You are on page 1of 72

ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)

TS Trần Huyên

Ngày 11 tháng 10 năm 2004

Mở Đầu
Độc giả thân mến, các bạn đang tham gia chuyên đề "Đại số cơ sở" của Khoa Toán -
Tin ĐHSP Tp. HCM. Chuyên đề của chúng tôi xây dựng, trước hết nhằm trợ giúp các ứng
viên Thạc sĩ tương lai về chuyên ngành đại số hệ thống lại các kiến thức cơ sở, các kỹ thuật
cơ bản, rèn luyện kỹ năng giải toán để có thể vững vàng vượt qua kỳ thi tuyển sinh cao học
của ĐHSP Tp. HCM, trở thành học viên Cao học ngành Đại số của trường. Chuyên đề bám
sát các nội dung đề ra trong chương trình tuyển sinh, không chỉ giúp các học viên có thể vững
tâm đối diện với kỳ thi tuyển mà còn giúp cho học viên một khả năng, phương pháp tự học,
tự đào tạo mình. Để học viên dễ theo dõi, tiếp thu các nội dung sẽ được biên soạn dưới dạng
các bài giảng với ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu nhất, mỗi bài giảng độ hai tiết cho mỗi tuần.
Chuyên đề đề sẽ được dàn dựng với thời lượng chừng 40 tiết, liên tục được cập nhật cho tới
ngày các bạn có thể tham gia đợt ôn tập tập trung trước khi bước vào kỳ thi tuyển, dịp tháng
05 − 2005. Để chuyên đề càng ngày càng được triển khai một cách hữu ích, hiệu quả hơn, chúng
tôi luôn luôn sẳn sàng đón nhận các góp ý, yêu cầu của các bạn. Chúng tôi cũng sẳn sàng trao
đổi, giải đáp các thắc mắc của các bạn, hầu mong chuyên đề sẽ là người bạn tâm giao của độc
giả trong hành trình phấn đấu khoa học của mình.

Các bài tập kiểm tra nhóm


Nhóm là một khái niệm cơ bản của Đại số, và là một trong những nội dung không thể vắng
bóng trong các đề thi tuyển sinh chuyên ngành Đại số cơ sở. Vì vậy bạn phải nắm vững kỹ
năng kiểm tra một tập X cho trước với một phép toán nào đó trên X lập thành một nhóm. Dĩ
nhiên bạn phải năm vững khái niệm nhóm để theo đó mà từng bước kiểm tra tập X đã cho và
phép toán đã cho có thỏa mãn tất cả các điều kiện cần có cho một nhóm hay không?
Theo chương trình Đại số đại cương ta có ba định nghĩa nhóm, tương đương với nhau như
sau :

1 Định nghĩa 1
Nhóm là một tập hợp X 6= ∅, trên đó đã xác định được một phép toán hai ngôi thỏa các
điều kiện :
1. N1 : (Điều kiện kết hợp) : ∀x, y, z ∈ X thì (xy)z = x(yz).

ex = x
2. N2 : (Điều kiện đơn vị ) : ∃e ∈ X, ∀x ∈ X thì
xe = x

1
x−1 x = e

−1
3. N3 : (Điều kiện khả nghịch ) ∀x ∈ X, ∃x ∈ X sao cho
xx−1 = e

2 Định nghĩa 2
Nhóm là nửa nhóm X, có đơn vị trái e và mọi x ∈ X đều có nghịch đảo trái x0 (tức x0 x = e)
Như vậy so với định nghĩa 1, thì định nghĩa 2 tiết kiệm hơn; ở điều kiện N2 chỉ cần kiểm
tra ex = x và ở điều kiện N3 chỉ phải kiểm tra x−1 x = e.
Một dạng đối ngẫu của định nghĩa 2 và có thể xem như là định nghĩa 2’ là : Nhóm là nửa
nhóm X, có đơn vị phải e và ∀x ∈ X đều có nghịch đảo phải x0 (tức xx0 = e)

3 Định nghĩa 3
Nhóm là nửa nhóm X mà các phương trình ax = b và xa = b là giải được (tức có nghiệm)
trong X với mọi a, b ∈ X
Để kiểm tra một tập cho trước X và một phép toán cho trên X là nhóm, tùy trường hợp
cụ thể mà ta lựa chọn định nghĩa nào trong các định nghĩa nêu trên để áp dụng cho phù hợp.

4 Ví dụ
4.1 Ví dụ 1
Cho tập hợp X = Z × Z = {(k1 , k2 ) : k1 , k2 ∈ Z} xác định trên X phép toán sau :
(k1 , k2 ).(l1 , l2 ) = (k1 + l1 , k2 + (−1)k1 l2 )
Chứng minh rằng X với phép toán trên là nhóm. Giải :
1. Cách 1 : (Nếu sử dụng định nghĩa 1, ta lần lượt kiểm tra từng bước như sau:)
• X = Z × Z 6= ∅ vì Z 6= ∅.
• Dễ dàng thấy là nếu (k1 , k2 ), (l1 , l2 ) là cặp số nguyên thì (k1 + l1 , k2 + (−1)k1 l2 ) cũng
là một cặp số nguyên nên phép toán trên X là phép toán hai ngôi.
• ∀(k1 , k2 ), (l1 , l2 ), (t1 , t2 ) ∈ X ta có :[(k1 , k2 )(l1 , l2 )](t1 , t2 )
= (k1 + l1 , k2 + (−1)k1 l2 )(t1 , t2 ) = (k1 + l1 + t1 , k2 + (−1)k1 l2 + (−1)k1 +l1 t2 ) (1)
Mặt khác : (k1 , k2 )[(l1 , l2 )(t1 , t2 )]
= (k1 , k2 )(l1 + t1 , l2 + (−1)l1 t2 ) = (k1 + l1 + t1 , k2 + (−1)k1 l2 + (−1)k1 +l1 t2 (2)
So sánh ( 1) vào ( 2) ta có điều kiện kết hợp.

• Tồn tại (0, 0) ∈ X mà với mọi (k1 , k2 ) ∈ X thì


(0, 0)(k1 , k2 ) = (0 + k1 , 0 + (−1)0 k2 ) = (k1 , k2 )

(k1 , k2 )(0, 0) = (k1 + 0, k2 + (−1)k1 .0) = (k1 , k2 )
Vậy (0, 0) là đơn vị trong X.

2
• ∀(k1 , k2 ) ∈ X, ∃(−k1 , (−1)k1 +1 k2 ) ∈ X mà

(−k1 , (−1)k1 +1 k2 )(k1 , k2 ) = (−k1 + k1 , (−1)k1 +1 k2 + (−1)−k1 k2 ) = (0, 0)

(k1 , k2 )(−k1 , (−1)k1 +1 k2 ) = (k1 − k1 , k2 + (−1)2k1 +1 k2 ) = (0, 0)


tức
(k1 , k2 )−1 = (−k1 , (−1)k1 +1 k2 )
Vậy X là một nhóm.
• Nhận xét : Như vậy để kiểm tra một nhóm theo định nghĩa 1, ta đã làm theo đúng
các yêu cầu của định nghĩa là kiểm tra tập X 6= ∅, kiểm tra phép toán cho trên X
thật sự là phép toán hai ngôi (hai phần tử bất kỳ của tập hợp X phải có tích là một
phần tử thuộc X!) và ba tiên đề N1 , N2 , N3 . Dĩ nhiên, trong các bước đó, nếu có
bước nào mà các đòi hỏi đuợc thỏa mãn một cách hiển nhiên thì ta có thể bỏ qua.
Chẳng hạn ở ví dụ trên nếu xem bước 1, bước 2 là hiển nhiên thỏa mãn thì vẫn có
thể chấp nhận được. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần kiểm tra một cách cẩn
trọng, tránh sự sai sót.

2. Cách 2 : Nếu sử dụng định nghĩa 2 thì trong lời giải trên chỉ cần bỏ đi hai đẳng thức
kiểm tra đơn vị phải, kiểm tra nghịch đảo phải (hoặc bỏ đi hai đẳng thức kiểm tra đơn
vị trái, kiểm tra nghịch đảo trái).

3. Cách 3 : (Nếu sử dụng định nghĩa 3 ) Trước hết hết ta kiểm tra X 6= ∅, phép toán trên
X thật sự là phép toán hai ngôi, kiểm tra điều kiện kết hợp của phép toán (Điều này là
như cách 1). Tiếp theo ta kiểm tra các phương trình ax = b và xa = b là có nghiệm trong
X. Cho a = (a1 , a2 ), b = (b1 , b2 ) ∈ X và x = (x1 , x2 ).

• ax = b ⇐⇒ (a1 , a2 )(x1 , x2 ) = (b1 , b2 )


a1
⇐⇒ (a
 1 + x1 , a2 + (−1) x2 ) = (b1 , b2 ) 
a1 + x1 = b1 x1 = b 1 − a1 ∈ Z
⇐⇒ ⇐⇒
a2 + (−1)a1 x2 = b2 x2 = (−1)a1 (b2 − a2 ) ∈ Z
Vậy phương trình ax = b có nghiệm nghĩa là x = (b1 − a1 , (−1)a1 (b2 − a2 )) ∈ X
• Tương tự : xa = b ⇐⇒ (x1 , x2 )(a1 , a2 ) = (b1 , b2 )
x1
⇐⇒ (x 1 + a1 , x2 + (−1) a2 ) = (b1 , b2 ) 
x1 + a1 = b1 x 1 = b1 − a1 ∈ Z
⇐⇒ x1 ⇐⇒ b1 −a1
x2 + (−1) a2 = b2 x2 = b2 − (−1) a2 ∈ Z
b1 −a1
tức phương trình xa = b có nghiệm là : x = (b1 − a1 , b2 − (−1) a2 ) ∈ X
Vậy tập X với phép toán đã cho lập thành nhóm.
• Nhận xét : Để tìm được phần tử đơn vị (0, 0) hay nghịch đảo (k1 , k2 )−1 = (−k1 , (−1)k1 +1 k2 )
ở cách 1, ta sử dụng việc giải các phương trình đưa ra ở cách 3 với b = a khi tìm
đơn vị e hay với b = e = (0, 0) khi tìm a−1 .

4.2 Ví dụ 2
  
a b
Cho X = : ac 6= 0
0 c
Chứng minh rằng X là nhóm đối với phép nhân ma trận.

Giải :

3
1. Cách 1 : (Nếu sử dụng định nghĩa 1)
• Hiển nhiên là X 6= ∅
   
a1 b 1 a2 b 2
• ∀ , ∈ X thì
 0 c 1
 0 c 2
  
a1 b 1 a2 b 2 a1 a2 b
= ∈ X(a1 a2 c1 c2 6= 0)
0 c1 0 c2 0 c1 c2
Vậy phép nhân ma trận là phép toán hai ngôi trên X.
• Theo đại số tuyến tính, phép nhân các ma trận có tính chất kết hợp.
 
1 0
• Đơn vị là E = ∈X
0 1
 
a b
• ∀ ∈ X do ac 6= 0 theo đại số tuyến tính ta có :
0 c
 −1  
a b 1 c −b
= ∈X
0 c ac 0 a

Vậy X là một nhóm.


• Nhận xét : Trong ví dụ trên, tập các ma trận và phép nhân ma trận là các đối
tượng mà chuyên ngành ĐSTT đã nghiên cứu, vì vậy để kiểm tra một số điều kiện
nào đó mà bản chất là các kết quả đã biết ở chuyên ngành này, ta không cần lặp lại
các kiểm tra chi tiết mà chỉ cần nhắc rằng theo chuyên ngành đó (hay kết quả nào
đó) ta có được điều muốn kiểm tra. Chẳng hạn tính chất kết hợp của phép nhân
ma trận, đơn vị hay nghịch đảo của một ma trận không suy biến ở ví dụ trên. Tuy
nhiên trong trường hợp đơn vị hay nghịch đảo, cần phải chỉ ra, phần tử đang nói tới
phải thuộc tập X đã cho.
2. Cách 2 : (nếu sử dụng định nghĩa 3) :
Trước hết ta kiểm tra X 6= ∅, phép nhân ma trận là phép toán 2 ngôi trên X, tính kết
hợp của phép nhân ma trận trên X (như đã làm ở cách 1). Tiếp theo cho
   
a1 a2 b1 b2
a= ,b= ∈X
0 a3 0 b3

 cần chỉ ra các phương trình ax = b và xa = b đều có nghiệm trong X. Gọi x =


ta
x1 x2
.
0 x3
      
a1 a2 x1 x2 b1 b2 a1 x 1 a1 x 2 + a2 x 3
• ax = b ⇐⇒ = ⇐⇒ =
  0 a3 0 x3 0 b3 0 a3 x 3
b1 b2
0 b3

b1

 x1 = (a1 6= 0)
a1
 
 a1 x 1 = b1


 b3
⇐⇒ a3 x 3 = b3 ⇐⇒ x3 = (a3 6= 0)

a1 x2 +a2 x3 = b2
 a3
b a − a2 b 3


 x2 = 2 3 (a1 a3 6= 0)


a1 a3

4
b1 b 2 a3 − a2 b 3
 

Vậy nghiệm x =  a1 a1 a3 ∈X


 
b3
0
a3
• Tương tự chứng minh phương trình xa = b có nghiệm. Vậy X là nhóm.
• Nhận xét : Thật ra cách 2 này khá dài dòng, chúng tôi đưa ra nhằm để các bạn
làm quen nhiều hơn với định nghĩa 3, và muốn khẳng định điều rằng, mỗi bài toán
đều có thể có nhiều lời giải khác nhau nếu ta ta biết huy động và vận dụng kiến
thức đã biết một cách hợp lý, năng động.

4.3 Ví dụ 3
Cho tập số M = {−1, 1}. Chứng minh rằng M lập thành nhóm với phép nhân thông thường
các số.

Giải :
1. Cách 1 :
• Hiển nhiên M 6= ∅
· -1 1
• Xét bảng nhân của M : -1 1 -1
1 -1 1
Kết quả của một tích bất kỳ hai phần tử của M lại thuộc M nên phép nhân các số
trên M là phép toán 2 ngôi.
• Phép nhân các số (nói riêng trên M ) có tính kết hợp.
• Đơn vị là 1 ∈ M
• Dễ thấy nếu x ∈ M thì x−1 = x ∈ M
Vậy M là nhóm
2. Cách 2 : Ta biểu diễn M dưới dạng sau :
M = {x ∈ R : |x| = 1}
• Hiển nhiên M 6= ∅
• ∀x, y ∈ M thì |x| = |y| = 1 nên |xy| = |x|.|y| = 1, do đó xy ∈ M , tức phép nhân các
số trên M là phép toán hai ngôi.
• Phép nhân các số có tính chất kết hợp
• Đơn vị là 1 ∈ M
1
• ∀x ∈ M thì |x| = 1 nên |x−1 | = = 1 do đó x−1 ∈ M Vậy M là nhóm.
|x|
3. Cách 3 : Ta biểu diễn M = {x ∈ R : x2 = 1} hay M = {(−1)n : n ∈ Z} và tiến hành
kiểm tra các điều kiện như trên.
4. Cách 4 : Các bạn có thể sử dụng định nghĩa 3 với lưu ý là :
1.M = M = M.1
(−1).M = M = M.(−1)

5
• Nhận xét : Mỗi tập hợp có thể được biểu diễn dưới các dạng khác nhau. Và với
mỗi cách biểu diễn, chúng ta có thể có những cách xử lý khác nhau để có được các
lời giải không giống nhau. Ví dụ này muốn các bạn khi nhìn nhận một vấn đề phải
biết xem xét ở những góc độ khác nhau để thấy được các cách tiếp cận khác nhau
giải quyết vấn đề đó.

4.4 Ví dụ 4
Chứng minh rằng một nửa nhóm hữu hạn X có luật giản ước hai phía là nhóm.

Giải :

1. Cách 1 : (Nếu sử dụng định nghĩa 3). Điều kiện về các phương trình ax = b và xa = b
giải được trong X của định nghĩa 3 là tương đương với đòi hỏi aX = X = Xa, ∀a ∈ X.
Gải sử rằng X = {x1 , x2 , ..., xn }. Khi đó ∀a ∈ X thì aX = {ax1 , ax2 , ..., axn } ⊂ X đồng
thời do X có luật giản ước nên n tích trong aX là đôi một khác nhau (nếu axi = axj thì
xi = xj ) nên |aX| = |X| suy ra aX = X. Một cách tương tự có thể chứng minh Xa = X.
Vậy X là nhóm.

2. Cách 2 : Các bạn có thể sử dụng định nghĩa 1 (hay định nghĩa 2 với chú ý rằng do
X 6= ∅ nên ∃a ∈ X và do X hữu hạn nên có m > n > 0 và am = an . Đơn vị của X khi
đó là e = am−n (hãy tự chứng minh). Với mọi x ∈ X, ắt tồn tại k > l > 0 mà xk = xl và
x−1 = xk−l−1 (hãy tự chứng minh). Lưu ý trong chứng minh luôn luôn có ý thức sử dụng
luật giản ước.

• Nhận xét : Đây là một ví dụ tương đối khó. Việc sử dụng dạng tương đương cho
sự tồn tại nghiệm các phương trình ax = b, xa = b là hoàn toàn có quyền chấp nhận,
không cần phải chứng minh. Thật ra đó là dạng phát biểu khác của các điều kiện
trên theo ngôn ngữ tập hợp.

Cách thứ 2 chúng tôi chỉ đưa ra các cách tìm đơn vị và nghịch đảo, việc hoàn thiện chứng
minh dành cho độc giả để tự khám phá lấy chính mình, thử khơi dậy bản năng khéo léo
của mình.

BÀI TẬP LÀM THÊM


1. Cho X = Z × Z = {(k1 , k2 ) : k1 , k2 ∈ Z} Trên X xác định phép toán sau :

(k1 , k2 )(l1 , l2 ) = (k1 + (−1)k2 l1 , k2 + l2 )

Chứng minh X với phép toán trên là nhóm.


  
a 0
2. Cho X = : ac 6= 0 . Chứng minh X với phép nhân ma trận lập thành một
b c
nhóm. Nhóm X có giao hoán không?

3. Cho tập các số phức D = {1, i, −1, −i}. Chứng minh rằng D là nhóm với phép nhân
thông thường các số.

4. Cho tập X 6= ∅ và Φ(X) là tập các song ánh của X lên X. Chứng minh Φ(X) là nhóm
đối với phép nhân ánh xạ.

6
5. Cho Mn ∗ là tập hợp các ma trận cấp n không suy biến. Chứng minh Mn ∗ là nhóm với
phép nhân ma trận.

6. Ta gọi ma trận vuông A = (aij ) cấp n có dạng tam giác nếu aij = 0 khi i > j. Chứng
minh rằng tập các ma trận vuông cấp n không suy biến có dạng tam giác lập thành nhóm
với phép nhân ma trận.

7
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS Trần Huyên

Ngày 28 tháng 10 năm 2004

Các bài tập kiểm tra nhóm con


Một dạng khác của kỹ năng kiểm tra nhóm là kỹ năng kiểm tra nhóm con. Muốn kiểm tra
nhóm con ta cần nắm vững ba tiêu chuẩn thông thường về nhóm con như sau.

1 Tiêu chuẩn 1
Một tập con A 6= ∅ trong nhóm X là nhóm con của X (viết A ⊂n X hoặc A 6 X) nếu

• ∀x, y ∈ A thì xy ∈ A;

• e ∈ A;

• ∀x ∈ A thì x−1 ∈ A.

Ví dụ 1: Chứng minh rằng Mn1 = A : det A = 1 (gồm các ma trận vuông cấp n, định thức
bằng 1) là nhóm con của nhóm Mn∗ (nhóm nhân các ma trận cấp n không suy biến)

Bài giải: Ta chứng minh Mn1 ⊂n Mn∗ theo tiêu chuẩn 1. Trước hết hiển nhiên Mn1 6= ∅, đồng
thời ta có

• ∀ X, Y ∈ Mn1 thì det X = det Y = 1 do đó det X.Y = det X. det Y = 1.1 = 1 nghĩa là
X.Y ∈ Mn1 .

• Ma trận đơn vị E ∈ Mn1 (vì det E = 1).


1
• ∀ X ∈ Mn1 thì det X = 1 nên det X −1 = = 1, do đó X −1 ∈ Mn1 .
det X
Vậy Mn1 thỏa cả ba điều kiện của tiêu chuẩn 1 nên Mn1 ⊂n Mn∗ .

1
2 Tiêu chuẩn 2
Được suy ra từ tiêu chuẩn 1 nhưng bỏ đi đòi hỏi e ∈ A (vì đòi hỏi này chỉ là hệ quả của
hai đòi hỏi còn lại). Như vậy, nếu áp dụng tiêu chuẩn 2 để xử lí Ví dụ 1 thì trong lời giải ta
loại bỏ đòi hỏi E ∈ Mn1 .

Ví dụ 2: Cho trước số nguyên m. Chứng minh rằng

mZ = {mz : z ∈ Z} ⊂n (Z, +)

Bài giải: Ta kiểm tra mZ ⊂n (Z, +) theo tiêu chuẩn 2. Trước hết, hiển nhiên mZ 6= ∅ và ta có:

• ∀ mz1 , mz2 ∈ mZ : mz1 + mz2 = m(z1 + z2 ) ∈ mZ.

• ∀ mz ∈ mZ : −(mz) = m(−z) ∈ mZ.

Vậy mZ thỏa cả hai đòi hỏi của tiêu chuẩn 2 nên mZ ⊂n (Z, +).

Nhận xét: Thông thường trong lý thuyết ta ngầm định phép toán trong nhóm là nhân và ký
hiệu phần tử nghịch đảo là (·)−1 . Tuy nhiên khi phép toán trong nhóm là cộng thì tất cả các
dấu nhân trong các biểu thức đều đổi sang dấu cộng và phần tử nghịch đảo đổi thành phần tử
đối và viết là −(·).

3 Tiêu chuẩn 3
Một tập hợp con A 6= ∅ trong nhóm X là nhóm con của X nếu ∀ x, y ∈ A thì xy −1 ∈ A.
Nếu áp dụng tiêu chuẩn 3 này để xử lý Ví dụ 1 ta chỉ cần kiểm tra:

∀ X, Y ∈ Mn1 ⇒ det X = det Y = 1


det X 1
⇒ det(XY −1 ) = = =1
det Y 1
⇒ XY −1 ∈ Mn1

Nếu áp dụng tiêu chuẩn 3 cho ví dụ 2, ta chỉ cần kiểm tra

∀ mz1 , mz2 ∈ mZ ⇒ mz1 − mz2 = m(z1 − z2 ) ∈ mZ

Nhận xét: Trong ba tiêu chuẩn nêu trên, các lời giải sử dụng tiêu chuẩn 3 có vẻ ngắn gọn hơn
cả. Tuy nhiên nếu trong lời giải bắt buộc phải tính phần tử nghịch đảo thì để tránh sự rườm rà
ta nên dùng tiêu chuẩn 2 vì thực chất việc dùng tiêu chuẩn 3 lúc đó các bước tính toán cũng
dài ngang với dùng tiêu chuẩn 2.

Ví dụ 3: Cho tập hợp các ma trận cấp hai


  
a b
K= : a 6= 0
0 1

Chứng minh K ⊂n M2∗ (M2∗ là nhóm nhân các ma trận cấp hai không suy biến).

Bài giải: (Vì nếu dùng tiêu chuẩn 3, ta cũng phải tính trước các phần tử nghịch đảo, do vậy
ta dùng tiêu chuẩn 2) Trước hết K 6= ∅ (hiển nhiên). Và đồng thời:

2
   
a b c d
• ∀ , ∈ K ta có: a 6= 0, b 6= 0 nên
0 1 0 1
    
a b c d ac ad + b
= ∈K
0 1 0 1 0 1
vì ac 6= 0
   −1  
a b a b 1/a −b/a 1
• ∀ ∈ K thì = ∈ K vì a
6= 0.
0 1 0 1 0 1
Vậy theo tiêu chuẩn 2: K ⊂n M2∗
Đến đây, chúng tôi đã cùng độc giả ôn lại ba tiêu chuẩn thông dụng để kiểm tra một tập
hợp A 6= ∅ trong nhóm X cho trước có là nhóm con của nhóm X không? Tùy theo từng bài
tập cụ thể mà chúng ta lựa chọn hợp lý một trong các tiêu chuẩn đó để áp dụng giải quyết bài
tập đã cho.
Khi đặt vấn đề ở đầu mục chúng tôi có nói rằng kỹ năng kiểm tra nhóm con là một dạng
khác của kiểm tra nhóm. Nguyên do phần lớn các bài tập về kiểm tra nhóm, tập A đã cho cùng
với phép toán chỉ là bộ phận của một trong những nhóm khá quen biết và do vậy thay vì kiểm
tra nhóm theo định nghĩa ta chỉ cần kiểm tra theo tiêu chuẩn nhóm con đương nhiên là đơn
giản hơn.
Ví dụ 4: Cho X là tập hợp tất cả các căn phức bậc n của đơn vị. Chứng minh rằng X cùng
với phép nhân thông thường các số phức lập thành nhóm.
Bài giải: Hiển nhiên X 6= ∅ cùng với phép toán nhân trên nó chỉ là một bộ phận của nhóm
nhân C∗ các số phức khác 0. Vậy để chứng minh X là nhóm ta cần kiểm tra rằng X ⊂n (C∗ , .).
Ta biểu diễn
X = z ∈ C : zn = 1


và áp dụng tiêu chuẩn 3:


∀ z1 , z2 ∈ X ⇒ z1n = z2n = 1
z1n 1
⇒ (z1 .z2−1 )n
= n = =1
z2 1
⇒ z1 .z2−1 ∈X
Vậy X ⊂n (C∗ ), tức là X là nhóm.
Nhận xét: Mỗi tập hợp X cho trước có thể có một số cách biểu diễn khác nhau, tương đương
nhau và do vậy có thể cho chúng ta những lời giải khác nhau. Chẳng hạn trong Ví dụ 4, ta còn
có thể biểu diễn:
2kπ 2kπ
X = {z = cos + i sin : k ∈ Z}
n n
nhờ vào công thức lấy căn phức bậc n của đơn vị. Khi đó lời giải dựa theo sự biểu diễn mới
này là:
2k1 π 2k1 π 2k2 π 2k2 π
∀ z1 = cos + i sin , z2 = cos + i sin ∈X
n n n n
thì
2(k1 − k2 )π 2(k1 − k2 )π
z1 z2−1 = cos + i sin ∈X
n n
(Dĩ nhiên nếu độc giả có biết dạng Ơle của một số phức thì lời giải trên đây sẽ còn được viết
ngắn gọn hơn!)

3
√ √
Ví√dụ 5: Cho tập hợp các số phức Z( −3) = {a + b −3 : a, b ∈ Z}. Chứng minh rằng
Z( −3) là một nhóm với phép cộng thông thường các số phức.

Bài giải: Hiển nhiên Z( −3) 6= ∅ và cùng với phép
√ cộng nói trên là một bộ phận của nhóm
cộng C√các số phức.√ Vậy ta chỉ
√ cần kiểm tra Z( −3) ⊂n (C, +) theo tiêu chuẩn 3: với mọi
a1 + b1 −3, a2 + b2 −3 ∈ Z( −3) thì
√ √ √ √
(a1 + b1 −3) − (a2 + b2 −3) = (a1 − a2 ) + (b1 − b2 ) −3 ∈ Z( −3)

Đến đây hiển nhiên một câu hỏi đặt ra là những nhóm như thế nào được gọi là quen biết.
Đó chính là những nhóm được ngiên cứu trong những chuyên ngành trước đây một cách khá kỹ
lưỡngvà gần như trở thành thông dụng. Chẳng hạn đó là các nhóm (C, +); (C∗ , .) các số phức;
các nhóm (Mm×n , +) các ma trận cấp m × n với phép công ma trận; (Mn∗ , .) các ma trận vuông
cấp n không suy biến; nhóm nhân các song ánh S(X) từ tập X 6= ∅ vào chính nó; nhóm công
các đa thức hệ số thực. Khi tiếp cận một bài toán kiểm tra nhóm, điều đầu tiên phải xem xét
là tập hợp cho trước cùng phép toán có là bộ phận của một nhóm quen biết nào không, từ đó
mà lựa chọn hợp lý phương thức kiểm tra: theo định nghĩa hay theo tiêu chuẩn nhóm con.

Bài tập làm thêm


1. Cho tập hợp các ma trận
     
1 0 1 a
K1 = : b 6= 0 và K1 = :a∈R
a b 0 1
Chứng minh rằng các tập hợp trên đều là nhóm với phép nhân ma trận.

2. Chứng minh rằng tập hợp Mn±1 gồm các ma trận vuông cấp n có định thức bằng 1 hay
−1 là nhóm với phép nhân ma trận.
√  √ √
3. Cho tập hợp các số thực Q( 2) = a + b 2 : a, b ∈ Q, a2 + b2 6= 0 . Chứng minh Q( 2)
là nhóm với phép nhân các số thực.
√ √ √
4. Cho Q( −2) = {a + b −2 : a, b ∈ Q}. Chứng minh rằng Q( −2) là nhóm với phép
cộng các số phức.

5. Chứng minh rằng tập hợp các số phức có môđun bằng một, là nhóm với phép nhân các
số phức.

S
6. Gọi Xn là tập hợp các căn phức bậc n của đơn vị. Chứng minh X = Xn là nhóm với
n: 2
phép nhân số phức.

4
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS Trần Huyên

Ngày 19 tháng 11 năm 2004

Bài 3. Các Dạng Toán Kiểm Tra Nhóm


Cyclic Và Cấp Một Phần Tử Trong
Nhóm
Để kiểm tra một nhóm cho trước là cyclic, thông thường ta áp dụng định nghĩa về nhóm cyclic.
Ta nhắc lại định nghĩa đó:

Định nghĩa 1 Nhóm X được gọi là nhóm cyclic nếu tồn tại một phần tử a ∈ X và X = hai,
tức X trùng với nhóm con sinh bởi phần tử a, bao gồm tất cả các lũy thừa nguyên của a.

Vậy :X = hai = {an : n ∈ Z}

Như vậy, để chứng minh nhóm X là cyclic, theo định nghĩa 1, ta bắt buộc phải chỉ ra cho được
một phần tử sinh a ∈ X, đồng thời phải chứng minh rằng bất kỳ phần tử x ∈ X đều viết được
dưới dạng một lũy thừa nguyên của a.

Ví dụ 1 Cho X là nhóm cyclic, X = hai. Chứng minh rằng mọi nhóm con A ⊂n X đều là
nhóm cyclic.

Bài giải Trường hợp A = {e} thì A = hei.


Trường hợp A 6= {e}, do A ⊂n X = {an : n ∈ Z}, ắt tồn tại một lũy thừa ak 6= e mà ak ∈ A,
và khi đó a−k ∈ A do A là nhóm con. Tức tồn tại một lũy thừa nguyên dương của a thuộc vào
A (hoặc ak , hoặc a−k ).
Đặt m = min{k > 0 : ak ∈ A}, ta chứng minh A = ham i. Thật vậy, với mọi x ∈ A thì
x = ak với k = q.m+r(0 ≤ r < m), và từ ak = aq.m+r = (am )q .ar ta suy ra: ar = ak . (am )−q ∈ A
do ak , am ∈ A. Bởi điều kiện 0 ≤ r < m và m là một số nguyên dương bé nhất để am ∈ A,
buộc r = 0. Tức là k = q.m hay x = ak = (am )q . Vậy A là nhóm cyclic.

Nhận xét Để dự đoán được phần tử sinh của A là lũy thừa nguyên dương bé nhất am ∈ A, ta
căn cứ vào tính chất của phần tử sinh: nếu am là phần tử sinh của A thì mọi phần tử ak ∈ A
tất phải có ak = (am )q , tức k = m.q từ đó có thể thấy m phải là số bé nhất bởi nó là ước của
mọi số k mà ak ∈ A.

1
Ví dụ 2 Cho A là tập các căn phức bậc n của đơn vị 1. Chứng minh A với phép nhân thông
thường các số phức là một nhón cyclic.

Phân tích ban đầu: Vì A ⊂ (C ∗ , ·) nên ta chứng minh A là nhóm con cyclic của (C ∗ , ·)
bằng cách tìm một phần tử a ∈ C ∗ mà A = hai, và từ đó có kết luận A là nhóm cyclic.
 
2kπ 2kπ
Bài giải Ta biểu diễn A = cos + i sin :k∈Z
( n ) n
k
2π 2π
hay A = cos + i sin :k∈Z
n n
2π 2π
Vậy: A = hai với a = cos + i sin ∈ C ∗ tức là A là nhóm cyclic
n n

Nhận xét Việc chứng minh A là nhóm cyclic buộc ta phải lựa chọn cách biểu diễn các phần
tử của A dưới dạng cụ thể, để từ đó có thể nhận ra được phần tử sinh của A.

Liên quan đến các nhóm cyclic là khái niệm cấp của phần tử trong nhóm.

Định nghĩa 2 Cho nhóm X và a ∈ X. Cấp của phần tử a là cấp của nhóm con cyclic sinh
bởi phần tử a
(cấp của nhóm con là số phần tử của nhóm đó, khi nhóm là hữu hạn; còn nếu nhóm con có
số phần tử là vô hạn thì cấp của nó là ∞!)

Để tính cấp của phần tử a ∈ X, thông thường ta sử dụng một kết quả tiện dụng hơn sau
đây:
"Cấp của phần tử a (trong trường hợp hữu hạn) là số nguyên dương n bé nhất mà an = e."
Khái niệm bé nhất trong mệnh đề trên hiểu theo nghĩa so sánh về giá trị lớn bé của các số,
tuy nhiên nó còn được chính xác hóa hơn như ví dụ sau:
.
Ví dụ 3 Cho X là nhóm và a ∈ X với cấp a = n. Chứng minh rằng ak = e khi và chỉ khi k ..n.
.
Bài giải – Hiển nhiên khi k ..n thì k = l.n, do đó ak = al.n = (an )l = el = e

– Nếu ak = e và k = q.n + r với 0 ≤ r < n thì từ ak = aqn+r = (an )q .ar = eq .ar = ar Suy
ra ar = e với 0 ≤ r < n. Vì n là số nguyên dương bé nhất mà an = e nên các điều kiện
ar = e và 0 ≤ r < n, buộc r = 0.
.
Vậy: k = q.n hay k ..n.

Nhận xét Ví dụ này cho thấy khái niệm bé nhất của cấp a còn có thể được hiểu theo quan
hệ thứ tự chia hết: "Cấp a là số tự nhiên n thỏa an = e và là ước số của mọi số nguyên k mà
ak = e".

Thật ra mệnh đề này thường được dùng để tính cấp của một phần tử. Chẳng hạn xem ví
dụ sau:
n
Ví dụ 4 Cho X là nhóm cyclic cấp n sinh bởi a và b = ak . Chứng minh cấp b = với
d
d = (k, n).

2
n  nd k k
Bài giải Trước hết ta có: b d = ak = (an ) d = e. (Chú ý vì d = (k, n) nên ∈ Z!)
d
m .. n
Để kết thúc chứng minh ta còn phải chứng minh nếu b = e thì m. . Ta có:
d
 
m k m
 km .. k .. n .. n k n
e=b = a = a =⇒ km.n =⇒ m. =⇒ m. (do , = 1).
d d d d d
n
Vậy: cấp b = .
d
n
Nhận xét Bài toán sẽ khó hơn chút ít nếu yêu cầu tìm cấp b (thay cho chứng minh cấp b = )
d
Nếu vậy bạn có thể xử lý được không?
Đến đây ta quay lại vấn đề nhóm cyclic. Để chứng minh nhóm cyclic, như ta đã lưu ý ở
trên là thông thường dùng định nghĩa, tuy nhiên trong trường hợp nhóm cho trước X là hữu
hạn, tức cấp X = n thì có thể chứng minh X là cyclic bằng cách chỉ ra trong X có tồn tại một
phần tử a ∈ X mà cấp a = n = cấp X.
Ví dụ 5 Cho X và Y là các nhóm cyclic và cấp X = m, cấp Y = n. Chứng minh rằng nếu
(m, n) = 1 thì nhóm tích X × Y là cyclic. (Ta nhắc rằng X × Y = {(x, y), x ∈ X, y ∈ Y } và
phép nhân được xác định như sau:
(x1 , y1 )(x2 , y2 ) = (x1 x2 , y1 y2 ) biến X × Y trở thành nhóm)
Bài giải Ta chỉ cần chỉ ra nếu X = haim và Y = hbin thì phần tử (a, b) ∈ X × Y có cấp là
m.n = cấp X × Y
• Hiển nhiên là (a, b)mn = (amn , bmn ) = (e, e) - là đơn vị của X × Y
• Và nếu (a, b)k = (e, e) thì ak , bk = (e, e)

( .
k ..m
 k
a =e .
Do vậy: k =⇒ . =⇒ k ..mn ( do (m, n) = 1)
b =e k ..n
Vậy: cấp (a, b) = m.n = cấp X × Y
Suy ra: X × Y = h(a, b)imn .

Bài tập
1. Cho A ⊂
n (Z; +). Chứng minh rằng tồn tại số m sao cho A = m.Z

2. Chứng minh rằng nhóm thương của nhóm cyclic là nhóm cyclic.
3. Cho X là nhóm và các phần tử a, b ∈ X. Chứng minh rằng cấp (ab) = cấp (ba).
4. Cho nhóm X và 2 phần tử a, b ∈ X thỏa ab = ba. Chứng tỏ rằng cấp a.b = [m, n], trong
đó m = cấp a, n = cấp b và [m, n] là BCNN của m, n.
5. Cho X là nhóm cyclic cấp n và k là một ước số của n. Chứng minh rằng trong X tồn tại
đúng một nhóm con A cấp k.
6. Cho X là nhóm cyclic. Tìm số tất cả các phần tử sinh của X nếu: a) Cấp X = n b)
Cấp X = ∞.
7. Cho X là nhóm con đơn, tức X chỉ có duy nhất hai nhóm con là {e} và X. Chứng minh
X là nhóm cyclic hữu hạn và cấp X = p là số nguyên tố.

3
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS Trần Huyên

Ngày 23 tháng 11 năm 2004

Bài 4. Các Bài Toán Kiểm Tra Nhóm


Con Chuẩn Tắc
Một nhóm con A của nhóm X được gọi là nhóm con chuẩn tắc (hay ước chuẩn tắc) của X,
nếu A thỏa thêm điều kiện:

∀x ∈ X, ∀a ∈ A thì xax−1 ∈ A (∗)

( hoặc x−1 ax ∈ A)
Điều kiện (∗) được gọi là điều kiện chuẩn tắc
Vậy : A C X nếu A ⊂n X và A thỏa điều kiện chuẩn tắc.
Và để kiểm tra A C X thì ta phải kiểm tra :

• A là nhóm con của X và sau đó tiếp tục

• Kiểm tra A thỏa điều kiện chuẩn tắc.

Ví dụ 1. Cho nhóm
     
a b 1 b
X= : ac 6= 0 và A = : c 6= 0
0 c 0 c

Chứng minh rằng : A C X

GIẢI:

Hiển nhiên là A 6= ∅. Trước hết ta chứng minh A ⊂n X.


Thật vậy:

1
        
1 b1 1 b2 1 b1 1 b2 1 b2 + b1 c 2
• ∀ , ∈A: =
0 c1 0 c2 0 c1 0 c2 0 c1 c2
  
1 b1 1 b2
với c1 c2 6= 0, nên ∈ A.
0 c1 0 c2
   −1  
1 b 1 b 1 −b/c
• ∀ ∈ A thì = ∈A
0 c 0 c 0 1/c

Theo tiêu chuẩn 2 về nhóm con ta có A ⊂n X


Tiếp tục kiểm tra điều kiện chuẩn tắc:
   
a b 1 b1
• ∀ ∈ X, ∀ ∈ A thì:
0 c 0 c1
   −1    
a b 1 b1 a b a b 1 b1 1/a −b/ac
= =
0 c 0 c1 0 c 0 c 0 c1 0 1/c
 
1 x
∈A
0 c1
−b ab1 + bc2
(với x = + , tuy nhiên ở đây có thể ta không cần tính cụ thể x, vì đòi hỏi một ma
c c
trận thuộc A chỉ cần có số 1 ở góc trên bên trái và c1 6= 0).
Vậy: A C X

Ví dụ 2. Cho nhóm X = Z × Z = {(k1 , k2 ) : k1 , k2 ∈ Z} với phép toán hai ngôi:

(k1 , k2 )(l1 , l2 ) = (k1 + l1 , k2 + (−1)k1 l2 )

(đã kiểm tra X là nhóm trong ví dụ 1.§1)


Chứng minh rằng nhóm con A sinh bởi phần tử a = (0, 1) là nhóm con chuẩn tắc của X.
Phân tích ban đầu: Trong bài toán này giả thiết đã cho A là nhóm con < a >. Vì vậy chỉ còn
phải kiểm tra A thoả điều kiện chuẩn tắc. Tuy nhiên muốn làm điều đó thì phải biết được dạng
tổng quát phần tử của A, tức trước hết phải mô tả tường minh các phần tử của A.

GIẢI:

Ta có: A =< a >= {an : n ∈ Z} với a = (0, 1)


Trước hết ta chỉ ra (0, 1)n = (0, n) khi n > 0 theo qui nạp.
Thật vậy:
Với n = 1 thì (0, 1)1 = (0, 1)
Giả sử (0, 1)n−1 = (0, n − 1) với n ≥ 2
Khi đó: (0, 1)n = (0, n − 1)(0, 1) = (0 + 0, n − 1 + (−1)0 1) = (0, n)
Vậy: (0, 1)n = (0, n) với mọi n > 0
Với n < 0 thì −n > 0 nên:
(0, 1)n = [(0, 1)−n ]−1 = (0, −n)−1 = (0, (−1)0+1 (−n)) = (0, n)
Cuối cùng: (0, 1)0 = (0, 0).
Vậy: A = {(0, 1)n : n ∈ Z} = {(0, n) : n ∈ Z}
Bây giờ ta kiểm tra A thỏa điều kiện chuẩn tắc:
∀(k1 , k2 ) ∈ X, ∀(0, n) ∈ A:

2
(k1 , k2 )(0, n)(k1 , k2 )−1 = (k1 , k2 )(0, n)(−k1 , (−1)k1 +1 k2 ) = (0, m) ∈ A
(với m = (−1)k1 n; tuy nhiên giá trị m có thể không phải tính cụ thể vì đòi hỏi phần tử thuộc
A chỉ cần thành phần đầu bằng 0 là đủ !)
Kết luận: A C X

Ví dụ 3. Cho nhóm X như ví dụ 2, và cho tập

B = {(n, 0) : n ∈ Z} ⊂ X

Chứng minh rằng B là nhóm con không chuẩn tắc của X.

GIẢI:

Để kiểm tra B ⊂n X, ta có thể dùng tiêu chuẩn 2

• ∀(n, 0), (m, 0) ∈ B ta có:


(n, 0)(m, 0) = (n + m, 0) ∈ B
• ∀(n, 0) ∈ B : (n, 0)−1 = (−n, 0) ∈ B

Vậy B ⊂n X Để chỉ ra B không thỏa điều kiện chuẩn tắc ta chỉ ra tồn tại các phần tử (1, 1) ∈ X
và (1, 0) ∈ B mà:
(1, 1)(1, 0)(1, 1)−1 = (1 + 1, 1)(−1, 1) = (1, 1 + (−1)2 1) = (1, 2) ∈
/B
Vậy : B là nhóm con không chuẩn tắc của X.
Khái niệm nhóm con chuẩn tắc còn có thể được định nghĩa nhờ vào các lớp ghép trái và lớp
ghép phải
Ta nhắc lại các khái niệm lớp ghép theo nhóm con để dùng cho các ví dụ tiếp theo.
Cho nhóm X, A ⊂n X và x ∈ X. Khi đó:
- Lớp ghép trái xA = {xa : a ∈ A}
- Lớp ghép phải Ax = {ax : a ∈ A}.
Về mối quan hệ giữa các lớp ghép theo nhóm con ta có vài kết quả cần ghi nhớ để sử dụng:

• Nếu y ∈ xA thì yA = xA.


• Hai lớp ghép xA và yA thì hoặc xA ∩ yA = ∅ hoặc xA ≡ yA.

Khái niệm nhóm con chuẩn tắc định nghĩa trên cơ sở các lớp ghép là :
” Nhóm con A ⊂n X là nhóm con chuẩn tắc của X nếu với mọi x ∈ X thì xA = Ax”.
Hiển nhiên là định nghĩa mới này hoàn toàn tương đương với định nghĩa ban đầu, độc giả có
thể xem các chứng minh trong các tài liệu về đại số đại cương, ở đây ta chỉ nhắc lại để sử dụng.

Ví dụ 4. Cho nhóm X và các nhóm con chuẩn tắc của X là A, B. Chứng minh AB = BA và
AB C X

GIẢI:
S S S S
Ta có AB = {ab : a ∈ A, b ∈ B} = {ab : b ∈ B} = aB = Ba = {ba : b ∈ B} =
a∈A a∈A a∈A a∈A
BA
Để chứng minh AB C X, truớc hết ta cần chỉ ra AB ⊂n X

3
Hiển nhiên AB 6= ∅ và để kiểm tra AB ⊂n X ta dùng tiêu chuẩn 3:
∀a1 b1 , a2 b2 ∈ AB thì

(a1 b1 )(a2 b2 )−1 = a1 (b1 b−1 −1 −1


2 )a2 = a1 a2 b ∈ AB

(do b1 b−1 −1 −1 −1 −1 −1 −1
2 a2 ∈ Ba2 = a2 B nên ∃b ∈ B mà b1 b2 a2 = a2 b).
Cuối cùng với ∀x ∈ X:

x(AB) = (xA)B = (Ax)B = A(xB) = A(Bx) = (AB)x


Vậy: AB C X
Nhận xét 1: Để chứng minh AB = BA và AB ⊂n ta chỉ cần sử dụng tính chuẩn tắc của một
nhóm con B (hoặc A) là đủ.
Nhận xét 2: Ví dụ này hoàn toàn có thể giải bằng định nghĩa ban đầu, tuy nhiên định nghĩa
mới giúp ta tiết kiệm ngôn ngữ trình bày hơn.

Ví dụ 5. Cho nhóm X và A ⊂n X sao cho tập thương


X/ = {xA : x ∈ X}
A
chỉ gồm có hai lớp ghép trái. Chứng minh rằng A C X.

GIẢI:

Theo giả thiết của bài toán ta có:


X = A ∪ (X \ A)
trong đó lớp ghép trái X \ A = xA với bất kì x ∈
/ A.
Ta chứng minh A thỏa điều kiện chuẩn tắc:
- Nếu x ∈ A và a ∈ A thì hiển nhiên xax−1 ∈ A
/ A và a ∈ A mà xax−1 ∈
- Nếu x ∈ / A, tức xax−1 ∈ x \ A
−1 −1
Suy ra: ax ∈ A, do đó x ∈ A và x ∈ A.
Điều vô lí này chứng tỏ xax−1 ∈ A.
Vậy ∀x ∈ X, ∀a ∈ A : xax−1 ∈ A, tức A C X

4
BÀI TẬP
  
a b
1. Trong nhóm X = : ac 6= 0 , chứng minh các bộ phận
0 c
     
a b 1 b
B= : a 6= 0 và C = :b∈R
0 1 0 1

là các nhóm con chuẩn tắc.


2. Cho nhóm X. Ta gọi tâm của nhóm X là

C(X) = {a ∈ X : ax = xa, ∀x ∈ X}

Chứng minh C(X) C X.


3. Trong nhóm nhân Mn∗ _ các ma trận vuông cấp n không suy biến, chứng minh rằng các
bộ phận sau là các nhóm con chuẩn tắc:
(a) Mn1 = {A ∈ Mn∗ : detA = 1}
(b) Mn±1 = {A ∈ Mn∗ : detA2 = 1}
(c) Mn+ = {A ∈ Mn∗ : detA > 0}
4. Cho X là nhóm và x, y ∈ X. Hoán tử của x và y là [x, y] = x−1 y −1 xy. Gọi A là nhóm
con của X được sinh bởi tập tất cả các hoán tử [x, y] với mọi cặp x, y ∈ X. Chứng minh
A C X.
5. Cho X là nhóm, A C X và B ⊂n X. Chứng minh AB = {ab : a ∈ A, b ∈ B} là một nhóm
con của X.
6. Trong nhóm S4 _ các phép thế bậc 4 cho tập

K = {e, (12)(34), (13)(24), (14)(23)}

trong đó e là phép thế đồng nhất. Chứng minh rằng K C S4

5
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS Trần Huyên

Ngày 10 tháng 12 năm 2004

Bài 5. Các Bài Tập Liên Quan Đến


Đồng Cấu
Để xử lí các bài tập liên quan đến đồng cấu ta cần nắm vững khái niệm đồng cấu và các kết quả
cơ bản liên quan tới đồng cấu
Ta nhắc lại khái niệm đồng cấu:
"Cho X, Y là các nhóm. Ánh xạ f : X → Y được gọi là đồng cấu nhóm nếu với mọi x1 , x2 ∈ X
thì f (x1 .x2 ) = f (x1 ).f (x2 )(∗)"
Hiển nhiên là trong các định nghĩa lý thuyết ta luôn ngầm định các phép toán trong nhóm
được ký hiệu theo lối nhân, tuy nhiên trong các bài toán thực tế, thì phép toán có thể được kí
hiệu khác đi, chẳng hạn theo lối cộng. Bởi vậy, khi kiểm tra một đồng cấu cụ thể cần lưu ý chuyển
đổi kí hiệu phép toán trong biểu thức kiểm tra (*) cho phù hợp với thực tế.

Ví dụ 1. Chứng minh rằng ánh xạ: exp : (R, +) → (R∗ , ·) mà với mỗi x ∈ R thì exp(x) = ex là
một đồng cấu.
Rõ ràng dấu phép toán trong nhóm (R, +) là phép cộng, còn dấu trong nhóm (R, ·) là phép nhân.
Vì vậy, biểu thức đồng cấu lúc đó phải là:

∀x1 , x2 ∈ R : exp(x1 + x2 ) = exp(x1 ).exp(x2 )

và việc kiểm tra tính đúng đắn của hệ thức này là không mấy khó khăn nhờ tính chất của hàm số
mũ, xin nhường cho độc giả.

Ví dụ 2. Cho X, G1 , G2 là các nhóm, G = G1 × G2 là nhóm tích. Cho f : X → G1 , g : X → G2


là các ánh xạ.
Ta xác định ánh xạ h : X → G = G1 × G2 mà mỗi x ∈ X : h(x) = (f (x), g(x))
Chứng minh rằng h là đồng cấu khi và chỉ khi f và g là các đồng cấu.

Giải:

1
Ta có:h là đồng cấu khi và chỉ khi:

∀x1 , x2 ∈ X : h(x1 .x2 ) = h(x1 ).h(x2 )


⇔ (f (x1 .x2 ), g(x1 .x2 )) = (f (x1 ), g(x1 ))(f (x1 ), g(x2 ))
⇔ (f (x1 .x2 ), g(x1 .x2 )) = (f (x1 ).f (x2 )), (g(x1 ).g(x2 ))

f (x1 .x2 ) = f (x1 )f (x2 )

g(x1 .x2 ) = g(x1 )g(x2 )
⇔ f và g là các đồng cấu

Ví dụ 3. Cho X, Y là các nhóm cyclic có các phần tử sinh lần lượt là x, y và có cấp m, n tương
ứng, tức là:
X =< x >m , Y =< y >n

a/ Chứng minh rằng quy tắc ϕ cho tương ứng mỗi phần tử xl ∈ X với phần tử (y k )l (trong đó
k là số tự nhiên cho trước) là một đồng cấu khi và chỉ khi km là bội của n.
b/ Khi ϕ là đồng cấu, hãy tính Kerϕ.

**Phân tích ban đầu: Có thể nhận thấy rằng nếu quy tắc ϕ là ánh xạ, thì hiển nhiên ϕ thỏa các
.
yêu cầu về đồng cấu. Vì vậy thực chất của bài toán là: ϕ là ánh xạ ⇔ km .. n. Vì rằng mỗi phần tử
của một nhóm cyclic hữu hạn có thể được biểu diễn dưới các lũy thừa khác nhau. Do vậy, để chứng
minh ϕ ánh xạ ta cần chỉ ra ϕ không phụ thuộc vào các dạng biểu diễn khác nhau của một phần tử.

Giải:

a/ • Nếu ϕ là đồng cấu, thì theo tính chất đồng cấu biến đơn vị thành đơn vị, ta có:

eY = ϕ(eX ) = ϕ(xm ) = (y k )m = y km (∗∗)


.
Vì cấp y = n, nên từ (**) suy ra: km .. n
.
• Nếu km .. n, trước hết ta chứng minh ϕ lá ánh xạ, tức cần chứng minh nếu xα = xβ thì
(y k )α = (y k )β . Thật vậy:

xα = xβ ⇒ xα−β = e
.
⇒ (α − β) .. m ( do cấp x = m)
.
⇒ k(α − β) .. km
. .
⇒ k(α − β) .. n ( do km .. n)
⇒ y k(α−β) = e( do cấp của y = n)
⇒ (y k )α = (y k )β ( đpcm)

Việc kiểm tra ϕ là đồng cấu, xin nhường cho độc giả.

2
b/ Khi ϕ là đồng cấu thì:

Kerϕ = xl ∈ X : (xk )l = e

 
l ..
= x ∈ X : kl . n
 
l .. n
= x : l. với d = (k, n)
d


n n
Vậy Kerϕ = x d là nhóm con cyclic xinh bởi phần tử x d , với d = (k, n).
. .n .n
**Nhận xét 1: Do câu a/, ϕ là đồng cấu nên km .. n. Suy ra m .. và hiển nhiên là n .. , vậy
d d
n
là ước chung của m và n. Do vậy, từ câu b/ ta có thể đưa ra một bài toán sau:
d
"Cho các nhóm cyclic X =< x >m , Y =< y >n và t là số nguyên dương mà là ước đồng thời
cả m, n. Chứng minh rằng tồn tại một đồng cấu ϕ : X → Y sao cho Kerϕ = hxt i là nhóm
cyclic sinh bởi xt ".
Xem như bài tập, độc giả hãy xem xét lại các lời giải của ví dụ trên và hãy tự mình xây dựng
thử đồng cấu ϕ theo yêu cầu!
**Nhận xét 2: Kết quả của ví dụ 3 giúp cho ta một phương tiện hữu hiệu để xử lí các bài
toán tìm số các đồng cấu có thể có giữa các nhóm cyclic cấp m và n. Nếu ϕ : X → Y với
X =< x >m .Y =< y >n là đồng cấu mà ϕ(x) = y k , thì do tính chất đồng cấu mà ∀xl ∈ X
thì ϕ(xl ) = (y k )l , tức ϕ có dạng như mô tả trong ví dụ 3. Vậy số các đồng cấu ϕ : X → Y đó
.
là số tất cả các số nguyên k mà 0 ≤ k < n sao cho km .. n

Ví dụ 4. Tìm tất cả các đồng cấu từ nhóm cyclic cấp 6 tới nhóm cyclic cấp 24

Giải:

Cho các nhóm X =< a >6 , Y =< b >24 là các nhóm cyclic cấp 6 và 24. Nếu ϕ : X → Y là đồng
cấu, thì ắt tồn tại k mà 0 ≤ k < 24 sao cho với mọi al ∈ X thì ϕ(al ) = (bk )l . Ta biết rằng ϕ là
.
đồng cấu khi và chỉ khi 6k .. 24. Vậy số các đồng cấu ϕ : X → Y bằng số các số nguyên k mà
.
0 ≤ k < 24 thỏa 6k .. 24. Có 6 số nguyên k như vậy là k = 0, 4, 8, 12, 16, 20. Vậy có tất cả 6 đồng
cấu khác nhau từ nhóm cyclic cấp 6 tới nhóm cycic cấp 24.
Cụ thể 6 đồng cấu đó là:
ϕ1 : al 7−→ e
ϕ2 : al 7−→ b4l
ϕ3 : al 7−→ b8l
ϕ4 : al 7−→ b12l
ϕ5 : al 7−→ b16l
ϕ6 : al 7−→ b20l
Các bài toán tìm số các đồng cấu từ một nhóm tới một nhóm khác là các bài toán khá hấp dẫn
và rất đa dạng. Ví dụ 3 chỉ cho ta một phương tiện để xử lí một phạm vi khá hẹp của lớp các bài
toán đó. Ví dụ sau cũng thuộc lớp bài toán trên

3
Ví dụ 5. Tìm tất cả các đồng cấu từ nhóm (Q, +) các số hữu tỉ với phép cộng tới nhóm (Q∗ , ·)
các số hữu tỉ khác 0 với phép nhân.
**Phân tích ban đầu: một đồng cấu ϕ : Q → Q∗ là hoàn toàn xác định ⇔ xác định được giá trị
ϕ(1). Độc giả hãy thử tự mình lí giải điều nhận xét này! Và do vậy thay cho việc tìm số các đồng
cấu ϕ ta tìm xem có bao nhiêu cách cho ϕ(1) một cách hợp lí.

Giải:

Nếu ϕ : (Q, +) → (Q∗ , ·) là đồng cấu và ϕ(1) = a. Khi đó với mỗi số tự nhiên n > 0 ta có:
   n
1 1 1 1
a = ϕ(1) = ϕ + + ··· + = ϕ( )
n n n n
| {z }
n lần

Vậy với mỗi số tự nhiên n > 0, ta có:



 
1
n
a=ϕ ∈ Q∗ (∗ ∗ ∗)
n

Kết luận cuối cùng chỉ thỏa mãn với giá trị duy nhất a = 1.
Vậy chỉ có một đồng cấu duy nhất ϕ : Q → Q∗ mà ϕ(1) = 1, đó chính là đồng cấu tầm thường.
(bạn đọc có  thể tự mình kiểm tra một cách chi tiết khi ϕ(1) = 1 thì ∀m ∈ Z : ϕ(m) = 1m =
1 p m p
1, ∀n > 0 : ϕ = n ϕ(1) và ϕ = n ϕ(m) = 1.
n n
**Nhận xét: Có thể bạn đọc chưa hài lòng lắm với kết luận từ (***) suy ra a = 1. Chúng ta có thể
đưa ra một√chứng minh để tham khảo. Ta chứng minh rằng nếu a 6= 1 thì tồn tại một số nguyên
n > 0 mà n a ∈ / Q∗ . Nếu a 6= 1, ta phân tích tử số và mẫu số của a dưới dạng các nhân tử nguyên
tố và được, chẳng hạn:
pn1 .pn2 2 . . . pnk k
a = m1 1 m
c1 .c2 2 . . . cm l
l

với các pi , ci là các số nguyên tố khác nhau (ta giả√thiết phân số là tối giản!).
Đặt n = max{n1 , . . . , nk , m1 , . . . , ml }. khi đó nếu n a ∈ Q∗ là một phân số tối giản có dạng:

n
q1s1 .q2s2 . . . qtst
a= ,
dα1 1 .dα2 2 . . . dαh h
 s1 s2 n
q1 .q2 . . . qtst
trong đó các qj , dj là các nhân tử nguyên tố, thì α1 α2 cũng là phân số tối giản và ta
d1 .d2 . . . dαh h
phải có:
q1 . . . qtst n = pn1 1 . . . pnk k =(tử số phân số tối giản a)
 s1 n

dα1 1 n . . . dαh h n = c1m1 . . . cm


l
l
=(mẫu số phân số tối giảng a)
Tuy nhiên các đẳng thức này không thể xảy ra vì số mũ lũy thừa của các√nhân tử nguyên tố vế
/ Q∗
trái luôn lớn hơn hẳn số mũ lũy thừa các nhân tử nguyên tố vế phải. Vậy n a ∈

4
BÀI TẬP
1. Cho X là nhóm Aben. Chứng minh rằng ánh xạ ϕ : X → X mà ϕ(x) = xk với k là số nguyên
cho trước, là một đồng cấu.

2. Cho X là nhóm. Chứng minh rằng ánh xạ ϕ : X → X mà ϕ(x) = x−1 , ∀x ∈ X là đồng cấu
khi và chỉ khi X là nhóm Aben.

3. Cho X là nhóm. Với mỗi phần tử a ∈ X, xác định ánh xạ fa : X → X mà f (x) = axa−1 ,
∀x ∈ X.

(a) Chứng minh rằng fa là một tự đẳng cấu của X, gọi là tự đẳng cấu trong xác định bởi
a.
(b) Chứng minh rằng tập tất cả các tự đẳng cấu trong fa với mọi a ∈ X, lập thành nhóm
với phép nhân ánh xạ. Kí hiệu nhóm đó là D(X).
(c) Chứng minh rằng ánh xạ ϕ : X → D(X), từ nhóm X tới nhóm các tự đẳng cấu trong
D(X) mà ∀a ∈ X : ϕ(a) = fa , là một đồng cấu.
(d) Tìm Kerϕ với ϕ là đồng cấu nói trong câu c.

4. Tìm tất cả các đồng cấu:

(a) Từ một nhóm cyclic cấp n đến chính nó


(b) Từ nhóm cyclic cấp 24 đến nhóm cyclic cấp 6.
(c) Từ nhóm cyclic cấp 8 đến nhóm cyclic cấp 20

5. Cho các nhóm cyclic X =< x >m , Y =< y >n , với (m, n) = 1. Chứng minh rằng từ X → Y
chỉ có duy nhất một đồng cấu tầm thường.

6. Tìm tất cả các đồng cấu từ nhóm cộng các số hữu tỉ (Q, +) tới nhóm cộng các số nguyên
(Z, +).

7. Tìm tất cả các đồng cấu từ nhóm cyclic cấp 6 tới nhóm S3 _nhóm các phép thế bậc 3
1

1
Đánh máy: Nguyễn Ngọc Quyên. Ngày 5/12/2004

5
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS Trần Huyên

Ngày 30 tháng 12 năm 2004

Bài 6. Các Bài Tập Về Nhóm Đẳng Cấu


Theo định nghĩa, nhóm X là đẳng cấu với nhóm Y (và viết X ∼ = Y ) nếu tồn tại một ánh xạ
f
đẳng cấu f : X → Y . Để chỉ ra X đẳng cấu với Y theo ánh xạ f , ta viết X ∼
= Y.
Quan hệ đẳng cấu trong lớp các nhóm là quan hệ tương đương, vì
X 1
• Với mọi nhóm X: X ∼
=X
f f −1
• Nếu X ∼
= Y thì Y ∼
= X
f g gf
= Z thì X ∼
= Y và Y ∼
• Nếu X ∼ =Z

Như vậy, để chứng tỏ hai nhóm X, Y là đẳng cấu với nhau ta có thể thiết lập một ánh xạ đẳng
cấu từ X tới Y hay từ Y tới X hoặc có thể thiết lập các ánh xạ đẳng cấu từ X, Y tới một
nhóm thứ ba.
Ví dụ 1: Cho tập hợp các ma trận cấp hai sau
  
1 a
A= :a∈R
0 1

a) Chứng minh rằng A là nhóm với phép nhân ma trận.

b) Chứng minh rằng A ∼


= (R+ , ·) trong đó (R+ , ·) là nhóm nhân các số thực dương.

Giải

a) Để chứng minh A là nhóm với phép nhân ma trận ta chỉ cần chứng minh A ⊂n (M2∗ , ·), trong
đó (M2∗ , ·) là nhóm nhân các ma trận cấp hai không suy biến. Xin dành việc kiểm tra chi tiết
cho bạn đọc.
b) Để chứng minh A ∼ = (R+ , ·) ta xây dựng ánh xạ:
 
+ + 1 ln a
f : R → A mà ∀a ∈ R thì f (a) =
0 1

1
Dễ thấy f là đồng cấu vì ∀a, b ∈ R+ ta có
   
1 ln ab 1 ln a + ln b
f (a.b) = =
0 1 0 1
  
1 ln a 1 ln b
= = f (a)f (b)
0 1 0 1

Tính
    
+ 1 ln a 1 0
Ker f = a ∈ R : f (a) = =
0 1 0 1
= a ∈ R+ : ln a = 0 = {1}


Vậy f đơn cấu.    


1 x x + 1 x
Hiển nhiên f toàn ánh vì với mọi ∈ A, tồn tại a = e ∈ R mà f (a) = .
0 1 0 1
Vậy f là đẳng cấu: A ∼= (R+ , ·).
Nhận xét 1: Chúng ta đã khá quen biết với ánh xạ đẳng cấu ln : (R+ , ·) → (R, +), từ
nhóm
 nhân các số thực dương tới nhóm cộng các số thực, đồng thời từ phép nhân trong
1 a 1 b 1 a+b
A: = ta dễ phát hiện ra: A ∼
= (R, +). Vì vậy ta có thể chứng
0 1 0 1 0 1
minh A ∼= (R+ , ·) thông qua hai đẳng cấu này và thật ra ánh xạ đẳng cấu xây dựng ở trên là
sự kết hợp hai ánh xạ nói trên.
Nhận xét 2: Nếu chúng ta nhớ rằng, một ánh xạ song ánh f từ một nhóm X tới tập Y có trang
bị phép toán hai ngôi mà f bảo toàn các phép toán thì khi đó Y cũng là một nhóm. Và do vậy
trong bài toán trên, kết quả câu (a) có thể được suy trực tiếp từ câu (b) mà không cần phải
kiểm tra độc lập.
Ví dụ 2: Cho nhóm X và A, B là các nhóm con chuẩn tắc của X thỏa A.B = X và A∩B = {e}.
Chứng minh:

a) ∀a ∈ A, ∀b ∈ B : ab = ba

b) X ∼
=A×B

2
Giải

a) Ta có ∀a ∈ A, ∀b ∈ B thì

aba−1 b−1 = (aba−1 )b−1 ∈ B vì B C X


aba−1 b−1 = a(ba−1 b−1 ) ∈ A vì A C X

Như vậy: aba−1 b−1 ∈ A ∩ B = {e} tức là aba−1 b−1 = e ⇔ ab = ba.


b) Để chứng minh X ∼ = A × B (tích trực tiếp của A và B) ta xây dựng ánh xạ f : A × B → X
mà với mọi (a, b) ∈ A × B thì f (a, b) = ab.
• Ta kiểm tra f là đồng cấu: ∀(a1 , b1 ), (a2 , b2 ) ∈ A × B thì

f [(a1 , b1 ), (a2 , b2 )] = f (a1 a2 , b1 b2 ) = a1 (a2 b1 )b2 = (a1 b1 )(a2 b2 )


= f (a1 , b1 ).f (a2 , b2 ) ( vì a2 b1 = b1 a2 theo (a))

• Tính

Ker f = {(a, b) : ab = e} = {(a, b) : a = b−1 ∈ A ∩ B}


= {(a, b) : a = b−1 = e} = {(e, e)}.

Vậy f đơn cấu.


• Tính toàn ánh của f được suy ra từ X = A.B. Thật vậy, với mọi x ∈ X, ∃a ∈ A, b ∈ B
sao cho x = ab nên tồn tại (a, b) ∈ A × B mà f (a, b) = x.
Nhận xét 1: Để ý rằng tính chuẩn tắc của hai nhóm con A, B ở đây chỉ được dùng để chứng
minh cho tính chất giao hoán của hai phần tử a ∈ A, b ∈ B tức là ab = ba, phục vụ cho việc
kiểm tra f : A × B → X là đồng cấu. Bởi vậy, một biến dạng của ví dụ 2 là: Cho A, B là các
nhóm con của X thỏa A.B = X, A ∩ B = {e} và ∀a ∈ A, ∀b ∈ B : ab = ba. Chứng minh rằng
X∼ = A × B.
Nhận xét 2: Trong đẳng cấu X ∼ = A × B ở nhận xét 1 sẽ cho ta A C X và B C X. Như vậy
với các giả thiết A.B = X và A ∩ B = {e} của hai nhóm con A, B cho trước, hai giả thiết còn
lại là A, B C X và ∀a ∈ A, ∀b ∈ B thì ab = ba là tương đương nhau. Bạn hãy thử chứng minh
trực tiếp sự tương đương này được không?
Ví dụ 3: Cho X là nhóm cộng giao hoán và E(X) là tập hợp tất cả các tự đồng cấu của X. Xác
định trên E(X) phép cộng ∀f, g ∈ E(X) thì f +g : X → X mà ∀x ∈ X (f +g)(x) = f (x)+g(x).
Chứng minh rằng

a) E(X) là nhóm cộng giao hoán với phép cộng trên

b) E(Q) ∼
= Q với Q là nhóm cộng các số hữu tỷ.

3
Giải
a) Để kiểm tra E(X) là nhóm cộng giao hoán ta lần lượt kiểm tra:
• Phép cộng trên E(X) là phép toán hai ngôi, nói cách khác nếu f, g : X → X là đồng cấu
?
thì f + g là đồng cấu tức là: ∀x1 , x2 ∈ X : (f + g)(x1 + x2 ) = (f + g)(x) + (f + g)(y).
• Phép cộng trên E(X) là kết hợp, giao hoán.
• Phần tử 0 ∈ E(X) là ánh xạ θ : X → X mà θ(X) = 0.
• ∀x ∈ E(X) thì (−f ) : X → X mà (−f )(x) = −f (x) là đồng cấu và là đối của f .
Tất cả các tính toán chi tiết để hoàn tất các nội dung kiểm tra trên không mấy khó khăn xin
nhường cho độc giả.
b) Để chứng minh E(Q) ∼ = Q ta thiết lập ánh xạ ϕ : E(Q) → Q mà ∀f ∈ E(Q) thì ϕ(f ) = f (1).
Dễ thấy ϕ là đồng cấu vì ∀f, g ∈ E(Q) thì ϕ(f +g) = (f +g)(1) = f (1)+g(1) = ϕ(f )+ϕ(g).
Ta chứng minh ϕ là song ánh, tức là ∀q ∈ Q thì tồn tại và duy nhất đồng cấu f : Q → Q mà
f (1) = q. Đồng cấu f đó được xác định bởi công thức:
m m m
∀ ∈ Q thì f ( ) = .q
n n n
Bạn đọc dễ dàng kiểm tra đây là một đồng cấu và f (1) = q. Nếu có một đồng cấu g : Q → Q
mà g(1) = q thì ∀n 6= 0: n.g( n1 ) = g(n. n1 ) = g(1) = q. Suy ra g( n1 ) = nq và do đó ∀ m n
∈ Q:
m 1 q m m
g( n ) = m.g( n ) = m. n = n .q = f ( n ). Vậy f = g.
Do vậy, ϕ là đẳng cấu.
Ngoài cách thiết lập các đẳng cấu trực tiếp giữa hai nhóm đôi khi để chứng minh hai nhóm
đẳng cấu với nhau trong trường hợp một nhóm được biểu diễn dưới dạng một nhóm thương ta
có thể áp dụng định lý Nơte về toàn cấu nhóm. Ta nhắc lại định lý đó:
Định lý (Nơte) Cho f : X → Y là toàn cấu. Khi đó tồn tại và duy nhất đẳng cấu f˜ : X/Ker f →
Y sao cho f = f˜.p trong đó p : X → X/Ker f là đồng cấu chiếu.
Sử dụng định lý này nếu ta muốn chứng minh đẳng cấu nhóm thương X/A ∼ = Y , ta chỉ cần thiết
lập toàn cấu f : X → Y sao cho Ker f = A và từ định lý ta có đẳng cấu f˜ : X/A ∼ = Y.
Ví dụ 4: Chứng minh rằng mọi nhóm cyclic hữu hạn cấp n là đẳng cấu với nhau.
Phân tích: Trong các nhóm cyclic cấp n có nhóm Zn = Z/nZ. Để chứng minh các nhóm cyclic
cấp n đều đẳng cấu với nhau, ta chỉ cần chứng minh chúng đều đẳng cấu với Zn . Vậy lấy bất
kỳ nhóm cyclic cấp n: hain ta phải chứng minh Zn ∼ = hain .
Giải
Cho nhóm cycilc cấp n: hain . Ta xây dựng ánh xạ f : Z → han in mà ∀m ∈ Z thì f (m) = am .
Dễ thấy f là đồng cấu vì ∀m1 , m2 ∈ Z ta có
f (m1 + m2 ) = am1 +m2 = am1 .am2 = f (m1 ).f (m2 )
Hiển nhiên f là toàn ánh. Vậy f toàn cấu. Đồng thời
Ker f = {m : am = e} = {m : n|m} = nZ
Vậy theo định lý Nơte, tồn tại đẳng cấu
f˜ : Z/nZ ∼
= hain
Vậy mọi nhóm cyclic cấp n đều đẳng cấu với Zn và do vậy chúng đẳng cấu với nhau.
Ví dụ 5: Trong nhóm nhân C∗ các số phức khác 0, xét tập hợp H gồm tất cả các số phức nằm
trên trục thực và trục ảo. Chứng minh rằng H ⊂n C∗ , đồng thời có đẳng cấu: C∗/H ∼
= D trong
đó D là nhóm nhân các số phức có môđun bằng 1.

4
Giải
Ta biểu diễn các số phức thuộc H dưới dạng lượng giác và được:
   
kπ kπ +
H = r cos + i sin : r ∈ R ,k ∈ Z
2 2

Hiển nhiên H 6= ∅ và ta kiểm tra H ⊂n C∗ , theo tiêu chuẩn thứ ba: với mọi z1 = r1 cos k12π + i sin k12π ,


z2 = r2 cos k22π + i sin k22π thuộc H, ta có




 
−1 r1 (k1 − k2 )π (k1 − k2 )π
z1 .z2 = cos + i sin ∈H
r2 2 2

Vậy H ⊂n C∗ .
Để chứng minh C∗/H ∼ = D ta thiết lập ánh xạ f : C∗ → D mà f [r(cos ϕ + i sin ϕ)] =
cos 4ϕ + i sin 4ϕ với ∀ z = r(cos ϕ + i sin ϕ) ∈ C∗ . Độc giả có thể dễ dàng kiểm tra f là đồng
cấu và toàn ánh!
Đồng thời

Ker f = {r(cos ϕ + i sin ϕ) : (cos 4ϕ + i sin 4ϕ) = 1}


= {r(cos ϕ + i sin ϕ) : 4ϕ = 2kπ}

= {r(cos ϕ + i sin ϕ) : ϕ = }=H
2
Vậy, theo định lý Nơte, tồn tại đẳng cấu

f˜ : C∗/H ∼
=D

Nhận xét: Mấu chốt của lời giải này là việc biểu diễn H dưới dạng lượng giác, điều đó có được
nhờ nhận xét các phần tử thuộc H đều nằm trên hai trục có argument là bội nguyên của π/2.
Việc xây dựng đồng cấu f : C∗ → D mà Ker f = H, do cách biểu diễn H mà thỏa hai đòi hỏi:
chuyển mỗi phần tử tới phần tử có mođun bằng 1 (bằng cách chia phần tử đó cho chính môđun
của nó) và chuyển mỗi phần tử có argument kπ/2 thành phần tử có argument k2π (bằng cách
nhân argument lên 4 lần); từ đó cho ta ánh xạ cần tìm.

Bài tập
1) Chứng minh rằng mọi nhóm cyclic vô hạn đẳng cấu với nhau.

2) Cho X là nhóm Aben hữu hạn cấp m.n với (m, n) = 1. Đặt A = {x ∈ X : xm = e},
B = {x ∈ X : xn = e}. Chứng minh rằng X ∼
= A × B.
3) Cho C∗ là nhóm nhân các số phức khác 0, R∗ là nhóm nhân các số thực khác 0, D là nhóm
nhân các số phức có môđun bằng 1. Chứng minh rằng C∗/R∗ ∼
= D.
4) Cho E(X) là nhóm cộng các đồng cấu của nhóm cộng giao hoán X (xem ví dụ 3). Chứng
minh rằng E(Z) ∼
= Z.
5) Cho Mn∗ và Mn1 là tập các ma trận vuông cấp n không suy biến và tập các ma trận có định
thức bằng 1. Chứng minh rằng Mn∗/Mn1 ∼
= (R∗ , ·).
6) Cho f : (R, +) → (R∗ , ·) là đẳng cấu nhóm. Chứng minh rằng tồn tại phần tử a ∈ R sao
cho f (x) = ax , ∀x ∈ R.

5
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS. Trần Huyên

Ngày 31 tháng 1 năm 2005

Bài 7. Các Bài Toán Xác Định Tính


Chất Và Mô Tả Cấu Trúc Của Một
Nhóm
Các bài toán dạng này thường có nội dung sau: Cho nhóm X thỏa mãn một số điều kiện
cho trước nào đó, kết luận của bài toán yêu cầu chỉ ra rằng, khi đó nhóm X cũng thỏa mãn
một số tính chất xác định.

Ví dụ 1 Cho X là nhóm mà với mọi phần tử a ∈ X thì a2 = e. Chứng minh rằng khi đó X là
nhóm aben.

Về mặt nguyên tắc, muốn xử lý bài toán xác định một tính chất nào đó của nhóm, chúng
ta cần sử dụng các tính chất thông dụng của nhóm, kết hợp với các điều kiện bổ sung của bài
toán, phân tích, đánh giá và biến đổi các tính chất đã có tới các tính chất cần có theo đòi hỏi
của kết luận bài toán.
Các tính chất thông dụng của một nhóm bao gồm, trước hết là các tiên đề trong định nghĩa
nhóm, và các tính chất dẫn xuất từ các tiên đề đó, chẳng hạn như:

• Trong nhóm X luôn có luật giản ước (tức là từ mỗi đẳng thức ax = ay (hay xa = ya)
đều suy ra được x = y!)

• Trong nhóm X, phần tử a ∈ X là đơn vị của nhóm X ⇐⇒ a2 = a (tức a lũy đẳng!)

• Trong nhóm X, nghịch đảo của mỗi phần tử a ∈ X là duy nhất và b = a−1 ⇔ ab = e
hoặc ba = e.

• Trong nhóm X, nghịch đảo của một tích bằng tích các nghịch đảo theo thứ tự ngược (tức
−1 −1
là (a1 a2 . . . an )−1 = a−1
n . . . a2 a1 )

• ...

1
Quay trở lại ví dụ 1, để chứng minh X là nhóm aben ta cần chỉ ra: ∀a, b ∈ X thì ab = ba.
Để có được tính chất cần thiết này ta sử dụng điều kiện bổ sung của bài toán là a2 = e, ∀a ∈
X, kết hợp với một số nào đó các tính chất thông dụng đã có trong nhóm, biến đổi để có được
các lời giải sau:

• Lời giải thứ nhất: Từ điều kiện bài toán, ta có với mọi a, b ∈ X thì:

a2 = e, b2 = e =⇒ a2 .b2 = e.e = e

đồng thời (ab)2 = e. Do đó: a.a.b.b = ab.ab (= e) Thực hiện luật giản ước trái a và luật
giản ước phải b ở đẳng thức cuối cùng ta được: ab = ba (đpcm).

• Lời giải thứ hai: Từ điều kiện bài toán: a2 = e, ∀a ∈ X =⇒ a = a−1 , ∀ ∈ X.


Do đó ∀a, b ∈ X : ab = (ab)−1 = b−1 a−1 = ba, tức ta có đpcm.

Ở đây, chúng tôi chỉ đưa vài lời giải cơ bản, nếu các bạn thực hiện các bước biến đổi hơi
khác một chút các bạn sẽ có thêm các lời giải của riêng mình. Các bạn hãy thử sức mình xem!

Ví dụ 2 Cho X là nhóm có vô hạn phần tử. Chứng minh rằng X chứa vô hạn các nhóm con
khác nhau.

Giải
Vì X có vô hạn phần tử nên X 6= {e}. Xét cấp các phần tử của X, có hai khả năng duy
nhất sau đây:

a) Trong X có một phần tử cấp vô hạn. Khi đó, nhóm con cyclic sinh bởi phần tử a là < a >
có vô hạn phần tử; và bản thân < a > chứa vô hạn các nhóm con khác nhau sau đây:
< a >, < a2 >, . . . , < ak >, . . . Đó cũng là các nhóm con của X. Vậy, khi đó X chứa vô
hạn nhóm con.

b) Mọi phần tử trong X đều có cấp hữu hạn. Khi đó, xét họ J tất cả các[nhóm con cyclic
sinh bởi các phần tử của X, J = {< x >: x ∈ X}. Dễ thấy là X = < x >, do đó
x∈X
nếu họ J chỉ chứa hữu hạn các nhóm con khác nhau thì do:
[ [
< x >= <x>
x∈X <x>∈J

có số phần tử là hữu hạn, trái với điều kiện đã cho X có vô hạn phần tử. Vậy J chứa vô
hạn các nhóm con khác nhau, tức X chứa vô hạn các nhóm con khác nhau.

Chú ý rằng các tính chất của nhóm là rất phong phú và đa dạng, nó không chỉ được phát
biểu cho các phần tử của tập nền, phép toán trong nhóm mà còn được xác định cho những
khái niệm dẫn xuất từ nhóm như là nhóm con, ước chuẩn tắc, . . .
Đặc biệt trong các nhóm hữu hạn chúng ta có một tính chất quan trọng liên hệ giữa cấp
của nhóm và cấp các nhóm con, chính là nội dung của định lý sau:

Định lí 1 (Lagran) Cho nhóm hữu hạn X, và A ⊂n X. Khi đó, cấp A là ước số của cấp X.

Định lý này có vài hệ quả cũng thường được sử dụng trong các bài toán xác định tính chất
cho các nhóm hữu hạn và mô tả cấu trúc nhóm hữu hạn đó là:

2
Hệ quả 1 Cấp của một phần tử a trong nhóm X là ước số của cấp X.

Hệ quả 2 Nếu cấp của nhóm X là số nguyên tố thì X là nhóm cyclic.

Ví dụ 3 Cho X là nhóm aben cấp 6. Chứng minh rằng X là nhóm cyclic.

Giải
Để chỉ ra X là nhóm cyclic, ta cần chỉ ra trong X có chứa một phần tử cấp 6.
Vì X cấp 6 nên tồn tại một phần tử a ∈ X và a 6= e. Theo hệ quả 1 của định lý Lagrang
thì cấp a chỉ có thể là 2, 3, 6. Nếu cấp a = 6 thì ta có đpcm.
Nếu cấp a = 2 thì nhóm thương X/< a > có cấp 3.
Khi đó nếu b ∈ X/<a> mà b 6=< a > thì cấp b = 3.
Do đó, phần tử đại diện b ∈ b phải có cấp 6 hoặc cấp 3. Trường hợp cấp b = 3 thì tích ab
phải có cấp 6.
Nếu cấp a = 3 thì nhóm thương X/<a> có cấp 2.
Khi đó nếu b ∈ X/<a> mà b 6=< a > thì cấp b = 2.
Do đó, phần tử đại diện b ∈ b phải có cấp 6 hay cấp 2. Trường hợp cấp b = 2 thì tích ab có
cấp 6.
Vậy trong mọi khả năng có thể xảy ra cho cấp phần tử của a, ta đều chỉ ra trong X có chứa
một phần tử cấp 6, tức X là cyclic.
? Nhận xét: Trong ví dụ trên ta đã sử dụng sự kiện: Các phần tử đại diện b của lớp ghép
b trong nhóm thương là bội của cấp b, điều này có thể chứng minh đơn giản như sau: gọi cấp
b = n, khi đó bn = e ⇒ (b)n = bn = e. Vậy n là bội của cấp b.

Ví dụ 4 Hãy mô tả cấu trúc của các nhóm cấp 6 không đẳng cấu với nhau.

Xét cấp của các phần tử x 6= e của nhóm X cấp 6. Theo hệ quả 1 của định lý Lagrang có
tất cả các khả năng sau:

a) Tồn tại một phần tử a cấp 6. Khi đó X là nhóm cyclic cấp 6 và X ∼


= Z6 .

b) Không tồn tại một phần tử nào cấp 6; tức X không là nhóm cyclic. Do kết quả của ví dụ
3, ta suy ra X không là nhóm aben (vì nhóm cấp 6 aben là nhóm cyclic!).
Vì X không aben nên tồn tại một phần tử a ∈ X mà cấp a = 3 (vì nếu mọi phần tử của
X mà cấp ≤ 2 thì X lại là nhóm aben!). Khi đó nhóm con sinh bởi a là < a > có chỉ
số 2 nên là ước chuẩn tắc của X và nhóm thương X/ < a > có đúng 2 phần tử. Chọn
b ∈<
/ a > thì b ∈ X/ < a > và b 6= e nên cấp b = 2, suy ra cấp b = 2 (vì cấp b 6= 6!). Vậy,
nếu tồn tại nhóm X cấp 6 không aben thì X =< {a, b} > với cấp a = 3, cấp b = 2, và
gồm 6 phần tử sau:
X = {e, a, a2 , b, ab, a2 b} thỏa hệ thức ba = a2 b (Bạn đọc hãy sử dụng tính chất trong
nhóm để chứng minh nếu X với 6 phần tử trên là nhóm thì tích ba chỉ có thể là ba = a2 b
mà không thể là 1 trong 5 giá trị còn lại!)
Bây giờ xét nhóm S3 các phép thế bậc 3, xem như được sinh bởi 2 phần tử α = (1 2 3)
và β = (1 2) ta có: S3 = {e, α, α2 , β, αβ, α2 β} thỏa βα = α2 β. Điều này đảm bảo rằng
ánh xạ ϕ : X → S3 mà ϕ(e) = e, ϕ(a) = α, ϕ(a2 ) = α2 , ϕ(b) = β, ϕ(ab) = αβ và
ϕ(a2 b) = α2 β là song ánh bảo toàn các phép toán. Từ đó, X là một nhóm và X ∼ = S3 .

3
BÀI TẬP
1. Chứng minh rằng các nhóm có cấp nhỏ hơn 6 đều là nhóm aben.

2. Cho X là nhóm hữu hạn cấp chẵn. Chứng minh số các phần tử cấp 2 trong X là số lẻ.

3. Cho X là nhóm và x, y ∈ X. Ta gọi x−1 y −1 xy là hoán tử của x và y. Chứng minh rằng:

a) Nhóm con A của X sinh bởi tập tất cả các hoán tử của mọi cặp x, y ∈ X là nhóm
con chuẩn tắc của X.
b) Nhóm thương X/A là aben. Đồng thời nếu H C X thì X/H aben ⇐⇒ A ⊂ H.

4. Cho A là nhóm con của nhóm X và a ∈ X, chứng minh rằng tập aA = {ax : x ∈ A} là
nhóm con của X khi và chỉ khi a ∈ A.

5. Mô tả cấu trúc của các nhóm cấp 4 không đẳng cấu với nhau.

6. Môt tả cấu trúc các nhóm cấp 9 không đẳng cấu với nhau.

4
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS. Trần Huyên

Ngày 18 tháng 3 năm 2005

Bài 8. Các Bài Toán Kiểm Tra Vành


Và Vành Con
Cũng như kỹ năng kiểm tra nhóm, kỹ năng kiểm tra vành là một trong những kỹ năng cơ
bản luôn có mặt trong các đề thi đại số cơ sở.
Trên cơ sở kế thừa các tri thức về nhóm ta có thể định nghĩa khái niệm vành như sau :

Định nghĩa : Vành là một nhóm cộng giao hoán (X; +) được trang bị thêm một phép
toán nhân có tính chât kết hợp:
∀x, y, z ∈ X : (xy)z = x(yz)
và có tính chất phân phối đối với phép cộng
∀x, y, z ∈ X : x(y + z) = xy + xz và (y + z)x = yx + zx
Như vậy :
Vành là một tập X 6= ø trên đó đã xác định được hai phép toán hai ngôi : một kí hiệu theo lối
cộng, còn lại kí hiệu theo lối nhân thỏa :

1. (X; +) là nhóm giao hoán.

2. Phép nhân trong X có tính chất kết hợp.

3. Phép nhân phân phối đối với phép cộng.

Muốn kiểm tra một tập X cho trước với các phép toán đã cho là một vành, hiển nhiên là
chúng ta sẽ phải lần lượt kiểm tra các điều kiện định nghĩa đã đưa ra ở trên.

1. Ví dụ 1:
Chứng minh rằng tập Mn các ma trận thực vuông cấp n là một vành với hai phép toán
cộng và nhân ma trận.

Giải

Hiển nhiên tổng hay tích của hai ma trận thực vuông cấp n lại là một ma trận thực
vuông cấp n nên các phép cộng, nhân ma trận là các phép toán hai ngôi trên Mn . Theo

1
lý thuyết nhóm ta đã có (Mn ;+) là nhóm cộng giao hoán. Theo đại số tuyến tính ta biết
phép nhân các ma trận có tính chất kết hợp và có tính chất phân phối đối với phép cộng
ma trận. Vậy theo định nghĩa : (Mn ; + ; .) là một vành.
Nhận xét :
Khi kiểm tra vành X đòi hỏi trước hết phải kiểm tra (X;+) là nhóm giao hoán, nếu điều
đó đã được kiểm tra trong phần nhóm thì ta có thể không cần phải kiểm tra lại mà chỉ
nhắc rằng điều đó đã được kiểm tra trước đây trong lí thuyết nhóm rồi. Cũng như ở
bên nhóm nếu như một đòi hỏi nào đó trong định nghĩa vành (chẳng hạn tính chất kết
hợp của phép nhân...) nếu đã được đảm bảo bởi kết quả của một chuyên ngành nào đó
(chẳng hạn đại số tuyến tính, số học,...) thì ta cũng chỉ cần nói lại rằng điều đó đã có
theo chuyên ngành đó mà không cần viết biểu thức kiểm tra chi tiết.
Ta nhận xét rằng phép cộng trong vành đã có đủ các tính chất thông dụng : kết hợp,
giao hoán, có đơn vị, tồn tại phần tử đối cho mỗi phần tử; trong lúc đó phép nhân chỉ
đòi hỏi thêm duy nhất tính chất kết hợp. Tức là có thể bổ sung thêm cho phép nhân các
tính chất thông dụng còn lại.
Khi phép nhân trong vành X có tính chất giao hoán ta gọi vành X là vành giao hoán.
Khi phép nhân trong vành X có thêm đơn vị (kí hiệu 1 hay e) ta gọi vành X là vành có
đơn vị.
Vành (Mn ; +; .) kiểm tra ở ví dụ 1 là vành có đơn vị (đơn vị của Mn là ma trận đơn vị
E) tuy nhiên không là vành giao hoán.

2. Ví dụ 2 :
Cho X là vành, Z là vành các số nguyên. Trên tập

X × Z = {(x, n) : x ∈ X, n ∈ Z}

ta xác định các phép toán :

(x1 , n1 ) + (x2 , n2 ) = (x1 + x2 , n1 + n2 )

(x1 , n1 )(x2 , n2 ) = (x1 x2 + n1 x2 + n2 x1 , n1 n2 )

Chứng minh X × Z là vành có đơn vị. Vành này có giao hoán không. Với diều kiện nào
cho X thì X × Z giao hoán?

Giải :

Theo cách xác định phép toán cộng trong X × Z (là phép cộng theo từng thành phần !)
ta thấy (X × Z, +) là tích Decac của hai nhóm cộng giao hoán (X, +) và (Z, +) nên theo
lí thuyết nhóm ta có (X × Z, +) là nhóm cộng giao hoán. Vậy ta còn phải kiểm tra phép
nhân kết hợp, và phép nhân phân phối với phép cộng. Thật vậy :
∀(x1 , n1 ), (x2 , n2 ), (x3 , n3 ) ∈ X × Z :

• [(x1 , n1 )(x2 , n2 )](x3 , n3 ) = (x1 x2 + n1 x2 + n2 x1 , n1 n2 )(x3 , n3 )


= (x1 x2 x3 + n1 x2 x3 + n2 x1 x3 + x1 x2 n3 + n3 n1 x2 + n3 n2 x1 + n1 n2 x3 , n1 n2 n3 )
= (x1 , n1 )(x2 x3 + n2 x3 + n3 x2 , n2 n3 )
= (x1 , n1 )[(x2 , n2 )(x3 , n3 )] (1)

2
• (x1 , n1 )[(x2 , n2 ) + (x3 , n3 )] = (x1 , n1 )[(x2 + x3 , n2 + n3 )]
= (x1 x2 + x1 x3 + n1 x2 + n1 x3 + +n2 x1 + n3 x1 , n1 n2 + n1 n3 )
= (x1 x2 + n1 x2 + n2 x1 , n1 n2 ) + (x1 x3 + n1 x3 + n3 x1 , n1 n3 )
= (x1 , n1 )(x2 , n2 ) + (x1 , n1 )(x3 , n3 ) (2)
• [(x2 , n2 ) + (x3 , n3 )](x1 , n1 ) = [(x2 + x3 , n2 + n3 )(x1 , n1 )]
= (x2 x1 + x3 x1 + n1 x2 + n1 x3 + n2 x1 + n3 x1 , n2 n1 + n3 n1 )
= (x2 x1 + n1 x2 + n2 x1 , n2 n1 ) + (x3 x1 + n1 x3 + n3 x1 , n3 n1 )
= (x2 , n2 )(x1 , n1 ) + (x3 , n3 )(x1 , n1 ) (3)

Các hệ thức (1) cho ta phép nhân kết hợp, còn các hệ thức (2) và (3) cho ta tính phân
phối của phép nhân đối với phép cộng. Vậy (X × Z; +, .) là một vành.
Đơn vị trong X là cặp (0,1) vì

∀(x, n) ∈ X × Z :
(x, n)(0, 1) = (x.0 + n.0 + 1.x, n.1) = (x, n)
(0, 1)(x, n) = (0.x + 1.x + n.0, 1.n) = (x, n)

Nếu vành X không giao hoán, tức tồn tại x, y ∈ X mà xy 6= yx. Khi đó xét hai cặp
(x, 1), (y, 1) ∈ X × Z ta có:

(x, 1)(y, 1) = (xy + x + y, 1) 6= (yx + x + y, 1) = (y, 1)(x, 1)

tức vành X × Z không giao hoán.


Nếu vành X giao hoán, khi đó
∀(x1 , n1 ), (x2 , n2 ) ∈ X × Z ta có :

(x1 , n1 )(x2 , n2 ) = (x1 x2 + n1 x2 + n2 x1 , n1 n2 )


= (x2 x1 + n2 x1 + n1 x2 , n2 n1 )
= (x2 , n2 )(x1 , n1 )
tức X × Z là vành giao hoán.
Như vậy X × Z là vành giao hoán ⇔ X là vành giao hoán.
Khái niệm vành con của một vành cho trước X dược định nghĩa một cách tương tự khái
niệm nhóm con của một nhóm. Đó là tập ø 6= A ⊂ X, ổn định đối với hai phép toán cộng
và nhân trong X, đồng thời A cùng với hai phép toán cảm sinh tự nó là một vành. Khi
đó ta viết : A ⊂
vX Tuy nhiên, cũng như trong lý thuyết nhóm, để kiểm tra một vành con
ta sẽ sử dụng tiêu chuẩn về vành con được phát biểu như sau :
Tiêu chuẩn vành con : Cho vành X, bộ phận A 6= ø của X là một vành con của X
⇔ ∀x, y ∈ A thì x − y ∈ A và xy ∈ A Nói vắn tắt ø 6= A ⊂vX ⇔ A ổn định đối với phép
trừ và phép nhân.

3. Ví dụ 3 :
cho X là vành. Ta gọi tâm của vành X, tập

Z(X) = {a ∈ X : ax = xa, ∀x ∈ X}

(a) Chứng minh Z(X) là vành con của vành X

3
(b) Tìm Z(Mn ) với Mn là vành các ma trận thực vuông cấp m.

Giải :

(a) Ta kiểm tra A ⊂


vX theo tiêu chuẩn vành con.

ax = xa
Thật vây, ∀a, b ∈ Z(X) ⇒
bx = xb ∀x ∈ X

Do đó :
(a − b)x = ax − bx = xa − xb = x(a − b)
(ab)x = a(bx) = a(xb) = (ax)b = x(ab)
Vậy :
a − b ∈ Z(X) và ab ∈ Z(X). Đó là điều phải chứng minh.

(b) ∀i, j ∈ {1, 2, . . . , n} gọi Eij là ma trận mà các phần tử trên đường chéo chính và tại
vị trí ij là bằng 1, còn các phần tử còn lại là bằng 0. Nếu ma trận A ⊂ Z(Mn ) thì
AEij = Eij A, ∀i, j(i 6= j). Tức nếu A = (akl )m×n thì :
 
. . . a1j + a1i . . .
 ... ... ... 
 
AEij =  . . . aij + aii . . .   ← dòng i

 ... ... ... 
. . . anj + ani . . .

cộtj

 
... ... ... ... ...
=  ai1 + aj1 . . . aij + ajj . . . ain + ajn  ← dòng i
... ... ... ... ...

cộtj

= Eij A (∗)
(Thật ra AEij có được từ A bằng cách cộng cột i vào cột j và Eij A có được là từ A
bằng cách cộng dòng j vào dòng i). Vì hai ma trận bằng nhau ⇔ các phần tử tương
ứng bằng nhau nên từ hệ thức (*) ta rút ra :aki = 0 nếu k 6= i và aii = ajj .
Các kết luận trên là đúng cho mọi cặp ij : i 6= j. Từ đó suy ra : aii = a ∈ R, ∀i và
aij = 0 nếu i 6= j. Vậy : A = aE.
Hiển nhiên rằng mọi ma trận aE, a ∈ R đều giao hoán được với bất kì ma trận
X ∈ Mn Vậy :
Z(Mn ) = {aE : a ∈ R}.
Chú ý : Cũng tương tự như trong nhóm, đôi khi để kiểm tra một tập hợp X 6= ø
với hai phép toán đã cho là một vành trong trường hợp tập X là bộ phận của một
vành đã biết và phép toán trên X chính là các phép toán cảm sinh, thay cho việc
kiểm tra trực tiếp ta có thể kiểm tra X là vành con của vành đã biết theo tiêu chuẩn
vành con.

4
4. Ví dụ 4 :
Một ma trận vuông A = (aij )m×n gọi là ma trận tam giác nếu aij = 0 khi i > j. Chứng
minh rằng tập MnT các ma trận tam giác lập thành một vành đối với phép cộng và nhân
ma trận.

Giải :

Theo chú ý trên ta chỉ việc chứng minh MnT ⊂ vMn


hiển nhiên MnT 6= ø vì E ∈ MnT
∀A = (aij ), B = (bij ) ∈ MnT :
A − B = C = (cij ) với cij = aij + bij
Nếu i > j thì aij = 0 = bij ⇒ cij = 0 tức C là ma trận tam giác.
Vậy : A − B ∈ MnT
AB = C = (cij ) với cij = ai1 b1j + ai2 b2j + . . . + ain bnj
Nếu i > j thì cij = [ai1 b1j + . . . + aij bjj ] + [a1j+1 bj+1j + . . . + a1n bnj ]
với ai1 = . . . = aij = 0 và bj+1j = . . . = bnj = 0 ⇒ cij = 0 tức A.B ∈ MnT .
Vậy theo tiêu chuẩn vành con : MnT ⊂ vMn tức MnT là vành.

5
Bài Tập
1. Cho X là một nhóm cộng giao hoán. Gọi End(X) lạ tập tất cả các tự đồng cấu f : X → X
; trong End(X) ta định nghĩa các phép toán sau
Phép cộng : ∀f, g ∈ End(X) thì f + g : X → X mà ∀x ∈ X : (f + g)(x) = f (x) + g(x)
Phép nhân : f g : X → X mà ∀x ∈ X : f g(x) = f [g(x)]

(a) Chứng minh End(X) là vành có đơn vị với hai phép cộng và nhân ở trên.
(b) Cho A là nhóm con của X. Gọi N(A) tập tất cả các đồng cấu f ∈ End(X) mà
f (A) = 0. Chứng minh N (A) ⊂ End(X).
(c) Với mỗi số nguyên n ∈ Z ta xác định ánh xạ
ϕn : X → X mà ∀x ∈ X : ϕn (x) = nx.
Chứng minh rằng ϕn là tự đồng cấu và H = {ϕn : n ∈ Z} là vành con giao hoán có
đơn vị của End(X). Có thể khẳng định rằng H = Z(End(X)) không, trong đó vành
bên phải đẳng thức là tâm của vành End(X).

2. Cho các tập ma trận vuông cấp n sau :

(a) Mnc = {A = (aij )m×n : ai1 = 0, ∀i = 1, 2, . . . , n}


(b) MnF = {A = (aij )m×n : ai1 = 0 = a1j , ∀i, j = 1, 2, . . . , n}

Chứng minh rằng các tập hợp trên đều là vành với hai phép toán cộng và nhân các ma
trận.

3. CHo Z là nhóm cộng các số nguyên. Chứng minh vành các tự đồng cấu của Z, End(Z),
là một vành giao hoán có đơn vị, có tính chất là tích hai phần tử khác 0 là khác 0.

4. Cho X = Z × Z là tích Decac của nhóm cộng các số nguyên Z với chính nó. Chứng
minh vành các tự đồng cấu nhóm End(Z × Z) là vành không giao hoán. Tìm tâm của
End(Z × Z).

6
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS. Trần Huyên

Ngày 27 tháng 3 năm 2005

Bài 9. Các Bài Toán Về Miền Nguyên


Và Trường
Khái niệm miền nguyên được xem như là sự tổng quát hóa trực tiếp cấu trúc của vành số
nguyên Z. Nó bao hàm hết tất cả các tính chất của vành Z, được đặt trên các phép toán trong
Z. Cụ thể là :
Định nghĩa 1 : Miền nguyên là vành X giao hoán, có đơn vị 1 6= 0 (và do vậy |X| > 1) và
tích của hai phần tử khác 0 là khác 0.
Về điều kiện sau cùng của vành X "tích của hai phần tử khác 0 là khác 0" cũng thường được
phát biểu theo một ngôn ngữ khác tương đương là : Vành X "không có ước của 0". Khái niệm
ước của 0 được xác định như sau :
Định nghĩa 2: Trong vành giao hoán X, phần tử a 6= 0 được gọi là ước của 0 nếu tồn tại phần
tử b 6= 0 sao cho ab = 0.
Như vậy : Miền nguyên là một vành giao hoán X, có đơn vị 1 6= 0 và không có ước của 0.
Do điều kiện "không có ước của 0" có thể được diễn đạt theo các ngôn ngữ khác nhau, vì vậy
khái niệm miền nguyên ngoài hai định nghĩa được nói ở trên còn có thể xác định theo những
cách khác.
Ví dụ 1 :
Cho vành X giao hoán có đơn vị 1 6= 0. Chứng minh rằng X là miền nguyên ⇔ trong X có luật
giản ước cho các phần tử a 6= 0 đối với phép nhân.

Giải

Cho X là miền nguyên. Khi đó với mỗi a 6= 0, từ đẳng thức ax = ay ta suy ra :

ax − ay = 0 ⇒ a(x − y) = 0
⇒ x − y = 0 (vì a 6= 0)
⇒x=y

tức có luật giản ước cho mỗi phần tử a 6= 0 (nếu x − y 6= 0 thì a là ước của 0 !).
Ngược lại, nếu X là vành giao hoán có đơn vị 1 6= 0 và có luật giản ước cho mỗi phần tử x 6= 0.

1
Khi đó nếu ab = 0 thì hoặc a = 0, hoặc a 6= 0; nếu a 6= 0 thì từ ab = 0 = a.0 suy ra b = 0, sau
khi giản ước a. Vậy X không có ước của 0, tức X là miền nguyên.
Chú ý : Luật giản ước cho mỗi a 6= 0 trong miền nguyên là một tính chất quan trọng của
miền nguyên và thường hay được sử dụng trong khá nhiều bài toán liên quan tới miền nguyên,
chẳng hạn ở ví dụ 2 dưới đây.
Trước khi đưa ra ví dụ tiếp theo, ta cần nhắc lại một khái niệm quan trọng khác, là khái niệm
trường.
Định nghĩa 3: Trường là vành X giao hoán có đơn vị 1 6= 0 và phần tử bất kỳ x 6= 0 đều có
nghịch đảo x−1 (tức xx−1 = 1).
Hiển nhiên rằng trường là một miền nguyên và do đó tập các phần tử khác 0 của trường X (ta
kí hiệu là X ∗ ) là ổn định đối với phép nhân, đồng thời lập thành nhóm giao hoán. Vì vậy ta
có thể định nghĩa trường, kế thừa các tri thức về nhóm như sau : Trường là một tập hợp X có
nhiều hơn một phần tử, trên đó xác định được hai phép toán cộng (+) và nhân (.), thỏa :

1. (X; +) lập thành nhóm giao hoán.


2. (X ∗ ; .) lập thành nhóm giao hoán.
3. Luật phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Hiển nhiên muốn kiểm tra một tập X cho trước với các phép toán nào đó là trường chúng ta
phải tuân thủ một trong các định nghĩa nói trên.
Ví dụ 2 :
Chứng minh rằng một miền nguyên hữu hạn là một trường.
Giải
Nếu X là miền nguyên hữu hạn thì hiển nhiên (X; +) là nhóm giao hoán và có luật phân phối
của phép nhân với phép cộng. Vì X là miền nguyên nên X ∗ ổn định đối với phép nhân (tích
hai phần tử khác 0 là khác 0 !). Phép toán nhân trên X là kết hợp, giao hoán nên nó cũng kết
hợp, giao hoán trên X ∗ ⊂ X. Theo ví dụ 1 phép nhân trên X ∗ có luật giản ước. Vậy (X ∗ , .)
là nửa nhóm hữu hạn (do X hữu hạn) có luật giản ước nên X ∗ là nhóm và là nhóm giao hoán.
Vậy X là trường.
Cũng như trong các bài toán kiểm tra vành, để kiểm tra một miền nguyên hay một trường ta
có thể kiểm tra gián tiếp thông qua tiêu chuẩn cấu trúc con, khi đã xác định được rằng miền
nguyên hay trường cần phải kiểm tra là bộ phận của một miền nguyên hay trường đã biết.
Để ý rằng nếu X là miền nguyên còn A ⊂v X, thì A hiển nhiên là giao hoán và không có ước
của 0 (hai tính chất này kế thừa từ X) nên khi đó A là miền nguyên nếu A chứa đơn vị 1.
Còn X là trường thì bộ phận A 6= ø trong X là trường con (kí hiệu A ⊂t X)
⇔ ∀x, y ∈ A : x−y ∈A
và ∀x, y ∈ A∗ : xy −1 ∈ A∗ .

Ví dụ 3 : Cho các tập số sau :


√ √
Z( −3) = {a + b −3 : a, b ∈ Z}
√ √
Q( −3) = {a + b −3 : a, b ∈ Q}.
√ √
Chứng minh rằng Z( −3) là miền nguyên, Q( −3) là trường với các phép toán cộng và nhân
thông thường các số.

2
Giải :
√ √
Để chứng tỏ Z( −3) là miền nguyên, do nhận √ thấy rằng Z( −3) là bộ phận của trường số
phức (C; +; .) nên trước hết ta chứng tỏ rằng Z( −3) ⊂v C.
Thật vậy :√ √ √
∀ a1 + b1 −3, a2 + b2 −3 ∈ Z( −3) ta có :
√ √ √ √
• (a1 + b1 −3) − (a2 + b2 −3) = (a1 − a2 ) + (b1 − b2 ) −3 ∈ Z( −3)

√ √ √ √
• (a1 + b1 −3)(a2 + b2 −3) = (a1 a2 − 3b1 b2 ) + (a1 b2 + a2 b1 ) −3 ∈ Z( −3)

Vậy Z( −3) ⊂v C theo tiêu chuẩn của vành con. √
Vì trường (C; +; .) là giao hoán, không có ước√ của 0 nên
√ bộ phận √ −3) cũng giao hoán,
Z(
không có ước của 0. Hơn nữa đơn vị 1 = 1 + 0 √−3 ∈ Z( −3). Vậy Z( −3) là vành giao hoán
có đơn vị 1 6= 0 √
và không có ước của 0, tức Z( −3) là √miền nguyên. √
Để chứng tỏ Q( −3) là trường, ta chỉ cần chứng tỏ Q( −3) ⊂t C. Hiển nhiên là Q( −3) 6= ø.

√ √ √
• ∀ (a1 + b1 −3), (a2 + b2 −3) ∈ Q( −3) :
√ √ √ √
(a1 + b1 −3) − (a2 + b2 −3) = (a1 − a2 ) + (b1 − b2 ) −3 ∈ Q( −3)
√ √ √
• ∀ (a1 + b1 −3), (a2 + b2 −3) ∈ [Q( −3)]∗ :
√ √ √
a1 + b1 −3 (a1 + b1 −3)(a2 − b2 −3)
√ =
a2 + b2 −3 a22 + 3b22
a1 a2 + 3b1 b2 a2 b1 − a1 b2 √ √
= 2 2
+ 2 2
−3 ∈ [Q( −3)]∗
a2 + 3b2 a2 + 3b2
√ √
Vậy Q( −3) ⊂t C, tức Q( −3) là trường.

* Chú
√ ỷ : Trong việc kiểm√ tra Q( −3) ⊂t C ở trên khi chỉ ra thương hai phần tử khác 0 của
Q(√−3) là phần tử của [Q( −3)]∗ , ta đã tìm cách biểu diễn thương đó thành phần tử thuộc
Q( −3) mà không cần kiểm tra tính khác 0 của thương đó, vì trong một trường đã cho trước
thì thương hai phần tử khác 0 hiển nhiên là khác 0.
Từ một miền nguyên ta có thể xây dựng nên một trường cực tiểu chứa miền nguyên đó, gọi là
trường các thương. Nếu X là miền nguyên thì Q(X), trường các thương của X, có các phần
tử được viết dưới dạng ab−1 với a, b ∈ X, b 6= 0; nên để chứng minh một trường là trường các
thương của miền nguyên nào đó, thông thường ta chứng minh miền nguyên có thể nhúng vào
trường xem như vành con của nó và mỗi phần tử của trường được biểu diễn như thương của
hai phần tử của miền nguyên. √ √
Ví dụ 4 : Chứng minh rằng trường Q( −3) là trường các thương của miền nguyên Z( −3)
(ở ví dụ 3).

Giải :
√ √
Trước hết ta có Z( −3) ⊂ Q( −3).
Hơn nữa nếu √ √ a1 a2
q1 + q2 −3 ∈ Q( −3) thì cả q1 = , q2 =
b1 b2

3
√ √
thương từ√Z( −3) nên
là các √ √ của Z( −3). Hiển
√ chúng là các phần tử của trường các thương
nhiên −3 = 1. −3 ∈ Z( −3) và thộc vào trường các thương √ của Z( −3). Do tính ổn định
đối với các phép
√ toán cộng và nhân√ của trường mà q 1 + q 2 −3 là phần tử của trường
√ các
thương của Z( −3). Vậy trường Q( −3), bị chứa trong trường các √ thương của Z( −3), tuy
nhiên do tính cực tiểu của trường các thương nên nó trùng với Q( −3).

BÀI TẬP
1. Chứng minh rằng vành Zn các số nguyên mod n là một trường ⇔ n là số nguyên tố.

2. Chứng minh rằng trường (Q; +; .) các số hữu tỉ không chứa trường con nào khác ngoài
bản thân nó. Kết luận có đúng với trường Zp với p là số nguyên tố hay không?

3. Cho X là vành mà các phần tử là lũy đẳng, tức ∀x ∈ X thì x2 = x. Chứng minh rằng :

(a) x = −x, ∀x ∈ X.
(b) X là vành giao hoán.
(c) Nếu X không có ước của 0, có nhiều hơn một phần tử thì X là miền nguyên. Khi
đó X có phải là trường không?

4. Cho X là trường, e là phần tử đơn vị của X. Xét tập con

A = {ne : n ∈ Z}

Chứng minh rằng A là miền nguyên khi cấp e là vô hạn, còn A là trường khi cấp e là hữu
hạn. (cấp e ở đây là cấp phần tử e trong nhóm cộng (X; +))

5. Cho tập các ma trận cấp hai :


  
a b
M= : a, b ∈ R .
b a

(a) Chứng minh rằng M là vành giao hoán có đơn vị với hai phép toán cộng và nhân
ma trận.
 
a b
(b) Phần tử A = là ước của 0 trong M ⇔ det A = 0.
b a
(c) Tập :   
a 0
K= : a, b ∈ R .
0 a
là trường con của vành M và nếu có một trường con T của M mà T ⊃ K thì T = K.
(d) Tập :  √  
a
√ b 2
L= : a, b ∈ Q .
b 2 a
là một trường con của M . Trường L có được tính chất tương tự như trường K ở câu
c không?

4
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS. Trần Huyên

Ngày 8 tháng 4 năm 2005

Bài 10. Các Bài Toán Về Iđêan Và


Vành Thương
Indêan trong vành có vai trò tương tự như ước chuẩn ở trong nhóm, giúp hình thành nên cấu
trúc vành thương.
Cho vành X, bộ phận I 6= ø trong X được gọi là một idêan nếu I ⊂v X đồng thời thỏa mãn
điều kiện: ∀x ∈ X, ∀a ∈ I thì ax, xa ∈ I (*).
Điều kiện sau cùng (*) có thể được gọi là điều kiện hút hai phía (tức phần tử x ∈ X dù
"dính" bên trái (xa) hay "dính" bên phải (ax)) với các phần tử a ∈ I thì bị "hút" vào trong I
!)
Khi I là idean của X (Kí hiệu : I C X) thì tập thương XI = {x + I : x ∈ X} được trang
bị các phép toán (xác định hợp lí ! ) sau :

• Phép cộng : (x1 + I) + (x2 + I) = (x1 + x2 ) + I.

• Phép nhân : (x1 + I)(x2 + I) = x1 x2 + I,

sẽ trở thành một vành, gọi là vành thương của vành X theo idean I và kí hiệu là (XI; +, .)
hay đơn giản hơn : XI.
Nếu X là vành giao hoán thì XI giao hoán
Nếu X là vành có đơn vị 1 thì XI có đơn vị là 1 + I. Tuy nhiên, nếu X không có ước của
0 thì XI nói chung không được thừa kế vô điều kiện tính chất nói trên của X (độc giả hãy
thử suy nghĩ xem, lí do vì sao?)
Các bài toán về inđêan và vành thương thường gặp trước hết là các bài toán kiểm tra một bộ
phận nào đó của một vành cho trước là iđêan và mô tả cấu trúc của vành thương theo iđêan
đó.
Để kiểm tra một iđêan ta dùng tiêu chuẩn iđêan được phát biểu như sau :
Cho vành X, tập I 6= ø trong X là iđêan của X khi và chỉ khi :

∀a, b ∈ I : a−b∈I
∀x ∈ X, ∀a ∈ I : ax, xa ∈ I

1
1. Ví dụ 1 : Cho các tập số phức sau :
√  √
Z( −5) = a + b −5 : a, b ∈ Z
 √
I = 5a + b −5 : a, b ∈ Z

(a) Chứng minh rằng
√ Z( −5) là vành với hai phép cộng và nhân thông thường các số
phức và I C Z( −5). √
(b) Chứng minh rằng vành thương Z( −5)/I là trường.

Giải:

(a) Chúng
√ tôi dành cho độc giả dùng√tiêu chuẩn vành con để kiểm tra
Z( −5) ⊂v (C; +; .),√và do đó Z( −5) là một vành.
Để kiểm tra I C Z( −5), ta có :
√ √
• ∀5a1 + b1√ −5, 5a2 + b2 √−5 ∈ I : √
(5a1 + b1 −5) − (5a2 + b2 −5) = 5(a1 − a2 ) + (b1 − b2 ) −5 ∈ I
√ √ √
• ∀a + b√ −5 ∈ Z( −5),√ ∀5c + d −5 ∈ I : √
(a + b √−5)(5c + d√−5) = 5(ac −√bd) + (5bc +√ad) −5 ∈ I và
(5c + d −5)(a + b −5) = (a + b −5)(5c + d −5) ∈ I

Vậy I là iđêan của Z( −5).
(b) Ta có vành thương :
√ √
Z( −5)/I = {(a + b −5) + I : a, b ∈ Z}

= {a + I : a ∈ Z} (vì b −5 ∈ I)
= {0 + I; 1 + I; 2 + I; 3 + I; 4 + I}
√ √
Dễ thấy Z( −5) là vành giao hoán, có đơn vị nên vành thương Z( −5)/I là vành
giao hoán, có đơn vị. Ta còn phải chứng tỏ bất kì phần tử m + I 6= 0 + I trong vành
thương là có nghịch đảo. Thật vậy khi đó m là số không chia hết cho 5 và do 5 là số
nguyên tố nên (m, 5) = 1. Tức tồn tại các số nguyên k và t mà km + 5t = 1, và như
vậy tồn tại phần tử (k + I) mà :

(m + I)(k + I) = km + I
= 1 − 5t + I
=1+I
tức (k + I) = (m + I)−1 .

Vậy Z( −5)/I là trường.

Nhận xét : Để kiểm tra vành thương Z( −5)/I là trường ta đã dùng định nghĩa trường
√ này ta còn có thể khẳng định điều trên nhờ vào việc chỉ ra I là iđêan
để kiểm tra. Sau
tối đại√của Z( −5). Ta cũng có thể khẳng định điều đó nhờ việc thiết lập một toàn cấu
ϕ : Z( −5) −→ Z5 , với Z5 là trường, mà ker ϕ = I. Để đưa các ví dụ tiếp theo, trước
hết ta nhắc lại và định nghĩa về iđêan nguyên tố, iđêan tối đại.
Định nghĩa : Cho X là vành giao hoán có đơn vị 1.
Inđêan I C X được gọi là iđêan nguyên tố nếu xy ∈ I thì hoặc x ∈ I hoặc y ∈ I.
Inđêan I C X được gọi là iđêan tối đại nếu I là iđêan thật sự của X và không bị chứa

2
trong bất kì iđêan thật sự nào khác I. (Nói cách khác nếu có J C X mà J ⊃ I thì hoặc
J = X hoặc J = I).
Về các iđêan nguyên tố và iđêan tối đại của một vành X giao hoán có đơn vị, chúng ta
có thể cho một định nghĩa khác tương đương, thể hiện trong ví dụ sau.

2. Ví dụ 2 : Cho X là vành giao hoán có đơn vị 1. Chứng minh rằng, nếu I C X thì :

(a) I là iđêan nguyên tố ⇔ vành thương X/I là miền nguyên.


(b) I là iđêan tối đại ⇔ X/I là trường.

Giải :

(a) Bởi XI là vành giao hoán có đơn vị nên các điều kiện định ra ở trên có thể rút
gọn hơn như sau :
I là iđêan nguyên tố ⇔ XI không có ước của 0
Thật vậy : I là iđêan nguyên tố ⇔ xy ∈ X thì hoặc x ∈ I hoặc y ∈ I ⇔
(x + I)(y + I) = xy + I = 0 thì x + I = 0 hoặc y + I = 0 ⇔ XI không có ước
của 0.
(b) Tương tự nhận xét trên, do XI là vành giao hoán có đơn vị nên điều cần chứng
minh có thể rút gọn như sau :
I là iđêan tối đại ⇔ mọi phần tử a + I 6= 0 là khả nghịch. Thật vậy : I là iđêan tối
đại ⇔ ∀a ∈ / I thì iđêan

J =< I, a >=I + aX = X
⇔ ∀a ∈ / I :1 ∈ I + aX
⇔ ∀a ∈/ I, ∃b ∈ X :1 ∈ ab + I
⇔ ∀a + I 6= 0, ∃b + I :(a + I)(b + I) = ab + I = 1 + I
⇔ ∀a + I 6= 0 đều khả nghịch (đpcm).

Các kết quả trong ví dụ 2 cho ta các tiêu chuẩn kiểm tra một iđêan là tối đại hay nguyên
tố thông qua việc xem xét vành thương theo chúng là trường hay miền nguyên.

3. Ví dụ 3 : Cho các tập các ma trận nguyên cấp hai sau :


  
m n
X= : m, n ∈ Z
n m

và :   
m −m
A= :m∈Z
−m m
Chứng minh rằng X là vành giao hoán có đơn vị và A là iđêan nguyên tố của vành X.

Giải :

3
Để kiểm tra X là vành ta dùng tiêu chuẩn vành con để kiểm tra  
1 0
X ⊂v M2 , trong đó M2 là vành các ma trận thực cấp hai. Đơn vị của X là E = ∈
0 1
X. Tính giao hoán của phép nhân trong X có thể kiểm tra trực tiếp. Mọi tính toán chi
tiết phần nói trên xin dành cho độc giả.
Ta kiểm tra A C X :
   
m −m n −n
• ∀ , ∈A:
−m m −n n
     
m −m n −n (m − n) −(m − n)
− = ∈A
−m m −n n −(m − n) (m − n)
   
m n k −k
• ∀ ∈ X, ∀ ∈A
n m −k k
       
m n k −k k −k m n k(m − n) −k(m − n)
= = ∈A
n m −k k −k k n m −k(m − n) k(m − n)

Vậy A là iđêan.
Việc kiểm tra A là iđêan nguyên tố, ta có thể tiến hành theo định nghĩa hoặc theo tiêu
chuẩn có được từ ví dụ 2.
Nếu theo định nghĩa ta có :

• Cách 1 : Nếu
    
m n k l mk + nl ml + nk
= ∈A
n m l k ml + nk mk + nl

thì
mk + nl = −(ml + nk)
⇔ mk + ml + nl + nk = 0
⇔ (m + m)(k + l) = 0
m+n=0
⇔ [
k+l =0
m = −n
⇔ [
 k = −l 
m n
⇔ hoặc ∈A
n m
 
k l
hoặc ∈A
l k
Tức A là iđêan nguyên tố.
Nếu theo tiêu chuẩn từ ví dụ 2, ta cần kiểm tra XA là miền nguyên thì :
• Cách 2 :
Hiển nhiên XA là vành giao hoán có đơn vị. Ta chỉ còn phải kiểm  tra XA không

m + k −m
có ước của 0. Để ý rằng mỗi phần tử của X có thể viết dưới dạng :
−m m + k

4
 
k 0
nên mỗi phần tử của XA có thể viết dưới dạng : + A . Vì vậy nếu :
0 k
     
k 0 l 0
+A +A =0
0 k  0 l
kl 0
⇒ ∈A
0 kl

⇒ kl = 0

k=0
⇒[
l=0
 
k 0
⇒ + A = 0 hoặc
0 k
 
l 0
+A=0
0 l

Vậy XA không có ước của 0 ; Do vậy A là iđêan nguyên tố.

4. Ví dụ 4 : Cho các tập các ma trận cấp hai sau :


  
a b
X= : a, b ∈ R
b a

và   
a a
A= :a∈R
a a
Chứng minh X là vành giao hoán có đơn vị (với phép toán cộng và nhân ma trận) và A
là iđêan tối đại của X.

Giải :

 X ⊂v M2 với M2 là vành các ma trận thực cấp hai, X là vành giao hoán có
Việc kiểm tra
1 0
đơn vị E = ∈ X xin được giành cho độc giả.
0 1
Ta kiểm tra A C X :

   
a a b b
• ∀ , ∈A:
a a b b
     
a a b b a−b a−b
− = ∈ A.
a a b b a−b a−b
   
a b c c
• ∀ ∈ X, ∀ ∈ A ta có :
b a c c
       
a b c c c c a b c(a + b) c(a + b)
= = ∈ A.
b a c c c c b a c(a + b) c(a + b)

5
Vậy A là iđêan
Để chứng minh A là iđêan tối đại ta dùng định nghĩa. Nếu B C X,B 6= Avà B ⊃ A
c d
thì ta phải chứng minh B = X. Vì B 6= A, ắt tồn tại phần tử ∈ B mà
  d c
d d
c 6= d. Vì B ⊃ A nên phần tử ∈ A ⊂ B, do đó :
d d
     
c d d d c−d 0
− = ∈B
d c d d 0 c−d

(với c − d 6= 0)
Vì B là iđêan nên
1
 

c−d 0

 c−d 0 
1  ∈B
0 c−d

0
c−d
 
1 0
hay ∈ B, do vậy B = X. Tức A tối đại.
0 1
Nhận xét : Ta cũng có thể chứng minh A tối đại bằngcách kiểm
 tra XA là
a 0
trường. Để ý rằng mỗi phần tử khác 0 của XA có dạng + A với a 6= 0 ;
  0 a
1
 a 0 
và do vậy nó có nghịch đảo là  1 +A
0
a

BÀI TẬP
1. Cho X là vành và n là số nguyên cho trước và cho A = {x ∈ X : nx = 0}. Chứng minh
ACX

2. Chứng minh rằng trong vành giao hoán có đơn vị, mọi iđêan tối đại đều là iđêan nguyên
tố.
Chứng minh rằng trong vành Zn vành các số nguyên modul n, mọi iđêan nguyên tố đều
là iđêan tối đại.

3. Cho các tập các ma trận cấp hai sau :


  
a 0
X= : a, b ∈ R
0 b

và   
0 0
:a∈R
a 0

(a) Chứng minh rằng X là vành có đơn vị (với hai phép cộng và nhân ma trận)

(b) Chứng minh A C X và XA là trường.

6
  
m n
4. Cho vành X = : m, n ∈ Z trong ví dụ 3 và
 n m  
m 5n − m
A= : m, n ∈ Z Chứng minh rằng A là iđêan tối đại của X. Tìm
5n − m m
tất cả các iđêan tối đại của X? Tìm tất cả các iđêan nguyên tố nhưng không tối đại của
X.
  
a b
5. Cho vành X = : a, b ∈ R trong ví dụ 4 . Tìm tất cả các iđêan tối đại của
b a
vành X.

7
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS. Trần Huyên

Ngày 8 tháng 4 năm 2005

Bài 11
Các Bài Toán Về Đồng Cấu Vành
Cho các vành X,Y . Ánh xạ f : X → Y là đồng cấu vành nếu ∀x1 , x2 ∈ X thì :

f (x1 + x2 ) = f (x1 ) + f (x2 ) và


f (x1 x2 ) = f (x1 ) · f (x2 )

Nói một cách vắn tắt : Ánh xạ f giữa hai vành là đồng cấu vành (hay đơn giản hơn : đồng cấu
!) nếu f bảo toàn hai phép toán có ở trong vành.

Đồng cấu vành f được gọi là đơn cấu nếu ánh xạ f đồng thời là đơn ánh.

Đồng cấu vành f được gọi là toàn cấu nếu ánh xạ f đồng thời là toàn ánh.

Và đồng cấu vành f được gọi là đẳng cấu nếu ánh xạ f đồng thời là song ánh.

Hiển nhiên f là đẳng cấu ⇔ f đồng thời là đơn cấu và toàn cấu.

Ta nhắc lại sau đây một vài kết quả đáng để ý về đồng cấu vành, thường được sử dụng
trong các bài toán liên quan đến đồng cấu vành.

• Hạt nhân của mỗi đồng cấu vành f được định nghĩa là : ker f = f −1 (0) luôn là một Iđêan.

Kết quả này cho phép chúng ta, khi chứng minh bộ phận khác rỗng A là Iđêan của vành
X, có thể xác định một đồng cấu f : X → Y , với Y là vành nào đó, mà ker f = A.

• Đồng cấu vành f : X → Y là đơn cấu ⇔ ker f = 0. Kết quả này cho phép chúng ta, thay
cho việc kiểm tra f đơn ánh, thì chỉ cần tính hạt nhân ker f .

1
• Nếu f : X → Y là toàn cấu vành thì tồn tại và duy nhất đẳng cấu fe : X/Kerf → Y sao
cho f = fe · p trong đó p là phép chiếu p : X → X/ ker f .
Kết quả này cho phép ta khi chứng minh về sự tồn tại một đẳng cấu từ một vành thương
X/A tới vành Y nào đó ta chỉ cần thiết lập một toàn cấu f : X → Y mà ker f = A.

• Nếu f : X → Y là đẳng cấu thì f −1 : Y → X là đẳng cấu. Kết quả này cho thấy rằng
quan hệ đẳng cấu của các vành là quan hệ đối xứng và khi kết hợp với các tính chất phản
xạ, bắc cầu vốn có thì quan hệ đẳng cấu là quan hệ tương đương.

Các bài toán về đồng cấu vành, trước hết là các bài toán kiểm tra tính đồng cấu, đơn
cấu hay đẳng cấu của một ánh xạ nào đó giữa các vành.

Ví dụ 1 Cho vành X và End(X) là vành các tự đồng cấu của nhóm (X, +). Với mỗi phần tử
a ∈ X, xác định ánh xạ ha : X → X mà ha (x) = ax, ∀x ∈ X
Chứng minh rằng :

1. ∀a ∈ X thì ha ∈ End(X) và ánh xạ ϕ : X → End(X) mà ϕ(a) = ha , ∀a ∈ X là đồng cấu


vành.

2. Chứng minh ϕ là đơn cấu nếu vành X có đơn vị.

Giải

1. Do tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng trong vành X nên ∀a ∈ X :

ha (x + y) = a(x + y) = ax + ay = ha (x) + ha (y), ∀x, y ∈ X

tức ha : X → X là tự đồng cấu nhóm, hay ha ∈ End(X).

Để kiểm tra ánh xạ ϕ : X → End(X) mà ∀a ∈ X : ϕ(a) = ha là đồng cấu vành, ta cần


kiểm tra với mọi a, b ∈ X thì :

ha+b = ϕ(a + b) = ϕ(a) + ϕ(b) = ha + hb (1)


ha·b = ϕ(a · b) = ϕ(a) · ϕ(b) = ha · hb (2)

Vì các vế của các đẳng thức (1), (2) đều là các ánh xạ từ X vào X, để kiểm tra chúng
bằng nhau, ta chỉ cần kiểm tra chúng bằng nhau tại mỗi điểm của miền xác định X.

Thật vậy, ∀x ∈ X :

ha+b (x) = (a + b)x = ax + bx = ha (x) + hb (x) = (ha + hb )(x), và

hab (x) = (ab)x = a(bx) = a · hb (x) = ha · hb (x) = (ha · hb )(x)

Vậy ta có đpcm ; tức ϕ là đồng cấu vành.

2
2. Để chứng minh ϕ là đơn cấu ta tính ker ϕ :

ker ϕ = {a ∈ X : ha ≡ 0} = {a ∈ X : ha (x) = 0, ∀x ∈ X}
= {a ∈ X : ax = 0, ∀x ∈ X} ⊂ {a ∈ X : a · 1 = 0} = {0}

Vậy ker ϕ = 0, tức ϕ đơn cấu khi X có đơn vị 1

Ví dụ tiếp sau đây chỉ ra một cách kiểm tra Iđêan mà không dùng tới định nghĩa hay các
tiêu chuẩn về Iđêan, đồng thời cũng chỉ ra cách xác lập đẳng cấu từ một vành thương
nhờ sử dụng định lý về toàn cấu.

Ví dụ 2 Cho R[x] là vành đa thức hệ số thực và A là tập tất cả các đa thức nhận x = 1 làm
nghiệm. Chứng minh A C R[x] và vành thương R[x]/A là trường.

Nhận xét : Độc giả có thể xử lý ví dụ này bằng cách kiểm tra trực tiếp A C R[x], và đồng thời A
là Iđêan tối đại để có được kết quả R[x]/A là trường. Cũng có thể sử dụng định lý Bê du nói rằng
mỗi đa thức f (x) ∈ R[x] luôn được biểu diễn dưới dạng f (x) = q(x)(x+1)+f (1), từ đó để thấy
rằng mỗi lớp ghép f (x) + A ∈ R[x]/A có một biểu diễn duy nhất dưới dạng f (1) + A với f (1) =
r ∈ R; nhờ đó xác lập đẳng cấu trực tiếp từ R[x]/A → R. Tuy nhiên ở đây, ta muốn xử lý tiết
kiệm hơn như sau: Giải
Xây dựng ánh xạ ϕ : R[x] → R, với R là trường số thực, mà ∀f (x) ∈ R[x] thì ϕ(f ) = f (1).
Hiển nhiên ϕ là ánh xạ. Đồng thời ∀f (x), g(x) ∈ R[x] :

ϕ(f + g) = (f + g)(1) = f (1) + g(1) = ϕ(f ) + ϕ(g)


ϕ(f (x), g(x)) = f (1) · g(1) = ϕ(f ).ϕ(g)

tức ϕ là đồng cấu vành.

Dễ thấy ϕ là toàn ánh, vì ∀r ∈ R thì chọn f (x) = x+r −1, ta có ϕ(f ) = f (1) = 1+r −1 = r

Vậy ϕ là toàn cấu và cho ta :

ker ϕ = {h(x) : ϕ(h) = h(1) = 0} = A C R[x]

và R[x]/A ∼= R, tức R[x]/A là trường.


Nhận xét: Trong ví dụ trên thay cho việc chứng minh trực tiếp R[x]/A là trường, ta đã xây dựng
đẳng cấu R[x]/A ∼ = R. Như vậy ở đây ta chấp nhận điều : nếu hai vành đẳng cấu với nhau thì
cấu trúc đại số trên hai vành ấy là như nhau. Thật ra, điều đó còn được nhân rộng hơn như sau :

Nếu đồng thời trên cả hai tập X và Y đều có trang bị hai phép toán cộng và nhân, và nếu
có tồn tại một song ánh ϕ : X → Y , bảo toàn hai phép toán cộng và nhân (tức ∀x1 , x2 ∈ X
thì ϕ(x1 + x2 ) = ϕ(x1 ) + ϕ(x2 ); ϕ(x1 x2 ) = ϕ(x1 ) · ϕ(x2 )) thì từ X là vành, với cấu trúc nào,
ta suy ra Y cũng là vành với cấu trúc đó và ngược lại. Nói riêng X là trường ⇔ Y cũng là trường.

Ví dụ 3 Chứng minh rằng tập hợp A các ma trận có dạng


  
a b
A= : a, b ∈ R .
−b a

là trường với hai phép cộng và nhân ma trận.

3
Nhận xét: Để ý rằng mỗi ma trận thuộc A được xác định bởi một cặp số (a, b) ở dòng trên và
"quan sát" các phép cộng và nhân ma trận khi để vết lại ở các dòng trên, ta nhận thấy quy luật
của nó thực chất là quy luật cộng và nhân các số phức (độc giả hãy tự viết ra để xác nhận điều đó
!). Do vậy để xử lý bài toán ta cần thiết lập một song ánh, bảo toàn phép toán từ A lên trường số
phức (C; +, ·) Giải
Xây dựng ánh xạ

ϕ:A→C
 
a b
7→ a + ib
−b a

Bạn đọc có thể kiểm tra trực tiếp rằng ϕ bảo toàn cả hai phép toán cộng và nhân, tương ứng
trên A và C. Hiển
  ϕ là song ánh vì với mỗi số phức a + ib ∈ C, tồn tại và duy nhất một
nhiên
a b
ma trận K = ∈ A mà ϕ(K) = a + ib.
−b a
Vậy từ C là trường suy ra A là trường.

Một dạng bài toán về đồng cấu vành cũng thường được xét tới là các bài xác định số các
đồng cấu từ một vành tới một vành cho trước, hay số các tự đồng cấu của chính một vành.

Ví dụ 4 Tìm tất cả các tự đồng cấu của trường các số hữu tỉ.

Nhận xét : Việc tìm các tự đồng cấu của một vành hay một trường phụ thuộc vào tính chất
cấu trúc của vành hay trường đó. Đối với trường Q, dễ thấy rằng nó có một hệ sinh đơn giản
chỉ là phần tử 1 ∈ Q. Vì vậy để xác định một tự đồng cấu f : Q → Q, phải bắt đầu với sự xác
định f (1)
Giải
Nếu f : Q → Q là đồng cấu thì f (1) = f (1 · 1) = f (1).f (1)
Suy ra :

f (1) = 0 (1)
f (1)(1 − f (1)) = 0 ⇔
f (1) = 1 (2)
Để ý rằng nếu f là đồng cấu từ Q → Q thì ta có thể tính được f ( m
n
) qua f (1) với mọi
m
n
∈Q
Thật vậy : Vì
1 1 1 f (1)
f (1) = f (n · ) = n · f ( ) ⇒ f ( ) =
n n n n
f (1)
Do đó : f ( m
n
) = f (m · n1 ) = m · f ( n1 ) = m · n
= m
n
.f (1).

Quay trở lại với công thức (1), (2).


1. Khi f (1) = 0 thì theo (3) : f ( m
n
) = 0, ∀m
n
∈ Q tương ứng với kết quả này ta có đồng
cấu không θ.

2. Khi f (1) = 1 thì theo (3) : f ( m


n
)= m
n
, ∀m
n
∈ Q tương ứng với kết quả này ta có đồng
cấu đồng nhất.

Vậy có chỉ duy nhất hai tự đồng cấu của trường Q là đồng cấu θ và đồng cấu đồng nhất.

4
  
a b
Ví dụ 5 : Cho M = : a, b ∈ R là vành với hai phép cộng và nhân ma trận (xem
b a
s
bài tập
 5  Với mỗi cặp số r, s ∈ R, xác định ánh xạ ϕr : M → R mà với mỗi ma trận
§9).
a b
A= thì ϕsr (A) = ra + sb. Tìm tất cả các cặp (r, s) sao cho ϕsr là đồng cấu vành.
b a

Giải
Dễ thấy rằng với bất kì cặp r, s nào thì ϕsr cũng bảo toàn phép toán cộng. Vậy ϕsr sẽ là đồng
cấu vành ⇔ ϕsr bảo toàn phép toán nhân, tức khi và chỉ khi với mọi cặp ma trận
a b c d
A= ,B =
b a d c
thì : ϕr (A · B) = ϕr (A) · ϕsr (B)
s s

⇔ r(ac + bd) + s(ad + bc) = (ra + sb)(rc + sd)


⇔ r(ac) + r(bd) + s(ad) + s(bc) = r2 (ac) + s2 (bd) + rs(ad) + rs(bc),
∀a,
b, c, d. 
 r = r2 r = s = 0
⇔ r = s2 ⇔ r = s = 1
s = rs r = 1 và s = −1

Vậy có tất cả là 3 đồng cấu :

ϕ00 : M → R mà ϕ00 (A) = 0, ∀A ∈ M


 
a b
ϕ11 : M → R mà ϕ11 (A) = a + b, ∀A = ∈M
b a
ϕ−1
1 : M → R mà ϕ−1
1 (A) = a − b, ∀A ∈ M

Nhận xét: Thật ra 3 đồng cấu nói trên chính là tập tất cả các đồng cấu có thể có từ M → R.
Độc giả hãy thử tìm cách chứng minh khẳng định này thử xem ? Và nếu ví dụ trên yêu cầu
tìm tất cả các đồng cấu vành từ M → R thì bạn sẽ giải như thế nào ?

Bài Tập
1. Cho ϕ : X → Y là một toàn cấu vành. Chứng minh rằng :

(a) Nếu I C X thì ϕ(I) C Y ; và nếu I là Iđêan nguyên tố hay tối đại (trong trường hợp
X, Y giao hoán có đơn vị) thì ϕ(I) cũng nguyên tố hay tối đại.

(b) Tồn tại một song ánh từ tập các Iđêan của Y tới tập các Iđêan chứa ker ϕ của vành
X.

2. Cho các tập các ma trận cấp hai sau:


    √  
a b a√ b 3
A= : a, b ∈ Q ; B = : a, b ∈ Q
3b a b 3 a

Chứng minh rằng cả A, B đều là trường đối với hai phép toán cộng và nhân ma trận.
Khẳng định A ∼
= B đúng hay sai ?

5
3. Tìm tất cả các đồng cấu của các vành sau :

(a) Từ Z6 tới Z12 .

(b) Từ Z15 tới Z9 .

4. Tìm tất cả các tự đồng cấu của :

(a) Vành các số nguyên Z

(b) Vành Z20 các số nguyên môđun 20.

(c) Trường các số thực R


(d) Trường các số phức C

Bài 12
Các Bài Toán Kiểm Tra Các Phần Tử Khả
Nghịch, Phần Tử Bất Khả Qui Trong Vành
Giao Hoán Có Đơn Vị.
Các vành giao hoán có đơn vị, đặc biệt là các miền nguyên, được xem như là sự tổng quát
hóa của vành Z các số nguyên, nên hoàn toàn có thể trang bị các yếu tố của lí thuyết chia hết
của vành số nguyên và nghiên cứu về chúng.

Khái niệm chia hết trong vành giao hoán có đơn vị đặc biệt trong miền nguyên, được xác
định một cách tương tự như trong vành số nguyên. Cụ thể là, cho X là vành giao hoán, có đơn
vị 1 và a, b ∈ X. Ta nói a chia hết cho b hay a là bội của b nếu tồn tại phần tử c ∈ X sao cho
a = b · c. Khi đó ta cũng nói b chia hết a hay b là ước của a. Các kí hiệu về "chia hết" hay
"chia hết cho " được dùng như trong miền nguyên Z; các tính chất cơ bản của mối quan hệ
ước, bội này trong Z vẫn được bảo toàn trong vành giao hoán có đơn vị bất kì, và chúng sẽ
được dùng về sau, mỗi khi cần đến mà không cần phải nhắc lại.

Phần tử khả nghịch trong vành giao hoán có đơn vị X là phần tử u ∈ X sao cho u là ước
của đơn vị 1. Nói cách khác u khả nghịch ⇔ ∃v ∈ Xmà u · v = 1
Trong đại số cơ sở ta đã biết rằng : tập U tất cả các phần tử khả nghịch của một miền nguyên
X lập thành một nhóm đối với phép nhân. Kết quả này hoàn toàn có thể mở rộng cho vành
giao hoán có đơn vị bất kì ; tức là nếu X là vành giao hoán, có đơn vị thì tập U các phần
tử khả nghịch của X cũng lập thành một nhóm đối với phép nhân. Việc chứng minh kết quả
này là sự "sao chép" nguyên xi phép chứng minh về kết quả tương tự trong miền nguyên được
trình bày trong giáo trình đại số cơ sở; xin được dành cho bạn đọc kiểm chứng.

Ví dụ sau đây cho ta một tiêu chuẩn kiểm tra tính khả nghịch của phần tử u trong vành
giao hoán có đơn vị X, trong mối quan hệ với các phần tử lũy linh

6
Ví dụ 1 Trong vành giao hoán có đơn vị X, phần tử x ∈ X được gọi là lũy linh nếu tồn tại số
tự nhiên n > 0 sao cho xn = 0. Chứng minh rằng :

1. Nếu x lũy linh thì 1 + x khả nghịch.


2. Phần tử u ∈ X là khả nghịch ⇔ với mọi phần tử lũy linh x thì u + x là khả nghịch.
Phân tích ban đầu : Để chứng minh 1+x khả nghịch ta cần chỉ ra nó là ước của đơn vị 1. Do tính
lũy linh của x mà tồn tại n > 0 để xn = 0, từ đó (−x)n = 0 và 1 = 1−(−x)n là bội của 1+x = 1−
(−x) Giải :
1. Do x lũy linh nên tồn tại n > 0 để xn = 0, do đó (−x)n = 0. Vì 1 = 1 − (−x)n =
(1 + x)(1 + (−x) + · · · + (−x)n−1 ) nên hiển nhiên (1 + x)\1, tức (1 + x) khả nghịch.
2. Nếu mọi x lũy linh mà u + x khả nghịch thì nói riêng với x = 0 (là một phần tử lũy linh),
u = u + 0 là khả nghịch.

Bây giờ nếu u khả nghịch và x lũy linh, ta cần chỉ ra u + x khả nghịch. Ta sẽ áp dụng
1, bằng cách phân tích u + x = u(1 + u−1 x), với chú ý rằng x lũy linh thì u−1 x cũng lũy
linh. Vậy theo 1) (1 + u−1 x) là khả nghịch và u + x là tích hai phần tử khả nghịch là u
và (1 + u−1 x) cũng là phần tử khả nghịch.

Nhận xét 1 : Trong chứng minh trên ta đã sử dụng hằng đẳng thức 1 − xn = (1 − x)(1 +
x + · · · + xn−1 ) cho vành giao hoán có đơn vị X. Thật ra do tính chất các phép toán trong X,
mà mọi "hằng đẳng thức" khác có trong vành các số nguyên Z đều có thể được sử dụng cho
X, kể cả khai triển nhị thức Niu tơn !

Nhận xét 2 : Từ việc xử lý ví dụ trên, ta có thể rút ra vài phương pháp kiểm tra một phần
tử u ∈ X là khả nghịch. Đó là chỉ ra u là ước của đơn vị như trong lời giải 1/ (hoặc là chỉ ra
u là ước của một phần tử khả nghịch v nào đó). Cũng có thể chỉ ra u là tích của các phần tử
khả nghịch như trong lời giải 2/. Trở lại câu 2 của ví dụ trên bạn đọc có thể tự kiểm tra chi
tiết rằng u + x là ước của một phần tử khả nghịch nào đó theo một trong các cách sau :

Cách 1 : Vì u khả nghịch nên tồn tại u−1 , và

(u + x)(u−1 + x) = uu−1 + ux + x(u−1 + x) = 1 + v

với v = ux + x(u−1 x) là lũy linh.

Cách 2 : Vì xn = 0 nên :

(u + x)(u + (−x) + · · · + (−x)n−1 ) = un − (−x)n = un


với un là lũy thừa phần tử khả nghịch u.

Về các phần tử bất khả qui (tương tự số nguyên tố trong vành số nguyên Z) để tránh sự
phức tạp về mặt kĩ thuật, ta giới hạn sự xem xét chỉ trong miền nguyên.

Cho miền nguyên X, p ∈ X là phần tử khác 0 không khả nghịch được gọi là phần tử bất
khả qui nếu các ước của p chỉ là các phần tử khả nghịch hay các phần tử sai khác p một nhân

7
tử khả nghịch. Nói cách khác nếu q|p thì hoặc q|1 hoặc q = u · p với u|1. Phần tử q sai khác p
một nhân tử khả nghịch được gọi là phần tử liên kết với p và viết q ∼ p.
Các bài toán về phần tử bất khả qui trước hết là các bài toán kiểm tra tính bất khả qui của
phần tử cho trước nào đó.
  
a b
Ví dụ 2 Cho miền nguyên A = : a, b ∈ Z với hai phép toán cộng và nhân ma
−b a
trận.

1. Tìm tất cả các phần tử khả nghịch của A.


2. Kiểm tra tính bất khả qui của các phần tử sau trong A :
     
1 1 1 −1 0 2
A1 = ; A2 = và B =
−1 1 1 1 −2 0

Giải
 
1 0
1. Đơn vị của A là ma trận E = có detE = 1.
0 1
 
a b
Nếu A = là phần tử khả nghịch thì ắt tồn tại ma trận B ∈ A sao cho
−b a
A · B = E ⇒ detA · detB = detE ⇒ detA = a2 + b2 là ước của 1. Điều này xảy ra khi và
chỉ khi hoặc a2 = 1 và b2 = 0 hoặc a2 = 0 và b2 = 1.

Vậy có tất cả 4 phần tử khả nghịch trong A là :


       
1 0 −1 0 0 1 0 −1
; ; và .
0 1 0 −1 −1 0 1 0
 
a b
Nhận xét : Từ việc chứng minh trên ta đi tới kết luận : Ma trận A = là khả
−b a
nghịch ⇔ detA = 1. Và do vậy A không khả nghịch ⇔ detA > 1. Điều này có ích cho lời
giải câu 2) sau đây.
2. Do nhận xét trên đây nếu một ma trận C ∈ A không khả nghịch
 thìdetC > 1 và vì detC
1 1 1 −1
là số nguyên nên detC ≥ 2. Chú ý rằng các ma trận A1 = và A2 =
−1 1 1 1
đều có detA1 = 2 = detA2 nên hiển nhiên A1 , A2 không khả nghịch; và không thể phân
tích được thành tích của hai phần tử không khả nghịch vì như vậy thì định thức của
chúng phải không bé hơn 4 (mỗi phần tử không khả nghịch có định thức không bé hơn
2 !). Vậy cả A1 và A2 đều bất khả qui.

Còn ma trận B được phân tích thành :


     
0 2 −1 1 1 −1
B= = =
−2 0 −1 −1 1 1
trong đó cả hai nhân tử đều không khả nghịch. Vậy B không bất khả qui.
Nhận xét : Trong ví dụ trên để chứng minh một phần tử trong miền nguyên là bất khả

8
qui ngoài việc kiểm tra tính khác 0, không khả nghịch, ta dùng cách phản chứng để chứng
tỏ nó không thể phân tích được thành tích hai phần tử không khả nghịch; tức nó không
thể có ước thật sự (là ước không khả nghịch và không liên kết). Một cách khác để kiểm
tra tính bất khả qui của một phần tử cho trước, là sử dụng định nghĩa, lấy ước bất kì
của nó, ta tìm cách chứng minh, hoặc ước đó khả nghịch, hoặc ước đó liên kết với nó tức
đó là ước tầm thường.

Ví dụ 3 Cho miền nguyên X và p ∈ X là phần tử khác 0, không khả nghịch. Chứng minh rằng
nếu Iđêan sinh bởi phần tử p (là p · X) là Iđêan nguyên tố thì p là bất khả qui

Giải
Lấy ước bất kì q của p, Khi đó tồn tại s ∈ X, s 6= 0 sao cho p = s · q. Hiển nhiên s · q ∈ p · X là
Iđêan nguyên tố nên hoặc s ∈ pX hoặc q ∈ pX

Nếu s ∈ pX, ắt tồn tại t ∈ X mà s = pt. Kết hợp p = s · q, ta có s = t · q · s, và sau khi giản
ước phần tử s 6= 0 ( trong miền nguyên có luật giản ước này !) đẳng thức này cho ta t · q = 1.
Suy ra q|1, tức q là ước tầm thường.

Nếu q ∈ pX, ắt tồn tại u ∈ X mà q = u · p. Lập luận tương tự như trên ta đi đến u|1, do
đó q ∼ p, tức q là ước tầm thường.

Vậy trong bất kì trường hợp nào thì q cũng là ước tầm thường. Vậy p bất khả qui.

Bài Tập
1. Cho X là vành giao hoán, có đơn vị 1, gọi N (X) là tập tất cả các phần tử lũy linh của
X. Chứng minh:

(a) N (X) là Iđêan của X.


(b) Nếu N (X) là Iđêan tối đại thì N (X) là Iđêan tối đại duy nhất, đồng thời nhóm U
các phần tử khả nghịch là U = X|N (X).

2. Cho X là vành giao hoán có đơn vị 1 và u ∈ X. Chứng minh rằng nếu tồn tại phần tử
lũy linh x 6= 0 sao cho u + x là khả nghịch thì u khả nghịch.

3. Cho K[X] là đa thức trên trường K. Chứng rằng nếu đa thức f (x) không có nghiệm
trong K mà degf = 2 hoặc degf = 3, thì f (x) là bất khả qui trong K[x].

4. Cho các trường K, F mà K ⊂ F và đa thức f (x) ∈ K[x]. Chứng minh rằng nếu f (x) bất
khả qui trong F [x] thì f (x) bất khả qui trong K[x]. Nếu f (x) bất khả qui trong K[x] thì
có thể khẳng định rằng f (x) cũng bất khả qui trong F [x] ?.

5. Xét tính bất khả qui của các đa thức sau trong vành Z[x] :

(a) f (x) = 2x2 − 3x + 1.


(b) g(x) = x2 + x − 1.

6. Cho A là miền nguyên và p ∈ A ⊂ A[x]. Chứng minh rằng p bất khả qui trong A ⇔ p
bất khả qui trong A[x]

9
Bài 13
Các Bài Toán Về Vành Chính
Một miền nguyên bất kì X, dù được xem là sự mở rộng trực tiếp vành các số nguyên Z, còn
khá xa mới có được các tính chất cơ bản của lí thuyết chia hết trong vành Z. Nghiên cứu nguồn
gốc của các tính chất cơ bản này, có thể thấy hầu hết chúng đều được suy ra từ một tính chất
khá đặc biệt của vành Z. Đó là Iđêan bất kì của vành Z là Iđêan chính. Điều này dẫn ta tới
khái niệm vành chính được định nghĩa như sau :

Định nghĩa 1 Vành chính là một miền nguyên X, trong đó Iđêan bất kì đều là Iđêan chính.

Trong đại số cơ sở ta đã biết rằng : vành Z, vành các đa thức K[x] trên một trường K đều là
các vành chính.
Để kiểm tra một vành cho trước X là vành chính, theo định nghĩa ta cần kiểm tra X là miền
nguyên và phải chỉ ra rằng mỗi Iđêan của X là Iđêan chính.

Ví dụ 1 Chứng minh rằng trường K bất kì là vành chính

Giải
Trước tiên ta chỉ ra rằng trong K chỉ có duy nhất hai Iđêan tầm thường là {0} và K. Thật
vậy, nếu I 6= 0 là một Iđêan của K thì ∃a 6= 0, a ∈ I, và khi đó ∀x ∈ K thì x = a(a−1 x) ∈ I.
vậy I = K.
Bây giờ nếu I = 0 thì I = 0 · K
Còn nếu I = K thì I = 1 · K
Vậy mỗi Iđêan của K đều là Iđêan chính, tức trường K là vành chính.
Nhận xét : Trong ví dụ trên vì trường K chỉ có 2 iđêan duy nhất nên ta đã lần lượt kiểm tra
riêng từng Iđêan là Iđêan chính. Trường hợp chung nhất, ta thường lấy một Iđêan bất kì I 6= 0
và tìm cách chứng minh I là Iđêan chính (khi I = 0 thì hiển nhiên I là Iđêan chính !). Để làm
điều này, ta để ý rằng nếu I là Iđêan chính thì I phải được sinh bởi một phần tử nào đó a ∈ I ∗ ,
mà a là ước của mọi phần tử trong I, tức a là phần tử nhỏ nhất trong I theo quan hệ thứ tự
chia hết. Căn cứ vào cấu trúc cụ thể của vành đang xét, tính chất nói trên của a giúp ta xác
định được a và ta chỉ còn phải tìm cách chứng minh là I = hai. Chẳng hạn, nếu 0 6= I C Z thì
từ điều a là nhỏ nhất theo quan hệ chia hết trong I suy ra a cũng là nhỏ nhất về giá trị tuyệt
đối trong I ∗ , do vậy ta xác định a = min{k > 0 : k ∈ I}. Hay nếu I 6= 0 là Iđêan trong vành
đa thức K[x], thì từ điều a là nhỏ nhất theo quan hệ chia hết trong I suy ra a có bậc nhỏ nhất
trong I ∗ và dẫn đến việc xác định a là đa thức có bậc nhỏ nhất trong các đa thức của I ∗ .
Vành chính như đã biết, còn giữ được khá nhiều các tính chất quan trọng của lí thuyết chia
hết trong Z như :

• Trong vành chính A, ước chung lớn nhất hai phần tử bất kì là tồn tại.

• Trong vành chính A, hai phần tử a, b là nguyên tố cùng nhau ⇔ ∃s, t ∈ A mà sa + tb = 1


. .
• Trong vành chính A nếu ab..c và (a, c) = 1 thì b..c
.
• Trong vành chính A phần tử p 6= 0 không khả nghịch là bất khả qui ⇔ nếu ab..p thì hoặc
. .
a..p hoặc b..p

10
• Trong vành chính A mỗi phần tử a 6= 0 không khả nghịch đều phân tích được thành tích
các nhân tử bất khả qui và sự phân tích là duy nhất nếu không tính đến thứ tự các nhân
tử hay sự sai khác các nhân tử khả nghịch.
...
Các tính chất này là công cụ giúp ta giải quyết các bài toán về tính chất và mối quan hệ
giữa các phần tử trong vành chính.
. . .
Ví dụ 2 Trong vành chính A cho a..b, a..c và (b, c) = 1. Chứng minh rằng a..bc
Giải
.
Vì a..b nên tồn tại k ∈ A mà
a = kb (3)
.
Vì a..c nên tồn tại l ∈ A mà
a = lc (4)
Vì (b, c) = 1 nên tồn tại s, t ∈ A :
sb + tc = 1 (5)
Nhân hai vế của (5) với a ta được :

sba + tca = a.
thay a ở hạng tử đầu đẳng thức này theo (4), thay a ở hạng tử thứ hai theo (3) ta được :

a = sb(lc) + tc(kb) = (sl + tk)bc


.
Vậy: a..bc.
Các tính chất trên của vành chính cũng giúp cho chúng ta trong việc xử lí các bài toán phủ
định một vành cho trước là vành chính.

Ví dụ 3 Chứng minh rằng vành các đa thức hệ số nguyên Z[x] không là vành chính.
Giải
Xét hai đa thức x và 2 nguyên tố cùng nhau trong Z[x]. Nếu Z[x] là vành chính thì ắt tồn tại
các đa thức h(x), g(x) ∈ Z[x] sao cho :

xh(x) + 2 · g(x) = 1
Tuy nhiên hệ thức này không thể có trong Z[x] bởi số hạng tự do của đa thức vế trái luôn
là số chẵn, trong khi đó số hạng tự do của đa thức vế phải là số lẻ !

Vậy Z[x] không là vành chính.


Nhận xét : Để chỉ ra Z[x] không là vành chính, ta đã đưa ra một tính chất có trong vành
chính nhưng trong Z[x] lại không có. Đây là một trong những phương pháp thường dùng để
phủ định một vành không là vành chính. Ngoài phương pháp này ta có thể sử dụng một trong
các phương pháp truyền thống : phản chứng, chẳng hạn ở ví dụ trên ta có thể xử lí bằng phản
chứng như sau :

Giả sử Z[x] là vành chính khi đó Iđêan I sinh bởi hai đa thức x và 3 nguyên tố cùng nhau
là Iđêan sinh bởi ước chung lớn nhất của chúng (x, 3) = 1, tức I = Z[x], trong khi đó I = hx, 3i
chỉ là tập các đa thức có hạng tử tự do là bội của 3, hoàn toàn là Iđêan con thực sự của Z[x].
Mâu thuẩn này chỉ ra giả sử ban đầu là sai, tức Z[x] không là vành chính.

11
√ √
Ví dụ 4 Cho Z( −5) = {a + b −5 : a, b ∈ Z}. Chứng minh rằng :
√ √ √
1. Z( −5) là miền
√ nguyên và các phần tử 2, 3, 1 + −5 và 1 − −5 là các phần tử bất khả
qui trong Z( −5).

2. Z( −5) không là vành chính.

Giải

1. Việc kiểm tra√ Z( −5) là√miền nguyên xin phép dành lại cho độc giả. Ở đây ta chỉ kiểm
tra 2, 3, 1 + −5 và 1 − −5 là các phần tử bất khả qui. Ta có nhận xét rằng cả 4 phần
tử trên đều có mô đun bé hơn 4, lớn hơn 1, và vì vậy để chứng minh cả 4 phần √ tử bất
khả qui, ta chứng minh một điều tổng quát hơn sau đây : nếu phần tử z ∈ Z( −5) mà
1 < |z| < 4 thì z bất khả qui.

√ √ √
√ rằng trong Z( −5) các phần tử khả nghịch chỉ là 1+0 −5, −1+0 −5.
Trước hết ta thấy
Vậy z = a + b −5 không khả nghịch ⇔ hoặc b 6= 0 hoặc b = 0 và |a| ≥ 2.


Khi b 6= 0 thì |z| ≥ −5 và khi b = 0 và |a| ≥ 2 thì |z| ≥ 2.

Vậy z không khả nghịch thì |z| ≥ 2. Do đó một phần tử không bất khả qui vì luôn phân
tích được thành tích hai phần tử không khả nghịch z1 · z2 với |z1 |, |z2 | không bé hơn 2,
tức phải có mô đun không bé hơn 2 · 2 = 4.

Vậy nếu z có 1 < |z| < 4 thì z bất khả qui, và cả bốn phần tử nói trên là bất khả qui.
√ √
2. Trong Z( −5) xét phần tử 6 ∈ Z( −5) ta thấy
√ √
6 = 2 · 3và6 = (1 + −5)(1 − −5)

Vậy trong Z( −5) tồn tại phần tử có tới hai cách phân tích thành các nhân tử bất khả
qui khác nhau, vi phạm vào tính duy nhất của sự phân tích thành nhân tử bất khả qui
trong vành
√ chính.
Vậy Z( −5) không thể là vành chính.

Bài tập
√ √
1. Chứng minh rằng vành Z( −2) = {a + b −2 : a, b ∈ Z} là vành chính.

2. Giả sử p 6= 0 là phần tử của vành chính A. Chứng minh rằng p bất khả qui ⇔ Iđêan pA
là Iđêan nguyên tố. Chứng minh rằng p là bất khả qui khi và chỉ khi vành thương A/pA
là trường.

3. Vành Z( 2)[x] có là vành chính không ?
√ √ √
4. Cho Z( −3) = {a + b −3 : a, b ∈ Z}. Khi đó Z( −3) là miền nguyên. Chứng minh
rằng:
√ √ √
(a) Các phần tử 2, 1 + −3, 1 − −3 là các phần tử bất khả qui của Z( −3).

12

(b) Z( −3) không là vành chính.

5. Vành con chứa đơn vị của một vành chính có là vành chính không ? Ảnh toàn cấu của
một vành chính có là vành chính không ?

6. Trong vành chính A cho a, b ∈ A mà (a, b) = 1. Chứng minh rằng với mọi số m, n nguyên
dương, ta cũng có (am , bn ) = 1.

13
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS. Trần Huyên

Ngày 24 tháng 4 năm 2005

Bài 14. CÁC BÀI TOÁN VỀ VÀNH


ƠCLÍT
Các vành chính - như đã biết ở mục trước - nhờ có tính chất cơ bản : mỗi iđêan là iđêan
chính mà sở hữu được khá nhiều các tính chất chia hết như trong vành Z các số nguyên. Tuy
vậy, chúng vẫn còn một khoảng cách khá xa so với Z. Chẳng hạn, ước chung lớn nhất của hai
phần tử trong một vành chính A, đã tồn tại, nói chung vẫn không có được một thuật toán tìm
UCLN như trong vành số nguyên - thuật toán Ơclit. Khái niệm về vành Ơclit (mà các điều
kiện định nghĩa nó có được nhờ sự phân tích, đánh giá các điều kiện đảm bảo cho sự thực hiện
thuật toán Ơclit trong vành Z !), được xem là một bổ sung rút ngắn bớt khoảng cách đó.
Định nghĩa
Vành Ơclit là một miền nguyên A, sao cho trên tập A∗ các phần tử khác 0 xác định được ánh
xạ δ : A∗ −→ N, vào tập số tự nhiên N thỏa các điều kiện:
E1 : Nếu a, b ∈ A∗ mà a\b thì δ(a) 6 δ(b).
E2 : ∀a, b ∈ A, b 6= 0 luôn tồn tại q, r ∈ A sao cho a = qb + r, hơn nữa nếu r 6= 0 thì δ(r) < δ(b).
Ánh xạ δ được gọi là hàm bậc hay ánh xạ Ơclit.
Hiển nhiên vành Ơclit A là vành chính và đặc điểm nhận biết một vành Ơclit trong lớp các
vành chính nói chung đó là sự xác định của hàm bậc trên nó. Vì vậy các bài toán về vành Ơclit,
ngoài các dạng tương tự như có trong vành chính, mà cách xử lí nói chung cũng tương tự như
trong vành chính, đáng để ý hơn ở đây là các bài toán liên quan tới hàm bậc. Trứơc hết, chính
là các bài toán kiểm tra một vành đã cho là vành Ơclit.
Ví dụ 1   
a b
Cho æ = : a, b ∈ Z . Chứng minh rằng æ cùng với hai phép toán cộng và nhân
−b a
ma trận là một vành Ơclit.

Giải :

Để chứng minh æ là một vành Ơclit, trước hết ta cần kiểm tra æ là một miền nguyên theo các
bước sau:
+ æ có nhiều hơn một phần tử.
+ æ ⊂v M2 , với M2 là vành các ma trận cấp hai.

1
 
1 0
+ Đơn vị của æ là
0 1
+ Phép nhân trên æ là giao hoán.
+ æ không có ước của 0.
Bốn bước đầu khá đơn giản, xin dành cho bạn đọc. Để kiểm tra æ không có ước của 0, ta để
ý rằng :
a b 2 2
−b a = a + b = 0 ⇔ a = b = 0

nên  
a b
A= 6= 0
−b a
khi và chỉ khi det A 6= 0. Vậy nếu A 6= 0, B 6= 0 thì

det AB = det A. det B 6= 0


nên AB 6= 0. Vậy æ là miền nguyên.
Tiếp theo ta xây dụng hàm bậc δ : æ∗ −→ N mà với mỗi A ∈ æ∗ thì δ(A) = det A = a2 +b2 ∈ N.
Ta lần lượt kiểm tra δ thỏa các điiều kiện E1, E2
Thật vậy, trước hết nếu A\B (A, B ∈ æ∗ ) thì tồn tại C mà B = AC ⇒ det B = det A. det C,
từ đó ta có det A 6 det B (do det C > 1).
Vậy : δ(A) 6 δ(B) tức δ thỏa E1.
Bây giờ nếu A, B ∈ æ và B 6= 0. Khi đó det B 6= 0 nên tồn tại ma trận nghịch đảo B −1 ∈ M2 .
Xét ma trận AB −1 ∈ M2 , dễ thấy nó có dạng
 
−1 r s
AB =
−s r

1 1
Ta chọn các số nguyên a, b sao cho |a − r| 6 và |b − s| 6 , và lập ma trận
2 2
 
a b
Q= ∈æ
−b a

Khi đó ta có A = QB + (A − QB), trong đó ma trận

R = A − QB = (AB −1 − Q)B

thỏa mãn yêu cầu det R < det B (nếu R 6= 0) bởi :



−1
r−a s−b
det(AB − Q) =
b−s r−a
=(r − a)2 + (s − b)2
1 1
6 + < 1.
4 4
tức δ thỏa điều kiện E2.
Vậy æ là vành Ơclit.
Các bài toán về tính chất của các phần tử liên quan tới bậc (tức giá trị của ánh xạ Ơclit) của
chúng cũng là những dạng toán đáng chú ý trong vành Ơclit.

2
Ví dụ 2:
Cho vành Ơclit A với hàm bậc δ. Đặt

m = min δ(A∗ ) và n = min{δ(A∗ ) \ m}

Chứng minh rằng :


a. Nếu u ∈ A∗ mà δ(u) = m thì u \ 1
b. Nếu a ∈ A∗ mà δ(a) = n thì a bất khả qui.

Giải :

a) Theo tiên đề E2, với cặp phần tử 1, u 6= 0, ắt tồn tại q, r ∈ A sao cho 1 = qu + r .
Nếu r 6= 0 thì δ(r) < δ(u) = min δ(A∗ ) là điều không thể xảy ra. Vậy r = 0 tức 1 = qu hay
u\1 .
b) Hiển nhiên a 6= 0 và a không khả nghịch do δ(a) = n > m = min δ(A∗ ). (nếu a \ 1 thì
δ(a) = m! ). Để chứng minh a bất khả qui ta lấy ước bất kỳ b của a ta chỉ ra b là ước
khả nghịch hay ước liên kết với a. Vì b \ a nên tồn tại c mà a = bc ; đồng thời do E1 mà
δ(b) ≤ δ(a). Suy ra δ(b) = n hay δ(b) = m.
Nếu δ(a) = m, theo a) ta có : b \ 1.
Nếu δ(a) = n, theo tiên đề E2 áp dụng cho cặp b, a 6= 0, tồn tại q, r sao cho :

b = qa + r.

Nếu r 6= 0 thì δ(r) < δ(a) ⇒ δ(r) = m, do đó theo a) thì r \ 1. Khi đó ta có :

r = b − qa = b − q(bc) = b(1 − qc) ⇒ b \ r.

Điều này không thể xảy ra vì δ(b) = n > m = δ(r) !


Vậy r = 0 và b = qa, tức a \ b.
Do b \ a và a \ b nên b ∼ a
Vậy ước bất kỳ b của a là ước tầm thường, do đó a bất khả qui.
Ví dụ 3
Cho A là vành Ơclit với hàm bậc δ không là hàm hằng (δ(A∗ ) nhiều hơn một phần tử !). Chứng
minh rằng tồn tại phần tử a ∈ A, sao cho trong vành thương A/hai, mỗi lớp ghép khác 0 đều
chứa ít nhất một đại diện khả nghịch.

Giải :

Vì δ(A∗ ) nhiều hơn một phần tử nên tồn tại các số tự nhiên m = min δ(A∗ ) và n = min{δ(A∗ ) \
m}. Chọn a ∈ A∗ mà δ(a) = n; ta chỉ ra a là phần tử cần tìm. Thật vậy, nếu x + A là lớp ghép
khác 0 trong A/hai thì x không là bội của a, do đó tồn tại q, r ∈ A với r 6= 0 mà : x = qa + r.
Theo điiều kiện E2 thì δ(r) < δ(a) ⇒ δ(r) = m, do vậy r khả nghịch và r = x − qa ∈ x + A, là
đại diện khả nghịch của lớp x + A 6= 0.

3
BÀI TẬP
1. Chứng minh rằng vành các số phức có dạng a + ib với a, b ∈ Z là vành Ơclit.

2. Cho tập các số phức √  √


Z( −2) = a + b( −2) : a, b ∈ Z

Chứng minh Z( −2) √ là vành
√ Ơclit (với phép cộng và phép
√ nhân số phức). Chứng minh
2 2
rằng phần tử a + b −2 ∈ Z( −2) là bất khả qui trong Z( −2) nếu a + 2b là số nguyên
tố.

3. Cho A là vành Ơclit. Chứng minh rằng giá trị của hàm bậc δ trên hai phần tử liên kết là
bằng nhau. Từ đó suy ra rằng A là trường khi và chỉ khi hàm bậc δ trên A∗ là hàm hằng
(tức δ(x) = n ∈ N, ∀x ∈ A∗ )

4. Cho A là vành Ơclit với ánh xạ Ơclit δ : A∗ −→ N. Chứng minh rằng tồn tại ánh xạ Ơclit
δ 0 : A∗ −→ N sao cho
δ 0 (A∗ ) = {0, 1, 2, . . . , n} hay δ 0 (A∗ ) = N

5. Cho A là vành Ơclit không phải là trường và cho a ∈ A∗ là phần tử sao cho mỗi lớp ghép
khác 0 của vành thương A/hai đều chứa một đại diện khả nghịch. Chứng minh rằng a là
phần tử bất khả qui. Có kết luận gì về bậc của a ?

6. Cho A là vành Ơclit và I C A. Chứng minh rằng vành thương A/I là vành Ơclit ⇔ A/I là
miền ngyuên.

4
ĐẠI SỐ (CƠ SỞ)
Tài liệu ôn thi cao học năm 2005
Phiên bản đã chỉnh sửa

TS. Trần Huyên

Ngày 29 tháng 4 năm 2005

Bài 15. Các Bài Toán Về Vành Đa Thức


Lý thuyết các vành đa thức cũng như các dạng toán liên quan tới chúng là rất phong phú và
đa dạng. Tuy nhiên trong giới hạn của chương trình, chúng ta chỉ quan tâm chủ yếu tới các dạng
toán của vành đa thức liên quan tới các khái niệm cơ bản của lý thuyết vành. Rải rác, đây đó
trong các mục khác nhau của chuyên đề ôn tập này, ta đã có một số ví dụ về chúng. Phần còn
lại này, chúng ta để ý nhiều hơn tới các dạng toán liên quan tới lý thuyết chia hết trong vành đa
thức, những vấn đề về đa thức bất khả qui, đa thức nguyên tố cùng nhau, ... liên quan với nghiệm
của đa thức. Xin nhắc lại rằng, riêng đối với một vành đa thức trên một trường K, K[x] luôn luôn
là một vành Ơclít. Và vì vậy khi xử lý các bài tập trong vành đa thức, các kết quả, tính chất của
vành Ơclit (và do đó cả của vành chính) thường được áp dụng khá hiệu quả. Ta cũng không quên
nhắc tới một kết quả cũng rất hay được sử dụng trong vành đa thức thường được biết dưới cái
tên "định lý Bezout", đó là vành đa thức f (x) chia hết cho đa thức bậc nhất g(x) khi và chỉ khi
nghiệm của g(x) là nghiệm của f (x). Hơn nữa khi xử lý các bài toán trong các vành đa thức cụ
thể, ta cũng cần tới các tri thức cụ thể của các vành đó; đặc biệt là với các vành đa thức trên các
trường số : C[x], R[x], Q[x], mà việc hệ thống lại xin phép được dành cho độc giả.

Ví dụ 1: Cho g(x), f (x) ∈ C[x] là các đa thức khác 0. Chứng minh rằng f (x), g(x) là nguyên
tố cùng nhau khi và chỉ khi chúng không có nghiệm chung nào.

GIẢI
Nếu f (x), g(x) không nguyên tố cùng nhau, ắt tồn tại h(x) với deg(h) ≥ 1 sao cho (f (x), g(x)) =
h(x).
Theo định lý cơ bản của đại số, do deg(h) ≥ 1 nên h(x) có ít nhất một nghiệm phức x0 . Hiển
nhiên x0 là nghiệm chung của cả f (x) và g(x).
Ngược lại, nếu f (x) và g(x) có chung nghiệm x0 . Theo định lý Bezout cả f (x) và g(x) có chứa
chung nhân tử (x − x0 ), nên (f (x), g(x)) 6= 1.
Vậy (f (x), g(x)) = 1 ⇔ f (x), g(x) không có nghiệm chung

1
Ví dụ 2: Cho các trường K ⊂ F và đa thức f (x) ∈ K[x] là bất khả qui trong K[x] nhưng có
nghiệm x = x0 ∈ F . Cho g(x) ∈ K[x] là đa thức cũng nhận x = x0 ∈ F làm nghiệm. Chứng minh
rằng f (x)\g(x).

GIẢI

Trong vành đa thức K[x] xem như một vành chính, mối quan hệ của một đa thức bất khả
qui f (x) với đa thức bất kì g(x) chỉ có thể nằm trong hai khả năng là hoặc f (x)\g(x) hoặc
(f (x), g(x)) = 1.
Nếu (f (x), g(x)) = 1, ắt tồn tại các đa thức t(x), s(x) ∈ K[x] sao cho s(x).f (x) + t(x).g(x) = 1.
Hệ thức sau cùng này, do K[x] ⊂ F [x] nên cũng có ở trong F [x], tức là trong F [x] thì vẫn có
(f (x), g(x)) = 1.
Tuy nhiên theo giả thiết bài toán các đa thức f (x), g(x) nhận x0 ∈ F làm nghiệm, nên theo
định lý Bezout, trong F [x] cả f (x), g(x) có nhân tử chung (x − x0 ). Tức là không thể xảy ra trường
hợp (f (x), g(x)) = 1.
Vậy chỉ có thể xảy ra : f (x)\g(x)

Ví dụ 3: Trong vành đa thức K[x] với K là trường, cho đa thức f (x). Sử dụng phép đổi biến
x = ay + b (a 6= 0) ta xây dựng đa thức g(y) = f (ay + b). Chứng minh rằng đa thức f (x) bất khả
qui khi và chỉ khi đa thức g(y) bất khả quy.

GIẢI

Dễ thấy mệnh đề trên là tương đương với mệnh đề sau :

f (x) không bất khả qui ⇔ g(y) không bất khả qui

Trước hết nếu f (x) không bất khả qui, ắt tồn tại các đa thức f1 (x), f2 (x) ∈ K[x] với deg(f1 ) ≥ 1,
deg(f2 ) ≥ 1 sao cho f (x) = f1 (x).f2 (x). Khi đó ta cũng có:

g(y) = f (ay + b) = f1 (ay + b).f2 (ay + b) = g1 (y).g2 (y)

với
g1 (y) = f1 (ay + b) có deg(g1 ) = deg(f1 ) ≥ 1
g2 (y) = f2 (ay + b) có deg(g2 ) = deg(f2 ) ≥ 1
tức g(y) cũng không bất khả qui.
Tiếp theo để ý rằng nếu x = ay + b (a 6= 0) thì y = cx + d, trong đó c = a−1 và d = −ba−1 . Vì
vậy nếu g(y) = f (ay + b) thì f (x) = g(cx + d). Do đó nếu g(y) = g1 (y).g2 (y) với deg(g1 ) ≥ 1 và
deg(g2 ) ≥ 1 thì
f (x) = g(cx + d) = g1 (cx + d).g2 (cx + d) = f1 (x).f2 (x)
với
f1 (x) = g1 (cx + d) có deg(f1 ) = deg(g1 ) ≥ 1
f2 (x) = g2 (cx + d) có deg(f2 ) = deg(g2 ) ≥ 1

2
tức nếu g(y) không bất khả qui thì f (x) không bất khả qui.

Ví dụ 4: Trong vành Q[x] cho đa thức:

f (x) = (x − a1 )(x − a2 ) . . . (x − an ) − 1
trong đó a1 , a2 , . . . , an là các số nguyên phân biệt. Chứng minh rằng f (x) là bất khả qui trong
Q[x]. Đa thức f (x) có bất khả qui trong R[x] hay trong C[x] không ?

GIẢI

Nếu f (x) không bất khả qui, ắt tồn tại các đa thức hệ số nguyên h(x), g(x) bậc lớn hơn hay
bằng 1 sao cho

f (x) = g(x).h(x)
Khi đó ta cũng có degg(x) < degf (x) và degh(x) < degf (x) do degf = degg+degh và degg ≥ 1,
degh ≥ 1).
Do f (ai ) = −1 với i = 1, 2, . . . , n, nên g(ai ).h(ai ) = −1, ∀i. Bởi g(ai ), h(ai ) ∈ Z nên từ đó
suy ra g(ai ) + h(ai ) = 0. Nếu g(x) + h(x) 6= 0 thì deg(h(x) + g(x)) ≤ max{deg(g), deg(h)} tức
deg(h(x) + g(x)) < deg(f (x)) = n. Và ta có h(x) + g(x) là đa thức bậc bé hơn n lại có n nghiệm
a1 , a2 , . . . , an ; là điều không thể được. Vậy phải có : h(x) + g(x) = 0, do đó h(x) = −g(x) và
f (x) = g(x).h(x) = −[g(x)]2 .
Điều này cũng không thể xảy ra vì hệ số cao nhất của

f (x) = (x − a1 )(x − a2 ) . . . (x − an ) − 1
là +1, trong khi đó hệ cao nhất của −(g(x))2 là số âm. Mâu thuẩn này chỉ ra rẳng f (x) bất khả
qui trong Q[x].
Nếu xét trong R[x] hay C[x], dễ thấy f (x) bất khả quy ⇔ deg(f (x)) = 1, tức n = 1

3
BÀI TẬP

1. Cho các trường K ⊂ F và các đa thức f (x), g(x) ∈ K[x]. Chứng minh rằng (f (x), g(x)) = 1
trong K[x] ⇔ (f (x), g(x)) = 1 trong F [x].

2. Cho K là trường và f (x) ∈ K[x] mà


f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn vớia0 .an 6= 0 và n ≥ 1
Chứng minh rằng f (x) là bất khả quy trong K[x] khi và chỉ khi
g(x) = a0 xn + a1 xn−1 + . . . + an−1 x + an là bất khả quy.

3. Cho a1 , a2 , . . . , an là các số nguyên phân biệt. Chứng minh rằng các đa thức sau là bất khả
quy trong Q[x] :

(a) (x − a1 )(x − a2 ) . . . (x − an ) + 1 với n lẻ.


(b) (x − a1 )2 (x − a2 )2 . . . (x − an )2 + 1.

4. Chứng minh rằng với vành K giao hoán, có đơn vị thì các khẳng định sau là tương đương.

(a) K là trường
(b) K[x] là vành Ơclít
(c) K[x] là vành chính

4
THAY CHO LỜI KẾT

Độc giả thân mến !

Thế là bạn đã dạo qua trang web chuyên đề ôn thi Đại số cơ sở của chúng tôi và giờ đây đã
tới ... "điểm dừng"!
Có thể bạn cho rằng, đã không tìm được thêm những điều mới mẻ như bạn kỳ vọng. Bạn thông
cảm, bởi đây vốn là chuyên đề ôn tập chỉ được phép nói nhiều và nói lại về những điều... "biết
rồi... nói mãi"!
Có thể bạn cho rằng đâu đó, trong quá trình triển khai chuyên đề, có đôi chút sa đà lệch lạc
so với yêu cầu "cơ bản" của một chuyên đề ôn tập ? Rất có thể bạn đã đúng, nhưng bạn ơi để lựa
chọn được một nội dung có thể làm hài lòng hết thảy mọi người thật quá khó khăn!
Dù bạn đã thu lượm được nhiều hay ít từ chuyên đề của chúng tôi; dù bạn đã rất hứng thú
hay chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa",... tại điểm kết thúc này, xin được nói lời chia tay. Tạm biệt bạn,
chúc bạn một mùa thi kết quả mĩ mãn. Và hẹn gặp bạn trong một tương lai gần trên giảng đường
Cao học của ĐHSPTPHCM. Khi đó ắt hẳn có nhiều chuyên đề mới mẻ, hấp dẫn để chúng ta có
thể trao đổi trực tiếp.
Lời cuối cùng chúng tôi muốn nhắn gởi lại bạn là : Trước khi khởi công dựng tiếp các tầng lầu
mới cho lâu đài tri thức của mình, bạn hãy gia cố lại nền móng của tòa lâu đài thật chắc chắn,
thật vững chãi!

Chúc các bạn thành công!

You might also like