You are on page 1of 22

TÌM NGHIỆM GẦN ĐÚNG CỦA

PHƯƠNG TRÌNH PHI TUYẾN


Tổng quan về phương trình
phi tuyến
Phương trình, nghiệm và định lý về sự
tồn tại nghiệm
Vấn đề giải phương trình phi tuyến
› Phương trình một ẩn là một biểu thức toán học có dạng:
𝑓(𝑥) = 𝑔(𝑥)
› 𝑓(𝑥) được gọi là vế trái của phương trình, 𝑔(𝑥) được gọi là
vế phải của phương trình. Chúng ta thường gặp phương
trình có vế phải 𝑔(𝑥) = 0 (hàm hằng).
› Tập hợp 𝑆 chứa các phần tử 𝑥𝑖 thoả mãn 𝑓(𝑥𝑖 ) = 𝑔(𝑥𝑖 ),
𝑆 = {𝑥𝑖 |𝑓(𝑥𝑖 ) = 𝑔(𝑥𝑖 )} được gọi là tập nghiệm của
phương trình 𝑓(𝑥) = 𝑔(𝑥). Phần tử 𝑥𝑖 ∈ 𝑆 được gọi là
nghiệm của phương trình.
Ý nghĩa hình học của nghiệm
› Cho hai hàm số 𝑓(𝑥) và 𝑔(𝑥),
tập nghiệm của phương trình
𝑓(𝑥) = 𝑔(𝑥)
chính là toạ độ các giao điểm của
hai đồ thị 𝑓(𝑥) và 𝑔(𝑥)
› Trường hợp đặc biệt, nếu
𝑔(𝑥) = 0 thì nghiệm của
phương trình 𝑓(𝑥) = 𝑔(𝑥) chính
là toạ độ các giao điểm của đồ
thị 𝑓(𝑥) với trục hoành 𝑦 = 0.
Định lý về tồn tại nghiệm của phương trình
› Phát biểu định lý:

› Định lý trên có thể nói là hệ quả của định lý nào?


Định lý giá trị trung gian
› Phát biểu định lý:
Định lý giá trị trung bình
› Phát biểu định lý
Tóm tắt về phương pháp
chia đôi
Cơ sở toán học, thuật toán
Cơ sở toán học
› Phương pháp chia đôi dựa trên định lý giá trị trung gian và
hệ quả của nó là định lý về tồn tại nghiệm của phương
trình f(x)=0
› Ý tưởng của phương pháp: thu hẹp khoảng phân ly
nghiệm cho đến khi giá trị hai đầu của khoảng phân ly
nghiệm đủ gần với giá trị nghiệm đúng 𝛼.
Thuật toán cho phương pháp chia đôi
Thuật toán của phương pháp chia đôi gồm 02 phần, phần
chuẩn bị các thông số cần thiết và phần vòng lặp.
Phần chuẩn bị thông số gồm các bước sau:
1. Chọn đoạn phân li nghiệm [𝑎, 𝑏];
2. Ấn định giá trị sai số 𝜀;
3. Ấn định số lần lặp, nếu cần;
4. Tính 𝑒 = 𝑏 − 𝑎;
Thuật toán cho phương pháp chia đôi
1. Vòng lặp: Kiểm tra điều kiện 𝑒 < 𝜀, nếu đúng thì kết thúc vòng lặp, nếu sai thì thực hiện các bước dưới:
A. Tính ℎ=(𝑎+𝑏)/2
B. Tính f(a),f(b) và f(h)
C. Nếu f(h)=0, kết thúc vòng lặp
D. Nếu 𝑓(ℎ)≠0, tính 𝑓(𝑎).𝑓(ℎ) và 𝑓(𝑏).𝑓(ℎ)
a. Nếu f(a).f(h)<0:
i. khoảng phân ly nghiệm mới là [a,h]
ii. Gán b=h
iii. Quay lại bước 1
b. Nếu f(h).f(b)<0:
i. Khoảng phân ly nghiệm mới là [h,b]
ii. Gán a=h
iii. Quay lại bước 1

2. In kết quả nghiệm a,b


Tính đúng đắn của
phương pháp lặp
Định lý về sự tồn tại và tính duy nhất của điểm
cố định
› 𝛼 được gọi là điểm cố định của hàm số 𝑔(𝑥) nếu 𝑔(𝛼) = 𝛼.
› Phương trình 𝑥𝑛+1 = 𝑔(𝑥𝑛 ) được gọi là phương trình lặp điểm cố
định.
› Định lý về sự tồn tại: Nếu 𝑔(𝑥) là một hàm số liên tục trên đoạn
[𝑎, 𝑏], và ∀𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏], 𝑔 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏]. Thì tồn tại ít nhất một điểm cố
định 𝛼 trong đoạn [𝑎, 𝑏].
› Định lý về tính duy nhất: Cho 𝑔(𝑥) là một hàm số liên tục trên đoạn
[𝑎, 𝑏], và ∀x ∈ [𝑎, 𝑏], 𝑔 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏]. Nếu 𝑔(𝑥) khả vi trên khoảng (𝑎, 𝑏)
và tồn tại số 𝑘(0 < 𝑘 < 1) sao cho ∀𝑥 ∈ (𝑎, 𝑏), g’ 𝑥 ≤ k thì đoạn
[𝑎, 𝑏] có đúng một điểm cố định.
Chứng minh định lý về sự tồn tại
› Định lý về sự tồn tại: Nếu 𝑔(𝑥) là một hàm số liên tục trên đoạn
[𝑎, 𝑏], và ∀𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏], 𝑔 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏]. Thì tồn tại ít nhất một điểm cố
định 𝛼 trong đoạn [𝑎, 𝑏].
› Chứng minh:
– Xét trường hợp, nếu 𝑔(𝑎) = 𝑎 và/hoặc 𝑔(𝑏) = 𝑏, định lý đúng.
– Xét trường hợp: nếu 𝑔 𝑎 ≠ a và 𝑔 𝑏 ≠ b, khi đó 𝑔 𝑎 ∈ (𝑎, 𝑏] và 𝑔 𝑏 ∈ [𝑎, 𝑏)
› Vậy 𝑎 − 𝑔(𝑎) < 0 và 𝑏 − 𝑔(𝑏) > 0
› Xét hàm số 𝑓(𝑥) = 𝑥 − 𝑔(𝑥) liên tục trên đoạn [𝑎, 𝑏]. (?)
› Do 𝑓(𝑥) liên tục trên đoạn [𝑎, 𝑏] nên với giá trị 0 ∈ (𝑓(𝑎), 𝑓(𝑏)), tồn tại một giá trị 𝛼 sao
cho 𝑓 𝛼 = 0 hay 𝛼 − 𝑔 𝛼 = 0 ⇔ 𝛼 = 𝑔(𝛼).
› Vậy định lý đúng cho trường hợp này.
– Vậy ta có đ.p.c.m.
Chứng minh định lý về tính duy nhất
› Định lý về tính duy nhất: Cho 𝑔(𝑥) là một hàm số liên tục
trên đoạn [𝑎, 𝑏], và ∀x ∈ [𝑎, 𝑏], 𝑔 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏]. Nếu 𝑔(𝑥) khả
vi trên khoảng (𝑎, 𝑏) và tồn tại số 𝑘(0 < 𝑘 < 1) sao cho
∀𝑥 ∈ (𝑎, 𝑏), 𝑔’ 𝑥 ≤ k thì đoạn [𝑎, 𝑏] có đúng một điểm cố
định.
› Chứng minh:
– Định lý về sự tồn tại đã cho ta thấy có ít nhất một điểm cố định
trong đoạn [𝑎, 𝑏]. Ta giả sử trong đoạn [𝑎, 𝑏] có hai điểm cố định
phân biệt là 𝛼 và 𝛽.
– Do 0 < 𝑘 < 1 và 𝑔’ 𝑥 ≤ 𝑘 nên 𝑔’ 𝑥 ≤ 𝑘 < 1
Chứng minh định lý về tính duy nhất (tiếp)
› Theo định lý về giá trị trung bình, tồn tại một điểm 𝛾 thuộc khoảng (𝛼, 𝛽) thoả mãn:
𝑔 𝛼 −𝑔 𝛽
𝑔′𝛾 =
𝛼−𝛽
⇔ 𝑔′ 𝛾 𝛼 − 𝛽 = 𝑔 𝛼 − 𝑔(𝛽)

› Do 𝛼 và 𝛽 là điểm cố định nên 𝛼 = 𝑔(𝛼) và 𝛽 = 𝑔(𝛽), suy ra:


𝑔′ 𝛾 𝛼 − 𝛽 = 𝛼 − 𝛽
𝑔′ 𝛾 𝛼 − 𝛽 = 𝛼 − 𝛽

› Dấu bằng chỉ xảy ra khi 𝛼 = 𝛽: trái với giả thiết ban đầu là 𝛼 và 𝛽 là hai điểm phân
biệt.(?)
› Vậy chỉ có duy nhất một điểm cố định trong đoạn [𝑎, 𝑏] (đ.p.c.m)
Sự hội tụ của phương pháp lặp
› Định lý về sự hội tụ:
Cho hàm số g(x) và đạo hàm g’(x) liên tục trên đoạn [a,b].
Cho phương trình điểm cố định 𝑥𝑛+1 = 𝑔 𝑥𝑛 . {𝑥𝑛 } là một
dãy số xác định bằng công thức {𝑥0 , 𝑥𝑛+1 = 𝑔 𝑥𝑛 }. Giả sử
rằng nếu 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏] thì 𝑔 𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏]. Cũng giả sử rằng nếu
∀𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏], 𝑔’ 𝑥 ≤ 𝜆 < 1. Khi đó ta có:
1. Phương trình 𝑥 = 𝑔(𝑥) có đúng một nghiệm 𝛼 thuộc đoạn [𝑎, 𝑏].
2. Với một giá trị ban đầu 𝑥0 ∈ [𝑎, 𝑏], giới hạn lim 𝑥𝑛 = 𝛼.
𝑛→∞
𝜆𝑛
3. Với 𝑛 ≥ 0, ta có 𝛼 − 𝑥𝑛 = |𝑥 − 𝑥0 |
1−𝜆 1
Chứng minh
› Chứng minh phần 1 của định lý: Phương trình 𝑥 = 𝑔(𝑥) có
đúng một nghiệm 𝛼 thuộc đoạn [𝑎, 𝑏].
› Để chứng minh phần 1 của định lý thì ta có thể dựa trên 2
định lý về sự tồn tại và tính duy nhất của điểm cố định.
› Các em hãy về nhà chứng minh phần 1.
Chứng minh (tiếp)
› Chứng minh phần 2 của định lý:

Với một giá trị ban đầu 𝑥0 ∈ [𝑎, 𝑏], giới hạn lim 𝑥𝑛 = 𝛼.
𝑛→∞
– Gọi 𝛼 là nghiệm của phương trình 𝑥 = 𝑔(𝑥), ta có 𝛼 = 𝑔(𝛼). Ngoài ra ta cũng
có 𝑥𝑛+1 = 𝑔 𝑥𝑛 , suy ra:
𝛼 − 𝑥𝑛+1 = 𝑔 𝛼 − 𝑔(𝑥𝑛 )
– Áp dụng định lý giá trị trung bình cho khoảng 𝛼, 𝑥𝑛 : tồn tại một số 𝛾 thoả mãn:
𝑔 𝛼 − 𝑔 𝑥𝑛
= 𝑔′ 𝛾 ⇔ 𝛼 − 𝑥𝑛+1 = 𝑔′ 𝛾 𝛼 − 𝑥𝑛
𝛼 − 𝑥𝑛
⇒ 𝛼 − 𝑥𝑛+1 = 𝑔′(𝛾) 𝛼 − x𝑛

› Do ∀𝑥 ∈ [𝑎, 𝑏], 𝑔’ 𝑥 ≤ 𝜆 < 1, ta có: 𝛼 − 𝑥𝑛+1 ≤ 𝜆 𝛼 − x𝑛


Chứng minh (tiếp)
› Nếu áp dụng định lý giá trị trung bình cho khoảng (𝛼, 𝑥𝑛−1 )
thì ta có: 𝛼 − 𝑥𝑛 ≤ 𝜆 𝛼 − x𝑛−1
› Cứ tiếp tục áp dụng định lý giá trị trung bình cho tới
khoảng (𝛼, 𝑥0 ), ta có: 𝛼 − 𝑥1 ≤ 𝜆 𝛼 − x0 (?)
› Nếu nhân các bất đẳng thức này vế theo vế, ta có:
𝛼 − 𝑥𝑛 ≤ 𝜆𝑛 𝛼 − 𝑥0
› Do 𝜆 < 1 nên khi 𝑛 → ∞, thì 𝜆𝑛 → 0 suy ra 𝜆𝑛 𝛼 − 𝑥0 → 0.
Do đó vế trái 𝑥𝑛 → 𝛼. Vậy:
lim 𝑥𝑛 = 𝛼
𝑛→∞
Bài tập về nhà
› Sử dụng Python giải các bài toán tìm nghiệm gần đúng
› Làm bài tập chương 2 trong giáo trình phương pháp tính:
– Câu 2 (Phương pháp lặp)
– Câu 3 (Phương pháp chia đôi)
Nhắc nhở
› Từ các buổi học sau nếu học trên lớp, em nào có máy tính
xách tay thì mang theo để thực hành lập trình trên Python.

You might also like