You are on page 1of 29

Giới thiệu Đại số trừu tượng

(MI2150: Đại số đại cương)

© Ngô Trung Hiếu


Mục lục

Chương 1. Tập hợp – Ánh xạ – Quan hệ 1


1. Tập hợp 1
1.1. Khái niệm Tập hợp 1
1.2. Tập hợp con – Tập hợp lũy thừa 2
1.3. Các phép toán trên hai tập hợp 4
Ôn tập – Thực hành 6
2. Ánh xạ 8
2.1. Ánh xạ – Ảnh – Ảnh ngược 8
2.2. Đơn ánh – Toàn ánh – Song ánh 9
2.3. Hợp của hai ánh xạ – Hàm ngược của một song ánh 10
2.4. Tập hợp các ánh xạ 11
Ôn tập – Thực hành 13
3. Quan hệ 15
3.1. Quan hệ hai ngôi 15
3.2. Quan hệ thứ tự 16
3.3. Quan hệ tương đương 18
Ôn tập – Thực hành 22
4. Tổng quan Chương 1 23
Lý thuyết 23
Bài tập 24

iii
CHươNG 1

Tập hợp – Ánh xạ – Quan hệ

1. Tập hợp
Trong cuộc sống, ta có xu hướng tổng hợp các đối tượng hay vật thể có cùng một
hay nhiều tính chất nào đó thành một tổng thể chung duy nhất và gọi tên tổng thể đó.
Toán học cung cấp một dạng ngôn ngữ để ta định hình và tư duy về các tổng thể này.
Nói cụ thể hơn, trong toán học ta có các khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp,
v.v. cùng các phép toán trên tập hợp và các quy tắc hợp lệ của các phép toán này. Lý
thuyết tập hợp được trình bày ở đây theo “quan điểm ngây thơ”, nghĩa là ta sẽ chỉ ra
các khái niệm và thuộc tính của tập hợp và các phép toán trên tập hợp, đồng thời làm
quen với các thao tác và cách sử dụng các khái niệm, các tính chất và các phép toán
này thông qua các ví dụ và các lập luận logic chặt chẽ. Những ưu điểm không thể chối
bỏ của lý thuyết tập hợp là ngôn ngữ toán học miêu tả lý thuyết tập hợp mang tính
gọn gàng, súc tích, nhất quán, và có thể được chuyển tải một cách tự nhiên và trực
quan.
Ở đây ta làm quen với hai phương pháp phổ quát trong toán học. Đầu tiên là phương
pháp tiên đề. Ta sẽ đưa ra các khái niệm sơ khởi và các quy tắc thao tác trên các khái
niệm này dưới hình thức các tiên đề. Tiếp theo là phương pháp suy luận. Ta sẽ dựa vào
logic và các tiên đề này để lập luận đưa ra các phát biểu toán học, trình bày dưới hình
thức các bổ đề, các mệnh đề và các định lý.

1.1. Khái niệm Tập hợp. Một tập hợp được hiểu nôm na là một tổng thể các
đối tượng được tổng hợp lại theo một hay nhiều quy tắc nào đó. Khái niệm tập hợp
là một khái niệm nguyên thủy trong toán học, có nghĩa là nó không được định nghĩa.
Các đối tượng nằm trong một tập hợp được gọi là các phần tử của tập hợp đó. Một
phần tử 𝑥 nằm trong một tập hợp 𝑋 được kí hiệu là 𝑥 ∈ 𝑋, đọc là 𝑥 thuộc 𝑋.
Có một vài cách để trình bày một tập hợp. Đầu tiên, nếu số phần tử của tập hợp là
hữu hạn và có thể viết ra được một cách thuận tiện, ta liệt kê tất cả các phần tử của
tập hợp và đặt trong dấu ngoặc {. . . }. Một vài ví dụ dễ nhận ra là tập hợp các sắc
màu cơ bản
Sắc màu cơ bản = {đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím},
hay tập hợp các chữ số nhị phân
Chữ số nhị phân = {0, 1},
hay tập hợp các chữ số thập phân
Chữ số thập phân = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}.
1
2 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

Không phải bất kì tập hợp nào có số phần tử là hữu hạn cũng trình bày được bằng
phương pháp liệt kê phần tử này, ví dụ tập hợp các số tự nhiên từ 1 tới 1010 . Vì thế,
người ta đưa ra phương pháp thứ hai, đó là thêm vào phương pháp liệt kê phần tử dấu
ba chấm “. . . ” để kí hiệu một quy tắc chung nào đó dễ nhận ra và được chấp thuận
rộng rãi. Ví dụ, tập hợp số nguyên dương
N = {1, 2, 3, · · · }
bao gồm tất cả các số tự nhiên lớn hơn 0; dấu “. . . ” ở đây nghĩa là quy tắc cộng một
vào phần tử hiện tại để viết ra phần tử kế tiếp. Tương tự, tập hợp số tự nhiên
N0 = {0, 1, 2, 3, · · · }
bao gồm tất cả các số tự nhiên bao gồm cả số 0. Tập hợp số nguyên
Z = {· · · , −3, −2, −1, 0, 1, 2, 3, · · · }
bao gồm tất cả các số nguyên; ở đây dấu “. . . ” bên trái và dấu “. . . ” bên phải có hai ý
nghĩa khác nhau, dấu . . . bên trái là quy tắc trừ một vào phần tử hiện tại để viết ra
phần tử kế tiếp, và dấu . . . bên phải là quy tắc cộng một vào phần tử hiện tại để viết
ra phần tử kế tiếp.
Phương pháp thứ ba để viết ra một tập hợp là đưa ra một quy tắc chung nào đó
đặc trưng cho tất cả các phần tử của tập hợp đó, viết dưới dạng dấu hai chấm “:”. Ví
dụ, tập hợp số tự nhiên chẵn
2N0 = {𝑛 ∈ N0 : 𝑛 là số chẵn} = {0, 2, 4, . . . }
bao gồm các số tự nhiên chẵn. Trong các tập hợp số quan trọng, ta có tập hợp số
hữu tỉ
𝑥
Q = { : 𝑥 ∈ Z, 𝑦 ∈ Z, 𝑦 ̸= 0},
𝑦
tập hợp số thực R được xây dựng bằng phương pháp lát cắt Dedekind mà ta không
trình bày cụ thể ở đây, và tập hợp số phức
C = {𝑥 + 𝑖𝑦 : 𝑥 ∈ R, 𝑦 ∈ R}
với 𝑖 là số thuần ảo thỏa mãn tính chất 𝑖2 = −1.
Chỉ qua các ví dụ về các tập hợp số, ta quan sát thấy các tập hợp có thể được chỉ
ra một cách sơ khai bằng cách liệt kê các phần tử hoặc được xây dựng một cách tuần
tự dựa trên các tập hợp có sẵn. Đây cũng chính là hai quy tắc tổng quát mà, theo quan
điểm lý thuyết tập hợp cổ điển, mọi tập hợp trong toán học có thể được xây dựng nên.
Trong toán học hiện đại, người ta đưa ra lý thuyết phạm trù cho phép ta định nghĩa một
tập hợp bằng một tính chất phổ quát đặc trưng cho tập hợp đó. Ta cũng sẽ giới thiệu
quy tắc xây dựng tập hợp bằng tính phổ quát (dù không cần giới thiệu lý thuyết phạm
trù) vì nó đóng một vai trò cơ sở.
Ví dụ 1.1. Ta quy ước một tập hợp đặc biệt không bao gồm phần tử nào cả, gọi là
tập rỗng và kí hiệu ∅.
1.2. Tập hợp con – Tập hợp lũy thừa.
TẬP HỢP 3

ĐỊNH NGHĨA 1.1 (Quan hệ bao hàm – Tập hợp con)

Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp. Ta gọi tập hợp 𝑌 bao hàm tập hợp 𝑋, kí hiệu
𝑌 ⊃ 𝑋 hay 𝑋 ⊂ 𝑌 , nếu mỗi phần tử của tập hợp 𝑋 cũng là một phần tử của tập
hợp 𝑌 . Tập hợp 𝑋 được gọi là một tập hợp con (gọi tắt là tập con, các tên gọi
khác: bộ phận hay phần) của tập hợp 𝑌 . Nếu 𝑋 là một tập hợp con của 𝑌 và
𝑋 ̸= 𝑌 , ta gọi 𝑋 là một tập hợp con thực sự (gọi tắt là tập con thực sự) của
tập hợp 𝑌 , kí hiệu 𝑋 ( 𝑌 .

Ví dụ 1.2. Mỗi số tự nhiên chẵn cũng là một số tự nhiên, do đó 2N0 ⊂ N0 . Mọi số


tự nhiên đều là một số nguyên, vì thế N0 ⊂ Z. Mỗi số nguyên 𝑥 có thể viết dưới dạng
𝑥 = 𝑥1 như một số hữu tỉ, ta suy ra Z ⊂ Q. Mỗi số hữu tỉ là một số thực dựa vào cách
xây dựng lát cắt Dedekind, ta có Q ⊂ R. Mỗi số thực 𝑥 có thể viết dưới dạng 𝑥 = 𝑥 + 𝑖
như một số phức, do đó R ⊂ C. Những suy luận tuần tự trên đây tạo nên một chuỗi
quan hệ bao hàm của các tập hợp số
2N0 ⊂ N0 ⊂ Z ⊂ Q ⊂ R ⊂ C.
Các tính chất của quan hệ bao hàm:
∙ Tập rỗng ∅ là tập con của mọi tập hợp.
∙ Mọi tập hợp là tập con của chính nó: với mọi tập hợp 𝑋 ta có 𝑋 ⊂ 𝑋.
∙ Nếu 𝑋 ⊂ 𝑌 và 𝑌 ⊂ 𝑋, thì 𝑋 = 𝑌 .
∙ Tính chất bắc cầu: nếu 𝑋 ⊂ 𝑌 và 𝑌 ⊂ 𝑍, thì 𝑋 ⊂ 𝑍.
Bạn cần tự viết ra chứng minh của các tính chất này.
Bài tập 1.1. Chứng minh các tính chất trên của quan hệ bao hàm.
Với một tập hợp bất kì, ta có thể tổng hợp tất cả các tập con của tập hợp đó và tạo
thành một tập hợp mới, gọi là tập hợp lũy thừa.

ĐỊNH NGHĨA 1.2 (Tập hợp lũy thừa của một tập hợp)

Giả sử 𝑋 là một tập hợp. Tập hợp lũy thừa (gọi tắt là tập lũy thừa) của tập
hợp 𝑋, kí hiệu 𝒫𝑋 hay 2𝑋 , là tập hợp mà các phần tử của nó là tất cả các tập con
của tập hợp 𝑋.

Các ví dụ 1.3. (1) Nếu 𝑋 = ∅, thì 𝒫𝑋 = 2𝑋 = {∅} là một tập hợp gồm một
phần tử, và phần tử đó là tập hợp rỗng (chú ý: ở đây 𝒫𝑋 không phải là tập
hợp rỗng).
(2) Nếu 𝑌 = {quả táo}, thì tập lũy thừa
𝒫𝑌 = 2𝑌 = {∅, {quả táo}}
gồm 2 phần tử là tập rỗng ∅ và tập hợp 𝑌 = {quả táo}.
4 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

(3) Nếu 𝑍 = {1, 2}, thì tập lũy thừa


𝒫𝑍 = 2𝑍 = {∅, {1}, {2}, {1, 2}}
gồm 4 phần tử đó là các tập hợp ∅, {1}, {2}, {1, 2}.
Bài tập 1.2. (1) Chứng minh rằng nếu một tập hợp 𝑋 có 𝑛 phần tử, thì tập
hợp lũy thừa 𝒫𝑋 của tập hợp 𝑋 có 2𝑛 phần tử.
(2) Chứng minh rằng nếu 𝑋 ⊂ 𝑌 thì 𝒫𝑋 ⊂ 𝒫𝑌 .

1.3. Các phép toán trên hai tập hợp. Ở phần này ta giới thiệu các phép toán
trên hai tập hợp: hợp, giao, hiệu, phần bù, tích Descartes. Các phép toán này có thể
được sử dụng để tạo ra nhiều tập hợp mới mẻ từ một số các tập hợp đã được xây dựng
trước. Các phép toán này thỏa mãn nhiều tính chất thú vị mà ta sẽ điểm qua sau đây.

ĐỊNH NGHĨA 1.3 (Hợp của hai tập hợp)

Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp. Hợp của 𝑋 và 𝑌 , kí hiệu 𝑋 ∪ 𝑌 , là tập hợp bao
gồm các phần tử hoặc thuộc 𝑋 hoặc thuộc 𝑌 . Về mặt logic,
𝑧 ∈ 𝑋 ∪ 𝑌 ⇐⇒ (𝑧 ∈ 𝑋 hoặc 𝑧 ∈ 𝑌 ).

ĐỊNH NGHĨA 1.4 (Giao của hai tập hợp)

Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp. Giao của 𝑋 và 𝑌 , kí hiệu 𝑋 ∩ 𝑌 , là tập hợp bao
gồm các phần tử thuộc cả 𝑋 và 𝑌 . Về mặt logic,
𝑧 ∈ 𝑋 ∩ 𝑌 ⇐⇒ (𝑧 ∈ 𝑋 và 𝑧 ∈ 𝑌 ).
Nếu 𝑋 và 𝑌 không có phần tử chung nào, thì 𝑋 ∩ 𝑌 = ∅ và ta nói 𝑋 và 𝑌 không
giao nhau hay 𝑋 và 𝑌 rời nhau.

ĐỊNH NGHĨA 1.5 (Hiệu của hai tập hợp)

Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp con của cùng một tập hợp Ω. Hợp của 𝑋 và 𝑌 , kí
hiệu 𝑋 − 𝑌 , là tập hợp bao gồm các phần tử của 𝑍 chỉ thuộc 𝑋 mà không thuộc
𝑌 . Về mặt logic,
𝑧 ∈ 𝑋 − 𝑌 ⇐⇒ (𝑧 ∈ 𝑋 và 𝑧 ∈ / 𝑌 ).
Trong trường hợp đặc biệt 𝑋 = Ω, ta gọi 𝑋 − 𝑌 = Ω − 𝑌 là phần bù của 𝑌 trong
Ω, kí hiệu là 𝑌¯ . Như vậy 𝑌 ∩ 𝑌¯ = ∅ và 𝑌 ∪ 𝑌¯ = Ω.
Một phương pháp trực quan để diễn đạt tập hợp và các phép toán tập hợp là sử dụng
biểu đồ Venn để vẽ ra các tập hợp.
Các phép toán trên hai tập hợp thỏa mãn một số tính chất rất thú vị.
Mệnh đề 1.1. Giả sử 𝑋, 𝑌 và 𝑍 là các tập hợp con của cùng một tập hợp Ω.
TẬP HỢP 5

∙ Tính giao hoán:


𝑋 ∪𝑌 =𝑌 ∪𝑋
𝑋 ∩ 𝑌 = 𝑌 ∩ 𝑋.
∙ Tính kết hợp:
(𝑋 ∪ 𝑌 ) ∪ 𝑍 = 𝑋 ∪ (𝑌 ∪ 𝑍)
(𝑋 ∩ 𝑌 ) ∩ 𝑍 = 𝑋 ∩ (𝑌 ∩ 𝑍).
∙ Tính phân phối:
𝑋 ∪ (𝑌 ∩ 𝑍) = (𝑋 ∪ 𝑌 ) ∩ (𝑋 ∪ 𝑍)
𝑋 ∩ (𝑌 ∪ 𝑍) = (𝑋 ∩ 𝑌 ) ∪ (𝑋 ∩ 𝑍).
∙ Tính đảo của phần bù:
¯ ∩ 𝑌¯
𝑋 ∪𝑌 =𝑋
¯ ∪ 𝑌¯ .
𝑋 ∩𝑌 =𝑋
Việc chứng minh các tính chất này là một bài tập rất tốt để hiểu và nhớ định nghĩa
của các phép toán tập hợp.
Bài tập 1.3. Chứng minh Mệnh đề 1.1.

ĐỊNH NGHĨA 1.6 (Tích Descartes của hai tập hợp)

Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp. Tích Descartes của 𝑋 và 𝑌 , kí hiệu 𝑋 × 𝑌 , là


tập hợp bao gồm các phần tử cặp (𝑥, 𝑦) trong đó 𝑥 là một phần tử của 𝑋 và 𝑦 là
một phần tử của 𝑌 . Về mặt hình thức,
𝑋 × 𝑌 = {(𝑥, 𝑦) : 𝑥 ∈ 𝑋, 𝑦 ∈ 𝑌 }.

Ví dụ 1.4. Mặt phẳng tọa độ R2 là tích Descartes R × R bao gồm các cặp (𝑥, 𝑦)
với 𝑥 và 𝑦 là hai số thực. Khái niệm tích Descartes cho phép ta nói về và tư duy về các
mặt phẳng số Z2 , Q2 , C2 tương tự như mặt phẳng thực R2 .
6 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

Ôn tập – Thực hành.


Ôn tập

Bạn cần hiểu các kiến thức sau trước khi tiếp tục:
(1) Khái niệm tập hợp và phần tử, định nghĩa tập hợp con (tập con,
bộ phận, phần) và quan hệ bao hàm, định nghĩa tập hợp lũy thừa.
(2) Định nghĩa các phép toán trên hai tập hợp: hợp, giao, hiệu, phần
bù, tích Descartes.
(3) Biết chứng minh các tính chất của các phép toán tập hợp.

Thuật ngữ tiếng Anh:


∙ phương pháp tiên đề: axiomatic method, phương pháp suy luận: deductive
method;
∙ tiên đề: axiom, định nghĩa: definition, bổ đề: lemma, mệnh đề: proposition,
định lý: theorem;
∙ tập hợp: set, phần tử: element;
∙ tập rỗng: empty set;
∙ quan hệ bao hàm: inclusion relation;
∙ tập hợp con: subset, tập hợp con thực sự: proper subset;
∙ tập hợp lũy thừa của một tập hợp: power set of a set (kí hiệu tập lũy thừa 𝒫𝑋
của tập hợp 𝑋 là chữ cái viết tắt 𝒫 của từ “power set”);
∙ hợp của hai tập hợp: union of two sets, giao của hai tập hợp: intersection of
two sets, hiệu của hai tập hợp: difference of two sets, phần bù của một tập
hợp: complement of a set;
∙ biểu đồ Venn: Venn diagram;
∙ tính giao hoán: commutativity; tính kết hợp: associativity, tính phân phối:
distributivity;
TẬP HỢP 7

Thực hành
1. Bài tập 1.1.
2. Bài tập 1.2.
3. Bài tập 1.3.
4. Gọi Mat2 (R) là tập hợp các ma trận 2 × 2 với các ô là số thực. Phép cộng và
phép nhân trong Mat2 (R) được cho bởi
(︂ )︂ (︂ )︂ (︂ )︂
𝑎 𝑏 𝑒 𝑓 𝑎+𝑒 𝑏+𝑓
+ = ,
𝑐 𝑑 𝑔 ℎ 𝑐+𝑔 𝑑+ℎ
(︂ )︂ (︂ )︂ (︂ )︂
𝑎 𝑏 𝑒 𝑓 𝑎𝑒 + 𝑏𝑔 𝑎𝑓 + 𝑏ℎ
· = .
𝑐 𝑑 𝑔 ℎ 𝑐𝑒 + 𝑑𝑔 𝑐𝑓 + 𝑑ℎ
(︂ )︂
0 1
Đặt 𝑊 = . Định nghĩa tập hợp
1 0
𝒲 = {𝑇 ∈ Mat2 (R) : 𝑇 𝑊 = 𝑊 𝑇 }.
∙ chỉ ra rằng
(︂ nếu)︂𝑋, 𝑌 ∈ 𝒲 thì 𝑋 + 𝑌 ∈ 𝒲 và 𝑋𝑌 ∈ 𝒲;
𝑥 𝑦
∙ nếu 𝑇 = , tìm điều kiện cần và đủ của 𝑥, 𝑦, 𝑧, 𝑡 sao cho 𝑇 ∈ 𝒲;
𝑧 𝑡
∙ 𝒲 là một tập hợp hữu hạn hay một tập hợp vô hạn, nghĩa là 𝒲 có số
phần tử là hữu hạn hay vô hạn?
5. Giả sử 𝑋, 𝑌 và 𝑍 là các tập hợp. Các phát biểu sau là đúng hay sai. Nếu đúng,
chứng minh. Nếu sai, đưa ra phản ví dụ.
(1) 𝑋 − (𝑌 ∪ 𝑍) = (𝑋 − 𝑌 ) ∩ (𝑋 − 𝑍);
(2) (𝑋 ∪ 𝑌 ) − 𝑌 = 𝑋;
(3) (𝑋 ∪ 𝑌 ) − 𝑌 = 𝑋 − 𝑌 ;
(4) 𝑋 ∩ (𝑌 − 𝑍) = (𝑋 ∩ 𝑌 ) − (𝑋 ∩ 𝑍);
(5) 𝑋 ∪ (𝑌 − 𝑍) = (𝑋 ∪ 𝑌 ) − (𝑋 ∪ 𝑍);
(6) (𝑋 − 𝑌 ) ∪ (𝑌 − 𝑋) = (𝑋 ∪ 𝑌 ) − (𝑋 ∩ 𝑌 ).
8 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

2. Ánh xạ
2.1. Ánh xạ – Ảnh – Ảnh ngược.

ĐỊNH NGHĨA 2.1 (Ánh xạ)

Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp. Một ánh xạ từ 𝑋 đến 𝑌 là một quy tắc gửi mỗi
phần tử 𝑥 của 𝑋 đến một phần tử 𝑦 của 𝑌 . Nếu ánh xạ này được kí hiệu là 𝑓 , thì
ta nói 𝑦 là ảnh của 𝑥 qua 𝑓 và viết 𝑦 = 𝑓 (𝑥). Tập hợp 𝑋 được gọi là nguồn hay
miền xác định của 𝑓 , và tập hợp 𝑌 được gọi là đích hay miền giá trị của 𝑓 .
Ta kí hiệu
𝑓 : 𝑋→𝑌
𝑥 ↦→ 𝑦.

Các ví dụ 2.1. (1) Trong giải tích ta gặp rất nhiều hàm số xác định bởi một
công thức nào đó, ví dụ 𝑓 (𝑥) = 𝑥2 , 𝑔(𝑥) = sin(𝑥), ℎ(𝑥) = 𝑒𝑥 , v.v. Các hàm số
𝑓, 𝑔, ℎ này có thể xem như là các ánh xạ từ R đến R.
(2) Gọi 𝑋 là một tập hợp bất kì. Ánh xạ 𝑥 ↦→ 𝑥, ở đây 𝑥 là một phần tử bất kì
của 𝑋, được gọi là ánh xạ đồng nhất của 𝑋, kí hiệu là 1𝑋 .
(3) Đặt 𝑋 = {1, 2}. Ánh xạ 𝜎 : 𝑋 → 𝑋 cho bởi 𝜎(1) = 2 và 𝜎(2) = 1 được gọi là
ánh xạ hoán vị không tầm thường trên tập hợp hai phần tử 𝑋.
Ví dụ 2.2 (Ánh xạ chiếu). Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp. Có hai ánh xạ rất tự nhiên
từ tích Descartes 𝑋 × 𝑌 tới 𝑋 và 𝑌 , đó là
proj𝑋 : 𝑋 × 𝑌 → 𝑋, (𝑥, 𝑦) ↦→ 𝑥,
proj𝑌 : 𝑋 × 𝑌 → 𝑌, (𝑥, 𝑦) ↦→ 𝑦;
hai ánh xạ này gọi là các phép chiếu xuống 𝑋 và 𝑌 .

ĐỊNH NGHĨA 2.2 (Đồ thị của ánh xạ)

Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp, và 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ.


∙ Đồ thị của 𝑓 , kí hiệu Γ𝑓 , là tập hợp con của 𝑋 × 𝑌 chứa tất cả các cặp
(𝑥, 𝑓 (𝑥)) khi 𝑥 chạy qua tất cả các phần tử của 𝑋. Ta có
Γ𝑓 = {(𝑥, 𝑓 (𝑥)) : 𝑥 ∈ 𝑋}.
∙ Nếu 𝑥 ∈ 𝑋 là một phần tử của 𝑋, ta gọi 𝑓 (𝑥) là ảnh của 𝑥 qua 𝑓 ; nếu
𝐴 ⊂ 𝑋 là một tập con của 𝑋, ta gọi
𝑓 (𝐴) = {𝑓 (𝑥) : 𝑥 ∈ 𝐴}
là ảnh của 𝐴 qua 𝑓 .
ÁNH XẠ 9

∙ Nếu 𝑦 ∈ 𝑌 là một phần tử của 𝑌 , ta gọi


𝑓 −1 (𝑥) = {𝑥 ∈ 𝑋 : 𝑓 (𝑥) = 𝑦}
là ảnh ngược của 𝑦 qua 𝑓 . Nếu 𝐵 ⊂ 𝑌 là một tập con của 𝑌 , ta gọi
𝑓 −1 (𝐵) = {𝑥 ∈ 𝑋 : 𝑓 (𝑥) ∈ 𝐵}
là ảnh ngược của 𝐵 qua 𝑓 .

Mệnh đề 2.1. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ, 𝐴 ⊂ 𝑋 và 𝐵 ⊂ 𝑌 lần lượt là hai


tập con của 𝑋 và 𝑌 . Ta có
∙ 𝐴 ⊂ 𝑓 −1 (𝑓 (𝐴));
∙ 𝑓 (𝑓 −1 (𝐵)) ⊂ 𝐵.
Bài tập 2.1. (1) Chứng minh Mệnh đề 2.1.
(2) Xây dựng các ví dụ để chỉ ra ta không thể thay quan hệ bao hàm trong Mệnh
đề 2.1 bằng đẳng thức. Nói cách khác, chỉ ra các ví dụ ánh xạ 𝑓 cùng với các
tập con 𝐴 ⊂ 𝑋 và 𝐵 ⊂ 𝑌 sao cho 𝐴 ̸= 𝑓 −1 (𝑓 (𝐴)) và 𝑓 (𝑓 −1 (𝐵)) ̸= 𝐵.
(3) Chứng minh rằng nếu 𝑓 là đơn ánh, thì 𝐴 = 𝑓 −1 (𝑓 (𝐴)).
(4) Chứng minh rằng nếu 𝑓 là toàn ánh, thì 𝑓 (𝑓 −1 (𝐵)) ⊂ 𝐵.
2.2. Đơn ánh – Toàn ánh – Song ánh.

ĐỊNH NGHĨA 2.3 (Đơn ánh – Toàn ánh – Song ánh)

Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ.


∙ Ánh xạ 𝑓 được gọi là một đơn ánh nếu mỗi cặp phần tử khác nhau 𝑥 ∈ 𝑋
và 𝑥′ ∈ 𝑋 có cặp ảnh 𝑓 (𝑥) ∈ 𝑌 và 𝑓 (𝑥′ ) ∈ 𝑌 cũng khác nhau.
∙ Ánh xạ 𝑓 được gọi là một toàn ánh nếu mỗi phần tử 𝑦 ∈ 𝑌 có ảnh ngược
𝑓 −1 (𝑦) khác rỗng, nói cách khác với mỗi phần tử 𝑦 ∈ 𝑌 ta có thể tìm được
một phần tử 𝑥 ∈ 𝑋 sao cho 𝑓 (𝑥) = 𝑦.
∙ Ánh xạ 𝑓 được gọi là một song ánh nếu 𝑓 là một đơn ánh và 𝑓 là một
toàn ánh.

ĐỊNH NGHĨA 2.4 (Hoán vị)

Giả sử 𝑋 là một tập hợp. Một hoán vị trên 𝑋 là một song ánh 𝑓 : 𝑋 → 𝑋.

Ví dụ 2.3. Giả sử 𝑋 là một tập hợp và 𝑥1 , 𝑥2 , . . . , 𝑥𝑛 là các phần tử khác nhau đôi
một trong 𝑋. Ta kí hiệu 𝑓 = (𝑥1 𝑥2 . . . 𝑥𝑛 ) : 𝑋 → 𝑋 là hoán vị cho bởi
𝑓 (𝑥1 ) = 𝑥2 , 𝑓 (𝑥2 ) = 𝑥3 , · · · , 𝑓 (𝑥𝑛−1 ) = 𝑥𝑛 , 𝑓 (𝑥𝑛 ) = 𝑥1
và 𝑓 (𝑦) = 𝑦 nếu 𝑦 ̸= 𝑥𝑖 với mọi 1 ≤ 𝑖 ≤ 𝑛. Hoán vị này được gọi là một hoán vị xích,
hay gọi tắt là một xích.
10 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

Trong trường hợp đơn giản 𝑌 = {1, 2, 3}, ta có tất cả sáu hoán vị trên 𝑌 . Xích
𝜏 = (1 2) là hoán vị
𝜏 (1) = 2, 𝜏 (2) = 1, 𝜏 (3) = 3.
Xích 𝜎 = (1 2 3) là hoán vị
𝜎(1) = 2, 𝜎(2) = 3, 𝜎(3) = 1.
2.3. Hợp của hai ánh xạ – Hàm ngược của một song ánh.

ĐỊNH NGHĨA 2.5 (Hợp của hai ánh xạ)

Giả sử 𝑋, 𝑌 và 𝑍 là ba tập hợp. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 và 𝑔 : 𝑌 → 𝑍 là hai ánh xạ.


Ta gọi ánh xạ
𝑋→𝑍
𝑥 ↦→ 𝑔(𝑓 (𝑥))
là hợp (còn gọi là tích hay nối) của 𝑔 với 𝑓 , kí hiệu 𝑔 ∘ 𝑓 hay viết tắt là 𝑔𝑓 .

Mệnh đề 2.2 (“Phần tử đồng nhất” / “số một” của tích ánh xạ). Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌
là một ánh xạ. Khi đó
𝑓 ∘ 1𝑋 = 𝑓 = 1𝑌 ∘ 𝑓.
Ta có thể viết gọn đẳng thức này thành 𝑓 1𝑋 = 𝑓 = 1𝑌 𝑓 .
Chứng minh. Giả sử 𝑥 ∈ 𝑋 là một phần tử bất kì của 𝑋. Ta có
(𝑓 ∘ 1𝑋 ) (𝑥) = 𝑓 (1𝑋 (𝑥)) = 𝑓 (𝑥).
Mặt khác
(1𝑌 ∘ 𝑓 )(𝑥) = 1𝑌 (𝑓 (𝑥)) = 𝑓 (𝑥)
Do đó
(𝑓 ∘ 1𝑋 ) (𝑥) = 𝑓 (𝑥) = (1𝑌 ∘ 𝑓 )(𝑥)
với mọi phần tử 𝑥 ∈ 𝑋. Vì thế 𝑓 ∘ 1𝑋 = 𝑓 = 1𝑌 ∘ 𝑓 . 
Mệnh đề 2.3 (Tính kết hợp của tích ánh xạ). Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 , 𝑔 : 𝑌 → 𝑍, và
ℎ : 𝑍 → 𝑈 là ba ánh xạ. Khi đó
ℎ ∘ (𝑔 ∘ 𝑓 ) = (ℎ ∘ 𝑔) ∘ 𝑓.
Ta có thể viết gọn đẳng thức này thành ℎ(𝑔𝑓 ) = (ℎ𝑔)𝑓 ).
Chứng minh. Giả sử 𝑥 ∈ 𝑋 là một phần tử bất kì của 𝑋. Ta có
(ℎ ∘ (𝑔 ∘ 𝑓 )) (𝑥) = ℎ ((𝑔 ∘ 𝑓 )(𝑥))
= ℎ (𝑔(𝑓 (𝑥))) .
ÁNH XẠ 11

Mặt khác
((ℎ ∘ 𝑔) ∘ 𝑓 ) (𝑥) = (ℎ ∘ 𝑔)(𝑓 (𝑥))
= ℎ (𝑔(𝑓 (𝑥))) .
Do đó
(ℎ ∘ (𝑔 ∘ 𝑓 )) (𝑥) = ((ℎ ∘ 𝑔) ∘ 𝑓 ) (𝑥)
với mọi 𝑥 ∈ 𝑋. Vì thế ℎ ∘ (𝑔 ∘ 𝑓 ) = (ℎ ∘ 𝑔) ∘ 𝑓. 
Một mục tiêu trong môn Đại số đại cương là ta biết cách tìm chứng minh của một
mệnh đề nào đó và trình bày chứng minh gọn gàng, súc tích, sáng sủa. Ở đây trong
chứng minh của hai Mệnh đề 2.2 và 2.3, ta nhận thấy một điểm chung quan trọng. Đó
là các chứng minh này thuộc dạng chứng minh “làm điều cần làm”. Nói rõ hơn, trong
các đẳng thức cần chứng minh, ta sử dụng định nghĩa để viết rõ ràng ý nghĩa của
mỗi vế của đẳng thức, và từ đó thực hiện các biến đổi cần thiết để chỉ ra hai vế của
mỗi đẳng thức là như nhau.
Mệnh đề 2.4. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một song ánh. Khi đó tồn tại duy nhất một
ánh xạ 𝑔 : 𝑌 → 𝑋 sao cho
𝑔 ∘ 𝑓 = 1𝑋 , 𝑓 ∘ 𝑔 = 1𝑌 .
−1
Ta kí hiệu 𝑔 = 𝑓 và gọi đây là hàm ngược của song ánh 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 .
2.4. Tập hợp các ánh xạ. Tập hợp và ánh xạ là hai khái niệm cơ sở của lý thuyết
tập hợp. Ta có thể xây dựng các đối tượng thú vị từ các khái niệm cơ sở này, và khảo
sát tính chất của các đối tượng toán học được xây dựng mới.

ĐỊNH NGHĨA 2.6 (Tập hợp các ánh xạ)

Với 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp bất kì, ta kí hiệu


Map(𝑋, 𝑌 ) = {𝑓 : 𝑋 → 𝑌 }
là tập hợp tất cả các ánh xạ từ 𝑋 đến 𝑌 . Nếu 𝑋 = 𝑌 , ta kí hiệu Map(𝑋) =
Map(𝑋, 𝑋) là tập hợp tất cả các ánh xạ từ 𝑋 đến 𝑋. Tương tự, ta kí hiệu
Inj(𝑋, 𝑌 ) = {𝑓 : 𝑋 → 𝑌 : 𝑓 là đơn ánh}
Sur(𝑋, 𝑌 ) = {𝑓 : 𝑋 → 𝑌 : 𝑓 là toàn ánh}
Bij(𝑋, 𝑌 ) = {𝑓 : 𝑋 → 𝑌 : 𝑓 là song ánh}
lần lượt là tập hợp tất cả các đơn ánh, toàn ánh, và song ánh từ 𝑋 đến 𝑌 . Ta kí
hiệu Perm(𝑋) = Bij(𝑋, 𝑋) là tập hợp các hoán vị trên 𝑋.

Ta thấy rằng Inj(𝑋, 𝑌 ), Sur(𝑋, 𝑌 ), và Bij(𝑋, 𝑌 ) là các tập con của Map(𝑋, 𝑌 ). Hơn
thế nữa, Bij(𝑋, 𝑌 ) là tập con của cả hai tập hợp Inj(𝑋, 𝑌 ) và Sur(𝑋, 𝑌 ).
Các ví dụ 2.4. ∙ Nếu 𝑋 = ∅ hay 𝑌 = ∅, thì Map(𝑋, 𝑌 ) = ∅.
∙ Nếu 𝑋 = {*} có một phần tử, thì Map(𝑋) = Map(𝑋, 𝑋) = {1𝑋 } có một phần
tử là ánh xạ đồng nhất 1𝑋 .
12 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

∙ Nếu 𝑋 = {*} có một phần tử và 𝑌 là một tập hợp bất kì, thì mỗi ánh xạ
𝑓 : 𝑋 → 𝑌 tương ứng với một phần tử của 𝑌 ; vì thế có một song ánh tự nhiên
từ Map(𝑋, 𝑌 ) đến 𝑌 .
∙ Nếu 𝑋 là một tập hợp bất kì và 𝑌 = {*} có một phần tử, thì chỉ có một ánh
xạ từ 𝑋 tới 𝑌 ; vì thế tập hợp Map(𝑋, 𝑌 ) có một phần tử.
∙ Nếu 𝑋 có 𝑟 phần tử và 𝑌 có 𝑠 phần tử, thì tập hợp Map(𝑋, 𝑌 ) có 𝑠𝑟 phần tử.
∙ Nếu 𝑋 có 𝑟 phần tử và 𝑌 có 𝑟 phần tử, thì tập hợp Bij(𝑋, 𝑌 ) có 𝑟! phần tử.
∙ Nếu 𝑋 có 𝑟 phần tử và 𝑌 có 𝑠 phần tử với 𝑠 ̸= 𝑟, thì Bij(𝑋, 𝑌 ) = ∅.
Giả sử 𝑋 là một tập hợp bất kì, để thuận tiện ta giả định 𝑋 không phải là tập rỗng.
Tập hợp Map(𝑋) có một tính chất đặc biệt mà ta sẽ trình bày ở đây. Với hai ánh xạ
𝑓, 𝑔 ∈ Map(𝑋), ta có hợp thành 𝑔 ∘ 𝑓 của chúng. Hợp thành này thỏa mãn tính kết hợp
(ℎ ∘ 𝑔) ∘ 𝑓 = ℎ ∘ (𝑔 ∘ 𝑓 )
với ba ánh xạ bất kì 𝑓, 𝑔, ℎ ∈ Map(𝑋). Mặt khác, ánh xạ đồng nhất 1𝑋 thỏa mãn tính
chất
1𝑋 ∘ 𝑓 = 𝑓 = 𝑓 ∘ 1𝑋
với mọi ánh xạ 𝑓 ∈ Map(𝑋). Hợp ∘ của các ánh xạ thỏa mãn hai tính chất nêu trên,
giống như tích của các số trong tập hợp số tự nhiên N hay tập hợp số thực R. Phép
nhân trên 3 số bất kì 𝑥, 𝑦, 𝑧 thỏa mãn tính kết hợp
(𝑥 · 𝑦) · 𝑧 = 𝑥 · (𝑦 · 𝑧)
và tính đồng nhất
1 · 𝑥 = 𝑥 = 𝑥 · 1.
Ta sẽ khai thác sự tương tự này và chỉ ra một đối tượng toán mới, gọi là nửa nhóm,
trong chương kế tiếp.
ÁNH XẠ 13

Ôn tập – Thực hành.


Ôn tập

Bạn cần hiểu các kiến thức sau trước khi tiếp tục:
(1) Định nghĩa ánh xạ, miền xác định (hay nguồn), miền giá trị (hay
đích). Định nghĩa đồ thị của ánh xạ, ảnh, ảnh ngược.
(2) Biết chứng minh các tính chất của ánh xạ, ảnh và ảnh ngược.
(3) Định nghĩa đơn ánh, toàn ánh, song ánh.
(4) Định nghĩa hợp của hai ánh xạ. Định nghĩa hàm ngược của một
song ánh.
(5) Có thể chứng minh các tính chất của hợp của hai ánh xạ.

Thuật ngữ tiếng Anh:


∙ ánh xạ: function, map, mapping;
∙ miền xác định: domain, nguồn: source, miền giá trị: range, đích: target;
∙ ánh xạ đồng nhất: identity function;
∙ đồ thị của ánh xạ: graph of a function;
∙ ảnh: image, ảnh ngược: preimage;
∙ đơn ánh: injection, toàn ánh: surjection, song ánh: bijection, hoán vị: permu-
tation;
∙ hợp / tích của hai ánh xạ: composition / product of two functions;
∙ hàm ngược: inverse function;
14 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

Thực hành
1. Bài tập 2.1.
2. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ. Gọi 𝑋 ′ , 𝑋 ′′ là hai tập con của 𝑋; gọi 𝑌 ′ , 𝑌 ′′
là hai tập con của 𝑌 . Chứng minh:
(1) 𝑓 (𝑋 ′ ∪ 𝑋 ′′ ) = 𝑓 (𝑋 ′ ) ∪ 𝑓 (𝑋 ′′ );
(2) 𝑓 (𝑋 ′ ∩ 𝑋 ′′ ) ⊂ 𝑓 (𝑋 ′ ) ∩ 𝑓 (𝑋 ′′ );
(3) 𝑓 −1 (𝑌 ′ ∪ 𝑌 ′′ ) = 𝑓 −1 (𝑌 ′ ) ∪ 𝑓 (𝑌 ′′ );
(4) 𝑓 −1 (𝑌 ′ ∩ 𝑌 ′′ ) = 𝑓 −1 (𝑌 ′ ) ∩ 𝑓 (𝑌 ′′ );
Tổng quát hóa các phát biểu (1)–(4) ở trên cho một họ các tập con của 𝑋 và
một họ các tập con của 𝑌 ; chứng minh các phát biểu tổng quát đấy.
3. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ. Gọi 𝑋 ′ là một tập con của 𝑋 và 𝑌 ′ là một
tập con của 𝑌 . Chứng minh:
(1) 𝑓 (𝑋¯ ′ ) ⊃ 𝑓 (𝑋 ′ );
(2) 𝑓 −1 (𝑌¯ ′ ) = 𝑓 −1 (𝑋 ′ ).
4. (Hàm Euler 𝜙) Định nghĩa hàm Euler 𝜙 : N → N như sau. Với mỗi 𝑛 ∈ N,
đặt 𝜙(𝑛) là số các số nguyên 𝑢 sao cho 1 ≤ 𝑢 ≤ 𝑛 và gcd(𝑢, 𝑛) = 1 (nghĩa là
𝑢 và 𝑛 nguyên tố cùng nhau, hay nói rõ hơn, 𝑢 và 𝑛 chỉ nhận một số tự nhiên
duy nhất làm ước chung, đó là 1). Ví dụ
𝜙(1) = 1, 𝜙(2) = 1, 𝜙(3) = 2, 𝜙(4) = 2, 𝜙(5) = 4, 𝑣.𝑣.
Chứng minh:
(1) nếu 𝑝 là số nguyên tố và 𝑟 ∈ N thì
𝜙(𝑝) = 𝑝 − 1, 𝜙(𝑝𝑟 ) = 𝑝𝑟−1 (𝑝 − 1);
(2) nếu 𝑚 và 𝑛 là hai số tự nhiên thỏa mãn gcd(𝑚, 𝑛) = 1, thì
𝜙(𝑚𝑛) = 𝜙(𝑚)𝜙(𝑛);
(3) nếu 𝑛 = 𝑝𝑟11 𝑝𝑟22 · · · 𝑝𝑟𝑘𝑘
là phân tích của 𝑛 thành tích các số nguyên tố khác
nhau 𝑝1 , 𝑝2 , . . . , 𝑝𝑘 với các số mũ 𝑟1 , 𝑟2 , . . . , 𝑟𝑘 ∈ N là các số nguyên dương,
thì
𝜙(𝑛) = 𝑝𝑟11 −1 (𝑝1 − 1)𝑝𝑟22 −1 (𝑝2 − 1) · · · 𝑝𝑟𝑘𝑘 −1 (𝑝𝑘 − 1).
5. Giả sử 𝑋 là một tập hợp gồm 𝑛 phần tử và 𝑌 là một tập hợp gồm 𝑘 phần tử;
giả sử 𝑘 ≤ 𝑛.
∙ Một song ánh 𝜎 : 𝑋 → 𝑋 được gọi là một hoán vị của tập hợp 𝑋. Tìm
công thức cho số các hoán vị của tập hợp 𝑋.
∙ Tìm số các đơn ánh từ 𝑌 vào 𝑋.
∙ Tìm số các toàn ánh từ 𝑋 đến 𝑌 .
QUAN HỆ 15

3. Quan hệ
3.1. Quan hệ hai ngôi. Trong cuộc sống, việc diễn đạt mối liên hệ giữa hai loại
đối tượng là một nhu cầu thiết yếu. Ví dụ, có một mối liên hệ sâu sắc giữa một người
với một đất nước là nơi sinh sống của một người. Một người có thể có sống tại một
nước, hay một vài nước, hay không tại đất nước nào (điều này có xảy ra không?). Nhắc
lại, một ánh xạ 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 tương ứng với đồ thị Γ𝑓 ⊂ 𝑋 × 𝑌 là một tập con của 𝑋 × 𝑌 .
Tuy nhiên, khái niệm ánh xạ không thể diễn đạt mối liên hệ thực tiễn quan trọng này.
Ở đây, chúng ta tìm hiểu một khái niệm tổng quát hơn, gọi là quan hệ hai ngôi, cho
phép ta diễn đạt mối liên hệ nơi sinh sống nêu ở đây. Quan hệ hai ngôi là một khái
niệm rất hay, vì khái niệm này cho phép ta diễn đạt rất nhiều điều thú vị.

ĐỊNH NGHĨA 3.1 (Quan hệ hai ngôi giữa hai tập hợp)

Giả sử 𝑋 và 𝑌 là hai tập hợp. Một quan hệ hai ngôi giữa 𝑋 và 𝑌 là một tập hợp
con của tập hợp 𝑋 × 𝑌 .
∙ Nếu 𝑄 là một quan hệ hai ngôi giữa 𝑋 và 𝑌 và (𝑥, 𝑦) ∈ 𝑄, ta nói 𝑥 và 𝑦
𝑄
có quan hệ 𝑄; ta kí hiệu 𝑥 𝑄 𝑦 hay 𝑥 ∼ 𝑦.
∙ Nếu 𝑋 = 𝑌 , ta gọi một quan hệ hai ngôi giữa 𝑋 và 𝑋 là một quan hệ hai
ngôi trên 𝑋.
Ta có thể vẽ một quan hệ hai ngôi như một đồ thị hai phần: phần 𝑋 với các đỉnh là
các phần tử của 𝑋, phần 𝑌 với các đỉnh là các phần tử của 𝑌 , ta nối phần tử 𝑥 của 𝑋
với phần tử 𝑦 của 𝑌 với mỗi cặp (𝑥, 𝑦) nằm trong quan hệ hai ngôi đã cho.
Ví dụ 3.1 (Nơi sinh sống). Gọi 𝒩 là tập hợp con người, 𝒬 là tập hợp các quốc gia.
Mối liên hệ nơi sinh sống là một quan hệ hai ngôi giữa 𝒩 và 𝒬, đây là một tập con 𝒮𝒮
của 𝒩 × 𝒬. Một người 𝑁 và một quốc gia 𝑄 tạo thành một phần tử (𝑁, 𝑄) của 𝒮𝒮
khi và chỉ khi người 𝑁 đã hoặc đang sống ở quốc gia 𝑄.
Ví dụ 3.2 (So sánh độ lớn). Với hai số thực bất kì 𝑥 và 𝑦, ta có 𝑥 ≤ 𝑦 hay 𝑦 ≤ 𝑥.
Quan hệ (≤) là một quan hệ hai ngôi trên tập hợp số thực R (hay trên N, N0 , Z, Q).
Quan hệ (<) cũng là một quan hệ hai ngôi trên tập hợp số thực R (hay trên N, N0 ,
Z, Q). Tương tự, ta có các quan hệ (≥) và (>) trên R.
Ví dụ 3.3 (Đẳng thức). Quan hệ (=) là một quan hệ hai ngôi trên mỗi tập hợp 𝑋.
Với mỗi phần tử 𝑥 ∈ 𝑋, cặp (𝑥, 𝑥) có quan hệ (=) vì 𝑥 = 𝑥. Các trường hợp đặc biệt
thú vị là quan hệ (=) trên các tập hợp số (N, N0 , Z, Q, R, C).
Ví dụ 3.4 (Khác biệt). Quan hệ (̸=) là một quan hệ hai ngôi trên mỗi tập hợp 𝑋.
Với các phần tử 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋, cặp (𝑥, 𝑦) có quan hệ (̸=) nếu và chỉ nếu 𝑥 ̸= 𝑦. Các trường
hợp đặc biệt thú vị là quan hệ (̸=) trên các tập hợp số (N, N0 , Z, Q, R, C).
Ví dụ 3.5 (Đồng dư trên tập số nguyên). Giả sử 𝑛 ∈ N là một số nguyên dương.
Với hai số nguyên bất kì 𝑥 và 𝑦, ta nói 𝑥 đồng dư 𝑦 modulo 𝑛, kí hiệu
𝑥 ≡ 𝑦 (mod 𝑛),
16 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

nếu 𝑥 − 𝑦 chia hết cho 𝑛. Đồng dư modulo 𝑛 là một quan hệ hai ngôi trên tập hợp
số nguyên Z. Nhận xét rằng mỗi số nguyên đồng dư modulo 𝑛 với một trong các số
0, 1, 2, · · · , 𝑛 − 1.
Ví dụ 3.6 (Đồng dư với điều kiện nguyên tố cùng nhau). Giả sử 𝑛 ∈ N là một số
nguyên dương. Tập hợp các số nguyên 𝑥 sao cho gcd(𝑥, 𝑛) = 1, nghĩa là 𝑥 và 𝑛 nguyên
tố cùng nhau, được kí hiệu là Z<𝑛>) . Ví dụ, Z<2> là tập hợp các số nguyên lẻ. Tổng
quát hơn, nếu 𝑝 là một số nguyên tố Z<𝑝> là tập hợp các số nguyên không chia hết cho
𝑝.
Đồng dư modulo 𝑛 là một quan hệ hai ngôi trên tập hợp Z<𝑛> .

ĐỊNH NGHĨA 3.2 (Các thuộc tính của Quan hệ hai ngôi)

Giả sử 𝑋 là một tập hợp. Giả sử 𝑄 là một quan hệ hai ngôi trên 𝑋, nghĩa là 𝑄 là
một tập con của 𝑋 × 𝑋.
𝑄
∙ 𝑄 là phản xạ nếu với mọi 𝑥 ∈ 𝑋, 𝑥 ∼ 𝑥;
𝑄 𝑄 𝑈
∙ 𝑄 là bắc cầu nếu với mọi 𝑥, 𝑦, 𝑧 ∈ 𝑋, 𝑥 ∼ 𝑥 và 𝑦 ∼ 𝑧 kéo theo 𝑥 ∼ 𝑧;
𝑄 𝑄
∙ 𝑄 là đối xứng nếu với mọi 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋, 𝑥 ∼ 𝑦 kéo theo 𝑦 ∼ 𝑥;
𝑄
∙ 𝑄 là phản đối xứng (gọi tắt là phản xứng) với mọi 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋, 𝑥 ∼ 𝑦 và
𝑄
𝑦 ∼ 𝑥 kéo theo 𝑥 = 𝑦.

Ví dụ 3.7 (Các thuộc tính của các quan hệ so sánh độ lớn). Xét quan hệ (≤) trên
một tập hợp số thực R. Quan hệ (≤) là một quan hệ phản xạ, bắc cầu, phản xứng,
nhưng nó không đối xứng.
Mặt khác, xét quan hệ (<) trên một tập hợp số thực R. Quan hệ (<) là một quan
hệ bắc cầu, nhưng nó không thỏa mãn các tính chất phản xạ, đối xứng, phản xứng.
Ví dụ 3.8 (Các thuộc tính của quan hệ đẳng thức). Xét quan hệ (=) trên một tập
hợp 𝑋 bất kì. Quan hệ (=) này là một quan hệ phản xạ, bắc cầu, đối xứng, và phản
xứng.
Ví dụ 3.9 (Các thuộc tính của quan hệ khác biệt). Xét quan hệ (̸=) trên một tập
hợp 𝑋 bất kì. Quan hệ (̸=) này là một quan hệ đối xứng, nhưng nó không thỏa mãn
các tính chất phản xạ, bắc cầu, phản xứng.
3.2. Quan hệ thứ tự. Ở phần này ta tìm hiểu khái niệm quan hệ thứ tự. Đây là
một khái niệm toán cho phép ta biểu đạt hành động so sánh rất phổ biến trong cuộc
sống thường ngày.

ĐỊNH NGHĨA 3.3 (Quan hệ thứ tự)


QUAN HỆ 17

Giả sử 𝑋 là một tập hợp. Giả sử 𝑈 là một quan hệ hai ngôi trên 𝑋, nghĩa là 𝑈 là
một tập con của 𝑋 × 𝑋. Ta gọi 𝑈 là một quan hệ thứ tự trên 𝑋 nếu các điều
kiện sau được thỏa mãn:
𝑈
(i) (Phản xạ) với mọi 𝑥 ∈ 𝑋, 𝑥 ∼ 𝑥;
𝑈 𝑈 𝑈
(ii) (Bắc cầu) với mọi 𝑥, 𝑦, 𝑧 ∈ 𝑋: nếu 𝑥 ∼ 𝑥 và 𝑦 ∼ 𝑧, thì 𝑥 ∼ 𝑧;
𝑈
(iii) (Phản đối xứng, gọi tắt là Phản xứng) với mọi 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋: nếu 𝑥 ∼ 𝑦 và
𝑈
𝑦 ∼ 𝑥, thì 𝑥 = 𝑦.
Tập hợp 𝑋 cùng quan hệ thứ tự 𝑈 được gọi là một tập hợp sắp thứ tự.

Ví dụ 3.10. Xét quan hệ hai ngôi (≤) trên tập hợp số thực R. Ta thấy rằng quan
hệ (≤) thỏa mãn ba tiên đề phản xạ, bắc cầu, phản đối xứng. Do đó, (≤) là một quan
hệ thứ tự trên R (hay trên N, N0 , Z, Q). Ngược lại, quan hệ (<) không thỏa mãn tiên
đề phản xạ, ví dụ ta không có quan hệ 1 < 1, do đó (<) không phải là một quan hệ
thứ tự trên R (hay trên N, N0 , Z, Q).
Ví dụ 3.11 (Quan hệ thứ tự bao hàm). Giả sử 𝑋 là một tập hợp khác rỗng bất kì.
Trên tập hợp lũy thừa 𝒫𝑋 ta xét quan hệ bao hàm 𝐴 ⊂ 𝐵 với 𝐴, 𝐵 là các tập con của
𝑋. Quan hệ bao hàm (⊂) thỏa mãn các tính chất phản xạ, bắc cầu, phản đối xứng. Vì
thế bao hàm (⊂) là một quan hệ thứ tự trên 𝒫𝑋 .

ĐỊNH NGHĨA 3.4 (Phần tử nhỏ nhất - Phần tử lớn nhất)

Giả sử (𝑋, ≤) là một tập hợp sắp thứ tự.


∙ Một phần tử 𝑛 ∈ 𝑋 gọi là phần tử nhỏ nhất nếu với mọi 𝑥 ∈ 𝑋, 𝑛 ≤ 𝑥.
∙ Một phần tử 𝑙 ∈ 𝑋 gọi là phần tử lớn nhất nếu với mọi 𝑥 ∈ 𝑋, 𝑥 ≤ 𝑙.

Các ví dụ 3.12. ∙ Số không là phần tử nhỏ nhất của tập sắp thứ tự (N, ≤).
∙ Nếu 𝑋 là một tập hợp, thì tập rỗng ∅ là phần tử nhỏ nhất của tập sắp thứ tự
(𝒫𝑋 , ⊂).

ĐỊNH NGHĨA 3.5 (Phần tử tối tiểu - Phần tử tối đại)

Giả sử (𝑋, ≤) là một tập hợp sắp thứ tự.


∙ Một phần tử 𝑛 ∈ 𝑋 gọi là phần tử tối tiểu (còn gọi là phần tử không
thể nhỏ hơn) nếu với mọi 𝑥 ∈ 𝑋, 𝑥 ≤ 𝑛 kéo theo 𝑥 = 𝑛.
∙ Một phần tử 𝑙 ∈ 𝑋 gọi là phần tử tối đại (còn gọi là phần tử không
thể lớn hơn) nếu với mọi 𝑥 ∈ 𝑋, 𝑙 ≤ 𝑥 kéo theo 𝑥 = 𝑙.

Nhận xét rằng nếu một tập hợp sắp thứ tự có tối đa một phần tử nhỏ nhất và tối
đa một phần tử lớn nhất. Một tập hợp sắp thứ tự có thể có nhiều phần tử tối tiểu và
có thể có nhiều phần tử tối đại.
18 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

ĐỊNH NGHĨA 3.6 (Tập hợp sắp thứ tự tốt)

Giả sử (𝑋, ≤) là một tập hợp sắp thứ tự. Ta gọi (𝑋, ≤) là một tập hợp sắp thứ
tự tốt nếu mọi tập con khác rỗng của 𝑋 có một phần tử nhỏ nhất.

ĐỊNH NGHĨA 3.7 (Tập hợp sắp thứ tự toàn phần)

Giả sử (𝑋, ≤) là một tập hợp sắp thứ tự. Ta gọi (𝑋, ≤) là một tập hợp sắp thứ
tự toàn phần nếu với hai phần tử bất kì 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋, ta có 𝑥 ≤ 𝑦 hoặc 𝑦 ≤ 𝑥.

Các ví dụ 3.13. ∙ (N, ≤) là một tập hợp sắp thứ tự tốt, nhưng (Z, ≤) không
phải là một tập hợp sắp thứ tự tốt (vì sao?).
∙ Thứ tự ≤ là một thứ tự toàn phần trên các tập hợp số N, Z, Q, R.
∙ Giả sử 𝑋 là một tập hợp có ít nhất hai phần tử. Khi đó thứ tự ⊂ trên 𝒫𝑋
không phải là một thứ tự tốt, cũng không phải là một thứ tự toàn phần (vì
sao?).
3.3. Quan hệ tương đương.

ĐỊNH NGHĨA 3.8 (Quan hệ tương đương)

Giả sử 𝑋 là một tập hợp. Giả sử 𝑇 là một quan hệ hai ngôi trên 𝑋, nghĩa là 𝑇 là
một tập con của 𝑋 × 𝑋. Ta gọi 𝑇 là một quan hệ tương đương trên 𝑋 nếu các
điều kiện sau được thỏa mãn:
𝑇
(i) (Phản xạ) với mọi 𝑥 ∈ 𝑋, 𝑥 ∼ 𝑥;
𝑇 𝑇 𝑇
(ii) (Bắc cầu) với mọi 𝑥, 𝑦, 𝑧 ∈ 𝑋: nếu 𝑥 ∼ 𝑥 và 𝑦 ∼ 𝑧, thì 𝑥 ∼ 𝑧;
𝑇 𝑇
(iii) (Đối xứng) với mọi 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋: nếu 𝑥 ∼ 𝑦, thì 𝑦 ∼ 𝑥.

Khái niệm và tính chất của quan hệ tương đương cung cấp một công cụ mạnh mẽ
để lập luận khi ta muốn phân hoạch một tập hợp thành các lớp đối tượng mà các đối
tượng trong mỗi lớp có cùng thuộc tính với nhau. Trong thực tiễn, đây chính là khi ta
thực hiện một hành động phân loại.
Ví dụ 3.14 (Quan hệ tương đương đẳng thức). Quan hệ (=) trên một tập hợp 𝑋
bất kì (ví dụ như các tập hợp số) là một quan hệ tương đương.
Ví dụ 3.15 (Quan hệ tương đương đồng dư). Giả sử 𝑛 ∈ N. Ta thấy rằng quan hệ
đồng dư modulo 𝑛 trên Z thỏa mãn tính phản xạ, bắc cầu, và đối xứng. Vì thế đồng
dư modulo 𝑛 là một quan hệ tương đương trên Z.
Tương tự, đồng dư modulo 𝑛 cũng là một quan hệ tương đương trên Z(𝑛) .
QUAN HỆ 19

ĐỊNH NGHĨA 3.9 (Lớp tương đương)

Giả sử 𝑋 là một tập hợp và 𝑇 là một quan hệ tương đương trên 𝑋. Với mỗi phần
tử 𝑥 ∈ 𝑋, lớp tương đương
𝑇
[𝑥] = {𝑦 ∈ 𝑋 : 𝑦 ∼ 𝑥}
là tập hợp tất cả cả các phần tử của 𝑋 có quan hệ 𝑇 với 𝑥. Vì 𝑇 có tính phản xạ,
𝑥 ∈ [𝑥] với mọi 𝑥 ∈ 𝑋, do đó [𝑥] không phải là tập rỗng.

Ví dụ 3.16 (Lớp đồng dư). Giả sử 𝑛 ∈ N. Với mỗi số nguyên 𝑟, lớp đồng dư
modulo 𝑛 với thặng dư 𝑟
𝑟 mod 𝑛 = {𝑥 ∈ Z : 𝑥 ≡ 𝑟 (mod 𝑛)}
là một lớp tương đương của quan hệ tương đương đồng dư trên Z. Nhận xét rằng mỗi
số nguyên đồng dư modulo 𝑛 với một số duy nhất trong các số 0, 1, 2, · · · , 𝑛 − 1. Các
lớp đồng dư 𝑗 mod 𝑛 với 0 ≤ 𝑗 < 𝑛 tạo thành các tập hợp đôi một rời nhau, vì mỗi số
nguyên chỉ thuộc duy nhất một lớp đồng dư 𝑗 mod 𝑛 với 0 ≤ 𝑗 < 𝑛.
Ví dụ 3.17 (Lớp đồng dư rút gọn). Giả sử 𝑛 là một số nguyên dương. Với mỗi số
nguyên 𝑟 ∈ Z thỏa mãn gcd(𝑟, 𝑛) = 1, lớp đồng dư rút gọn modulo 𝑛 với thặng
dư 𝑟
𝑟 mod 𝑛 = {𝑥 ∈ Z : 𝑥 ≡ 𝑟 (mod 𝑛)}
là một lớp tương đương của quan hệ tương đương đồng dư trên tập hợp các số nguyên
có tính chất nguyên tố cùng nhau với 𝑛. Các lớp đồng dư rút gọn 𝑗 mod 𝑛 với 0 ≤ 𝑗 < 𝑛
tạo thành các tập hợp đôi một rời nhau, vì mỗi số nguyên chỉ thuộc duy nhất một lớp
đồng dư rút gọn 𝑗 mod 𝑛 với 0 ≤ 𝑗 < 𝑛.
Hai lớp tương đương của hai phần tử có quan hệ tương đương cùng là một tập hợp.
Mệnh đề sau nói rằng trong một quan hệ tương đương, hai lớp tương đương phân biệt
là hai tập hợp rời nhau. Vì thế các lớp tương đương tạo thành một phân hoạch của tập
hợp 𝑋 thành các tập hợp rời nhau đôi một.
Mệnh đề 3.1. Giả sử 𝑋 là một tập hợp và 𝑇 là một quan hệ tương đương trên
𝑋. Nếu 𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋, thì duy nhất một trong hai trường hợp sau xảy ra: [𝑥] = [𝑦] hay
[𝑥] ∩ [𝑦] = ∅.
Chứng minh. Ta cần chỉ ra rằng nếu [𝑥] ∩ [𝑦] ̸= ∅, thì [𝑥] = [𝑦].
Giả sử [𝑥] ∩ [𝑦] ̸= ∅, do đó có một phần tử 𝑧 nằm trong cả [𝑥] và [𝑦]. Điều này có
𝑇 𝑇
nghĩa là 𝑧 ∼ 𝑥 và 𝑧 ∼ 𝑦.
𝑇 𝑇
Bởi tính chất bắc cầu, ta có 𝑥 ∼ 𝑦. Từ đây ta suy ra [𝑥] ⊂ [𝑦]: nếu 𝑤 ∼ 𝑥, thì
𝑇 𝑇
𝑤 ∼ 𝑦 bởi 𝑥 ∼ 𝑦. Bằng một lập luận đối xứng tương tự, ta cũng suy ra [𝑦] ⊂ [𝑥]. Vậy
[𝑥] ∩ [𝑦] ̸= ∅ kéo theo [𝑥] = [𝑦]. Mệnh đề được chứng minh. 
20 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

ĐỊNH NGHĨA 3.10 (Tập hợp thương)

Giả sử 𝑋 là một tập hợp và 𝑇 là một quan hệ tương đương trên 𝑋. Tập hợp tất
cả các lớp tương đương phân biệt đối với 𝑇 được gọi là tập hợp thương đối với
𝑇 (còn gọi là tập các lớp tương đương của 𝑇 , hay gọi tắt là tập các lớp của
𝑇 ), kí hiệu 𝑋/𝑇 .
Với mỗi phần tử 𝑥 ∈ 𝑋, ánh xạ
𝑝 : 𝑋 → 𝑋/𝑇
gửi 𝑥 đến lớp tương đương [𝑥] được gọi là ánh xạ thương đối với 𝑇 .

Ví dụ 3.18 (Hệ đồng dư). Giả sử 𝑛 ∈ N. Các lớp đồng dư 𝑗 mod 𝑛 với 0 ≤ 𝑗 < 𝑛
là đôi một rời nhau, và mỗi số nguyên 𝑟 nằm trong một trong các lớp đồng dư này. Vì
thế tập hợp thương của quan hệ đồng dư modulo 𝑛 trên Z là tập hợp
Z/𝑛Z = {𝑗 mod 𝑛 : 0 ≤ 𝑗 < 𝑛},
gọi là tập hợp các lớp đồng dư modulo 𝑛 hay hệ đồng dư modulo 𝑛. Ta có một
song ánh
{𝑗 ∈ N0 : 0 ≤ 𝑗 < 𝑛} → Z/𝑛Z, 𝑗 ↦→ 𝑗 mod 𝑛;
vì thế ta có thể đồng nhất tập hợp các lớp đồng dư modulo 𝑛 với tập hợp các số tự
nhiên nhỏ hơn 𝑛. Ánh xạ thương
𝑝𝑛 : Z → Z/𝑛Z
cho bởi
𝑝𝑛 (𝑥) = 𝑗 (0 ≤ 𝑗 < 𝑛) nếu 𝑥 ≡ 𝑗 (mod 𝑛).
Ví dụ 3.19 (Hệ đồng dư rút gọn). Giả sử 𝑛 ∈ N. Các lớp đồng dư rút gọn 𝑗 mod 𝑛
với 0 ≤ 𝑗 < 𝑛 là đôi một rời nhau, và mỗi số nguyên 𝑟 nằm trong một trong các lớp
đồng dư này. Vì thế tập hợp thương của quan hệ đồng dư modulo 𝑛 trên tập hợp các
số nguyên thỏa mãn tính chất nguyên tố cùng nhau với 𝑛 là tập hợp
(Z/𝑛Z)× = {𝑗 mod 𝑛 : 0 < 𝑗 < 𝑛, gcd(𝑗, 𝑛) = 1},
gọi là tập hợp các lớp đồng dư rút gọn modulo 𝑛 hay hệ đồng dư rút gọn
modulo 𝑛. Ta có một song ánh
{𝑗 ∈ N0 : 0 < 𝑗 < 𝑛, gcd(𝑗, 𝑛) = 1} → Z/𝑛Z, 𝑗 ↦→ 𝑗 mod 𝑛;
vì thế ta có thể đồng nhất tập hợp các lớp đồng dư rút gọn modulo 𝑛 với tập hợp các
số tự nhiên nhỏ hơn 𝑛 và nguyên tố cùng nhau với 𝑛. Ánh xạ thương
𝑝×
𝑛 : Z → (Z/𝑛Z)
×

cho bởi
𝑝×
𝑛 (𝑥) = 𝑗 (0 < 𝑗 < 𝑛) nếu 𝑥 ≡ 𝑗 (mod 𝑛).
QUAN HỆ 21

Tập hợp thương thỏa mãn một tính chất phổ quát đặc trưng. Mệnh đề sau đây phát
biểu chính xác tính chất phổ quát này. Đây là ví dụ đầu tiên cho phương pháp xây
dựng một tập hợp bằng tính phổ quát mà ta đã nhắc tới.
Định lý 3.2 (Tính phổ quát của Tập hợp thương). Gọi 𝑋 là một tập hợp và 𝑇 là
một quan hệ tương đương trên 𝑋. Cặp (𝑋/𝑇, 𝑝 : 𝑋 → 𝑋/𝑇 ) bao gồm tập hợp thương
𝑋/𝑇 và ánh xạ thương 𝑝 có tính chất sau:
∙ Giả sử cặp (𝑌, 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 ) bao gồm một tập hợp 𝑌 và một ánh xạ 𝑓 : 𝑋 → 𝑌
thỏa mãn 𝑓 (𝑥) = 𝑓 (𝑥′ ) với mọi cặp phần tử 𝑥 và 𝑥′ tương đương với nhau
𝑇
(𝑥 ∼ 𝑥′ ). Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ 𝑓˜ : 𝑋/𝑇 → 𝑌 sao cho 𝑓˜ ∘ 𝑝 = 𝑓 .
Điều kiện 𝑓˜ ∘ 𝑝 = 𝑓 có thể diễn đạt trực quan hơn như sau: tam giác các ánh
xạ
𝑋/𝑇
=
𝑝
tồn tại duy nhất 𝑓˜

𝑋 / 𝑌
𝑓

là một sơ đồ giao hoán.


Chứng minh. Giả sử cặp (𝑌, 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 ) thỏa mãn giả thiết phát biểu như trên.
Bất kì một ánh xạ 𝑓˜ : 𝑋/𝑇 → 𝑌 sao cho 𝑓˜ ∘ 𝑝 = 𝑓 phải thỏa mãn 𝑓˜([𝑥]) = 𝑓 (𝑥) với
mọi 𝑥 ∈ 𝑋, vì thế nếu tồn tại thì là duy nhất. Ta thấy rằng công thức
𝑓˜ : 𝑋/𝑇 → 𝑌, 𝑓˜([𝑥]) = 𝑓 (𝑥) với mọi 𝑥 ∈ 𝑋
cho ta một định nghĩa tốt của ánh xạ 𝑓˜ : 𝑋/𝑇 → 𝑌 . Ánh xạ này thỏa mãn 𝑓˜ ∘ 𝑝 = 𝑓 .
Định lý được chứng minh. 
Bài tập sau là một ứng dụng của tính phổ quát của tập hợp thương.
Bài tập 3.1. Giả sử 𝑟 và 𝑠 là các số nguyên dương sao cho 𝑟 chia hết 𝑠 (𝑟 là ước
của 𝑠, kí hiệu 𝑟|𝑠). Kí hiệu Z<𝑛> thay cho tập hợp các số nguyên thỏa mãn tính chất
nguyên tố cùng nhau với 𝑛.
(1) Viết 𝑝𝑟 : Z → Z/𝑟Z và 𝑝𝑠 : Z → Z/𝑠Z cho các ánh xạ thương. Chứng minh
tồn tại duy nhất một ánh xạ 𝑝𝑠,𝑟 : Z/𝑠Z → Z/𝑟Z thỏa mãn 𝑝𝑠,𝑟 ∘ 𝑝𝑠 = 𝑝𝑟 .
(2) Viết 𝑝× 𝑟 : Z
<𝑟𝑠>
→ (Z/𝑟Z)× và 𝑝×
𝑠 : Z
<𝑟𝑠>
→ (Z/𝑠Z)× cho các ánh xạ thương.
Chứng minh tồn tại duy nhất một ánh xạ 𝑝× × ×
𝑠,𝑟 : (Z/𝑠Z) → (Z/𝑟Z) thỏa mãn
× ×
𝑝𝑠,𝑟 ∘ 𝑝𝑠 = 𝑝𝑟 .
22 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

Ôn tập – Thực hành.


Ôn tập

Bạn cần hiểu các kiến thức sau trước khi tiếp tục:
(1) Định nghĩa quan hệ hai ngôi.
(2) Các tính chất phản xạ, bắc cầu, đối xứng, phản đối xứng của một
quan hệ hai ngôi.
(3) Định nghĩa quan hệ thứ tự.
(4) Định nghĩa quan hệ tương đương.

Thuật ngữ tiếng Anh:


∙ quan hệ hai ngôi: binary relation;
∙ phản xạ: reflection, bắc cầu: transitivity, đối xứng: symmetry, phản đối xứng:
anti-symmetry;
∙ quan hệ thứ tự: order relation;
∙ quan hệ tương đương: equivalence relation, lớp tương đương: equivalence class;
∙ tập hợp thương: quotient set, ánh xạ thương: quotient map;
∙ tính chất phổ quát: universal property;
∙ quan hệ đồng dư: congruence relation, thặng dư: residue;
∙ lớp đồng dư: residue class, hệ đồng dư: residue system;
∙ lớp đồng dư rút gọn: reduced residue class, hệ đồng dư rút gọn: reduced residue
system;
Thực hành
1. Bài tập 3.1.
2. Định nghĩa một quan hệ ▷ trên R2 như sau: (𝑥, 𝑦) ▷ (𝑧, 𝑡) nếu 𝑥2 + 𝑦 2 ≤ 𝑧 2 + 𝑡2 .
Chứng minh ▷ thỏa mãn tính phản xạ và bắc cầu, nhưng không là đối xứng.
3. Định nghĩa một quan hệ ∼ trên R2 − {(0, 0)} như sau: (𝑥, 𝑦) ∼ (𝑥′ , 𝑦 ′ ) nếu tồn
tại một số thực 𝑡 ̸= 0 sao cho (𝑥′ , 𝑦 ′ ) = (𝑡𝑥, 𝑡𝑦). Chứng minh ∼ là một quan hệ
tương đương trên R2 − {(0, 0)}. Tập hợp thương (R2 − {(0, 0)}) / ∼ được gọi
là đường thẳng xạ ảnh thực, kí hiệu P1 (R).
4. Định nghĩa mặt phẳng xạ ảnh thực P2 (R). Định nghĩa không gian xạ ảnh thực
𝑛 chiều P𝑛 (R).
TỔNG QUAN CHƯƠNG 1 23

4. Tổng quan Chương 1


Lý thuyết.
Các đối tượng toán trước được định nghĩa (gọi nôm na là định hình và đặt tên). Các
đối tượng toán sau được tạo ra giúp ta hiểu rõ hơn và sáng tỏ hơn các đối tượng toán
học trước. Sự tạo sinh của các đối tượng toán là một đặc tính phổ quát và rất đẹp đẽ
của toán hiện đại: sự tồn tại của các cấu trúc.
Ta cần tìm hiểu, làm quen với các đối tượng toán thông qua định nghĩa và ví dụ. Ta
cần thao tác, tính toán, suy luận dựa trên các cấu trúc. Đây là hai kỹ năng thiết yếu
trong Đại số trừu tượng, cũng là hai mục tiêu xuyên suốt trong môn Đại số đại cương.
24 TẬP HỢP – ÁNH XẠ – QUAN HỆ

Bài tập.
Bài tập rèn luyện:
1. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 và 𝑔 : 𝑌 → 𝑍 là hai ánh xạ.
∙ Nếu 𝑓 và 𝑔 các đơn ánh, chỉ ra rằng 𝑔 ∘ 𝑓 cũng là một đơn ánh.
∙ Nếu 𝑔 ∘ 𝑓 là một đơn ánh, chỉ ra rằng 𝑓 cũng là một đơn ánh.
∙ Nếu 𝑓 và 𝑔 các toàn ánh, chỉ ra rằng 𝑔 ∘ 𝑓 cũng là một toàn ánh.
∙ Nếu 𝑔 ∘ 𝑓 là một toàn ánh, chỉ ra rằng 𝑔 cũng là một toàn ánh.
∙ Nếu 𝑓 và 𝑔 các song ánh, chỉ ra rằng 𝑔 ∘ 𝑓 cũng là một song ánh.
2. Xây dựng một ví dụ hai ánh xạ 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 và 𝑔 : 𝑌 → 𝑍 trong mỗi trường
hợp sau:
∙ 𝑔 ∘ 𝑓 là một đơn ánh nhưng 𝑔 không phải là một đơn ánh;
∙ 𝑔 ∘ 𝑓 là một toàn ánh nhưng 𝑓 không phải là một toàn ánh;
∙ 𝑔 ∘ 𝑓 là một song ánh nhưng cả 𝑓 và 𝑔 đều không phải là một song ánh.
3. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ và 𝑋 là một tập khác rỗng.
(1) Nếu 𝑓 là một đơn ánh, chỉ ra rằng có một ánh xạ 𝑔 : 𝑌 → 𝑋 sao cho
𝑔 ∘ 𝑓 = 1𝑋 .
(2) Nếu có một ánh xạ 𝑔 : 𝑌 → 𝑋 sao cho 𝑔 ∘ 𝑓 = 1𝑋 , chứng minh 𝑓 là một
đơn ánh.
Kết luận rằng 𝑓 là một đơn ánh khi và chỉ khi tồn tại một ánh xạ 𝑔 : 𝑌 → 𝑋
sao cho 𝑔 ∘ 𝑓 = 1𝑋 . (Bài tập này có thể gọi tên là “tính chẻ của đơn ánh”.)
4. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ và 𝑌 là một tập khác rỗng.
(1) Nếu 𝑓 là một toàn ánh, chỉ ra rằng có một ánh xạ 𝑔 : 𝑌 → 𝑋 sao cho
𝑓 ∘ 𝑔 = 1𝑌 .
(2) Nếu có một ánh xạ 𝑔 : 𝑌 → 𝑋 sao cho 𝑓 ∘ 𝑔 = 1𝑌 , chứng minh 𝑓 là một
toàn ánh.
Kết luận rằng 𝑓 là một toàn ánh khi và chỉ khi tồn tại một ánh xạ 𝑔 : 𝑌 → 𝑋
sao cho 𝑓 ∘ 𝑔 = 1𝑌 . (Bài tập này có thể gọi tên là “tính chẻ của toàn ánh”.)
5. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ và 𝑋 là một tập khác rỗng.
(1) Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ; nhắc lại đồ thị Γ𝑓 của 𝑓 là một tập con
của 𝑋 × 𝑌 . Chứng minh ánh xạ
Γ𝑓 → 𝑋, (𝑥, 𝑓 (𝑥)) ↦→ 𝑥
là một song ánh.
(2) Giả sử 𝐺 ⊂ 𝑋 × 𝑌 là một tập con. Giả sử ánh xạ
𝐺 → 𝑋, (𝑥, 𝑦) ↦→ 𝑥
là một song ánh. Chứng minh rằng có một ánh xạ 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 sao cho
𝐺 = Γ𝑓 .
Kết luận rằng một quan hệ hai ngôi 𝐺 ⊂ 𝑋 × 𝑌 là đồ thị của một hàm số khi
và chỉ khi ánh xạ
𝐺 → 𝑋, (𝑥, 𝑦) ↦→ 𝑥
là một song ánh. (Bài tập này nêu lên một tính chất đặc trưng của đồ thị một
hàm số trong tập hợp các quan hệ hai ngôi.)
TỔNG QUAN CHƯƠNG 1 25

Bài tập nâng cao:


6. Gọi R+ = {𝑥 ∈ R : 𝑥 > 0} là tập hợp các số thực dương. Xây dựng một song
ánh từ (0, 1) đến R+ .
7. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ.
(1) Nếu 𝑓 là một đơn ánh và 𝑔, ℎ : 𝑆 → 𝑋 là hai ánh xạ từ cùng một nguồn
𝑆 thỏa mãn 𝑓 ∘ 𝑔 = 𝑓 ∘ ℎ, chứng minh 𝑔 = ℎ.
(2) Giả sử với mọi tập hợp 𝑆 và mọi cặp ánh xạ 𝑔, ℎ : 𝑆 → 𝑋 có cùng nguồn
𝑆, đẳng thức 𝑓 ∘ 𝑔 = 𝑓 ∘ ℎ kéo theo đẳng thức 𝑔 = ℎ. Chứng minh 𝑓 là
một đơn ánh.
Kết luận rằng 𝑓 là một đơn ánh khi và chỉ khi điều kiện sau thỏa mãn:
∙ với mọi tập hợp 𝑆 và mọi cặp ánh xạ 𝑔, ℎ : 𝑆 → 𝑋 có cùng nguồn 𝑆, đẳng
thức 𝑓 ∘ 𝑔 = 𝑓 ∘ ℎ kéo theo đẳng thức 𝑔 = ℎ.
(Bài tập này nêu lên một tính chất đặc biệt của đơn ánh theo quan điểm lý
thuyết phạm trù mà ta không giới thiệu ở đây. Tính chất này là: các đơn ánh
là các đơn cấu (monomorphisms) trong phạm trù các tập hợp (the category
of sets). Tuy nhiên bài tập này vẫn có thể hoàn toàn giải được mà không cần
biết về ngôn ngữ lý thuyết phạm trù.)
8. Giả sử 𝑓 : 𝑋 → 𝑌 là một ánh xạ.
(1) Nếu 𝑓 là một toàn ánh và 𝑔, ℎ : 𝑌 → 𝑇 là hai ánh xạ đến cùng một đích
𝑇 thỏa mãn 𝑔 ∘ 𝑓 = ℎ ∘ 𝑓 , chứng minh 𝑔 = ℎ.
(2) Giả sử với mọi tập hợp 𝑆 và mọi cặp ánh xạ 𝑔, ℎ : 𝑌 → 𝑇 có cùng đích
𝑇 , đẳng thức 𝑔 ∘ 𝑓 = ℎ ∘ 𝑓 kéo theo đẳng thức 𝑔 = ℎ. Chứng minh 𝑓 là
một toàn ánh.
Kết luận rằng 𝑓 là một toàn ánh khi và chỉ khi điều kiện sau thỏa mãn:
∙ với mọi tập hợp 𝑇 và mọi cặp ánh xạ 𝑔, ℎ : 𝑌 → 𝑇 có cùng đích 𝑇 , đẳng
thức 𝑔 ∘ 𝑓 = ℎ ∘ 𝑓 kéo theo đẳng thức 𝑔 = ℎ.
(Bài tập này nêu lên một tính chất đặc biệt của toàn ánh theo quan điểm lý
thuyết phạm trù mà ta không giới thiệu ở đây. Tính chất này là: các toàn ánh
là các toàn cấu (epimorphisms) trong phạm trù các tập hợp (the category of
sets). Tuy nhiên bài tập này vẫn có thể hoàn toàn giải được mà không cần biết
về ngôn ngữ lý thuyết phạm trù.)

You might also like