You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN - TIN HỌC


——————– * ———————

BÀI TẬP
ĐỘ ĐO VÀ TÍCH PHÂN

Trần Quốc Thắng

Thành phố Hồ Chí Minh


5/2018
Mục lục

Chương 1 LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO 3
1.1 Đại số và σ - đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Độ đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.3 Thác triển độ đo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.4 Độ đo Lebesgue trên Rk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1.5 Hàm số đo được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

Chương 2 TÍCH PHÂN LEBESGUE 48


2.1 Định nghĩa và tính chất của tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
2.2 Định lý Levi, định lý Lebesgue, bổ đề Fatou . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
2.3 Sự liên hệ giữa tích phân (R) và tích phân (L) . . . . . . . . . . . . . . . . 66

Chương 3 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 73


Chương 1

LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO

1.1 Đại số và σ - đại số


Bài 1.1. Cho D là họ khác rỗng các tập con của tập hợp X thỏa mãn điều kiện sau: Nếu
A, B ∈ D thì A ∩ B ∈ D và AC = X\A ∈ D. Chứng minh D là một đại số.

Chứng minh.
i. Lấy A, B ∈ D tùy ý. Khi đó,

(A ∪ B)C = AC ∩ B C ∈ D
h iC
Suy ra A ∪ B = (A ∪ B)C ∈ D.

ii. Lấy A ∈ D tùy ý. Khi đó,


X = A ∪ AC ∈ D

iii. Với A ∈ D tùy ý, hiển nhiên AC ∈ D do giả thiết.


Vậy D là một đại số.

Bài 1.2. Chứng minh họ tất cả các tập vừa mở vừa đóng trong một không gian topo là
một đại số.

Chứng minh.
Gọi D là họ tất cả các tập vừa mở vừa đóng trong không gian topo trên X.
i. Hiển nhiên X là tập vừa mở vừa đóng nên X ∈ D.
ii. Lấy A, B ∈ D tùy ý. Do A, B là các tập mở nên A ∪ B là tập mở. Mặt khác, do A, B

3
Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

là các tập đóng nên A ∪ B cũng là tập đóng. Do đó, A ∪ B là tập vừa mở vừa đóng, hay
A ∪ B ∈ D.
iii. Lấy A ∈ D tùy ý. Do A là tập mở nên AC là tập đóng. Mặt khác, do A là tập đóng
nên AC cũng là tập mở. Do đó, AC là tập vừa mở vừa đóng, hay AC ∈ D.
Vậy D là một đại số.

Bài 1.3. Cho D là đại số sinh ra bởi họ tất cả các khoảng đóng trong R. Chứng minh
A ∈ D khi và chỉ khi A = I1 ∪ I2 ∪ ... ∪ In ∪ B, trong đó các Ik là các khoảng mở (hữu
hạn hoặc vô hạn) và B là một tập hữu hạn trong R.

Chứng minh.
Gọi C là họ tất cả khoảng đóng trong R.
(⇐).
Đặt I1 = (−∞, b1 ) , In = (an , +∞) , Ik = (ak , bk ) với ak , bk ∈ R, ∀k = 2, n − 1 và
b1 < a2 < b2 < ... < an−1 < bn−1 < an . Giả sử B = {x1 , x2 , ..., xm }.
Xét AC = I1C ∩ I2C ∩ ... ∩ InC ∩ B C . Khi đó,
I1C = [b1 , +∞) ∈ C nên I1C ∈ D.
InC = (−∞, an ] ∈ C nên InC ∈ D.
IkC = (−∞, ak ] ∪ [bk , +∞) ∈ D, ∀k = 2, n − 1.
m
{xi } ∈ D nên B C ∈ D.
S
B = {x1 , x2 , ..., xm } =
i=1
Do đó, AC ∈ D, hay A ∈ D.

(⇒).
n o
Đặt M = I1 ∪ I2 ∪ ... ∪ In ∪ B : B hữu hạn, Ik là các khoảng mở trong R, k = 1, n . Ta
chứng minh M là một đại số trên R.

Không mất tính tổng quát, giả sử các khoảng mở Ik đôi một rời nhau Ii ∩ Ij = ∅, ∀i 6= j .
i. R = (−∞, x) ∪ (x, +∞) ∪ {x} ∈ M với x ∈ R.

ii. Lấy C, D ∈ M tùy ý, C = I1 ∪ I2 ∪ ... ∪ In ∪ B, D = J1 ∪ J2 ∪ ... ∪ Jm ∪ B 0 với B, B 0 là


các tập hữu hạn, Ii , Jj là các khoảng mở trong R, ∀i = 1, n, j = 1, m. Xét C ∪ D, khi đó,
(I1 ∪ I2 ∪ ... ∪ In ) ∪ (J1 ∪ J2 ∪ ... ∪ Jm ) = K1 ∪ K2 ∪ ... ∪ Ks với Kl là các khoảng mở đôi

một rời nhau trong R l = 1, s .
B ∪ B 0 là tập hữu hạn.
Do đó, C ∪ D ∈ M .

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 4


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

iii. Lấy C ∈ M tùy ý với C = I1 ∪ I2 ∪ ... ∪ In ∪ B. Xét C C = I1C ∩ I2C ∩ ... ∩ InC ∩ B C .
Với cách đặt các Ik và B ở phần (⇐), ta có
I1C ∩ I2C ∩ ... ∩ InC = [b1 , a2 ] ∪ [b2 , a3 ] ∪ ... ∪ [bn−1 , an ] = (b1 , a2 ) ∪ (b2 , a3 ) ∪ ... ∪ (bn−1 , an ) ∪
{b1 , a2 , b2 , ..., an }
B C = (−∞, x1 ) ∪ (x1 , x2 ) ∪ ... ∪ (xm , +∞)
Khi đó,
   S C 
C C
C = B ∩ (b1 , a2 ) ∪ ... ∪ (bn−1 , an ) B ∩ {b1 , a2 , b2 , ..., an } = M ∪ N .
Nhận thấy rằng, M là tập mở trong R nên M là hợp hữu hạn các khoảng mở trong R
(do M được hình thành từ các phép giao và phép hợp hữu hạn các khoảng mở trong R).
Mặt khác, N ⊂ {b1 , a2 , b2 , ..., an } nên N là tập hữu hạn. Do đó, C C ∈ M .
Vậy M là một đại số trên R.

Xét I ∈ C là một khoảng đóng tùy ý trong R.


Nếu I là khoảng đóng hữu hạn thì với a, b ∈ R, I = [a, b] = (a, b) ∪ {a, b} nên I ∈ M .
Nếu I là khoảng đóng vô hạn, tức là I = (−∞, a] hoặc I = [a, +∞) với a ∈ R, thì
I = (−∞, a) ∪ {a} hoặc I = (a, +∞) ∪ {a} đều thuộc M .
Do đó, C ⊂ M , hay D ⊂ M . Vậy với A ∈ D tùy ý, ta được A ∈ M , hay A =
I1 ∪ I2 ∪ ... ∪ In ∪ B, với Ik là các khoảng mở (hữu hạn hoặc vô hạn) và B là một tập hữu
hạn trong R.

Nhận xét:
Ý tưởng chung cho phần chứng minh chiều thuận của bài toán trên là chứng minh M
là một đại số trên R (xem cách đặt M ở trên) và M chứa họ C gồm tất cả các khoảng
đóng trong R. Mà D là đại số sinh bởi C nên M sẽ chứa D. Do đó, những tập con của R
thuộc vào đại số D thì sẽ thuộc vào đại số M . Từ đó, chiều thuận của bài toán đã được
chứng minh.

Bài 1.4.
a/ Cho một ánh xạ f : X → Y và một σ - đại số FY trên Y . Chứng minh rằng họ tập
hợp
FX = f −1 (B) : B ∈ FY


là một σ - đại số trên X.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 5


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

b/ Cho một đơn ánh f : X → Y và một σ - đại số MX trên X. Chứng minh rằng họ tập
hợp
M = f (A) : A ∈ MX


là một σ - đại số trên f (X). Khi nào thì họ M là một σ - đại số trên Y ?

Chứng minh.
a/
i. X = f −1 (Y ) ∈ FX do Y ∈ FY .

ii. Lấy (An )n∈N ⊂ FX tùy ý, khi đó tồn tại (Bn )n∈N ⊂ FY sao cho An = f −1 (Bn ) , ∀n ∈ N.

S
Xét An ta có
n=1
∞ ∞ ∞
!
[ [ [
An = f −1 (Bn ) = f −1 Bn ∈ FX
n=1 n=1 n=1

iii. Lấy A ∈ FX tùy ý, khi đó tồn tại B ∈ FY sao cho A = f −1 (B). Xét AC ta có

C  
AC = f −1 (B) = X\f −1 (B) = f −1 Y \B = f −1 B C ∈ FX
 

Vậy FX là một σ - đại số trên X.

b/
i. f (X) ∈ M do X ∈ MX .

ii. Lấy (Bn )n∈N ⊂ M tùy ý, khi đó tồn tại (An )n∈N ⊂ MX sao cho Bn = f (An ) , ∀n ∈ N.

S
Xét Bn ta có
n=1
∞ ∞ ∞
!
[ [ [
Bn = f (An ) = f An ∈ M
n=1 n=1 n=1

iii. Lấy B ∈ M tùy ý, khi đó tồn tại A ∈ MX sao cho B = f (A). Xét f (X) \B, ta chứng

minh f (X) \f (A) = f AC .

• Lấy y ∈ f AC tùy ý, khi đó tồn tại x ∈ AC sao cho y = f (x). Do x ∈ AC nên
x∈
/ A, tức là x 6= x0 , ∀x0 ∈ A. Do f đơn ánh nên f (x) 6= f (x0 ) , ∀x0 ∈ A, suy ra
y = f (x) ∈
/ f (A), hay y ∈ f (X) \f (A).

• Lấy y ∈ f (X) \f (A) tùy ý, giả sử phản chứng y ∈/ f AC . Do y ∈ f (X) \f (A) nên
  
y ∈ f (X) và y ∈/ f (A). Mà y ∈ / f AC nên y ∈ / f (A) ∪ f AC = f A ∪ AC =

f (X), mâu thuẫn y ∈ f (X). Do đó, y ∈ f AC .

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 6


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Suy ra f (X) \f (A) = f AC ∈ M .




Vậy M là một σ - đại số trên f (X).


C
Giả sử M là một σ - đại số trên Y . Khi đó, f (A) = f AC với B = f (A) ∈ M tùy
 
  C
ý. Mặt khác Do f đơn ánh nên f (X) \f (A) = f AC , suy ra f (A) = f (X) \f (A),
hay Y = f (X). Do đó, f là song ánh. Thử lại, dễ thấy rằng nếu f là song ánh thì M là
một σ - đại số trên Y .

Nhận xét:
Phần chứng minh của câu b cho thấy rằng giả thiết f đơn ánh là không thể thiếu được.
Thật vậy, nếu f : X → Y là một ánh xạ tùy ý thì điều kiện iii không còn thỏa, nên M
không thể là một σ - đại số trên f (X).

Bài 1.5. Chứng minh rằng nếu M là một σ - đại số trên X và Z ∈ M thì họ tập hợp

MZ = M|Z = {A ∩ Z : A ∈ M }

là một σ - đại số trên Z.

Chứng minh.
i. Z = X ∩ Z ∈ MZ do X ∈ M .

ii. Lấy (Bn )n∈N ⊂ MZ tùy ý, khi đó tồn tại (An )n∈N ⊂ M sao cho Bn = An ∩ Z, ∀n ∈ N.

S
Xét Bn ta có
n=1
∞ ∞ ∞
!
[ [ [
Bn = (An ∩ Z) = An ∩ Z ∈ MZ
n=1 n=1 n=1

iii. Lấy B ∈ MZ tùy ý, khi đó tồn tại A ∈ M sao cho B = A ∩ Z. Xét Z\B ta có
 
Z\B = Z ∩ B C = Z ∩ AC ∪ Z C = AC ∩ Z ∈ MZ

Vậy MZ là một σ - đại số trên Z.

Bài 1.6. Cho M = [a, b) : a, b ∈ R . Chứng minh σ - đại số sinh bởi M là σ - đại số


Borel trên R.

Chứng minh.
Gọi T là họ tất cả các tập mở trong R.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 7


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

• Lấy A ∈ M tùy ý, khi đó tồn tại a, b ∈ R sao cho A = [a, b). Ta có


∞  
\ 1
A = [a, b) = a − , b ∈ F (T )
n=1
n

Do đó, M ⊂ F (T ), hay F (M ) ⊂ F (T ) = B (R).

• Lấy B ∈ T tùy ý, khi đó


∞ ∞ [ ∞  
[ [ 1
B= (an , bn ) = an + , bn ∈ F (M )
n=1 n=1 k=1
k

Do đó, T ⊂ F (M ), hay B (R) = F (T ) ⊂ F (M ).

Vậy F (M ) = B (R).

Nhận xét:

• Trong bài chứng minh trên, nếu


 muốn làm rõ, ta có thể chứng minh [a, b) =

 ∞
T 1 S 1
a − , b và (a, b) = a + , b . Chẳng hạn sau đây, ta chứng minh
n=1 n n=1 n


T 1
[a, b) = a − ,b :
n=1 n
Lấy x ∈ [a, b) tùy ý, khi đó
∞  
1 \ 1
a 6 x < b ⇒ a − < a 6 x < b, ∀n ∈ N ⇒ x ∈ a − ,b
n n=1
n

 
T 1
Do đó, [a, b) ⊂ a − ,b .
n=1 n

 
T 1 1
Lấy x ∈ a − , b tùy ý, khi đó a − < x < b, ∀n ∈ N. Cho n → +∞, ta
n=1 n n
được a 6 x < b, suy ra x ∈ [a, b).

 
T 1
Do đó, a − , b ⊂ [a, b).
n=1 n

 
T 1
Vậy [a, b) = a − ,b .
n=1 n

 
S 1
Phần chứng minh (a, b) = a + , b dành cho bạn đọc.
n=1 n
 
1 1
Lưu ý rằng trong chứng minh trên ta có a− < x, ∀n ∈ N nhưng lim a − =
n n→+∞ n
1
a 6 x, không phải a < x. Có thể thấy được điều đó qua ví dụ sau: > 0, ∀n ∈ N
n
1
nhưng lim = 0.
n→+∞ n

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 8


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

• Ngoài họ M trên, σ - đại số Borel B (R) còn được sinh bởi các họ sau:

1. Họ các khoảng mở hữu hạn: M1 = (a, b) : a, b ∈ R .




2. Họ các khoảng đóng hữu hạn: M2 = [a, b] : a, b ∈ R .




3. Họ các nửa khoảng hữu hạn: M3 = (a, b] : a, b ∈ R .




4. Họ các khoảng mở vô hạn: M4 = (−∞, a) : a ∈ R hoặc M5 = (a, +∞) : a ∈ R .


 

5. Họ các khoảng đóng vô hạn: M6 = (−∞, a] : a ∈ R hoặc M7 = [a, +∞) : a ∈ R .


 

Việc chứng minh dành cho bạn đọc.

Bài 1.7.
n o
a/ Chứng minh rằng họ D = A ⊂ X : A hoặc AC hữu hạn là một đại số trên X. Hãy
chứng tỏ D là một σ - đại số trên X khi và chỉ khi X là tập hữu hạn.
n o
b/ Chứng minh rằng họ F = A ⊂ X : A hoặc AC không quá đếm được là một σ - đại
số trên X.

Chứng minh.
a/

* Chứng minh D là một đại số trên X:

i. X ∈ D do X C = ∅ hữu hạn.

ii. Lấy A, B ∈ D tùy ý, xét A ∪ B:

• Nếu A hữu hạn và B hữu hạn thì A ∪ B hữu hạn, hay A ∪ B ∈ D.

• Nếu A vô hạn thì AC hữu hạn. Khi đó, (A ∪ B)C = AC ∩ B C ⊂ AC nên (A ∪ B)C
hữu hạn, hay A ∪ B ∈ D. Chứng minh tương tự trường hợp B vô hạn và trường
hợp cả A và B đều vô hạn.

Do đó, A ∪ B ∈ D.

iii. Lấy A ∈ D tùy ý.


C
• Nếu A hữu hạn thì AC = A hữu hạn, nên AC ∈ D.

• Nếu A vô hạn thì AC hữu hạn, nên AC ∈ D.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 9


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Do đó, AC ∈ D.

Vậy D là một đại số trên X.

* Chứng minh D là một σ - đại số trên X khi và chỉ khi X là tập hữu hạn:

(⇐).
Do X hữu hạn nên mọi tập con của X đều hữu hạn.
n o
Do đó, D = A ⊂ X : A hoặc A hữu hạn = P(X) là một σ - đại số.
C

(⇒).
Giả sử X là tập vô hạn. Khi đó,
Chọn a1 ∈ X.
Chọn a2 ∈ X\ {a1 }.
...
Chọn an ∈ X\ {a1 , a2 , ..., an−1 } , ∀n ∈ N.
Từ đó, ta được A = {a1 , a2 , ..., an , ...} và đặt A = A1 ∪ A2 với
A1 = {a1 , a3 , ..., a2n−1 , ...} và A2 = {a2 , a4 , ..., a2n , ...}.

{a2n−1 } ∈ D do {a2n−1 } ∈ D, ∀n ∈ N. Nhưng A1 là tập vô hạn và
S
Ta có A1 =
n=1
AC C
/ D, mâu thuẫn A1 ∈ D.
1 = X\A1 ⊃ A\A1 = A2 vô hạn nên A1 vô hạn. Do đó, A1 ∈

Vậy X là tập hữu hạn.

b/
i. X ∈ F do X C = ∅ không quá đếm được.

ii. Lấy (An )n∈N ⊂ F tùy ý, xét
S
An :
n=1


S
• Nếu với mọi n ∈ N, An không quá đếm được thì An không quá đếm được, hay
n=1

An ∈ F .
S
n=1
 ∞
C ∞
AC AC C
S T
• Nếu tồn tại k ∈ N sao cho không quá đếm được thì
k An = n ⊂ Ak
n=1 n=1
∞ C ∞
An ∈ F .
S S
nên An không quá đếm được, hay
n=1 n=1


An ∈ F .
S
Do đó,
n=1

iii. Lấy A ∈ F tùy ý.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 10


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

C
• Nếu A không quá đếm được thì AC = A không quá đếm được, nên AC ∈ F .

• Nếu AC không quá đếm được thì AC ∈ F .

Do đó, AC ∈ F .

Vậy F là một σ - đại số trên X.

Nhận xét:
Câu a là một ví dụ chứng tỏ một đại số chưa chắc là một σ - đại số.

Bài 1.8. Cho M là họ tất cả các tập con có đúng một phần tử của X. Hãy xác định
D (M ) và F (M ) lần lượt là các đại số và σ - đại số sinh bởi M .

Chứng minh.
Tạm thời chưa có lời giải hoàn chỉnh, xem phần hướng dẫn trong đề cương bài tập.

1.2 Độ đo
Bài 1.9. Cho µ là độ đo trên đại số D và A, B thuộc D. Chứng minh rằng

µ(A ∪ B) + µ(A ∩ B) = µ(A) + µ(B)

Chứng minh.

• Nếu µ(B) = +∞ thì µ(A)+µ(B) = +∞ và µ(A∪B)+µ(A∩B) > µ(B)+µ(A∩B) =


+∞. Do đó, µ(A ∪ B) + µ(A ∩ B) = µ(A) + µ(B).

• Nếu µ(B) < +∞ thì µ(A ∩ B) < µ(B) < +∞. Khi đó,

µ(A ∪ B) = µ(A\B) + µ(B)

⇒ µ(A ∪ B) + µ(A ∩ B) = µ(A\B) + µ(A ∩ B) + µ(B)

⇒ µ(A ∪ B) + µ(A ∩ B) = µ(A) + µ(B)

Vậy µ(A ∪ B) + µ(A ∩ B) = µ(A) + µ(B).

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 11


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Bài 1.10. Cho µ là độ đo trên đại số D. Nếu A, B thuộc D thì ta viết A ∼ B nếu
µ(A∆B) = 0. Chứng minh "∼" là một quan hệ tương đương, và nếu A ∼ B thì µ(A) =
µ(B) = µ(A ∩ B).

Chứng minh.

* Chứng minh "∼" là một quan hệ tương đương:

i. Lấy A ∈ D tùy ý, khi đó µ(A∆A) = µ(∅) = 0 nên A ∼ A.

ii. Lấy A, B ∈ D tùy ý với A ∼ B. Khi đó, µ(B∆A) = µ(A∆B) = 0 nên B ∼ A.

iii. Lấy A, B, C ∈ D tùy ý với A ∼ B, B ∼ C. Ta chứng minh A∆C ⊂ (A∆B) ∪ (B∆C).


Lấy x ∈ A∆C tùy ý. Khi đó, x ∈ A\C hoặc x ∈ C\A.

• Trường hợp 1: x ∈ A\C, hay x ∈ A và x ∈


/C
Nếu x ∈ B thì x ∈ B\C ⊂ (A∆B) ∪ (B∆C).
Nếu x ∈
/ B thì x ∈ A\B ⊂ (A∆B) ∪ (B∆C).

• Trường hợp 2: x ∈ C\A, hay x ∈ C và x ∈


/A
Nếu x ∈ B thì x ∈ B\A ⊂ (A∆B) ∪ (B∆C).
Nếu x ∈
/ B thì x ∈ C\B ⊂ (A∆B) ∪ (B∆C).

Do đó, A∆C ⊂ (A∆B) ∪ (B∆C). Suy ra µ(A∆C) 6 µ(A∆B) + µ(B∆C) = 0, nên


µ(A∆C) = 0, hay A ∼ C.

Vậy "∼" là một quan hệ tương đương.

* Chứng minh nếu A ∼ B thì µ(A) = µ(B) = µ(A ∩ B):

Do A\B ⊂ A∆B nên µ(A\B) 6 µ(A∆B) = 0 (A ∼ B). Suy ra µ(A) = µ(A\B) + µ(A ∩
B) = µ(A ∩ B). Tương tự µ(B\A) 6 µ(A∆B) = 0, nên µ(B) = µ(B\A) + µ(A ∩ B) =
µ(A ∩ B).

Vậy µ(A) = µ(B) = µ(A ∩ B).

Bài 1.11. Cho µ là độ đo đủ, A là tập không đo được và B là tập hợp đo được có độ đo
0 (tập không). Chứng minh A ∩ B C là tập không đo được.

Chứng minh.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 12


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Giả sử A ∩ B C là tập đo được. Do µ là độ đo đủ và µ(B) = 0 nên A ∩ B là tập đo được.


Khi đó,
   
A = A ∩ X = A ∩ B ∪ B C = (A ∩ B) ∪ A ∩ B C

Do đó, A là tập đo được, mâu thuẫn giả thiết A là tập không đo được. Vậy A ∩ B C là
tập không đo được.

Bài 1.12. Cho µ là độ đo đếm trên đại số D chứa các tập có đúng một phần tử. Độ đo
µ có phải là độ đo đủ không? Khi nào thì µ là độ đo σ - hữu hạn?

Chứng minh.

* Chứng minh µ là độ đo đủ :

Xét B ∈ D, µ(B) = 0 và A ⊂ B tùy ý. Do µ là độ đo đếm nên B = ∅, suy ra A = ∅, hay


A ∈ D và µ(A) = 0. Do đó, µ là độ đo đủ.

* Điều kiện để µ là độ đo σ - hữu hạn:



S
Giả sử µ là độ đo σ - hữu hạn. Khi đó, X = Xn và µ(Xn ) < +∞, ∀n ∈ N. Do
n=1
µ(Xn ) < +∞ và µ là độ đo đếm nên Xn là tập hữu hạn với mọi n ∈ N. Do đó, X là tập
không quá đếm được.

Kiểm tra lại, X là tập không quá đếm được thì µ là độ đo σ - hữu hạn.

Bài 1.13. Cho D là một đại số trên một tập X và cố định x0 ∈ X. Xét hàm số µ : D →
[0, ∞] xác định bởi

1, nếu x0 ∈ A ∈ D



µ(A) =
/A∈D
0, nếu x0 ∈

Chứng minh µ là một độ đo (gọi là độ đo Dirac tại x0 ) trên D.

Chứng minh.
i. Hiển nhiên µ(∅) = 0.

ii. Lấy (An )n∈N ⊂ D tùy ý, với Ai ∩ Aj = ∅, ∀i 6= j và An ∈ D.
S
n=1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 13


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng


 ∞

S S
• Nếu x0 ∈ An thì tồn tại duy nhất k ∈ N sao cho x0 ∈ Ak , Khi đó, µ An =1
n=1 n=1

∞  ∞
P S P
và µ(An ) = µ(Ak ) = 1, nên µ An = µ(An ).
n=1 n=1 n=1


 ∞
 ∞
S S P
• Nếu x0 ∈
/ An thì x0 ∈
/ An , ∀n ∈ N. Khi đó, µ An =0= µ(An ).
n=1 n=1 n=1
 ∞
 ∞
S P
Do đó, µ An = µ(An ).
n=1 n=1

Vậy µ là một độ đo (độ đo Dirac tại x0 ) trên D.

Bài 1.14. Cho µ là độ đo trên đại số D và cố định A ∈ D. Đặt µA (E) = µ(A ∩ E) với
mọi E ∈ D. Chứng minh µA là độ đo trên D.

Chứng minh.
i. µA (E) = µ(A ∩ E) > 0, ∀E ∈ D.

ii. µA (∅) = µ(A ∩ ∅) = µ(∅) = 0.



iii. Lấy (En )n∈N ⊂ D tùy ý, với Ei ∩ Ej = ∅, ∀i 6= j và En ∈ D. Khi đó,
S
n=1
 !

! ∞
" ∞
# ∞ ∞
[ [ [ X X
µA En = µ A ∩ En =µ (A ∩ En ) = µ(A ∩ En ) = µA (En )
n=1 n=1 n=1 n=1 n=1

Vậy µA là độ đo trên D.

Bài 1.15. Cho X là tập vô hạn và D là đại số ở Bài 1.7. Ta định nghĩa hàm µ xác định
trên D như sau: với mọi A ∈ D


0, nếu A hữu hạn


µ(A) =
1, nếu AC hữu hạn

a/ Chứng minh µ là hàm cộng tính.

b/ Chứng minh nếu X là vô hạn đếm được thì µ không có tính chất σ - cộng tính. Hơn

nữa, tồn tại một dãy tăng các tập hợp (An )n∈N trong D sao cho X =
S
An , µ(X) = 1
n=1

P
nhưng µ(An ) = 0.
n=1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 14


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

c/ Chứng minh nếu X không đếm được thì µ là một độ đo.

Chứng minh.
a/
Lấy A1 , A2 , ..., An ∈ D tùy ý, với Ai ∩ Aj = ∅, ∀i 6= j.
n
S
• Nếu với mọi i = 1, n, Ai hữu hạn thì Ai hữu hạn. Mặt khác,
i=1
 
n
[ n
X
µ Ai  = µ(Ai ) = 0
i=1 i=1

!C
n
• Nếu tồn tại duy nhất k ∈ {1, 2, ..., n} sao cho AC
S
k hữu hạn. Khi đó, Ai =
i=1
!C
n n
AC C
T S
i ⊂ Ak nên Ai hữu hạn. Mặt khác,
i=1 i=1

 
n
X n
[
µ(Ai ) = µ(Ak ) = 1 = µ  Ai 
i=1 i=1

• Nếu có ít nhất i, j ∈ {1, 2, ..., n}, i 6= j sao cho AC C C C


i , Aj hữu hạn, thì Ai ∪ Aj hữu
C
hạn. Nhưng, ACi ∪ A C
j = A i ∩ A j = ∅C = X vô hạn (!)

Vậy µ là hàm cộng tính.

b/
Giả sử µ có tính chất σ - cộng tính. Do X vô hạn đếm được nên X = {x1 , x2 , ..., xn , ...} =

S
{xn }.
n=1

Chọn dãy (Bn )n∈N ⊂ D với Bn = {xn }, ∀n ∈ N thì Bi ∩Bj = ∅, ∀i 6= j và Bn = X ∈ D.
S
∞  n=1
S P∞ P∞
Do µ có tính chất σ - cộng tính nên µ Bn = µ(Bn ). Nhưng µ(Bn ) = 0 và
∞  n=1 n=1 n=1

Bn = µ(X) = 1 (do X C = ∅ hữu hạn) (!)


S
µ
n=1

Do đó, µ không có tính chất σ - cộng tính.

Chọn (An )n∈N ⊂ D với An = {x1 , x2 , ..., xn }, ∀n ∈ N thì An ⊂ An+1 , ∀n ∈ N. Ta chứng



S
minh X = An .
n=1


S
• Hiển nhiên rằng An ⊂ X.
n=1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 15


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng


S
• Lấy xk ∈ X tùy ý với k ∈ N, khi đó xk ∈ Ak ⊂ An .
n=1


S ∞
P
Do đó, X = An , µ(X) = 1. Mặt khác, An hữu hạn với mọi n ∈ N nên µ(An ) = 0.
n=1 n=1

c/
i. µ(∅) = 0 do ∅ hữu hạn.

ii. Lấy A, B ∈ D tùy ý với A ⊂ B. Khi đó, B = A ∪ (B\A). Theo tính chất cộng tính
của hàm µ, ta có
µ(B) = µ(A) + µ(B\A) > µ(A)

Do đó, µ(B) > µ(A).



Lấy (An )n∈N ⊂ D tùy ý với Ai ∩ Aj = ∅, ∀i 6= j, An ∈ D.
S
n=1


S n0
S
• Nếu A1 , A2 , ..., An0 hữu hạn và khác rỗng, An = ∅, (n > n0 + 1) thì An = An
∞  n=1 n=1
S P∞
hữu hạn. Suy ra, µ An = 0 = µ(An ).
n=1 n=1


S
• Không mất tính tổng quát, giả sử An hữu hạn và khác rỗng với mọi n ∈ N thì An
n=1

∞ C ∞
An ∈ D nên AC
S S T
vô hạn đếm được, mà An = n hữu hạn, nhưng do X
n=1 n=1 n=1
∞ C
S
là vô hạn không đếm được nên An là vô hạn (!)
n=1
 ∞
C ∞
AC AC C
S T
• Nếu tồn tại duy nhất k ∈ N sao cho hữu hạn thì
k An = n ⊂ Ak
∞  n=1 n=1
S ∞
P
hữu hạn, nên µ An = 1 = µ(Ak ) = µ(An ).
n=1 n=1

• Nếu tồn tại i, j ∈ N sao cho AC C C C C C


i , Aj hữu hạn thì Ai ∪Aj hữu hạn, nhưng Ai ∪Aj =
C
Ai ∩ Aj = ∅C = X vô hạn (!)
∞  ∞
S P
Do đó, µ An = µ(An ).
n=1 n=1

Vậy µ là một độ đo.

Nhận xét:

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 16


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng


S
• Lý giải vì sao X vô hạn không đếm được, An ⊂ X vô hạn đếm được thì
n=1
∞ C
S
An là vô hạn:
n=1

Xét X là một tập vô hạn không đếm được, khi đó có song ánh f : R → X. Với
N ⊂ R, ánh xạ g : N → f (N) biến x 7→ f (x) cũng là một song ánh (tự kiểm chứng).
Với R\N ⊂ R, ánh xạ h : R\N → f (R\N) biến x 7→ f (x) cũng là một song ánh (tự
kiểm chứng). Khi đó,

h(R\N) = f (R\N) = f (R)\f (N) = X\f (N) = X\g(N)

Ta có N là vô hạn đếm được nên g(N) vô hạn đếm được. Mặt khác, R\N là vô hạn
nên h(R\N) cũng vô hạn, hay X\g(N) vô hạn.

Vậy để dễ hiểu, trong một tập vô hạn không đếm được X luôn tồn tại tập con A
là vô hạn đếm được. Khi đó X\A là vô hạn (chưa cần xét rõ tính đếm được hay
không đếm được).

• Câu b và c cho ta sự tương đương giữa tính vô hạn không đếm được của X và tính
chất σ - cộng tính của hàm µ.

1.3 Thác triển độ đo


Bài 1.16. Chứng minh rằng tổng hữu hạn hoặc đếm được các độ đo ngoài xác định trên
2X cũng là một độ đo ngoài.

Chứng minh.

Xét (µ∗n )n∈N là dãy các độ đo ngoài trên 2X . Đặt µ∗ = µ∗n , ta chứng minh µ∗ là một
P
n=1
độ đo ngoài trên 2X .

i. µ∗ (∅) = µ∗n (∅) = 0.
P
n=1

ii. Cho A, B ∈ 2X , A ⊂ B. Khi đó,



X ∞
X

µ (A) = µ∗n (A) 6 µ∗n (B) = µ∗ (B)
n=1 n=1
 ∞

X ∗
S
iii. Lấy (Am )m∈N ⊂ 2 tùy ý. Xét µ Am , khi đó
m=1


! ∞ ∞
! ∞ X
∞ ∞ X
∞ ∞
[ X [ X X X

µ Am = µ∗n Am 6 µ∗n (Am ) = µ∗n (Am ) = µ∗ (Am )
m=1 n=1 m=1 n=1 m=1 m=1 n=1 m=1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 17


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Vậy µ∗ là một độ đo ngoài trên 2X .


(Chứng minh tương tự với trường hợp tổng hữu hạn các độ đo ngoài).

Bài 1.17. Cho hàm µ∗ : 2X → [0, ∞] xác định bởi µ∗ (∅) = 0 và µ∗ (A) = 1 với mọi tập
con A khác rỗng của X. Chứng minh µ∗ là một độ đo ngoài. Hãy xác định tất cả các tập
µ∗ - đo được.

Chứng minh.

* Chứng minh µ∗ là một độ đo ngoài:

i. µ∗ (∅) = 0.

ii. Cho A, B ∈ 2X tùy ý với A ⊂ B.

• Nếu B = ∅ thì A = ∅, nên µ∗ (A) = µ∗ (B) = 0.

• Nếu B 6= ∅ thì A = ∅ hoặc A 6= ∅, nên µ∗ (A) = 0 < µ∗ (B) hoặc µ∗ (A) = 1 = µ∗ (B).

Do đó, ta luôn có µ∗ (A) 6 µ∗ (B).

iii. Lấy (An )n∈N ⊂ 2X tùy ý.


 ∞
 ∞
• Nếu với mọi n ∈ N, An = ∅ thì µ∗ µ∗ (An ) = 0.
S P
An =
n=1 n=1
 ∞
 ∞

= µ∗ (Ak ) = µ∗ (An ).
S P
• Nếu tồn tại k ∈ N, Ak 6= ∅ thì µ An
n=1 n=1

∞ ∞
µ∗ (An ) =
S P
• Nếu có ít nhất i, j ∈ N sao cho Ai , Aj 6= ∅ thì An 6= ∅. Khi đó,
∞  n=1 n=1
∗ ∗ ∗
 S
µ (Ai ) + µ Aj > 1 = µ An .
n=1
 ∞
 ∞
Do đó, µ∗ µ∗ (An ).
S P
An 6
n=1 n=1

Vậy µ∗ là một độ đo ngoài trên 2X .

* Xác định tất cả các tập µ∗ - đo được:

Giả sử A ⊂ X là tập µ∗ - đo được. Khi đó,

µ∗ (E) = µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E\A), ∀E ⊂ X (1.1)

• Nếu E = ∅ thì đẳng thức (1.1) hiển nhiên đúng

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 18


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

• Nếu E 6= ∅ thì ta có

Trường hợp 1. µ∗ (E ∩ A) = 0 và µ∗ (E\A) = 1.


Khi đó, E ∩ A = ∅ và E\A 6= ∅, suy ra E ∩ A = ∅, hay A = ∅.

Trường hợp 2. µ∗ (E ∩ A) = 1 và µ∗ (E\A) = 0.


Khi đó, E ∩ A 6= ∅ và E\A = ∅, suy ra E ⊂ A, hay A = X.

Kiểm tra lại, thấy rằng ∅, X là các tập µ∗ - đo được.


Vậy họ L gồm tất cả các tập µ∗ - đo được là:

L = {∅, X}

Bài 1.18. Cho đại số D = {∅, X} và độ đo m xác định trên D bởi m(∅) = 0 và m(X) = 1.
Hãy tìm độ đo ngoài µ∗ sinh bởi m và σ - đại số các tập µ∗ - đo được.

Chứng minh.

* Xác định độ đo ngoài µ∗ sinh bởi m:

Với A ⊂ X, ta có
(∞ ∞
)
X [
µ∗ (A) = inf m(An ) : (An )n∈N ⊂ D, A ⊂ An
n=1 n=1

• Nếu A = ∅, chọn (An )n∈N ⊂ D với An = ∅, ∀n ∈ N. Khi đó,
S
An ⊃ A và
n=1

X

0 6 µ (∅) 6 m(An ) = 0
n=1

Do đó, µ∗ (∅) = 0.

• Nếu A 6= ∅, chọn (An )n∈N ⊂ D với A1 = X và An = ∅, (n > 2). Khi đó,
S
An ⊃ A
n=1


X

µ (A) 6 m(An ) = m(X) = 1
n=1

Ta chứng minh µ∗ (A) > 1.



Lấy (An )n∈N ⊂ D tùy ý,
S
An ⊃ A 6= ∅, suy ra tồn tại k ∈ N sao cho Ak = X (do
n=1
D = {∅, X}). Khi đó,

X
m(An ) > m(Ak ) = m(X) = 1
n=1

Do đó, µ∗ (A) > 1, nên µ∗ (A) = 1.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 19


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng



1, nếu A 6= ∅


Vậy µ∗ (A) = .
0, nếu A = ∅

* Xác định σ - đại số các tập µ∗ - đo được:

Tương tự bài 1.17.

Bài 1.19. Cho một không gian độ đo (X, F , µ). Với mỗi tập A ⊂ X, ta đặt

µ∗ (A) = inf{µ(B) : B ∈ F , B ⊃ A}

Chứng minh:
a/ µ∗ là một độ đo ngoài và µ∗|F = µ.

b/ σ - đại số các tập µ∗ - đo được chứa F .

Chứng minh.
a/

* Chứng minh µ∗ là một độ đo ngoài:

µ∗ (A) = inf{µ(B) : B ∈ F , B ⊃ A} > 0, ∀A ⊂ X

i. Xét ∅ ∈ F , ∅ ⊃ ∅, µ(∅) = 0, ta có 0 6 µ∗ (∅) 6 µ(∅) = 0. Suy ra µ∗ (∅) = 0.


ii. Xét A, B ⊂ X và A ⊂ B. Ta có, với C ∈ F tùy ý và C ⊃ B thì C ∈ F và C ⊃ A.

Suy ra µ∗ (A) 6 µ(C), ∀C ∈ F và C ⊃ B. Do đó, µ∗ (A) 6 inf{µ(C) : C ∈ F , C ⊃ A} =


µ∗ (B), hay µ∗ (A) 6 µ∗ (B).
 ∞
 ∞

X
µ∗ (An ).
S P
iii. Lấy (An )n∈N ⊂ 2 tùy ý. Ta chứng minh µ An 6
n=1 n=1

Lấy  > 0 tùy ý. Theo định nghĩa của µ∗ (An ), tồn tại Bn ∈ F , Bn ⊃ An và µ(Bn ) 6

µ∗ (An ) + n , ∀n ∈ N.
2
Suy ra
∞ ∞ ∞
! ∞
!
X X [ [
µ∗ (An ) +  > µ(Bn ) > µ Bn > µ∗ An (1.2)
n=1 n=1 n=1 n=1
 ∞
 ∞
Do đó, µ∗ µ∗ (An ).
S P
An 6
n=1 n=1

Vậy µ là một độ đo ngoài.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 20


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

* Chứng minh µ∗|F = µ:

Lấy A ∈ F tùy ý. Với B ∈ F tùy ý và B ⊃ A, ta có µ(B) > µ(A). Theo định nghĩa của
µ∗ (A), ta có µ∗ (A) > µ(A).

Mặt khác, A ∈ F và A ⊃ A nên µ∗ (A) 6 µ(A). Do đó, µ∗ (A) = µ(A).

Vậy µ∗|F = µ.

b/
Lấy A ∈ F , E ⊂ X tùy ý. Ta chứng minh µ∗ (E) > µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E\A).

Lấy  > 0 tùy ý. Theo định nghĩa của µ∗ (E), tồn tại B ∈ F , B ⊃ E sao cho µ(B) 6
µ∗ (E) + .

Do B ⊃ E nên µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E\A) 6 µ∗ (B ∩ A) + µ∗ (B\A) = µ(B ∩ A) + µ(B\A) =


µ(B) 6 µ∗ (E) + .

Do đó, µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E\A) 6 µ∗ (E). Vậy A là tập µ∗ - đo được, hay σ - đại số các tập
µ∗ - đo được chứa F .

Nhận xét:  ∞
  ∞


S S
Giải thích vì sao µ Bn >µ An ở bất đẳng thức (1.2):
n=1 n=1
∞ ∞ ∞
Do Bn ∈ F , ∀n ∈ N nên Bn ∈ F . Mặt khác,
S S S
Bn ⊃ An nên theo định nghĩa
∞   ∞ n=1 ∞  n=1 n=1

µ∗ Bn > µ∗
S S S
An , ta có µ An .
n=1 n=1 n=1

Bài 1.20. Cho µ∗ là một độ đo ngoài trên 2X . Chứng minh rằng với mọi A, B ⊂ X ta có

|µ∗ (A) − µ∗ (B)| 6 µ∗ (A∆B)

nếu vế trái có nghĩa.

Chứng minh.
Lấy A, B ⊂ X tùy ý.

Trường hợp 1 : µ∗ (A) < +∞ và µ∗ (B) < +∞


Ta có A ⊂ A ∪ B = (A\B) ∪ B ⊂ (A∆B) ∪ B, suy ra µ∗ (A) 6 µ∗ (A∆B) + µ∗ (B), hay
µ∗ (A) − µ∗ (B) 6 µ∗ (A∆B).

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 21


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Tương tự, B ⊂ A ∪ (A∆B) nên µ∗ (B) − µ∗ (A) 6 µ∗ (A∆B).

Do đó, |µ∗ (A) − µ∗ (B)| 6 µ∗ (A∆B).

Trường hợp 2 : µ∗ (A) = +∞ và µ∗ (B) < +∞


Tương tự trường hợp 1, ta có µ∗ (A) − µ∗ (B) = +∞ 6 µ∗ (A∆B).

Vậy |µ∗ (A) − µ∗ (B)| 6 µ∗ (A∆B).

Bài 1.21. Cho µ∗ là một độ đo ngoài trên 2X . Chứng minh A là µ∗ - đo được khi và chỉ
khi với mọi  > 0, tồn tại B ⊂ A, B là µ∗ - đo được và µ∗ (A\B) < .

Chứng minh.
(⇒).
Giả sử A là µ∗ - đo được.

Lấy  > 0 tùy ý, xét B = A thì B ⊂ A, B là µ∗ - đo được và µ∗ (A\B) = µ∗ (A\A) =


µ∗ (∅) = 0 < .

(⇐).
Ta thiết lập dãy (Bn )n∈N như sau:
1 1
Với mọi n ∈ N, chọn n = , khi đó có Bn ⊂ A, Bn là µ∗ - đo được và µ∗ (A\Bn ) 6 .
n n

Bn thì B ⊂ A, B là µ∗ - đo được và
S
Đặt B =
n=1

1
0 6 µ∗ (A\B) 6 µ∗ (A\Bn ) 6
n
Cho n → +∞, ta được µ∗ (A\B) = 0, hay A\B ∈ L . Khi đó, A = (A\B) ∪ B ∈ L .

Vậy A là µ∗ - đo được.

Bài 1.22. Cho m là một độ đo hữu hạn trên đại số D và µ∗ là độ đo ngoài sinh bởi m.
Chứng minh A ⊂ X là µ∗ - đo được khi và chỉ khi với mọi  > 0, tồn tại B ∈ D sao cho
µ∗ (A∆B) < .

Chứng minh.
(⇒).

Lấy  > 0 tùy ý. Theo định nghĩa của µ∗ (A), tồn tại (An )n∈N ⊂ D,
S
An ⊃ A và
n=1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 22


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

∞ 
m(An ) 6 µ∗ (A) + .
P
n=1 3

P ∞
P 
Do m(An ) hội tụ nên tồn tại n0 ∈ N sao cho m(An ) < .
n=1 n=n0 +1 2
n0
An ∈ D. Khi đó,
S
Chọn B =
n=1
 

!
[
µ∗ (A\B) 6 µ∗  An \B 
n=1
 

[
= µ∗  An 
n=n0 +1

X
6 µ∗ (An )
n=n0 +1
X∞
= m(An )
n=n0 +1

<
2  

!
[
µ∗ (B\A) 6 µ∗  An \A
n=1
 

!
[
= µ An \A
n=1

!
[
=µ An − µ(A)
n=1

X
6 µ(An ) − µ(A)
n=1

X
= m(An ) − µ∗ (A)
n=1

6
3

<
2
 
Do đó, µ∗ (A∆B) 6 µ∗ (A\B) + µ∗ (B\A) < + = .
2 2
(⇐).
Ta thiết lập dãy (Bn )n∈N ⊂ D như sau:
1 1
Chọn n = > 0, khi đó có Bn ∈ D sao cho µ∗ (A∆Bn ) < , ∀n ∈ N.
n n

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 23


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng


Bn thì B ∈ F (D) ⊂ L . Ta có
T
Đặt B =
n=1
 ! 

\ 1
0 6 µ∗ B\A = µ∗  Bn \A 6 µ∗ Bn \A 6 µ∗ (A∆Bn ) < , ∀n ∈ N
 
n=1
n

Cho n → +∞, ta được µ∗ B\A = 0, suy ra B\A ∈ L . Do đó, A ∩ B = B\ B\A ∈ L .


 

T
Đặt C = (A∆Bn ) thì
n=1
1
0 6 µ∗ (C) 6 µ∗ (A∆Bn ) <
n
Cho n → +∞, ta được µ∗ (C) = 0, suy ra C ∈ L .
Xét (A ∩ B) ∪ C, ta có:

(A ∩ B) ∪ C = C ∪ (A ∩ B)

!
\
=C∪ Bn (với B0 := A)
n=0

\
= (Bn ∪ C)
n=0
 #

" ∞
\ \
= Bn ∪ (B0 ∆Bn ) 
n=0 n=1
∞ \
\ ∞
 
= Bn ∪ (B0 ∆Bn )
n=0 n=1
\∞ \ ∞
= (B0 ∪ Bn )
n=0 n=1
 !

\ ∞
\
= B0 ∪ Bn 
n=0 n=1

\
= (B0 ∪ B)
n=0

= B0 ∪ B

=A∪B

Mà A ∩ B ∈ L và C ∈ L nên A ∪ B ∈ L . Do đó, A = (A ∪ B) \ B\A ∈ L .




Vậy A là tập µ∗ - đo được.

Bài 1.23. Cho m là một độ đo trên đại số D và µ là mở rộng tiêu chuẩn của m lên σ
- đại số L các tập µ∗ - đo được. Chứng minh rằng với mọi A ⊂ X

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 24


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

a/ µ∗ (A) = inf{µ(B) : B ∈ L , B ⊃ A}.

b/ ∃G ∈ L sao cho G ⊃ A và µ∗ (A) = µ(G).

Chứng minh.
Lấy A ⊂ X tùy ý.

a/
i. Lấy B ∈ L tùy ý, B ⊃ A thì µ∗ (A) 6 µ∗ (B) = µ(B) (do B ∈ L ). Suy ra, µ∗ (A) là
một cận dưới của {µ(B) : B ∈ L , B ⊃ A}.

ii. Lấy  > 0 tùy ý. Theo định nghĩa của µ∗ (A), tồn tại (An )n∈N ⊂ D,
S
An ⊃ A và
n=1

m(An ) 6 µ∗ (A) + .
P
n=1
∞ ∞
Do D ⊂ L nên (An )n∈N ⊂ L , suy ra An ∈ L . Đặt B = An thì B ∈ L và B ⊃ A.
S S
n=1 n=1
Khi đó,

X ∞
X
µ(B) 6 µ(An ) = m(An ) 6 µ∗ (A) + 
n=1 n=1

Do đó, µ (A) = inf{µ(B) : B ∈ L , B ⊃ A}.


b/
Ta thiết lập dãy (Bn )n∈N như sau:
1 1
Với mọi n ∈ N, chọn n = , khi đó có Bn ∈ L , Bn ⊃ A sao cho µ(Bn ) 6 µ∗ (A) + .
n n

Bn thì G ∈ L và G ⊃ A. Khi đó,
T
Đặt G =
n=1

1
µ∗ (A) 6 µ(G) 6 µ(Bn ) 6 µ∗ (A) +
n
Cho n → +∞, ta được µ(G) = µ∗ (A).

Nhận xét:
Nhắc lại cách chứng minh c = inf A:

Cách 1 : 

c 6 x, ∀x ∈ A


c = inf A ⇔
∀ > 0, ∃x0 ∈ A : x0 6 c + 

Để dễ hiểu, thứ nhất, ta cần chứng minh c là một cận dưới của A. Thứ hai, với  > 0 tùy
ý, ta chỉ ra được phần tử nào đó trong A mà phần tử đó nằm giữa c và c + .

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 25


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Cách 2 : 

c 6 x, ∀x ∈ A


c = inf A ⇔
∃ (xn ) ⊂ A : lim xn = c


n→∞

Để dễ hiểu, thứ nhất, ta cần chứng minh c là một cận dưới của A. Thứ hai, ta chỉ ra một
dãy phần tử trong A và dãy đó hội tụ về c.

Bài 1.24. Giả thiết như bài tập 1.23. Chứng minh ba mệnh đề sau là tương đương:
i. A là µ∗ - đo được.

ii. ∀ > 0, ∃B ∈ L : B ⊃ A và µ∗ (B\A) < .

iii. ∃G ∈ L sao cho G ⊃ A và µ∗ (G\A) = 0.

Chứng minh.
i. ⇒ ii.
Lấy  > 0 tùy ý. Xét B = A thì B ∈ L , B ⊃ A và µ∗ (B\A) = µ∗ (A\A) = 0 < .

ii. ⇒ iii.
Ta thiết lập dãy (Bn )n∈N như sau:
1 1
Với mọi n ∈ N, chọn n = , khi đó có Bn ∈ L , Bn ⊃ A sao cho µ∗ (Bn \A) 6 .
n n

Bn thì G ∈ L và G ⊃ A. Khi đó,
T
Đặt G =
n=1

1
0 6 µ∗ (G\A) 6 µ∗ (Bn \A) 6
n
Cho n → +∞, ta được µ∗ (G\A) = 0.

iii. ⇒ i.
Do µ∗ (G\A) = 0 nên G\A ∈ L .

Khi đó, A = G\ G\A ∈ L . Vậy A là µ∗ - đo được.




1.4 Độ đo Lebesgue trên Rk


Bài 1.25. Chứng minh rằng tập A ⊂ Rk là đo được khi và chỉ khi với mọi gian mở ∆ bất
kỳ trong Rk , tập A ∩ ∆ là đo được.

Chứng minh.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 26


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

(⇒).
Mọi gian mở ∆ bất kỳ trong Rk đều đo được Lebesgue, nên A ∩ ∆ đo được Lebesgue.

(⇐).
Chọn ∆ = Rk thì ∆ là gian mở trong Rk . Khi đó, A = A ∩ Rk đo được Lebesgue.

Bài 1.26. Cho A ⊂ Rk . Chứng minh rằng


a/ µ∗ (A) = inf{µ(G) : G mở trong Rk , G ⊃ A}.

b/ Nếu A đo được thì µ∗ (A) = µ(A) = sup{µ(F ) : F đóng trong Rk , F ⊂ A}.

c/ Nếu A có độ đo hữu hạn thì µ∗ (A) = µ(A) = sup{µ(K) : K compact trong Rk , K ⊂ A}.

Chứng minh.
(∞ ∞
)
X [
µ∗ (A) = inf |∆n | : (∆n )n∈N là dãy các gian mở trong Rk , ∆n ⊃ A (1.3)
n=1 n=1

a/
i. Với G là tập mở tùy ý trong Rk và G ⊃ A, ta có µ∗ (A) 6 µ∗ (G). Do G mở trong Rk
nên G đo được Lebesgue, suy ra µ∗ (A) 6 µ(G).

Do đó, µ∗ (A) là một cận dưới của {µ(G) : G mở trong Rk , G ⊃ A}.



ii. Lấy  > 0 tùy ý, do (1.3) nên tồn tại (∆n )n∈N là dãy các gian mở trong Rk ,
S
∆n ⊃ A
n=1

|∆n | 6 µ∗ (A) + .
P
sao cho
n=1

∆n thì G mở trong Rk và G ⊃ A. Khi đó,
S
Đặt G =
n=1


! ∞ ∞
[ X X
µ(G) = µ ∆n 6 µ(∆n ) = |∆n | 6 µ∗ (A) + 
n=1 n=1 n=1

Vậy µ∗ (A) = inf{µ(G) : G mở trong Rk , G ⊃ A}.

b/
i. Với F là tập đóng tùy ý trong Rk và F ⊂ A, ta có µ∗ (F ) 6 µ∗ (A). Do F đóng trong
Rk nên F đo được, suy ra µ(F ) 6 µ∗ (A).

Do đó, µ∗ (A) là một cận trên của {µ(F ) : F đóng trong Rk , F ⊂ A}.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 27


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

ii. Lấy  > 0 tùy ý. Do A đo được nên theo tính chính quy của độ đo Lebesgue, tồn tại
F đóng trong Rk sao cho F ⊂ A và µ∗ (A\F ) 6 . Do A và F đo được nên µ(A\F ) =
µ∗ (A\F ) 6 . Khi đó,
µ(A) = µ(F ) + µ(A\F ) 6 µ(F ) + 

nên µ(A) −  6 µ(F ).

Vậy µ∗ (A) = µ(A) = sup{µ(F ) : F đóng trong Rk , F ⊂ A}.

c/

* Cách 1 :

Trường hợp 1 : A bị chặn trong Rk


n o n o
F ⊂ Rk : F đóng trong Rk , F ⊂ A = F ⊂ Rk : F compact và F ⊂ A

Theo b/, ta suy ra µ(A) = sup{µ(F ) : F đóng trong Rk , F ⊂ A} = sup{µ(F ) : F


compact, F ⊂ A}.

Trường hợp 2 : A không bị chặn trong Rk


i.  
+∞
[ +∞
[ +∞
[
A = A ∩ Rk = A ∩  (j, j + 1] × (j, j + 1] × ... × (j, j + 1]
j=−∞ j=−∞ j=−∞
| {z }
k lần

Phân tích Rk =
S
Ai , Ai = (i1 , i1 + 1] × (i2 , i2 + 1] × ... × (ik , ik + 1], Ai đo được, bị chặn
i=1
trong Rk với mọi i ∈ N và Ai ∩ Aj = ∅ (i 6= j).
!
∞ ∞ ∞
Khi đó, A = A ∩ Rk = A ∩
S S S
Ai = (A ∩ Ai ) = Bi , trong đó Bi = A ∩ Ai , ∀i ∈ N.
i=1 i=1 i=1
k
Chú ý là Bi ⊂ Ai bị chặn trong R nên theo trường hợp 1, ta có µ(Bi ) = sup{µ(K) : K
compact trong Rk , K ⊂ Bi }, ∀i ∈ N (*).

Lấy n ∈ N tùy ý, do (*) nên với mỗi i ∈ N, tồn tại tập compact Ki trong Rk sao cho
1
Ki ⊂ Bi và µ(Ki ) > µ(Bi ) − i .
2 .n
!  
Pn Pn Pn 1 n
S Pn 1 1
Suy ra µ(Ki ) > µ(Bi ) − i
hay µ Ki > µ(Bi ) − 1 − n (do
i=1 i=1 i=1 2 .n i=1 i=1 n 2
!
P n Sn
K1 , K2 , ..., Kn đôi một rời nhau nên µ(Ki ) = µ Ki ).
i=1 i=1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 28


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

n
Ki , ∀n ∈ N thì Hn là tập compact trong Rk , H ⊂ A. Cho n → +∞, ta được
S
Đặt Hn =
i=1 !

P S∞
lim µ(Hn ) > µ(Bi ) = µ Bi = µ(A) (1).
n→+∞ i=1 i=1
! !
n
S n
S
Mà µ(Hn ) = µ Ki 6µ Bi 6 µ(A), ∀n ∈ N nên lim µ(Hn ) 6 µ(A) (2).
i=1 i=1 n→+∞

Từ (1) và (2) suy ra lim µ(Hn ) = µ(A).


n→+∞

ii. Với K là tập compact tùy ý trong Rk và K ⊂ A, ta có µ(K) 6 µ(A). Do đó, µ(A) là
một cận trên của {µ(K) : K compact trong Rk , K ⊂ A}.

Vậy µ(A) = sup{µ(K) : K compact trong Rk , K ⊂ A}.

* Cách 2 :

Đặt a = sup{µ(K) : K compact trong Rk , K ⊂ A}.

i. Dễ dàng chứng minh a 6 µ(A).

ii. Ta chứng minh a > µ(A).


Theo câu b, µ(A) = sup{µ(F ) : F đóng trong Rk , F ⊂ A}. Lấy F đóng tùy ý trong Rk
và F ⊂ A.
Đặt Fn = F ∩ B(0, n), ∀n ∈ N thì Fn là tập compact và
∞ ∞ h
"∞ #
[ [ i [
Fn = F ∩ B(0, n) = F ∩ B(0, n) = F ∩ Rk = F
n=1 n=1 n=1
 ∞

S 
Khi đó, µ(F ) = µ = lim µ(Fn ) = sup µ(Fn ) n∈N 6 sup{µ(K) : K compact
Fn
n=1  n→+∞
trong Rk , K ⊂ A} = a (do µ(Fn ) n∈N ⊂ {µ(K) : K compact trong Rk , K ⊂ A}).

Do đó, µ(F ) 6 a nên a là một cận trên của {µ(F ) : F đóng trong Rk , F ⊂ A}, suy ra
µ(A) 6 a.

Vậy µ(A) = a = sup{µ(K) : K compact trong Rk , K ⊂ A}.

Nhận xét:
Lý giải vì sao Rk là hợp đếm được các tập Ai với Ai có dạng như trên:
n o
Xét S = (i1 , i1 + 1] × (i2 , i2 + 1] × ... × (ik , ik + 1] : ij ∈ Z, j = 1, k .
Với mỗi A = (i1 , i1 + 1] × (i2 , i2 + 1] × ... × (ik , ik + 1] ∈ S, chọn q = (q1 , q2 , ..., qk ) ∈ A

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 29


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

ij + ij + 1 2ij + 1
với qj = = thì qj ∈ Q, ∀j = 1, k, hay q ∈ Qk . Gọi N là tập tất cả các
2 2
q được chọn, khi đó N ⊂ Qk .

Xét ánh xạ

f : S −→ N
Ai 7−→ q i ∈ Ai

thì f là đơn ánh, mà N đếm được nên S đếm được. Do đó, Rk =
S
Ai với Ai ∈ S, ∀i ∈ N.
i=1

Bài 1.27. Chứng minh ba mệnh đề sau đây tương đương.


i. A đo được.
ii. Tồn tại tập G loại Gδ sao cho G ⊃ A và µ∗ (G\A) = 0.
iii. Tồn tại tập F loại Fσ sao cho F ⊂ A và µ∗ (A\F ) = 0.

Chứng minh.
i. ⇔ ii.
(⇒).
Lấy n ∈ N tùy ý. Do A đo được nên theo tính chính quy của độ đo Lebesgue, tồn tại Gn
1
mở trong Rk sao cho Gn ⊃ A và µ(Gn \A) 6 .

n
T
Đặt G = Gn thì G là tập loại Gδ và G ⊃ A. Khi đó,
n=1
 

!
\ 1
0 6 µ∗ (G\A) = µ∗  Gn \A 6 µ∗ (Gn \A) = µ(Gn \A) 6
n=1
n

Cho n → +∞, ta được µ∗ (G\A) = 0.

(⇐).
µ∗ (G\A) = 0 nên G\A ∈ L . Suy ra A = G\ G\A ∈ L . Vậy A đo được.


i. ⇔ iii. Chứng minh tương tự.

Bài 1.28. Cho dãy (En )n∈N các tập đo được trong
 ∞ [0, 1]
 thỏa mãn: với mọi r > 0, tồn tại
S
tập En sao cho µ(En ) > 1 − r. Chứng minh µ En = 1.
n=1

Chứng minh.

 ∞

S S 
i. En ⊂ [0, 1], ∀n ∈ N nên En ⊂ [0, 1]. Suy ra µ En 6 µ [0, 1] = 1.
n=1 n=1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 30


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

 ∞
  ∞

+
S S
ii. µ En > µ(En ) > 1 − r, ∀r > 0. Cho r → 0 , ta được µ En > 1.
n=1 n=1
 ∞

S
Vậy µ En = 1.
n=1

Bài 1.29.
a/ Cho A, B là các tập con của [0, 1] sao cho µ(A) + µ(B) > 1. Chứng minh µ(A ∩ B) > 0.
, A2 , ..., An trong [0, 1] sao cho µ(A1 ) + µ(A2 ) + ... + µ(An ) > n − 1. Chứng
b/ Cho n tập A1!
Sn
minh µ An > 0.
k=1

Chứng minh.
a/ Ta có µ(A) + µ(B) > 1 > µ(A ∪ B) nên µ(A ∪ B) + µ(A ∩ B) > µ(A ∪ B), hay
µ(A ∩ B) > 0.

b/ Đặt AC
k = [0, 1]\Ak , ∀k = 1, n.

Ta có
   
n
\ n
[
µ Ak  = 1 − µ  AC
k

k=1 k=1
n
X  
>1− µ AC
k
k=1
n
X  
=1− 1 − µ(Ak )
k=1
n
X
=1−n+ µ(Ak )
k=1

>1−n+n−1

=0
!
n
T
Vậy µ Ak > 0.
k=1


1
Bài 1.30. Cho A là tập con của đoạn [0, 1] có độ đo lớn hơn . Chứng minh A chứa một
2
tập B có độ đo dương và B đối xứng qua điểm giữa của đoạn [0, 1].

Kiến thức cần biết.

• x, y ∈ R gọi là đối xứng nhau qua a ∈ R nếu x + y = 2a.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 31


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

• A ⊂ R gọi là đối xứng qua a ∈ R nếu x ∈ A ⇔ 2a − x ∈ A.

Chứng minh.
1
Ta có 1 − A = {1 − x : x ∈ A}. Ta chứng minh A ∩ (1 − A) đối xứng qua .
2
Lấy x ∈ A ∩ (1 − A) tùy ý. Khi đó,
 
 
x ∈ A
 1 − x ∈ 1 − A

x ∈ A ∩ (1 − A) ⇔ ⇔ ⇔ 1 − x ∈ A ∩ (1 − A)
x ∈ 1 − A 1 − x ∈ A

 

1
Do đó, A ∩ (1 − A) đối xứng qua .
2
  
Mặt khác, µ A ∪ (1 − A) 6 µ [0, 1] = 1 và
    1
µ A ∩ (1 − A) = µ(A) + µ(1 − A) − µ A ∪ (1 − A) > 2µ(A) − 1 > 2. − 1 = 0
2
1
Vậy B = A ∩ (1 − A) ⊂ A đối xứng qua và µ(B) > 0.
2


Bài 1.31. Cho A là tập có độ đo dương trong R.


a/ Chứng minh A chứa ít nhất hai điểm phân biệt mà khoảng cách giữa chúng là số hữu
tỷ.
b/ Chứng minh A chứa ít nhất hai điểm phân biệt mà khoảng cách giữa chúng là số vô
tỷ.

Chứng minh.
a/
Trường hợp 1. A là tập bị chặn trong R
Do A bị chặn nên có a, b ∈ R, a < b : A ⊂ [a, b]. Giả sử [a, b] ∩ Q = {rn }n∈N , rn 6= rm , ∀n 6=
m.

 ∞

S S 
Đặt An = A + rn , ∀n ∈ N. Khi đó, An ⊂ [2a, 2b], suy ra µ An 6 µ [2a, 2b] =
n=1 n=1
2b − 2a.  ∞
 ∞ ∞
S P P
Mặt khác, nếu An ∩ Am = ∅, ∀n 6= m thì µ An = µ(An ) = µ(A) = +∞ (do
n=1 n=1 n=1
µ(A) > 0).

Do đó, 2b − 2a > +∞ (!). Cho nên tồn tại n 6= m và An ∩ Am 6= ∅. Khi đó có x ∈ An ∩ Am ,


suy ra x ∈ An và x ∈ Am , hay x = a1 + rn và x = a2 + rm với a1 , a2 ∈ A. Suy ra
0 6= a1 − a2 = rm − rn ∈ Q.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 32


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Trường hợp 2. A là tập không bị chặn trong R



! ∞ ∞
[ [  [
A=A∩R=A∩ [−n, n] = A ∩ [−n, n] = An
n=1 n=1 n=1

Khi đó, An bị chặn, đo được và An ⊂ An+1 , ∀n ∈ N. Theo tính đơn điệu của độ đo,
µ(A) = lim µ(An ) > 0. Do đó, tồn tại n0 ∈ N sao cho µ (An0 ) > 0. Vì An0 bị chặn nên
n→+∞
theo trường hợp 1, tồn tại x, y ∈ An0 ⊂ A sao cho 0 6= x − y ∈ Q.

b/ Tương tự câu a, thay rn bằng rn 2.

Nhận xét:
Lý giải vì sao nếu lim µ(An ) > 0 thì tồn tại n0 ∈ N sao cho µ (An0 ) > 0:
n→+∞
Ta có

lim µ(An ) = µ(A) ⇔ ∀ > 0, ∃n0 ∈ N, ∀n > n0 ⇒ µ(An ) − µ(A) < 
n→+∞

µ(A)
Chọn  = > 0 thì  < µ(A). Khi đó tồn tại n0 ∈ N sao cho µ (An0 ) − µ(A) < .
2
Suy ra
0 < µ(A) −  < µ (An0 ) < µ(A) + 

Do đó, µ (An0 ) > 0.

Bài 1.32. Chứng minh rằng tập A trong R có độ đo 0 khi và chỉ khi có thể tìm được
một dãy các khoảng mở (∆n )n∈N sao cho mọi x ∈ A đều thuộc về vô số các ∆n và

P
|∆n | < +∞.
n=1

Chứng minh.

Bài 1.33.
a/ Cho A là tập con đo được của khoảng hữu hạn [a, b]. Xét hàm số f : [a, b] → R xác

định bởi f (x) = µ A ∩ [a, x] , x ∈ [a, b]. Chứng minh f liên tục trên [a, b].
b/ Cho A là tập con đo được của R với µ(A) = p > 0. Chứng minh rằng với mọi q ∈ (0, p),
tồn tại một tập con của A có độ đo đúng bằng q.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 33


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Chứng minh.
a/ Lấy x, y ∈ [a, b] tùy ý. Không mất tính tổng quát, giả sử a 6 x < y 6 b. Khi đó,


f (y) = µ A ∩ [a, y]
 
= µ A ∩ [a, x] ∪ (x, y]
  
= µ A ∩ [a, x] ∪ A ∩ (x, y]
 
= µ A ∩ [a, x] + µ A ∩ (x, y]

= f (x) + µ A ∩ (x, y]

6 f (x) + µ (x, y]

= f (x) + y − x


Suy ra f (y) − f (x) 6 y − x. Mặt khác, f (y) − f (x) = µ A ∩ (x, y] > 0 nên

f (y) − f (x) 6 |y − x| (1.4)

Nếu x = y thì bất đẳng thức (1.4) hiển nhiên đúng. Do đó, f là ánh xạ Lipschitz, nên f
liên tục đều trên [a, b].
Vậy f liên tục trên [a, b].

b/ Lấy q ∈ (0, p) tùy ý.


Trường hợp 1. A là tập bị chặn trong R
 
Do A bị chặn nên có a, b ∈ R, a < b : A ⊂ [a, b]. Ta có f (a) = µ A ∩ [a, a] 6 µ {a} = 0

nên f (a) = 0 và f (b) = µ A ∩ [a, b] = µ(A) = p > 0. Theo định lý giá trị trung gian của

hàm số liên tục trên đoạn, tồn tại x0 ∈ (a, b) sao cho f (x0 ) = q, suy ra µ A ∩ [a, x0 ] = q.
Đặt B = A ∩ [a, x0 ] thì B ⊂ A và µ(B) = q.

Trường hợp 2. A là tập không bị chặn trong R



! ∞ ∞
[ [  [
A=A∩R=A∩ [−n, n] = A ∩ [−n, n] = An
n=1 n=1 n=1

Khi đó, An đo được, bị chặn và An ⊂ An+1 , ∀n ∈ N. Theo tính đơn điệu của độ đo,
µ(A) = lim µ(An ) = p > q. Do đó, tồn tại n0 ∈ N sao cho µ (An0 ) = p1 > q. Vì An0 bị
n→+∞
chặn nên theo trường hợp 1, tồn tại B ⊂ An0 ⊂ A sao cho µ(B) = q.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 34


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Bài 1.34. Chứng minh một tập đóng có độ đo 0 trong R phải là tập không đâu trù
mật.

Chứng minh.
Xét A là tập đóng trong R có độ đo 0. Giả sử A không là tập không đâu trù mật. Khi
 
đó, int A 6= ∅, hay int (A) 6= ∅ (do A đóng). Khi đó có x ∈ int (A), nên tồn tại r > 0
 
sao cho (x − r, x + r) ⊂ A. Theo tính thứ tự của độ đo, µ (x − r, x + r) 6 µ(A) = 0,
   
nên µ (x − r, x + r) = 0. Nhưng µ (x − r, x + r) = (x + r) − (x − r) = 2r > 0 (!). Do
đó, A là tập không đâu trù mật.

1.5 Hàm số đo được


Bài 1.36. Chứng minh nếu µ là độ đo đủ trên F và µ(A) = 0 thì mọi hàm số xác định
trên A đều đo được trên A.

Chứng minh.
Lấy a ∈ R tùy ý. Do µ là độ đo đủ, µ(A) = 0 và A [f < a] ⊂ A nên A [f < a] ∈ F . Do
đó, f đo được trên A.

Vậy mọi hàm số xác định trên A đều đo được trên A.

Bài 1.37. Cho A đo được và hàm f xác định trên A. Chứng minh rằng nếu với mỗi số

hữu tỷ r, tập x ∈ A : f (x) < r đều đo được thì f đo được trên A.

Chứng minh.
Lấy x ∈ A tùy ý. Ta chứng minh A[f < a] ∈ F .
Với B = {r ∈ Q : r < a} thì B là vô hạn đếm được (do B ⊂ Q). Khi đó, A[f < a] =
A[f < r] ∈ F do A[f < r] ∈ F , ∀r ∈ B.
S
r∈B

Vậy f đo được trên A.

Bài 1.38. Chứng minh nếu f, g là các hàm số đo được trên A ∈ F thì các tập hợp
x ∈ A : f (x) < g (x) , x ∈ A : f (x) 6 g (x) và x ∈ A : f (x) = g (x) đều thuộc F
  

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 35


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

(tức là F - đo được).

Chứng minh.
Giả sử Q = {rn }n∈N . Đặt A1 = A[f < g]. Với x ∈ A1 , ∃n ∈ N : f (x) < rn < g(x).
∞ ∞
A[f < rn ] ∩ A[g > rn ] ∈ F .
S S 
• A[f < g] = A[f < rn < g] =
n=1 n=1

• A[f 6 g] = A\ A[f > g] ∈ F .




• A[f = g] = A[f 6 g] ∩ A[f > g] ∈ F .

Bài 1.39.
a/ Chứng minh rằng f đo được trên A khi và chỉ khi f 3 đo được trên A.
b/ Nếu |f | đo được trên A thì f có đo được trên A không?

Chứng minh.
a/ Lấy a ∈ R tùy ý.
(⇒).
√ 
A[f 3 < a] = A f < 3 a ∈ F . Do đó, f 3 đo được trên A.


(⇐).
A[f < a] = A[f 3 < a3 ] ∈ F . Do đó, f đo được trên A.

b/ Xét B $ A là tập không đo được và hàm f xác định bởi



 1, x ∈ B

f (x) =
 −1, x ∈ A\B

/ F nên f

Khi đó, f (x) = 1, ∀x ∈ A nên |f | đo được trên A, nhưng A[f > 0] = B ∈
không đo được trên A.

Bài 1.40. Chứng minh rằng nếu f đo được trên A thì hàm số g xác định bởi

a nếu f (x) < a





g(x) = f (x) nếu a 6 f (x) 6 b



 b
 nếu f (x) > b

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 36


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

cũng đo được trên A, trong đó a, b là các số thực cho trước sao cho a < b.

Chứng minh.
Đặt A1 = A[f < a], A2 = A[a 6 f 6 b], A3 = A[f > b] thì A1 , A2 , A3 là các tập đo được,
đôi một rời nhau và A = A1 ∪ A2 ∪ A3 . Ta có

• g(x) = a, ∀x ∈ A1 nên g đo được trên A1 .

• g(x) = b, ∀x ∈ A3 nên g đo được trên A3 .

• Lấy c ∈ R tùy ý. Xét A2 [g < c], ta có f (x) = g(x), ∀x ∈ A2 nên A2 [g < c] = A2 [f <
c] ∈ F (do f đo được trên A nên f đo được trên A2 ⊂ A). Do đó, g đo được trên
A2 .

Vậy g đo được trên A = A1 ∪ A2 ∪ A3 .

Bài 1.41. Cho (X, F ) là một không gian đo được, A ∈ F , f : A → R đo được trên A và
n là số tự nhiên. Chứng minh hàm số g xác định bởi

a f (x) = −∞



 nếu
 n
g (x) = f (x) nếu f (x) < +∞



 b
 nếu f (x) = +∞

đo được trên A, trong đó a, b là các số thực mở rộng cho trước.

Chứng minh.
 
Đặt A1 = A [f = −∞] , A2 = A |f | < +∞ , A3 = A [f = +∞] thì A1 , A2 , A3 là các tập
đo được, đôi một rời nhau và A = A1 ∪ A2 ∪ A3 . Ta có,

• g (x) = a, ∀x ∈ A1 ,

• g (x) = b, ∀x ∈ A3 ,
n
• Lấy c ∈ R tùy ý. Xét A2 [g < c], ta có g (x) = f (x) , ∀x ∈ A2 nên A2 [g < c] =
A2 |f |n < c ∈ F (do f đo được trên A nên |f |n đo được trên A, suy ra |f |n đo
 

được trên A2 ⊂ A).

Vậy g đo được trên A = A1 ∪ A2 ∪ A3 .

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 37


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Nhận xét:
Nếu f đo được trên A thì các tập sau đây là các tập đo được:

• x ∈ A : f (x) = −∞ .
n o
• x ∈ A : f (x) < +∞ .

• x ∈ A : f (x) = +∞ .

Thật vậy ta có,


∞ 
x ∈ A : f (x) 6 n ∈ F .
 T
• x ∈ A : f (x) = −∞ =
n=1
n o ∞ n o
x ∈ A : f (x) 6 n ∈ F .
S
• x ∈ A : f (x) < +∞ =

n=1

∞ 
x ∈ A : f (x) > n ∈ F .
 T
• x ∈ A : f (x) = +∞ =
n=1

Việc kiểm tra dành cho bạn đọc.

Bài 1.42. Chứng minh nếu f đo được trên mọi đoạn [α, β] ⊂ [a, b] thì f đo được trên
đoạn [a, b].

Chứng minh.

  ∞
 
S 1 1 S 1 1 2
Ta có (a, b) = a + ,b − = a + ,b − với n0 > . Mà f đo được
 n=1  n n n=n0 n n b−a
1 1
trên a + , b − với mọi n > n0 nên f đo được trên (a, b).
n n

Mặt khác, µ là độ đo đủ (độ đo Lebesgue) và µ {a, b} = 0 nên theo bài 1.36, f đo được
trên {a, b}.
Vậy f đo được trên (a, b) ∪ {a, b} = [a, b].

Bài 1.43. Cho f : Rn → R là hàm liên tục, các hàm g1 , g2 , ..., gn : R → R là đo được

trên R. Chứng minh hàm h : R → R, xác định bởi h (x) = f g1 (x) , g2 (x) , ..., gn (x) , đo
được trên R.

Chứng minh.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 38


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng


Đặt ϕ (x) = g1 (x) , g2 (x) , ..., gn (x) , x ∈ R. Khi đó, h = f ◦ ϕ. Lấy a ∈ R tùy ý, ta có

R [h < a] = h−1 (−∞, a)


 

= (f ◦ ϕ)−1 (−∞, a)
 

= ϕ−1 ◦ f −1 (−∞, a)
 
 
−1 −1

=ϕ f (−∞, a)

Do f liên tục trên Rn , (−∞, a) là mở trong R nên f −1 (−∞, a) là mở trong Rn . Khi


 

đó, f −1 (−∞, a) =
 
∆k với ∆k = ∆1k × ∆2k × ... × ∆nk , ∆ik là các gian mở trong
S
 k=1
R, ∆ik = aik , bik ; aik , bik ∈ R, aik < bik , ∀i = 1, n, ∀k ∈ N. Suy ra
 
[∞
R [h < a] = ϕ−1  ∆k 
k=1

[
= ϕ−1 (∆k )
k=1
[∞
ϕ−1 ∆1k × ∆2k × ... × ∆nk

=
k=1
[∞
x ∈ R : ϕ (x) ∈ ∆1k × ∆2k × ... × ∆nk

=
k=1
[∞
x ∈ R : g1 (x) ∈ ∆1k , g2 (x) ∈ ∆2k , ..., gn (x) ∈ ∆nk

=
k=1
 

[ n n
\ o
=  x ∈ R : gi (x) ∈ ∆ik 
k=1 i=1
 

[ n n
\ o
=  x ∈ R : aik < gi (x) < bik 
k=1 i=1
 

[ n  h
\ i h i
=  R gi > aik ∩ R gi < bik  ∈ F
k=1 i=1

Vậy h đo được trên R.

Bài 1.44. Chứng minh rằng nếu hàm số f : X → R liên tục trên một không gian topo X
thì f là đo được theo nghĩa Borel trên X (tức là đo được đối với σ - đại số Borel B (X)
của không gian X).

Chứng minh.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 39


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Lấy a ∈ R tùy ý. Khi đó, X [f < a] = f −1 (−∞, a) là mở trong X (do f liên tục trên
 

X và (−∞, a) là mở trong R). Do đó, f −1 (−∞, a) ∈ B (X), hay f đo được theo nghĩa
 

Borel trên X.

Bài 1.45.
a/ Cho f đo được trên X. Chứng minh rằng tạo ảnh của một tập mở (hoặc đóng) trong
R qua hàm f là một tập đo được.
b/ Cho f đo được và hữu hạn trên X. Chứng minh rằng tạo ảnh của một tập Borel trong
R qua hàm f là một tập đo được.

Chứng minh.
a/

S
Xét A là một tập mở tùy ý trong R. Khi đó, A = ∆n với ∆n là các gian mở trong R
n=1
với mọi n ∈ N. Khi đó,

! ∞
[ [
−1 −1
f (A) = f ∆n = f −1 (∆n )
n=1 n=1

Nếu ∆n = (an , bn ) với an , bn ∈ R, an < bn thì f −1 (∆n ) = X [an < f < bn ] = X [f > an ] ∩
X [f < bn ] ∈ FX (do f đo được trên X).
Nếu ∆n = (−∞, bn ) với bn ∈ R thì f −1 (∆n ) = X [f < bn ] ∈ FX (do f đo được trên X).
Chứng minh tương tự với ∆n = (an , +∞) , an ∈ R. Do đó, f −1 (A) ∈ FX , hay f −1 (A) là
tập đo được. Vậy tạo ảnh của một tập mở trong R qua hàm f là một tập đo được.
Đối với một tập đóng B tùy ý trong R, xét B C thì B C là tập mở trong R. Tương tự như
C h iC
trên, f −1 B C là tập đo được. Khi đó, f −1 (B) = X\f −1 (B) = f −1 B C ∈ FX ,
 

hay f −1 (B) là tập đo được. Do đó, tạo ảnh của một tập đóng trong R qua hàm f là một
tập đo được.

b/
Xét A là một tập Borel tùy ý trong R. Ta chứng minh f −1 (A) ∈ FX .
Đặt M = V ⊂ R : f −1 (V ) ∈ FX thì M là một σ - đại số. Thật vậy,


i. R ∈ M do f −1 (R) = X ∈ FX .
ii. Lấy A ∈ M tùy ý, khi đó f −1 (A) ∈ FX . Xét f −1 AC , ta có


   C
f −1 AC = f −1 (A) ∈ FX

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 40


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Do đó, AC ∈ M .  ∞

iii. Lấy (An )n∈N ⊂ M tùy ý. Khi đó, f −1 (An ) ∈ FX , ∀n ∈ N. Xét f −1
S
An ta có
n=1


! ∞
[ [
f −1
An = f −1 (An ) ∈ FX
n=1 n=1


An ∈ M .
S
Do đó,
n=1
Vậy M là một σ - đại số.
Ta chứng minh B (R) ⊂ M .
Gọi T là họ các khoảng mở trong R. Với B ∈ T tùy ý thì B là tập mở, theo a/,
f −1 (B) ∈ FX . Do đó, B ∈ M , hay T ⊂ M . Suy ra B (R) ⊂ M .
Khi đó, do A là tập Borel tùy ý trong R nên A ∈ M . Do đó, f −1 (A) ∈ FX .

Bài 1.46. Cho f là một hàm liên tục trên R và g là một hàm thực đo được trên A. Chứng
minh f ◦ g đo được trên A.

Chứng minh.
Lấy a ∈ R tùy ý. Đặt h = f ◦ g. Xét A [h < a], ta có

A [h < a] = h−1 (−∞, a)


 

= (f ◦ g)−1 (−∞, a)
 

= g −1 ◦ f −1 (−∞, a)
 
 
−1 −1

=g f (−∞, a)

Do f liên tục trên R và (−∞, a) là tập mở trong R nên f −1 (−∞, a) là mở trong R.


 

Khi đó, f −1 (−∞, a) =
  S
∆n với ∆n là các gian mở trong R, ∆n = (an , bn ) , an <
n=1

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 41


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

bn ; an , bn ∈ R, ∀n ∈ N. Suy ra

!
[
A [h < a] = g −1 ∆n
n=1

[
= g −1 (∆n )
n=1
[∞

= x ∈ A : g (x) ∈ ∆n
n=1
[∞

= x ∈ A : an < g (x) < bn
n=1
[∞
= A [an < g < bn ]
n=1
[∞
A [g > an ] ∩ A [g > bn ] ∈ F

=
n=1

Vậy h đo được trên A.

Bài 1.47. Cho một dãy hàm (fn ) đo được trên A. Chứng minh tập hợp
 
x ∈ A : lim fn (x) tồn tại
n→+∞

đo được.

Chứng minh. Phần chứng minh đã có trong lý thuyết.

Bài 1.48. Cho f là một hàm số có đạo hàm f 0 tại mọi điểm x ∈ [a, b]. Chứng minh f 0 đo
được Lebesgue trên [a, b].

Chứng minh.
1
Xét [α, β] tùy ý sao cho a < α < β < b. Chọn n0 ∈ N sao cho β + < b.
  n0
1
f x+ − f (x)
n
Đặt ϕn (x) = , x ∈ [α, β] , n > n0 . Khi đó, lim ϕn (x) = f 0 (x) , ∀x ∈
1 n→+∞
n
[α, β]. Do đó, ϕn → f 0 trên [α, β] mà ϕn đo được với mọi n > n0 nên f 0 đo được trên
[α, β]. Vậy theo bài 1.42, f 0 đo được trên [a, b].

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 42


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Bài 1.49. Cho hàm số f : R → R. Chứng minh f χQ là đo được Lebesgue trên R.

Chứng minh.
Lấy a ∈ R tùy ý. Khi đó,

R f χQ < a = Q [f < a] ∪ QC [0 < a]


 

Ta có Q [f < a] ⊂ Q, µ (Q) = 0 nên Q [f < a] đo được Lebesgue. Mặt khác,




 ∅, a 6 0
C
Q [0 < a] =
 QC , a > 0

 
Do đó, QC [0 < a] đo được Lebesgue. Suy ra R f χQ < a đo được Lebesgue.
Vậy f χQ đo được Lebesgue trên R.

Bài 1.50. Cho hai hàm số f, g liên tục trên một khoảng I ⊂ R. Chứng minh nếu f và g
tương đương theo độ đo Lebesgue thì f ≡ g trên I.

Chứng minh.
Giả sử tồn tại x0 ∈ I sao cho f (x0 ) 6= g (x0 ). Do f, g liên tục trên I nên tồn tại r > 0 sao
cho f (x) 6= g (x) , ∀x ∈ (x0 − r, x0 + r) ⊂ I.
Đặt A = (x0 − r, x0 + r) thì µ (A) = 2r > 0.
Do f và g tương đương theo độ đo Lebesgue nên tồn tại B ⊂ I, µ (B) = 0 sao cho
f (x) = g (x) , ∀x ∈ I\B. Suy ra A ⊂ B nên µ (B) > µ (A) > 0, hay µ (B) > 0 (!)
Vậy f ≡ g trên I.

Nhận xét:
Phần chứng minh của Bài 1.50 có sử dụng kết quả đã học trong học phần Giải tích hàm
một biến (bài 8 - chương 4 - giáo trình Giải tích hàm một biến):
Cho f : X → Y liên tục tại a và f (a) > 0. Khi đó tồn tại lân cận U của a sao cho
f (x) > 0 với mọi x ∈ U ∩ X.

Chứng minh.
Do f liên tục tại a nên tồn tại U ∈ Na (Na là tập các lân cận của a) sao cho f (x) ∈
 
0, 2f (a) = f (a) − f (a) , f (a) + f (a) ∈ Nf (a) (Nf (a) là tập các lân cận của f (a)),

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 43


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

với mọi x ∈ U ∩ X, hay f (x) > 0 với mọi x ∈ U ∩ A.

Bài 1.51. Cho µ là độ đo đủ trên F , (fn ) là dãy hàm đo được trên A và hội tụ hầu khắp
nơi về một hàm số f . Chứng minh f đo được trên A.

Chứng minh.
Do (fn ) đo được trên A và hội tụ hầu khắp nơi về f nên tồn tại B ⊂ A, µ (B) = 0 và
lim fn (x) = f (x) , ∀x ∈ A\B. Suy ra f đo được trên A\B.
n→+∞
Lấy a ∈ R tùy ý.
Xét B [f < a], do µ là độ đo đủ trên F , µ (B) = 0 và B [f < a] ⊂ B nên B [f < a] ∈ F .
Do đó, f đo được trên B.

Vậy f đo được trên A = A\B ∪ B.

Bài 1.52. Cho hàm f đo được và hữu hạn hầu khắp nơi trên một tập A có độ đo hữu
hạn. Chứng minh với mỗi  > 0, tồn tại một tập đo được B ⊂ A sao cho f bị chặn trên

B và µ A\B < .

Chứng minh.
Do f đo được trên A nên |f | đo được trên A.
n o
Xét (An )n∈N với An = x ∈ A : f (x) > n thì An đo được, µ (An ) 6 µ (A) < +∞, ∀n ∈
N.

Mặt khác An ⊃ An+1 , ∀n ∈ N. Thật vậy, với x ∈ An+1 thì f (x)  > n + 1 > n

T ∞
T
nên x ∈ An . Theo tính đơn điệu của độ đo, lim µ (An ) = µ An . Mà An =
n→∞ n=1  n=1

n o 
T
x ∈ A f (x) = +∞ và f hữu hạn hầu khắp nơi trên A nên µ
: An = 0, hay
n=1
lim µ (An ) = 0.
n→∞
Lấy  > 0 tùy ý, do lim µ (An ) = 0 nên tồn tại n0 ∈ N sao cho µ (An0 ) < . Đặt
n→∞

B = A\An0 thì B ⊂ A và f bị chặn trên B (do f (x) < n0 , ∀x ∈ B). Khi đó,

µ A\B = µ (An0 ) < .

µ µ µ
Bài 1.54. Chứng minh nếu fn −→ f và gn −→ g trên một tập A thì fn + gn −→ f + g
µ
và kfn −→ kf trên A (k là số thực).

Chứng minh.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 44


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

µ
* Chứng minh fn + gn −→ f + g

Lấy r > 0 tùy ý. Ta có


   
h i r r
A (fn − f ) + (gn − g) > r ⊂ A |fn − f | > ∪ A |gn − g| > , ∀n ∈ N
2 2
Suy ra
 h i  !  !
r r
µ A (fn − f ) + (gn − g) > r 6 µ A |fn − f | > +µ A |gn − g| > , ∀n ∈ N
2 2
 h i

Cho n → +∞, ta được lim µ A (fn − f ) + (gn − g) > r
= 0.
n→∞
µ
Vậy fn + gn −→ f + g.
µ
* Chứng minh kfn −→ kf

Lấy r > 0 tùy ý. Ta có




 

 ∅ ,k = 0
A |kfn − kf | > r = , ∀n ∈ N
 
r
 A |fn − f | > |k| , k 6= 0

Suy ra


 


 0 ,k = 0
 !
µ A |kfn − kf | > r = , ∀n ∈ N

r
 µ A |fn − f | > , k 6= 0
|k|



  
Cho n → +∞, ta được lim µ A |kfn − kf | > r = 0.
n→∞
µ
Vậy kfn −→ kf .


µ µ
Bài 1.55. Cho fn −→ f và gn −→ g trên một tập A có độ đo hữu hạn. Chứng minh rằng
µ
a/ fn g −→ f g.
µ
b/ fn2 −→ f 2 .
µ
c/ fn gn −→ f g.
1 µ 1
d/ Nếu có thêm f (x) 6= 0 và fn (x) 6= 0 với mọi x ∈ A và với mọi n ∈ N thì −→ .
fn f
Chứng minh.
Lấy r > 0 tùy ý.
 
a/ A |fn g − f g| > r

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 45


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

µ
Bài 1.56. Giả sử fn −→ f trên A và fn −→ g hầu khắp A. Chứng minh f ∼ g trên A.

Chứng minh.
µ 
Do fn −→ f trên A nên tồn tại dãy con fnk của dãy (fn ) sao cho fnk −→ f hầu khắp
A. Mà fn −→ g hầu khắp A nên fnk −→ g hầu khắp A.
Vậy f ∼ g trên A.

Bài 1.57. Cho dãy (fn ) đo được, hữu hạn hầu khắp A. Chứng minh nếu với mỗi  > 0,

tồn tại tập đo được A ⊂ A sao cho µ A\A <  và fn hội tụ đều về f trên A thì
fn −→ f hầu khắp A.

Chứng minh.
1  1 u
Với k = > 0, tồn tại tập đo được Ak ⊂ A sao cho µ A\Ak < và fn −→ f trên Ak .
k∞ k
T   1
Đặt B = A\Ak thì 0 6 µ (B) 6 µ A\Ak < , ∀k ∈ N.
k=1 k
Cho k → ∞, ta được µ (B) = 0.
Lấy x ∈ A\B tùy ý. Mà
 
∞ ∞  ∞
\  [  [
A\B = A\  A\Ak  = A\ A\Ak = Ak
k=1 k=1 k=1

u
nên tồn tại k0 ∈ N sao cho x ∈ Ak0 . Khi đó, fn −→ f trên Ak0 , suy ra fn −→ f trên Ak0 .
Vậy fn −→ f hầu khắp A.

Bài 1.58. Cho dãy (fn ) đo được và là dãy Cauchy theo độ đo trên A. Chứng minh có

một dãy con fnk hội tụ hầu khắp nơi về một hàm f hữu hạn trên A.

Chứng minh.

Bài 1.59. Cho A là một tập đo được và (An ) là một dãy các tập con đo được của A. Chứng
minh dãy hàm (χAn ) là dãy Cauchy theo độ đo µ khi và chỉ khi lim µ (Am ∆An ) = 0.
n,m→+∞

Chứng minh.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 46


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Bài 1.60. Cho A là một tập có độ đo hữu hạn. Chứng minh rằng fn −→ ! f hầu khắp A

S n o
khi và chỉ khi với mọi r > 0, dãy µ x ∈ A : fk (x) − f (x) > r .
k=n

Chứng minh.

CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT ĐỘ ĐO Trang 47


Chương 2

TÍCH PHÂN LEBESGUE

2.1 Định nghĩa và tính chất của tích phân


n o
Bài 2.1. Cho f là hàm số không âm, bị chặn trên A. Giả sử µ x ∈ A : f (x) > a = b.

R
Chứng minh f dµ > ab.
A

Chứng minh.
n o
Đặt B = x ∈ A : f (x) > a thì B ⊂ A. Khi đó,
Z Z Z Z
f dµ > f dµ = |f | dµ > adµ = aµ (B) = ab
A B B B

Bài 2.2. Chứng minh nếu f 2 khả tích trên A và µ (A) < +∞ thì f khả tích trên A. Cho
ví dụ chỉ ra kết quả trên không còn đúng khi µ (A) = +∞.

Chứng minh.
Theo bất đẳng thức Cauchy, ta có
2
f (x) 6 f (x) + 1 , ∀x ∈ A

2

Khi đó,  
Z 2 Z
f (x) + 1 1
dµ (x) =  f 2 (x) dµ (x) + µ (A) < +∞

2 2
A A

Suy ra f khả tích trên A.


1
Xét f (x) = và A = [1, +∞). Khi đó, f 2 khả tích Riemann trên A nên f 2 khả tích
x

48
Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Lebesgue trên A. Ta có,


Z Z
f dµ = f dµ
A ∞
S
[n,n+1)
n=1

X Z
= f dµ
n=1
[n,n+1)

X Z
= f dµ
n=1
[n,n+1]
∞ Z
X 1
= dµ (x)
n=1
x
[n,n+1]

X 1
>
n=1
n+1

= +∞

Vậy f không khả tích.

Bài 2.3. Cho f là hàm số khả tích trên A. Chứng minh nếu f (x) > 0 trên A và µ (A) > 0
R
thì f dµ > 0.
A

Chứng minh.
Z
Giả sử f dµ = 0. Do f (x) > 0 trên A nên f ∼ 0 trên A.
A
Khi đó tồn tại B ⊂ A, µ (B) = 0 sao cho f (x) = 0, ∀x ∈ A\B.
Với x ∈ A tùy ý, ta có f (x) > 0, suy ra x ∈ B.

Z A = B. Nhưng µ (A) > 0 = µ (B) (!)


Do đó,
Vậy f dµ > 0.
A


R
Bài 2.4. Giả sử f dµ = 0 với mọi E ⊂ A, E đo được. Chứng minh f = 0 hkn trên A.
E

Chứng minh.
 
XétZB = A |f | > 0 = A [f > 0] ∪ A [f < 0] = B1 ∪ B2 .
Do f dµ = 0 và f (x) > 0 trên B1 nên f ∼ 0 trên B1 .
B1

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 49


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Khi đó tồn tại C1 ⊂ B1 , µ (C1 ) = 0 sao cho f (x) = 0, ∀x ∈ B1 \C1 .


Với x ∈ B1 tùy ý thì f (x) > 0, suy ra x ∈ C1 . Do đó, B1 = C1 , nên µ (B1 ) = 0.
Chứng minh tương tự với B2 (xét hàm −f ), ta có µ (B2 ) = 0.
Khi đó, µ (B) 6 µ (B1 ) + µ (B2 ) = 0 và f (x) = 0, ∀x ∈ A\B.
Vậy f ∼ 0 trên A.


R
Bài 2.5. Cho f là hàm số đo được trên [a, b]. Chứng minh nếu f dµ = 0 với mọi
[a,t]
t ∈ [a, b] thì f = 0 hkn trên [a, b].

Chứng minh.
Đặt A = [a, b]. Xét E ⊂ A.

* E là khoảng mở

Với E = (c, d) ⊂ A. Ta có
Z Z Z Z
f dµ = f dµ − f dµ − f dµ
(c,d) [a,b] [a,c] [d,b]
Z
=− f dµ
[d,b]
 
Z Z
= − f dµ − f dµ
 

[a,b] [a,d)
Z
= f dµ
[a,d)
Z
= f dµ
[a,d]

=0

* E là tập mở

Vì tập mở trong R là hợp không quá đếm được của các khoảng mở trong R nên không

S
mất tính tổng quát, giả sử E = ∆n , với ∆n là các khoảng mở trong R, đôi một rời
n=1
nhau. Khi đó,
Z ∞ Z
X
f dµ = f dµ = 0
E n=1∆
n

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 50


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

* E là tập đóng

Khi đó, A\E là tập mở và


Z Z Z
f dµ = f dµ − f dµ = 0
E A A\E

* E là tập dạng Fσ

S
Không mất tính tổng quát giả sử E = Fn với Fn là tập đóng trong R và Fn ⊂
n=1
Fn+1 , ∀n ∈ N. Ta có,
Z Z Z
f dµ = +
f dµ − f − dµ
E E E
Z Z
= lim +
f dµ − lim f − dµ
n→∞ n→∞
Fn Fn

=0

* E là tập đo được tùy ý

Do E đo được nên theo bài 1.27, tồn tại tập F là tập dạng Fσ sao cho F ⊂ E và

µ E\F = 0. Khi đó,
Z Z Z Z Z
0= f dµ = f dµ − f dµ = f dµ − 0 = f dµ
E\F E F E E
Z
Do đó, f dµ = 0 với mọi E ⊂ A, E đo được. Vậy theo bài 2.4, f = 0 hkn trên [a, b].
E

Bài 2.6. Cho A1 , A2 , ..., An là các tập con của X. Giả sử mỗi x ∈ X đều thuộc ít nhất
m tập hợp trong số n tập A1 , A2 , ..., An . Chứng minh có một tập Ak nào đó sao cho
m
µ (Ak ) > µ (X).
n
Chứng minh.
n
P
Đặt f = χAi thì f (x) > m, ∀x ∈ X. Khi đó,
i=1
Z n
X
mµ (X) 6 f dµ = µ (Ai ) 6 n max µ (Ai ) = nµ (Ak )
i=1,n
X i=1

với k = 1, n sao cho µ (Ak ) = max µ (Ai ).


i=1,n
m
Vậy µ (Ak ) > µ (X).
n

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 51


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Bài 2.7. Cho 0 < µ (A) < +∞, f là hàm số khả tích trên A và f > 0 trên A. Giả sử
0 < t < µ (A).
R
a/ Chứng minh inf f dµ > 0.
E⊂A:µ(E)>t E
b/ Chỉ ra kết luận ở câu a/ vẫn còn đúng khi µ (A) = +∞.

Chứng minh.  
1
a/ Đặt En = x ∈ A : 0 < f (x) < , n ∈ N. Khi đó, En ⊃ En+1 , ∀n ∈ N và µ (E1 ) 6
n
µ (A) < +∞.
∞ 
T
Suy ra µ En = lim µ (En ).
n=1 n→∞

T 1
Nếu có x ∈ En thì 0 < f (x) < , ∀n ∈ N. Cho n → +∞, ta được 0 < f (x) 6 0 (!).
n=1 n

T
Do dó, En = ∅, nên lim µ (En ) = 0.
n=1 n→∞
t
Lấy E ⊂ A tùy ý với µ (E) > t. Do lim µ (En ) = 0 nên tồn tại n0 ∈ N sao cho µ (En0 ) < .
 n→∞ 2
Khi đó, µ E\En0 + µ (En0 ) = µ (E ∪ En0 ) > µ (E) > t.
 t
Suy ra µ E\En0 > t − µ (En0 ) > và
2
Z Z Z
1 1  t
f dµ > f dµ > dµ = µ E\En0 > >0
n0 n0 2n0
E E\En0 E\En0

R t
Vậy inf f dµ > > 0.
E⊂A:µ(E)>t E 2n0

R R
Bài 2.8. Cho f là hàm số khả tích trên A và f dµ = f n dµ với mọi n ∈ N. Chứng
A A
minh tồn tại tập đo được E ⊂ A sao cho f = χE hkn trên A.

Chứng
Z minh. Z
I = f dµ = f n dµ, ∀n ∈ N.
Z A A Z
2
2
f 4 − 2f 3 + f 2 dµ = 0.

f −f dµ =
A A
Suy ra f 2 − f = 0 hkn trên A, nên f (x) ∈ {0, 1} hkn x ∈ A.

E = x ∈ A : f (x) = 1 thì f = χE hkn trên A.

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 52


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Bài 2.9. Cho f ∈ L+ và độ đo µ trên F . Chứng minh


Z ∞ 
X !
f dµ = sup µ (An ) inf f (x)
x∈An
X n=1

trong đó supremum được lấy trên họ tất cả các dãy tập hợp (An ) đo được rời nhau và

S
An = X.
n=1

Chứng minh.
Z ∞ 
X !
* Chứng minh f dµ > sup µ (An ) inf f (x)
x∈An
X n=1


S
Lấy (An ) tùy ý sao cho An rời nhau và An = X.
n=1
Ta có
Z Z
f dµ = f dµ
X ∞
S
An
n=1
∞ Z
X
= f dµ
n=1
An

XZ
> inf f (x) dµ (x)
x∈An
n=1 A
n
∞ 
X 
= µ (An ) inf f (x)
x∈An
n=1

Z ∞ 
X !
Do đó, f dµ > sup µ (An ) inf f (x) .
x∈An
X n=1

Z ∞ 
X !
* Chứng minh f dµ 6 sup µ (An ) inf f (x)
x∈An
X n=1

• Trường hợp 1 : f ∈ S + (X)


n
X n
S
f= ai χEi , ai > 0, Ei rời nhau, Ei = X.
i=1 i=1
Z m
X
f dµ = ai µ (Ei )
X i=1

Chọn dãy A1 = E1 , A2 = E2 , ..., Am = Em , An = ∅, n > m + 1. Khi đó,


X∞   X m   Xm Z
µ (An ) inf f (x) = µ (En ) inf f (x) = an µ (En ) = f dµ
x∈An x∈En
n=1 n=1 n=1 X

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 53


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Z ∞ 
X !
Suy ra f dµ 6 sup µ (An ) inf f (x) .
x∈An
X n=1

• Trường hợp 2 : f ∈ L+ (X)

Khi đó có (sk ) ⊂ S + (X) , sk (x) 6 sk+1 (x) , lim sk (x) = f (x) , ∀x ∈ X.


k→∞
Z ∞ 
X ! X∞  !
Ta có sk dµ = sup µ (An ) inf sk (x) 6 sup µ (An ) inf f (x) , ∀k ∈
x∈An x∈An
X n=1 n=1
N. Z ∞ 
X !
Cho k → +∞, ta được f dµ 6 sup µ (An ) inf f (x) .
x∈An
X n=1
Z ∞ 
X !
Vậy f dµ = sup µ (An ) inf f (x) .
x∈An
n=1
X

Bài 2.10. Cho không gian độ đo (X, F , µ). Chứng minh rằng µ là σ - hữu hạn khi và
chỉ khi tồn tại một hàm f khả tích, dương trên X.

Chứng minh.
(⇒).

S
Do µ là σ - hữu hạn nên X = Xn , µ (Xn ) < +∞. Không mất tính tổng quát, giả sử
n=1
các Xn đôi một rời nhau.

X 1
Đặt f = an χXn với (an ) là dãy số dương thỏa an µ (Xn ) 6 n .
n=1
2
Khi đó, f dương trên X và
Z ∞ Z ∞ Z ∞ ∞
X X X X 1
f dµ = f dµ = an dµ = an µ (Xn ) 6 n
= 1 < +∞
n=1 n=1 n=1 n=1
2
X Xn Xn

Do đó, f khả tích trên X.

(⇐).

  ∞
 S 1 S
X = x ∈ X : f (x) > 0 = x ∈ X : f (x) > = Xn . Khi đó,
n=1 n n=1
Z Z
1
µ (Xn ) 6 f dµ 6 f dµ < +∞
n
Xn X

Suy ra µ (Xn ) < +∞, ∀n ∈ N.


Vậy µ là σ - hữu hạn.

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 54


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

2.2 Định lý Levi, định lý Lebesgue, bổ đề Fatou


n o
Bài 2.11. Cho f là hàm số khả tích trên A. Đặt An = x ∈ A f (x) > n .
:

a/ Chứng minh lim µ (An ) = 0.


n→∞
b/ Chứng minh lim nµ (An ) = 0.
n→∞

Chứng minh. Z Z
a/ An+1 ⊃ An , ∀n ∈ N và µ (A1 ) 6 |f | dµ 6 |f | dµ < +∞.
 A1 A


T
Suy ra, µ An = lim µ (An ).
n=1 n→∞

T n o
Mà An = x ∈ A : f (x) = +∞ và |f | hữu hạn hkn trên A (do |f | khả tích trên A)
n=1∞ 
T
nên µ An = 0.
n=1
Vậy lim µ (An ) = 0.
n→∞

b/ Z Z Z
nµ (An ) 6 |f | dµ 6 |f | χAn dµ = fn dµ, ∀n ∈ N
An A A

* |fn | 6 |f | , ∀n ∈ N, ∀x ∈ A và |f | khả tích trên A.



* Chứng minh lim f (x) χAn (x) = 0, hkn x ∈ A
n→∞

f khả tích trên A nên f hữu hạn hkn trên A.


Vậy với hkn x ∈ A, do |f | < +∞ nên có n0 ∈ N sao cho

f (x) < n, ∀n > n0

Do đó, f (x) χAn (x) = 0, ∀n > n0 .

Vậy lim f (x) χAn (x) = 0.
n→∞
Theo định lý hội tụ bị chặn Lebesgue, ta có
Z Z Z
lim fn dµ = lim |f | χAn dµ = 0dµ = 0
n→∞ n→∞
A A A

Vậy lim nµ (An ) = 0.


n→∞

Bài 2.12. Cho f là hàm số không âm, hữu hạn hkn trên A. Với mỗi n ∈ N, ta đặt


 f (x) nếu f (x) 6 n
fn (x) =
 0
 nếu f (x) > n

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 55


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

R R
Chứng minh lim fn dµ = f dµ.
n→∞ A A

Chứng minh.

* Chứng minh (fn ) đo được trên A (phần chứng minh dành cho bạn đọc)

* Chứng minh fn (x) 6 fn+1 (x) , ∀x ∈ A, ∀n ∈ N

Lấy x ∈ A tùy ý.
Nếu f (x) 6 n thì fn (x) = f (x) 6 fn+1 (x) = f (x).
Nếu n < f (x) 6 n + 1 thì fn (x) = 0 6 fn+1 (x) = f (x) (do f ∈ L+ (A)).
Nếu f (x) > n + 1 thì fn (x) = 0 6 fn+1 (x) = 0.
Do đó, fn (x) 6 fn+1 (x) , ∀x ∈ A, ∀n ∈ N.

* Chứng minh lim fn (x) = f (x), hkn x ∈ A


n→∞

Do f hữu hạn hkn trên A nên tồn tại B ⊂ A, µ (B) = 0 và f (x) < +∞, ∀x ∈ A\B.
Lấy x ∈ A\B tùy ý thì f (x) < +∞. Khi đó có n0 ∈ N sao cho n > f (x) , ∀n > n0 . Suy
ra fn (x) = f (x) , ∀n > n0 .
Do đó, lim fn (x) = f (x), hkn x ∈ A.
n→∞
R R
Vậy theo định lý hội tụ đơn điệu Levi, lim fn dµ = f dµ.
n→∞ A A

Bài 2.13. Cho f là hàm số khả tích trên A. Với mỗi n ∈ N, ta đặt


f (x) nếu f (x) 6 n





fn (x) = n nếu f (x) > n


 −n nếu f (x) < −n


R R
Chứng minh lim fn dµ = f dµ.
n→∞ A A

Chứng minh.
n  o
Nhận thấy rằng fn (x) = min n, max −n, f (x) , x ∈ A.
Từ đây ta có fn đo được và |fn | 6 |f | , ∀n ∈ N.
Mặt khác,
(  )
lim fn (x) = min lim n, max lim (−n) , f (x)
n→∞ n→∞ n→∞
n  o
= min +∞, max −∞, f (x)

= f (x)

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 56


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

R R
Vậy theo định lý hội tụ bị chặn Lebesgue, lim fn dµ = f dµ.
n→∞ A A

µ
Bài 2.14. Cho (fn ) và f là các hàm không âm, hữu hạn hkn trên A. Biết rằng fn −→ f
R R
trên A. Chứng minh f dµ 6 sup fn dµ.
A n∈N A

Chứng minh.
µ  hkn
Do fn −→ f trên A nên tồn tại dãy con fnk k∈N
của (fn ) sao cho fnk −→ f trên A, suy
ra limfnk (x) = f (x) hkn trên A.

Theo bổ đề Fatou cho dãy fnk không âm, ta có
Z Z
f dµ = limfnk dµ
A A
Z
6 lim fnk dµ
A
Z
= lim inf fnk dµ
k→∞
A
Z
= sup inf fnk dµ
n∈N k>n
A
Z
6 sup fn dµ
n∈N
A

u
Bài 2.15. Cho (fn ) là dãy các hàm bị chặn trên A. Biết rằng fn −→ f trên A và
R R
µ (A) < +∞. Chứng minh f dµ = lim fn dµ. Cho ví dụ để thấy kết luận không còn
A n→∞ A

đúng khi µ (A) = +∞.

Chứng minh.
u
Với  = 1 > 0, do fn −→ f nên tồn tại n0 ∈ N sao cho

fn (x) − f (x) 6 1, ∀x ∈ A, ∀n > n0

Với |f | 6 |fn | + 1, do fn bị chặn


Z trên A và µ (A) Z < +∞ nên fn khả tích trên A, hay |fn |

khả tích trên A. Mặt khác, |fn | + 1 dµ = |fn | dµ + µ (A) < +∞. Suy ra |f | khả
A A
tích trên A. Z Z

Với |fn | 6 |f | + 1, ∀n > n0 , do |f | + 1 dµ = |f | dµ + µ (A) < +∞ nên |f | + 1 khả
A A

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 57


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

tích trên A.
u
Do fn −→ f nên lim fn (x) = f (x) , ∀x ∈ A.
n→∞ Z Z
Theo định lý hội tụ bị chặn Lebesgue, f dµ = lim fn dµ.
n→∞
A A
Xét ví dụ bài 2.16b:
(fn ) là dãy các hàm bị chặn trên A và
1
sup fn (x) = , ∀n ∈ N
x∈A n
u
Cho n → +∞, ta được lim sup fn (x) = 0. Do đó, fn −→ 0.
n→∞ x∈A
R
Nhưng lim fn dµ 6= 0.
n→∞ A

Bài 2.16.
a/ Cho A = (0, 1). Với mỗi n ∈ N, ta đặt

 n nếu 0 < x < 1

fn (x) = n
1
 0 nếu
 6x<1
n
R
Chứng minh fn −→ 0 trên A nhưng lim fn dµ 6= 0.
n→∞ A

b/ Cho A = R. Với mỗi n ∈ N, ta đặt



 1 nếu |x| 6 n

fn (x) = n
 0 nếu |x| > n

R
Chứng minh fn −→ 0 trên A nhưng lim fn dµ 6= 0.
n→∞ A

Chứng minh.
1 1
a/ Lấy x ∈ A tùy ý, khi đó có n0 ∈ N sao cho < x, suy ra < x < 1, ∀n > n0 , nên
n0 n
fn (x) = 0, ∀n > n0 . Do đó, lim fn (x) = 0, ∀x ∈ A.
n→∞ "
Z Z  #
1 1
Nhưng fn dµ = ndµ = n.µ 0, = n. = 1, ∀n ∈ N.
n n
A (0, n1 )
R
Vậy lim fn dµ = 1 6= 0.
n→∞ A

µ
* Kiểm tra fn −→ 0 trên A

µ
Do fn −→ 0 trên A và µ (A) = 1 < +∞ nên fn −→ 0 trên A.

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 58


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

u
* Kiểm tra fn −→ 0 trên A

Ta có

sup fn (x) = sup n = n
x∈A x∈A

Cho n → +∞, ta được lim sup fn (x) = +∞. Vậy fn không hội tụ đều về 0 trên A.
n→∞ x∈A

b/ Lấy x ∈ A tùy ý, khi đó có n0 ∈ N sao cho |x| 6 n0 , suy ra |x| 6 n, ∀n > n0 , nên
1
fn (x) = , ∀n > n0 . Do đó, lim fn (x) = 0, ∀x ∈ A.
Zn Z n→∞
1 1  1
Nhưng fn dµ = dµ = .µ [−n, n] = .2n = 2, ∀n ∈ N.
n n n
A [−n,n]
R
Vậy lim fn dµ = 2 6= 0.
n→∞ A

µ
* Kiểm tra fn −→ 0 trên A

Lấy r > 0 tùy ý. Khi đó,


n o  1

x ∈ A : fn (x) > r = x ∈ [−n, n] : > r
n
 
1 1
Chọn n0 ∈ N sao cho < r, ∀n > n0 thì x ∈ [−n, n] : > r = ∅, ∀n > n0 .
n n
 !
1 µ
Do đó, lim µ x ∈ [−n, n] : > r = 0, hay fn −→ 0.
n→∞ n
u
* Kiểm tra fn −→ 0 trên A

Ta có
1 1
sup fn (x) = sup = , ∀n ∈ N
x∈A x∈A n n
u
Cho n → +∞, ta được lim sup fn (x) = 0. Vậy fn −→ 0 trên A.
n→∞ x∈A

Bài 2.17.

S
a/ Cho (An ) là dãy tăng các tập hợp, f là hàm số khả tích trên A = An . Chứng minh
R R n=1
lim f dµ = f dµ.
n→∞ A A
n

T
b/ Cho (An ) là dãy giảm các tập hợp, f là hàm số khả tích trên A1 . Đặt A = An .
R R n=1
Chứng minh lim f dµ = f dµ.
n→∞ A A
n

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 59


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Chứng minh.
a/ Viết f = f + − f − với f + = max (f, 0) , f − = max (−f, 0). Khi đó,
 
Z Z Z
lim f dµ = lim  f + dµ − f − dµ
 
n→∞ n→∞
An An An
Z Z
= lim +
f dµ − lim f − dµ
n→∞ n→∞
An An
Z Z
= +
f dµ − f − dµ
A A
Z
= f dµ
A
Z
b/ Chứng minh tương tự câu a. Với lưu ý rằng f dµ < +∞.
A1

Bài 2.18. Cho không gian độ đo (X, F , µ) và hàm g không âm trên X. Ta đặt
Z
λ (A) = gdµ, A ∈ F
A
Z Z
a/ Cho hàm f không âm trên X. Chứng minh f dλ = f gdµ.
X X
b/ Giả sử thêm g khả tích trên X và f hữu hạn hầu khắp nơi trên X. Đặt An =
n o R
x ∈ X : f (x) > n . Chứng minh lim gdµ = 0.
n→∞ A
n

Chứng minh.
a/

* Trường hợp 1: f ∈ S + (X)

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 60


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

m
P m
S
f= ai χ (Ai ) , ai > 0, Ai đo được, rời nhau và X = Ai . Khi đó,
i=1 i=1

Z m
X
f dλ = ai λ (Ai )
X i=1
m
X Z
= ai gdµ
i=1 Ai
m
X Z
= ai χAi gdµ
i=1 X
m Z
X
= ai χAi gdµ
i=1 X
m
Z X
= ai χAi gdµ
X i=1
Z m
X
= g ai χAi dµ
X i=1
Z
= f gdµ
X

* Trường hợp 2: f ∈ L+ (X)

Khi đó tồn tại (sn ) ⊂ S + (X) , sn % f . Theo trường hợp 1, ta có


Z Z
sn dλ = sn gdµ, ∀n ∈ N
X X

Mặt khác, do sn % f và g ∈ L+ (X) nên sn g % f g.


Cho n → +∞, ta được Z Z
f dλ = f gdµ
X X
Z Z
b/ Do An ⊃ An+1 và λ (A1 ) = gdµ 6 gdµ < +∞ nên theo tính đơn điệu của độ đo,
 A1 X

 Z
T
λ An = lim λ (An ) = lim gdµ.
n=1 n→∞ n→∞
An
∞ n o ∞ 
T T
Mà An = x ∈ X : f (x) = +∞ và f hữu hạn hầu khắp nơi trên X nên λ An =
n=1 Z n=1

0, hay lim gdµ = 0.


n→∞
An

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 61


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Bài 2.19. Cho f là hàm không âm trên A và µ (A) < +∞. Chứng minh f khả tích trên
A khi và chỉ khi
∞ 
X 
2n µ x ∈ A : f (x) > 2n <∞
n=0

Chứng minh.
Đặt M = N ∪ {0}

An = x ∈ A : f (x) > 2n , An ⊃ An+1 , n ∈ M

B−1 = x ∈ A : f (x) = +∞

B0 = A\A0 = x ∈ A : 0 6 f (x) 6 1

Bn+1 = An \An+1 = x ∈ A : 2n < f (x) 6 2n+1 , n ∈ N
 ∞
S
Khi đó, Bn n ∈ {−1, 0, 1, ...} đo được, đôi một rời nhau và A = Bn . Ta có
n=−1

Z Z Z ∞ Z
X
f dµ = f dµ + f dµ + f dµ
A B−1 B0 n=1B
n

(⇒).
Z Do f khả tích trên A nên f hữu hạn hkn trên A, suy ra µ (B−1 ) = 0. Do đó,
f dµ = 0. Ta có
B−1

Z Z ∞ Z
X
f dµ = f dµ + f dµ
A B0 n=1B
n

X∞ Z
> f dµ
n=1B
n
∞ Z
X
> 2n−1 dµ
n=1B
n

X
= 2n−1 µ (Bn )
n=1
1 
= 2µ (B1 ) + 4µ (B2 ) + 8µ (B3 ) + ...
2
1       
= 2 µ (A0 ) − µ (A1 ) + 4 µ (A1 ) − µ (A2 ) + 8 µ (A2 ) − µ (A3 ) + ...
2
1 
= µ (A0 ) + µ (A0 ) + 2µ (A1 ) + 4µ (A2 ) + 8µ (A3 ) + ...
2"

#
1 X
= µ (A0 ) + 2n µ (An )
2 n=0

1X n
> 2 µ (An )
2 n=0

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 62


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng


2n µ (An ) < +∞.
P
Do f khả tích trên A nên
n=0
 ∞  ∞
x ∈ A : f (x) > 2n =
T T
(⇐). Do B−1 = x ∈ A : f (x) = +∞ = An , An ⊃ An+1
n=0 n=0
và µ (A0 ) 6 µ (A) < +∞ nên µ (B−1 ) = lim µ (An ).
n→∞
∞ ∞
2n µ (An ) < +∞ nên lim µ (An ) = 0, hay µ (B−1 ) = 0. Suy ra
P P
Lại có µ (An ) 6
n=0 n=0 n→∞
Z
f dµ = 0. Ta có
B−1

Z Z ∞ Z
X
f dµ = f dµ + f dµ
A B0 n=1B
n
Z ∞ Z
X
6 dµ + 2n dµ
B0 n=1B
n

X
= µ (B0 ) + 2n µ (Bn )
n=1

X
6 µ (A) + µ (A0 ) + 2n µ (An )
n=0

X
6 2µ (A) + 2n µ (An ) < +∞
n=0

Vậy f khả tích trên A.

Bài 2.20. Cho f là hàm đo được trên A và µ (A) < +∞. Giả sử có hai hằng số C > 0 và
r > 1 sao cho với mọi t > 0,
n o C

µ x ∈ A : f (x) > t < r
t

Chứng minh f khả tích trên A.

Chứng minh.
Lấy n ∈ N ∪ {0} tùy ý, với tn = 2n > 0 ta có
n o
n C
µ x ∈ A : f (x) > 2
< nr , ∀n ∈ N ∪ {0}
2

hay n
o C
n n
2 µ x ∈ A : f (x) > 2
< , ∀n ∈ N ∪ {0}
2n(r−1)

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 63


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Khi đó,
∞ n o X∞
X
n
n C
2 µ x ∈ A : f (x) > 2
<
n=0 n=0
2n(r−1)
∞  n
X 1
=C
n=0
2r−1
!
C 1
= do r−1 < 1
1 2
1−
2r−1
C.2r−1
= <∞
2r−1 − 1
Theo bài 2.19, |f | khả tích trên A.
Vậy f khả tích trên A.

Bài 2.21. Cho A = [−1, 1]d là khối lập phương trong Rd . Chứng minh hàm f , xác định
1
bởi f (0) = 0 và f (x) = r khi x 6= 0, khả tích trên A khi và chỉ khi r < d.
|x|
Chứng minh.
 d
−1 1
Đặt An = , , n ∈ N.
n n
   !d
−1 −1 1 1
An \An+1 = , ∪ , , An \An+1 đôi một rời nhau.
n n+1 n+1 n
∞ 
An \An+1 ∪ {θ}, với θ là vector - không của Rd .
S
Khi đó A =
n=1  
−1 −1
Với n ∈ N tùy ý, xét x = (x1 , x2 , ..., xd ) ∈ An \An+1 , ta có xi ∈ , ∪
  n n+1
1 1 1 2 1
, , ∀i = 1, d. Suy ra 2 6 xi 6 2 , ∀i = 1, d.
n+1 n (n + 1) n
√ √  r  r
d d n n+1
Từ đó ta được 6 |x| 6 . Suy ra √ 6 f (x) 6 √ .
n+1 n d d
Do đó,
 r Z  r
n  n+1 
√ µ An \An+1 6 f dµ 6 √ µ An \An+1 , ∀n ∈ N
d d
An \An+1

Lại có

µ An \An+1 = µ (An ) − µ (An+1 )
 d  d
2 2
= −
n n+1
(n + 1)d − nd
= 2d .
nd (n + 1)d

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 64


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Khi đó

2d (n + 1)d − nd 2d (n + 1)d − nd
Z
√ r . 6 f dµ 6 √ r . , ∀n ∈ N
nd−r (n + 1)d nd (n + 1)d−r
 
d d
A n \An+1

Suy ra
∞ ∞
2d (n + 1)d − nd 2d (n + 1)d − nd
X Z X
√ r . 6 f dµ 6 √ r . (2.1)
d−r (n + 1)d d−r
 
d
d n=1 n A
d n=1 n (n + 1)
 
 X∞ Z Z Z Z Z 
 
Chú ý là
 f dµ = f dµ = f dµ + f dµ = f dµ

 n=1 ∞ ∞

An \An+1 S S {θ} A
An \An+1 An \An+1
n=1 n=1

Nhận thấy rằng sự hội tụ của chuỗi ở VT và VP trong (2.1) là tương đương. Thật vậy,
r
(n + 1)d − nd (n + 1)d − nd

n n→+∞
d
: d−r
= −→ 1 > 0
nd−r (n + 1) nd (n + 1) n+1

X 1
Xét chuỗi , ta có
n=1
nd−r+1

(n + 1)d − nd 1 (n + 1)d − nd
: = n.
nd−r (n + 1)d nd−r+1 (n + 1)d
(n + 1)d−1 + n (n + 1)d−2 + ... + nd−2 (n + 1) + nd−1
= n.
(n + 1)d
" d−1  d−2   #
1 1 1
nd 1+ + 1+ + ... + 1 + +1
n n n
=  d
d
1
n 1+
n
 d−1  d−2  
1 1 1
1+ + 1+ + ... + 1 + +1
n n n
=  d
1
1+
n
−→ d > 1 (n → +∞)


X 1
Vậy f khả tích trên A ⇔ Chuỗi ở VT và VP trong (2.1) hội tụ ⇔ Chuỗi hội
n=1
nd−r+1
tụ ⇔ d − r + 1 > 1 ⇔ r < d.

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 65


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

2.3 Sự liên hệ giữa tích phân (R) và tích phân (L)


Bài 2.22. Xét tính khả tích (R), khả tích (L) và tính các tích phân đó (nếu có) của các
hàm số sau trên các tập  A.
ex + 1 nếu x ∈ Q


a/ A = [0, 1] , f (x) =

 x2 nếu x ∈ QC
  
 1
x3 nếu x ∈ Q ∩ 0,


 2




b/ A = [0, 1] , f (x) = 1
x2 nếu x ∈ Q ∩ ,1


 2

nếu x ∈ QC ∩ [0, 1]


 0

nếu sin x ∈ Q

 cos x
c/ A = [0, π] , f (x) =

 sin2 x nếu sin x ∈ QC

Chứng minh.
a/

* Khả tích (R):

Lấy x ∈ A tùy ý, khi đó có (xn ) ⊂ Q∩[0, 1] , (x0n ) ⊂ QC ∩[0, 1] sao cho lim xn = lim x0n =
n→∞ n→∞
x.
Ta có
lim f (xn ) = lim (exn + 1) = ex + 1
n→∞ n→∞
lim f (x0n ) = lim (x0n )2 = x2
n→∞ n→∞
Mà e + 1 > e + 1 = 2, x2 6 1, ∀x ∈ A nên ex + 1 6= x2 , ∀x ∈ A.
x 0

Suy ra tập các điểm gián đoạn của hàm f là A và µ (A) = 1 > 0. Lại có f bị chặn trên A.
Do đó, theo định lý Lebesgue về tiêu chuẩn khả tích (R), f không khả tích (R) trên A.

* Khả tích (L):

Đặt g (x) = x2 , x ∈ A thì g đo được.


Đặt B = A ∩ Q thì µ (B) = 0. Suy ra f ∼ g trên A.
Ta có
Z Z Z Z1
2 1
f dµ = gdµ = x dµ (x) = x2 dx =
3
A A A 0

b/ Tương tự câu a/

c/

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 66


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng


Đặt K(= x ∈ [0, π] : sin x ∈ Q ) .
 
π
K1 = x ∈ 0, : sin x ∈ Q .
2
(   )
π
K2 = x ∈ , π : sin x ∈ Q .
2
G = Q ∩ [0, 1]. 
 cos x nếu x ∈ K

Khi đó, f (x) =
 sin2 x nếu x ∈
 /K

sin x ∈ Q : x ∈ [0, π] = {rn }n∈N
π
• sin x = 1 ⇔ x = .
2
• sin x < 1: có 2 giá trị x1 , x2 ∈ [0, π] , x1 6= x2 : sin x1 = sin x2 .
 
π
Do đó, K = ∪ {x2n }n∈N ∪ {x2n+1 }n∈N , nên K đếm được, hay µ (K) = 0.
2
* Nhắc lại:

• x ∈ A ⇔ ∃ (xn )n∈N ⊂ A : lim xn = x.


n→∞

• Cho f : X → Y là ánh xạ đồng phôi. Khi đó,


i. Ảnh của một tập trù mật trong X là một tập trù mật trong Y .
ii. Tạo ảnh của một tập trù mật trong Y là một tập trù mật trong X.

Chứng minh.
i. Giả sử A là một tập con trù mật trong X, tức là X = A. Ta chứng minh Y = f (A).
Lấy y ∈ Y tùy ý. Khi đó tồn tại x ∈ X sao cho y = f (x). Do X = A nên tồn tại
dãy (xn ) ⊂ A sao cho lim xn = x. Mà f liên tục nên lim f (xn ) = f (x) = y. Do
n→∞ n→∞
đó, Y = f (A).

ii. Giả sử B là một tập con trù mật trong Y , tức là Y = B. Ta chứng minh
X = f −1 (B).
Lấy x ∈ X tùy ý. Do Y = B nên tồn tại dãy (yn ) ⊂ B sao cho lim yn = f (x).
n→∞
−1 −1
Với mỗi n ∈ N, đặt xn = f (yn ). Do f liên tục nên lim xn = lim f −1 (yn ) =
n→∞ n→∞
f −1 f (x) = x. Do đó, X = f −1 (B).
 

* Khả tích (R):


 
π
Ta có ϕ := sin : 0, → [0, 1] là ánh xạ đồng phôi, ϕ−1 (G) = K1 và G = [0, 1] (tự
2    
π π
kiểm tra). Do đó, K1 = 0, . Lí luận tương tự, ta được K2 = , π . Ta chứng minh
2 2

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 67


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

K = [0, π].  
π
Lấy x ∈ [0, π] tùy ý. Nếu x ∈ 0, thì tồn tại dãy (an ) ⊂ K1 ⊂ K sao cho lim an = x.
  2 n→∞
π
Nếu x ∈ , π thì tồn tại dãy (bn ) ⊂ K2 ⊂ K sao cho lim bn = x. Do đó, K = [0, π].
2 n→∞
2
Gọi x0 là nghiệm của phương trình cos x = sin x trên [0, π].
Lấy a ∈ [0, π] \K, a 6= x0 tùy ý.
f (a) = sin2 a.
Do a ∈ [0, π] và K = [0, π] nên có dãy (xn ) ⊂ K : xn → a.
Suy ra f (xn ) = cos (xn ) → cos a 6= sin2 a. Do đó, f không liên tục tại a.

Suy ra tập các điểm gián đoạn của hàm f có độ đo lớn hơn hoặc bằng µ [0, π] \K =

µ [0, π] − 0 = π > 0.
Lại có f bị chặn trên A.
Vậy theo định lý Lebesgue về tiêu chuẩn khả tích (R), f không khả tích (R) trên A.

* Khả tích (L):

Do µ (K) = 0 nên f (x) = sin2 x hkn x ∈ [0, π]. Do đó,


Z Zπ
π
f dµ = sin2 xdx =
2
[0,π] 0

Bài 2.23. Xét tính khả tích (R) suy rộng, khả tích (L) và tính các tích phân đó (nếu có)
của các hàm số sau trên các tập A.
1
a/ A = [0, 1) , f (x) = √ .
1−x
1
b/ A = (0, 1] , f (x) = 2 .
x
Chứng minh.
1 1
a/ f (x) = 1 , < 1 nên f khả tích (R) suy rộng trên A. Lại có f (x) > 0, ∀x ∈ A
(1 − x) 2 2
nên f khả tích (L) trên A.
Khi đó,

Z1 Zc

Z   
1 1
f dµ = √ dx = lim− √ dx = lim− 2 1 − 1 − c = 2
1−x c→1 1−x c→1
A 0 0

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 68


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

1
b/ f (x) = , 2 > 1 nên f không khả tích (R) suy rộng trên A.
x2  
n
S i−1 i
Với n ∈ N tùy ý, A = (0, 1] = , . Khi đó,
i=1 n n
Z n
X Z
f dµ = f dµ
A i=1
( i−1 ,i
n n]
n Z  2
X n
> dµ
i=1 i−1 i
i
( n ,n]
n  2  !
X n i−1 i
= µ ,
i=1
i n n
n
X 1
=n
i=1
i2
 
Z ∞
X 1
Cho n → +∞, ta được f dµ = +∞ do hội tụ và lim n = +∞.
i=1
i2
A
Do đó, f không khả tích (L) trên A.


sin x
Bài 2.24. Cho hàm số f (x) = , x ∈ [π, +∞).
x
a/ Chứng minh f khả tích (R) suy rộng trên [π, +∞).
b/ Chứng minh f không khả tích (L) trên [π, +∞).

Chứng minh.
1
a/ Đặt g (x) = sin x, h (x) = , x ∈ [π, +∞).
x
• Với m ∈ [π, +∞) tùy ý, g liên tục trên [π, m] nên g khả tích (R) trên [π, m].
Rm
Đặt G (m) = sin xdx, m ∈ [π, +∞). Ta có
π

Zm

G (m) = sin xdx = |cos π − cos m| = |−1 − cos m| 6 1+|cos m| 6 2, ∀m ∈ [π, +∞)

π

Do đó, G bị chặn trên [π, +∞).


1
• Với h (x) = , x ∈ [π, +∞) thì h đơn điệu giảm trên [π, +∞) và lim h (x) =
x x→+∞
1
lim = 0.
x→+∞ x

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 69


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Vậy theo tiêu chuẩn Dirichlet về tính khả tích (R) suy rộng, f khả tích (R) suy rộng trên
[π, +∞).

b/
∞ 
S 
[π, +∞) = nπ, (n + 1) π
n=1
Với n ∈ N tùy ý, ta có
|sin x| |sin x|
Z Z
dµ (x) = dµ (x)
x x
[nπ,(n+1)π) [nπ,(n+1)π]
(n+1)π
|sin x|
Z
= dx
x

(n+1)π
Z
1
> |sin x| dx
(n + 1) π

(n+1)π
Z
1
= sin xdx

(n + 1) π



1  
= cos (nπ) − cos (n + 1) π

(n + 1) π
2
= cos (nπ)
(n + 1) π
2
=
(n + 1) π
∞ ∞
|sin x| |sin x|
Z Z
X 2X 1
Suy ra dµ (x) = dµ (x) > = +∞.
x n=1
x π n=1 n + 1
[π,+∞) [nπ,(n+1)π)
Do đó, |f | không khả tích (L) trên [π, +∞).
Vậy f không khả tích (L) trên [π, +∞).


1 1
Bài 2.25. Xét tính khả tích (L) của hàm f (x) = cos trên (0, 1).
x x
Chứng minh. Tương tự bài 2.24.

Bài 2.26.
  Cho hàm f khả tích (L) trên [0, 1]. Chứng minh hàm f (rx) khả tích (L) trên
1
0, với mọi r > 0 và
r
Z Z
f (x) dµ (x) = f (rx) dµ (x)
[0,1] [0, r1 ]

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 70


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Chứng minh.
Chứng minh theo sơ đồ:
f là hàm đặc trưng −→ f là hàm đơn giản −→ f là hàm đo được không âm −→ f là
hàm đo được tùy ý.

Bài 2.27. Tính các giới hạn sau:


Z1
x + x2 enx
a/ lim dx.
n→∞ 1 + enx
−1
Z1
xn
b/ lim n dx.
n→∞ 1+x
0
Z1
e−nx
c/ lim n dx.
n→∞ 1 + ex
0
Z1
1  
d/ lim ln 1 + enf (x) dx, trong đó f là hàm khả tích (L) trên [0, 1].
n→∞ n
0

Chứng minh.
a/
Ta có
Z1
x + x2 enx x + x2 enx x + x2 enx
Z Z
dx = dµ (x) + dµ (x)
1 + enx 1 + enx 1 + enx
−1 [−1,0] [0,1]

x + x2 enx
Đặt fn (x) = , n ∈ N, x ∈ [−1, 1].
1 + enx
Với x ∈ [−1, 0] , lim fn (x) = x.
n→∞
Với x ∈ (0, 1] , lim fn (x) = x2 .
n→∞
x + x2 enx |x| + x2 enx 1 + enx
Mặt khác, fn (x) = 6 6 = 1, ∀x ∈ [−1, 1] và g (x) = 1
1 + enx 1 + enx 1 + enx

là hàm khả tích trên [−1, 1].


Do đó, theo định lý hội tụ bị chặn Lebesgue,
Z1 Z0 Z1
x + x2 enx
Z Z
1
lim dx = xdµ (x) + x2 dµ (x) = xdx + x2 dx = −
n→∞ 1 + enx 6
−1 [−1,0] [0,1] −1 0

b/
Z1
xn
Đặt In = dx.
1+x
0

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 71


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

Tích phân từng phần với


1 −1
u= ⇒ du = dx
1+x (1 + x)2
xn+1
dv = xn dx, chọn v =
n+1
Khi đó,
 
Z1 Z1
xn+1 xn+1 
 
1 1 1 1 1 1
In = + 2 =  + 2 = + Jn
2 (n + 1) n + 1 (1 + x) n+1 2 (1 + x) n+1 2
0 0

xn+1
Đặt fn = , n ∈ N, x ∈ [0, 1].
(1 + x)2
1 1
Ta có lim fn (x) = 0 và fn (x) 6 2 và g (x) = là hàm khả tích trên
n→∞ (1 + x) (1 + x)2
[0, 1].
Do đó, theo định lý hội tụ bị chặn Lebesgue, lim Jn = 0.
  n→∞
n 1 1
Vậy lim nIn = lim + Jn = .
n→∞ n→∞ n + 1 2 2
c/ Tương tự câu b/, tích phân từng phần với
1
u= , dv = e−nx dx
1 + ex
d/

CHƯƠNG 2. TÍCH PHÂN LEBESGUE Trang 72


Chương 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ

Bài 1. Cho X = {1, 2, 3} , F = ∅, {1, 2} , {3} , X .




a/ Chứng minh F là σ - đại số trên X.


b/ Xét ánh xạ m : F → [0, +∞) sao cho m (∅) = 0, m {1, 2} = 2, m {3} = 1, m (X) =
 

a (a > 0).
Tìm tất cả các giá trị của a để m là độ đo trên F .
c/ Tìm µ∗ là độ đo ngoài sinh bởi m.

Chứng minh.
a/ Tự kiểm tra.
b/
Xét (An )n∈N ⊂ F , các An đôi một rời nhau.

S
• An = ∅ ⇒ An = ∅, ∀n ∈ N
n=1

 ∞
S P
m An = m (An ) = 0.
n=1 n=1


S
• An = {1, 2} ⇒ A1 = {1, 2} , An = ∅ (n > 2)
n=1

 ∞
S P
m An = m (An ) = 2
n=1 n=1


S
• An = {3} ⇒ A1 = {3} , An = ∅ (n > 2)
n=1

 ∞
S P
m An = m (An ) = 1
n=1 n=1


S
• An = X. Khi đó,
n=1  ∞
 ∞
S P
Với A1 = X, An = ∅ (n > 2), ta có m An = m (An ) = a.
n=1 n=1

73
Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

 ∞
 ∞
S P
Với A1 = {1, 2} , A2 = {3} , An = ∅ (n > 3), ta có m An = a và m (An ) =
n=1 n=1
3. Do đó m là độ đo khi và chỉ khi a = 3.

c/
Tìm độ đo ngoài của một tập con A của X chính là tìm độ đo của tập đo được nhỏ nhất
(theo quan hệ bao hàm) chứa A.
µ∗ (∅) = m (∅) = 0
µ∗ {1, 2} = µ∗ {1} = µ∗ {2} = m {1, 2} = 2
   

µ∗ {3} = m {3} = 1
 

µ∗ {1, 3} = µ∗ {2, 3} = µ∗ (X) = m (X) = 3


 


µ
Bài 2. Cho f : A → R đo được trên A, g ∼ f trên A và µ là độ đo đủ.
a/ Chứng minh g đo được trên A.
b/ Chứng minh f 2 + g 2 đo được trên A.

Chứng minh.
µ
a/ Do g ∼ f trên A nên tồn tại B ⊂ A, µ (B) = 0 sao cho g (x) = f (x) , ∀x ∈ A\B.
Lấy a ∈ R tùy ý. Ta có
 
A [g < a] = B [g < a] ∪ A\B [g < a] = C ∪ A\B [f < a]

Do µ là độ đo đủ, C ⊂ B và µ (B) = 0 nên C ∈ F . Lại có A\B [f < a] ∈ F do f đo




được trên A. Do đó, A [g < a] ∈ F , ∀a ∈ R.


Vậy g đo được trên A.

b/
 
Lấy a ∈ R tùy ý. Xét B = A f 2 + g 2 < a :
Với a 6 0, B = ∅ ∈ F .
Với a > 0, đặt T = {r ∈ Q : r > 0}. Khi đó,

B = A f 2 < a − g2
 
[ 
A f 2 < r < a − g2

=
r∈T
[    
A f 2 < r ∩ A g 2 < a − r ∈ F do f, g đo được nên f 2 , g 2 đo được
 
=
r∈T

Chú ý là f 2 , g 2 đo được không cần điều kiện hữu hạn của f, g.

CHƯƠNG 3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ Trang 74


Độ đo và tích phân Trần Quốc Thắng

—– HẾT —–
Chúc các bạn "qua môn" thành công

CHƯƠNG 3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ Trang 75

You might also like