You are on page 1of 10

1 Bổ sung về tập hợp

Ký hiệu U (hoặc Ω) là không gian tổng thể hay không gian mẫu; các tập hợp
A, B, C, ... ⊂ U ; x ∈ A (x là một phần tử của tập hợp A).
Ta nhắc lại một số phép toán trên tập hợp:
1. A ⊂ B nếu với mọi x ∈ A thì x ∈ B.
Chú ý là ∅ ⊂ A với mọi tập A.
2. A = B nếu A ⊂ B và B ⊂ A.
3. A ∪ B = {x : x ∈ A hoặc x ∈ B}.
4. A ∩ B = {x : x ∈ A và x ∈ B}.
Nếu A ∩ B = ∅ thì A và B được gọi là rời nhau.
5. A \ B = {x : x ∈ A và x ∈ / B}
6. Phần bù của tập hợp A, ký hiệu Ac , là tập U \ A.
Ac = U \ A = {x ∈ U : x ∈ / A}.
7. Hiệu đối xứng của hai tập hợp A và B là tập
A△B = (A \ B) ∪ (B \ A) = (A ∪ B) \ (A ∩ B).

Một số tính chất của tập hợp:


1. A ∪ A = A, A ∩ A = A.
2. A ∪ B ∪ C = A ∪ (B ∪ C) = (A ∪ B) ∪ C.
3. A ∪ B = B ∪ A, A ∩ B = B ∩ A.
4. A ∪ (B ∩ C) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C)
A ∩ (B ∪ C) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C)
5. A ∩ ∅ = ∅, A ∪ ∅ = A
A ∩ U = A, A ∪ U = U.
6. A ∪ Ac = U, A ∩ Ac = ∅, (Ac )c = A.
7. (A ∪ B)c = Ac ∩ B c , (A ∩ B)c = Ac ∪ B c (Quy tắc De-Morgan).
 c  c
Bài tập 1.1. Chứng minh rằng ∪∞
n=1 An = ∩∞ c
n=1 An và ∩∞
n=1 An = ∪∞ c
n=1 An

Bài tập 1.2. Chứng minh rằng:


1. Nếu A1 ⊂ A2 ⊂ A3 ⊂ . . . và A = ∪∞ c c ∞ c c
n=1 An thì A1 ⊃ A2 ⊃ . . . và ∩n=1 An = A .
2. Nếu A1 ⊃ A2 ⊃ A3 ⊃ . . . và A = ∩∞ c c ∞ c c
n=1 An thì A1 ⊂ A2 ⊂ . . . và ∪n=1 An = A .

Bài tập 1.3. Chứng minh rằng:


1. ∪ni=1 Ai = A1 ∪ (Ac1 ∩ A2 ) ∪ (Ac1 ∩ Ac2 ∩ A3 ) ∪ · · · ∪ (Ac1 ∩ Ac2 ∩ · · · ∩ Acn−1 ∩ An ).
2. ∪∞ ∞ c c c
n=1 = ∪n=1 (A1 ∩ A2 ∩ · · · ∩ An−1 ∩ An )

Bài tập 1.4. Cho A1 ⊂ A2 ⊂ A3 · · · ⊂ An . Chứng minh rằng:


∪ni=1 = A1 ∪ (A2 \ A1 ) ∪ (A3 \ A2 ) ∪ · · · ∪ (An \ An−1 ).
∞ [
\ ∞ c ∞ \
[ ∞
Bài tập 1.5. Chứng minh rằng An = Acn .
n=1 k=n n=1 k=n

1
2 Khái niệm đại số, σ− đại số
Định nghĩa 2.1. Cho X là một tập khác rỗng, P(X) là tập tất cả các tập con của X.
Gọi C là một họ khác rỗng các tập con của X (tức C là một tập con của P(X) và C khác
rỗng) . Khi đó C được gọi là một đại số trên X nếu nó thỏa mãn 2 điều kiện:
1. Nếu A ∈ C thì Ac ∈ C;
2. Nếu A, B ∈ C thì A ∪ B ∈ C.

Ví dụ 2.1. Cho X là một tập khác rỗng bất kỳ, C là tập chứa 2 phần tử là tập rỗng và
tập X (C = {∅, X}). Khi đó C là tập khác rỗng. Ngoài ra 2 tập thuộc C là ∅ và X đều có
phần bù thuộc C, đồng thời hợp của chúng cũng thuộc C. Do đó C một đại số trên X.
Tương tự C ′ = P (X) cũng là một đại số trên X.

Định nghĩa 2.2. Cho X là một tập khác rỗng. Gọi B là một họ khác rỗng các tập con
của X. Khi đó B được gọi là một σ−đại số trên X nếu B thỏa mãn 2 điều kiện:
1. Nếu A ∈ B thì Ac ∈ B; [
2. Nếu (An )n∈N là một họ đếm được các tập thuộc B thì An cũng thuộc B.
n∈N

Ví dụ 2.2. Cho X là một tập khác rỗng bất kỳ, B = {∅, X}. Khi đó B là tập khác rỗng.
Ta kiểm tra thêm 2 điều kiện (tiên đề) của một σ−đại số trên X như sau:
1. Lấy một tập bất kỳ thuộc B, ta kiểm tra xem phần bù của nó thuộc B hay không. Điều
này rõ ràng là đúng, vì tập B chỉ có 2 phần tử là tập rỗng và X, phần bù của nó tương
ứng là X và ∅ cũng thuộc B. Vậy điều kiện 1 được thỏa mãn.
2. Giả sử (An )n∈N là một họ đếm được các tập thuộc B. Khi đó các tập An này chỉ có thể
là ∅ hoặc X. Vì vậy hợp của chúng hoặc là ∅ hoặc là X, cũng thuộc B. Do đó điều kiện
thứ hai cũng được thỏa mãn.
Vậy B là một σ−đại số trên X.

Ví dụ 2.3. Cho X là một tập khác rỗng bất kỳ, B = P(X) là tập chứa tất cả các tập
con của X. Khi đó B là một σ−đại số trên X. Thật vậy, B là tập khác rỗng. Đồng thời
phần bù của các tập thuộc B cũng là một tập con của X nên cũng thuộc B. Ngoài ra hợp
một họ đếm được các tập thuộc B cũng là một tập con của X, do đó cũng thuộc B.

Nhận xét. 1. Nếu B là một σ−đại số trên X thì ∅ ∈ B và X ∈ B. Thật vậy, vì B khác
rỗng nên tồn tại A ∈ B. Suy ra Ac ∈ B. [
Xét họ (An )n∈N các tập thuộc (An )n∈N như sau: A1 = A; A2 , A3 , .... = Ac . Ta có An =
n∈N
X nên X ∈ B. Từ đó suy ra ∅ = X c cũng thuộc B.
2. Nếu B là σ− đại số thì B là một đại số trên X. 3. Nếu A, B ∈ B thì A∩B, A\B, A△B ∈
B. Thật vậy, ta có A ∩ B = (Ac ∪ B c )c , A \ B = A ∩ B c , A△B = (A \ B) ∪ (B \ A).

\ \∞
4. Nếu B là σ− đại số trên X và {An }n ⊂ B thì An ∈ B. Thật vậy, ta có An =
n=1 n=1

[
( Acn )c .
n=1

2
Bài tập 2.1. Kiểm tra các tập B sau đây có phải là đại số/ σ− đại số trên X hay không:
1. X = {a, b, c}, B = {{a}, {b, c}, ∅, X}
2. X là tập không đếm được, B = {A ⊂ X : A không quá đếm được hoặcX\A không quá đếm được}.
3. X = {1, 2, 3, 4}, B = {∅, {1}, {2}, {3, 4}, {1, 2}, {1, 3, 4}, {2, 3, 4}, X}
4. X = {1, 2, 3, . . . }, B = {A ⊂ X : A hoặcAc hữu hạn}
[∞
5. X là tập bất kỳ, B1 ⊂ B2 ⊂ B3 . . . là các σ− đại số trên X, B = Bn .
n=1

Định nghĩa 2.3. Gọi C là một tập con của P(X), F(C) là giao của tất cả các σ− đại số
trên X chứa C. Khi đó F(C) này cũng là một σ− đại số trên X và được gọi là σ− đại số
sinh ra bởi C.

Nhận xét. 1. Chú ý là luôn tồn tại ít nhất một σ− đại số chứa C, ví dụ P(X).
2. F(C) là σ− đại số nhỏ nhất trên X chứa C.

Bài tập 2.2. Chứng minh rằng nếu A ⊂ σ(C) thì σ(A) ⊂ σ(C).

Bài tập 2.3. Tìm σ− đại số sinh ra bởi các tập sau:
1. X tùy ý, B ⊂ X, B ̸= ∅, B ̸= X, C = {B}.
2. X = {1, 2, 3}, F = {{1, 2}}, G = {{2, 3}, {1, 2}}, tìm σ(F ), σ(G)?
3. X ̸= ∅, C = {A1 , A2 , . . . , An } là một phân hoạch của X.
4. X ̸= ∅, C = {A1 , A2 , . . . , } là một phân hoạch của X.
5. X = (0, 7], C = {(0, 2], (1, 5]}
6. X = N, C = {{n}, n ∈ N}.

Nhận xét. σ− đại số sinh ra bởi C có thể tìm được theo quy trình như sau:
- lấy phần bù và giao các tập thuộc C
- tìm một phân hoạch của X (có thể chọn từ các tập tìm được ở bước trên) sao cho các
tập thuộc C đều có thể biểu diễn thành hợp các tập thuộc phân hoạch này - khi đó các
các tập thuộc σ− đại số sinh ra bởi C là hợp của một họ tùy ý các tập thuộc phân hoạch
vừa tìm.

Định nghĩa 2.4. Cho X là một không gian mêtric. Gọi C là tập hợp tất cả các tập mở
của X. Khi đó σ− đại số sinh ra bởi C được gọi là σ− đại số sinh Borel trên X, ký hiệu
là BX . Mỗi phần tử của X được gọi là một tập Borel.

Nhận xét. 1. Các tập mở và tập đóng trong không gian mêtric là các tập Borel. Hợp một
họ đếm được các tập này cũng là tập Borel.
2. Người ta chứng minh được số tập Borel trên R là c (= card(R)), trong khi đó có số tập
con của R là 2c , nên có rất nhiều tập con của R không phải là tập Borel. Ta sẽ tìm hiểu
các tập này ở phần sau.

Bài tập 2.4. Các tập sau, tập nào là tập Borel trên R?
a) (0, 1), [0, 1), (0, 1], [1, +∞), {1}, N, Q, R \ Q, R
b) A là tập compact trên R
c) A là tập liên thông trên R

3
Định lý 2.1. Gọi C1 = {(a, b)|a, b ∈ R, a < b}
C2 = {[a, b]|a, b ∈ R, a < b}
C3 = {[a, b)|a, b ∈ R, a < b}
C4 = {(a, +∞)|a ∈ R}
C5 = {[a, +∞)|a ∈ R, a}
C6 = {K ⊂ R, K compact}
Khi đó σ(C1 ) = σ(C2 ) = σ(C3 ) = σ(C4 ) = σ(C5 ) = σ(C6 ) là σ đại số Borel trên R.

\
Định nghĩa 2.5. Cho X là một không gian metric. Ta định nghĩa tập Gδ = Gn , với
n=1

[
Gn là các tập mở trong X, và Fσ = Fn , với Fn là các tập đóng trong X.
n=1

Nhận xét. 1. Cho A ⊂ R, khi đó A là Gδ nếu và chỉ nếu Ac là Fσ .



\
2. Nếu A là tập Gδ thì A có thể biểu diễn dưới dạng A = Gn , trong đó Gn là một dãy
n=1
tăng dần các tập mở (nghĩa là G1 ⊂ G2 ⊂ . . . ).

[
3. Nếu A là tập Fσ thì A có thể biểu diễn dưới dạng A = Fn , trong đó Fn là một dãy
n=1
giảm dần các tập đóng (nghĩa là F1 ⊃ F2 ⊃ . . . ).
4. Các tập Gδ và Fσ là các tập Borel.
[
Ví dụ 2.4. 1) Q = {q}, nên Q là tập Fσ . Suy ra R \ Q là tập Gδ .
q∈Q

\
2) (a, b] = (a, b + 1/n) là tập Gδ
n=1 [
3) (a, b) là tập Gδ , hơn thế nữa (a, b) = [p, q] nên nó cũng là tập Fσ . Như vậy
p,q∈(a,b)∩Q
mọi khoảng mở vừa là tập Gδ vừa là tập Fσ .

\
4) Q không phải là tập Gδ . Thật vậy, giả sử Q = Gn với Gn là các tập mở, khi đó đặt
n=1

\
Q = {qn }n , với qn ∈ Gn thì ta có (Gn \ {qn }) = ∅, mà (Gn \ {qn })n là các tập mở trù
n=1

\
mật trong R nên (Gn \ {qn }) ̸= ∅.
n=1

3 Khái niệm độ đo
Định nghĩa 3.1. Cho X khác rỗng, B là một đại số trên X. Hàm µ : B → R được gọi
là một độ đo trên B nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau:
1. µ(∅) = 0;
2. µ(A) ≥ 0, ∀A ∈ B;
3. Nếu (An )n∈N là một họ các tập rời nhau (tức đôi một giao nhau bằng rỗng) thuộc B
[ X∞
thì µ( An ) = µ(An ).
n∈N n=1

4
Định nghĩa 3.2. Bộ ba (X, B, µ) được gọi là một không gian độ đo. Các tập thuộc B
được gọi là các tập đo được (theo độ đo µ).

Định nghĩa 3.3. 1. Nếu µX < +∞ thì ta nói µ là độ đo hữu hạn.


+∞
[
2. Nếu X = Xn , trong đó Xn ∈ B, ∀n ∈ N và µXn < +∞, ∀n ∈ N, thì µ được gọi là
n=1
độ đo σ− hữu hạn.
3. Nếu µX = 1 thì µ được gọi là độ đo xác suất và không gian (X, B, µ) được gọi là không
gian xác suất.

Ví dụ 3.1. Cho X là một tập khác rỗng, B là một σ−đại số trên X. Hàm µ : B → R
xác định bởi µA = 0, ∀A ∈ B là một độ đo trên B.
Thật vậy, ta kiểm tra 3 điều kiện (3 tiên đề) của một độ đo:
1. Ta có µA = 0, ∀A ∈ B, mà ∅ ∈ B, nên µ(∅) = 0. Điều kiện 1 đúng.
2. µ(A) = 0, ∀A ∈ B, suy ra µ(A) ≥ 0, ∀A ∈ B. Điều kiện 2 đúng.
3. Xét một họ (An )n∈N là các tập rời nhau thuộc B. Vì µAn = 0, ∀n ∈ N nên ta có
[ ∞
X
µ( An ) = 0 = µ(An ). Điều kiện thứ 3 đúng.
n∈N n=1
Vậy µ là một độ đo trên B.

Ví dụ 3.2. Cho X là một tập khác rỗng, a là một phần tử thuộc X, B là một σ−đại số
trên X. Hàm µ : B → R xác định bởi µA = 1 nếu a ∈ A, và µA = 0 nếu a ∈ / A, ∀A ∈ B.
Hàm µ cũng là một độ đo trên B.
Thật vậy, dễ thấy điều kiện 1, 2 thỏa mãn.
Xét một họ (An )n∈N là các tập rời nhau thuộc B, tức là An ∩ Am = ∅ nếu n ̸= m. Ta thấy
có 2 trường hợp xảy ra: hoặc là phần tử a không thuộc bất cứ tập An , n ∈ N nào, khi đó
[ X∞
dễ thấy là µ( An ) = 0 = µ(An ).
n∈N n=1
[
Trường hợp 2, a ∈ An . Vì các tập An rời nhau nên a chỉ có thể thuộc một tập An0 nào
n∈N
[ ∞
X
đó trong các tập này. Khi đó µ( An ) = 1 = µ(An ). Tóm lại điều kiện 3 luôn đúng.
n∈N n=1
Vậy µ là một độ đo trên B. Độ đo µ được gọi là độ đo Dirac tại a.

Ví dụ 3.3. Cho X là tập có nhiều hơn 2 phần tử và µ : P(X) → [0, +∞) sao cho µA = 0
nếu A = ∅ và µA = 1 nếu A ̸= ∅. Chứng minh rằng µ không phải là một độ đo.

Bài tập 3.1. Kiểm tra các hàm sau có phải là độ đo hay không:
1. Cho C = P (X). Hàm µ được định nghĩa như sau µA = +∞ nếu A là vô hạn và µA =
số phần tử của A nếu A hữu hạn. Chứng minh rằng µ là một độ đo xác định trên C. (độ
đo đếm trên X).
3. X có vô số phần tử, B = {A ⊂ X : A không quá đếm được hoặcX\A không quá đếm được}.
µ : B → R, ∀A ∈ B, µ(A) = 0 nếu A không quá đếm được và µ(A) = 1 nếu X \ A không
quá đếm được.

5
4. X = N, (an )n là một dãy số thực không âm. µ : P(N) → [0, +∞] xác định như sau:
X
µ(A) = 0 nếu A = ∅, và µ(A) = an nếu A ̸= ∅.
an ∈A

Bài tập 3.2. Chứng minh rằng:


1. Nếu (X, B, µ) là một không gian độ đo thì aµ cũng là một hàm độ đo (với a là một số
thực không âm).

X
2. Nếu µ1 , µ2 , . . . là các độ đo trên (X, B) thì µn cũng là một độ đo trên (X, B).
n=1

Độ đo có các tính chất sau:

Tính chất 3.1. Giả sử các tập A, B, Ai , i ∈ N là các tập đo được. Khi đó:
n
[ X n
1. Nếu các tập Ai , i ∈ N rời nhau thì µ Ai = µAi .
i=1 i=1
2. Nếu A ⊂ B thì µA ≤ µB và µ(B \ A) = µB − µA, trong đó µA < +∞.
n
[ Xn
3. µ( Ai ) ≤ µAi .
i=1 i=1
n
[
4. Nếu µAi = 0, ∀i ∈ N thì µ( Ai ) = 0.
i=1
5. Nếu µB = 0 thì µ(A ∪ B) = µA.

Tính chất 3.2. Cho (An )n là dãy các tập đo được.



[
1. Nếu An ⊂ An+1 , ∀n ∈ N thì µ( An ) = lim µAn .
n→∞
n=1

\
2. Nếu An ⊃ An+1 , ∀n ∈ N và µA1 < ∞ thì µ( An ) = lim µAn .
n→∞
n=1

[ ∞
X
3. Ta luôn có µ( An ) ≤ µAn .
n=1 n=1

Bài tập 3.3. Ký hiệu B là σ− đại số Borel trên R và cho µ là một hàm độ đo trên (R, B)
sao cho µR < +∞. Với mọi x ∈ R, đặt F (x) = µ(−∞, x]. Chứng minh rằng là hàm không
giảm và liên tục phải trên R.

Bài tập 3.4. Tìm một ví dụ không gian (X, B) và một hàm độ đo µ sao cho tồn tại dãy

\
tập đo được (An )n , với A1 ⊃ A2 ⊃ A3 . . . nhưng µ( An ) ̸= lim µAn .
n→∞
n=1

Bài tập 3.5. Cho X là tập khác rỗng và C = {A1 , A2 , . . . , } là một phân hoạch của X.
Gọi (ai )i là một dãy các số thực không âm sao cho ai = 0 nếu Ai = ∅. Chứng minh rằng
tồn tại duy nhất một độ đo µ trên (X, σ(C)) sao cho µAi = ai , ∀i ∈ N.

4 Độ đo ngoài.
Với µ là một hàm độ đo trên (X, B thì các tập đo được (theo độ đo µ) là các tập thuộc
B ⊂ P(X). Các tập thuộc P(X) \ B không đo được theo độ đo này. Bây giờ ta định nghĩa
khái niệm độ đo ngoài cho tất cả các tập con của X như sau:

6
Định nghĩa 4.1. Cho X là một tập hợp. Hàm µ∗ : P (X) → [0, +∞] được gọi là một độ
đo ngoài nếu nó thỏa mãn 3 điều kiện sau:
1. µ(∅) = 0;
2. Nếu A ⊂ B thì µ∗ (A) ≤ µ∗ (B);

[ X∞

3. µ ( Ai ) ≤ µAi , với (Ai )i là một dãy các tập con của X.
i=1 k=1

Nhận xét. µ∗ chưa phải là một độ đo vì nó không thỏa mãn tính σ cộng tính (điều kiện
thứ ba của một độ đo).

Định nghĩa 4.2. Tập A ⊂ X được gọi là µ∗ đo được nếu với mọi tập E ⊂ X, ta luôn có
µ∗ E = µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E \ A).

Nhận xét. Nếu µ∗ (A) = 0 thì A là tập µ∗ đo được.


Thật vậy, với mọi tập E ⊂ X, ta có µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E \ A) = 0 + µ∗ (E \ A) ≤ µ∗ E.
Ngoài ra ta có E = (E ∩ A) ∪ (E \ A) nên µ∗ E ≤ µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E \ A).
Vậy µ∗ E = µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E \ A) với mọi tập E ⊂ X, hay A là tập µ∗ đo được.

Định lý 4.1. (Định lý Carathéodory) Cho µ∗ là độ đo ngoài trên X. Gọi A là tập các
tập µ∗ đo được. Khi đó:
1. A là một σ−đại số trên X.
2. µ∗ |A là một độ đo.

5 Độ đo ngoài sinh bởi một độ đo. Mở rộng tiêu


chuẩn của một độ đo.
Định nghĩa 5.1. Cho C là một đại số trên X và m là một độ đo trên (X, C). Gọi
X∞
∗ ∗
µ : P (X) → [0, +∞] xác định bởi µ E = inf{ mAi } nếu E là tập con của X sao cho
k=1

[
có các tập Ai ∈ C mà E ⊂ Ai , và µ∗ E = +∞ trong trường hợp còn lại.
i=1

Khi đó hàm µ là một độ đo ngoài trên X và được gọi là độ đo ngoài sinh ra bởi độ đo
m.

Độ đo ngoài µ∗ sinh ra bởi m có các tính chất sau:

Tính chất 5.1. 1. µ∗ (∅) = 0;


2. Nếu A ⊂ B thì µ∗ (A) ≤ µ∗ (B);

[ ∞
X

3. µ ( Ai ) ≤ µAi , với (Ai )i là một dãy các tập con của X.
i=1 k=1
4. Nếu A ∈ C thì µ∗ A = mA.

Gọi A là tập các hàm µ∗ đo được. Theo định lý Catheodory, A là một σ đại số và µ∗ |A
là một độ đo. Ta đặt µ = µ∗ |A .

Định nghĩa 5.2. Độ đo µ được gọi là mở rộng tiêu chuẩn của độ đo m.

7
Độ đo µ có các tính chất sau:

Tính chất 5.2. 1. µA = mA với mọi tập A ∈ C.


2. Nếu m hữu hạn (σ hữu hạn) thì µ hữu hạn (σ hữu hạn).
3. µ là độ đo đủ, nghĩa là nếu µA = 0 thì µB = 0 với mọi tập B thuộc A và B ⊂ A.
4. Nếu µ là σ− hữu hạn thì mọi tập A ∈ A đều có dạng A = B ∪ N với B là tập Borel
còn N ⊂ X mà µ(N ) = µ∗ (N ) = 0.

6 Độ đo Lebesgue trên R
Định nghĩa 6.1. Ta gọi các tập (a, b), (a, b], [a, b), [a, b], (−∞, a), (−∞, a], (a, +∞),
[a, +∞), (−∞, +∞) là các gian trong R (ở đây a ≤ b).

Nhận xét. 1. Tập ∅ cũng là một gian, tập có một phần tử {a} là gian [a, a].
2. Giao của 2 gian cũng là 1 gian.
3. Ta ký hiệu một gian là ∆ = ⟨a, b⟩. Độ dài của gian ∆ là |∆| = 0 nếu ∆ = ∅, và
∆ = b − a nếu ∆ ̸= ∅.
n
[
Định lý 6.1. Gọi C = {P ⊂ R|P = ∆i , các gian ∆i rời nhau}. Khi đó:
i=1
1. C là một đại số trên X.
n
X
2. Hàm m : C → R̄, xác định bởi m(P ) = |∆i | là một độ đo.
i=1

X
∗ ∗
Định nghĩa 6.2. Gọi µ : P(R) → [0, +∞] xác định bởi µ E = inf{ µAi } nếu E là
k=1

[
tập con của X sao cho có các tập Ai ∈ C mà E ⊂ Ai , và µ∗ E = +∞ trong trường hợp
i=1
còn lại.
Khi đó hàm µ∗ là hàm độ đo ngoài sinh ra bởi độ đo m, và được gọi là độ đo ngoài
Lebesgue trên R.

Độ đo ngoài Lebesgue có các tính chất sau:

Tính chất 6.2. 1. Nếu A ⊂ R là tập không quá đếm được thì µ∗ A = 0.
2. Nếu A ⊂ B thì µ∗ A ≤ µ∗ B.

[ ∞
X
3. µ∗ ( An ) ≤ µ∗ An
n=1 n=1
4.Nếu µ∗ A = 0 thì µ∗ (A ∪ B) = µ∗ B và µ∗ (B \ A) = µ∗ B.
5.µ∗ (aA + b) = |a|µ∗ (A) với mọi số thực a, b.
6.µ∗ (< a, b >) = b − a
7.Với mọi A ⊂ X, với mọi ε > 0, tồn tại tập mở G sao cho µ∗ A ≤ µ∗ G ≤ µ∗ A + ε.
X∞ [∞
∗ ∗
Thật vậy, với µ A < +∞, ta có µ A = inf ∆n mà ∆n ⊃ A, nên với mọi ε > 0,
n=1 n=1

[
tồn tại các khoảng mở ∆n sao cho A ⊂ G = ∆n và µ∗ G < µ∗ A + ε.
n=1

8
Định nghĩa 6.3. Gọi A là tập các tập µ∗ đo được, nghĩa là A ∈ A nếu với mọi tập
E ⊂ X, ta luôn có µ∗ E = µ∗ (E ∩ A) + µ∗ (E \ A). Khi đó A là một σ− đại số trên X.
Gọi µ là mở rộng tiêu chuẩn của độ đo m trên σ− đại số A. Khi đó µ được gọi là độ đo
Lebesgue trên R. Các tập thuộc A được gọi là tập đo được (theo độ đo Lebesgue).
Nhận xét. 1. σ(C) chính là σ− đại số Borel B. trên R. Vì B ⊂ A nên các tập Borel đều là
tập đo được.
Các tập đo được trên R là các tập mở, tập đóng, tập Gδ , Fσ , phần bù của chúng cũng
như giao hay hợp một họ đếm được các loại tập này.
2. Tồn tại các tập đo được theo Lebesgue nhưng không phải tập Borel. Những tập này
thuộc σ− đại số A nhưng không thuộc σ− đại số Borel B. (xem tài liệu tham khảo). 3.
Tồn tại các tập con của R nhưng không đo được Lebesgue, tức những tập con của R
nhưng không thuộc A.
Độ đo Lebesgue có các tính chất sau:
Tính chất 6.3. 1. Mỗi gian là một tập đo được theo độ đo Lebesgue và có độ đo là độ
dài gian: ∆ = (a, b), µ∆ = |∆| = b − a.
2. Mỗi tập con hữu hạn hoặc đếm được của R có độ đo bằng 0. Thật vậy, giả sử A =
n
[
{x1 , x2 , ...xn }, ta có A = [xi , xi ]. Mà µ[xi , xi ] = 0, nên mA = 0.
i=1
Ta cũng có µQ = 0.
3. Độ đo Lebesgue trên R là σ hữu hạn. Hơn nữa độ đo Lebesgue là đủ, nghĩa là nếu
A ⊂ B và µB = 0 thì µA = 0.
4. Mỗi tập đo được thuộc A đều có thể biểu diễn dưới dạng A = B ∪ N với B là tập Borel,
còn N ∈ A có µN = 0.
5. Nếu A đo được thì aA + b là đo được, với mọi số thực a, b. Hơn nữa µ(aA + b) = |a|µA.
6. A là đo được nếu và chỉ nếu với mỗi ε > 0, tồn tại tập mở G ⊃ A sao cho µ∗ (G\A) < ε.
A là đo được nếu và chỉ nếu với mỗi ε > 0, tồn tại tập đóng F ⊂ A sao cho µ∗ (A \ F ) < ε.
7. A là đo được nếu và chỉ nếu A = B \ N với B là tập Gδ và µN = 0
A là đo được nếu và chỉ nếu A = B ∪ M với B là tập Fσ và µM = 0. 8. Nếu A là tập mở
trong R thì µA > 0.
Ngoài ra, mỗi tập mở G trong R đều có thể biểu diễn thành hợp một họ đếm được các
khoảng mở rời nhau.
Thật vậy, ta chia G thành các lớp theo quan hệ tương đương sau: x ∼ y nếu khoảng (x, y)
(hoặc (y, x)) nằm trong G. Các lớp chia theo quan hệ tương đương này là các khoảng mở
rời nhau, hơn nữa mỗi khoảng này chọn một số hữu tỷ làm đại diện thì tập các khoảng
X∞
mở này là một tập con của Q. Vì vậy m(G) = µ(In )
n=1

Bài tập 6.1. Cho A ⊂ [0, 1]. Các mệnh đề sau đúng hay sai:
1. Nếu A đo được thì thì µ(A) = µ(Ā).
2. Nếu µ∗ (int(A)) = µ∗ (Ā) thì A đo được.
Bài tập 6.2. Cho E ⊂ R. Cho E ⊂ R. Mệnh đề sau đúng hay sai: “µ∗ E = 0 nếu và chỉ
nếu µ∗ (int(E)) = 0?”

9
Bài tập 6.3. Chứng minh rằng nếu A ⊂ [0, 1] và µ(A) > 0 thì tồn tại x, y ∈ A sao cho
|x − y| là số vô tỷ.

Bài tập 6.4. Có tồn tại tập A không đo được mà µ∗ (Ac ) = 0 hay không?

Bài tập 6.5. Chứng minh rằng nếu A có µ∗ (∂A) = 0 thì A đo được.

Bài tập 6.6. Có tồn tại 2 tập không đo được mà hợp của chúng là đo được hay không?

[ 1 1
Bài tập 6.7. Chứng minh rằng tập R \ (rn − 2
, rn + 2 ) không phải là tập rỗng,
n=1
n n
trong đó rn là các số hữu tỷ.

[ 1 1
Điều này còn đúng không với tập R \ (rn − , rn + )?
n=1
n n

Bài tập 6.8. Cho A ⊂ R. Chứng minh rằng nếu µA = ∅ thì Ac trù mật trong R.

Bài tập 6.9. Chứng minh rằng với mỗi tập A ⊂ R bất kỳ luôn tồn tại một tập G là tập
Gδ sao cho A ⊂ G và µ∗ A = µ ∗ G. Nếu A đo được thì ta có thêm µ∗ (G \ A) = 0.

Bài tập 6.10. a) Với mỗi ε > 0, tìm tập mở G chứa Q sao cho µG ≤ ε.
b) Tìm một tập G là tập Gδ chứa Q mà µG = 0.

Bài tập 6.11. Cho f là hàm số thực khả vi trên khoảng (a, b) và tồn tại số thực M ≥ 0
sao cho |f ′ (x)| ≤ M với mọi x ∈ (a, b). Chứng minh rằng với mọi tập A ⊂ (a, b) thì
µ∗ (f (A)) ≤ M µ∗ (A).

Bài tập 6.12. Cho A là tập đo được và hàm φ xác định trên R được cho bởi công thức

φ(x) = µ(A ∩ (−∞, x]), ∀x ∈ R

Chứng minh rằng:


a) φ là một hàm tăng trên R.
b) Với mọi x, y ∈ R ta có |φ(x) − φ(y)| ≤ |x − y|, suy ra φ liên tục trên R
c) lim φ(x) = m(E), lim φ(x) = 0.
x→+∞ x→−∞

Bài tập 6.13. Cho A ⊂ R là tập đo được và có độ đo µA = 1. Chứng minh rằng tồn tại
tập B ⊂ A sao cho µB = 1/2.

10

You might also like