You are on page 1of 99

Chương II NỬA NHÓM

VÀ NHÓM
§1. NỬA NHÓM
Phép toán hai ngôi
Phỏng nhóm
Nửa nhóm
§1. NỬA NHÓM

 1.1 Phép toán hai ngôi.


 Làm Đại số, chủ yếu là tính toán mà ví dụ
điển hình là bốn phép toán của Số học sơ
cấp. Thực chất mà nói, làm một phép toán
đại số trên hai phần tử a, b của cùng một
tập hợp X là cặp tương ứng với cặp (a, b)
một phần tử xác định của tập hợp X. Nói
một cách khác, cho phép toán đại số làm
một ánh xạ từ X X đến X.
1.1 Phép toán hai ngôi.
 Định nghĩa 1. Ta gọi là phép toán hai ngôi
(hay còn gọi tắt là phép toán) trong một tập
hợp X là một ánh xạ f từ XX đến X .Giá trị
f(x, y) của f tại (x, y)gọi là cái hợp thành của
x và y.
 Cái hợp thành của x và y thường được kí
hiệu bằng cách viết x và y theo một thứ tự
nhất định với một dấu đặc trưng cho phép
toán đặt giữa x, y. Trong các dấu mà người ta
hay dùng tới nhiều nhất, là các dấu + và .
1.1 Phép toán hai ngôi.

 đối với dấu . người ta thường quy ước bỏ


đi ; với các dấu đó, cái hợp thành của x và y
được viết x + y, x . y hay xy. Một phép toán
hai ngôi kí hiệu bằng dấu + gọi là phép cộng,
cái hợp thành x + y lúc đó gọi là tổng của x
và y; một phép toán hai ngôi kí hiệu bằng
dấu . gọi là phép nhân, cái hợp thành x . y
hay xy lúc đó gọi là tích của x và y. Người ta
còn dùng các kí hiệu x o y, x y, x T y, x y…
để chỉ cái hợp thành của x và y.
1.1 Phép toán hai ngôi.
 Giả sử E là một tập cho trước. Mỗi ánh
xạ θ: E×E →E gọi là một phép toán hai ngôi
hoặc phép toán đại số (gọi tắt là phép toán)
trong E.
 Với x E, y E phần tử θ((x, y)) gọi là
hợp thành của các phần tử x, y. Phần tử hợp
thành thường được ký hiệu theo hai cách:
Theo lối cộng: θ((x, y)) = x + y, phần tử x
+ y gọi là tổng của các phần tử x, y.
Theo lối nhân: θ((x, y)) = x . y (hoặc xºy,
hoặc xy, v.v…), phần tử x.y gọi là tích của
các phần tử x, y.
1.1 Phép toán hai ngôi.
 Ví dụ : 1) Trong trường hợp N các số tự
nhiên, phép cộng, phép nhân, là những
phép toán hai ngôi; cài hợp thành của x ∈
N và y ∈ N bởi các phép toán đó kí hiệu
theo thứ tụ bằng x + y, xy. Phép hợp thành
xy, là một phép toán hai ngôi trông tập
N* = N – {0}.
 2) Phép trừ không phải là phép toán hai
ngôi trong N, nhưng là một phép toán hai
ngoi trong tập hợp Z các số nguyên.
1.1 Phép toán hai ngôi.

 3) Tích xạ là một phép toán hai ngôi


trong tập hợp các ánh xạ từ một tập
hợp X đến chính nó.
 4) Tích ngoại các vectơ của hình học
Giải tích là một phép toán hai ngôi
trong tập hợp vectơ có cùng một
điểm gốc O của không gian ba chiều
thông thường.
1.1 Phép toán hai ngôi.
 5) Tích ma trận là một phép toán hai ngôi
trong tập hợp các ma trận vuông cấp n.
 Sau đây, trong các lí luận tổng quát ta sẽ
viết cái hợp thành của x và y là xy, nếu
không có lí do mà khiến ta phải viết khác.
 6, Phép cộng đồng dư và nhân đồng dư
cho P ký hiệu là +modp, .modp trên Zp
1.1 Phép toán hai ngôi.
 Xét tập: Zn {0, 1, ..., n-1}. Ta định nghĩa hai
phép toán trong Zn như sau:
 - Phép cộng theo đồng dư mod n: a, b Zn,
a + b = c (mod n) trong đó c là phần dư
của phép chia của tổng a + b cho n.
 - Phép nhân theo đồng dư mod n: a, b Zn,
a . b = d (mod n) trong đó d là phần dư
của phép chia của tích a . b cho n.
 Chẳng hạn với n = 4, ta có Z4 = {0,1,2,3}
1.1 Phép toán hai ngôi.
+ 0 1 2 3
0 0 1 2 3
1 1 2 3 0
2 2 3 0 1
3 3 0 1 2
° 0 1 2 3
0 0 0 0 0
1 0 1 2 3
2 0 2 0 2
3 0 3 2 1
1.1 Phép toán hai ngôi.
 Ký hiệu (E, .) chỉ tập E cùng với phép toán hai ngôi
θ((x, y)) =x . y. Cho một phép toán hai ngôi trong E
có nghĩa là xác định một cấu trúc trong E. Cặp (E,
.) gọi là phỏng nhóm.
Xét phỏng nhóm (E, .), phép toán hai ngôi của phỏng
nhóm (E, .) gọi là:
a) Có tính chất kết hợp nếu:(x . y) .z = x. (y . z), x, y, z E.
b) Có t ính chất giao hoán nếu:x.y = y.x, x, y E.
c) Phần tử e E gọi là đơn vị trái (đơn v ị phải) của
phỏng nhóm (E, .) nếu đối với mọi phần tử x E ta
có e.x = x ,(x.e = x). Nếu phần tử e vừa là đơn vị trái,
vừa là đơn vị phải thì gọi là phần tử đơn vị hay phần
tử trung hoà của phỏng nhóm (E, .). Khi đó ta có: e.x =
x.e = x, với mọi x E.
1.1 Phép toán hai ngôi.
 Định nghĩa 2. Một bộ phận A của X gọi là
ổn định (đối với phép toán hai ngôi trong
X) nếu và chỉ nếu xy ∈ A với mọi x, y∈ A.
 Phép toán hai ngôi * xác định trong bộ phận
ổn định A bởi quan hệ x * y = xy, với mọi x,
y∈ A gọi là cái thu hẹp vào A của phép toán
hai ngôi trong X. người ta còn nói rằng * là
phép toán cảm sinh trên A bởi phép toán .
của X. Người ta thường kí hiệu phép toán
cảm sinh như phép tóan của X.
1.1 Phép toán hai ngôi.

 Định nghĩa 3. Phép toán hai ngôi


trong một tập hợp X gọi là kết hợp
nếu và chỉ nếu ta có.
(x y) z = x (y z)NVới mọi x, y, z ∈ X;
là giao hoán nếu và chỉ nếu ta có
xy = yx với mọi x, y ∈ X.
1.1 Phép toán hai ngôi.
 Định nghĩa 4. Giả sử đã cho một phép toán
hai ngôi trong một tập hợp X. Một phần tử e
của X gọi là một đơn vị trái của phép toán
hai ngôi nếu và chỉ nếu ex = x với mọi x ∈
X.
 Tương tự, một phần tử e của X gọi là một
đơn vị phải của phép toán hai ngôi nếu và
chỉ nếu
 xe =x với mọi x ∈ X.
 Trong trường hợp một phần tử e của X vừa
là một đơn vị trái vừa là một đơn vị phải, thì
e gọi là một đơn vị, hoặc một phần tử trung
lập của phép toán hai ngôi.
1.1 Phép toán hai ngôi.
 Định lí 1. Nếu một phép toán hai ngôi
trong một tập hợp X có một đơn vị trái
e’ và một đơn vi phải e” , thì e’ = e”.
 Chứng minh : Xét tích e’ e” trong X.
vì e’ là đơn vị trái nên e’e” = e”. Mặt
khác, vì e” là đơn vị phải nên e’e” =
e’. Ta suy ra e’ = e”.
 Một hệ quả tức khắc là
 Hệ quả: Một phép toán hai ngôi có
nhiều nhất một phần tử trung lập.

Tương đẳng

 Giả sử (E, .) là một phỏng nhóm, S là một


quan hệ tương đương trên tập E. Ta xét
tập thương:
E = { x = S(x): E }.
S
 Quan hệ tương đương S gọi là tương thích
(hay tương đẳng) đối với phép toán của
phỏng nhóm (E, .) nếu điều kiện sau được
thoả mãn:Với mọi x’ x , với mọi y’  y
thi x’. y’  x. y
Tương đẳng
 Ví dụ:Với n là một số nguyên dương, quan hệ
đồng dư mod n trên tập các số nguyên Z xác
định như sau:
x – y  x – y chia hết cho n.
 Dễ dàng chứng minh được rằng quan hệ đồng
dư mod n là một tương đẳng đối với phép
toán cộng, phép toán nhân các số nguyên.
 Theo (1) ta có: Nếu x= x và ' y= y'
 thì x. y = x '.y ' . Vậy lớp không phu thuộc
đại biểu của lớp x , y .
Tương đẳng

 Do đó ta có thể định nghĩa phép toán hai


ngôi trên tập thương E như sau:
S

x. y  x. y (2)
Phép toán xác định bởi (2) gọi là phép toán
thương của phép toán trong phỏng nhóm
(E, .) theo tương đẳng S.
 Phỏng nhóm (E S , .) gọi là phỏng nhóm
thương của phỏng nhóm (E, .) theo tương
đẳng S.
Phỏng nhóm con
Tập con A E gọi là ổn định đối với phép toán
của phỏng nhóm (E, .) nếu thoả mãn điều
kiện sau:
x  A, y  A: x.y  A 3)
 Mỗi tập con ổn định gọi là phỏng nhóm con
của phỏng nhóm (E, .).
 Ví dụ: Tập các số chẵn 2Z là phỏng nhóm
con của phỏng nhóm (Z, +), tập các số tự
nhiên N là phỏng nhóm con của phỏng
nhóm (Z, .).
1.2 Nửa nhóm

 Định nghĩa 5. Ta gọi là nửa nhóm một tập


hợp X cùng với một phép toán hai ngôi
kết hợp đã cho trong X. Một nửa nhóm
có phần tử trung lập gọi là một vị nhóm.
Một nửa nhóm là giao hoán nếu phép
toán của nó là giao hoán.
 Đn: Cho (G,*) là một phỏng nhóm, nếu
phép toán hai ngôi * có tính chất kết hợp
thì (G, *) là một nửa nhóm.
1.2 Nửa nhóm
 Định nghĩa 6. Trong một nửa nhóm X, luỹ
thừa n (n là một số tự nhiên khác 0 ) của một
phần tử a∈ X là tích của n phần tử đều bằng a,
kí hiệu an. Ta có các quy tắc (do định lí 2)
am . an = am + n , (am)n = amn .
 Trong trường hợp phép toán hai ngôi của X kí
hiệu bằng dấu cộng +, thì tổng của n phần tử
đều bằng a gọi là bội n của a, kí hiệu na. Quy
tắc trên lúc đó viết
 ma + na = (m + n)a, n(ma) = mna.
1.2 Nửa nhóm
 Định nghĩa: Nửa nhóm là một phỏng
nhóm có phép toán kết hợp.
 Một nửa nhóm có phép toán giao hoán gọi
là nửa nhóm giao hoán. Một nửa nhóm có
phần tử trung hoà gọi là vị nhóm.
Ví dụ:
 a) Đối với phép cộng, phép nhân các số ta có:
(N, +), (Z, +), (Q, +), (R, +), (C, +) là các vị
nhóm giao hoán có phần tử trung hoà là 0. (N,
.), (Z, .), (Q, .), (R, .), (C, .) là các vị nhóm giao
hoán có phần tử trung hoà là 1.
1.2 Nửa nhóm
b) X là một tập cho trước, (P(X),),, (P(X), )
là các vị nhóm giao hoán có phần tử trung
hoà tương ứng là ø và X.
c) Các nửa nhóm (N+, +) và (2Z, .) không phải
là vị nhóm vì không có phần tử trung hoà.
d) Trong tập các số nguyên dương N+, ta xét
phép toán: x* y = xy, x,y N+
 khi đó phỏng nhóm (N+, * ) không phải là nửa
nhóm vì phép toán “◦” không kết hợp.
1.2 Nửa nhóm

 Định lí 1. (định lí kết hợp). Giả sử


x1,x2,…,xn là n (n 3) phần tử (phân biệt hay
không) của một nửa nhóm X, thế thì
x1x2 …xn = (x1…xi) (x i + 1…xj) … (xm + 1…xn).
 Định lí 2.Trong một nửa nhóm giao hoán
X, tích
x1x2 ….xn
không phụ thuộc vào thứ tự các nhân tử
Nửa nhóm con:
Nửa nhóm con: Mỗi tập con A E ổn định đối
với phép toán của nửa nhóm (E, .) gọi là nửa
nhóm con.
Giả sử A là một tập con ổn định của phỏng
nhóm (E, .). Khi đó phép toán hai ngôi trong
A xác định bởi: (x, y) → x.y,  (x, y) A×A
gọi là phép toán cảm sinh. Dễ dàng thấy rằng
mỗi nửa nhóm con là một nửa nhóm đối với
phép toán cảm sinh.
1.2 Nửa nhóm

 BÀI TẬP:
1.Giả sử a và b là hai phần tử của một nửa
nhóm X sao cho ab = ba.
Chứng minh (ab)n = anbn với mọi só tự
nhiên n > 1.
2.Nếu a và b là hai phần tử của một nửa
nhóm X
sao cho (ab)2 = a2b2
thì ta có suy ra được ab = ba không?
Một số các cách định nghĩa
mới về phép toán hai ngôi và
các cấu trúc đại số :
 Trước tiên chúng ta xét cấu trúc bao
gồm một tập hợp và một phép toán
hai ngôi. Trên tập hợp S (sau này là các
bảng chữ) có thể xác định một phép
toán hai ngôi, nhị nguyên thực hiện
gán một cặp phần tử bất kỳ a, b của S
vào một phần tử duy nhất ký hiệu là a
* b. Phép toán này còn được gọi là
phép * (phép toán sao) trên tập hợp
thỏa mãn các tiên đề sau.
 Tiên đề 1Tính đóng của *.
 Nếu a, b  S thì a * b  S.
 Tiên đề 2 Tính kết hợp.
 Nếu a, b, c  S thì (a * b) * c = a * (b * c).
 Tiên đề 3 Phần tử đơn vị.
 Tồn tại duy nhất một phần tử được gọi là đơn
vị e  S sao cho với mọi x  S, x * e = e * x = x.
 Tiên đề 4 Phần tử ngược.
 Với mọi phần tử x  S, tồn tại duy nhất một
phần tử ký hiệu x sao cho x * x = x * x = e.
Phần tử này được gọi là phần tử ngược của x.
 Tiên đề 5 Tính giao hoán.
 Nếu a, b  S thì a * b = a * b.
 Lưu ý: Có những phép toán xác định
trên tập hợp không thỏa mãn bất kỳ
tiên đề nào nêu trên. Ví dụ, N = {1, 2,
3, …}- tập các số tự nhiên và phép
trừ ( a * b = a – b). Dễ dàng kiểm tra
được tất cả các tiên đề trên đều không
thỏa mãn.
 Vấn đề mà chúng ta quan tâm là
những tập thỏa một số hoặc tất cả các
tiên đề nêu trên.
 Định nghĩa 1.2
 Tập S và phép toán hai ngôi * được gọi là cấu
trúc nửa nhóm (semigroup), gọi tắt là nửa nhóm
nếu thỏa mãn tiên đề 1 và 2.
 Tập S và phép toán hai ngôi * được gọi là
monoid nếu thỏa mãn các tiên đề 1, 2 và 3.
 Tập S và phép toán hai ngôi * được gọi là cấu
trúc nhóm (group) nếu thỏa mãn tiên đề 1, 2, 3
và 4.
 Nửa nhóm (monoid hoặc nhóm) được gọi là
nửa nhóm (monoid hoặc nhóm tương ứng) giao
hoán hoặc Abelian nếu chúng thỏa mãn thêm
tiên đề 5.
 Ví dụ 1.2
 Tập các số nguyên Z với phép + tạo thành
cấu trúc nhóm Abelian.
 Z với phép * (nhân) tạo thành cấu trúc
monoid Abelian (nó không phải là nhóm vì
tiên đề 4 không thỏa mãn).
 2A – tập tất cả các tập con của A (A  )
tạo thành monoid giao hoán. (phần tử đơn vị
là tập ).
 Tập tất cả các ma trận 2  2 với phép nhân
là monoid nhưng không giao hoán.
§2. NHÓM

 Định nghĩa Nhóm :


 Định nghĩa 1. Ta gọi là nhóm một nửa
nhóm X có các tính chất sau :
 1o . có phần tử trung lập e ;
 2o. với mọi x ∈ X, có một x’ ∈ X sao cho
x’x = xx’ = e (phần tử x’ gọi là một phần
tử đối xứng hay nghịch đảo của x).
 Như vậy, một nhóm là một vị nhóm mà
mỗi phần tử đều có nghịch đảo.
§2. NHÓM

 Nếu phép toán hai ngôi trong X là giao


hoán thì ta bảo ta có một nhóm giao hoán
hay nhóm Abel.
 Thông thường ta sẽ ký hiệu một nhóm là :
( G, * , e ) Trong đó G là tập tùy ý khác
trống, * là Phép toán đại số hao ngôi, e là
phần tử trng lập.
Các ví dụ về các nhóm cơ bản :
§2. NHÓM
 Định nghĩa 2: Nhóm là một vị nhóm trong đó
mọi phần tử khả nghịch.
 Vậy phỏng nhóm (G, .) là một nhóm nếu các
điều kiện sau thoả mãn:
G1) (x . y) . z = x . (y . z),  x, y, z  G.
G2)  e  G: x . e = e . x = x,  x G.
G3)  x G,  x-1  G: x . x-1 = x-1 . x = e.
Nhóm có phép toán hai ngôi giao hoán gọi là
nhóm Aben.
§2. NHÓM
 Ví dụ. 1) Tập hợp các số nguyên Z cùng với
phép cộng thông thường là một nhóm giao
hoán mà ta gọi là nhóm cộng các số nguyên.
Cũng vậy, ta có nhóm cộng các số hữu tỉ, nhóm
cộng các số thực, nhóm cộng các số phức.
 2) Tập hợp các số hữu tỉ khác 0 cùng với phép
nhân thông thường là một nhóm giao hoán mà
ta gọi là nhóm nhân các số hữu tỉ khác 0. Cũng
vậy, ta có nhóm nhân các số thực khác 0,
nhóm nhân các số phức khác 0.
§2. NHÓM

 3) Tập hợp Sn- các phép thế của {1, 2,


…,n} cùng với tích các phép thế là một
nhóm hữu hạn, không giao hoán với
mọi n 3.
 4) Nửa nhóm cộng các số tự nhiên N
không phải là một nhóm (tại sao ?)
 Ngoài các tính chất của một vị nhóm,
một nhóm còn có một số tính chất cơ
bản sau đây.
§2. NHÓM

 Định lí 1. Mỗi phần tử của một nhóm chỉ


có một phần tử đối xứng
 Định lí 2 (luật giản ước).
Trong một nhóm, đẳng thức
xy = xz (yx = zx) kéo theo đẳng thức y = z.
Như vậy, ta bảo trong một nhóm luật giản
ước thực hiện được với mội phần tử.
§2. NHÓM

 Chứng minh định lý 2 .


 Nhân bên trái hai vế của đẳng thức xy = xz
với x -1, ta có
x -1 (xy) = x -1 (xz)
hay
(x -1x)y = (x -1x)z
tức là
y=z (Đpcm)
§2. NHÓM
 Định lí 3. Trong một nhóm, phương trình
ax = b (xa = b) có nghiệm duy nhất x = a -
1b (x = ba -1

 Chứng minh. Ta thấy ngay giá trị x = a -


1b là nghiệm của phương trình vì a(a -1b)

= (aa -1)b = eb = b. Đó là nghiệm duy


nhất, vì nếu c là một nghiệm của phương
trình nghĩa là ac = ax = b, ta suy ra c = x
theo luật giản ước. Chứng minh tương tự
cho phương trình xa = b.
§2. NHÓM
 Định lí 4. Trong một nhóm ta có
(xy) -1 = y -1x -1
với x, y là hai phần tử bất kì của nhóm.
Chứng minh. Ta có
(xy) (y -1x -1) = x(yy -1)x -1 = xx -1 = e
Mặt khác:
(y -1x -1) (xy) = y -1(x -1x)y = y -1y = e
 Áp dụng luật giản ước ta có:
(xy) -1 = y -1x – 1
§2. NHÓM

 Định lí 5. Một nửa nhóm X là một nhóm


nếu và chỉ nếu hai điều kiện sau đây thoả
mãn:
1o. X có một đơn vị trái e
2o. với mọi x ∈ X, có một x’ ∈ X sao cho x’x
= e.
Áp dụng định nghĩa nhóm
Định lí 6. Một nửa nhóm khác rỗng X là một nhóm
nếu và chỉ nếu các phương trình ax = b và ya = b có
nghiệm trong X với mọi a, b∈ X.
Chứng minh. Định lí 3 cho ta biết điều kiện là cần,
ta hãy chứng minh nó là đủ.Vì X là khác rỗng nên
có một phần tử a∈ X. Giả sử e la một nghiệm của
phương trình ya = a. Ta hãy chứng minh e là đơn vị
trái của X. Giả sử b là một phân tử tuỳ ý của X.
Gọi c là một nghiệm của phương trình ax = b. Ta có
eb = e(ac) = (ea)c = ac = b
vậy e là đơn vị trái của X. Bây giờ ta hãy chứng
minh với mọi b∈ X, có
b’∈ X sao cho b’b = e. Muốn vậy ta xét phương
trình yb = e. Sự tồn tại nghiệm của phương trình
này cho ta b’. Như vậy các điều kiện 1o và 2o của
định lí 5 thoả mãn, ta có X là một nhóm.
§2. NHÓM
 2.Nhóm
 Định nghĩa: Nhóm là một vị nhóm trong đó
mọi phần tử khả nghịch.
 Vậy phỏng nhóm (G, .) là một nhóm nếu các điều
kiện sau thoả mãn:
 G1) (x . y) . z = x . (y . z), x, y, z  G.
 G2) e G: x . e = e . x = x, x  G.
 G3) x  G, x-1G: x . x-1 = x-1 . x = e.
 Từ tính chất của phép toán hai ngôi, chúng ta
suy ra rằng trong một nhóm, phần tử trung hoà e
và phần tử nghịch đảo x-1 của mỗi phần tử x
thuộc nhóm là duy nhất.
§2. NHÓM
 Đối với mọi phần tử x, y thuộc nhóm (G, .)
ta có:
 (x-1)-1 = x
 (x . y)-1 = x-1 . y-1. (5)
 Với mỗi số nguyên dương n, ta ký hiệu
nghịch đảo của mỗi phần tử xn là x-n. Ta quy
ước x0 = e, với mọi x G.Vậy xk là một
phần tử xác định với mọi x G, mọi k Z.
 Nhóm có phép toán hai ngôi giao hoán gọi là
nhóm Aben.
§2. NHÓM
 Phép toán hai ngôi trong nhóm Aben
thường được ký hiệu theo lối cộng: “+”.
Phần tử trung hoà thường được ký hiệu là
0. Phần tử nghịch đảo của phần tử x được
ký hiệu là –x, gọi là phần tử đối của phần
tử x. Tổng x + (-y) gọi là hiệu của x và y, ký
hiệu là x – y.
 Ký hiệu (G, ., e) chỉ phỏng nhóm (G, .) có
phần tử trung hoà là e.
§2. NHÓM
Các ví dụ về nhóm
a) Các vị nhóm (R, +, 0),(Q, +, 0),(Z, +, 0) là
các nhóm Aben còn các vị nhóm (C, ., 1),(R, .,
1),(Q, ., 1) không phải là nhóm vì có số 0 là
phần tử không khả nghịch.
 b) Ta ký hiệu GL(n, R) là tập các ma trận
vuông cấp n hệ số thực có định thức khác 0.
Theo tính chất của phép nhân ma trận dễ
dàng thấy rằng GL(n, R) là một nhóm đối với
phép nhân ma trận. Nhóm GL(n, R) gọi là
nhóm tuyến tính thực cấp n. Với n 2, GL(n, R)
là nhóm không giao hoán.
§2. NHÓM
 c) Giả sử En = {1, 2, ... , n}. Ký hiệu Sn là tập các song
ánh từ lớp tập En vào chính nó. Dễ thấy rằng Sn là
một nhóm đối với phép toán tích các ánh xạ. Nhóm
Sn- được gọi là nhóm đối xứng bậc n.Với n > 2,
nhóm đối xứng Sn không giao hoán.
 d) Xét tập Zn = {0, 1, 2, ... , n-1}.Với phép cộng
theo đồng dư mod n và phép nhân theo đồng dư
mod n, dễ dàng chứng minh được răng:
 - (Zn , +, 0) là nhóm Aben. Nhóm này được gọi là
nhóm cộng các số nguyên đồng dư mod n.
 - (Zn , . , 1) là một vị nhóm giao hoán.Vị nhóm
này gọi là vị nhóm nhân các số nguyên đồng dư mod
n.
2. 2 NHÓM CON
 Nhóm con
 Định nghĩa: Tập con khác rỗng A G gọi là
nhóm con của nhóm (G, ., e) nếu thoả mãn các
điều kiện sau:
1) Với x, y € A x.y € A.
2) Với x € A , x-1 € A.
Theo định nghĩa, nhóm con là một tập khác rỗng,
ổn định đối với phép toán hai ngôi của nhóm và
phép lấy nghịch đảo.
 Giả sử A là một nhóm con bất kì của nhóm
(G, ., e).Vì A ø nên có a € A. Theo điều kiện 2) ta
có a-1 € A. Theo điều kiện 1) ta có e = a. a-1 € A.
 Vậy mọi nhóm con đều chứa phần tử trung
hoà e của nhóm (G, ., e). Do đó mỗi nhóm con là
một nhóm với phép toán cảm sinh.
2. 2 NHÓM CON
 Mệnh đề :
Tập con ø ≠ A C G là nhóm con của nhóm
(G, ., e) khi và chỉ khi x.y-1 € A, với mọi x, y € A.
Chứng minh:
 - Điều kiện cần: Giả sử x, y € A. Khi đó theo điều
kiện 2) của định nghĩa ta có y-1 € A. Theo điều
kiện 1) thì x.y-1 € A.
 - Điều kiện đủ: Vì A ≠ ø nên ta có a € A. Khi đó e
= a. a-1 € A. Do đó với mọi x € A ta có x-1 = e .x-1
€ A. Điều kiện 2) được thoả mãn. Giả sử x, y A.
Đặt z = y-1 € A. Ta có:
 x.y = x.(y-1)-1 = x.z-1 € A.
 Vậy theo điều kiện 1) được thỏa mãn. A là
một nhóm con của nhóm (G, ., e).
2. 2 NHÓM CON
 Ví dụ:
 a) Mỗi nhóm (G, ., e) có hai nhóm con hiển
nhiên là G và {e}. Nhóm con {e} gọi là nhóm
con tầm thường.
 b) Tập các số nguyên Z là một nhóm con của
nhóm cộng các số hữu tỉ (Q, +, 0). Tập các số
chẵn 2Z là một nhóm con của nhóm cộng các
số nguyên (Z, +, 0).
 c) Tập các ma trận vuông cấp n hệ số thực có
định thức bằng 1 hoặc - 1 là một nhóm con
của nhóm tuyến tính thực GL(n, R).
2. 2 NHÓM CON
 Mệnh đề 2.6:
 Giao một họ khác rỗng bất kì các nhóm con là
một nhóm con.
 Chứng minh:
 Giả sử với mỗi α I ta có Gα là một nhóm con
của nhóm (G, ., e).
 Đặt A = Gα . Ta cần chứng tỏ A là nhóm con
của G. Vì phần tử trung hoà e Gα  α I nên
I

e  A và A  ø.
 Ta có: α  I, A  Gα , A-1 Gα-1. Vì Gα là nhóm
con nên ta có: A. A-1  Gα . Gα-1 Gα . VậyA. A-1
=  Gα = A. Theo mệnh đề 2.2 A là một nhóm
I

con.
 Giả sử S là một tập con tuỳ ý của nhóm (G, ., e). Ta
thấy S luôn nằm trong ít nhất một nhóm con của
nhóm (G, ., e), chẳng hạn nhóm con G.Vậy họ các
nhóm con chứa tập S khác rỗng. Ký hiệu <S> là
giao tất cả các nhóm con của G chứa S. Theo
mệnh đề 2.6 <S> là một nhóm con và là nhóm con
nhỏ nhất chứa tập S, <S> gọi là nhóm con sinh bởi
tập S. Đặc biệt nếu <S> = G thì S gọi là tập các
phần tử sinh của nhóm G và G sinh bởi S.
 Ví dụ:
 (Z, +, 0) là nhóm sinh bởi {1}.
 (2Z, +, 0) là nhóm sinh bởi {2}.
 Nhóm nhâm các số hữu tỉ dương (Q+, ., 1) được
sinh bởi tập các số nguyên tố.
2. 3 ®ång cÊu NHÓM
 1.Định nghĩa
 Giả sử cho trước các nhóm (G, ., e) và
(G’, *, e’). Một đồng cấu của nhóm G vào
nhóm G’ là một ánh xạ ƒ: G → G’ thoả m·n:
ƒ(a.b) = f(a)*ƒ(b), với a, b G
 Mệnh đề 2.8:
 Với mọi đồng cấu ƒ của nhóm G vào nhóm
G’ ta đều có:
 ƒ(e) = e’
 ƒ(x-1) = [ƒ(x)]-1.
2. 3 ®ång cÊu NHÓM
 Ví dụ: G = (R+, ., 1), G’ = (R, ., 0). Ánh xạ
 ƒ: R+ → R xác định bởi
 ƒ(x) = log x  x  R+
 là một đồng cấu của nhóm nhân R+ vào nhóm
cộng R. Thật vậy:
 f(x.y) = log x.y = log x + log y
= ƒ(x) + ƒ(y).
 Ta có ƒ(1) = log 1 = 0, x R+, x-1 = 1/x
 ƒ(x-1) = log(1/x) = -log x = - ƒ(x).
2. 3 ®ång cÊu NHÓM
 Giả sử ƒ: G → G’ là một đông cấu nhóm.
Cũng như trường hợp phỏng nhóm, ta định
nghĩa: Nếu ƒ là một đơn ánh (toàn ánh) thì ƒ
gọi là đơn cấu (toàn cấu). Nếu ƒ vừa là đơn
cấu vừa là toàn cấu thì gọi là đẳng cấu, khi đó
ta nói các nhóm G và G’ đẳng cấu với nhau và
viết G  G’.
 Về mặt cấu trúc đại số, hai nhóm đẳng cấu có
thể xem như nhau.
 Dễ dàng chứng minh rằng tích hai đồng cấu là
một đồng cấu.
2. 3 ®ång cÊu NHÓM
 Giả sử (G, .,e) là một nhóm. Mỗi đồng cấu
 h: G → G gọi là tự đồng cấu. Mỗi đẳng cấu
h: G → G gọi là tự đẳng cấu.
 Tập các tự đẳng cấu của nhóm G ký hiệu là
Aut G.
 Dễ thấy rằng Aut G là một nhóm đối với phép
toán tích các ánh xạ và gọi là nhóm các tự
đẳng cấu của nhóm G.
2. 3 ®ång cÊu NHÓM
2.Ảnh, nhân của đồng cấu nhóm
Giả sử ƒ là một đồng cấu của nhóm (G, ., e)
vào nhóm (G’, ., e’). Khi đó:
Tập con Im(ƒ) = {ƒ(g): g G} G’ gọi là ảnh của
đồng cấu ƒ.
Tập con Ker(ƒ) = {g G: ƒ(g) = e’} G gọi là
nhân của ƒ.
Định lý 2.9:
Nếu ƒ là một đồng cấu của nhóm G vào
nhóm G’ thì ảnh Im(ƒ) của ƒ là một nhóm con
của G’ và nhân của Ker(ƒ) là một nhóm con
của G.
2. 3 ®ång cÊu NHÓM
 Định lý 2.10:
 Giả sử ƒ: G → G’ là một đồng cấu nhóm.
Khi đó ta có:
 1) ƒ là một đơn cấu khi và chỉ khi Ker(ƒ) =
{e}.
 2) ƒ là một toàn cấu khi và chỉ khi Im(ƒ) = G’.
 Vậy ƒ là một đẳng cấu khi và chỉ khi Im(ƒ) =
G’ và Ker(ƒ) = {e}.
2. 3 ®ång cÊu NHÓM
 Định lý 2.18: (Định lý đồng cấu nhóm)
 Giả sử ƒ: G → G’ là một toàn cấu nhóm, khi
đó ánh xạ
 ƒ*: G
K ( ƒ) → G’ xác định bởi ƒ*( x ) = ƒ(x) là
một đẳng cấu nhóm.
2. 4 NHÓM con chuÈn t¾c
 1. Lớp ghép trái, phải theo nhóm con
 Giả sử (G, ., e) là một nhóm con, H là một
nhóm con của G. Trên tập G xét quan hệ SH
xác định như sau:
 x SH y  x-1y  H
MÖnh ®Ò: xSH y lµ mét quan hÖ t-¬ng ®-¬ng.
2. 4 NHÓM con chuÈn t¾c
 Tập thương của tập G ứng với phép tương
đương SH , ký hiệu là G H . Vậy ta có:
 G
H = { x = SH (x) : x  G}
 Trong đó:
 x = SH (x) = {y  G: x SH y}.
 Mệnh đề 2.13:
 x = x.H, x G.
2. 4 NHÓM con chuÈn t¾c
 2.Nhóm con chuẩn tắc
 Định nghĩa:
 Một nhóm con H của nhóm (G, ., e) gọi là nhóm
con chuẩn tắc (hoặc ước chuẩn, hoặc bất biến) nếu
và chỉ nếu đối với mọi a H và mọi g  G đều có
g.a.g-1  H. Tức là: g.H.g-1  H, g  G. (4)
 Ký hiệu H  G chỉ H là nhóm con chuẩn tắc của
nhóm G.
 Ví dụ:
 a) Mỗi nhóm (G, ., e) có hai nhóm con chuẩn tắc
hiển nhiên, đo là G và {e}.
 b) Mọi nhóm con của nhóm Aben là chuẩn tắc.
2. 4 NHÓM con chuÈn t¾c
 Định lý 2.15:
 Giả sử (G, ., e) là một nhóm, khi đó đối với
mỗi nhóm con H của nhóm G, các điều khẳng
định sau đây là tương đương.
1, H G
2, aH = Ha, a G.
3, (aH).(bH)  (a.b)H, a, b  G.
2. 4 NHÓM con chuÈn t¾c

 i) → ii): Giả sử H  G, a G. Khi đó với mỗi


 u = aH, h  H sao cho u = a.h. Ta có
 u = a.h = (a.h.a-1).a = h’.a  Ha, vì H G nên
 h’ = a.h.a’ H. Do đó aH  Ha.
 Một cách tự ta có Ha  aH. Vậy aH = Ha.
 ii) → iii): Giả sử aH = Ha, a  G.
 (aH).(bH) = (aH)(Hb) = a(HH)b  a(Hb) = a(bH) =
(ab)H.
 iii) → i): Giả sử nhóm con H thoả mãn iii): g G,
h H ta có:
 u = g.h.g-1 = (g.h)(g-1.e) (gH).(g-1.H)  (g.g-1).
 H = H. Vậy H G.
2. 5 NHÓM th-¬ng
 3.Nhóm thương
 Theo định lý 2.15, nếu H  G thì quan hệ
tương đương SH xác định bởi (1) là một tương
đẳng. Khi đó trên tập thương G / H ta có thể
định nghĩa phép toán thương.
 x. y  x. y (5)
 Ta có phỏng nhóm thương (G H , o).
2. 5 NHÓM th-¬ng
 Định lý 2.16:
 Giả sử (G, ., e) là một nhóm và H  G. Khi đó
phỏng nhóm thương ( G H , o ) là một nhóm với
phần tử đơn vị e = eH = H, phần tử nghịch
đảo của phần tử x = xH là ( x )-1 = x-1H.
 Nhóm ( G H , ., e) gọi là nhóm thương của nhóm
G theo nhóm con chuẩn tắc H.
 Phép chiếu chính tắc p: G → G H xác định bởi
 p(x) = x là một toàn cấu.
§Þnh lý ®ång cÊu nhãm
 Định lý 2.18: (Định lý đồng cấu nhóm)
 Giả sử ƒ: G → G’ là một toàn cấu nhóm, khi
đó ánh xạ ƒ*: G Ker (ƒ) → G’ xác định bởi
 ƒ*(x ) = ƒ(x) là một đẳng cấu nhóm.
 Chứng minh:
 Ánh xạ ƒ* là xác định như trên là đúng đắn.
Nếu x = x ' ta có:
xH = x’H, x = x.e  xH = x’H nên có h H:
x = x’h.
ƒ*(x) = ƒ(x) = ƒ(x’h) = ƒ(x’)ƒ(h) = ƒ(x’) = ƒ*( x' )
ƒ* là một đồng cấu nhóm. Thật vậy:
ƒ*(x . y ) = ƒ*( x. y ) =ƒ(x.y) = ƒ(x).ƒ(y) =
ƒ*( x ).ƒ*( y ).
Vì ƒ là một toàn ánh nên ƒ* là một toàn ánh.
ƒ* là một đơn cấu. Vì nếu a  Ker(ƒ*) thì
ƒ*(a ) = ƒ(a) = e’. Vậy a  Kerƒ,
do đó a = e . Ta có Ker(ƒ*) = e .
Vậy ƒ* là một đẳng cấu.
Hệ quả:
Với mọi đồng cấu nhóm h: X → Y của nhóm X
vào nhóm Y, ta có đẳng cấu:
Ker (h)  Im(h)
X
(6)
2. 6 NHÓM h÷u h¹n-nhãm ®èi xøng
 Nhóm xyclic: Nhóm (G, ., e) gọi là nhóm xyclic
nếu và chỉ nếu có phần tử g  G sao cho G =
<{g}>. Phần tử g gọi là phần tử sinh của nhóm
xyclic G. Có hai trường hợp sau sẽ xảy ra:
 Nếu không có số tự nhiên m nào ma gm = e
thì dễ dàng thấy rằng G là vô hạn. Trong trường
hợp đó ta nói G là nhóm xyclic vô hạn. Theo
mệnh đề 2.7, ta có:
G = {gk : k  Z}
 Trường hợp ngược lại, có một số tự nhiên
nhỏ nhất n sao cho gn = e. Khi đó dễ thấy rằng G
có n phần tử khác nhau:
 G = { e, g, g2, ..., gn-1}
 Nhóm G gọi là nhóm xyclic cấp n.
2. 6 NHÓM h÷u h¹n-nhãm ®èi xøng

 Card G gọi là cấp của nhóm (G, ., e). Nếu


card G = n < + ∞ thì gọi là nhóm hữu
hạn cấp n. Cấp của một phần tử a G là
cấp của nhóm con xyclic <(a)> sinh bởi
phần tử a.
 Mệnh đề 2.19:
 Mỗi tập con khác rỗng ổn định của nhóm
hữu hạn là nhóm con
2. 6 NHÓM h÷u h¹n-nhãm ®èi xøng

Giả sử A là nhóm con cấp m của nhóm G cấp n.


Khi đó ta có: n = m.k.
 Số k gọi là chỉ số của nhóm con A trong nhóm G
và ký hiệu k = (G:A)
Định lý Lagơrănggiơ
 Cấp của một nhóm hữu hạn bất kì là bội số của
cấp mỗi nhóm con của nó.
 Hệ quả 1:
 Cấp của mỗi phần tử a của nhóm hữu hạn G là
ước của cấp của G.
 Hệ quả 2:
 Mỗi nhóm hữu hạn cấp nguyên tố đều là nhóm
xyclic được sinh bởi bất kì phần tử nào không
phải là phần tử đơn vị.
2. 6 -nhãm ®èi xøng

 Sau đây chúng ta sẽ khảo sát cấu trúc


của một nhóm hữu hạn có vai trò quan
trọng trong lý thuyết cũng như áp dụng,
đó là nhóm đối xứng.
 Giả sử En = {1, 2, ... ,n}. Nhóm các phép
thế của tập En gọi là nhóm đối xứng bâc
n. ký hiệu Sn . Nhóm Sn- có cấp n!.
2. 6 -nhãm ®èi xøng
 Theo định lý 2.21:
 Mỗi nhóm hữu hạn cấp n đều đẳng cấu
với một nhóm con của nhóm đối xứng Sn
.
 Giả sử π  Sn , khi đó phép π thường
được trình bày dưới dạng:
 1 2 ..... n 
 
 π=  
  (1)  (2)...... (n) 
 
 
2. 6 -nhãm ®èi xøng
 Ví dụ: π  S4 , π xác định bởi
 π(1) = 2, π(2) = 3, π(3) = 1, π(4) = 4
1 2 3 4 
 thì ta viết:  
 
 π =  2 3 1 4 
 
 Một phép thế π Sn gọi
là chu kì độ dài d nếu và
chỉ nếu có d số nguyên khác nhau thuộc En: i1, i2,
... , id sao cho:
ik 1 neˆ u i  k  1, 1  k  d
'


 π(i) 
i1 neˆ ' u i  id


i neˆ '
u i  ik , 1 k  d

2. 6 -nhãm ®èi xøng
Mọi phép thế Sn đều có thể viết dưới dạnh
tích những chu trình rời rạc, tức là những
chu trình không có số nguyên nào chung.
 Ví dụ: Phép thế 1 2 3 4 5 6 7 8 
 
 π =  3 6 5 4 8 2 7 1
 
 
 có thể viết dưới dạng:
π = (1, 3, 5, 8) (2,6) (4) (7).
Vì chu trình có độ dài 1 là phép thế đồng
nhất nên trong các biểu diễn ta có thể bỏ
qua. Biểu thức trên có thể viết ngắn gọn:
π = (1, 3, 5 , 8).(2, 6).
2. 6 -nhãm ®èi xøng
 VÝ dô+bài Tập
 Cho nhãm (Z12 ,+ ,0 ) .
 Tìm c¸c nhãm con thùc sù ?
 Mô tả cấu trúc nhóm S3 , S4 ?
 Tìm c¸c nhãm con thùc sù của S3 , S4 ?
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic

 1.Phân tích một nhóm thành tích


trực tiếp các nhóm con .
 Mệnh đề 2.24:
 Giả sử (G, ., e) là một nhóm, A là một
nhóm con, B là một nhóm con chuẩn tắc
của nhóm G. Khi đó AB = BA là một
nhóm con của G và nếu A  G
thì AB  G.
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic
 Định nghĩa:
 Giả sử A, B là các nhóm con chuẩn tắc của
nhóm (G, ., e). Ta nói nhóm G phân tích được
thành tích trực tiếp của A và B nếu và chỉ nếu
G = A.B và A  B = {e} (1)
 Định lý 2.25:
 Nếu nhóm (G, ., e) phân tích được thành tích
trực tiếp của hai nhóm con chuẩn tắc A và B thì
mọi phần tử của A giao hoán được với mọi
phần tử của B và mỗi phần tử g  G đều có
thể biểu diễn một cách duy nhất dưới dạng
 g = a.b, a  A, b  B.
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic
 Tích trực tiếp các nhóm
 Bây giờ ta xét bài toán theo hướng ngược lại.
 Giả sử (G1, ., e1), (G2, ., e2), ... , (Gn, ., en) là các
nhóm cho trước. Nhờ các phép toán trong
các nhóm này ta có thể định nghĩa một phép
toán hai ngôi trong tập tích G = G1 G2 ... Gn
như sau:
Với g = (g1, g2, ... , gn)  G: g’ = (g’1, g’2, ... , g’n)  G
Ta đặt
g.g’ = (g1, g’1, g2, g’2, ... , gng’n) (3)
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic
 Từ các tính chất của phép toán trong các
nhóm Gi , i = 1, 2, ... , n trực tiếp suy ra:
 Phép toán (3) có tính chất kết hợp
 (g.g’).g” = g.(g’.g”),  g, g’, g”  G.
 Phép toán (3) có phần tử đơn vị
 e = (e1, e2, ... , en).
 Phần tử nghịch đảo của phần tử g = (g1, g2,
... , gn) là phần tử
g-1= (g1-1, g2-1, ... , gn-1)
 Vậy (G, ., e) là một nhóm và gọi là tích trực
tiếp của các nhóm G1, G2, ... , Gn .
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic

 Mệnh đề 2.26:
 Nếu nhóm (G, ., e) phân tích được thành
tích trực tiếp các nhóm con chuẩn tắc A
và B thì nhóm G đẳng cấu với tích trực
tiếp A×B.
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic
 Nhóm Aben tự do
 Định nghĩa phụ thuộc tuyến tính, độc lập tuyến tính:
Giả sử (X, ., 0) là một nhóm Aben cho trước. Tập
S  X gọi là phụ thuộc tuyến tính nếu trong S có hữu hạn
phần tử x1, x2, ... , xn và các số nguyên k1, k2, ... , kn không
đồng thời bằng 0 sao cho:
 k1x1 + k2x2 + ... + knxn= 0
 Trong trường hợp ngược lại, tập S gọi là độc lập tuyến
tính.
 Vậy tập S gọi là độc lập tuyến tính khi và chỉ khi với mọi
tập hữu hạn:
 {x1, x2, ... , xn}  S nếu k1x1 + k2x2 + ... + knxn = 0
thì suy ra ki = 0, i = 1, 2, ... , n.
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic
 Định nghĩa:
 Tập con S của nhóm Aben X gọi là một cơ sở
của X nếu S là một tập sinh độc lập tuyến
tính.
 Dễ dàng chứng minh được rắng nếu
cơ sở của nhóm Aben X thì mỗi x X có thể
 S là một

biểu diễn duy nhất dưới dạng:


 x = k1x1 + k2x2 + ... + knxn (1)
 trong đó xi  S, ki  Z, i = 1, 2, ... , n.
 Nhóm Aben có một cơ sở gọi là nhóm Aben
tự do.
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic
 Bổ đề:
 Tất cả các cơ sở của các nhóm Aben tự do Zn đều có
n phần tử.
 Chứng minh:
 Vì Zn Qn, vậy mỗi phần tử x = (a1, a2, ... , an) của nhóm
Aben Zn có thể xem như một véctơ của không gian
véctơ Qn trên trường hữu tỉ Q.
 Sự độc lập tuyến tính của các phần tử của nhóm Aben
Zn ta gọi là Z- độc lập tuyến tính.
 Sự độc lập tuyến tính của các phần tử của không gian
Qn gọi Q- độc lập tuyến tính.
 Khi nói hệ phần tử x1, x2, ... , xm của nhóm Aben Zn là
Z- độc lập tuyến tính hay Q- độc lập tuyến tính là
tương đương.
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic
 Vì một hệ thức tuyến tính hệ số trong Z:
 nixi có thể xem là hệ thức tuyến tính hệ số
m


trong Q, vì Z Q.
i 1

 Ngược lại một hệ thức tuyến tính không tầm


m

thường với hệ số trong Q:  i


rixi = 0, ri Q ta có
1

thể đưa về hệ thức tuyến tính không tầm


thường của x1, x2, ... , xn với hệ số trong Z, cụ thể
m

là: 

(piri)xi = 0, p là mẫu số chung của các ri 0.
i 1

 Áp dụng kết quả đại số tuyến tính đối với không


gian véctơ Qn trên Q, suy ra điều phải chứng
minh.
2. 6 -nhãm Abel, Xyclic
 Định lý 2.29:
 Nếu nhóm Aben tự do X có một cơ sở gốm n
phần tử thì tất cả các cơ sở khác cũng có n
phần tử. Số n gọi là hạng của X, ta viết r(X) = n.
 Chứng minh:
 Giả sử nhóm Aben tự do X có một cơ sở gồm
n phần tử Sn = {s1, s2, ... , sm }.
Ánh xạ ƒ(si) = ei = (0, ... , 1, ... , 0) là một đẳng
cấu của X lên Zn. Khi đó ƒ sẽ chuyển đẳng cấu
mỗi cơ sở B của X thành cơ sở ƒ(B) của Zn. Từ
bổ đề suy ra điều phải chứng minh.
2. 6 – ph©n tÝch nhãm Xyclic
 SỰ PHÂN TÍCH CÁC NHÓM XYCLIC
 Giả sử G = <{g}> và G’ = <{g’}> là hai nhóm
xyclic cùng cấp. Khi đó ánh xạ ƒ: G → G’ xác
định bởi (gm) = g’m là một đẳng cấu của nhóm
G lên nhóm G’.Vậy hai nhóm xyclic cùng cấp
thì đẳng cấu. Do đó ta có:
 Mỗi nhóm xyclic cấp vô hạn đẳng cấu với
nhóm cộng các số nguyên (Z, +, 0). Mỗi nhóm
xyclic cấp n đẳng cấu với nhóm cộng (Zn, +, 0)
các số nguyên mod n.
2. 6 – ph©n tÝch nhãm Xyclic
 Định nghĩa:
 Nhóm không phân tích được:
 Nhóm G gọi là không phân tích được nếu nó
không thể phân ra thành tổng trực tiếp hai
nhóm con chuẩn tắc không tầm thường.
 Bổ đề 1:
 Nhóm cộng các số nguyên Z là không phân
tích được.
2. 6 – ph©n tÝch nhãm Xyclic

 Bổ đề 2:
 Giả sử p là một số nguyên tố, m > 0. Khi đó
nhóm cộng Zpm các số nguyên mod pm là
không phân tích được.
 Nhóm xyclic cấp pm, p nguyên tố, m > 0 gọi là
nhóm xyclic nguyên sơ.
 Theo bổ đề 2, mọi nhóm xyclic nguyên sơ đều
không phân tích được
2. 6 – ph©n tÝch nhãm Xyclic
 Bổ đề 3:
 Nếu n = t.s trong đó t và s nguyên tố cùng
nhau thì: Zn  Zt Zs .
 Định lý 2.31:
 Nếu số tự nhiên n có sự phân tích:
 n = p1m1 p2m2 ... prmr .
 Trong đó p1, p2, ... , pr là r số nguyên tố khác
nhau thì:
Zn  Zp1m1  Zp2m2  ...  Zprmr.
2. 6 – ph©n tÝch nhãm Xyclic

 Hệ quả 1:
 Mỗi nhóm xyclic không tầm thường là không
phân tích được khi và chỉ khi hoặc nó là nhóm
xyclic vô hạn hoặc nó là nguyên sơ.
 Hệ quả 2:
 Mỗi nhóm xyclic cấp hữu hạn đều phân tích
được thành tổng trực tiếp của các nhóm
xyclic nguyên sơ.
2. 6 – NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH

 Nhóm (G, ., e) gọi là nhóm hữu hạn sinh nếu


nó có một tập sinh S hữu hạn tức là:
 S G, S hữu hạn, <S> = G.
 Các nhóm Aben hữu hạn sinh có vai trò quan
trọng trong nhiều ứng dụng. Mục đích chủ
yếu của bài này là chứng minh định lý về cấu
trúc của nhóm Aben hữu hạn sinh.
2. 6 – NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH
 Bổ đề 1:
 Mỗi nhóm Aben với n phần tử sinh đẳng cấu với
một nhóm thương của một nhóm Aben tự do
hạng n.
 Bổ đề 2:
 Mỗi nhóm con G {0} của nhóm Aben tự do F
hạng n là nhóm Aben tự do và r(G) = m n. Hơn
nữa có một cơ sở S = {u1, u2, ... , un} của F và
một cơ sở B = {v1, v2, ... , vm} của G sao cho :
vi = ti.ui , i = 1, 2, ... , m, trong đó t1, t2, ... , tm là các
số nguyên dương thoả mãn: ti chia hết ti+1, i = 1,
2, ... , i – 1
2. 6 – NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH
 Bổ đề 3:
 Mỗi nhóm Aben có n phần tử sinh đẳng cấu
với tổng trực tiếp của n nhóm xyclic cấp t1, t2,
... , un trong đó:
 1 t1 t2 ... tn ∞
    
 Và ti chia hết t1+1 < ∞.
 Bổ đề 4:
 Giả sử A và B là hai nhóm hữu hạn có cấp r, s
tương ứng. Khi đó nhóm tích A × B là xyclic
khi và chỉ khi a và B là các nhóm xyclic và r, s
nguyên tố cùng nhau.
2. 6 – NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH

 Định lý 2.32: (Định lý cơ bản về nhóm Aben


hữu hạn sinh)
 Giả sử G là một nhóm Aben hữu hạn sinh.
Khi đó đối với nhóm G tồn tại duy nhất một
tích phân dạng
G  Zt  Zn1  Zn2 ... Zns (α)
 Trong đó nếu G không phải là nhóm Aben tự
do thì n-1 > 1 và n-1 chia hết cho n-i + 1,
1  i < s.
Bµi TËp
 Bài 1) Xét xem các tập sau đây đối với các phép toán
xác định trên chúng có lập thành một nửa nhóm, vị
nhóm, nhóm không ?
 a) Tập E = {a, b, c, d} đối với phép toán xác định bởi:
 aa = ab = ac = e, ad = d, bE = {b}j, cE = {c}, dE =
{d}.
 b) Tập các số thực R đối với các phép toán:
 i) x * y = (x2 + y2)1/2
 ii) x y = (x3 + y3)1/3
 c) Tập các quan hệ hai ngôi trên tập E đối với phép
tích các quan hệ.
 d) Tập R+ các số thực dương đối với phép toán nhân.
Bµi TËp

 e) Tập các số thực đối với phép toán:


 x y = x + y + axy.
 Trong đó a là một số thực cho trước.
 f) Tập Z Z đối với phép toán:
 (a, b)(c, d) = (ad + bc, bd)
 g) Tập các cặp số thực (a, b) ≠ 0 đối với phép
toán:
 (a, b)(c, d) = (ac + bc, d)
 h) Tập GL(n, C) các ma trận cấp n hệ số phức
có định thức khác 0 đối với phép nhân ma trận.
Bµi TËp
 Bài 3) Trong tập N các số tự nhiên, xét phép toán xác
định bởi x y = ax + by, x, y  N, trong đó a, b là
các số tự nhiên cho trước. Tim điều kiện đối với a, b
để phép toán giao hoán, kết hợp.
 Bài 4) Giả sử (E, .) là một phỏng nhóm cho trước.
Chứng minh rằng:
 A = {s  E: s(x . y) = (s . x).  y, x, y  E}
 Là một tập con ổn định và A là một nửa nhóm đối với
phép toán cảm sinh.
 Bài 5) Chứng minh rằng có thể xác định n( n + n ) / 2
phép toán hai ngôi giao hoán trên tập có n phần tử.
 Bài 6) Tìm điều kiện đối với số thực a, b, c để tập các
số thực R đối với phép toán sau là một nhóm
 x y = ax + by + c

You might also like