You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

TÊN KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

CHƯƠNG 1
HÀM NHIỀU BIẾN (BÀI 1)

Giảng viên: Trần Văn Toàn


Khoa: Khoa học ứng dụng

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 1


NỘI DUNG BÀI HỌC

1.1 Khái niệm cơ bản

1.2 Đạo hàm riêng và vi phân

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 2


MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ nắm được các vấn đề sau:
• Nắm được các khái niệm cơ bản của hàm nhiều biến;
• Nắm được cách tính đạo hàm riêng các cấp, vi phân toàn phần;
đạo hàm của hàm ẩn.

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 3


MỞ ĐẦU CHƯƠNG:

Nhiệt đội T tại một điểm trên


Thể tích V của hình trụ tròn
bề mặt trái đất phụ thuộc vào
phụ thuộc vào bán kính đáy
kinh độ x và vĩ độ y:
r và chiều cao h:
𝑇 = 𝑓(𝑥, 𝑦)
𝑉 = 𝜋𝑟 2 ℎ

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 4


1.1. Khái niệm cơ bản

1.1.1. Tập hợp trong ℝ𝒏

Xét không gian Euclid 𝑛 chiều ℝ𝒏 𝑛 ≥ 1 . Một phần tử thuộc ℝ𝒏 là một bộ 𝑛 số thực
𝑥1 , 𝑥2 , … , 𝑥𝑛 , bộ số đó xác định một điểm M trong ℝ𝑛 và ta viết 𝑀 𝑥1 , 𝑥2 , … , 𝑥𝑛 .
Giả sử 𝑀 𝑥1 , 𝑥2 , … , 𝑥𝑛 và 𝑁 𝑦1 , 𝑦2 , … , 𝑦𝑛 là hai điểm thuộc ℝ𝒏 . Khi đó, khoảng
cách giữa hai điểm này được kí hiệu và xác định
𝑑 𝑀, 𝑁 = 𝑦1 − 𝑥1 2 + 𝑦2 − 𝑥2 2 + ⋯ + 𝑦𝑛 − 𝑥𝑛 2 .

• Ta gọi 𝜀 −lân cận của điểm 𝑀0 ∈ ℝ𝒏 là tập tất cả các điểm 𝑀 ∈ ℝ𝒏 sao cho
𝑑 𝑀, 𝑀0 < 𝜀. Khi đó lân cận của 𝑀0 là mọi tập chứa 𝜀 −lân cận của nó.

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 5


• Giả sử 𝐷 là một tập trong ℝ𝒏 . Khi đó, điểm 𝑀 ∈ 𝐷 được gọi là điểm trong của của 𝐷
nếu tồn tại một 𝜀 −lân cận nào đó của 𝑀 nằm trọn trong 𝐷. Tập 𝐷 được gọi là tập mở
nếu mọi điểm của nó đều là điểm trong.

• Điểm 𝑀 được gọi là điểm biên của của 𝐷 nếu mọi 𝜀 −lân cận của 𝑀 đều chứa điểm
thuộc 𝐷 và điểm không thuộc 𝐷.

Tập 𝐷 được gọi là tập đóng nếu 𝐷 chứa mọi điểm biên của nó.

6
1.1.2. Hàm nhiều biến

Định nghĩa 1.1 Một hàm 𝑓 hai biến là quy tắc gán mỗi cặp
số thực có thứ tự (x,y) trong tập hợp 𝐷 với một số thực duy
nhất được ký hiệu 𝑓 𝑥, 𝑦 . Tập hợp D được gọi là miền xác
định của 𝑓, và miền giá trị 𝐸 của 𝑓 là tập hợp các giá trị mà 𝑓
nhận được ký hiệu 𝐸 = 𝑓 𝑥, 𝑦 | (𝑥, 𝑦) ∈ 𝐷 .

• Ta thường viết 𝑧 = 𝑓(𝑥, 𝑦) để chỉ ra giá trị của hàm 𝑓 tại điểm (𝑥, 𝑦) nào đó.
Các biến 𝑥, 𝑦 là các biến độc lập và z là biến phụ thuộc.

• Việc định nghĩa hàm ba biến hay nhiều biến cũng tương tự.

• Đồ thi của hàm hai biến là một mặt cong trong không gian 3 chiều.

Chương
Toán giải tích (cho KHDL) 7
𝑥+𝑦+1
Ví dụ 1.1 Tính 𝑓(3,2) và vẽ miền xác định: 𝑓 𝑥, 𝑦 = .
𝑥−1

Giải: Thay 𝑥 = 3, 𝑦 = 2 vào hàm hai biến 𝑓 𝑥, 𝑦 , ta có


3+2+1 6
𝑓 3,2 = = .
3−1 2

Miền xác định 𝐷 = 𝑥, 𝑦 | 𝑥 + 𝑦 + 1 ≥ 0, 𝑥 ≠ 1 .

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 6


Ví dụ 1.2 Tính 𝑓(9,1) và vẽ miền xác định: 𝑓 𝑥, 𝑦 = 𝑥 ln(𝑦 2 − 𝑥) .

Giải: Thay 𝑥 = 9, 𝑦 = 1 vào 𝑓 𝑥, 𝑦 , ta được


𝑓 9,1 = 1. ln 92 − 1 = ln 80

Hàm số xác định khi 𝑦 2 − 𝑥 > 0 hay 𝑥 < 𝑦 2 ,


miền xác định:

𝐷= 𝑥, 𝑦 | 𝑥 < 𝑦 2 .

9
Ví dụ 1.3 Đồ thị của một số hàm 2 biến:

Đồ thị của hàm Đồ thị của hàm sản lượng


z = 9 − x2 − y2 Cobb Douglas
f K, L = 1.01K 0.25 L0.75

10
1.2. Đạo hàm riêng và vi phân
1.2.1. Đạo hàm riêng và vi phân

a) Đạo hàm riêng

❑ĐN: Cho hàm số 𝑧 = 𝑓(𝑥, 𝑦) xác định trong miền 𝐷 và 𝑀0 (𝑥0 , 𝑦0 ) thuộc 𝐷.

• Đạo hàm riêng cấp một của hàm 𝑓(𝑥, 𝑦) theo biến 𝑥 tại điểm 𝑀0 (𝑥0 , 𝑦0 ) :

𝑓 𝑥0 + ∆𝑥, 𝑦0 − 𝑓 𝑥0 , 𝑦0
𝑓𝑥 𝑥0 , 𝑦0 = lim
∆𝑥→0 ∆𝑥

• Đạo hàm riêng cấp một của hàm 𝑓(𝑥, 𝑦) theo biến 𝑦 tại điểm 𝑀0 (𝑥0 , 𝑦0 ) :

𝑓 𝑥0 , 𝑦0 + ∆𝑦 − 𝑓 𝑥0 , 𝑦0
𝑓𝑦 𝑥0 , 𝑦0 = lim
∆𝑦→0 ∆𝑥

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 11


➢ QT: Để tính đạo hàm riêng của hàm hai biến theo biến số nào thì ta coi biến còn
lại là hằng số.

➢ Ý nghĩa: Đạo hàm riêng là tốc độ biến thiên của hàm số 𝑓(𝑥, 𝑦) theo các trục tọa độ
tương ứng.

Ví dụ 1.4 Xét hàm số 𝑧 = 𝑥 3 + 2𝑥 2 𝑦 − 3𝑦 2 , tính 𝑧𝑥′ 1,2 , 𝑧𝑦′ (1,2).

Giải: Coi 𝑦 là hằng số, lấy đạo hàm theo 𝑥:


𝑧𝑥′ = 3𝑥 2 + 4𝑥𝑦,
⇒ 𝑧𝑥′ 1,2 = 3. 12 + 4.1.2 = 11.
Coi 𝑥 là hằng số, lấy đạo hàm theo 𝑦:
𝑧𝑦′ = 2𝑥 2 − 6𝑦,
⇒ 𝑧𝑦′ 1,2 = 2. 12 − 6.2 = −10.

12
Ví dụ 1.5 Cho hàm số 𝑧 = 𝑓 𝑥, 𝑦 = 4 − 𝑥 2 − 2𝑦 2

Tính 𝑓𝑥′ 1,1 , 𝑓𝑦′ 1,1 .

Giải: Bằng cách coi 𝑦 là hằng số, lấy đạo hàm theo 𝑥, ta có
𝑓𝑥′ = −2𝑥 ⇒ 𝑓𝑥′ 1,1 = −2.
Bằng cách coi 𝑥 là hằng số, lấy đạo hàm theo 𝑦, ta có
𝑓𝑦′ = −2𝑦 ⇒ 𝑓𝑦′ 1,1 = −4.

Với 𝑓𝑦′ 1,1 = −4 được giải thích tương tự.

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 8


➢ Chú ý: Đạo hàm riêng cấp hai:

Đạo hàm riêng cấp hai theo 𝑥: 𝑓𝑥′′2 𝑥, 𝑦 = 𝑓𝑥′ 𝑥, 𝑦 ′


𝑥 .

′′ 𝑥, 𝑦 = 𝑓 ′ 𝑥, 𝑦
Đạo hàm riêng cấp hai theo 𝑥, 𝑦: 𝑓𝑥𝑦 ′ .
𝑥 𝑦

′′ ′
Đạo hàm riêng cấp hai theo 𝑥, 𝑦: 𝑓𝑦𝑥 𝑥, 𝑦 = 𝑓𝑦′ 𝑥, 𝑦 .
𝑥


Đạo hàm riêng cấp hai theo 𝑦 : 𝑓𝑦′′2 𝑥, 𝑦 = 𝑓𝑦′ 𝑥, 𝑦 .
𝑦

Tương tự như vậy, ta có các đạo hàm riêng cấp ba, cấp bốn,…

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 9


1
Ví dụ 1.6 Tính các đạo hàm riêng cấp 2 của: 𝑧 = 𝑥4 + 𝑥3𝑦 − .
𝑦

1
Giải: Tính các đạo hàm riêng cấp một: 𝑧𝑥′ = 4𝑥 3 + 3𝑥 2 𝑦, 𝑧𝑦′ = 3𝑥 3 + .
𝑦2
Tính các đạo hàm riêng cấp hai:
𝑧𝑥′′2 = 4𝑥 3 + 3𝑥 2 𝑦 ′ = 12𝑥 2
𝑥 + 6𝑥𝑦,
′′ =
𝑧𝑥𝑦 4𝑥 3 + 3𝑥 2 𝑦 ′𝑦 = 3𝑥 2 ,

′′
1
𝑧𝑦𝑥 = 3𝑥 3 + 2 = 6𝑥 2 ,
𝑦 𝑥

1 2
𝑧𝑦′′2 = 3𝑥 3 + 2 = − 3.
𝑦 𝑦
𝑦

15
b) Vi phân toàn phần

Vi phân toàn phần của hàm 𝑧 = 𝑓(𝑥, 𝑦) được cho bởi


𝑑𝑧 = 𝑓𝑥′ 𝑑𝑥 + 𝑓𝑦′ 𝑑𝑦.

Ví dụ 1.7 Tính vi phân toàn phần của hàm số 𝑧 = 𝑥 2 sin(3𝑥 + 5𝑦) .

Giải: Ta có:
𝑧𝑥′ = 2𝑥 sin(3𝑥 + 5𝑦) + 3𝑥 2 cos(3𝑥 + 5𝑦) ,
𝑧𝑦′ = 5𝑥 2 cos(3𝑥 + 5𝑦) .
⇒ 𝑑𝑧 = 2𝑥 sin(3𝑥 + 5𝑦) + 3𝑥 2 cos(3𝑥 + 5𝑦) 𝑑𝑥 + 5𝑥 2 cos(3𝑥 + 5𝑦) 𝑑𝑦.

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 10


Ví dụ 1.8 Cho hàm số 𝑧 = ln 𝑥 2 + 𝑦 2 , tính vi phân toàn phần 𝑑𝑧.

Đáp số:
𝑥 𝑦
𝑑𝑧 = 2 2
𝑑𝑥 + 2 2
𝑑𝑦.
𝑥 +𝑦 𝑥 +𝑦

17
❖ Ứng dụng của vi phân toàn phần
➢ Áp dụng vi phân tính gần đúng
z z
f ( x0 + x, y0 + y )  ( x0 ; y0 )x + ( x0 ; y0 ) y + f ( x0 ; y0 ).
x y
3 2 2
Ví dụ 1.9: Tính gần đúng A = 1,02 + 0,05

Giải: f(x, y) = 3 x + y , Δx = 0,02; Δy = 0,05; x 0 = 1; y 0 = 0


2 2

2x 2y
f'x = ;f'y = .
( ) ( )
2/3 2/3
3 x 2 + y2 3 x 2 + y2
Suy ra: f (1+ 0,02;0 + 0,05 )  f (1,0 ) + f'x (1,0 ).Δx + f'y (1,0 ) Δx
2
= 1+ .0,02 + 0.0,05 = 1,013.
3
18
1.2.2. Đạo hàm của hàm ẩn
a) Khái niệm hàm ẩn

+ Cho phương trình dạng 𝐹(𝑥, 𝑦) = 0 với 𝐹(𝑥, 𝑦) là một hàm hai biến xác định trong
một miền 𝐷 ⊂ ℝ2 .

+ Nếu với mỗi x thuộc khoảng X nào đó tồn tại một hay nhiều giá trị y thoả mãn phương
trình F(x, y)=0 thì phương trình đó xác định một hay nhiều hàm số y=f(x), x X. Hàm số
y=f(x) cho gián tiếp dưới dạng phương trình F(x, y)=0 như vậy được gọi là hàm ẩn.

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 11


b) Đạo hàm hàm ẩn

+ Giả sử 𝐹(𝑥, 𝑦) xác định, liên tục, có các đạo hàm riêng liên tục trong một lân cận của
điểm 𝑀0 (𝑥0 , 𝑦0 ) và tại điểm 𝑀0 thoả mãn các điều kiện: 𝐹(𝑥0 , 𝑦0 ) = 0, 𝐹𝑦′ (𝑥0 , 𝑦0 ) ≠ 0. Khi
ấy 𝐹(𝑥, 𝑦) = 0 xác định một hàm số ẩn 𝑦 = 𝑓(𝑥) liên tục và có đạo hàm liên tục trong
khoảng nào đó. Ta có: 𝐹(𝑥, 𝑓(𝑥)) = 0.

+ Lấy đạo hàm hai vế đối với x, ta được: 𝐹𝑥′ + 𝐹𝑦′ . 𝑦𝑥′ = 0.
𝐹𝑥′
Từ đó, với điều kiện 𝐹𝑦′ ≠ 0 ta có: 𝑦𝑥′ = − ′.
𝐹𝑦

20
Ví dụ 1.9 Cho hàm ẩn 𝑦 = 𝑦 𝑥 xác định bởi 𝑥 2 + 𝑦 2 = 𝑅2 , tính 𝑦 ′ .

Giải: Đặt 𝐹 𝑥, 𝑦 = 𝑥 2 + 𝑦 2 − 𝑅2 .
𝐹𝑥′ 𝑥
Ta có 𝐹𝑥′ = 2𝑥, 𝐹𝑦′ ′
= 2𝑦 với 𝑦 ≠ 0. Suy ra 𝑦 = − ′ =− .
𝐹𝑦 𝑦

Ví dụ 1.10 Cho hàm ẩn 𝑦 = 𝑦 𝑥 xác định bởi 𝑥 𝑦 = 𝑦 𝑥 , tính 𝑦 ′ .

Giải: Đặt 𝐹 𝑥, 𝑦 = 𝑥 𝑦 − 𝑦 𝑥 . Ta có
𝐹𝑥′ = 𝑦𝑥 𝑦−1 − 𝑦 𝑥 ln 𝑦 , 𝐹𝑦′ = 𝑥 𝑦 ln 𝑥 − 𝑥𝑦 𝑥−1 với 𝐹𝑦′ ≠ 0.
Suy ra
′ 𝑦−1 𝑥

𝐹𝑥 𝑦𝑥 − 𝑦 ln 𝑦
𝑦 =− ′ =− 𝑦 𝑥−1
.
𝐹𝑦 𝑥 ln 𝑥 − 𝑥𝑦

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 12


TỔNG KẾT

• Nội dung 1: Các khái niệm cơ bản về hàm nhiều biến


- Tập hợp trong Rn
- Hàm nhiều biến
- Miền xác định, miền giá trị, đồ thị
• Nội dung 2: Đạo hàm riêng và vi phân
- Đạo hàm riêng
- Vi phân toàn phần
- Đạo hàm hàm ẩn.

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 22


BÀI HỌC TIẾP THEO

• Tên bài: Hàm nhiều biến (buổi 2)


• Các nội dung cần chuẩn bị:
- Nội dung 1: Cực trị của hàm nhiều biến
- Nội dung 2: Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm nhiều biến….

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 23


CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT !

Toán giải tích (cho KHDL) Chương: 1 24

You might also like