You are on page 1of 10

CHƯƠNG 2: NHÓM HỮU HẠN

BÀI 1: ĐỊNH LÝ LAGRANGE


Nhắc lại rằng cấp của một nhóm G, được kí hiệu bởi |G|, là số phần tử của nhóm này.
Định lý sau đây mô tả mối liên hệ giữa cấp của một nhóm với cấp của nhóm con của nó.

Định lý 1.1.( Lagrange): Giả sử G là một nhóm hữu hạn và S là một nhóm con của nó.
Khi đó |G| là một bội của |S|.

Chứng minh:

Theo Mệnh đề 1.5.9 hai lớp kề trái của S trong G hoặc trùng nhau hoặc không có phần
tử nào chung. Do đó G được phân tích thành hợp rời của các lớp kề trái của S. Hơn nữa
ta sẽ chứng minh rằng số phần tử của mỗi lớp kề trái không đổi, cụ thể là số phần tử của
aS bằng |S|, với mọi a ∈ G. Thật vậy, phép tương ứng S → aS , s → as . Là một song ánh.
Kết quả là ta có:

|G|= (số lớp kề trái của S).|S|

Định lý được chứng minh. ■

Hệ quả 1.2. Cấp của mọi phần tử của một nhóm hữu hạn G đều là một ước số của cấp
của G.

Chứng minh: Mỗi phần tử xϵG sinh ra một nhóm xyclic C(x) có cấp bằng cấp của x. Vì
C(x) là một nhóm con của G. Nên |C(x)|= ord(x) là một ước của |G|.■

Định nghĩa sau đây có thể áp dụng cho một nhóm G bất kỳ, có hữu hạn hay vô hạn
phần tử.

Định nghĩa 1.3: Giả sử G là một nhóm

i) Nếu đối với phần tử a ∈ G có số m nguyên dương sao cho a m=e thì m được gọi là số
mũ của a.

ii) Số nguyên dương m được gọi là số mũ của nhóm G nếu nó là số mũ của mọi phần
tử của G.

Hiển nhiên là mọi số mũ của a ∈ G đều là một bội dương của của cấp của a và
ngược lại. Một nhóm tùy ý có thể không có số mũ. Nếu G là một nhóm hữu hạn, thì một
số mũ của G có thể chọn là bội số chung nhỏ nhất của cấp của mọi phần tử thuộc G. Kết
quả sau đây được suy trực tiếp từ Hệ quả 1.2

Hệ quả 1.4: Cấp của một nhóm hữu hạn G là một số mũ của nó.

Hệ quả 1.5: Mọi nhóm có cấp nguyên tố đều là nhóm xyclic. Nói cách khác, trên một
tập hợp hữu hạn với số phần tử là một số nguyên tố, có duy nhất (sai khác đẳng cấu) một
cấu trúc nhóm, là nhóm xyclic.
Chứng minh:

Giả sử nhóm G có cấp |G| = p là một số nguyên tố. Vì p > 1 nên có phần tử a≠e
trong G. Nhóm cyclic C(a) sinh bởi a có cấp n>1 (vì a≠e), và n là một ước của p. Vì p
nguyên tố nên n=p. Do đó G = C(a).

Trên một tập hợp với số phần tử là một hợp số, nói chung tồn tại nhiều hơn một cấu
trúc nhóm. Hệ quả sau đây xét một trường hợp đơn giản trong số đó

Hệ quả 1.6: Mọi nhóm với 4 phần tử đều đẳng cấu với một trong hai nhóm Z /4 và
Z/2× Z /2 . Hai nhóm này không đẳng cấu với nhau.

Chứng minh:

Z /4 có một phần tử cấp 4, trong khi đó mọi phần tử khác không trong Z/2 × Z /2
đều có cấp 2. Vì thế hai nhóm này không đẳng cấu với nhau.

Giả sử G là một nhóm (nhân) có 4 phần tử. Nếu G chứa một phần tử cấp 4 thì nó là
một nhóm xyclic cấp 4, do đó G ≅ Z /4. Trái lại, thì mọi phần tử của G trừ đơn vị e đều
có cấp 2 (theo Hệ quả 1.2). Kí hiệu các phần tử của G là e, a, b, c. Ta có a 2=b2=c 2=e .
Hơn nữa theo luật giản ước, ab không thể là a = ac, b = eb, e = aa. Cho nên ab = c.
Tương tự ba = ab = c. Do tính đối xứng ac = ca = b, bc = cb = a. Bây giờ tương ứng
G → Z /2× Z /2 , e → ( 0 ;0 ),a → ( 1; 0 ) , b → ( 0 ;i ) , c →(i ; 1) là một đẳng cấu nhóm. ■

Nhận xét 1.7:

i) Bài toán tìm tất cả các cấu trúc nhóm (sai khác đẳng cấu) trên một tập hợp có n phần
tử là một bài toán quan trọng và rất khó cho tới nay vẫn còn để ngỏ.

ii) Z/2 là một nhóm con chuẩn tắc ( đồng nhất với nhóm con đầu tiên ) của G 1=
Z /2 × Z /2. Đồng thời Z/2 cũng là một nhóm con chuẩn tắc của G2=Z /4 (xem nhận xét
1.7.2(b)). Ta có G1 /¿)≅ G2 /¿) = Z /2 . Nhưng G1 ≠ G2.

Nhận xét này dẫn ta tới bài toán sau đây.

Cho trước các nhóm N và M. Hãy tìm tất cả các nhóm G sao cho N đẳng cấu với
một nhóm con chuẩn tắc của G và G/N≅ M. Mỗi nhóm G như thế được gọi là một mở
rộng của M bới N.

Bài toán tìm tất cả các mở rộng nhóm cũng là một bài toán quan trọng liên quan đến
việc phân loại nhóm.

Hệ luận sau đây là một ứng dụng của Định lý Lagrane vào lý thuyết số.

Hệ quả 1.8 (Định lý nhỏ của Fermat) Nếu p là một số nguyên tố, a là một số nguyên bất
kỳ thì a p−a chia hết cho p .

Chứng minh:
Trước hết ta chứng minh rằng Z/p\{[0]} = {[1],[2],…[p-1]} lập thành một nhóm với
phép nhân định nghĩa như sau: |x||y|=|xy|.

Thật vậy, phép nhân này rõ ràng là kết hợp và có đơn vị là [1]. Còn phải chỉ ra rằng
mọi phần tử [x] ∈ Z/p\{[0]} đều khả nghịch. Vì p là một số nguyên tố, nên p và x
nguyên tố cũng nhau. ( Nếu trái lại thì [x]=[0] trong Z/p). Do đó các số nguyên k và l để
cho kx+lp = 1. Tức là [k].[x]=[1] hay [ x]−1=[ k ] trong Z/p\{[0]}.

Nếu a không chia hết cho p thì [a] ∈Z/p\{[0]}. Cấp của a là một ước của p-1 ( số
phần tử của nhóm Z/p\{[0]}). Do đó [ a ] p−1=[1] trong Z/p\{[0]}. Hay là a p−1-1 chia hết
cho cho p nên a p−a=a ( a p−1−1 ) cũng vậy.

Còn nếu a chia hết cho p thì a p−a=a ( a p−1−1 ) cũng chia hết cho p.

Giả sử S là một nhóm con của nhóm hữu hạn G. Khi đó chỉ số của S trong G, tức là
số phần tử của tập các lớp kề trái G/S, được tính bằng công thức [G:S]=|G|/|S|.

Định lý Lagrane có thể tổng quát hóa như sau.

Định lý 1.9 Giả sử T là một nhóm con của S, và S là một nhóm con của G , trong đó G
là một nhóm hữu hạn. Khi đó:

[G:T] = [G:S][S:T]

Chứng minh:

Đây là một chứng minh không sử dụng kết quả của Định lý 1.1. Gọi { x 1 , x 2 ,.. , x m }
( tương ứng { y 1 ,.. , y n }) là tập đại biểu của các lớp kề trái của S trong G ( tương ứng, của
T trong S). Khi đó m = [G:S], n = [S:T] và G, S được phân tích thành các hợp rời rạc:

G=x 1 S ∐ x 2S∐ … ∐ x m S

S¿ y 1 T ∐ y 2 T ∐ … ∐ y n T

Theo luật giản ước ta có

x 1 S=x1 y 1 T ∐ … ∐ xi y nT
m n
G=∐ ∐ xi y j T
i=1 j=1

Vậy { x i y j :i=1… m ; j=1 … n } là một đại biểu của các lớp kề trái của T trong G. Như thế
[G:T] = mn = [G:S][S:T].
BÀI 2: NHÓM ĐỐI XỨNG
Giả sử T là một tập hợp nào đó. Khi ấy dễ dàng kiểm tra lại rằng tập hợp S(T) tập tất
cả các song ánh trên T cùng với phép hợp thành các ánh xạ lập nên một nhóm. Phần tử
đơn vị của S(T) là ánh xạ đồng nhất id T trên T. Phần tử nghịch đảo của α ∈ S (T ) chính là
ánh xạ ngược α −1.

Định nghĩa 2.1. Nhóm S(T) được gọi là nhóm đối xứng trên tập hợp T. Mỗi nhóm con
của S(T) được gọi là một nhóm các phép thế trên T.

Đặc biệt, nếu T={ 1 ; 2; … ;n } thì nhóm S(T) được kí hiệu đơn giản là Sn và được gọi là
nhóm đối xứng trên n phần tử (xem ví dụ 1.1.4 phần (a)). Cách gọi này không gây nhầm
lẫn. Bởi vì T n là một tập hợp với n phần tử bất kì, thì mỗi khi có định một song ánh
T n ↔ { 1,2 ,… , n }, ta thu được một đẳng cấu nhóm S(T n ¿ ≅ S n(xem Hệ quả 3.2).

Sn là một nhóm hữu hạn. Cụ thể hơn ta có:

Mệnh đề 2.2. | Sn∨¿ n!=1.2 … n .

Chứng minh: Ta cần tính xem có bao nhiêu phép thế khác nhau α ∈ S n. Có n khả năng
cho việc chọn α (1) từ n phần tử { 1,2 , … , n }. Khi đã cố định α ( 1 ) , có (n-1) khả năng
chọn α ( 2 ) từ tập hợp { 1,2 , … , n }\ {α ( 1 ) }. Tiếp theo có (n-2) khả năng chọn α ( 3 ) từ tập hợp
{ 1 , … , n }\{ α ( 1 ) , α ( 2 ) } v.v. Như thế số phần tử của Sn bằng n.(n-1)…2.1 ■

Sau đây ta xét một vài cách khác nhau để thể hiện một phép thế trong Sn .

Mỗi αϵ Sn có thể biểu thị một cách tự nhiên như sau

α=
(α ( 112) α (.2. .n) α (n))
Chẳng hạn α = (23 5 1 4)
12 3 4 5
là phép thế trên S5 cho bởi α ( 1 ) =2,α (2)=3, α (3)=5, α (4 )=1, α (5)
=1. Cách biểu thị này rất tự nhiên tuy hơi dài.

Để có một cách biểu thị tốt hơn , ta cần khảo sát sâu hơn một chút cấu trúc của các
phép thế.

Định nghĩa 2.3. i) Giả sử x 1 , x 2 , … , x k là các phần tử đôi một khác nhau trong
{ 1,2 , … , n }. Ta kí hiệu bởi ( x 1 , x 2 , … , x k ) phép thế giữ nguyên các phần tử khác
x 1 , x 2 , … , x k và tác động trên x 1 , … , x k như sau:

x 1 → x2 , x 2 → x3 , … , x k−1 → x k , x k → x 1

Nó được gọi là một xích với độ dài k trên tập nền { x 1 , x 2 , … , x k } .

ii) ( x 1 , … , x k ) được gọi là một xích của phép thế α ∈ S n nếu α có tác động giống như
( x 1 , … , x k ) trên các phần tử x 1 , x 2 , … , x k (α có thể tác động không tầm thường trên các
phần tử khác x 1 , … , x k )
Định lý 2.4 Mọi phép thế α ∈ S n đều là tích của tất cả các xích khác nhau của nó. Các
tập nền của các xích này là tập con rời nhau của tập { 1,2 , … , n }

Chứng minh: Với mọi x 1 ∈ { 1,2, … , n }, nếu α ( x1 ) =x1 thì ( x 1 ) là một xích của α . Trái lại nếu
α ( x1 ) ≠ x1 ta đặt x 2=α ( x1 ). Gỉa sử x 1 x 2=α ( x1 ) , x k =α ( x k−1) là những phần tử đôi một khác
nhau còn α (x k ) thì trùng với một trong các phần tử x 1 , x 2 , … , x k . Ta khẳng định rằng
α ( x k ) = x 1. Thật vậy nếu α ( xk ) =x i với i¿ 1 thì α ( xk ) =α ¿ ). Do đó x i−1= x k . Điều này mâu
thuẫn với giả thiết rằng x 1 , x 2 , … , x k đôi một khác nhau.

Như thế ( x 1 , x 2 , … , x k ¿ là một xích của α .

Mỗi phần tử của tập { 1,2 , … , n } đều thuộc một tập con là tập nên của một xích của α .

Hai tập con như thế nếu có một phần tử chung thì phải trùng nhau. Thật vậy, phương
trình α ( x )= y hoàn toàn xác định y theo x và x theo y ( do α là một song ánh).

Nhận xét rằng, khi viết một phép thế của Sn như là của các tích rời rạc, tức là các xích
với tập nền rời nhau, thì thứ tự của các xích ở trong tích là không quan trọng.

Ví dụ 2.5. Phép thế α = (124 136 42 55 63) ϵ S có thể viết thành tích của 3 xích
6

α =( 5 ) ( 3 , 6 ) (1 , 4 , 2)

Quy ước 2.6. Để viết cho gọn, khi viết mỗi phép thế thành tích của các xích ta bỏ qua
các xích với độ dài bằng 1.

Chẳng hạn phép thế ở Ví dụ 2.5 được viết thành

α =( 3,6 )( 1,4,2)

Phép thế này có thể xem là một phần tử của Sn với n ≥ 6 nó cố định mọi i
ϵ { 1 ,… , n } ¿ {1,2,3,4,6 ¿}. Cách quan niệm như thế phù hợp với phép nhúng Sn S n+1 nói ở
Ví dụ 1.2.3 (e).

Khẳng định sau đây là một ứng dụng của việc viết các phép thành tích của các xích
rời rạc.

Định lý 2.7 Cấp của một phép thế α bằng một bội số chung nhỏ nhất của độ dài của
các xích rời rạc của α .
j
Chứng minh: Giả sử (x ¿ ¿ 1 , x 2 ,… , x k )¿ là một xích của α . Khi đó α ( x i )=x i+ j ,

ở đây i+j được lấy theo modulo k, tức là không phân biệt i+j với phần dư của nó trong
i
phép chia cho k. Do đó α ( x i ) =xi ( ∀ i) nếu và chỉ nếu i là một bội của k. Vì thế
α ( x )=x ¿) nếu và chỉ nếu i là một bội của độ dài của mọi xích của α . Số dương nhỏ nhất
i

có tính chất đó chính là cấp của α .

Giả sử i và j là hai phần tử khác nhau trong tập { 1,2 , … , n }. Khi đó xích (i, j) là phép
thế đổi chỗ i với j, và cố định mọi phần tử khác i và j trong tập { 1,2 , … , n }.
Định nghĩa 2.8. Phép thế (i, j) được gọi là một phép thế sơ cấp.

Mệnh đề 2.9. Mỗi phép thế đều là một tích của một số phép thế sơ cấp .

Chứng minh: Theo Định lý 2.4 , ta chỉ cần chứng minh mệnh đề trên cho các phép thế
có dạng xích. Ta có:

( x 1 , x 2 ,… , x k ) = ( x 1 ,… , x k−1 ) ( x k−1 , x k )

= ( x 1 , x 2 ¿ ( x 2 , x 3 ) … ( x k−1 , x k )

ở đây phép thế thế bên phải tác động trước , theo định nghĩa của luật hợp thành các ánh
xạ.

Chú ý rằng các phép thế sơ cấp xuất hiện trong công thức trên không phải là các xích
rời rạc.

Hệ quả 2.10. Nhóm Sn được sinh bởi các phép thế sơ cấp trong nó, với mọi n≥ 2

Trong phần còn lại của tiết này ta sẽ nghiên cứu quan hệ liên hợp trong nhóm đối xứng

Bổ đề 2.11. Cho hai phép thế α và β như sau:

α =¿ )

β ( aij )=b ij

Khi đó βα β−1 = ( b 11 … b1 r ) ( b21 … b 2 s ) … ¿)

Chứng minh: Ta có
−1
βα β ( bij )= βα ( aij ) =β ( aij+1 )=bij+1

trong đó j+1 được lấy modulo độ dài của xích chứa a ij

Mệnh đề 2.12. Hai phép thế liên hợp với nhau trong nhóm đối xứng khi và chỉ khi
chúng có cùng số xích rời rạc với mỗi độ dài đã cho.

Chứng minh: Điều kiện cần được suy từ bổ đề trên. Để chứng minh điều kiện đủ ta giả
sử rằng

α = ¿…¿)

γ=( b11 … b 1 r ) ( b21 … b2 s ) … ¿)

là hai phép thế có cùng số xích với mỗi độ dài đã cho. Khi đó, ta định nghĩa phép thế β
bởi công thức β ( aij )=b ij. Theo bổ đề trên γ=βα β−1.
BÀI 3: NHÚNG CÁC NHÓM VÀO NHÓM ĐỐI XỨNG

Trong một nhóm G bất kì, phép tịnh tiến trái bởi phần tử a ∈G ( tức là ánh xạ x ax) là
một song ánh từ G vào G. Nhận xét đơn giản này dẫn ta tới định lý sau đây

Định lý 3.1. Mọi nhóm G ( hữu hạn hay vô hạn ) đều đẳng cấu với một nhóm các phép
thế nào đó trên các phần tử của G. Nói cách khác, có một đơn cấu nhóm G → S(G) từ G
vào nhóm đối xứng trên tập G.

Chứng minh: với mỗi a ∈G ta xét phép tịnh tiến trái bởi a

L(a): G→G

x ax

Ta chứng tỏ rằng L(a) là một song ánh. Thật vậy L(a) là một đơn ánh, vì theo luật giản
ước, ax=ay kéo theo x=y. L(a) là một toán ánh vì với mọi z ∈G, ta có L(a)(a−1 z ¿=¿ z.
Như thế L(a)∈ S(G).

Tiếp theo ta chứng minh ánh xạ: L: G → S(G)

a L(a)

là một đồng cấu nhóm. Thật vậy, với mọi a,b,x ϵ , ta có:

L(a)L(b)x = a(bx) = L(ab)x

Như thế L(ab)=L(a)L(b). Nghĩa là, L là một đồng cấu nhóm.

L là một đơn ánh, bởi vì nếu L(a)=L(b) thì A=L(a)e=L(b)e=b.

Định lý được chứng minh.

Kết quả trên đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp G là một nhóm hữu hạn

Hệ quả 3.2. Mỗi nhóm hữa hạn G đều đẳng cấu với một nhóm con của nhóm đối xứng
Sn , trong đó n = |G|.

Chứng minh: Sử dụng định lí trên, ta chỉ cần chứng minh rằng S(G)= Sn , với n=|G|.

Thật vậy, hãy cố định một song ánh h: G → { 1,2, … , n } , tức là đánh số các phần tử của
G. Khi đó, dễ dàng kiểm nghiệm rằng ánh xạ

S(G) → S n

α hα h−1

là một đẳng cấu nhóm.


Nhận xét 3.3. i) Nếu n≤ m thì có một phép nhúng các nhóm Sn → Sm. Phép nhúng này
đưa α ∈ Sn vào α ∈ Sm , trong đóα tác động như α trên tập { 1,2 , … , n } , và giữ cố định các
phần tử trong tập { n+1 , .. ,m } (So sánh với Ví dụ 1.2.3 (e) ). Kết hợp điều này với Hệ
quả 3.2, ta có phép nhúng G → Sm đối với mỗi nhóm hữu hạn có cấp |G|≤ m

ii) Có nhiều phép nhúng G → Sm khác nhau. Tổng quát hơn có nhiều đồng cấu G → Sm.

Bây giờ không giả thiết |G| ≤ m nữa. Khi đó, mỗi đồng cấu nhóm G→ Sm được gọi là
một biểu diễn hoán vị của G ( trên m phần tử). Việc tìm và khảo sát tất cả các biểu diễn
hoán vị của một nhóm là nội dung của lí thuyết biểu diễn hoán vị .
BÀI 4: NHÓM THAY PHIÊN

Với , ta đặt

Xét tác động của trên được định nghĩa như sau:

Định nghĩa 4.1: Kí số (hoặc dấu) của phép thế , kí hiệu sgn( ), là số sau đây:

Nếu sgn( )=1 thì ta nói là một phép thế chẵn. Trái lại nếu sgn( ) = -1 thì được

goi là phép thế lẻ. (nhận xét tập lập thành 1 nhóm đối với phép nhân).

Mệnh đề 4.2: Ánh xạ sgn: , sgn( ) là 1 đồng cấu nhóm.

Gọi tập hợp các phép thế chẵn của . Khi đó, là một nhóm con

của .

Định nghĩa 4.3: Nhóm tập hợp các phép thế chẵn trên tập được gọi là
nhóm thay phiên trên n phần tử, với .

Mệnh đề 4.4: Với mỗi , là môt nhóm con chuẩn tắc của với chỉ số
n!
. Nhóm có 2 phần tử. Nhóm thương / là một nhóm xylic cấp 2.

Định nghĩa 4.5: Một nghịch thế của phép thế là một cặp i, j các phần tử của tập
sao cho i<j và .

Mệnh đề 4.6: là một phép chẵn hay lẻ tuỳ theo số nghịch thế của là chẵn hay lẻ.

Mệnh đề 4.7: Một xích là một phép thế chẵn hay lẻ tuỳ theo độ dài của xích đó là lẻ
hay chẵn.

Định nghĩa 4.8: Nhóm G được gọi là một nhóm đơn nếu nó không có nhóm con chuẩn
tắc nào khác và G.

Định nghĩa 4.9: ( Galois) Nhóm thay phiên là 1 nhóm đơn trừ khi n = 4.
BÀI 5: NHÓM CON SYLOW

Định nghĩa 5.1: Giả sử p là một số nguyên tố.

i) Nhóm H được gọi là một p- nhóm nếu cấp của nó là môt luỹ thừa của p (nhóm cấp
1 cũng là p- nhóm với bất kì p).
ii) Nhóm H được gọi là một p-nhóm con của G nếu H vừa là một nhóm con của G
vừa là một p- nhóm.
iii) Nhóm H được gọi là một p- nhóm con Sylow của G nếu H là một p- nhóm con
của G và |H| = pn là lũy thừa cao nhất của p chia hết |G|.
Bổ đề 5.2: Giả sử G là môt nhóm abel hữu hạn cấp m và p là một số nguyên tố chia hết
m. Khi đó G chứa một nhóm con cấp p.

Dựa vào bổ đề trên ta chứng minh được định sau

Định lí 5.3: Giả sử G là một nhóm hữu hạn và p là một số nguyên tố chia hết cho |G|.
Khi đó tồn tại một p- nhóm con Sylow của G.

Định lí 5.4: Giả sử G là một nhóm hữu hạn. Khi đó, mọi p- nhóm con của G đều được
chứa trong một p-nhóm con Sylow. Mọi p- nhóm con Sylow của G đều liên hợp với
nhau trong G.

Định nghĩa 5.5: Nhóm G được gọi là giải được nếu nó có dãy nhóm con

sao cho mỗi là một nhóm con chuẩn tắc của và / là một nhóm abel,

i = 0,…,n -1.

Định lý 5.6: Giả sử G là một p- nhóm. Khi đó G giải được. Nếu |G| > 1 thì G có tâm
Z(G) không tầm thường.

Ví dụ 5.7: Phép thế xích sinh ra một nhóm con xylic trong nhóm đối
xứng . Nhắc lại rằng, | |= p! . Vì thế, nếu p là một số nguyên tố thì = < > là
một p- nhóm con Sylow của .

You might also like