You are on page 1of 46

Không gian mêtríc

Lê Đức Hưng

Bộ Môn Giải Tích, ĐH KHTN, Khoa Toán-Tin Học

Ngày 22 tháng 02 năm 2023


Định nghĩa Mêtríc
Cho X là một tập không rỗng. Một ánh xạ:
d:X ×X →R
(x, y) 7→ d(x, y)
được gọi là một mêtríc (khoảng cách) (metric) trên X nếu các tính chất
sau thỏa với mọi x, y, z ∈ X:
(a) Tính không âm: d(x, y) ≥ 0, và d(x, y) = 0 ⇔ x = y,
(b) Tính đối xứng: d(x, y) = d(y, x),
(c) Bất đẳng thức tam giác: d(x, y) ≤ d(x, z) + d(z, x).

Hình: Bất đẳng thức tam giác


Không gian mêtríc

Cặp (X, d) được gọi là một không gian mêtríc hay một không gian có
khoảng cách.

Mỗi phần tử của tập X khi đó còn được gọi là một điểm.

Khi mêtríc d được ngầm hiểu hoặc không cần được xác định cụ thể, ta
viết tắt không gian mêtríc (X, d) là X.
Ví dụ: Số thực (R, | · |)

Tập các số thực R với mêtríc là giá trị tuyệt đối d(x, y) = |x − y| chính
là một không gian mêtríc. Ta có thể kiểm tra:
(a) Tính không âm:
▶ d(x, y) = |x − y| ≥ 0
▶ d(x, y) = 0 ⇔ |x − y| = 0 ⇔ x = y.

(b) Tính đối xứng: d(x, y) = |x − y| = |y − x| = d(y, x).

(c) Bất đẳng thức tam giác:

d(x, y) = |x − y| ≤ |x − z| + |z − y| = d(x, z) + d(z, y).


Ví dụ: không gian Euclid Rn

Với n ∈ Z+ , tập hợp

Rn = {(x1 , . . . , xn ) | x1 ∈ R, . . . , xn ∈ R}

với mêtríc Euclid:


q
d((x1 , . . . , xn ), (y1 , . . . , yn )) = (x1 − y1 )2 + · · · + (xn − yn )2

được gọi là không gian Euclid thực n-chiều.


Ta chứng minh mêtríc Euclid thỏa bất đẳng thức tam giác, nghĩa là:

d((x1 , . . . , xn ), (y1 , . . . , yn )) ≤ d((x1 , . . . , xn ), (z1 , . . . , zn ))


+ d((z1 , . . . , zn ), (y1 , . . . , yn )).

Đặt x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ), và z = (z1 , . . . , zn ).


Như vậy, ta cần chứng minh d(x, y) ≤ d(x, z) + d(z, y).
Sử dụng bất đẳng thức Cauchy–Schwartz: |x · y| ≤ |x||y| và |x|2 = x · x,
ta có:

|x + y|2 = (x + y) · (x + y)
= |x|2 + 2 x · y + |y|2
≤ |x|2 + 2|x · y| + |y|2
≤ |x|2 + 2|x||y| + |y|2
= (|x| + |y|)2 ,

nghĩa là |x + y| ≤ |x| + |y|.


Áp dụng bất đẳng thức |x + y| ≤ |x| + |y|, ta được:

d(x, y) = |x − y| = |x − z + z − y| ≤ |x − z| + |z − y| = d(x, z) + d(z, y).

Ta có điều cần chứng minh.


Ví dụ: không gian Euclid Cn

Về mặt tập hợp thì

C = {(a, b) | a ∈ R, b ∈ R} = R2 .

Mỗi phần tử (a, b) ∈ C được gọi là một số phức và được viết là a + ib với
i được gọi là đơn vị ảo.

Phép cộng trên C được định nghĩa là:

(a + ib) + (c + id) = (a + c) + i(b + d),

hay có thể viết (a, b) + (c, d) = (a + c, b + d) trùng với phép cộng của
không gian Euclid R2 .
Trên C còn có một độ lớn, còn được gọi là môđun, cho bởi:
p
|a + ib| = a2 + b2 .

Khoảng cách giữa hai số phức x1 = a1 + ib1 và x2 = a2 + ib2 được cho bởi
q
|x1 − x2 | = |(a1 − a2 ) + i(b1 − b2 )| = (a1 − a2 )2 + (b1 − b2 )2 ,

cũng chính bằng khoảng cách giữa (a1 , b1 ) và (a2 , b2 ) trong không gian
Euclid thực R2 .

Vì vậy, nếu chỉ quan tâm đến khía cạnh không gian mêtríc thì C trùng
với R2 .
Với n ∈ Z+ thì tập hợp

Cn = {(x1 , . . . , xn ) | x1 ∈ C, x2 ∈ C, . . . , xn ∈ C}

với mêtríc:
q
d((x1 , . . . , xn ), (y1 , . . . , yn )) = |x1 − y1 |2 + · · · + |xn − yn |2

được gọi là không gian Euclid phức n-chiều.

Nếu ta đồng nhất tập hợp Cn với tập hợp R2n thì mêtríc Euclid của Cn
cũng chính là mêtríc Euclid của R2n .
Như vậy, nếu chỉ quan tâm đến khía cạnh không gian mêtríc thì Cn
trùng với R2n .
Ví dụ: không gian các hàm số thực liên tục trong [0, 1]
Đặt C([0, 1]) là tập hợp các hàm số mang giá trị thực liên tục trong
[0, 1]. Tập này cùng với mêtríc
Z 1
d(f, g) = |f (x) − g(x)| dx, ∀f, g ∈ C([0, 1])
0

tạo thành một không gian mêtríc. Thật vậy, ta có thể kiểm tra:
(a) Tính không âm: ta dễ thấy d(f, g) ≥ 0 với mọi f, g ∈ C([0, 1]) và
Z 1
d(f, g) = 0 ⇔ |f (x) − g(x)| dx = 0 ⇔ f (x) = g(x) ∀x ∈ [0, 1].
0

(b) Tính đối xứng: ta dễ thấy d(f, g) = d(g, f ) bởi tính đối xứng của
dấu | · |.
(c) Bất đẳng thức tam giác: ta có d(f, g) ≤ d(f, h) + d(h, g) bởi bất
đẳng thứcRtam giác
R
của dấu | · | và tính chất của tích phân
f ≤ g ⇒ f ≤ g.
Ví dụ

Trong tập R, các hàm sau có phải là mêtríc không?


1. d(x, y) = | sin x − sin y|.
Ta có d(x, x + 2π) = | sin x − sin(x + 2π)| = 0 mà x ̸= x + 2π.
Do đó, d(x, y) không thỏa tính không âm, nên không phải là
mêtríc.

2. d(x, y) = (x − y)2 .
Ta có:
1 1 1 1
   
d(0, 1) = 1, d 0, = , d ,1 = .
2 4 2 4
   
Vì d(0, 1) > d 0, 12 + d 1
2, 1 , nên d(x, y) không thỏa bất
đẳng thức tam giác, và không phải là mêtríc.
Tập mở và tập đóng

Định nghĩa
Cho không gian mêtríc (X, d), a ∈ X, và số thực r > 0. Ta có các tập:

B(a, r) = {x ∈ X | d(x, a) < r} quả cầu mở,


B ′ (a, r) = {x ∈ X | d(x, a) ≤ r} quả cầu đóng,
S(a, r) = {x ∈ X, | d(x, a) = r} mặt cầu tâm a bán kính r.

Định nghĩa
Cho không gian mêtríc (X, d). Tập A ⊂ X là một tập mở trong X nếu
mỗi điểm thuộc A có một quả cầu của X tâm tại điểm đó chứa trong A.
Bằng ký hiệu, ∀x ∈ A, ∃r > 0, B(x, r) ⊂ A.
Nếu X\A là một tập mở, ta nói A là một tập đóng trong X.
Ví dụ

Mọi quả cầu mở đều là tập mở.

Chứng minh.
Cho B(a,r) là quả cầu mở bất kỳ, và x ∈ B(a, r). Ta có thể lấy quả cầu
r− d(a,x)
Bx := B x, 2 để mà Bx ⊂ B(a, r) vì với mọi y ∈ Bx , ta có:

d(y, a) ≤ d(y, x) + d(x, a)


r − d(a, x)
< + d(x, a)
2
r + d(a, x)
=
2
r+r
< = r.
2
Do đó, B(a, r) là tập mở.
Ví dụ
Mọi quả cầu đóng đều là tập đóng.

Chứng minh.
Với bất kỳ quả cầu đóng B ′ (a, r) ⊂ X, ta sẽ chứng minh

A := X\B  mở. Với bất kỳ x ∈ A, ta có thể lấy quả cầu
 (a, r) là tập
d(a,x)−r
Bx := B x, 2 để mà Bx ⊂ A vì với mọi y ∈ Bx , ta có:

d(y, a) ≥ d(a, x) − d(x, y)


d(a, x) − r
> d(a, x) −
2
d(a, x) + r
=
2
r+r
> = r.
2
Do đó, tập A mở, và vì vậy, quả cầu B ′ (a, r).

Tương tự, ta cũng có mặt cầu bất kỳ S(a, r) ⊂ X là tập đóng.


Ghi chú

• Trong không gian mêtríc X, tập X và tập ∅ là các tập vừa đóng vừa
mở trong X. Ngoài ra, một tập có thể không phải đóng và cũng không
phải mở (ví dụ: khoảng [0, 1) trong không gian (R, | · |)).

• Khi nói tới “mở”, “đóng”, ta phải hiểu rõ là đang nói tới không gian
mêtríc nào, vì cùng một tập hợp có thể là tập con của những không
gian mêtríc khác nhau và nhận những mêtríc khác nhau, do đó tính mở,
đóng cũng khác.
Ví dụ
Xét tập X = [0, 1] ∪ {2} với mêtríc d(x, y) = |x − y|.
Hỏi tập U := [0, 1] ⊂ X đóng hay mở?

• Ta chứng minh tập U mở. Ta dễ dàng thấy tập (0, 1) mở. Với phần tử
0, ta có thể chọn tập:
1 1 1
     
B 0, = x ∈ [0, 1] ∪ {2} | d(x, 0) < = 0, ,
2 2 2
 
và thấy B 0, 12 ⊂ U . Tương tự, với phần tử 1, ta có thể chọn tập
 
B 1, 21 và thấy tập này nằm trong U . Do đó, U = [0, 1] là tập mở
trong X.
• Ta chứng minh tập U đóng, nghĩa là ta cần chứng minh tập
X\U = {2} mở. Với phần tử 2, ta có thể chọn tập
1 1
   
B 2, = x ∈ [0, 1] ∪ {2} | d(x, 2) < = {2},
2 2
 
và thấy B 2, 12 ⊂ U . Do đó, tập X\U mở, và tập U đóng trong X.
Mệnh đề 1.2.5

Cho một không gian mêtríc (X, d) và (Ai )i∈I là một họ các tập con của
X. Ta có:
S
(a) Nếu Ai là các tập mở, thì i∈I Ai là một tập mở.
T
(b) Nếu Ai là các tập đóng, thì i∈I Ai là một tập đóng.
T
(c) Nếu Ai là các tập mở và I là tập hữu hạn, thì i∈I Ai là một tập
mở.
S
(d) Nếu Ai là các tập đóng và I là tập hữu hạn, thì i∈I Ai là một tập
đóng.
Ví dụ

Ta xét trong (R, | · |).


1. Tập (0, 3) ∪ (1, 5) = (0, 5) mở.
 
1 1
2. Đặt Ai = i,2 + i với i ∈ N, i ≥ 1. Tập

∞ ∞ 
1 1
[ [ 
Ai = ,2 + = (0, 3)
i=1 i=1
i i

là tập mở. Ở đây, tập {Ai } đếm được (countable set).


3. Đặt Bx := B(x, 1) với bất kỳ x ∈ R. Tập
[
Bx = (1, 6)
x∈(2,5)

là tập mở. Ở đây, tập {Bx } không đếm được (uncountable set).
4. Tập [0, 2] ∩ [1, 10] = [1, 2] đóng.
h i
5. Đặt Ai = − 1i , 1i với i ∈ N, i ≥ 1. Tập

∞ ∞ 
1 1
\ \ 
Ai = − , = {0}
i=1 i=1
i i

là tập đóng. Ở đây, tập {Ai } đếm được.


6. Đặt Bx′ := B ′ (x, 1) với bất kỳ x ∈ R. Tập

Bx′ = [1, 2]
\

x∈[1,2)

là tập đóng. Ở đây, tập {Bx′ } không đếm được.


 
1 1
7. Đặt Ai = i,1 + i với i ∈ {1, 2, 3}. Tập

3 3 
1 1 4
\ \   
Ai = ,1 + = 1,
i=1 i=1
i i 3

là tập mở.
h i
1 1
8. Đặt Ai = i,1 + i với i ∈ {1, 2, 3}. Tập

3 3 
1 1 1
[ [   
Ai = ,1 + = ,2
i=1 i=1
i i 3

là tập đóng.
S
Chứng minh 1.2.5(a): Nếu Ai là các tập mở, thì Ai là một tập mở
i∈I

Cho các tập Ai , i ∈ I là các tập con mở trong không gian mêtríc X. Đặt
[
U= Ai .
i∈I

Với bất kỳ x ∈ U , ta phải có x ∈ Ai với i ∈ I nào đó. Vì Ai là tập mở,


nên tồn tại quả cầu B(x, r) ⊂ Ai .
Vì Ai ⊂ U nên B(x, r) ⊂ U . Từ đó, ta có được U là tập mở.
Nhắc lại: Luật/Định lý De Morgan

Cho A và B là hai tập con bất kỳ trong tập X. Ta có:

X\(A ∩ B) = (X\A) ∪ (X\B),


X\(A ∪ B) = (X\A) ∩ (X\B).

Một cách tổng quát, ta có:


\ [
X\ Ai = (X\Ai ),
i∈I i∈I
[ \
X\ Ai = (X\Ai ),
i∈I i∈I

trong đó tập chỉ số I có thể đếm được, không đếm được, hữu hạn, hay
vô hạn.
T
Chứng minh 1.2.5(b): Nếu Ai là các tập đóng, thì Ai là một tập đóng
i∈I

Với Ai , i ∈ I là các tập đóng trong X, đặt


\
U= Ai ,
i∈I

và ta cần chứng minh X\U là tập mở. Áp dụng Định lý De Morgan, ta


có: \ [
X\U = X\ Ai = (X\Ai ).
i∈I i∈I

Vì tập Ai đóng, nên tập X\Ai mở.


S
Theo 1.2.5(a), ta được (X\Ai ) là tập mở, nên X\U là tập mở.
i∈I
T
Chứng minh 1.2.5(c) Nếu Ai là các tập mở và I là tập hữu hạn, thì Ai là
i∈I

một tập mở

Cho Ai , i ∈ I, I hữu hạn, là các tập mở trong tập X. Đặt U =


T
Ai .
i∈I

Nếu U = ∅ thì U là tập mở. Giả sử U ̸= ∅, nên ta có thể chọn bất kỳ


x ∈ U.
Vì x ∈ Ai với mọi i ∈ I và Ai mở, nên với mọi i ∈ I, tồn tại ri > 0 sao
cho
B(x, ri ) ⊂ Ai .
Vì I là hữu hạn, ta có thể đặt r = min ri . Khi đó, ta có:
i∈I

B(x, r) ⊂ B(x, ri ) ⊂ Ai ∀i ∈ I.

Do đó, B(x, r) ⊂
T
Ai = U , nên U là tập mở.
i∈I
S
Chứng minh 1.2.5(d) Nếu Ai là các tập đóng và I là tập hữu hạn, thì Ai là
i∈I

một tập đóng

S
Với Ai là các tập đóng trong tập X, đặt U = Ai . Để chứng minh U
i∈I
đóng thì ta cần chứng minh X\U mở. Theo Định lý De Morgan, ta có:
[ \
X\U = X\ Ai = (X\Ai ).
i∈I i∈I

Vì Ai đóng, nên X\Ai là tập mở. Theo 1.2.5(c), với I hữu hạn, ta được
X\U là tập mở.
Điểm dính, bao đóng
Cho không gian mêtríc (X, d) và A là một tập con của X. Điểm x ∈ X
được gọi là một điểm dính của A nếu mọi quả cầu tâm x có chứa ít nhất
một phần tử của A, nghĩa là

∀r > 0, B(x, r) ∩ A ̸= ∅.

Tất cả các điểm dính của A được gọi là bao đóng của A, ký hiệu là A
hay cl(A) (closure).

Ví dụ: Xét quả cầu B = B(1, 2) ⊂ R. Hỏi:


▶ −1
3 có phải là điểm dính của B không? Có.
▶ 3 có phải là điểm dính của B không? Có.

▶ 7
2 có phải là điểm dính của B không? Không.
▶ B là tập nào? B ′ (1, 2).
Điểm trong, phần trong, điểm biên, phần biên
Cho không gian mêtríc (X, d) và A là một tập con của X. Điểm x ∈ X
được gọi là một điểm trong của A nếu tồn tại một quả cầu trong X tâm
x chứa trong A, nghĩa là

∃r > 0, B(x, r) ⊂ A.

Tập tất cả các điểm trong của A được gọi là phần trong của A, ký hiệu
là Å hay int(A) (interior).

Điểm x ∈ X được gọi là một điểm biên của A nếu mọi quả cầu của X
tâm x có chứa ít nhất một phần tử của A, và có chứa ít nhất một phần
tử không thuộc A, nghĩa là

∀r > 0, B(x, r) ∩ A ̸= ∅, B(x, r) ∩ (X\A) ̸= ∅.

Tập tất cả các điểm biên của A được gọi là phần biên của A, ký hiệu là
∂A (boundary).
Ví dụ

Xét quả cầu B = B(1, 2) ⊂ R. Hỏi:


▶ 2,99 có phải điểm trong của B không? Có.

▶ −1 có phải là điểm trong của B không? Không.

▶ −1 có phải là điểm biên của B không? Có.

▶ 3,1 có phải điểm biên của B không? Không.

▶ B̊ là tập nào? B(1, 2).

▶ ∂B là tập nào? Mặt cầu S(1, 2).


Định lý

Cho A là một tập con trong không gian mêtríc. Ta có:

A = Å ∪ ∂A.

Ví dụ: Xét tập A = (−1, 3] trong không gian Euclid R. Ta thấy:

Å = (−1, 3), ∂A = {−1; 3}, A = [−1, 3].

Do đó, A = Å ∪ ∂A.
Chứng minh

(⊂) Cho x ∈ A. Ta có x là điểm dính, nên

∀r > 0, B(x, r) ∩ A ̸= ∅.

Khi đó, ta có hai trường hợp:

∃r > 0 | B(x, r) ∩ A ⊂ A hoặc B(x, r) ∩ A ̸⊂ A ∀r > 0.

Trường hợp đầu tiên cho ta kết luận x ∈ Å.


Trường hợp thứ hai cho ta y ∈
/ A, nên ta có x ∈ ∂A.
Như vậy, ta được x ∈ Å ∪ ∂A, nên A ⊂ Å ∪ ∂A.
(⊃) Cho x ∈ Å ∪ ∂A. Nếu x ∈ ∂A, thì ta có:

∀r > 0, B(x, r) ∩ A ̸= 0,

nên x ∈ A. Nếu x ∈ Å, thì ta có:

∃r > 0, B(x, r) ⊂ A,

nên ta kết luận ∀r > 0, B(x, r) ∩ A ̸= ∅. Do đó, x ∈ A.


Kết hợp hai trường hợp, ta được A = Å ∪ ∂A.
Mệnh đề 1.2.6

Cho A là một tập con của một không gian mêtríc thì
(a) A là một tập đóng và là tập đóng nhỏ nhất chứa A,

(b) A là một tập đóng nếu và chỉ nếu A = A,

(c) Å là một tập mở và là tập mở lớn nhất chứa trong A,

(d) A là một tập mở nếu và chỉ nếu A = Å.


Chứng minh 1.2.6(a): A là một tập đóng và là tập đóng nhỏ nhất chứa A

• Ta trước hết chứng minh A ⊂ A. Cho x ∈ A, và ta thấy


B(x, r) ∩ A ̸= ∅ với mọi r > 0. Vì vậy, x ∈ A, và A ⊂ A.
Tiếp theo, ta chứng minh X\A là tập mở. Cho x ∈ X\A. Vì x ∈
/ A, nên
tồn tại r > 0 sao cho B(x, r) ∩ A = ∅.
Vì A ⊂ A, nên ta có hai trường hợp:

B(x, r) ∩ A = ∅ hoặc B(x, r) ∩ A ̸= ∅.

Nếu B(x, r) ∩ A ̸= ∅ thì tồn tại y ∈ B(x, r) và y ∈ A. Vì y ∈ B(x, r) và


B(x, r) mở, nên tồn tại B(y, s) ⊂ B(x, r). Từ đây, ta cũng có
B(y, s) ∩ A = ∅; đây là điều vô lý vì y ∈ A.
Do đó, B(x, r) ∩ A = ∅, nghĩa là B(x, r) ⊂ X\A, nên tập X\A mở.
• Ta chứng minh A là tập đóng nhỏ nhất chứa A. Bằng phản chứng, giả
sử ta có tập con C đóng thỏa mãn A ⊂ C ⊊ A. Gọi x ∈ A\C.
Vì C đóng nên A\C mở và ta có r > 0 với B(x, r) ∩ A = ∅; trái với giả
thiết x ∈ A.
Do đó, C = A, và A là tập đóng nhỏ nhất chứa A.
Chứng minh 1.2.6(b): A là một tập đóng nếu và chỉ nếu A = A.

(⇐) Khi A = A thì Mệnh đề 1.2.6(a) cho ta kết luận được A là một tập
đóng.
(⇒) Giả sử A là một tập đóng. Ta đã biết A ⊂ A nên cần chứng minh
A ⊂ A.
Bằng phản chứng, giả sử ta có x ∈ A\A. Vì A đóng nên A\A mở, và tồn
tại r > 0 sao cho B(x, r) ∩ A = ∅; trái với giả thiết x ∈ A.
Do đó, A = A.
Chứng minh 1.2.6(c): Å là một tập mở và là tập mở lớn nhất chứa trong A

• Gọi x ∈ Å bất kỳ. Vì x là điểm trong của A, nên ta có r > 0 sao cho
B(x, r) ⊂ A. Do đó, x ∈ A, nên Å ⊂ A.
• Vì Å ⊂ A, nên ta có hai trường hợp

B(x, r) ⊂ Å hoặc ∃y ∈ B(x, r) sao cho y ∈ A\Å.

Giả sử tồn tại y ∈ B(x, r) sao cho y ∈ A\Å. Vì y ∈


/ Å, nên với mọi
s > 0, B(y, s) ̸⊂ A.
Vì y ∈ B(x, r) và B(x, r) là mở, ta chọn s đủ nhỏ sao cho
B(y, s) ⊂ B(x, r). Mà B(x, r) ⊂ A, nên B(y, s) ⊂ A; đây là điều vô lý.
Do đó, ta phải có B(x, r) ⊂ Å, nên Å là tập mở.
• Ta sẽ chứng minh Å là tập mở lớn nhất chứa trong A. Ta đã biết
Å ⊂ A. Bằng phản chứng, giả sử ta có tập mở C thỏa mãn Å ⊊ C ⊂ A.
Gọi x ∈ C\Å. Vì C mở nên tồn tại r > 0 với B(x, r) ⊂ C ⊂ A, và vì vậy
x ∈ Å; trái với giả thiết. Do đó, Å là tập mở lớn nhất chứa trong A.
Chứng minh 1.2.6(d): A là một tập mở nếu và chỉ nếu A = Å

(⇐) Khi A = Å thì Mệnh đề 1.2.6(c) cho ta A là tập mở.


(⇒) Giả sử A là một tập mở. Ta đã biết Å ⊂ A. Bằng phản chứng, giả
sử tồn tại x ∈ A\Å.
Vì A mở nên ta có r > 0 với B(x, r) ⊂ A, tức là x ∈ Å; trái với giả thiết.
Do đó, A = Å.
Dãy hội tụ và giới hạn

Cho (xn )n≥1 là một dãy các phần tử của một không gian mêtríc (X, d).
Ta nói (xn )n≥1 là dãy hội tụ trong X nếu tồn tại x ∈ X sao cho

∀ϵ > 0, ∃n0 ∈ Z+ , n ≥ n0 ⇒ d(xn , x) < ϵ.

Điều này có nghĩa là phần tử của dãy gần x tùy ý miễn chỉ số đủ lớn.

Phần tử x, nếu có, là duy nhất và được gọi là giới hạn của dãy (xn )n≥1 ,
ký hiệu
lim xn = x.
n→∞

Ta còn viết xn → x khi n → ∞.


Mệnh đề 1.2.8

Cho A là một tập con trong không gian mêtríc X và x ∈ X. Ta có

(a) x là một điểm dính của A nếu và chỉ nếu tồn tại dãy (xn )n∈Z+
trong A hội tụ về x.

(b) A là một tập đóng trong X nếu và chỉ nếu mọi dãy trong A mà hội
tụ trong X thì giới hạn của nó nằm trong A.
Chứng minh 1.2.8(a): x là một điểm dính của A nếu và chỉ nếu tồn tại dãy
(xn )n∈Z+ trong A hội tụ về x

 
(⇒) Vì x là điểm dính của A nên với mỗi n ∈ N, ta có B x, n1 ∩ A ̸= ∅,
 
và ta lấy xn ∈ B x, n1 ∩ A.
Dãy (xn ) hội tụ về x khi n → ∞ và là dãy cần tìm.

(⇐) Giả sử ta có dãy (xn ) ⊂ A và xn → x. Với mọi ϵ > 0, ta có một số


tự nhiên N sao cho d(xN , x) < ϵ. Vì vậy xN ∈ B(x, ϵ). Theo định nghĩa
của điểm dính, x là điểm dính của tập A.
Chứng minh 1.2.8(b): A là một tập đóng trong X nếu và chỉ nếu mọi dãy trong
A mà hội tụ trong X thì giới hạn của nó phải nằm trong A

(⇒) Giả sử A là tập đóng trong X, và (xn ) ⊆ A là dãy hội tụ với


xn → x ∈ X. Ta sẽ chứng minh x ∈ A.

Bằng phản chứng, giả sử x ∈


/ A. Vì A là đóng nên X\A mở, và ta có
B(x, r) ⊂ (X\A) với B(x, r) ∩ A = ∅.

Nhưng theo Mệnh đề 1.2.8(a), x lại là điểm dính của A nên


B(x, r) ∩ A ̸= ∅. Ta có điều đối lập nên x ∈ A.
(⇐) Giả sử mọi dãy trong A hội tụ trong X đều có giới hạn trong A. Ta
sẽ chứng minh A là tập đóng. Bằng phản chứng, giả sử A không đóng,
nên X\A không mở.

Do đó, ta có x ∈ X\A sao cho với mọi r > 0, quả cầu B(x, r) chứa ít
nhất một điểm trong A.
 
Chọn dãy xn ∈ B x, n1 ∩ A. Dễ dàng thấy dãy (xn ) là dãy trong A có
xn → x ∈/ A; trái với giả thiết ‘dãy hội tụ có giới hạn trong A’. Do đó, A
là tập đóng.
Bài tập

Trong tập R, hai hàm sau có phải là mêtríc không? Tại sao?

(a) d(x, y) = |x2 − y 2 | (b) d(x, y) = |x3 − y 3 |

với mọi x, y ∈ R.
Trả lời

(a) d(x, y) = |x2 − y 2 | không phải là mêtríc. Ta thấy 1 ̸= −1, nhưng


d(1, −1) = 0.

(b) d(x, y) = |x3 − y 3 | là mêtríc. Thật vậy, ta có:


▶ Tính không âm: d(x, y) = |x3 − y 3 | ≥ 0 và

d(x, y) = 0 ⇔ |x3 − y 3 | = 0 ⇔ x = y.

▶ Tính đối xứng: d(x, y) = |x3 − y 3 | = |y 3 − x3 | = d(y, x).


▶ Bất đẳng thức tam giác:

d(x, y) = |x3 − y 3 |
= |x3 − z 3 + z 3 − y 3 |
≤ |x3 − z 3 | + |z 3 − y 3 |
= d(x, z) + d(z, y).

You might also like