xạ affine

Một câu hỏi được đặt ra là, tính chất nào “đủ” để đặc trưng cho một ánh xạ affine. Định lý 2.1.8
trong mục này sẽ cho ta một đặc trưng như vậy cho trường hợp đẳng cấu affine.

Định lý 2.1.6. Ánh xạ affine bảo toàn tâm tỉ cự của mọi hệ hữu hạn điểm.

Chứng minh. Giả sử f : A −→ A0 là ánh xạ affine, G là tâm tỉ cự của họ {P1 , P2 , . . . , Pm } gắn


với họ hệ số {λ1 , λ2 , . . . , λm }, tức là ta có

X
m
−−→ − →
λi GPi = 0 .
i=1

Suy ra
X
m
− −−→
→ X −
m
−−−−−−→ − →
λi f (GPi ) = λi f (G)f (Pi ) = 0 .
i=1 i=1

Điều này chứng tỏ f (G) là tâm tỉ cự của họ {f (P1 ), f(P2 ), . . . , f (Pm )} gắn với họ hệ số {λ1 , λ2 , . . . , λm }.
2

Chúng ta có ngay hệ quả sau đây.

Hệ quả 2.1.7. Ánh xạ affine bảo toàn tỉ số đơn của các bộ ba điểm thẳng hàng (nếu tỉ số đơn ấy
xác định).

Định lý 2.1.8. Cho f là một song ánh từ K-không gian affine A lên K-không gian affine A0. Nếu
f bảo tồn tính thẳng hàng của mọi hệ ba điểm thẳng hàng (tức là nếu M, N, P là ba điểm thẳng
hàng thì f (M), f(N ), f(P ) cũng thẳng hàng) và bảo toàn tỉ số đơn của chúng (tức là (MNP ) =
(f (M)f (N )f (P )) thì f là một đẳng cấu affine.

Chứng minh. Lấy I là một điểm tùy ý của A và g : A0 −→ A là một đẳng cấu affine biến f (I)
thành I thì h = g ◦ f : A −→ A là một song ánh giữ I bất động. Dễ thấy h cũng có tính chất bảo
toàn tính thẳng hàng và tỉ số đơn của của mọi hệ ba điểm thẳng hàng.

− →

Xét ánh xạ ϕ : A −→ A xác định bởi
−−→ −−−−−−→ −−−−→
ϕ(IM) = h(I)h(M) = Ih(M).


Ta sẽ chứng minh ϕ là một ánh xạ tuyến tính. Thật vậy, nếu →

x = 0 thì ta có

− −
→ −−−−−→ − →
ϕ(−

x ) = ϕ( 0 ) = ϕ(II) = h(I)h(I) = 0 .

− →
− →
− →

Do đó, nếu λ = 0 hay →

x = 0 thì λ→

x = 0 và λ(ϕ(−

x )) = 0 . Nên ϕ(λ−

x ) = λ(ϕ(−

x )) = 0 .

40
Hình học affine và Euclid

−→ → −→

x 6= 0 (ta chỉ cần xét λ 6= 1), lấy IM = −
Nếu λ 6= 0 và −
→ x , IN = λ−

x thì N, M, I là bộ ba điểm
phân biệt, thẳng hàng và (NMI) = λ. Theo giả thiết ba điểm h(N ), h(M), h(I) là phân biệt,
−−−−−−→ −−−−−−→
thẳng hàng và (h(N ), h(M), h(I)) = λ tức là h(I)h(N ) = λh(I)h(M), hay
ϕ(λ−→x ) = λ(ϕ(−

x )).

Nếu hệ {−→
x ,−

y } phụ thuộc tuyến tính, chúng ta dễ dàng chứng minh ϕ(− →x +−→
y ) = ϕ(−
→x ) + ϕ(−

y ).

− →
− −−
→ →
− −→ →

Còn nếu hệ { x , y } độc lập tuyến tính thì ta lấy M, N ∈ A sao cho IM = x , IN = y và gọi P là
−→
trung điểm của đoạn MN tức là IP = 12 (− →x +− →y ). Khi đó (MNP ) = −1 nên (h(M)h(N )h(P )) =
−1.

Vậy h(P ) cũng là trung điểm của đoạn h(M)h(N ), tức là


−−−→ 1 −−−−→ − −−−→ 1 → − 1
Ih(P ) = (Ih(M) + Ih(N )) hay ϕ( (−
x +→
y )) = (ϕ(−

x ) + ϕ(−

y )).
2 2 2

1 → − 1 → −
ϕ( (−
x +→
y )) = ϕ(−
x +→
y ),
2 2
do đó
ϕ(−

x +−

y ) = ϕ(−

x ) + ϕ(−

y ).

Vậy ϕ là một ánh xạ tuyến tính và do đó h là một ánh xạ affine. Do h là song ánh nên h là đẳng
cấu. Suy ra f = g −1 ◦ h là một đẳng cấu affine. 2

Như vậy có thể nói tính chất thẳng hàng và tỉ số đơn của các bộ ba điểm thẳng hàng là các tính
chất cơ bản của hình học affine.

2.2 Biểu thức tọa độ của ánh xạ affine.

2.2.1 Biểu thức tọa độ.

Cho An và Am là hai K- không gian affine, f : An −→ Am là ánh xạ affine, {O; − →


e1 , −

e2 , ..., →

en } là
n 0 −
→ →
− −
→ m
một mục tiêu affine của A và {O ; u1 , u2 , ..., um} là một mục tiêu affine của A . Khi đó f hoàn


toàn được xác định bởi điểm f (O) và ánh xạ tuyến tính liên kết f . Giả sử
− −
→ Xm
f (→
ei ) = api −

up ; i = 1, 2, . . . , n
p=1


−− −−→ X m
0
O f (O) = bp −

up .
p=1

41
Hình học affine và Euclid

Nếu M ∈ An có tọa độ (xi ) đối với mục tiêu {O; −



ei } và f (M) có tọa độ (x0p ) đối với mục tiêu
{O0 ; −

up } thì

X
m
−−−−−→ −−−−→ −−−−−−−→
x0p −

up = O0 f (M) = O0 f (O) + f (O)f (M)
p=1
−−−−→ − → −−→
= O0 f (O) + f (OM )
!
Xm X
n
→−
− X
m X
n X
m
= →

u
bp p + →
xi f ( ei ) = →

u
bp p + xi api→

up
p=1 i=1 p=1 i=1 p=1
!
X
m X
n X
m X
m X
n
= apixi −

up + bp −

up = api xi + bp −

up .
p=1 i=1 p=1 p=1 i=1

Do đó ta có
X
n
x0p = api xi + bp ; p = 1, 2, . . . , m. (2.1)
i=1

Công thức 2.1 được viết dưới dạng tường minh như sau
 0

 x1 = a11x1 + a12x2 + . . . + a1n xn + b1

 x0 = a x + a x + . . . + a x + b
2 21 1 22 2 2n n 2
. (2.2)

 ...

 0
xm = am1 x1 + am2 x2 + . . . + amn xn + bm
Các công thức 2.1 và 2.2 được gọi là biểu thức tọa độ hay phương trình của f đối với các mục tiêu
đã cho. Ngược lại khi cho trước các mục tiêu affine của An và Am thì các công thức đó xác định
một ánh xạ affine f : An −→ Am biến điểm M có tọa độ (xi ) đối với mục tiêu {O; − →
ei } nào đó của
n 0 0 −
→ m
A thành điểm f (M) có tọa độ (xi ) đối với mục tiêu {O ; uj } nào đó của A .

Nhận xét.

1. Công thức 2.1 và 2.2 có thể viết dưới dạng ma trận


[x0] = A[x] + [b],
trong đó   
x01 b1
 x0   b2 
0  2  
[x ] =  ..  ; A = (api )m×n ; [b] =  ..  .
 .  . 
x0m bm


2. Do ma trận A là ma trận mà các cột lần lượt là các cột tọa độ của f ei , i = 1, 2, . . . , n đối
với mục tiêu {O0 ; −

up } nên ánh xạ affine f : An −→ Am là đơn cấu, toàn cấu hay đẳng cấu
affine khi và chỉ khi hạng của ma trận (api)m×n theo thứ tự là n, m hay n = m.

42
Hình học affine và Euclid

2.3 PHÉP BIẾN ĐỔI AFFINE

2.3.1 Biến đổi affine.

Định nghĩa 3. Mỗi tự đẳng cấu của không gian affine A được gọi là một phép biến đổi affine
(hay vắn tắt biến đổi affine) của A.

Tập các phép biến đổi affine của A, với phép toán hợp các ánh xạ là một nhóm con của nhóm các
phép biến đổi của A (nhóm các song ánh từ A lên A), gọi là nhóm affine của A và được ký hiệu
là Af(A).

Giả sử f : A −→ A là một phép biến đổi affine của A. Một điểm M của A sẽ gọi là điểm bất động
đối với f hay là điểm kép của f nếu f (M) = M. Một hình H ⊂ A (tức là một tập hợp con của A)
gọi là bất động đối với f nếu f (H) = H.
→ −
− → →
− →

Xét phép biến đổi tuyến tính f : A −→ A liên kết với f. Mỗi không gian con m-chiều của A

− −
→ →
− →−
− → −

bất động đối với f (tức là không gian con m-chiều W của A sao cho f (W ) = W ) sẽ được gọi là
một phương bất động (m-chiều) đối với f (hay của f ).

Đối với một hệ tọa độ affine cho trước của An , phép biến đổi affine f có biểu thức tọa độ

[x0] = A[x] + [b]

với A là ma trận vuông cấp n không suy biến, tức là detA 6= 0. Khi đó điểm M có tọa độ (xi ) là
điểm bất động của f khi và chỉ khi (xi ) là nghiệm của hệ phương trình:

[x] = A[x] + [b]

hay
(A − In )[x] + [b] = 0.
Hệ phương trình trên nếu có nghiệm sẽ xác định một phẳng trong An (xem Bài tập ??). Đây là
phẳng mà mỗi điểm của nó là một điểm bất động của f.

Nhận xét. Dễ thấy, phép biến đổi affine biến m-phẳng thành m-phẳng và bảo toàn tính cắt nhau,
chéo nhau và song song của các phẳng.
Định lý 2.3.1. Phép biến đổi affine biến đơn hình m-chiều thành đơn hình m-chiều và biến hình
hộp m-chiều thành hình hộp m-chiều.

Chứng minh. Xét m-đơn hình

−−→ X −−→
m
C = {M ∈ A : OM = ti OAi , ti ≥ 0, t0 + t1 + ... + tm = 1 }
i=0

43
Hình học affine và Euclid

và giả sử f : A −→ A là phép biến đổi affine của A. Ta sẽ chứng minh f (C) cũng là một đơn hình
m-chiều.

Thật vậy, đặt


I = f (O), Bi = f (Ai ), i = 0, 1, 2, ..., n.

Ta có
−−−−→ − → −−→ X − m
→ −−→ X −→ m
If (M) = f (OM ) = ti f (OAi ) = ti IBi,
i=0 i=0

nên suy ra
0
−−→0 X
m
−→
f (C) = {M ∈ A : IM = tiIBi , ti ≥ 0, t0 + t1 + ... + tm = 1}.
i=0

Nói cách khác, f (C) là đơn hình m-chiều đỉnh B0 , B1, ..., Bm.

Phép chứng minh cho trường hợp hình hộp m-chiều hoàn toàn tương tự. 2

Sau đây là hai ví dụ quen thuộc về phép biến đổi affine.

2.3.2 Phép tịnh tiến của không gian affine.




Cho A là một không gian affine. Với →

v ∈ A cho trước, ánh xạ

v : A −→ A
T−

xác định bởi, ∀M ∈ A


−−−→ →
v (M) = M
T−
→ 0
sao cho MM 0 = −
v,
gọi là phép tịnh tiến theo vector −
→v.


Định lý 2.3.2. T−v là một phép biến đổi affine liên kết với phép đồng nhất Id−
→ → của A . Ngược lại
A


nếu f là một phép biến đổi affine của A mà f = Id− → , thì f là một phép tịnh tiến.
A

0 0
Chứng minh. Với mọi M, N ∈ A, đặt T−
v (M) = M và T−
→ v (N ) = N . Ta có

−−−−−−−−−−→ −−− → −−−


0 0 0
→ −−→ −−→0
T−
→ v (N ) = M N = M M + MN + NN
v (M)T−

−−→ → −−→ −−→
= −−

v + MN + −v = MN = Id−
→ (MN ).
A

Điều này chứng tỏ T−


v là phép biến đổi affine liên kết với Id−
→ →.
A

44
Hình học affine và Euclid



Giả sử f là một phép biến đổi affine của A mà f = Id− → . Ta sẽ chứng minh f là một phép tịnh
A
−−→
tiến. Lấy P ∈ A cố định, đặt f (P ) = P 0 và −
→v = P P 0 . Khi đó với mọi M ∈ A ta có
−−−−−→ −−→ −−−−→ −−−−−−−→
Mf (M) = MP + P f (P ) + f (P )f (M)
−−→ −−→ −−→
= MP + P P 0 + P M
−−→
= PP0
=− →v.
−−→
Điều này chứng tỏ f là phép tịnh tiến theo vector − →
v = P P 0.

Nhận xét Chúng ta dễ dàng chứng minh các nhận xét sau:

1. Khi →

v = 0, T− v chính là phép đồng nhất của A.



2. Nếu −
→v 6= 0 thì T−v là phép biến đổi affine của A không có điểm bất động.



3. Với mọi −
→v ,−

u ∈ A , ta có T−→v ◦ T−
u = T−
→ u ◦ T−
→ v = T−
→ → v.
u +−



4. Với mọi −
→v ∈ A , ta có (T−
→v)
−1
= T −−
v.

Từ các nhận xét 3 và 4, ta suy ra tập tất cả các phép tịnh tiến của A lập thành một nhóm
con Abel của nhóm Af(A), gọi là nhóm tịnh tiến của A, ký hiệu là T(A).
Định lý 2.3.3. Mọi phép biến đổi affine của A luôn phân tích được thành tích của một phép biến
đổi affine có điểm bất động và một phép tịnh tiến hoặc tích của một phép tịnh tiến với một phép
biến đổi affine có điểm bất động.

Chứng minh. Giả sử f : A −→ A là một phép biến đổi affine. Lấy O ∈ A và đặt O0 = f (O).

→ −−→0 −
→ −

Gọi T− v là phép tịnh tiến theo vector v = OO và h là phép biến đổi affine với h = f và

h(O0 ) = O0 .

− →

Khi đó h ◦ T−
v là phép biến đổi affine có ánh xạ nền là f ◦ Id−
→ → = f . Hơn nữa ta có:
A
0 0
v )(O) = h(T−
(h ◦ T−
→ v (O)) = h(O ) = O .

Cho nên, theo định lý về sự xác định ánh xạ affine, ta có

v = f.
h ◦ T−

→ −
− →
Nếu chọn h là phép biến đổi affine với h = f và h(O) = O, thì ta sẽ có

v ◦ h = f.
T−

Dễ thấy cách phân tích như chứng minh trên là không duy nhất.

45
Hình học affine và Euclid

2.3.3 Phép vị tự của không gian affine.

Cho A là một không gian affine. Với điểm O ∈ A và λ ∈ K − {0}, ánh xạ

f : A −→ A

xác định bởi, ∀M ∈ A


−−→ −−→
f (M) = M 0 sao cho OM 0 = λOM ,
gọi là phép vị tự tâm O tỷ số λ.


Định lý 2.3.4. 1. Phép vị tự f tâm O tỷ số λ là một phép biến đổi affine với f = λId−
→.
A


2. Nếu f là một phép biến đổi affine của A mà f = λId−
→ , với λ 6= 0, 1; thì f là một phép vị
A
tự tỷ số λ.

Chứng minh.

1. Với mọi M, N ∈ A, đặt f (M) = M 0 và f (N ) = N 0 . ta có


−−−−−−−→ −−− → −−→ −−→
f (M)f (N ) = M 0 N 0 = M 0 O + ON 0
−−→ −−→ −−→
= λMO + λON = λMN
−−→
= λId−→ (MN ).
A


Vậy f là một phép biến đổi affine của A với f = λId−
→.
A

1
−−−−→
2. Lấy P ∈ A, xét vector 1−λ P f (P ). Vector này xác định do λ 6= 1. Khi đó tồn tại duy nhất
−→ 1
−−−−→ −→ −→ −−−−→ −−−−→
điểm O sao cho P O = 1−λ P f (P ), tức là λOP = OP + P f (P ) = Of (P ). Mặt khác, ta có
−→ − → −→ −−−−−−→
λOP = f (OP ) = f (O)f (P ). Từ đây suy ra O = f (O), hay O là điểm bất động của f.
Khi đó với mọi M ∈ A
−−−−→ −−−−−−−→ − → −−→ −−→
Of (M) = f (O)f (M) = f (OM ) = λOM .

Vậy f là phép vị tự tâm O tỷ số λ. 2

Nhận xét. Chúng ta dễ dàng chứng minh các nhận xét sau đây:

1. Khi λ = 1, phép vị tự f chính là phép đồng nhất IdA . Nếu λ 6= 1, phép vị tự có một điểm
bất động duy nhất chính là tâm vị tự của nó.

2. Nếu f là phép vị tự tâm O tỷ số λ và g là phép vị tự tâm O tỷ số µ, thì f ◦ g = g ◦ f là phép


vị tự tâm O tỷ số λµ.

46
Hình học affine và Euclid

3. Nếu f là phép vị tự tâm O tỷ số λ thì f −1 là phép vị tự tâm O tỷ số λ1 .


Từ các nhận xét 2 và 3 ở trên, ta có thể suy ra rằng tập các phép vị tự cùng tâm O lập
thành một nhóm con Abel của nhóm Af(A). Chú ý rằng tập tất cả các phép vị tự (không
nhất thiết cùng tâm) không lập thành một nhóm. Nhưng tập gồm tất cả các phép vị tự và
phép tịnh tiến của A với phép toán hợp các ánh xạ lại là một nhóm con của nhóm Af(A).

BÀI TẬP CHƯƠNG II

Bài tập 2.1. Cho V và W là các K-không gian vector với cấu trúc affine chính tắc. Hãy chứng
minh rằng mỗi ánh xạ tuyến tính f : V −→ W là một ánh xạ affine. Điều ngược lại có đúng không
?

Bài tập 2.2. Trong không gian affine A3 với mục tiêu affine đã chọn cho các điểm

A0(1, 1, 1) , A1(2, 0, 0) , A2(1, 0, 0) , A3 (1, 1, 0);

A00(0, 0, 0) , A01(0, 1, 0) , A02(2, 0, 1) , A03 (1, 0, 1).

1. Chứng minh rằng các hệ gồm bốn điểm {A0, A1, A2, A3 } và {A00 , A01, A02, A03} đều độc lập.

2. Tìm biểu thức tọa độ của phép biến đổi affine f : A3 −→ A3 thỏa điều kiện f (Ai ) = A0i, i =
0, 1, 2, 3, đối với mục tiêu đã cho.

3. Viết biểu thức tọa độ của ánh xạ affine đó đối với mục tiêu {A0; A1 , A2, A3}.

Bài tập 2.3. Chứng minh rằng ánh xạ affine bảo tồn tính cắt nhau và song song của hai phẳng.
Ánh xạ affine có bảo tồn tính chéo nhau của hai phẳng không?

Bài tập 2.4. Cho f : A −→ A0 là ánh xạ affine, α0 và β 0 là các phẳng của A0 sao cho f −1 (α0 ) 6= ∅
và f −1 (β 0) 6= ∅.

1. Chứng minh rằng nếu α0 , β 0 chéo nhau hoặc song song thì các ảnh ngược tương ứng f −1 (α0 )
và f −1 (β 0) cũng chéo nhau hoặc song song.

2. Trong trường hợp α0 ∩ β 0 6= ∅, hãy cho ví dụ để có thể xảy ra

f −1 (α0 ) ∩ f −1 (β 0) = ∅.

Bài tập 2.5. Cho A, A0 là hai K-không gian affine cùng số chiều và f : A −→ A0 là một đẳng
cấu affine. Chứng minh rằng

1. Nếu α là m-phẳng của A thì f (α) là m-phẳng của A0 .

2. f bảo toàn tính cắt nhau, chéo nhau và song song của các phẳng.

47
Hình học affine và Euclid


− →
− →

Bài tập 2.6. Cho phẳng α trong K-không gian affine A, không gian vectơ con β 6= { 0 } của A
→ → −
− →
sao cho A = −
α ⊕ β và λ ∈ K − {0}. Xét ánh xạ

f : A −→ A
−−−−−→ −−−→
M 7−→ f (M) sao cho M1 f (M) = λM1 M ,



trong đó M1 là giao điểm của α với phẳng đi qua M có phương β . Ta gọi f là phép thấu xạ affine


với cơ sở α, phương β và hệ số λ.

1. Chứng minh mỗi phép thấu xạ affine là một phép biến đổi affine.

2. Tìm các điểm bất động của f.

3. Trong trường hợp α là siêu phẳng, chứng minh rằng các đường thẳng nối ảnh và tạo ảnh
song song với nhau.

Chú ý.
→ −
− →
– Khi dim α = 0, tức là α = {O}, β = A thì f là phép vị tự tâm O hệ số λ.


– Khi λ = −1, f còn gọi là phép đối xứng xiên theo phương β qua phẳng α. Hơn nữa nếu
α = {O} (dim α = 0) thì ta có phép đối xứng tâm với tâm là điểm O.
Bài tập 2.7. Phép biến đổi affine của K-không gian affine A gọi là có tính chất đối hợp nếu


f 2 = f ◦ f là phép biến đổi đồng nhất của A. Dễ thấy phép đối xứng xiên theo phương β qua
phẳng α là một phép biến đổi affine đối hợp. Chứng minh rằng mọi phép biến đổi affine đối hợp
khác ánh xạ đồng nhất là một phép đối xứng xiên.
Bài tập 2.8. Chứng minh rằng mọi phép biến đổi affine của không gian affine A, với dim A ≥ 2,
giữ bất động phương của mọi đường thẳng (tức là biến đường thẳng thành đường thẳng song song)
là một phép tịnh tiến hay phép vị tự.
Bài tập 2.9. Trong không gian affine A3 cho phép biến đổi affine f có biểu thức toạ độ đối với
hệ toạ độ affine {O; −

e1 , −

e2 , →

e3 } là

 0
 x1 = 4x1 + 2x2 + x3 + 1
x02 = 6x1 + 5x2 + 2x3 + 2 .

 0
x3 = 9x1 + 6x2 + 4x3 + 5

Hãy tìm các điểm bất động và phương bất động một chiều của f.
Bài tập 2.10. Chứng minh rằng mỗi biến đổi affine của An (R) đều có ít nhất một điểm bất động
hoặc một phương bất động 1-chiều.

48
Hình học affine và Euclid

Bài tập 2.11. Chứng minh rằng trong một đơn hình m-chiều các đường thẳng nối hai trọng tâm
của hai mặt bên đối diện luôn luôn đi qua một điểm cố định. Hãy phát biểu bài toán cho trường
hợp đơn hình hai chiều và đơn hình ba chiều.
Bài tập 2.12. Trong An cho mục tiêu {O; − →ei }, i = 1, 2, . . . , n. Xét ánh xạ f biến điểm M(x1 , x2, . . . , xn )
0
thành điểm M (0, 0, . . . , 0, xk , . . . , xn ). Chứng tỏ f là một phép chiếu song song. Tìm cơ sở và
phương chiếu phép chiếu f.
Bài tập 2.13. Chứng minh rằng hạn chế của một ánh xạ affine lên một m-phẳng cũng là một
ánh xạ affine.
Bài tập 2.14. Cho f : A −→ A0 là một ánh xạ affine. Chứng minh rằng:

1. f là đơn cấu khi và chỉ khi dim A = dim f (A);

2. f là toàn cấu khi và chỉ khi dim f (A) = dim A0;

3. f là đẳng cấu khi và chỉ khi dim A = dim f (A) = dim A0 .


Bài tập 2.15. Cho các ánh xạ affine từ A3 vào chính nó
 0  0  0
 x1 = 0  x1 = x1  x1 = x1
f : x02 = x2 ; g : x02 = 0 ; h : x02 = x2 .
 0  0  0
x3 = x3 x3 = x3 x3 = 0

Chứng minh rằng, các ánh xạ f, g, h là các phép chiếu song song. Tìm cơ sở và phương chiếu của
mỗi phép chiếu.
Bài tập 2.16. Trong không gian affine thực A3 cho hai mặt phẳng phân biệt α và α0 . Cho hai
tam giác ABC ⊂ α và MNP ⊂ α0 .

1. Có bao nhiêu đẳng cấu affine từ α vào α0 biến tam giác ABC thành tam giác MNP.

2. Có bao nhiêu phép biến đổi affine của A3 biến tam giác ABC thành tam giác MNP.

3. Trong bài toán này, nếu thay tam giác ABC bằng hình bình hành ABCD và tam giác MNP
bằng hình bình hành MNP Q thì kết quả ở câu 1 và câu 2 như thế nào?
Bài tập 2.17. Cho f : A2 −→ A2 là một song ánh thỏa mãn điều kiện, với mọi điểm M, N ∈ A2
−−→ −−−−−−−→ −−−−→ −−−−−→
ta có M N cùng phương với f (M)f (N ) và Nf (N ) cùng phương với Mf (M). Chứng minh rằng, f
là một phép tịnh tiến.
Bài tập 2.18. Trong A3 cho ánh xạ f có biểu thức tọa độ đối với mục tiêu cho trước
 0
 x1 = 3x1 + 3x2 + 2x3 + 1
x0 = x1 − x2 + x3 − 1 .
 20
x3 = 2x1 + 2x2 + 2x3 − 3

49
Hình học affine và Euclid

1. Chứng minh rằng f là phép biến đổi affine.

2. Tìm ảnh và tạo ảnh của điểm M(1, −2, 1).

3. Tìm ảnh và tạo ảnh của đường thẳng đi qua điểm N (1, 1, 1) với vector chỉ phương →

v (1, 2, 1).

4. Tìm ảnh và tạo ảnh của mặt phẳng:



x1 = 2t1 − t2 + 1
x2 = t 1 + t 2 − 2 .

x3 = −t1 − t2 + 3

Bài tập 2.19. Trong A3 với mục tiêu cho trước, cho ánh xạ affine f có biểu thức tọa độ
 0
 x1 = 4x1 + x2 + 3x3 + 2
x0 = 5x1 − x2 + 5x3 − 3 .
 20
x3 = −2x1 − x2 − x3 + 1

Tìm điểm bất động và phương bất động 1-chiều của f.


Bài tập 2.20. Chứng minh rằng, nếu một phép biến đổi affine của An có n + 1 điểm bất động
độc lập thì f là phép đồng nhất.
Bài tập 2.21. Trong A3 cho tứ diện ABCD. Viết biểu thức tọa độ của phép biến đổi affine f đối
với mục tiêu {A; B, C, D} trong các trường hợp sau:

1. f (A) = B, f(B) = C, f (C) = D, f(D) = A;

2. f (A) = B, f(B) = A, f (C) = D, f(D) = C;

3. f (A) = C, f (B) = D, f(C) = A, f (D) = B.


Bài tập 2.22. Trong An cho hai mục tiêu {O; Ei } và {O0 ; Ei0}. Biết công thức đổi mục tiêu từ
{O; Ei } sang {O0 ; Ei0 }có dạng


 x1 = x01 + 1


 x2 = x0 + x0 + 2
1 2
. . .

 .. ..



xn = x01 + x02 + · · · + x0n + n

Hãy tìm biểu thức tọa độ của phép biến đổi affine đối với mục tiêu {O, Ei } biến O thành O0 và
Ei thành Ei0.
Bài tập 2.23. Chứng minh rằng:

1. tích của hai phép tịnh tiến là một phép tịnh tiến;

50
Hình học affine và Euclid

2. tích của một phép tịnh tiến và một phép vị tự là một phép vị tự hoặc một phép tịnh tiến;

3. tích của hai phép vị tự là một phép vị tự hoặc một phép tịnh tiến;

Hãy cho các ví dụ cụ thể để minh họa.


Bài tập 2.24. Trong không gian affine An ,

1. hai tam giác có tương đương affine không? 2 đơn hình m-chiều có tương đương affine không?

2. Hai hình bình hành có tương đương affine không? Hai hình hộp m-chiều có tương đương
affine không?

3. Hai hình thang có tương đương affine không? (Hãy nêu một định nghĩa thích hợp cho khái
niệm hình thang)
Bài tập 2.25. Chứng minh rằng, tập tất cả các phép tịnh tiến của không gian affine An với phép


toán hợp ánh xạ lập thành một nhóm và nhóm này đẳng cấu với nhóm cộng của An . Tập gồm tất
cả các phép vị tự và phép tịnh tiến của không gian affine An lập thành một nhóm với phép toán
hợp ánh xạ. Nhóm này có giao hoán không?
Bài tập 2.26. Chứng minh rằng, tập V tất cả các phép vị tự cùng tâm của không gian affine An
lập thành một nhóm với phép toán hợp ánh xạ và nhóm này đẳng cấu với nhóm nhân của nhóm
K \ {0}. Tìm nhóm con hai phần tử của V.
Bài tập 2.27. Chứng minh rằng, các khái niệm tính chất sau là bất biến affine, tức là không thay
đổi qua các phép biến đổi affine: phẳng, hệ điểm độc lập, tâm tỉ cự, tỉ số đơn, tỉ số kép, hình tam
giác, trung tuyến của tam giác; tính cắt nhau, song song, chéo nhau của hai phẳng,
Bài tập 2.28. Cho f là phép biến đổi affine của An . Chứng minh rằng:

1. f có phương bất biến một chiều hoặc hai chiều;

2. nếu f có điểm kép thì f có đường thẳng hoặc mặt phẳng bất động;

Hãy cho ví dụ chứng tỏ rằng f có thể không có đường thẳng hoặc mặt phẳng bất động.

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG


Bài tập 2.29. Viết biểu thức tọa độ dạng đơn giản nhất của phép tịnh tiến và phép vị tự trong
một mục tiêu affine chọn thích hợp.

51
Hình học affine và Euclid


− →

Bài tập 2.30. Cho α là m-phẳng, β là (n − m)-phẳng, →

α ∩ β ={0}

1. Giả sử α0 là m-phẳng song song với α và f là phép chiếu song song lên α theo phương β.
Chứng minh rằng f |α0 : α0 −→ α là một đẳng cấu (phép chiếu song song từ α0 lên α theo
phương β).

2. Gọi I là giao điểm của α và β. Giả sử f : α −→ α và g : β −→ β là các ánh xạ affine sao


cho f (I) = g(I). Chứng minh rằng tồn tại một ánh xạ affine h : An −→ An sao cho h|α = f
và h|β = g. Nếu f và g là các đẳng cấu, hãy chứng minh h cũng là đẳng cấu.

Bài tập 2.31. Cho f : An −→ An là ánh xạ affine có biểu thức tọa độ đối với một mục tiêu affine
cho trước là
[x0] = A[x] + [u].

1. Tìm điều kiện cần và đủ để f là phép chiếu song song. Khi đó, hãy tìm cơ sở và phương
chiếu của f.

2. Áp dụng với f : A3 −→ A3 có biểu thức tọa độ là [x0] = A[x] + [u], trong đó


   
−1 −2 4 −6
A = −1 0 2 ; [u] = −3 .
  
−1 −1 3 −3

Bài tập 2.32. Trong không gian affine An có bao nhiêu phép biến đổi affine

1. biến n-đơn hình cho trước S thành n-đơn hình cho trước S 0;

2. biến (n − 1)-đơn hình cho trước S thành (n − 1)-đơn hình cho trước S 0 .

Bài tập 2.33. Hai hình được gọi là tương đương affine nếu có phép biến đổi affine biến hình này
thành hình kia.

1. Tìm điều kiện để hai tập hợp mà mỗi tập gồm 2 điểm tương đương affine. Câu hỏi tương tự
cho trường hợp số điểm của hai tập hợp là 3, 4.

2. Tổng quát, tìm điều kiện để 2 tập hợp gồm m + 1 điểm trong không gian affine An là tương
đương affine.

Bài tập 2.34. Dùng phép chiếu song song để chứng minh định lý Thalès.
P
n
Bài tập 2.35. Trong không gian affine An cho siêu phẳng α có phương trình ai xi = 0 và phép
i=1
biến đổi affine f có biểu thức tọa độ [x0] = A[x] + [u] đối với một mục tiêu nào đó. Tìm điều kiện
cần và đủ để α là hình bất động của f.

52
Hình học affine và Euclid

−−→ →
/ α nhưng MN ∈ −
Bài tập 2.36. trong An cho siêu phẳng α và 2 điểm M, N ∈ α.

1. Chứng minh rằng, tồn tại duy nhất một ánh xạ affine giữ bất động mọi điểm của α và biến
M thành N. Khi đó, f được gọi là phép thấu xạ trượt theo cơ sở α với phương thấu xạ
−−→ →

(không gian con 1-chiều) xác định bởi MN . Hãy xác định f .

2. Chỉ dùng các đường thẳng, hãy dựng ảnh của một điểm bất kỳ qua f.

Bài tập 2.37. Chứng minh rằng, với phép thấu xạ qua siêu phẳng hoặc phép thấu xạ trượt thì
đường thẳng nối ảnh và tạo ảnh là đường thẳng bất động. Mỗi m-phẳng và ảnh của nó hoặc song
song hoặc cắt nhau trên cơ sở thấu xạ.

Bài tập 2.38. Chứng minh rằng, phép biến đổi affine của An có một siêu phẳng mà mọi điểm
đều là điểm bất động là phép thấu xạ hoặc phép thấu xạ trượt mà cơ sở là siêu phẳng nói trên.

Bài tập 2.39. Trong A3 cho các phép biến đổi affine f và g có biểu thức tọa độ đối với một mục
tiêu affine đã cho là [x0] = A[x] + [u], [x0] = B[x] + [v], trong đó
       
3 0 −4 −6 2 1 1 −1
   
A = 2 1 −4 , u = −6 , B = −1 0 −1 , v =    1 .
2 0 −3 −6 0 0 1 0

Chứng tỏ rằng f là phép thấu xạ và g là phép thấu xạ trượt. Tìm cơ sở, hệ số thấu xạ của f , cơ
sở và phương thấu xạ của g.

Bài tập 2.40. Chứng minh rằng, nếu một phép biến đổi affine của An có một phương 1-chiều mà
mọi đường thẳng có phương đó đều bất động thì f là một trong các phép sau đây: phép tịnh tiến,
phép thấu xạ qua siêu phẳng, phép thấu xạ trượt.

Bài tập 2.41. Chứng minh rằng, mọi phép biến đổi affine của An có thể phân tích thành hợp của
không quá n + 1 phép thấu xạ qua siêu phẳng hoặc thấu xạ trượt.

Bài tập 2.42. Chứng minh rằng, tập H tất cả các phép thấu xạ cùng cơ sở và cùng phương thấu
xạ của không gian affine An lập thành một nhóm giao hoán với phép toán hợp ánh xạ và nhóm
này đẳng cấu với nhóm nhân của nhóm K \ {0}. Tìm nhóm con hai phần tử của H.

Bài tập 2.43. Chứng minh rằng, tập H tất cả các phép thấu xạ trượt cùng cơ sở và cùng phương
thấu xạ của không gian affine An lập thành một nhóm giao hoán với phép toán hợp ánh xạ.

53
Chỉ số

Symbols
ánh xạ affine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
ánh xạ nền . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
ánh xạ tuyến tính liên kết . . . . . . . . . . . . . . . . 35

tự đồng cấu affine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

D
đẳng cấu affine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
đơn cấu affine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

P
Phép chiếu song song . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

T
toàn cấu affine . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

54
Chương 5

Biến đổi đẳng cự

5.1 Ánh xạ đẳng cự và biến đổi đẳng cự.

5.1.1 Định nghĩa và ví dụ

Định nghĩa 1. Cho E và E0 là hai không gian Euclid. Ánh xạ affine

f : E −→ E0


gọi là ánh xạ đẳng cự từ E vào E0 nếu f là ánh xạ tuyến tính trực giao. Nếu f là song ánh, tức


là f là một đẳng cấu tuyến tính trực giao, ta nói f là một đẳng cấu đẳng cự. Khi đó E và E0 gọi
là hai không gian đẳng cấu đẳng cự, ký hiệu E ∼
= E0 . Một tự đẳng cấu đẳng cự từ E vào chính nó
gọi là một biến đổi đẳng cự.

Đôi lúc chúng ta sẽ nói vắn tắt “đẳng cấu” để thay cho cụm từ “đẳng cấu đẳng cự” nếu không có
gì gây nhầm lẫn.

Nhận xét.

1. Do các ánh xạ tuyến tính trực giao đều là đơn ánh, ta suy ra mọi ánh xạ đẳng cự là đơn
ánh. Do đó mọi ánh xạ đẳng cự từ không gian vector Euclid E vào chính nó là đều biến đổi
đẳng cự.

2. Dễ thấy tích của hai ánh xạ đẳng cự là một ánh xạ đẳng cự và tập các phép biến đổi đẳng
cự của E là một nhóm con của nhóm Af(E), ký hiệu Isom(E), gọi là nhóm đẳng cự của En .

75
Hình học affine và Euclid

Định lý sau cho ta một đặc trưng quan trọng của các ánh xạ đẳng cự và giải thích tên gọi của nó.

Định lý 5.1.1. Ánh xạ f : E −→ E0 là một ánh xạ đẳng cự khi và chỉ khi f bảo toàn khoảng
cách giữa hai điểm bất kỳ, tức là d(f (M), f(N )) = d(M, N ) với mọi cặp điểm M, N ∈ E

Chứng minh.


Giả sử f : E −→ E0 là ánh xạ đẳng cự. Do ánh xạ tuyến tính nền f của f là ánh xạ tuyến tính
trực giao nên với mọi M, N ∈ En ta có:
−−−−−−−→ → −−→
− −−→
d(f (M), f(N )) = kf (M)f (N )k = k f (MN )k = kMN k = d(M, N ).

Ngược lại, giả sử f : E −→ E0 là ánh xạ thoả điều kiện

d(f (M), f(N )) = d(M, N ), ∀M, N ∈ E.

Chọn O ∈ E và xét ánh xạ



− →

ϕ : E −→ E0 ,
−−→ −−→ −−−−−−−→
OM 7−→ ϕ(OM ) := f (O)f (M).

−−→ → −−→ − →
Với mọi →

x = OM , −
y = ON ∈ E , ta có

−−→2 −−−−−−−→
MN = d(M, N )2 = d(f (M), f(N ))2 = f (M)f (N )2
−−−−−−−→ −−−−−−−→
= [f (O)f (N ) − f (O)f (M)]2
−−−−−−−→ −−−−−−−→ −−−−−−−→ −−−−−−−→
= f (O)f (N )2 + f (O)f (M) 2 − 2f (O)f (N ).f (O)f (M)
−−→ −−→ −−→ −−→
= ON 2 + OM 2 − 2ϕ(ON ).ϕ(OM ).
Nhưng
−−→2 −−→ −−→ −−→ −−→ −−→ −−→
MN = (ON − OM )2 = ON 2 + OM 2 − 2ON .OM.



Từ đây suy ra ϕ(−→x ).ϕ(−

y)=− →
x .−
→y , với mọi −

x,−

y ∈ E . Do đó ϕ là một ánh xạ trực giao. Theo
định nghĩa của ϕ, f là ánh xạ affine nhận ϕ làm ánh xạ nền. Nói cách khác f là một ánh xạ đẳng
cự.

76
Hình học affine và Euclid

5.1.2 Phương trình dạng chính tắc của phép biến đổi đẳng cự

Trong không gian Euclid En , cho {O; −



e1 , . . . , −

en } là một mục tiêu trực chuẩn. Khi đó một biến đổi
đẳng cự f : E−→E sẽ có phương trình

[x0] = A[x] + [a], (5.1)

e1 , . . . , −
đối với mục tiêu {O; −
→ →
en }, trong đó A là một ma trận trực giao cấp n.

Ngược lại, dễ thấy mỗi phương trình dạng 5.1 với A là một ma trận trực giao sẽ là phương trình
của một phép biến đổi đẳng cự đối với một mục tiêu trực chuẩn nào đó của En .

Do A là ma trận trực giao nên detA = ±1. Nếu detA = 1, ta nói f là phép dời loại 1, hay phép
dời thuận. Nếu detA = −1, ta nói f là phép dời loại 2, hay phép dời nghịch. Một số tác giả dùng
khái niệm phép dời để chỉ phép dời loại 1 và phép phản chiếu để chỉ phép dời loại 2.

Do mọi ma trận trực giao đều đồng dạng với một ma trận dạng chính tắc, chúng ta có kết quả sau
Định lý 5.1.2 (Dạng chính tắc của phép biến đổi đẳng cự). Trong không gian Euclid E, n ≥ 3
luôn luôn tồn tại mục tiêu trực chuẩn thích hợp sao cho phương trình của phép biến đổi đẳng cự
f cho trước có ma trận A dạng
 
1
 .. 
 . 
 
 1 O 
 
 −1 
 . 
A=  .. ;

 −1 
 
 O A1 
 
 . 
 .. 
Ak

trong đó  
cos ϕi − sin ϕi
Ai = , 0 ≤ ϕi ≤ π, i = 1, 2, ...k.
sin ϕi cos ϕi

Ta gọi A là ma trận dạng chính tắc của f.

Ví dụ.

1. Phép đồng nhất của E là phép biến đổi đẳng cự. Đây là phép dời loại 1.

77
Hình học affine và Euclid

2. Phép tịnh tiến


a : E −→ E
T−



là một phép biến đổi đẳng cự có ánh xạ nền là ánh xạ đồng nhất của E nên nó là một phép
dời loại 1.
3. Trong E3 với mục tiêu trực chuẩn đã cho, phép biến đổi đẳng cự có phương trình

 0
 x1 = x1
x02 = x2

 0
x3 = −x3

là một phép dời loại 2; còn phép biến đổi đẳng cự có phương trình

 0
 x1 = x1
x02 = −x2

 0
x3 = −x3

là một phép dời loại 1.

5.1.3 Một số phép biến đổi đẳng cự đặc biệt

Sau đây là các ví dụ khác về phép biển đổi đẳng cự đã từng được biết đến ở PTTH.

Phép đối xứng qua một m-phẳng. Nhắc lại rằng, phép thấu xạ affine f với cơ sở α, phương

→ →

β , hệ số λ = −1 gọi là phép đối xứng xiên qua phẳng α. Nếu thêm giả thiết −

α và β bù trực giao
nhau thì f được gọi là phép đối xứng trực giao, hay phép đối xứng vuông góc (nói tắt là phép đối
xứng) qua phẳng α.

Chúng ta đã biết: “ Một phép biến đổi affine có tính chất đối hợp, nghĩa là f 2 = Id, hoặc là ánh
xạ đồng nhất Id hoặc là phép đối xứng xiên” (xem bài tập ??). Tương tự chúng ta có kết quả
cho phép biến đổi đẳng cự: “Một phép biến đổi đẳng cự có tính chất đối hợp hoặc là ánh xạ đồng
nhất Id hoặc là phép đối xứng qua một m-phẳng”. Nếu f 6= Id thì f là phép đối xứng xiên qua

− →

một m-phẳng α với phương β nào đó. Chúng ta chỉ cần chứng minh − →α ⊥ β nữa là đủ. Với mọi

− →
− →→
− →→

u ∈−→
α,−→
v ∈ β ta có f (− u)=− →u , f (−
v ) = −−→
v . Do đó,

− →→ −
− →→
u .−
→v = f (−u ). f (−
v ) = −−
→u .−

v.
Nên →

u .−

v = 0.
Ví dụ 1. Phép đối xứng tâm trong E3 (ở PTTH) là phép đối xứng qua một 0-phẳng. Đây là phép
dời loại 2.

78
Hình học affine và Euclid

Ví dụ 2. Phép đối xứng trục trong E3 (ở PTTH) là phép đối xứng qua một 1-phẳng. Đây là phép
dời loại 1.
Ví dụ 3. Phép đối xứng qua mặt phẳng trong E3 (ở PTTH) là phép đối xứng qua một 2-phẳng.
Đây là phép dời loại 2.

Nhận xét.

1. Phép biến đổi đẳng cự giữ bất động mọi điểm của siêu phẳng α hoặc là phép đồng nhất hoặc
là phép đối xứng qua siêu phẳng α (xem Bài tập ??).
2. Mọi phép dời loại 2 giữ bất động mọi điểm của một (n − 2)-phẳng α là phép đối xứng qua
một siêu phẳng β ⊃ α. (xem Bài tập ??).

Phép quay quanh một (n − 2)-phẳng.

Cho α1 và α2 là hai siêu phẳng phân biệt, khi đó α1 ∩ α2 = β là một (n − 2)-phẳng. Ta ký hiệu
hai phép đối xứng qua α1 và α2 lần lượt là Sα1 và Sα2 . Khi đó tích Sα1 ◦ Sα2 được gọi là một phép
quay quanh (n − 2)-phẳng β sinh bởi (theo thứ tự) Sα1 và Sα2 .

Nhận xét.

1. Do phép đối xứng qua siêu phẳng là phép dời loại 2, nên phép quay quanh (n − 2)-phẳng là
một phép dời loại 1.
2. Phép quay quanh (n − 2)-phẳng β giữ bất động mọi điểm của β. Ngược lại, một phép dời
loại 1 f giữ bất động một (n − 2)-phẳng β sẽ là một phép quay quanh β. Khi đó ta có thể
chọn hai siêu phẳng α1 và α2 bằng nhiều cách khác nhau để f = Sα1 ◦ Sα2 .
3. Với điểm M ∈ E, gọi γ là phẳng đi qua M và bù trực giao với β. Ta có β ∩ γ = {I}. Có thể
nhận thấy rằng
−→ −−→

∠(IM, IM 0) = 2∠(α1 , α2 ) = θ,
với M 0 là ảnh của M qua phép quay quanh (n − 2)-phẳng β sinh bởi Sα1 và Sα2 . Do đó ta có
thể nói đến góc quay θ của phép quay. Ta có thể xem phép đồng nhất là phép quay quanh
(n − 2)-phẳng bất kỳ với góc quay θ = 0. Trong trường hợp β và E được định hướng, chúng
ta có thể nói đến phép quay với góc quay âm và phép quay hoàn toàn được xác định bởi một
(n − 2)-phẳng và góc quay θ. Do đó một phép quay quanh (n − 2)-phẳng β với góc quay θ
được ký hiệu Rβ,θ .
4. Trong trường hợp tổng quát, do Sα1 ◦ Sα2 6= Sα2 ◦ Sα1 nên nói chung, phép quay quanh
(n − 2)-phẳng β sinh bởi Sα1 và Sα2 và phép quay quanh (n − 2)-phẳng β sinh bởi Sα2 và
Sα1 là khác nhau (góc quay của chúng đối nhau).

79
Hình học affine và Euclid

5.2 Phân loại các phép biến đổi đẳng cự trong E2 và trong
E3

5.2.1 Phân loại các phép biến đổi đẳng cự trong E2

Tích của một phép đối xứng qua đường thẳng α, Sα , và một phép tịnh tiến T− → −
− →
v với v ∈ α gọi là



một phép đối xứng trượt. Đường thẳng α được gọi là trục trượt. Khi −

v = 0 phép đối xứng trượt
là một phép đối xứng. Chúng ta có các kết quả sau:

Định lý 5.2.1. 1. Mọi phép dời loại 1 của mặt phẳng E2 hoặc là một phép tịnh tiến hoặc là
phép quay (quanh một điểm).

2. Mọi phép dời loại 2 của mặt phẳng E2 đều là phép đối xứng trượt.

Chúng ta có một ứng dụng của định lý ?? khá thú vị như sau. Cho tam giác ABC. Ký hiệu
SAB , SBC , SCA lần lượt là các phép đối xứng qua đường thẳng AB, BC, CA. Do phép đối xứng qua
đường thẳng trong mặt phẳng là phép dời loại 2, ta suy ra tích SAB ◦ SBC ◦ SCA := f là một phép
dời loại 2 nên là một phép đối xứng trượt. Từ đây chúng ta suy ra được rằng trung điểm của M
và f (M) luôn nằm trên một đường thẳng cố định, đó là trục trượt. Có thể thay tam giác ABC
bằng đa giác có số lẻ đỉnh và vẫn có kết quả tương tự.

5.2.2 Phân loại các phép biến đổi đẳng cự trong E3

Trong E3 chúng ta có các phép biến đổi đẳng cự đặc biệt sau đây:

1. Phép đối xứng trượt là tích của một phép đối xứng qua mặt phẳng α và một phép tịnh
tiến T− → −
− →
v với v ∈ α . Đây là một phép dời loại 2.

2. Phép quay quanh một đường thẳng là phép quay quanh (n − 2)-phẳng trong không
gian 3-chiều. Đây là phép dời loại 1.

3. Phép đối xứng quay là tích của một phép đối xứng qua mặt phẳng α và một phép quay
quanh đường thẳng d trực giao với α. Đây là một phép dời loại 2.

4. Phép xoắn ốc là tích của một phép quay quanh đường thẳng d với một phép tịnh tiến T−
v,


− →

với v ∈ d . Đây là một phép dời loại 1.

Chúng ta có các kết quả sau:

80
Hình học affine và Euclid

Định lý 5.2.2. 1. Mọi phép dời loại 1 trong E3 là một phép xoắn ốc (các phép tịnh tiến, hoặc
phép quanh quanh đường thẳng là các trường hợp đặc biệt).

2. Mọi phép dời loại 2 trong E3 hoặc là một phép đối xứng trượt hoặc là một phép đối xứng quay
(phép đối xứng là một trường hợp đặc biệt).

5.3 Phép đồng dạng

Cho hai không gian Euclid E và E0. Ánh xạ affine f : E −→ E0 gọi là ánh xạ đồng dạng tỉ số k

− →
− →

nếu ánh xạ liên kết f là ánh xạ tuyến tính đồng dạng tỉ số k (k > 0) từ E vào E0 . Nhắc lại rằng,
→ −
− → →

ánh xạ tuyến tính f : E −→ E0 là đồng dạng nếu
→→ →
− − → →

h f (−
u ), f (−
v )i = kh−

u ,−

v i, ∀−

u ,→

v ∈ E.

Một ánh xạ đồng dạng là song ánh được gọi là một đẳng cấu đồng dạng. Một tự đẳng cấu đồng
dạng của E gọi là phép đồng dạng của E.

Từ định nghĩa ta suy ra được các tính chất sau:

1. Biến đổi đẳng cự của E là phép đồng dạng tỷ số k = 1.

2. Ánh xạ đồng dạng giữa các không gian Euclid luôn luôn là đơn ánh. Từ đó mọi tự đồng cấu
đồng dạng của không gian Euclid n-chiều En đều là phép đồng dạng.

3. Tập hợp các phép đồng dạng của En lập thành một nhóm con của nhóm affine Af(En ), ký
hiệu Sym(En ), gọi là nhóm đồng dạng của En . Hơn nữa, ta có

Isom(En ) ⊂ Sym(En ) ⊂ Af(En )

Ví dụ 4. Phép vị tự là một phép đồng dạng.

Tương tự phép chứng minh Định lý 5.1.1 ta có

Định lý 5.3.1. Ánh xạ f : E −→ E0 giữa các không gian Euclid E và E0 là ánh xạ đồng dạng tỉ
số k (k > 0) khi và chỉ khi

d(f (M), f(N )) = kd(M, N ), ∀M, N ∈ E.

81
Hình học affine và Euclid

5.4 Phép giải các bài toán affine trong không gian Euclid

Ta xét một lớp các bài toán đặc biệt trong hình học Euclid. Đó ;à các bài toán mà giả thiết và kết
luận sẽ không đề cập gì đến các khái niệm cũng như tính chất liên quan đến tích vô hướng (các
khái niệm về lượng, chỉ có trong không gian Euclid như độ dài, góc, tính vuông góc v.v...) mà chỉ
đề cập đến các khái niệm và tính chất affine (bất biến qua các phép biến đổi affine). Ta gọi các bài
toán như vậy là các bài toán affine. Vì mỗi không gian Euclid là một không gian affine nên ta có
thể xem bài toán trên là một bài toán trong không gian Affine. Với cách nhìn nhận như vậy, ta có
thể dùng hình tương đương affine để giải một số các bài toán này. Có thể mô tả phương pháp này
như sau: Giả sử bài toán affine (trong hình học Euclid) đang xét liên quan đến một hình H. Khi
đó ta sẽ chọn một hình H 0 tương đương affine với hình H nhưng đặc biệt hơn, mà đối với hình H 0
bài toán sẽ trở nên đơn giản hơn. Về thực chất ta đang dùng một phép biến đổi affine của E biến
hình H thành hình H 0 . Giải bài toán đối với hình H 0 . Khi đó bài toán cũng sẽ đúng đối với hình
H, do phép biến đổi affine bảo toàn các khái niệm và tính chất affine.

Các ví dụ sau đây sẽ làm sáng tỏ hơn lập luận trên.

Ví dụ.

Bài toán 1. Cho tam giác ABC bất kỳ trong E2 . Chia ba các cạnh và xét các đường thẳng nối
các đỉnh và các điểm chia của cạnh đối diện. Các giao điểm của chúng lập thành một hình lục
giác. Chứng minh ba đường chéo của lục giác này đồng quy tại một điểm.

Giải: Rõ ràng đây là một bài toán của hình học affine. Tam giác là một khái niệm của hình học
affine, khái niệm “chia ba” là khái niệm của hình học affine vì có thể phát biểu lại dưới dạng tỉ số
đơn. Tương tự khái niệm lục giác và tính chất đồng quy đều có thể mô tả bằng ngôn ngữ affine.

82
Hình học affine và Euclid

Xét phép biến đổi affine f : E2 −→E2 biến tam giác ABC thành tam giác đều A0B 0C 0 . Khi đó lục
giác M NP QRS biến thành lục giác M 0 N 0 P 0 Q0R0 S 0 . Do các tam giác B 0 M 0 C 0 và B 0Q0C 0 cân nên
hai điểm M 0 và Q0 nằm trên đường trung trực của cạnh B 0C 0 (và cũng là các đường trung tuyến).
Tương tự hai điểm S 0 và P 0 nằm trên đường trung trực của cạnh A0C 0 và l hai điểm R0 và N 0 nằm
trên đường trung trực của cạnh A0B 0. Từ đây suy ra điều phải chứng minh cho tam giác A0B 0 C 0.

Xét phép biến đổi affine


f −1 : E2 −→ E2
biến tam giác đều A0B 0C 0 thành tam giác ABC. Khi đó các đường chéo M 0 N 0 , P 0 Q0, R0 S 0 biến
thành các đường chéo MN, P Q, RS. Do các đường chéo M 0 N 0, P 0 Q0, R0 S 0 đồng quy tại G0 ; ta suy
ra các đường chéo MN, P Q, RS đồng qui tại G = f −1 (G0 ).

Nhận xét. Cách giải này không thể áp dụng cho đối tượng là học sinh PTTH. Tuy vậy dựa vào
cách giải này có thể định hướng lời giải cho bài toán ban đầu. Theo dõi các bước chứng minh,
chúng ta nhận thấy rằng các cặp điểm (M 0 , Q0), (P 0 , S 0) và (R0 , N 0 ) nằm trên các đường trung
tuyến của tam giác A0B 0C 0 , nên ảnh của chúng qua ánh xạ f −1 cũng nằm trên các đường trung
tuyến của tam giác ABC, vì phép biến đổi affine bảo toàn các đường trung tuyến. Từ đó chúng
ta nhận thấy rằng chỉ cần chứng minh bài toán sau là đủ để có lời giải cho bài toán trên.

Bài toán trung gian. Cho tam giác ABC, và hai điểm M, N lần lượt nằm trên hai cạnh AB và
MA NA
AC sao cho = . Chứng minh rằng giao điểm của BN và CM nằm trên trung tuyến xuất
MB NC
phát từ A.

Bài toán 2. Trong E2 cho tam giác ABC. Trên các cạnh BC, CA, AB lần lượt lấy các điểm
M, N, P sao cho
1
(MBC) = (NCA) = (P AB) = .
3
Chứng minh mỗi đoạn thẳng trong ba đoạn thẳng AM, BN, CP bị hai đoạn thẳng còn lại chắn
thành ba đoạn có độ dài tỉ lệ 3 : 3 : 1.

Giải: Đây là một bài toán affine vì dễ thấy các giả thiết và kết luận là các khái niệm affine.

Xét phép biến đổi affine f biến tam giác ABC thành tam giác đều A0B 0 C 0. Các giao điểm
M, N, P, E, F, G biến thành M 0 , N 0 , P 0, E 0 , F 0, G0 một cách tương ứng.

Ta có tam giác A’E’N’ đồng dạng với tam giác A’C’M’ nên

A0E 0 E 0N 0
= .
A0 C 0 C 0M 0
Suy ra
A0E 0 A0 C 0 C 0B 0
= 0 0 = 0 0 = 3.
E 0N 0 CM CM
83
Hình học affine và Euclid

Do tính chất đối xứng, tam giác A0E 0 N 0 bằng tam giác C 0G0 M 0 nên E 0 N 0 = G0 M 0 . Từ đó
A0E 0 = 3.E 0 N 0 = 3.G0 M 0 .

Ngoài ra, tam giác A0 P 0G0 đồng dạng với tam giác A0M 0 B 0 nên ta có
P 0 G0 A0 G0
= .
M 0B 0 A0B 0
Suy ra
P 0 G0 M 0B 0 2
= = .
A0G0 A0 B 0 3

Mà tam giác A0P 0 G0 bằng tam giác B 0M 0 E 0 nên P 0 G0 = E 0 M 0 .


E0M 0
Suy ra A0 G0
= 23 . Do đó 2A0 E 0 = E 0 G0 + 3G0 M 0 = E 0 G0 + A0E 0 , hay A0E 0 = E 0 G0 = 3G0 M 0 .

Lý luận tương tự cho các trường hợp còn lại .

Phép biến đổi affine f −1 cho ta kết quả tương tự đối với tam giác ABC.

Bài toán 3. Trong E2 cho tam giác ABC bất kỳ. Trên các cạnh BC, CA, AB lần lượt lấy các
điểm M, N, P sao cho
(BMC) = (CNA) = (AP B).
Chứng minh tam giác tạo thành bởi ba đường thẳng AM, BN, CP và tam giác ABC có cùng
trọng tâm.

Giải: Đây là bài toán affine . Xét phép biến đổi affine f biến tam giác ABC thành tam giác đều
A0B 0 C 0.

84
Hình học affine và Euclid

Gọi G0 là trọng tâm tam giác A0B 0C 0 thì G0 cũng là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên
G0 A0 = G0 B 0 = G0 C 0.

Suy ra các tam giác A0 C1G0 , B 0A1 G0 , C 0B1 G0 bằng nhau nên

G0 A01 = G0 B10 = G0 C10 .

Mà tam giác A01B10 C10 đều nên G0 cũng là trọng tâm của tam giác A01 B10 C10 .

Phép affine f −1 biến tam giác A0B 0 C 0 trở lại thành tam giác ABC. Ta suy ra kết quả tương tự
cho tam giác ABC.

85
Chương 4

KHÔNG GIAN EUCLID

4.1 Không gian Euclid

Cần nhắc lại rằng, các không gian (vector, affine) trong bài giảng này là các không gian thực.

Trong không gian affine, do không gian nền chỉ đơn thuần là không gian tuyến tính nên các vấn
đề liên quan đến metric không được đề cập đến. Nếu không gian nền là không gian vector Euclid,
tức là không vector với một tích vô hướng, thì chúng ta sẽ nhận thấy rằng có thể xây dựng các
khái niệm liên quan đến tích vô hướng như: độ dài, khoảng cách, góc, tính vuông góc.... Điều này
sẽ làm cho hình học trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và thú vị hơn. Việc đưa các khái niệm
liên quan đến metric làm cho không gian trở nên gần gủi và quen thuộc hơn đối với chúng ta. Hình
học giải tích ở PTTH trở thành một trường hợp riêng. Các vấn đề được giới thiệu ở PTTH, nay
sẽ được trình bày lại một cách chặt chẽ và tổng quát hơn. Chúng tôi cố gắng bám sát những kết
quả quen biết ở phổ thông để giúp các bạn ôn lại, nhìn lại chúng ở một góc nhìn tổng quát hơn.
Để giúp bạn đọc có thể tiếp thu phần này một cách thuận lợi, chúng tôi viết thêm phần phụ lục
nhằm nhắc lại các kiến thức và kết quả cần thiết trong ĐSTT. Hy vọng điều này sẽ giúp ích được
ít nhiều cho các bạn. Chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình vào thế giới của không gian Euclid.
Đầu tiên chắc chắn sẽ là những khái niệm cần thiết.

4.1.1 Không gian Euclid. Mục tiêu trực chuẩn

Định nghĩa 1. Một không gian affine thực được gọi là không gian Euclid nếu không gian vector
liên kết là một không gian vector Euclid.

63
Hình học affine và Euclid

Như vậy thuật ngữ không gian Euclid để chỉ một không gian affine với nền là không gian vector
với một tích vô hướng. Do đó các khái niệm cũng như các kết quả được trình bày trong hình học
affine sẽ được áp dụng vào hình học Euclid mà sẽ không có một lời giải thích nào thêm. Chúng ta


sẽ dùng ký hiệu E để chỉ không gian Euclid và E để chỉ không gian nền của nó. Đôi lúc để nhấn


mạnh số chiều ta dùng ký hiệu En và En .

Ví dụ.

1. Không gian 2 chiều trong hình học giải tích phẳng ở PTTH là không gian Euclid 2 chiều,
được ký hiệu E2 . Không gian nền của nó chính là không gian các vector tự do trong mặt


phẳng, ký hiệu E2 , với tích vô hướng chính tắc.

2. Không gian 3 chiều thông thường trong hình học giải tích ở PTTH là không gian Euclid 3
chiều, được ký hiệu E3 . Không gian nền của nó chính là không gian các vector tự do, ký hiệu


E3 , với tích vô hướng chính tắc.


3. Không gian vector Euclid En là không gian Euclid n-chiều liên kết với chính nó với cấu trúc
affine chính tắc.

Định nghĩa 2. Cho En là một không gian Euclid n-chiều. Một mục tiêu affine của En gọi là mục


tiêu trực chuẩn nếu cơ sở tương ứng là cơ sở trực chuẩn của En . Tọa độ của điểm M ∈ En đối với
một mục tiêu trực chuẩn được gọi là tọa độ trực chuẩn.

Ví dụ. Xét không gian Rn với tích vô hướng chính tắc và cấu trúc affine chính tắc. Mục tiêu affine
ei } của không gian Euclid Rn với điểm O = (0, 0, ..., 0) và {−
{O; −
→ →
ei } là cơ sở chính tắc của Rn , là
một mục tiêu trực chuẩn.

Nhận xét.

1. Trong En , xét công thức đổi mục tiêu từ mục tiêu trực chuẩn{O; − →
ei } sang mục tiêu trực
0 −
→ 0
chuẩn {O ; ei }
[x] = A[x0] + [a]. (4.1)
Do A là ma trận chuyển từ cơ sở trực chuẩn {−
→ei } sang cơ sở trực chuẩn {−→ei 0 } nên A là một
ma trận trực giao.

2. Ngược lại, mỗi công thức dạng 4.1 với A là ma trận trực giao, là công thức chuyển mục tiêu
từ một mục tiêu trực chuẩn đã cho sang một mục tiêu trực chuẩn hoàn toàn xác định.

64
Hình học affine và Euclid

4.1.2 Trực giao trong không gian Euclid

Nếu trong hình học affine, giữa hai cái phẳng chỉ có thể nói đến các vị trí tương đối: cắt nhau,
song song và chéo nhau; thì nay trong hình học Euclid, một vị trí tương đối quan trọng là vị trí
trực giao (vuông góc) được xét đến. Cần chú ý rằng khái niệm trực giao ở đây có chỗ khác biệt so
với khái niệm vuông góc trong hình học ở PTTH. Chúng ta sẽ phân tích sự khác biệt này ở các ví
dụ.

Định nghĩa 3. Hai phẳng α và β trong không gian Euclid E gọi là trực giao (hay vuông góc) với


nhau, kí hiệu α⊥β, nếu phương của chúng là các không gian vector con trực giao trong E . Nếu

− →

các phương −→
α , β bù trực giao trong E , ta nói α và β là bù trực giao hay α bù trực giao với β
hay β bù trực giao với α.

Ví dụ. Các ví dụ sau được xét trong không gian Euclid 3-chiều thông thường.



1. Do vector 0 là vuông góc với mọi vector nên một điểm, tức là 0-phẳng, trực giao với mọi
phẳng trong E.

2. Hai đường thẳng vuông góc, theo nghĩa thông thường ở PTTH, là hai đường thẳng trực giao
với nhau.

3. Một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, theo nghĩa thông thường ở PTTH, là hai
phẳng bù trực giao.

4. Hai mặt phẳng vuông góc với nhau, theo nghĩa thông thường ở PTTH, không phải là hai
phẳng trực giao.


− →
− −

Theo định nghĩa, hai phẳng α và β trực giao khi và chỉ khi −

α ⊥ β , nên →

α ∩ β = { 0 }. Từ đây

− →

suy ra dim(−

α + β ) = dim −
→α + dim β = dim α + dim β. Do đó,

1. nếu dim α + dim β > n, thì α và β không trực giao (điều này cho thấy hai mặt phẳng trong
không gian Euclid 3 chiều không thể trực giao nhau);

2. nếu α và β bù trực giao nhau thì dim α + dim β = n, hay nói cách khác α + β = En .

Người ta gọi hai phẳng là đối trực giao nếu các phẳng bù trực giao với chúng là trực giao với nhau.

Cũng với lập luận tương tự như trên, định lý sau cho ta thấy rõ về giao của các phẳng trực giao.

Định lý 4.1.1. Trong không gian Euclid E,

65
Hình học affine và Euclid

1. hai phẳng trực giao có không quá một điểm chung;

2. hai phẳng bù trực giao có một điểm chung duy nhất.

Chứng minh.


− −

1. Giả sử hai phẳng α và β trực giao trong E. Do →

α ∩ β = { 0 }, nên nếu α ∩ β 6= ∅ thì giao
của chúng chỉ có thể là một điểm.

2. Để chứng minh phần còn lại của định lý, chúng ta chỉ cần chỉ ra rằng giao của hai phẳng bù
trực giao α và β luôn luôn khác rỗng. Giả sử α ∩ β = ∅, theo định lý về số chiều của phẳng
tổng, ta có
dim(α + β) = dim α + dim β + 1 = n + 1 > n.

Điều mâu thuẩn này chứng tỏ α ∩ β 6= và do đó theo phần 1 thì α và β có giao là một điểm.
2

Trong hình học không gian ở PTTH, chúng ta đã rất quen thuộc với các định lý như: “Hai đường
thẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song hoặc trùng nhau. Hai mặt phẳng cùng
vuông góc với một đường thẳng thì song song hoặc trùng nhau” hoặc “Qua một điểm có một và
chỉ một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng đã cho. Qua một điểm có một và chỉ một mặt
phẳng vuông góc với một đường thẳng đã cho”. Định lý và hệ quả sau đây mở rộng các điều đó.

Định lý 4.1.2. Trong En cho hai phẳng bù trực giao α và β. Nếu phẳng γ trực giao với β thì γ
song song với α.

Chứng minh.


Theo định nghĩa α và β bù trực giao khi và chỉ khi −

α và β bù trực giao. Khi đó, →

α là tập tất cả

− →
− →

các vector vuông góc với β và do đó γ ⊂ β .

Hệ quả 4.1.3. Qua một điểm A cho trước của En có một và chỉ một (n − m)-phẳng bù vuông góc
với một m-phẳng α đã cho.


− →

Chứng minh. Gọi β là phần bù trực giao của − →α và gọi β là phẳng đi qua A với phương là β .
Khi đó β là (n − m)-phẳng bù vuông góc với α. Nếu (n − m)-phẳng β 0 cũng bù trực giao với phẳng
α thì β và β 0 song song (theo Định lý 4.1.2), có cùng số chiều và có điểm chung nên chúng trùng
nhau.

66
Hình học affine và Euclid

4.2 Khoảng cách và thể tích

4.2.1 Khoảng cách trong không gian Euclid

Nhờ vào tích vô hướng, chúng ta có thể định nghĩa khoảng cách giữa hai điểm, khoảng cách giữa
hai phẳng và một cách tổng quát là khoảng cách giữa hai hình.

Định nghĩa 4. 1. Khoảng cách giữa hai điểm M, N trong E, ký hiệu d(M, N ), là độ dài của
−−→
vector MN .
−−→
d(M, N ) := kMN k.

2. Khoảng cách giữa hai phẳng α và β trong E, ký hiệu d(α, β) là số inf d(M, N ). Như vậy,
N ∈β,M ∈α

d(α, β) := inf d(M, N ).


N ∈β,M ∈α

Nhận xét.

1. Nếu α và β là các 0-phẳng thì hai định nghĩa trên là trùng nhau.

2. Chúng ta có thể định nghĩa khoảng cách giữa hai hình tùy ý tương tự như định nghĩa khoảng
cách giữa hai phẳng.

3. Dễ thấy d là một metric trong E, tức là ∀M, N, P ∈ E

(a) d(M, N ) ≥ 0, d(M, N ) = 0 ⇔ M = N ;


(b) d(M, N ) = d(N, M);
(c) d(M, N ) + d(N, P ) ≥ d(M, P ) (bất đẳng tức tam giác).

4.2.2 Đường vuông góc chung của hai phẳng

Định nghĩa 5. Trong E cho hai phẳng α, β và d là đường thẳng cắt cả α lẫn β. Nếu d⊥α và d⊥β
thì d được gọi là đường vuông góc chung của α và β.

Định lý 4.2.1. Nếu đường vuông góc chung d của α và β cắt α tại A, cắt β tại B thì

d(α, β) = d(A, B).


−→ −−→ −−→ −−→ → − →
Khi đó, với M ∈ α và N ∈ β thì d(α, β) = d(M, N ) ⇔ AB = MN ⇔ AM = BN ∈ −
α ∩ β.

67
Hình học affine và Euclid

Chứng minh.

Với mọi M ∈ α và N ∈ β ta có
−−→ −−→ −→ −−→
MN = MA + AB + BN.
Suy ra
−−→ −−→ −−→ −→ −→ −−→ −−→
kMN k2 = kMA + BN k2 + kABk2 + 2AB(MA + BN ).
−−→ − −−→ −→
Do M A ∈ →
α và BN ∈ β
−→ −−→ −−→
AB(MA + BN ) = 0,
cho nên
−−→ −−→ −−→ −→
kMN k2 = kMA + BN k2 + kABk2.
Từ đây suy ra d(A, B) ≤ d(M, N ). Vậy theo định nghĩa, ta có

d(A, B) = d(α, β).

Theo giả thiết


−−→ −→
d(α, β) = d(M, N ) ⇔ kMN k = kABk
−−→ −−→
⇔ MA + BN = 0 (theo chứng minh trên)
−−→ −−→ → − →
⇔ AM = BN ∈ −α ∩ β
−→ −−→
⇔ AB = MN.

Định lý 4.2.2. Nếu α ∩ β = ∅ thì luôn luôn tồn tại đường vuông góc chung của α và β. Hơn nữa,
đường vuông góc chung này là duy nhất khi và chỉ khi

− →
− →

α ∩ β = { 0 }.

→ −
− → → −
− →
Chứng minh. Từ giả thiết α ∩ β = ∅, ta suy ra −

α + β 6= E . Thật vậy, nếu −

α + β = E thì khi
−→ → − →
đó ta có ∀A ∈ α, ∀B ∈ β, ta luôn có AB ∈ −
α + β nên α ∩ β 6= ∅. Do đó tồn tại duy nhất không


gian vector con −

γ bù trực giao với −

α + β.
−→ → − →

Lấy P ∈ α và Q ∈ β, thì ta có phân tích duy nhất P Q = −u +→v với −
→u ∈− α + β còn −
→ →v ∈−→γ.

− →
− →
− →
− →
− →
− →
− →
− →
− →

Lại do u ∈ α + β nên u = a + b với x ∈ α và b ∈ β . Khi đó tồn tại duy nhất điểm A ∈ α
và điểm B ∈ β sao cho:
−→ − −
−→ − →
PA = →a, BQ = b .
Ta có −→ −→ −→ − −→
P Q = P A + AB + BQ
→ −→

=−→
a + b + AB
−→
=−

u + AB.

68
Hình học affine và Euclid

−→ → −
Điều này chứng tỏ rằng AB = −
v ∈→
γ . Do α ∩ β = ∅ nên A 6= B. Đường thẳng AB chính là đường
vuông góc chung của α và β.

Phần còn lại của định lý được suy ra trực tiếp từ Định lý 4.2.1.

Từ chứng minh của hai định lý trên, ta dễ dàng suy ra hệ quả sau:
−−→ →
Hệ quả 4.2.3. 1. Với điểm A 6∈ α có duy nhất H ∈ α sao cho hAHi⊥− α và d(A, H) = d(A, α).
Ta gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên phẳng β.


2. Nếu α, β là hai phẳng song song và −→
α ⊂ β thì mọi đường thẳng đi qua A ∈ α và trực giao
với β là đường vuông góc chung của α và β. Như vậy ta có d(α, β) = d(A, β) với mọi A ∈ α.

4.2.3 Các công thức tính khoảng cách

Trong mục này, không gian Euclid luôn được giả thiết là đã có một mục tiêu trực chuẩn.

Khoảng cách giữa hai điểm. Giả sử điểm M có tọa độ (x1 , ..., xn) và điểm N có tọa độ (y1, ..., yn)
đối với mục tiêu trực chuẩn đã cho {O; −

ei } của En . Khi đó dễ thấy
v
u n
uX
d(M, N ) = t (yi − xi )2 .
i=1

Khoảng cách giữa hai phẳng tùy ý. Trong En xét hai phẳng α và β. Ta có các trường hợp sau:

1. α ∩ β 6= ∅. Khi đó d(α, β) = 0.

2. α ∩ β = ∅. Khi đó α và β có đường vuông góc chung AB, với A ∈ α và B ∈ β. Gọi


{−

ω1 , ..., −
ω→ → −
− →
m } là một cơ sở bất kỳ của α + β , M ∈ α và N ∈ β; ta có

−−→ −−→ −→ −−→


MN = MA + AB + BN.
Do
−−→ −−→ −→
MA + BN ⊥AB,
nên
−−→ → −−→ −−→ → −→
ω1 , ..., −
det Gr(−
→ ω→ →
− − →
− −
m , MN ) = det Gr(ω1 , ..., ωm , MA + BN ) + det Gr(ω1 , ..., ωm , AB)

Chú ý rằng
−−→ −−→
ω1 , ..., −
det Gr(−
→ ω→
m , MA + BN ) = 0,

69
Hình học affine và Euclid

nên cuối cùng ta có


−−→ → −→ −→ 2
det Gr(−

ω1 , ..., −
ω→ →
− − →
− −

m , MN ) = det Gr(ω1 , ..., ωm , AB) = kABk det Gr(ω1 , ..., ωm ).

Do đó −−→
2 det Gr(−

ω1 , ..., −
ω→m , MN )
d(α, β) = . (4.2)
det Gr(− →
ω1 , ..., −
ω→m)

Nhận xét.

−−→ → − →
1. Trong trường hợp α ∩ β 6= ∅, do MN ∈ − α + β nên
−−→
det Gr(−

ω1 , ..., −
ω→
m , MN ) = 0.

Do đó công thức 4.2 cũng có thể dùng để tính khoảng cách trong trường hợp này.
2. Có thể mô tả các bước để tính khoảng cách giữa 2 phẳng α và β như sau:
(a) Lấy các điểm M ∈ α và N ∈ β.


(b) Chọn một cơ sở của − →α + β.
−−→
(c) Tính det Gr(−

ω1 , ..., −
ω→ →
− −

m , MN ) và det Gr(ω1 , ..., ωm ).
−−→
det Gr(−ω1 , ..., −
→ ω→
m , MN )
(d) Tính .
det Gr(− →
ω1 , ..., −
ω→
m)

3. Để tính khoảng cách từ một điểm A đến một m-phẳng α, ta có thể xem A là một 0-phẳng
và áp dụng công thức 4.2. Chúng ta cũng có thể tính theo cách khác như sau: Gọi H là hình
chiếu vuông góc của A lên α. Khoảng cách từ A đến H chính là khoảng cách cần tìm. Các
bước thực hiện cụ thể như sau:
(a) Viết phương trình của phẳng β đi qua A bù trực giao với α.
(b) Tìm giao điểm H của α và β.
(c) Tính khoảng cách AH.
4. Ta xét một trường hợp đặc biệt, khoảng cách từ một điểm đến một siêu phẳng. Đối với
trường hợp này, ta có một công thức đơn giản hơn nhiều (so với công thức 4.2) và rất quen

− →

thuộc đối với bạn đọc. Trong E cho siêu phẳng α. Vector −
→n 6= 0 của E gọi là vector pháp
(hay pháp vector) của α nếu h−

n i⊥−
→α . Khi k−

n k = 1 ta gọi −

n là pháp vector đơn vị.
Giả sử α có phương trình tổng quát
X
n
ai xi + a = 0. (4.3)
i=1

70
Hình học affine và Euclid

Khi đó dễ thấy rằng vectorP→



n có tọa độ (a1, a2, ..., an) là một vector pháp của α. Nếu →

n là
n 2
vector pháp đơn vị, tức là i=1 ai = 1 thì 4.3 gọi là phương trình pháp dạng của α.
Từ định nghĩa ta thấy nếu α có phương trình tổng quát dạng 4.3 thì phương trình pháp
dạng của α sẽ là

X
n
bixi + b = 0,
i=1

ai a
với bi = pPn 2
, i = 1, 2, . . . , n và b = pPn
2
.
i=1 ai i=1 ai

Giả sử α là siêu phẳng có phương trình 4.3 và điểm A có tọa độ (X1 , ..., Xn). Gọi H là hình
chiếu của A lên α, tức là H ∈ α và đường thẳng HA bù trực giao với α. Từ đây, suy ra
−−→
HA = t− →
n . Ta có
−−→
d(A, α) = kHAk = kt− →n k = |t|k−

n k.
−−→
Do HA = t− →
n ta suy ra H có tọa độ (X − ta , ..., X − ta ). Do H ∈ α nên
1 1 n n

X
n
ai (Xi − tai ) + a = 0.
i=1

Hay
X
n X
n
ai Xi + a = ( a2i )t = k−

n k2 t = ±k−

n kd(A, α).
i=1 i=1

Từ đây suy ra Pn
|
i=1 ai Xi + a|
d(A, α) = p Pn 2 .
i=1 ai

Trường hợp nếu 4.3 là phương trình pháp dạng của α thì ta có công thức đơn giản
X
n
d(A, α) = | ai Xi + a|.
i=1

Các ví dụ.

1. Trong E2 cho đường thẳng 4


ax + by + c = 0
và A(x0, y0) ∈ E2 . Khi đó
|ax0 + by0 + c|

d(A, 4) =
a2 + b2
là một công thức quen thuộc trong Hình học giải tích phẳng.

71
Hình học affine và Euclid

2. Trong E3 cho mặt phẳng α


ax + by + cz + d = 0
và A(x0, y0, z0) ∈ E3 . Khi đó

|ax0 + by0 + cz0 + d|


d(A, α) = √
a2 + b2 + c2

là một công thức quen thuộc trong Hình học giải tích trong không gian.

3. Trong E4 với mục tiêu trực chuẩn cho trước xét điểm A(1, 0, 0, 1) và siêu phẳng α có phương
trình tổng quát
x1 + x2 + x3 + x4 − 4 = 0.

Khoảng cách từ A đến α là


|1.1 + 1.0 + 1.0 + 1.1 − 4|
d(A, α) = √ = 1.
1+1+1+1

4. Trong E4 với mục tiêu trực chuẩn cho hai mặt phẳng α và β có phương trình lần lượt là:

x1 + x2 + x3 + x4 = 4
;
x2 − x3 + x4 = 1


x3 + x4 = 3
.
x1 + 3x3 + x4 = 2


Ta xác định phương của →

α và β . Phương của −

α là các vector có tọa độ thỏa mãn phương
trình: 
x1 + x2 + x3 + x4 = 0
.
x2 − x3 + x4 = 0

Từ đây tìm được một cơ sở của −


→α là {−
→, −
w → −
→ −

1 w2 } với w1 có tọa độ (0, −1, 0, 1) và w2 có tọa độ
(−2, 1, 1, 0).


Phương của β là các vector có tọa độ thỏa mãn phương trình:

x3 + x4 = 3
.
x1 + 3x3 + x4 = 2



Từ đây tìm được một cơ sở của β là {− →, −
w → −
→ −

3 w4 } với w3 có tọa độ (−2, 0, 1, −1) và w4 có tọa


độ (0, 1, 0, 0). Một cơ sở của −

α + β là một hệ vector tối đại của hệ {−
→, −
w → − → − →
1 w2 , w3 , w4 }. Ta có
thể chọn {− →, −
w → − →
1 w2 , w4 }.

72
Hình học affine và Euclid

Lấy hai điểm M ∈ α có tọa độ (3, 1, 0, 0) và điểm N ∈ β có tọa độ (−1, 0, 3, 0). Ta có



2 −1 −1 1

−1 6 1 6

−1 1 1 −1
−−→
detGr(−→
ω1 , −

ω2 , −

ω4 , MN ) 1 6 −1 14 16
2
d(α, β) = = = .
detGr(− →
ω1 , −

ω2 , −

ω4 ) 2 −1 −1
5
−1 6 1

−1 1 1
Vậy
4
d(α, β) = √ .
5

4.2.4 Góc trong không gian Euclid




Nhắc lại rằng, góc giữa hai vector khác không →

a và b là số θ, 0 ≤ θ ≤ π, xác định bởi

→ →

a.b
cos θ = → .

k−

a k.k b k

Góc giữa hai đường thẳng.




Cho hai đường thẳng d1 và d2 trong E lần lượt có các vector chỉ phương là →

a và b . Khi đó góc
π
giữa hai đường thẳng d1 và d2 là số θ, 0 ≤ θ ≤ , xác định bởi
2


|−

a.b|
cos θ = → .

k−→
a k.k b k

Góc giữa hai siêu phẳng.

Góc giữa hai siêu phẳng α và β trong En được định nghĩa là góc giữa hai đường thẳng lần lượt
trực giao với α và β. Nếu gọi −

n và −

m lần lượt là các pháp vector của α và β, thì góc giữa hai siêu
phẳng α và β tính theo công thức:
|−

n .−

m|
cos θ = − .
k n k.k−
→ →
mk

Góc giữa đường thẳng và siêu phẳng.

73
Hình học affine và Euclid

π
Trong E cho đường thẳng d và siêu phẳng α. Khi đó góc θ (0 ≤ θ ≤ ) giữa đường thẳng d và
2
siêu phẳng α được định nghĩa là góc phụ với góc giữa đường thẳng d và đường thẳng trực giao với
α. Nếu gọi −

α là vector chỉ phương của d và −→
n là pháp vector của α thì θ được tính như sau

|−

a .−

n|
sin θ = → .
k a k.k−
− →
nk

4.2.5 Thể tích trong không gian Euclid

Thể tích của hình hộp. Cho m-hộp H xác định bởi điểm O và p hệ m vector {−
→, −
w → −→
1 w2 , . . . , wm }.
Khi đó thể tích của m-hộp H, ký hiệu V (H), được định nghĩa là số det Gr(− →, −
w → −→
1 w2 , . . . , wm ). Như
vậy, q
V (H) := det Gr(− →, −
w →, . . . , −
w 1 2 w→).
m

Nếu H là 1-hộp, tức là một đoạn thẳng, thể tích của H chính là độ dài của H. Khi H là 2-hộp,
thuật ngữ diện tích sẽ được thay thế cho thể tích.

Ta gọi (m − 1)-hộp H 0 xác định bởi O và hệ m − 1 vector {−


→, −
w → −→
1 w2 , . . . , wm−1 } là đáy của hộp H.
−→ −→
Gọi P là điểm sao cho OP = wm . Khoảng cách từ P đến (m − 1)-phẳng chứa H 0 gọi là chiều cao
của hộp H, ký hiệu h. Ta có công thức sau mà chứng minh dành cho bạn đọc như là một bài tập.

V (H) = V (H 0 )h.

Thể tích của đơn hình. Cho m-đơn hình S xác định bởi hệ m + 1 điểm {P0 , P1 , P2 , . . . , Pm }.
Thể tích của S, ký hiệu V (S) được định nghĩa là số
1
V (S) := V (H),
m!
−−→ −−−→
trong đó H là hình hộp xác định bởi điểm P0 và hệ m vector {P0 P1 , . . . , P0 Pm }. Chiều cao của
hình hộp H cũng gọi là chiều cao của đơn hình S. Đáy của đơn hình S là (m − 1)-đơn hình S 0 xác
định bởi hệ m điểm {P0 , P1 , P2 , . . . , Pm−1 }. Khi đó ta có công thức mà chứng minh cũng xin dành
cho bạn đọc như là một bài tập.
1
V (S) := V (S 0)h,
m
Khi m = 2, 3 ta có các công thức quen thuộc ở PTTH.

74
Chương 6

Đường cong
và mặt cong
6.1. Đường cong ..................................................................................................................207
6.1.1. Khái niệm về đường cong ............................................................................................. 207
6.1.2. Độ dài đường cong........................................................................................................ 209
6.1.3. Tiếp tuyến và mặt pháp tuyến ....................................................................................... 211
6.1.4. Độ cong và pháp tuyến chính........................................................................................ 212
6.1.5. Độ xoắn và phương trình Frenet-Serret ........................................................................ 214
6.2. Mặt cong ....................................................................................................................... 216
6.2.1. Khái niệm mặt cong ...................................................................................................... 216
6.2.2. Mặt tiếp tuyến và pháp tuyến ........................................................................................ 218
Phương trình xác định mặt tiếp tuyến ................................................................................ 219
6.2.3. Diện tích mặt cong và diện tích hình chiếu ................................................................... 220
6.3. Các dạng toàn phương............................................................................................... 222
6.3.1. Dạng toàn phương thứ nhất........................................................................................... 222
6.3.2. Dạng toàn phương thứ hai............................................................................................. 223
6.4. Đường trên mặt cong .................................................................................................. 225
6.4.1. Độ cong ......................................................................................................................... 225
6.4.2. Thiết diện thẳng góc và chỉ đồ Dupin ........................................................................... 226

6.1. Đường cong


6.1.1. Khái niệm về đường cong
Giả sử X là hàm vectơ một biến liên tục từ đoạn hoặc khoảng I ⊆ R vào Rn.
Khi ấy tập ảnh
C = { X (t ) : t ∈ I }
được gọi là đường cong C trong Rn.

Ta nói đường cong C là


• trơn nếu X là hàm khả vi liên tục;
208 Giải tích các hàm nhiều biến

• trơn từng khúc nếu X là khả vi liên tục, trừ một số hữu hạn điểm trên I;
• kín nếu I = [a, b] và X (a ) = X (b) ;

• kín, đơn nếu C kín và X là phép tiêm (ánh xạ 1-1) trên nửa khoảng[a, b) .
Phương trình X = X (t ), t ∈ I được gọi là phương trình tham số của đường cong
C và t là tham số. Vì những lý do ứng dụng trong Vật lý, Cơ học, ... hai trường
hợp được quan tâm nhiều nhất là n = 2 và n = 3. Người ta nói đường cong phẳng
hoặc đường cong không gian để chỉ các đường cong tương ứng trong hai trường
hợp này.
Thí dụ
1) Cho X (t ) = (a (t − sin t ), a (1 − cos t )), t ∈ \ . Đường cong phẳng này có tên là
cycloid, là quỹ tích của điểm P cố định trên đường tròn bán kính a khi đường tròn
này lăn trên trục Ox. Đây là đường cong trơn. Nó có thể xem như đồ thị của một
hàm y = g ( x) , bằng cách giải t qua x và thay vào y theo phương trình
x = a (t − sin t )
y = a (1 − cos t )

0 π 2π
Hình 6.1: Đường cycloid khi a = 1 .
Lưu ý rằng vẻ trơn tru hay gẫy khúc của đường cong (về mặt trực quan hình học)
không liên quan đến tính khả vi hay không khả vi của hàm y = g ( x) . Như ta thấy,
đường cong cycloid không phải là trơn tru (xem hình vẽ), mặc dù hàm biểu diễn nó
là khả vi.

2) Cho X (t ) = (sin 2 t ,sin t cos t ,cos t ), t ∈ [0, 2π] . Đây là đường cong không gian,
trơn, kín và đơn. Đồ thị của nó như sau

1
0.5
0
-0.5
-1
-0.4 0
-0.2 0.2
0 0.4
0.2 0.6
0.4 0.8
1
Chương 6. Đường cong và mặt cong 209

Hình 6.2
(Người đọc sẽ được tự kiểm định trong phần thực hành tính toán trên máy).

6.1.2. Độ dài đường cong


Giả sử C là đường cong trong Rn cho bởi phương trình tham số X = X (t ) ,
t ∈ [a, b] ⊆ \ . Như trong Chương 5 chúng ta đã biết đạo hàm X '(t ) biểu diễn
vectơ vận tốc tức thời của chuyển động t 6 X (t ) tại t. Nếu gọi s (t ) là độ dài
quãng đường đi được sau thời gian t thì vận tốc của chuyển động sẽ là:
ds (t )
v(t ) = .
dt
Như vậy v(t ) = X ′(t ) = ( x1′ (t )) 2 + ... + ( xn′ (t )) 2 trong đó x1′,..., xn′ là các hàm
tọa độ của f ’. Từ đây ta định nghĩa độ dài của đường cong C là đại lượng
b

∫ X ′(t ) dt .
a

Chú ý
1) Đối với đường cong không kín, người ta còn có thể định nghĩa độ dài đường
cong như là giới hạn của độ dài đường gấp khúc xấp xỉ đường cong đó. Cụ thể, ta
xét phân hoạch P của đoạn [a, b] cho bởi
t0 = a < t1 < ... < tn = b ,
với bề rộng (hay đôi khi còn gọi là đường kính) của phân hoạch là
δ = max{ti+1 − ti : i = 0,1,..., k −1} .
Đường gấp khúc
[ X (t0 ), X (t1 )],[ X (t1 ), X (t2 )],...,[ X (tk −1 ), X (tk )]
có độ dài
k −1
l ( P ) = ∑ X (ti+1 ) − X (ti ) .
i =0

Nếu l ( P) tiến dần tới giới hạn l khi δ → 0 thì l được gọi là độ dài đường cong
C. Áp dụng công thức Taylor với m = 1 , ta có thể chứng minh được rằng:
b
l = ∫ X '(t ) dt
a
đúng như định nghĩa đã nêu ở trên.
2) Nếu đường cong cho bởi phương trình trong hệ tọa độ cực, chẳng hạn như
r = ϕ(θ), θ1 ≤ θ ≤ θ2 ,
210 Giải tích các hàm nhiều biến

thì việc tính độ dài cũng dựa theo công thức đã cho. Cụ thể là:
X (θ) = (r cos θ, r sin θ) = (ϕ(θ) cos θ, ϕ(θ)sin θ)
với tham số θ thay cho t và X '(θ) = [ϕ(θ)]2 + [ϕ '(θ)]2 . Do đó:
θ2
l = ∫ [ϕ(θ)]2 + [ϕ '(θ)]2 d θ .
θ1

3) Tính độ dài đường astroid


X (t ) = (a cos3 t , a sin 3 t ), t ∈ [0, π ] .
2
Giải. Đạo hàm của X là
X '(t ) = (−3a cos 2 t sin t ,3a sin 2 t cos t ) .
Do đó
π π
2 2
l = ∫ 3a cos 4 t sin 2 t + sin 4 t cos 2 tdt = 3a ∫ sin t cos tdt = 3a .
2
0 0

4) Tính độ dài đường cong không gian


X (t ) = (et ,sin t , t ), t ∈ [1, π] .
Giải. Ta có X '(t ) = (et ,cos t ,1) , do đó
π
l=∫ (e 2t + cos 2 t + 1) dt .
1

Việc tính tích phân này không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu dùng chương trình tính toán
trên máy, như Maple trong phần thực hành tính toán, ta sẽ có ngay kết quả với độ
chính xác tuỳ chọn, thí dụ: l ≈ 20,6 .
Chú ý rằng độ dài khúc đường cong từ điểm X(a) tới điểm X(t) được cho bởi
công thức
t
s (t ) = ∫ X '(t ) dt . (*)
a

Do s(t) là hàm tăng, liên tục nên ta có thể dùng độ dài làm tham số cho đường
cong C. Phương trình X = X ( s ) trong đó s là độ dài đoạn cong từ điểm cố định
P0 ∈ C tới điểm P được gọi là phương trình tham số tự nhiên của C, còn s được
gọi là tham số tự nhiên. Công thức (*) cho ta mối liên hệ giữa tham số tự nhiên và
tham số t bất kỳ. Ngoài ra, cũng từ (*) ta có mối liên hệ
ds = X '(t ) hay ds = dX (t ) .
dt
Đôi khi để phân biệt đạo hàm theo tham số tự nhiên và đạo hàm theo tham số t,
người ta dùng ký hiệu
Chương 6. Đường cong và mặt cong 211

dX = X ' và dX = X .
ds dt

6.1.3. Tiếp tuyến và mặt pháp tuyến


Giả sử C là đường cong không gian xác định bởi phương trình tham số dạng
tọa độ
 x = x(t )

 y = y (t ), a ≤ t ≤ b

 z = z (t )
hoặc dạng vectơ
X = X (t ), a ≤ t ≤ b .
Cố định điểm P0 = ( x(t0 ), y (t0 ), z (t0 )) ∈ C và xét cát tuyến đi qua P0 và
Pt = ( x(t ), y (t ), z (t )) . Phương trình cát tuyến này là
x − x(t0 ) y − y (to ) z − z (t0 )
= = .
x(t ) − x(t0 ) y (t ) − y (t0 ) z (t ) − z (t0 )
Dùng ký hiệu số gia ∆x , ∆y và ∆z tại t0 ứng với số gia ∆t = t − t0 của biến t
phương trình trên có dạng
x − x(t0 ) y − y (to ) z − z (t0 )
= = . (*)
∆x ∆y ∆z
Tiếp tuyến của đường cong C tại điểm P0 là giới hạn (nếu tồn tại) của cát tuyến đi
qua P0 , Pt khi ∆t dần tới 0. Nếu X (t ) có đạo hàm tại t0 là ( x '(t0 ), y '(t0 ), z '(t0 ))
thì, bằng cách chia các vế của (*) cho ∆t rồi qua giới hạn khi ∆t → 0 , ta sẽ thu
được phương trình của tiếp tuyến là
x − x(t0 ) y − y (to ) z − z (t0 )
= = , (**)
x '(t0 ) y '(t0 ) z '(t0 )
trong đó ta hiểu một cách qui ước rằng phân thức nào có mẫu số là 0 thì tử số cũng
phải bằng 0.
Mặt pháp tuyến của đường cong C tại P0 là mặt phẳng đi qua P0 và vuông
góc với tiếp tuyến tại đó. Từ phương trình tiếp tuyến ta có ngay phương trình mặt
pháp tuyến tại điểm P0 là:
x ′(t0 )( x − x(t0 )) + y ′(t0 )( y − y (t0 )) + z ′(t0 )( z − z (t0 )) = 0 .

Thí dụ. Tìm tiếp tuyến và mặt pháp tuyến của đường cong
X (t ) = (cos t ,sin t , t ), t ∈ R ,

()
tại điểm P0 = X π .
4
Giải. Tính đạo hàm của X tại t0 = π ta có
4
212 Giải tích các hàm nhiều biến

X ′(t ) = (− sin t ,cos t ,1) ,

()
X ′ π = (− 2 , 2 ,1) .
4 2 2
Vậy phương trình tiếp tuyến của đường cong tại P0 = ( 2 / 2, 2 / 2, π / 4) là

x− 2 / 2 = y− 2 / 2 = z −π/4
− 2/2 − 2/2
và phương trình mặt pháp tuyến tại P0 là
− 2 (x − 2 ) + 2 ( y − 2 ) + (z − π) = 0 .
2 2 2 2 4

6.1.4. Độ cong và pháp tuyến chính


Giả sử C là đường cong không gian cho bởi phương trình tham số tự nhiên
X = X ( s ) , trong đó X ( s ) là hàm vectơ khả vi liên tục hai lần.
Độ cong của C tại điểm P = X ( s) , được ký hiệu κ , là đại lượng
κ = X ′′ .
Nếu như κ ≠ 0 , thì đại lượng ρ = 1/ κ được gọi là bán kính độ cong.
Ký hiệu T là vectơ tiếp tuyến đơn vị của C tại P. Ta có
T = X ' vì X ' = dX = 1 .
ds
Khi ấy T ( s ). T ( s ) = 1 cho nên T ( s ). T '( s ) = 0 , tức là T’ nằm trong mặt pháp tuyến
của C tại P.
Giả sử rằng κ ≠ 0 . Khi ấy T ' ≠ 0 , và vectơ đơn vị N theo hướng pháp tuyến
T’ được gọi là pháp tuyến chính. Như vậy
T '= κ N
Vectơ đơn vị B = T × N được gọi là trùng pháp tuyến. Vectơ này vuông góc
với T và N.
Mặt phẳng căng bởi T và N được gọi là mặt phẳng mật tiếp (hay còn gọi là
mặt áp tiếp) của C tại P.
Ba vectơ đơn vị vuông góc với nhau T, N, B tạo thành hệ tọa độ trực chuẩn
có gốc tại P và được gọi là bộ tam diện Frenet-Serret của đường cong.
Ý nghĩa hình học của độ cong và mặt phẳng mật tiếp
Trước hết chúng ta xét trường hợp κ = 0 tại mọi điểm, tức là X "( s ) = 0 , suy
ra X '( s ) là vectơ hằng. Chứng tỏ C là đường thẳng. Ngược lại, nếu C là đường
thẳng thì tại mọi điểm, độ cong bằng 0 và như vậy κ = 0 là đặc trưng của đường
thẳng.
Chương 6. Đường cong và mặt cong 213

Ký hiệu α là góc tạo bởi tiếp tuyến X '( s ) tại P = X ( s) và tiếp tuyến
X '( s + ∆s ) tại điểm Q = X ( s + ∆s ) . Khi ấy

∆X ' 2sin α
X ′′( s ) = lim = lim 2 = lim α
∆s →0 ∆s ∆s →0 ∆s ∆s →0 ∆s

(vì X '( s ) và X '( s + ∆s ) là những vectơ đơn vị). Như vậy κ = X ′′( s ) là giới hạn
của tỷ số giữa góc quay của tiếp tuyến và độ dài của đoạn cung khi độ dài đoạn
này dần tới 0 (đối với một cung tròn thì dễ dàng chỉ ra rằng tỷ số này không đổi tại
mọi điểm và bằng nghịch đảo của bán kính; khi ấy ρ = 1/ κ đích thực là bán kính).
Nếu cố định điểm P = X(s) và lấy P1 , P2 là hai điểm bất kỳ trên C rồi xét mặt
phẳng đi qua P, P1 , P2 . Khi P1 và P2 tiến dần tới P thì mặt phẳng này tiến tới mặt
phẳng chứa X ′′ và tiếp tuyến X’. Đó chính là mặt phẳng mật tiếp.
Thí dụ. Đường cong C được cho bởi phương trình tham số
x = 3cos t , y = 3sin t , z = 4t .
Hãy tìm các vectơ tiếp tuyến, pháp tuyến chính, trùng pháp tuyến và độ cong tại
điểm P bất kỳ.

Giải. Tính đạo hàm của vectơ X (t ) = (3cos t ,3sin t , 4t ) ta có


X (t ) = (−3sin t ,3cos t , 4)

s = X (t ) = (−3sin t ) 2 + (3cos t ) 2 + 42 = 5 .

Vậy

T = dX = dX / dt = (− 3 sin t , 3 cos t , 4 );
ds ds / dt 5 5 5

T ' = dT = dT / dt = (− 3 cos t , − 3 sin t ,0);


ds ds / dt 25 25
Do đó độ cong κ là

κ = T ' = (− 3 cos t ) 2 + (− 3 sin t ) 2 = 3


25 25 25
và pháp tuyến chính là
N = 1 T ' = (− cos t , − sin t ,0) .
κ
Trùng pháp tuyến được tính theo công thức
3 4 4 − 3 sin t 3 cos t 
 cos t − 3 sin t

B = T × N =  5
 − sin t

5 ,− 5
0 − cos t
5, 5 5
0 − cos t − sin t  
 4
( 4
)
3
 = 5 sin t , − 5 cos t , 5 .
214 Giải tích các hàm nhiều biến

6.1.5. Độ xoắn và phương trình Frenet-Serret


Giả sử C là đường cong như ở mục trước, với κ ≠ 0 . Để tìm hiểu sự biến đổi
của bộ tam diện Frenet-Serret T, N, B chúng ta xét đạo hàm của pháp tuyến chính
và trùng pháp tuyến.
Trước hết vì B.B = 1 nên B.B ' = 0 , tức là B’ vuông góc với B. Ngoài ra do
B vuông góc với T nên T . B = 0, suy ra
T .B ' = −T '.B = −( κ N ).B = 0 ,
do B vuông góc với N. Điều này chứng tỏ B’ vuông góc với T.
Như vậy B’ đồng phương với N, hay nói cách khác, tồn tại số τ sao cho
B ' = −τ N .
Đại lượng τ này được gọi là độ xoắn của C tại điểm đang xét. Nếu τ ≠ 0 , đại
lượng ρ = 1 τ được gọi là bán kính độ xoắn.
Để tính đạo hàm N’, ta nhớ lại rằng N .N = 1 nên N’ vuông góc với N, suy
ra tồn tại số α, β để
N ' = αT + β B .
Muốn xác định các hệ số α và β chúng ta áp dụng các công thức
T .N = 0
suy ra
0 = T’. N + T . N’ = κ N . N + T .(α T + β B) = κ + α;
kéo theo
α = −κ ;
Đồng thời
N.B=0
suy ra
0 = N’ . B + N . B’ = (T + β B) . B + N (-τ N) = β - τ ,
kéo theo
β = τ.
Từ các công thức đạo hàm trên ta thu được hệ phương trình sau gọi là phương trình
Frenet-Serret
Chương 6. Đường cong và mặt cong 215

 T ' = κN



 N ' = −κT + τB


 B ' = −τN


Công thức tính độ xoắn

τ = 12 ( X '× X ′′). X ′′′ (*)


κ
Thật vậy, do X " = κN , theo phương trình Frenet-Serret ta có

X ′′′ = κN '+ κ ' N = −κ 2T + κτB + κ ′N .


Do đó
( X '× X "). X ′′′ = ( κT × N ).(−κ 2T + κτB + κ ′N ) = κB.(−κ 2T + κτB + κ ′N ) = κ 2 τ .
và suy ra công thức (*).
Ý nghĩa hình học của độ xoắn
Ký hiệu β là góc tạo bởi trùng pháp tuyến B ( s ) của đường cong tại
P = X ( s ) và trùng pháp tuyến B( s + ∆s ) . Khi ấy theo phương trình Frenet-Serret,
ta có
∆B β β
τ = lim ∆B = lim lim = lim ,
∆s →0 ∆s ∆s →0 β ∆s →0 ∆s ∆s →0 ∆s

∆B 2sin β 2
vì B là vectơ đơn vị nên lim = lim =1. Như vậy giá trị tuyệt đối
∆s →0 β ∆s →0 ∆s
của độ xoắn là giới hạn tỷ số giữa góc quay của trùng pháp tuyến và độ dài đoạn
cung khi độ dài này dần tới 0, hay đó là tốc độ xoay của mặt phẳng mật tiếp.
Trường hợp đặc biệt, khi τ = 0 tại mọi điểm của đường cong, trùng pháp tuyến
B là vectơ hằng b0. Vì B vuông góc với mặt phẳng mật tiếp nên

0 = b0 dX = d (b0 . X ) .
ds ds
Suy ra b0.X(s) là hằng số. Chứng tỏ X(s) luôn nằm trên mặt phẳng b0.X = const
(hằng số) và C là đường cong phẳng. Ngược lại, nếu C là đường cong phẳng (tức
là C nằm trên một mặt phẳng) thì trùng pháp tuyến vuông góc với mặt phẳng này
và là vectơ hằng, suy ra τ = 0. Như vậy độ xoắn bằng 0 là đặc trưng của đường
cong phẳng.

Thí dụ. Hãy tính độ xoắn của đường cong trong thí dụ ở mục trước.

Giải. Ta đã tính được trùng pháp tuyến


216 Giải tích các hàm nhiều biến

B = ( 4 sin t , − 4 cos t , 3 ) .
5 5 5
Đạo hàm của trùng pháp tuyến theo tham số tự nhiên được tính như sau
dB = dB dt = 1 ( 4 cos t , 4 sin t ,0) .
ds ds dt 5 5 5
Theo phương trình Frenet-Serret, ta có
-τ N = -τ (-cost, - sint, 0) = B’ = ( 4 cos t , 4 sin t ,0) .
25 25
Suy ra τ = 4 25 .

6.2. Mặt cong


6.2.1. Khái niệm mặt cong
Giả sử U là một miền liên thông trong mặt phẳng u, v (tức là không tồn tại hai
tập mở rời nhau mà hợp của chúng chứa U đồng thời mỗi tập đều chứa điểm của
U), và là hợp của hữu hạn hoặc vô hạn đếm được miền con đồng phôi với hình tròn
đơn vị; X(u, v) là một ánh xạ liên tục từ U vào R3 sao cho thu hẹp của nó trên mỗi
miền con là một đồng phôi. Khi ấy tập ảnh

S = {X = (x, y, z) ∈ R3 : X = X(u, v) , (u, v) ∈ U}

được gọi là mặt cong.


Ta nói mặt cong S là
• trơn nếu ánh xạ X khả vi liên tục và ma trận Jacobi
 ∂x ∂y ∂z 
 
 ∂u ∂u ∂u 
J X =  
 ∂x ∂y ∂z 
 ∂v 
∂v ∂v 
tại mọi điểm (u, v) ∈ U có hạng bằng 2, trong đó x(u,v), y(u,v), z(u,v) là các
hàm tọa độ của X
• trơn từng mảnh nếu U có thể phân thành hữu hạn miền mà trên từng
miền ấy X khả vi liên tục và ma trận Jacobi tại mọi điểm có hạng bằng 2.
Phương trình X = X(u,v) được gọi là phương trình tham số của mặt cong S.
Nếu từ hệ phương trình
Chương 6. Đường cong và mặt cong 217

 x = x(u , v)




 y = y (u , v)


 z = z (u , v)


ta giải được
u = u ( x, y ), v = v( x, y ) ,
rồi
z = z (u ( x, y ), v( x, y )) = g ( x, y ) ,
thì phương trình z = g ( x, y ) được gọi là dạng hiển xác định mặt S.

Nếu cũng từ hệ phương trình trên chúng ta có thể loại u, v để thu được
phương trình:
F(x, y, z) = 0
thì phương trình này được gọi là dạng ẩn xác định mặt S.

Nhận xét. Nếu S là mặt trơn thì tại lân cận đủ nhỏ của một điểm bất kỳ (u, v) ∈ U
ta có thể giải được u, v qua hai trong số ba biến x, y, z (áp dụng định lý hàm ẩn).
Biến còn lại sẽ là hàm của hai biến kia và cho ta dạng hiển xác định mặt cong trong
lân cận điểm đã cho.

Thí dụ

1) Giả sử 0 < b < a . Mặt xuyến (xem hình vẽ)


được cho bởi phương trình tham số:
x = (a + b cos ϕ ) cos θ ,
y = ( a + b cos ϕ) sin θ ,
z = b sin ϕ ,
Hình 6.3
với 0 ≤ ϕ < 2 π , 0 ≤ θ < 2 π .
Tâm của mặt xuyến đặt tại gốc tọa độ và a > 0 là khoảng cách từ gốc tọa độ đến
tâm mặt cắt.
2) Mặt cầu bán kính a > 0 , tâm tại gốc, được cho bởi phương trình tham số:
218 Giải tích các hàm nhiều biến

x = a sin ϕ cos θ ,
y = a sin ϕ sin θ ,
z = a cosθ ,
với 0 ≤ ϕ < 2 π và 0 ≤ θ < 2 π .
Giả thiết ta có đường cong phẳng trong miền M
cho bởi phương trình tham số:
u = u(t ) , v = v (t ) , với a ≤ t ≤ b . (*)
Khi ấy phương trình tham số
x = x (u(t ), v (t )) , Hình 6.4
y = y (u(t ), v (t )) ,
z = z ( u(t ), v (t )) , với a ≤ t ≤ b
xác định đường cong không gian nằm trong mặt S. Người ta gọi (*) là phương trình
nội tại của đường cong trên mặt.

6.2.2. Mặt tiếp tuyến và pháp tuyến


Giả sử S là mặt cong trơn cho bởi phương trình tham số

X = X (u , v), (u , v) ∈ U ⊆ R2 .

Tại điểm P0 = X (u0 , v0 ) ∈ S , đặt

X u0 = ∂X (u0 , v0 ) , X v0 = ∂X (u0 , v0 ) .
∂u ∂v
Vì ma trận Jacobi của X tại (u0, v0) có hạng bằng 2 nên hai vectơ X u0 và X v0 độc
lập tuyến tính. Mặt phẳng đi qua P0 và căng bởi hai vectơ X u0 , X v0 (ký hiệu là
P0+span{ X u0 , X v0 }) được gọi là mặt tiếp tuyến (hay mặt phẳng tiếp xúc) của S tại
P0.
Sau đây là một tính chất quan trọng của mặt tiếp tuyến.
Mệnh đề. Mọi đường cong trơn của mặt S đi qua P0 đều có tiếp tuyến tại P0
nằm trọn trong mặt tiếp tuyến tại P0.
Chứng minh. Cho X = X (u (t ), v(t )) , a ≤ t ≤ b , là đường cong trơn đi qua điểm
P0 = X (u0 , v0 ) , trong đó u0 = u (t0 ), v0 = v(t0 ) với t0 ∈ [a, b] . Phương trình tiếp
tuyến của đường cong dạng tham số là

X = X (u (t0 ), v(t0 )) + λX t' (u (t0 ), v(t0 )), λ ∈ R.

Mặt khác từ công thức tính đạo hàm của hàm hợp ta có
Chương 6. Đường cong và mặt cong 219

X t' (u (t0 ), v(t0 )) = ∂X (u0 , v0 ).u '(t0 ) + ∂X (u0 , v0 ).v '(t0 )


∂u ∂v
= X u0 .u '(t0 ) + X v0 .v '(t0 ) .
Vậy tiếp tuyến của đường cong tại P0 nằm trong mặt tiếp tuyến của mặt S tại P0.
Phương trình xác định mặt tiếp tuyến
Từ định nghĩa ta có ngay phương trình tham số của mặt tiếp tuyến là:

X = X (u0 , v0 ) + α X u0 + β X v0 , (α, β) ∈ R2 .

Từ phương trình tham số này bằng cách giải α, β ta thu được dạng ẩn xác định
mặt tiếp tuyến là
A(x - x0) + B(y - y0) + C (z - z0) = 0 ,
trong đó x0, y0 , z0 là các tọa độ của P0 và các hệ số A,B,C được cho bởi các định
thức con của ma trận Jacobi
∂y ∂z ∂z ∂x ∂x ∂y
∂u ∂u ∂u ∂u ∂u ∂u
A= , B= , C= ,
∂y ∂z ∂z ∂x ∂x ∂y
∂v ∂v ∂v ∂v ∂v ∂v
với giá trị tại (u0, v0).
Đường vuông góc với mặt tiếp tuyến của S tại P0 được gọi là pháp tuyến của
S tại P0. Từ phương trình mặt tiếp tuyến ta có ngay phương trình pháp tuyến là:
x − x0 y − y0 z − z0
= = .
A B C
Hai vectơ pháp tuyến đơn vị của S tại P0 theo hai hướng đối lập nhau là:

n+ = ( A, B, C ) A2 + B 2 + C 2 ,

n− = − ( A, B, C ) A2 + B 2 + C 2 .
Đôi lúc ta chỉ viết n để chỉ một trong hai vectơ này khi đã có sự lựa chọn.

Thí dụ. Tìm mặt tiếp tuyến và vectơ pháp tuyến đơn vị của mặt cầu bán kính a
(xem mục thứ 2 của thí dụ trong phần trên) tại điểm bất kỳ (x0,y0,z0) trên mặt cầu.

Giải. Ta có
∂X (ϕ , θ ) = (a cos ϕ cos θ , a cos ϕ sin θ , −a sin ϕ )
∂ϕ 0 0 0 0 0 0 0

∂X (ϕ , θ ) = (−a sin ϕ sin θ , a sin ϕ cos θ ,0) .


∂θ 0 0 0 0 0 0
220 Giải tích các hàm nhiều biến

Vậy A = a 2 sin 2 ϕ0 cos θ0 , B = a 2 sin 2 ϕ0 sin θ0 , C = a 2 cos ϕ0 sin ϕ0 , và phương


trình mặt tiếp tuyến là
sin ϕ0 sin θ0 ( x − x0 ) + sin ϕ0 sin θ0 ( y − y0 ) + cos ϕ0 ( z − z0 ) = 0 ,
hay dạng tương đương là
x0 (x - x0) + y0 (y - y0) + z0 (z -z0) = 0 .
Vectơ pháp tuyến đơn vị được cho bởi công thức
n+ = (sin ϕ0 cos θ0 ,sin ϕ0 sin θ0 ,cos ϕ0 ) = 1 ( x0 , y0 , z0 ) , n− = − 1 ( x0 , y0 , z0 ) .
a a

6.2.3. Diện tích mặt cong và diện tích hình chiếu


Cho S là mặt cong trơn như ở mục trước và tại điểm (u0, v0) ∈ U xét hình
chữ nhật đỉnh (u0, v0), (u0 + du, v0), (u0, v0 + dv), (u0 + du, v0 + dv) với du và dv
đủ nhỏ để hình này nằm trọn trong U. Khi ấy S0 , tập ảnh của hình chữ nhật qua
ánh xạ X(u,v), là một mảnh của mặt cong S.
Hình bình hành S0 với các đỉnh
P0 = X (u0 , v0 ), P0 + X u0 du , P0 + X v0 dv, P0 + X u0 du + X v0 dv ,
nằm trong mặt tiếp tuyến của S tại P0 và được xem là một xấp xỉ của mảnh S0.
Diện tích của hình bình hành S0 được tính theo công thức

dt ( S0 ) = X u0 du . X v0 dv . sin α = X u0 × X v0 dudv = A2 + B 2 + C 2 dudv

trong đó dt (.) là ký hiệu diện tích, còn α là góc giữa X u0 và X v0 .

Như vậy, nếu xấp xỉ U bằng hợp của những hình chữ nhật nhỏ U1 ,...,U k có
cạnh song song với các trục Ou, Ov thì mặt cong S được xấp xỉ bởi hợp của các
mảnh S1 ,...,S k . Mỗi mảnh nhỏ Si lại được xấp xỉ bởi hình bình hành tiếp tuyến
Si như miêu tả ở trên. Tổng diện tích của chúng khi cạnh lớn nhất trong số cạnh
của các hình chữ nhật U1 ,...,U k dần tới 0 sẽ tiến tới đại lượng

∫∫ A2 + B 2 + C 2 dudv (*)
U
và được gọi là diện tích của mặt cong S.
Bên cạnh các ký hiệu A, B, C người ta còn dùng các hệ số Gauss của mặt cong

2 2
E = ∂X , F = ∂X . ∂X , G = ∂X .
∂u ∂u ∂v ∂v
Khi ấy diện tích của mặt cong S sẽ được biểu diễn dưới dạng
Chương 6. Đường cong và mặt cong 221

dt ( S ) = ∫∫ EG − F 2 dudv = ∫∫ X u × X v dudv .
U U

Khi phép chiếu thẳng góc từ S xuống mặt phẳng tọa độ Oxy là một phép tiêm thì
ta có thể tính được diện tích của hình chiếu này. Thật vậy, ký hiệu γ là góc nhọn
tạo bởi pháp tuyến của S tại điểm P = X(u,v) ∈ S , ta nhận thấy rằng
C
cos γ = .
A2 + B 2 + C 2
Khi ấy diện tích hình chiếu của hình bình hành tiếp tuyến S (u,v) , xấp xỉ của mảnh
cong S(u,v), sẽ là
dt ( S (u , v)) cos γ .
Đại lượng này cũng là xấp xỉ của diện tích hình chiếu của mảnh cong S(u,v) xuống
mặt tọa độ Oxy. Tựu chung lại, diện tích hình chiếu của S bằng đại lượng

∫∫ cos γdS .
(S )
Chú ý. Để bảo đảm tính hợp lý của định nghĩa diện tích thì đại lượng (*) không
được phụ thuộc vào việc chọn tham số. Cụ thể là, với mọi phép đổi biến (thỏa mãn
các điều kiện như trong định lý đổi biến của tích phân bội) u = u (α, β) , v = v(α, β)
với (α, β) ∈ U ⊆ R2, ta luôn có
dt ( S ) = ∫∫ X α × X β d αd β . (**)
~
U
Thật vậy, từ công thức tính đạo hàm của hàm hợp ta có
Xα × Xβ = Xu × Xv ( ∂u . ∂v − ∂v . ∂u ) .
∂α ∂β ∂α ∂β
Ngoài ra, theo công thức đổi biến trong tích phân kép ta có
∂u ∂v ∂u ∂v
∫∫ X u × X v dudv = ∫∫~ X u × X v ∂α . ∂β − ∂β . ∂α d αd β
U
U
do vậy các đại lượng (*) và (**) bằng nhau.

Thí dụ
1) Để tính diện tích mặt cầu bán kính a, ta tính A, B và C như trong thí dụ ở mục trên
và có
A2 + B 2 + C 2 = a 2 sin ϕ ,
2π π
dt ( S ) = ∫ ∫a
2
sin ϕd ϕd θ = 4πa 2 .
0 0

2) Tính diện tích mặt paraboloid xác định bởi z = x2 + y2, 0 ≤ z ≤ 2 .


222 Giải tích các hàm nhiều biến

Giải. Dạng tham số của mặt paraboloid là


( x, y , z ) = ( x, y , x 2 + y 2 ) , 0 ≤ x2 + y 2 ≤ 2 ,
= (r cos ϕ, r sin ϕ, r 2 ), 0 ≤ z ≤ 2 , 0 ≤ ϕ ≤ 2π .
Từ đó ta có A = −2r 2 cos ϕ , B = −2r 2 sin ϕ , C = r . Vậy
2π 2
dt ( S ) = ∫ ∫ 1 + 4r 2 rdrd ϕ = 13 π 3 .
0 0

6.3. Các dạng toàn phương


6.3.1. Dạng toàn phương thứ nhất
Giả sử S là mặt cong trơn được cho bởi phương trình tham số X = X (u , v),
(u , v) ∈ U ⊆ R2. Giả thiết ma trận Jacobi của X có hạng bằng 2, khi ấy hai vectơ
X u = ∂X ∂u và X v = ∂X ∂v là độc lập tuyến tính, tức là X u . X v ≠ 0 .
Xét đường cong trơn C trên mặt S cho bởi phương trình
X (t ) = X (u (t ), v(t )), t ∈ [ a, b] ⊆ R .

Độ dài đường cong từ điểm X (u (a ), v(a )) đến X (u (t ), v(t )) được cho bởi công
thức
t
s (t ) = ∫ X '(σ). X '(σ) d σ .
a

Vì X '(t ) = X u du + X v dv cho nên ta có công thức sau


dt dt

( dsdt ) = X '.X ' = E ( dudt ) + 2F dudt . dvdt + G ( dvdt )


2 2 2

trong đó E, F, G là các hệ số Gauss của mặt cong S.


Biểu thức
I = E du2 + 2F du dv + G dv2
được gọi là dạng toàn phương thứ nhất của mặt cong.
Đôi khi, người ta dùng u’ và v’ thay cho du và dv trong biểu thức của dạng
toàn phương thứ nhất.
Thí dụ. Tìm dạng toàn phương thứ nhất của mặt phẳng
X = au + bv + c ,
trong đó a, b, c là những vectơ hằng trong R3 và (u, v)∈R2.
Chương 6. Đường cong và mặt cong 223

2 2
Giải. Ta có Xu = a, Xv = b, do đó E = a , G = b , F = a.b . Suy ra
2 2
I = a du 2 + 2a.bdudv + b dv 2 .

Sau đây là một tính chất chất quan trọng của dạng toàn phương thứ nhất.
Mệnh đề. Dạng toàn phương thứ nhất của mặt cong là xác định dương, tức là
luôn dương trừ khi u’ = v’ = 0.
Chứng minh. Suy ra từ tính xác định dương của tích vô hướng.

Một vài ứng dụng của dạng toàn phương thứ nhất
a) Độ dài đường cong. Cho C là đường cong trên mặt S xác định bởi phương
trình
X (t ) = X (u (t ), v(t )), a ≤ t ≤ b .
Từ định nghĩa ta có ds = I dt , do vậy
a
l (C ) = ∫ I dt .
b

b) Góc giữa hai đường cong trên mặt cong. Cho C1 và C2 là hai đường cong trên
mặt S giao nhau tại điểm P. Góc giữa C1 và C2 là góc θ tạo bởi hai đường tiếp
tuyến của chúng tại P. Ký hiệu dX là vi phân của C1, δX là vi phân của C2 tại
P. Khi ấy dX . δX = dX . δX cos θ , do vậy

cos θ = dX .δX = Eduδu + F (duδv + dvδu ) + Gduδv ,


dX . δX I1 I 2
trong đó
I1 = Edu 2 + 2 Fdudv + Gdv 2 ,
I 2 = E δu 2 + 2 F δuδv + Gδv 2 .
Từ đây, suy ra điều kiện để hai đường cong vuông góc với nhau là
Eduδu + F ( duδv + dvδu ) + Gdvδv = 0 .

6.3.2. Dạng toàn phương thứ hai


Để khảo sát mặt cong trong lân cận một điểm cho trước người ta còn xét độ
lệch giữa mặt cong và mặt tiếp tuyến tại điểm đó. Độ lệch này có thể xấp xỉ bởi
một dạng toàn phương và do đó hình dáng của mặt cong được xác định nhờ vào
dạng toàn phương này.
Chúng ta sẽ giả thiết mặt cong S được cho bởi phương trình tham số
X = X (u , v) , (u , v) ∈ U và hàm vectơ X khả vi liên tục ba lần (thuộc lớp C3). Để
thuận tiện, giả thiết điểm quan tâm là X (0,0) ∈ S (như vậy U chứa gốc tọa độ) và
224 Giải tích các hàm nhiều biến

ký hiệu n là vectơ pháp tuyến đơn vị của mặt cong tại X (0,0) . Khi ấy khoảng cách
từ X (u , v) ∈ S tới mặt tiếp tuyến là đại lượng
ρ(u , v) = [ X (u , v) − X (0,0)] . n .
Dùng công thức Taylor ta có khai triển sau
X (u , v) = X (0,0) + X u u + X v v + 1 ( X uu u 2 + 2 X uv uv + X vv v 2 ) + ... ,
2
với các đạo hàm nhận giá trị tại điểm (0,0) .
Nhớ lại rằng vectơ pháp tuyến vuông góc với mặt tiếp tuyến nên
X u . n = X v . n = 0 và ta có khai triển của ρ là

ρ(u , v) = 1 ( X uu .nu 2 + 2 X uv .nuv + X vv .nv 2 ) + ...


2
Đại lượng
II = Lu 2 + 2Muv + Nv 2 ,
trong đó L = X uu .n, M = X uv .n và N = X vv .n , được gọi là dạng toàn phương thứ
hai của mặt cong. Như vậy II là xấp xỉ của 2ρ(u,v) trong lân cận của điểm (0,0) và
ta có thể dùng nó để khảo sát dáng điệu của mặt cong trong lân cận điểm tiếp xúc
X (0,0) .
Mặt cong xác định bởi
(
σ(u , v) = 1 Lu 2 + 2 Muv + Nv 2
2
)
được gọi là paraboloid mật tiếp của mặt S và được phân loại như sau:
a) Dạng elip: LN − M 2 > 0 . Mặt cong σ là mặt paraboloid elip. Dạng II là một
dạng toàn phương xác định. Vì vậy trong lân cận điểm đang xét mặt cong S nằm
hẳn về một bên của mặt tiếp tuyến đồng thời có điểm chung duy nhất là điểm tiếp
xúc X (0,0) . Nếu II xác định dương thì mặt cong S nằm cùng phía của vectơ pháp
tuyến n, trái lại nó sẽ nằm phía bên kia.
b) Dạng hyperbol: LN − M 2 < 0 . Mặt cong σ là mặt paraboloid hyperbol. Dạng
II là một dạng toàn phương không xác định. Hai đường thẳng thực thỏa mãn
phương trình
L(u / v) 2 + 2M (u / v) + N = 0
phân chia mặt tiếp tuyến thành 4 miền mà mặt cong chính σ lần lượt nằm trên, nằm
dưới mặt tiếp tuyến. Dáng điệu của mặt cong S trong lân cận điểm tiếp xúc cũng như
thế.
c) Dạng parabol: LN − M 2 = 0 , nhưng các hệ số L,M,N không đồng thời bị triệt
tiêu. Mặt cong σ là mặt trụ parabol. Dạng II là một dạng toàn phương nửa xác định
và mặt trụ nằm hẳn về một bên của mặt tiếp tuyến. Dáng điệu của mặt cong S
trong lân cận của điểm tiếp xúc cũng tương tự như thế.
Chương 6. Đường cong và mặt cong 225

d) Dạng phẳng: L = M = N = 0 . Mặt cong σ biến thành mặt phẳng. Trong


trường hợp này việc sử dụng dạng toàn phương thứ hai không cho đủ thông tin để
kết luận về dáng điệu của mặt cong S.

6.4. Đường trên mặt cong


Trong phần này chúng ta sẽ sử dụng các dạng toàn phương để khảo sát đường
cong trên mặt cong.

6.4.1. Độ cong
Giả sử S là mặt cong cho bởi phương trình tham số

X = X (u , v),(u , v) ∈ U ⊆ R2

và C là đường cong trên S cho bởi phương trình tham số tự nhiên


X ( s) = X (u ( s ), v( s )) .
Chúng ta nhớ lại độ cong của C là đại lượng
κ = X ′′( s ) .
Nếu ký hiệu θ là góc giữa vectơ pháp tuyến đơn vị n của mặt S và pháp tuyến
chính N của đường cong C thì ta có công thức
κ cos θ = n . X ′′( s ) .
Đại lượng này được gọi là độ cong pháp tuyến của C. Vì n vuông góc với X u' và
X v' , đồng thời
X ′′( s ) = X u u ′′ + X v v ′′ + X uv u '2 + 2 X uv u ' v '+ Xv '2
nên vế phải của công thức trước đó sẽ là
n . X " = Lu '2 + 2 Mu ' v '+ Nv '2 .
Đây là dạng toàn phương thứ hai với biến u’, v’. Nếu đường cong C được cho bởi

( ) = I , ta sẽ thu được công thức


2
tham số t bất kỳ thì do ds
dt
2 2
κ cos θ = Lu ' 2+ 2 Mu ' v '+ Nv '2 = II . (*)
Eu ' + 2 Fu ' v '+ Gv ' I
Công thức này sẽ cho ta một kết quả về độ cong của các đường cong cùng tiếp
tuyến và cùng pháp tuyến.
Mệnh đề. Nếu hai đường cong trên mặt S có chung vectơ tiếp tuyến và vectơ
pháp tuyến chính tại điểm giao nhau P ∈ S và nếu pháp tuyến chính không nằm
trong mặt tiếp tuyến của mặt cong thì chúng có cùng độ cong tại P.
226 Giải tích các hàm nhiều biến

Chứng minh. Hai đường cong có chung tiếp tuyến thì có cùng tỷ lệ u’/v’ và do đó
II
có cùng tỷ lệ . Ngoài ra nếu chúng có chung pháp tuyến chính thì đại lượng
I
cosθ bằng nhau. Đại lượng này khác 0 vì pháp tuyến chính không nằm trong mặt
tiếp tuyến. Kết hợp với công thức (*) ta có ngay kết luận của mệnh đề.

6.4.2. Thiết diện thẳng góc và chỉ đồ Dupin


Nếu qua điểm P ∈ S mặt phẳng M không trùng với mặt tiếp tuyến thì thiết
diện (giao của M và S) là một đường cong trên S.
Nếu M chứa pháp tuyến của S tại P thì thiết diện được gọi là thiết diện
thẳng góc.
Trong công thức (*) ở mục trước, góc θ nhận giá trị 0 hoặc π, do đó độ
II
cong của thiết diện thẳng góc có giá trị tuyệt đối bằng và chỉ còn phụ thuộc
I
vào hướng (u’, v’) trong mặt tiếp tuyến.
Để khảo sát độ cong κ chúng ta chọn mặt tiếp tuyến tại P ∈ S làm mặt
phẳng tham số với gốc tọa độ là P và các trục tọa độ u = x, v = y. Phương trình
tham số của mặt cong S sẽ là
X ( x, y ) = ( x, y, f ( x, y ))
với một hàm f nào đó. Khi ấy ta có
 X x = (1,0,0)

 X y = (0,1,0)

(vì tại điểm tiếp xúc P, đạo hàm của f bằng 0). Suy ra E = 1, F = 0, G = 1 tại
điểm P. Giả sử C là đường cong đi qua P được cho bởi phương trình tham số tự
dX (0)
nhiên X ( s) = X (u ( s ), v( s )) . Gọi ϕ là góc giữa X ' := với X x (trục Ox).
ds
Khi ấy
u ' = cos ϕ, v ' = sin ϕ v X ' = u ' X x + v ' X y .
Áp dụng công thức (*) ở mục trên chúng ta tính được
2 2
κ = Lu ' 2+ 2 Mu ' v '+ Nv '2 = L cos 2 ϕ + 2 M sin ϕ cos ϕ + N sin 2 ϕ . (**)
Eu ' + 2 Fu ' v '+ Gv '
Bằng cách thay đổi góc ϕ, công thức này cho ta giá trị của độ cong của thiết diện
thẳng góc với hướng bất kỳ (u’, v’) = (cosϕ, sinϕ) trong mặt phẳng tiếp tuyến.
Chuyển sang hệ tọa độ (x,y) thì công thức (**) có dạng
±1 = Lx 2 + 2Mxy + Ny 2
(bằng cách đặt x = r cosϕ , y = r sinϕ , r2 = 1 ) . Phương trình này cho ta đường
κ
cônic là quỹ tích các điểm trên mặt phẳng xy sao cho độ dài đoạn thẳng từ mỗi
Chương 6. Đường cong và mặt cong 227

điểm tới tâm thiết diện bằng1 κ , với κ là độ cong của thiết diện thẳng góc chứa
đoạn thẳng trên. Dấu ở phía trái lấy phù hợp với dấu phía phải.
Quỹ tích của những điểm thỏa mãn phương trình trên được gọi là chỉ đồ
Dupin. Nó có những dạng cơ bản sau đây:

◊ Dạng ellip: LN − M 2 > 0 . Chỉ đồ Dupin là đường ellip.

◊ Dạng hyperbol: LN − M 2 < 0 . Chỉ đồ Dupin là hai đường hyperbol với


tiệm cận chung là hướng để κ = 0.

◊ Dạng parabol: LN − M 2 = 0 với L, M, N không đồng thời bằng 0. Chỉ


đồ Dupin là cặp đường thẳng song song theo hướng để κ = 0.
◊ Dạng phẳng: L = M = N = 0 . Chỉ đồ Dupin không tồn tại .

You might also like