You are on page 1of 49

RÈN LUYỆN NĂNG LỰC

GIAO TIẾP TOÁN HỌC

vectorstock.com/28062405

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG


LỰC GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH
QUA DẠY HỌC TOÁN HÌNH 6 CHƯƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

L
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

IA
KHOA TOÁN
~~~~~~*~~~~~~

C
FI
OF
ƠN
NH

Đề tài: Một số biện pháp rèn luyện năng lực giao


Y

tiếp toán học cho học sinh qua dạy học toán hình 6
QU

trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018


M

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thùy Dương


Sinh viên : Trần Thị Ngọc Trang


Lớp : 19ST1
Y
DẠ

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023


Khóa luận tốt nghiệp

L
LỜI CẢM ƠN

IA
Thời gian được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng là thời gian em đã tích lũy được cho bản thân những kiến thức và kinh

C
nghiệm quí báu, nó không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà

FI
còn là hành trang để em bước vào đời một cách vững chãi và tự tin. Em xin gửi
lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các phòng, khoa trực thuộc nhà trường, các thầy

OF
cô khoa Toán đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
học tập. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn cô TS. Nguyễn Thị Thùy Dương, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dành thời gian, tâm huyết và công sức giúp em
nghiên cứu và hoàn thành được đề tài. ƠN
Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
NH
sự nghiệp cao .

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2023


Y

Sinh viên
QU

Trần Thị Ngọc Trang


M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 2
Khóa luận tốt nghiệp

L
MỤC LỤC

IA
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. 2
KÍ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................................... 5

C
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 6

FI
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 7

OF
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 7
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7
5. Bố cục khóa luận ...................................................................................... 8

ƠN
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................ 10
1.1. Mục tiêu đào tạo môn Toán cấp THCS. ............................................ 10
1.2. Biểu hiện cụ thể của năng lực giao tiếp toán học và yêu cầu cần đạt
NH

cho cấp THCS. .............................................................................................. 11


1.3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt về toán Hình 6 .......................... 13
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
Y

TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC TOÁN HÌNH 6 CHƯƠNG
QU

TRÌNH GIÁO DỤC PHO THÔNG 2018. ........................................................ 16


2.1. Biện pháp 1. Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nghe hiểu, đọc
hiểu và ghi chép tóm tắt các thông tin cơ bản trọng tâm trong giờ học Toán 16
2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp ....................................................... 16
M

2.1.2. Cách tiến hành thực hiện ............................................................... 16


2.1.3. Các ví dụ ....................................................................................... 16

2.2. Biện pháp 2. Rèn luyện cho học sinh ghi các khái niệm, định lí và
phương pháp bằng kí hiệu toán học .............................................................. 22
2.2.1. Cơ sở khoa học của biện pháp ....................................................... 22
Y

2.2.2. Cách tiến hành thực hiện biện pháp ............................................... 22


DẠ

2.2.3. Các ví dụ ....................................................................................... 22

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 3
Khóa luận tốt nghiệp

L
2.3. Biện pháp 3. Thường xuyên tổ chức các hoạt động làm việc theo nhóm

IA
trong thực hiện các nhiệm vụ học tập ............................................................ 27
2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp ....................................................... 27

C
2.3.2. Đặc điểm ....................................................................................... 27
2.3.3. Cách thực hiện biện pháp .............................................................. 28

FI
2.3.4. Các ví dụ ....................................................................................... 29

OF
2.4. Biện pháp 4. Thường xuyên tổ chức cho học sinh lên trình bày, thuyết
trình bài làm trên bảng, đồng thời hướng dẫn cho học sinh thực hiện tranh
luận để đưa ra những câu hỏi để trao đổi về nhiệm vụ học tập ..................... 36
2.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp ....................................................... 36

ƠN
2.4.2. Các ví dụ ....................................................................................... 36
2.5. Biện pháp 5. Thường xuyên sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy
học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Toán ....................... 40
NH
2.5.1. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học ................................. 42
a. Cách tiến hành .................................................................................. 42
b. Ví dụ ................................................................................................ 42
Y

2.5.2. Dạy học qua tranh luận khoa học. .................................................. 44


QU

a. Cách tiến hành .................................................................................. 44


b. Ví dụ ................................................................................................ 45
KẾT LUẬN ................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 48
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 4
Khóa luận tốt nghiệp

L
KÍ HIỆU VIẾT TẮT

IA
Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ
SGK Sách giáo khoa

C
HS Học sinh

FI
GV Giáo viên
THCS Trung học cơ sở

OF
NL Năng lực
DH Dạy học
GTTH Giao tiếp toán học

ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 5
Khóa luận tốt nghiệp

L
MỞ ĐẦU

IA
1. Lý do chọn đề tài

C
Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức
và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế

FI
cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

OF
Ở trường Trung học cơ sở, Môn Toán là môn học quan trọng góp phần hình thành
và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học
sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm,
vận dụng toán học vào thực tiễn, tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa
ƠN
Toán học với thực tiễn. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương
trình môn Toán cũng đã chỉ ra các năng lực toán học cần hình thành và phát triển
NH
cho học sinh THCS gồm: NL tư duy và lập luận toán học; NL mô hình hóa toán
học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng công cụ,
phương tiện dạy học toán.
Y

Mặc dù việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất
QU

và năng lực đã được triển khai, thực hiện ở các nhà trường nhưng theo thực tế,
việc đưa ra các biện pháp tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập nói
chung, các hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp toán học nói riêng còn hạn chế.
Bên cạnh đó, nhiều em còn thiếu chủ động, không tự tin, thiếu môi trường và động
M

lực tham gia hoạt động học tập. Việc xây dựng và tổ chức được các hoạt động để

HS rèn luyện năng lực GTTH không chỉ là tiền đề kích thích các hoạt động nói
trên mà còn góp phần làm rõ thêm việc đổi mới DH theo hướng phát triển năng
lực người học, nâng cao tính trách nhiệm và tự giác của người học trong việc tạo
Y

dựng nền vốn kiến thức vững chắc, hình thành và phát triển khả năng kết nối toán
DẠ

học với thực tiễn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng các biện pháp bồi

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 6
Khóa luận tốt nghiệp

L
dưỡng năng lực Giao tiếp toán học cho HS trong dạy học Toán ngày càng trở nên

IA
cần thiết, nhằm hình thành và phát triển năng lực cho người học.

Là sinh viên sư phạm, với mong muốn việc cụ thể hóa các hoạt động rèn

C
luyện cho học sinh năng lực giao tiếp toán học làm hành trang khi ra trường, tôi

FI
chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp rèn luyện năng lực giao tiếp toán
học cho học sinh qua dạy học toán Hình 6 theo chương trình giáo dục phổ

OF
thông 2018”.

2. Mục đích nghiên cứu

ƠN
Đưa ra một số biện pháp trong cách thức tổ chức hoạt động dạy học có thể
rèn luyện và phát triển được năng lực giao tiếp Toán học cho học sinh qua dạy
học toán Hình 6.
NH

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lí luận.

– Nghiên cứu các biện pháp rèn luyện năng lực giao tiếp Toán học cho học
Y

sinh, cụ thể là toán Hình 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
QU

4. Phương pháp nghiên cứu

– Nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp, thu nhập thông tin, nghiên cứu
M

tài liệu, … để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài.


– Nghiên cứu thực tế: Trao đổi với một số giáo viên THCS dạy lớp 6 (SGK
Kết nối tri thức với cuộc sống) để tham khảo các kinh nghiệm khi tổ chức hoạt
động dạy học có thể hình thành và phát triển được NL giao tiếp toán học. Đồng
thời nghiên cứu vở ghi, bài kiểm tra, phiếu học tập của HS để tìm hiểu khả năng
Y
DẠ

Giao tiếp toán học trong học tập môn toán THCS.

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 7
Khóa luận tốt nghiệp

L
5. Bố cục khóa luận

IA
Khóa luận gồm có 2 chương sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận

C
1.1. Mục tiêu đào tạo môn Toán cấp THCS

FI
1.2. Biểu hiện cụ thể của NL giao tiếp Toán học và yêu cầu cần đạt cho

OF
cấp THCS

1.3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt về Toán hình 6

Chương 2. Rèn luyện năng lực giao tiếp Toán học cho học sinh qua dạy học
toán hình 6 ƠN
2.1. Biện pháp 1. Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nghe hiểu, đọc
NH
hiểu và ghi chép tóm tắt các thông tin cơ bản trọng tâm trong giờ học Toán

2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

2.1.2. Cách tiến hành thực hiện biện pháp


Y

2.1.3. Các ví dụ
QU

2.2. Biện pháp 2. Rèn luyện cho học sinh ghi các khái niệm, định lí và
phương pháp bằng kí hiệu toán học

2.2.1. Cơ sở khoa học của biện pháp


M

2.2.2. Cách tiến hành thực hiện biện pháp


2.2.3. Các ví dụ

2.3. Biện pháp 3. Thường xuyên tổ chức các hoạt động làm việc theo nhóm
Y

trong thực hiện các nhiệm vụ học tập


DẠ

2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

2.3.2. Đặc điểm

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 8
Khóa luận tốt nghiệp

L
2.3.3. Cách tiến hành thực hiện biện pháp

IA
2.3.4. Các ví dụ

2.4. Biện pháp 4. Thường xuyên tổ chức cho học sinh lên trình bày, thuyết

C
trình bài làm trên bảng, đồng thời hướng dẫn cho học sinh thực hiện tranh luận để

FI
đưa ra những câu hỏi để trao đổi về nhiệm vụ học tập

2.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

OF
2.4.2. Các ví dụ

2.5. Biện pháp 5. Thường xuyên sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy

ƠN
học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn toán

2.5.1. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học


NH
2.5.2. Dạy học qua tranh luận khoa học
Y
QU
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 9
Khóa luận tốt nghiệp

L
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

IA
1.1. Mục tiêu đào tạo môn Toán cấp THCS

Môn Toán cấp THCS nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

C
a. Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt:

FI
nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề, thực hiện được việc
lập luận hợp lí khi giải quyết vấn đề, chứng minh được mệnh đề toán học không

OF
quá phức tạp; sử dụng được các mô hình toán học (công thức toán học, phương
trình đại số, hình biểu diễn, …) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài
toán thực tiễn không quá phức tạp; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với

ƠN
ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng
cứ, cách thức và kết quả lập luận, trình bày được ý tưởng và cách sử dụng công
cụ, phương tiện học toán để thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những
NH

lập luận, chứng minh toán học.

b. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản về:


Y

– Số và đại số: Hệ thống số (từ số tự nhiên đến số thực); tính toán và sử dụng
QU

công cụ tính toán, ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số, phương
trình, hệ phương trình, bất phương trình; sử dụng ngôn ngữ hàm số để mô tả (mô
hình hóa) một số quá trình và hiện tượng trong thực tiễn.

– Hình học và Đo lường: Nội dung Hình học và Đo lường ở cấp học này bao
M

gồm Hình học trực quan và Hình học phẳng. Hình học trực quan tiếp tục cung cấp

ngôn ngữ, kí hiệu, mô tả (ở mức độ trực quan) những đối tượng của thực tiễn
(hình phẳng, hình khối); tạo lập một số mô hình hình học thông dụng; tính toán
một số yếu tố hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số
Y

vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường. Hình học phẳng cung
DẠ

cấp những kiến thức và kĩ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 10
Khóa luận tốt nghiệp

L
học và một số hình phẳng thông dụng (điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, góc,

IA
hai đường thẳng song song, tam giác, tứ giác, đường tròn).

– Thống kê và Xác suất: Thu nhập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ

C
liệu thống kê; phân tích dữ liệu thống kê thông qua tần số, tần số tương đối; nhận

FI
biết một số quy luật thống kê đơn giản trong thực tiễn; sử dụng thống kê để hiểu
các khái niệm cơ bản về xác suất thực nghiệm của một biến cố, nhận biết nghĩa

OF
của xác suất trong thực tiễn.

c. Góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề gắn
với môn Toán; có ý thức hướng nghiệp dựa trên năng lực và sở thích, điều kiện

ƠN
và hoàn cảnh của bản thân; định hướng phân luồng sau trung học cơ sở (tiếp tục
học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động).
NH
1.2. Biểu hiện cụ thể của năng lực giao tiếp toán học và yêu cầu cần đạt cho
cấp THCS
Biểu hiện của năng lực giao tiếp Yêu cầu cần đạt của năng lực giao
toán học tiếp toán học cấp THCS
Y

Năng lực giao tiếp toán học thể hiện


QU

qua việc:

– Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép – Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép
được các thông tin toán học cần thiết (tóm tắt) được các thông tin toán học
M

được trình bài dưới dạng văn bản cơ bản, trọng tâm trong văn bản (ở

toán học hay do người khác nói hoặc dạng văn bản nói hoặc viết). Từ đó
viết ra. phân tích, lựa chọn, trích xuất được
các thông tin toán học cần thiết từ
Y

văn bản.
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 11
Khóa luận tốt nghiệp

L
– Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) – Thực hiện được việc trình bày,

IA
được các nội dung, ý tưởng, giải diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận,
pháp toán học trong sự tương tác với tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải

C
người khác (với yêu cầu thích hợp về pháp toán học trong sự tương tác với

FI
sự đầy đủ, chính xác). người khác (ở mức tương đối đầy đủ,
chính xác).

OF
– Sử dụng được hiệu quả ngôn ngữ – Sử dụng được ngôn ngữ toán học
toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, kết hợp với ngôn ngữ thông thường
biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic, …) để biểu đạt các nội dung toán học
ƠN
kết hợp với ngôn ngữ thông thường cũng như thể hiện chứng cứ, cách
hoặc động tác hình thể khi trình bày, thức và kết quả lập luận.
NH
giải thích và đánh giá các ý tưởng
toán học trong sự tương tác (thảo
luận, tranh luận) với người khác.
Y

– Thể hiện được sự tự tin khi trình – Thể hiện được sự tự tin khi trình
QU

bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, tranh luận bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận,
các nội dung, ý tưởng liên quan đến giải thích các nội dung toán học
toán học. trong một số tình huống không quá
phức tạp.
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 12
Khóa luận tốt nghiệp

L
1.3. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt về toán Hình 6

IA
Nội dung Yêu cầu cần đạt
1. Hình học trực quan

C
a. Các hình phẳng trong thực tiễn

FI
Tam giác đều, hình – Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục
vuông, lục giác đều giác đều.

OF
– Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc,
đường chéo) của: tam giác đều (ví dụ: ba cạnh

ƠN
bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví
dụ: bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông,
hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ:
NH
sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba
đường chéo chính bằng nhau).

– Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng


Y

cụ học tập.
QU

– Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp
ghép các tam giác đều.

Hình chữ nhật, hình – Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc,
M

thoi, hình bình hành, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình

hình thang cân bình hành, hình thang cân.

– Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình


hành bằng các dụng cụ học tập.
Y

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn


DẠ

với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 13
Khóa luận tốt nghiệp

L
biệt nói trên (ví dụ: tính chu vi hoặc diện tích của

IA
một số đối tượng có dạng đặc biệt nói trên, …).

b. Tính đối xứng của hình phẳng trong thế giới tự nhiên

C
Hình có trục đối xứng – Nhận biết được trục đối xứng của một hình

FI
phẳng.
– Nhận biết được những hình phẳng trong tự

OF
nhiên có trục đối xứng (khi quan sát trên hình
ảnh 2 chiều).

Hình có tâm đối xứng


ƠN
– Nhận biết được tâm đối xứng của một hình
phẳng.
– Nhận biết được những hình phẳng trong thế
NH
giới tự nhiên có tâm đối xứng (khi quan sát trên
hình ảnh 2 chiều).

Vai trò của đối xứng – Nhận biết được tính đối xứng trong Toán học,
Y

trong thế giới tự nhiên tự nhiên, nghệ thuật, kiến trúc, công nghệ chế
QU

tạo, …
– Nhận biết được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên
biểu hiện qua tính đối xứng (ví dụ: nhận biết vẻ
M

đẹp của một số loài thực vật, động vật trong tự


nhiên có tâm đối xứng hoặc có trục đối xứng).

2. Hình học phẳng


Các hình học cơ bản
– Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa
Y

Điểm, đường thẳng, tia


điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng,
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 14
Khóa luận tốt nghiệp

L
điểm không thuộc đường thẳng, tiền đề về đường

IA
thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

– Nhận biết được khái niệm hai đường thẳng cắt

C
nhau, song song.

FI
– Nhận biết được khái niệm ba điểm thẳng hàng,
ba điểm không thẳng hàng.

OF
– Nhận biết được khái niệm điểm nằm giữa hai
điểm.

Đoạn thẳng. Độ dài


ƠN
– Nhận biết được khái niệm tia.

– Nhận biết được khái niệm đoạn thẳng, trung


điểm của đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.
NH
đoạn thẳng

Góc. Các góc đặc biệt. – Nhận biết được khái niệm góc, điểm trong của
Số đo góc góc (không đề cập đến góc lõm).
Y

– Nhận biết được các góc đặc biệt (góc vuông,


QU

góc nhọn, góc tù, góc bẹt).

– Nhận biết được khái niệm số đo góc.

Thực hành trong phòng máy với phần mềm toán học (nếu nhà trường
M

có điều kiện thực hiện)


– Sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc học các kiến thức hình học.

– Thực hành sử dụng phần mềm để vẽ hình và thiết kế đồ họa liên quan
đến các khái niệm: tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình
Y

bình hành, hình thang cân, hình đối xứng.


DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 15
Khóa luận tốt nghiệp

L
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC

IA
GIAO TIẾP TOÁN HỌC CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC
TOÁN HÌNH 6 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

C
Để rèn luyện năng lực giao tiếp toán học cho học sinh qua dạy học toán Hình

FI
6, tôi đề xuất các biện pháp như sau:

OF
2.1. Biện pháp 1. Rèn luyện cho học sinh các hoạt động nghe hiểu, đọc hiểu và
ghi chép tóm tắt các thông tin cơ bản trọng tâm trong giờ học Toán
2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

ƠN
Biện pháp này tập trung hình thành, củng cố cho HS thành tố của năng lực
GTTH: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học cơ
bản, trọng tâm trong văn bản (ở dạng văn bản nói hoặc viết). Từ đó phân tích, lựa
NH
chọn, trích xuất được các thông tin toán học cần thiết từ văn bản.

2.1.2. Cách tiến hành thực hiện

– Tổ chức các hoạt động thực hành nghe hiểu, ghi chép.
Y

– Tổ chức các hoạt động thực hành đọc hiểu, ghi chép.
QU

– Tổ chức các hoạt động học tập hình thành cho HS kĩ năng trình bày (nói và
viết) bằng ngôn ngữ toán học một cách chính xác, hiệu quả.
2.1.3. Các ví dụ
M

a. Ví dụ 1: Bài 36. Góc (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trong ví dụ này, GV rèn luyện cho HS hoạt động đọc hiểu, ghi chép được các

thông tin cơ bản trọng tâm về: góc, đỉnh của góc và cạnh của góc.
Các hoạt động dạy học
Nhiệm vụ 1: GV dẫn dắt cho HS tiếp xúc với Góc.
Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 16
Khóa luận tốt nghiệp

L
Hoạt động của GV và HS Nội dung

IA
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Hình gồm điểm O và một
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: phần đường thẳng bị chia ra

C
+ Nhắc lại khái niệm về tia? bởi điểm O được gọi là một tia

FI
+ Vẽ hai tia Ox và Oy theo hai trường gốc O.
x
hợp: Không chung gốc và chung một

OF
O A
gốc.
A
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ y
O
– HS nêu khái niệm về tia. A

tia Ox và Oy chung gốc.


ƠN
– Vẽ hai tia Ox, Oy không chung gốc; 2
A
x
A
Bước 3: Báo cáo và thảo luận
NH
O
– GV mời nhóm hoàn thành nhanh nhất y
A
lên trình bày kết quả. A

– HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận


Y

xét.
QU

Bước 4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét bài làm của HS.


M

Nhiệm vụ 2: GV cho HS đọc hiểu phần Nghe hiểu – Đọc hiểu (SGK trang 58)
Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Góc là hình gồm hai tia chung
GV đặt vấn đề: Hình trong trường hợp gốc. Gốc chung của hai tia là
đỉnh của góc. Hai tia là hai
Y

thứ hai gọi là Góc. Vậy góc là gì?


cạnh của góc.
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 17
Khóa luận tốt nghiệp

L
Cả lớp đọc phần Đọc hiểu – nghe hiểu Quan sát hình 8.43:

IA
trong SGK và quan sát hình 8.43 SGK
Cạnh y
trang 58 rồi trả lời câu hỏi sau vào vở:
B

C
Đỉnh
– Góc là gì? Đỉnh của góc là gì? Cạnh

FI
của góc là gì? Nêu kí hiệu của góc.
O A x
Góc xOy
– Quan sát hình bên và trả lời câu hỏi:

OF
+ Góc xOy kí hiệu là: ……….. – Góc xOy, kí hiệu là
̂ gồm hai tia chung gốc Ox
𝒙𝑶𝒚
+ Đỉnh của góc xOy là: ………
và Oy.
+ Các tên gọi khác của góc xOy:

………………………………………….
ƠN – Điểm O là đỉnh của góc 𝑥𝑂𝑦.
Hai tia 𝑂𝑥, 𝑂𝑦 là hai cạnh của
NH
+ Góc xOy là góc bẹt khi góc xOy.
…………………………………………. – Góc 𝑥𝑂𝑦 còn có tên gọi khác
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ là: góc AOB, góc O, góc yOx,
Y

góc BOA.
– HS đọc khái niệm góc trong SGK trang
QU

58. – Đặc biệt, khi Ox và Oy là hai


tia đối nhau, ta có góc bẹt xOy
– HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của
GV đã nêu ở trên vào vở. x O y
M

Bước 3: Báo cáo và thảo luận A


– HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và xung – Lưu ý: Ta thường dùng các
phong lên bảng trình bày vào bảng phụ vòng cung nhỏ nối hai cạnh của
mà không mang theo vở. góc để đánh dấu góc.
Y

– HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận


DẠ

xét.

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 18
Khóa luận tốt nghiệp

L
Bước 4: Kết luận, nhận định

IA
– GV nhận xét câu trả lời của HS, chính
xác hóa các khái niệm về góc, các yếu tố

C
của góc.

FI
– GV vẽ hình và giới thiệu đỉnh và hai
cạnh của góc.

OF
– GV chỉ cách đọc và kí hiệu của góc.

– GV chú ý trường hợp đặc biệt góc bẹt,


cách đánh dấu góc.
ƠN
– GV lưu ý cách kí hiệu các góc khác
nhau bằng các vòng cung nhỏ khác nhau.
NH

b. Ví dụ 2: Bài 33. Điểm nằm giữa hai điểm. Tia (SGK Kết nối tri thức với
cuộc sống)
Y

Sau khi dạy xong phần hình thành kiến thức, GV cho HS tham gia trò chơi:
Chúng ta sẽ có 3 lượt chơi. Trong mỗi lượt chơi, các nhóm sẽ cử đại diện 2 bạn A
QU

và B lên tiếp nhận thông tin (thông tin ở đây là một hình vẽ), sau đó bạn 2 bạn A
và B sẽ truyền thông tin bằng cách sử dụng những ngôn ngữ toán học để diễn tả.
Trong quá trình truyền thông tin thì sẽ có 1 bạn nói, 1 bạn viết, các HS còn lại sẽ
M

không được đặt câu hỏi. Các thành viên ở dưới lắng nghe, quan sát và vẽ hình vào

vở. Nhóm nào có thành viên vẽ hình chính xác nhất, nhanh nhất sẽ mang điểm
cộng về cho nhóm. Nếu bạn A và B truyền đạt thông tin chính xác mà không thành
viên nào vẽ hình đúng thì bạn A và B sẽ được điểm cộng. (thời gian tối đa là 3
Y

phút cho một lượt chơi).


DẠ

Các hoạt động dạy học

* Chuẩn bị: GV chuẩn bị trước các phiếu in hình vẽ, kèm theo yêu cầu.

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 19
Khóa luận tốt nghiệp

L
* Tổ chức thực hiện

IA
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

Lượt 1: Hình vẽ:

C
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chia lớp thành 2 nhóm, phổ

FI
D O A a
biến quy tắc trò chơi. Yêu cầu: Nêu 2 thông tin có từ:

OF
– HS thảo luận bàn bạc chọn bạn HS “thẳng hàng”, “nằm giữa”.

đại diện để truyền thông tin. Dự kiến thông tin HS ghi:

– HS chuẩn bị sẵn sàng giấy, bút, – 3 điểm A, O, D thẳng hàng.


thước để vẽ hình. ƠN – Điểm O nằm giữa hai điểm A và D.
Bước 2: Tổ chức thực hiện Dự kiến hình vẽ khác của HS:
NH
– GV mời 2 HS lên nhận hình vẽ. A O D
– HS cung cấp thông tin lên bảng cho Lượt 2: Hình vẽ

các HS còn lại: 1 bạn nói 1 bạn viết


Y

H K C x
bảng.
QU

A
– HS ở dưới tiến hành vẽ. – Yêu cầu: Nêu 4 thông tin có 2 từ
– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. “nằm cùng phía”, 1 từ “thẳng hàng”
M

Bước 3: Báo cáo và thảo luận và kí hiệu 


– Nhóm nào xong trước thì giơ tay Dự kiến sản phẩm của HS:

lên bảng vẽ hình.


– 3 điểm H, K, C thẳng hàng và nằm
– Nhóm còn lại quan sát, nhận xét. trên đường thẳng x
Y

Bước 4: Kết luận, nhận định – Điểm 𝐴 ∉ 𝑥


DẠ

– Hai điểm H và K nằm cùng phía đối

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 20
Khóa luận tốt nghiệp

L
– GV đánh giá, nhận xét, tuyên với điểm C.

IA
dương các nhóm có tinh thần xây – Hai điểm C và K nằm cùng phía đối
dựng, cộng điểm cho các nhóm làm với điểm H.

C
tốt.
Dự kiến hình vẽ khác của HS:

FI
C K H x

OF
A
Lượt 3: Hình vẽ:

H Q M B
ƠN Yêu cầu: Có 2 từ “nằm giữa”

Dự kiến kết quả của HS


NH

– Điểm Q nằm giữa hai điểm H và M.

– Điểm M nằm giữa hai điểm Q và B.


Y

Dự kiến hình vẽ khác của HS:


QU

B M Q H
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 21
Khóa luận tốt nghiệp

L
2.2. Biện pháp 2. Rèn luyện cho học sinh ghi các khái niệm, định lí và phương

IA
pháp bằng kí hiệu toán học

2.2.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

C
Biện pháp này hình thành cho HS thành tố của năng lực giao tiếp toán học:

FI
Sử dụng được ngôn ngữ toán học để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể
hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận.

OF
2.2.2. Cách tiến hành thực hiện biện pháp

– Hình thành vốn từ, vốn kiến thức và khả năng làm chủ vốn từ vựng toán học
cho HS khi dạy học khái niệm.
ƠN
– Rèn luyện khả năng sử dụng các công thức, kí hiệu qua việc quan sát, phân
tích các đối tượng, quan hệ, các phép biến đối trong dạy học định lí, quy tắc hay
NH
phương pháp.

2.2.3. Các ví dụ

a. Ví dụ 3: Bài 20. Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học (SGK Kết
Y

nối tri thức với cuộc sống)


QU

Các hoạt động dạy học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV gợi nhớ lại kiến thức về chu vi, diện tích của các hình: Ở tiểu học các
M

em đã học cách tính chu vi và diện tích một số hình, vậy các em hiểu thế nào là

chu vi, diện tích của hình nào?


– HS suy nghĩ cá nhân, xung phong trả lời câu hỏi.

*Dự kiến câu trả lời của HS:


Y

+ Chu vi của một hình là tổng độ dài đường bao quanh hình đó
DẠ

+ Diện tích của hình là phần chưa bên trong của hình đó.

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 22
Khóa luận tốt nghiệp

L
– GV chuẩn hóa lại kiến thức.

IA
– GV phát phiếu học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

C
– HS gấp sách lại, làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập.

FI
– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

OF
– GV mời đại diện một số HS trình bày từng câu một.
– HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Kết luận và nhận định

ƠN
– GV chuẩn hóa các kiến thức, nhận xét câu trả lời của HS.

– GV yêu cầu HS ghim phiếu vào vở.


NH
Y
QU
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp

L
PHIẾU HỌC TẬP

IA
Kí hiệu C là chu vi, S là diện tích. Em hãy điền các công thức tính

C
chu vi, diện tích của một số hình sau vào chỗ chấm.

FI
Hình vuông

Chu vi C = ………………………

OF
a Diện tích S = ………………………
a

Hình chữ nhật

Chu vi C = ……………………… ƠN a
b

Diện tích S = ………………………


NH
b

a
Hình thang

c d Chu vi C = ………………………
Y

h
Diện tích S = ………………………
QU

b
a
Hình bình hành
C = ………………………
M

Chu vi b h

Diện tích S = ………………………


b h

a Hình thoi a
Y

c Chu vi C = ………………………
DẠ

a
Diện tích S = ………………………
b

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 24
Khóa luận tốt nghiệp

L
Dự kiến sản phẩm

IA
Kí hiệu C là chu vi, S là diện tích. Em hãy điền các công thức tính

C
chu vi, diện tích của một số hình sau vào chỗ chấm.

FI
Hình vuông

Chu vi 𝐶 = 4𝑎

OF
a Diện tích 𝑆 = 𝑎2
a

Hình chữ nhật

Chu vi 𝐶 = 2(𝑎 + 𝑏) ƠN a
b

Diện tích 𝑆 = 𝑎𝑏
NH
b

a
Hình thang

c d Chu vi 𝐶 =𝑎+𝑏+𝑐+𝑑
Y

h
Diện tích (𝑎 + 𝑏). ℎ
QU

𝑆=
b 2

a
Hình bình hành
M

Chu vi 𝐶 = 2(𝑎 + 𝑏) b h
Diện tích 𝑆 = 𝑎. ℎ

a Hình thoi
a
Y

c Chu vi 𝐶 = 4𝑎
DẠ

a 1
Diện tích 𝑆 = 𝑏𝑐
2
b

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 25
Khóa luận tốt nghiệp

L
b. Ví dụ 4: Bài 37. Số đo góc (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống)

IA
Các hoạt động dạy học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

C
GV đặt vấn đề: Chúng ta đã biết, mỗi góc có một số đo, số đo của mỗi góc

FI
không vượt quá 180°. Dựa vào số đo của mỗi góc, người ta chia thành 4 loại góc
đặc biệt, để phân biệt được các góc đặc biệt này, lớp thảo luận nhóm đôi theo bàn

OF
cùng làm cho cô HĐ sau:
HĐ: Bằng cách đo, hãy so sánh số đo của các góc trong hình sau với 90°.

ƠN
NH

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS tiến hành đo và so sánh số đo các góc theo hình thức hoạt động nhóm
Y

đôi.
QU

̂ = 50° < 90
– Dự kiến sản phẩm: 𝑎𝑂𝑏
̂ = 90° = 90
𝑝𝑀𝑞
̂ = 110° > 90
𝑚𝐴𝑛
M

– GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ HS khi cần.


Bước 3: Báo cáo và thảo luận

– GV mời đại diện 1 HS đứng tại chỗ đọc kết quả.


Y

– HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến.


DẠ

– Từ kết quả của HS, GV dẫn dắt: “Sau khi tiến hành đo và so sánh số đo của
̂ là góc nhọn, pMq
các góc trong hình với 90° thì ta nói, aOb ̂ là góc vuông, góc

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 26
Khóa luận tốt nghiệp

L
̂ là góc tù; vậy các bạn thảo luận nhóm đôi và trả lời cho cô câu hỏi, góc
mAn

IA
nhọn, góc vuông, góc tù là các góc có số đo như thế nào?”

– HS thảo luận và đưa ra câu trả lời, HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét và

C
đánh giá.

FI
Bước 4: Kết luận và nhận định

– Qua câu trả lời của HS, GV chuẩn hóa lại kiến thức:

OF
ƠN
NH

– HS vẽ hình, ghi bài vào vở.

2.3. Biện pháp 3. Thường xuyên tổ chức các hoạt động làm việc theo nhóm trong
thực hiện các nhiệm vụ học tập
Y

2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp


QU

Biện pháp này hình thành cho HS thành tố của năng lực giao tiếp toán học:
tăng cường khả năng trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận các nội dung, ý
tưởng, sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong quá trình hợp tác nhằm đạt
M

được kết quả tốt nhất.


2.3.2. Đặc điểm

Khi xây dựng hoạt động nhóm, nhóm thường giới hạn thành viên do GV
phân công, trong đó tính đến tỉ lệ cân đối về sức học, giới tính, …; nhóm được
xây dựng có thể gắn bó trong nhiều hoạt động và có thể linh hoạt thay đổi theo
Y

từng hoạt động. HS trong nhóm phải có sự phụ thuộc (tương tác) lẫn nhau một
DẠ

cách tích cực, có nghĩa là các thành viên trong nhóm không chỉ liên kết với nhau

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 27
Khóa luận tốt nghiệp

L
về mặt trách nhiệm mà còn là mối liên hệ tình cảm, đạo đức, lối sống, thành công

IA
của cá nhân chỉ mang ý nghĩa góp phần tạo nên sự thành công của nhóm. Trong
hoạt động học tập hợp tác, HS không chỉ nhằm lĩnh hội nội dung – CT môn học,

C
mà quan trọng là được thực hành và thể hiện, củng cố các kĩ năng (như kĩ năng
lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi – trả lời, kĩ năng sử dụng ngữ điệu khi giao tiếp,

FI
…).

OF
2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
Bước 1: Chuẩn bị
Trong bước này, GV cần thực hiện các công việc chủ yếu:

ƠN
– Xác định hoạt động cần tổ chức dạy học hợp tác (trong chuỗi hoạt động dạy
học) dựa trên mục tiêu, nội dung bài học.
– Xác định tiêu chí thành lập nhóm: theo trình độ của HS, theo vị trí ngồi, theo
NH
sở trường của HS, … Thiết kế các hoạt động kết hợp cá nhân, theo cặp, theo nhóm
để thay đổi hoạt động tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của HS.
– Xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm để thực hiện có hiệu quả.
– Thiết kế các phiếu/ hình thức giao nhiệm vụ tạo điều kiện cho HS dễ dàng
Y

hiểu rõ nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá nhân hoặc của cả nhóm.
QU

Bước 2: Tổ chức dạy học

a. Giao nhiệm vụ học tập


M

GV tổ chức cho toàn lớp với các hoạt động chính như giới thiệu chủ đề; thành
lập các nhóm làm việc; xác định nhiệm vụ của các nhóm, xác định và giải thích

nhiệm vụ cụ thể, xác định rõ mục tiêu cụ thể cần đạt được. Nhiệm vụ của các
nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Y

b. Thực hiện nhiệm vụ học tập


DẠ

Các nhóm tự thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có hoạt động chính là
chuẩn bị chỗ làm việc nhóm, lập kế hoạch làm việc, thỏa thuận về quy tắc làm

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 28
Khóa luận tốt nghiệp

L
việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ, chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp; xác định

IA
nội dung, cách trình bày hiệu quả.

c. Trình bày và đánh giá kết quả

C
Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận

FI
xét, bổ sung, GV hướng dẫn HS lắng nghe và phản hồi tích cực. Thông thường
HS trình bày bằng miệng hoặc trình bày với báo cáo kèm theo. Có thể trình bày

OF
có minh họa thông qua biểu diễn hoặc mẫu kết quả làm việc nhóm. Kết quả trình
bày của các nhóm nên được chia sẻ với các nhóm khác, để các nhóm góp ý và là
cơ sở để triển khai các hoạt động tiếp theo. Sau khi HS nhận xét, phản hồi, GV

ƠN
cùng với HS tổng kết các kiến thức cơ bản. Tránh tình trạng GV giảng lại vấn đề
HS đã trình bày.
NH
2.3.4. Các ví dụ
a. Ví dụ 5: Bài 35. Trung điểm của đoạn thẳng (SGK Kết nối tri thức với cuộc
sống)

* Bài tập vận dụng: Vòng quay mặt trời trong một khu vui chơi có điểm cao
Y

nhất là 60 m, điểm thấp nhất là 6 m (so với mặt đất). Hỏi trục của vòng quay nằm
QU

ở độ cao nào?
M

Y

Giai đoạn 1: Chuẩn bị


DẠ

Trong bước này GV cần thực hiện các công việc sau:

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 29
Khóa luận tốt nghiệp

L
– Xác định tiêu chí thành lập nhóm: theo nhóm đôi, theo nhóm 6 người.

IA
– Xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm để thực hiện có hiệu quả:
thời gian làm việc nhóm đôi là 2 phút, thời gian thực hiện nhóm 6 người là 13

C
phút.

FI
– Chuẩn bị cho HS những khổ giấy A2, bút long dầu, nam châm.

– Thiết kế phiếu học tập

OF
Phiếu học tập

1. Học sinh thảo luận theo nhóm đôi


trả lời câu hỏi sau:
ƠN A
NH
Xem điểm cao nhất, trục, điểm B
thấp nhất, điểm ở mặt đất lần lượt là
các điểm A, B, C; O thì em có nhận xét C
O
gì về vị trí ba điểm 𝐴, 𝐵, 𝐶?
Y

………………………………………………………………………………
QU

2. HS thảo luận nhóm đôi điền tên các đoạn thẳng vào chỗ chấm:

Từ đề bài ta có:
M

a. Điểm cao nhất là 60 so với mặt đất, tức là : ...... = 60 m


b. Điểm thấp nhất là 6m so với mặt đất, tức là: ...... = 6 m

c. Muốn tìm trục của vòng quay nằm ở độ cao nào

thì ta cần tính đoạn ....


Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 30
Khóa luận tốt nghiệp

L
Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học

IA
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV mời HS đọc bài toán.

C
– GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi hoàn thành phiếu

FI
học tập.

OF
– GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (6HS).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

– GV mời đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ đọc kết quả bài làm trong phiếu học
tập.

* Dự kiến sản phẩm của HS


ƠN
NH
+ Câu 1: B là trung điểm của đoạn thẳng AC.

+ Câu 2: a. AO = 60 m b. CO = 6 m c. Tính đoạn BO

– GV cho các HS khác nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.


Y

– Dựa vào nội dung trong phiếu học tập, GV cho HS thảo luận nhóm để giải
QU

bài toán, hướng dẫn HS cách trình bày vào giấy khổ lớn A2 đã chuẩn bị sẵn.

– GV giám sát, theo dõi quá trình trao đổi, làm việc nhóm giữa các thành viên
trong tổ.
M

Bước 3: Báo cáo và thảo luận


– GV dùng nam châm ghim bài làm của nhóm có kết quả nhanh nhất lên bảng,
mời HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 31
Khóa luận tốt nghiệp

L
* Dự kiến sản phẩm của HS

IA
Gọi O là điểm ở mặt đất, B là trục, A là điểm cao nhất, C là điểm
thấp nhất như hình vẽ. Ta có: AO = 60 m; CO = 6 m

C
Độ dài đoạn AC = AO − CO = 60 – 6 = 54 (m)

FI
Vì trục của vòng quay là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm
cao nhất và điểm thấp nhất nên B là trung điểm của đoạn thẳng AC,

OF
nên ta có:

AC 54
AB = BC = = = 27 (m)
2 2
ƠN
Độ dài đoạn BO = BC + CO = 27 + 6 = 33 (m)

Vậy trục của vòng quay nằm ở độ cao 33 m (so với mặt đất).
NH
– HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung, đưa ra câu hỏi vấn đáp (nếu có).

Bước 4: Kết luận và nhận định

– Sau khi HS nhận xét, phản hồi, GV chuẩn hóa lại kiến thức, tổng kết lại các
Y

kiến thức cơ bản cần nắm.


QU

– GV nhận xét thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm, tuyên dương
nhóm có thái độ làm việc sôi nổi, các thành viên trong nhóm hăng say đóng góp
ý kiến, đồng thời nhắc nhở các nhóm làm việc còn thiếu sự hợp tác.
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 32
Khóa luận tốt nghiệp

L
b. Ví dụ 6: Bài 20. Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học (SGK Kết

IA
nối tri thức với cuộc sống)

Luyện tập 2: Trên một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 12 m, chiều rộng

C
10 m, người ta phân chia khu vực để trồng hoa, trồng cỏ như hình bên. Hoa sẽ

FI
được trồng ở trong khu vực hình bình hành AMCN,
cỏ sẽ trồng ở phần đất còn lại. Tiền công để trả cho

OF
mỗi mét vuông trồng hoa là 50 000 đồng, trồng cỏ
là 40 000 đồng. Tính số tiền công cần chi trả để
trồng hoa và cỏ.

Tổ chức thực hiện ƠN


Hoạt động của GV Dự kiến hoạt động của HS
NH

Bước 1: Làm việc cá nhân – Trồng hoa trong hình bình hành

– GV yêu cầu 1 HS đọc bài toán. AMCN có cạnh AN = 6 m có chiều


cao tương ứng là MN = AB =
– GV yêu cầu HS tóm tắt thông tin
Y

10 m
chính của bài toán.
QU

– Hình chữ nhật ABCD có AB =


– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi
10 m; BC = 12 m
nhóm 6 HS.
– Tiền công của mỗi mét vuông
– GV phát cho mỗi nhóm một giấy
M

trồng hoa là 50 000 đồng.


A3 và bút màu.

– Tiền công của mỗi mét vuông


trồng cỏ là 40 000 đồng.

– Tính số tiền công cần chi trả đề


Y

trồng hoa và cỏ
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 33
Khóa luận tốt nghiệp

L
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

IA
– GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm – Các nhóm tự lực thực hiện nhiệm
được phân công trong vòng 10 phút. vụ được giao.

C
– GV yêu cầu các nhóm cử đại diện – HS vẽ hình, thảo luận các bước

FI
một nhóm trưởng, mỗi thành viên trình bày bài vào giấy khổ lớn.
trong nhóm đều phải thực hiện việc – HS thảo luận, cùng thống nhất

OF
trình bày vào trong giấy khổ lớn. từng lời giải, phép toán.
– GV yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn – Mỗi thành viên trong nhóm đều

ƠN
để lên bảng trình bày bài làm của được ghi bài làm vào giấy.
nhóm.

– GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.


NH

Bước 3: Báo cáo và thảo luận

– GV mời đại diện 2 nhóm làm nhanh – HS lên bảng, ghim bài làm của
Y

nhất trình bày kết quả trước lớp. nhóm mình bằng nam châm rồi
QU

– GV hướng dẫn HS lắng nghe và trình bày.


phản hồi tích cực. – HS khác lắng nghe, nhận xét, đưa

– GV cho đại diện nhóm khác lên ra câu hỏi thắc mắc (nếu có).
M

trình bày nếu khác kết quả.

– Nếu HS không có cách làm khác thì


GV gợi mở cho HS bằng cách đặt câu


hỏi: “Vậy còn cách nào khác để tính
diện tích khu vực trồng cỏ không?”
Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 34
Khóa luận tốt nghiệp

L
Dự kiến sản phẩm của HS

IA
Hình bình hành AMCN chiều cao tương ứng của cạnh AN là MN và

C
MN = AB = 10m

Diện tích hình bình hành AMCN là: 6 . 10 = 60 (m2 )

FI
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 10 . 12 = 120 (m2 )

OF
Phần diện tích còn lại để trồng cỏ là: 120 – 60 = 60 (m2 )

Số tiền công cần để chi trả trồng cỏ là: 40 000 . 60 = 2 400 000 (đồng)

ƠN
Số tiền công cần để chi trả trồng hoa là: 50 000 . 60 = 3 000 000 (đồng)

Số tiền công cần để chi trả trồng hoa và cỏ là:

3 000 000 + 2 400 000 = 5 400 000 (đồng)


NH

Vậy số tiền công cần để chi trả trồng hoa và cỏ là 5 400 000 đồng.

Cách khác: HS sẽ đưa ra cách làm khác để tính diện tích khu vực trồng cỏ
Y

Cách 1: Ta thấy khu vực để trồng cỏ gồm khu vực hình tam giác BMA và
QU

hình tam giác CND. Khi ghép hai hình này lại ta được một hình chữ nhật
có chiều dài là 6 m và chiều rộng là 10 m. Vậy diện tích khu vực trồng cỏ
là: 6 . 10 = 60 (m2 )
M

Cách 2: Diện tích khu vực trồng cỏ = Diện tích tam giác BMA + Diện tích
tam giác CND.

Mà tam giác BMA và tam giác CND đều có cạnh 6 m và chiều cao tương
ứng với nó là 10 m. Nên diện tích khu vực trồng cỏ là:
Y

6 × 10
2× = 60 (m2 )
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 35
Khóa luận tốt nghiệp

L
Bước 4: Kết luận và nhận định

IA
– GV cùng với HS tổng kết các kiến – HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
thức cơ bản.

C
– GV dành lời khen ngợi cho các

FI
nhóm làm việc sôi nổi, có tính sáng
tạo đưa ra những lời giải hay, bên

OF
cạnh đó nhắc nhở các nhóm hoạt
động còn thiếu sự hợp tác.

ƠN
2.4. Biện pháp 4. Thường xuyên tổ chức cho học sinh lên trình bày, thuyết trình
bài làm trên bảng, đồng thời hướng dẫn cho học sinh thực hiện tranh luận để đưa
ra những câu hỏi để trao đổi về nhiệm vụ học tập
NH

2.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp


Biện pháp này hình thành cho HS thành tố của năng lực giao tiếp toán học:
Thể hiện được sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận, giải thích
Y

các nội dung toán học trong một số tình huống không quả phức tạp.
QU

2.4.2. Các ví dụ
a. Ví dụ 7: Bài tập cuối chương V. Tính đối xứng của hình phẳng trong tự
nhiên (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống)
M

Các hoạt động dạy học


Bước 1: Chuẩn bị

– GV dặn dò HS (cụ thể là vào tiết trước của tiết đó, ít nhất là 3 ngày) về nhà
thảo luận nhóm, chuẩn bị sản phẩm học tập cho tiết này: “Cả lớp mở vở trang 110
Y

SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là nhiệm vụ cô giao về nhà cho các bạn,
DẠ

để chuẩn bị cho tiết học tới. Cô chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 6
bạn. Các bạn sẽ làm việc nhóm để hoàn thành bài 5.17 vào giấy (giấy A4 có kẻ ô

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 36
Khóa luận tốt nghiệp

L
vuông) bằng cách vẽ rồi cắt hình (lưu ý: không vẽ hình quá nhỏ, không ghim các

IA
hình vào với nhau, nhớ ghi tên các thành viên vào trong giấy). Cô sẽ chấm điểm
dựa trên hình các bạn vẽ. Tiết sau, chúng ta sẽ được trình bày bài làm của nhóm

C
trước lớp, cô sẽ gọi một thành viên bất kì lên trình bày cách xác định trục đối xứng

FI
của hình. Chúc các bạn sẽ có những buổi thảo luận nhóm ngoài giờ học thật hiệu
quả và có sản phẩm tốt.”

OF
Bước 2: Tổ chức thực hiện

– GV thu bài của tất cả các nhóm, đồng thời kiểm tra xem có nhóm nào chưa
hoàn thành bài hay không.

ƠN
– Đối với mỗi hình, GV chọn bài của 4 nhóm khác nhau để dính nam châm
lên bảng.
NH
* Dự kiến sản phẩm của HS
Y
QU
M

– GV cho HS cả lớp giơ tay bỏ phiếu xem nhóm nào có hình vẽ đẹp và chính
xác nhất. Sau đó, GV mời một HS bất kì trong nhóm có hình đẹp nhất lên trình

bày cách xác định trục đối xứng. Dự kiến câu trả lời của HS: Em xác định đây là
trục đối xứng của hình vì đường thẳng này chia hình thành 2 phần mà khi em gấp
hình theo đường thẳng này thì 2 phần này sẽ trùng khít lên nhau. Sau đó, GV sẽ
Y

cho HS đó tiến hành gấp hình theo trục đối xứng. Qua đó GV sẽ chốt lại rằng:
DẠ

đường này có đúng là trục đối xứng hay không.

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 37
Khóa luận tốt nghiệp

L
– HS khác quan sát, nhận xét, đóng góp ý kiến. Đối với những hình còn vẽ

IA
thiếu trục đối xứng, GV cho HS nhận xét, đồng thời mời HS lên vẽ bổ sung trực
tiếp lên hình.

C
Bước 3: Kết luận và nhận định

FI
– Sau khi HS nhận xét, bổ sung, GV chốt lại: đối với hình a) có 1 trục đối
xứng, hình b có 4 trục đối xứng, hình c có 8 trục đối xứng.

OF
– GV cho điểm cộng đối với các nhóm vẽ hình to, rõ, đúng, xác định đầy đủ
các trục đối xứng. Dành lời khen cho lớp vì đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt.

ƠN
b. Ví dụ 8: Bài 21. Hình có trục đối xứng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống)
*Phần tranh luận 1
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 38
Khóa luận tốt nghiệp

L
Cách tổ chức dạy học

IA
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

C
– GV cho HS đóng vai đọc lời thoại của

FI
bạn Vuông và bạn Tròn.

– GV lấy tinh thần xung phong, lấy số

OF
lượng HS cho rằng bạn Vuông đúng, số
lượng HS cho rằng bạn Tròn đúng.

Bước 2: Tổ chức thực hiện


ƠN
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,
– Hình vuông có 4 trục đối
thực hiện nhiệm vụ sau:
NH
xứng gồm 2 đường chéo và 2
+ Vẽ hình vuông, hình tròn vào vở.
đường thẳng đi qua trung
+ Vẽ các trục của hình vuông, trục của điểm hai cạnh đối diện.
hình tròn.
Y

+ Vậy hình vuông có bao nhiêu trục đối


QU

xứng? Đó là những đường thẳng như thế


nào?

+ Vậy hình tròn có bao nhiêu trục đối


M

xứng? Đó là những đường thẳng như thế


– Hình tròn có vô số trục đối

nào?
xứng, đó là các đường thẳng
Bước 3: Báo cáo và thảo luận đi qua tâm của hình tròn.
– GV mời đại diện 2 bạn lên bảng trình
Y

bày.
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 39
Khóa luận tốt nghiệp

L
– Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ

IA
sung và đánh giá.

– Đối với những hình vẽ còn thiếu trục đối

C
xứng, GV cho HS bổ sung.

FI
Bước 4: Kết luận và nhận định

OF
– GV nhận xét, chuẩn hóa lại kiến thức.

– GV tuyên dương lớp tranh luận, đóng


góp sôi nổi, kết luận vậy bạn Tròn đã nói
đúng.
ƠN
2.5. Biện pháp 5. Thường xuyên sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Toán
NH

Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực giao tiếp của học
sinh trong môn Toán như:
Y

– Phương pháp dạy học:


QU

+ Dạy học hợp tác: là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh làm việc
theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.

+ Dạy học dựa trên dự án: là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện
M

một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra
các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày.

2 phương pháp trên có ưu thế hình thành năng lực giao tiếp qua biểu hiện đặc
trưng như: sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học khi trao đổi, thảo luận, tìm kiếm
Y

giải pháp và đánh giá các nội dung, ý tưởng toán học trong sự tương tác, giao
lưu với bạn, với thầy cô.
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 40
Khóa luận tốt nghiệp

L
+ Dạy học qua tranh luận khoa học: là tổ chức lớp học toán như một cộng đồng

IA
khoa học, trong đó HS sẽ đóng vai các nhà toán học nhằm thiết lập chân lí cho các
kiến thức toán học cần dạy dựa vào các quy tắc suy luận logic và những tri thức toán

C
học đã biết. Phương pháp này giúp HS:

FI
 Nghe hiểu được ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận
trong nhóm và chung trong lớp; tóm tắt được lập luận chính của nhóm khác khi

OF
nghe họ trình bày hay nhận xét nhóm mình.
 Trình bày, diễn đạt được ý kiến và lập luận của mình; tranh luận với các
nhóm khác bằng cách sử dụng các quy tắc suy luận logic và kiến thức toán.

ƠN
 Sử dụng ngôn ngữ toán học (tứ giác, góc trong, đường tròn…) kết hợp với
ngôn ngữ thông thường và hình thể để trình bày, bảo vệ ý kiến của mình và nhận
xét, phản biện ý kiến của người khác.
NH
 Thể hiện sự tự tin khi trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, giải thích
về ý kiến của mình trên tính đúng sai của mệnh đề.

– Các kĩ thuật: Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật KWL, kĩ thuật phòng tranh.
Y

+ Kĩ thuật khăn trải bàn: Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động
QU

học tập mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng
giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào
các phần được bố trí như khăn trải bàn.
M

+ Kĩ thuật KWL: Kĩ thuật KWL (Know – Want – Learn) là cách thức tổ chức

hoạt động học tập trong đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất
cả những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong
và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận
Y

lại những điều đã học vào bảng.


DẠ

+ Kĩ thuật phòng tranh: Kĩ thuật phòng tranh là cách thức tổ chức hoạt động
học tập trong đó các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS được trưng bày

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 41
Khóa luận tốt nghiệp

L
như một phòng triển lãm tranh. HS di chuyển, quan sát các sản phẩm của HS khác,

IA
đặt câu hỏi và nêu ra nhận xét hoặc ý kiến góp ý. Sau đó, GV tổ chức đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm.

C
2.5.1. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong dạy học

FI
a. Cách tiến hành

– HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một

OF
tờ giấy khổ lớn.

– HS chia tờ giấy thành các phần, bao gồm phần trung tâm và các phần xung
quanh có số lượng bằng với số lượng thành viên trong nhóm.
ƠN
– Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.

– Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ
NH

được giao vào cô của mình trong thời gian quy định.

– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phần
Y

trung tâm của “khăn trải bàn”.


QU

b. Ví dụ 9 : Bài 33. Điểm nằm giữa hai điểm. Tia

Luyện tập 2: (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2 trang 49)

Tổ chức thực hiện: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn


M

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


– GV chia nhóm (mỗi nhóm 4 HS), phát cho mỗi


nhóm 1 tờ giấy A3.

– Mỗi nhóm chia tờ giấy A3 thành 4 ô xung quanh


Y

(ghi tên HS đính kèm) và một ô lớn ở giữa.


DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 42
Khóa luận tốt nghiệp

L
– GV vẽ lên bảng hình 8.20, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau:

IA
1. Đọc tên các tia trong hình.

2. Nếu điểm 𝑀 nằm trên tia đối của tia 𝐴𝐵 thì 𝑀 có

C
thuộc tia 𝐵𝐴 không? Vẽ hình để thể hiện điều đó.

FI
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

OF
– HS viết kết quả làm việc vào ô cá nhân của mình.

* Dự kiến sản phẩm của HS:

1. Các tia: AB, AC, BA, BC, CA, CB

ƠN
2. Gọi Ax là tia đối của tia AB. Ta thấy M thuộc tia
Ax thì cũng thuộc tia BA. Vậy M thuộc tia đối
NH
của AB thì M cũng thuộc tia BA.

– Sau khi làm việc cá nhân trong vòng 5 phút, các HS thảo luận theo nhóm
và tổng hợp tất cả các tia tìm được vào ô lớn ở giữa tờ A3. Nhóm sẽ thống nhất
Y

câu trả lời của câu 2 rồi ghi vào ô lớn ở giữa.
QU

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

– GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận bằng cách ghim bài một số
nhóm đại diện lên bảng bằng nam châm.
M

– Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Kết luận và nhận định

– GV chuẩn hóa kiến thức.

– GV tuyên dương các nhóm hoạt động nghiêm túc, tích cực, đồng thời nhắc
Y

nhở các nhòm còn hời hợt, không tập trung.


DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 43
Khóa luận tốt nghiệp

L
2.5.2. Dạy học qua tranh luận khoa học

IA
a. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc cá nhân

C
Mỗi HS sẽ làm việc độc lập dựa trên vấn đề đặt ra. Đây là thời gian để mỗi

FI
HS có thể hiểu rõ vấn đề mà không bị những HS khác lĩnh hội nhanh hơn làm rối
loạn.

OF
Bước 2: Nghiên cứu theo nhóm

– HS thảo luận, soạn thảo ý kiến của nhóm để trình bày trước lớp khi tranh
luận tập thể.
ƠN
– Nhóm thống nhất một câu trả lời duy nhất thông qua một số lí lẽ và loại bỏ
một số lập luận khác.
NH

Bước 3: Tranh luận chung trong lớp

HS:
Y

– Đưa ra các tranh luận để tìm câu trả lời.


QU

– Tìm hiểu lập luận của nhóm khác.

– Đưa ra những lập luận mới.

– Thay đổi ý kiến của mình (nếu cần).


M

GV:

– Khởi đầu cuộc tranh luận, phát biểu rõ lại nhưng tuyệt đối trung thành những
lập luận của HS, nhấn mạnh những lập luận khác biệt và đôi khi dẫn dắt HS tập
trung lại một lập luận nào đó.
Y

– Không được nói hay ám chỉ câu trả lời nhưng phải dùng nhiều cách thức để
DẠ

duy trì cuộc tranh luận.

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 44
Khóa luận tốt nghiệp

L
Bước 4: Thể chế hóa

IA
Từ những khám phá chưa hệ thống và có thể chưa đầy đủ của HS khi tranh
luận, GV tổng kết thành tri thức mới (viết lại một cách ngắn gọn nhưng hàm chứa

C
ý nghĩa tổng quát).

FI
b. Ví dụ 10
Sau khi hình thành kiến thức về Tia cho HS, GV có thể đề xuất HS tranh

OF
luận về vấn đề sau:

Quan sát hình sau và cho biết hình sau có bao nhiêu tia? Nêu tên các tia đó.

ƠN
Đối với vấn đề này, có thể xuất hiện các ý kiến trái chiều như sau:
NH
– Ý kiến thứ nhất: Hình trên có 6 tia: 𝐴𝑥, 𝐴𝑦, 𝐵𝑥, 𝐵𝑦, 𝐶𝑥, 𝐶𝑦.
– Ý kiến thứ hai: Hình trên có 12 tia: 𝐴𝑥, 𝐴𝐵, 𝐴𝐶, 𝐴𝑦, 𝐵𝑥, 𝐵𝐴, 𝐵𝐶, 𝐵𝑦,
𝐶𝑥, 𝐶𝐴, 𝐶𝐵, 𝐶𝑦.
Các hoạt động dạy học
Y

Bước 1: Làm việc cá nhân


QU

HS làm việc cá nhân để hiểu hình vẽ, chuẩn bị ý tưởng.


Bước 2: Nghiên cứu theo nhóm
– HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm 2 HS thảo luận và cùng thống nhất,
M

soạn câu trả lời trên giấy.


– GV đi quan sát, xem xét câu trả lời của các nhóm.

Bước 3: Tranh luận chung trong lớp


– Dựa trên kết quả quan sát được trong quá trình HS thảo luận, GV chọn một
(hay nhiều hơn nếu có thời gian) nhóm có câu trả lời vừa sai vừa rõ ràng lên trình
Y

bày trước, nhóm có câu trả lời vừa đúng vừa rõ rãng trình bày sau cùng (GV nên
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 45
Khóa luận tốt nghiệp

L
chuẩn bị các câu trả lời sau, câu trả lời đúng và đưa ra tranh luận nếu chúng không

IA
xuất hiện trong lớp).

– HS thực hiện việc tranh luận dưới sự điều khiển của GV.

C
– GV điểu khiển cuộc tranh luận để luyện tập các quy tắc tranh luận trong

FI
toán học sau đây: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm
O được gọi là một tia gốc O.

OF
Bước 4: Thể chế hóa
– GV tổng kết lại kiến thức: Tia 𝐴𝐵, tia 𝐴𝐶 hay tia 𝐴𝑦 đều là một tia, nó chỉ
khác nhau bởi tên gọi thôi. Vậy trong hình trên có 6 tia, đó là các tia: 𝐴𝑥, 𝐴𝑦,
𝐵𝑥, 𝐵𝑦, 𝐶𝑥, 𝐶𝑦. ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 46
Khóa luận tốt nghiệp

L
KẾT LUẬN

IA
Căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng trong từng thành tố của năng lực GTTH,
tôi đã xây dựng được 5 biện pháp rèn luyện năng lực GTTH. Mỗi biện pháp đều

C
nêu rõ các cơ sở lí luận, cách thực hiện và các ví dụ minh họa trong chương trình

FI
Hình 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong mỗi biện pháp, tôi đưa ra cách tổ chức các hoạt động cho HS trong quá

OF
trình DH các nội dung môn Toán Hình 6, nhằm tác động lên các biểu hiện cụ thể
trong từng thành tổ của năng lực GTTH. May mắn rằng khi đi thực tập 2 tháng tại
trường THCS Lương Thế Vinh, tôi đã có những tiết giảng dạy môn Toán với khối

ƠN
6, nên tôi đã áp dụng các biện pháp này trong việc giảng dạy. Chính vì thế mà
những phương pháp này đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính vừa sức đối
NH
với HS lớp 6 THCS.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các độc giả để cuốn khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Y
QU

Tôi xin chân thành cảm ơn!


M

Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 47
Khóa luận tốt nghiệp

L
TÀI LIỆU THAM KHẢO

IA
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình môn Toán.

C
Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2028/TT–BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm

FI
2018 của BỘ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

OF
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông.

Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2028/TT–BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm


2018 của BỘ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

ƠN
[3]. Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier. (2011). Một số vấn đề chung về đổi
mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Berlin/ Hà Nội.
NH
[4]. Vũ Xuân Hùng (2012). Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học
cho giáo viên. NXB Lao động xã hội.

[5]. Lê Văn Tiến (2016). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư
Y

phạm TP. HCM.


QU

[6]. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Kim Hồng, Nguyễn Thị Diễm My. (2017).
Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh phổ thông. NXB Đại học Sư
phạm TP. HCM
M

[7]. Lê Thái Bảo Thiên Trung (2017). Dạy học Toán bằng tranh luận khoa
học. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM , 14(1),29-39.

[8].Các trang Website trên Internet.


Y
DẠ

SVTH: Trần Thị Ngọc Trang


Trang 48

You might also like