You are on page 1of 27

1 KHÔNG GIAN METRIC.

DÃY HỘI TỤ
BÀI

I LÝ THUYẾT.
=
Maurice Fréchet đã thống nhất các nghiên cứu về không gian hàm của các nhà toán học
Cantor, Volterra, Arzelà, Hadamard, Ascoli và những người khác. Ông đã đề xuất khái
niệm về không gian metric vào năm 1906.

1. Định nghĩa không gian metric

Cho X là một tập hợp bất kì.

Xét ánh xạ 𝐝: 𝐗 × 𝐗 → ℝ thỏa mãn các điều kiện sau đây

1) 𝐝(𝐱, 𝐲) ≥ 𝟎, ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗

2) 𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝟎 ⟺ 𝐱 = 𝐲

3) Đối xứng: 𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐝(𝐲, 𝐱), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗

4) Bất đẳng thức tam giác:

𝐝(𝐱, 𝐳) ≤ 𝐝(𝐱, 𝐲) + 𝐝(𝐲, 𝐳), ∀𝐱, 𝐲, 𝐳 ∈ 𝐗

Ta gọi d là metric (khoảng cách) trên X và (𝐗, 𝐝) được gọi là không gian metric.

Mệnh đề 1.1. Cho không gian metric (𝐗, 𝐝). Ta có

i. |𝐝(𝐱, 𝐲) − 𝐝(𝐱, 𝐳)| ≤ 𝐝(𝐲, 𝐳)


ii. |𝐝(𝐱, 𝐲) − 𝐝(𝐚, 𝐛)| ≤ 𝐝(𝐱, 𝐚) + 𝐝(𝐲, 𝐛)

Mệnh đề 1.2. Các không gian sau là không gian metric

1) 𝐗 = ℝ, 𝐝(𝐱, 𝐲) = |𝐱 − 𝐲|

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 1


TPHCM
2) 𝐗 = ℂ, 𝐝(𝐱, 𝐲) = |𝐱 − 𝐲|
3) 𝐗 = ℝ𝐦 với các metric 𝐝, 𝐝𝟏 , 𝐝∞ sau đây là các không gian metric.
𝟏
𝐦 𝟐
𝐝(𝐱, 𝐲) = (∑|𝐱 𝐢 − 𝐲𝐢 |𝟐 )
𝐢=𝟏

𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) = ∑|𝐱 𝐢 − 𝐲𝐢 |
𝐢=𝟏

𝐝∞ (𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 |𝐱 𝐢 − 𝐲𝐢 |
𝟏≤𝐢≤𝐦

với
𝐱 = (𝐱 𝟏 , 𝐱 𝟐 , ⋯ , 𝐱 𝐦 ), 𝐲 = (𝐲𝟏 , 𝐲𝟐 , ⋯ , 𝐲𝐦 )

4) 𝐂[𝐚, 𝐛] = {𝐟: [𝐚, 𝐛] → ℝ|𝐟 𝐥𝐢ê𝐧 𝐭ụ𝐜} với metric 𝐝, 𝐝𝟏 là các không gian metric

𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|


𝐭∈[𝐚,𝐛]

𝐛
𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) = ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|𝐝𝐭
𝐚

5) Cho X là 1 tập hợp bất kì với metric

𝟏, 𝐱 ≠ 𝐲
𝐝(𝐱, 𝐲) = {
𝟎, 𝐱 = 𝐲

là không gian metric.

Khi đó d gọi là metric rời rạc và (𝐗, 𝐝) gọi là không gian metric rời rạc.

6) Cho (X,d) là không gian metric. 𝐀 ⊂ 𝐗. Xét ánh xạ thu hẹp 𝐝𝐀 = 𝐝|𝐀×𝐀 nghĩa là
𝐝𝐀 (𝐚, 𝐛) = 𝐝(𝐚, 𝐛), ∀𝐚, 𝐛 ∈ 𝐀.
Ta gọi 𝐝𝐀 là metric cảm sinh bởi d trên A. Khi đó (𝐀, 𝐝𝐀 ) là không gian metric và
gọi là không gian metric con của (𝐗, 𝐝).
Bài tập 1. Chứng minh ý 4) của Mệnh đề 1.2
Giải

Vì x, y là hàm liên tục trên [𝐚, 𝐛] nên 𝐝(𝐱, 𝐲), 𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) ∈ ℝ, ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐂[𝐚, 𝐛]

Hiển nhiên 𝐝(𝐱, 𝐲), 𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) ≥ 𝟎, ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐂[𝐚, 𝐛]

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 2


TPHCM
(i) Ta kiểm tra d là metric trên 𝐂[𝐚, 𝐛]

𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝟎 ⟺ 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| = 𝟎 ⟺ 𝐱(𝐭) = 𝐲(𝐭), ∀𝐭 ∈ [𝐚, 𝐛] ⟺ 𝐱 = 𝐲


𝐭∈[𝐚,𝐛]

𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| = 𝐦𝐚𝐱 |𝐲(𝐭) − 𝐱(𝐭)| = 𝐝(𝐲, 𝐱), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐂[𝐚, 𝐛]
𝐭∈[𝐚,𝐛] 𝐭∈[𝐚,𝐛]

Vì |𝐱(𝐭) − 𝐳(𝐭)| ≤ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| + |𝐲(𝐭) − 𝐳(𝐭)|

≤ 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| + 𝐦𝐚𝐱 |𝐲(𝐭) − 𝐳(𝐭)| , ∀𝒕 ∈ [𝒂, 𝒃]


𝐭∈[𝐚,𝐛] 𝐭∈[𝐚,𝐛]

nên

𝐝(𝐱, 𝐳) = 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐳(𝐭)| ≤ 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| + 𝐦𝐚𝐱 |𝐲(𝐭) − 𝐳(𝐭)|
𝐭∈[𝐚,𝐛] 𝐭∈[𝐚,𝐛] 𝐭∈[𝐚,𝐛]

= 𝐝(𝐱, 𝐲) + 𝐝(𝐲, 𝐳), ∀𝐱, 𝐲, 𝐳 ∈ 𝐂[𝐚, 𝐛]

(ii) Ta kiểm tra 𝐝𝟏 là metric trên 𝐂[𝐚, 𝐛]

𝐛
𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) = 𝟎 ⟺ ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|𝐝𝐭 = 𝟎 ⟺ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| = 𝟎, ∀𝒕 ∈ [𝒂, 𝒃] ⟺ 𝒙 = 𝒚
𝐚

𝐛 𝐛
𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) = ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|𝐝𝐭 = ∫ |𝐲(𝐭) − 𝐱(𝐭)|𝐝𝐭 = 𝐝𝟏 (𝐲, 𝐱), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐂[𝐚, 𝐛]
𝐚 𝐚

Vì |𝐱(𝐭) − 𝐳(𝐭)| ≤ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| + |𝐲(𝐭) − 𝐳(𝐭)| , ∀𝐭 ∈ [𝐚, 𝐛] nên

𝐛 𝐛 𝐛
𝒅𝟏 (𝒙, 𝒛) = ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐳(𝐭)|𝐝𝐭 ≤ ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|𝐝𝐭 + ∫ |𝐲(𝐭) − 𝐳(𝐭)|𝐝𝐭
𝐚 𝐚 𝐚

= 𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) + 𝐝𝟏 (𝐲, 𝐳), ∀𝐱, 𝐲, 𝐳 ∈ 𝐂[𝐚, 𝐛]

Bài tập 2. Chứng minh ý 5) của Bổ đề 1.1


Giải

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 3


TPHCM
2. Dãy hội tụ

Ta nói dãy (𝐱 𝐧 )𝐧 hội tụ đến a nếu 𝐥𝐢𝐦 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐚) = 𝟎, nghĩa là


𝐧→∞

∀𝛆 > 𝟎, ∃𝐧𝟎 ∈ ℕ, ∀𝐧 ≥ 𝐧𝟎 : 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐚) < 𝛆

Khi đó a gọi là giới hạn của dãy (𝐱 𝐧 )𝐧

Ta kí hiệu: 𝐥𝐢𝐦 𝐱 𝐧 = 𝐚 hoặc 𝐱 𝐧 → 𝐚


𝐧→∞

Đôi khi ta nói rõ: 𝐥𝐢𝐦 𝐱 𝐧 = 𝐚 trên (X,d) hoặc 𝐱 𝐧 → 𝐚 trên (X,d).
𝐧→∞

Nếu (𝐱 𝐧 )𝐧 không hội tụ đến a thì ta kí hiệu: 𝐱 𝐧 ↛ 𝐚.

Định lí 2.1. Giới hạn của một dãy trong không gian metric nếu có là duy nhất.

Chứng minh

Giả sử dãy (𝒙𝒏 )𝒏 hội tụ về hai giới hạn a và b trên (𝑿, 𝒅). Khi đó ta có

Định lí 2.2. Nếu 𝐱 𝐧 → 𝐚; 𝐲𝐧 → 𝐛 trong (𝐗, 𝐝) thì

𝐥𝐢𝐦 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐲𝐧 ) = 𝐝(𝐚, 𝐛)


𝐧→∞

Chứng minh

Định lí 2.3. Nếu dãy (𝐱 𝐧 )𝐧 hội tụ đến 𝐱 ∈ 𝐗 thì mọi dãy con của nó cũng hội tụ đến x

Định lí 2.4. Sự hội tụ trên ℝ𝐦 là sự hội tụ theo tọa độ. Nghĩa là cho dãy (𝐱 𝐧 )𝐧 trong ℝ𝐦
trong đó 𝐱 𝐧 = (𝐱 𝟏𝐧 , 𝐱 𝟐𝐧 ; … . ; 𝐱 𝐦 𝐦 𝐦
𝐧 ) ∈ ℝ và 𝐚 = (𝐚𝟏 ; 𝐚𝟐 ; … ; 𝐚𝐦 ) ∈ ℝ .

Khi đó 𝐱 𝐧 → 𝐚 trên ℝ𝐦 nếu và chỉ nếu: 𝐥𝐢𝐦 𝐱 𝐤𝐧 = 𝐚𝐤 , ∀𝐤 = ̅̅̅̅̅̅


𝟏; 𝐦 (đây là sự hội tụ của dãy
𝐧→∞
số trên ℝ)

Bổ đề 2.5. Trên 𝐗 = 𝐂[𝐚, 𝐛] xét metric


𝐛
𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) = ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|𝐝𝐭
𝐚

𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|


𝐭∈[𝐚;𝐛]

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 4


TPHCM
Nếu dãy (𝐱 𝐧 )𝐧 hội tụ về z theo metric 𝐝 thì nó cũng hội tụ về z theo metric 𝐝𝟏 .

Chứng minh
𝐛 𝐛 𝐛
𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 , 𝐳) = ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|𝐝𝐭 ≤ ∫ 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐳)𝐝𝐭 = 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐳) ∫ 𝐝𝐭
𝐚 𝐚 𝐚

= (𝐛 − 𝐚)𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐳)

Mà 𝐥𝐢𝐦 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐳) = 𝟎 nên 𝐥𝐢𝐦 𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 , 𝐳) = 𝟎.


𝐧→∞ 𝐧→∞

Chú ý: Sự hội tụ theo metric d chính là sự hội tụ đều của dãy hàm liên tục. Do đó metric
d còn được gọi là metric hội tụ đều.

Bài tập 3. Trên 𝐗 = 𝐂[𝟎, 𝟏] xét metric


𝟏
𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) = ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|𝐝𝐭
𝟎
Cho dãy (𝐱 𝐧 )𝐧 ⊂ 𝐗 cho bởi
𝟏
−𝐧𝐭 + 𝟏, 𝐭 ∈ [𝟎; ]
𝐱 𝐧 (𝐭) = { 𝐧
𝟏
𝟎, 𝐭 ∈ ( ; 𝟏]
𝐧
Chứng minh rằng: 𝐥𝐢𝐦 𝐱 𝐧 = 𝟎 trên (𝐗, 𝐝𝟏 )
𝐧→∞

Chứng minh

• Cách 1
𝟏 𝟏
𝟏 𝟐
𝐧 𝐧𝐭 𝐧
𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 , 𝟎) = ∫ |𝐱 𝐧 (𝐭) − 𝟎|𝐝𝐭 = ∫ (𝟏 − 𝐧𝐭)𝐝𝐭 = (𝐭 − )|
𝟎 𝟎 𝟐 𝟎
𝟏 𝟏 𝟏
= − =
𝐧 𝟐𝐧 𝟐𝐧
𝟏
Vậy 𝐥𝐢𝐦 𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 , 𝟎) = 𝐥𝐢𝐦 𝟐𝐧 = 𝟎
𝐧→∞ 𝐧→∞
• Cách 2: Dùng diện tích

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 5


TPHCM
𝟏
𝟏 𝟏 𝟏
𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 , 𝟎) = ∫ |𝐱 𝐧 (𝐭) − 𝟎|𝐝𝐭 = . 𝟏. =
𝟎 𝟐 𝐧 𝟐𝐧
Bài tập 4. Trên 𝐗 = 𝐂[𝟎, 𝟏] xét metric
𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|
𝐭∈[𝟎;𝟏]
Cho dãy (𝐱 𝐧 )𝐧 ⊂ 𝐗 cho bởi
𝟏
−𝐧𝐭 + 𝟏, 𝐢𝐟 𝐭 ∈ [𝟎; ]
𝐱 𝐧 (𝐭) = { 𝐧
𝟏
𝟎, 𝐢𝐟 𝐭 ∈ ( ; 𝟏]
𝐧
Chứng minh rằng (𝐱 𝐧 )𝐧 không hội tụ trên (𝐗, 𝐝)

Chứng minh

Ta dùng phản chứng. Giả sử (𝐱 𝐧 )𝐧 hội tụ đến 𝐳 trên (𝐗, 𝐝).

Do đó: 𝐥𝐢𝐦 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐳) = 𝟎


𝐧→∞

𝟏
Mà 𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 , 𝐳) = ∫𝟎 |𝐱 𝐧 (𝐭) − 𝐳(𝐭)|𝐝𝐭 ≤ 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐳)

⟹ 𝐥𝐢𝐦 𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 , 𝐳) = 𝟎
𝐧→∞

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 6


TPHCM
Mà theo bài tập trên

𝐥𝐢𝐦 𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 , 𝟎) = 𝟎 (*)
𝐧→∞

Do tính duy nhất của giới hạn ta có: 𝐳 = 𝟎.

Ta có: 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝟎) = 𝐦𝐚𝐱𝟏 (𝟏 − 𝐧𝐭) = 𝟏 (**)


𝐭∈[𝟎; ]
𝐧

Từ (*) và (**) cho ta mâu thuẫn.

Kết luận: Khi ta thay đổi metric, sự hội tụ của một dãy bị thay đổi theo.

II HỆ THỐNG BÀI TẬP.


=
Bài tập 5. Trên 𝐗 = 𝐂[𝐚, 𝐛] xét ánh xạ 𝐝𝛂 : 𝐗 × 𝐗 → ℝ cho bởi
𝐝𝛂 (𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 {𝐞−𝛂𝐭 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|} với 𝛂 ≥ 𝟎
𝐭∈[𝐚,𝐛]
Chứng minh 𝐝𝛂 là metric trên X. Hơn nữa 𝐝𝛂 và 𝐝𝟎 là so sánh được.

Chứng minh

Lấy 𝒙, 𝒚, 𝒛 ∈ 𝑿.
• Hiển nhiên 𝒅𝜶 (𝒙, 𝒚) ≥ 𝟎.
• 𝐝𝛂 (𝐱, 𝐲) = 𝟎 ⟺ 𝐞−𝛂𝐭 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| = 𝟎, ∀𝐭 ∈ [𝐚, 𝐛]
⟺ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| = 𝟎, ∀𝒕 ∈ [𝒂, 𝒃] ⟺ 𝐱 = 𝐲
• 𝐝𝛂 (𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 {𝐞−𝛂𝐭 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|} = 𝐦𝐚𝐱 {𝐞−𝛂𝐭 |𝐲(𝐭) − 𝐱(𝐭)|} = 𝒅𝜶 (𝒚, 𝒙)
𝐭∈[𝐚,𝐛] 𝐭∈[𝐚,𝐛]
• ∀𝒕 ∈ [𝒂, 𝒃],theo bất đẳng thức tam giác ta có:

|𝐱(𝐭) − 𝐳(𝐭)| ≤ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| + |𝐲(𝐭) − 𝐳(𝐭)|

⟹ 𝐞−𝛂𝐭 |𝐱(𝐭) − 𝐳(𝐭)| ≤ 𝐞−𝛂𝐭 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| + 𝐞−𝛂𝐭 |𝐲(𝐭) − 𝐳(𝐭)|

≤ 𝒅𝜶 (𝒙, 𝒚) + 𝒅𝜶 (𝒚, 𝒛), ∀𝒕 ∈ [𝒂, 𝒃]

Vậy 𝒅𝜶 (𝒙, 𝒛) ≤ 𝒅𝜶 (𝒙, 𝒚) + 𝒅𝜶 (𝒚, 𝒛)

Do đó 𝒅𝜶 là metric trên X.

Ta thấy: 𝒆−𝜶𝒃 ≤ 𝒆−𝜶𝒕 ≤ 𝒆−𝜶𝒂 , ∀𝒕 ∈ [𝒂, 𝒃].

Vậy:

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 7


TPHCM
𝒆−𝜶𝒃 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| ≤ 𝐞−𝛂𝐭 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)| ≤ 𝒆−𝜶𝒂 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|,

∀𝒕 ∈ [𝒂, 𝒃]

Do đó: 𝒆−𝜶𝒃 𝒅(𝒙, 𝒚) ≤ 𝒅𝜶 (𝒙, 𝒚) ≤ 𝒆−𝜶𝒂 𝒅(𝒙, 𝒚), ∀𝒙, 𝒚 ∈ 𝑿.

Bài tập 6. Trên 𝐗 = 𝐂[−𝟏, 𝟏] xét hai metric 𝐝 và p cho bởi


𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 {|𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|}.
𝐭∈[−𝟏,𝟏]
𝟏
𝒑(𝒙, 𝒚) = ∫ |𝒙(𝒕) − 𝒚(𝒕)|𝒅𝒕.
−𝟏
a) Cho dãy (𝒙𝒏 )𝒏 ⊂ 𝑿, 𝒙 ∈ 𝑿. Giả sử: 𝒙𝒏 → 𝒙 trên(𝑿, 𝒅). Chứng minh rằng 𝒙𝒏 →
𝒙 trên (𝑿, 𝒑).
b) Cho (𝒙𝒏 )𝒏 ⊂ 𝑿 xác định bởi
𝟏
𝟎, −𝟏 ≤𝒙 < − 𝟐
𝒏
𝟏
𝒏𝟑 𝒕 + 𝒏, − 𝟐≤𝒙≤𝟎
𝒙𝒏 (𝒕) = 𝒏
𝟏
−𝒏𝟑 𝒕 + 𝒏, 𝟎<𝒙≤ 𝟐
𝒏
𝟏
{ 𝟎, 𝒏𝟐
<𝒙≤𝟏
Chứng minh rằng (𝒙𝒏 )𝒏 hội tụ trên (𝑿, 𝒑) nhưng không hội tụ trên (𝑿, 𝒅)

Chứng minh

a) Ta có: |𝒙(𝒕) − 𝒚(𝒕)| ≤ 𝒅(𝒙, 𝒚), ∀𝒕 ∈ [−𝟏, 𝟏], ∀𝒙, 𝒚 ∈ 𝑿


𝟏
Vậy 𝒑(𝒙, 𝒚) = ∫−𝟏|𝒙(𝒕) − 𝒚(𝒕)| 𝒅𝒕

𝟏 𝟏
≤ ∫ 𝒅(𝒙, 𝒚) 𝒅𝒕 = 𝒅(𝒙, 𝒚) ∫ 𝒅𝒕 = 𝟐𝒅(𝒙, 𝒚)
−𝟏 −𝟏

Vậy 𝒑(𝒙𝒏 , 𝒙) ≤ 𝟐𝒅(𝒙𝒏 , 𝒙)

Giả sử: 𝒙𝒏 → 𝒙 trên(𝑿, 𝒅). Khi đó 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝒙𝒏 , 𝒙) = 𝟎


𝒏→∞

Vậy 𝐥𝐢𝐦 𝒑(𝒙𝒏 , 𝒙) = 𝟎. Do đó 𝒙𝒏 → 𝒙 trên (𝑿, 𝒑).


𝒏→∞

b) Ta có 𝒙𝒏 (𝒕) ≥ 𝟎, ∀𝒕 ∈ [−𝟏; 𝟏] và

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 8


TPHCM
𝟏
𝟏 𝟐 𝟏
𝒑(𝒙𝒏 , 𝟎) = ∫ |𝒙𝒏 (𝒕)|𝒅𝒕 = 𝒏. 𝟐 = → 𝟎
−𝟏 𝟐 𝒏 𝒏

𝒅(𝒙𝒏 , 𝟎) = 𝐦𝐚𝐱 |𝒙𝒏 (𝒕)| == 𝐦𝐚𝐱 𝒙𝒏 (𝒕) = 𝒏 → +∞


𝟏 𝟏 𝟏 𝟏
𝒕∈[− 𝟐 , 𝟐 ] 𝒕∈[− 𝟐 , 𝟐 ]
𝒏 𝒏 𝒏 𝒏

Bài tập 7. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric. Ta đặt


𝛒(𝐱, 𝐲) = 𝐥𝐧[𝟏 + 𝐝(𝐱, 𝐲)], ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗.
Chứng minh
1) 𝛒 là metric trên X
𝛒 𝐝
2) 𝐱 𝐧 → 𝐱 ⟺ 𝐱 𝐧 → 𝐱

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 9


TPHCM
TẬP MỞ , TẬP ĐÓNG, TẬP TRÙ MẬT. VỊ

2 TRÍ TƯƠNG ĐỐI GIỮA ĐIỂM VÀ TẬP


BÀI

CON

1. Quả cầu

3.1. Định nghĩa:

Cho không gian metric (𝐗, 𝐝) và 𝐀 ⊂ 𝐗, 𝐳 ∈ 𝐗, 𝐫 > 𝟎. Ta gọi

𝐁(𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ 𝐗|𝐝(𝐱, 𝐳) < 𝐫} là quả cầu tâm a bán kính r.

̅ (𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ 𝐗|𝐝(𝐱, 𝐱) ≤ 𝐫} là quả cầu đóng tâm a bán kính r.


𝐁

Ví dụ: Trên ℝ với metric thông thường

𝐁(𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ ℝ||𝐱 − 𝐳| < 𝐫} = (𝐳 − 𝐫, 𝐳 + 𝐫)

̅ (𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ ℝ||𝐱 − 𝐳| ≤ 𝐫} = [𝐳 − 𝐫, 𝐳 + 𝐫]
𝐁

Ví dụ: Trên 𝐗 với metric rời rạc

Với 𝐫 < 𝟏

𝐁(𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ 𝐗|𝐝(𝐱, 𝐳) < 𝐫} = {𝐳}

̅ (𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ ℝ|𝐝(𝐱, 𝐳) ≤ 𝐫} = {𝐳}


𝐁

Với 𝐫 = 𝟏

𝐁(𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ 𝐗|𝐝(𝐱, 𝐳) < 𝐫} = {𝐳}

̅ (𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ ℝ|𝐝(𝐱, 𝐳) ≤ 𝐫} = 𝐗
𝐁

Với 𝐫 > 𝟏

𝐁(𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ 𝐗|𝐝(𝐱, 𝐳) < 𝐫} = 𝐗

̅ (𝐳, 𝐫) = {𝐱 ∈ ℝ|𝐝(𝐱, 𝐳) ≤ 𝐫} = 𝐗
𝐁

3.2.Các tính chất của quả cầu

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 10


TPHCM
i. 𝐲 ∈ 𝐁(𝐱, 𝐫) ⟹ 𝐱 ∈ 𝐁(𝐲, 𝐫)
ii. 𝐱 ∈ 𝐁(𝐚, 𝐫) ⟹ 𝐁(𝐱, 𝐫) ⊂ 𝐁(𝐚, 𝟐𝐫)
iii. Giả sử 𝐲 ∉ 𝐁(𝐱, 𝐫𝟏 ) và 𝐱 ∉ 𝐁(𝐲, 𝐫𝟐 ).
𝐫 𝐫
Khi đó 𝐁 (𝐱, 𝟐𝟏) ∩ 𝐁 (𝐲, 𝟐𝟐 ) = ∅
iv. 𝐱 𝟎 ∈ 𝐁(𝐱 𝟎 , 𝐫), ∀𝐱 𝟎 ∈ 𝐗, ∀𝐫 > 𝟎
v. 𝟎 < 𝐫𝟏 ≤ 𝐫𝟐 ⟹ 𝐁(𝐱, 𝐫𝟏 ) ⊂ 𝐁(𝐱, 𝐫𝟐 ), ∀𝐱 ∈ 𝐗
vi. Cho 𝐱 ∈ 𝐁(𝐱 𝟎 , 𝐫). Đặt 𝛂 = 𝐫 − 𝐝(𝐱, 𝐱 𝟎 ). Khi đó: 𝐁(𝐱, 𝛂) ⊂ 𝐁(𝐱 𝟎 , 𝐫)
vii. Quả cầu trên ℝ𝐧 là tập continum
2. Ví trí tương đối của điểm và tập hợp

Điểm z gọi là điểm trong của A nếu tồn tại 𝐫 = 𝐫(𝐳) > 𝟎 sao cho 𝐁(𝐚, 𝐫) ⊂ 𝐀.

Điểm z gọi là điểm ngoài của A nếu tồn tại 𝐫 = 𝐫(𝐳) > 𝟎 sao cho 𝐁(𝐚, 𝐫) ⊂ 𝐗 ∖ 𝐀. Nghĩa là
𝐁(𝐚, 𝐫) ∩ 𝐀 = ∅.

Điểm z gọi là điểm dính của A nếu ∀𝐫 > 𝟎, 𝐁(𝐳, 𝐫) ∩ 𝐀 ≠ ∅

Điểm z gọi là điểm biên của A nếu ∀𝐫 > 𝟎, 𝐁(𝐳, 𝐫) ∩ 𝐀 ≠ ∅

và 𝐁(𝐳, 𝐫) ∩ (𝐗 ∖ 𝐀) ≠ ∅.

Kết luận:

Điểm trong của A luôn thuộc A.

Điểm ngoài của A không thuộc A.

Điểm dính của A chưa chắc thuộc A

Điểm trong là điểm dính

Điểm biên của A chính là điểm dính của A và 𝐗\𝐀

Định lí: Hai mệnh đề sau là tương đương

i) 𝐱 ∈ 𝐗 là điểm dính của A

ii)∃(𝐱 𝐧 ) ⊂ 𝐀: 𝐱 𝐧 → 𝐱

Định lí: Hai mệnh đề sau là tương đương

i) 𝐱 ∈ 𝐗 là điểm biên của A

ii)∃(𝐱 𝐧 ) ⊂ 𝐀; (𝐲𝐧 ) ⊂ 𝐗 ∖ 𝐀: 𝐱 𝐧 → 𝐱 và 𝐲𝐧 → 𝐱

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 11


TPHCM
Ví dụ:

3. Lân cận
Cho 𝐚 ∈ 𝐗. Tập U gọi là lân cận của a nếu tồn tại 𝐫 > 𝟎 sao cho 𝐁(𝐚, 𝐫) ⊂ 𝐔.
Tập {𝐚}, 𝐚 ∈ 𝐗 luôn là tập đóng.
Tập (𝟎, 𝟏] ⊂ ℝ không mở không đóng
∅, 𝐗 vừa mở vừa đóng
4. Phần trong, bao đóng, biên của một tập

Ta gọi tập hợp tất cả các điểm trong của tập A là phần trong của A và kí hiệu là 𝐢𝐧𝐭(𝐀)
0
hoặc 𝐀𝟎 hoặc A

̅
Ta gọi tập hợp tất cả các điểm dính của tập A là bao đóng của A và kí hiệu là 𝐀

Ta gọi tập hợp tất cả các điểm biên của tập A là biên của A và kí hiệu là 𝛛𝐀 hoặc 𝐛𝐀.

Ta thấy 𝐀𝟎 là tập mở lớn nhất nằm trong A

̅ là tập đóng bé nhất chứa A.


𝐀

̅
Chú ý: 𝐀𝟎 ⊂ 𝐀 ⊂ 𝐀

Định lí: Hai mệnh đề sau là tương đương

̅
i) 𝐱 ∈ 𝐀

ii)∃(𝐱 𝐧 ) ⊂ 𝐀: 𝐱 𝐧 → 𝐱

Định lí: Hai mệnh đề sau là tương đương

i) 𝐱 ∈ 𝛛𝐀

ii)∃(𝐱 𝐧 ) ⊂ 𝐀; (𝐲𝐧 ) ⊂ 𝐗 ∖ 𝐀: 𝐱 𝐧 → 𝐱 và 𝐲𝐧 → 𝐱

Ví dụ: Trên ℝ𝐧 với metric thông thường, ta có

(ℚ𝐧 )𝟎 = ∅, ̅̅̅̅
ℚ𝐧 = ℝ𝐧 , ̅̅̅
ℤ𝐧 = ℤ𝐧 , (ℤ𝐧 )𝟎 = ∅

𝐛ℚ = ℝ

Mọi số thực đều tồn tại dãy số hữu tỉ và dãy số vô tỉ cùng hội tụ về nó

Định lí: Cho X là không gian metric. 𝐀 ⊂ 𝐗

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 12


TPHCM
1) 𝐀𝟎 = 𝐀 ∖ 𝛛𝐀

2)𝛛𝐀 = 𝐀 ̅ ∩ ̅̅̅̅̅̅̅
̅ ∖ 𝐀𝟎 = 𝐀 𝐗∖𝐀

̅ = 𝐀 ∪ 𝛛𝐀
3) 𝐀

4)𝛛𝐀 = 𝛛(𝐗 ∖ 𝐀)

̅̅̅̅̅̅̅
𝟓)𝐗 ∖ 𝐀 = 𝐗 ∖ 𝐀𝟎

̅
6)(𝐗\𝐀)𝟎 = 𝐗 ∖ 𝐀
̅⊂𝐁
7)𝐀 ⊂ 𝐁 ⟹ 𝐀𝟎 ⊂ 𝐁 𝟎 ; 𝐀 ̅

Ví dụ:

𝐀 = [𝟎; 𝟏], 𝐁 = [𝟎; 𝟏] ∩ ℚ

Tìm phần trong, bao đóng, biên của A và B

5. Tập mở, tập đóng

Tập A là mở nếu 𝐀 = 𝐀𝟎 ⟺ 𝐀 ∩ 𝛛𝐀 = ∅
Tập A là đóng nếu 𝐀 = 𝐀̅ ⟺ 𝛛𝐀 ⊂ 𝐀
Chú ý:
Tập A mở ⟺ 𝐗\𝐀 đóng
𝐀 mở khi và chỉ khi ∀𝐚 ∈ 𝐀, ∃𝐫 > 𝟎: 𝐁(𝐚, 𝐫) ⊂ 𝐀

Ví dụ: Quả cầu mở là tập mở, quả cầu đóng là tập đóng

Định lí: Hai mệnh đề sau là tương đương

i) 𝐀 đóng

ii)∀(𝐱 𝐧 ) ⊂ 𝐀: 𝐱 𝐧 → 𝐱 ⟹ 𝐱 ∈ 𝐀

Ví dụ: Trên ℝ với metric thông thường. Tập (𝐚, 𝐛) là mở, tập (𝐚; +∞) mở, tập [𝐚, 𝐛]
là đóng, tập [𝐚; +∞) là đóng. Tập [𝐚, 𝐛) là không mở không đóng
Định lí
(i)𝐗, ∅ là tập vừa mở vừa đóng
(ii) Hợp tùy ý các tập mở là tập mở
(iii) Giao hữu hạn các tập mở là tập mở
(iv) Hợp hữu hạn các tập đóng là tập đóng

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 13


TPHCM
(v) Giao tùy ý các tập đóng là tập đóng
6. Tập trù mật

̅=𝐗
Tập 𝐀 ⊂ 𝐗 gọi là trù mật trong X nếu 𝐀

⟺ ∀𝐱 ∈ 𝐗, ∃(𝐱 𝐧 ) ⊂ 𝐀: 𝐱 𝐧 → 𝐱

⟺ ∀𝐱 ∈ 𝐗, ∃𝐫 > 𝟎: 𝐁(𝐱, 𝐫) ∩ 𝐀 ≠ ∅

Không gian X gọi là khả li (tách được) nếu tồn tại một tập con đếm được trù mật.

Ví dụ: ℝ𝐧 là khả li

Ví dụ: 𝐂[𝐚, 𝐛] khả li

1. Hàm khoảng cách:

Ta xét các hàm sau đây:

𝐝(𝐱, 𝐀) = 𝐢𝐧𝐟 𝐝(𝐱, 𝐲) ;


𝐲∈𝐀

𝐝(𝐀) = 𝐬𝐮𝐩 𝐝(𝐱, 𝐲),


𝐱,𝐲∈𝐀

𝐝(𝐀, 𝐁) = 𝐢𝐧𝐟 𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐢𝐧𝐟 𝐝(𝐱, 𝐁) = 𝐢𝐧𝐟 𝐝(𝐲, 𝐀)


𝐱∈𝐀,𝐲∈𝐁 𝐱∈𝐀 𝐲∈𝐁

Mệnh đề. Ta có các tính chất sau

i. 𝐀 ⊂ 𝐁 ⟹ 𝐃(𝐀) ≤ 𝐃(𝐁) và 𝐝(𝐱, 𝐁) ≤ 𝐝(𝐱, 𝐀)


ii. |𝐝(𝐱, 𝐀) − 𝐝(𝐲, 𝐀)| ≤ 𝐝(𝐱, 𝐲)
iii. 𝐝(𝐀 ̅ ) = 𝐝(𝐀)
iv. 𝐱 ∈ 𝐀 ̅ ⟺ 𝐝(𝐱, 𝐀) = 𝟎
Bài tập 8. Chứng minh mệnh đề trên

II HỆ THỐNG BÀI TẬP.


=
Bài tập 9. Cho không gian metric rời rạc (𝐗, 𝐝) nhiều hơn 1 phần tử.
̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅
CMR 𝐁(𝐱 𝟎 , 𝟏) ≠ 𝐁 ̅ (𝐱 𝟎 , 𝟏), ∀𝐱 𝟎 ∈ 𝐗.
Giải:

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 14


TPHCM
Mọi điểm vừa là tập đóng, vừa là tập mở. Vậy mọi tập đều vừa đóng, vừa mở. Vậy
̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅
𝐁(𝐱 𝟎 , 𝟏) = 𝐁(𝐱 𝟎 , 𝟏)

̅ (𝐱 𝟎 , 𝟏) = {𝐱 ∈ 𝐗: 𝐝(𝐱, 𝐱 𝟎 ) ≤ 𝟏} = 𝐗
Ta có: 𝐁

̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅
𝐁(𝐱 𝟎 , 𝟏) = 𝐁(𝐱 𝟎 , 𝟏) = {𝐱 ∈ 𝐗: 𝐝(𝐱, 𝐱 𝟎 ) < 𝟏}
= {𝐱 ∈ 𝐗: 𝐝(𝐱, 𝐱 𝟎 ) = 𝟎} = {𝐱 𝟎 } ≠ 𝐗 = 𝐁 ̅ (𝐱 𝟎 , 𝟏)

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 15


TPHCM
3 ÁNH XẠ LIÊN TỤC
BÀI

I LÝ THUYẾT.
=
2. Định nghĩa

Cho hai không gian metric (𝐗, 𝐝𝐗 ), (𝐘, 𝐝𝐘 ), 𝐱 𝟎 ∈ 𝐗 và ánh xạ 𝐟: 𝐗 → 𝐘. Ta nói f liên tục tại
𝐱 𝟎 nếu và chỉ nếu

∀𝛆 > 𝟎, ∃𝛅 = 𝛅(𝐱 𝟎 , 𝛆) > 𝟎, ∀𝐱 ∈ 𝐗: 𝐝𝐗 (𝐱, 𝐱 𝟎 ) < 𝛅

⟹ 𝐝𝐘 (𝐟(𝐱), 𝐟(𝐱 𝟎 )) < 𝛆

Chú ý: Nếu không có gì nhầm lẫn và đơn giản, ta sẽ kí hiệu d chung cho cả 𝐝𝐗 , 𝐝𝐘 và khi
đó tự hiểu khi nào d là 𝐝𝐗 và khi nào 𝐝 là 𝐝𝐘

3. Tính chất hàm liên tục


Định lí: Hai mệnh đề sau là tương đương

(i) f liên tục tại 𝐱 𝟎

(ii) ∀(𝐱 𝐧 ) ⊂ 𝐗: 𝐱 𝐧 → 𝐱 𝟎 ⟹ 𝐟(𝐱 𝐧 ) → 𝐟(𝐱 𝟎 )

Ta nói f liên tục trên X nếu f liên tục tại mọi 𝐱 ∈ 𝐗.

Định lí: f liên tục trên X nếu ít nhất một trong hai điều kiện sau được thỏa mãn

(i) 𝐟 −𝟏 (𝐆) mở với mọi tập mở G của Y

(ii) 𝐟 −𝟏 (𝐅) đóng với mọi tập đóng F của Y

Ta nói f liên tục đều trên X nếu

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 16


TPHCM
∀𝛆 > 𝟎, ∃𝛅 = 𝛅(𝛆) > 𝟎, ∀𝐱, 𝐳 ∈ 𝐗: 𝐝𝐗 (𝐱, 𝐳) < 𝛅

⟹ 𝐝𝐘 (𝐟(𝐱), 𝐟(𝐳)) < 𝛆

Hiển nhiên liên tục đều trên X thì liên tục trên X.

Ta nói f là ánh xạ Lipschitz nếu tồn tại 𝐌 > 𝟎 sao cho

𝐝𝐘 [𝐟(𝐱), 𝐟(𝐲)] ≤ 𝐌𝐝𝐗 (𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗

Ta nói f là ánh xạ co nếu tồn tại 𝐤 ∈ [𝟎, 𝟏) sao cho

𝐝𝐘 [𝐟(𝐱), 𝐟(𝐲)] ≤ 𝐤𝐝𝐗 (𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗

Hiển nhiên ánh xạ co là ánh xạ Lipschitz.

Bổ đề: Ánh xạ Lipschitz thì liên tục đều

Chứng minh

Giả sử 𝐟: 𝐗 → 𝐘 là ánh xạ Lipschitz. Vậy tồn tại 𝐌 > 𝟎 sao cho

𝐝[𝐟(𝐱), 𝐟(𝐲)] ≤ 𝐌𝐝(𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗


𝛆
Lấy 𝛆 > 𝟎, chọn 𝛅 = 𝟐𝐌. Khi đó nếu 𝐱, 𝐳 ∈ 𝐗 thỏa mãn 𝐝(𝐱, 𝐳) < 𝛅 thì

𝛆
𝐝[𝐟(𝐱), 𝐟(𝐳)] ≤ 𝐌𝐝(𝐱, 𝐳) < 𝐌𝛅 = <𝛆
𝟐
Ta kết thúc chứng minh

Định lí Weierstrass: Cho 𝟎 < 𝐚 < 𝟏; 𝐚𝐛 ≥ 𝟏. Tồn tại hàm liên tục 𝐟: [𝐚, 𝐛] → ℝ nhưng
không khả vi tại bất kì điểm nào của [𝐚, 𝐛].

Ví dụ: Cho (X,d) là không gian metric. Xét ánh xạ đồng nhất 𝐈: (𝐗, 𝐝) → (𝐗, 𝐝).

Khi đó I liên tục.

Chứng minh:

𝐝(𝐈(𝐱), 𝐈(𝐲)) = 𝐝(𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗 ⟹ 𝐈 là ánh xạ Lipschitz

Ví dụ: Trên 𝐗 = 𝐂[𝐚, 𝐛] xét 2 metric

𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|


𝐭∈[𝐚,𝐛]

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 17


TPHCM
𝐛
𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) = ∫ |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|𝐝𝐭
𝐚

a) Chứng minh rằng ánh xạ đồng nhất: 𝐈: (𝐗, 𝐝) → (𝐗, 𝐝𝟏 ) là liên tục đều.

b) Ánh xạ đồng nhất: 𝐈: (𝐗, 𝐝𝟏 ) → (𝐗, 𝐝) có liên tục hay không?

Giải

a)Ta nhớ rằng: 𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) ≤ (𝐛 − 𝐚)𝐝(𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗.

Mà 𝐈(𝐱) = 𝐱, ∀𝐱 ∈ 𝐗. Vậy 𝐝𝟏 (𝐈(𝐱), 𝐈(𝐲)) ≤ (𝐛 − 𝐚)𝐝(𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗

Vậy 𝐈: (𝐗, 𝐝) → (𝐗, 𝐝𝟏 ) là ánh xạ Lipschitz, do đó liên tục đều

b) Ta dùng phản chứng: giả sử 𝐈: (𝐗, 𝐝𝟏 ) → (𝐗, 𝐝) liên tục trên X.

Xét dãy
𝟏
−𝐧𝐭 + 𝟏, 𝐢𝐟 𝐭 ∈ [𝟎; ]
𝐱 𝐧 (𝐭) = { 𝐧
𝟏
𝟎, 𝐢𝐟 𝐭 ∈ ( ; 𝟏]
𝐧

Theo các ví dụ trên ta thấy: 𝐝𝟏 (𝐱 𝐧 ; 𝟎) → 𝟎. Do 𝐈: (𝐗, 𝐝𝟏 ) → (𝐗, 𝐝)liên tục nên


𝐝(𝐈(𝐱 𝐧 ), 𝐈(𝟎)) → 𝟎

Tức là 𝐝(𝐱 𝐧 ; 𝟎) → 𝟎

Nhưng theo các ví dụ ở trên ta lại có: 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝟎) ↛ 𝟎.

4. Đồng phôi và đẳng cự


Cho hai không gian metric (𝐗, 𝐝𝐗 ) và (𝐘, 𝐝𝐘 ). Xét song ánh 𝐟: 𝐗 → 𝐘

f gọi là đồng phôi nếu f và 𝐟 −𝟏 liên tục

Ta nói hai không gian X và Y là đồng phôi nếu tồn tại 1 đồng phôi 𝐟: 𝐗 → 𝐘

F gọi là đẳng cự nếu: 𝐝𝐘 [𝐅(𝐱), 𝐅(𝐲)] = 𝐝𝐗 (𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗

Ta nói hai không gian X và Y là đẳng cự nếu tồn tại 1 đẳng cự 𝐅: 𝐗 → 𝐘

Đẳng cự thì là đồng phôi nhưng ngược lại có thể không đúng.

Hiển nhiên đẳng cự thì Lipschitz

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 18


TPHCM
Hai metric 𝐝 và 𝛒 trên X gọi là tương đương nếu ánh xạ đồng nhất 𝐈: (𝐗, 𝐝) → (𝐗, 𝛒) là
đồng phôi.

Nếu hai metric 𝐝 và 𝛒 trên X là tương đương thì

(i) Tập con A mở trong (𝐗, 𝐝) ⟺ Tập con A mở trong (𝐗, 𝛒)

(ii) Dãy (𝐱 𝐧 ) hội tụ trong (𝐗, 𝐝) ⟺ Dãy (𝐱 𝐧 ) hội tụ trong (𝐗, 𝛒)

Ví dụ: Trên ℝ xét các metric thông thường

a) 𝐟: ℝ → (𝟎; ∞), 𝐟(𝐱) = 𝐞𝐱 là phép đồng phôi

b) 𝐟: ℝ → ℝ, 𝐟(𝐱) = 𝟏 − 𝐱 là phép đẳng cự

c) 𝐟: ℝ𝟐 → ℂ, 𝐟(𝐱, 𝐲) = 𝐱 + 𝐢𝐲 là phép đẳng cự, ở đây metric thông thường trên ℂ là


𝐝(𝐳, 𝐰) = |𝐳 − 𝐰|

Bài tập 10. Giả sử tồn tại 𝐀, 𝐁 > 𝟎 để


𝐀𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲) ≤ 𝐝(𝐱, 𝐲) ≤ 𝐁𝐝𝟏 (𝐱, 𝐲)
Ta nói d và 𝐝𝟏 là so sánh được. Chứng minh rằng 𝐝, 𝐝𝟏 tương đương đều.
Giải:
Ta thấy ánh xạ đồng nhất 𝐈: (𝐗, 𝐝𝟏 ) → (𝐗, 𝐝) là ánh xạ Lipschitz nên liên tục đều

II HỆ THỐNG BÀI TẬP.


=
Bài tập 11. Cho hai không gian metric (𝐗, 𝐝), (𝐘, 𝐩) và hai hàm liên tục 𝐟, 𝐠: (𝐗, 𝐝) →
(𝐘, 𝐩). Đặt 𝐀 = {𝐱 ∈ 𝐗: 𝐟(𝐱) = 𝐠(𝐱)}. CMR A đóng trong (𝐗, 𝐝).
Giải:
Lấy dãy (𝐱 𝐧 ) ⊂ 𝐀, 𝐱 𝐧 → 𝐱 trong (𝐗, 𝐝). Vậy 𝐟(𝐱 𝐧 ) = 𝐠(𝐱 𝐧 ), ∀𝐧.
Vì f, g liên tục nên 𝐟(𝐱 𝐧 ) → 𝐟(𝐱), 𝐠(𝐱 𝐧 ) → 𝐠(𝐱).
Vậy 𝐟(𝐱) = 𝐠(𝐱) ⟹ 𝐱 ∈ 𝐀.
Bài tập 12. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric. A, B là hai tập con của X.
1) Chứng minh 𝐆 = {𝐱 ∈ 𝐗: 𝐝(𝐱, 𝐀) < 𝐝(𝐱, 𝐁)} là tập mở.
2) Giả sử 𝐀 ∩ 𝐁 ̅=𝐀 ̅ ∩ 𝐁 = ∅. Chứng minh rằng tồn tại U mở chứa A và V mở chứ B
sao cho 𝐔 ∩ 𝐕 = ∅.
Giải:

Hợp thành các ánh xạ liên tục

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 19


TPHCM
1) Đặt 𝐟(𝐱) = 𝐝(𝐱, 𝐀) − 𝐝(𝐱, 𝐁) liên tục. 𝐆 = 𝐟 −𝟏 ((−∞, 𝟎))
2) Đặt 𝐔 = 𝐆, 𝐕 = 𝐟 −𝟏 ((𝟎, +∞)). Rõ ràng: 𝐔 ∩ 𝐕 = ∅. Ta CM 𝐀 ⊂ 𝐔. Thật vậy: 𝐱 ∈
𝐀 ⟹ 𝐝(𝐱, 𝐀) = 𝟎.
̅=∅⟹𝐱∉𝐁
Vì 𝐀 ∩ 𝐁 ̅ ⟹ 𝐝(𝐱, 𝐁) > 𝟎 = 𝐝(𝐱, 𝐀) ⟹ 𝐱 ∈ 𝐔
Tương tự ta có: 𝐁 ⊂ 𝐕.
Bài tập 13. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric và 𝐟: 𝐗 → 𝐗 liên tục. CMR 𝛗: 𝐗 → ℝ liên
tục, trong đó 𝛗(𝐱) = 𝐝(𝐱, 𝐟(𝐱))
Giải:

Hợp thành các ánh xạ liên tục

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 20


TPHCM
4 KHÔNG GIAN METRIC
BÀI

ĐẦY ĐỦ

1. Dãy Cauchy

Khi khảo sát sự hội tụ của dãy, ta thường gặp khó khăn khi phải xác định điểm giới hạn.
Sự hội tụ của dãy (có hội tụ hay không) gắn với một tính chất không phụ thuộc vào điểm
giới hạn, gọi là tính chất Cauchy.

• Ta gọi (𝐱 𝐧 )𝐧 là dãy Cauchy nếu ∀𝛜 > 𝟎, ∃𝐧𝟎 ≥ 𝟎: ∀𝐧, 𝐦 ≥ 𝐧𝟎 thì 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐱 𝐦 ) < 𝛜 ⇔
𝐥𝐢𝐦 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐱 𝐦 ) = 𝟎 (trên ℝ )
𝐧,𝐦→∞
• (𝐱 𝐧 )𝐧 hội tụ ⇒ (𝐱 𝐧 )𝐧 Cauchy .
• Dãy Cauchy có 1 một dãy con hội tụ thì hội tụ.

Ta nói không gian (𝐗, 𝐝) là đầy đủ nếu mọi dãy Cauchy đều hội tụ.

• Dãy (𝐱 𝐧 )𝐧 hội tụ về 𝐱 thì mọi dãy con của nó cũng hội tụ về 𝐱.

Ví dụ về không gian mê tric đầy đủ:

• (ℝ𝐧 , 𝐝) đầy đủ.


• (𝐂[𝐚, 𝐛], 𝐝𝐦𝐚𝐱 ) đầy đủ.
• (𝐂[𝐚, 𝐛], 𝐝𝐋 ) không đầy đủ.
• (ℚ, |. |) không đầy đủ vì tồn tại dãy 𝐱 𝐧 → √𝟐 ∉ ℚ, (𝐱 𝐧 )𝐧 ⊂ ℚ (ℝ là đầy đủ hóa của
ℚ). Vậy (𝐱 𝐧 )𝐧 là dãy Cauchy nhưng không hội tụ trong ℚ.

Chú ý: Nếu 𝐗 có hai mê tric 𝐝 và 𝛒 thỏa ∃𝐀, 𝐁 > 𝟎 để:


𝐀𝛒(𝐱, 𝐲) ≤ 𝐝(𝐱, 𝐲) ≤ 𝐁𝛒(𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗 thì (𝐗, 𝐝) và (𝐗, 𝛒) có cùng tính đầy đủ (𝐝, 𝛒 ở
đây là tương đương)

Định lý:

a) Đầy đủ ⇒ đóng.
b) (𝐗, 𝐝) là đầy đủ, 𝐀 ⊂ 𝐗 và 𝐀 đóng ⇒ (𝐀, 𝐝𝐀 ) đầy đủ.
c) (𝐗, 𝐝) đầy đủ, dãy (𝐆𝐧 )𝐧 mở và ̅𝐆̅̅𝐧̅ = 𝐗, ∀𝐧 ∈ ℕ thì ∩∞𝐧=𝟏 𝐆𝐧 cũng trù mật trong 𝐗.
d) ∞
Nếu 𝐗 =∪𝐧=𝟏 𝐀𝐧 và 𝐢𝐧𝐭 (𝐀 ̅̅̅̅𝐧 ) = ∅ (không đâu trù mật) thì (𝐗, 𝐝) không đầy đủ.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 21


TPHCM
e) Nếu 𝐗 đầy đủ , 𝐗 =∪∞ ̅
𝐧=𝟏 𝐀 𝐧 thì ∃𝐧𝟎 để 𝐢𝐧𝐭(𝐀 𝐧𝟎 ) ≠ ∅.
( Chú ý d) và e) là định lý Baire)

2. Tính chất dãy Cauchy và dãy hội tụ:

(i)Mọi dãy hội tụ là dãy Cauchy

(ii)Dãy Cauchy có dãy con hội tụ về x thì dãy cũng hội tụ về x.

(iii)Giả sử 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐱 𝐧+𝟏 ) ≤ 𝛂𝐧 , ∀𝐧 ∈ ℕ và ∑∞


𝐧=𝟏 𝛂𝐧 < +∞. Khi đó (𝐱 𝐧 )𝐧 là dãy Cauchy.

(iv)Cho dãy (𝐱 𝐧 )𝐧 ⊂ (𝐗, 𝐝); (𝐲𝐧 )𝐧 ⊂ (𝐘, 𝛒)thỏa mãn:

∃𝐂 > 𝟎: 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐱 𝐦 ) ≤ 𝐂𝛒(𝐲𝐧 ; 𝐲𝐦 )∀𝐧, 𝐦 ∈ ℕ

Nếu (𝐲𝐧 )𝐧 là dãy Cauchy thì (𝐱 𝐧 )𝐧 là dãy Cauchy.

(v)Giả sử 𝐝(𝐱 𝐧 , 𝐲𝐧 ) = 𝛂𝐧 , ∀𝐧 ∈ ℕ và 𝛂𝐧 → 𝟎. Khi đó (𝐱 𝐧 )𝐧 ; (𝐲𝐧 )𝐧 cùng tính chất Cauchy


và hội tụ.

3. Không gian đầy đủ

Ta nói không gian metric (𝐗, 𝐝) là đầy đủ nếu mọi dãy Cauchy theo metric d đều hội tụ
theo metric d.

Ví dụ:

ℝ𝐧 với metric Euclide là đầy đủ

ℚ với metric thông thường là không đầy đủ

Định lí:

𝐂[𝐚, 𝐛] với metric hội tụ đều là đầy đủ

𝐂[𝐚, 𝐛] với metric tích phân là không đầy đủ

Chứng minh:

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 22


TPHCM
Định lí: Giả sử d và 𝛒 là 2 mêtric trên X. Tồn tại 𝐀, 𝐁 > 𝟎 sao cho: 𝐀𝐝(𝐱, 𝐲) ≤ 𝛒(𝐱, 𝐲) ≤
𝐁𝐝(𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗. Khi đó (𝐗, 𝐝) đẩy đủ ⟺ (𝐗, 𝛒) đầy đủ.

̃, 𝛒) là
Định nghĩa: Giả sử (𝐗, 𝐝)là một không gian metric. Ta gọi không gian metric (𝐗
một đầy đủ hóa của X nếu:

̃, 𝛒) là đầy đủ.
a) (𝐗
b) X đẳng cự với một không gian metric con Y của 𝐗 ̃.
c) Y trù mật trong 𝐗 ̃.
Ví dụ: M là tập con của không gian metric đầy đủ X. Không gian đầy đủ hóa
của M chính là 𝐌 ̅.
𝐂𝐋 [𝐚, 𝐛] có đầy đủ hóa chính là 𝐋𝟏 [𝐚, 𝐛]: tập hợp các hàm đo được, khả tích theo
nghĩa Lebesgue.

̃, 𝛒) là
Định lí: Với mỗi không gian metric (𝐗, 𝐝) cho trước, tồn tại không gian metric (𝐗
đầy đủ hóa của X. Hơn nữa, không gian metric (𝐗 ̃, 𝛒) xác định một cách duy nhất sai
khác một đẳng cự.

3.1. Nguyên lí bị chặn đều: Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric đầy đủ. 𝔽 là họ các hàm
số liên tục trên X. Giả sử ∀𝐱 ∈ 𝐗, tập {𝐟(𝐱): 𝐟 ∈ 𝔽} bị chặn trên ℝ (bị chặn điểm).
Khi đó, tồn tại tập mở khác rỗng 𝐔 ⊂ 𝐗 và số 𝐌 > 𝟎 sao cho: |𝐟(𝐱)| ≤ 𝐌, ∀𝐱 ∈
𝐔, ∀𝐟 ∈ 𝔽 (bị chặn đều)
3.2. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric. Ba mệnh đề sau là tương đương:
a) X đầy đủ
b) Cho dãy các tập khác rỗng và đóng (𝐀 𝐧 )𝐧 sao cho 𝐀𝐧+𝟏 ⊂ 𝐀𝐧 , ∀𝐧 ∈ ℕ và
𝐥𝐢𝐦 𝐃(𝐀𝐧 ) = 𝟎. Khi đó ∩+∞ 𝐧=𝟏 𝐀 𝐧 ≠ ∅.
𝐧→+∞
c) Mọi dãy hình cầu đóng {𝐁 ̅ (𝐱 𝐧 , 𝐫𝐧 )}𝐧 thắt lại (tức là 𝐁
̅ (𝐱 𝐧+𝟏 , 𝐫𝐧+𝟏 ) ⊂
̅ (𝐱 𝐧 , 𝐫𝐧 ), ∀𝐧 ∈ ℕ và 𝐥𝐢𝐦 𝐫𝐧 = 𝟎) đều có một điểm chung duy nhất (tức là
𝐁
𝐧→∞
∩+∞ ̅
𝐧=𝟏 𝐁(𝐱 𝐧 , 𝐫𝐧 ) = {𝐚})
3.3. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric đầy đủ, họ các tập mở, trù mật (𝐆𝐧 )𝐧 trong 𝐗.
Khi đó ∩+∞
𝐧=𝟏 𝐆𝐧 ≠ ∅
3.4. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric đầy đủ 𝐀 ⊂ 𝐗. Hai mệnh đề sau là tương đương:
a) A đầy đủ
b) A đóng.
4. Định lý điểm bất động của ánh xạ co:

Cho (𝐗, 𝐝) là không gian mê tric, xét 𝐟: 𝐗 → 𝐗 và tồn tại 𝐤 ∈ (𝟎, 𝟏) để 𝐝(𝐟(𝐱), 𝐟(𝐲)) ≤
𝐤𝐝(𝐱, 𝐲), ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 23


TPHCM
Khi đó 𝐟 được gọi là ánh xạ co trên (𝐗, 𝐝).

Ánh xạ co là ánh xạ lipschitz.

Định lý ánh xạ co Banach

Cho (𝐗, 𝐝) đầy đủ, 𝐟: 𝐗 → 𝐗 là ánh xạ co. Khi đó 𝐟 có điểm bất động duy nhất.
Trong đó, 𝐱 𝟎 ∈ 𝐗 được gọi là điểm bất động của 𝐟 nếu 𝐟(𝐱 𝟎 ) = 𝐱 𝟎

Chú ý: Xét hàm số 𝐟: ℝ → ℝ, Cho 𝐲 ∈ ℝ, xét phương trình 𝐟(𝐱) = 𝐲, 𝐱 ∈ ℝ ⇔ 𝐟(𝐱) + 𝐱 =


𝐲 + 𝐱 ⇔ 𝐟(𝐱) + 𝐱 − 𝐲 = 𝐱 ⇔ 𝐓(𝐱) = 𝐱. ( Với 𝐓(𝐱) = 𝐟(𝐱) + 𝐱 − 𝐲)

Vậy nghiệm của phương trình 𝐟(𝐱) = 𝐲 chính là điểm bất động của ánh xạ 𝐓.

II HỆ THỐNG BÀI TẬP.


=
Bài tập 14. Cho 𝑿 = 𝐂[−𝟏; 𝟏] xét metric
𝟏
𝒅(𝒙, 𝒚) = ∫ |𝒙(𝒕) − 𝒚(𝒕)|𝒅𝒕
−𝟏
Xét {𝒙𝒏 }𝒏 ⊂ 𝑿 định bởi

𝟎, −𝟏 ≤ 𝒕 ≤ 𝟎
𝟏
𝒙𝒏 (𝒕) = { 𝒏𝒕, 𝟎 < 𝒕 < 𝒏 .
𝟏
𝟏, 𝒏 ≤ 𝒕 ≤ 𝟏

CMR: {𝒙𝒏 }𝒏 là dãy Cauchy nhưng không hội tụ.

Giải:

Xem file thầy Huy

Bài tập 15. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric. CM hai mệnh đề sau là tương đương.
a) (𝐗, 𝐝) là không gian metric đầy đủ.
b) Nếu dãy giảm tập đóng khác rỗng {𝑨𝒏 }𝒏 thỏa mãn 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑨𝒏 ) = 𝟎 thì ∩+∞
𝒏=𝟏 𝑨𝒏 ≠
𝒏→∞
∅.
Giải:

(⟹): Giả sử (𝐗, 𝐝) là không gian metric đầy đủ . Cho dãy giảm tập đóng khác rỗng
{𝑨𝒏 }𝒏 thỏa mãn 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑨𝒏 ) = 𝟎.
𝒏→∞

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 24


TPHCM
Lấy 𝒙𝒏 ∈ 𝑨𝒏 . Đặt 𝑩𝒏 = {𝒙𝒌 : 𝒌 ≥ 𝒏}. Vì 𝑨𝒎 ⊂ 𝑨𝒏 , ∀𝒎 ≥ 𝒏 nên 𝑩𝒏 ⊂ 𝑨𝒏 , ∀𝒏 ∈ ℕ ⟹
𝒅(𝑩𝒏 ) ≤ 𝒅(𝑨𝒏 ) ⟹ 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑨𝒏 ) = 𝟎
𝒏→∞

Theo bài 17, (𝒙𝒏 )𝒏 là dãy Cauchy. Do (𝐗, 𝐝) là không gian metric đầy đủ nên:𝒙𝒏 → 𝒙 ∈
𝑿.

Với 𝒎 ≥ 𝟏, vì {𝑨𝒏 }𝒏 là dãy giảm nên 𝒙𝒏 ∈ 𝑨𝒏 ⊂ 𝑨𝒎 , ∀𝒏 ≥ 𝒎

Vậy dãy con (𝒙𝒏 )𝒏≥𝒎 ⊂ 𝑨𝒎 . Hiển nhiên dãy con này cũng hội tụ về x. Do 𝑨𝒎 đóng nên
𝒙 ∈ 𝑨𝒎 , ∀𝒎 ⟹ 𝒙 ∈∩+∞ +∞
𝒏=𝟏 𝑨𝒏 ⟹∩𝒏=𝟏 𝑨𝒏 ≠ ∅.

Chú ý: Khi đó 𝒅(∩+∞ +∞ +∞


𝒏=𝟏 𝑨𝒏 ) ⊂ 𝒅(𝑨𝒏 ) → 𝟎 ⟹ 𝒅(∩𝒏=𝟏 𝑨𝒏 ) = 𝟎 ⟹∩𝒏=𝟏 𝑨𝒏 có duy nhất 1
phần tử.

(⟸): Lấy (𝒙𝒏 )𝒏 là dãy Cauchy. Đặt 𝑩𝒏 = {𝒙𝒌 : 𝒌 ≥ 𝒏} ⟹ 𝑩𝒏 ≠ ∅,

𝑩𝒏+𝟏 ⊂ 𝑩𝒏 , 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑩𝒏 ) = 𝟎


𝒏→∞

Đặt 𝑨𝒏 = ̅̅̅̅
𝑩𝒏 ⟹ 𝑨𝒏 ≠ ∅,

𝑨𝒏+𝟏 ⊂ 𝑨𝒏 , 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑨𝒏 ) = 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑩𝒏 ) = 𝟎


𝒏→∞ 𝒏→∞

Vậy ∩+∞ +∞
𝒏=𝟏 𝑨𝒏 ≠ ∅. Lấy 𝒙 ∈∩𝒏=𝟏 𝑨𝒏 .

Lấy 𝝐 > 𝟎. Vì 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑨𝒏 ) = 𝟎 nên:


𝒏→∞

∃𝒏𝟎 ∈ ℕ, ∀𝒏 ≥ 𝒏𝟎 : 𝒅(𝑨𝒏 ) < 𝝐

∀𝒏 ≥ 𝒏𝟎 , do 𝒙𝒏 , 𝒙 ∈ 𝑨𝒏 ⊂ 𝑨𝒏𝟎 ⟹ 𝒅(𝒙𝒏 , 𝒙) ≤ 𝒅(𝑨𝒏𝟎 ) < 𝝐 ⟹ 𝒙𝒏 → 𝒙 ⟹ (𝐗, 𝐝) là không


gian metric đầy đủ.

Bài tập 16. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric. Ta đặt


𝛒(𝐱, 𝐲) = 𝐥𝐧[𝟏 + 𝐝(𝐱, 𝐲)], ∀𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗.
Chứng minh
3) (𝐱 𝐧 ) là dãy Cauchy trong (𝐗, 𝐝) thì nó cũng là dãy Cauchy trong (𝐗, 𝛒)
4) Nếu (𝐗, 𝛒) là không gian metric đầy đủ thì (𝐗, 𝐝) là không gian metric đầy đủ
Bài tập 17. Cho (𝐗, 𝐝) là không gian metric và {𝒙𝒏 }𝒏 ⊂ 𝑿. Đặt 𝑨𝒏 = {𝒙𝒌 : 𝒌 ≥ 𝒏}.

CMR: {𝒙𝒏 }𝒏 là dãy Cauchy ⟺ 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑨𝒏 ) = 𝟎


𝒏→∞

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 25


TPHCM
Giải:

Ta thấy 𝑨𝒎 ⊂ 𝑨𝒏 , ∀𝒎 ≥ 𝒏 ⟹ {𝑨𝒏 }𝒏 là dãy giảm.

(⟹): Lấy 𝝐 > 𝟎. Vì {𝒙𝒏 }𝒏 là dãy Cauchy nên:

∃𝒏𝟎 ∈ ℕ, ∀𝒏, 𝒎 ≥ 𝒏𝟎 : 𝒅(𝒙𝒏 , 𝒙𝒎 ) < 𝝐

Vậy 𝒅(𝑨𝒏𝟎 ) < 𝝐. Mà 𝑨𝒏 ⊂ 𝑨𝒏𝟎 , ∀𝒏 ≥ 𝒏𝟎

⟹ 𝒅(𝑨𝒏 ) ≤ 𝒅(𝑨𝒏𝟎 ), ∀𝒏 ≥ 𝒏𝟎

Vậy 𝒅(𝑨𝒏 ) ≤ 𝝐, ∀𝒏 ≥ 𝒏𝟎 . Do đó 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑨𝒏 ) = 𝟎.


𝒏→∞

(⟸): Lấy 𝝐 > 𝟎. Vì 𝐥𝐢𝐦 𝒅(𝑨𝒏 ) = 𝟎 nên:


𝒏→∞

∃𝒏𝟎 ∈ ℕ, ∀𝒏 ≥ 𝒏𝟎 : 𝒅(𝑨𝒏 ) < 𝝐

∀𝒏, 𝒎 ≥ 𝒏𝟎 , do 𝑨𝒏 , 𝑨𝒎 ⊂ 𝑨𝒏𝟎 ⟹ 𝒙𝒏 , 𝒙𝒎 ∈ 𝑨𝒏𝟎 ⟹ 𝒅(𝒙𝒏 , 𝒙𝒎 ) ≤ 𝒅(𝑨𝒏𝟎 ) < 𝝐 ⟹ {𝒙𝒏 }𝒏 là


dãy Cauchy.

Bài tập 18. Trên 𝐗 = 𝐂[𝟎, 𝟏] xét hai metric 𝐝 và p cho bởi
𝐝(𝐱, 𝐲) = 𝐦𝐚𝐱 {𝐞−𝐚𝐭 |𝐱(𝐭) − 𝐲(𝐭)|} với 𝐚 > 𝟎 cho trước.
𝐭∈[𝟎,𝟏]
𝟐
Giả sử 𝐟: ℝ → ℝ liên tục và thỏa điều kiện Lipschitz theo biến thứ 2, nghĩa là:
∃𝐌 > 𝟎, ∀𝐭, 𝐮, 𝐯 ∈ ℝ: |𝐟(𝐭, 𝐮) − 𝐟(𝐭, 𝐯)| ≤ 𝐌|𝐮 − 𝐯|.
Cho 𝐛 ∈ ℝ. Với mỗi 𝐱 ∈ 𝐗, đặt 𝐅(𝐱) ∈ 𝐗 định bởi
𝐭
𝐅(𝐱)(𝐭) = 𝐛 + ∫ 𝐟(𝐬, 𝐱(𝐬))𝐝𝐬 , ∀𝐭 ∈ [𝟎; 𝟏]
𝟎
𝐌
Xét ánh xạ 𝐅: 𝐗 → 𝐗. CMR F là ánh xạ Lipschitz trên (𝐗, 𝐝) với hệ số Lipschitz là 𝐚 .
Giải:
Với mỗi 𝐱, 𝐲 ∈ 𝐗, 𝐭 ∈ [𝟎; 𝟏] ta có:
𝐭
|𝐅(𝐱)(𝐭) − 𝐅(𝐲)(𝐭)| = |∫𝟎 [𝐟(𝐬, 𝐱(𝐬)) − 𝐟(𝐬, 𝐲(𝐬))]𝐝𝐬|

𝐭 𝐭
≤ ∫ |𝐟(𝐬, 𝐱(𝐬)) − 𝐟(𝐬, 𝐲(𝐬))|𝐝𝐬 ≤ ∫ 𝐌|𝐱(𝐬) − 𝐲(𝐬)|𝐝𝐬
𝟎 𝟎

𝐭 𝐭
= 𝐌 ∫ 𝐞𝐚𝐬 . 𝐞−𝐚𝐬 |𝐱(𝐬) − 𝐲(𝐬)|𝐝𝐬 ≤ 𝐌𝐝(𝐱, 𝐲) ∫ 𝐞𝐚𝐬 𝐝𝐬
𝟎 𝟎

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 26


TPHCM
𝟏 𝐚𝐬 𝐭 𝐌 𝐚𝐭
𝐌𝐞𝐚𝐭
= 𝐌𝐝(𝐱, 𝐲) 𝐞 | = 𝐝(𝐱, 𝐲)(𝐞 − 𝟏) ≤ 𝐝(𝐱, 𝐲)
𝐚 𝟎 𝐚 𝐚

Vậy

𝐌
𝐞−𝐚𝐭 |𝐅(𝐱)(𝐭) − 𝐅(𝐲)(𝐭)| ≤ 𝐝(𝐱, 𝐲)
𝐚
𝐌
𝐝(𝐅(𝐱), 𝐅(𝐲)) ≤ 𝐝(𝐱, 𝐲)
𝐚

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 27


TPHCM

You might also like