You are on page 1of 64

Chương 1: Lôgic - Tập hợp - Ánh xạ - Số phức

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Duy Tân


email: tan.nguyenduy@hust.edu.vn

Viện Toán ƯDTH, HUST

Tháng 10, 2021

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 1 / 64


Contents

Nội dung

1 1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp


1.1.1. Tập hợp
1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

2 1.2. Ánh xạ
1.2.1. Định nghĩa
1.2.2. Một số loại ánh xạ
1.2.3. Tích ánh xạ, ánh xạ ngược

3 1.3. Số phức
1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số
1.3.2. Số phức

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 2 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.1. Tập hợp

1.1.1. Tập hợp

1 Tập hợp là một khái niệm "nguyên thủy", không được định nghĩa.
Một tập hợp được hiểu trực giác như là một sự tụ tập một số đối
tượng nào đó. Những đối tượng này được gọi là các phần tử của tập
hợp đó.
2 Ví dụ tập hợp các số nguyên tố, tập hợp các SV K66 của ĐHBKHN...
3 Các tập hợp thường được ký hiệu bằng chữ in hoa như
A, B,...,X , Y , ... Các phần tử thường được ký hiệu là chữ in thường
a, b,..., x, y ,...
4 Nếu x là phần tử của tập hợp X , ta viết x ∈ X và đọc là "x thuộc
X ".
5 ¯ X , và
Nếu x không là phần tử của tập hợp X , ta viết x 6∈ X hoặc x ∈
đọc là "x không thuộc X ".
6 Tập rỗng là tập không chứa phần tử nào. Ký hiệu ∅.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 3 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.1. Tập hợp

Một số tập số quen biết

N tập hợp số tự nhiên.


Z tập hợp số nguyên.
Q tập hợp số hữu tỷ.
R tập hợp số thực

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 4 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.1. Tập hợp

Cách mô tả tập hợp

Liệt kê các phần tử. Ví dụ A = {0, 1, 2, 3}.


Nêu ra tính chất đặc trưng của các phần tử. Dạng viết tổng quát là

{x | x có tính chất P}.

Cũng hay gặp dạng

{x ∈ X | x có tính chất P}

để mô tả tập gồm các phần tử của tập X thỏa mãn tính chất P.
Ví dụ, tập các số nguyên chẵn có thể mô tả là

{x ∈ Z | x chia hết cho 2}.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 5 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.1. Tập hợp

Quan hệ giữa các tập hợp


Cho hai tập hợp A và B.
Nếu mọi phần tử của A cũng là phần tử của B thì ta nói A là một
tập hợp con của B, hoặc A chứa trong B, hoặc B chứa A, và viết
A ⊂ B (hoặc A ⊆ B). Như vậy
A ⊆ B ⇔ ∀x, (x ∈ A) → (x ∈ B).
Nếu A không là tập con của B thì ta viết A 6⊂ B.
Hai tập A và B bằng nhau, viết A = B, nếu mọi phần tử của A cũng
là phần tử của B và ngược lại, mọi phần tử của B cũng là phần tử
của A. Như vậy A = B nếu và chỉ nếu A ⊂ B và B ⊂ A. Nói cách
khác
A = B ⇔ ∀x, (x ∈ A) ↔ (x ∈ B).
Ví dụ: A = {0, 1, 2}, B = {0, 1, 2, 3}, C = {3, 2, 0, 1}. Ta có
A ⊂ B = C.
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 6 / 64
1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.1. Tập hợp

Ghi chú

Cho hai tập A và B


Để chứng minh A là tập con của B, ta có thể sử dụng phương pháp
phần tử như sau:
1 Xét x là một phần tử tùy ý thuộc A.
2 Ta chỉ ra x thuộc B.

A ⊂ B nếu và chỉ nếu x ∈ A ⇒ x ∈ B.

Để chứng minh A = B ta có thể:


1 Sử dụng phương pháp phần tử để chứng minh A ⊂ B và B ⊂ A,
2 Sử dụng phương pháp biến đổi tương đương tập hợp.

A = B nếu và chỉ nếu x ∈ A ⇔ x ∈ B.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 7 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

1.1.2. Các phép toán trên tập hợp


Cho hai tập hợp A và B
Phép hợp: Hợp của A và B, ký hiệu A ∪ B, là tập hợp được định
nghĩa như sau

A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B}.

Phép giao: Giao của A và B, ký hiệu A ∩ B, là tập hợp được định


nghĩa như sau
A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}.
Phép lấy hiệu: Hiệu của A và B, ký hiệu A \ B, là tập hợp được định
nghĩa như sau
A \ B = {x | x ∈ A và x 6∈ B}.
Phép lấy phần bù: Nếu A ⊂ X thì X \ A được gọi là phần bù của A
trong X . Ký hiệu Ā hoặc CX (A).

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 8 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ
Cho A = {0, 1, 2, 3, 4}, B = {2, 3, 4, 5, 6}. Tính

A ∪ B, A ∩ B, A \ B, B \ A.

A ∪ B = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6}.
A ∩ B = {2, 3, 4}.
A \ B = {0, 1}.
B \ A = {5, 6}.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 9 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ (GK20161)
Giả sử f (x), g (x) là các hàm số xác định trên R. Đặt
A = {x ∈ R | f (x) = 0}, B = {x ∈ R | g (x) = 0}. Biểu diễn qua A, B tập
f (x)
nghiệm của phương trình sau: = 0.
f (x) + g (x)

Goi S là tập nghiệm của phương trình đã cho. Khi đó


¨
f (x) f (x) = 0
x ∈S ⇔ =0⇔
f (x) + g (x) f (x) + g (x) 6= 0
¨ ¨
f (x) = 0 x ∈A
⇔ ⇔ ⇔ x ∈ A \ B.
g (x) 6= 0 x 6∈ B

Vậy S = A \ B.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 10 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Một số tính chất

A ∪ B = B ∪ A,
1 Giao hoán:
A ∩ B = B ∩ A.
(A ∪ B) ∪ C = A ∪ (B ∪ C ),
2 Kết hợp:
(A ∩ B) ∩ C = A ∩ (B ∩ C ).
A ∪ (B ∩ C ) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C ),
3 Phân phối:
A ∩ (B ∪ C ) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C ).
X \ (A ∪ B) = (X \ A) ∩ (X \ B),
4 Công thức De Morgan: hay
X \ (A ∩ B) = (X \ A) ∪ (X \ B)
A ∪ B = A ∩ B, A ∩ B = A ∪ B.
Các phép toán hợp và giao có thể mở rộng cho nhiều tập hợp, và có
những tính chất tương tự như ở trên.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 11 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ (GK20201-N2)
Cho các tập hợp A, B, C . Bao hàm thức sau đúng hay sai? Tại sao?

[(A ∩ B) \ C ] ⊂ [A ∩ (B \ C )].

Giả sử a ∈ (A ∩ B) \ C là một phần tử bất kỳ.


Khi đó a ∈ A, a ∈ B và a 6∈ C .
Vì a ∈ B và a 6∈ C nên a ∈ B \ C .
Vì a ∈ A và a ∈ B \ C nên a ∈ A ∩ (B \ C ).
Như vậy bao hàm thức là đúng.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 12 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ (GK20201-N1)
Cho các tập hợp A, B, C . Chứng minh rằng

(A ∩ B) \ C = A ∩ (B \ C ).

Cách 1: Phương pháp phần tử.


Cách 2: Biển đối tương đương.
Xét A, B, C nằm trong một tập hợp X nào đó, và gọi C̄ là phần bù của C
trong X . Ta có
(A ∩ B) \ C = (A ∩ B) ∩ C̄ = A ∩ (B ∩ C̄ ) = A ∩ (B \ C ).
Cách 2’: Ta có
¨ ¨

x ∈A∩B x ∈ A

x ∈A
x ∈ (A ∩ B) \ C ⇔ ⇔ x ∈B ⇔
x 6∈ C  x ∈B \C
x 6∈ C

¦
⇔ x ∈ A ∩ (B \ C ).
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 13 / 64
1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Một số bài tập


(CK20151) Cho A, B, C là các tập hợp. CMR
[(A ∪ B) \ C ] ⊂ [(A \ B) ∪ (B \ C )].
(GK20161) Cho A, B, C là các tập hợp bất kì. CMR
(A \ B) \ C = A \ (B ∪ C ).
(GK20161-Đề 5) Cho các tập A = [a, a + 1], B = [b − 1, b + 1] với
a, b là các số thực. Tìm điều kiện a, b sao cho A ∩ B = ∅.
(GK20171) Cho A, B, C là các tập hợp bất kì. CMR
(A \ B) ∩ C = (A ∩ C ) \ B.
(CK20181*) Cho các tập hợp con của R là A = [1, 3],
B = (m, m + 3). Tìm m để (A \ B) ⊂ (A ∩ B).
(GK20191-N3) Cho A, B, C là các tập hợp khác ∅. CMR
(A ∩ B) \ C = (A \ C ) ∩ (B \ C ).
(GK20201*) Cho các tập con A, B của tập hợp X và (X \ B) ⊂ A.
CMR (X \ A) ⊂ B.
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 14 / 64
1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Tích Descartes

Cho hai tập hợp A và B. Tích Descartes (tích trực tiếp) của A và B
là tập hợp gồm các cặp có thứ tự (a, b) với a ∈ A, b ∈ B:

A × B = {(a, b) | a ∈ A, b ∈ B}.

Cho n tập hợp A1 , A2 ,. . ., An . Tích Descartes của n tập hợp này là


tập hợp gồm các bộ n số có thứ tự (a1 , a2 , . . . , an ) với ai ∈ Ai , với
Qn
mọi i = 1, . . . n. Nó được ký hiệu là A1 × A2 × · · · × An , hoặc Ak .
k=1
Như vậy

A1 ×A2 ×· · ·×An = {(a1 , a2 , . . . , an ) | ai ∈ Ai , với mọi i = 1, 2, . . . n}.

Khi A1 = A2 = · · · = An = A, ta ký hiệu tích Descartes của n tập này


là An .

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 15 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Ghi chú

1 Xét hai phần tử (a, b) và (c, d) trong tích Descartes A × B. Khi đó


¨
a=c
(a, b) = (c, d) ⇔
b = d.

2 Xét hai phần tử (a1 , a2 , . . . , an ) và (b1 , b2 , . . . , bn ) trong tích


Descartes A1 × A2 · · · × An . Khi đó


 a1 = b1

a2 = b2

(a1 , a2 , . . . , an ) = (b1 , b2 , . . . , bn ) ⇔ . .
..



an = bn

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 16 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ
Cho A = {a, b}, B = {0, 1, 2}.
Tính A × B, B × A, B 2 .
Phần tử (a, 1, 2, b) thuộc tập hợp nào?

A × B = {(a, 0), (a, 1), (a, 2), (b, 0), (b, 1), (b, 2)}.
B × A = {(0, a), (1, a), (2, a), (0, b), (1, b), (2, b)}.
B 2 = {(0, 0), (0, 1), (0, 2), (1, 0), (1, 1), (1, 2), (2, 0), (2, 1), (2, 2)}.
(a, 1, 2, b) thuộc A × B × B × A.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 17 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Ví dụ (CK20201-N3)
Cho các tập hợp A, B, C , D. Bao hàm thức sau đúng hay sai? Vì sao?

(A × C ) ∩ (B × D) ⊂ (A ∩ B) × (C ∩ D).

Giả sử (x, y ) ∈ (A × C ) ∩ (B × D) là một phần tử bất kỳ.


Khi đó (x, y ) ∈ A × C và (x, y ) ∈ B × D.
Từ (x, y ) ∈ A × C , suy ra x ∈ A và y ∈ C .
Từ (x, y ) ∈ B × D, suy ra x ∈ B và y ∈ D.
Suy ra x ∈ A ∩ B và y ∈ C ∩ D.
Do đó (x, y ) ∈ (A ∩ B) × (C ∩ D).
Như vậy bao hàm thức là đúng.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 18 / 64


1.1. Sơ lược về lý thuyết tập hợp 1.1.2. Các phép toán trên tập hợp

Một số bài tập

(CK20181-N3 = GK20191). Cho các tập hợp A, B, C . CMR


A × (B ∪ C ) = (A × B) ∪ (A × C ).
(GK20181-N2) Trong R2 cho các tập con
A = {(x, y ) ∈ R2 | x + y = 4}, B = {(x, y ) ∈ R2 | x 2 − y = 8}. Xác
định tập hợp A ∩ B.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 19 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.1. Định nghĩa

1.2.1. Định nghĩa ánh xạ

Cho hai tập khác rỗng X và Y .

Định nghĩa
Một ánh xạ f từ X đến Y là một quy tắc cho tương ứng mỗi phần tử của
x với một và một chỉ phần tử của Y .
Phần tử y tương ứng với phần tử x được gọi là ảnh của x (qua f ) và viết
y = f (x), phần tử x được gọi là một tạo ảnh của y .

Ta thường ký hiệu ánh xạ f từ X đến Y có ảnh y = f (x) với mỗi x ∈ X


là f : X → Y , hoặc
f:X →Y
x 7→ y = f (x).
Tập X được gọi là tập nguồn hay tập xác định.
Tập Y được gọi là tập đích.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 20 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.1. Định nghĩa

Ảnh và nghịch ảnh

Cho ánh xạ f : X → Y .
Cho A ⊂ X . Tập hợp

f (A) = {f (x) | x ∈ A} = {y ∈ Y | ∃x ∈ A, f (x) = y }

được gọi là ảnh của A qua f .


Trường hợp đặc biệt, khi A = X , tập f (X ) được gọi là ảnh của f , ký
hiệu Im(f ).
Cho B ⊂ Y . Tập hợp f −1 (B) = {x ∈ X | f (x) ∈ B} được gọi là
nghịch ảnh của B bởi f . Như vậy với x ∈ X ,

x ∈ f −1 (B) ⇔ f (x) ∈ B.

Trường hợp đặc biệt, khi B = {y } chỉ một phần tử y , ta viết đơn
giản f −1 (y ) cho f −1 ({y }).

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 21 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.1. Định nghĩa

Ví dụ (GK20161-Đề 5)
Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x 2 − 3x − 4 và A = {0, −6}. Xác định các
tập hợp f (A) và f −1 (A).

f (A) = {f (x) | x ∈ A} = {f (0), f (−6)} = {−4, 50}.


– –
f (x) = 0 x = −1, x = 4
x∈ f −1 (A)⇔ f (x) ∈ A ⇔ ⇔ ⇔
f (x) = −6 x = 1, x = 2
x ∈ {−1, 1, 2, 4}.
f −1 (A) = {−1, 1, 2, 4}.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 22 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.1. Định nghĩa

Ví dụ (*GK20201)
Cho ánh xạ f : X → Y và A, B ⊂ X . Bao hàm thức sau đúng hay sai? Tại
sao?
f (A) \ f (B) ⊂ f (A \ B).

Giả sử y ∈ f (A) \ f (B) là một phần tử bất kỳ.


Suy ra y ∈ f (A) và y 6∈ f (B).
Vì y ∈ f (A) nên tồn tại x ∈ A sao cho f (x) = y .
Vì y = f (x) 6∈ f (B) nên x 6∈ B.
Từ x ∈ A và x 6∈ B, suy ra x ∈ A \ B.
Vậy y = f (x) ∈ f (A \ B).
Như vậy bao hàm thức luôn đúng.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 23 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.1. Định nghĩa

Một số bài tập


(GK20171) Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x 2 − 3x + 2. Xác định f −1 ((0, 2]).
(GK20171*) Cho ánh xạ f : R2 → R2 , xác định bởi f (x, y ) = (x − y , x + y ). Tính
f (A) với A = {(x, y ) ∈ R2 | x 2 + y 2 = 1}.
(GK20161) Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x 3 − 4x. Xác định a, b biết
f −1 ({a}) = {0, 2, b}.
x +1
(GK20161) Cho ánh xạ f : R \ {1} → R, f (x) = . Xác định f −1 ((0, 1]).
x −1
(GK20191*) Cho ánh xạ f : R2 → R, f (x, y ) = x 2 + y 2 − 2x + 4y − 1 và
A = [−1, 1] × [0, 2]. Tìm f (A).
(GK20191-N2) Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x 2 − 3x và tập
x −1
A = {x ∈ R : ≥ 0}. Xác định f (A).
2−x
(*GK20191-N3) Cho ánh xạ f : R2 → R2 , f (x, y ) = (x + 2y , 3x − y ) và tập
A = {(x, y ) ∈ R2 : x 2 + y 2 = 1}. Xác định tập ảnh f (A).
(GK20181-N2) Xét ánh xạ f : R2 → R2 xác định bởi f (x, y ) = (x + 2y , 2x − y ).
Cho A = {(x, y ) ∈ R2 | x 2 + y 2 = 4}. Xác định f (A).
(GK20201) Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = x 2 − 2x và tập A = (0, 3). Xác định tập
ảnh f (A) và tập nghịch ảnh f −1 (f (A)).
(GK20191) Cho ánh xạ f : E → F và 6= B ⊂ F . CMR f −1 (F \ B) = E \ f −1 (B).
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 24 / 64
1.2. Ánh xạ 1.2.2. Một số loại ánh xạ

1.2.2. Một số loại ánh xạ

Cho ánh xạ f : X → Y .
1 Ánh xạ f được gọi là đơn ánh nếu với mọi x1 6= x2 (x1 , x2 ∈ X ) thì
f (x1 ) 6= f (x2 ).
Nói cách khác, với x1 , x2 ∈ X , nếu f (x1 ) = f (x2 ) thì x1 = x2 .
Nói cách khác, với mọi y ∈ Y , "phương trình" f (x) = y có nhiều
nhất là một nghiệm x.
2 Ánh xạ f được gọi là toàn ánh nếu với mọi y ∈ Y tồn tại ít nhất một
phần tử x ∈ X sao cho f (x) = y .
Nói cách khác, với mọi y ∈ Y , "phương trình" f (x) = y có ít nhất
một nghiệm x.
3 Ánh xạ f được gọi là song ánh nếu f vừa đơn ánh và toàn ánh.
Nói cách khác, với mọi y ∈ Y , "phương trình" f (x) = y luôn có đúng
một nghiệm x.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 25 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.2. Một số loại ánh xạ

Ví dụ (GK20181)
Ánh xạ f : R → R2 , f (x) = (x 2 − 4, x 3 + 1) có đơn ánh không? Tại sao?

Giả sử f (x1 ) = f (x2 ).


Ta có f (x1 ) = f (x2 ) ⇔ (x12 − 4, x13 + 1) = (x22 − 4, x23 + 1) ⇔
¨ 2 ¨ 2
x1 − 4 = x22 − 4 x1 = x22
⇔ ⇒ x1 = x2 .
x13 + 1 = x23 + 1 x13 = x23
Vậy f là đơn ánh.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 26 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.2. Một số loại ánh xạ

Ví dụ (GK20181)
Ánh xạ f : R → R2 , f (x) = (2x + 1, x − 3) là toàn ánh không? Tại sao?

Xét (0, 0) ∈ R2 và xét phương trình f (x) = (0, 0).


¨
2x + 1 = 0
Ta có f (x) = (0, 0) ⇔ (2x + 1, x − 3) = (0, 0) ⇔ .
x −3=0
Hệ này vô nghiệm.
Do vậy f không là toàn ánh.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 27 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.2. Một số loại ánh xạ

Ví dụ (GK20161)
Ánh xạ f : R2 → R2 , f (x, y ) = (2x + y 2 , y 3 ) có là một song ánh hay
không? Tại sao?

Lấy (a, b) ∈ R2 bất kỳ và xét phương trình f (x, y ) = (a, b) (*).


2 , y 3 ) = (a, b) ⇔
Ta có f (x, y ) = (a, b) ⇔ (2x + y√
¨ 2
¨ 3
2x + y =a x = (a − b 2 )/2
⇔ √ .
y3 =b y = 3b
(*) luôn có nghiệm duy nhất.
Do vậy f là song ánh.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 28 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.2. Một số loại ánh xạ

Một số bài tập

(GK20171) Cho ánh xạ f : R2 → R2 , xác định bởi


f (x, y ) = (x 2 − y , x + y ). Ánh xạ f có là đơn ánh, toàn ánh không?
Tại sao?
(*GK20171) Cho ánh xạ f : [m, 2] → R, f (x) = x 3 − 3x 2 − 9x + 1.
Xác định m để f là một đơn ánh.
(GK20191-N2) Tìm số nguyên m lớn nhất sao cho ánh xạ
f : [m, 2] → [0, 4], f (x) = x 2 là một toàn ánh nhưng không là đơn
ánh.
(GK20201-N2) Cho ánh xạ f : R → R2 , f (x) = (x − 2, x 2 − 2x).
1 Ánh xạ f là toàn ánh hay không? Tại sao?
2 Tìm f −1 (A) biết A = [0, 1] × (−∞, 3).

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 29 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.3. Tích ánh xạ, ánh xạ ngược

1.2.3. Tích ánh xạ (hợp thành ánh xạ)

Cho hai ánh xạ f : X → Y và g : Y → Z .


Tích (hay hợp thành) của hai ánh xạ f và g là ánh xạ h : X → Z được xác
định bởi
h(x) = g (f (x)), ∀x ∈ X .
Ký hiệu ánh xạ tích của f và g là g ◦ f hoặc gf .

Ví dụ
Cho f : R → R, f (x) = x 2 và g : R → R, g (x) = x + 1. Xác định g ◦ f và
f ◦ g.

g ◦ f (x) = g (f (x)) = g (x 2 ) = x 2 + 1.
f ◦ g (x) = f (x + 1) = (x + 1)2 .

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 30 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.3. Tích ánh xạ, ánh xạ ngược

Một số tính chất

Ánh xạ đồng nhất


Cho tập hợp X . Ánh xạ từ X đến X đưa mỗi phần tử của x ∈ X thành
chính nó, được gọi là ánh xạ đồng nhất, ký hiệu là idX .

Một số tính chất


Cho các ánh xạ f : X → Y , g : Y → Z , h : Z → W . Khi đó
1 (h ◦ g ) ◦ f = h ◦ (g ◦ f ),
2 idY ◦ f = f ,
3 f ◦ idX = f .

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 31 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.3. Tích ánh xạ, ánh xạ ngược

Ánh xạ ngược

Cho f : X → Y là một song ánh.


Khi đó với mỗi y ∈ Y tồn tại duy nhất x ∈ X sao cho f (x) = y . Ta
ký hiệu phần tử x đó như sau: x = f −1 (y ).
Quy tắc tương ứng mỗi phần tử y ∈ Y với phần tử x = f −1 (y ), xác
định một ánh xạ, được gọi là ánh xạ ngược của f , được ký hiệu là
f −1 : Y → X .
Ghi nhớ: f (x) = y ⇔ f −1 (y ) = x.
Ví dụ: Ánh xạ f : R → R, f (x) = x + 1 là song ánh và có ánh xạ ngược
f −1 : R → R cho bởi f −1 (x) = x − 1.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 32 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.3. Tích ánh xạ, ánh xạ ngược

Tính chất

Cho f : X → Y là song ánh. Khi đó


f −1 cũng là song ánh và (f −1 )−1 = f ,
f ◦ f −1 = idY , f −1 ◦ f = idX .

Cho f : X → Y và g : Y → Z là hai song ánh. Khi đó g ◦ f là song ánh và

(g ◦ f )−1 = f −1 ◦ g −1 .

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 33 / 64


1.2. Ánh xạ 1.2.3. Tích ánh xạ, ánh xạ ngược

Ví dụ (GK20201-N3)
Cho ánh xạ f : R → R, f (x) = 2x − 3. Chứng minh f 2 = f ◦ f là song
ánh. Tìm ánh xạ ngược của f 2 .

f 2 (x) = (f ◦ f )(x) = f (f (x)) = f (2x − 3) = 2(2x − 3) − 3 = 4x − 9.


Lấy y ∈ R bất kỳ, xét phương trình f 2 (x) = y (*).
y +9
f (x) = y ⇔ 4x − 9 = y ⇔ x = .
4
(∗) luôn có duy nhất nghiệm với mọi y .
y +9
Vậy f 2 là song ánh. Hơn nữa (f 2 )−1 (y ) = .
4
x +9
Hay (f 2 )−1 (x) = .
4

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 34 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

1.3.1. Cấu trúc đại số

Phép toán hai ngôi


Cho X là một tập khác rỗng. Một phép toán hai ngôi (hay luật hợp
thành) trên X là một ánh xạ

∗: X × X → X.

Ảnh của phần tử (x, y ) qua ∗, được gọi là tích hay hợp thành của x và y ,
được ký hiệu là x ∗ y .

Người ta cũng dùng ký hiệu ◦, ·, +, ×,... để chỉ phép toán hai ngôi.

Cấu trúc đại số


Một cấu trúc đại số là một tập hợp khác rỗng X cùng các phép toán trên
nó thỏa mãn một số điều kiện xác định (tiên đề).

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 35 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Cấu trúc nhóm

Cho G là một tập khác rỗng, trên đó trang bị một phép toán hai ngôi ∗.
Khi đó G cùng phép toán ∗ được gọi là một nhóm nếu các điều kiện sau
được thỏa mãn.
1 Phép toán ∗ có tính kết hợp: (x ∗ y ) ∗ z = x ∗ (y ∗ z), ∀x, y , z ∈ G .
2 Tồn tại phần tử e ∈ G , được gọi là phần tử trung lập (hay phần tử
trung hòa) sao cho x ∗ e = e ∗ x = x, với mọi x ∈ G .
3 Với mọi x ∈ G , tồn tại phần tử x 0 ∈ G , gọi là nghịch đảo (hay phần
tử đối) của x, sao cho x ∗ x 0 = x 0 ∗ x = e.
Nhóm G với phép toán ∗ được gọi là nhóm giao hoán (hay abel) nếu phép
toán ∗ có tính chất giao hoán:

x ∗ y = y ∗ x, ∀x, y ∈ X .

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 36 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Một số tính chất và ví dụ

Tính chất
Giả sử tập G cùng với phép toán ∗ lập thành một nhóm.
Phần tử trung hòa e là duy nhất.
Phần tử đối x 0 của x là duy nhất.
Có luật giản ước: a ∗ b = ac ⇒ b = c, b ∗ a = c ∗ a ⇒ b = c.

Z với phép toán cộng thông thường là một nhóm (abel).


R \ {0} với phép nhân thông thường lập thành một nhóm (abel).
Tập các song ánh từ tập X vào X cùng với phép hợp thành lập thành
một nhóm. Nếu X có nhiều hơn hai phần tử thì nhóm này không giao
hoán.
Tập N với phép toán cộng thông thường không lập thành một nhóm.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 37 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Ghi chú

Các phép toán hai ngôi thường được gọi là cộng hoặc nhân dù rằng
tập hợp đang xét có thể không phải là tập hợp số.
Theo thói quen, phép toán trong nhóm abel thường được ký hiệu
theo lối cộng "+". Khi đó phần tử trung lập của nhóm cũng được gọi
là phần tử không, ký hiệu 0. Nghịch đảo của phần tử x được gọi là
phần tử đối của x, ký hiệu −x.
Trường hợp tổng quát, phép toán ∗ trong nhóm thường được ký hiệu
theo lối nhân ” · ”. Tích x · y của x và y , thường được ký hiệu là xy .
Phần tử trung lập của nhóm cũng được gọi là phần tử đơn vị. Nghịch
đảo của phần x được ký hiệu là x −1 .

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 38 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Ví dụ (GK20201)
Tập G = {z ∈ C | z 7 = 1} có lập thành một nhóm với phép nhân số phức
hay không? Vì sao?

Để kiểm tra một tập hợp cùng với phép toán nào đó có phải là một cấu
trúc đại số hay không, trước hết phải kiểm tra xem các phép toán trên tập
hợp đó có phải là phép toán hai ngôi hay không (có phải là phép toán đóng
hay không), rồi sau đó mới kiểm tra các tiên đề của cấu trúc đại số đó.
Với z1 , z2 ∈ G thì |z1 | = |z2 | = 1 và |z1 z2 | = |z1 ||z2 | = 1. Suy ra
z1 z2 ∈ G , và phép toán là đóng kín.
Với mọi z1 , z2 , z3 ∈ G ta có (z1 z2 )z3 = z1 (z2 z3 ).
Phần tử e = 1 ∈ G là phần tử trung hòa của phép nhân.
1
Với mọi z ∈ G , thì ∈ G là nghịch đảo của z.
z
Như vậy G cùng phép nhân số phức là một nhóm.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 39 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Một số bài tập

(GK20191) Tập hợp G = {z ∈ C : |z| = 1} có lập thành một nhóm


với phép nhân số phức hay không? Tại sao?
(GK20191) Tập hợp G = {z = m + ni ∈ C | m, n ∈ Q, m2 + n2 6= 0}
có lập thành một nhóm với phép nhân số phức hay không? Tại sao?
(GK20173*) Cho tập G 6= ∅ và G cùng với phép toán hai ngôi ∗ là
một nhóm thỏa mãn x ∗ x = e, ∀x ∈ G , e là phần tử trung hòa của
G . Hỏi (G , ∗) có phải là một nhóm giao hoán không? Vì sao?
 ‹
a b
(GK20171) Tập các ma trận W = {A = | a, b, c, d ∈ R} với
c d
phép cộng ma trận có lập thành một nhóm hay không? Vì sao?
(GK20201) Cho X là tập các ma trận vuông cấp 2 có định thức bằng
0 hoặc 1. Tập X cùng phép nhân ma trận có lập thành một nhóm
không? Tại sao?

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 40 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Cấu trúc vành


Cho R là một tập khác rỗng, trên đó trang bị hai phép toán hai ngôi, một
phép toán cộng +, và một phép toán nhân ·. Khi đó R cùng hai phép toán
này được gọi là một vành nếu các điều kiện sau được thỏa mãn.
1 Tập R cùng với phép toán cộng là một nhóm giao hoán.

2 Phép nhân trên R có tính chất kết hợp: (xy )z = x(yz), với mọi

x, y , z ∈ R.
3 Phép nhân phân phối về hai phía đối với phép cộng:

(x + y )z = xz + yz, z(x + y ) = zx + zy , , ∀x, y , z ∈ R.

Ví dụ
Z với phép toán cộng và nhân thông thường lập thành một vành.
√ √
Z[ 2] = {a + b 2 | a, b ∈ Z} với phép toán cộng và nhân thông
thường lập thành một vành.
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 41 / 64
1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Vành R được gọi là vành giao hoán nếu nó có thêm tính chất phép
nhân có tính chất giao hoán: xy = yx, ∀x, y ∈ R.
Vành R được gọi là có đơn vị nếu phép nhân có đơn vị, tức là tồn tại
phần tử, ký hiệu 1 ∈ R, sao cho x · 1 = 1 · x = x, với mọi x ∈ R.
Ví dụ, Z cùng với phép toán cộng và nhân thông thường lập thành một
vành (giao hoán có đơn vị).

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 42 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Cấu trúc trường


Cho K là một tập khác rỗng, trên đó trang bị hai phép toán hai ngôi, một
phép toán cộng +, và một phép toán nhân ·. Khi đó K cùng hai phép
toán này được gọi là một trường nếu các điều kiện sau được thỏa mãn.
K cùng với hai phép toán lập thành một vành giao hoán có đơn vị
1 6= 0 (ở đây 1 là phần tử đơn vị đối với phép nhân, 0 là phần tử
trung hòa đối với phép cộng).
Mọi phần tử x 6= 0 trong K đều khả nghịch, tức là tồn tại x 0 ∈ K sao
cho xx 0 = x 0 x = 1.

Ví dụ
R cùng với hai phép toán thông thường lập thành một trường.
Z cùng với hai pháp toán thông thường không lập thành một trường.
√ √
Q( 2) = {a + b 2 | a, b ∈ Q} với phép cộng và nhân thông thường
lập thành một trường.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 43 / 64


1.3. Số phức 1.3.1. Phép toán hai ngôi và cấu trúc đại số

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 44 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

1.3.2. Số phức
Một cặp có thự tự hai số thực (a, b) được gọi là một số phức. Tập
hợp các số phức được ký hiệu là C, nói cách khác C = C × C.
Ta định nghĩa hai phép toán cộng + và nhân × trên C như sau.
(a, b) + (c, d) = (a + c, b + d); (a, b)(c, d) = (ac − bd, ad + bc).

Mệnh đề
Tập hợp các số phức C cùng với hai phép toán cộng và nhân định nghĩa ở
trên lập nên một trường.

Quan hệ bằng nhau trên C: (a, b) = (c, d) ⇔ a = c, b = d.


Phần tử trung lập của phép cộng là (0, 0).
Phần tử đơn vị của phép nhân là (1,0).
Nghịch đảo của số phức (a, b) 6= (0, 0) là
a −b
(a, b)−1 = ( 2 , 2 ).
a + b a + b2
2
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 45 / 64
1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Dạng chính tắc của số phức


Xét F là tập các số phức dạng (a, 0), với a ∈ R. Ánh xạ

ι : F → C, a 7→ (a, 0)

là một song ánh và ι(a + b) = ι(a) + ι(b), ι(ab) = ι(a)ι(b). Ta sẽ đồng


nhất số thực a với số phức dạng (a, 0). Khi đó tập hợp các số thực R
được đồng nhất với tập F . Qua đồng nhất này ta coi C chứa R.
Gọi i = (0, 1). Khi đó i 2 = (0, 1)(0, 1) = (−1, 0) = −1. Ta gọi i là
đơn vị ảo.
Một số phức z = (a, b) có thể được viết dưới dạng

z = (a, b) = (a, 0) + (0, b) = (a, 0) + (b, 0)(0, 1) = a + bi.

Dạng z = a + bi được gọi là dạng chính tắc (hay dạng đại số) của số
phức z.
a = Rez được gọi là phần thực của z, b = Imz được gọi là phần ảo
của z.
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 46 / 64
1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Các phép toán ở dạng chính tắc

(a + bi) + (c + di) = (a + c) + (b + d)i


(a + bi) − (c + di) = (a − c) + (b − d)i
(a + bi)(c + di) = (ac − bd) + (ad + bc)i
a + bi (a + bi)(c − di)
= .
c + di c2 + d2

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 47 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Liên hợp của số phức

Cho số phức z = a + bi.


Số phức z̄ = a − bi được gọi là liên hợp của z.

Số thực không âm |z| = a2 + b 2 được gọi là môđun của z.

Tính chất
|z| = 0 ⇔ z = 0. z1 ± z2 = z1 ± z2 .
z z̄ = |z|2 .  ‹
z1 z1
|z1 + z2 | ≤ |z1 | + |z2 |. z1 z2 = z1 z2 , = .
z2 z2

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 48 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Ví dụ (GK20191)
z¯1 z¯2
Cho z1 , z2 là hai số phức khác 0. CMR + ≥ 2.
z2 z1

z¯1 z¯2 z¯1 z1 + z¯2 z2 |z1 |2 + |z2 |2 |z1 |2 + |z2 |2


+ = = = .
z2 z1 z1 z2 z1 z2 |z1 ||z2 |
Áp dụng bất đẳng thức Cauchy (cho 2 số thực dương), ta có
|z1 |2 + |z2 |2
≥ 2.
|z1 ||z2 |
Ta có điều phải chứng minh.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 49 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Biểu diễn hình học và dạng lượng giác của số phức


Mỗi số phức z = a + bi được biểu diễn bởi điểm M(a, b) trong hệ tọa
độ Oxy . Ngược lại mỗi điểm M(a, b) biểu diễn một số phức
z = a + bi.
Mặt phẳng tọa độ với việc biểu diễn số phức như vậy được gọi là mặt
phẳng phức. Gốc tọa độ biểu diễn số 0.
Trục Ox biểu diễn các số thực, được goi là trục thực.
Trục Oy biểu diễn các số thuần ảo, được gọi là trục ảo.

Dạng lượng giác của số phức

√ 6= 0 biểu diễn bởi điểm M(a, b).


Xét số phức z = a + bi
Đặt r = OM = |z| = a2 + b 2 . Đặt ϕ = (Ox, OM)~ (góc lượng giác),
(một) argument của z. (Argument của z xác định sai khác 2kπ, k ∈ Z.)
a b
Khi đó cos ϕ = 2 2
, sin ϕ = 2 và
a +b a + b2
z = r (cos ϕ + i sin ϕ).
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 50 / 64
1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Phép nhân, chia và lũy thừa số phức ở dạng lượng giác

Mệnh đề
Cho hai số phức khác không z1 = r1 (cos φ1 + i sin φ1 ),
z2 = r2 (cos φ1 + i sin φ2 ). Khi đó
1 z1 z2 = r1 r2 (cos(ϕ1 + ϕ2 ) + i sin(ϕ1 + ϕ2 )),
z1 r1
2 = (cos(ϕ1 − ϕ2 ) + i sin(ϕ1 − ϕ2 )).
z2 r2

Hệ quả (Công thức Moivre)


Cho số phức z = r (cos ϕ + i sin ϕ). Khi đó, với mọi n ∈ Z

z n = r n (cos(nϕ) + i sin(nϕ)).

Khi r = 1 công thức Moivre trở thành


(cos(nϕ) + i sin(nϕ))n = cos(nϕ) + i sin(nϕ).
Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 51 / 64
1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Ví dụ (GK20191)
√ √
2−i 2
Cho z = . Tính z 2019 + (z̄)2019 .
2
√ √
2−i 2
z= = cos(− π4 ) + i sin(− π4 ).
2
2019
z 2019 = cos(− π4 ) + i sin(− π4 ) = cos(− 2019π 2019π
4 ) + i sin(− 4 ) =
cos(− 3π 3π
4 ) + i sin(− 4 )
(z̄)2019 = z 2019 = cos(− 3π 3π
4 ) − i sin(− 4 )

z 2019 + (z̄)2019 = 2 cos(− 3π
4 )= 2.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 52 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Căn của số phức

Cho trước số phức z và số tự nhiện n ≥ 2. Số phức u mà u n = z được gọi


là một căn bậc n của z.
Nếu z = 0, thì chỉ có duy nhất một căn bậc n của 0 là 0.

Căn bậc n của số phức


Cho trước số phức z = r (cos ϕ + i sin ϕ) 6= 0. Khi đó, có đúng n căn bậc n
của z, là

n ϕ + 2kπ ϕ + 2kπ
zk = r (cos( ) + i sin( )), với k = 0, 1, 2, . . . , n − 1.
n n

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 53 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Ví dụ (CK20181)

Tìm các số phức z thỏa mãn z 3 = 4 3 − 4i, i là đơn vị ảo.

z 3 = 4 3 − 4i = 8(cos(− π6 ) + i sin(− π6 ))
Các số phức z thỏa mãn là
− π6 + 2kπ − π + 2kπ
z = 2(cos( ) + i sin(( 6 ))
3 3
π 2kπ π 2kπ
= 2(cos(− + ) + i sin(− + ), với k = 0, 1, 2.
18 3 18 3

Sai lầm thường gặp: z 3 = 4 3 − 4i = 8(cos( π6 ) − i sin( π6 )). Suy ra
π
z = 2(cos( 18 + 2kπ π 2kπ
3 ) − i sin( 18 + 3 ), với k = 0, 1, 2.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 54 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Một số bài tập

√ √
(GK20201) Giải phương trình trên C: (1 + i 3)1 1z 3 = ( 3 + i)20 .

(GK20201-N2) Tìm các số phức z thỏa mãn z 6 (1 + i)4 = (2 − i 12)6 .

(GK20201-N3) Xác định phần thực phần ảo của z = (1 + i)8 (2 − i 12)2020 .
(GK20191) Tìm các nghiệm phức của phương trình (z + i)10 − (z − i)10 = 0.

(GK20191-N3) Giải phương trình phức: (z − 2i)3 (1 + i 3) = −16i.
€ √ Šn
1+i
√ 3
(*GK20181) Cho zn = .
Tìm n nhỏ nhất để Re(zn ) = 0.
3+i

(GK20181) Cho ánh xạ f : C → C, f (z) = z 5 + 3. Tìm f −1 ({i}).
(GK20181-N2) Tìm nghiệm phức của phương trình: (z + i)4 = (2z − i)4 .
(GK20171) Tìm số phức z sao cho z 3 + 2i|z|2 = 0.
(GK20171-N2) Giải phương trình trong tập số phức (3z + 4)9 = 1 + i.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 55 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Một số bài tập*

(GK20201-N3)€ CMR
Š với mọi số tự nhiên n > 1, mọi nghiệm của
z+i n
phương trình z−i = 1 đều là số thực.
(GK20181) Tính tổng
0
S = C2018 2
− 3C2018 + 32 C2018
4 − 33 C2018
6 + · · · − 31009 C2018
2018 .

(GK20171) Cho z1 , z2 là hai nghiệm phức của phương trình


z 2 − z + ai = 0, với a là một số thực và i là đơn vị ảo. Tìm a biết
|z12 − z22 | = 1.
k2π k2π
(GK20161) Cho k = cos( 2016 ) + i sin( 2016 ), k = 0, 1, . . . , 2015. Tính
P2015 2015
S = k=0 k .
(GK20161) Cho z1 , z2 là hai nghiệm phức của phương trình
z1 z2
iz2 + (2 − i)z + 5 = 0. Tính − .
z2 z1

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 56 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Phương trình bậc hai

Xét phương trình bậc hai ax 2 + bx + c = 0, với a, b, c ∈ C, a 6= 0.


Ta giải phương trình này như sau.
Tính ∆ = b 2 − 4ac.
Gọi δ là một căn bậc hai phức của ∆.
Các nghiệm của phương trình trên là
−b ± δ
z1,2 = .
2a

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 57 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Ví dụ (GK20191-N2)
Giải phương trình trên C: z 2 − (3 − i)z + 4 − 3i = 0.

∆ = (3 − i)2 − 4(4 − 3i) = −8 + 6i = (1 + 3i)2 .


(3 − i) + (1 + 3i)
Hai nghiệm là z1 = = 2 + i và
2
(3 − i) − (1 + 3i)
z2 = = 1 − 2i.
2

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 58 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Đa thức

Cho trường F (ví dụ F = C, F = R).


Đa thức một biến x trên trường F là một biểu thức hình thức

p(x) = an x n + · · · + a1 x + a0 ,

trong đó a0 , a1 , . . . , an ∈ F .
Nếu an 6= 0 thì ta nói p(x) có bậc n, viết deg p(x) = n.
Nếu an = · · · = a1 = a0 = 0, thì p(x) được gọi là đa thức 0, và ta
quy ước bậc của đa thức không bằng −∞.
Tập các đa thức một biến x với hệ số trên F được ký hiệu là F [x].
Một phần tử α ∈ F được gọi là một nghiệm của p(x) nếu
p(α) = an αn + · · · + a1 α + a0 = 0.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 59 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Phép chia có dư

Cho p(x) và q(x) 6= 0 là hai đa thức thuộc F [x]. Khi đó tồn tại duy nhất
hai đa thức a(x), r (x) ∈ F [x] sao cho

p(x) = a(x)q(x) + r (x),

với deg(r (x)) < deg(q(x)).


Trong trường hợp r (x) = 0 thì ta nói f (x) chia hết cho g (x).

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 60 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Định lý cơ bản của đại số

Cho đa thức p(x) hệ số phức bậc ≥ 1.


(Bezout) Số phức α là nghiệm của p(x) nếu và chỉ nếu p(x) chia hết
cho x − α.
(D’Alembert) Đa thức p(x) luôn có ít nhất một nghiệm phức.
(Định lý cơ bản của đại số) Đa thức p(x) bậc n có đúng n nghiệm
phức kể cả bội, và ta có phân tích thành các nhân tử bậc nhất

p(x) = (x − α1 )(x − α2 ) · · · (x − αn ),

với α1 , . . . , αn ∈ C.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 61 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Một số bài tập

(GK20201) Giải phương trình phức: 1 + z + z 2 + z 3 + z 4 = 0.


(GK20191) Tìm các nghiệm phức của phương trình z 10 + z 5 + 1 = 0.
(GK20181) Tìm z ∈ C sao cho
1 + (z + 2i) + (z + 2i)2 + (z + 2i)3 + (z + 2i)4 = 0.
(CK20181) Cho ánh xạ f : C → C xác định bởi f (z) = 2z 3 − 1. Ánh
xạ f có phải là đơn ánh không vì sao? Xác định tích các mô đun của
các phần tử trong tập nghịch ảnh f −1 ({5 + 2i}).

(GK20171-N3) Cho ánh xạ f : C → C, f (z) = z 6 (m − i 3)12 ,
m ∈ R.
Tìm m để ánh xạ f là ánh
√ xạ toàn ánh.
Khi m = 1, tìm f −1 ({( 3 + i)6 }).

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 62 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Đa thức hệ số thực

Xét đa thức bậc n hệ số thực

p(x) = an x n + · · · + a1 x + a0 , (ai ∈ R, i = 0, . . . , n).

Khi đó
Nếu α ∈ C là một nghiệm phức của p(x) thì ᾱ cũng là nghiệm của
p(x).
Đa thức p(x) có thể phân tích thành tích các nhân tử bậc nhất và
bậc hai với biệt thực âm.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 63 / 64


1.3. Số phức 1.3.2. Số phức

Ví dụ (20161)
Phân tích đa thức p(x) = x 4 + 2x 3 + 7x 2 + 8x + 12 thành tích của 2 đa
thức bậc 2 với hệ số thực biết p(2i) = 0.

Ví dụ (GK20201)
Phân tích đa thức f (x) = (x 2 − 4x + 5)2 + (x + 1)2 thành tích của hai đa
thức bậc hai với hệ số thực, biết f (1 + i) = 0.

Tập hợp - Ánh xạ - Số phức 64 / 64

You might also like