You are on page 1of 17

GIẢI TÍCH HÀM

Mã học phần: MAT3301


Số tín chỉ: 03
Giảng viên: Lê Huy Chuẩn
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
1. Không gian tuyến tính:
Định nghĩa (không gian tuyến tính):
Cho 𝐾 là trường số thực hoặc phức. Một tập 𝑋 ≠ ∅ được gọi là một không
gian tuyến tính hay không gian véc tơ trên 𝐾 nếu trên 𝑋 có trang bị hai phép
toán Cộng và Nhân:
+: 𝑋 × 𝑋 → 𝑋 .:𝐾 × 𝑋 → 𝑋
𝑥, 𝑦 ↦ 𝑥 + 𝑦, 𝜆, 𝑥 ↦ 𝑥. 𝑦
thoả mãn các tiên đề:
• 𝑥 + 𝑦 = 𝑦 + 𝑥 ∀𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋;
• 𝑥 + 𝑦 + 𝑧 = 𝑥 + 𝑦 + 𝑧 ∀𝑥, 𝑦, 𝑧 ∈ 𝑋;
• ∃𝜃 ∈ 𝑋: 𝑥 + 𝜃= 𝜃 + 𝑥 ∀𝑥 ∈ 𝑋;
• ∀𝑥 ∈ 𝑋, ∃ −𝑥 ∈ 𝑋: 𝑥 + −𝑥 = 𝜃;
• 1. 𝑥 = 𝑥 ∀𝑥 ∈ 𝑋;
• 𝛼 𝑥 + 𝑦 = 𝛼𝑥 + 𝛼𝑦 ∀𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋, ∀𝛼 ∈ 𝐾;
• 𝛼 + 𝛽 𝑥 = 𝛼𝑥 + 𝛽𝑥 ∀𝑥 ∈ 𝑋, ∀𝛼, 𝛽 ∈ 𝐾;
• 𝛼 𝛽𝑥 = 𝛼𝛽 𝑥 ∀𝛼, 𝛽 ∈ 𝐾, ∀𝑥 ∈ 𝑋, ∀𝛼, 𝛽 ∈ 𝐾.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
1. Không gian tuyến tính:
Ví dụ:
• Không gian ℝ𝑛 ;
• Không gian ℂ𝑛 ;
• Không gian 𝒞 𝑎, 𝑏 = {𝑓: 𝑎, 𝑏 → ℝ liên tục};
• Không gian 𝑙𝑝 = 𝑥 = 𝑥𝑖 σ∞𝑖=1 𝑥𝑖
𝑝
< +∞ , (𝑝 ≥ 1);
• Không gian 𝑙∞ = 𝑥 = 𝑥𝑖 sup |𝑥𝑖 | < +∞ .
𝑖
Định nghĩa: Một tập con 𝑌 trong không gian tuyến tính 𝑋 trên trường 𝐾
được gọi là một không gian con nếu 𝑌 kín đối với các phép toán Cộng và
Nhân, tức là
∀𝑥, 𝑦 ∈ 𝑌, ∀𝛼, 𝛽 ∈ 𝐾: 𝛼𝑥 + 𝛽𝑦 ∈ 𝑌.
Mỗi không gian con 𝑌 cũng là một không gian véc tơ trên 𝐾 với phép Cộng và
phép Nhân là các phép toán trong 𝑋 hạn chế trên 𝑌.

Ví dụ: Tập 𝒫 tất cả các đa thức là một không gian con của 𝒞[𝑎, 𝑏] là không
gian các hàm số xác định và liên tục trên đoạn 𝑎, 𝑏 .
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
1. Không gian tuyến tính:
Định nghĩa: Cho 𝑋 là một không gian tuyến tính trên 𝐾 và 𝐴 ⊂ 𝑋. Ký hiệu
𝑛

Span 𝐴 ≔ 𝑥 = ෍ 𝛼𝑘 𝑥𝑘 : 𝑥𝑘 ∈ 𝑋, 𝛼𝑘 ∈ 𝐾 ∀𝑘 = 1,2, … , 𝑛
𝑘=1
và gọi là bao tuyến tính của 𝐴.

Mệnh đề: Bao tuyến tính của 𝐴 là một không gian con của 𝑋 và là không gian
con nhỏ nhất chứa tập 𝐴.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
1. Không gian tuyến tính:
Định nghĩa (độc lập tuyến tính): Cho 𝑋 là một không gian tuyến tính trên 𝐾.
• Một hệ 𝑛 véc tơ 𝑥1 , 𝑥2 , … , 𝑥𝑛 trong 𝑋 được gọi là độc lập tuyến tính nếu
đẳng thức σ𝑛𝑘=1 𝜆𝑘 𝑥𝑘 = 𝜃 xảy ra khi và chỉ khi 𝜆1 = 𝜆2 = ⋯ = 𝜆𝑛 = 0.
• Một hệ vô hạn các véc tơ được gọi là độc lập tuyến tính nếu mọi tập con
hữu hạn của nó đều độc lập tuyến tính.
• Một hệ không độc lập tuyến tính được gọi là phụ thuộc tuyến tính.

Định nghĩa:
• Không gian véc tơ 𝑋 được gọi là hữu hạn chiều nếu có tồn tại một số
nguyên dương 𝑛 sao cho 𝑋 có chứa một hệ 𝑛 véc tơ độc lập tuyến tính và
mọi hệ 𝑛 + 1 véc tơ đều phụ thuộc tuyến tính. Khi đó ta ký hiệu dim 𝑋 = 𝑛
và gọi là số chiều của không gian véc tơ 𝑋. Mỗi hệ 𝑛 véc tơ độc lập tuyến
tính sẽ được gọi là một cơ sở của 𝑋.
• Quy ước không gian 𝑋 = {0} là không gian hữu hạn chiều với dim 𝑋 = 0.
• Mỗi không gian véc tơ 𝑋 không hữu hạn chiều được gọi là không gian vô
hạn chiều.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
1. Không gian tuyến tính:
Mệnh đề: Nếu 𝑥1 , 𝑥2 , … , 𝑥𝑛 là một cơ sở của 𝑋 thì mỗi véc tơ 𝑥 ∈ 𝑋 đều
được biểu diễn duy nhất dưới dạng
𝑥 = σ𝑛𝑘=1 𝜆𝑘 𝑥𝑘 .
Khi đó (𝜆1 , … , 𝜆𝑛 ) được gọi là toạ độ của véc tơ 𝑥 trong hệ cơ sở 𝑥1 , 𝑥2 , … , 𝑥𝑛 .

Định nghĩa (cơ sở Hamei):


Cho 𝑋 là một không gian véc tơ. Mỗi họ 𝐵 ⊂ 𝑋 các véc tơ độc lập tuyến tính và
thoả mãn
Span 𝐵 = 𝑋
sẽ được gọi là một cơ sở (Hamei) của không gian véc tơ 𝑋.

Định lý ∗ : Mọi không gian véc tơ 𝑋 ≠ 0 đều có một cơ sở (Hamei).


Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
2. Không gian tuyến tính định chuẩn:
Định nghĩa (không gian tuyến tính định chuẩn):
Cho 𝑋 là một không gian véc tơ trên trường 𝐾. Một ánh xạ ||. ||: 𝑋 → ℝ được
gọi là một chuẩn xác định trên 𝑋 nếu nó thoả mãn 3 tiên đề sau:
i. Xác định dương: 𝑥 ≥ 0 ∀𝑥 ∈ 𝑋, 𝑥 = 0 khi và chỉ khi 𝑥 = 𝜃;
ii. Thuần nhất dương: 𝜆𝑥 = 𝜆 𝑥 ∀𝑥 ∈ 𝑋, 𝜆 ∈ 𝐾;
iii. Bất đẳng thức tam giác: 𝑥 + 𝑦 ≤ 𝑥 + 𝑦 ∀𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋.
Khi đó (𝑋, ||. ||) được gọi là một không gian định chuẩn trên trường 𝐾.

Mệnh đề:
Mỗi không gian định chuẩn (𝑋, ||. ||) đều là một không gian metric với khoảng
cách cảm sinh từ chuẩn xác định bởi
𝑑 𝑥, 𝑦 = 𝑥 − 𝑦 ∀𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
2. Không gian tuyến tính định chuẩn:
Cho (𝑋, . ) là một không gian định chuẩn. Khi đó theo định nghĩa:
- Dãy 𝑥𝑛 ⊂ 𝑋 hội tụ đến 𝑥 ∈ 𝑋 nếu lim 𝑥𝑛 − 𝑥 = 0, tức là với mọi 𝜖 > 0,
𝑛→∞
có tồn tại 𝑛0 sao cho với mọi 𝑛 ≥ 𝑛0 ta có
𝑥𝑛 − 𝑥 < 𝜖.
- Dãy 𝑥𝑛 ⊂ 𝑋 là dãy cơ bản hay dãy Cauchy nếu với mọi 𝜖 > 0, có tồn tại 𝑛0
sao cho với mọi 𝑛, 𝑚 ≥ 𝑛0 ta có
𝑥𝑛 − 𝑥𝑚 < 𝜖.
Định nghĩa:
Một không gian định chuẩn đầy đủ theo metric cảm sinh được gọi là không
gian Banach.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
2. Không gian tuyến tính định chuẩn:
Ví dụ:
• 𝑋 = ℝ, 𝑥 ≔ 𝑥 là không gian Banach;
• 𝑋 = ℝ𝑛 , 𝑥 𝑝 = σ𝑛𝑖=1 𝑥𝑖 𝑝 1/𝑝 𝑝 ≥ 1 , trong đó 𝑥 = 𝑥1 , … , 𝑥𝑛 là
không gian Banach;
• 𝑋 = ℝ𝑛 , 𝑥 ∞ = max |𝑥𝑖 | là không gian Banach;
1≤𝑖≤𝑛
• 𝑋 = 𝑙𝑝 = 𝑥 = 𝑥𝑖 σ∞𝑖=1 𝑥𝑖 𝑝
< +∞ , (𝑝 ≥ 1),
𝑥 𝑝 = σ∞
𝑖=1 𝑥𝑖
𝑝 1/𝑝

là không gian Banach;


• 𝑋 = 𝑙∞ = 𝑥 = 𝑥𝑖 sup |𝑥𝑖 | < +∞ , 𝑥 ∞ = sup 𝑥𝑖 là không gian
𝑖 𝑖
Banach;
• 𝑋 = 𝐶 𝑎, 𝑏 , 𝑥 max = max 𝑥 𝑡 là không gian Banach;
𝑡∈ 𝑎,𝑏

𝑏 1/𝑝
• 𝑋 = 𝐶 𝑎, 𝑏 , 𝑥 = 𝑥 𝑡 𝑝 𝑑𝑡 , 𝑝 ≥ 1 là không gian định
𝑝 ‫𝑎׬‬
chuẩn không đủ.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
2. Không gian tuyến tính định chuẩn:
Mệnh đề:
Cho (𝑋, . ) là một không gian định chuẩn.
a) Mỗi dãy {𝑥𝑛 } hội tụ đều bị chặn, tức là tồn tại 𝑀 > 0 sao cho
𝑥𝑛 ≤ 𝑀 ∀𝑛 ≥ 1.
b) Nếu 𝑥𝑛 → 𝑥 thì 𝑥𝑛 → 𝑥 tức là ánh xạ . : 𝑋 → ℝ là liên tục.
c) Nếu 𝑥𝑛 → 𝑥, 𝑦𝑛 → 𝑦, 𝛼𝑛 → 𝛼 thì
𝑥𝑛 + 𝑦𝑛 → 𝑥 + 𝑦 và 𝛼𝑛 𝑥𝑛 → 𝛼𝑥,
tức là các phép toán Cộng và Nhân là liên tục.

Nhận xét: Mỗi khoảng cách 𝑑 cảm sinh từ một chuẩn trên không gian định
chuẩn 𝑋 đều thoả mãn:
a) 𝑑 𝑥 + 𝑎, 𝑦 + 𝑎 = 𝑑 𝑥, 𝑦 ∀𝑥, 𝑦, 𝑎 ∈ 𝑋;
b) 𝑑 𝜆𝑥, 𝜆𝑦 = 𝜆 𝑑 𝑥, 𝑦 ∀𝑥, 𝑦 ∈ 𝑋, 𝜆 ∈ 𝐾.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
2. Không gian tuyến tính định chuẩn:
Định nghĩa:
• Nếu 𝑌 là một không gian véc tơ con của không gian định chuẩn 𝑋 thì 𝑌
cũng là một không gian định chuẩn với chuẩn của 𝑋 hạn chế trong 𝑌. Khi
đó 𝑌 được gọi là một không gian (định chuẩn) con của 𝑋.
• Nếu 𝑌 là một không gian con và là một tập con đóng trong 𝑋 thì 𝑌 được gọi
là không gian con đóng.

Mệnh đề: Không gian con 𝑌 của một không gian Banach 𝑋 là đầy đủ khi và chỉ
khi 𝑌 là một tập đóng trong 𝑋.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
2. Không gian tuyến tính định chuẩn:
Định nghĩa: Hai không gian định chuẩn (𝑋, . 𝑋 ) và (𝑌, . 𝑌 ) được gọi là
đẳng cấu với nhau nếu có tồn tại một song ánh tuyến tính 𝑇: 𝑋 → 𝑌 bảo toàn
chuẩn, tức là:
𝑇𝑥 𝑌 = 𝑥 𝑋 ∀𝑥 ∈ 𝑋.

Định lý (bổ sung không gian định chuẩn):


Cho (𝑋, . ) là một không gian định chuẩn. Luôn tồn tại duy nhất sai khác
một phép đẳng cấu không gian định chuẩn đầy đủ (𝑋, ෨ . ~ ) và một không
gian con 𝑊 trù mật trong 𝑋෨ sao cho (𝑋, . ) đẳng cấu với (𝑊,
෩ . ~ ).
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
3. Chuẩn tương đương:
Định nghĩa:
Hai chuẩn . 1 và . 2 xác định trên cùng một không gian tuyến tính 𝑋 được
gọi là tương đương với nhau nếu có tồn tại hai hằng số 0 < 𝑐1 ≤ 𝑐2 sao cho
𝑐1 𝑥 1 ≤ 𝑥 2 ≤ 𝑐2 𝑥 1 ∀𝑥 ∈ 𝑋.
Nhận xét: Quan hệ này là một quan hệ tương đương thực sự.

Mệnh đề: Nếu hai chuẩn . 1 và . 2 trên không gian véc tơ 𝑋 tương đương
thì các tính chất hội tụ, tô pô của hai không gian (𝑋, . 1 ) và (𝑋, . 2 ) là
tương đương, tức là:
- Một dãy 𝑥𝑛 ⊂ 𝑋 hội tụ theo chuẩn . 1 khi và chỉ khi nó hội tụ theo
chuẩn . 2 .
- Một tập 𝐴 ⊂ 𝑋 là mở (đóng) trong (𝑋, . 1 ) khi và chỉ khi nó là mở (đóng)
trong (𝑋, . 2 ).
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
3. Chuẩn tương đương:
Mệnh đề:
Giả sử (𝑋, . ) là một không gian định chuẩn 𝑛 chiều trên trường 𝐾 và
{𝑥1 , 𝑥2 , … , 𝑥𝑛 } là một cơ sở của 𝑋. Khi đó tồn tại một hằng số 𝐶 > 0 sao cho
với mọi hệ số 𝛼1 , 𝛼2 , … , 𝛼𝑛 ∈ 𝐾, ta có
𝛼1 𝑥1 + 𝛼2 𝑥2 + ⋯ + 𝛼𝑛 𝑥𝑛 ≥ 𝐶(|𝛼1 | + |𝛼2 | + ⋯ + |𝛼𝑛 |).

Định lý:
Hai chuẩn bất kỳ xác định trên cùng một không gian tuyến tính hữu hạn
chiều đều tương đương.

Định lý: Mọi không gian định chuẩn hữu hạn chiều đều đầy đủ (là không gian
Banach).

Định lý: Mỗi không gian con hữu hạn chiều của một không gian định chuẩn
đều là không gian con đóng.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
4. Chuỗi trong không gian định chuẩn, cơ sở Schauder:
Định nghĩa: Cho {𝑥𝑛 } là một dãy trong không gian định chuẩn (𝑋, . ). Ta ký
hiệu
σ∞ 𝑛
𝑘=1 𝑥𝑘 ≔ lim σ𝑘=1 𝑥𝑘
𝑛→∞
và được gọi là một chuỗi trong 𝑋. Khi đó:
• Nếu giới hạn lim σ𝑛𝑘=1 𝑥𝑘 tồn tại và bằng 𝑆 ta sẽ nói chuỗi σ∞
𝑘=1 𝑥𝑘 hội tụ
𝑛→∞
và có tổng bằng 𝑆.
• Nếu giới hạn lim σ𝑛𝑘=1 𝑥𝑘 không tồn tại ta sẽ nói chuỗi σ∞
𝑘=1 𝑥𝑘 phân kỳ.
𝑛→∞

Định nghĩa: Cho {𝑥𝑛 } là một dãy trong không gian định chuẩn (𝑋, . ). Nếu
chuỗi số σ∞ ∞
𝑘=1 𝑥𝑘 hội tụ ta nói chuỗi σ𝑘=1 𝑥𝑘 hội tụ tuyệt đối.

Định lý: Trong không gian Banach, mọi chuỗi hội tụ tuyệt đối đều hội tụ.
(*) Ngược lại, nếu trong không gian định chuẩn 𝑋 mọi chuỗi hội tụ tuyệt đối
đều hội tụ thì 𝑋 là không gian Banach.
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
4. Chuỗi trong không gian định chuẩn, cơ sở Schauder:
Định nghĩa (cơ sở Schauder):
Một hệ các véc tơ {𝑒1 , 𝑒2 , … . } được gọi là một cơ sở Schauder của không gian
định chuẩn 𝑋 nếu với mỗi véc tơ 𝑥 ∈ 𝑋 đều tồn tại duy nhất một dãy hệ số
(𝛼1 , 𝛼2 , … ) sao cho

𝑥 = ෍ 𝛼𝑘 𝑒𝑘 .
𝑘=1
Nhận xét:
- Mỗi cơ sở Schauder đều là một hệ độc lập tuyến tính.
- Nếu 𝑒𝑛 1∞ là một cơ sở Schauder của 𝑋 thì
Span{𝑒1 , 𝑒2 , … } = 𝑋.

Ví dụ: Hệ {𝑒1 , 𝑒2 , … } là một cơ sở Schauder của không gian 𝑙2 , trong đó


𝑒𝑘 = 0,0, … , 1,0, … .
(𝑘)
Chương II. KHÔNG GIAN ĐỊNH CHUẨN
§1. Không gian tuyến tính định chuẩn
4. Chuỗi trong không gian định chuẩn, cơ sở Schauder:
Định lý:
Mọi không gian định chuẩn có cơ sở hữu hạn hoặc đếm được đều khả ly (tách
được).

Ví dụ:
- Các không gian ℝ𝑛 , 𝒞 𝑎, 𝑏 , 𝑙𝑝 khả ly.
- Không gian 𝑙∞ không khả ly.

You might also like