You are on page 1of 33

LÝ THUYẾT TRƯỜNG

Sinh viên: Trương Trần Tấn Phước - K42 Toán A

1 Nhắc lại về trường


1.1 Trường và trường con
(F, +, .) được gọi là trường nếu
i) (F, +) là nhóm Abel. Phần tử trung hòa của (F, +) là phần tử không của trường, ký hiệu
0.

ii) (F ∗ , .) là nhóm Abel. Phần tử trung hòa của (F ∗ , .) là phần tử đơn vị của trường, ký hiệu
1 hay e.

iii) Phép nhân phân phối với phép cộng, nghĩa là

∀a, b, c ∈ F : a(b + c) = ab + ac.

1.2 Trường con


(
a−b∈A
Cho A là tập con khác rỗng của trường F . Khi đó A ≤ F ⇔ ∀a, b ∈ F :
ab−1 ∈ A (b 6= 0).

1.3 Đồng cấu và đẳng cấu trường


Cho E và F là 2 trường. Ánh xạ f : E → F được gọi là đồng cấu trường nếu f thỏa
(
f (a + b) = f (a) + f (b)
∀a, b ∈ E :
f (ab) = f (a).f (b).

Đồng cấu trường được gọi là đơn cấu/toàn cấu/đẳng cấu nếu f là đơn ánh/toàn ánh/song ánh.

2 Đặc số của trường


2.1 Định nghĩa
Cho (F, +, .) là trường. Khi đó (F, +) là nhóm Abel, e ∈ (F, +) nên xảy ra một trong các
trường hợp sau:
• Cấp của e trong nhóm (F, +) vô hạn, tức là me 6= 0, ∀m 6= 0. Ta nói đặc số của F bằng
0 hay char F = 0.
.
• Cấp của e trong nhóm (F, +) bằng số tự nhiên k > 0, tức là ke = 0 và me = 0 ⇔ m .. k.
Khi đó char F = k.
Ví dụ:
• char Q = char R = char C = 0.

• Cho p là số nguyên tố. Khi đó Zp = p.

1
2.2 Tính chất
i) Nếu char F 6= 0 thì char F là số nguyên tố.
Chứng minh
/ P. Khi đó k = mn với m, n ∈ N∗ ; m, n > 1. Dẫn đến
Giả sử char F = k 6= 0 và k ∈
0 = ke = (mn)(ee) = (me)(ne).
Suy ra me = 0 hoặc ne = 0. Từ đó char F ≤ max(m, n) < k, mâu thuẫn. 
ii) Cho F là trường, a ∈ F, a 6= 0. Khi đó
• Nếu char F = 0 thì ma 6= 0, ∀m 6= 0 hay ord(a) = +∞ trong (F, +).
.
• Nếu char F = p 6= 0 thì ma = 0 ⇔ m .. p hay ord(a) = p trong (F, +).
Chứng minh
Dựa vào đẳng thức ma = (me)a.
iii) Nếu char F = 0 thì QF = {me(ne)−1 |m, n ∈ Z, n 6= 0} là trường con của F đẳng cấu với
Q.
Chứng minh

iv) Nếu char F = p ∈ P thì Fp = {0, e, 2e, . . . , (p − 1)e} là trường con của F đẳng cấu với
Zp .
Chứng minh
f : Fp → Zp
Xét ánh xạ .
me 7→ m
n n n
v) Nếu char F = p ∈ P thì ∀a, b ∈ F, n ∈ N∗ : (a + b)p = ap + bp .
Ngoài ra ta cũng có ϕ : F → F với ϕ(a) = ap là đơn cấu trường.
Chứng minh
.
Ta chỉ cần chứng minh C kn .. p với k = 1, 2, . . . , pn − 1.
p

3 Không gian vectơ trên trường


3.1 Định nghĩa
Cho (F, +.) là trường. V là tập tùy ý khác rỗng. Khi đó V được gọi là không gian vectơ (KGVT)
trên trường F nếu trong V có hai phép toán:
i) Phép cộng vectơ: ∀α, β ∈ V : α + β ∈ V .
ii) Phép nhân vectơ với một số: ∀α ∈ V, a ∈ F : a.α ∈ V .
và hai phép toán thỏa mãn
• (V, +) là nhóm Abel.
• Phân phối 1: ∀a ∈ F, ∀α, β ∈ V : a(α + β) = aα + aβ.
• Phân phối 2: ∀a, b ∈ F, ∀α ∈ V : (a + b)α = aα + bα.
• Phép nhân kết hợp: ∀a, b ∈ F, ∀α ∈ V : (ab)α = a(bα).
• ∀a ∈ V : eα = α.

2
3.2 Ví dụ
Ví dụ 1: V = F n = {x = (a1 , a2 , . . . , an ) |ai ∈ F }. Khi đó (V, +, .) là KGVT trên F . Hơn nữa
dimF V = n.
Ví dụ 2: Cho F ≤ E. Khi đó E là KGVT trên trường F .
C là KGVT trên R với cơ sở là {1, i}.
dimF F = 1.

4 Mở rộng trường
4.1 Các khái niệm cơ bản
4.1.1 Định nghĩa
Cho F ≤ E. Khi đó dimF E được gọi là bậc của mở rộng E trên F , ký hiệu là [E : F ].
Ví dụ: C là mở rộng hữu hạn (bậc 2) của R. R là mở rộng vô hạn của Q.
Chứng minh
Dựa vào tính đếm được của Q và tính không đếm được của R.

4.1.2 Định lý 1
Cho tháp mở rộng trường F ≤ K ≤ E. Nếu E là mở rộng hữu hạn của K và K là mở rộng
hữu hạn của F thì E là mở rộng hữu hạn của F . Hơn nữa ta có
[E : F ] = [E : K].[K : F ].
Chứng minh
Đặt [E : K] = m và [K : F ] = n. Khi đó tồn tại tập {a1 , a2 , . . . , am | ai ∈ E} là cơ sở
 E trên K và tập {b1 , b2 , . . . , bn | bi ∈ K} là cơ sở của K trên F . Ta chứng minh A =
của
ai bj | i = 1, m; j = 1, n là cơ sở của E trên F .
• Chứng minh A là hệ sinh.
Lấy a ∈ E tùy ý. Khi đó tồn tại u1 , u2 , . . . , um ∈ K sao cho
m
X
a= ui ai .
i=1

Mặt khác tồn tại vi1 , vi2 , . . . , vin ∈ F sao cho


n
X
ui = vij bj .
j=1

Dẫn đến m X
n
X X
a= vij bj ai = vij ai bj .
i=1 j=1 i=1,m
j=1,n

Do đó A là hệ sinh.
• Chứng minh A độc lập tuyến tính.
Giả sử có vij ∈ F thỏa
Xm X n X
vij ai bj = vij bj ai = 0.
i=1 j=1 i=1,m
j=1,n

3
n
P
Do {a1 , a2 , . . . , am } độc lập tuyến tính và vij bj ∈ K nên vij bj = 0, i = 1, m. Mặt khác
j=1
{b1 , b2 , . . . , bn } độc lập tuyến tính và vij ∈ F nên vij = 0 với i = 1, m, j = 1, n.
Suy ra A độc lập tuyến tính.
Vậy A là cơ sở của E trên F . Dẫn đến [E : F ] = mn = [E : K].[K : F ].

4.2 Mở rộng bởi một tập


4.2.1 Định nghĩa
Cho F ≤ E và X ⊂ E. Ký hiệu F (X) là giao của tất cả các trường con của E chứa X và F .
Tức là \
F (X) = K.
K≤E
K⊃F,X

Khi đó F (X) là trường con của E (chứa F và chứa X) và được gọi là mở rộng của F bởi tập
X.

4.2.2 Tính chất


• F (X) là trường con bé nhất của E chứa F và chứa X. Tức là
∀K ≤ E, K ⊃ F, X: F (X) ⊂ K.
• Cho F ≤ E và X, Y ⊂ E. Khi đó
F (X)(Y ) = F (X ∪ Y ) = F (Y )(X).
• F (X) ≤ F (Y ) ⇔ X ⊂ F (Y ) và do đó
(
X ⊂ F (Y )
F (X) = F (Y ) ⇔
Y ⊂ F (X).

4.2.3 Các trường hợp đặc biệt


• Mở rộng đơn Cho X = {α}. Khi đó F (X) = F ({α}) = F (α) được gọi là mở rộng đơn
của F và ta có  
f (α)
F (α) = u = |f (x), g(x) ∈ F [x], g(α) 6= 0 .
g(α)
• Mở rộng lặp Cho X = {α1 , α2 , . . . , αn }. Khi đó F (X) = F ({α1 , α2 , . . . , αn }) = F (α1 , α2 , . . . , αn )
được gọi là mở rộng đơn của F và ta có
 
f (α1 , α2 , . . . , αn )
F (α1 , α2 , . . . , αn ) = u = |f (x), g(x) ∈ F [x], g(α1 , α2 , . . . , αn ) 6= 0 .
g(α1 , α2 , . . . , αn )

5 Phần tử đại số trên một trường


5.1 Các khái niệm cơ bản
5.1.1 Định nghĩa
Cho F ≤ E, α ∈ E. Ta nói α đại số trên F nếu tồn tại đa thức f (x) 6= 0 và f (x) ∈ F [x] nhận
α làm nghiệm (f (α) = 0).
Nếu α không đại số trên F thì ta nói α siêu việt trên F .
Như vậy α siêu việt trên F khi và chỉ khi f (α) = 0 → f (x) = 0.

4
5.1.2 Ví dụ
√ √
• 4
2 đại số trên Q vì đa thức x4 − 2 ∈ Q[x] nhận 4
2 làm nghiệm.

• π siêu việt trên Q nhưng đại số trên R.

5.2 Định lý 2
Cho α là phần tử đại số trên F . Khi đó tồn tại duy nhất đa thức đơn khởi p(x) ∈ F [x], bất khả
quy trong F [x] và nhận α làm nghiệm. Hơn nữa nếu f (x) ∈ F [x] và f (x) nhận α làm nghiệm
.
thì f (x) .. p(x).

Chứng minh

• Chứng minh sự tồn tại.


Vì α đại số trên F nên tồn tại đa thức khác không, thuộc F [x], nhận α làm nghiệm. Gọi
p(x) là đa thức có bậc thấp nhất trong các đa thức khác không, thuộc F [x], nhận α làm
nghiệm. Bằng cách chia p(x) cho hệ số bậc cao nhất, ta có thể xem p(x) đơn khởi.
Giả sử p(x) không bất khả quy. Khi đó

p(x) = p1 (x).p2 (x) với p1 (x), p2 (x) ∈ F [x] và deg p1 , deg p2 < deg p.

Thay x bởi α ta được 0 = p(α) = p1 (α).p2 (α). Suy ra p1 (α) = 0 hoặc p2 (α) = 0, mâu
thuẫn với p(x) có bâc nhỏ nhất. Do đó p(x) bất khả quy.
Giả sử f (x) ∈ F [x] nhận α làm nghiệm. Đem f (x) chia cho p(x) ta được

f (x) = p(x).q(x) + r(x)

với q(x), r(x) ∈ F [x] và nếu r(x) 6= 0 thì deg r < deg p.
.
Thay x bởi α ta suy ra r(α) = 0. Dẫn đến r(x) = 0 hay f (x) .. p(x).

• Chứng minh sự duy nhất.


Giả sử có đa thức đơn khởi q(x) ∈ F [x], bất khả quy trong F [x] và nhận α làm nghiệm.
.
Khi đó q(x) .. p(x). Dẫn đến q(x) = p(x).h(x). Do q(x) bất khả quy trong F [x] nên
h(x) = a ∈ F . Mặt khác do q(x) và p(x) đơn khởi nên a = e. Suy ra q(x) = p(x). 

Chú ý:

1. Đa thức p(x) trong định lý 2 được gọi là đa thức tối tiểu của α trên F , ký hiệu

p(x) = min(α, F ).

2. Cho α là phần tử đại số trên F . Khi đó bậc của đa thức min(α, F ) được gọi là bậc của
α trên F . Ký hiệu [α : F ].
Ví dụ:
√ √ √
• [ 4 2 : Q] = deg min( 4 2 : Q) = deg(x4 − 2) = 4 và ta nói 4 2 là đại số bậc 4 trên Q.
√ √ √
• [ 4 2 : Q( 2)] = deg(x2 − 2) = 2.
√ √
• [ 4 2 : R] = deg(x − 4 2) = 1.

5
5.3 Định lý 3
Cho α là phần tử đại số bậc n trên F . Khi đó F (α) là KGVT n chiều trên F với 1, α, α2 , . . . , αn−1
là cơ sở.

Chứng minh

Đặt p(x) = min(α, F ) và A = {1, α, α2 , . . . , αn−1 }. Khi đó deg p = n.

• Chứng minh A là hệ sinh.


f (α)
Lấy u ∈ F (α) tùy ý. Khi đó u = với f (x), g(x) ∈ F [x] và g(α) 6= 0.
g(α)
.
Vì p(α) = 0 nên g(x) 6 .. p(x). Mặt khác do p(x) bất khả quy trong F [x] nên (g(x), p(x)) =
1. Suy ra tồn tại u(x), v(x) ∈ F [x] sao cho

u(x).p(x) + v(x).g(x) = 1.
1
Thay x bởi α ta được v(α) = . Dẫn đến
g(α)

u = f (α).v(α) = h(α) với h(x) = f (x).v(x) ∈ F [x].

Đem h(x) chia cho p(x) bậc n ta được

h(x) = p(x).q(x) + c0 + c1 x + c2 x2 + . . . + cn−1 xn−1

với q(x) ∈ F [x] và ci ∈ F .


Thay x bởi α ta được u = h(α) = c0 + c1 α + c2 α2 + . . . + cn−1 αn−1 . Vậy A là hệ sinh của
F [α] trên F .

• Chứng minh A độc lập tuyến tính.


Giả sử A phụ thuộc tuyến tính. Khi đó tồn tại c0 , c1 , c2 , . . . , cn−1 ∈ F không đồng thời
bằng 0 sao cho
c0 + c1 α + c2 α2 + . . . + cn−1 αn−1 = 0.
Khi đó đa thức r(x) = c0 + c1 x + c2 x2 + . . . + cn−1 xn−1 có bậc nhỏ hơn hoặc bằng n − 1
nhận α là nghiệm, mâu thuẫn với p(x) bậc n là đa thức tối tiểu của α trên F .
Vậy A phụ thuộc tuyến tính. Do đó A là cơ sở của F (α) trên F . 

Chú ý:

1. Từ đó ta cũng có

[F (α) : F ] = dimF F (α) = [α : F ] = deg min(α, F ).

2. Nếu α là phần tử đại số bậc n trên F thì

F (α) = {u = c0 + c1 α + c2 α2 + . . . + cn−1 αn−1 |ci ∈ F }.


√ √  √ √
Ví dụ: [ 2 : Q] = 2 nên Q( 2) = a + b 2 | a, b ∈ Q = Q[ 2].

6
5.4 Các tính chất của phần tử đại số
1. Cho F là trường và α là phần tử đại số trên F . Khi đó [α : F ] = 1 ⇔ α ∈ F .

Chứng minh

• Chiều thuận: Giả sử [α : F ] = 1.


Khi đó deg min(α, F ) = 1, do đó min(α, F ) = x + β ∈ F [x]. Mà min(α, F ) nhận α
là nghiệm nên α + β = 0. Suy ra α = −β ∈ F .
• Chiều đảo: Giả sử α ∈ F .
Khi đó P (x) = x − α ∈ F [x], P (x) bất khả quy và P (x) nhận α là nghiệm. Do đó
min(α, F ) = P (x). Suy ra [a : F ] = deg min(α, F ) = 1. 

2. Cho F ≤ E và α đại số trên F . Khi đó α đại số trên E và ta có [α : E] ≤ [α : F ].

Chứng minh

Vì a đại số trên F nên tồn tại min(α, F ), mà F ≤ E nên min(α, F ) ∈ E[x]. Do đó a đại
số trên E.
.
Vì min(α, F ) nhận α là nghiệm nên min(α, E) .. min(α, F ), dẫn đến deg min(α, E) ≤
deg min(α, F ). Suy ra [a : E] ≤ [a : F ]. 
3. Nếu E là mở rộng hữu hạn của F thì mọi phần tử thuộc E đều đại số trên F .

Chứng minh

Giả sử E là mở rộng hữu hạn bậc n của F . Lấy α ∈ E tùy ý.


Do 1, α, α2 , . . . , αn là n + 1 vectơ trong không gian vectơ E trên F nên các hệ gồm các
vectơ trên phụ thuộc tuyến tính, nghĩa là tồn tại c0 , c1 , . . . , cn ∈ F sao cho

c0 + c1 α + . . . + cn αn = 0.

Khi đó đa thức P (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn ∈ F [x] nhận α là nghiệm. Suy ra α đại số


trên F . 
4. Nếu α1 , α2 , . . . , αk là các phần tử đại số trên F thì F (α1 , α2 , . . . , αk ) là mở rộng hữu hạn
của F và

[F (α1 , α2 , . . . , αk ) : F ] ≤ [α1 : F ][α2 : F ] . . . [αk : F ].

Chứng minh

Xét tháp các mở rộng trường F ≤ F (α1 ) ≤ F (α1 , α2 ) ≤ . . . ≤ F (α1 , α2 , . . . , αk ). Với mỗi
2 ≤ i ≤ k ta có

[F (α1 , α2 , . . . , αi ) : F (α1 , α2 , . . . , αi−1 )] = [αi : F (α1 , α2 , . . . , αi−1 )] ≤ [αi : F ].

Từ đó áp dụng Định lý 1 ta có

[F (α1 , α2 , . . . , αk ) : F ] = [F (α1 , . . . , αk ) : F (α1 , . . . , αk−1 )] . . . [F (α1 ) : F ]


≤ [αk : F ].[αk−1 : F ] . . . [α1 : F ].

7
α
5. Cho α, β là các phần tử đại số trên F . Khi đó α + β, α − β, αβ, (β 6= 0) cũng là các
β
phần tử đại số trên F ,

Chứng minh

Do α, β là các phần tử đại số trên F nên F (α, β) là mở rộng hữu hạn của F . Suy ra mọi
phần tử của F (α, β) đều đại số trên F . 
6. Cho đa thức p(x) ∈ F [x] và α là nghiệm tùy ý của p(x). Khi đó p(x) bất khả quy trong
F [x] khi và chỉ khi [F (α) : F ] = deg p(x).

Chứng minh

• Chiều thuận: Giả sử p(x) bất khả quy trong F [x].


p(x)
Khi đó min(α, F ) = với a là hệ số cao nhất của p(x). Suy ra [F (α) : F ] =
a
deg min(α, F ) = deg p(x).
• Chiều đảo: Giả sử [F (α) : F ] = deg p(x).
.
Vì p(x) nhận α là nghiệm nên p(x) .. min(α, F ). Suy ra
p(x) = h(x). min(α, F ) với h(x) ∈ F [x].
Mà deg p(x) = [F (α) : F ] = deg min(α, F ) nên deg h(x) = 0 hay h(x) = c ∈ F [x].
Do đó p(x) bất khả quy trong F [x] (vì min(α, F ) bất khả quy trong F [x]). 

7. Cho F là trường con của E và p(x) ∈ F [x], p(x) bất khả quy trong F [x]. Nếu

([E : F ], deg p(x)) = 1

thì p(x) bất khả quy trong E[x].

Chứng minh

Giả sử ([E : F ], deg p(x)) = 1.


Lấy α là một nghiệm bất kỳ của p(x). Xét tháp F ≤ F (α) ≤ E(α) ta có

[E(α) : F ] = [E(α) : F (α)].[F (α : F )].

Lại xét tháp F ≤ E ≤ E(α) ta có

[E(α) : F ] = [E(α) : E].[E : F ].

Suy ra
.
[E(α) : E].[E : F ] .. [F (α) : F ].

Vì p(x) bất khả quy trong F [x] nên [F (α) : F ] = deg p(x), do đó ([E : F ], F (α) : F )) = 1.
Dẫn đến
. .
[E(α) : E] .. [F (α) : F ] hay [α : E] .. [α : F ].

Mà [α : E] ≤ [α : F ] nên [α : E] = [α : F ]. Suy ra

[E(α) : E] = [F (α) : F ] = deg p(x).

Do đó p(x) bất khả quy trong E[x]. 

8
6 Mở rộng đại số và mở rộng siêu việt
6.1 Các khái niệm cơ bản
6.1.1 Định nghĩa
Cho F ≤ E. Khi đó ta nói E là mở rộng đại số của F nếu mọi phần tử thuộc E đều đại số trên
F , ngược lại ta nói E là mở rộng siêu việt của F .
Như vậy E là mở rộng siêu việt của F khi và chỉ khi tồn tại phần tử thuộc E siêu việt trên F .

6.1.2 Ví dụ
• Mọi mở rộng hữu hạn của F đều là mở rộng đại số của F .

• Trường các số đại số là mở rộng đại số vô hạn của Q.

Chứng minh

Gọi F là trường các số đại số. Giả sử dimQ F = n. Đặt a = n+1 2.
Khi đó a đại số bậc n + 1 trên Q nên Q(α) là mở rộng bậc n + 1 của Q và a ∈ F . Dẫn đến
Q(α) ≤ F , mâu thuẫn. R là mở rộng siêu việt của Q vì tồn tại phần tử π ∈ R siêu việt trên Q.


6.2 Định lý 4
Cho tháp F ≤ K ≤ E. Nếu E là mở rộng đại số của K và K là mở rộng đại số của F thì E là
mở rộng đại số của F .

Chứng minh

Lấy α ∈ E tùy ý. Ta chứng minh α đại số trên F .


Vì E là mở rộng đại số của K nên α đại số trên K, nghĩa là tồn tại đa thức

p(x) = c0 + c1 x + c2 x2 + . . . + cn xn 6= 0 với ci ∈ K và p(x) nhận α làm nghiệm.

Đặt F0 = F (c0 , c1 , . . . , cn ) ⊂ K. Khi đó p(x) ∈ F0 [x] nên α đại số trên F0 và

[F0 (α) : F0 ] = [α : F0 ] = deg min(α, F0 ) ≤ deg p(x) = n.

Mặt khác vì K là mở rộng đại số của F nên c0 , c1 , . . . , cn đại số trên F . Dẫn đến F0 =
F (c0 , c1 , . . . , cn ) là mở rộng hữu hạn của F , nghĩa là [F0 : F ] = m < +∞.
Xét tháp F ≤ F0 ≤ F0 (α). Ta có

[F0 (α) : F ] = [F0 (α) : F0 ].[F0 : F ] = [α : F0 ].m < +∞.

nên F0 (α) là mở rộng hữu hạn của F . Dẫn đến F0 (α) là mở rộng đại số của F . Suy ra α đại số
trên F
Vậy E là mở rộng đại số của F . 

9
6.3 Trường phân rã của một đa thức
6.3.1 Đa thức phân rã được
Định nghĩa Cho f (x) ∈ F [x] bậc n ≥ 1. Ta nói f (x) phân rã được trong F [x] (trên F ) nếu
f (x) phân tích được thành tích các đa thức bậc nhất trong F [x], nghĩa là

f (x) = a(x − α1 )(x − α2 ) . . . (x − αn )

với αi ∈ F .
Ví dụ
• Mọi đa thức bậc nhất trong F [x] đều phân rã được trong F [x].

• f (x) = x4 − 4 = (x2 − 2)(x2 + √2) khả quy trong Q[x] nhưng không phân rã được trong
Q[x] mà phân rã được trong Q[ 2] do
√ √ √ √
f (x) = (x − 2)(x + 2)(x − 2i)(x + 2i).

6.3.2 Trường phân rã của một đa thức


Định nghĩa Cho đa thức f (x) ∈ F [x] bậc n ≥ 1. Trường N được gọi là trường phân rã của
đa thức f (x) trên F nếu
i) N là mở rộng của F và f (x) phân rã được trong N [x].

ii) N là trường tối tiểu có tính chất i), nghĩa là nếu có trường con K của N chứa F có tính
chất i) thì K ≡ N .
Nói cách khác N = F (α1 , α2 , . . . , αn ).

Ví dụ Mô tả trường phân rã của f (x) = x4 − x3 − x2 + 2x − 2 trên Q


Lời giải
√ √ √
N = Q(x1 , x2 , x3 , x4 ) = Q( 3i, 2). Xét tháp Q ≤ Q[ 2] ≤ N . Theo Định lý 1
h √ i h √ i h√ √ i
[N : Q] = N : Q[ 2] . Q[ 2] : Q = 3i : Q[ 2] .2 = 2.2 = 4.
√  √  √
Theo Định lý 3, một cơ sở của Q[ 2] trên Q là 1, 2 và một cơ sở của N trên Q là 1, 3i ,
suy ra một cơ sở của N trên Q là
n √ √ √ o
1, 2, 3i, 6i .
√ √ √
Vậy u ∈ N ⇔ u = a1 + a2 2 + a3 3i + a4 6i với ai ∈ Q. 

6.3.3 Định lý 5 (Sự tồn tại của trường phân rã)


Cho f (x) ∈ F [x] bậc n ≥ 1. Khi đó trường phân rã của f (x) trên F luôn tồn tại.
Chứng minh
Ta chứng minh Bổ đề: Cho p(x) ∈ F [x] bất khả quy trong F [x]. Khi đó tồn tại trường K là
mở rộng của F chứa ít nhất một nghiệm của p(x).
Thật vậy vì p(x) bất khả quy trong F [x] nên hp(x)i là ideal tối đại của vành F [x], dẫn đến
vành thương K = F [x]/hp(x)i là trường. Ánh xạ

10
θ: F → K
a 7→ a = a + hp(x)i.

là đơn cấu trường nên ta có thể xem K là mở rộng của F . Ta chứng minh K chứa ít nhất một
nghiệm của p(x).
Thật vậy, giả sử p(x) = c0 + c1 x + . . . + ck xk với ci ∈ F . Xét α = x = x + hp(x)i. Khi đó

p(α) = c0 + c1 x + . . . + ck xk = c0 + c1 x + . . . + ck xk = p(x) = 0.

Như vậy α ∈ K là nghiệm của p(x). Bổ đề được chứng minh.


Ta chứng minh Định lý 5 bằng quy nạp theo n = deg f (x).
• Với n = 1 ta có f (x) = ax + b với a, b ∈ F . Trường phân rã N của f (x) trên F là
b
F − = F . Định lý đúng với n = 1.
a

• Giả sử định lý đúng với mọi trường F và mọi đa thức bậc n trong F [x]. Ta chứng minh
định lý cũng đúng với mọi trường F và mọi đa thức f (x) bậc n + 1 trong F [x].
Thật vậy gọi p(x) là ước bất khả quy của f (x). Theo bổ đề trên, tồn tại trường K là mở
rộng của F chứa ít nhất nghiệm α của p(x). Khi đó α cũng là nghiệm của f (x), do đó

f (x) = (x − α)g(x)

với g(x) ∈ F (α)[x] và deg g(x) = n.


Áp dụng giả thiết quy nạp cho trường F (α) và đa thức g(x) ∈ F (α)[x] bậc n, tồn tại
trường phân rã N của g(x) trên F (α), nghĩa là

g(x) = a(x − α2 )(x − α3 ) . . . (x − αn+1 )

với αi ∈ N và N = F (α)(α2 , α3 , . . . , αn+1 ) = F (α, α2 , α2 , . . . , αn+1 ).


Khi đó f (x) = a(x − α)(x − α2 )(x − α3 ) . . . (x − αn ) nên f (x) phân rã được trong N [x].
Định lý đúng với n + 1 nên đúng với mọi n ∈ N∗ . 
Từ đây ta cũng có một số tính chất quan trọng sau:
• Nếu f (x) = (x − α)g(x) và N là trường phân rã của g(x) trên F (α) thì N cũng là trường
phân rã của f (x) trên F .
• Nếu M là trường phân rã của f (x) trên F thì M (α) là trường phân rã của f (x) trên
F (α).

6.3.4 Sự duy nhất của trường phân rã


Một số ký hiệu Cho σ : F → F 0 là đẳng cấu trường và f (x) = c0 + c1 x + . . . + cn xn ∈ F [x].
Ta định nghĩa
f σ (x) = σ(c0 ) + σ(c1 )x + . . . + σ(cn )xn ∈ F 0 [x].
Ta có một số tính chất sau:
i) f (x) = g(x).h(x) ⇔ f σ (x) = g σ (x).hσ (x).
ii) g(x)|f (x) ⇔ g σ (x)|f σ (x).
iii) p(x) khả quy (bất khả quy) trong F (x) ⇔ pσ (x) khả quy (bất khả quy) trong F 0 [x].
iv) f phân rã được trong F [x] ⇔ f phân rã được trong F 0 [x].

11
Bổ đề: Cho σ : F → F 0 là đẳng cấu trường, α là phần tử đại số trên F , p(x) = min(α, F ) và
β là một nghiệm tùy ý của pσ (x) ∈ F 0 [x]. Khi đó tồn tại đẳng cấu trường

σ 0 : F (α) → F 0 (β) thỏa σ 0 (a) = σ(a), ∀a ∈ F và σ 0 (α) = β.

Chứng minh

Giả sử deg p(x) = n. Khi đó {1, α, α2 , . . . , αn−1 } là cơ sở của F (α) trên F .


Ta có min(β, F 0 ) = pσ (x).
Do deg pσ (x) = n nên {1, β, β 2 , . . . , β n−1 } là cơ sở của F 0 (β) trên F 0 .
Khi đó ánh xạ
σ0 : F (α) → F 0 (β)
u = c0 + c1 α + . . . + cn−1 αn−1 7→ σ 0 (u) = σ(c0 ) + σ(c1 )β + . . . + σ(cn−1 )β n−1

là đẳng cấu trường thỏa σ 0 (a) = σ(a), ∀a ∈ F và σ 0 (α) = β.

Định lý 6: Cho σ : F → F 0 là đẳng cấu trường, f (x) ∈ F [x] bậc n ≥ 1, N là trường phân rã
của f (x) trên F , E là mở rộng của F 0 sao cho f σ (x) ∈ F 0 [x] phân rã được trong E[x]. Khi đó
tồn tại đơn cấu trường
σ : N → E thỏa σ(a) = σ(a), ∀a ∈ F.

Chứng minh

Ta chứng minh bằng quy nạp theo n = deg f (x).

• Với n = 1, trường phân rã của f (x) trên F là F 0 = F . Ánh xạ đồng nhất từ F 0 vào E là
đơn cấu trường thỏa định lý.

• Giả sử định lý đúng với mọi đẳng cấu trường σ : F → F 0 và mọi đa thức bậc n (n ≥ 1)
trên F . Ta chứng minh định lý cũng đúng với mọi đẳng cấu trường đẳng cấu trường
σ : F → F 0 và mọi đa thức bậc n + 1 trên F .
Gọi α ∈ N là một nghiệm của f (x). Đặt p(x) = min(α, F ) ∈ F [x]. Ta có p(x)|f (x) nên
pσ (x)|f σ (x).
Do f σ (x) phân rã được trong E[x] nên pσ (x) phân rã được trong E[x], gọi β ∈ E là một
nghiệm của pσ (x).
Theo bổ đề tồn tại đẳng cấu trường

σ 0 : F (α) → F 0 (β) thỏa σ 0 (a) = σ(a), ∀a ∈ F và σ 0 (α) = β.

Ta có f (x) = (x − α)g(x) với g(x) ∈ F (α)[x] và deg g(x) = n.


Vì N là trường phân rã của f (x) trên F nên N cũng là trường phân rã của g(x) trên
F (α). Ta lại có
0 0 0 0
f σ (x) = f σ (x) = (x − α)σ .g σ (x) = (x − β)g σ (x)
0
và f σ (x) phân rã được trong E[x] nên g σ (x) phân rã được trong E[x]. Theo giả thiết quy
nạp, tồn tại đơn cấu trường

σ : N → E thỏa σ(a) = σ 0 (a), ∀a ∈ F (α) và σ(a) = σ 0 (a) = σ(a), ∀a ∈ F .

Vậy định lý đúng với n + 1. Do đó định lý đúng với mọi n ∈ N∗ . 

12
Hệ quả 1: Cho σ : F → F 0 là đẳng cấu trường, f (x) ∈ F [x], f σ (x) ∈ F 0 [x]. Gọi N là trường
phân rã của f (x) trên F , N 0 là trường phân rã của f σ (x) trên F 0 . Khi đó tồn tại đẳng cấu
trường
σ : N → N 0 thỏa σ(a) = σ(a), ∀a ∈ F.
Chứng minh
Theo Định lý 6, tồn tại đơn cấu trường N → N 0 thỏa σ(a) = σ(a), ∀a ∈ F . Ta chứng minh σ
là toàn ánh.
Thật vậy ta có
F 0 = σ(F ) = σ(F ) ≤ σ(N ) ≤ N 0 .
Do f (x) phân rã được trong N [x] nên f σ (x) = f σ (x) cũng phân rã được trong σ(N )[x]. Mặt
khác do điều kiện ii) của định nghĩa trường phân rã nên σ(N ) = N 0 . Vậy σ là toàn ánh.

Hệ quả 2: Nếu N và N 0 cùng là trường phân rã của f (x) trên F thì N ∼


= N 0.

Chứng minh
Xét σ = 1F : F → F , N là trường phân rã của f (x) trên F [x], N 0 là trường phân rã của
f σ (x) = f (x) trong F [x].
Theo Hệ quả 1, tồn tại đẳng cấu trường σ : N → N 0 thỏa σ(a) = σ(a) = a, ∀a ∈ F . 

7 Mở rộng chuẩn tắc


7.1 Định nghĩa và ví dụ
7.1.1 Định nghĩa
Cho F là trường, E là mở rộng chuẩn tắc nếu
i) E là mở rộng đại số của F .
ii) Với mọi p(x) ∈ F [x], p(x) bất khả quy trong F [x], nếu p(x) có nghiệm thuộc E thì p(x)
phân rã được trong E[x] (nếu p(x) có nghiệm thuộc E thì tất cả nghiệm của p(x) đều
thuộc E).
Chú ý: Điều kiện ii) có thể thay bằng điều kiện ii’) Với mọi phần tử α ∈ E, đa thức min(α, F )
phân rã được trong E[x].
Chứng minh
Ta chứng minh ii) tương đương với ii’)
• Chiều thuận: Giả sử có ii). Lấy α ∈ E tùy ý.
Vì min(α, F ) ∈ F [x], bất khả quy trong F [x] và có nghiệm α ∈ E nên min(α, F ) phân rã
được trong E[x].
• Chiều đảo: Giả sử có ii’). Lấy p(x) ∈ F [x] tùy ý sao cho p(x) bất khả quy trong F [x] và
p(x) có nghiệm α ∈ E. Khi đó

p(x)
min(α, F ) = với a là hệ số cao nhất của p(x).
a
Mặt khác theo giả thiết thì min(α, F ) phân rã được trong E[x] nên ta cũng có p(x) phân
rã được trong E[x]. 

13
7.1.2 Ví dụ
• Nếu E là mở rộng bậc 2 của F thì E là mở rộng chuẩn tắc của F .

Chứng minh

Vì E là mở rộng hữu hạn của F nên E cũng là mở rộng đại số của F .


Lấy α ∈ E tùy ý. Ta chứng minh min(α, F ) phân rã được trong E[x].
Xét tháp F ≤ F (α) ≤ E, ta có [F (α) : F ] ≤ [E : F ] = 2. Xét 2 trường hợp:

– Nếu [F (α) : F ] = 1 thì α ∈ F . Khi đó min(α, F ) = x − α phân rã được trong E[x].


– Nếu [F (α) : F ] = 2 thì deg min(α, F ) = 2. Khi đó
min(α, F ) = x2 + bx + c với b, c ∈ F
Mặt khác min(α, F ) có nghiệm α và nghiệm α0 thỏa α+α0 = −b hay α0 = −b−α ∈ E.
Suy ra min(α, F ) = (x − α)(x − α0 ) phân rã được trong E[x]. 
√ √ √
• Q( 4 2) là mở √
rộng đại số của Q nhưng không là mở√ rộng chuẩn tắc vì 4 2 ∈ Q( 4 2) nhưng
đa thức min( 4 2, Q) không phân rã được trong Q( 4 2) (có nghiệm thuần ảo).

7.2 Định lý 7
Một mở rộng chuẩn tắc hữu hạn của F là trường phân rã trên F của một đa thức f (x) ∈ F [x]
nào đó.

Chứng minh

Gọi E là mở rộng chuẩn tắc, hữu hạn của F . Vì E là mở rộng hữu hạn của F nên

E = F (α1 , α2 , . . . , αk ) với αi ∈ E.

Ta có αi đại số trên F , đặt

f (x) = min(α1 , F ). min(α2 , F ) . . . min(ak , F ) ∈ F [x].

Ta chứng minh E là trường phân rã của f (x) trên F .


Thật vậy vì E là mở rộng chuẩn tắc của F và αi ∈ E nên min(αi , F ) phân rã được trong E[x].
Do đó f (x) phân rã được trong E[x], nghĩa là

f (x) = (x − u1 )(x − u2 ) . . . (x − un ) với ui ∈ E.

Khi đó trường phân rã của f (x) trên F là N = F (u1 , u2 , . . . , un ) ≤ E. (1)


Mặt khác αi là nghiệm của min(αi , F ) nên αi là nghiệm của f (x), dẫn đến αi = uj nào đó. Suy
ra

{α1 , α2 , . . . , αk } ⊂ {u1 , u2 , . . . , un }

, nên E = F (α1 , α2 , . . . , αm ) ≤ F (u1 , u2 , . . . un ) = N . (2)


Từ (1) và (2) ta có E = N là trường phân rã của f (x) trên F . 

14
7.3 Định lý 8
Trường phân rã trên F của đa thức f (x) ∈ F [x] là mở rộng hữu hạn, chuẩn tắc của F .
Chứng minh
Gọi E là trường phân rã của đa thức f (x). Khi đó hiển nhiên E là mở rộng hữu hạn của F ,
dẫn đến E là mở rộng đại số của F .
Lấy p(x) ∈ F [x] tùy ý sao cho p(x) bất khả quy trong F [x] và p(x) có nghiệm α ∈ E.
Ta chứng minh nhận xét: Nếu α1 , α2 là 2 nghiệm bất kỳ của p(x) thì
[E(α1 ) : E] = [E(α2 ) : E].
Thật vậy do p(x) bất khả quy trong F [x] nên
[F (α1 : F )] = deg p(x) = [F (α2 ) : F ]. (1)
Xét đẳng cấu trường σ :=id: F → F , ta có α1 là nghiệm của p(x), α2 là nghiệm của pσ (x) = p(x).
Do đó tồn tại đẳng cấu trường
σ 0 : F (α1 ) → F (α2 ) thỏa σ 0 (a) = σ(a) = a, ∀a ∈ F và σ 0 (α1 ) = α2 .
Vì E là trường phân rã của f (x) trên F nên E(α1 ) là trường phân rã của f (x) trên F (α1 ),
0
E(α2 ) là trường phân rã của f (x) (hay f σ (x)) trên F (α2 ).
Theo hệ quả 1 của Định lý 6 thì tồn tại đẳng cấu trường
σ : E(α1 ) → E(α2 ) thỏa σ(a) = σ 0 (a), ∀a ∈ F (α1 ).
Khi đó σ(a) = a, ∀a ∈ F và σ(α1 ) = α2 .
Suy ra
[E(α1 ) : F (α1 )] = [E(α2 ) : F (α2 )]. (2)
Từ (1) và (2) suy ra
[E(α1 ) : F ] = [E(α2 ) : F ].
Chia 2 vế cho [E : F ] ta được
[E(α1 ) : E] = [E(α2 ) : E].
Nhận xét được chứng minh.
Do đó với mọi nghiệm β của p(x) thì
[E(α) : E] = [E(β) : E] = 1.
Dẫn đến β ∈ E. Vậy E là mở rộng chuẩn tắc của F . 

8 Mở rộng tách được, mở rộng Galois


8.1 Nghiệm bội
8.1.1 Định nghĩa
Cho đa thức f (x) ∈ F [x] khác hằng. N là trường phân rã của f (x) trên F . α ∈ N là một
nghiệm của f (x). Khi đó ta nói α là một nghiệm bội của f (x) nếu
.
f (x) = (x − α)2 g(x) với g(x) ∈ N [x] hay f (x) .. (x − α)2 .
Nếu α không là nghiệm bội của f (x) thì ta nói α là nghiệm đơn của f (x). Như vậy α là nghiệm
đơn của f (x) khi và chỉ khi
f (x) = (x − α)g(x) với g(x) ∈ N [x] và g(α) 6= 0
hay
. .
f (x) .. (x − α) nhưng f (x) 6 .. (x − α)2 .

15
8.1.2 Bổ đề
Cho f (x) ∈ F [x] khác hằng. Khi đó

i) f (x) có nghiệm bội ⇔ (f (x), f 0 (x)) 6= 1.

ii) f (x) không có nghiệm bội ⇔ (f (x), f 0 (x)) = 1.

Chứng minh

Ta chỉ cần chứng minh i)

• Chiều thuận: Giả sử f (x) có nghiệm bội là α. Khi đó

f (x) = (x − α)2 .g(x) với g(x) ∈ F [x]

Dẫn đến

f 0 (x) = 2(x − α)g(x) + (x − α)2 .g 0 (x).

Suy ra f (x) và f 0 (x) đều chia hết cho x − α, do đó (f (x), f 0 (x)) 6= 1.

• Chiều đảo: Giả sử d(x) = (f (x), f 0 (x)) 6= 1. Khi đó deg d(x) ≥ 1.


Do d(x) | f (x) nên d(x) phân rã được trên N . Gọi α là một nghiệm của d(x), khi đó α
cũng là nghiệm của f 0 (x) và f (x).
Ta chứng minh α là nghiệm bội của f (x). Giả sử phản chứng α là nghiệm đơn của f (x).
Khi đó ta có

f (x) = (x − α)g(x) với g(x) ∈ F [x] và g(α) 6= 0.

Dẫn đến f 0 (x) = g(x) + (x − α)g 0 (x), suy ra f 0 (α) = g(α) 6= 0, mâu thuẫn.
Vậy α là nghiệm bội của f (x). 

8.1.3 Hệ quả
Cho F là trường, p(x) ∈ F [x] và p(x) bất khả quy trong F [x]. Khi đó

i) Nếu char F = 0 thì p(x) không có nghiệm bội.

ii) Nếu char F = p ∈ P thì p(x) có nghiệm bội khi và chỉ khi

p(x) = a0 + ap xp + . . . + akp xkp .

Chứng minh

Nhận xét:
p(x) có nghiệm bội ⇔ (p(x), p0 (x)) 6= 1
⇔ (p(x), p0 (x)) = p(x) (do p(x) bất khả quy trên F )
⇔ p0 (x) ≡ 0 (do p0 (x) có bậc nhỏ hơn p(x)).

i) Giả sử char F = 0 và p(x) có nghiệm bội. Khi đó deg p(x) ≥ 2, dẫn đến deg p0 (x) ≥ 1
nên p0 (x) 6≡ 0. Suy ra p(x) không có có nghiệm bội, mâu thuẫn.

16
ii) Giả sử char F = p ∈ P. Ta có
n n
ai xi ⇒ p0 (x) = ai .i.xi−1 .
P P
p(x) =
i=0 i=0

.
Do đó p0 (x) = 0 ⇔ ai .i = 0, ∀i = 1, n ⇔ ai = 0 hoặc i .. p. Vậy p(x) có dạng

p(x) = a0 + ap xp + . . . + akp xkp .

8.2 Các khái niệm cơ bản


• Cho α là phần tử đại số trên F . Khi đó ra nói α tách được trên F nếu đa thức min(α, F )
không có nghiệm bội.
Chú ý: Vì min(α, F ) bất khả quy trong F [x] nên nếu char F = 0 thì mọi phần tử của F
tách được.

• Cho E là mở rộng đại số của F ta nói E là mở rộng tách được của F nếu mọi phần tử
thuộc E đều tách được trên F .
Chú ý: Nếu char F = 0 thì mọi mở rộng đại số là mở rộng tách được.

• Mở rộng đại số, chuẩn tắc và tách được của F gọi là mở rộng Galois của F .

8.3 Định lý 9
Cho F là trường vô hạn và α1 , α2 , . . . , αn đại số trên F , trong đó α1 , α2 , . . . , αn−1 tách được
trên F . Khi đó F (α1 , α2 , . . . , αn ) là mở rộng đơn của F , nghĩa là tồn tại θ ∈ F (α1 , α2 , . . . , αn )
sao cho

F (α1 , α2 , . . . , αn ) = F (θ).

Chứng minh

Đầu tiên ta chứng minh cho n = 2. Tức là cho u và v là hai phần tử đại số trên trường F , v
tách được, ta chứng minh có θ ∈ F (u, v) sao cho F (u, v) = F (θ).
Đặt p(x) = min(u, F ) và q(x) = min(v, F ).
Gọi N là trường phân rã của p(x).q(x). Khi đó ta có

p(x) = (x − u1 )(x − u2 ) . . . (x − um ) với u = u1 , ui ∈ N


q(x) = (x − v1 )(x − v2 ) . . . (x − vk ) với v = v1 , vj ∈ N và vj đôi một khác nhau.

Xét phương trình bậc nhất

u + vx = ui + vj x với i = 1, m, j = 2, k.

Vì F vô hạn nên tồn tại c ∈ F không là nghiệm của các phương trình trên, nghĩa là

u + vc 6= ui + vj c, ∀i = 1, m, ∀j = 2, k.

17
Đặt θ = u + vc ∈ F (u, v). Ta chứng minh F (u, v) = F (θ). Hiển nhiên ta có F (θ) ≤ F (u, v) nên
chỉ cần chứng minh F (u, v) ≤ F (θ).
Xét đa thức f (x) = p(θ − cx) ∈ F (θ)[x]. Khi đó f (x) và q(x) có nghiệm chung duy nhất là v.
Thật vậy giả sử f (x) và q(x) có nghiệm chung vj với j ≥ 2.
Khi đó 0 = f (vj ) = p(θ − cvj ). Dẫn đến θ − cvj = ui , mâu thuẫn.
Do đó (f (x), g(x)) = x − v. Vì f (x), g(x) ∈ F (θ)[x] nên x − v ∈ F (θ)[x]. Suy ra v ∈ F (θ) và
u = θ − vc ∈ F (θ). Dẫn đến F (u, v) ≤ F (θ).
Vậy F (u, v) = F (θ). Do đó ta đã chứng minh được trường hợp n = 2.
Giả sử mệnh đề đúng với mọi n ≤ n0 (n0 ≥ 2). Ta chứng minh mệnh đề cũng đúng với
n = n0 + 1.
Cho α1 , α2 , . . . , αn0 , αn0 +1 là các phần tử đại số của trường F , trong đó α1 , α2 , . . . , αn0 tách
được.
Theo giả thiết quy nạp, tồn tại θ0 ∈ F (α2 , α3 , . . . , αn0 +1 ) sao cho

F (α2 , α3 , . . . , αn0 +1 ) = F (θ0 ).

Khi đó F (α1 , α2 , α3 , . . . , αn0 +1 ) = F (α1 , θ0 ).


Lại theo giả thiết quy nạp tồn tại θ ∈ F (α1 , θ0 ) = F (α1 , α2 , α3 , . . . , αn0 +1 ) sao cho

F (θ) = F (α1 , θ0 ) = F (α1 , α2 , α3 , . . . , αn0 +1 ).

Vậy mệnh đề cũng đúng với n = n0 + 1. Do đó mệnh đề đúng với mọi n ∈ N. Định lý được
chứng minh. 

9 Nhóm Galois
9.1 Nhóm Galois của một mở rộng
9.1.1 Các khái niệm cơ bản
a) Nhóm các tự đẳng cấu
Cho E là một trường. Ký hiệu Aut(E) là tập tất cả các tự đẳng cấu của E, nghĩa là

Aut(E) = σ : E → E | σ là tự đẳng cấu .

Khi đó Aut(E) là nhóm đối với phép nhân (hợp) ánh xạ.

b) Nhóm Galois của một mở rộng


Cho E là mở rộng của trường F . Đặt

G(E/F ) = {f ∈ Aut(E)|f (a) = a, ∀a ∈ F } .

Khi đó G(E/F ) là nhóm con của nhóm Aut(E) và được gọi là nhóm Galois của E trên
F.

c) Nhóm Galois của một đa thức


Cho f (x) ∈ F [x] khác hằng. Gọi N là trường phân rã của f (x) trên F . Khi đó nhóm
Galois G(N/F ) cũng được gọi là nhóm Galois của f (x) trên F .

18
9.1.2 Các tính chất cơ bản của nhóm Galois
i) Cho F1 ≤ F2 ≤ E. Khi đó G(E/F2 ) ≤ G(E/F1 ).
ii) Cho f (x) ∈ F [x] và σ ∈ G(E/F ). Khi đó nếu α ∈ E là nghiệm của f (x) thì σ(α) cũng là
nghiệm của f (x). Đặc biệt với mọi α ∈ E thì σ(α) là nghiệm của min(α, F ).

Chứng minh

Giả sử f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn và α là nghiệm của f (x). Khi đó

0 = σ(0) = σ(a0 + a1 α + . . . + an αn ) = a0 + a1 σ(α) + . . . + an σ(α)n

nên σ(α) là nghiệm của f (x). 


iii) Nếu E là mở rộng Galois hữu hạn của F thì
|G(E/F )| = [E : F ].

9.1.3 Định lý cơ bản của Lý thuyết Galois


Cho E là mở rộng Galois của F , G = G(E/F ) là nhóm con Galois của E trên F .
Ký hiệu H là tập tất cả các nhóm con Galois của G. Ký hiệu K là tập hợp tất cả các trường
trung gian nằm giữa F và E.
Với mỗi H ∈ H , ta định nghĩa
K(H) = {a ∈ E|σ(a) = a, ∀σ ∈ H}.
(Dễ thấy K(H) là trường con của E chứa F hay K(H) ∈ K )
Với mỗi K ∈ K , ta định nghĩa
H(K) = {σ ∈ G|σ(a) = a, ∀a ∈ K} = G(E/K).
(Dễ thấy H(K) là nhóm con của G nên H(K) ∈ H )
Xét 2 ánh xạ
ϕ: H →K
H 7→ ϕ(H) = K(H) ∈ K
ψ: K →H
K 7→ ψ(K) = H(K) ∈ H .
Khi đó ta có
i) ϕ, ψ là các song ánh, nghịch biến, ngược của nhau, nghĩa là

ψ ◦ ϕ = 1H , ϕ ◦ ψ = 1K .

ii) |G| = [E : F ].
iii) Cho F ≤ K ≤ E. Khi đó

|G|
|G(E/K)| = [E : K] và [K : F ] = .
|G(E/K)|

iv) K là mở rộng chuẩn tắc của F khi và chi khi nhóm G(E/K) là nhóm con chuẩn tắc của
G. Khi đó ta có

G(K/F ) ∼
= G/G(E/K) .

19
10 Trường hữu hạn
10.1 Định nghĩa
Trường có hữu hạn phần tử được gọi là trường hữu hạn. Nếu E là trường hữu hạn thì số phần
tử của E ký hiệu là |E|. 
Ví dụ: Cho p là số nguyên tố. Khi đó Zp = Z/pZ = 0, 1, . . . , p − 1 là trường hữu hạn và
|Zp| = p.

10.2 Tính chất cơ bản


a) Nếu E là trường hữu hạn thì char E = p là số nguyên tố.
Ký hiệu Ep = {0, e, 2e, . . . , (p − 1)e} là trường con của E, có p phần tử và đẳng cấu với
Zp .
σ:E →E
Ánh xạ n là đẳng cấu trường.
a 7→ ap

b) Cho E là trường hữu hạn và F là trường con của E. Khi đó |E| = |F |k với k = [E : F ].
Đặc biệt nếu char E = p là số nguyên tố thì |E| = pn với n ∈ N∗ .

Chứng minh
Ta có dimF E = [E : F ] = k. Gọi {α1 , α2 , . . . , αk } là cơ sở của KGVT E trên F . Khi đó
với mọi u ∈ E thì u viết được duy nhất dưới dạng
u = a1 α1 + a2 α2 + . . . + ak αk với ai ∈ F .
θ : E → Fk
Ánh xạ là song ánh.
u 7→ (a1 , a2 , . . . , ak )
Do đó |E| = |F k | = |F |k .
Nếu char E = p là số nguyên tố thì theo tính chất a) ta có Ep là trường con của E nên
|E| = |Ep |n = pn với n = [E : Ep ]. 
c) Cho E là trường hữu hạn và |E| = pn với p là số nguyên tố, n là số nguyên dương. Khi
n
đó với mọi a ∈ E ta đều có ap = a.
Chứng minh
n
• Nếu a = 0 thì hiển nhiên ap = a.
n n
• Nếu a 6= 0 thì a ∈ (E ∗ , .) là nhóm cấp pn − 1. Do đó ap −1 = e. Từ đó suy ra ap = a.

n
d) Cho E là trường hữu hạn và |E| = pn . Cho đa thức f (x) = xp − x ∈ E[x]. Giả sử F là
trường con tùy ý của E. Khi đó f (x) không có nghiệm bội và E là trường phân rã của
f (x) trên F .
Chứng minh
Theo tính chất c) thì mọi a ∈ E đều là nghiệm của f (x) mà deg f = pn = |E| nên f (x)
có đủ pn nghiệm phân biệt trong E. Do đó f (x) phân rã được trên E hay
Q
f (x) = (x − a).
a∈E

Khi đó trường phân rã của f (x) trên F chính là F (E) = E. 

20
10.3 Định lý 10
Cho p là số nguyên tố, n là số nguyên dương. Khi đó tồn tại và duy nhất (sai khác 1 đẳng cấu)
trường hữu hạn có pn phần tử.

Chứng minh
n
• Sự tồn tại: Xét đa thức f (x) = xp − x ∈ Zp [x]. Gọi E là trường phân rã của f (x) trên
Zp . Ta chứng minh |E| = pn .
n
Ta có f 0 (x) = pxp −1 − 1 = −1. Do đó (f (x), f 0 (x)) = 1, dẫn đến f (x) không có nghiệm
bội. Vì f (x) phân rã được trên E nên f (x) có đủ pn nghiệm phân biệt trong E.
Gọi S là tập hợp các nghiệm của f (x). Khi đó |S| = pn và E = Zp (S).
n
Mặt khác S là trường con của E, Zp là trường con của S (vì ap = a, ∀a ∈ Zp nên ap = a,
∀a ∈ Zp ) nên E = Zp (S) = S.
Vậy |E| = |S| = pn .

• Sự duy nhất: Giả sử E 0 có pn phần tử. Ta chứng minh E ∼ = E 0.


Vì |E| = pn nên theo tính chất a) thì Ep0 = {00 , e0 , 2e0 , . . . , (p − 1)e0 } là trường có p phần
n
tử đẳng cấu với Zp . Gọi σ : Zp → E 0 là đẳng cấu trường. Khi đó f σ (x) = xp − x ∈ Ep0 [x].
Vì E là trường phân rã của f (x) trên Zp nên theo tính chất d) thì E 0 là trường phân rã
của f σ (x) trên Ep0 . Do đó theo Hệ quả 1 của Định lý 6, tồn tại đẳng cấu trường

σ : E → E 0 thỏa σ(a) = σ(a), ∀a ∈ Zp .

Vậy E ∼
= E 0. 

10.4 Định lý 11
Cho trường hữu hạn E có pn phần tử. Khi đó nếu F là trường con của E thì |F | = pm với
m | n. Ngược lại với m là ước nguyên dương của n thì tồn tại duy nhất trường con của E có
đúng pm phần tử.

Chứng minh

Giả sử F là trường con của E. Khi đó theo tính chất b) thì pn = |E| = |F |k , do đó |F | = pm
với n = mk. Dẫn đến m | n.
Ngược lại, lấy m là một ước nguyên dương bất kỳ của n.
m n m n
• Sự tồn tại: Ta có pm − 1 | pn − 1 nên xp −1 − 1 | xp −1 − 1, dẫn đến xp − x | xp − x.
n
Vì |E| = pn nên theo tính chất d), đa thức xp − x phân rã được và không có nghiệm bội
m
trong E. Do đó đa thức xp − x cũng phân rã được và không có nghiệm bội trong E. Gọi
m
F là tập nghiệm của xp − x trong E. Khi đó |F | = pm và F là trường con của E.

• Sự duy nhất: Giả sử F 0 là trường con của E có pm phần tử. Khi đó theo tính chất c) thì
m
với mọi a ∈ F 0 , ap = a hay a ∈ F . Do đó F 0 ≤ F .
Mà |F | = |F 0 | = pm nên F = F 0 . 

10.5 Định lý 12
Cho F là trường, G là nhóm con hữu hạn của nhóm (F ∗ , .). Khi đó G là nhóm Cyclic. Đặc biệt
nếu F là trường hữu hạn thì (F ∗ , .) là nhóm Cyclic.

Chứng minh

21
m m
Giả sử |G| = m = pn1 1 .pn2 2 . . . pnk k . Xét phương trình đa thức x p1 = e có bậc < m nên tồn tại
p1
m
p1
y1 ∈ G thỏa y1 6= e.
n n n1 −1
m
p2 2 ...pk k n1 p
Đặt x1 = y1 ∈ G. Ta có xp1 = y1m = e và x11 = y1p1 6= e nên |x1 | = pn1 1 . Tương tự, với
mỗi i = 1, k, tồn tại xi ∈ G thỏa |xi | = pni i . Do pn1 1 , pn2 2 , . . . , pnk k đôi một nguyên tố cùng nhau
và G là nhóm Abel nên

|x1 x2 . . . xk | = pn1 1 .pn2 2 . . . pnk k = m.

Vậy G là nhóm Cyclic sinh bởi x0 = x1 x2 . . . xk . 

10.6 Định lý 13
Cho F là trường con của E và E là trường hữu hạn. Khi đó E là mở rộng Galois của F và
nhóm G(E/F ) là nhóm Cyclic.

Chứng minh

Giả sử |E| = pn , |F | = pm .
n
Theo tính chất d), E là trường phân rã của đa thức f (x) = xp − x ∈ F [x] trên F . Do đó E là
mở rộng chuẩn tắc của F .
Với mọi α ∈ E, vì α là nghiệm của f (x) nên min(α, F ) | f (x), mà f (x) không có nghiệm bội
nên min(α, F ) không có nghiệm bội. Do đó α tách được trên E. Suy ra E là mở rộng tách được
của F .
Vậy E là mở rộng Galois của F . Đặt G = G(E/F ). Khi đó |G| = [E : F ] := k.
Xét ánh xạ
σ:E →E
m là đẳng cấu trường.
a 7→ σ(a) = ap

Do |F | = pm nên σ(a) = a, ∀a ∈ F . Suy ra σ ∈ G.


Với mọi a ∈ E ta có
mk n
σ k (a) = ap = ap = a

nên σ k = idG .
Theo Định lý 12 ta có E ∗ = hx0 i với |x0 | = pn − 1. Khi đó với mọi i < pn − 1 thì xi0 6= e hay
với mọi j < pn thì xj0 6= x.
ml
Suy ra với mọi l < k thì σ l (x0 ) = xp0 6= x0 (do pml < pmk < pn ), dẫn đến σ l 6= idG .
Vậy |σ| = k = |G| hay G là nhóm Cyclic sinh bởi σ. 

11 Bài tập
Bài 1: Cho u thỏa u2 + u + 3 = 0 và v thỏa v 3 + 2v 2 + 2v + 2 = 0. Tìm min(α, Q) biết
√ √
a) α = 4 2 + 2;

b) α = u + 3 2;
c) α = u + v;

d) α = 2 + v.

Lời giải

22
a) Ta có
√ √ 2 √ √ a2 + 2
2= α− 2 = a2 − 2 2a + 2, dẫn đến 2 = .
2a + 1
Suy ra
2
a2 + 2 a4 + 4a2 + 4

2= = , dẫn đến a4 − 4a2 − 8a + 2 = 0.
2a + 1 4a2 + 4a + 1
Xét đa thức P (x) = x4 − 4x2 − 8x + 2 ∈ Q[x] đơn khởi, nhận α là nghiệm và bất
khả quy (theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 2). Vậy min(α, Q) = P (x).
b) Ta có
u2 = −u − 3, dẫn đến u3 = −u2 − 3u = 3 − 2u.
Bên cạnh đó
2 = (α − u)3 = α3 − 3α2 u + 3αu2 − u3 = α3 − 3α2 u + 3α(−u − 3) − (3 − 2u)
, dẫn đến
α3 − 9α − 5
u= ∈ Q(α). (1)
3α2 + 3α − 2
√ √ √
Suy ra 3 2 = α − u ∈ Q(α),
√ dẫn đến Q(u, 3 2) ⊂ Q(α), do đó Q(u, 3 2) = Q(α)
(hiển nhiên Q(α) ⊂ Q(u, 3 2)).
Từ (1) và kết hợp với u2 + u + 3 = 0, ta lại có
 3 2
α − 9α − 5 α3 − 9α − 5
+ +3=0
3α2 + 3α − 2 3α2 + 3α − 2
Đặt
2 2
P (x) = (x3 − 9x − 5) + (x3 − 9x − 5) (3x2 + 3x − 2) + 3 (3x2 + 3x − 2) ∈ Q[x]
, ta thấy P (x) đơn khởi và nhận α là nghiệm. Ta chứng minh P (x) bất khả quy
trong Q[x]. √ √
Xét tháp Q ≤ Q( 3 2) ≤ Q(u, 3 2), ta có

3
√3

3

3
[Q(α) : Q] = [Q(u, 2) : Q] = [Q(u, 2) : Q( 2)].[Q( 2) : Q]
√ 3

3
= [u : Q( 2)].[ 2 : Q].

Xét đa thức Q(x) = x2 + x + 3 ∈ Q[x] đơn khởi, nhận u là nghiệm, bất khả quy
trong Q[x] (do không có nghiệm trong Q).
Ta có
√ √
[ 3 2 : Q] = [Q( 3 2) : Q] = deg(x3 − 2) = 3

, nguyên tố√cùng nhau với 2 = deg Q(x) nên Q(x) bất khả quy trong Q( 3 2), dẫn
đến [u : Q( 3 2)] = deg Q(x) = 2.
Do đó [Q(α) : Q] = 2.3 = 6 = deg P (x), suy ra P (x) bất khả quy trong Q[x].
Vây min(α, Q) = P (x).
c) Thay v = α − u vào v 3 + 2v 2 + 2v + 2 = 0 ta được
(α3 − 3α2 u + 3αu2 − u3 ) + 2(α2 − 2αu + u2 ) + 2(α − u) + 2 = 0.
Thay u2 = −u − 3 và u3 = 3 − 2u ta được

23
α3 − 3α2 u + 3α(−u − 3) − (3 − 2u) + 2α2 − 4αu + 2(−u − 3) + 2α − 2u + 2 = 0.
Suy ra
α3 + 2α2 − 7α − 7
u= ∈ Q(α).
3α2 + 7α + 2
Làm tương tự bài b)

d) Thay v = α − 2 vào v 3 + 2v 2 + 2v + 2 = 0 ta được
√ √ √ √
(α3 − 3 2α2 + 6α − 2 2) + 2(α2 − 2 2α + 2) + 2(α − 2) + 2 = 0.
Suy ra
√ α3 + 2α2 + 8α + 6
2= ∈ Q(α).
3α2 + 2α + 2
Làm tương tự bài b) 

Bài 2: Chứng minh f (x) = x4 − 2 bất khả quy trong Q( 2, i)[x].3

Lời giải

Ta có √ √ √
3 3 3
[Q( 2, i) : Q(i)] = [ 2 : Q(i)] = deg min( 2, Q(i)).
√ √
Do min( 3 2 : Q) = x3 − 2 nên deg√min( 3 2 : Q) = 3, hơn nữa [Q(i) : √ Q] = [i : Q] = 2
nguyên tố cùng nhau với 3 nên min( 3 2 : Q(i)) = x3 −2. Từ√
đó suy ra [Q( 3 2, i) : Q(i)] = 3.
Ta chứng minh f (x) bất khả quy trong Q(i)[x]. Đặt a = 4 2 là một nghiệm của f (x).
Xét tháp Q ≤ Q(i) ≤ Q(i, a), ta có

[Q(i, a) : Q] = [Q(i, a) : Q(i)].[Q(i) : Q] = [Q(i, a) : Q(i)].2. (1)

Mặt khác xét tháp Q ≤ Q(a) ≤ Q(i, a), ta có

[Q(i, a) : Q] = [Q(i, a) : Q(a)].[Q(a) : Q] = [i : Q(a)].[a : Q] = [i : Q(a)].4.

/ Q(a) nên [i : Q(a)] = deg(x2 + 1) = 2, suy ra [Q(i, a) : Q] = 8.


Do i ∈ (2)
Từ (1) và (2) suy ra

[Q(i, a) : Q(i)] = 4 = deg f (x)

, dẫn đến f (x) bất


√ khả quy trong Q(i)[x]. √
Mà f (x), [Q(i, 3 2) : Q(i)] = (4, 3) = 1 nên f (x) bất khả quy trong Q( 3 2, i)[x]. 

23
Bài 3: Tìm min( 217 , Q).

Lời giải

23

Ta chứng minh Q( 217 ) = Q( 23 2).

23
√ 17 √
23
√ √
23

Ta có 217 = 23 2 nên 217 ∈ Q( 23 2) hay Q( 217 ) ⊂ Q( 23 2).
Vì (23, 17) = 1 nên tồn tại u, v ∈ Z sao cho 23u + 17v = 1.
Do đó √ √ √ v
23 23
2 = 223u+17v = 2u . 217 .
23

√ √
23
√ √
Suy ra 23 2 ∈ Q( 2 17 ) hay Q( 23 2) ⊂ Q( 23 217 ).

23

Vậy Q( √ 217 ) = Q( 23 2).√ √
23 23
Ta có [ 217 : Q] =√ [Q( 217 ) : Q] = [Q( 23 2) : Q] = deg(x23 − 2) = 23.
23
Từ đó suy ra min( 217 , Q) = x23 − 217 . 

24
Bài 4: Mô tả trường phân rã của f (x) = x4 − 3x3 + x2 + 4x − 6 trên Q.

Lời giải

Gọi N là trường phân rã của f (x) trên Q, ta tìm các nghiệm của f (x) trên N theo phương
pháp Ferrari. Ta có
 2
3 5
f (x) = 0 ⇔ x − 3x = −x − 4x + 6 ⇔ x − x = x2 − 4x + 6
4 3 2 2
2 4
 2  
3 5 2 3
2
⇔ x − x + a = x − 4x + 6 + 2a x − x + a2 2
2 4 2
 2  
3 5
⇔ x2 − x + a = + 2a x2 − (4 + 3a)x + a2 + 6. (∗)
2 4

Ta chọn a sao cho vế phải là bình phương đúng, tức là ∆ = 0 hay

(4 + 3a)2 − (5 + 8a)(a2 + 6) = 0 hay 8a3 − 4a2 + 24a + 14 = 0.

1
Từ đó chọn được a = − . Thay vào (∗) ta được
2
 2  2
2 3 1 1 2 5 25 1 5
x − x− = x − x+ = x− .
2 2 4 2 4 2 2

Suy ra

2 3 1 1 5 
x = 1 ± i√
 x − 2x − = x−  2
2 2 2 ⇔ x2 − 2x + 2 = 0 ⇔  1 ± 13
 3 1 5 1 x −x−3=0 x= .
x2 − x − = − 2
2 2 2 2

1± 13 √
Do đó N = Q(1 ± i, ) = Q(i, 13).
√ 2 √
Xét tháp Q ≤ Q( 13) ≤ Q(i, 13), ta có
√ √ √
[N : Q] = [Q(i, 13) : Q( 13)].[Q( 13) : Q].
√ √ √
[Q( 13) : Q] = [ 13 : Q] = deg(x2 − 13) = 2, do đó một cơ sở của Q( 13) trên Q
Ta có √
là {1, 13}. √ √ √ √
2
Mặt khác [Q(i, 13)√ : Q( 13)] =√[i : Q( 13)] = deg(x + 1) = 2 (do i ∈/ Q( 3)), do đó
một cơ sở của Q(i, 13) trên Q( 13)√ là {1,
√i}.
Vậy một cơ sở của N trên Q là {1, 13, i, 13i}, nghĩa là
√ √
u ∈ N ⇔ u = a1 + a2 13 + a3 i + a4 13i với ak ∈ Q.

. 

Bài 5: Cho K ≤ F . Chứng minh nếu [F : K] là số nguyên tố thì F là mở rộng đơn của K.

Lời giải

25
Giả sử [F : K] = p ∈ P. Lấy α ∈ F \K.
Vì [F : K] hữu hạn nên F là mở rộng đại số của K, dẫn đến α đại số trên K.
Xét tháp K ≤ K(α) ≤ F ta có

[F : K] = [F : K(α)].[K(α) : K] = [F : K(α)].[α : K].

Do [F : K] nguyên tố nên [F : K(α)] = 1 hay F = K(α). Vậy F là mở rộng đơn của K.



 √ √  
Bài 6: Chứng minh rằng Q 4 2, 3 : Q = 8.

Lời giải
√ √
Xét tháp Q ≤ Q( 4 2) ≤ Q( 3) ta có

4
√  √
4
√ √4

4
[Q 2, 3 : Q] = [Q(
√ 2, √ 3) : Q( 2)].[Q( 2) : Q]
4 2
= [ 3 : Q( √2)]. deg(x
√ − 4)
4
= deg min( 3, Q( 2)).4.
√ √
Ta có p(x) = x2 − 3 ∈ Q( 4 2) nhận 3 là nghiệm nên
√ √
deg min( 3 : Q( 4 2)) ≤ deg p(x) = 2.
√ √ √ √
Giả sử deg min( 3 : Q( 4 2)) = 1, tức là 3 ∈ Q( 4 2).
√ √ √ 2 √ 3 √
Do [Q( 4 2) : Q] = 4 nên {1, 4 2, 4 2 , 4 2 } là cơ sở của Q( 4 2) trên Q, suy ra
√ √ √ 2 √ 3
3 = a0 + a1 4 2 + a2 4 2 + a3 4 2 với ai ∈ Q. (1)
2 √
Đặt q(x) = (a0 + a1 x + a2 x2 + a3 x3 ) − 3 ∈ Q[x], ta có q( 4 2) = 0 nên

. √
q(x) .. min( 4 2, Q) = x2 − 4.
√ √
Vì − 4 2 là nghiệm của x2 − 4 nên q(− 4 2) = 0 hay
 √ √ 2 √ 3 2
a0 − a1 4 2 + a2 4 2 − a3 4 2 = 3.

Xét trường hợp


√ √ √ 2 √ 3
3 = a0 − a1 4 2 + a2 4 2 − a3 4 2 . (2)

Lấy (1) trừ cho (2) vế theo vế ta thu được



a1 + a3 2 = 0

, dẫn đến a1 = a3 = 0 do 2 là số vô tỷ. Khi đó (1) trở thành
√ √
3 = a0 + a2 2.

Suy ra

26

a20 + 2a22 − 3 + 2a0 a2 2 = 0.

Dẫn đến a20 + 2a22 − 3 = a0 a2 = 0, mâu thuẫn với a0 , a2 ∈ Q. Trường hợp


√ √ √ 2 √ 3
− 3 = a0 − a1 4 2 + a2 4 2 − a3 4 2
√ √
làm tương tự ta cũng suy ra điều mâu thuẫn. Do đó / Q( 4 2) hay
3∈
√ √
deg min( 3, Q( 4 2)) = 2.
√ √
Vậy [Q( 4 2, 3) : Q] = 8. 

Bài 7: Cho F là mở rộng của K và a ∈ F sao cho [K(a) : K] là một số lẻ. Chứng minh rằng
K(a) = K(a2 ). Cho ví dụ chứng tỏ điều này sai nếu [K(a) : K] là một số chẵn.

Lời giải

Do a2 ∈ K(a) nên K(a2 ) ≤ K(a). Xét tháp K ≤ K(a2 ) ≤ K(a) ta có

[K(a) : K] = [K(a) : K(a2 )].[K(a2 ) : K] = [K(a) : K(a2 )].[a2 : K].

Đặt n = [K(a) : K] = deg min(a, K), m = [a2 : K] = deg min(α2 , K).


n
Giả sử K(a) 6= K(a2 ), vì n là số lẻ nên [K(a) : K(a2 )] ≥ 3, dẫn đến m ≤ .
3
Với p(x) = min(α2 , K) = a0 + a1 x + . . . + an xm , ta có

0 = p(α2 ) = a0 + a1 α2 + . . . + am α2m .

.
Suy ra đa thức q(x) = a0 +a1 x2 +. . .+am x2m nhận α là nghiệm, dẫn đến q(x) .. min(α, K).
n n
Do đó 2m = deg q(x) ≥ n, suy ra m ≥ > , mâu thuẫn.
2 3
Vậy K(a) = K(a2 ). 

Bài 8: Chứng minh nếu F là mở rộng đại số trên K và R là vành con của F chứa K thì R là
trường.

Lời giải

Vì R là vành con của trường F nên hiển nhiên R là vành giao hoán, có đơn vị. Lấy
a ∈ R\{0} tùy ý, ta chứng minh a−1 ∈ R.
Vì F là mở rộng đại số của K nên a đại số trên K, nghĩa là tồn tại

p(x) = c0 + c1 x + . . . + cn xn ∈ K[x] nhận a là nghiệm.

Khi đó

0 = p(a) = c0 + c1 a + . . . + cn an .

Gọi k là số nguyên nhỏ nhất sao cho ck 6= 0. Ta có

ck+1 + ck+2 a + . . . + cn an−k−1


0 = ck ak + . . . + cn an ⇒ a−1 = − ∈ R.
ck

27
Vậy R là trường. 
Bài 9: Cho L1 , L2 là những mở rộng của trường K. Giả sử L1 , L2 nều nằm trong một trường F
nào đó. Chứng minh rằng L1 L2 là mở rộng hữu hạn của K khi và chỉ khi L1 , L2 đều là
những mở rộng hữu hạn của K.

Lời giải

• Chiều thuận: Giả sử L1 L2 là mở rộng hữu hạn của K. Ta có L1 , L2 ≤ L1 L2 nên L1 ,


L2 cũng là các mở rộng hữu hạn của K.
• Chiều đảo: Giả sử L1 , L2 là những mở rộng hữu hạn của K. Khi đó L1 , L2 cũng là
những mở rộng đại số của K và
(
L1 = K(α1 , α2 , . . . , αm ) với αi ∈ L1 .
L2 = K(β1 , β2 , . . . , βn ) với βj ∈ L2 .
Khi đó L1 L2 = K(α1 , . . . , αm , β1 , . . . , βn ) là mở rộng hữu hạn của K (do αi và βj
đại số trên K). 

Bài 10: Cho mở rộng hữu hạn F trên K và L1 , L2 là các trường con của F chứa K.
a) Chứng minh rằng [L1 L2 : K] ≤ [L1 : K] [L2 : K].
b) Chứng minh dấu đẳng thức xảy ra khi [L1 : K] và [L2 : K] là hai số nguyên tố cùng
nhau.
c) Cho ví dụ chứng tỏ [L1 L2 : K] < [L1 : K] [L2 : K].

Lời giải
a) Ta chứng minh bổ đề sau: Nếu L ≤ K thì
[K(α1 , α2 , . . . , αn ) : K] ≤ [L(α1 , α2 , . . . , αn ) : L]. (∗)
Thật vậy ta chứng minh bằng quy nạp. Với n = 1 thì (∗) trở thành
[K(α1 ) : K] ≤ [L(α1 ) : L] ⇔ [α1 : K] ≤ [α2 : L] (đúng do L ≤ K).
Do đó mệnh đề đúng với n = 1. Giả sử mệnh đề đúng với n (n ≥ 1). Ta có
[K(α1 , . . . , αn+1 ) : K] = [K(α1 , . . . , αn+1 ) : K(α1 , . . . , αn )].[K(α1 , . . . , αn ) : K]
= [αn+1 : K(α1 , . . . , αn )].[K(α1 , . . . , αn ) : K]
≤ [an+1 : L(α1 , . . . , αn )].[L(α1 , . . . , αn ) : L]
= [L(α1 , . . . , αn+1 ) : L].

Do đó mệnh đề cũng đúng với n + 1. Vậy mệnh đề đúng với mọi n ∈ N∗ . Bổ đề được
chứng minh. Trở lại bài toán, ta có L1 , L2 là các mở rộng hữu hạn của K nên
(
L1 = K(α1 , α2 , . . . , αm ) với αi ∈ L1 .
L2 = K(β1 , β2 , . . . , βn ) với βj ∈ L2 .
Suy ra
[L1 L2 : K] = [K(α1 , . . . , αm , β1 , . . . , βn ) : K]
= [L2 (α1 , . . . , αm ) : L2 ].[L2 : K]
≤ [K(α1 , . . . , αm ) : K].[L2 : K] (theo Bổ đề)
≤ [L1 : K].[L2 : K].

28
. .
b) Vì K ≤ L1 , L2 ≤ L1 L2 nên [L1 L2 : K] .. [L1 : K] và [L1 L2 : K] .. [L2 : K].
Do [L1 : K] và [L2 : K] nguyên tố cùng nhau nên
.
[L1 L2 : K] .. [L1 : K].[L2 : K]
, dẫn đến
[L1 L2 : K] ≥ [L1 : K].[L2 : K].
Do đó [L1 L2 : K] = [L1 : K].[L2 : K].

c) Chọn K = Q, L1 = L2 = Q( 2). Khi đó
√ √
[L1 L2 : K] = [Q( 2) : Q] = 2 < 4 = [Q( 2) : Q]2 = [L1 : K].[L2 : K].


Bài 11: Cho ví dụ về một mở rộng trường F/K, trong đó [F : K] = 3 nhưng F 6= K( 3 a), a ∈ K.

Lời giải


 
3 2π
3 2π
Xét đa thức p(x) = x − 2 ∈ Q[x] có nghiệm phức α = 2 cos + i sin . Do p(x)
3 3
đơn khởi và bất khả quy trong Q[x] nên p(x) = min(α, Q). Suy ra

[Q(α) : Q] = deg p(x) = 3.


√ √ √
Giả sử Q(α) = Q( 3 a) với a ∈ Q. Khi đó α ∈ Q( 3 a), mâu thuẫn vì Q( 3 a) chỉ chứa các
số thực. Do đó Q(α) là mở rộng cần tìm. 

Bài 12: Cho f (x) là đa thức bậc n trên trường K và L là trường phân rã của f trên K. Chứng
minh rằng [L : K] chia hết n!.

Lời giải

Ta chứng minh bằng quy nạp. Với n = 1 thì f (x) bậc 1. Do đó L = K. Suy ra

[L : K] = 1 | 1! = n!.

Giả sử mệnh đề đúng với mọi trường K, mọi đa thức bậc k ≤ n (n ≥ 1) trên K, ta chứng
minh mệnh đề cũng đúng với mọi đa thức bậc n + 1. Vì f (x) phân rã được trên L nên

f (x) = a(x − α1 )(x − α2 ) . . . (x − αn+1 ) với a, αi ∈ L.

Xét 2 trường hợp

• Trường hợp 1: f (x) bất khả quy trên K.


Khi đó vì αn+1 là nghiệm của f (x) nên
[K(αn+1 ) : K] = deg f (x) = n + 1.
Mặt khác L là trường phân rã của đa thức a(x − α1 )(x − α2 ) . . . (x − αn ) bậc n trên
K(αn+1 ) nên theo giả thiết quy nạp ta có
[L : K(αn+1 )] | n!.
Suy ra

29
[L : K] = [L : K(αn+1 )].[K(αn+1 ) : K] | n!.(n + 1) = (n + 1)!.
• Trường hợp 2: f (x) khả quy trên K.
Khi đó
f (x) = g(x).h(x) với g(x), h(x) ∈ K[x] và deg g(x), deg h(x) ≥ 1.
Đặt deg g(x) = p, deg h(x) = q. Gọi L1 , L2 lần lượt là trường phân rã của g(x), h(x)
trên K. Khi đó L chính là trường phân rã của g(x) trên L2 . Theo giả thiết quy nạp
ta có
[L : L2 ] | p! và [L2 : K] | q!.
Suy ra
[L : K] = [L : L2 ].[L2 : K] | p!q!.
(p + q)! p!
Mặt khác = C(p+q)! ∈ N nên p!q! | (p + q)!. Do đó
p!q!
[L : K] | (p + q)! = (n + 1)!.
Suy ra mệnh đề cũng đúng với mọi trường K và mọi đa thức bậc n + 1 trên K. Theo
nguyên lý quy nạp ta suy ra điều phải chứng minh. 

Bài 13: Cho ví dụ một dãy mở rộng trường K ⊆ L ⊆ F trong đó L/K và F/L là những mở rộng
chuẩn tắc nhưng F/K không phải là mở rộng chuẩn tắc.

Lời giải
√ √
4
Chọn K = Q, L = √ Q( 2) và F = Q( 2).
Ta có [L : K] = [ 2 : Q] = 2 nên L là mở rộng chuẩn tắc của K. Bên cạnh đó

[F : K] [ 4 2 : Q] 4
[F : L] = = = =2
L:K 2 2

nên F là mở rộng chuẩn tắc của L. √


Mặt khác F không
√ phải là mở rộng chuẩn tắc của K vì đa thức min( 4
2 : K) = x2 − 4
4
có nghiệm phức 2i ∈ / F. 

Bài 14: Cho K là trường và f (x) ∈ K[x] là đa thức có bậc nguyên tố. Giả sử với mọi mở rộng L
của K, nếu f có nghiệm trong L thì f phân rã trên L. Chứng minh rằng hoặc f bất khả
quy trên K hoặc f phân rã trên K.

Lời giải

Goi N là trường phân rã của f (x) trên K. Ta có

f (x) = f1 (x).f2 (x) . . . fn (x) với fi (x) ∈ K[x] và fi (x) bất khả quy trên K.

Gọi αi là một nghiệm của fi (x). Vì f (x) có nghiệm trên K(αi ) nên theo giả thiết thì f (x)
phân rã được trên K(αi ). Suy ra N ≤ K(αi ), dẫn đến N = K(αi ).
Mặt khác vì fi (x) bất khả quy trên K nên deg fi (x) = [K(αi ) : K] = [N : K] nên
n
P n
P
deg f (x) = deg fi (x) = [N : K] = n.[N : K].
i=1 i=1

30
Do deg f (x) là số nguyên tố nên có hai trường hợp xảy ra:

• Trường hợp 1: n = 1. Khi đó f (x) = f1 (x) bất khả quy trên K.


• Trường hợp 2: [N : K] = 1. Khi đó deg fi (x) = 1 với mọi i. Suy ra f (x) phân rã
được trên K. 

Bài 15: Cho L và F là những mở rộng hữu hạn của trường K, trong đó L và F đều là các trường
con của trường M . Chứng minh rằng nếu L/K và F/K là những mở rộng chuẩn tắc thì
LF/K cũng là mở rộng chuẩn tắc. Cho ví dụ chứng tỏ điều ngược lại không đúng.

Lời giải

Giả sử L/K và F/K là những mở rộng chuẩn tắc. Khi đó L và F lần lượt là trường phân
rã của các đa thức f (x) và g(x) trên K. Dẫn đến LK là trường phân rã của đa thức
f (x).g(x) ∈ K[x]. Vậy√LF/K cũng là mở rộng chuẩn tắc.
Chọn K = Q, L = Q( 4 2) và F = Q(i). Khi đó ta có

LF = Q( 4 2, i)

rã của đa thức x4 − 2 ∈ Q[x] nên LF/K là mở rộng chuẩn tắc.


là trường phân √
Mặt khác min( 4 2, Q) = x4 − 2 không phân rã được trên L (vì chứa nghiệm phức) nên
L/K không phải là mở rộng chuẩn tắc. 

Bài 16: Cho mở rộng chuẩn tắc, hữu hạn L/K và đa thức bất khả quy f (x) ∈ K[x]. Chứng minh
rằng nếu f (x) khả quy trên L thì f (x) phân tích thành những nhân tử bất khả quy trên
L có cùng bậc. Suy ra nếu f (x) có nghiệm trong L thì f (x) phân rã được trên L.

Lời giải

Giả sử f (x) khả quy trên L.


Giả sử f (x) có nghiệm α trong L. Khi đó α cũng là nghiệm của fi0 (x) nào đó, mà fi0 (x)
bất khả quy trên L nên

deg fi (x) = deg fi0 (x) = [L(α) : L] = 1 với mọi i.

Vậy f (x) phân rã được trên L.

Bài 17: Cho E1 và E2 là các mở rộng chuẩn tắc hữu hạn của F . Chứng minh E1 ∩ E2 cũng là mở
rộng chuẩn tắc của F .

Lời giải

Hiển nhiên E1 ∩ E2 là mở rộng đại số của F vì E1 và E2 là các mở rộng đại số của F .


Lấy α ∈ E1 ∩ E2 tùy ý. Ta chứng minh min(α, F ) phân rã được trên E1 ∩ E2 .
Gọi N là trường phân rã của min(α, F ). Vì E1 và E2 là các mở rộng chuẩn tắc của F nên
min(α, F ) phân rã được trên E1 và E2 . Dẫn đến N ≤ E1 và N ≤ E2 . Suy ra N ≤ E1 ∩ E2 .
Vậy min(α, F ) phân rã được trên E1 ∩ E2 . Từ đó ta có E1 ∩ E2 là mở rộng chuẩn tắc của
F.

Bài 18: Mô tả nhóm G(R/Q).

Lời giải

31
Lấy f ∈ G(R/Q) tùy ý. Khi đó f là đẳng cấu từ R vào R và f (a) = a, ∀a ∈ Q.
Ta chứng minh f đồng biến. Thật vậy lấy a ≥ b tùy ý ta có
√ 2
 √
f (a) − f (b) = f (a − b) = f a−b = f 2 ( a − b) ≥ 0.

Ta chứng minh f (x) = x, ∀x ∈ R. Thật vậy với x0 ∈ R tùy ý, chọn {un }n , {vn }n ⊂ Q sao
cho un % x0 và vn & x0 . Ta có

un = f (un ) ≤ f (x0 ) ≤ f (vn ) = vn .

Theo Định lý kẹp ta suy ra f (x0 ) = x0 .


Vậy G(R/Q) chỉ gồm ánh xạ đồng nhất từ R vào R. 

Bài 19: Mô tả G(Q( 4 2)/Q).

Lời giải
√ √
Lấy f ∈ G(Q( 4 2)/Q) tùy ý. Khi đó f là đẳng cấu từ Q( 4 2) vào Q và

f (a) = a với mọi a ∈ Q.


√ 4
√ √ 2 √ 3 √
Vì [ 4 2 : Q] = deg(x
√ − 2) = 4 nên {1, 4
2, 4
2 , 4
2 } là cơ sở của Q( 4
2) trên Q. Do đó
với mọi a ∈ Q( 4 2) thì

a = p( 4 2) với p(x) ∈ Q[x] và deg p(x) ≤ 3.

Khi đó

f (a) = p(f ( 4 2)).
√ √
Vì 4 2 là nghiệm của x2 − 4 nên f ( 4 2) là nghiệm thực của đa thức x4 − 2. Xét 2 trường
hợp:
√ √
• Trường hợp 1: f ( 4 2) = 4 2.
Khi đó

f (a) = p( 4 2) = a.
Do đó f là ánh xạ đồng nhất.
√ √
• Trường hợp 2: f ( 4 2) = − 4 2.
Khi đó

f (a) = p(− 4 2).
Ta dễ dàng kiểm tra được f xác định như trên là đẳng cấu.

Vậy G(Q( 4 2)/Q) có hai phần tử. 

Bài 20: Cho p là số nguyên tố, f (x) = xp − u ∈ F [x]. Chứng minh f (x) bất khả quy trong F [x]
khi và chỉ khi f (x) không có nghiệm trong F .

Lời giải

32
Chiều thuận là hiển nhiên. Ta chỉ cần chứng minh chiều đảo. Giả sử f (x) không có nghiệm
trong F .
Gọi N là trường phân rã của f (x) trên F . Giả sử phản chứng f (x) khả quy trong F [x].
Khi đó

f (x) = g(x).h(x) với g(x), h(x) ∈ F [x] và deg g(x), deg h(x) > 1.

Đặt deg g(x) = n. Ta có

g(x) = c(x − α1 )(x − α2 ) . . . (x − αn )

với αi là các nghiệm của f (x) trong N . Đặt α = α1 α2 . . . αn ∈ F . Khi đó

αp = α1p α2p . . . αnp = un vì αip = u.

Do (n, p) = 1 nên tồn tại a, b ∈ Z sao cho an + bp = 1. Dẫn đến


p
u = uan+bp = αap .ubp = αa .ub .

Do đó αa .ub ∈ F là một nghiệm của f (x), mâu thuẫn.


Vậy f (x) bất khả quy trong F [x].

Bài 21: Cho p là số nguyên tố, char F = p và f (x) = xp − x − u ∈ F [x]. Chứng minh f (x) bất
khả quy trong F [x] khi và chi khi f (x) không có nghiệm trên F .

Lời giải

Ta cũng chỉ cần chứng minh chiều đảo. Giả sử f (x) không có nghiệm trên F .
Gọi N là trường phân rã của f (x) trên F . Gọi α là một nghiệm của f (x) trong N . Khi
đó do char F = p nên α + 1, α + 2, . . . , α + p − 1 cũng là các nghiệm của f (x) trên N .
Giả sử f (x) khả quy trong F [x], nghĩa là

f (x) = g(x).h(x) với g(x), h(x) ∈ F [x] và deg g(x), deg h(x) > 1.

Đặt deg g(x) = n < p. Khi đó

g(x) = c(x − α − c1 )(x − α − c2 ) . . . (x − α − cn )

với ci ∈ {0, 1, . . . , p − 1}.


Khi đó hệ số của xn−1 trong g(x) là
n
P n
P
−c. (α + ci ) = −c.nα − c. ci ∈ F .
i=1 i=1

Suy ra nα ∈ F . Vì n < p =char F nên ne 6= 0, dẫn đến



α= ∈ F , mâu thuẫn.
ne

Vậy f (x) bất khả quy trong F [x].

33

You might also like