You are on page 1of 5

Bài 2: CÁT TUYẾN CỦA MỘT TAM GIÁC

1. Định nghĩa: Cho hai điểm A, B phân biệt và một số thực k 6= 1. Ta nói rằng điểm M
MA
chia đoạn AB theo tỉ số k nếu điểm M nằm trên đường thẳng AB và = k (ta có thể
−−→ −−→ MB
viết M A = k M B hoặc có thể viết M A = kM B).
MA 3 MA 3
Ví dụ: Sau đây ta có = − ở hình 1 và = ở hình 2.
MB 2 MB 2

Chú ý: Với k 6= 1 ta có một điểm M duy nhất chia đoạn AB theo tỉ số k.


k
Khi đó AM = AB. Vậy nếu k = 1 và A, B phân biệt thì không tồn tại điểm M chia
k−1
AB theo tỉ số k = 1.

2. Định lí Menelaus1 :

Hình 1: “Nếu ba cạnh của một tam giác được cắt bởi một đường thẳng (một trong các cạnh
được kéo dài ra ngoài các đỉnh của nó), thì tích của ba trong các đoạn thẳng không liền kề
bằng tích của ba đoạn thẳng khác.”

Định lí: Cho tam giác ABC và các điểm


A0 , B 0 , C 0 lần lượt thuộc các đường thẳng
BC, CA, AB. Điều kiện cần và đủ để cho
ba điểm A0 , B 0 , C 0 thẳng hàng là:

A0 B B 0 C C 0 A
· · =1 (1)
A0 C B 0 A C 0 B

Chứng minh.
Giả sử ba điểm A0 , B 0 , C 0 thẳng hàng thuộc đường thẳng ∆.
Từ A, B, C vẽ ba đường thẳng song song tùy ý lần lượt cắt ∆ tại A1 , B1 , C1 . Ta có:

A0 B BB1 B0C CC1 C 0A AA1


0
= ; 0
= ; 0
= .
AC CC1 BA AA1 CB BB1
1
Menelaus of Alexandria
2

Nhân từng vế của ba đẳng thức trên ta có:

A0 B B 0 C C 0 A
· · =1
A0 C B 0 A C 0 B
Ngược lại, giả sử ta có hệ thức (1). Ta chứng minh rằng B 0 C 0 phải cắt BC và giao điểm là
A0 .
Giả sử B 0 C 0 không cắt BC, tức là B 0 C 0 k BC. Ta có:

B0C C 0B B0C C 0A
= hay · =1
B0A C 0A B0A C 0B
A0 B
Khi đó: = 1. Như vậy A0 chia BC theo tỉ số k = 1. Điều này là không thể nếu B khác
A0 C
C. Do đó B 0 C 0 phải cắt BC.
Gọi A00 là giao điểm của B 0 C 0 và BC. Vì A00 , B 0 và C 0 thẳng hàng nên theo phần chứng
minh trước ta có:
A00 B B 0 C C 0 A
· · =1
A00 C B 0 A C 0 B
A00 B A0 B
So sánh hệ thức trên và (1) ta được = . Vậy A0 và A00 cùng chia đoạn BC theo
A00 C A0 C
cùng một tỉ số nên hai điểm này phải trùng nhau và ta có A0 , B 0 , C 0 thẳng hàng.

3. Định lí Céva: Cho tam giác ABC và các điểm A0 , B 0 , C 0 lần lượt thuộc các đường
thẳng BC, CA, AB. Điều kiện cần và đủ để các đường thẳng AA0 , BB 0 , CC 0 đồng quy hay
song song là:
A0 B B 0 C C 0 A
· · = −1 (2)
A0 C B 0 A C 0 B
Gợi ý chứng minh.
a) Chiều thuận:
a1) Trường hợp các đường thẳng đồng quy tại một điểm O.

• Áp dụng định lí Menelaus cho tam giác AA0 B và ba điểm thẳng hàng O, C, C 0 . Ta
có:
OA0 C 0 A CB
· · =1
OA C 0 B CA0

• Áp dụng định lí Menelaus cho tam giác AA0 C và ba điểm thẳng hàng O, B, B 0 . Ta
có:
OA BA0 B 0 C
· · =1
OA0 BC B 0 A
Nhân vế theo vế của hai biểu thức và thu gọn ta được (2).
3

a2) Trường hợp các đường thẳng song song (lúc này ta có thể coi là chúng đồng quy
tại một điểm O ở vô tận).

B0C BC C 0A CA0
= và =
B0A BA0 C 0B CB
0 0
AB BC CA 0 A0 B BC CA0
Do đó: 0 · 0 · 0 = 0 · · = −1.
AC BA CB A C BA0 CB
b) Chiều ngược:
b1) Trường hợp BB 0 cắt CC 0 tại điểm O. Ta cần chứng minh AO cắt BC tại A0 .

B0C C 0A BC AO
Giả sử ngược lại AO song song BC thì · = · = −1
B0A C 0B OA BC
A0 B
So sánh với (2) ta có: = 1, điều này là không thể khi B khác C. Vậy đường thẳng AO
A0 C
phải cắt BC tại một điểm A00 . Ta cần chứng minh A00 trùng A0 .
Áp dụng chiều thuận cho ba đường thẳng AA00 , BB 0 và CC 0 rồi so sánh với (2) ta có A00
trùng A0 .
b2) Trường hợp BB 0 song song với CC 0 . Chứng minh AA0 song song với hai đường này
bằng phản chứng và dựa vào b1).

4. Hình bốn cạnh toàn phần (Tứ giác toàn phần/ Tứ giác hoàn toàn):
Tứ giác toàn phần là một hình được tạo nên bởi bốn đường thẳng, từng đôi một cắt nhau
nhưng không có ba đường nào đồng quy. Một hình tứ giác toàn phần có 4 cạnh là bốn
đường thẳng, có 6 đỉnh là 6 giao điểm và 3 đường chéo là 3 đoạn thẳng đi qua hai đỉnh đối
diện (là hai đỉnh không thuộc một cạnh).
4

Bài toán:
Cho hình bốn cạnh toàn phần như hình
bên. Chứng minh rằng ba trung điểm A1 ,
B1 , C1 của các đường chéo AA0 , BB 0 , CC 0
thẳng hàng.

Áp dụng định lí Menelaus chiều thuận


cho tam giác ABC và cát tuyến A0 B 0 C 0 ta
có:
A0 B B 0 C C 0 A
· · =1
A0 C B 0 A C 0 B
Gọi A2 , B2 , C2 lần lượt là trung điểm của
BC, AC, AB thì B2 C2 , A2 C2 , A2 B2 là
các đường trung bình của tam giác ABC
và tương ứng đi qua các điểm A1 , B1 , C1 .
A0 B A1 C 2
Ta có: 0 = ;
AC A1 B 2
B0C B1 A2 C 0A C1 B 2
0
= ; 0
= .
BA B 1 C2 CB C 1 A2
A1 C 2 B 1 A2 C 1 B 2
Suy ra · · = 1.
A1 B 2 B 1 C 2 C 1 A2
Vậy A1 , B1 , C1 thẳng hàng theo chiều đảo của định lí Menelaus.

BÀI TẬP
Bài 1. Chứng minh chân ba đường phân giác ngoài của một tam giác không cân thì thẳng
hàng.

Bài 2. Cho ba điểm M , N , P lần lượt trên các cạnh BC, CA, AB của tam giác ABC sao
cho AM , BN , CP đồng quy. Gọi M 0 , N 0 , P 0 lần lượt là giao điểm thứ hai của đường tròn
(M N P ) với các cạnh BC, CA, AB của tam giác. Chứng minh rằng AM 0 , BN 0 , CP 0 đồng
quy.
5

Bài 3. Cho tam giác ABC và hai cát tuyến M N P và M 0 N 0 P 0 sao cho M N 0 song song AB,
M 0 P song song AC (M , M 0 thuộc BC; N , N 0 thuộc CA; P , P 0 thuộc AB). Chứng minh
rằng N P 0 song song BC.

Bài 4. (Định lí Desargues) Trong mặt phẳng, cho hai tam giác ABC và A0 B 0 C 0 . Các
cặp đường thẳng BC và B 0 C 0 cắt nhau tại D; CA và C 0 A0 cắt nhau tại E; AB và A0 B 0 cắt
nhau tại F . Chứng minh rằng nếu các đường thẳng AA0 , BB 0 , CC 0 đồng quy tại một điểm
O thì các giao điểm D, E, F thẳng hàng.

Bài 5. Trên các cạnh của tam giác ABC vuông tại A dựng các hình vuông ABDE và
ACF G về phía ngoài của tam giác. Chứng minh rằng CD và BF cắt nhau trên đường cao
từ A của tam giác ABC.

Bài 6. Cho tam giác ABC có AC > AB. Phân giác góc A và trung trực của BC cắt
nhau tại D. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của D lên AC, AB. Gọi I là trung điểm của
BC. Chứng minh I, H, K thẳng hàng.

Bài 7. Cho tam giác ABC và các điểm P , Q, R lần lượt trên ba đường thẳng BC, CA,
AB sao cho AP , BQ, CR đồng quy tại O. Chứng minh rằng:

P O QO RO
+ + = 1.
P A QB RC

Bài 8. Cho tứ giác ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AD, BC. Gọi G, E là trọng
tâm của tam giác ABC và ABD.
a) Chứng minh rẳng DG, CE, IJ đồng quy.
b) Chứng minh rằng GE song song với CD.

You might also like