You are on page 1of 10

ĐẠO HÀM ĐA THỨC, ĐỒNG DƯ ĐA THỨC

VÀ ỨNG DỤNG

Lê Phúc Lữ (ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM)


Việt Nam

Giới thiệu. Trong câu 2, đề thi chọn đội tuyển VN dự thi Olympic Toán quốc tế 2023 vừa qua,
ta thấy có một bài đa thức rất thú vị, vừa có biến đổi đại số lại vừa có hơi hướng bất biến trong tổ
hợp. Với bài viết nhỏ này, ta sẽ cùng điểm qua một số bài toán có thể xử lý bằng kỹ thuật sử dụng
đạo hàm và đồng dư đa thức, từ đó hướng tới giải quyết bài toán vừa nêu. Đây có thể nói là những
kỹ thuật hay nhưng cũng rất đặc thù, bởi nhiều bài toán khó có cách giải khác nếu không tiếp cận
theo hướng đi này.
1. Lý thuyết cần nhớ

Trong bài viết này, ta quy ước xét các đa thức hệ số thực. Ta nói đa thức P (x)
chia hết cho Q(x) nếu tồn tại đa thức f (x) để P (x) = Q(x) · f (x).

Ta biết rằng nếu P (x) có nghiệm bội x = a thì P (x) sẽ chia hết cho (x − a)2
nên đặt P (x) = (x − a)2 H(x). Đạo hàm hai vế thì được

P ′ (x) = (x − a)2 H ′ (x) + 2(x − a)H(x)

sẽ chia hết cho x − a. Nói cách khác thì nghiệm bội của P (x) sẽ cũng là nghiệm
của đạo hàm. Phép lấy đạo hàm đa thức trong một số tình huống sẽ tỏ ra rất
hiệu quả, chẳng hạn khi giải phương trình hàm đa thức, ta lấy đạo hàm hai vế
để thu được một đẳng thức mới, bổ sung vào ràng buộc đã có sẵn.

Tiếp theo, nếu P (x), Q(x) cùng chia hết cho f (x) thì f (x) được gọi là ước
chung của hai đa thức. Trong các ước chung đó, ta xét f (x) monic có bậc lớn
nhất là gcd(P, Q). Khi đó, hai đa thức P (x), Q(x) nguyên tố cùng nhau nếu
gcd(P, Q) = 1, tức là chúng không cùng chia hết cho đa thức nào khác hằng.

Nếu P (x) − Q(x) chia hết cho f (x), ta quy ước viết

P (x) ≡ Q(x) mod f (x).

Dễ dàng kiểm tra được các tính chất của đồng dư thức (tương tự như số học)
thì vẫn đúng: tổng, hiệu, tích, lũy thừa.

Từ đó, ta cũng có thể định nghĩa đồng dư cho phân thức đại số. Cụ thể là cho
các đa thức P1 (x), Q1 (x), P2 (x), Q2 (x) và f (x) trong đó Q1 (x), Q2 (x) nguyên
tố cùng nhau với f (x). Khi đó

P1 (x) P2 (x)
≡ mod f (x) ←→ f (x) | P1 (x)Q2 (x) − P2 (x)Q1 (x).
Q1 (x) Q2 (x)

2. Các bài toán chọn lọc

Bài toán 1 (Chuyên KHTN Hà Nội, 2021) Tìm tất cả số thực a để các đa thức

P (x) = x2020 + x3 − a và Q(x) = x2021 + x2 − a

cùng chia hết cho một đa thức bậc 3 hệ số thực.


Lời giải Gọi d = gcd(P, Q) thì ta có ngay deg d ≥ 3 và

d | xP (x) − Q(x) = x4 − ax − x2 + a = (x − 1)(x3 + x2 − a) = f (x).

Vì 2 đa thức đã cho cùng chia hết cho 1 đa thức bậc ba nên có ít nhất 1
nghiệm thực chung, đặt là x0 . Ta xét các trường hợp sau:
Trường hợp 1. Nếu x0 = 1 thì thay vào được a = 2. Khi đó f (x) =
(x − 1)2 (x2 + 2x + 2). Ta sẽ chỉ ra rằng P (x) = x2020 + x3 − 2 không chia hết
cho x2 +2x+2. Thật vậy, thực hiện lấy đồng dư theo modulo g(x) = x2 +2x+2 Ngoài cách này, ta có thể
với chú ý x2 ≡ −2(x + 1) mod g(x). Khi đó xét phép chia hết thu
được thương là đa thức
1010
x2020 + x3 − 2 = (x2 ) + x3 − 2x − 4 + 2x + 2 nguyên, thay x = 3 vào
≡ 21010 (x + 1)1010 + 2x + 2 ≡ −21010 + 2x + 2 mod g(x) thì có 17|32020 + 33 − 2,
dùng Fermat nhỏ, dễ chỉ
nên không có phép chia hết. Mặt khác, P (x) không thể chia hết cho (x − 1)2 ra điều vô lý.
thì nếu không thì P ′ (x) = 2020x2019 + 3x2 phải chia hết cho x − 1, rõ ràng
cũng vô lý. Do đó, P (x) không thể có nhân tử chung bậc ba nào với f (x)
được, không thỏa mãn điều kiện.
Trường hợp 2. Nếu x0 ̸= 1 thì x0 sẽ là nghiệm của x3 + x2 − a. Suy ra

x30 + x20 − a = 0 = x2020


0 + x30 − a

nên x20 = x2020


0 . Phương trình này có nghiệm khác 1 là x0 = 0 hoặc x0 = −1.
Trong cả hai trường hợp, ta đều có a = 0. Khi đó

P (x) = x2020 + x3 = x3 (x2017 + 1) và Q(x) = x2021 + x2 = x2 (x2019 + 1)

đều chia hết cho x2 (x + 1) là một đa thức bậc ba. Vậy a = 0 là số thực duy
nhất thỏa mãn đề bài.

Bài toán 2 (ITOT, 2014) Cho đa thức P (x), Q(x) hệ số thực sao cho

(P (x))2 = 1 + x + x100 Q(x).

Chứng minh rằng hệ số của x99 trong (P (x) + 1)100 là 0.

Lời giải Trong giả thiết, thay x = 0 thì được P 2 (0) = 1 nên P (0) = ±1.
Nếu như P (0) = −1 thì P (x)+1 chia hết cho x nên hiển nhiên có kết quả như
trên. Ta xét P (0) = 1 thì P (x) − 1 chia hết cho x nên kéo theo (P (x) − 1)100
chia hết cho x100 . Ta thấy

(P (x) + 1)100 + (P (x) − 1)100

chỉ chứa các lũy thừa bậc chẵn của (P (x))2 nên tồn tại một đa thức R(x)
bậc 50 sao cho
 
(P (x) + 1)100 + (P (x) − 1)100 = R (P (x))2 .
Hơn nữa theo giả thiết thì P (x) ≡ 1 + x (mod x100 ) nên
 
R (P (x))2 ≡ R(1 + x) (mod x100 )

nên
(P (x) + 1)100 + (P (x) − 1)100 ≡ R(x + 1) (mod x100 ).
Chú ý rằng x100 |(P (x) − 1)100 nên

(P (x) + 1)100 ≡ R(x + 1) (mod x100 ).

Điều này cho thấy khi lấy (P (x) + 1)100 chia cho x100 thì thu được đa thức
dư là R(x + 1) với deg R = 50 hay (P (x) + 1)100 = R(x + 1) + x100 f (x) với
f (x) là đa thức nào đó. Từ đây dễ dàng thấy rằng các hệ số

x51 , x52 , . . . , x99

trong (P (x) + 1)100 đều phải bằng 0.

Bài toán 3 (VN TST mock test) Đa thức f (x) được gọi là “đẹp” nếu nó monic và tất cả Ý 1) của bài toán là hoàn
các hệ số của nó thuộc {−1, 0, 1}. toàn mới và có thể giải
bằng đồng nhất hệ số khá
1. Hỏi đa thức đẹp f (x) có bậc 2023 và chia hết cho x13 − 1 thì có nhiều cồng kềnh, còn ý 2) tham
nhất mấy hệ số khác 0? khảo từ một bài toán
2. Xét số thực a ∈ (1; 2), chứng minh rằng tồn tại đa thức đẹp f (x) để trong tạp chí AMM.
|f (a)| < 2023!
1
.

2023
1) Đặt P (x) = bi xi với bi ∈ {−1, 0, 1}. Xét đồng dư theo modulo x13 − 1
P
Lời giải
i=0
thì ta có

x13k+r ≡ xr (mod x13 − 1), ∀k ∈ N, r ∈ {0, 1, . . . , 12}.

Từ đó suy ra

P (x) ≡(b0 + b13 + · · · + b2015 ) + (b1 + b14 + · · · + b2016 )x + · · ·


+ (b8 + b21 + · · · + b2023 )x8 + · · ·
+ (b12 + b25 + · · · + b2014 )x12 (mod x13 − 1).

Vế phải là một đa thức g(x) có deg g(x) ≤ 12 nên để có phép chia hết thì
g(x) ≡ 0, và tất cả các hệ số của g(x) phải là 0. Mà mỗi hệ số đó lại đều là
tổng một số hệ số của P (x) ban đầu, trong đó hệ số của x0 → x8 có chứa
156 số hạng, còn của x9 , x10 , x11 , x12 chỉ có 155 số hạng. Các số hạng thì chỉ
nhận giá trị 0, −1, 1 nên trong hệ số của x9 , x10 , x11 , x12 , các số hạng không
cùng lúc khác 0 được (vì tổng sẽ lẻ). Do đó, có ít nhất 4 hệ số khác 0 ứng
với các số mũ này nên số hệ số khác 0 nhiều nhất là 2020.
Để xây dựng, ta chỉ cần chọn b9 = b10 = b11 = b12 = 0, các hệ số còn lại
trong mỗi tổng thì cộng trừ xen kẽ là được.
2) Với mỗi n nguyên dương, gọi Ωn là tập hợp các đa thức đẹp bậc không
quá n, còn Φn là tập con của Ωn nhưng chỉ chứa các đa thức có hệ số 0, 1. Vì
a ∈ (1; 2) nên với mọi f ∈ Φn thì 0 ≤ f (a) ≤ 1 + a + · · · + an , nhưng |Φn | = 2n
(do mỗi hệ số của f đều có 2 cách chọn), nên theo nguyên lý Dirichlet thì
tồn tại g1 , g2 ∈ Φn sao cho

1 + a + · · · + an an+1 − 1
|g1 (a) − g2 (a)| < = .
2n 2n (a − 1)

Dễ thấy rằng f (x) = g1 (x) − g2 (x) có các hệ số 1, 0, −1 và nếu giả sử hệ số


bậc cao nhất của nó là 1 thì f (x) là đa thức đẹp thuộc Ωn . Vì a < 2 nên dễ
thấy được rằng
an+1 − 1
→ 0 khi n → +∞
2n (a − 1)
nên có thể chọn n đủ lớn để cho tồn tại f ∈ Ωn và |f (a)| < 2023! .
1
Ta có điều
phải chứng minh.

Bài toán 4 (Bài tập đội tuyển IMO, 2018) Đa thức f (x) hệ số thực được gọi là “đẹp”
nếu có thể biểu diễn thành dạng

f (x) = (P (x))3 − (Q(x))2 ,

trong đó P (x), Q(x) là các đa thức hệ số thực.

1. Chứng minh rằng f (x) = 2018x2 − 2019 là đa thức đẹp.

2. Hỏi có tồn tại hay không đa thức f (x) bậc nhất là đa thức đẹp?

Lời giải 1) Ta sẽ chứng minh rằng tồn tại a, b, c ∈ R ứng với P (x) = a2 x2 + b, Q(x) =
a3 x3 + cx. Thay vào và khai triển, ta có

(3a4 b − 2a3 c)x4 + (3a2 b2 − c2 )x2 + b3 = 2018x2 − 2019.

Ta đưa về hệ phương trình sau

3a b − 2a3 c = 0
 4



3a2 b2 − c2 = 2018

b = −2019
 3

Từ đây dễ dàng chọn được f (x) = 2018x2 − 2019 là đa thức đẹp.


2) Giả sử tồn tại m, n ∈ R với m ̸= 0 sao cho

P (x)3 − Q(x)2 = mx + n.

Đặt u = deg P (x), v = deg Q(x) thì dễ thấy deg P (x)3 = 3u, deg Q(x)2 = 2v
và 3u, 2v > 1 nên ta cần có 3u = 2v (để hệ số cao nhất triệt tiêu nhau), từ
đây suy ra u < v.
Đạo hàm hai vế của đẳng thức trên, ta có Ở câu này, ta cũng có thể
sử lý bằng một kết quả
3P (x)2 · P ′ (x) − 2Q(x) · Q′ (x) = m. mạnh là định lý Mason -
Stother: Cho các đa thức
Do đó P (x), Q(x), R(x) đôi một
2Q(x) · Q′ (x) + m ≡ 0 (mod P (x)2 ) nguyên tố cùng nhau có số
Theo đề thì nghiệm thực, phức phân
Q2 (x) + mx + n ≡ 0 (mod P (x)2 ) biệt là a và
nên nhân đồng dư thức thứ nhất cho Q(x) và đồng dư thức thứ hai cho P (x) + Q(x) = R(x).
2Q′ (x) rồi trừ xuống, ta được
Khi đó bậc cao nhất của
R(x) = m · Q(x) − 2Q′ (x) · (mx + n) ≡ 0 (mod P (x)2 ) các đa thức P, Q, R sẽ
không vượt quá a − 1.
Ta xét các trường hợp sau
Định lý này cũng là cơ sở
• Nếu R(x) ≡ 0 thì m · Q(x) = 2Q′ (x) · (mx + n). Gọi α ̸= 0 là hệ số bậc để giải bài toán Fermat
cao nhất của Q(x) thì đồng nhất hệ số cao nhất có mα − 2vmα = 0 ⇒ lớn phiên bản đa thức.
2v = 1, vô lý.

• Nếu deg R(x) > 0 thì deg R(x) ≤ deg Q(x) = v, mà R(x) chia hết cho
P (x) nên
4
deg R(x) ≥ 2 deg P (x) = 2u = v,
3
điều này cũng vô lý.

Vậy nên không tồn tại đa thức bậc nhất thỏa mãn đề bài.

Bài toán 5 (TP.HCM, 2014) Tìm tất cả các cặp đa thức nguyên f (x), g(x) thỏa mãn
điều kiện
f (g(x)) = x2013 + 2014x + 1, ∀x ∈ R.

Lời giải Trước hết, ta sẽ chỉ ra rằng bậc của một trong hai đa thức đã cho phải là 1. Ý tưởng đạo hàm để phát
Thật vậy, đạo hàm hai vế, ta có sinh điều kiện mới tỏ ra
rất hiệu quả. Tác giả bài
g ′ (x) · f ′ (g(x)) = 2013x2012 + 2014. viết chưa biết cách xử
lý nào khác để có thể
Nếu deg f (x) > 1, deg g(x) > 1 thì vế trái khả quy, trong khi áp dụng tiêu
đồng nhất hệ số trực tiếp
chuẩn Eisenstein cho đa thức ở vế phải ứng với p = 2 thì đa thức này bất
mà thu được bậc của
khả quy, mâu thuẫn.
f (x), g(x) là 1.
Gọi m, n lần lượt là bậc của hai đa thức f (x), g(x). Theo trên thì ta đã chứng
minh được m = 1 hoặc n = 1. Ta xét các trường hợp:

• Nếu m = 1 thì đặt đa thức f (x) = ax + b với a, b ∈ Z, đa thức


g(x) = cx2013 + 2012
i=0 ci x . Khi đó
i
P

2012
f (g(x)) = acx2013 + a ci xi + b.
X

i=0
Đồng nhất hệ số, ta có ac = 1, aci = 0 với i = 2, 3, 4, . . . , 2012 và
ac1 = 2014, ac0 + b = 1.

– Nếu c = 1 thì a = 1, c1 = 2014, c0 + b = 1. Trường hợp này có

f (x) = x + b, g(x) = x2013 + 2014x + 1 − b.

– Nếu c = −1 thì a = −1, c1 = −2014, −c0 + b = 1. Khi đó,

f (x) = −x + b, g(x) = −x2013 − 2014x + b − 1

• Nếu n = 1 thì tương tự trên, ta tìm được hai đa thức thỏa mãn là

f (x) = (x−b)2013 +2014(x−b)+1 và f (x) = −(x−b)2013 −2014(x−b)+1.

Vậy ta tìm được 4 cặp đa thức thỏa mãn như trên.

Bài toán 6 (Nga, 2014) Nếu trên bảng có hai đa thức f (x), g(x) thì ta được viết thêm Câu hỏi tương tự: ta
f (x) + g(x), f (x) − g(x), f (x)g(x) hoặc cf (x), cg(x) với c ∈ R. Hỏi từ hai đa không thể thu được x từ
thức 2x3 − 3x2 − 4 và x2 − 2x, có thể thu được các cặp đa thức sau

1. x2018 − 1 hay không? • (x2 + x, x2 + 2),

2. (x − 2)2014 hay không? • (2x2 + x, 2x),

Lời giải Bài toán này sử dụng ý tưởng bất biến về nghiệm, nói chung cũng khá mẹo • (x2 + x, x2 − 2).
mực. Cụ thể là

1. Các đa thức mới thu được luôn có nghiệm là x = 2.

2. Đạo hàm của các đa thức mới thu được luôn có nghiệm là x = 1.

Bài toán 7 (Nga, 2019) Với mỗi số x > 0 trên bảng, mỗi lần cho phép bình phương số
đó hoặc tăng nó lên 1 đơn vị. Biết rằng không thể thực hiện thao tác tăng 1
đơn vị hai lần liên tiếp. Giả sử sau một số thao tác, từ số x nguyên dương,
ta được số y > xn + 1. Chứng minh rằng y ≥ xn + x − 1.

Lời giải Ta coi các số xuất hiện trong quá trình có giá trị là đa thức biến biến x, xét
đồng dư theo modulo x2 + x + 1 thì được

x → {x + 1, x2 } → {x, x2 + 1} → {x + 1, x2 },

vì thế nên đa thức dư trong suốt quá trình chỉ có thể là x, x2 , x + 1, x2 + 1.


Rõ ràng nếu x = 1 thì bài toán đúng, ta xét x > 1. Ta có

y > xn + 1 ←→ y ≥ xn + 2,

cần chỉ ra rằng y ≥ xn + x − 1, tức là bất đẳng thức được làm chặt lên với
một lượng ít nhất là x − 3. Ta có các trường hợp sau

• Nếu n chia hết cho 3 thì xn + 2 ≡ 3 (mod x2 + x + 1.)

• Nếu n chia 3 dư 1 thì xn + 2 ≡ x + 2 (mod x2 + x + 1.)

• Nếu n chia 3 dư 2 thì xn + 2 ≡ x2 + 2 (mod x2 + x + 1.)

Theo nhận xét trên, ta thấy không có các số dư này trong danh sách nên để
có được đồng dư đó, giá trị y sẽ nhận số dư tiếp theo gần nó nhất.

• Từ 3 → x thì độ chênh lệch chính là x − 3.

• Từ x + 2 → x2 thì độ chênh lệch chính là x2 − x − 2 ≥ x − 3, đúng.

• Từ x2 + 2 → (x2 + x + 1) + x với độ chênh lệch là 2x − 1 ≥ x − 3, đúng.

Vậy trong mọi trường hợp thì kết luận đều đúng.

Bài toán 8 (VN TST 2023) Xét các hàm số sau đây trên tập số thực khác 0: ♡ các thao tác được áp
dụng trên danh sách khá
2 34 ‘phong phú’, cho thấy
P (x) = (x2 − 1)2023 , Q(x) = (2x + 1)14 , R(x) = (2x + 1 + ) .
x rằng các biến đổi đại số
Giả sử ban đầu có một danh sách gồm đúng hai trong các hàm đã cho. Mỗi thông thường hầu như
thao tác cho phép cộng, trừ, nhân các hàm trong danh sách đó lại với nhau không thể sử dụng được.
(hoặc lấy lũy thừa với số mũ nguyên dương của một hàm nào trong đó). Ta
cũng có thể cộng, trừ, nhân một hàm với một số thực tùy ý để tạo ra hàm
mới và đưa vào danh sách. Quá trình trên có thể thực hiện nhiều lần. Chứng
minh rằng từ hai hàm bất kỳ trong ba hàm đã cho, ta không thể thu được
hàm còn lại.

Lời giải Trước hết, ta thấy rằng từ P (x), Q(x), sau các thao tác thì đều thu được đa
thức biến x, trong đó R(x) lại không phải là đa thức nên không thể có

P, Q −→ R.
Tiếp theo, ta chỉ ra không thể có R, P −→ Q. Thật vậy, ta có

2 2
  33
P ′ (x) = 2023 · 2x(x2 − 1)2022 , R′ (x) = 34 2 − 2x + 1 +
x2 x

nên rõ ràng P ′ (±1) = R′ (±1) = 0. Các thao tác đã cho sẽ sinh ra các hàm là
hàm hợp của P (x), R(x) nên ứng với mỗi hàm đó, nếu lấy đạo hàm thì vẫn
có nghiệm là ±1. Tuy nhiên, Q(x) không thỏa mãn điều này vì

Q′ (x) = 14 · 2 · (2x + 1)13 .

Cuối cùng, ta sẽ chỉ ra không thể có R, Q −→ P bằng cách dùng đồng dư đa Modulo x2 + x + 1 xuất
thức, cụ thể là xét modulo f (x) = x2 + x + 1. Ta có hiện khá nhiều!
Q(x) = (2x + 1)14 = (4x2 + 4x + 1)7 ≡ (−3)7 (mod f (x)),
!34
2(x2 + 1)
R(x) = +1 ≡ (−2 + 1)34 ≡ 1 (mod f (x)).
x
Vì thế, với các hàm sinh ra bởi Q, R, khi lấy đồng dư với f (x) đều được hằng
số. Ta sẽ chỉ ra P (x) không có được tính chất đó. Thật vậy, chú ý rằng x6 ≡ 1
(mod f (x)) nên

(x2 − 1)2 ≡ (−x − 2)2 = x2 + 4x + 4 = x2 − 4x2 = −3x2 ,

(x2 − 1)6 ≡ (−3x2 )3 = −27x6 ≡ −27 (mod f (x)).


Vì thế nên
P (x) = (x2 − 1)2022 · (x2 − 1) ≡ (−27)337 · (−x − 2)
= 27337 (x + 2) ̸= const mod f (x).

Bài toán được giải quyết hoàn toàn.


Bài toán rất thú vị, và để chọn được ba hàm số có tính chất ‘phối hợp nhịp
nhàng’ như trên thì quả thật tác giả đã rất khéo léo. Cuối cùng là một số bài
toán để bạn đọc tự rèn luyện thêm, hãy thử vận dụng các kỹ thuật đã nêu.

3. Các bài tập tự luyện

Bài toán 9. Cho các đa thức hệ số thực P (x), Q(x) thỏa mãn

P (x)3 − Q(x)4 = 2023, ∀x ∈ R.

Chứng minh rằng P (x), Q(x) là các đa thức hằng.

Bài toán 10. Xét đa thức

P (x) = (x − 1)20 + (x − 3)20 và Q(x) = (x − 1)2 (x − 3)2 .

Gọi R(x) là đa thức dư khi chia P (x) cho Q(x), chứng minh rằng

R(x) ≥ −224 , ∀x.

Bài toán 11 (TPHCM, 2017). Cho hệ phương trình sau

x = y2 + a
(

y = x2 + b
với a, b là các tham số thực và ab ̸= 0. Biết rằng hệ phương trình này có
nghiệm duy nhất (x0 , y0 ).

1. Tính giá trị của tích T = x0 y0 .

2. Biết rằng a + b > 1


2018 , tìm giá trị lớn nhất của P = ab.

Bài toán 12 (Putnam). Cho đa thức P (x) bậc n và chỉ có các nghiệm bội
là x = 0, x = 2, x = 3. Giả sử P ′ (x) chia hết cho 8x2 − 24x + 7.

1. Tìm giá trị nhỏ nhất của n và chỉ ra một đa thức P0 (x) thỏa mãn đề
bài, có bậc n ứng với giá trị đó.

2. Hỏi đa thức P0 (x) có mấy điểm cực trị?

Bài toán 13 (Putnam). Cho số nguyên tố p lẻ. Ta nói n là số ‘tốt’ nếu như
có thể viết
xn − 1 = (xp − x + 1)f (x) + p · g(x)
với f (x), g(x) là các đa thức hệ số nguyên nào đó.

1. Chứng minh rằng pp − 1 là một số tốt.

2. Tìm tất cả p sao cho pp − 1 thì không nhận bất kỳ số tốt nào làm ước
của nó.

Tài liệu

[1] Lê Anh Vinh, Định hướng bồi dưỡng học sinh năng khiếu Toán (Đại số), 2021.
[2] Lê Phúc Lữ, Bài giảng trường hè online Bắc Trung Bộ, 2022.
[3] Lê Phúc Lữ, Các bộ đề thi cấp khu vực và một số chuyên đề chọn lọc, 2020.
[4] Arthur Engel, Problem solving strategies, 1997.
[5] Group Facebook ‘Hướng tới Olympic Toán VN.’

You might also like