You are on page 1of 26

1. Tập hợp 2.

Ánh xạ

Tập hợp và ánh xạ

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngày 4 tháng 5 năm 2021

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 1 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Mở đầu

Ở chương trình toán phổ thông chúng ta đã biết về khái niệm tập hợp và
hàm số. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về tập hợp và mở rộng
khái niệm hàm số khi ta tìm hiểu khái niệm ánh xạ.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 2 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Khái niệm tập hợp

a) Khái niệm. Tập hợp là một khái niệm cơ bản, nghĩa là, tập hợp là một
khái niệm không được định nghĩa, mà được hiểu một cách trực giác như là
một sự tụ tập của những sự vật hoặc những đối tượng theo một qui tắc
nào đó (có thể liệt kê ra được hoặc có cùng một số tính chất chung nào
đó). Mỗi sự vật hoặc đối tượng đó được gọi là một phần tử của tập hợp.
Ta cũng nói tắt "tập hợp" là "tập".
b) Kí hiệu. Một tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa,
chẳng hạn như A, B, C , X , Y , Z , ... Các phần tử của một tập hợp thường
được kí hiệu bởi các chữ cái in thường, chẳng hạn như a, b, c, x, y , z, ...
Nếu phần tử x thuộc tập hợp X , ta kí hiệu x ∈ X . Nếu phần tử x không
thuộc tập hợp X , ta kí hiệu x 6∈ X .
c) Tập rỗng. Tập hợp không chứa phần tử nào được gọi là tập rỗng, và
kí hiệu là ∅. Tập rỗng là duy nhất.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 3 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Ví dụ

Tập hợp A các sinh viên K70 của Trường ĐHSPHN.


Tập hợp B các môn học của một sinh viên khoa Toán-Tin, Trường
ĐHSPHN.
Tập hợp C các nghiệm thực của phương trình bậc hai
x 2 − 4x + 8 = 0.
Nhận xét: Tập hợp C là tập rỗng.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 4 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Biểu diễn tập hợp


(1) Liệt kê các phần tử của tập hợp.
- Tập các mặt của đồng xu = { sấp , ngửa}.
- Tập các số tự nhiên N được biểu diễn ở dạng liệt kê như sau

N = {0, 1, 2, . . . , n, . . .}.

(2) Chỉ rõ các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Cụ thể là, nếu tập hợp A gồm tất cả các phần tử x có tính chất P(x), ta
viết A = {x : P(x)} hoặc A = {x| P(x)}.
Ví dụ:
- Tập D = {x ∈ R| x 2 − 3x + 2 = 0}.
- Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , đồ thị G của hàm số y = x 2 , xác định
trên R, được biểu diễn như sau

G = {(x, y ) : x ∈ R, y = x 2 }.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 5 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Biểu diễn tập hợp

(3) Biểu đồ Ven.


Để có một hình ảnh trực quan về tập hợp, ta thường biểu diễn một tập
hợp bởi một miền phẳng, giới hạn bởi một đường cong khép kín, không tự
cắt. Hình biểu diễn đó được gọi là biểu đồ Ven của tập hợp.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 6 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Tập con và hai tập hợp bằng nhau

Định nghĩa. Cho A và B là hai tập hợp.


(i) Tập A được gọi là tập con của tập B, và kí hiệu là A ⊂ B hoặc
B ⊃ A, nếu mỗi phần tử của A cũng là một phần tử của tập B. Nếu
A ⊂ B và A 6= B thì ta nói A là tập con thực sự của tập B, và kí hiệu
là A ( B hoặc B ) A.
(ii) Hai tập hợp A và B được gọi là bằng nhau, và kí hiệu là A = B, nếu
mỗi phần tử của A là một phần tử của tập B và mỗi phần tử của B
cũng là một phần tử của tập A.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 7 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Ví dụ
+) Xét ba tập:
A = {x ∈ R : x 2 − 4x + 3 = 0},
B = {x ∈ R : (x 2 − 4x + 3)2 = 0}
và C = {x ∈ R : (x + 3)(x 2 − 4x + 3) = 0}.
Khi đó ta nhận thấy A = B và A ( C .
+) Nhìn biểu đồ Ven dưới đây ta có: Y ⊂ X và Z 6⊂ X .

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 8 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Một số tính chất

(1) X = X .
(2) Nếu X = Y thì Y = X .
(3) Nếu X = Y và Y = Z thì X = Z .
(4) X ⊂ X .
(5) Nếu X ⊂ Y và Y ⊂ X thì X = Y .
(6) Nếu X ⊂ Y và Y ⊂ Z thì X ⊂ Z .
(7) ∅ ⊂ X , với mọi tập hợp X .
Nhận xét: Để chứng minh hai tập hợp bằng nhau chúng ta thường chứng
minh hai tập đó là tập con của nhau (theo tính chất (5)).

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 9 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Các phép toán trên tập hợp


a) Phép hợp. Cho hai tập hợp A và B. Hợp của A và B, kí hiệu là A ∪ B,
là một tập hợp gồm các phần tử thuộc ít nhất một trong hai tập hợp A
hoặc B. Như vậy,

A ∪ B = {x : x ∈ A hoặc x ∈ B}.

Hình: A ∪ B

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 10 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Các phép toán trên tập hợp


b) Phép giao. Cho hai tập hợp A và B. Giao của A và B, kí hiệu là
A ∩ B, là một tập hợp gồm các phần tử thuộc đồng thời hai tập hợp A và
B. Như vậy,
A ∩ B = {x : x ∈ A và x ∈ B}.

Hình: A ∩ B

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 11 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Các phép toán trên tập hợp


c) Phép hiệu. Cho hai tập hợp A và B. Hiệu của A và B, kí hiệu là A\B,
là một tập hợp gồm các phần tử thuộc A mà không thuộc B. Như vậy,
A\B = {x : x ∈ A và x 6∈ B}.
Nếu B ⊂ A, A\B còn được gọi là phần bù của B trong A, và kí hiệu là
CA B.

Hình: A \ B và CA B.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 12 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Một số tính chất


(1) Tính chất giao hoán:
A ∪ B = B ∪ A,
A ∩ B = B ∩ A.
(2) Tính chất kết hợp:
(A ∪ B) ∪ C = A ∪ (B ∪ C ),
(A ∩ B) ∩ C = A ∩ (B ∩ C ).
(3) Tính chất phân phối:
A ∩ (B ∪ C ) = (A ∩ B) ∪ (A ∩ C ),
A ∪ (B ∩ C ) = (A ∪ B) ∩ (A ∪ C ).
(4) Công thức De Morgan:
X \(A ∪ B) = (X \A) ∩ (X \B),
X \(A ∩ B) = (X \A) ∪ (X \B).
(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 13 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Tính chất mở rộng


Cho {Ai }i∈I là một họ các tập hợp trong đó I là tập chỉ số. Hợp của họ
các tập hợp {Ai }i∈I , kí hiệu là ∪i∈I Ai , là một tập hợp gồm các phần tử
thuộc ít nhất một trong các tập hợp Ai , với i ∈ I nào đó. Như vậy,

∪i∈I Ai = {x : x ∈ Ai với một i ∈ I nào đó}.

Giao của họ các tập hợp {Ai }i∈I , kí hiệu là ∩i∈I Ai , là một tập hợp gồm
các phần tử thuộc đồng thời các tập hợp Ai , với i ∈ I . Như vậy,

∩i∈I Ai = {x : x ∈ Ai với mọi i ∈ I }.

Khi đó, ta có công thức De Morgan đối với họ tùy ý các tập hợp

X \(∪i∈I Ai ) = ∩i∈I (X \Ai ),


X \(∩i∈I Ai ) = ∪i∈I (X \Ai ).

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 14 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Tích Descartes (Đề-các)

Cho A1 , . . . , An là n tập hợp. Tích Descartes của n tập hợp A1 , . . . , An , kí


hiệu là A1 × . . . × An , là một tập hợp gồm các bộ sắp thứ tự (x1 , . . . , xn ),
với xi ∈ Ai với mọi i = 1, . . . , n. Như vậy,

A1 × . . . × An = {(x1 , . . . , xn ) : xi ∈ Ai với mọi i = 1, . . . , n}.

Nếu A1 = · · · = An = A, thì A × . . . × A (n thừa số) còn được gọi là lũy


thừa Descartes bậc n của tập hợp A, và kí hiệu là An .
Ví dụ:
+) R3 = {(a, b, c)|a, b, c ∈ R}.
+) Cho A = {1; 2} và B = {x; y ; z} thì

A × B = {(1, x), (1, y ), (1, z), (2, x), (2, y ), (2, z)}.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 15 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Định nghĩa về ánh xạ.


Định nghĩa. Cho X và Y là hai tập hợp khác rỗng. Một ánh xạ f từ X
đến Y là một qui tắc đặt tương ứng mỗi phần tử x ∈ X với một và chỉ
một phần tử y ∈ Y . Phần tử y ∈ Y được gọi là ảnh của phần tử x qua
ánh xạ f , và kí hiệu là f (x). Ánh xạ f từ X đến Y được kí hiệu là
f : X → Y , x 7→ y = f (x).
Tập X được gọi là tập nguồn, tập Y được gọi là tập đích của ánh xạ f .

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Hình: f : X → Y


Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 16 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Định nghĩa về ánh xạ.

Ví dụ.
(1) Ánh xạ X → X , x 7→ x, được gọi là ánh xạ đồng nhất, và được kí hiệu
là idX .
(2) Với A ⊂ X , ánh xạ iA : A → X , x 7→ x, được gọi là ánh xạ nhúng chính
tắc. Chú ý rằng, nếu A = X thì iA = idX .
(3) Với y0 là một phần tử cố định của Y , ánh xạ f : X → Y , x 7→ y0 ,
được gọi là ánh xạ hằng.

Nhận xét: Khi tập đích là tập số ta gọi ánh xạ là hàm số.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 17 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Ảnh và ảnh ngược.

Định nghĩa .
Cho f : X → Y là một ánh xạ.
(i) Với A ⊂ X , tập f (A) = {f (x) : x ∈ A} được gọi là ảnh của A qua f .
Tập f (X ) còn được gọi là ảnh của f , hay tập giá trị của f , và kí hiệu
là Imf .
(ii) Với B ⊂ Y , tập f −1 (B) = {x ∈ X : f (x) ∈ B} được gọi là ảnh ngược
của B qua f .

Ví dụ.
+) Cho f : R → R, x 7→ e x . Khi đó:
Imf = R+ = (0; +∞), f −1 (2) = {ln 2} và f −1 ((1; e)) = (0; 1).
+) Cho g : R → R, x 7→ x 2 + 1. Khi đó:
Img = [1; +∞), g −1 (2) = {1; −1} và f −1 (0) = ∅.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 18 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Ảnh và ảnh ngược.

Một số tính chất.


Cho f : X → Y là một ánh xạ. Khi đó ta có:
(1) f (A ∪ B) = f (A) ∪ f (B),
(2) f (A ∩ B) ⊂ f (A) ∩ f (B),
(3) f −1 (A ∪ B) = f −1 (A) ∪ f −1 (B),
(4) f −1 (A ∩ B) = f −1 (A) ∩ f −1 (B),
(5) f −1 (A\B) = f −1 (A)\f −1 (B).
Nhận xét. Hai ánh xạ f , g : X → Y được gọi là bằng nhau, ta viết f = g ,
nếu f (x) = g (x) ∀x ∈ X .

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 19 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Đơn ánh, toàn ánh, song ánh.

Định nghĩa .
Cho f : X → Y là một ánh xạ.
(i) Ánh xạ f được gọi là một đơn ánh nếu ảnh của hai phần tử phân biệt
là phân biệt, nghĩa là, nếu x1 6= x2 , thì f (x1 ) 6= f (x2 ). Một phát biểu
tương đương, f là đơn ánh nếu

[f (x1 ) = f (x2 ) ⇒ x1 = x2 ].

(ii) Ánh xạ f được gọi là một toàn ánh nếu f (X ) = Y . Một phát biểu
tương đương, f là toàn ánh nếu mỗi phần tử của Y đều có tạo ảnh,
nghĩa là, với mỗi y ∈ Y , tồn tại x ∈ X sao cho f (x) = y .
(iii) Ánh xạ f được gọi là một song ánh nếu f là đơn ánh và f là toàn
ánh. Điều này có nghĩa là, với mỗi y ∈ Y , tồn tại duy nhất x ∈ X sao
cho f (x) = y .
(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 20 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Đơn ánh, toàn ánh, song ánh.

Ví dụ 1.
Ánh xạ f : [0, +∞) → R, x 7→ x 2 , là đơn ánh, và không là toàn ánh.

Vì: ∀a, b ≥ 0, f (a) = f (b) thì a2 = b2 ⇒ a = b và f −1 (−4) = ∅.

Ví dụ 2.
Ánh xạ f : R → [0, +∞), x 7→ x 2 , là toàn ánh, và không là đơn ánh.

Vì: ∀a ≥ 0, f (± a) = a hay Imf = [0, +∞) và f (−1) = f (1).

Ví dụ 3.
Ánh xạ f : [0, +∞) → [0, +∞), x 7→ x 2 , là song ánh.

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 21 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Hợp thành của hai ánh xạ.


a) Định nghĩa. Cho f : X → Y và g : Y → Z là hai ánh xạ. Hợp thành
của hai ánh xạ f và g , là một ánh xạ g ◦ f : X → Z được xác định bởi
(g ◦ f )(x) = g (f (x)) với mọi x ∈ X .
b) Ví dụ. Cho các ánh xạ
√ 2x
f : R → [0, +∞), x 7→ x 2 + 1, g : [0, +∞) → R, x 7→ 2 .
√ x +2
2 x2 + 1
Khi đó ta có (g ◦ f )(x) = .
x2 + 3
c) Mệnh đề.
(1) Với các ánh xạ f : X → Y , g : Y → Z , và h : Z → W , ta có
h ◦ (g ◦ f ) = (h ◦ g ) ◦ f .
(2) Cho f : X → Y và g : Y → Z là hai ánh xạ. Khi đó, nếu f và g là các
đơn ánh (tương ứng, toàn ánh, song ánh), thì g ◦ f cũng là một đơn ánh
(tương ứng, toàn ánh, song ánh).
(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 22 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

Ánh xạ ngược.

a) Định nghĩa. Cho f : X → Y là một song ánh. Khi đó, với mỗi y ∈ Y ,
tồn tại duy nhất x ∈ X sao cho f (x) = y . Ánh xạ

f −1 : Y → X , y 7→ f −1 (y ) = x,

với f (x) = y , được gọi là ánh xạ ngược của song ánh f .


b) Ví dụ. Cho các ánh xạ
f : R → [0, +∞), x 7→ e x , g : [0, +∞) → R, x 7→ ln x.
Khi đó ta có: f , g là hai song ánh và g = f −1 , f = g −1 .
c) Mệnh đề.
(1) Nếu f : X → Y là một song ánh và f −1 : Y → X là ánh xạ ngược của
f thì f −1 ◦ f = idX và f ◦ f −1 = idY .
(2) Nếu f : X → Y , và g : Y → Z là hai song ánh thì
(g ◦ f )−1 = f −1 ◦ g −1 .
(3) Nếu f : X → Y là song ánh thì f −1 (B) = (f −1 )(B), với B ⊂ Y .
(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 23 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

BÀI TẬP VỀ NHÀ


Bài 1. Tìm mối liên hệ giữa các tập hợp sau (bằng, chứa, chứa trong):

(a) A = {x ∈ R : x 2 + 2x > 1} và B = {x ∈ R : x > 2 − 1}.
(b) A = {n ∈ Z : n2 < 18} và B là tập các nghiệm nguyên của phương
trình x 4 − 14x 2 − 32 = 0.
Bài 2. Cho A, B, C là các tập hợp. Chứng minh rằng
(a) A ∩ (B\C ) = (A ∩ B)\(A ∩ C ).
(b) A ∪ (B\A) = A ∪ B.
(c) A\(A\B) = A ∩ B.
(d) (A\B)\C = (A\C )\(B\C ).
(e) (A\B)\(B\C ) = A\B.
(f) A × (B ∪ C ) = (A × B) ∪ (A × C ).
(g) A × (B ∩ C ) = (A × B) ∩ (A × C ).
(h) (A ∩ B) × (C ∩ D) = (A × C ) ∩ (B × B).
(i) A ∩ B = ∅ ⇔ (A × B) ∩ (B × A) = ∅.
(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 24 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Bài 3. Với mỗi ánh xạ f cho dưới đây, hãy tìm f (1), f −1 (1), f ((0, 1)),
f −1 ((0, 1)), và Imf .
(a) f : R → R, x 7→ f (x) = x 2 + 4x − 5.
1 1
(b) f : R\{0} → R, x 7→ f (x) = x 3 + 3 + x + .
x x
Bài 4. Cho ánh xạ f : R → R xác định bởi
(
x 3 với x ≤ 0,
f (x) =
x 2 với x > 0.

Chứng minh rằng f là song ánh, và tìm ánh xạ ngược của f .

(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 25 / 26
1. Tập hợp 2. Ánh xạ

BÀI TẬP VỀ NHÀ


Bài 5. Cho hai ánh xạ f : R\{0} → R và g : R → R xác định bởi
1 3x
f (x) = , và g (x) = .
x 1 + x2

(a) Tìm Imf và Img .


(b) Xét các tính chất đơn ánh và toàn ánh của f và g .
(c) Xác định ánh xạ hợp thành g ◦ f , và tìm Im(g ◦ f ).
Bài 6. Cho f : X → Y và g : Y → Z là hai ánh xạ, và h = g ◦ f là ánh
xạ hợp thành của f và g . Chứng minh rằng
(a) Nếu h là đơn ánh thì f là đơn ánh.
(b) Nếu h là toàn ánh thì g là toàn ánh.
(c) Cho ví dụ chứng tỏ rằng các khẳng định ngược lại của (a) và (b)
là không đúng.
(Khoa Toán - Tin, ĐHSP HN) Lý thuyết ma trận: Tập hợp và ánh xạ Ngày 4 tháng 5 năm 2021 26 / 26

You might also like