You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM


ĐH QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC & KỸ THUẬT MÁY TÍNH

BÁO CÁO
BÀI TẬP LỚN GIẢI TÍCH 1

Đề tài 13:
Tính xấp xỉ tích phân

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ĐÀO HUY CƯỜNG


NHÓM : GT1 Lớp 21 Nhóm 13

TP. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 12 năm 2023

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:

STT MSSV HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG

1 2312445 Nguyễn Trọng Nhân Giải bài tập 2, 3; Phản biện bài 29, 30

2 2312420 Huỳnh Đức Nhân Giải bài tập 1; Làm lý thuyết

3 2312450 Trần Chí Nhân Giải bài tập 29, 30, 32; Phản biện bài 31, 33

4 2312459 Vũ Thế Nhân Làm báo cáo; Phản biện bài 1, 2

5 2312345 Huỳnh Ngọc Thảo Nguyên Giải bài tập 34, 36; Phản biện bài 3, 32

6 2312376 Phan Châu Nguyên Giải bài tập 31, 33; Phản biện bài 34, 36

2
MỤC LỤC:

I. LỜI MỞ ĐẦU: ....................................................................................................................... 4

II. LÝ THUYẾT: ........................................................................................................................ 5

III. ỨNG DỤNG:........................................................................................................................ 12

1. Bài tập 1:........................................................................................................................... 12

2. Bài tập 2:........................................................................................................................... 14

3. Bài tập 3:........................................................................................................................... 15

4. Bài tập 29:......................................................................................................................... 16

5. Bài tập 30:......................................................................................................................... 16

6. Bài tập 31:......................................................................................................................... 17

7. Bài tập 32:......................................................................................................................... 18

8. Bài tập 33:......................................................................................................................... 18

9. Bài tập 34:......................................................................................................................... 19

10. Bài tập 36: ......................................................................................................................... 20

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................................. 21

V. TỔNG KẾT VÀ LỜI CẢM ƠN: ........................................................................................ 22

3
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Giải tích 1 là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo của các trường đại học,
cao đẳng, bao gồm cả các trường đại học kỹ thuật và công nghệ. Môn học này cung cấp cho sinh
viên những kiến thức cơ bản về các khái niệm và kỹ năng giải tích, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp
tục học tập các môn học cao hơn trong chuyên ngành của mình.

Nội dung chính của môn giải tích 1 bao gồm các chủ đề sau:

• Đạo hàm: nghiên cứu sự thay đổi của một hàm số theo biến số độc lập của nó.

• Tích phân: nghiên cứu diện tích, thể tích, chu vi,... của các hình học phẳng và không gian.

• Phương trình vi phân: nghiên cứu các phương trình có chứa đạo hàm của các hàm số.

Môn học giải tích 1 có tầm quan trọng đặc biệt đối với các sinh viên theo học các ngành
kỹ thuật và công nghệ. Các kiến thức và kỹ năng giải tích được học trong môn học này có thể được
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của kỹ thuật.

Trong số đó lý thuyết và các bài tập liên quan đến tính xấp xỉ tích phân đóng một vai trò
vô cùng quan trọng. Tích phân là một trong những phép toán quan trọng trong toán học. Nó được
sử dụng để tính toán diện tích, thể tích, độ dài đường cong,... Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
việc tính tích phân bằng công thức giải tích là rất khó khăn hoặc thậm chí là không thể. Do đó,
người ta sử dụng các phương pháp tính xấp xỉ tích phân.

Trong bài báo cáo này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp tính xấp xỉ tính phân cơ
bản, thông qua lý thuyết và các công thức tính tổng Riemann, các quy tắc tính khác.

4
II. LÝ THUYẾT:
Đôi khi, việc tính toán chính xác giá trị của tích phân xác định là rất khó hoặc không thể
làm được. Chẳng hạn như tính:
2 2 1
∫ 2𝑥 ⅆ𝑥 ∫ √1 + 𝑥 5 ⅆ𝑥
0 −1

Khi gặp những trường hợp như thế, ta cần tính tích phân với giá trị gần đúng. Chúng ta đã
biết một trong những cách tính, đó là sử dụng Tổng Riemann: Nếu ta chia đoạn [a,b] thành n
𝑏−𝑎
khoảng nhỏ bằng nhau, có chiều rộng là ∆𝑥 = , ta được:
𝑛

𝑏 𝑛

∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈ ∑ 𝑓(𝑥𝑖∗ )∆𝑥


𝑎 𝑖=1

Với 𝑥𝑖∗ là giá trị bất kỳ của 𝑥 trong [𝑥𝑖−1 ,𝑥𝑖 ].

Tùy vào cách chọn 𝑥𝑖∗ mà ta có thể tính toán được các giá trị khác nhau. Chẳng hạn, khi
chọn 𝑥𝑖∗ = 𝑥𝑖−1 , ta có được Tổng Riemann trái:
𝑏𝑏 𝑛𝑛


∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥
𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈
≈ 𝐿𝐿𝑛𝑛 =
=∑∑𝑓(𝑥 )∆𝑥 (1)
𝑖−1 )∆𝑥 (1)
𝑓(𝑥𝑖−1
𝑎𝑎 𝑖=1
𝑖=1
𝑏−𝑎
𝑏−𝑎
Với ∆𝑥
Với ∆𝑥 =
= ,𝑥 =𝑎+
𝑛𝑛 , 𝑥𝑖𝑖 = 𝑎 +
𝑖∆𝑥.
𝑖∆𝑥.

Nếu 𝑓(𝑥) ≥ 0 ∀ 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏], (1) cũng chính là diện tích của hình giới hạn bởi 𝑓(𝑥), trục
Ox, đường thẳng x = a và x = b.

Hình bên biểu diễn Tổng Riemann trái của hàm số


𝑥
𝑓(𝑥) = sin(2𝑥) + 4 từ 𝑥 = 0 đến 𝑥 = 1.5, với n =
10 và ∆𝑥 = 0.15.

𝐿10 ≈ 1.230

( Hình được vẽ bằng Desmos)

5
Trong trường hợp ta chọn 𝑥𝑖∗ = 𝑥𝑖 , ta sẽ thu được Tổng Riemann phải
𝑏 𝑛
𝑛
𝑏
∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈ 𝐿𝑛𝑛 = ∑ 𝑓(𝑥𝑖𝑖)∆𝑥 (2)
𝑎
𝑎 𝑖=1
𝑖=1
𝑏−𝑎
𝑏−𝑎
Với ∆𝑥 = , 𝑥𝑖𝑖 = 𝑎 + 𝑖∆𝑥.
𝑛
𝑛

Nếu 𝑓(𝑥) ≥ 0 ∀ 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏], (2) cũng chính là diện tích của hình giới hạn bởi 𝑓(𝑥), trục
Ox, đường thẳng x = a và x = b.

Hình bên biểu diễn Tổng Riemann phải của hàm


𝑥
số 𝑓(𝑥) = sin(2𝑥) + 4 từ 𝑥 = 0 đến 𝑥 = 1.5, với
n = 10 và ∆𝑥 = 0.15.

𝑅10 ≈ 1.307
( Hình được vẽ bằng Desmos)

Tuy vậy, cả Tổng Riemann trái và Riemann phải vẫn có sai số lớn hơn những phương pháp
tính dưới đây, bắt đầu với Tổng Riemann trung tâm:
𝑏𝑏
𝑥𝑥00++𝑥𝑥11 𝑥𝑥11++𝑥𝑥22 𝑥𝑥𝑛−1
𝑛−1++𝑥𝑥𝑛𝑛
∫∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥
𝑓(𝑥)ⅆ𝑥≈≈𝑀𝑀𝑛𝑛== ∆𝑥 [𝑓((
∆𝑥[𝑓 ))++𝑓𝑓(( )) ++⋯⋯++ 𝑓𝑓(( )])]
𝑎𝑎 22 22 22

= ∆𝑥 [𝑓(𝑥
[𝑓(𝑥
= ∆𝑥 1 ̅̅̅)
̅̅̅) + + ̅̅̅)
1 𝑓(𝑥 𝑓(𝑥
2 ̅̅̅)
+2 ⋯++⋯ 𝑓(𝑥
+ ̅̅̅)
𝑓(𝑥 ]𝑛 ]
𝑛 ̅̅̅)

𝑏−𝑎
𝑏−𝑎 11
Với ∆𝑥==
Với∆𝑥 , 𝑥
, 𝑥
𝑖 𝑖==𝑎𝑎++ 𝑖∆𝑥,
𝑖∆𝑥, 𝑥
̅𝑥
̅
𝑖 𝑖== (𝑥(𝑥𝑖−1++𝑥𝑥𝑖 )𝑖 )
𝑛𝑛 22 𝑖−1

Hình bên biểu diễn tổng Riemann trung tâm của


𝑥
hàm số 𝑓(𝑥) = sin(2𝑥) + 4 từ 𝑥 = 0 đến 𝑥 = 1.5,
n = 10 và ∆𝑥 = 0.15.

𝑀10 ≈ 1.280

( Hình được vẽ bằng Desmos)

6
Dễ dàng thấy rằng Tổng Riemann trung tâm có giá trị ở khoảng giữa của Tổng Riemann
trái và phải, bởi lẽ Tổng trung tâm lấy giá trị 𝑥𝑖∗ là giá trị trung bình cộng 𝑥𝑖∗ của Tổng trái và phải.
Ngoài ra, ta còn có một cách tính sử dụng giá trị trung bình cộng, nhưng là trung bình cộng của
𝑓(𝑥):
𝑏
1
∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈ (𝐿 + 𝑅𝑛 )
𝑎 2 𝑛
𝑛

= ∑[𝑓(𝑥𝑖−1 ) + 𝑓(𝑥𝑖 )] ∆𝑥
𝑖=1

∆𝑥
= [ 𝑓(𝑥0 ) + 2𝑓(𝑥1 ) + 2𝑓(𝑥2 ) + … + 2𝑓(𝑥𝑛−1 ) + 𝑓(𝑥𝑛 )
2
Từ đấy, ta thu được Quy tắc hình thang:
𝑏𝑏
∆𝑥∆𝑥
∫∫𝑓(𝑥)ⅆ𝑥
𝑓(𝑥)ⅆ𝑥≈≈𝑇𝑛𝑇𝑛== [ 𝑓(𝑥
[ 𝑓(𝑥 ) +2𝑓(𝑥
0 )0 + 2𝑓(𝑥 ) +2𝑓(𝑥
1 )1 + 2 )2 )
2𝑓(𝑥 ++……++2𝑓(𝑥
2𝑓(𝑥𝑛−1
𝑛−1 ) +𝑓(𝑥
)+ 𝑛 )𝑛 )
𝑓(𝑥
𝑎𝑎 22
𝑏−𝑎
Với ∆𝑥 = , 𝑥𝑖 = 𝑎 + 𝑖∆𝑥.
𝑛

𝑏−𝑎
Với ∆𝑥 = , 𝑥𝑖 = 𝑎 + 𝑖∆𝑥. Hình bên
𝑛
biểu diễn quy tắc hình thang của hàm số 𝑓(𝑥) =
𝑥
sin(2𝑥) + 4 từ 𝑥 = 0 đến 𝑥 = 1.5, n = 10 và ∆𝑥 =
0.15.

𝑇𝑛 ≈ 1.269
( Hình được vẽ bằng Desmos)

Những phương pháp tính trên chỉ là phép tính xấp xỉ, vì vậy sai số là không thể tránh khỏi.
𝑥
Ví dụ, với 𝑓(𝑥) = sin(2𝑥) + 4, ta tính được:
1.5 1.5
𝑥 25 cos(3)
∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 = ∫ sin(2𝑥) + ⅆ𝑥 = − ≈ 1.27625
0 0 4 32 2

7
𝑏
Tính các giá trị và từ công thức tính sai số 𝐸𝑋 = ∫𝑎 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 − 𝑋𝑛 , ta có 2 bảng sau:

n 𝐿𝑛 𝑅𝑛 𝑀𝑛 𝑇𝑛

5 1.169 1.324 1.291 1.246

10 1.230 1.307 1.280 1.269

20 1.255 1.294 1.277 1.274

Các giá trị được tính bằng Desmos

n 𝐸𝐿 𝐸𝑅 𝐸𝑀 𝐸𝑇

5 0.10725 -0.04775 -0.01475 0.03025

10 0.04625 -0.03075 -0.00375 0.00725

20 0.02125 -0.01775 -0.00075 0.00225

Từ hai bảng trên ta có thể kết luận được:


1. Khi tăng giá trị của n, các phương pháp tính trên đều trở nên chính xác hơn, tuy nhiên việc
tăng n sẽ làm việc tính toán khó hơn.
2. Kết quả khi dùng Riemann trái và Riemann phải sẽ cho sai số trái dấu với nhau và sai số
đó sẽ giảm đi khoảng 2 lần nếu tăng gấp đôi n.
3. Tổng Riemann trung tâm và Quy tắc hình thang sẽ cho kết quả chính xác hơn.
4. Sai số của Tổng Riemann trung tâm và Quy tắc hình thang trái dấu với nhau và sẽ giảm
khoảng 4 lần nếu tăng gấp đôi n.
5. Sai số của Quy tắc hình thang gấp khoảng 2 lần sai số của Tổng Riemann trung tâm.

Lý do Tổng Riemann trung tâm chính xác hơn Quy tắc hình thang được thể hiện ở hình
dưới đây. Với 𝑀𝑛 = 𝑆𝐴𝐸𝐹𝐷 = 𝑆𝐴𝐵𝐶𝐷 , sai số 𝐸𝑀 là phần được tô màu đỏ (phần trên); 𝑇𝑛 có giá trị
bằng phần diện tích giới hạn bởi cung tròn QPR, đoạn thẳng QA, AD và DR, sai số 𝐸𝑇 là phần
được tô màu xanh (phần dưới). Dễ thấy phần màu đỏ có diện tích nhỏ hơn màu xanh.

8
Dựa vào các kết luận trên, ta có thể ước lượng được sai số của phép tính. Từ kết luận 4, ta
𝐸
suy ra sai số tỉ lệ nghịch với (2𝑛)2 . Và từ kết luận 5, suy ra 𝐸 𝑇 ≈ 2. Hơn thế, từ hình trên, sai số
𝑀
cũng tăng khi khoảng cách a, b tăng và đồ thị càng cong thì sai số càng lớn. Ta rút ra được công
thức sau:

Với |𝑓 ′′ (𝑥)| ≤ 𝐾 ∀ 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏], 𝐸𝑀 và 𝐸𝑇 là sai số của Tổng Riemann trung tâm và Quy
tắc hình thang:
𝐾(𝑏 − 𝑎)3 𝐾(𝑏 − 𝑎)3
|𝐸𝑇 | ≤ |𝐸𝑀 | ≤
12𝑛2 24𝑛2

K có thể là bất cứ số nào lớn hơn |𝑓 ′′ (𝑥)|, tuy nhiên chọn K càng bé thì sai số càng bé.

Thay vì sử dụng các đường thẳng, có một quy tắc sử dụng các đường parabol để xấp xỉ cho
𝑞−𝑝
đồ thị hàm số 𝑦 = 𝑓(𝑥). Ban đầu, chia đoạn [p,q] thành n đoạn ∆𝑥 = 𝑛 với n là số chẵn.

Với 3 điểm 𝑃𝑖 , 𝑃𝑖+1 , 𝑃𝑖+2 thuộc đồ thị


hàm số, ta sẽ tạo ra 1 parabol đi qua 3
điểm đó:

𝑦 = 𝑔(𝑥) = 𝐴𝑥 2 + 𝐵𝑥 + 𝐶

Để thuận tiện thì ta sẽ đặt tên 3 điểm lần lượt là 𝐴(𝑎, 𝑔(𝑎)), 𝐵(𝑏, 𝑔(𝑏)), 𝐶(𝑐, 𝑔(𝑐)), với a,
b, c lần lượt là 𝑥𝑖 , 𝑥𝑖+1 , 𝑥𝑖+2 .
Dễ dàng có:
9
𝑐 𝑐
𝐴 3 𝐵
∫ 𝑔(𝑥)ⅆ𝑥 = ∫ (𝐴𝑥 2 + 𝐵𝑥 + 𝐶)ⅆ𝑥 = (𝑐 − 𝑎3 ) + (𝑐 2 − 𝑎2 ) + 𝐶(𝑐 − 𝑎)
𝑎 𝑎 3 2
1
= 6 (𝑐 − 𝑎)[2𝐴(𝑐 2 + 𝑎𝑐 + 𝑎2 ) + 3𝐵(𝑐 + 𝑎) + 6𝐶] (*)

Lại có:

𝑔(𝑎) = 𝐴𝑎2 + 𝐵𝑎 + 𝐶
𝐴 𝐵
𝑔(𝑏) = 𝐴𝑏 2 + 𝐵𝑏 + 𝐶 = (𝑎 + 𝑐)2 + (𝑎 + 𝑐) + 𝐶
4 2
𝑔(𝑎) = 𝐴𝑐 2 + 𝐵𝑐 + 𝐶
Ta thấy:

𝑔(𝑎) + 4𝑔(𝑏) + 𝑔(𝑐) = 2𝐴(𝑐 2 + 𝑎𝑐 + 𝑎2 ) + 3𝐵(𝑐 + 𝑎) + 6𝐶 (**)


Từ (*) và (**) suy ra:
𝑐
1
∫ 𝑔(𝑥)ⅆ𝑥 = (𝑐 − 𝑎)(𝑔(𝑎) + 4𝑔(𝑏) + 𝑔(𝑐))
𝑎 6
1
= ∆𝑥(𝑔(𝑎) + 4𝑔(𝑏) + 𝑔(𝑐))
3
1
= ∆𝑥(𝑦𝑖 + 4𝑦𝑖+1 + 𝑦𝑖+2 )
3
Áp dụng nhiều lần liên tiếp, bắt đầu từ i = 0, i = 2, i = 4,..... ta được:
𝑞 𝑞
∆𝑥
∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈ ∫ 𝑔(𝑥)ⅆ𝑥 = (𝑦 + 4𝑦1 + 2𝑦2 + ⋯ + 2𝑦𝑛−2 + 4𝑦𝑛−1 + 𝑦𝑛 )
𝑝 𝑝 3 0

Chỉ số của các số hạng tạo thành dãy 1, 4, 2, 4, 2,......, 2, 4, 1.


Ta có được Quy tắc Simpson:
𝑏 𝑏 𝑏 𝑏
∆𝑥 ∆𝑥
∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈ ∫
∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈ 𝑔(𝑥)ⅆ𝑥 = = (𝑦0 (𝑦
∫ 𝑔(𝑥)ⅆ𝑥 + 4𝑦 + 2𝑦
+ 4𝑦 + ⋯++⋯2𝑦
+ 2𝑦 +𝑛−2 + 4𝑦
2𝑦𝑛−2 +𝑛−1 + 𝑦𝑛+) 𝑦𝑛 )
4𝑦𝑛−1
𝑎 𝑎 𝑎 𝑎 3 3 0 1 1 2 2
𝑏−𝑎𝑏−𝑎
VớiVới
n lànsốlàchẵn, ∆𝑥 =
số chẵn, ∆𝑥 =𝑛 , 𝑥 𝑖 ,=
𝑥𝑖𝑎=+𝑎𝑖∆𝑥
+ 𝑖∆𝑥
𝑛

Áp dụng quy tắc Simpson sẽ cho kết quả chính xác hơn các phương pháp tính đã biết ở
trên. Bằng một số phép biến đổi, ta có thể thu được:
1 2
𝑆2𝑛 = 𝑇𝑛 + 𝑀𝑛
3 3
10
𝑥
Với 𝑓(𝑥) = sin(2𝑥) + 4, ta tính được:
1.5
∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈ 1.276246248
0

n 𝑀𝑛 𝐸𝑀 𝑆𝑛 𝐸𝑆

4 1.299954826 -0.023708578 1.278119726 -0.001873477

8 1.282100306 -0.005854057 1.276357419 -0.000111171

16 1.277705258 -0.001459009 1.276253109 -0.000006861


( Các giá trị trên được tính bằng Desmos )

Từ giá trị ở bảng trên, ta có thể thấy sai số của Simpson 𝐸𝑆 giảm khoảng 16 lần khi tăng
gấp đôi n, nghĩa là 𝐸𝑆 tỉ lệ nghịch với 𝑛4 . Và cũng tương tự 𝐸𝑀 hay 𝐸𝑇 , 𝐸𝑆 tỉ lệ với đạo hàm cấp
cao của 𝑓(𝑥), và là 𝑓 (4) (𝑥).

Với |𝑓 (4) (𝑥)| ≤ 𝐾 ∀ 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏], 𝐸𝑆 là sai số của Quy tắc Simpson:
5
𝐾(𝑏
𝐾(𝑏−−𝑎)𝑎)5
|𝐸|𝐸| ≤
𝑆 𝑆| ≤ 44
180𝑛
180𝑛
Nhờ có sai số thấp, một số máy tính và chương trình sử dụng phương pháp này để tính tích
phân.

11
III. ỨNG DỤNG:
1. Bài tập 1:
4
Cho 𝐼 = ∫0 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥, với đồ thị f(x) được cho ở hình dưới.
a) Sử dụng đồ thị để tìm 𝐿2 , 𝑅2 , 𝑀2 .
b) So sánh các giá trị trên với I.
c) Sử dụng đồ thị để tìm 𝑇2 , so sánh 𝑇2 với I.
d) Với giá trị n bất kỳ, sắp xếp 𝐿2 , 𝑅2 , 𝑀2 , 𝑇2 và I theo thứ tự tăng dần.

Bài giải:
4−0
a) Với n = 2, ta có: ∆𝑥 = = 2; suy ra: 𝑥0 = 0, 𝑥1 = 2, 𝑥2 = 4.
2
Từ đồ thị, ta thấy: 𝑓(0) = 0.5, 𝑓(2) = 2.5, 𝑓(4) = 3.5.
Từ công thức, ta có:

𝐿2 = ∆𝑥[𝑓(𝑥0 ) + 𝑓(𝑥1 )] = 2[𝑓(0) + 𝑓(2)] = 2 × 3 = 6

𝑅2 = ∆𝑥[𝑓(𝑥1 ) + 𝑓(𝑥2 )] = 2[𝑓(2) + 𝑓(4)] = 2 × 6 = 12


𝑥0 + 𝑥1 𝑥1 + 𝑥2
𝑀2 = ∆𝑥 [𝑓 ( )+𝑓( )] = 2[𝑓(1) + 𝑓(3)]
2 2
Dựa trên đồ thị, ta thấy 𝑓(1) ≈ 1.62, 𝑓(3) ≈ 3.13, thay vào biểu thức, ta được :

𝑀2 ≈ 2[1.62 + 3.13] = 9.5.

b) Dựa trên hình dáng đồ thị, ta có thể kết luận 𝑓(𝑥) đồng biến trên [0,4] và 𝑓(𝑥) > 0 ∀𝑥 ∈
[0,4]. Nên chắc chắn rằng 𝐿2 < 𝐼 và 𝑅2 > 𝐼.

Dựa vào hình vẽ dưới đây, ta có thể chắc chắn về điều đó:

12
𝐿2 𝑅2

Đối với 𝑀2 , ta có hình vẽ sau:

Ta có thể thấy rằng, phần diện tích I và III


lần lượt lớn hơn II và IV, tức là 𝑀2 > 𝐼.

c) Từ công thức ta có:


∆𝑥
𝑇2 = [𝑓(0) + 2𝑓(2) + 𝑓(4)] = 1(0.5 + 2 × 2.5 + 3.5) = 9.
2

Vì 𝐸𝑀 và 𝐸𝑇 luôn trái dấu với nhau, mà 𝑀2 > 𝐼


nên 𝑇2 < 𝐼.

Như hình bên, diện tích phần I và III lần lượt nhỏ
hơn II và IV, tức là 𝑇2 < 𝐼.

13
d) Bởi vì hàm số 𝑓(𝑥) đồng biến trên [0,4] và dựa trên những so sánh trên, ta có thể kết
luận:
𝐿2 < 𝑇2 < 𝐼 < 𝑀2 < 𝑅2

2. Bài tập 2:
Tổng Riemann Trái, Phải, Trung tâm và Quy tắc Hình Thang đã được sử dụng để tính gần
2
đúng ∫0 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 , với 𝑓(𝑥) là hàm số có đồ thị dưới đây. Các kết quả được tính ra là
0.7811; 0.8675; 0.8632; 0.9540; với cùng n khoảng ∆𝑥.
a) Sắp xếp các quy tắc tính với kết quả của nó.
2
b) Giá trị chính xác của ∫0 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 nằm trong khoảng giá trị của 2 quy tắc nào.

Bài giải:
Ta có tính chất sau:
Khi hàm số đồng biến, Tổng Rieman trái nhỏ hơn tích phân của hàm số và lớn hơn khi
nghịch biến. Khi hàm số đồng biến, tổng Rieman phải lớn hơn tích phân của hàm số và nhỏ hơn
khi nghịch biến.
Áp dụng vào bài tập, ta được:

a. Tổng Riemann trái: 𝐿𝑛 = 0.9540


Tổng Riemann phải: 𝑅𝑛 = 0.7811
1
Trapezoidal Rule: 𝑇𝑛 = 2 (𝐿𝑛 + 𝑅𝑛 ) = 0.8675
Tổng Riemann trung tâm: 𝑀𝑛 = 0.8632
2
b. Giá trị chính xác của ∫0 𝑓(𝑥) sẽ nằm trong khoảng ( 𝑅𝑛 , 𝐿𝑛 ), tức là trong khoảng
2
(0.7811; 0.9540). Một cách chính xác hơn, ∫0 𝑓(𝑥) nằm trong khoảng (𝑀𝑛 , 𝑇𝑛 ), tức là
trong khoảng (0.8632; 0.8675).

14
3. Bài tập 3:
1
Tính gần đúng ∫0 cos(𝑥 2 ) ⅆ𝑥 sử dụng Quy tắc Hình Thang(a) và Tổng Riemann Trung
1
tâm(b) với n = 4. Từ đồ thị, so sánh kết quả vừa tính được với ∫0 cos(𝑥 2 ) ⅆ𝑥 và nhận xét.

Bài giải:

1−0
Đặt 𝑓(𝑥) = cos (𝑥 2 ), với n=4 ta có: ∆𝑥 = = 0.25
4

a. Quy tắc Hình Thang:


1 1 1 3
𝑓(𝑥) ≈ 𝑇4 = [𝑓(0) + 2𝑓 ( ) + 2𝑓 ( ) + 2𝑓 ( ) + 𝑓(1)]
8 4 2 4
≈ 0,896
b. Tổng Riemann trung tâm:
1 1 3 5 7
𝑓(𝑥) ≈ 𝑀4 = 8 [𝑓 (8) + 𝑓 (8) + 𝑓 (8) + 𝑓 (8)]
≈ 0,909

Quy tắc hình thang Tổng trung tâm

Dựa theo đồ thị ta thấy: 𝑇4 < 𝑓(𝑥) < 𝑀4


Từ đó ta nhận xét:
𝑇𝑛 → 𝑓(𝑥)−
Khi n → +∞ thì: {
𝑀𝑛 → 𝑓(𝑥)+
Do đó ∀𝑛 ∈ 𝑍 + thì 𝑇𝑛 < 𝑓(𝑥) < 𝑀𝑛 .

15
4. Bài tập 29:
Tính gần đúng diện tích được giới hạn bởi đồ thị trong hình bên dưới bằng cách sử dụng :
a) Quy tắc Hình thang.
b) Tổng Riemann Trung tâm.
c) Quy tắc Simpson.
Với n = 6.

Bài giải:
6−0
Với n = 6, ta có: ∆𝑥 = = 1.
6

6 1
a) ∫0 𝑓(𝑥) ⅆ𝑥 ≈ 𝑇6 = × [3 + (2 × 5) + (2 × 4) + (2 × 2) + (2 × 3) + (2 × 4) + 1] = 20.
2

6
b) ∫0 𝑓(𝑥) ⅆ𝑥 ≈ 𝑀6 = 1 × [4.5 + 4.8 + 2.8 + 2.3 + 3.7 + 3.3] = 21.4.
6 1
c) ∫0 𝑓(𝑥) ⅆ𝑥 ≈ 𝑆6 = 3 × [3 + (4 × 5) + (2 × 4) + (4 × 2) + (2 × 3) + (4 × 4) + 1]
62
= ≈ 20.67
3

5. Bài tập 30:


Chiều rộng (m) của bể bơi ở hình dưới được đo mỗi 2m chiều dài. Sử dụng Quy tắc
Simpson để tính gần đúng diện tích của bể bơi.

16
Bài giải:

Theo đề bài, ta có: ∆𝑥 = 2(𝑚). Áp dụng Quy tắc Simpson, ta được:


2
𝑆≈ × [0 + 4 × 6.2 + 2 × 7.2 + 4 × 6.8 + 2 × 5.6 + 4 × 5 + 2 × 4.8 + 4 × 4.8 + 0]
3
1264
= ≈ 84.27 (𝑚2 ).
15

6. Bài tập 31:


a) Sử dụng Tổng Riemann Trung tâm và các giá trị được đưa ở bảng dưới đây để tính gần
3.2
đúng ∫0 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥.
b) Nếu −4 ≤ 𝑓 ′′ (𝑥) ≤ 1 với mọi x, xác định sai số của kết quả ở câu (a).

Bài giải:
a) Do đề bài cho 9 giá trị tương đương 8 khoảng nên để dùng Tổng Riemann Trung tâm ta
có:
8 3.2 − 0
𝑛= = 4 => ∆𝑥 = = 0.8
2 4
3.2
∫ 𝑓(𝑥)ⅆ𝑥 ≈ 𝑀4 = 0.8 × [𝑓(0.4) + 𝑓(1.2) + 𝑓(2.0) + 𝑓(2.8)]
0

= 0.8 × [6.5 + 6.4 + 7.6 + 8.8] = 23.44

b) Theo đề bài ta có: −4 ≤ 𝑓 ′′ (𝑥) ≤ 1 => 𝐾 = 4.


Với 𝐾 = 4, 𝑎 = 0, 𝑏 = 3.2, 𝑛 = 4; áp dụng công thức sai số Tổng Trung tâm, ta có:

4 × (3.2 − 0)3 128


|𝐸𝑀 | ≤ = ≈ 0.3413.
24 × 42 375

17
7. Bài tập 32:
Một máy bắn tốc độ đã ghi lại tốc độ của một vận động viên trong 5 giây đầu cuộc đua. Sử
dụng Quy tắc Simpson để tính gần đúng quãng đường mà vận động viên đó đã chạy được
trong 5 giây.

Bài giải:
5−0
Ta có: ∆𝑡 = = 0.5(𝑠).
10

5
𝑠 = ∫ 𝑣(𝑡) ⅆ𝑡
0

0.5
≈ 𝑆10 = × [0 + 4 × 4.67 + 2 × 7.34 + 4 × 8.86 + 2 × 9.73 + 4 × 10.22 + 2 × 10.51
3
+ 4 × 10.67 + 2 × 10.76 + 4 × 10.81 + 10.81]

= 44.735(𝑚).

8. Bài tập 33:


𝑓𝑡
Cho đồ thị gia tốc 𝑎(𝑡) (𝑠2 ) của một chiếc xe. Sử dụng quy tắc Simpson để tính gần đúng
độ tăng vận tốc của chiếc xe trong 6 giây.

18
Bài giải:
6
Ta biết được tích phân của gia tốc là vận tốc vậy sự gia tăng của vận tốc là ∫0 𝑎(𝑡)ⅆ𝑡.
6−0
Áp dụng Quy tắc Simpson với 𝑛 = 6 , ∆𝑥 = = 1(𝑠), ta có :
6

6 1
∫0 𝑎(𝑡)ⅆ𝑡 ≈ 𝑆6 = 3 [𝑎(0) + 4𝑎(1) + 2𝑎(2) + 4𝑎(3) + 2𝑎(4) + 4𝑎(5) + 𝑎(6)]

1
= [0 + 4 × 0.5 + 2 × 4 + 4 × 10 + 2 × 13 + 4 × 9.5 + 0]
3
𝑓𝑡
= 38 ( 𝑠 )

9. Bài tập 34:


Nước rò rỉ từ thùng chứa ra ngoài tốc độ 𝑟(𝑡) (𝑙/ℎ) với đồ thị của r ở hình dưới. Sử dụng
Quy tắc Simpson để tính tổng lượng nước bị rò rỉ ra ngoài trong 6 giờ.

Bài giải:
6−0
∆𝑡 = = 1(ℎ)
6
6
𝛥𝑡
∫ 𝑟(𝑡) ⅆ𝑡 ≈ 𝑆6 = [𝑟(0) + 4𝑟(1) + 2𝑟(2) + 4𝑟(3) + 2𝑟(4) + 4𝑟(5) + 𝑟(6)]
3
0

1
= 3 × [ 4 + 4 × 3 + 2 × 2,3 + 4 × 1,8 + 2 × 1,5 + 4 × 1,2 + 1]

= 12.2(𝑙).

19
10. Bài tập 36:
Cho đồ thị biểu diễn lượng tốc độ truyền dữ liệu đi qua một nhà cung cấp Internet từ 0 giờ
đến 8 giờ sáng. Với D là tốc độ dữ liệu truyền đi, tính theo Mbits/s. Sử dụng Quy tắc
Simpson để xác định tổng lượng dữ liệu đã được truyền đi trong quãng thời gian đó.

Bài giải:
8−0
∆𝑡 = × 3600 = 3600(𝑠).
8
6

∫ 𝐷(𝑡)ⅆ𝑡 ≈ 𝑆8
0
𝛥𝑡
= [ 𝐷(0) + 4𝐷(1) + 2𝐷(2) + 4𝐷(3) + 2𝐷(4) + 4𝐷(5) + 2𝐷(6) + 4𝐷(7)
3
+𝐷(8)]
1
= 3 × 3600 × [ 0,35 + 4 × 0,3 + 2 × 0,4 + 4 × 0,5 + 2 × 0,52 + 4 × 0,55 +
2 × 0,56 + 4 × 0,83 + 0,88]

= 15492 (𝑀𝑏𝑖𝑡𝑠).

20
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] James Stewart, Calculus Early Transcendentals, 6e, Thomson Brooks/ Cole, 2008

[2] Desmos: <Integral Approximation calculator 2.0 | Desmos>

<Sums Right and Left-Riemann sums | Desmos>

<Midpoint Rule | Desmos>

<Trapezoidal Rule | Desmos>

<Simpson's Rule | Desmos>

21
V. TỔNG KẾT VÀ LỜI CẢM ƠN:

Kính gửi thầy Đào Huy Cường,

Qua bài báo cáo này về chủ đề tính xấp xỉ tích phân lần này, nhóm chúng em đã có cơ
hội tìm hiểu sâu hơn về môn học giải tích nói chung và đề tài tích phân nói riêng. Bài báo cáo đã
trình bày rõ ràng và súc tích các khái niệm và thuật toán của các phương pháp tính xấp xỉ tích
phân.

Các thành viên nhóm chúng em đã được tìm hiểu về các công thức và lý thuyết liên
quan tích phân một cách tổng quát cũng như chi tiết thông qua các tài liệu và nguồn tham khảo,
từ đó có thể áp dụng và giải các bài tập ứng dụng. Tuy vậy, bài báo cáo này vẫn có những nhược
điểm riêng về mặt diễn đạt cũng như chưa thể tận dụng hết nguồn tài liệu quý giá và cung cấp
các kiến thức nâng cao hơn về tính xấp xỉ tích phân. Nhóm em mong rằng bài báo cáo này có
thể trở thành một nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho các bạn sinh viên và những người đam
mê và tìm tòi về chủ đề tích phân này.

Thay mặt nhóm 13 lớp 21 môn Giải tích 1, em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong học phần Giải tích 1.

Qua học phần này, chúng em đã được học tập những kiến thức cơ bản về giải tích, bao
gồm: đạo hàm, tích phân, các hàm số số học và số mũ,... Thầy luôn truyền đạt kiến thức một cách
rõ ràng, mạch lạc, kết hợp lý thuyết với thực tiễn để lớp chúng em dễ hiểu và nắm vững. Thầy
luôn nhiệt tình giải đáp thắc mắc của chúng em, tạo điều kiện cho chúng em trao đổi và thảo luận
bài học.

Những kiến thức chúng em được học từ học phần này chắc chắn sẽ là nền tảng vững chắc
cho chúng em trong việc tiếp thu các kiến thức toán học ở trình độ cao hơn cũng như ứng dụng
vào thực tiễn sau này.

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy !

Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Em xin kính chào!

22

You might also like