You are on page 1of 179

CAO HUY LINH (CHỦ BIÊN), VĂN ĐỨC TRUNG

ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ

Huế, tháng, năm 2020


Giáo trình này được viết bởi Cao Huy Linh và Văn

Đức Trung, giảng viên Khoa Toán, Trường ĐHSP

- Đại học Huế. Giáo trình này được dùng để giảng

dạy và học tập học phần đại số đại cương 1 mã số:

TOAN4423 (theo mã học phần) .


CÁC KÝ HIỆU THÔNG DỤNG

Ký hiệu Nghĩa ký hiệu

N Tập hợp các số tự nhiên


Z Tập hợp các số nguyên
Q Tập hợp các số hữu tỷ
R Tập hợp các số thực
C Tập hợp các số phức
≡ (mod n) Đồng dư theo môđulô n
Zn Tập hợp các số nguyên môđulô n
Z∗n Tập hợp các số nguyên môđulô n khác không
Z[i] Vành các số nguyên Gauss
H≤G H là nhóm con của G
XX Tập hợp các ánh xạ từ X vào X
RX Tập hợp các hàm số có cùng tập xác định là X
Z(G) Tâm của nhóm G
Z(R) Tâm của vành R
|G| Cấp của nhóm G
[G : H] Chỉ số của nhóm con H trong nhóm G
 Nhóm con chuẩn tắc
GLn (K) Nhóm tuyến tính tổng quát trên trường K
SL(n, F ) Nhóm các ma trận vuông cấp n trên trường F với định thức bằng 1
[G, G] Nhóm sinh bởi các giao hoán tử của G
Aut(G) Nhóm các tự đẳng cấu nhóm của G
⊕ Tổng trực tiếp
Sn Nhóm đối xứng bậc n
sign(α) Dấu của phép thế α
(i1 i2 · · · ik ) Vòng xích độ dài k
(i1 i2 ) Phép chuyển trí
hXi Nhóm con sinh bởi bộ phận X
(Xi Iđêan trái sinh bởi bộ phận X

ii
hX) Iđêan phải sinh bởi bộ phận X
(X) Iđêan hai phía sinh bởi bộ phận X
[X] Vành con sinh bởi bộ phận X
G/H Nhóm thương của nhóm G trên nhóm con chuẩn tắc H
R/I Vành thương của vành R trên iđêan hai phía I
Im f Ảnh của đồng cấu nhóm (vành) f
Ker f Hạt nhân của đồng cấu nhóm (vành) f
Coim h Đối ảnh của đồng cấu môđun (đại số) h
Coker h Đối hạt nhân của đồng cấu môđun (đại số) h
An Nhóm thay phiên cấp n
Hom(G, H) Tập các đồng cấu nhóm từ G vào H
End(G) Tập các tự đồng cấu nhóm của G
a|b a là ước của b hay a chia hết b
.
a..b a chia hết cho b hay a là bội số của b
0R Phần tử trung hòa của R
1R Phần tử đơn vị của R
U (R) Tập hợp các phần tử khả nghịch của vành R
K[x] Tập hợp các đa thức một biến với hệ tử trên vành giao hoán K
K[x1 , ..., xn ] Tập hợp các đa thức n biến với hệ tử trên vành giao hoán K

iii
LỜI NÓI ĐẦU

........

Huế, ngày tháng năm 20


Cao Huy Linh

iv
MỤC LỤC

CÁC KÝ HIỆU THÔNG DỤNG ii

LỜI NÓI ĐẦU iv

0 Chương 0: Kiến thức chuẩn bị 1


1 Quan hệ hai ngôi: Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . 1
2 Quan hệ tương đương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
3 Quan hệ thứ tự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

1 Chương 1: Nhóm 11
1 Phép toán hai ngôi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2 Nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
3 Phép thế và nhóm đối xứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
4 Nhóm con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
5 Nhóm cyclic . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
6 Định lý Lagrange, nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương . . . . . 47
7 Đồng cấu nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
8 Tích các nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65

2 Chương 2: Vành 71
1 Vành và trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
2 Vành con, iđêan, vành thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
3 Đồng cấu vành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
4 Vành đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
5 Đặc số của vành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108

v
6 Trường các thương của miền nguyên . . . . . . . . . . . . . . . 111
7 Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide . . . . . . . . . . . . 115

Hướng dẫn giải bài tập Chương 1 130

Hướng dẫn giải bài tập Chương 2 144


Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 169
Chỉ mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 170

vi
Chương 0

Kiến thức chuẩn bị

§1 QUAN HỆ HAI NGÔI: ĐỊNH NGHĨA VÀ VÍ DỤ

Trong cuộc sống thường ngày ta thường gặp các "quan hệ" giữa hai đối
tượng nào đó; chẳng hạn,
- "Đức thích Hạnh";
- "x lớn hơn y";
- "A và B cao bằng nhau";
- "x2 + y 2 = 4".
Một cách chính xác, ta có định nghĩa sau đây.

Định nghĩa 1.1. Cho X, Y là các tập khác rỗng. Một quan hệ hai ngôi từ
X vào Y là một tập con R của tập X × Y ; tức là R ⊂ X × Y .
Một quan hệ hai ngôi R từ X vào chính nó được gọi là quan hệ hai ngôi
trên X; tức là R ⊂ X × X. Để đơn giản ta viết (X, R) có nghĩa là R là một
quan hệ hai ngôi trên tập X.

Giả sử R là một quan hệ hai ngôi từ X đến Y và (x, y) ∈ X × Y . Nếu


(x, y) ∈ R thì ta nói x có quan hệ với y bởi R và được viết xRy. Nếu (x, y) ∈
/ R,
ta viết xR̄y.

Định nghĩa 1.2. (i) Giả sử R là một quan hệ hai ngôi từ X đến Y và S là
một quan hệ hai ngôi từ Y đến Z. Quan hệ hai ngôi R ◦ S từ X đến Z được

1
2 Chương 0. Chương 0: Kiến thức chuẩn bị

định nghĩa bởi

R ◦ S = {(x, z) ∈ X × Z | ∃y ∈ Y sao cho xRy and ySz}.

Ký hiệu R2 = R ◦ R.
(ii) Giả sử R là một quan hệ hai ngôi từ X đến Y . Quan hệ nghịch đảo
của R là một quan hệ hai ngôi R−1 ⊂ Y × X được định nghĩa bởi

yR−1 x ⇐⇒ xRy.

Ví dụ 1.3. Giả sử X = {Đức, Tri, Dũng} và Y = {Mai, Lan, Cúc, Huệ}.


Với x ∈ X, y ∈ Y , xRy nếu x thích y. Khi đó, R là một quan hệ hai ngôi từ
X đến Y . Trong ví dụ này, nếu

R = {(Đức, Lan), (Đức, Cúc), (Tri, Mai), (Dũng, Lan), (Dũng, Cúc)},

thì "Đức thích Lan và Cúc, Tri thích Mai, Dũng thích Lan và Cúc".

Ví dụ 1.4. (1) Giả sử X = {1, 2, 3, 4, 5}. Ta định nghĩa một quan hệ hai ngôi
R trên X như sau: xRy nếu x − y chia hết cho 3. Khi đó,

R = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (1, 4), (4, 1), (2, 5), (5, 2)}.

(2) Một cách tổng quát, cho m là một số nguyên dương và định nghĩa xRy
.
nếu (x − y)..m với mọi x, y ∈ Z; nghĩa là x ≡ y mod m với mọi x, y ∈ Z. Khi
đó (Z, R) là một quan hệ hai ngôi trên trên Z và được gọi là quan hệ đồng dư
modulo m .

Ví dụ 1.5. (1) (N, ≤), (Z, ≤), (Q, ≤), (R, ≤) là các quan hệ hai ngôi.
(2) (N, <), (Z, <), (Q, <), (R, <) là các quan hệ hai ngôi.
(3) (N, =), (Z, =), (Q, =), (R, =) là các quan hệ hai ngôi.
(4) (N, ≥), (Z, ≥), (Q, ≥), (R, ≥) là các quan hệ nghịch đảo của quan hệ ≤.

Ví dụ 1.6. Giả sử P(X) là ký hiệu tập hợp các tập con của X. Khi đó,
(P(X), ⊂) là một quan hệ hai ngôi trên P(X). Quan hệ nghịch đảo của ⊂ là
(P(X), ⊃).

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 1. Quan hệ hai ngôi: Định nghĩa và ví dụ 3

Ví dụ 1.7. Giả sử a và b là các số nguyên. Ta nói rằng a chia hết b, ký hiệu


là a | b, nếu tồn tại số nguyên m sao cho b = am . Khi đó (Z, |) là một quan
hệ hai ngôi trên Z. Chú ý rằng khi nói a chia hết b ta còn có thể nói:
• b chia hết cho a;

• a là một nhân tử của b;

• a là một ước số của b;

• b là một bội số a.
Ví dụ 1.8. Giả sử E là một K-không gian vectơ và F là một không gian con
của E. Với mọi x, y ∈ E, ta định nghĩa x ∼ y nếu x − y ∈ F . Khi đó, (E, ∼)
là một quan hệ hai ngôi trên E.
Ví dụ 1.9. Giả sử f : X −→ Y là một ánh xạ.
(1) Ta định nghĩa G := {(x, y) ∈ X × Y | y = f (x)} ⊂ X × Y. Tập G được
gọi là đồ thị của f . Khi đó, G là một quan hệ hai ngôi từ X đến Y , ở đây xGy
nghĩa là y = f (x).
(2) Định nghĩa x ∼ x0 nếu f (x) = f (x0 ). Khi đó, ∼ là một quan hệ hai ngôi
trên X.
Định nghĩa 1.10. Một quan hệ hai ngôi R trên tập X được gọi là có tính
chất
(i) phản xạ nếu ∀x ∈ X : xRx;
(ii) đối xứng nếu ∀x, y ∈ X : xRy ⇒ yRx;
(iii) phản xứng nếu ∀x, y ∈ X : [xRy ∧ yRx] ⇒ x = y;
(iv) bắt cầu nếu ∀x, y, z ∈ X : [xRy ∧ yRz] ⇒ xRz;
(v) đầy đủ nếu ∀x, y ∈ X : xRy ∨ yRx.
Ví dụ 1.11. Giả sử X là tập hợp các sinh viên ở trong một ký túc xá H.
Lúc đó, xét các quan hệ hai ngôi trên X sau đây:
(1) xN y nếu x ở cạnh phòng với y (hai phòng của x và y liền kề nhau).
Khi đó N là một quan hệ hai ngôi có tính chất đối xứng nhưng nói chung N
là không bắt cầu;
(2) xRy nếu x ở cùng phòng với y. Khi đó R là quan hệ hai ngôi có tính
chất phản xạ, đối xứng và bắt cầu.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


4 Chương 0. Chương 0: Kiến thức chuẩn bị

.
Ví dụ 1.12. Giả sử (Z, R) là quan hệ hai ngôi với xRy nếu (x − y)..m với mọi
x, y ∈ Z. Khi đó R có tính chất phản xạ, đối xứng và bắt cầu.

Ví dụ 1.13. Giả sử (R, ≤) là quan hệ hai ngôi như trong Ví dụ 1.5. Khi đó
≤ có tính chất phản xạ, phản xứng và bắt cầu.

§2 QUAN HỆ TƯƠNG ĐƯƠNG

Định nghĩa 2.1. Một quan hệ hai ngôi R trên một tập khác rỗng X được gọi
là một quan hệ tương đương nếu R có tính chất phản xạ, đối xứng và bắt cầu.

Ví dụ 2.2.
.
(1) Xét quan hệ hai ngôi, trong Ví dụ 1.12, (Z, R) với xRy nếu (x − y)..m.
Ta đã biết R thỏa mãn 3 tính chất phản xạ, đối xứng và bắt cầu. Do đó R là
một quan hệ tương đương trên Z.
(2) Giả sử f : X → Y là một ánh xạ. Với x, y ∈ X, ta định nghĩa x ∼ y
nếu f (x) = f (y). Dễ dàng kiểm chứng (X, ∼) là một quan hệ tương đương.
(3) Giả sử E là một K-không gian vectơ và F một không gian con của E.
Với x, y ∈ E, ta định nghĩa x ∼ y nếu x − y ∈ F . Rõ ràng (E, ∼) là một quan
hệ tương đương.
(4) Với x = (a, b), y = (c, d) ∈ Z × Z∗ , ta định nghĩa x ∼ y nếu ad = bc. Ta
có thể kiểm chứng rằng ∼ là một quan hệ tương đương trên Z × Z∗ .

Định nghĩa 2.3. Giả sử R là một quan hệ tương đương trên X và a ∈ X.


Khi đó,
ā = {x ∈ X | aRx} ⊂ X

được gọi là lớp tương đương của a.

Một lớp tương đương ā của a là một tập con của X gồm những phần tử
có quan hệ R với a. Chẳng hạn, xét quan hệ tương đương R trong Ví dụ 2.2
.
(1), xRy nếu (x − y)..m. Theo định nghĩa ta có

.
ā = {b ∈ Z | (a − b)..m} ⊂ Z.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Quan hệ tương đương 5

Một cách cụ thể,

0̄ = {km | k ∈ Z};
1̄ = {km + 1 | k ∈ Z};
···
m − 1 = {km + m − 1 | k ∈ Z}.

Quan sát các lớp tương đương này, ta nhận thấy rằng có m lớp tương đương
rời nhau (tức là giao nhau bằng rỗng) và Z là hợp của các lớp tương đương
này. Một cách tổng quát, ta có mệnh đề sau đây.

Mệnh đề 2.4. Giả sử R là một quan hệ tương đương trên X và a, b ∈ X. Khi


đó,
(i) nếu b ∈ ā thì ā = b̄;
(ii) nếu ā ∩ b̄ 6= ∅ thì ā = b̄;
S
(iii) X = x∈X x̄.

Chứng minh. (i) Với x ∈ ā, ta có xRa. Từ b ∈ ā, ta cũng có aRb. Theo giả
thiết, R là một quan hệ tương đương trên X nên xRb. Dẫn đến x ∈ b̄. Suy ra
ā ⊂ b̄. Tương tự ta cũng chứng minh được b̄ ⊂ ā. Vì vậy ā = b̄.
(ii) Giả sử ā ∩ b̄ 6= ∅, tồn tại x ∈ ā ∩ b̄. Theo (i), ā = x̄ và b̄ = x̄. Điều này
suy ra ā = b̄.
(iii) Hiển nhiên.

Từ Mệnh đề 2.4, nếu R là một quan hệ tương đương trên X thì X được
phân hoạch thành các lớp tương đương rời nhau. Điều này dẫn đến khái niệm
sau đây.

Định nghĩa 2.5. Giả sử R là một quan hệ tương đương trên X. Tập hợp các
lớp tương đương trên X được gọi là tập thương của X ứng với R, được ký
hiệu X/R.
.
Ví dụ 2.6. (1) Xét quan hệ tương đương R trên Z với xRy nếu (x − y)..2 với
mọi x, y ∈ Z. Khi đó
.
0̄ = {x ∈ Z | x..2} = 2Z = 2̄ = 4̄ = · · · ;

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


6 Chương 0. Chương 0: Kiến thức chuẩn bị

.
1̄ = {x ∈ Z | (x − 1)..2} = 3̄ = 5̄ = · · · .

Như vậy, chỉ có 2 lớp tương đương phân biệt và rời nhau. Vậy

X/R = {0̄, 1̄}.

(2) Một cách tổng quát, nếu R là một quan hệ tương đương trên Z với xRy
.
nếu (x − y)..m. Khi đó
ā = {a + λm | λ ∈ Z}.

Tập thương của X ứng với R là

X/R = {0̄, 1̄, 2̄, ..., m − 1}.

Trong trường hợp này, X/R được ký hiệu là Zm và được gọi là tập các số
nguyên modulo m. Chẳng hạn,

Z2 = {0̄, 1̄}; Z3 = {0̄, 1̄, 2̄}; Z6 = {0̄, 1̄, 2̄, 3̄, 4̄, 5̄};

Zm = {0̄, 1̄, 2̄, ..., m − 1}.

§3 QUAN HỆ THỨ TỰ

Định nghĩa 3.1. Một quan hệ hai ngôi R trên tập hợp X được gọi là quan
hệ thứ tự nếu R thỏa mãn các tính chất: phản xạ, phản xứng và bắt cầu.

Ví dụ 3.2.
(1) (N, ≤), (Z, ≤), (Q, ≤), (R, ≤) là các quan hệ thứ tự.
(2) Giả sử X là một tập hợp bất kỳ. Lúc đó (P(X), ⊂) là một quan hệ thứ
tự trên P(X). Quan hệ thứ tự này được goi là quan hệ thứ tự bao hàm.
(3) Giả sử X ⊂ N∗ . Khi đó (X, | ) là một quan hệ thứ tự trên X. Quan
hệ thứ tự này được gọi là quan hệ thứ tự chia hết.

Định nghĩa 3.3. Gỉả sử (X, ≤) là một quan hệ thứ tự và A ⊂ X.


(i) Một phần tử a ∈ A được gọi là phần tử lớn nhất của A nếu ∀x ∈ A :
x ≤ a, ký hiệu max(A) = a.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Quan hệ thứ tự 7

(ii) Một phần tử a ∈ A được gọi là phần tử nhỏ nhất của A nếu ∀x ∈ A :
a ≤ x, ký hiệu min(A) = a.
(iii) Một phần tử a ∈ X được gọi là một chặn trên (cận trên) của A nếu
∀x ∈ A : x ≤ a. Nếu tồn tại chặn trên của tập A thì ta nói tập A bị chặn trên.
(iv) Một phần tử a ∈ X được gọi là một chặn dưới (cận dưới) của A nếu
∀x ∈ A : a ≤ x. Nếu tồn tại chặn dưới của tập A thì ta nói tập A bị chặn dưới.
Một tập A được gọi là bị chặn nếu nó bị chặn trên và bị chặn dưới.
(v) Chặn trên nhỏ nhất của A được gọi là supremum (cận trên đúng) của
A, ký hiệu Sup(A).
(vi) Chặn dưới lớn nhất của A được gọi là infimum (cận dưới đúng) của
A, ký hiệu Inf(A).
(vii) Một phần tử a ∈ A được gọi là tối đại của A nếu

∀x ∈ A : a ≤ x ⇒ a = x.

(viii) Một phần tử a ∈ A được gọi là tối tiểu của A nếu

∀x ∈ A : x ≤ a ⇒ a = x.

Từ định nghĩa, ta suy ra rằng max(A) = a (min(A) = a) nếu và chỉ nếu


với mọi x ∈ A ta đều có x ≤ a (x ≥ a) và ∃ x0 ∈ A : x0 = a. Trường hợp
(X = R, ≤) là quan hệ thứ tự nhỏ hơn hoặc bằng thông thường và A ⊂ R thì
phần tử lớn nhất (nhỏ nhất) còn được gọi là giả trị lớn nhất (nhỏ nhất) của
A. Phần tử lớn nhất (hay nhỏ nhất) của A nếu tồn tại thì duy nhất. Tương
tự, phần tử supremum (hay infimum) của A nếu tồn tại thì duy nhất.

Ví dụ 3.4. Xét quan hệ thứ tự ≤ trên R.


(1) Nếu A = [1, 2) ⊂ R thì
- phần tử nhỏ nhất của A là 1; tức là min A = 1, phần tử tối tiểu của A là
1;
- không tồn tại phần tử lớn nhất của A, không tồn tại phần tử tối đại của
A;
- các phần tử lớn hơn hoặc bằng 2 đều là các chặn trên của A;
- chặn trên nhỏ nhất của A là 2; do đó Sup(A) = 2;
- các phần tử nhỏ hơn hoặc bằng 1 đều là các chặn dưới của A;

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


8 Chương 0. Chương 0: Kiến thức chuẩn bị

- chặn dưới lớn nhất của A là 1; nên Inf(A) = 1;


(2) Nếu B = [1, 2) ∪ {3} thì
- min A = Inf(A) = 1;
- max A = Sup(A) = 3.
Trong ví dụ này, A, B đều là các tập bị chặn. Chú ý rằng phần tử lớn nhất,
nhỏ nhất của một tập nếu tồn tại phải thuộc tập ấy. Trong khi đó phần tử
supremum hay infimum của một tập không nhất thiết thuộc tập đã cho.

Ví dụ 3.5.
(1) Xét quan hệ thứ tự (N, | ) và A = {1, 2, 3, 4, 5, 6}.
- Phần tử tối tiểu của A bằng phần tử nhỏ nhất của A là 1; tức là min(A) =
Inf(A) = 1;
- có 3 phần tử tối đại của A là 4, 5 và 6;
- không tồn tại phần tử lớn nhất của A;
- các bội số của 60 đều là các chặn trên của A
- Sup(A) = 60.
(2) Xét quan hệ thứ tự chia hết trên N, (N, | ), và B = {1, 2, 3, 4, 6, 12}.
- Phần tử tối tiểu của A bằng phần tử nhỏ nhất của A là 1;
- Phần tử tối đại của A bằng phần tử lớn nhất của A và cũng bằng phần
tử supremum của A là 12; tức là max(A) = Sup(A) = 12;

Ví dụ 3.6. Giả sử X = {a, b, c} và xét quan hệ thứ tự (P(X), ⊂).


(1) Nếu A = P(X) thì
- phần tử tối tiểu của A = min(A) = Inf(A) = ∅;
- phần tử tối đại của A = max(A) = Sup(A) = X.
(2) Nếu B = {{a}, {b}, {c}, {a, b}, {a, c}, {b, c}} thì
- có 3 phần tử tối tiểu của B là {a}, {b}, {c};
- không tồn tại phần tử nhỏ nhất của B;
- Inf(B) = ∅;
- có 3 phần tử tối đại của B, đó là {a, b}, {a, c}, {b, c};
- không tồn tại phần tử lớn nhất của B;
- Sup(B) = X.

Bây giờ ta quan tâm đến một số kiểu quan hệ thứ tự rất đặc biệt.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Quan hệ thứ tự 9

Định nghĩa 3.7. Giả sử (X, ≤) là một quan hệ thứ tự. Khi đó X được gọi là
sắp thứ tự toàn phần bởi ≤ nếu với mọi x, y ∈ X, x ≤ y hoặc y ≤ x.

Nói cách khác, một quan hệ thứ tự (X, ≤) được gọi là sắp thứ tự toàn phần
nếu hai phần tử bất kỳ của X đều so sánh được.

Ví dụ 3.8.
(1) Các quan hệ thứ tự nhỏ hơn hoặc bằng thông thường (N, ≤), (Z, ≤
), (R, ≤) là các tập sắp thứ tự toàn phần.
(2) Cho X là tập có nhiều hơn một phần tử. Lúc đó, (P(X), ⊂) là một
quan hệ thứ tự không toàn phần.
(3) (N∗ , | ) là tập sắp thứ tự không toàn phần (bởi quan hệ chia hết |).

Định nghĩa 3.9. Giả sử (X, ≤) là một quan hệ thứ tự. Khi đó, X được gọi
là tập sắp thứ tự tốt bởi ≤ nếu mọi tập con khác rỗng của X đều có phần tử
nhỏ nhất.

Ví dụ 3.10.
(1) N là tập sắp thứ tự tốt bởi ≤.
(2) Z là tập sắp thứ tự không tốt bởi ≤.

Ta nhận thấy rằng tập sắp thứ tự tốt là sắp thứ tự toàn phần. Thật vậy,
giả sử X là tập sắp thứ tự tốt. Với mọi a, b ∈ X, xét tập con A = {a, b}. Do
A khác rỗng và X sắp thự tốt nên A có phần tử nhỏ nhất. Không mất tính
tổng quát ta giả sử phần tử nhỏ nhất là a. Lúc đó, a ≤ b. Suy ra X là tập sắp
thứ tự toàn phần.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


10 Chương 0. Chương 0: Kiến thức chuẩn bị

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


Chương 1

Nhóm

Cho đến thế kỷ thử XVI, chúng ta đã tìm được công thức nghiệm (biểu
diễn bằng căn thức tương tự như phương trinh bậc 2) cho những phương trình
bậc nhỏ hơn hoặc bằng 4. Từ đó nảy ra bài toán tìm công thức nghiệm cho các
phương trình có bậc lớn hơn 4. Đây là một bài toán mở trong suốt 300 năm.
Đến năm 1800, P. Ruffini đã khẳng định rằng không có một công thức nghiệm
(biểu diễn bằng căn thức) cho phương trình bậc 5 tổng quát. Tuy nhiên, chứng
minh của Ruffini không được thừa nhận do có vài lổ hổng (gap) trong chứng
minh. Năm 1815, A. L. Cauchy là người đầu tiên xây dựng phép nhân của các
phép thế và chứng minh một số tính chất cơ bản mà ngày nay người ta gọi
là nhóm đối xứng; chẳng hạn, Cauchy đã đưa ra khái niệm vòng xích (cycle)
và chứng minh mỗi phép thế được phân tích một cách duy nhất thành tích
của các vòng xích rời nhau. Vào năm 1824, N. Abel (1802-1829) đã đưa ra
chứng minh (chấp nhận được) là không có một công thức nghiệm (biểu diễn
bằng căn thức) cho phương trình bậc 5 bằng cách xây dựng các hoán vị của
nghiệm phương trình bậc 5 và sử dụng hàm hữu tỷ, một khái niệm được đưa
ra bởi J. L. Lagrange vào năm 1770. E. Galois (1811-1832) cũng sử dụng hàm
hữu tỷ nhưng quan trọng hơn là Galois đã nhận thấy rằng chìa khóa để chứng
minh vấn đề này là xét các tập con của Sn đóng kin bởi phép nhân mà trong
giáo trình của chúng ta gọi là các nhóm con. Với mỗi đa thức f (x), Galois
gắn tương ứng với một nhóm mà ngày nay chúng ta gọi là nhóm Galois của
f (x). Galois cũng đưa ra các khái niệm liên quan mà sau này chúng ta gọi là

11
12 Chương 1. Chương 1: Nhóm

nhóm con chuẩn tắc, nhóm thương, nhóm đơn (simple group), nhóm giải được
(solvable group). Điều thú vị là Galois đã chứng minh rằng một đa thức f (x)
có biểu diễn nghiệm bằng căn thức khi và chỉ khi nhóm Galois của f (x) là giải
được. Từ đó, chúng ta thấy rằng mọi phương trình đa thức tổng quát có bậc
lớn hơn hoặc bằng 5 không giải được bằng căn thức. Có thể nói Galois là một
trong những nhà toán học đã đặt nền móng cho đại số hiện đại.

§1 PHÉP TOÁN HAI NGÔI

Trong suốt 12 năm học của chương trình phổ thông, các phép toán cộng,
trừ, nhân, chia trên các tập số như N, Z, Q, R là những khái niệm hết sức quen
thuộc đối với học sinh. Chẳng hạn, phép cộng thông thường trên N của hai số
từ nhiên x, y là một số tự nhiên z mà ta thường viết là z = x + y ∈ N. Nói
một cách khác, có thể xem phép cộng thông thường trên N là một ánh xạ

+: N×N→N
.
(x, y) 7→ x + y.

Một cách tổng quát, ta có định nghĩa sau đây.

Định nghĩa 1.1. Giả sử X là một tập khác rỗng. Phép toán hai ngôi ∗ trên
X là một ánh xạ
∗: X ×X →X
(x, y) 7→ x ∗ y.

Với phép toán hai ngôi ∗ trên X, hai phép toán thông dụng là: phép cộng,
ký hiệu x + y, và phép nhân, ký hiệu x.y hoặc xy.

Ví dụ 1.2.
(1) Phép cộng thông thường trên N (hay trên Z, Q, R, C) là một phép toán
hai ngôi trên N (Z, Q, R, C tương ứng).
(2) Phép nhân thông thường trên N (hay trên Z, Q, R, C) là một phép toán
hai ngôi trên N (Z, Q, R, C tương ứng).
(3) Trên tập Zm các số nguyên modulo m, ta định nghĩa

ā + b̄ = a + b, ā.b̄ = ab với mọi a, b ∈ Z.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 1. Phép toán hai ngôi 13

Lúc đó, (Zm , +), (Zm , .) là các phép toán hai ngôi trên Zm .
(4) Ký hiệu X X là tập hợp các ánh xạ từ X đến X. Với f, g ∈ X X , hợp
thành f ◦ g của hai ánh xạ g và f được định nghĩa như sau:

(f ◦ g)(x) = f (g(x)) với mọi x ∈ X.

Lúc đó, ◦ là một phép toán hai ngôi trên tập X X .


Ký hiệu
S(X) = {f ∈ X X | f là song ánh} ⊂ X X .

Chúng ta biết rằng hợp thành của hai song ánh là một song ánh nên với mọi
f, g ∈ S(X) ta có f ◦ g ∈ S(X). Do đó, (S(X), ◦) là một phép toán hai ngôi
trên S(X). Đặc biệt, nếu |X| = n thì ta viết Sn thay cho S(X). Lúc đó, (Sn , ◦)
là phép toán hai ngôi trên Sn .
(5) Cho X ⊂ R, ký hiệu RX là tập hợp các hàm số f có tập xác định là
X; tức là tập hợp các ánh xạ f : X → R. Với mọi f, g ∈ RX , ta định nghĩa
các phép toán f + g và f.g như sau:

(f + g)(x) = f (x) + g(x) với mọi x ∈ X;

(f.g)(x) = f (x).g(x) với mọi x ∈ X.

Lúc đó, (RX , +), (RX , .) là các phép toán hai ngôi trên RX .
Nếu X = [a, b] và ký hiệu C[a,b] là tập hợp các hàm số liên tục trên [a, b].
Ta biết rằng tổng và tích các hàm số liên tục trên [a, b] lại là các hàm số liên
tục trên [a, b]. Do đó, (C[a,b] , +) và (C[a,b] , .) cũng là các phép toán hai ngôi
trên C[a,b] .
(6) Phép cộng và nhân các ma trận trên tập các ma trân vuông Mn (K)
trên trường K là các phép toán hai ngôi trên Mn (K).

Câu hỏi: (1) Có thể xem phép trừ thông thường trên N (tương ứng trên Z) là
phép toán hai ngôi trên N (tương ứng trên Z) hay không?
(2) Có thể xây dựng được bao nhiêu phép toán hai ngôi trên N?
(3) Cho X là tập hợp có n phần tử. Có thể xây dựng được bao nhiêu phép
toán hai ngôi trên X?

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


14 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Để ý rằng phép toán cộng trên N có một số tính chất đặc biệt như tính
chất kết hợp, giao hoán, giản ước. Một cách tổng quát, ta có định nghĩa sau
đây.

Định nghĩa 1.3. Giả sử ∗ là phép toán hai ngôi trên X.


(1) Phép toán ∗ được gọi là có tính chất kết hợp nếu với mọi phần tử
x, y, z ∈ X ta có (x ∗ y) ∗ z = x ∗ (y ∗ z).
(2) Phép toán ∗ được gọi là có tính chất giao hoán nếu với mọi phần tử
x, y ∈ X ta có x ∗ y = y ∗ x.
(3) Một phần tử x ∈ X được gọi là giản ước được bên trái (tương ứng,
phải) nếu với mọi y, z ∈ X,

x ∗ y = x ∗ z =⇒ y = z (tngng, y ∗ x = z ∗ x =⇒ y = z).

(4) Một phần tử x ∈ X được gọi là giản ước được nếu nó vừa giản ước
được bên trái và vừa giản ước được bên phải.

Phép cộng và phép nhân thông thường trên N (tương ứng trên Z, Q, R, C)
trong Ví dụ 1.2 có tính chất kết hợp và giao hoán. Phép nhân (hợp thành các
ánh xạ) ◦ trên X X có tính chất kết hợp nhưng không giao hoán.
Để ý rằng phần tử 0 là một phần tử "khá đặc biệt" của N (hay Z, Q, R)
đối với phép cộng thông thường; chẳng hạn, a + 0 = 0 + a = a với mọi a ∈ N
(Z, Q, R tương ứng). Phần tử 1 của N (hay Z, Q, R) cũng có tính chất tương
tự đối với phép nhân thông thường; đó là a.1 = 1.a = a với mọi a ∈ N (Z, Q, R
tương ứng). Một cách tổng quát ta có khái niệm sau đây.

Định nghĩa 1.4. Giả sử ∗ là phép toán hai ngôi trên X.


(1) Phần tử e của X được gọi là phần tử đơn vị đối với phép toán ∗ trên
X nếu e ∗ x = x = x ∗ e với mọi x ∈ X.
(2) Giả sử e là phần tử dơn vị đối với phép toán ∗ trên X. Một phần tử x
của X được gọi là khả nghịch đối với phép toán ∗ trên X nếu tồn tại x0 ∈ X
sao cho x0 ∗ x = x ∗ x0 = e. Lúc đó, phần tử x0 được gọi là phần tử nghịch đảo
của x và được ký hiệu là x−1 .

Nhận xét
1. Chúng ta có thể dễ dàng chứng minh phần tử đơn vị nếu có là duy nhất.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 1. Phép toán hai ngôi 15

Nếu (X, ∗) có phần tử đơn vị và x ∈ X khả nghịch thì phần tử nghịch đảo là
duy nhất.
2. Phần tử đơn vị của phép cộng thường được gọi là phần tử trung hòa. Phần
tử đơn vị (trung hòa) của phép nhân (phép cộng) trên X thường được ký hiệu
là 1X (tương ứng là 0X ).
Bây giờ ta định nghĩa một số cấu trúc đại số thông dụng.

Định nghĩa 1.5.


(1) Một tập khác rỗng X cùng với phép toán hai ngôi ∗ được gọi là một
nửa nhóm nếu phép toán ∗ có tính chất kết hợp.
(2) Một nửa nhóm (X, ∗) được gọi là một vị nhóm nếu phép toán ∗ có phần
tử đơn vị e.
(3) Một vị nhóm (X, ∗) được gọi là một nhóm nếu mọi phần tử thuộc X
đều khả nghịch; Một nhóm (X, ∗) được gọi là Abel nếu phép toán ∗ có tính
chất giao hoán.

Ví dụ 1.6.
(1) (N∗ , +) là một nửa nhóm nhưng không là vị nhóm;
(2) (Z, ·) là các vị nhóm nhưng không là nhóm;
(3) (Z, +), (Q, +), (R, +), (C, +) là các nhóm Abel;
(4) (Zm , +) là một nhóm Abel. Tuy nhiên, (Zm , .) là một vị nhóm nhưng
không là nhóm.

Cấu trúc đại số trên (nửa nhóm, vị nhóm, nhóm) chỉ gồm một phép toán
hai ngôi. Tiếp theo, ta định nghĩa các cấu trúc đại số trên tập X gồm hai phép
toán hai ngôi.

Định nghĩa 1.7. Một tập khác rỗng X cùng với hai phép toán hai ngôi, ký
hiệu là + và ·, được gọi là một vành nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau đây:

(1) (X, +) là một nhóm Abel;

(2) (X, ·) là một nửa nhóm;

(3) phép nhân phân phối được bên trái và bên phải đối với phép cộng; tức
là, x(y + z) = xy + xz và (x + y)z = xz + yz với mọi x, y, z ∈ X.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


16 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Phần tử trung hòa của nhóm Abel (X, +) được ký hiệu là 0X . Nếu phép nhân
· trên vành X có tính chất giao hoán (tương ứng, có đơn vị, ký hiệu 1R ) thì ta
nói X là vành giao hoán (tương ứng, có đơn vị).
(2) Một vành X có đơn vị 1X 6= 0X được gọi là một thể nếu mọi phần tử
khác 0X của X đều khả nghịch.
(3) Một thể giao hoán X được gọi là một trường. Nói một cách khác, một
vành giao hoán khác khác không có đơn vị được gọi là một trường nếu mọi
phân tử khác 0X đều khả nghịch.

Ví dụ 1.8. Giả sử + và · là phép cộng và nhân thông thường trên các tập số
N, N0 , Z, Q, R, C. Khi đó,
(1) (Z, +, ·) là vành giao hoán có đơn vị;
(2) (Q, +, ·), (R, +, ·) và (C, +, ·) là các trường;
(3) (Zm , +, .) là một vành giao hoán có đơn vị.

Giả sử (X, ·) là một nửa nhóm. Với số tự nhiên n > 0 và x1 , ..., xn là các
phần tử của X, ta định nghĩa
n
Y
xi = x1 · · · xn = (x1 · · · xn−1 ) · xn .
i=1

Từ đây ta có khái niệm lũy thừa với số mũ nguyên dương của phần tử x trong
một nửa nhóm X:
xn = x.x...x
| {z } .
Như vậy, trên một nửa nhóm nhân ta có thể xây dựng định nghĩa lũy thừa với
số mũ nguyên dương.
Câu hỏi: Có thể xây dựng được lũy thừa với số mũ nguyên trên một nửa nhóm
nhân hay không?
Tương tự, nếu (X, +) là một nửa nhóm cộng, x ∈ X và n ∈ N∗ thì ta định
nghĩa:
nx = x1 + · · · + xn với x1 = · · · = xn = x ∈ X.
Hay nói một cách khác, trên một nửa nhóm cộng (X, +) ta có thể định nghĩa
phép nhân của một số nguyên dương với một phần tử của X như sau:

nx = x + x + · · · + x (n lần).

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 1. Phép toán hai ngôi 17

Xét bài toán ở cấp tiểu học: Có bao nhiêu con gà trong 3 chiếc lồng, biết rằng
mỗi lồng đều có 8 con (gà)?. Rõ ràng số gà (nói đầy đủ là số con gà) có trong
3 chiếc lồng là

8(gà) + 8(gà) + 8(gà) = 3.8(gà) = 24(gà).

Câu hỏi: Có nhận xét gì về cách giải của một học sinh tiểu học như sau:
Số gà có trong 3 chiếc lồng là

8(gà).3 = 24(gà)?

BÀI TẬP

1.1. Cho X là một tập hữu hạn gồm n phần tử. Hỏi có bao nhiêu phép toán
hai ngôi trên X.

1.2. a) Tìm một ví dụ về một phép toán hai ngôi không có tính chất kết
hợp.

b) Tìm một ví dụ về một phép toán hai ngôi không có tính chất kết hợp và
không có tính chất giao hoán.

1.3. Cho (X, ∗) là một vị nhóm và x ∈ X. Chứng minh rằng

a) phần tử đơn vị của vị nhóm X có tính duy nhất;

b) nếu phần tử x khả nghịch thì phần tử nghịch đảo của x có tính duy nhất.

1.4. Chỉ ra phần tử trung hòa và phần tử đối (phần tử khả nghịch đối với
phép cộng) của x ∈ Z đối với phép cộng thông thường trên Z.

1.5. Tìm tất cả các phần tử khả nghịch đối với phép nhân thông thường của
các vi nhóm N, Z, Q, R, C.

1.6. Tìm tất cả các phần tử khả nghịch đối với phép nhân của các vị nhóm
Z7 and Z12 .

1.7. Cho E là một K-không gian vectơ.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


18 Chương 1. Chương 1: Nhóm

a) E cùng phép toán cộng vectơ có phải là phép toán hai ngôi không? Cho
biết cấu trúc đại số của E đối với phép toán cộng vectơ.

b) E cùng phép toán nhân của một phần tử λ ∈ K và một vectơ của E
vectơ có phải là phép toán hai ngôi không?

1.8. Ký hiệu P(X) là tập hợp các tập con của X. Ký hiệu ∪, ∩ lần lượt là
hợp và giao của các tập hợp.

a) Chứng minh rằng (P(X), ∪) và (P(X), ∩) là các vị nhóm.

b) Tìm tát cả các phần tử khả nghịch của các vị nhóm (P(X), ∪) và
(P(X), ∩).

c) Cho biết (P(X), ∪) và (P(X), ∩) có phải là các nhóm không?

1.9. Ký hiệu X X là tập hợp các ánh xạ từ X vào X và phép nhân · trên X X
là hợp thành các ánh xạ của X X . Giả sử f ∈ X X . Chứng minh rằng

a) f là đơn ánh khi và chỉ khi f thỏa mãn luật giản ước trái (f giản ước
được bên trái);

b) f là toàn ánh khi và chỉ khi f thỏa mãn luật giản ước phải (f giản ước
được bên phải);

c) f là song ánh khi và chỉ khi f thỏa mãn luật giản ước (f giản ước được
bên trái và bên phải).

1.10. Giả sử ∗ là phép toán hai ngôi trên X sao cho x∗y = y với mọi x, y ∈ X.
Một phần tử e của X được gọi đơn vị trái (hoặc đơn vị phải) nếu e ∗ x = x
(tương ứng x ∗ e = x) với mọi x ∈ X. Chứng minh rằng

a) (X, ∗) là một nửa nhóm và có đơn vị trái.

b) Nếu X có ít nhất hai phần tử, thì X không nhất thiết có đơn vị phải.

1.11. Giả sử ∗ là phép toán hai ngôi trên X và

S = {x ∈ X | x ∗ (y ∗ z) = (x ∗ y) ∗ z, ∀y, z ∈ X}.

Chứng minh rằng

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Nhóm 19

a) Với mọi x1 , x2 ∈ S, x1 ∗ x2 ∈ S.

b) (S, ∗) là một nửa nhóm.

§2 NHÓM

Nhóm là một trong những cấu trúc đại số cơ bản. Trước hết ta nhắc lại
định nghĩa nhóm.

Định nghĩa 2.1. Một vị nhóm (G, ·) được gọi là nhóm nếu mọi phần tử của
G đều khả nghịch. Nói một cách khác, một tập G cùng với phép toán hai ngôi
· được gọi là nhóm nếu nó thỏa mãn 3 điều kiện sau đây:

(1) phép toán · có tính chất kết hợp trên G;

(2) tồn tại phần tử đơn vị đối với phép nhân;

(3) mọi phần tử của G đều khả nghịch.

Phần tử đơn vị của nhóm G có tính duy nhất và thường được ký hiệu là
1G . Nếu (G, +) là nhóm cộng thì phần tử đơn vị thường được gọi là phần tử
trung hòa, được ký hiệu là 0G , và phần tử nghịch đảo của a còn được gọi là
phần tử đối, ký hiệu là −a. Nếu G là nhóm hữu hạn (số phần tử của G là hữu
hạn) thì số phần tử của G, ký hiệu |G| hay ord(G), được gọi là cấp của nhóm
G. Một nhóm G có số phần tử là vô hạn thì G được gọi là nhóm vô hạn; lúc
đó, ta nói cấp của G là vô hạn, ký hiệu |G| = ∞.

Ví dụ 2.2.

(1) Z cùng với phép cộng thông thường là một nhóm Abel vô hạn. Tuy nhiên,
Z cùng phép nhân thông thường không phải là một nhóm. Tương tự, các
tập Q, R, C cùng với phép cộng thông thường là các nhóm Abel vô hạn.

(2) Nếu Q∗ = Q\{0}, R∗ = R\{0}, C∗ = C\{0}, thì Q∗ , R∗ and C∗ cùng với


phép nhân thông thường là các nhóm Abel vô hạn. Nếu ký hiệu Q+ , R+
lần lượt là tập hợp các số hữu tỷ dương và số thực dương thì Q+ và R+
cùng với phép nhân thông thường là các nhóm Abel vô hạn.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


20 Chương 1. Chương 1: Nhóm

(3) Trên tập Zm các số nguyên modulo m, ta định nghĩa phép cộng x̄ + ȳ =
x + y. Lúc đó (Zm , +) là một nhóm Abel cấp m.

Câu hỏi: Trên tập Zm ta định nghĩa phép nhân: x̄.ȳ = xy. Hỏi Zm cùng với
phép nhân được định nghĩa như trên có phải là một nhóm hay không?

Ví dụ 2.3.

(1) Giả sử E là không gian vectơ trên trường K và GL(E) là tập hợp các
tự đẳng cấu tuyến tính của E. Ta định nghĩa phép nhân (·) trên GL(E)
là phép toán hợp thành của các tự đẳng cấu. Lúc đó (GL(E), ·) là một
nhóm.

(2) Tập hợp Mn (K) các ma trận vuông trên K cùng với phép cộng ma trận
thông thường là một nhóm Abel. Trong khi đó Mn (K) cùng với phép
nhân hai ma trận thông thường không là một nhóm, bởi vì không phải
bất kỳ ma trận nào thuộc Mn (K) cũng khả nghịch. Ký hiệu GLn (K)
là tập hợp các ma trân vuông cấp n khả nghịch trên trường K. Lúc đó
GLn (K) cùng vợp phép nhân các ma trận trên GLn (K) là một nhóm và
được gọi là nhóm tuyến tính tổng quát.

Ví dụ 2.4. Giả sử X là một tập khác rỗng. Trong Xoắn 1, ta đã biết rằng
tập hợp các ánh xạ từ X vào chính nó, ký hiệu X X , cùng với phép toán hợp
thành là một vị nhóm nhưng không là nhóm trong trường hợp tổng quát. Bây
giờ ta ký hiệu SX là tập hợp các song ánh từ X vào chính nó và định nghĩa
phép nhân (·) là phép toán hợp thành các ánh xạ. Lúc đó (SX , .) là một nhóm
không Abel (nói chung). Đặc biệt, nếu X = {1, 2, ..., n} là tập n phần tử thì
ta viết Sn thay cho SX và nhóm Sn còn được gọi là nhóm các phép thế hay
nhóm đối xúng. Chẳng hạn, nhóm đối xứng S3 là một nhóm không Abel cấp
6. Một cách tổng quát, nhóm đối xứng Sn có cấp là n!.

Ví dụ 2.5. (Nhóm Klein cấp 4) Giả sử V4 = {1, a, b, c} là tập hợp gồm 4 phần
tử. Ta định nghĩa phép nhân trên V như sau:

1.1 = 1, 1.a = a, 1.b = b, 1.c = c, a.1 = a, a.a = 1, a.b = c, a.c = b,

b.1 = b, b.a = c, b.b = 1, b.c = a, c.1 = 1, c.a = b, c.b = a, c.c = 1.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Nhóm 21

Dễ dàng chứng minh V4 là một nhóm Abel và nhóm này được gọi là nhóm
Klein cấp 4 .

Mệnh đề 2.6. Giả sử (G, ·) là một nhóm. Khi đó

(i) phần tử đơn vị của nhóm G có tính duy nhất;

(ii) với mọi x ∈ G, phần tử nghịch đảo của x có tính duy nhất;

(iii) mọi phần tử x ∈ G đều thỏa mãn tính chất giản ước.

Chứng minh.

(i) Giả sử 1G và 10G là hai phần tử đơn vị của nhóm G. Khi đó,

1G = 1G .10G = 10G .

(ii) Giả sử rằng y và z là hai phần tử nghịch đảo của x. Khi đó,

y = y.1G = y.(x.z) = (y.x).z = 1G z = z.

(iii) Với mọi x ∈ G và y, z ∈ G, giả sử rằng x.y = x.z. Khi đó ta nhân hai vế
bên trái của đẳng thức trên ta được x−1 .(x.y) = x−1 .(x.z). Từ đây dẫn
đến (x−1 .x).y = (x−1 .x).z. Tức là 1G .y = 1G .z. Suy ra y = z. Vậy phần
tử x thỏa mãn luật giản ước trái. Tương tự ta cũng chứng minh được x
thỏa mãn luật giản ước phải.

Mệnh đề 2.7. Giả sử (G, ·) là một nhóm. Khi đó,

(i) (1G )−1 = 1G .

(ii) Với mọi x ∈ G, ta có (x−1 )−1 = x.

(iii) Với mọi x, y ∈ G, ta có (x.y)−1 = y −1 .x−1 .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


22 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Chứng minh. (i) Từ 1G .1G = 1G , suy ra (1G )−1 = 1G ;


(ii) Từ x−1 x = xx−1 = 1G , suy ra (x−1 )−1 = x;
(iii) Ta có (xy).(y −1 x−1 ) = x(yy −1 )x−1 = x.1G .x−1 = x.x−1 = 1G . Tương
tự, ta cũng có (y −1 x−1 )(xy) = 1G . Suy ra (x.y)−1 = y −1 x−1 .

Trong Xoắn 1, nếu (X, ·) là một nửa nhóm nhân ta đã có khái niệm lũy
thừa của a với số mũ nguyên dương. Khi X là một nhóm, ta có thể xây dựng
lũy thừa với số mũ nguyên. Giả sử (G, ·) là một nhóm và a ∈ G. Với n ∈ Z, ta
định nghĩa

 a.a...a
 nếu n > 0;
n
a = 1G nếu n = 0;

 −1 −1
a ....a nếu n < 0.

Chú ý rằng khi (G, +) là nhóm cộng (thì thay vì viết an ta viết na) ta định
nghĩa

 a + a + ··· + a
 nếu n > 0;
na = 0G nếu n = 0;

(−a) + · · · + (−a) nếu n < 0.

Định lý sau đây cho chúng ta điều kiện cần và đủ để một nửa nhóm G là
nhóm.

Định lý 2.8. Cho (G, ·) là một nửa nhóm. Khi đó, G là nhóm khi và chỉ khi
với hai phần tử bất kỳ a, b ∈ G, phương trình a.x = b và y.a = b có nghiệm
trong G.

Chứng minh. Giả sử G là một nhóm với phần tử đơn vị là 1G . Dễ thấy rằng
phần tử x1 = a−1 .b là một nghiệm của phương trình a.x = b và x2 = b.a−1 là
một nghiệm của phương trình y.a = b.
Đảo lại, do G 6= ∅ nên tồn tại phần tử a ∈ G. Giả sử x0 là một nghiệm của
phương trình a.x = a. Ta cần chứng minh x0 là đơn vị phải của phép nhân
trên G. Thật vậy, với mọi b ∈ G và giả sử y0 là một nghiệm của phương trình
y.a = b. Ta có
b.x0 = (y0 .a)x0 = y0 .(ax0 ) = y0 .a = b.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Nhóm 23

Suy ra x0 là phần tử đơn vị phải của G. Một cách tương tự ta cũng chứng
minh được tồn tại phần tử x1 là đơn vị trái của G. Lúc đó, ta có

x0 = x1 .x0 (do x1 là đơn vị trái)


= x1 (do x0 là đơn vị phải).

Hay 1G = x0 là phần tử đơn vị của G.


Mặt khác, với mọi a ∈ G giả sử a1 là một nghiệm của phương trình y.a = 1G
và a2 là một nghiệm của phương trình a.x = 1G . Khi đó

a1 = a1 .1G = a1 .(a.a2 ) = (a1 .a).a2 = 1G .a2 = a2 .

Do đó phần tử a khả nghịch và a−1 = a1 = a2 là nghịch đảo của a. Vậy G là


một nhóm.

BÀI TẬP

2.1. Lập bảng nhân của S3 .

2.2. Giả sử Mm×n (K) là tập hợp các ma trận cấp m × n trên K. Có phải
Mm×n (K) với phép toán cộng hai ma trận là một nhóm hay không?

2.3. Giả sử Mn (K)∗ là tập các ma trận vuông cấp n khác không trên trường
K. Có phải Mn (K)∗ cùng phép nhân là một nhóm hay không?

2.4. Ký hiệu Z∗m = Zm \ {0̄}. Có phải Z∗m cùng phép nhân (x̄.ȳ = xy) là một
nhóm hay không?

2.5. Chứng minh rằng Z∗7 cùng phép toán nhân là một nhóm. Lập bảng nhân
của Z7 .

2.6. Trên tập hợp các số hữu tỷ Q, xét phép toán ∗ được xác định như sau:

a ∗ b = a + b + ab với mọi a, b ∈ Q.

a) (Q, ∗) có phải là một nhóm không?

b) Chứng minh rằng Q \ {−1} cùng phép toán ∗ là một nhóm.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


24 Chương 1. Chương 1: Nhóm

2.7. Chứng minh rằng tập hợp C∗ = C \ {0} cùng phép nhân các số phức
thông thường là một nhóm Abel. Chỉ ra phần tử nghịch đảo của phần tử
z = a + ib ∈ C, với a2 + b2 > 0.

2.8. Cho tập hợp X và P(X) là tập hợp các tập hợp con của X. Với mọi
A, B ∈ P(X), ta định nghĩa

A + B = (A \ B) ∪ (B \ A).

Chứng minh rằng (P(X), +) là một nhóm Abel. Chỉ ra phần tử trung hòa
(đơn vị) và phần tử đối (nghịch đảo) của A ∈ P(X).

2.9. Chứng minh rằng nếu một nhóm G thỏa mãn x2 = 1G với mọi x ∈ G thì
G là một nhóm Albel.

2.10. Chứng minh rằng một tập khác rỗng G cùng với phép nhân · là một
nhóm nếu và chỉ nếu

(i) (G, ·) là một nửa nhóm.

(ii) Tồn tại phần tử đơn vị trái e; tức là, e.x = x với mọi x ∈ G.

(iii) Với mọi x ∈ G, tồn tại phần tử nghịch đảo trái x0 của x; tức là, x0 .x = e.

2.11. Giả sử G là một tập hợp khác rỗng sao cho |G| < ∞. Chứng minh rằng
(G, .) là một nhóm nếu và chỉ nếu (G, .) là một nửa nhóm và với mọi phần tử
của G thỏa mãn luật giản ước (trái và phải). Cho một ví dụ về một nửa nhóm
vô hạn và thỏa mãn luật giản ước (trái và phải) nhưng không phải là nhóm.

2.12. Chứng minh rằng một nhóm hữu hạn có cấp là một số chẵn chứa một
số chẵn các phần tử x thỏa mãn x−1 = x; đặc biệt lúc đó G luôn chứa ít nhất
một phần tử a 6= 1G sao cho a−1 = a. Phát biểu và chứng minh điều tương tự
cho một nhóm hữu hạn có một số lẻ các phần tử.

2.13. Giả sử (G, .) là một nhóm và a ∈ G. Chứng minh rằng với m, n ∈ Z ta


a) am .an = am+n ;

b) (am )n = amn .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Phép thế và nhóm đối xứng 25

§3 PHÉP THẾ VÀ NHÓM ĐỐI XỨNG

Trong chương trình phổ thông, chúng ta đã biết một hoán vị n phần tử
của tập X là một song ánh từ X vào chính nó. Một hoán vị như thế còn được
gọi là một phép thế bậc n trên X. Một cách tổng quát ta có định nghĩa sau
đây.

Định nghĩa 3.1. Cho X là một tập khác rỗng. Một song ánh từ X vào chính
nó được gọi là một phép thế trên X.

Ký hiệu SX là tập hợp các phép thế trên X. Với hai phép thế α, β ∈ SX , ta
định nghia phép nhân α.β là hợp thành của hai ánh xạ β, α, tức là (α.β)(i) =
α(β(i)) ∀i ∈ X. Dễ thấy phép nhân vừa định nghĩa trên X có tính chất kết
hợp, có phần tử đơn vị là IdX và mọi phần tử α ∈ SX đều khả nghịch, phần
tử nghịch đảo của α là ánh xạ ngược α−1 ∈ SX .

Mệnh đề 3.2. Tập hợp SX cùng phép nhân được định nghĩa ở trên là một
nhóm, nhóm này được gọi là nhóm đối xứng (các phép thế) trên X.

Nhóm SX nói chung là không Abel. Trong trường hợp X là tập hữu hạn
gồm n phần tử, ta viết Sn thay cho SX . Rõ ràng Sn là nhóm hữu hạn và có
cấp n!. Nếu tập hợp các phần tử của tập hữu hạn X được đánh số từ 1 đến
n, X = {x1 , x2 , ..., xn }, thì mỗi phép thế bậc n trên X được xác định bởi một
phép thế bậc n trên tập {1, 2, ..., n} và ngược lại. Do đó thay vì nghiên cứu
các phép thế bậc n trên một tập X bất kỳ ta chỉ cần nghiên cứu các phép thế
bậc n trên {1, 2, ..., n} và gọi tắt là phép thế bậc n. Nếu α ∈ Sn và α(j) = ij
với mọi j = 1, ..., n thì ta viết
!
1 2 ··· n
α= .
i1 i2 · · · in

Phần tử i ∈ {1, 2, ..., n} sao cho α(i) = i được gọi là phần tử cố định của α.
Một phần tử không cố định của α còn được gọi là phần tử dịch chuyển của α.

Ví dụ 3.3. Nhóm đối xứng S3 là một nhóm cấp 6, các phần tử của S3 được
liệt kê như sau:
σ1 = Id, σ2 = 12 21 33 , σ3 = 13 22 31 , σ4 = 11 23 32 , σ5 = 12 23 31 , σ6 = 13 21 32 .
    

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


26 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Định nghĩa 3.4. Giả sử i1 , ..., ik là các số nguyên phân biệt thuộc tập hợp
{1, 2, ..., n}. Một phép thế σ ∈ Sn được gọi là mộtvòng xích bậc n có độ dài k
(gọi tắt là vòng xích) nếu tồn tại các phần tử i1 , ..., ik phan biệt thuộc tập hợp
{1, 2, ..., n} sao cho

σ(i1 ) = i2 , ...σ(ik−1 ) = ik , σ(ik ) = i1 , và σ(j) = j ∀ j ∈


/ {i1 , ..., ik };

tức là σ có dạng  
i1 i2 ... ik ik+1 ... in
σ= .
i2 i3 ... i1 ik+1 ... in
Lúc đó, ta viết σ = (i1 i2 · · · ik ) và phép thế đồng nhất Id = (1). Một vòng
xích có độ dài bằng 2 còn được gọi là phép chuyển trí.

Để ý rằng nếu α = (i1 i2 · · · ik ) và i ∈


/ {i1 , ..., ik } thì α(i) = i.

Ví dụ 3.5. Xét một phép thế bậc 8


   
12345678 16238457
σ= = = (1 6 2 3 8)
63845271 62381457

là một vòng xích bậc 8 có độ dài 5.

Ví dụ 3.6. Trong Ví dụ 3.3, σ2 = 12 21 33 = (1 2). Tương tự, σ3 = (1 3),




σ4 = (2 3), σ5 = (1 2 3), σ6 = (1 3 2). Như vậy trong S3 có 3 vòng xích có độ


dài bằng 2 và 2 vòng xích có độ dài bằng 3. Do đó

S3 = {σ1 = (1), σ2 = (1 2), σ3 = (1 3), σ4 = (2 3), σ5 = (1 2 3), σ6 = (1 3 2)}.

Bổ đề 3.7. Cho i1 , i2 , ..., ik là các phần tử phân biệt thuộc tập {1, 2, ..., n}.
Ta có
(i) (i1 i2 · · · ik )−1 = (ik i2 · · · i1 );
(ii) (i1 i2 ) = (i2 i1 ) = (i1 i2 )−1 ;
(iii) (i1 ik )(i1 ik−1 )...(i1 i2 ) = (i1 i2 · · · ik ).

Chứng minh. Dành cho độc giả.

Định nghĩa 3.8. Hai vòng xích bậc n

α = (i1 i2 · · · ik ) và β = (j1 j2 · · · jl )

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Phép thế và nhóm đối xứng 27

được gọi là rời nhau (độc lập) nếu

{i1 , i2 , · · · , ik } ∩ {j1 , j2 , · · · , jl } = ∅.

Nhận xét: Giả sử α = (i1 i2 · · · ik ) và β = (j1 j2 · · · jl ) ∈ Sn là hai vòng


xích rời nhau. Nếu β(i) = j 6= i thì i, j ∈ / {i1 , i2 , · · · , ik }. Lúc đó, α(i) = i và
α(j) = j. Nếu β(i) = i thì i ∈
/ {j1 , j2 , · · · , jl }. Suy ra α(i) ∈ / {j1 , j2 , · · · , jl }.
Do đó β(α(i)) = α(i).
Nhận xét trên giúp ta chứng minh được bổ đề sau đây.

Bổ đề 3.9. Nếu hai vòng xích α, β ∈ Sn rời nhau thì chúng giao hoán được;
tức là, α.β = β.α.

Chứng minh. Với mọi i ∈ {1, 2, ..., n}, nếu β(i) = j 6= i thì theo nhận xét
trên ta có α(j) = j và α(i) = i. Lúc dó,

αβ(i) = α(β(i)) = α(j) = j = β(i) = β(α(i) = βα(i).

Nếu β(i) = i thì theo nhận xét trên ta có β(α(i)) = α(i). Lúc đó,

αβ(i) = α(β(i)) = α(i) = β(α(i)) = βα(i).

Vậy α.β = β.α.

Ví dụ 3.10. Trong S8 , ta có
(1) (1 6 2 3 8)(4 7) = (4 7)(1 6 2 3 8) = 16 23 3 4 5 6 7 8

8 7 5 2 4 1
.
(2) σ = 18 21 32 47 54 66 75 83 được phân tích thành


σ = (1 8 3 2)(4 7 5) = (4 7 5)(1 8 3 2).

Trong Ví dụ 3.10 (2), ta thấy rằng phép thế σ của S8 được phần tích thành
tích của hai vòng xích rời rạc. Có phải chăng mọi phép thế bậc n đều phân tích
được thành tích của những vòng xích rời rạc?

Mệnh đề 3.11. Mọi phép thế bậc n khác phép thế đồng nhất bao giờ cũng
phân tích được tích của các vòng xích rời rạc.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


28 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Chứng minh. Giả sử α là phép thế bậc n khác phép thế đồng nhất Id. Theo
giả thiết, ta phải có n ≥ 2. Ta có thể chứng minh bằng quy nạp theo r là số
các phần tử dịch chuyển của α. Do σ 6= Id nên r ≥ 2. Nếu r = 2 thi σ là một
phép chuyển trí. Lúc đó Mệnh đề hiển nhiên.
Nếu r > 2, thì tồn tại phần tử i1 sao cho α(i1 ) = i2 6= i1 . Xét i3 = α(i2 ).
Nếu i3 = i1 thì đặt α1 = (i1 i2 ) là vòng xích có độ dài 2; còn nếu i3 6= i1
thì gọi i4 = α(i3 ), tiếp tục quá trình này ta được α(ik ) = i1 và lúc này đặt
α1 = (i1 i2 · · · ik ) là vòng xích có độ dài k. Gọi α0 ∈ Sn sao cho α0 (i) = i nếu
i ∈ {i1 , ..., ik } và α0 (i) = α(i) nếu i ∈ / {i1 , ..., ik }. Ta có α = α1 .α0 . Lúc đó, số
các phần tử dịch chuyển của α0 = r0 < r. Bằng quy nạp, ta có thể giả sử rằng
α0 = α2 .α3 ...αt , với α2 , α3 , ..., αt là các vòng xích rời rạc. Lúc đó

α = α1 .α0 = α1 .α2 .α3 ...αt .

Như vậy α được phân tích thành tích của các vòng xích rời rạc.

Ví dụ 3.12. Trong S8 , xét phép thế


 
12345678
α= .
81573642

Dễ thấy
α = (1 8 2)(3 5)(4 7).

Nhận xét: Sự phân tích thành tích các vòng xích rời nhau trong Mệnh đề
3.11 của một phép thế bất kỳ là duy nhất (không kể thứ tự).
Chúng ta biết rằng

S3 = {σ1 = (1), σ2 = (1 2), σ3 = (1 3), σ4 = (2 3), σ5 = (1 2 3), σ6 = (1 3 2)}.

Mặt khác, σ5 = (1 2 3) = (1 3)(1 2) và σ6 = (1 3 2) = (1 2)(1 3). Như


vậy σ5 và σ6 được phân tích thành tích của hai phép chuyển trí. Từ đây, ta có
thể nói rằng mọi phép thế bậc 3 đều có thể phân tích được thành tích của các
phép chuyển trí. Một cách tổng ta có mệnh đề sau đây.

Mệnh đề 3.13. Mọi phép thế bậc n đều có thể phân tích được thành tích của
các phép chuyển trí.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Phép thế và nhóm đối xứng 29

Chứng minh. Theo Mệnh đề 3.11, ta chỉ cần chứng minh mọi vòng xích độ
dài k đều có thể phân tích được thành tích của các phép chuyển trí. Thật
vậy, giả sử α = (i1 i2 · · · ik ) là một vòng xích bậc n có độ dài k. Lúc đó,
α = (i1 i2 · · · ik ) = (i1 ik )(i1 ik−1 )...(i1 i2 ).

Để ý rằng sự phân tích thành tích của các phép chuyển trí của một phép
thế là không duy nhất. Chẳng hạn, xét một phép thế bậc 3
σ5 = (1 2 3) = (1 3)(1 2)
= (2 3)(1 3)
= (1 3)(1 2)(2 3)(2 3).
Tuy nhiên, tính chẵn hay lẻ của số các phép chuyển trí trong phân tích của
một phép thế bất kỳ luôn được bảo toàn. Trước lúc làm rõ điều này ta cần
một số khái niệm. Với mỗi đa thức f ∈ K[x1 , ..., xn ] và mọi α ∈ Sn , ta định
nghĩa (α.f ) là một đa thức thuộc K[x1 , ..., xn ] xác định bởi
(α.f )(x1 , ..., xn ) = f (xα−1 (1) , ..., xα−1 (n) ).
Lúc đó, với mọi α, β ∈ Sn , ta có (αβ)f = α(βf ). Thật vậy,
((αβ)f )(x1 , ..., xn ) = f (x(αβ)−1 (1) , ..., x(αβ)−1 (n) )
= f (x(β −1 α−1 )(1) ), ..., x(β −1 α−1 )(n) )
= f (xβ −1 (α−1 (1)) , ..., xβ −1 (α−1 (n)) )
= (βf )(xα−1 (1) , ..., xα−1 (n) )
= (α(βf ))(x1 , ..., xn ).
Do đó (αβ)f = α(βf ).
Một đa thức f ∈ K[x1 , ..., xn ] được gọi là phản xứng nếu τ f = −f với mọi
phép chuyển trí τ ∈ Sn . Chẳng hạn, f = (x1 − x2 )(x1 − x3 )(x2 − x3 là da thức
phản xứng. Tổng quát hơn,
Y
h= (xi − xj ) ∈ K[x1 , ..., xn ]
0≤i<j≤n

là đa thức phản xứng.


Định lý sau đây cho chúng ta thấy sự bảo toàn tính chẵn hay lẻ của số các
phép chuyển trí trong phân tích của một một phép thế bất kỳ .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


30 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Định lý 3.14. Cho α là phép thế bậc n. Nếu α = τ1 .τ2 ...τp = τ10 .τ20 ...τq0 , với
τ1 , ..., τp , τ10 , ..., τq0 là các phép chuyển trí, thì

(−1)p = (−1)q .

Chứng minh. Gọi f ∈ K[x1 , ..., xn ] là một đa thức phản xứng. Lúc đó

αf = (τ1 .τ2 ...τp f ) = (−1)p f.

Mặt khác,
αf = (τ10 .τ20 ...τq0 )f = (−1)q f.
Suy ra (−1)p = (−1)q .

Từ đây ta định nghĩa khái niệm dấu của một phép thế trong Sn .

Định nghĩa 3.15. Cho σ ∈ Sn . Giả sử σ được phân tích thành tích của các
phép chuyển trí τ1 , τ2 , ..., τp (σ = τ1 τ2 ...τp ). Lúc đó, dấu của phép thế σ, ký
hiệu sign(σ), được định nghĩa là

sign(σ) = (−1)p .

Ví dụ 3.16.
(1) Xét phép thế
 
12345678
α= = (1 6 2 3 8).
63845271

Ta có
α = (1 8)(1 3)(1 2)(1 6).
Suy ra sign(α) = (−1)4 = 1.
(2) Xét
β = (1 2)(3 4 5) = (1 2)(3 5)(3 4).
Do đó sign(β) = (−1)3 = −1.
(3) Xét phép thế σ là một vòng xích có độ dài k, σ = (i1 i2 · · · ik ). Ta có
thể phân tích
σ = (i1 ik )(i1 ik−1 )...(i1 i2 ).
Từ đây suy ra sign(σ) = (−1)k−1 .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Phép thế và nhóm đối xứng 31

Hệ quả 3.17.
(i) Nếu σ là một vòng xích có độ dài k thì sign(σ) = (−1)k−1 .
(ii) Nếu α, β ∈ Sn thì sign(αβ) = sign(α). sign(β).
(iii) Dấu của phép thế đồng nhất bằng 1; tức là, sign(Id) = 1.

Định nghĩa 3.18. Một phép thế α của Sn được gọi là chẵn (lẻ) nếu sign(α) = 1
(sign(α) = −1).

Dễ thấy rằng trong Sn , số các phép thế chẵn bằng số các phép thế lẻ và
n!
bằng . Tập hợp các thép thế chẵn bậc n được ký hiệu là An .
2

BÀI TẬP

3.1. Cho !
1 2 3 4 5 6 7 8 9
σ= .
9 8 7 6 5 4 3 2 1
Tìm sign(σ) và σ −1 .

3.2. Cho α ∈ Sn . Chứng minh rằng sign(α) = sign(α−1 ).

3.3. Xác định dấu của phép thế bậc 2n sau đây:
!
1 2 3 ··· n n + 1 n + 2 · · · 2n
σ= .
1 3 5 · · · 2n − 1 2 4 · · · 2n

3.4. Tìm i và k để phép thế sau là phép thế chẵn:


!
1 2 3 4 5 6 7 8 9
σ= .
1 2 7 4 i 5 6 k 9

3.5. Chứng minh rằng số các vòng xích có độ dài k trong Sn là


1
.n.(n − 1)...(n − k + 1).
k
Từ đó cho biết số các phép chuyển trí, số vòng xích có độ dài 3 trong S4 .

3.6. Cho α ∈ Sn .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


32 Chương 1. Chương 1: Nhóm

(i) Chứng minh rằng nếu α là vòng xích có độ dài k thì αk = (1).

(ii) Chứng minh rằng nếu α là vòng xích có độ dài k thì k là số nguyên dương
nhỏ nhất sao cho αk = (1).

3.7. Chứng minh rằng một vòng xích có độ dài k là phép thế chẵn nếu và chỉ
nếu k là một số lẻ.

3.8. Một phép thế α ∈ Sn được gọi là một chuyển trí liền kề nếu α có dạng
(i i + 1) với 1 ≤ i < n.

(i) Chứng minh rằng mọi phép thế bậc n, với n ≥ 2, đều phân tích được
thành tích của các chuyển trí liền kề.

(ii) Chứng minh rằng nếu i < j thì phép chuyển trí (i j) là tích của một số
lẻ các chuyển trí liền kề.

3.9. Cho một ánh xạ

α : {1, 2, ..., 10} −→ {1, 2, ..., 10},

với α(n) là số dư khi chia 4n2 − 3n7 cho 11.

(i) Chứng minh rằng α ∈ S10 ;

(ii) Xét tính chẵn lẻ của α;

(iii) Tìm α−1 .

3.10. Giả sử n ≥ 3. Chứng minh rằng nếu α ∈ Sn giao hoán được với mọi
phép thế β ∈ Sn thì α = (1).

§4 NHÓM CON

Một nhóm con của G là một tập con của G có tính "di truyền" từ cấu trúc
nhóm của G.

Định nghĩa 4.1. Một nhóm con của một nhóm (G, .) là một tập con H của
G thỏa mãn các điều kiện sau đây:

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Nhóm con 33

(i) nếu x, y ∈ H thì x.y ∈ H;

(ii) 1G ∈ H;

(iii) nếu x ∈ H thì x−1 ∈ H.

Nếu H là nhóm con của nhóm G thì ta viết H ≤ G.

Điều kiện (i) của Định nghĩa 4.1 được gọi là phép nhân cảm sinh từ G ổn
định trên H . Vì vậy ta có thể nói rằng một nhóm con của G là một tập con
ổn định H của G sao cho H cùng với phép nhân cảm sinh từ G trở thành một
nhóm. Do đó, nhóm con H của G là một nhóm và 1H = 1G . Từ định nghĩa,
một nhóm con H của G thì trước hết H 6= ∅.

Nhận xét 4.2. Nếu G là nhóm cộng thì một nhóm con của G là một tập con
H của G sao cho với mọi x, y ∈ H, ta có x + y ∈ H, 0G ∈ H , và −x ∈ H.

Ví dụ 4.3. Giả sử (G, .) là một nhóm với phần tử đơn vị 1G . Khi đó, H1 = {1G }
là một nhóm con của G và nhóm con này được gọi là nhóm con tầm thường
của G. Ngoài ra, ta dễ thấy G cũng là nhóm con của chính nó và nhóm con
này được gọi là nhóm con không thực sự của G. Một nhóm H của G được gọi
là nhóm con thực sự của G nếu H 6= G, ký hiệu H < G.

Ví dụ 4.4. (Z, +) là một nhóm của (Q, +); (Q, +) là một nhóm con của
(R, +); (R, +) là một nhóm con của (C, +). Tuy nhiên, (N, +) không phải là
nhóm con của (Z, +).

Ví dụ 4.5.

(1) Ký hiệu
mZ = {mx | x ∈ Z} ⊆ Z.

Khi đó, mZ là nhóm con của nhóm cộng Z; hay mZ ≤ Z.

(2) Giả sử Q∗ = Q \ {0} và Q+ là tập các số hữu tỷ dương. Lúc đó, Q+


là nhóm con của nhóm nhân Q∗ . Tương tự, R+ là nhóm con của nhóm
nhân R∗ .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


34 Chương 1. Chương 1: Nhóm

(3) Giả sử
H = {z ∈ C | |z| = 1}.
Khi đó H là nhóm con của nhóm nhân C∗ .
Ví dụ 4.6. Trong nhóm cộng Z12 các số nguyên modulo 12, xét
H = 2Z12 = {0̄, 2̄, 4̄, 6̄, 8̄, 10} ≤ Z12 .
K = 3Z12 = {0̄, 3̄, 6̄, 9̄} ≤ Z12 .
Ví dụ 4.7. Từ bảng nhân của nhóm Klein V4 = {1, a, b, c} chứng tỏ rằng
{1, a} là một nhóm con của V4 . Tương tự, ta cũng có {1, b} và {1, c} cũng là
các nhóm con của V4 .
Ví dụ 4.8. Trong nhóm đối xứng
S3 = {σ1 = (1), σ2 = (1 2), σ3 = (1 3), σ4 = (2 3), σ5 = (1 2 3), σ1 = (1 3 2)},
kiểm tra ta được H1 = {(1), σ2 } ≤ S3 và H2 = {(1), σ5 , σ6 } ≤ S3 .
Mệnh đề sau đây là một tiêu chuẩn thứ nhất về nhóm con của một nhóm
G.
Mệnh đề 4.9. Một tập con khác rỗng H của G là một nhóm con của G khi
và chỉ khi với mọi x, y ∈ H thì xy ∈ H và x−1 ∈ H.
Chứng minh. "chỉ khi:" được suy ra từ Định nghĩa 4.1.
"khi:" Ta chỉ cần chứng minh 1G ∈ H. Do H 6= ∅ nên tồn tại x ∈ H. Theo giả
thiết, x−1 ∈ H. Khi đó 1G = xx−1 ∈ H. Suy ra H là nhóm con của G.
Ví dụ 4.10. Cho G là một nhóm bất kỳ và ký hiệu
Z(G) = {a ∈ G |ax = xa ∀x ∈ G}.
Lúc đó Z(G) ≤ G. Thật vậy, 1G .x = x.1G với mọi x ∈ G. Suy ra 1G ∈ Z(G).
Do đó Z(G) 6= ∅. Với a, b ∈ Z(G) và mọi x ∈ G, ta có
(ab)x = a(bx)
= a(xb) (do b ∈ Z(G))
= (ax)b
= (xa)b (do a ∈ Z(G))
= x(ab).

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Nhóm con 35

Suy ra ab ∈ H.
Mặt khác, từ a ∈ Z(G) ta có ax−1 = x−1 a. Dẫn đến (ax−1 )−1 = (x−1 a)−1 .
Suy ra xa−1 = a−1 x với mọi x ∈ G. Do đó a−1 ∈ Z(G). Theo Mệnh đề 4.9, ta
kết luận Z(G) ≤ G.

Nhóm con Z(G) được gọi là tâm của nhóm G. Tâm của một nhóm đóng một
vai trò quan trọng trong việc khảo sát cấu trúc nhóm.
Ta nhận thấy nếu H 6= ∅ thì Mệnh đề 4.9 phát biểu rằng có thể bỏ đi điều
kiện (ii) của Định nghĩa 4.1 vẫn bảo đảm H là nhóm con của G. Một câu hỏi
đặt ra: liệu có thể bỏ đi điều kiện (iii) trong Định nghĩa 4.1 mà vẫn bảo đảm
H là nhóm con của G?
Xét ví dụ nhóm cộng G = Z và H = N. Hiển nhiên rằng tổng của hai số
tự nhiên là một số tự nhiên, nên H thỏa mãn điều kiện (i). Quan sát thêm,
1 ∈ N nhưng −1 ∈ / N. Do đó N không phải là nhóm con của Z. Như vậy ta
có câu trả lời cho câu hỏi trên là nếu bỏ điều kiện (iii) thì Mệnh đề 4.9 không
còn đúng nữa. Tuy nhiên, mệnh đề sau đây cho chúng ta một tiêu chuẩn thứ
hai để kiểm tra một nhóm con hiệu quả và ngắn gọn hơn.

Mệnh đề 4.11. Một tập con khác rỗng H của G là một nhóm con của G khi
và chỉ khi với mọi x, y ∈ H ta có xy −1 ∈ H.

Chứng minh. Giả sử H ≤ G. Với mọi x, y ∈ H, ta có y −1 ∈ H theo (iii) của


Định nghĩa 4.1. Lúc đó x.y −1 ∈ H theo điều kiện (i) của Định nghĩa 4.1.
Ngược lại, giả sử rằng H 6= ∅ và nếu x, y ∈ H thì xy −1 ∈ H. Do H 6= ∅ nên
tồn tại h ∈ H và 1G = hh−1 ∈ H. Tiếp theo, x ∈ H ta có x−1 = 1G .x−1 ∈ H.
Nếu x, y ∈ H ta đã có y −1 ∈ H. Lúc đó, xy = x(y −1 )−1 ∈ H. Suy ra H là
nhóm con của G.

Ví dụ 4.12. Giả sử H và K là hai nhóm con của một nhóm G. Lúc đó, H ∩ K
là nhóm con của G. Thật vậy, do H, K là nhóm con của G nên 1G ∈ H và
1G ∈ K, hay 1G ∈ H ∩ K. Do đó H ∩ K 6= ∅. Mặt khác, với mọi x, y ∈ H ∩ K,
do H ≤ G, K ≤ G nên xy −1 ∈ H và xy −1 ∈ K. Suy ra xy −1 ∈ H ∩ K. Theo
Mệnh đề 4.11, H ∩ K ≤ G.

Mệnh đề sau đây là tổng quát hóa của ví dụ trên.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


36 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Mệnh đề 4.13. Giao của một họ khác rỗng các nhóm con của G là một nhóm
con của G.
T
Chứng minh. Giả sử I 6= ∅ và Hi ≤ G với mọi i ∈ I. Ký hiệu H = i∈I Hi .
Do 1G ∈ Hi với mọi i ∈ I nên 1G ∈ H, hay H 6= ∅. Giả sử x, y ∈ H. Khi đó
x, y ∈ Hi với mọi i ∈ I. Vì Hi là các nhóm con G nên xy −1 ∈ Hi với mọi i ∈ I.
Suy ra xy −1 ∈ i∈I Hi = H. Điều này suy ra H là nhóm con của G.
T

Bây giờ giả sử X là một tập con bất kỳ của nhóm G. Gọi F là họ các nhóm
T
con của G chứa X. Vì G ∈ F nên F 6= ∅. Theo Mệnh đề 4.13, ta có H∈F H
là một nhóm con của G. Nhóm con này là nhóm con nhỏ nhất của G và chứa
X.

Hệ quả 4.14. Cho X là một tập con của nhóm nhân G. Tồn tại nhóm con
nhỏ nhất của G chứa X; nghĩa là, tồn tại một nhóm con H của G chứa X và
nếu H 0 là nhóm con của G chứa X thì H ≤ H 0 .

Chứng minh. Đặt \


H= K.
K∈F
T
Do F = 6 ∅, nên theo Mệnh đề 4.13 ta có H = K∈F K ≤ G. Mặt khác, giả sử
H 0 là nhóm con của G chứa X. Khi đó, H 0 ∈ F. Do đó
\
H= K ⊂ H 0.
K∈F

Vậy H là nhóm con nhỏ nhất của G chứa X.

Định nghĩa 4.15. Giả sử X là tập con bất kỳ của một nhóm (G, .) Khi đó,
nhóm con H trong Hệ quả 4.14 được gọi là nhóm con của G sinh bởi tập X;
hay nói một cách khác, nhóm con của G sinh bởi X là nhóm con nhỏ nhất của
G chứa X, ký hiệu là hXi ("quan hệ nhỏ nhất" ở đây là theo quan hệ thứ tự
bao hàm).

Ví dụ 4.16.
(1) Cho G là một nhóm. Nhóm con của G sinh bởi tập rỗng là nhóm con
tầm thường; tức là h∅i = {1G }.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Nhóm con 37

(2) Trong nhóm cộng các số nguyên Z, m ∈ Z và X = {m}. Khi đó,

hXi = {km | k ∈ Z} = mZ.

Thật vậy, theo Ví dụ 4.5(1), mZ là nhóm con của Z chứa m. Mặt khác, giả sử
H 0 là nhóm con của Z chứa m. Lúc đó, với mọi x ∈ mZ, tồn tại k ∈ Z sao cho
x = km ∈ H 0 . Suy ra mZ ⊂ H 0 ; hay mZ là nhóm con nhỏ nhất của Z chứa
{m}. Vậy hXi = mZ.
(3) Cho Y = {4, 6} ⊂ Z, độc giả có thể chứng minh hY i = 2Z.
Quan sát ví dụ trên ta thấy 2 là ước chung lớn nhất của 4 và 6. Một cách
tổng quát, nếu Z = {a1 , ..., ak } ⊂ N thì hZi = dZ, trong đó d = (a1 , ..., ak ),
ước chung lớn nhất của a1 , ..., ak .

Để thuận tiện, ta viết nhóm con sinh bởi tập con {a1 , ..., ar } là ha1 , ..., ar i
thay cho h{a1 , ..., ar }i. Chú ý rằng nhóm con nhỏ nhất của G chứa tập ∅ là
nhóm con tầm thường; tức là h∅i = {1G }.
Bây giờ cho (G, .) là một nhóm, xét các nhóm con của G sinh bởi tập 1
phần tử, chẳng hạn hai với a ∈ G. Ta cần xác định các phần tử của nhóm này
có dạng như thế nào? Tương tự như Ví dụ 4.21(1), ta có Bổ đề sau đây.

Bổ đề 4.17. Cho (G, .) là một nhóm và a ∈ G. Lúc đó,

hai = {an | n ∈ Z}.

Chứng minh. Gọi H = {an | n ∈ Z}. Ta có 1G = a0 ∈ H. Do đó H 6= ∅. Với


mọi x, y ∈ H, tồn tại m, n ∈ Z sao cho x = am và y = an . Lúc đó,

xy −1 = am .(an )−1 = am .a−n = am−n ∈ H.

Suy ra H ≤ G.
Hơn nữa a = a1 ∈ H; tức là {a} ⊂ H.
Mặt khác, giả sử H 0 là nhóm con của G chứa a. Với mọi z ∈ H, tồn tại
k ∈ Z sao cho z = ka ∈ H 0 . Do đó H ⊂ H 0 . Vậy hai = H = {an | n ∈ Z}.

Ví dụ 4.18. Xét σ2 = (1 2) ∈ S3 . Lúc đó,

hσ2 i = {σ2n | n ∈ Z} = {(1), σ2 }.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


38 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Nhận xét 4.19. Nếu (G, +) là nhóm cộng và a ∈ G thì dễ thấy rằng

hai = {na | n ∈ Z}.

Cấp của phần tử a ∈ G được định nghĩa là cấp của nhóm hai và được ký
hiệu ord(a).
Như vậy các phần tử của nhóm con sinh bởi tập 1 phần tử, hai, có dạng là
lũy thừa với số mũ nguyên của a. Điều này dẫn đên một câu hỏi rất tự nhiên
là các phần tử của nhóm con của G sinh bởi tập gồm n phần tử có dạng như
thế nào? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này ta định nghĩa một khai niệm
sau đây:

Định nghĩa 4.20. Giả sử X là một tập con khác rỗng của một nhóm G. Ta
định nghĩa một từ trên X là một phần tử g ∈ G có dạng g = xe11 ...xenn , với n
là số tự nhiên nào đó, xi ∈ X và ei = ±1 với mọi i = 1...n.

Mệnh đề 4.21. Nếu X là một tập con khác rỗng bất kỳ của G, thì hXi là tập
hợp tất cả các từ trên X; tức là

hXi = {xe11 ...xenn | n ∈ N, xi ∈ X, ei = ±1, i = 1, ..., n}.

Chứng minh. Ký hiệu W (X) tập hợp các từ trên X. Do X 6= ∅ nên tồn tại
phần tử x ∈ X. Lúc đó 1G = x.x−1 ∈ W (X). Do đó W (X) 6= ∅. Rõ ràng tích
của hai từ trên X là một từ trên X và nghịch đảo của một từ trên X cũng là
một từ trên X. Suy ra W (X) ≤ G. Mặt khác, giả sử H 0 là một nhóm con của
G chứa X. Lúc đó, với mọi g ∈ W (X), tồn tại n ∈ N sao cho g = xe11 ...xenn , với
xi ∈ X, ei = ±1. Vì H 0 ≤ G và X ⊂ H 0 nên g ∈ H 0 . Suy ra W (X) ⊂ H 0 . Vậy
hXi = W (X).

Từ Mệnh đề 4.21, để dễ hiểu hơn ta có thể viết lại

hXi = {x1 .x2 ...xs | xi ∈ X hoặc x−1


i ∈ X, i = 1, ..., s, s ∈ N}.

Ví dụ 4.22. Trong S3 , xét tập gồm 2 phần tử X = {σ2 = (1 2), σ3 = (1 3)}.


Ta có σ2−1 = σ2 , σ3−1 = σ3 . Do đó,

hσ2 , σ3 i = {α1 ...αs |αi = σ2 hoặc αi = σ3 , i = 1, ..., s} = S3 .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Nhóm con 39

Để ý rằng mọi phần tử của S3 đều có thể biểu diễn bởi một từ của X. Một
cách cụ thể,
(1) = σ22 , (1 2) = σ21 , (1 3) = σ31 ,
(1 3 2) = σ2 .σ3 , (1 2 3) = σ3 .σ2 , (2 3) = σ2 σ3 σ2 .

BÀI TẬP

4.1. Cho G là một nhóm hữu hạn và a ∈ G. Chứng minh rằng

hai = {an | n ∈ N}.

4.2. Chứng minh rằng một tập con khác rỗng H của nhóm hữu hạn G là nhóm
con của G nếu và chỉ nếu với mọi x, y ∈ H, ta có xy ∈ H.

4.3. Cho (G, ·) là một nhóm Abel. Chứng minh rằng tập con

H = {x ∈ G | x2 = 1G }

là một nhóm con của G.

4.4. Giả sử G = R × R∗ . Ta định nghĩa một phép nhân trên G như sau:

(a, a0 )(b, b0 ) = (ab0 + b, a0 b0 )

a) Chứng minh rằng (G, ·) là một nhóm.

b) Chứng minh rằng tập con

H = {(a, 1) | a ∈ R}

là một nhóm con của G.

4.5. Giả sử G là một nhóm hữu hạn. Chứng minh rằng

a) Nghịch đảo của một phần tử trong G là một lũy thừa dương của phần
tử đó.

b) Nếu X 6= ∅ thì nhóm con hXi của G sinh bởi tập tập con X của G là
tập tất cả các tích các phần tử trong G.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


40 Chương 1. Chương 1: Nhóm

4.6. Giả sử α = (i1 i2 · · · ik ) là một vòng xích độ dài k của Sn . Xác định hαi
và cấp ord(α) của phần tử α.

4.7. Trong nhóm tuyến tính tổng quát G = GL2 (Q) cho 2 phần tử
! !
0 −1 0 1
A= B= .
1 0 −1 1

Tìm cấp của các phần tử A, B và AB.

4.8. Tìm các phần tử α có cấp lớn nhất trong Sn , với n = 2, 3, ..., 10.

4.9. Cho một ví dụ hợp của hai nhóm con không phải là một nhóm con.

4.10. Giả sử A và B là hai nhóm con của một nhóm G. Chứng minh rằng
A ∪ B là nhóm con của G nếu và chỉ nếu A ⊆ B hoặc B ⊆ A.

4.11. Một nhóm con M của một nhóm hữu hạn G được gọi là tối đại nếu
M 6= G và không có nhóm con H nào của G sao cho M $ H $ G. Chứng
minh rằng mọi nhóm con thực sự H của một nhóm hữu hạn G đều chứa trong
một nhóm con tối đại nào đó của G.

4.12.

a) Tìm tất cả các nhóm con của Z4 .

b) Tìm tất cả các nhóm con của S3 .

c) Tìm tất cả các nhóm con của V4 .

4.13. (i) Chứng minh rằng nhóm các phép thế Sn được sinh bởi tập các
phép chuyển trí;

(ii) Gọi X là tập các phép chuyển trí có dạng (i i + 1) với i = 1, ..., n − 1.
Chứng minh Sn =< X >.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 5. Nhóm cyclic 41

§5 NHÓM CYCLIC

Có một cấu trúc nhóm đơn giản và rất đặc biệt mà chúng ta cần thiết phải
nghiên cứu là nhóm (nhóm con) sinh bởi tập gồm 1 phần tử duy nhất. Nhóm
như thế được gọi là nhóm cyclic.

Định nghĩa 5.1. Giả sử (G, .) là một nhóm và a ∈ G.


(i) Nhóm con hai của G được gọi là nhóm con cyclic của G sinh bởi phần
tử a.
(ii) Nhóm G được gọi là nhóm cyclic nếu tồn tại a ∈ G sao cho G = hai.

Nói một cách khác, nhóm (hay nhóm con) cyclic là nhóm (nhóm con) sinh
bởi duy nhất một phần tử. Chúng ta đã biết rằng

hai = {an | n ∈ Z}.

Từ đây ta thu được tính chất đặc trưng của nhóm cyclic.

Mệnh đề 5.2. Một nhóm (G, .) là cyclic nếu và chỉ nếu tồn tại phần tử a ∈ G
sao cho
G = {an | n ∈ Z}.

Chú ý rằng nếu G là nhóm cộng cyclic sinh bởi phần tử a thì

G = {na | n ∈ Z}.

Ví dụ 5.3.
(1) Xét nhóm cộng các số nguyên Z và nhận thấy rằng với mọi n ∈ Z ta
luôn có n = n.1. Suy ra Z = h1i. Do đó Z là nhóm cyclic sinh bởi phần tử 1.
(2) Tương tự, Zm = h 1̄ i, hay Zm là nhóm cyclic.
(3) Ta có thể dễ dàng kiểm tra được rằng nhóm đối xứng S3 không phải là
nhóm cyclic.

Giả sử G = hai. Với mọi x, y ∈ G, tồn tại m, n ∈ Z sao cho x = am , y = an .


Lúc đó,
xy = am an = am+n = an+m = an am = yx.
Điều này cho ta một hệ quả.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


42 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Hệ quả 5.4. Mọi nhóm cyclic đều Abel.

Từ hê quả trên, mọi nhóm không Abel đều không cyclic. Từ đây ta suy ra
rằng các nhóm đối xứng Sn đều không cyclic với n ≥ 3.
Câu hỏi: Hãy tìm một ví dụ về một nhóm Abel nhưng không cyclic?
Trong Ví dụ 4.21, ta thấy rằng mọi nhóm con của Z sinh bởi một tập hữu
hạn đều cyclic. Điều này gợi cho ta một câu hỏi rằng có phải chăng mọi nhóm
con của nhóm cyclic đều cyclic? Mệnh đề sau đây cho chúng ta câu trả lời
khẳng định của câu hỏi này.

Mệnh đề 5.5. Mọi nhóm con của nhóm cyclic đều cyclic.

Chứng minh. Giả sử rằng G = hai là nhóm cyclic sinh bởi phần tử a và H là
một nhóm con của G. Nếu H = {1G } thì hiển nhiên là nó cyclic sinh bơi 1G .
Nếu H 6= {1G } thì tồn tại m 6= 0 sao cho am ∈ H. Do H là nhóm con của G
nên a−m = (am )−1 ∈ H. Do đó tồn tại số nguyên dương h sao cho ah ∈ H. Gọi
n là số nguyên dương nhỏ nhất sao cho an ∈ H. Ta cần chứng minh H = han i.
Thật vậy, với mọi x = am ∈ H, theo thuật toán chia Euclide tồn tại q, r ∈ Z
sao cho
m = nq + r với 0 ≤ r < n.

Lúc đó, ar = am−nq = am (an )−q ∈ H. Suy ra r = 0 hay m = nq. Điều này dẫn
đến
x = anq = (an )q .

Vậy H là nhóm con cyclic sinh bởi phần tử b = an .

Hệ quả 5.6. Mọi nhóm con của nhóm cộng Z (hay Zn ) đều cyclic.

Ví dụ 5.7. Tìm tất cả các nhóm con của nhóm cộng Z12 . Theo Mệnh đề 5.5,
¯ Ta có
ta chỉ cần xét các nhóm con cyclic hāi với ā = 0̄, ..., 11.
h0̄i = {0̄}, h1̄i = Z12 ,
¯
h2̄i = {n2̄ | n ∈ Z} = {0̄, 2̄, 4̄, 6̄, 8̄, 10},
h3̄i = {n3̄ | n ∈ Z} = {0̄, 3̄, 6̄, 9̄},
h4̄i = {n3̄ | n ∈ Z} = {0̄, 4̄, 8̄},
h6̄i = {n6̄ | n ∈ Z} = {0̄, 6̄},

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 5. Nhóm cyclic 43

h5̄i = h7̄i = h11i¯ = h1̄i = Z12 ,


¯ = h2̄i.
h8̄i = h4̄i, h9̄i = h3̄i, h10i
Như vậy có tất cả 6 nhóm con của Z12 , đó là

{0̄}, {1̄} = Z12 , h2̄i, h3̄i, h4̄i, h6̄i.

Trong phần còn lại của bài học này, ta dành sự quan tâm cho nhóm cyclic
hữu hạn. Theo Bài tập 4.1, nếu G là nhóm cyclic hữu hạn sinh bởi phần tử a
thì
G = hai = {ak | k ∈ N}.
Trong trường hợp này, mỗi phần tử khác 1G của G đều biểu diễn bởi lũy thừa
dương của a. Mệnh đề sau đây mô tả rõ ràng hơn các phần tử của nhóm cyclic
hữu hạn.

Mệnh đề 5.8. Giả sử G = hai là nhóm cyclic cấp n sinh bởi phần tử a. Khi
đó,

(i) G = {ak | k = 0, ...n − 1} = {1G , a, a2 , ..., an−1 };

(ii) an = 1G ;

(iii) am = 1G khi và chỉ khi m = kn, với k ∈ Z.

Chứng minh.
(i) Với mọi m1 , m2 = 0, ...n − 1, giả sử m1 6= m2 . Ta cần chứng minh
a 6= am2 . Thật vậy, không mất tính tổng quát ta giả sử m1 < m2 và bằng
m1

phản chứng ta giả sử rằng am1 = am2 . Suy ra am2 −m1 = 1G . Đặt k = m2 − m1 ;
ta có 0 < k < n. Với mọi x ∈ G, tồn tại s ∈ N sao cho x = as . Theo phép chia
Euclide, s = kq + r, với r < k. Lúc đó,

as = akq+r = akq .ar = 1qG .ar = ar ∈ {1G , a, ..., ak−1 }.

Dẫn đến |G| ≤ k < n. Điều này mâu thuẩn với giả thiết.
(ii) Giả sử an 6= 1G . Khi đó tồn tại k ∈ Z sao cho 0 < k < n và an = ak .
Dẫn dến an−k = 1G . Mà 0 < n − k < n; điều này vô lý.
(iii) Khi m = nq thì am = anq = (an )q = 1qG = 1G .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


44 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Đảo lại, từ (i), ta có G = {1G , a, a2 , ..., an−1 }. Giả sử am = 1G . Suy ra


a−m = (am )−1 = 1G . Không mát tính tổng quát ta giả sử m ≥ 0. Theo thuật
toán chia Euclid, tồn tại q, r ∈ Z sao cho

m = nq + r for 0 ≤ r < n.

Khi đó am = anq .ar = (an )q ar = ar = 1G . Mà r < n nên r = 0; nghĩa là


m = nq.

Từ Mệnh đề 5.8, ta thu được hệ quả sau đây.

Hệ quả 5.9. Nếu G là nhóm cyclic cấp n thì xn = 1G với mọi x ∈ G.

Chứng minh. Giả sử G = hai. Với mọi x ∈ G, tồn tại k ∈ Z sao cho x = ak .
Lúc đó xn = akn = (an )k = (1G )k = 1G .

Định nghĩa 5.10. Giả sử G là một nhóm và a ∈ G. Nếu nhóm con cyclic
hai của G hữu hạn thì cấp của nhóm con này được gọi là cấp của phần tử
a; ký hiệu ord(a). Nếu nhóm con hai vô hạn thì ta nói cấp của a bằng ∞,
ord(a) = ∞.

Từ Mệnh đề 5.8, ta thu được hệ quả sau đây.

Hệ quả 5.11. Cho (G, .) là một nhóm và a ∈ G. Cấp của phần tử a là số


nguyên dương nhỏ nhất k sao cho ak = 1G .

Ví dụ 5.12. (1) Trong nhóm Klein V4 = {1, a, b, c}, cấp của các phần tử a,
b, c đều bằng 2.

(2) Trong nhóm cộng Z12 , cấp của 4̄ là 3, cấp của 5̄ là 12.

(3) Trong nhóm cộng Z, mọi phần tử m khác không đều có cấp bằng ∞.

Mệnh đề 5.13. Giả sử G = hai là một nhóm cyclic cấp n. Với 0 ≤ r < n,
n
cấp của phần tử ar là , trong đó (n, r) là ước chung lớn nhất của n và r.
(n, r)

Chứng minh. Độc giả có thể chứng minh như bài tập.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 5. Nhóm cyclic 45

Hệ quả 5.14. Giả sử G = hai là một nhóm cyclic cấp n. Với 0 ≤ r < n, phần
tử ar là phần tử sinh của G nếu và chỉ nếu (n, r) = 1.

Ví dụ 5.15. Giả sử G = hai là nhóm cyclic cấp 12; chẳng hạn, G = hαi với
α = (1 2 ... 12) là vòng xích có độ dài 12 của S12 . Các phân tử sinh của G có
dạng ar sao cho (r, 12) = 1, với 1 ≤ r < 12. Suy ra r = 1, 5, 7, 11. Vì vậy

G = hai = ha5 i = ha7 i = ha11 i.


12
Theo Mệnh đề 5.13, nhóm con ha2 i có cấp bằng = 6. Một phần tử sinh
(12, 2)
của nhóm ha2 i là (a2 )s sao cho (s, 6) = 1. Như vậy s = 1, 5. Điều này suy ra

ha2 i = ha10 i.

Tương tự ta có
ha3 i = ha9 i, ha4 i = ha8 i.
Vì vậy có tất cả 6 nhóm con phân biệt của G; đó là

G, {1G }, ha2 i, ha3 i, ha4 i, ha6 i.

Các phần tử sinh của nhóm G là a, a5 , a7 , a11 .

Từ Ví dụ trên, ta thấy rằng nếu (r, n) = (s, n) thì har i = has i. Trong
trường hợp tổng quát ta có hệ quả sau đây.

Hệ quả 5.16. Giả sử (G, .) là nhóm cyclic cấp n sinh bởi phần tử a. Lúc đó

har i = has i khi và chỉ khi (r, n) = (s, n).

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

Như vậy các nhóm con của một nhóm cyclic (G, .) cấp n sinh bởi phần tử
a là các nhóm con có dạng hak i với k là ước của n.

Hệ quả 5.17. Các nhóm con của Zn là các nhóm con có dạng hk̄i với k là
ước của n.
¯ = {0̄}.
Ví dụ 5.18. Các nhóm con của Z18 là Z18 = h1̄i, h2̄i, h3̄i, h6̄i, h9̄i, h12i

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


46 Chương 1. Chương 1: Nhóm

BÀI TẬP

¯
5.1. Trong nhóm cộng Z18 , hãy xác định các nhóm con h2̄i, h3̄i, h4̄i, h5̄i, h10i.

5.2. Trong nhóm đối xứng S4 , ký hiệu α = (1 2 3 4), β = (1 2)(3 4). Hãy xác
định hαi, hβi.

5.3. Trong nhóm cộng Zn các số nguyên modulo n, chứng minh rằng

a) Nếu a | b (a là ước số của b, hay a chia hết b) thì hb̄i ⊂ hāi;

b) hāi = hb̄i nếu và chỉ nếu (a, n) = (b, n).

5.4. Tìm tất cả các nhóm con của nhóm cộng Z20 và vẽ sơ đồ bao hàm giữa
chúng. Câu hỏi tương tự cho Z24 và G = hαi, với α = (1 2 ... 6) là một vòng
xích có độ dài 6 của S6 .

5.5. Cho G là nhóm cyclic cấp n sinh bởi phần tử a. Chứng minh Mệnh đề
5.13:
n
a) Với 1 ≤ r ≤ n − 1, cấp của nhóm con har i bằng ;
(n, r)

b) ar là phần tử sinh của G nếu và chỉ nếu (n, r) = 1.

5.6. Tìm tất cả các phần tử sinh của Z18 . Câu hỏi tương tự cho Z20 , Z24 .

5.7. Nhóm đối xứng S3 có phải là nhóm cyclic không? Tại sao? Phát biểu cho
trường hợp tổng quát.

5.8. Chứng minh rằng R∗ cùng phép nhân thông thường là một nhóm nhưng
không cyclic.

5.9.

a) Chứng minh rằng nếu p là số nguyên tố thì Z∗p cùng phép toán nhân
(ā.b̄ = ab) là một nhóm.;

b) Nhóm nhân các nhóm Z∗5 , Z∗7 , Z∗11 có phải là nhóm cyclic không?

5.10. Giả sử α ∈ Sn . Chứng minh rằng

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 6. Định lý Lagrange, nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương 47

a) nếu α là một vòng xich có độ dài k thì ord(α) = k;

b) nếu α = α1 α2 · · · αs là tích của các vòng xích rời nhau αi thì

ord(α) = lcm(ord(α1 ), ..., ord(αs ),

trong đó lcm(a1 , ..., as ) là ký hiệu bội chung nhỏ nhất của a1 , ..., as .

5.11. Chứng minh rằng một nhóm cyclic vô hạn có đúng 2 phần tử sinh.

5.12. Chứng minh rằng một nhóm cyclic có duy nhất một phần tử sinh là
một nhóm hữu hạn có nhiều nhất 2 phần tử.

5.13. Có bao nhiêu nhóm con cấp 2 của nhóm S5 .

5.14. Cho G là một nhóm thỏa mãn tính chất với mọi x ∈ G : x2 = 1G . Chứng
minh rằng

a) G là một nhóm Abel.

b) nếu G là nhóm hữu hạn thì cấp của G là 2n , với n là số tự nhiên nào đó.

§6 ĐỊNH LÝ LAGRANGE, NHÓM CON CHUẨN TẮC


VÀ NHÓM THƯƠNG

Định lý Lagrange trong lý thuyết nhóm có nhiều ứng dụng rộng rãi và thú
vị trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng ta bắt đầu các khái niệm sau đây.

Định nghĩa 6.1. Cho H là một nhóm con của G và a ∈ G, khi đó

aH = {ah | h ∈ H} (hay Ha = {ha | h ∈ H})

được gọi là một lớp ghép trái (phải, tương ứng) của a đối với H.

Ví dụ 6.2. Giả sử G = S3 và H = h(12)i = {(1), (12)}. Khi đó,

(12)H = {(1), (1 2)} =H


(13)H = {(1 3), (1 2 3)} = (1 2 3)H
(23)H = {(2 3), (1 3 2)} = (1 3 2)H.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


48 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Tương tự, xét các lớp ghép phải:

H(12) = {(1), (1 2)} =H


H(13) = {(1 3), (1 3 2)} = H(1 3 2)
H(23) = {(2 3), (1 2 3)} = H(1 2 3).

Quan sát ví dụ trên ta thấy rằng (13)H 6= H(13). Hay nói một cách khác,
hai lớp ghép trái và phải của cùng một phần tử a nói chung là khác nhau. Ví
dụ trên cũng cho ta thấy rằng có đúng 3 lớp ghép trái và 3 lớp ghép phải đối
với H. Một câu hỏi nảy ra là khi nào thì hai lớp ghép trái (phải) trùng nhau?
Hay nói một cách khác, với điều kiện nào thì aH = bH (hoặc Ha = Hb)?

Bổ đề 6.3. Giả sử H là một nhóm con của nhóm nhân G và a, b ∈ G. Lúc


đó

(i) aH = bH nếu và chỉ nếu b−1 a ∈ H. Đặc biệt, aH = H nếu và chỉ nếu
a ∈ H;

(ii) Nếu aH ∩ bH 6= ∅ , thì aH = bH;

(iii) |aH| = |H| = |Ha| với mọi a ∈ G.

Chứng minh. Trước hết ta định nghĩa một quan hệ hai ngôi trên G như sau:

∀a, b ∈ G : a ∼ b nếu b−1 a ∈ .H

Ta có thể kiểm chứng rằng ∼ là một quan hệ tương đương trên G. Với a ∈ G,
ta cần xác định ā. Theo định nghia,

ā = {b ∈ G | a ∼ b} = {b ∈ G | b−1 a ∈ H}.

Với mọi y ∈ ā, ta có a ∼ y; tức là a−1 y ∈ H. Do đó tồn tại x ∈ H sao cho


a−1 y = x. Dẫn đến y = ax ∈ aH. Suy ra ā ⊂ aH. Mặt khác, với mọi y ∈ aH,
tôn tại x ∈ H sao cho y = ax. Lúc đó a−1 y = x ∈ H; nghĩa là a ∼ y, hay
y ∈ ā. Từ đó suy ra aH ⊂ ā. Từ đây ta kết luận ā = aH.
Như vậy ta đã chứng tỏ ∼ là một quan hệ tương đương trên G và lớp tương
đương ā = aH. Do đó (i) và (ii) đã được chứng minh.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 6. Định lý Lagrange, nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương 49

Để chứng minh (iii) ta xét ánh xạ

f : H −→ aH
h 7−→ ah.

Dễ thấy f là song ánh. Do đó lực lượng của aH và H bằng nhau; hay |aH| =
|H|. Tương tự, ta cũng chứng minh được |H| = |Ha|.

Bổ đề 6.3 cho ta thấy rằng hai lớp ghép trái aH = bH khi và chỉ khi
−1
b a ∈ H. Một cách tương tự, hai lớp ghép phải Ha = Hb khi và chỉ khi
ab−1 ∈ H. Chẳng hạn, trong Ví dụ 6.2 ta thấy (123)−1 (13) = (12) ∈ H nên
(13)H = (123)H.
Từ chứng minh Bổ đề 6.3, mỗi lớp ghép trái (phải) là lớp tương đương của
quan hệ tương đương ∼, ā = aH. Do đó, G được phân hoạch thành các lớp
tương đương rời nhau.
Bây giờ ta giả sử G là một nhóm hữu hạn cấp n và H ≤ G. Giả thiết thêm
|H| = d. Theo Bổ đề 6.3, G được phân hoạch thành các lớp ghép trái rời nhau
a1 H, ..., ak H; tức là
G = a1 H ∪ a2 H ∪ ... ∪ ak H
và |a1 H| = · · · = |ak H| = |H| = d. Suy ra

n = |G| = |a1 H| + · · · + |ak H| = kd.

Điều này dẫn đến d là ước số của n và được phát biểu qua định lý sau đây.

Định lý 6.4. (Định lý Lagrange) Cho G là một nhóm hữu hạn cấp n. Nếu
H là một nhóm con cấp d của G thì d là ước số của n.

Định lý Lagrange cho ta thấy rằng cấp của một nhóm con bất kỳ của một
nhóm hữu hạn G cấp n đều là ước số của n. Một câu hỏi tự nhiên là điều
ngược lại của Định lý Lagrange có đúng không? Một cách cụ thể hơn, cho G là
một nhóm hữu hạn cấp n và d | n (d là ước của n), có tồn tại hay không một
nhóm con H ≤ G sao cho cấp của H bằng d? Chúng ta sẽ nghiên cứu câu hỏi
này trong phần bài tập.
Theo Hệ quả 5.9, nếu G là nhóm cyclic cấp n thì với mọi x ∈ G ta đều có
n
x = 1G . Điều này vẫn còn đúng khi G là một nhóm hữu hạn bất kỳ.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


50 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Hệ quả 6.5. Cho G là một nhóm hữu hạn cấp n. Khi đó,
(i) Mọi phần tử của G đều có cấp là một ước số của n;
(ii) Với mọi x ∈ G, ta đều có xn = 1G .
Chứng minh.
(i) Khẳng định được suy ra từ Định lý Lagrange
(ii) Với mọi x ∈ G, gọi H = hxi và đặt d = |H|. Theo Định lý Lagrange,
tồn tại k ∈ N sao cho n = kd. Ta có

xn = xkd = (xd )k
= (1G )k (do H là nhóm cyclic cấp d)
= 1G

Cho G là một nhóm bất kỳ (có thể vô hạn) và H ≤ G. Từ Bổ đề 6.3, ta


cũng thấy rằng nếu số các lớp ghép trái của G đối với nhóm con H là hữu hạn
thì số các lớp ghép phải của G đối với H cũng hữu hạn và bằng số các lớp
ghép trái. Số này được gọi là chỉ số của G đối với H, ký hiệu [G : H].
Hệ quả 6.6. Nếu H là một nhóm con của một nhóm hữu hạn G thì

|G| = [G : H]|H|.

Như trong Ví dụ 6.2, ta đã thấy lớp ghép trái và lớp ghép phải của cùng
một phần tử đối với nhóm con H không nhất thiết bằng nhau. Từ điều này
dẫn đến khái niệm quan trọng sau đây.
Định nghĩa 6.7. Một nhóm con N của G được gọi là chuẩn tắc nếu xN = N x
với mọi x ∈ G. Nếu N là nhóm con chuẩn tắc của G, ta ký hiệu N / G.
Ví dụ 6.8.
(1) Mọi nhóm con của nhóm abel đều chuẩn tắc;
(2) Trong một nhóm tùy ý G, nhóm tầm thường {1G } và G là hai nhóm
con chuẩn tắc của G;
(3) Trong nhóm đối xứng S3 , xét hai nhóm con H1 = h(1 2)i = {(1), (1 2)}
và H2 = h(1 2 3)i = {(1), (1 2 3), (1 3 2)}; Ta có H2 / S3 nhưng H1 không
chuẩn tắc trong S3 .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 6. Định lý Lagrange, nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương 51

Mệnh đề sau đây cho chúng ta một tiêu chuẩn nhận biết về một nhóm con
chuẩn tắc.
Mệnh đề 6.9. Một nhóm con H của một nhóm G là chuẩn tắc nếu và chỉ
nếu xhx−1 ∈ H với mọi x ∈ G và h ∈ H.
Chứng minh. Giả sử H / G. Khi đó với mọi x ∈ G và h ∈ H ta có xh ∈ xH =
Hx. Do đó tồn tại h0 ∈ H sao cho xh = h0 x. Suy ra xhx−1 = h0 ∈ H.
Đảo lại, giả sử với mọi z ∈ xH, tồn tại h ∈ H sao cho z = xh. Lúc đó
zx = xhx−1 ∈ H. Nên tồn tại h0 ∈ H sao cho zx−1 = h0 . Điều này dẫn
−1

đến z = h0 x ∈ Hx. Suy ra xH ⊂ Hx. Tương tự, ta cũng chứng minh được
Hx ⊂ xH; hay xH = Hx. Ta kết luận H  G.
Ví dụ 6.10. Nhắc lại tâm của nhóm G là
Z(G) = {z ∈ G | zg = gz với mọi g ∈ G}.
Chúng ta đã biết rằng Z(G) là nhóm con của G. Mặt khác, z ∈ Z(G) và g ∈ G,
ta có
gzg −1 = (gz)g −1
= (zg)g −1 (do z ∈ Z(G))
= z(gg −1 ) = z.1G = z ∈ Z(G).
Do đó Z(G)  G.
Với mỗi nhóm con chuẩn tắc H của G, xét quan hệ tương đương a ∼ b nếu
−1
b a ∈ H với mọi a, b ∈ G. Chúng ta biết rằng ā = aH và aH = bH khi và chỉ
khi b−1 a ∈ H. Do H  G nên điều này cũng tương đương với ab−1 ∈ H. Ký
hiệu
G/H = G/ ∼ = {ā = aH | a ∈ G}
là tập thương (tập hợp các lớp tương đương) của G ứng với quan hệ tương
đương ∼. Trên tập thương G/H ta định nghĩa phép nhân
(aH).(bH) = (ab)H (hay ā.b̄ = ab) ∀a, b ∈ G.
Dễ thấy phép nhân vừa định nghĩa ở trên là một phép toán hai ngôi trên
G/H. Hơn nữa, phép toán nhân này có tính chất kết hợp, có phần tử đơn vị,
1G/H = H, và mọi phần tử của G/H đều khả nghịch.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


52 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Mệnh đề 6.11. Cho (G, .) là một nhóm và H  G. Lúc đó G/H cùng với
phép nhân được định nghĩa ở trên là một nhóm.

Chứng minh. Sinh viên tự chứng minh chi tiết.

Định nghĩa 6.12. Giả sử H là một nhóm con chuẩn tắc của một nhóm G.
Lúc đó, nhóm (G/H, .) được gọi là nhóm thương của G đối với H.

Khi G là nhóm hữu hạn thì cấp của nhóm G/H bằng [G : H] = |G|/|H|.
Chú ý rằng nếu (G, +) là một nhóm cộng và H là nhóm con chuẩn tắc
trong G. Các lớp ghép trái (hay phải) của a có dạng là ā = a + H và

a+H =b+H ⇐⇒ a − b ∈ H.

Khi đó, ta thu được nhóm thương (G/H, +) của G đối với H, trong đó phép
cộng trên G/H được đinh nghĩa

(a + H) + (b + H) = (a + b) + H ∀a, b ∈ G.

Ví dụ 6.13. G = Z và N = mZ với m > 1. Do Z là nhóm cộng Abel nên


mZZ. Ta thu được nhóm thương Z/mZ chính là nhóm các số nguyên modulo
m; nghĩa là, Z/mZ = Zm .

Ví dụ 6.14. Xét G = S3 và H = h(1 2 3)i. Ta đã biết H  S3 . Lúc đó, nhóm


thương S3 /H = {H, (1 2)H} là một nhóm cấp 2.

BÀI TẬP

6.1. Cho G là một nhóm và H là nhóm con của G. Ta định nghĩa một quan
hệ hai ngôi ∼ trên G như sau:

∀a, b ∈ G, a ∼ b ⇔ ab−1 ∈ H.

a) Chứng minh rằng ∼ là một quan hệ tương đương trên G.

b) Chứng minh rằng ā = Ha với mọi a ∈ G.

6.2. a) Trong nhóm đối xứng S3 , giả sử σ2 = (12), σ5 = (123) và H =


hσ2 i, K = hσ5 i. Tìm tất cả các lớp ghép trái và lớp ghép phải đối với H
và K trong S3 .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 6. Định lý Lagrange, nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương 53

b) Trong Z12 , giả sử H1 = h2̄i, H2 = h3̄i. Tìm tất cả các lớp ghép trái và
lớp ghép phải đối với H1 và H2 trong Z12 .

6.3. Nhắc lại GLn (R), tập hợp các ma trận vuông A thuộc Mn (R) sao cho
det(A) 6= 0, cùng với phép nhân ma trận là một nhóm và nó được gói là nhóm
tuyến tính tổng quát.

a) Ta định nghĩa nhóm tuyến tính đặc biệt là

SLn (R) = {A ∈ GLn (R)| det(A) = 1}.

Chứng minh rằng SLn (R) là nhóm con chuẩn tắc của GLn (R).

b) Chứng minh rằng GLn (Q) là nhóm con của GLn (R). Cho biết GLn (Q)
có phải là nhóm con chuẩn tắc của GLn (R) hay không?

6.4. Cho G là một nhóm hữu hạn và H, K là các nhóm con của G. Chứng
minh rằng nếu H ≤ K thì

[G : H] = [G : K][K : H].

6.5. Cho H và K là các nhóm con hữu hạn của một nhóm G sao cho |H| and
|K| nguyên tố cùng nhau. Chứng minh rằng H ∩ K = {1G }.

6.6. Giả sử G là một nhóm hữu hạn. Chứng minh rằng nghịch đảo của một
phần tử là lũy thừa dương của phần tử đó.

6.7. Cho G là một nhóm cấp 4. Chứng minh rằng hoặc G là cyclic hoặc x2 = 1G
với mọi x ∈ G.

6.8. (Định lý Fermat nhỏ:) Chứng minh rằng nếu p là số nguyên tố và


a ∈ Z thì
ap = a mod p.

6.9. (Định lý Euler:) Ta định nghĩa φ(n) là số các số tự nhiên k ≤ n và


nguyên tố cùng nhau với n. Chứng minh rằng nếu (r, m) = 1 thì

rφ(m) = 1 mod m.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


54 Chương 1. Chương 1: Nhóm

6.10. (Định lý Wilson:) Chứng minh rằng một số nguyên p là nguyên tố


nếu và chỉ nếu
(p − 1)! ≡ −1 mod p.

6.11. Chứng minh rằng mọi nhóm có cấp nguyên tố đều cyclic.

6.12. Chứng minh rằng một nhóm cyclic cấp n có duy nhất một nhóm con
cấp d, với d là ước số của n.

6.13. Chứng minh rằng một nhóm G cấp n là cyclic nếu và chỉ nếu với mọi
ước d của n, tồn tại nhiều nhất một nhóm con cyclic cấp d.

6.14. Chứng minh rằng nếu G là một nhóm Abel cấp n có nhiều nhất một
nhóm con cyclic cấp p, với mỗi ước nguyên tố p của n, thì G là nhóm cyclic.

6.15. Chứng minh rằng giao của một họ khác rỗng các nhóm con chuẩn tắc
của một nhóm G là một nhóm con chuẩn tắc của G.

6.16. Ký hiệu An là tập hợp các phép thế chẵn cấp n. Chứng minh An / Sn .
Nhóm An còn được gọi là nhóm thay phiên. Xác định cấp của nhóm thương
Sn /An

6.17. Chứng minh rằng

a) Nếu H là nhóm con của G sao cho [G : H] = 2 thì g 2 ∈ H với mọi g ∈ G.

b) Nếu H là nhóm con của G sao cho [G : H] = 2 thì H là nhóm con chuẩn
tắc của G.

6.18. Chứng minh rằng không tồn tại một nhóm con nào cấp 6 của nhóm thay
phiên A4 .

6.19. Cho H1 và H2 là các nhóm con chuẩn tắc của một nhóm G sao cho
H1 ∩ H2 = {1G }. Chứng minh rằng với h1 ∈ H1 và h2 ∈ H2 , h1 h2 = h2 h1

6.20. Cho G là một nhóm. Ký hiệu [G, G] là nhóm con của G sinh bởi các
phần tử có dạng xyx−1 y −1 , với mọi x, y ∈ G; nghĩa là,

[G, G] = h{xyx−1 y −1 | x, y ∈ G}i.

Chứng minh rằng

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Đồng cấu nhóm 55

a) [G, G]  G và G/[G, G] là nhóm Abel.

b) Với bất kỳ nhóm con chuẩn tắc N của G, nhóm thương G/N Abel khi
và chỉ khi [G, G] ⊆ N .

§7 ĐỒNG CẤU NHÓM

Một ánh xạ bảo toàn các phép toán giữa hai nhóm được gọi là đồng cấu
nhóm. Chính xác hơn, ta có có định nghĩa sau đây.

Định nghĩa 7.1. Cho (G, .) và (H, .) là các nhóm. Một ánh xạ f : G −→ H
được gọi là một đồng cấu nhóm nếu

f (x.y) = f (x).f (y) với mọi x, y ∈ G (∗).

Trong định nghĩa trên, G và H đều là các nhóm nhân. Tùy thuộc vào
nhóm nhân hay cộng của G và H, điều kiện (∗) được viết một cách phù
hợp. Chẳng hạn, nếu G là nhóm cộng và H là nhóm nhân thì (∗) trở thành
f (x + y) = f (x).f (y) với mọi x, y ∈ G. Tương tự, nếu cả G và H đều là các
nhóm cộng thì điều kiện (∗) được viết lại là f (x + y) = f (x) + f (y) với mọi
x, y ∈ G.

Ví dụ 7.2. (1) Giả sử (G, .) và (H, .) là các nhóm bất kỳ. Ánh xạ

f : G −→ H
x 7−→ 1H

là một đồng cấu nhóm. Đồng cấu nhóm này còn được gọi là đồng cấu tầm
thường.
(2) Giả sử G là một nhóm và H là một nhóm con của G. Ánh xạ

ι : H −→ G
x 7−→ x

là một đồng cấu nhóm. Đồng cấu này được gọi là đồng cấu bao hàm hay còn
được gọi là phép nhúng một nhóm con vào một nhóm. Đặc biệt, nếu H = G
thì ι = IdG là ánh xạ đồng nhất.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


56 Chương 1. Chương 1: Nhóm

(3) Giả sử G là một nhóm và H là nhóm con chuẩn tắc của G. Ánh xạ

p : G −→ G/H
x 7−→ xH

là một đồng cấu nhóm và đồng cấu này được gọi là phép chiếu chính tắc (hay
toàn cấu chính tắc).
(4) Giả sử G = Z và H là một nhóm nhân. Cho trước phần tử a ∈ H. Ta
định nghĩa ánh xạ

f : Z −→ H
n 7−→ an .

Với mọi m, n ∈ Z, ta có

f (m + n) = am+n = am .an = f (m).f (n).

Vậy f là đồng cấu nhóm từ Z vào H.


(5) Giả sử G = R là nhóm cộng các số thực và H = C∗ là nhóm nhân các
số phức khác 0. Ta định nghĩa ánh xạ

f : R −→ C∗
x 7−→ cos x + i sin x.

Với mọi x, y ∈ R, ta có

f (x + y) = cos(x + y) + i sin(x + y)
= cos x cos y − sin x sin y + i(sin x cos y + sin y cos x)
= (cos x + i sin x)(cos y + i sin y)
= f (x)f (y).

Vậy f là đồng cấu nhóm.


(6) Giả sử G = R là một nhóm cộng các số thực và H = R∗ là nhóm nhân
các số thực khác không. Lúc đó, dễ thấy ánh xạ

f : R −→ R∗
x 7−→ ex

là một đồng cấu nhóm.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Đồng cấu nhóm 57

Như chúng ta đã thấy, đồng cấu nhóm bảo toàn các phép toán giữa hai
nhóm. Ta tiếp tục xem xét đồng cấu nhóm có bảo toàn cấu trúc nhóm giữa
hai nhóm hay không? Hay nói một cách khác, một đồng cấu nhóm f từ G vào
H có biến phần tử đơn vị (nghịch đảo) của G thành phần tử đơn vị (nghịch
đảo) của H hay không? Mệnh đề sau đây cho ta thấy rõ một đồng cấu nhóm
luôn bảo toàn cấu trúc nhóm giữa hai nhóm.
Mệnh đề 7.3. Giả sử f : G −→ H là một đồng cấu nhóm. Khi đó,
(i) f (1G ) = 1H ;

(ii) f (x−1 ) = (f (x))−1 với mọi x ∈ G;

(iii) f (xn ) = (f (x))n với mọi x ∈ G và n ∈ Z.


Chứng minh. (i) Ta có f (1G ) = f (1G .1G ) = f (1G ).f (1G ).. Suy ra f (1G ) = 1H .
(ii) Từ (i) ta có 1H = f (1G ) = f (x.x−1 ) = f (x).f (x−1 ). Do đó f (x−1 ) =
(f (x))−1 .
(iii) Độc giả có thể tự chứng minh.

Mệnh đề sau đây khẳng định rằng hợp thành của hai đồng cấu nhóm là
một đồng cấu nhóm.
Mệnh đề 7.4. Nếu f : G → H và g : H → K là các đồng cấu nhóm thì ánh
xạ hợp thành gf : G → K là một đồng cấu nhóm.
Chứng minh. Với mọi x, y ∈ G, ta có

gf (xy) = g(f (xy)) = g(f (x)f (y)) (do f là đồng cấu nhóm)
= g(f (x))g(f (y)) (do g là một đồng cấu nhóm )
= gf (x).gf (y).

Vậy gf là đồng cấu nhóm.


Định nghĩa 7.5. Giả sử f : G → H là một đồng cấu nhóm. Khi đó,
(i) f được gọi là đơn cấu nhóm (toàn cấu, hay đẳng cấu nhóm) nếu f là
đơn ánh (toàn ánh, hay song ánh);
(ii) hai nhóm G và H được gọi là đẳng cấu nhau nếu tồn tại một đẳng cấu
nhóm từ G vào H, ký hiệu G ∼ = H.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


58 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Ví dụ 7.6. (1) Giả sử H là một nhóm con của G. Ánh xạ bao hàm ι : H → G
là một đơn cấu nhóm.
(2) Giả sử N là nhóm con chuẩn tắc của một nhóm G. Khi đó toàn cấu
chính tắc p : G → G/N là một toàn cấu nhóm.

Mệnh đề 7.7. Nếu f : G → H là một đẳng cấu nhóm thì f −1 cũng là một
đẳng cấu nhóm.

Chứng minh. Độc giả dễ dàng chứng minh mệnh đề này.

Từ Mệnh đề 7.3, ta đã thấy một đồng cấu nhóm bảo toàn đơn vị và nghịch
đảo giữa hai nhóm. Mệnh đề sau đây còn cho chúng ta thấy rằng một đồng
cấu nhóm luôn bảo toàn cấu trúc nhóm con giữa hai nhóm.

Mệnh đề 7.8. Giả sử f : G → H là một đồng cấu nhóm. Khi đó,

(i) nếu G1 là một nhóm con của G thì f (G1 ) là nhóm con của H;

(ii) nếu H1 là một nhóm con của H thì f −1 (H1 ) là nhóm con của G.

Chứng minh. (i) Giả sử G1 là một nhóm con của G. Do 1G ∈ G1 nên 1H =


f (1G ) ∈ f (G1 ). Do đó f (G1 ) 6= ∅. Hơn nữa, với y1 , y2 ∈ f (G1 ), tồn tại x1 , x2 ∈
G1 sao cho y1 = f (x1 ) và y2 = f (x2 ). Vì G1 là nhóm con của G, ta có
x1 x−1
2 ∈ G1 . Suy ra

y1 y2−1 = f (x1 )[f (x2 )−1 ] = f (x1 )f (x−1 −1


2 ) = f (x1 x2 ) ∈ f (G1 ).

Vậy f (G1 ) là nhóm con của H.


(ii) Giả sử H1 là nhóm con của H. Do f (1G ) = 1H ∈ H1 nên 1G ∈ f −1 (H1 ).
Do đó f −1 (H1 ) 6= ∅. Mặt khác, với mọi x1 , x2 ∈ f −1 (H1 ), ta có

f (x1 .x−1 −1 −1
2 ) = f (x1 )f (x2 ) = f (x1 ).f (x2 ) .

Mà f (x1 ), f (x2 ) ∈ H1 và H1 ≤ H nên suy ra f (x1 ).f (x2 )−1 ∈ H1 . Điều này dẫn
đến f (x1 .x−1 −1
2 ) ∈ H1 ; nghĩa là x1 .x2 ∈ f
−1
(H1 ). Từ đây ta kết luận f −1 (H1 )
là nhóm con của G.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Đồng cấu nhóm 59

Mệnh đề trên cho chúng ta thấy rằng ảnh và ảnh ngược của một nhóm con
qua đồng cấu nhóm là một nhóm con. Một câu hỏi tự nhiên đặt ra là ảnh và
ảnh ngược của một nhóm con chuẩn tắc qua đồng cấu nhóm có phải là nhóm
con chuẩn tắc hay không? Xét ánh xạ f : Z → S3 xác định bởi f (n) = (1 2)n
với mọi n ∈ Z. Ta có Z được xem là nhóm con chuẩn tắc của chính nó và
f (Z) = {(1), (1 2)} là nhóm con không chuẩn tắc trong trong S3 . Như vậy ta
có câu trả lời là ảnh của một nhóm con chuẩn tắc qua đồng cấu nhóm không
nhất thiết là một nhóm con chuẩn tắc. Tuy nhiên, ảnh ngược của một nhóm
con chuẩn tắc qua đồng cấu nhóm là một nhóm con chuẩn tắc. Một cách cụ
thể hơn, nếu H1  H thì f −1 (H1 )  G. Độc giả có thể tự chứng minh nhận xét
này.
Giả sử f : G → H là đồng cấu nhóm. Theo nhận xét trên, ta có f (G) là
nhóm con của H và f −1 (1H ) là nhóm con chuẩn tắc của G. Hai tập f (G) và
f −1 (1H ) đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả các đồng cấu nhóm cũng
như cấu trúc giữa các nhóm.

Định nghĩa 7.9. Cho f : G → H là một đồng cấu nhóm. Ảnh của đồng cấu
nhóm f là
Im f = f (G) = {f (x)|x ∈ G}.
Hạt nhân của đồng cấu nhóm f là

Ker f = f −1 ({1H }) = {x ∈ G | f (x) = 1H }.

Chú ý là Im(f ) ≤ H và Ker(f )  G.


Trở lại Ví dụ 7.6, đồng cấu bao hàm ι : H → G có

Ker(ι) = {1G } và Im(ι) = H,

phép chiếu chính tắc p : G → G/H có

Ker(p) = H và Im(p) = G/H.

Định lý sau đây là một tiêu chuẩn nhận biết một đơn cấu hay một toàn cấu
nhóm.

Định lý 7.10. Cho f : G → H là một đồng cấu nhóm. Khi đó,

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


60 Chương 1. Chương 1: Nhóm

(i) f là đơn cấu nhóm khi và chỉ khi Ker f = {1G };

(ii) f là toàn cấu khi và chỉ khi Im f = H.

Chứng minh. (i) Giả sử f là đơn cấu. Để ý rằng Ker f ⊃ {1G }. Mặt khác,
với mọi x ∈ Ker(f ), ta có f (x) = 1H = f (1G ). Do f là đơn ánh nên x = 1G .
Suy ra Ker f = {1G }. Đảo lại, giả sử Ker f = {1G }. Ta cần chứng minh f
là đơn ánh. Thật vậy, với bất kỳ x1 , x2 ∈ G, giả sử rằng f (x1 ) = f (x2 ). Dẫn
đến f (x1 )[f (x2 )−1 ] = f (x1 .x−1 −1
2 ) = 1H . Suy ra x1 x2 ∈ Ker f . Theo giả thiết,
x1 x−1
2 = 1G . Do đó x1 = x2 ; ta kết luận f là đơn cấu nhóm.
(ii) Độc giả có thể tự chứng minh.

Hệ quả 7.11. Một đồng cấu nhóm f : G → H là đẳng cấu khi và chỉ khi
Ker(f ) = {1G } và Im(f ) = H.

Cho G là một nhóm bất kỳ. Với mỗi a ∈ G, ánh xạ

fa : G −→ G
x 7−→ ax

là một song ánh. Thật vậy, do tính giản ước được bên trái nên fa là một đơn
ánh. Mặt khác, với mọi y ∈ G, tồn tại x = a−1 y sao cho fa (x) = a(a−1 y) =
(aa−1 )y = y. Do đó fa là toàn ánh. Suy ra fa là song ánh. Hay nói một cách
khác, có thể xem fa là một phép thế trên G; tức là fa ∈ SG . Từ nhận xét này,
dẫn chúng ta đến định lý quan trọng sau đây.

Định lý 7.12. Mọi nhóm G đều đẳng cấu với một nhóm các phép thế nào đó
trên G. Hay nói một cách khác, tồn tại một đơn cấu nhóm từ G vào nhóm đối
xứng SG .

Chứng minh. Xét ánh xạ

f : G −→ SG
a 7−→ fa .

Lúc đó f là một đồng cấu nhóm. Thật vậy, với mọi a, b ∈ G và với mọi x ∈ G,
ta có f (ab)(x) = fab (x) = abx = fa (bx) = fa (fb (x)) = (fa .fb )(x). Suy ra

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Đồng cấu nhóm 61

f (ab) = f (a)f (b). Hay f là một đồng cấu nhóm. Mặt khác, với mọi a, b ∈ G,
giả sử f (a) = f (b), tức là fa = fb . Dẫn đến fa (1G ) = fb (1G ). Suy ra a = b. Do
đó f là một đơn cấu.
Hệ quả 7.13. Mọi nhóm hữu hạn G cấp n đều đẳng cấu với một nhóm con
của nhóm đối xứng Sn .
Để mô tả tốt hơn các cấu trúc nhóm, ta thường phân tích các đồng cấu
nhóm thành tích của các đồng cấu "đơn giản hơn". Định lý sau đây được gọi
là định lý nhân tử hóa đồng cấu nhóm.
Định lý 7.14. Giả sử f : G → H là một đồng cấu nhóm và g : G → K là
một toàn cấu nhóm sao cho Ker g ⊆ Ker f . Lúc đó, tồn tại duy nhất một đồng
cấu nhóm h : K → H sao cho f = hg. Hơn nữa,
(i) nếu Ker g = Ker f thì h là đơn cấu;
(ii) nếu f là toàn cấu thì h là toàn cấu.
Chứng minh. Do g là toàn cấu nên với y ∈ K, tồn tại x ∈ G sao cho y = g(x).
Ta định nghĩa một tương ứng h từ K vào H bằng cách đặt h(y) = f (x).
Trước hết ta chứng minh h là một ánh xạ. Thật vậy, với mọi y1 , y2 ∈ K,
tồn tại x1 , x2 ∈ G sao cho y1 = g(x1 ) and y2 = g(x2 ) (do g là toàn cấu).
Giả sử rằng y1 = y2 , khi đó g(x1 ) = g(x2 ). Dẫn đến g(x1 x−1 2 ) = 1H . Suy ra
−1 −1
x1 x2 ∈ Ker g ⊆ Ker f . Tức là f (x1 x2 ) = 1H ; hay f (x1 ).f (x−1 2 ) = 1H . Do đó
f (x1 ) = f (x2 ); nghĩa là h(y1 ) = h(y2 ). Ta kết luận h là ánh xạ.
Tiếp theo, ta lấy hai phần tử bất kỳ y1 , y2 ∈ K, tồn tại x1 , x2 ∈ G sao cho
y1 = g(x1 ) và y2 = g(x2 ). Ta có y1 y2 = g(x1 )g(x2 ) = g(x1 x2 ). Điều này dẫn
đến h(y1 y2 ) = f (x1 x2 ) = f (x1 )f (x2 ) = h(y1 )h(x2 ). Suy ra h là đồng cấu nhóm.
Hơn nữa, với mọi x ∈ G đặt y = g(x). Theo định nghĩa ta có h(y) = f (x); tức
là hg(x) = f (x). Do đó hg = f .
Mặt khác, giả sử tồn tại một đồng cấu nhóm h0 từ K vào H sao cho f = h0 g.
Khi ấy với y ∈ K, tồn tại x ∈ G sao cho y = g(x). Ta có h0 (y) = h0 (g(x)) =
h0 g(x) = f (x) = h(y). Hay h0 (y) = h(y) với mọi y ∈ K. Điều này dẫn đến
h = h0 .
Bây giờ ta giả thiết thêm Ker g = Ker f . Với y ∈ Ker h, tồn tại x ∈ G sao
cho y = g(x). Ta có h(y) = 1H = f (x). Suy ra x ∈ Kerf = Ker g. Do đó
y = g(x) = 1K . Từ đó suy ra Ker h = {1K }. Vì vậy h là đơn cấu.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


62 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Cuối cùng nếu ta giả thiết f là toàn cấu. Kho đó Im h = h(K) = h(g(G)) =
hg(G) = f (G) = H. Ta kết luận h là toàn cấu.

Giả sử f : G → H là một đồng cấu nhóm. Ta đã biết Ker(f )  G. Xét


g = p : G −→ G/ Ker f là phép chiếu chính tắc (nghĩa là K = G/ Ker f ). Khi
đó g là toàn cấu và Ker g = Ker f . Từ Định lý 7.14, ta thu được hệ quả sau
đây.

Hệ quả 7.15. Nếu f : G → H là toàn cấu nhóm thì G/ Ker f ∼


= H.

Trường hợp f : G → H không là toàn cấu thì G/ Ker f đẳng cấu với một
nhóm con của H, đó là Im(f ).

Hệ quả 7.16. Nếu f : G → H là đồng cấu nhóm thì G/ Ker f ∼


= Im f .

Chứng minh. Ta gọi f 0 là ánh xạ từ G vào Im f , f 0 : G → Im f , được xác định


bởi f 0 (x) = f (x) với mọi x ∈ G. Dễ thấy f 0 là toàn cấu nhóm và Ker f 0 = Ker f ,
Im f 0 = Im f. Áp dụng Hệ quả 7.15, ta thu được G/ Ker f 0 ∼ = Im f 0 . Vậy
G/ Ker f ∼ = Im f .

Một điều hết sức thú vị là bằng cách áp dụng Hệ quả 7.15 ta thu được cấu
trúc của nhóm cyclic một cách tường minh.

Hệ quả 7.17. Cho G là một nhóm cyclic.

(i) Nếu G vô hạn thì G ∼


= Z.

(ii) Nếu G là nhóm hữu hạn cấp m thì G ∼


= Zm .

Chứng minh. Giả sử G = hai. Xét đồng cấu nhóm

f : Z −→ G
m 7−→ am .

Rõ ràng f là một toàn cấu và Ker(f ) ≤ Z. Do đó tồn tại n ∈ N sao cho


Ker(f ) = nZ. Áp dụng Hệ quả 7.15, ta được Z/ Ker f = Z/nZ ∼
= G.
Nếu G vô hạn thì n = 0. Lúc đó G ∼= Z/{0} ∼
= Z.
Nếu G hữu hạn và |G| = m thì n = m và Z/ Ker f = Z/mZ ∼ = G. Suy ra

G = Zm .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Đồng cấu nhóm 63

Như vậy đối với nhóm cyclic, ta chỉ có hai "loại" nhóm; hoặc đẳng cấu với
Z, hoặc đẳng cấu với Zm , với số nguyên m nào đó. Chẳng hạn, trong nhóm
đối xứng Sn xét nhóm con cyclic H của Sn sinh bởi vòng xích có độ dài m, với
m ≤ n. Lúc đó, H là nhóm cyclic cấp m. Suy ra H ∼ = Zm .

BÀI TẬP

7.1. Chứng minh rằng một nhóm G là Abel khi và chỉ khi ánh xạ f : G −→ G,
được cho bởi f (a) = a−1 , là một đồng cấu nhóm.

7.2. Chứng tỏ rẳng mọi nhóm G với |G| ≤ 5 đều Abel.

7.3. Giả sử G = {f : R −→ R| f (x) = ax + b, với a 6= 0}. Chứng minh rằng


G cùng với phép toán hợp thành là một nhóm và nhóm này ! đẳng cấu với một
a b
nhóm con của GL2 (R) gồm các ma trận có dạng .
0 1

7.4. Với mỗi số nguyên dương n, chứng minh rằng nhóm cộng Z đẳng cấu với
nhóm con nZ của nó.

7.5. Chứng minh rằng mọi đồng cấu nhóm từ (Q, +) vào (Z, +) đều tầm
thường.

7.6. Giả sử f : G −→ H là một đồng cấu nhóm và G1  G.

a) f (G1 ) có phải là một nhóm con chuẩn tắc của H không?

b) Chứng tỏ rằng nếu f là toàn cấu và G1  G thì f (G1 )  H.

7.7. Cho f : G −→ H là một đồng cấu nhóm và H1  H. Chứng minh rằng

a) f −1 (H1 )  G;

b) Nếu f là toàn cấu thì

G/f −1 (H1 ) ∼
= H/H1 .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


64 Chương 1. Chương 1: Nhóm

7.8. Cho A là một nhóm và B, C là các nhóm con chuẩn tắc của A. Chứng
minh rằng nếu C ⊆ B, thì C là nhóm con chuẩn tắc của B, B/C là nhóm con
chuẩn tắc của A/C và
A/B ∼ = (A/C)/(B/C).

7.9. Cho A và B là các nhóm con của một nhóm nhân G. Ký hiệu

AB = {a.b | a ∈ A, b ∈ B}.

Hỏi AB có phải là nhóm con của G không? Tại sao? Cho một ví dụ minh họa.

7.10. Cho A là nhóm con của một nhóm G và N là nhóm con chuẩn tắc của
G. Chứng minh rằng

a) AN = {an | a ∈ A, n ∈ N } là một nhóm con của G;

b) N là nhóm con chuẩn tắc của AN ;

c) A ∩ N là nhóm con chuẩn tắc của A;

d) AN/N ∼
= A/(A ∩ N ).

7.11. Ký hiệu Aut(G) là tập các tự đẳng cấu của G; tức là, Aut(G) là tập các
đẳng cấu f : G −→ G. Với mọi f, g ∈ Aut(G), ta định nghĩa f.g là ánh xạ hợp
thành của g và f .

a) Chứng minh rằng (Aut(G), .) là một nhóm;

b) Giả sử G Abel. Lúc đó, Aut(G) có phải là nhóm Abel hay không?

c) Chứng minh rằng nếu G là nhóm cyclic thì Aut(G) là nhóm Abel;

d) Chứng minh rằng nếu G là nhóm cyclic có cấp là một số nguyên tố p,


thì Aut(G) là một nhóm cyclic có cấp p − 1.

7.12. Cho f : G −→ H là một đồng cấu nhóm.

a) Chứng tỏ rằng nếu |G| = n thì | Im(G)| chia hết n;

b) Giả sử K ≤ G sao cho [G : K] = n. Chứng minh rằng nếu Ker(f ) ⊆ K


và f là toàn cấu thì [H : f (K)] = n.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 8. Tích các nhóm 65

§8 TÍCH CÁC NHÓM

Giả sử H và K là các nhóm nhân. Trên tập tích Descarters

H × K = {(h, k) | h ∈ H, k ∈ K}

ta định nghĩa phép nhân như sau:

(h1 , k1 ).(h2 , k2 ) = (h1 h2 , k1 k2 ) với mọi (h1 , k1 ), (h2 , k2 ) ∈ H × K.

Dễ dàng kiểm tra H × K cùng với phép nhân được dịnh nghĩa ở trên là một
nhóm có phần tử đơn vị 1G×K = (1H , 1K ) và (h, k)−1 = (h−1 , k −1 ) với mọi
(h, k) ∈ H × K.

Định nghĩa 8.1. Nhóm H × K được gọi là tích trực tiếp của các nhóm H và
K.

Nếu H = K = G, ta viết G × G = G2 .

Ví dụ 8.2. (1) Z2 = Z × Z là nhóm cộng, với phép cộng

(a, b) + (c, d) = (a + c, b + d) ∀ (a, b), (c, d) ∈ Z2 ,

phần tử trung hòa 0Z2 = (0, 0) và phần tử đối của (a, b) là (−a, −b).
(2) Z2 × Z3 là một nhóm cộng cấp 6. Một cách tổng quát, Zm × Zn là nhóm
cộng cấp mn.
(3) Xét nhóm cộng Zm và nhóm nhân S3 . Khi đó tích trực tiếp của Zm và
S3 là nhóm Zm × S3 cấp 6m với phép nhân:

(ā, α)(b̄, β) = (ā + b̄, αβ) với mọi ā, b̄ ∈ Zm , α, β ∈ S3 .

Mệnh đề 8.3. Giả sử G và G0 là các nhóm, K  G, K 0  G0 . Khi đó K ×


K 0  G × G0 và

(G × G0 )/(K × K 0 ) ∼
= G/K × G0 /K 0 .

Chứng minh. Xét ánh xa f : G × G0 −→ (G/K) × (G0 /K 0 ) được cho bởi

f (g, g 0 ) = (gK, g 0 K 0 ).

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


66 Chương 1. Chương 1: Nhóm

Dễ dàng kiểm tra f là một toàn cấu nhóm và Ker f = K × K 0 . Áp dụng Hệ


quả 7.15, ta được G × G0 / Ker(f ) ∼
= G/K × G0 /K 0 . Vậy

(G × G0 )/(K × K 0 ) ∼
= G/K × G0 /K 0 .

Giả sử H và K là hai nhóm con của G, ký hiệu

HK = {hk | h ∈ H, k ∈ K}.

Theo Bài tập 7.25, nếu H (hoặc K) là nhóm con chuẩn tắc của G thì HK là
nhóm con của G. Mệnh đề sau đây cho biết khi nào thì H × K ∼
= HK.

Định lý 8.4. Nếu H và K là hai nhóm con chuẩn tắc của G sao cho H ∩ K =
{1G } và HK = G thì H × K ∼= HK.

Chứng minh. Theo giả thiết, với mọi g ∈ G, tồn tại (h, k) ∈ H × K sao
cho g = hk. Trước hết ta chứng minh biểu diễn này là duy nhất. Thật vậy,
giả sử tồn tại (h0 , k 0 ) ∈ H × K sao cho g = h0 k 0 Lúc đó hk = h0 k 0 , nên
h0−1 h = k 0 k −1 ∈ H ∩ K = {1G }. Suy ra h0 = h và k 0 = k. Sự biểu diễn duy
nhất này xác đinh một ánh xạ ϕ : G −→ H × K với ϕ(g) = (h, k), ở đây
g = hk, h ∈ H và k ∈ K. Giả sử g = hk và g 0 = h0 k 0 , ta có

ϕ(gg 0 ) = ϕ(hkh0 k 0 ) = ϕ(hh0 kk 0 ) = (hh0 , kk 0 ) = (h, k)(h0 , k 0 ) = ϕ(g)ϕ(g 0 ).

Do đó ϕ là một đồng cấu nhóm. Mặt khác, do K là nhóm con chuẩn tắc của
G nên (hkh−1 )k −1 ∈ K; tương tự, do H là nhóm con chuẩn tắc trong G nên
h(kh−1 k −1 ) ∈ H. Theo giả thiết, H ∩ K = {1G }, vì vậy hkh−1 k−1 = 1G . Suy
ra hk = kh.
Cuối cùng, ta chứng minh đồng cấu ϕ là một đẳng cấu. Rõ ràng ϕ là
một toàn cấu. Hơn nữa, với mọi g ∈ Ker(ϕ), ta có ϕ(g) = (1G , 1G ). Lúc đó,
g = 1G .1G = 1G . Dẫn đến Ker(ϕ) = {1G }; hay ϕ là đơn cấu. Vậy ϕ là đẳng
cấu.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 8. Tích các nhóm 67

Định lý trên đòi hỏi giả thiết cả hai nhóm con H và K đều chuẩn tắc trong
G. Câu hỏi tự nhiên được đặt ra là chỉ cần giả thiết một trong hai nhóm con
H và K chuẩn tắc trong G thì kết luận của Định lý 8.4 có còn đúng không?
Ví dụ trong S3 , xét nhóm con H = h(123)i và K = h(12)i. Ta có H  S3 ,
H ∩ K = {1G } nhưng K 6 S3 . Hơn nữa, HK = S3 ; tuy nhiên S3  H × K.
Ví dụ trên cho ta thấy giả thiết cả hai nhóm H, K đều chuẩn tắc trong G là
rất cần thiết.

Bổ đề 8.5. Giả sử G là một nhóm và a, b ∈ G sao cho ab = ba. Giả sử a và


b có cấp lần lượt là m và n. Nếu (m, n) = 1 thì ab có cấp là mn.

Chứng minh. Do a và b giao hoán được nên (ab)r = ar br với mọi r; vì vậy
(ab)mn = amn bmn = 1G . Ta chỉ cần chứng minh nếu (ab)k = 1G thì mn|k. Thật
vậy, giả sử 1G = (ab)k = ak bk . Dẫn đến ak = b−k . Do a, b có cấp lần lượt
là m và n nên 1G = amk = b−mk và 1G = bnk = a−nk . Theo Mệnh đề 5.8, ta
có n|mk. Vì (m, n) = 1 nên n|k; tương tự ta cũng có m|k. Điều này dẫn đến
mn|k. Suy ra mn ≤ k. Vậy mn = ord(ab).

Xét hai nhóm cộng Zm × Zn và Zmn , đây là hai nhóm cùng cấp mn. Mệnh
đề sau đây cho ta điều kiện để hai nhóm Zm × Zn và Zmn đẳng cấu nhau.

Mệnh đề 8.6. Nếu (m, n) = 1 thì Zm × Zn ∼


= Zmn .

Chứng minh. Với mọi a ∈ Z, ta ký hiệu lớp tương đương của a trong Zm là
[ā]m . Xét ánh xạ

f : Z −→ Zm × Zn
a 7−→ ([ā]m , [ā]n ).

Rõ ràng f là một đồng cấu nhóm. Với mọi a ∈ mnZ, tồn tại k ∈ Z sao cho
a = kmn. Ta có f (a) = ([0̄]m , [0̄]n ); hay a ∈ Ker(f ). Suy ra mnZ ⊂ Ker(f ).
Hơn nữa, với mọi a ∈ Ker(f ), ta có f (a) = ([0̄]m , [0̄]n ). Khi đó, [ā]m = [0̄]m
và [ā]n = [0̄]n . Dẫn đến a chia hết cho m và n. Theo giả thiết (m, n) = 1,
nên a chia hết cho mn; tức là a ∈ mnZ. Do đó Ker(f ) ⊂ mnZ. Từ đây suy
ra Ker(f ) = mnZ. Áp dụng Hệ quả 7.16, ta có Z/ Ker(f ) ∼ = Im(f ). Điều này

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


68 Chương 1. Chương 1: Nhóm

tương với Z/mnZ ∼ = Im(f ). Mặt khác, Z/mnZ ∼


= Zmn nên | Im(f )| = mn =
|Zm × Zn |. Suy ra Im(f ) = Zm × Zn . Vậy

Zm × Zn ∼
= Zmn .

Ví dụ 8.7. Z2 × Z3 ∼
= Z6 và Z12 ∼
= Z3 × Z4 .

BÀI TẬP

8.1. Chứng minh rằng Z4  Z2 × Z2 .

8.2. Chứng minh rằng nếu G là một nhóm cấp 4 thì hoặc G ∼ = Z4 hoặc
G∼ = Z2 × Z2 ; hay nói một cách khác, nếu xem hai nhóm đẳng cấu nhau là
một thì có đúng hai nhóm cấp 4.

8.3. Chứng minh rằng mọi nhóm Abel cấp 6 đều cyclic.

8.4. Ký hiệu ϕ là hàm Euler (ϕ(n) là số các số nguyên k ≤ n và nguyên tố


cùng nhau với n). Chứng minh rằng nếu (m, n) = 1 thì ϕ(mn) = ϕ(m)ϕ(n).

8.5. Ký hiệu U (Zm ) ký hiệu là tập các phần tử khả nghịch của Zm đối với
phép nhân. Chứng minh rằng

a) (U (Zm ), .) là một nhóm cấp ϕ(m);

b) U (Z9 ) ∼
= Z6 và U (Z15 ) ∼
= Z4 × Z2 .

8.6. Giả sử H và K là các nhóm. Ký hiệu H ∗ = {(h, 1K ) : h ∈ H} và


K ∗ = {(1H , k) : k ∈ K}. Chứng minh rằng

a) H ∗ và K ∗ là các nhóm con chuẩn tắc của H × K và

(H × K)/K ∗ ∼
= H;

b) H ∼
= H ∗ và K ∼
= K ∗;

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 8. Tích các nhóm 69

8.7. Cho G là một nhóm, một đẳng cấu nhóm f : G → G được gọi là một tự
đẳng cấu nhóm của G. Ký hiệu Aut(G) là tập hợp các tự đẳng cấu nhóm của
G. Chứng minh rằng

a) Aut(G) cùng với phép nhân (phép toán hợp thành) là một nhóm;

b) Nếu Aut(G) = {1} thì |G| ≤ 2.

8.8. Ký hiệu Z(G) là tâm của nhóm G. Chứng minh rằng nếu G là một nhóm
sao cho G/Z(G) là cyclic thì G là nhóm Abel.

8.9. Chứng minh rằng nếu H và K là các nhóm con chuẩn tắc của một nhóm
G và HK = G thì
G/(H ∩ K) ∼= (G/H) × (G/K).

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


70 Chương 1. Chương 1: Nhóm

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


Chương 2

Vành

Vành là một cấu trúc đại số cơ bản; đó là sự kết hợp của độ phức tạp của
một nửa nhóm và các tính chất đủ tốt của một nhóm. Gauss (1801) đã nghiên
cứu các tính chất số học của các số phức a + bi, với a, b ∈ Z, và các đa thức với
hệ số nguyến. Đó là sự khởi đầu của lý thuyết vành và từ đó lý thuyết này được
phát triển theo ba hướng khác nhau. Với sự nỗ lực quan tâm không ngừng về
tập số một cách tổng quát, dẫn đến Dedekind (1871) lần đầu tiên phát biểu
một cách chuẩn tắc các định nghĩa về vành, trường, iđêan, iđêan nguyên tố,...
Quaternion khám phá bởi Hamilton (1843) và được tổng quát hóa bởi Pierce
(1864). Việc nghiên cứu các đường và mặt xác định bởi các phương trình đa
thức đã dẫn đến Hilbert (1890-1893) và một số tác giả khác nghiên cứu vành
đa thức với hệ số trên một trường. Lý thuyết vành hiện đại bắt đầu từ năm
1920 với những công trình của Noether, Artin, và Krull.
Trong khuôn khổ chương trình toán của trường đại học sư phạm, nội dung
của chương này chỉ trình bày một cách cơ bản các khái niệm và các tính chất
của vành, trường, miền nguyên, vành con, iđêan, đồng cấu vành, đặc số của
vành và một số miền nguyên đặc biệt; chẳng hạn, miền nguyên iđêan chính,
miên nguyên Euclide, miền nguyên nhân tử hóa. Do tính đặc thù của sư phạm,
các vành đặc biệt, như vành đa thức hay vành các ma trân, không được khảo
sát một cách chi tiết. Trong khi đó những kiến thức trừu tượng của đại số đại
cương đòi hỏi trình bày có mối liên hệ chặt chẽ với chương trinh toán ở phô
thông; chẳng hạn, vành các số nguyên,trường các thương của miền nguyên như

71
72 Chương 2. Chương 2: Vành

là cách xây dựng trường số hữu tỷ từ miền nguyên Z...

§1 VÀNH VÀ TRƯỜNG

Trên tập số nguyên Z, ta xét hai phép toán cộng và nhân thông thường.
Ta nhận thấy rằng Z cùng phép cộng là một nhóm Abel; Z cùng phép nhân là
một nửa nhóm (thậm chí là vị nhóm). Ngoài ra, có mối liên hệ giữa hai phép
toán trên; đó là phép nhân phân phối được với phép cộng. Một tập X cùng
hai phép toán hai ngôi, cộng và nhân, thỏa mãn các tính chất như thế được
gọi là một vành. Một cách cụ thể hơn, ta có định nghĩa sau đây.

Định nghĩa 1.1. Một tập R khác rỗng cùng với hai phép hai ngôi, cộng (+)
và nhân (·), được gọi là một vành nếu
(i) (R, +) là một nhóm Abel;
(ii) (R, ·) là một nửa nhóm;
(iii) Phép nhân có tính chất phân phối được với phép cộng; tức là,

a(b + c) = ab + ac và (b + c)a = ba + ca với mọi a, b, c ∈ R.

Phần tử trung hòa của nhóm cộng (R, +) được ký hiệu là 0R hoặc 0. Nếu
phép nhân trên vành R có thêm tính chất giao hoán (có phàn tử đơn vị) thì
ta nói rằng R là vành giao hoán (có đơn vị). Phần tử đơn vị của vành R (nếu
có) thường được ký hiệu là 1R .

Định nghĩa 1.2.


(i) Một vành R khác 0R có đơn vị được gọi là một thể nếu mọi phần tử
khác 0R của R đều khả nghịch.
(ii) Một thể giao hoán được gọi là một trường. Nói một cách khác, trường
là một vành giao hoán khác 0R có đơn vị sao cho mọi phần tử khác 0R đều
khả nghịch.

Ví dụ 1.3.
(1) Như chúng ta đã thấy, tập hợp các số nguyên Z cùng hai phép toán
cộng và nhân thông thường là một vành giao hoán có đơn vị. Vành này được
gọi là vành các số nguyên Z. Tuy nhiên, do Z chỉ có 2 phần tử khả nghịch

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 1. Vành và trường 73

(đối với phép nhân) là ±1 nên Z không phải là một trường. Tương tự, các tập
số quen thuộc Q, R, C cùng với hai phép toán cộng và nhân thông thường là
các vành giao hoán có đơn vị. Hơn nữa, ta thấy trên các tập này, mọi phần
tử khác 0 đều khả nghịch. Do đó các tập số Q, R, C cùng với hai phép toán
cộng và nhân thông thường là các trường; các trường này lần lượt được gọi là
trường số hữu tỷ Q, trường số thực R, trường số phức C.
(2) Trên tập các số nguyên modulo m, Zm , trong Chương 1 ta đã biết hai
phép toán cộng và nhân quen thuộc: ā+ b̄ = a + b và āb̄ = ab với mọi ā, b̄ ∈ Zm .
Dễ dàng kiểm tra được rằng (Zm , +, ·) là vành giao hoán có đơn vị. Nói chung,
Zm không nhất thiết là một trường. Trường hợp đặc biệt, nếu p là số nguyên
tố thì Zp là một trường.
(3) Ký hiệu Z[i] = {a + ib | a, b ∈ Z}. Ta định nghĩa hai phép toán hai
ngôi trên Z[i] như sau:

(a + ib) + (c + id) = a + c + i(b + d) với mọi a, b, c, d ∈ Z,

(a + ib)(c + id) = (ac − bd) + i(ad + bc) với mọi a, b, c, d ∈ Z.

Dễ dàng kiểm chứng Z[i] cùng hai phép toán cộng và nhân ở trên là một vành
giao hoán có đơn vị. Vành này được gọi là vành các số nguyên Gauss.
(4) Giả sử G là một nhóm cộng Abel, ký hiệu End(G) là tập hợp các tự đồng
cấu nhóm (đồng cấu nhóm từ G vào chính nó) của G. Với mọi f, g ∈ End(G),
ta định nghĩa phép cộng và phép nhân trên End(G) như sau:

(f + g)(x) = f (x) + g(x) với mọi x ∈ G,

f g(x) = f (g(x)) với mọi x ∈ G.


Khi đó, End(G) cùng với hai phép toán ở trên là một vành có đơn vị là đồng
cấu đồng nhất IdG (nói chung là không giao hoán) và vành này được gọi là
vành các tự đồng cấu nhóm.
(5) Giả sử Mn (K) là tập hợp các ma trận vuông cấp n trên trường K. Trên
tập Mn (K) này, ta đã biết hai phép toán: cộng ma trận và nhân các ma trận
là các phép toán hai ngôi. Lúc đó, Mn (K) cùng hai phép toán cộng và nhân

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


74 Chương 2. Chương 2: Vành

vừa nêu ở trên là vành có đơn vị, phần tử đơn vị của vành Mn (K) là ma trận
đơn vị In . Vành này được gọi là vành các ma trận trên trường K . Vành các
ma trận nói chung là không giao hoán.
Giả sử R là vành giao hoán có đơn vị. Một cách tương tự, ký hiệu Mn (R)
là tập hợp các ma trận với các phần tử aij thuộc vành R. Ta định nghĩa hai
phép toán cộng và nhân ma trân tương tự như cộng và nhân các ma trân trên
trường. Lúc đó, ta cũng thu được Mn (R) là một vành. Vành này cũng được
gọi là vành các ma trận trên vành R . Chẳng hạn, Mn (Z) là vành các ma trận
trên vành các số nguyên Z.
(6) Cho K là vành giao hoán có đơn vị. Giả sử K[x1 , ..., xn ] là tập các đa
thức với hệ tử trên K. Khi đó, K[x1 , ..., xn ] cùng hai phép toán cộng đa thức
và nhân đa thức trở thành một vành giao hoán có đơn vị. Vành này được gọi
là vành đa thức trên K.
(7) Trên nhóm cộng Zm × Zn , ta định nghĩa thêm phép nhân:

(a1 , b1 ).(a2 , b2 ) = (a1 a2 , b1 b2 ),

với mọi (a1 , b1 ), (a2 , b2 ), ∈ Zm × Zn . Khi đó, (Zm × Zn , +, ·) là một vành giao
hoán có đơn vị.
Một cách tổng quát, giả sử R, S là các vành. Ta định nghĩa hai phép toán
hai ngôi trên R × S như sau:

(a1 , b1 ) + (a2 , b2 ) = (a1 + a2 , b1 + b2 );

(a1 , b1 ).(a2 , b2 ) = (a1 a2 , b1 b2 ),

với mọi (a1 , b1 ), (a2 , b2 ) ∈ R × S. Khi đó, R × S cùng hai phép toán cộng và
nhân ở trên là một vành. Vành này được gọi là tích các vành R và S.
(8) Giả sử X ⊆ R và RX là tập các hàm số từ X vào R. Với mọi f, g ∈ RX ,
ta định nghĩa f + g và f g như sau:

(f + g)(x) = f (x) + g(x) với mọi x ∈ X,

f g(x) = f (x).g(x) với mọi x ∈ X.

Khi đó, RX cùng hai phép toán được định nghĩa ở trên là một vành.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 1. Vành và trường 75

Bây giờ ta xét một số tính chất đơn giản của vành.

Mệnh đề 1.4. Với mọi x, y là các phần tử của vành R, ta có


(i) x.0R = 0R .x = 0R ;
(ii) (−x).y = x.(−y) = −xy;
(iii) (−x).(−y) = x.y.

Chứng minh. Dành cho độc giả.

Hệ quả 1.5. Với số mọi nguyên m và với mọi x, y là các phần tử của một
vành R, ta có
m(xy) = (mx)y = x(my).

Định nghĩa 1.6. Giả sử R là một vành và a ∈ R \ {0R }.


(1) Phần tử a được gọi là ước trái (ước phải) của 0R nếu tồn tại phần tử
b ∈ R \ {0R } sao cho ab = 0R (tương ứng ba = 0).
(2) Nếu phần tử a không là ước trái và phải của 0R thì ta nói a là phần tử
không là ước của 0R . Hay nói một cách khác, một phần tử a khác 0R được gọi
là không là ước của 0R nếu với b, c ∈ R:

(ab = 0R ⇒ b = 0R ) và (ca = 0R ⇒ c = 0R ).

Ví dụ 1.7.
(1) Trong vành Z6 , từ 2̄.3̄ = 0̄ nên 2̄ và 3̄ là các ước trái và phải của 0̄.
(2) Trong!vành các ma trận ! vuông cấp hai M2 (R), ta xét hai phần tử
1 1 0 −1
A= và B = . Ta có AB = 0. Do đó, A là một ước trái
0 0 0 1
của 0R và B là một ước phải của 0R .
(3) Trên vành các số nguyên Z, mọi phần tử khác 0 đều không là ước của
0. Một cách tổng quát ta có khái niệm sau đây.

Định nghĩa 1.8. Một vành giao hoán R khác 0R , có đơn vị được gọi là miền
nguyên nếu mọi phần tử khác 0R của vành R đều không là ước của 0R . Nói
một cách khác, một vành giao hoán R khác 0R , có đơn vị được gọi là miền
nguyên nếu ∀a, b ∈ R :

ab = 0R ⇒ a = 0R ∨ b = 0R .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


76 Chương 2. Chương 2: Vành

Ví dụ 1.9.
(1) Z, Q, R và C là các miền nguyên.
(2) Vành Z6 không phải là miền nguyên.
(3) Nếu p một số nguyên tố thì Zp là miền nguyên.

Giả sử R là một vành giáo hoán có đơn vị và a ∈ R. Nếu phần tử a khả


nghịch thì a không là ước của 0R . Thật vậy, giả sử tồn tại b ∈ R sao cho
ab = 0R . Dẫn đến a−1 (ab) = a−1 .0R = 0R . Suy ra b = 0R ; tức là a không là
ước của 0R . Do đó mọi phần tử khác 0R của một trường R đều không là ước
của 0R . Điều này cho phép ta phát biểu mệnh đề sau đây.

Mệnh đề 1.10. Mọi trường đều là miền nguyên.

Chú ý rằng Z là miền nguyên nhưng không phải là một trường. Định lý
sau đây cho chúng ta biết khi nào một miền nguyên là một trường.

Định lý 1.11. Mọi miền nguyên hữu hạn đều là trường.

Chứng minh. Giả sử D là miền nguyên hữu hạn và |D| = n. Khi đó D là vành
giao hoán có đơn vị. Ta chỉ cần chứng minh mọi phần tử khác 0D của D đều
khả nghịch. Thật vậy, với bất kỳ a ∈ D \ {0D } xét ánh xạ

f : D −→ aD
x 7−→ ax.

Rõ ràng f là một toàn ánh. Với x1 , x2 ∈ D, giả sử f (x1 ) = f (x2 ); tức là


ax1 = ax2 . Dẫn đến a(x1 − x2 ) = 0D . Do a là phần tử khác không của miền
nguyên D nên x1 − x2 = 0D . Suy ra x1 = x2 . Do đó f là đơn ánh; hay f là
song ánh. Suy ra |aD| = |D|. Từ giả thiết D hữu hạn, ta thu được aD = D.
Từ đây dẫn đến 1D ∈ aD; tức là tồn tại x ∈ D sao cho ax = 1D . Nghĩa là a
khả nghịch; vậy D là một trường.

BÀI TẬP

1.1. Chứng minh rằng nếu R là vành có đơn vị thì chúng ta có thể bỏ đi điều
kiện phép cộng có tính chất giao hoán đối với phép toán cộng trong định nghĩa
vành; tức là, (R, +) chỉ cần điều kiện là một nhóm.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 1. Vành và trường 77

1.2. Giả sử A là một nhóm cộng Abel. Ký hiệu End(A) là tập hợp các tự đồng
cấu nhóm của A (các đồng cấu nhóm từ A vào A). Ta định nghĩa hai phép
toán hai ngôi trên End(A) như sau: với mọi f, g ∈ End(A),

(f + g)(x) = f (x) + g(x) với mọi x ∈ A,

f g(x) = f (g(x)) với mọi x ∈ A.


Chứng minh rằng End(A) cùng hai phép toán trên là một vành có đơn vị.

1.3. Giả sử R 6= {0R } là vành có đơn vị. Ký hiệu U (R) là tập hợp các phần tử
khả nghịch trong R đối với phép nhân. Chứng minh rằng U (R) cùng với phép
nhân là một nhóm.

1.4. Giả sử R là vành có đơn vị. Chứng minh rằng phần tử u là khả nghịch
nếu và chỉ nếu tồn tại các phần tử x, y ∈ R sao cho xu = uy = 1R .

1.5. Chứng minh rằng phần tử x ∈ Zn là khả nghịch khi và chỉ khi x và n là
nguyên tố cùng nhau.

1.6. Chứng minh rằng nếu p là số nguyên tố thì Zp là một trường.

1.7. Tìm một ví dụ về một thể nhưng không phải là trường.

1.8. Chứng minh rằng vành các số nguyên Gauss Z[i] là một miền nguyên.
Tìm tất cả các phần tử khả nghịch của Z[i].

1.9. Chứng minh rằng các số thực có dạng a + b 2, với a, b là các số nguyên
lập thành một vành. Tìm các phần tử khả nghịch của vành này.

1.10. Giả sử R là một vành. Chứng minh rằng R1 = R × Z cùng với các phép
toán (x, m) + (y, n) = (x + y, m + n) và (x, m)(y, n) = (xy + nx + my, mn) là
một vành có đơn vị.

1.11. Một vành R được gọi là chính quy Neumann nếu với mọi a ∈ R, tồn tại
phần tử x ∈ R sao cho axa = a.

a) Chứng minh rằng vành các ma trận vuông cấp n trên trường K, Mn (K),
là vành chính quy Neumann.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


78 Chương 2. Chương 2: Vành

b) Chứng minh rằng R1 ở trong Bài tập 1.10 không là chính quy Neumann.

1.12. Cho tập hợp X và P(X) là tập hợp các tập hợp con của X. Với mọi
A, B ∈ P(X), ta định nghĩa:

A + B = (A \ B) ∪ (B \ A);
A.B = A ∩ B.

Chứng minh rằng P(X) cùng hai phép toán cộng và nhân được định nghĩa ở
trên là một vành giao hoán có đơn vị. Vành (P(X), +, ·) còn dược gọi là vành
Boole.

1.13. Chứng minh rằng một vành giao hoán A có đơn vị 1A 6= 0A là miền
nguyên nếu và chỉ nếu với mọi phần tử của a ∈ A \ {0A } thỏa mãn luật giản
ước (giản ước được); nghĩa là với mọi a ∈ A \ {0A }:

ab = ac =⇒ b = c với mọi b, c ∈ A.

1.14. Cho R là một vành sao cho với mọi x ∈ R đều thỏa mãn x2 = x. Chứng
minh rằng R là một vành giao hoán.

Nhận xét: Hoàn toàn tương tự ta cũng có thể chứng minh được rằng nếu một
vành R thỏa mãn x2 = −x với mọi x ∈ R thì R là vành giao hoán. Bài toán
toán sau đây khó hơn và là thử thách cho sinh viên.

1.15. Cho R là một vành sao cho với mọi x ∈ R đều thỏa mãn x3 = x. Chứng
minh rằng R là một vành giao hoán.

1.16. Cho R là một vành khác không sao cho phương trình ax = b luôn có
nghiệm trong R với mọi a ∈ R \ {0R } và b ∈ R. Chứng minh rằng R là một
thể.

1.17. Cho R là một vành khác không và thỏa mãn với mọi a ∈ R \ {0R }, tồn
tại duy nhất b ∈ R sao cho aba = a. Chứng minh rằng R là một thể.

1.18. Chứng minh rằng một vành hữu hạn R có đơn vị sao cho với mọi phần
tử khác 0R của R đều không là ước của 0R là một thể.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Vành con, iđêan, vành thương 79

1.19. Ký hiệu F4 là tập hợp các ma trận vuông cấp 2 có dạng


!
a b
với a, b ∈ Z2 .
b a+b

Chứng minh rằng F4 cùng với hai phép toán cộng và nhân ma trận thông
thường là một trường có 4 phần tử.

1.20. Chứng minh rằng tập hợp các số phức

Q[i] = {a + bi | a, b ∈ Q}

cùng hai phép toán cộng và nhân các số phức thông thường là một trường.

1.21. Cho R là vành giao hoán có đơn vị. Ta định nghĩa phép toán hai ngôi ◦
trên R như sau:

a ◦ b = a + b − ab với mọi a, b ∈ R.

Ký hiệu S = {r | r 6= 1R }. Chứng minh rằng R là một trường nếu và chỉ nếu


(S, ◦) là một nhóm Abel.

§2 VÀNH CON, IĐÊAN, VÀNH THƯƠNG

Vành con của một vành R là một tập con khác rỗng của R có tính di truyền
cấu trúc vành cảm sinh từ vành R. Một cách chính xác, ta có định nghĩa sau:

Định nghĩa 2.1. Một tập con khác rỗng S của một vành R được gọi là một
vành con của R nếu S là một nhóm con của (R, +) (đối với phép cộng) và với
x, y ∈ S suy ra xy ∈ S.

Từ định nghĩa, S là vành con của một vành R nếu và chỉ nếu S là nhóm
con của R đối với phép cộng và phép nhân cảm sinh từ R ổn định trên S. Chú
ý rằng S là vành con của một vành R nếu và chỉ nếu hai phép toán cộng và
nhân ổn định trên S và S cùng hai phép toán cảm sinh từ R là một vành.

Ví dụ 2.2. (1) Nếu R là một vành thì {0R } và R là các vành con R. Ta nói
{0R } là vành con tầm thường của R và R được gọi là vành con không thực sự
của R.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


80 Chương 2. Chương 2: Vành

(2) Vành các số nguyên Z là vành con của vành các số hữu tỷ Q. Vành các
số nguyên Gauss Z[i] là vành con của C.
(3) Nếu m ∈ N∗ thì mZ là vành con của Z.
(4) Giả sử [a, b] là một đoạn đóng của R. Trong Vi dụ 1.3 (8) của bài học
trước, ta đã biết R[a,b] là một vành giao hoán có đơn vị. Tập C[a,b] các hàm số
liên tục trên [a, b] là một tập con của R[a,b] . Độc giả dễ dàng kiểm chứng C[a,b]
là một vành con của vành R[a,b] .

Trong Chương 1, chúng ta đã biết có hai tiêu chuẩn để nhận biết một nhóm
con. Từ nhận xét này ta cũng thu được các tiêu chuẩn để nhận biết một vành
con.

Mệnh đề 2.3. Cho R là một vành và S là một tập con khác rỗng của R. Các
điều kiện sau đây là tương đương.

(i) S là vành con của R;

(ii) với mọi a, b ∈ S: a + b ∈ S, −a ∈ S và ab ∈ S;

(iii) với mọi a, b ∈ S: a − b ∈ S và ab ∈ S.

Chứng minh. Được suy ra từ Mệnh đề 4.9 và Mệnh đề 4.11 của Chương 1.

Ví dụ 2.4. Giả sử R là một vành. Tâm của vành R được định nghĩa là

Z(R) = {a ∈ R | ax = xa với mọi x ∈ R}.

Khi đó, Z(R) là một vành con của vành R. Thật vậy, do 0R x = x0R = 0R với
mọi x ∈ R nên 0R ∈ Z(R). Dẫn đến Z(R) 6= ∅. Giả sử a, b ∈ Z(R). Lúc đó,
với mọi x ∈ R, (a − b)x = ax − bx = xa − xb = x(a − b). Suy ra a − b ∈ Z(R).
Mặt khác, (ab)x = a(bx) = a(xb) = (ax)b = (xa)b = x(ab). Điều này dẫn đến
ab ∈ Z(R). Kết luận Z(R) là vành con của vành R. Như vậy tâm của một
vành R là một vành con của R.

Giả sử F là một trường. Một tập con K khác rỗng của F được gọi là trường
con của F nếu K là vành con của F và K cùng hai phép toán cảm sinh từ F
là một trường. Rõ ràng nếu một trường K chứa trong một trường F thì K là
trường con của trường F .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Vành con, iđêan, vành thương 81

Ví dụ 2.5.
(1) Q là trường con của trường R và trường R là trường con của trường C.
(2) Ký hiệu
√ √
Q[ 2] = {a + b 2 | a, b ∈ Q}.

Lúc đó, Q[ 2] cùng với hai phép toán cộng và nhân các số thực thông thường là
một trường và trường này là trường con của trường số thực R. Thật vậy, trước
√ √
hết ta thấy Q[ 2] là một vành giao hoán có đơn vị. Với mọi x = a + b 2 ∈
√ √
Q[ 2]\{0}, tức là a, b không đồng thời bằng 0. Xét phần tử y = c + d 2 ∈
√ √
Q[ 2]. ta có xy = ac+2bd+(ad+bc) 2. Do a2 −2b2 6= 0 với mọi a, b ∈ Q\{0}

nên luôn tồn tại y = c + d 2 sao cho xy = 1. Do đó với mọi phần tử khác
√ √
0 của Q[ 2] đều khả nghịch. Suy ra Q[ 2] là một trường và trường này là
trường con của trường R.

Câu hỏi: Có bao nhiêu trường trung gian giữa trường Q và trường R?

Định nghĩa 2.6. Giả sử R là một vành. Một vành con I của R được gọi là
một iđêan trái (phải) của R nếu với mọi r ∈ R và với mọi x ∈ I, ta có rx ∈ I
(t.ư. xr ∈ I). Một tập con khác rỗng I của R được gọi là iđêan hai phía của
vành R nếu I vừa là iđêan trái và vừa là iđêan phải của R.

Nếu R là một vành giao hoán thì mọi iđêan trái (phải) của R cũng là iđêan
phải (trái) của R. Trong trường hợp này ta nói I là iđêan của R mà không
cần thiết đề cập bên trái hay bên phải.

Ví dụ 2.7. (1) Nếu R là một vành thì {0R } và R là các iđêan hai phía của
vành R; các iđêan này lần lượt được gọi là iđêan tầm thường và iđêan không
thực sự của R. Một iđêan I của vành R được gọi là iđêan thực sự nếu I 6= R.
(2) Nếu m ∈ Z, mZ là một iđêan (hai phía) của Z.
(3) Ta đã biết Z là vành con của Q. Tuy nhiên, Z không phải là iđêan của
Q.

Mệnh đề sau đây cho chúng ta các tiêu chuẩn để nhận biết một iđêan.

Mệnh đề 2.8. Giả sử R là một vành và ∅ =


6 I ⊆ R. Khi đó các điều kiện sau
tương đương.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


82 Chương 2. Chương 2: Vành

(i) I là iđêan trái (phải) của R;


(ii) với mọi x, y ∈ I và với mọi a ∈ R ta có x + y ∈ I, −x ∈ I, ax ∈ I
(xa ∈ I);
(iii) với mọi x, y ∈ I và với mọi a ∈ R ta có x − y ∈ I, ax ∈ I (xa ∈ I).

Chứng minh. Dành cho sinh viên.

Ví dụ 2.9. Giả sử R là một vành và z ∈ R. Khi đó

Rz = {xz | x ∈ R}

là một iđêan trái của R. Thật vậy, do 0R = 0R .z ∈ Rz nên Rz 6= ∅. Với mọi


x, y ∈ Rz và a ∈ R, tồn tại x1 , y1 ∈ R sao cho x = x1 z và y = y1 z. Ta có
x − y = x1 z − y1 z = (x1 − y1 )z ∈ Rz. Mặt khác, ax = a(x1 z) = (ax1 )z ∈ Rz.
Điều này suy ra Rz là một iđêan trái của của R.
Hoàn toàn tương tự, ta cũng chứng minh được

zR = {zx | x ∈ R}

là một iđêan phải của R.

Mệnh đề 2.10. Nếu một iđêan trái (phải) I của một vành R chứa phần tử
đơn vị 1R thì I = R.

Chứng minh. Giả sử I là iđêan trái của vành R và 1R ∈ I. Lúc đó, với mọi
r ∈ R ta có r = r.1R ∈ I. Suy ra I = R.

Hệ quả 2.11. Nếu một iđêan trái (phải) I của một vành R chứa một phần tử
khả nghịch thì I = R.

Hệ quả 2.12. Nếu F là một trường thì F có đúng 2 iđêan; đó là {0F } và F .

Câu hỏi: Một vành giao hoán khác không, có đơn vị và có đúng 2 iđêan có
phải là một trường không?

Mệnh đề 2.13. Giao của một họ khác rỗng các iđêan trái (phải) của một
vành R là một iđêan trái (phải) của R.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Vành con, iđêan, vành thương 83

Chứng minh. Ta sẽ chứng minh iđêan một phía, còn phía kia là hoàn toàn
tương tự. Giả sử Λ 6= ∅ và Ij là các iđêan trái của R với mọi j ∈ Λ. Đặt
T
I = j∈Λ Ij . Ta cần chứng minh I là iđêan trái của R. Thật vậy, ta đã biết
rằng, I là nhóm con của nhóm cộng (R, +). Bây giờ với mọi a ∈ R và x ∈ I,
ta có x ∈ Ij với mọi j ∈ Λ. Điều này dẫn đến ax ∈ Ij với mọi j ∈ Λ. Suy ra
T
ax ∈ j∈J Ij = I. Từ đây ta kết luận I là iđêan trái của R.

Bây giờ ta giả sử X là một tập con của một vành R. Lúc đó, họ các iđêan
trái của R chứa X là họ khác rỗng, do R là một phần tử của họ này. Theo
Mệnh đề 2.13, giao của họ các iđêan trái của R chứa X là một iđêan trái của
R. Từ quan sát này ta có khái niệm sau đây.

Định nghĩa 2.14. Giả sử X là một tập con của một vành R. Giao của họ
các iđêan trái (phải, hai phía) của R chứa X được gọi là iđêan trái (phải, hai
phía) của R sinh bởi X; iđêan này được ký hiệu là (Xi ( hX), (X) tương ứng).

Nếu I là iđêan trái (hoặc phải, hai phía) của vành R sinh bởi tập X thì
tập X được gọi là tập sinh của iđêan I.

Nhận xét 2.15. Giả sử X là tập con của một vành R.


(i) (Xi là iđêan trái nhỏ nhất của R chứa X;
(ii) Do iđêan tầm thường là iđêan hai phía của R chứa tập rỗng nên

(∅i = h∅) = {0R }.

(iii) Nếu X = {x1 , ..., xr }, ta viết (x1 , ..., xr i thay cho ({x1 , ..., xr }i và
hx1 , ..., xr ) thay cho h{x1 , ..., xr }).

Ví dụ 2.16. Giả sử R là vành có đơn vị, z ∈ R và X = {z}. Khi đó

(zi = Rz và hz) = zR.

Thật vậy, từ Ví dụ 2.9 ta đã biết Rz là iđêan trái của R. Do z = 1R z nên


X ⊂ Rz. Tiếp theo, giả sử I 0 là một iđêan trái bất kỳ của R và chứa X. Lúc
đó với mọi x ∈ Rz, tồn tại r ∈ R sao cho x = rz ∈ I 0 . Suy ra Rz ⊂ I 0 . Vậy
(zi = Rz.
Hoàn toàn tương tự, ta có thể chứng minh được hz) = zR.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


84 Chương 2. Chương 2: Vành

Câu hỏi: Ví dụ 2.16 có còn đúng không khi R là một vành tùy ý? Nói một
cách cụ thể hơn, nếu R là một vành không nhất thiết có đơn vị thì khẳng định
(zi = Rz có còn đúng không?

Định nghĩa 2.17.


(i) Một iđêan trái (phải) I của một vành R được gọi là cyclic (hay còn gọi
là iđêan chính) nếu tồn tại z ∈ R sao cho I = (zi (tương ứng I = hz)). Hay
nói một cách khác một iđêan trái (t.ư phải, hai phía) là cyclic nếu nó được
sinh bởi một phần tử.
(ii) Một miền nguyên D được gọi là miền nguyên iđêan chính (PID) nếu
mọi iđêan của R đều cyclic.

Ví dụ 2.18.
(1) Do mọi iđêan của Z đều có dạng mZ = (m); tức là mọi iđêan của Z
đều cyclic nên Z là miền nguyên iđêan chính.
(2) Giả sử K là một trường. Khi đó vành đa thức một biến K[x] là một
miên nguyên iđêan chính. Trong khi đó vành đa thức hai biến K[x, y] là một
miền nguyên nhưng không phải là miền nguyên iđêan chính.

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

(3) Vành đa thức một biến Z[x] trên Z là một miền nguyên nhưng không
phải là miền nguyên chính.

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

Theo Chương 1, Z là nhóm cộng cyclic. Từ các tính chất của nhóm ta có
các nhận xét sau đây.

Nhận xét 2.19. Trong vành các số nguyên Z và a, b ∈ N:


(1) nếu a | b thì bZ ⊂ aZ;
(2) nếu d = GCD(a, b) thì (a, b) = aZ + bZ = dZ;
(3) nêu d = GCD(a1 , ..., ar ) thì (a1 , ..., ar ) = a1 Z + · · · + ar Z = dZ.

Tương tự như nhóm, hợp của các iđêan không nhất thiết là một iđêan của
vành. Từ điều này dẫn đến khái niệm sau đây.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Vành con, iđêan, vành thương 85

Định nghĩa 2.20. Giả sử R là một vành.


(1) Nếu I1 , ..., Ir là các iđêan trái của R, ta định nghĩa
r
[
I1 + · · · + Ir = ( Ii i.
i=1

(2) Tương tự, nếu I1 , ..., Ir là các iđêan phải của R, thì
r
[
I1 + · · · + Ir = h Ii ).
i=1

Ví dụ 2.21. Giả sử R là vành có đơn vị, z1 , ..., zr ∈ R. Khi đó,

(z1 , ..., zr i = Rz1 + · · · + Rzr


hz1 , ..., zr ) = z1 R + · · · + zr R.

Nếu I và J là các iđêan trái (phải) của vành R và I ∩ J = {0R } thì tổng
I + J được gọi là tổng trực tiếp; lúc đó ta ký hiệu I ⊕ J. Hay nói một cách
khác, một iđêan trái (phải) K là tổng trực tiếp của hai iđêan I và J nếu và
chỉ nếu I + J = K và I ∩ J = {0R }.

Định nghĩa 2.22. Một iđêan thực sự P của vành giao hoán R được gọi là
iđêan nguyên tố nếu với mọi x, y ∈ R:

xy ∈ P =⇒ x ∈ P hoặc y ∈ P.

Hay nói một cách khác, một iđêan thực sự P của vành giao hoán R là
nguyên tố nếu và chỉ nếu Với mọi x, y ∈ R:

x∈
/ P và y ∈
/ P ⇒ xy ∈
/ P.

Ví dụ 2.23.
(1) Giả D là miền nguyên. Lúc đó, {0D } =
6 D và nếu xy = 0D thì x = 0D
hoặc y = 0D . Do đó {0D } là iđêan nguyên tố của miền nguyên D. Đặc biệt,
nếu K là một trường thì K có duy nhất một iđêan nguyên tố; đó là iđêan
{0K }.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


86 Chương 2. Chương 2: Vành

(2) Trong vành các số nguyên Z, ta có {0} là iđêan nguyên tố của Z. Hơn
nữa, nếu p là số nguyên tố thì pZ là iđêan nguyên tố của Z. Thật vậy, do p ≥ 2
nên pZ 6= Z. Với mọi x, y ∈ Z, giả sử xy ∈ pZ. Lúc đó, tồn tại m ∈ Z sao cho
xy = pm. Suy ra p | xy. Do p là số nguyên tố nên p | x hoặc p | y. Từ đây dẫn
đến x ∈ pZ hoặc y ∈ pZ. Do đó pZ là iđêan nguyên tố của Z.
Ngoài ra, ta cũng thấy rằng 6Z không phải là iđêan nguyên tố của Z, do
2.3 = 6 ∈ 6Z nhưng 2 ∈ / 6Z và 3 ∈ / 6Z. Một cách tổng quát, nếu m là hợp số
(không nguyên tố) thì mZ không phải là iđêan nguyên tố.
Tóm lại, các iđêan nguyên tố của Z là các iđêan {0} và pZ, với p là số
nguyên tố.

Định nghĩa 2.24. Một iđêan thực sự M của vành giao hoán R được gọi là
tối đại (hay cực đại) nếu M không chứa trong một iđêan thực sự nào khác
của R.

Hay nói một cách khác, một iđêan thực sự M của vành giao hoán R là
iđêan tối đại nếu và chỉ nếu với mọi iđêan I của R:

M ⊆ I ⊆ R =⇒ M = I hoặc I = R.

Ví dụ 2.25.
(1) Nếu p là số nguyên tố thì pZ là iđêan tối đại của Z (Bài tập dành cho
sinh viên).
(2) {0} không phải là iđêan tối đại của Z.
(3) Nếu K là một trường thì {0K } là iđêan tối đại duy nhất của K.

Bây giờ, giả sử R là một vành và I là iđêan hai phía của R. Khi đó, I là
nhóm con chuẩn tắc đối với nhóm cộng R. Ta đã có nhóm thương (R/I, +)
với x̄ = x + I, ȳ = y + I ∈ R/I, x̄ + ȳ = x + y. Chú ý rằng x̄ = ȳ nếu và chỉ
nếu x − y ∈ I.
Ta định nghĩa phép nhân trên R/I như sau:

x̄.ȳ = x.y (nghĩa là (x + I)(y + I) = xy + I).

Mệnh đề 2.26. Nhóm cộng (R/I, +) cùng với phép nhân vừa định nghĩa ở
trên trở thành một vành.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Vành con, iđêan, vành thương 87

Chứng minh. Dành cho sinh viên.


Định nghĩa 2.27. Vành R/I trong Mệnh đề 2.26 được gọi là vành thương
của vành R đới với I.
Ví dụ 2.28. Lấy R = Z và I = mZ là iđêan hai phía của Z. Khi đó
Z/mZ = Zm .
Mệnh đề 2.29. Một iđêan P của vành giao hoán R là nguyên tố khi và chỉ
vành thương R/P là một miền nguyên.
Chứng minh. Giả sử P là iđêan nguyên tố của vành R. Với mọi x + P, y + P ∈
R/P , giả sử (x + P )(y + P ) = 0R/P . Điều này tương đương xy + P = P , tức là
xy ∈ P . Suy ra x ∈ P hoặc y ∈ P . Dẫn đến x + P = 0R/P hoặc y + P = 0R/P .
Do đó R/P là miền nguyên.
Ngược lại, giả sử R/P là miền nguyên. Ta có R/P 6= {0R/P }, nên P 6= R.
Mặt khác, với mọi x, y ∈ R, giả sử xy ∈ P . Điều này dẫn đến xy + P =
(x + P )(y + P ) = 0R/P . Do R/P là miền nguyên nên x + P = 0R/P hoặc
y + P = 0R/P . Suy ra x ∈ P hoặc y ∈ P . Vậy P là iđêan nguyên tố của R.
Mệnh đề 2.30. Một iđêan M của vành giao hoán có đơn vị R là tối đại khi
và chỉ vành thương R/M là một trường.
Chứng minh. Giả sử M là iđêan tối đại của R và x + M 6= 0R/M . Dẫn đến
x∈/ M . Do M là iđêan tối đại của R nên xR + M = R. Suy ra tồn tại y ∈ R
sao cho
(x + M )(y + M ) = xy + M = 1R + M.
Tức là x + M là phần tử khả nghịch của R/M .
Ngược lại, giả sử R/M là một trường. Giả sử I là iđêan của vành R sao
cho
M ( I ⊆ R.
Tồn tại x ∈ I và x ∈
/ M ; hay x + M 6= 0R/M . Do R/M là trường nên tồn tại
y ∈ R sao cho
xy + M = (x + M )(y + M ) = 1R + M.
Điều này dẫn đến xR + M = R. Mà xR + M ⊆ I ⊆ R. Suy ra I = R. Vậy M
là iđêan tối đại của R.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


88 Chương 2. Chương 2: Vành

Vì trường là miền nguyên nên ta có hệ quả sau đây.

Hệ quả 2.31. Mọi iđêan tối đại của một vành giao hoán có đơn vị R đều
nguyên tố.

BÀI TẬP

2.1. Chứng minh rằng giao của một họ khác rỗng các vành con của một vành
R là một vành con của R.

2.2. Chứng minh rằng giao của họ các vành con của R chứa tập con X của R
là vành con nhỏ nhất của R chứa X. Vành con này được gọi là vành con của
R sinh bởi tập X , ký hiệu là [X].

2.3. Chứng minh rằng vành con [X] của R sinh bởi tập con X là tập hợp gồm
những phần tử có dạng tổng (hữu hạn) của tích (hữu hạn) các phần tử của X
và đối của những tích như thế.

2.4. Cho A là một vành, B là vành con của A và u ∈ A. Chứng minh rằng
vành con của A sinh bởi tập B ∪ {u} là tập hợp những phần tử của A có dạng
a0 + a1 u + · · · + an un , với n ∈ N nào đó, ai ∈ B, i = 1, ..., n; nghĩa là

[B ∪ {u}] = {a0 + a1 u + · · · + an un | n ∈ N, ai ∈ B với mọi i = 1, ..., n}.

2.5. Cho A là một vành và P ⊆ A. Đặt

Z(P ) = {x ∈ A | xp = px với mọi p ∈ P }.

Chứng minh rằng

a) Z(P ) là một vành con của R;

b) Nếu P1 ⊂ P2 thì Z(P2 ) ⊂ Z(P1 );

c) Z(Z(Z(P ))) = Z(P ) với mọi P ⊂ A;

d) Z(P ) = Z([P ]) với mọi P ⊂ A.

2.6. Giả sử I và J là các iđêan trái của một vành R . Chứng minh rằng hợp
của I và J là một iđêan trái của R nếu và chỉ nếu I ⊆ J hoặc J ⊆ I.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 2. Vành con, iđêan, vành thương 89

2.7. Một phần tử x của một vành R được gọi là lũy linh nếu xn = 0 với một
số tự nhiên n > 0 nào đó. Chứng minh rằng tập các phần tử lũy linh của một
vành giao hoán R là một iđêan của R.
2.8. Cho R là một vành giao hoán và I là iđêan của của vành R. Ta định

nghĩa căn của I, ký hiệu I, là tập hợp các phần tử x ∈ R sao cho xn ∈ I,
với n là một số nguyên dương nào đó.

a) Chứng minh rằng I là một iđêan của I.
√ √ √ √
b) Trong vành Z, tìm 2Z, 4Z, 8Z, 12Z.
2.9. Giả sử R là một vành và m ∈ Z. Chứng minh rằng tập con

I = {x ∈ A | mx = 0R }

là một iđêan hai phía của R.


2.10. Cho R là vành bất kỳ và z ∈ R. Chứng minh rằng

(zi = Rz + Zz = {az + mz | a ∈ R, m ∈ Z}.

Từ đó hãy cho biết hz)?.


2.11. Giả sử R là một vành và

X = {xy − yx | x, y ∈ R}.

Chứng minh rằng R/(X) là một vành giao hoán.


2.12. Chứng minh rằng trong miền nguyên iđêan chính D, mọi iđêan nguyên
tố khác không đều tối đại
2.13. Giả sử n là số nguyên dương. Chứng minh rằng iđêan nZ của Z là iđêan
tối đại khi và chỉ khi n là một số nguyên tố.
2.14. Cho I, J là các iđêan của vành giao hoán R có đơn vị 1R 6= {0R }. Ta
định nghĩa tích của hai iđêan I, J, ký hiệu IJ, là iđêan của R sinh bới tập các
phần tử {xy | x ∈ I, y ∈ J}; tức là

IJ = ({xy | x ∈ I, y ∈ J}).

Chứng minh rằng

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


90 Chương 2. Chương 2: Vành

a) Chứng minh rằng IJ ⊆ I ∩ J.

b) Chứng minh rằng nếu I + J = R thì IJ = I ∩ J.

c) Giả sử P là iđêan nguyên tố của R. Chứng minh rằng nếu I, J là các


iđêan của R sao cho IJ ⊆ P thì I ⊆ P hoặc J ⊆ P .
2.15. Cho I, J, K là các iđêan của một vành giao hoán R. Chứng minh rằng
I(J + K) = IJ + IK và (I + J)K = IK + JK.
2.16. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị 1R 6= 0R có vô số phần tử.
Chứng minh rằng tập hợp các phần tử khác 0R và không khả nghịch của vành
R là tập hợp rỗng hoặc là một tập vô hạn.
2.17. Cho R là vành có đơn vị và a, b ∈ R. Chứng minh rằng nếu c là phần
tử nghịch đảo của 1R − ab thì phần tử d = 1R + bca là nghịch đảo của 1 − ba.
2.18. Ký hiệu !
 
a b
F9 = | a, b ∈ Z3 .
−b a
Chứng minh rằng F9 cùng với phép cộng và nhân các ma trận lập thành một
trường 9 phần tử và nhóm nhân của trường này là một nhóm cyclic cấp 8.
2.19. Chứng minh rằng vành các số nguyên Gauss Z[i] là miền nguyên iđêan
chính.
2.20. Cho K là một trường. Xét bộ phận
A = {n1K | n ∈ Z}.
a) Chứng minh rằng A là một vành con của K, A có phải là miền nguyên
không?

b) Chứng minh rằng nếu A vô hạn thì A đẳng cấu với vành các số nguyên.
Có kết luận gì nếu A là hữu hạn.

c) Trong trường hợp nhóm cộng (A, +) có cấp là số nguyên tố p thì A là


một trường
2.21. Chứng minh rằng mọi iđêan của vành Zm đều cyclic, với m ≥ 1, nhưng
Zm không nhất thiết là miền nguyên.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Đồng cấu vành 91

§3 ĐỒNG CẤU VÀNH

Trong xoắn này, chúng ta nghiên cứu một lớp ánh xạ giữa hai vành và bảo
toàn các phép toán giữa hai vành.

Định nghĩa 3.1. Giả sử R và S là các vành. Một ánh xạ f : R −→ S được


gọi là một đồng cấu vành nếu
(i) f (x + y) = f (x) + f (y) với mọi x, y ∈ R;
(ii) f (x.y) = f (x).f (y) với mọi x, y ∈ R.

Từ Định nghĩa 3.1, ta nhận thấy rằng nếu f : R −→ S là một đồng cấu
vành thì f là đồng cấu nhóm cộng từ R vào S. Do đó ta thu được các tính
chất như sau:

Mệnh đề 3.2. Giả sử f : R −→ S là một đồng cấu vành.


(i) f (0R ) = 0S ;
(ii) f (−x) = −f (x) với mọi x ∈ R;
(iii) f (mx) = mf (x) với mọi x ∈ R và m ∈ Z;
(iv) f (xn ) = [f (x)]n với mọi x ∈ R và n ∈ N∗ .

Chứng minh. Được suy ra từ đồng cấu nhóm cộng.

Ví dụ 3.3. (1) Giả sử R, S là các vành. Ánh xạ

f : R −→ S
x 7−→ f (x) = 0S

là một đồng cấu vành và được gọi là đồng cấu tầm thường.
(2) Giả sử S là vành con của vành R. Ánh xạ

j : S −→ R
x 7−→ j(x) = x

là một đồng cấu vành và được gọi là đồng cấu bao hàm (hay phép nhúng một
vành con vào một vành). Đặc biệt, nếu S = R thì j = IdR là ánh xạ đồng
nhất.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


92 Chương 2. Chương 2: Vành

(3) Giả sử I là iđêan hai phía của một vành R. Ánh xạ

p : R −→ R/I
x 7−→ p(x) = x̄ = x + I.

là một đồng cấu vành và được gọi là phép chiếu chính tắc (hay toàn cấu chính
tắc).

Tương tự như đồng cấu nhóm, đồng cấu vành bảo toàn cấu trúc vành con
giữa các vành.

Mệnh đề 3.4. Giả sử f : R −→ S là một đồng cấu vành.


(i) Nếu R1 là một vành con của R thì f (R1 ) là vành con của S.
(ii) Nếu S1 là một vành con của S thì f −1 (S1 ) là vành con của R.

Chứng minh. (i) Do 0R ∈ R1 nên 0S = f (0R ) ∈ f (R1 ). Điều này dẫn đến
f (R1 ) 6= ∅. Lấy hai phần tử y1 , y2 ∈ f (R1 ), tồn tại x1 , x2 ∈ R1 sao cho
y1 = f (x1 ) và y2 = f (x2 ). Khi đó

y1 − y2 = f (x1 ) − f (x2 ) = f (x1 − x2 ).

Mặt khác,
y1 .y2 = f (x1 ).f (x2 ) = f (x1 .x2 ).

Theo giả thiết, R1 là vành con của R nên x1 − x2 ∈ R1 và x1 .x2 ∈ R1 . Do đó


y1 − y2 ∈ f (R1 ) và y1 .y2 ∈ f (R1 ). Suy ra f (R1 ) là vành con của S.
(ii) Từ S1 là vành con của S nên S1 3 0S = f (0R ). Dẫn đến 0R ∈ f −1 (S1 );
nghĩa là f −1 (S1 ) 6= ∅. Giả sử x1 , x2 ∈ f −1 (S1 ). Khi đó f (x1 ) ∈ S1 và f (x2 ) ∈ S1 .
Do S1 là vành con của S nên

f (x1 − x2 ) = f (x1 ) − f (x2 ) ∈ S1


f (x1 .x2 ) = f (x1 ).f (x2 ) ∈ S1 .

Suy ra x1 − x2 ∈ f −1 (S1 ) và x1 .x2 ∈ f −1 (S1 ). Điều này suy ra f −1 (S1 ) là vành


con của R.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Đồng cấu vành 93

Giả sử f : R → S là một đồng cấu vành. Mệnh đề trên cho chúng ta thấy
rằng đồng cấu vành f bảo toàn cấu trúc vành con giữa R và S. Một câu hỏi
đặt ra là đồng cấu vành có bảo toàn cấu trúc iđêan giữa các vành hay không?.
Xét một ví dụ đồng cấu bao hàm f = j : Z → Q và I = Z là iđêan của Z.
Ta có f (Z) = Z không phải là iđêan của Q.

Nhận xét 3.5. Giả sử f : R → S là một đồng cấu vành.


(i) Nếu I là một iđêan của R thì f (I) không nhất thiết là một iđêan của
S.
(ii) Tuy nhiên, nếu J là iđêan trái (phải) của vành S thì f −1 (J) là iđêan
trái (phải) của vành R. Thật vậy, giả sử J là iđêan trái của S. Theo Mệnh
đề 3.4, ta có f −1 (J) là vành con của R. Với mọi a ∈ R và x ∈ f −1 (J), ta
có f (x) ∈ J. Do J là iđêan trái của S nên f (ax) = f (a).f (x) ∈ J. Suy ra
ax ∈ f −1 (J). Vì vậy f −1 (J) là iđêan trái của R.

Như vậy f (R) là vành con của vành S, trong khi đó f −1 (0S ) là iđêan hai
phía của vành R.

Định nghĩa 3.6. Giả sử f : R → S là một đồng cấu vành. Khi đó,
(i) Im(f ) = f (R) được gọi là ảnh của f ;
(ii) Ker(f ) = f −1 (0S ) = {x ∈ R | f (x) = 0S } được gọi là hạt nhân của f .

Chú ý rằng Im(f ) là vành con của S và Ker(f ) là iđêan hai phía của vành
R.

Định nghĩa 3.7.


(i) Một đồng cấu vành f : R → S được gọi là đơn cấu (tương ứng, toàn
cấu, đẳng cấu) nếu f là đơn ánh (tương ứng, toán ánh, song ánh).
(ii) Hai vành R và S được gọi là đẳng cấu nhau nếu tồn tại một đẳng cấu
vành f : R → S; khi đó ta ký hiệu R ∼= S.

Ví dụ 3.8. (1) Giả sử S là vành con của vành R. Ánh xạ bao hàm

j : S −→ R
x 7−→ j(x) = x

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


94 Chương 2. Chương 2: Vành

là một đơn cấu vành với Im(j) = S và Ker(j) = {0R }.


(2) Giả sử I là iđêan hai phía của một vành R. Phép chiếu chính tắc

p : R −→ R/I
x 7−→ p(x) = x̄ = x + I.

là một toàn cấu vành với Im(p) = R/I và Ker(p) = I.

Từ ví dụ (1), ta thấy rằng j là đơn cấu và Ker(j) = {0R }. Trong Ví dụ


(2), p là một toàn cấu vành và Im(p) = R/I Định lý sau đây cho ta một tiêu
chuẩn để nhận biết một đơn cấu (hay toàn cấu).

Định lý 3.9. Giả sử f : R → S là một đồng cấu vành. Khi đó,


(i) f là đơn cấu nếu và chỉ nếu Ker(f ) = {0R };
(ii) f là toàn cấu nếu và chỉ nếu Im(f ) = S.

Chứng minh. (i) Giả sử đồng cấu vành f là đơn cấu. Khi đó, với mọi x ∈
Ker(f ), ta có f (x) = 0S = f (0R ). Do f là đơn ánh nên x = 0R . Dẫn đến
Ker(f ) = {0R }.
Mặt khác, giả sử Ker(f ) = {0R } và với x1 , x2 ∈ R sao cho f (x1 ) = f (x2 ).
Khi đó, f (x1 − x2 ) = f (x1 ) − f (x2 ) = 0S . Do đó x1 − x2 ∈ Ker(f ). Theo giả
thiết Ker(f ) = {0R }, nên x1 − x2 = 0R . Điều này suy ra x1 = x2 . Vì vậy f là
một đơn cấu vành.
(ii) Khẳng định của định lý là rõ ràng.

Định lý 3.9 cho ta hệ quả sau đây.

Hệ quả 3.10. Giả sử f : R → S là một đồng cấu vành. Khi đó, f là đẳng cấu
vành nếu và chỉ nếu Ker(f ) = {0R } và Im(f ) = S.

Hoàn toàn tương tự định lý nhân tử hóa đồng cấu nhóm, ta cũng có định
lý nhân tử hóa đồng cấu vành.

Định lý 3.11. Giả sử f : R → S là một đồng cấu vành và g : R → T là một


toàn cấu vành sao cho Ker(g) ⊆ Ker(f ). Tồn tại duy nhất một đồng cấu vành
h : T −→ S sao cho f = hg. Hơn nữa,
(i) nếu Ker(g) = Ker(f ) thì h là đơn cấu;
(ii) nếu f là toàn cấu thì h là toàn cấu.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Đồng cấu vành 95

Chứng minh. Với mọi y ∈ T , do g là toàn cấu nên tồn tại x ∈ R sao cho
y = g(x). Khi đó, đặt h(y) = f (x). Tương ứng này xác định một ánh xạ
h : T → S. Thật vậy, với bất kỳ y1 , y2 ∈ T , tồn tại x1 , x2 ∈ R sao cho
y1 = g(x1 ), y2 = g(x2 ). Giả sử rằng y1 = y2 , khi đó g(x1 ) = g(x2 ). Dẫn đến
g(x1 − x2 ) = 0T ; tức là, x1 − x2 ∈ Ker(g). Theo giả thiết Ker(g) ⊆ Ker(f )
nên x1 − x2 ∈ Ker(f ). Do đó f (x1 − x2 ) = f (x1 ) − f (x2 ) = 0S . Từ đó suy ra
h(y1 ) = f (x1 ) = f (x2 ) = h(y2 ). Như vậy h là ánh xạ.
Tiếp theo, ta chứng minh h là đồng cấu vành thỏa mãn f = hg. Thật vậy,
với y1 , y2 ∈ T . Từ g là toàn ánh nên giả sử y1 = g(x1 ) và y2 = g(x2 ), với
x1 , x2 ∈ R. Ta có y1 + y2 = g(x1 ) + g(x2 ) = g(x1 + x2 ) và y1 .y2 = g(x1 ).g(x2 ) =
g(x1 .x2 ). Từ định nghĩa ánh xạ h, ta suy ra

h(y1 + y2 ) = f (x1 + x2 ) = f (x1 ) + f (x2 ) = h(y1 ) + h(y2 )


h(y1 .y2 ) = f (x1 .x2 ) = f (x1 ).f (x2 ) = h(y1 ).h(y2 ).
Do đó h là đồng cấu vành. Hơn nữa, với x ∈ R, đặt y = g(x). Ta có

hg(x) = h(g(x)) = h(y) = f (x).

Điều này dẫn đến hg = f .


Cuối cùng ta chứng minh tính duy nhất của h. Giả sử rằng tồn tại một
đồng cấu vành h0 : T → S sao cho f = h0 g. Khi đó, với mọi y ∈ T , tồn tại
x ∈ R sao cho y = g(x). Ta có

h0 (y) = h0 (g(x)) = h0 g(x) = f (x) = h(y).

Từ đó suy ra h0 = h.
(i) Bây giờ giả thiết thêm rằng Ker(g) = Ker(f ). Với y ∈ Ker(h) và y =
g(x), ta có h(y) = f (x) = 0S . Suy ra x ∈ Ker(f ) = Ker(g). Dẫn đến y =
g(x) = 0T . Do đó h là đơn cấu.
(ii) Giả sử rằng f là toàn cấu. Khi đó,

Im(h) = h(T ) = h(g(R)) = hg(R) = f (R) = Im(f ) = S.

Vì vậy h là toàn cấu.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


96 Chương 2. Chương 2: Vành

Từ định lý trên, ta thu được hệ quả sau đây.

Hệ quả 3.12. Nếu f : R → S là một toàn cấu vành thì

R/ Ker(f ) ∼
= S.

Chứng minh. Gọi T = R/ Ker(f ) và g = p : R → R/ Ker(f ) là toàn cấu chính


tắc. Lúc đó, Ker(g) = Ker(f ). Áp dụng Định lý 3.11, tồn tại đẳng cấu vành
h : R/ Ker(f ) → S. Do đó R/ Ker(f ) ∼
= S.

Nếu f khồng là toàn cấu vành thì R/ Ker(f ) đẳng cấu với một vành con
của S; đó là Im(f ).

Hệ quả 3.13. Với f : R → S là một đồng cấu vành bất kỳ, ta luôn có

R/ Ker(f ) ∼
= Im(f ).

Chứng minh. Gọi tương ứng f 0 : R → Im(f ) xác định bởi f 0 (x) = f (x). Dễ
thấy f 0 là một toàn cấu vành và Ker(f 0 ) = Ker(f ). Áp dụng Hệ quả 3.12, ta
được R/ Ker(f ) ∼= Im(f ).

BÀI TẬP

3.1. Cho f : R −→ R là một tự dồng cấu vành và

B = {x ∈ R | f (x) = x}.

Chứng minh rằng B là vành con của R.

3.2. Giả sử R, S là các vành có đơn vị và khác không. Chứng minh rằng nếu
S là miền nguyên và f : R −→ S là đồng cấu vành không tầm thường thì
f (1R ) = 1S .

3.3. a) Chứng minh rằng hợp thành của hai đồng cấu vành là một đồng
cấu vành.

b) Chứng minh rằng nếu f : R −→ S là một đẳng cấu vành thì f −1 là một
đẳng cấu vành.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 3. Đồng cấu vành 97

3.4. a) Cho f : R −→ S là một toàn cấu vành và I là iđêan trái của R.


Chứng minh rằng f (I) là một iđêan trái của S.

b) Cho một ví dụ về một đồng cấu vành f : R −→ S và một iđêan I của R


sao cho f (I) không là iđêan của S.

3.5. Cho f : R −→ S là một đồng cấu vành và J là iđêan trái của S. Chứng
minh rằng f −1 (J) là một iđêan trái của R.

3.6. Cho R là một vành và I là iđêan hai phía của R. Chứng minh rằng với
mọi iđêan J của vành R/I, tồn tại duy nhất một iđêan J của R chứa I sao
cho J/I = J .

3.7. Giả sử I, J là các iđêan hai phía của vành R sao cho I ⊆ J . Chứng minh
rằng
(R/I)/(J/I) ∼= R/J
.

3.8. Giả sử I, J là các iđêan trái của vành R. Chứng minh rằng

I + J = {x + y | x ∈ I, y ∈ J.}

3.9. Giả sử I, J là các iđêan hai phía của vành R. Chứng minh rằng

(I + J)/J ∼
= I/(I ∩ J.

3.10. Cho S là vành con của một vành R và I iđêan hai phía của R. Chứng
minh rằng
S + I = {x + y | x ∈ S, y ∈ I}
là một vành con của R , I là iđêan hai phía của S + I , S ∩ I là iđêan hai phía
của S , và
(S + I)/I ∼
= S/(S ∩ I).

3.11. Cho A, B là các vành giao hoán có đơn vị và f : A → B là một đồng


cấu vành. Chứng minh rằng với mỗi v ∈ B tồn tại duy nhất một đồng cấu
vành fv : A[x] → B sao cho fv (x) = v và fv |A = f .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


98 Chương 2. Chương 2: Vành

3.12. Cho F4 là một trường có 4 phần tử. Tìm tất cả các tự đẳng cấu trường
(tự đẳng cấu vành) của F4 .

3.13. Giả sử R là một vành giao hoán có đơn vị, c ∈ R và ánh xạ

ϕ : R[x] −→ R[x]
f (x) 7−→ f (x + c).

Chứng minh rằng ϕ là một đẳng cấu vành.

3.14. a) Giả sử a ∈ Zp , với p là một số nguyên tố. Chứng minh rằng phương
trinh xp − a luôn có nghiệm trong Zp .

b) Cho Zp là trường con của trường K, với p là số nguyên tố. Chứng minh
rằng với mỗi số nguyên dương n, ánh xạ ϕn : K −→ K, xác định bởi
n
ϕn (x) = xp , là một đồng cấu vành.

3.15. Cho R, S là các vành giao hoán có đơn vị. Chứng minh rằng

a) nếu R và S đều khác không thì R × S không phải là miền nguyên;

b) R × {0S } là iđêan của R × S;

c) R × {0S } đẳng cấu với vành R.

3.16. Cho R, S là các vành giao hoán có đơn vị. Chứng minh rằng

U (R × S) = U (R) × U (S),

trong đó U (R) là ký hiệu nhóm các phần tử khả nghịch của R.

3.17. Cho F là tập hợp các ma trận vuông cấp 2 có dang


!
a b
,
−b a

trong đó a, b ∈ R. Chứng minh rằng

a) F cùng hai phép toán cộng và nhân hai ma trận là một trường;

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Vành đa thức 99

b) tồn tại một đẳng cấu ϕ : F −→ C sao cho

det(A) = ϕ(A)ϕ(A).

3.18. Cho f : R −→ S là một đồng cấu vành và g : T −→ S là một đơn cấu


vành sao cho Im(f ) ⊂ Im(g). Chứng minh rằng tồn tại duy nhất một đồng
cấu vành h : R −→ T sao cho f = gh. Hơn nữa, chứng tỏ rằng
a) nếu Im(f ) = Im(g) thì h là một toàn cấu;

b) nếu f là đơn cấu thì h là đơn cấu.

§4 VÀNH ĐA THỨC

Đa thức là một khái niệm quen thuộc và chiếm một vị trí quan trọng trong
chương trình phổ thông. Bài học này nhằm giúp sinh viên nghiên cứu đa thức
một cách hệ thống và khảo sát cấu trúc đại số của tập hợp các đa thức với hệ
tử trên một vành giao hoán có đơn vị. Trong §1 của chương này, chúng ta đã
biết một cách sơ lược rằng tập hợp các đa thức trên vành giao hoán K cùng
với hai phép toán cộng đa thức và nhân các đa thức lập thành một vành giao
hoán có đơn vị. Hơn nữa, quan sát Bài tập 2.4 ta thấy vành con của vành A
sinh bởi B và phần tử u của A là tập các phần tử có dạng đa thức (theo u)
với hệ tử trong B.
Trước hết ta xét đa thức với hệ số thực

f = a0 + a1 x + · · · + an xn , với ai ∈ R.

Gọi S = {1, x, x2 , x3 , ...}, và nhận thấy rằng f là một tổ hơp tuyến tính của S
trên R. Rõ ràng S là một cơ sở của R-không gian vectơ R[x]. Với cơ sở S này,
f được viết theo công thức tọa độ

f = (a0 , a1 , a2 , ..., an , 0, 0, ...).

Hay nói một cách khác, đa thức f có thể được viết (một cách duy nhất) thành
một dãy vô hạn mà các thành phần của dãy đó hầu hết bằng không chỉ trừ
một số hữu hạn. Với cách viết này thì

x = (0, 1, 0, 0., ...), x2 = (0, 0, 1, 0, 0, ...), ...

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


100 Chương 2. Chương 2: Vành

Một cách tổng quát, cho K là một vành giao hoán có đơn vị. Gọi A là tập
hợp các dãy vô hạn

f = (a0 , a1 , ..., an , 0K , 0K , ...), với ai ∈ K, i = 0, 1, 2, ...

mà các thành phần trong dãy này bằng 0K hấu hết chỉ trừ một số hữu hạn.
Rõ ràng (0K , 0K , ...) ∈ A nên A 6= ∅.
Phần tử f = (a0 , a1 , ..., an , 0K , 0K , ...) ∈ A được gọi là một đa thức với hệ
tử (hay hệ số) ai ∈ K, với i = 0, 1, 2... Đa thức f = (0K , 0K , ...) được gọi là đa
thức không. Hay nói cách khác, đa thức không là đa thức có tất cả các hệ tử
đều bằng 0K và được ký hiệu là 0A (hoặc 0); nghĩa là

0A = (0K , 0K , ...).

Bây giờ giả sử

f = (a0 , a1 , ..., an , 0K , 0K , ...), g = (b0 , b1 , ..., am , 0K , 0K , ...)

là các đa thức của A. Ta định nghĩa hai phép toán cộng và nhân trên A như
sau:

f + g = (a0 + b0 , a1 + b1 , a2 + b2 , ...);
f g = (c0 , c1 , c2 , ...),

trong đó
X
ck = ai b j , k = 0, 1, 2, ..
i+j=k

Với hai phép toán được định nghĩa ở trên, ta có thể kiểm chứng A là một vành
giao hoán có đơn vị.

Mệnh đề 4.1. Tập hợp A cùng với hai phép toán được định nghĩa ở trên là
một vành giao hoán có đơn vị.

Chứng minh. Dành cho sinh viên.

Để ý rằng phần tử trung hòa và phần tử đơn vị của vành A lần lượt là

0A = (0K , 0K , 0K , ...), 1A = (1K , 0K , 0K , ...).

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Vành đa thức 101

Với f = (a0 , a1 , ..., an , 0K , 0k , ...) ∈ A, ta có thể viết lại f theo "một cách
truyền thống" là
f = a0 + a1 x + · · · + an xn

và ký hiệu A = K[x].

Định nghĩa 4.2. Vành A = K[x] trong Mệnh đề 4.1 được gọi là vành đa thức
một biến trên K.

Ví dụ 4.3.
(1) Z[x], Q[x], R[x], C[x] lần lượt là các vành đa thức một biến với hệ số
nguyên, hệ số hữu tỷ, hệ số thực, hệ số phức. Các đa thức với các hệ số thuộc
các tập số này rất quen thuộc ở bậc phổ thông.
(2) Zm [x] là vành đa thức một biến với hệ tử trên vành Zm .

Theo Định nghĩa 4.2, một đa thức f trên vành giao hoán K là một dãy vô
hạn (a0 , a1 , ...) mà các thành phần của dãy này hầu hết bằng 0K chỉ trừ một
số hữu hạn. Có thể xem đa thức với hệ tử trên vành giao hoán K là một ánh
xạ f : N −→ K sao cho f (i) = 0K hầu hết chỉ trừ một số hữu hạn; nghĩa là
tồn tại n ∈ N sao cho f (i) = 0K với mọi i > n. Gọi K (N) là tập hợp tất các các
ánh xạ f : N −→ K sao cho f (i) bằng 0K hầu hết chỉ trừ một số hữu hạn. Rõ
ràng ánh xạ f0 sao cho f0 (i) = 0K với mọi i ∈ N là một phần tử thuộc K (N)
nên K (N) 6= ∅. Với mọi f, g ∈ K (N) ta định nghia các phép toán hai ngôi trên
K (N) như sau:

(f + g)(k) = f (k) + g(k) với mọi k ∈ N;


X
(f g)(k) = f (i)g(j) với mọi k ∈ Nn .
i+j=k

Định lý 4.4. Tập hợp K (N) cùng với hai phép toán được định nghĩa ở trên là
một vành giao hoán có đơn vị. Vành này đẳng cấu với vành đa thức một biến
trên K; nghĩa là K (N) ∼
= K[x].

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


102 Chương 2. Chương 2: Vành

Giả sử

f = (a0 , a1 , ..., an , 0K , 0k , ...) = a0 + a1 x + · · · + an xn ∈ K[x],

trong đó an 6= 0K , ta định nghĩa bậc của f là n, ký hiệu deg(f ) = n. Hay nói


một cách khác, bậc của một đa thức f là số n lớn nhất sao cho an 6= 0K . Các
phần tử ai được gọi là hệ tử (hoặc hệ số) thứ i của f ; đặc biệt, an được gọi
là hệ tử (hoặc hệ số) dẫn đầu (hoặc cao nhất) của f . Như vậy đa thức không
là đa thức có tất cả các hệ số bằng 0K , ký hiệu f = 0. Ta quy ước bậc của
đa thức 0 là −∞; tức là deg(0) = −∞. Một đa thức khác không có hệ số dẫn
đầu bằng 1K được gọi là đa thức monic.
Cho hai đa thức

f = a0 + a1 x + · · · + an xn và g = b0 + b1 x + · · · + bm xm ,

với an 6= 0K và bm 6= 0K . Lúc đó, f = g khi và chỉ khi m = n và ai = bi với


i = 1, ...n.
Mệnh đề sau đây cho chúng ta bậc của một tổng và tích các đa thức.

Mệnh đề 4.5. Cho f, g là các đa thức khác không của K[x]. Lúc đó,
(i) deg(f + g) ≤ max{deg(f ), deg(g)};
(ii) deg(f g) ≤ deg(f ) + deg(g);
(iii) nếu K là miền nguyên thì deg(f g) = deg(f ) + deg(g).

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

Mệnh đề 4.6. Nếu K là miền nguyên, thì K[x] là miền nguyên.

Chứng minh. Giả sử f, g ∈ K[x]\{0}. Do K là miền nguyên nên theo Mệnh


đề 4.5,
deg(f g) = deg(f ) + deg(g) ≥ 0.
Suy ra f g 6= 0. Vậy K[x] là miền nguyên.

Hệ quả 4.7. Cho K là một miền nguyên và f = a0 + a1 x + · · · + an xn ∈ K[x].


Lúc đó, f là đa thức khả nghịch trong K[x] khi và chỉ khi deg(f ) = 0 và a0
khả nghịch trong K.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Vành đa thức 103

Chứng minh. Giả sử f là đa thức khả nghịch trong K[x]. Lúc đó, f 6= 0 và tồn
tại đa thức g ∈ K[x] \ {0} sao cho f g = 1K[x] . Giả sử g = b0 + b1 x + · · · + bm xm .
Vì deg(1K[x] ) = 0 và K là miền nguyên nên theo Mệnh đề 4.5 ta có

deg(f g) = deg(f ) + deg(g) = 0.

Suy ra deg(f ) = deg(g) = 0 và a0 b0 = 1K . Tức là a0 khả nghịch trong K.


Điều ngược lại là hiển nhiên.

Định lý 4.8. Cho K là miền nguyên và g ∈ K[x] là một đa thức với hệ tử dẫn
đầu (hệ tử cao nhất) khả nghịch trong K. Lúc đó, với mọi đa thức f ∈ K[x],
tồn tại duy nhất một cặp đa thức q, r ∈ K[x] sao cho

f = qg + r, với deg(r) < deg(g).

Chứng minh. Trước hết, nếu f = 0 thì chọn q = r = 0. Định lý hiển nhiên.
Nếu f 6= 0, giả sử

f = a0 + a1 x + · · · + an x n ,

g = b0 + b1 x + · · · + bm x m ,
trong đó an 6= 0K , bm 6= 0K và bm khả nghịch. Ta chứng minh định lý bằng
quy nạp theo n. Thật vậy, nếu n = m = 0 thì đặt q = a0 .(b0 )−1 và r = 0. Nếu
n = 0 và m > 0 thì chọn q = 0 và r = f .
Nếu n > 0 và giả sử định lý được chứng minh cho mọi đa thức f có bậc
nhỏ hơn n.
Nếu n < m thì chọn q = 0 và r = f .
Nếu n ≥ m thì đa thức f1 = f − (an b−1 m ).x
n−m
.g có bậc nhỏ hơn n. Theo
giả thiết quy nạp, tồn tại q1 , r ∈ K[x] sao cho

f1 = q1 .g + r, với deg(r) < m.

Suy ra
f − (an b−1
m ).x
n−m
.g = q1 .g + r.
Do đó

f = (an b−1
m ).x
n−m
.g + q1 .g + r = [(an b−1
m ).x
n−m
+ q1 ].g + r.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


104 Chương 2. Chương 2: Vành

Đặt q = (an b−1


m ).x
n−m
+ q1 ∈ K[x]. Ta được

f = qg + r, với deg(r) < m = deg(g).

Giả sử tồn tại cặp đa thức q 0 , r0 ∈ K[x] sao cho

f = q 0 g + r0 , với deg(r0 ) < m = deg(g).

Điều này dẫn đến qg + r = q 0 g + r0 . Suy ra r − r0 = (q 0 − q)g. Nếu q 0 − q 6= 0


thì
deg(r − r0 ) = deg(q 0 + q) + deg(g) ≥ deg(g) = n,

do K là miền nguyên. Mặt khác, do deg(r) < m và deg(r0 ) < m nên

deg(r − r0 ) ≤ max{deg(r), deg(r0 )} < m.

Điều này mâu thuẩn. Vậy q 0 − q = 0; tức là q = q 0 . Từ đó ta cũng có r = r0 .

Đẳng thức f = qg + r trong Định lý 4.8 được gọi là kết quả của phép chia
(Euclide) của f cho g. Các đa thức q, r được gọi lần lượt là thương và phần dư
của phép chia Euclide của f cho g trong K[x]. Nếu r = 0 thì ta nói f chia hết
cho g (hay g chia hết f ). Theo Định lý 4.8, phép chia Euclide của f cho g thực
hiện được nếu hệ số dẫn đầu của đa thức g khả nghịch trong miền nguyền K.

Hệ quả 4.9. Cho K là miền nguyên và g ∈ K[x] là một đa thức monic. Lúc
đó, với mọi đa thức f ∈ K[x], tồn tại duy nhất một cặp đa thức q, r ∈ K[x]
sao cho
f = qg + r, với deg(r) < deg(g).

Hệ quả 4.10. Cho K là một trường và g ∈ K[x] là một đa thức khác không.
Lúc đó, với mọi đa thức f ∈ K[x], tồn tại duy nhất một cặp đa thức q, r ∈ K[x]
sao cho
f = qg + r, với deg(r) < deg(g).

Từ Mệnh đề 4.6, nếu K là một trường thì vành đa thức K[x] là miền
nguyên. Miền nguyên K[x] có nhiều tính chất đẹp và có cấu trúc đại số tương
tự như miền nguyên Z.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Vành đa thức 105

Định lý 4.11. Nếu K là một trường thì vành đa thức một biến K[x] là miền
nguyên iđêan chính.

Chứng minh. Ta cần chứng minh rằng mọi iđêan của miền nguyên A = K[x]
đều là iđêan chính (cyclic). Thật vậy, nếu I = {0A } thì I = (0A ) là iđêan chính
sinh bởi phần tử 0A . Nếu I 6= {0A } thì gọi g ∈ I là đa thức có bậc dương bé
nhất. Đa thức g luôn tồn tại vì mọi tập hợp con của tập số tự nhiên luôn có
phần tử bé nhất. Với mọi f ∈ I \ {0A }, theo Hệ quả 4.10, tồn tại q, r ∈ K[x]
sao cho
f = qg + r, với deg(r) < deg(g).
Điều này dẫn đến r = f − qg ∈ I. Mà g là đa thức thuộc I có bậc dương bé
nhất, suy ra deg(r) ≤ 0. Nếu r 6= 0 thì r khả nghịch trong K[x], theo Hệ quả
4.7. Trường hợp này ta có I = K[x] = (1A ). Nếu r = 0 thì f = qg. Do đó
I = (g); hay I là iđêan chính. Vậy K[x] là miền nguyên iđêan chính.

Như chúng ta đã thấy nếu K là vành giao hoán có đơn vị thì vành đa
thức một biến A = K[x] là một vành giao hoán có đơn vị. Từ đây ta có thể
định nghĩa vành đa thức hai biến K[x, y] là vành đa thức một biến trên vành
A = K[x]; nghĩa là K[x, y] = A[y] = K[x][y]. Một cách tổng quát, vành đa
thức n biến được định nghĩa như sau:

Định nghĩa 4.12. Cho K là một vành giao hoán có đơn vị. Vành đa thức n
biến trên K, ký hiêu K[x1 , ..., xn ], được định nghĩa quy nạp như sau:

K[x1 , ..., xn ] = K[x1 , ..., xn−1 ][xn ].

Hệ quả sau đây được suy ra trực tiếp từ Định nghĩa 4.14 và Mệnh đề 4.6.

Hệ quả 4.13. Nếu K là một miền nguyên thì vành đa thức n biến K[x1 , ..., xn ]
là miền nguyên.

Đặc biệt, nếu K là một trường thì vành đa thức K[x1 , ..., xn ] là miền
nguyên. Tuy nhiên, vành đa thức n biến, với n ≥ 2, không phải là miền
nguyên iđêan chính.
n
Với K là vành giao hoán có đơn vị, ký hiệu K (N ) là tập hợp các ánh xạ từ
Nn vào K sao cho f (i1 , ..., in ) = 0K hầu hết chỉ trừ một số hữu hạn; nghĩa là,

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


106 Chương 2. Chương 2: Vành

tồn tại các số tự nhiên N1 , ..., Nn sao cho f (i1 , ..., in ) = 0K với mọi (i1 , ..., in ) ∈
/
[0, N1 ] × · · · [0, Nn ], trong đó [0, N ] = {0, 1, ..., N }. Rõ ràng f (i1 , ..., in ) = 0K
n n
với mọi (i1 , ..., in ) ∈ Nn nên K (N ) 6= ∅. Với mọi f, g ∈ K (N ) ta định nghia các
n
phép toán hai ngôi trên K (N ) như sau:

(f + g)(k1 , ..., kn ) = f (k1 , ..., kn ) + g(k1 , ..., kn ) với mọi (k1 , ..., kn ) ∈ Nn ;
X
(f g)(k1 , ..., kn ) = f (i1 , ..., in )g(j1 , ..., jn ) với mọi (k1 , ..., kn ) ∈ N,
ip +jq =ki
n
với p, q, i = 1, ...n. Tương tự như vành đa thức một biến, K (N ) cùng hai phép
toán được định nghĩa ở trên lập thành một vành giao hoán, có đơn vị.

Định lý 4.14. Với K là vành giao hoán có đơn vị, ta có

K[x1 , ..., xn ] ∼
n
= K (N ) .

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

Từ đẳng cấu vành trong Định lý 4.14, cho phép chúng ta xây dựng khái
niệm đa thức vô hạn biến (tập hợp biến là tập đếm được). Với K là vành
N
giao hoán có đơn vị, ký hiệu K (N ) là tập hợp các ánh xạ từ NN vào K sao
cho f (i1 , i2 , ...) = 0K hầu hết chỉ trừ một số hữu hạn; nghĩa là, tồn tại các số
tự nhiên n và N1 , ..., Nn sao cho f (i1 , i2 , ..., in , ...) = 0K với mọi (i1 , ..., in ) ∈
/
(NN )
[0, N1 ]×· · · [0, Nn ], trong đó [0, N ] = {0, 1, ..., N }. Với mọi f, g ∈ K ta định
n
nghia các phép toán hai ngôi trên K (N ) như sau:

(f + g)(k1 , k2 , ...) = f (k1 , k2 , ...) + g(k1 , k2 , ...) với mọi (k1 , k2 , ...) ∈ NN ;
X
(f g)(k1 , k2 , ...) = f (i1 , i2 , ...)g(j1 , j2 , ...) với mọi (k1 , k2 , ...) ∈ NN ,
ip +jq =ki

với p, q, i = 1, 2, ....
N
Định lý 4.15. Với K là vành giao hoán có đơn vị, tập hợp K (N ) cùng với hai
phép toán được định nghĩa ở trên là một vành giao hoán có đơn vị.

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 4. Vành đa thức 107

N
Vành K (N ) cũng được gọi là vành đa thức vô hạn biến (tập hợp biến là
một tập đếm được) trên K và được ký hiệu là K[x1 , x2 , ...].

BÀI TẬP

4.1.

a) Trong vành Z6 [x], tính tổng và tích của các đa thức

f = 1̄ + 3̄x + 4̄x2 + 2̄x3 + x7 ,

g = 5̄ + 3̄x + 2̄x2 + 4̄x3 + 5̄x7 .

b) Trong vành Z12 [x], tính tổng và tích của các đa thức

f = 3̄ + 6̄x + 3̄x2 + 6̄x3 + 6̄x5 + 3̄x7 ,

g = 8̄ + 8̄x + 4̄x2 + 4̄x3 + 4̄x4 + 8̄x7 .

4.2. Trong vành Z8 [x], tìm tất cả các đa thức bậc 1 khả nghịch và có phần tử
nghịch đảo là chính đa thức đó.

4.3. Giả sử K là vành giao hoán có đơn vị và a là phần tử lũy linh của K
(tức là an = 0K với một số tự nhiên n nào đó). Chứng minh rằng đa thức
f = ax + 1 là phần tử khả nghịch của vành K[x].

4.4. Cho K một là vành giao hoán. Chứng tỏ ràng vành đa thức một biến
K[x] không bao giờ là một trường.

4.5. Chứng minh rằng Định lý 4.8 vẫn đúng khi K là vành giao hoán. Nói
một cách khác, cho K là vành giao hoán có đơn vị và g ∈ K[x] là một đa thức
khác không với hệ tử dẫn đầu khả nghịch trong K. Chứng minh rằng với mọi
đa thức f ∈ K[x], tồn tại duy nhất một cặp đa thức q, r ∈ K[x] sao cho

f = qg + r, với deg(r) < deg(g).

4.6.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


108 Chương 2. Chương 2: Vành

a) Cho đa thức g ∈ Z10 [x] \ {0}. Hệ tử dẫn đầu của g phải là phần tử nào
của Z10 để có thể chia một đa thức f bất kỳ của Z10 [x] cho g?

b) Trong Z10 [x], cho hai đa thức

f = 2̄ + 7̄x2 + 4̄x3 + 3̄x5 + x7 ,

g = 9̄ + 5̄x + 3̄x2 .
Thực hiện phép chia của f cho g.

4.7. Tìm tất cả các số nguyên n > 1 để trong vành Zn [x], đa thức f =
¯ − 10x
12 ¯ + x5 chia hết cho đa thức g = 2̄ + x2 .

4.8. Cho K[x] là vành đa thức một biến trên trường K.

a) Chứng minh rằng

(x) = {f = a1 x + · · · + an xn ∈ K[x]}.

b) Chứng minh
K[x]/(x) ∼
= K.

4.9. Trong vành đa thức Z[x], chứng minh rằng

a)
(2, x) = {f = 2a0 + a1 x + · · · + an xn | a0 , ..., an ∈ Z};

b) Chứng minh Z[x] không phải là miền nguyên iđêan chính.

4.10. Cho K là một trường. Chứng minh rằng vành đa thức hai biến K[x, y]
không phải là miền nguyên iđêan chính.

§5 ĐẶC SỐ CỦA VÀNH

Định nghĩa 5.1. Giả sử R là một vành. Nếu tồn tại số nguyên dương n
sao cho nx = 0R với mọi x ∈ R thì số nguyên dương nhỏ nhất n0 thỏa mãn
n0 x = 0R với mọi x ∈ R được gọi là đặc số của vành R, ký hiệu Char(R). Nếu
không tồn tại số nguyên dương n sao cho nx = 0R với mọi x ∈ R thì ta nói
vành R có đặc số không; tức là Char(R) = 0R .

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 5. Đặc số của vành 109

Ví dụ 5.2.
(1) Char(Zn ) = n.
(2) Char(Z) = Char(Q) = Char(R) = Char(C) = 0.

Như vậy một vành R có thể có đặc số 0 (Char(R) = 0) hoặc đặc số dương
(Char(R) > 0). Nếu vành R có đơn vị thì mệnh đề sau đây cho chúng ta một
cách đơn giản để xác định đặc số của vành.

Mệnh đề 5.3. Giả sử R là vành có đơn vị. Nếu Char(R) > 0 thì

Char(R) = min{n ∈ N∗ | n.1R = 0R }.

Chứng minh. Giả sử r = Char(R) > 0 và gọi

r0 = min{n ∈ N∗ | n.1R = 0R }.

Theo định nghĩa đặc số của vành, ta có rx = 0R với mọi x ∈ R. Suy ra


r.1R = 0R . Do đó r0 ≤ r.
Mặt khác, với mọi x ∈ R ta có r0 .x = r0 (1R .x) = (r0 .1R )x = 0R .x = 0R .
Điều này dẫn đến r ≤ r0 . Vậy r = r0 .

Nhận xét 5.4. Giả sử R là vành có đơn vị. Nếu n.1R 6= 0R với mọi n ∈ N∗
thì Char(R) = 0.

Ví dụ 5.5.
(i) Char(Zm × Zn ) = lcm(m, n).
(ii) Char(Z × Zm ) = 0.
(iii) Vành đa thức Zm [x] có phần tử đơn vị 1Zm [x] = 1̄. Do đó Char(Zm [x]) =
m. Một cách tổng quát, nếu vành R là vành giao hoán có đơn vị và Char(R) =
m thì đặc số của vành đa thức Char(R[x]) = m.

Nếu vành R là miền nguyên thì đặc số của R là một số rất đặc biệt và được
phát biểu qua định lý sau đây.

Định lý 5.6. Đặc số của một miền nguyên hoặc bằng 0 hoặc là số nguyên tố.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


110 Chương 2. Chương 2: Vành

Chứng minh. Giả sử D là một miền nguyên và Char(D) = k > 0. Ta cần


chứng minh k là một số nguyên tố. Thật vậy, giả sử rằng k = k1 .k2 . Khi đó

0D = k.1D = (k1 .k2 ).1D = (k1 .1D ).(k2 .1D ).

Do D là miền nguyên nên k1 .1D = 0 hoặc k2 .1D = 0. Theo Mệnh đề 5.3, suy
ra k1 = k hoặc k2 = k. Vậy k là số nguyên tố.

Hệ quả 5.7. Đặc số của một trường F hoặc bằng 0 hoặc là một số nguyên tố.

BÀI TẬP

5.1. Chứng minh rằng đặc số của một vành hữu hạn R chia hết |R|.

5.2. Giả sử F là một trường cấp 2n . Chứng mỉnh rằng Char(F ) = 2.

5.3. Tìm một vành vô hạn R sao cho Char(R) > 0.

5.4. Giả sử R là vành có đơn vị. Chứng minh rằng

a) Nếu Char(R) = n > 0 thì R chứa một vành con đẳng cấu với Zn ;

b) Nếu Char(R) = 0 thì R chứa một vành con đẳng cấu với Z;

c) Mọi trường F đều chứa một trường con đẳng cấu với Zp hoặc Q.

5.5. Giả sử K là một trường con của F . Chứng minh rằng Char(K) =
Char(F ).

5.6. Chứng minh rằng nếu Fq là một trường hữu hạn có đặc số nguyên tố p
thì |Fq | = pn với một số nguyên dương n nào đó.

5.7. Cho X là một tập bất kỳ và P(X) là tập hợp các tập con của X. Ta định
nghĩa hai phép toán + và . trên P(X) như sau:

A + B := (A ∪ B) \ (A ∩ B);

A.B := A ∩ B,
với mọi A, B ∈ P(X).

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 6. Trường các thương của miền nguyên 111

a) Chứng minh rằng (P(X), +, .) là một vành giao hoán có đơn vị;

b) Tìm Char(P(X)).

c) Một phần tử e của vành R được gọi là lũy đẳng nếu e2 = e. Chứng minh
rằng mọi phần tử của vành P(X) đều lũy đẳng.

5.8. Cho F là một trường. Chứng minh rằng trường con của F sinh bởi phần
tử đơn vị hoặc đẳng cấu với Zp , hoặc đẳng cấu với Q.

5.9. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị 1R 6= 0R , đặc số p và ánh xạ

f : R −→ R
x 7−→ xp .

Ký hiệu S = {xp | x ∈ R}.

a) Chứng minh rằng f là một đồng cấu vành.

b) Chứng minh rằng S là một vành con của R.

c) Chứng minh rằng nếu R là miền nguyên thì R ∼


= S.

§6 TRƯỜNG CÁC THƯƠNG CỦA MIỀN NGUYÊN

Một vành R được gọi là nhúng được trong vành S nếu tồn tại một đơn cấu
vành f từ R vào S. Từ định nghĩa này, vành R nhúng được trong vành S nếu
và chỉ nếu tồn tại vành con S1 của S sao cho R ∼= S1 ; tức là R ∼
= f (R) ⊂ S.
Ta nhận thấy rằng miền nguyên Z nhúng (bao hàm) được vào trường số hữu
a
tỷ Q nhờ có thể xem "mọi phần tử a ∈ Z được viết dưới dạng a = ∈ Q". Hơn
1
nữa, Q là trường nhỏ nhất (theo quan hệ thứ tự bao hàm) chứa Z. Thật vậy, giả
sử F là một trường chứa Z. Lúc đó, với mọi x ∈ Q, tồn tại (a, b) ∈ Z × Z∗ sao
a
cho x = = a.b−1 . Do F là trường chứa Z nên a, b ∈ F . Do đó x = a.b−1 ∈ F .
b
Suy ra Q ⊂ F . Vậy Q là trường nhỏ nhất chứa Z.
Giả sử D là một miền nguyên bất kỳ. Có tồn tại hay không một trường
nhỏ nhất F sao cho D nhúng được vào F ? Nói một cách khác, với bất kỳ miền

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


112 Chương 2. Chương 2: Vành

nguyên D, liệu có tồn tại một trường F và một đơn cấu vành f : D → F sao
cho F là trường nhỏ nhất chứa f (D) hay không?
Giả sử D là miền nguyên, ký hiệu D∗ = D \ {0D }. Ta định nghĩa một quan
hệ hai ngôi ∼ trên D × D∗ như sau:

(a, b) ∼ (c, d) nếu ad = bc với mọi (a, b), (c, d) ∈ D × D∗ .

Mệnh đề 6.1. Quan hệ hai ngôi ∼ ở trên là một quan hệ tương đương trên
D × D∗ .

Chứng minh. Dành cho độc giả.

Với (a, b) ∈ D × D∗ , lớp tương đương (a, b) = {(c, d) ∈ D × D∗ | ad = bc} ⊂


a
D × D∗ . Ký hiệu = (a, b) và FD = D × D∗ / ∼ là tập thương của D × D∗
b
ứng với quan hệ tương đương ∼; nghĩa là ,
a
FD = { | (a, b) ∈ D × D∗ }.
b
a c
Với , ∈ FD , ta định nghĩa các phép toán hai ngôi trên FD như sau:
b d
a c ad + bc
+ = ;
b d bd
a c ac
· = .
b d bd
Định lý 6.2. Tập thương FD cùng với hai phép toán cộng và nhân được định
nghĩa ở trên là một trường.

Chứng minh. Dành cho độc giả.

Định nghĩa 6.3. Trường FD được gọi là trường các thương của miền nguyên
D.

Nhận xét 6.4.


0D
(1) Trường FD có phần tử 0FD = = (0D , 1D ) và phần tử đơn vị 1FD =
1D
1D
= (1D , 1D ).
1D
a b
(2) Nếu x = ∈ FD \ {0FD } thì x−1 = .
b a

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 6. Trường các thương của miền nguyên 113

Ví dụ 6.5.
(1) FZ = Q.
(2) Giả sử K[x] là vành đa thức trên trường K. Ta có K[x] là một miền
nguyên. Khi đó,

f
FK[x] = K(x) = { |f ∈ K[x], g ∈ K[x]∗ }.
g

Bây giờ giả sử D là miền nguyên và FD là trường các thương của nó. Xét
ánh xạ

f : D −→ FD
a
a 7−→ .
1D

Mệnh đề 6.6. Ánh xạ f được định nghĩa ở trên là một đơn cấu vành.

Chứng minh. Với mọi a, b ∈ D, ta có

a+b a b
f (a + b) = = + ;
1D 1D 1D

a.b a b
f (a.b) = = . .
1D 1D 1D
x
Do đó f là đồng cấu vành. Hơn nữa, với mọi x ∈ Ker(f ) ta có f (x) = = 0FD .
1D
Dẫn đến x = 0D . Do đó Ker(f ) = {0D }. Suy ra f là đơn cấu vành.

Do f là đơn cấu vành nên D ∼


= Im(f ) và FD là trường nhỏ nhất chứa vành
con Im(f ).

Định lý 6.7. Với bất kỳ miền nguyên D, trường các thương FD là trường nhỏ
nhất chứa miền nguyên đẳng cấu với D.

Chứng minh. Dành cho độc giả.

Từ Định lý 6.6, ta có D ∼
= Im(f ). Điều này cho phép ta đồng nhất một
a
phần tử a ∈ D với một phần tử của Im(f ); nghĩa là a = f (a) = .
1D

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


114 Chương 2. Chương 2: Vành

Hệ quả 6.8. Mọi miền nguyên D đều có thể nhúng được vào trường các thương
của nó.

Từ Hệ quả 6.8, nếu FD là trường các thương của miền nguyên D thì tồn
tại miền nguyên D0 là vành con của FD sao cho D ∼= D0 . Do đó miền nguyên
D có thể được xem như là vành con của trường các thương FD .

BÀI TẬP

6.1. Cho D là miền nguyên. Chưng minh rằng trường các thương FD của D
là một trường nhỏ nhất chứa một miền nguyên đẳng cấu với D.

6.2. Chứng minh rằng trường các thương của trường K bất kỳ đều đẳng cấu
với K; nghĩa là, FK ∼
= K.

6.3. Giả sử
Z[i] = {a + bi | a, b ∈ Z}

là vành các số nguyên Gauss. Chứng minh rằng

a) Z[i] là một miền nguyên;

b)
Q[i] = {x + yi | x, y ∈ Q}

là một trường và FZ[i] ∼


= Q[i].

6.4. Tìm trường các thương của Z2 và Z2 [x].

6.5. Tìm một trường vô hạn F sao cho Char(F ) > 0.

6.6. Cho D là một miền nguyên và FD là trường các thương của D. Chứng
minh rằng với mọi trường K và với mọi đồng cấu vành f : D −→ K, tồn
tại duy nhất một đồng cấu vành h : FD −→ K sao cho f = hι, trong đó
ι : D −→ FD là đồng cấu bao hàm.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide 115

§7 MIỀN NGUYÊN IĐÊAN CHÍNH VÀ VÀNH EUCLIDE

Một lớp vành khá quan trong trong đại số cấu trúc là miền nguyên iđêan
chính đã được giới thiệu trong Định nghĩa 2.17 của chương này. Xoắn này là
một cơ hội cho chúng ta nghiên cứu sâu hơn miền nguyên iđêan chính và các
lớp vành liên quan; chẳng hạn, miền nguyên Euclide và miền nguyên nhâ tử
hóa.
Trước hết, nhắc lại một miền nguyên R được gọi là miền nguyên iđêan
chính (PDI) nếu mọi iđêan của R đều là iđêan chính (hay cyclic). Chúng ta đã
biết rằng miền nguyên Z, trường K, vành đa thức một biến K[x] trên trường
K là những miền nguyên iđêan chính.

Định nghĩa 7.1. Cho D là một miền nguyên và a, b ∈ D.


(i) Phần tử a được gọi là ước của b, ký hiệu a | b, nếu tồn tại phần tử
c ∈ D sao cho b = ac.
(ii) Phần tử a được gọi là ước thực sự của b nếu a | b, a không khả nghịch
và b không là ước của a (b - a).
(iii) Phần tử c ∈ D được gọi là ước chung của a và b nếu c | a và c | b.

Như thế, phần tử a là ước của b khi và chỉ khi (b) ⊆ (a) (hay bD ⊆ aD),
phần tử a là ước thực sự của b khi và chỉ khi bD ( aD ( D. Một số tác giả
gọi ước thực sự là ước thích đáng. Từ định nghĩa, dễ thấy rằng mọi phần tử
a ∈ D, a | 0D và 1D | a. Hơn nữa,

0D | a ⇐⇒ a = 0D ,

a | 1D ⇐⇒ a = U (D),
trong đó U (D) là ký hiệu tập hợp các phần tử khả nghịch của D.

Định nghĩa 7.2. Một phần tử d của miền nguyên D được gọi là ước chung
lớn nhất của a, b ∈ D nếu các điều kiện sau thỏa mãn:
(i) d là ước chung của a và b (d | a và d | b).
(ii) nếu d0 là ước chung của a và b thì d0 | d.

Ta ký hiệu d = GCD(a, b) là ước chúng lớn nhất của a và b. Nếu GCD(a, b) =


1D thì ta nói a và b là nguyên tố cùng nhau.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


116 Chương 2. Chương 2: Vành

Với định nghĩa trên, ước chung lớn nhất của hai phần tử trong miền nguyên
D nếu có thì duy nhất sai khác một nhân tử khả nghịch; nghĩa là nếu d và d0
là hai ước chung lớn nhất của a và b thì d = ud0 , với u là phần tử khả nghịch
nào đó của D. Không khó khăn để thấy rằng d là ước chung lớn nhất của a và
b trong miền nguyên D khi và chỉ khi dD là iđêan chính bé nhất trong tất cả
các iđêan chính chứa a, b.

Hệ quả 7.3. Giả sử D là miền nguyên iđêan chính và a, b ∈ D. Lúc đó,


d = GCD(a, b) khi và chỉ khi (d) = (a, b) (hay dD = aD + bD).

Chứng minh. Do D là miền nguyên iđêan chính nên tồn tại d ∈ D sao cho
(d) = (a, b). Rõ ràng (d) là iđêan chính nhỏ nhất chứa a, b. Điều này dẫn đến
d = GCD(a, b) khi và chỉ khi (d) = (a, b).

Hệ quả trên cho ta một tính chất sau đây:

Hệ quả 7.4. Giả sử D là miền nguyên iđêan chính và a, b ∈ D. Lúc đó,


d = GCD(a, b) khi và chỉ khi tồn tại x, y ∈ D sao cho ax + by = d. Đặc biệt,
a, b là hai phần tử nguyên tố cùng nhau trong D khi và chỉ khi tồn tại x, y ∈ D
sao cho ax + by = 1D .

Câu hỏi: Có phải chăng mọi miền nguyên D đều tồn tại ước chung lớn nhất
của hai phần tử bất kỳ?
Ví dụ sau đây cho chúng ta thấy không phải miền nguyên nào cũng tồn tại
ước chung lớn nhất của hai phần tử bất kỳ.

Ví dụ 7.5. Xét miền nguyên


√ √
D = Z[i 5] = {a + bi 5 | a, b ∈ Z}.
√ √
Ta có 6 = 2.3 = (1 + i 5)(1 − i 5). Ta có thể thấy rằng không tồn tại ước

chung lớn nhất của 6 và 2 + 2i 5.

Như vậy mọi miền nguyên D không thiết tồn tại ước chung lớn nhất của
hai phần tử bất kỳ. Điều này dẫn đến một câu hỏi rất tự nhiên sau đây:
Câu hỏi: Lớp miền nguyên nào luôn tồn tại ước chung lớn nhất của hai phân
tử bất kỳ?
Mệnh đề sau đây cho ta một điều kiện đủ của câu hỏi trên.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide 117

Mệnh đề 7.6. Nếu D là một miền nguyên iđêan chính thì luôn tồn tại ước
chúng lớn nhất của hai phần tử bất kỳ.

Chứng minh. Do D là miền nguyên iđêan chính nên tồn tại d ∈ D sao cho
dD = aD + bD. Rõ ràng dD là iđêan chính nhỏ nhất trong tất cả các iđêan
chứa a, b. Do đó d = GCD(a, b).

Định nghĩa 7.7. Một phần tử không khả nghịch p ∈ D∗ = D \ {0D } được
gọi là bất khả quy nếu p không có ước thực sự nào cả. Một phần tử không bất
khả quy thi được gọi là phần tử khả quy.

Hay nói một cách khác, phần tử p là bất khả quy khi và chỉ khi p 6= 0D , p
không khả nghịch và nếu p = ab thì a = p hoặc a = 1D .

Nhận xét 7.8. Nếu a ∈ D∗ là phần tử không khả nghịch và khả quy thì tồn
tại b là ước thực sự của a sao cho a = bc, với c là phần tử nào đó của D. Lúc
đó, c cũng là một ước thực sự của a. Thật vậy, giả sử c không phải là ước thực
sự của a, theo định nghĩa (a) = (c) hoặc c khả nghịch. Điều này dẫn đến b khả
nghịch hoặc b không phải là ước thực sự của a.

Ví dụ 7.9.
(1) Trong miền nguyên Z các phần tử ±2, ±3, ±5, ±7, ... là những phần tử
bất khả quy. Hay nói một cách khác các phần tử bất khả quy của Z là các
phần tử có dạng ±p, với p là số nguyên tố.
(2) Trong một trường F không tồn tại phần tử bất khả quy.
(3) Giả sử K là một trường, các đa thức bậc nhất là các phần tử bất khả
quy của K[x].

Chúng ta biết rằng mọi số tự nhiên lớn hơn 1 đều phân tích được một cách
duy nhất thành tích của các nhân tử là các số nguyên tố. Từ điều này ta suy
ra mọi phần tử của Z \ {0, 1, −1} đều phân tích được một cách duy nhất (sai
khác một nhân tử khả nghịch) thành tích của các nhân tử bất khả quy. Trong
trường hợp tổng quát ta có khái niệm sau đây:

Định nghĩa 7.10. Cho D là miền nguyên và a ∈ D. Phần tử a được gọi là


có dạng nhân tử hóa duy nhất nếu các điều kiện sau thỏa mãn:

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


118 Chương 2. Chương 2: Vành

(i) a phân tích được thành tích của một số hữu hạn những phần tử bất
khả quy p1 , .., pr ; tức là a = p1 ...pr ;
(ii) nếu a = p01 ...p0s là phân tích thành tích của những phần tử bất khả
quy p01 , ...p0s thì
r = s và p0σ(i) = ui pi ,
trong đó ui khả nghịch, với mọi i = 1, ..., r và σ ∈ Sr .

Để ý rằng a có dạng nhân tử hóa duy nhất thì a ∈ D∗ \ U (D).

Định nghĩa 7.11. Một miền nguyên D được gọi là miền nguyên nhân tử hóa
(hay còn gọi là miền nguyên Gauss, viết tắt là UFD) nếu mọi phần tử khác
0D , không khả nghịch của D đều có dạng nhân tử hóa duy nhất.

Ví dụ 7.12. Miền nguyên Z là miền nguyên nhân tử hóa.

Ví dụ trên cho chúng ta biết miền nguyên iđêan chính Z là miền nguyên
nhân tử hóa.
Câu hỏi: Có phải chăng mọi miền nguyên iđêan chính đều là miền nguyên
nhân tử hóa?
Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần tìm điều kiện để một phần
tử a ∈ D∗ \ U (D) tồn tại dạng nhân tử hóa và điều kiện để dạng nhân tử hóa
ấy là duy nhất. Trước hết chúng ta có các bổ đề sau đây.

Bổ đề 7.13. Nếu a là phần tử khả quy của miền nguyên iđêan chính D thì
a có một ước thực sự bất khả quy.

Chứng minh. Giả sử D là miền nguyên iđêan chính và a ∈ D là phần tử khả


quy. Theo Nhận xét 7.8, tồn tại ước thực sự a1 ∈ D∗ \ U (D) của a, ta có

{0D } =
6 aD ( a1 D 6= D.

Nếu a1 không bất khả quy thì a1 lại có một ước thực sự a2 của a1 và

a1 D ( a2 D 6= D.

Tiếp tục quá trình này ta thu được một dãy tăng thực sự của các iđêan chính

{0D } =
6 aD ( a1 D ( a2 D ( · · · 6= D.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide 119

Gọi
[
B= ai D.
i∈N

Lúc đó, B cũng là một iđêan của D. Do D là miền nguyên iđêan chính nên
tồn tại b ∈ D sao cho B = bD. Điều này dẫn đến tồn tại n0 ∈ N sao cho

an D = bD với mọi n ≥ n0 ;

một cách cụ thể hơn ta thu được một dãy tăng các iđêan chính

{0D } =
6 aD ( a1 D ( a2 D ( · · · ( an−1 D ( an D = an+1 D = · · · =
6 D.

Suy ra an là một ước thực sự bất khả quy của an−1 . Do đó an là một ước thực
sự bất khả quy của a0 = a.

Bổ đề 7.14. Nếu p là phần tử bất khả quy của miền nguyên iđêan chính D
và p | ab với mọi a, b ∈ D thì p | a hoặc p | b.

Chứng minh. Giả sử p không chia hết a. Ta cần chứng minh p | b. Thật vậy,
gọi d = GCD(p, a). Khi đó, d | p và d | a. Tồn tại u ∈ D sao cho p = ud. Suy
ra d khả nghịch hoặc u khả nghịch. Nếu u khả nghịch thì (d) = (p). Suy ra
p = GCD(p, a), dẫn đến p chia hết a. Điều này vô lý. Do đó ta phải có d khả
nghịch. Từ đó suy ra GCD(p, a) = 1D . Theo Hệ quả 7.4, tồn tại x, y ∈ D sao
cho px + ay = 1D . Suy ra pxb + ayb = b. Vì p | ab nên p | b.

Định lý 7.15. Mọi miền nguyên iđêan chính D đều là miền nguyên nhân tử
hóa.

Chứng minh. Giả sử D là miền nguyên iđêan chính và a ∈ D∗ \ U (D). Theo


Bổ đề 7.13, tồn tại các phần tử bất khả quy p1 , ..., pr của D sao cho a = p1 ...pr .
Ta chỉ còn chứng minh tính duy nhất của dạng nhân tử hóa.
Thật vậy, giả sử a = q1 ...qs là một dạng nhân tử hóa của a với q1 , ..., qs
là các phần tử bất khả quy của D. Theo Bổ đề 7.14, p1 | q1 ...qs nên p1 chia
hết một trong các phần tử qi , i = 1, ..., s. Không mất tính tổng quát ta giả
sử p1 | q1 . Hoàn toàn tương tự ta cũng có q1 | p1 . Suy ra p1 = u1 q1 , với u1 là
phần tử khả nghịch của D. Do D là miền nguyên nên p2 ...pr = u1 q2 ...qs . Bằng

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


120 Chương 2. Chương 2: Vành

quy nạp, ta chứng minh được r = s và pi = ui qi với i = 1, ..., r. Do đó với


mọi a ∈ D∗ \ U (D), a có dạng nhân tử hóa duy nhất. Vậy D là miền nhân tử
hóa.

Hệ quả 7.16. Nếu K là một trường thì vành đa thức một biến K[x] là miền
nguyên nhân tử hóa.

Một câu hỏi tự nhiên là điều ngược lại của Định lý 7.15 có đúng không?
Rõ ràng là vành đa thức Z[x] trên miền nguyên Z là miền nguyên nhân tử hóa
nhưng Z[x] không phải là miền nguyên iđêan chính.
Từ chứng minh của Định lý 7.15, ta thấy rằng một phần tử khác không,
không khả nghịch của miền nguyên D có dạng nhân tử hóa các phần tử bất
khả quy khi và chỉ khi mọi dãy tăng các iđêan chính của D đều dừng. Hơn
nữa, dạng nhân tử hóa ấy là duy nhất khi và chỉ khi hai phần tử bất kỳ của
D đều có ước chung lớn nhất. Từ quan sát này cho phép ta phát biểu mệnh
đề sau đây.

Mệnh đề 7.17. Một miền nguyên D là miền nguyên nhân tử hóa khi và chỉ
khi các điều kiện sau được thỏa mãn:
(i) Mọi dãy tăng các iđêan chính của D đều dừng;
(ii) Hai phần tử bất kỳ của D đều có ước chung lớn nhất.

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

Nhắc lại phép chia Euclide của hai số tự nhiên: cho hai số tự nhiên a, b sao
cho b 6= 0, luôn tồn tại hai số tự nhiên q, r sao cho

a = qb + r với r = 0 hoặc r < b.

Tương tự, có thể phát biểu phép chia Euclide trên miền nguyên Z như sau:
cho a ∈ Z và b ∈ Z∗ , tồn tại q, r ∈ Z sao cho

a = qb + r với r = 0 hoặc |r| < |b|,

trong đó ký hiệu |x| là giá trị tuyệt đối của x. Như vậy, với hàm giá trị tuyệt
đối | . | phép chia Euclide thực hiện được trên miền nguyên Z. Một cách tổng
quát, ta có khái niệm sau đây.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide 121

Định nghĩa 7.18. Một miền nguyên D cùng với một hàm

δ : D∗ = D \ {0D } → N

được gọi là miền nguyên Euclide nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
(i) δ(a) ≤ δ(ab) với mọi a, b ∈ D∗ ;
(ii) với mọi a ∈ D và b ∈ D∗ , tồn tại q, r ∈ D sao cho

a = qb + r với r = 0D hoặc δ(r) < δ(b).

Với định nghĩa ở trên, ta thường nói (D, δ) là miền nguyên Euclide, hoặc
D cùng với hàm δ là miền nguyên Euclide (ED) và δ được gọi là hàm bậc của
miền nguyên Euclide D. Một hàm bậc δ của miền nguyên Euclide D được gọi
một chuẩn nếu
δ(ab) = δ(a)δ(b) với mọi a, b ∈ D∗ .

Ví dụ 7.19.
(1) Rõ ràng miền nguyên Z cùng với hàm δ = | . | là miền nguyên Euclide.
Lúc đó, | . | là một chuẩn của Z.
(2) Cho K là một trường và D = K[x] là vành đa thức một biến trên trường
K. Với mọi f ∈ K[x]∗ , đặt δ(f ) = deg(f ), deg(f ) là bậc của đa thức f . Ta có
deg(f ) ≤ deg(f.g) với mọi f, g ∈ K[x]∗ và với mọi f ∈ K[x] và g ∈ K[x]∗ , tồn
tại q, r ∈ K[x] sao cho

f = qg + r với r = 0 hoặc deg(r) < deg(g).

Vậy (K[x], δ = deg) là miền nguyên Euclide. Trong trường hợp này deg không
phải là một chuẩn của K[x].
(3) Vành các số nguyên Gauss D = Z[i] = {a + bi | a, b ∈ Z} cùng với
δ(a + bi) = a2 + b2 là một miền nguyên Euclide. Hơn nữa, hàm bậc δ là một
chuẩn củaZ[i].

Chứng minh. Bài tập dành cho sinh viên.

Mệnh đề 7.20. Cho (D, δ) là miền nguyên Euclide và a, b, u ∈ D∗ .


(i) Nếu a | b thì δ(a) ≤ δ(b).
(ii) aD = bD khi và chỉ khi δ(a) = δ(b) và b | a.
(iii) Phần tử u khả nghịch khi và chỉ khi δ(u) = δ(1D ).

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


122 Chương 2. Chương 2: Vành

Chứng minh.
(i) Do a | b nên tồn tại c ∈ D∗ sao cho b = ac. Lúc đó

δ(a) ≤ δ(ac) = δ(b).

(ii) Từ aD = bD, suy ra a | b và b | a. Theo (i), ta có δ(a) = δ(b). Ngược


lại, từ b | a nên a = bc, hay aD ⊆ bD. Mặt khác theo phép chia Euclide, tồn
tại q, r ∈ D sao cho

b = qa + r với r = 0D hoặc δ(r) < δ(a).

Suy ra r = b − qa = b − qbc = b(1D − qc). Nếu r 6= 0D thì

δ(r) = δ(b(1D − qc)) ≥ δ(b) = δ(a).

Điều này vô lý. Suy ra r = 0D . Tức là b = qa. Dẫn đến a | b. Do đó bD ⊆ aD.


Vậy aD = bD.
(iii) Do u khả nghịch nên (u) = (1D ) = D. Theo (ii), δ(u) = δ(1D ).

Định lý sau đây cho chúng ta biết về mối quan hệ giữa miền nguyên iđêan
chính và miền nguyên Euclide.

Định lý 7.21. Mọi miền nguyên Euclide đều là miền nguyên iđêan chính.

Chứng minh. Giả sử (D, δ) là miền nguyên Euclide và I là iđêan bất kỳ của D.
Nếu I = {0D } thì I = (0D ) là iđêan chính. Nếu I 6= {0D } thì gọi I ∗ = I \ {0D }.
Lúc đó,
δ(I ∗ ) = {δ(x) | x ∈ I ∗ } ⊆ N.
Do đó tồn tại giá trị nhỏ nhất của δ(I ∗ ). Gọi a ∈ I ∗ sao cho δ(a) là giá trị
nhỏ nhất của δ(I ∗ ). Ta sẽ chứng minh I = (a). Thật vậy, với mọi x ∈ I. Theo
phép chia Euclide, tồn tại q, r ∈ D sao cho

x = qa + r với r = 0 hoặc δ(r) < δ(a).

Giả sử r 6= 0D , ta có r = x − qa ∈ D∗ . Do a là phần tử thuộc I ∗ với δ(a) là giá


trị nhỏ nhất của δ(I ∗ ). Suy ra δ(a) ≤ δ(r). Điều này mâu thuẩn với phép chia
Euclide. Do đó r = 0D ; tức là x = qa. Hay I = (a). Vậy D là miền nguyên
iđêan chính.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide 123

Câu hỏi: Điều ngược lại của Định lý 7.21 có đúng không? Hay nói một cách
khác, liệu có tồn tại một miền nguyên iđêan chính nhưng không phải là miền
nguyên Euclide không?
Câu trả lời cho câu hỏi trên không dễ dàng chút nào, phải mất một thời gian
khá dài người ta mới tìm được các ví dụ về một miền nguyên iđêan chính
nhưng không là miền nguyên Euclide. Năm 1949, T. S. Motzkin là người đầu
tiên chỉ ra miền nguyên

D = {a + bθ | a, b ∈ Z},

1 + i 19
với θ = , là miền nguyên iđêan chính nhưng không phải là miền
2
nguyên Euclide. Người ta cũng chứng minh được rằng với

1 + −d
θ= , với d = 19, 43, 67, 163,
2
thì D là các miền nguyên iđêan chính nhưng không là miền nguyên Euclide.
Các bạn có thể tìm chứng minh chi tiết trong các tài liệu [1], [8] và [11].

Hệ quả 7.22. Mọi miền nguyên Euclide đều là miền nguyên nhân tử hóa.

Về mối quan hệ giữa các miền nguyên iđêan chính, miền nguyên Euclide
và miền nguyên nhân tử hóa, ta có sơ đồ sau đây:

Miền nguyên Euclide ⇒ Miền nguyên iđêan chính ⇒ Miền nguyên nhân tử hóa.

Hay
ED =⇒ PID =⇒ UFD .

Trở lại Ví dụ 7.5


√ √
Z[i 5] = {a + bi 5 | a, b ∈ Z}

không phải bao giờ cũng tồn tại ước chung lớn nhất của hai phần tử bất kỳ.

Điều này dẫn đến Z[i 5] không phải là miền nguyên nhân tử hóa; chẳng hạn,
√ √ √
6 = 2.3 = (1+ i 5)(1−i 5). Suy ra Z[i 5] không là miền nguyên iđêan chính

và Z[i 5] đương nhiên không phải là miền nguyên Euclide. Chúng ta cũng biết
rằng vành đa thức một biến K[x] trên trường K là miền nguyên iđêan chính

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


124 Chương 2. Chương 2: Vành

nên nó cũng là miền nguyên nhân tử hóa. Tuy nhiên, vành đa thức hai biến
K[x1 , x2 ] không phải là miền nguyên iđêan chính và đương nhiên nó không
phải là miền nguyên Euclide.
Câu hỏi: Vành đa thức K[x1 , ..., xn ] trên trường K, với n ≥ 2, có phải là miền
nguyên nhân tử hóa không?
Định lý sau đây cho chúng ta câu trả lời của câu hỏi trên.

Định lý 7.23. (Gauss) Nếu D là miền nguyên nhân tử hóa thì vành đa thức
D[x] cũng là miền nguyên nhân tử hóa.

Chứng minh. Do D là miền nguyên nhân tử hóa nên ta nhận xét rằng một
đa thức bất kỳ f = a0 + a1 x + · · · + an xn ∈ D[x]∗ đếu được viết f = df 0 , với
d = GCD(a0 , ..., an ) ∈ D∗ . Lúc đó, f 0 = a00 + a01 x + · · · + a0n xn ∈ D[x]∗ với
GCD(a00 , ..., a0n ) = 1D . Một đa thức f 0 như thế còn được gọi là đa thức nguyên
bản của D[x].
Trước hết ta chứng minh mọi dãy tăng các iđêan chính của D[x] đều dừng.
Thật vậy, xét dãy tăng các iđêan chính của D[x]:

0 6= (f0 ) ⊂ (f1 ) ⊂ · · · =
6 D[x].

Từ f0 6= 0 và theo nhận xét trên, f0 có thể được viết f0 = d. f00 , với f00 là đa
thức nguyên bản của D[x]. Mặt khác, rõ ràng fi+1 | fi nên deg(fi+1 ) ≤ deg(fi )
với mọi i = 0, 1, ... Như vậy ta thu được một dãy giảm

deg(f0 ) ≥ deg(f1 ) ≥ · · · ,

nên tồn tại n ∈ N sao cho

deg(fn ) = deg(fn+1 ) = · · · .

Nếu deg(fn ) = 0 thì các phần tử fn , fn+1 , ... ∈ D. Như thế dãy

0 6= (fn ) ⊂ (fn+1 ) ⊂ · · ·

là dãy tăng các iđêan chính của D. Vì D là miền nguyên nhân tử hóa nên tồn
tại k sao cho
(fn+k ) = (fn+k+1 ) = · · ·

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide 125

Do đó trong trường hợp này dãy các iđêan chính của D[x] ở trên dừng.
Nếu deg(fn ) > 0 thì các đa thức fn , fn+1 , ... là ước của f00 nên chúng là các
đa thức nguyên bản của D[x]. Mặt khác, fn+1 | fn và deg(fn ) = deg(fn+1 ) = · · ·
Do đó,
(fn ) = (fn+1 ) = · · · .
Trong trường hợp này, dãy các iđêan chính ở trên cũng dừng. Do đó, với mọi
phần tử khác 0D , không khả nghịch đều tồn tại dạng nhân tử hóa các phần tử
bất khả quy.
Tiếp theo ta chứng minh dạng nhân tử hóa của f ∈ D∗ \ U (D) có tính duy
nhất. Thật vậy, nếu deg(f ) = 0 thì f ∈ D. Trường hợp này thì dạng nhân tử
hóa của f có tính duy nhất. Nếu deg(f ) > 0 thì f được viết dưới dạng f = df1 ,
với f1 là đa thức nguyên bản của D[x]. Lúc đó, dạng nhân tử hóa của f bằng
tích của dạng nhân tử hóa của d và dạng nhân tử hóa của f1 . Do đó ta chỉ cần
chứng minh dạng nhân tử hóa của f1 có tính duy nhất. Gọi FD là trường các
thương của D. Theo Hệ quả 7.16, vành đa thức FD [x] là miền nguyên nhân
tử hóa. Ta xem f1 là đa thức của FD [x] nên f1 có dạng nhân tứ hóa duy nhất
f1 = up1 ...pr với u ∈ FD và p1 , ..., pr ∈ D[x] và deg(pi ) > 0 với mọi i = 1, ..., r.
Do u ∈ FD và f1 là đa thức nguyên bản của D[x] nên u ∈ U (D). Suy ra f1 có
dạng nhân tử hóa duy nhất các phần tử bất khả quy trong D[x].
Vậy mọi phần tử khác 0D , không khả nghịch của D[x] đều có dạng nhân
tử hóa duy nhất các phần tử bất khả quy. Từ đây ta kết luận D[x] là miền
nguyên nhân tử hóa.
Hệ quả 7.24. Vành đa thức Z[x1 , ..., xn ] trên miền nguyên Z là miền nguyên
nhân tử hóa.
Hệ quả 7.25. Nếu K là một trường thì vành đa thức K[x1 , ..., xn ] là miền
nguyên nhân tử hóa.
Đặc biệt, với n ≥ 2 và K là một trường thì vành đa thức K[x1 , ..., xn ] là
miền nguyên nhân tử hóa nhưng không phải là miền nguyên iđêan chính và
đương nhiên không phải là miền nguyên Euclide.
Như vậy chúng ta thấy rằng vành đa thức hữu hạn biến K[x1 , ..., xn ] trên
trường K là một miền nguyên nhân tử hóa. Chúng tôi kết thúc giáo trình này
bởi câu hỏi sau đây:

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


126 Chương 2. Chương 2: Vành

Câu hỏi: Nếu K là một trường thì vành đa thức vô hạn biến K[x1 , x2 , ...] có
phải là miền nguyên nhân tử hóa không?

BÀI TẬP

7.1. Cho D là một miền nguyên. Chứng minh rằng trong miền nguyên D[x],
mọi đa thức bậc 1 có hệ tử dẫn đầu khả nghịch đều bất khả quy trong D[x].

7.2. Hai phần tử a, b của một nguyên D được gọi là liên kết, ký hiệu a ∼ b,
nếu aD = bD; tức là a | b và b | a. Trong miền nguyên Z5 [x], hãy chỉ ra tất cả
các đa thức liên kết với đa thức f = 4 + 3x + 3x2 + x4 ∈ Z5 [x].

7.3. Chứng minh rằng đa thức x2 + 1 bất khả quy trong Z[x], nhưng lại khả
quy trong Z5 [x].

7.4. Cho K là một trường. Chứng minh rằng mọi đa thức f ∈ K[x] với
1 ≤ deg(f ) ≤ 3 là bất khả quy nếu và chỉ nếu f không có nghiệm trong K.

7.5.

a) Tìm tất cả các đa thức bất khả quy có bậc nhỏ hơn hoặc bằng 3 của
vành Z2 [x].

b) Tìm tất các các đa thức bậc 4bất khả quy của vanh Z2 [x].

7.6. Cho D là miền nguyên. Chứng minh rằng mọi phần tử khác 0D , không
khả nghịch có một dạng nhân tử hóa các phần tử bất khả quy nếu mọi dãy
tăng các iđêan chính của D đều dừng.

7.7. Cho D là miền nguyên. Chứng minh rằng nếu hai phần tử bất kỳ của D
đều tồn tại ước chung lớn nhấ thì mọi dạng nhân tử hóa các phần tử bất khả
quy của D đều duy nhất.

7.8. Nhắc lại một iđêan P của vành R được gọi là nguyên tố nếu P 6= R và
với mọi a, b ∈ R:
ab ∈ P =⇒ a ∈ P hoặc b ∈ P.
Cho D là một miền nguyên, một phần tử p ∈ D∗ \ U (P ) được gọi là phần tử
nguyên tố nếu (p) là iđêan nguyên tố của D. Chứng minh rằng

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide 127

a) mọi phần tử nguyên tố đều bất khả quy;

b) nếu D là miền nguyên nhân tử hóa thì mọi phần tử bất khả quy đều
nguyên tố.

7.9. Cho
√ √
D = Z[i 5] = {a + bi 5 | a, b ∈ Z}.

a) chứng minh rằng Z[i 5] là một miền nguyên;

b) chứng minh rằng mọi dãy tăng các iđêan chính của Z[i 5] đều dừng

nhưng Z[i 5] không phải là miền nguyên nhân tử hóa.

7.10. Cho D là miền nguyên nhân tử hóa. Chứng minh rằng tích của hai đa
thức nguyên bản của D[x] là một đa thức nguyên bản của D[x].

7.11. Tìm dạng nhân tử hóa của các số nguyên Gauss 5 + 3i và 13 + 18i của
vành Z[i].

7.12. Ký hiệu
√ √
Z[ 2] = {a + b 2 | a, b ∈ Z}.

a) Chứng minh rằng Z[ 2] cùng với phép cộng và nhân thông thường là
một miền nguyên.
√ √
b) Đặt δ(a + b 2) = |a2 − 2b2 | với mọi a, b ∈ Z. Chứng minh rằng (Z[ 2], δ)
là một miền nguyên Euclide.

7.13. Tìm

a) GCD(4148, 7684) trong Z;

b) GCD(2x3 + 6x2 − x − 3, x4 + 4x3 + 3x2 + x + 1) trong Q[x];

c) GCD(2x3 − x, x4 + x3 + x + 1̄) trong Z3 [x];

d) GCD(5 + 3i, 13 + 18i) trong Z[i].

7.14. Cho (D, δ) là miền nguyên Euclide, không phải là trường và a ∈ D∗ .


Giả sử hàm bậc δ là một chuẩn. Chứng minh rằng

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


128 Chương 2. Chương 2: Vành

a) phần tử a khả nghịch khi và chỉ khi δ(a) = 1;

b) nếu δ(a) = p là một số nguyên tố thì a là phần tử bất khả quy của D.

7.15. Chứng minh rằng nếu a ∈ Z[i] là phần tử bất khả quy thì tồn tại duy
nhất số nguyên tố p sao cho a | p trong Z[i].

7.16. Cho đa thức

f = a0 + a1 x + · · · + an xn ∈ Z[x]∗ .

Chứng minh rằng nếu f là đa thức bất khả quy trong Z[x] thì f bất khả quy
trong Q[x].

7.17. Cho f = a0 + a1 x + · · · + an−1 xn−1 + xn ∈ Z[x]∗ . Ký hiệu

fe = ā0 + ā1 x + · · · + ān−1 xn−1 + xn ∈ Zp [x],

với p là số nguyên tố. Chứng minh rằng nếu fe bất khả quy trong Zp [x] thì f
bất khả quy trong Q[x].

7.18. Chứng minh các đa thức sau bất khả quy trong Q[x].

a) f = x4 − 5x3 + 2x + 3;

b) g = x4 + x3 + x2 + x + 1.

7.19. Cho f (x) ∈ Z[x]∗ . Chứng minh rằng nếu tồn tại c ∈ Z sao cho f (x + c)
bất khả quy trong Z[x] thì f (x) bất khả quy trong Q[x].

7.20. (Tiêu chuẩn Eisenstein) Cho f = a0 + a1 x + · · · + an−1 xn−1 + an xn ∈


Z[x]∗ . Chứng minh rằng nếu tồn tại một số nguyên tố p sao cho p | ai với
i = 0, 1, ..., n − 1, p - an và p2 - a0 thì f (x) bất khả quy trong Q[x].

7.21. Cho K là một trường và f = a0 + a1 x + · · · + an xn ∈ K[x] là một đa


thức bậc n, với a0 6= 0K . Chứng minh rằng f bất khả quy trong K[x] khi và
chỉ khi g = a0 xn + a1 xn−1 + · · · + an bất khả quy trong K[x].

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


§ 7. Miền nguyên iđêan chính và vành Euclide 129

7.22. Cho p là một số nguyên tố và p ≡ 1 mod 4. Chứng minh rằng tồn tại
một số tự nhiên m sao cho

m2 ≡ −1 mod p.

7.23. Chứng minh rằng một số nguyên tố lẻ là tổng bình phương của hai số
nguyên nếu và chỉ nếu p ≡ 1 mod 4.

7.24. Cho α = a + ib ∈ Z[i] là phần tử khác 0 và không khả nghịch trong Z[i].
Chứng minh rằng α bất khả quy trong Z[i] nếu và chỉ nếu
(i) α = up, với p ∈ N là số nguyên tố và u ∈ U (Z[i]) hoặc

(ii) α = u(1 + i), với u ∈ U (Z[i]) hoặc

(iii) δ(α) = a2 + b2 là một số nguyên tố trong Z có dạng 4m + 1, với m là


số tự nhiên.

. Cao Huy Linh-Văn Đức Trung -Trường ĐHSP Huế


Hướng dẫn giải bài tập Chương 1

§1 Phép toán hai ngôi

1.1. Một ánh xạ từ X × X → X xác định một phép toán hai ngôi trên X. Do
đó số các phép toán hai ngôi trên X chính là số các ánh xạ từ X × X → X.
2
Như vậy, có nn phép toán hai trên X.
1.2. Tích có hướng của hai vectơ trên R3 là một phép toán hoi ngôi trên R3
không có tính chất kết hợp và không có tính chất giao hoán.
1.3 Hướng dẫn:
a) Giả sử e và e0 là các phần tử đơn vị của vị nhóm X. Dùng định nghĩa
của phần tử đơn vị để chứng minh e − e0 .

b) Giả sử x0 và x” là hai phần tử nghịch đảo của x. Dùng định nghĩa phần
tử nghịch đảo để chứng minh x0 = x”.
1.6 Trả lời:
- Các phần tử khả nghịch của Z7 là 1̄, 2̄, 3̄, 4̄, 5̄, 6̄.
¯
- Các phần tử khả nghịch của Z12 là 1̄, 5̄, 7̄, 11.
1.8 Hướng dẫn:
- (P(X), ∪) là một vị nhóm với phần tử đơn vị là ∅. Trên vị nhóm (P(X), ∪)
chỉ có 1 phần tử duy nhất khả nghịch là ∅.
- (P(X), ∩) là một vị nhóm với phần tử đơn vị là X. Trên vị nhóm
(P(X), ∩) chỉ có 1 phần tử duy nhất khả nghịch là X.
1.9 Hướng dẫn:
a) "Chỉ khi:" Giả sử f là đơn ánh. Giả sử g1 , g2 ∈ X X sao cho f.g1 = f.g2 .
Cần chứng minh g1 = g2 .
"Khi:" Giả sử f giản ước được bên trái. Giả sử x1 , x2 là hai phần tử bất
kỳ của X sao cho f (x1 ) = f (x2 ). Gọi g và h là hai ánh xạ tử X → X
sao cho g(x) = x1 , h(x) = x2 với mọi x ∈ X. Lúc đó f g = f h. Theo giả
thiết f giản ước được bên trái nên g = h. Suy ra x1 = x2 .

b) "Chỉ khi:" Giả sử f là toàn ánh. Giả sử g1 , g2 ∈ X X sao cho g1 .f = g2 .f .


Cần chứng minh g1 = g2 .

130
"Khi:" Giả sử f giản ước được bên phải. Nếu |X| = 1 thì hiển nhiên f
là toàn ánh. Nếu |X| ≥ 2, ta giả sử f không toàn ánh. Lúc đó, tồn tại
phần tử y0 ∈ X sao cho f (x) 6= y0 với mọi x ∈ X. Vì |X| ≥ 2 nên tồn
tại phần tử x1 6= y0 . Gọi g là ánh xạ tử X → X sao cho g(x) = x1 với
mọi x ∈ X và h : X → X là ánh xạ được định nghĩa như sau: h(x) = x1
với mọi x 6= y0 và h(y0 ) = y0 .
Ta thấy g.f = h.f , suy ra g = h. Điều này vô lý.

c) Hệ quả của a) và b).

1.10 Hướng dẫn:

a) Chứng minh (X, ∗) có tính chất kết hợp và mọi phần tử của x đều là
đơn vị trái của X.

b) Chứng minh nếu (X, ∗) có đơn vị phải là e thì e = x ∗ e = x với mọi


x ∈ X. Suy ra |X| = 1.

1.11 Hướng dẫn:

a) Với mọi x1 , x2 ∈ S, với mọi y, z ∈ X ta có

((x1 ∗x2 )∗y)z = (x1 ∗(x2 ∗y))∗z = x1 ∗((x2 ∗y)∗z) = x1 ∗(x2 ∗(y∗z)) = (x1 ∗x2 )∗(y∗z).

Suy ra x1 ∗ x2 ∈ S.

b) Theo câu a), phéo toán ∗ ổn định trên S nên ∗ là phép toán hai ngôi
trên S và có tính chất kết hợp nên (S, ∗) là một nửa nhóm.

§1 Nhóm

2.1. Như trong lý thuyết của bài học, chúng ta luôn ký hiệu các phần tử của
S3 là: σ1 = (1), σ2 = (1 2), σ3 = σ1 = (1, 3), σ4 = σ1 = (2 3), σ5 = (1 2 3), σ6 =
σ1 = (1 3 2). Thực hiện các phép nhân σi σj và lập bảng.
2.2 Trả lời: (Mm×n (K), +) là một nhóm Abel.
2.3Trả lời: Mn (K)∗ , .) không nhất thiết là một nhóm.

2.4 Trả lời: Zm không nhất thiết là một nhóm.
2.6 Hướng dẫn:

131
a) (Q, ∗) không phải là một nhóm.

b) Dùng định nghĩa chứng minh Q \ {−1} là một nhóm với phần tử đơi vị
a
e = 0 và với mọi a 6= −1, a−1 = − .
a+1
2.10."Chỉ khi": Hiển nhiên.
"Khi": Giả sử e là đơn vị trái của G và mọi x ∈ G tồn tại nghịch đảo trái; tức
là, ex = x với mọi x ∈ G và tồn tại x0 ∈ G sao cho x0 .x = e. Ta cần chứng
minh xx0 = e và xe = x với mọi x ∈ G.
Thật vậy, với mọi x ∈ G, gọi x0 là nghịch đảo trái của x và x” là nghịch
đảo trái của x0 . Lúc đó, ex = x, x0 x = e và x”x0 = e. Từ x”x0 = e suy ra
(x”x0 )x = ex. Do đó x”(x0 x) = x. Hay x”.e = x. Nhân hai vế (bên phải)
của đẳng thức này với x0 ta được (x”.e)x0 = x.x0 . Suy ra x”.(ex0 ) = x.x0 ; hay
x”.x0 = xx0 . Điều này dẫn đến xx0 = e.
Mặt khác, xe = x(x0 x) = (xx0 )x = ex = x. Tức là e là phần tử đơn vị của
G. Vậy G là một nhóm.
2.11 Hướng dẫn: Giả sử |G| = n. Với mọi a ∈ G, ký hiệu

aG = {ax | x ∈ G}.

Xét ánh xạ f : G −→ aG với f (x) = ax. Rõ ràng f là toàn ánh. Từ giả thiết
phép nhân thỏa luật giản ước, ta chứng minh f là đơn ánh; tức là f là song
ánh. Do G hữu hạn nên aG = G. Do đó tồn tại phần tử x = e sao cho a.e = a.
Cần chứng minh e là phần tử đơn vị của G. Tiếp đến ta chứng minh a khả
nghịch.
2.12 Hướng dẫn: Xét tập hợp A gồm các phần tử x ∈ G sao cho x2 6= 1G .
Cần chứng minh |A| là một số chẵn. Nếu A = khẳng định của bài toán là hiển
nhiên. Nếu A 6= thì x−1 6= x với mọi x ∈ A. Để ý rằng hai phần tử phân biệt
của G có hai phần tử nghịch đảo tưng ứng cũng phân biệt. Do đó tập A gồm
các cặp phần tử nghịch đảo của nhau. Suy ra, A là một tập có một số chẵn
các phần tử. Do G là một nhóm có cấp là một số chẵn nên G \ A có số phần
tử là một số chẵn.
§3 Phép thế và nhóm đối xứng

132
3.1. Ta có thể phân tích σ = (1 9)(2 8)(3 7)(4 6). Suy ra sign(σ) = (−1)4 = 1
và σ −1 = σ.
3.2 Hướng dẫn: Từ tính chất dấu của tích các phép thế bằng tích các dấu
của các phép thế đó, ta có thể suy ra sign(α) = sign(α−1 ).
3.4 Hướng dẫn: Ta có i, k ∈ {3, 8}. Nếu i = 3 thì sign(σ) = −1. Nếu i = 8
thì k = 3. Lúc đó sign(σ) = 1. Do đó để σ là phép thế chẵn thì i = 8 và k = 3.
3.5 Hướng dẫn: Nếu lấy k phần tử i1 , ..., ik trong n phần tử {1, 2, ..., n} và
viết (i1 i2 ... ik ) thì ta thành lập được một vòng xích có độ dài k. Số cách
lây k phần tử trong n phần tử có thứ tự là Akn . Mặt khác, với mỗi vòng xích
(i1 i2 ... ik ) co thể viết bởi k cách khác nhau; đó là

(i1 i2 ... ik ) = (i2 i3 ... ik i1 ) = (i3 i4 ... ik i1 i2 ) = · · ·

Do đó số các vòng xích có độ dài k trong Sn là


1 k 1
An = .n.(n − 1)...(n − k + 1).
k k
3.6 Hướng dẫn: Giả sử α = (i0 i1 ...ßk−1 là một vòng xích có độ dài k. Lúc
đó αr (i0 ) = ir .
3.7 Giả sử α là vòng xích có độ dài k. Do sign(α) = (−1)k−1 nên α là phép
thế chẵn nếu và chỉ nếu k là một số lẻ.
3.8 Hướng dẫn

(i) Chúng ta biết rằng mọi phép thế đều có thể phân tích thành tích các
phép chuyển trí. Do đó ta chỉ cần chứng minh mọi phép chuyển trí đều
được phân tích thành tích các phép chuyển trí liền kề.

(ii) Sử dụng câu a) và định nghĩa về dấu của phép thế ta có ngay kết luận.

3.10 Hướng dẫn Gọi

Z(Sn ) = {α ∈ Sn | αβ = βα ∀β ∈ Sn }.

Ta luôn có phần tử đơn vị (1) ∈ Z(Sn ). Giả sử n ≥ 3 và α ∈ Sn \ {(1)}. Lúc


đó, tồn tại i 6= j sao cho α(i) = j. Do n ≥ 3 nên tồn tại k 6= i, k 6= j. Gọi
β = (j k) là một phép chuyển trí. Ta có

αβ(i) = α(i) = j 6= k = β(j) = βα(i).

133
Suy ra αβ 6= βα hay α ∈
/ Sn . Do đó Z(Sn ) = {(1)}.
§4 Nhóm con

4.1 Hướng dẫn Vì G là nhóm hữu hạn nên hai là nhóm hữu hạn. Lúc đó
nhóm cyclic H = hai hữu hạn. Giả sử H có cấp là n. Khi đó

H = {1G = a0 , a, a2 , ..., an−1 }.

Có thể thấy răng n là số nguyên dương nhỏ nhất sao cho an = 1G .


4.2 Hướng dẫn: Ta chỉ cần chứng minh phần "chỉ nếu". Giả sử H là tập
khác rỗng và thỏa mãn điều kiện với mọi x, y ∈ H, ta có xy ∈ H. Ta cần chứng
minh H ≤ G. Trước hết ta chứng minh 1G ∈ H. Thật vậy, do H 6= nên tồn
tại phần tử a ∈ H. Không mất tính tổng quát, giả sử a 6= 1G . Do G hữu hạn
nên theo Bài tập 4.1, tồn tại số nguyên dương n sao cho an = 1G . Theo giả
thiết, an ∈ H. Suy ra 1G ∈ H. Mặt khác, dễ thấy rằng n ≥ 2. Ta có thể viết
1G = an = a.an−1 . Dó đó a−1 = an−1 ∈ H. Vậy H ≤ G.
Điều này cho ta một tiêu chuẩn để nhận biết một nhóm con của một nhóm
hữu hạn đơn giản hơn.
4.3 Hướng dẫn: Dùng tiêu chuẩn của nhóm con để chứng minh. Chú ý giả
thiết G là nhóm Albel.
4.4 Hướng dẫn:

a) Chứng minh (G, ·) thỏa mãn tính chất kết hợp, có phần tử đơn vị 1G =
(0, 1) và mọi phần tử của R × R∗ khả nghịch (chỉ ra phần tử nghịch đảo).

b) Dùng tiêu chuẩn nhóm con để chứng minh.

4.5 Hướng dẫn: Sử dụng Bài tập 4.1


4.7 Hướng dẫn: A4 = B 6 = I và
!
1 −1
AB =
0 1
là phần tử có cấp vô hạn.
Bài tập trên cho thấy rằng tích của hai phần tử với cấp hữu hạn là một
phần tử có cấp không nhất thiết hữu hạn.

134
4.8 Hướng dẫn: Các phần tử trong Sn có cấp lớn nhất là các vòng xích có
độ dài n.
4.9 Hướng dẫn: Xét nhóm cộng G = Z, A = 2Z và B = 3Z là các nhóm con
của Z. Lúc đó, A ∪ B không phải là nhóm con của Z.
4.13 Sử dụng Bài tập 3.8.
§5 Nhóm con cyclic

5.1 Hướng dẫn: Nhóm con cyclic H sinh bởi phần a của một nhóm cộng
được xác định bởi
H = {ka | k ∈ Z.
5.2 Hướng dẫn:

hαi = {(1), α, α2 = (1 3), (2 4), α3 = (1 4 3 2)}.

hβi = {(1), β}.


5.3 Hướng dẫn:

a) Vi a | b nên b = da. Lấy một phần tử x ∈ hb̄i, tồn tại k ∈ Z sao cho
x = k b̄. Do b = da nên x = kda = kdā ∈ hāi.

b) Gọi d = (a, n) = (b, n). Sử dụng a) để chứng minh đẳng thức.

5.4 Hướng dẫn: Sử dụng Bài tập 5.3 để tìm tất cả các nhóm con của nhóm
cyclic. 5.6 Hướng dẫn: Các phần tử sinh ra nhóm cyclic Z1 8 là các phần tử
ā sao cho (a, 18) = 1; tức là a nguyên tố cùng nhau với 18.
5.7 Hướng dẫn: Sử dụng tính chất mọi nhóm cyclic đều Albel.
5.8 Hướng dẫn: Giả sử (R∗ , )˙ là nhóm cyclic. Lúc đó, tồn tại phần tử a ∈ R∗
sao cho
R∗ = hai = {an | n ∈ Z}.
Điều này mâu thuẩn với R∗ là tập không đếm được (contimum).
5.9 Hướng dẫn:

a) Chỉ cần chứng minh mọi phần tử của Z∗p đều khả nghịch. Thật vậy, với
mọi ā ∈ Z∗p . Do (a, p) = 1 nên tồn tại x, y ∈ Z sao cho ax + py = 1. Lúc
đó ā.x̄ = 1̄. Suy ra ā khả nghịch.

135
b) Các nhóm nhân Z∗5 , Z∗7 , Z1 1∗ đều là các nhóm cyclic. Các bạn có thể tìm
các phần tử sinh của các nhóm cyclic này.

5.10 Hướng dẫn:

a) Được suy ra từ Bài tập 3.6

b) Sử dụng tính giao hoán khi nhân các vòng xích rồi nhau.

5.11 Hướng dẫn: Giả sử G là nhóm cyclic vô hạn sinh bởi phần tử a. Lúc
đó, a−1 cũng là phần tử sinh của G. Giả sử b = ak là phần tử sinh của G với
k > 1, Lúc đó tồn tại mZ sao cho bm = amk = a. Suy ra amk−1 = 1G . Do
|mk − 1| > 0 nên có thể suy ra G là nhóm hữu hạn. Điều này vô lý.
5.12 Hướng dẫn: Nếu a là một phẩu sinh của G thì a−1 cũng là phần tử sinh
của G. Ví G có duy nhất một phần tử sinh nên a = a−1 . Do đó a2 = 1G . Suy
ra |G| ≤ 2.
5.13 Hướng dẫn: Sử dụng Bài tập 3.2.
5.13 Hướng dẫn:

a) Do x2 = 1G nên x−1 = x với mọi x ∈ G. Với mọi a, b ∈ G, ta có


(ab)−1 = ab. Suy ra ba = ab. Vậy G là nhóm Abel

b) Ta xem G là nhóm cộng Abel với phần tử trung hòa là 0G . Ta định nghĩa
phép nhân (ngoài) trên Z2 như sau:

· : Z2 ×G −→ G
(ā, x) 7−→ ā.x = ax.

Dễ dàng kiểm tra nhóm cộng G cùng với phép nhân trên Z2 là một
Z2 -không gian vectơ. Do G hữu hạn nên dimZ2 (G) = n < ∞. Suy ra
|G| = 2n .

§6 Định lý Lagrange, nhóm con chuẩn tắc, nhóm thương

6.1 Hướng dẫn:

a) Dùng định nghĩa quan hệ tương đương để chứng minh.

136
b) Chứng minh ā ⊆ Ha và ā ⊇ Ha.

6.3 Hướng dẫn:

a) Dùng tiêu chuẩn nhóm con chuẩn tắc để chứng minh.

b) GLn (Q) là nhóm con của GLn (R) nhưng không chuẩn tắc của Gn (R).
Lấy ví dụ
√ ! √ !
2 1 2 1
A= √ ∈ M2 (R) và H = √ ∈ M2 (Q),
1 2 0 1

ta có A.H.A−1 ∈
/ M2 (Q).

6.5 Hướng dẫn: Giả sử |H| = m and |K| = n. Do m, n nguyên tố cùng nhau
nên tồn tại x, y ∈ Z sao cho mx + ny = 1. Lúc đó, với mọi x ∈ H ∩ K ta có

x = x1 = xmx+ny = (xm )x .(xn )y = 1G .

?? Giả sử G là nhóm hữu hạn có cấp n ≥ 2 và a ∈ G \ {1G }. Theo Hệ quả của


Định lý Lagrange, ta có 1G = an = a.an−1 . Suy ra a−1 = an−1 với n − 1 > 0.
6.7 Hướng dẫn: Giả G là nhóm không cyclic nên Mọi phần tử x của G đều
có cấp là ước của 4 và nhỏ hơn 4. Do đó x có cấp bằng 1 hoặc bằng 2. Suy ra
x2 = 1G .
6.8 Hướng dẫn: Nếu a chia hết cho p thì hiển nhiên. Nếu a không chia hết
cho p thì a ∈ Z∗p . Áp dụng bài tập 5.9 và sử dụng hệ quả của Định lý Lagrange
ta có āp−1 = 1̄. Suy ra ap = a mod p.
6.9 Hướng dẫn: Gọi

U (Zn ) = {r | (a, r) = 1.

Tương tự như Bài tập 5.9, ta chứng minh được U (Zn ) là một nhóm có cấp là
ϕ(n). Từ đó áp dụng Hệ quả Định lý Lagrange ta suy ra điều chứng minh.
7.25 Hướng dẫn:

7.25. (Wilson’s Theorem:) Chứng minh rằng một số nguyên p là nguyên tố


nếu và chỉ nếu
(p − 1)! ≡ −1 mod p.

137
6.11 Hướng dẫn: Được suy ra từ Định lý Lagrang
6.12 Giả sử G là nhóm cyclic cấp n và d là ước của n, n = kd. Rõ ràng nhóm
con H = hak i có cấp bằng d. Giả sử, tồn tại môt nhóm con K = har i có cấp
n
bằng d. Ta phải có = d. Do đó (n, r) = k. Suy ra r = k hay H = K.
(n, r)
6.13 Hướng dẫn: Theo Bài tập 6.12, ta chỉ còn chưng minh phần "chỉ nếu".
Giả sử |G| = n. Trước hết ta chưng minh cho trường hợp G là p-nhóm, tức là
n = pk . Sau đó chứng minh trong trường hợp tổng quát n = pk11 ...pkr r .
6.14 Hướng dẫn: Chứng minh rằng nếu G là một nhóm Abel cấp n có nhiều
nhất một nhóm con cyclic cấp p, với mỗi ước nguyên tố p của n, thì G là nhóm
cyclic.
6.15 Hướng dẫn: Dùng tiêu chuẩn nhóm con chuẩn tắc để chứng minh.
6.16 Hướng dẫn: Để ý dấu của một tích các phép thế bằng tích các dấu của
các phép thế đó.
6.17 Hướng dẫn:

a) Với mọi g ∈ G, giả sử g ∈


/ H. Do [G : H] = 2 nên có 2 lớp ghép phân biệt
là Hvà gH. Ta có H ∩ gH = và H ∪ gH = G. Nếu g 2 ∈ / H thì g 2 ∈ gH.
Lúc đó, tồn tại phần tử h ∈ H sao cho g 2 = gh. Suy ra g = h ∈ H. Điều
này vô lý với g ∈
/ H.

b) Với mọi g ∈ G, ta cần chứng minh gH = Hg. Sử dụng gia thiết [G :


H] = 2 nên có hai lớp ghép trái và hai lớp ghép phải. Từ đây suy ra
gH = Hg với mọi g ∈ G.

6.18 Hướng dẫn: A4 là tập hợp các phép thế chẵn của S4 .

A4 = {(1), (1 2 3), (1 3 2), (1 2 4), (1 4 2), (1 3 4), (1 4 2), (2 3 4), (1 4 2), (1 2)(3 4), (1 3)(2 4), (1 4)(2 3

Giả sử tồn tại nhóm con H cấp 6 của A4 . Lúc đó [A4 : H] = 2. Sử dụng Bài
tập 6.17, ta có g 2 ∈ H. Suy ra |H| > 6. Điều này vô lý. Bài tập này là một
phản ví dụ để thấy rằng điều ngược lại của Định lý Lagrange không đúng.
6.19 Hướng dẫn: Từ giả thiết, ta suy ra h1 h2 h−1 −1
1 h2 ∈ H1 ∩ H2 . Từ đây ta
có ngay kết luận.
6.20 Hướng dẫn:

138
a) Gọi H = [G, G]. Các phần tử xyx−1 y −1 , với x, y ∈ G, đượcc gọi là các
giao hoán tử của G. H là nhóm con sinh bởi tập các giao hoán tử của
G. Dùng tính chất aH = bH khi và chỉ khi ab−1 ∈ H để chứng minh.

b) Do [G, G] là nhóm con nhỏ nhất chứa tập các hoán tử của G nên G/N
Abel khi và chỉ khi N chứa tập các giao hoán tử của G. Suy ra [G, G] ⊆ N .

§7 Đồng cấu nhóm

7.1 Hướng dẫn: Dùng định nghĩa để chứng minh.


7.2 Hướng dẫn: Gọi |G| = n. Nếu n = 1 thì kết luận là hiển nhiên. Nếu
n = 2, 3, 5 là các số nguyên tố thi G là nhóm cyclic nên G là nhóm Abel. Ta
chỉ còn chứng minh cho trường hợp n = 4. Nếu G là nhóm cyclic cấp 4 thì hiển
nhiên G là nhóm Abel. Giả sử G = {1G , a, b, c} là nhóm cấp 4 không cyclic.
Lúc đó, mọi phần tử của G đều có cấp bé hơn hoặc bằng 2. Suy ra x−1 = x
với mọi x ∈ G. Với mọi x, y ∈ G, ta có (xy)2 = 1G . Suy ra xy = y −1 x−1 = yx..
Vậy G là nhóm Abel.
7.3 Hướng dẫn: G là nhóm với phép nhân (f.g)(x) = acx + ad + b, với mọi
f, g ∈ G và f (x) = ax + b, g(x) = cx + d. Gọi
!
a b
H = {A = ∈ GL2 (R) |a 6= 0}.
0 1

Xét tương ứng

ϕ : G −→ H
!
a b
f 7−→ ,
0 1

Với f (x) = ax + b. Chứng minh ϕ là một đẳng cấu nhóm.


7.4 Hướng dẫn: Xét tương ứng

f : Z −→ nZ
x 7−→ nx

139
và chứng minh f là một đẳng cấu nhóm.
7.5 Hướng dẫn: Giả sử f là một đồng cấu nhóm (cộng) từ Q vào Z. Do f
1 1
là đồng cấu nhóm nên f ( ) = f (1). Giả sử f (1) = a ∈ Z \ {0}.. Lúc đó,
n n
1 1 1
f( ) = f (1) = ∈/ Z. Điều này vô lý. Do đó f (1) = 0. Suy ra f là đồng
2a 2a 2
cấu tầm thường.
7.6 Hướng dẫn:
a) f (G1 ) không nhất thiết là nhóm con chuẩn tắc của H. Các bạn có thể
tìm ví dụ minh họa.

b) Ta đã biết f (G1 ) ≤ H. Sử dụng giả thiết f là toàn cấu và dụng tiêu


chuẩn nhóm con chuẩn tắc để chứng minh f (G1 )  H.
7.7 Hướng dẫn:
a) Sử dụng tiêu chuẩn nhóm con chuẩn tắc để chứng minh;

b) Xét

ϕ : G −→ H/H1
x 7−→ xH1 .

Kiểm tra ϕ là toàn cấu nhóm và Ker(ϕ) = f −1 (H1 ). Từ đây suy ra

G/f −1 (H1 ) ∼
= H/H1 .

7.8 Hướng dẫn: Xét tương ứng

f : A/C −→ A/B
xC 7−→ xB.

Chứng minh f là toàn cấu nhóm với Ker(f ) = B/C.


7.9 Hướng dẫn: AB không nhất thiết là nhóm con của G. Có thể lấy ví dụ
G = S3 , A = hσ2 = (1 2)i và B = hσ3 = (1 3)i. Lúc đó,

AB = {(1), (1 2), (1, 3), (1 2 3)}

không phải là nhóm con của S3 .


7.10 Hướng dẫn:

140
a) Rõ ràng AN 6=. Với mọi x, y ∈ AN , tồn tại a1 .a2 ∈ A, n1 , n2 ∈ N sao
cho x = a1 n1 , y = a2 n2 . Ta có

xy = (a1 n1 )(a2 n2 ) = a1 .(n1 n2 ).(n−1


2 a2 n2 ) ∈ AN.


x−1 = n−1 −1 −1 −1 −1
1 a1 = a1 .(a1 n1 a1 ∈ AN.

Vậy AN là nhóm con của G;

b) N ⊆ AN nên dễ dàng thấy N là nhóm con chuẩn tắc của AN ;

c) Từ A ∩ N là nhóm con của N ta không khó để chứng minh A ∩ N là


nhóm con chuẩn tắc của A;

d) Xét tương ứng

f : A −→ AN/N
x 7−→ xN.

Lúc đó, f là một toàn cấu với Ker(f ) = A ∩ N .

7.11 Hướng dẫn:

a) Dùng định nghĩa để chứng minh;

b) Aut(G) không nhất thiết là nhóm Abel. Có thể lấy ví dụ G = K =


{1, a, b, c} là nhóm Klein cấp 4. Chú ý rằng mọi phần tử của K đều có
cấp bé hơn hoặc bằng 2. Xét f, g : K −→ K sao cho f (1) = 1, f (a) =
b, f (b) = c, f (c) = a và g(1) = 1, g(a) = b, g(b) = a, g(c) = c. Dễ dàng
kiểm tra f, g là các đồng cấu nhóm. Mặt khác f g(a) = c và gf (a) = a.
Do đó f g 6= gf . Vậy Aut(G) là nhóm không Abel;

c) Giả sử G là nhóm cyclic sinh bởi phần tử a. Với mọi f, g ∈ Aut(G), giả
sử f (a) = ak và g(a) = al . Lúc đó gf (a) = f g(a). Suy ra f g = gf ;

d) Giả sử G là nhóm cyclic sinh bởi phần tử a và có cấp là một số nguyên


tố p. Lúc đó f ∈ Aut(G) khi và chỉ khi f (a) = ai , với i = 1, ..., p − 1.
Suy ra | Aut(G)| = p − 1.

141
7.12 Hướng dẫn:

a) Do G/ Ker(f ) ∼
= Im(f ) suy ra | Im(G)| là ước số của n;

b) Từ G/ Ker(f ) ∼
= H nên

[G : K] = [G/ Ker(f ) : K/ Ker(f )] = [H : f (K)].

§8 Tích các nhóm

8.1 Hướng dẫn: Giả sử Z4 ∼ = Z2 × Z2 . Lúc đó, tồn tại một đẳng cấu nhóm
f : Z4 −→ Z2 × Z2 . Để ý mọi phần tử của Z2 × Z2 đếu có cấp ≤ 2; tức
là 2y = 0Z2 ×Z2 với mọi y ∈ Z2 × Z2 . Ta có f (2̄) = 2f (1̄) = 0Z2 ×Z2 . Suy ra
Ker(f ) 6= {0̄}. Điều này vô lý với f là đơn cấu.
8.2 Hướng dẫn: Giả sử G  Z4 . Lúc đó G là nhóm cấp 4 không cyclic.
Suy ra mọi phần tử của G đều có cấp ≤ 2. Gọi G = {1G , a, b, c}, trong đó
a, b, c là 3 phần tử phân biệt và có cấp bằng 2. Ta có thể chứng minh được
ab = ba = c, ac = ca = b, bc = cb = a. Xét một ánh xạ f : G −→ Z2 × Z2 với
f (1G ) = (0̄, 0̄), f (a) = (0̄, 1̄), f (b) = (1̄, 0̄), f (b) = (1̄, 0̄), f (c) = (1̄, 1̄). Ta dễ
dàng kiểm tra f là đẳng cấu tử nhóm nhân G vào nhóm cộng Z2 × Z2 .
8.3 Hướng dẫn: Giả sử G là nhóm không cyclic. Lúc đó, chứng minh tồn tại
phần tử a ∈ G cấp 3 và phần tử b ∈ G cấp 2. Nếu ab = ba thì ab có cấp bằng
6. Điều này vô lý.
8.4 Hướng dẫn: Ký hiệu U (Zm ) là tập các phần tử khả nghịch của Zm đối
với phép nhân. Từ Zm × Zn ∼ = Zmn , |U (Zmn )| = |U (Zm )|.|U (Zn )|. Từ đó suy
ra ϕ(mn) = ϕ(m)ϕ(n).
8.5 Hướng dẫn:

a) Hiển nhiên.

b) Ta có U (Z9 ) là một nhóm Abel cấp 6. Theo Bài tập 8.3, U (Z9 ) là nhóm
cyclic cấp 6. Do đó U (Z9 ) ∼
= Z6 .
Ta có U (Z15 ) ∼
= U (Z5 ) × U (Z3 ) ∼
= Z4 × Z2 .

8.7 Hướng dẫn:

142
a) Dùng định nghĩa nhóm để chứng minh.

b) Giả sử |G| ≥ 3. Xét các trường hợp:


1. Nếu G không Abel thì tồn tại ít nhất một tự đẳng cấu nhóm của G
không tầm thường Cg (x) = g −1 xg.
2. Nếu G Abel và tồn tại ít nhất phần tử a ∈ G sao cho a2 6= 1G . Lúc
đó, tồn tại tự đẳng cấu f khác đồng cấu đồng nhất sao cho f (x) = x−1
với mọi x ∈ G.
3. Nếu G là nhóm Abel và x2 = 1G với mọi x ∈ G. Lúc đó theo hướng
dẫn của Bài tập 5.14, tồn tại n ∈ N sao cho G là Z2 -không gian vectơ
n chiều, với n ≥ 2. Gọi B = x1 , ..., xn là một cơ sở của không gian náy.
Gọi f : G −→ G là ánh xạ tuyến tính xác định bởi f (xi ) = xj với i 6= j
và giữ nguyên các phần tử khác của B. Lúc đó f là đẳng cấu tuyến tính.
Suy ra f là tự đẳng cấu nhóm của G khác ánh xạ đồng nhất.

8.8 Hướng dẫn: Gọi H = Z(G). Do G/H là nhóm cyclic nên tồn tại a ∈ G
sao cho haHi = G/H. Với mọi x, y ∈ G, tồn tại m, n ∈ Z sao cho xH =
am H, yH = an H. Suy ra tồn tại h, h0 ∈ H saoc ho x = am h và y = an h0 . Lúc
đó,
xy = (am h)(an h0 ) = (an h0 )(am h) = yx.
Vậy G là nhóm Abel.
8.9 Hướng dẫn: Xét một tương ứng f : G −→ (G/H)×(G/K) được xác định
như sau: với mỗi x ∈ G, tồn tại (x1 , x2 ) ∈ H × K sao cho x = x1 x2 . Ta đặt
f (x) = (x2 H, x1 K). Ta có thể kiểm chứng f là ánh xạ. Hơn nữa, f là toàn cấu
nhóm với Ker(f ) = H ∩ K. Áp dụng hệ thức G/ Ker(f ) ∼ = (G/H) × (G/K),
ta suy ra điều chứng minh.

143
Hướng dẫn giải bài tập Chương 2

§1 Vành và trường

1.1 Hướng dẫn: Với mọi a, b ∈ R ta có

(1R + 1R )(a + b) = 1R (a + b) + 1R (a + b) = a + b + a + b.

Mặt khác,

(1R + 1R )(a + b) = (1R + 1R )a + (1R + 1R )b = a + a + b + b.

Từ đây suy ra a + b = b + a.
1.2 Hướng dẫn:
- Tự kiểm tra (End(A), +) là một nhóm Abel;
- Kiểm tra (End(A), .) là một vị nhóm với phân tử đơn vị là ánh xạ đồng
nhất;
- Chứng minh phép nhân phân phối đối với phép cộng.
Nhận xét: Từ một nhóm Abel A ta có thể xây dựng một vành End(A), +, .)
bằng cách định nghĩa phép cộng và nhân các tự đồng cấu nhóm trên End(A).
Vành này được gọi là vành các tự đồng cấu nhóm.
1.7 Hướng dẫn: Ta có thể xây dựng một thể như sau: giả sử i, j, k là các
phần tử với phép nhân thỏa mãn

i2 = j 2 = k 2 = −1;

ij = −ji = k, jk = −kj = i, ki = −ik = j.


Ta có thể chứng minh

Q = {a + bi + cj + dk | a, b, c, d ∈ R}

cùng hai phép toán cộng và nhân với quy luật trên là một thể. Rõ ràng thể
này không giao hoán nên Q không phải là một trường. Thể Q được gọi là
Quaternion.
1.8 Hướng dẫn: Vành các số nguyên Gauss có dạng

Z[i] = {a + ib | a, b ∈ Z}.

144
Ta biết rằng Z[i] là một vành giao hoán có đơn vị. Giả sử x = a + ib, y =
c + id ∈ Z[i] sao cho xy = 0Z[i] . Lúc đó,
(
ac − bd = 0
bc + ad = 0

Nếu x 6= 0 thì a2 + b2 6= 0 và xem các đẳng thức trên là một hệ phuong trình
tuyến tính thuần nhất với ẩn c và d. Do định thức của ma trận hệ số của hệ
phương trình trên là D = a2 + b2 6= 0 nên c = d = 0. Vậy Z[i] là miên nguyên.
Giả sử x = a + ib ∈ Z[i] là phần tử khả nghịch, lúc đó tồn tại phần tử
y = c + id ∈ Z[i] sao cho xy = ac − bd + (ad + bc)i = 1. Như vậy x khả nghịch
khi và chỉ khi tồn tại c, d ∈ Z sao cho
(
ac − bd, = 1;
ad + bc, = 0.

Bài toán đặt ra là tìm điều kiện a, b ∈ Z sao cho hệ phương trình trên (ẩn c
và d) có nghiệm nguyên. Từ đó tìm được (a = 0, b = ±1) và (a = ±1, b = 0).
Như vậy có 4 phần tử khả nghịch trong vành Z[i] là ±1 và ±i.
1.9 Hướng dẫn: Tương tự Bài tập 1.8.
1.10 Hướng dẫn:
- Chứng minh (R1 , +) là một nhóm Abel với phần tử 0R1 = (0R , 0);
- Chứng minh (R1 , .) là một nửa nhóm với phần tử đơn vị 1R1 = (0R , 1);
- Kiểm tra tính chất phép nhân phân phối được với phép toán cộng (bên
trái và bên phải).
1.11 Hướng dẫn:

a) Giả sử A ∈ Mn (K) và xem A là một ánh xạ tuyến tính tử K n vào chính


nó. Gọi r = rank(A) = dim(Im(A)) và T1 = {v1 , ..., vr } là một cơ sở của
Im(A). Bổ sung vào T1 để được một cở sở T = {v1 , ..., vr , vr+1 , ..., vn } của
K n . Lúc đó, tồn tại S1 = {u1 , ..., ur } ⊂ K n sao cho A(ui ) = vi với mọi
i = 1, ..., r. Gọi S2 = {ur+1 , ..., un } là một cơ sở của Ker(A). Ta có thể
kiểm chứng S = S1 ∪ S2 là một cơ sở của K n . Do đó, tồn tại một ánh
xạ tuyến tính B từ K n vào chính nó (xem B là ma trận vuông thuộc
Mn (K)) sao cho B(vi ) = ui với mọi i = 1, .., n. Kiểm chứng ta được
ABA = A.

145
b) Ta có thể chọn a = (0R , 2) ∈ R × Z. Không bao giờ tồn tại b = (y, n) ∈
R × Z sao cho aba = a. Do đó R1 = R × Z không phải là vành chính quy
Neumann.

1.12 Hướng dẫn:


- Theo Bài tập 2.8 của Chương 1, (P(X), +) là một nhóm Abel.
- Dễ dàng kiểm chứng (P(X), ·) là một vị nhóm Abel.
- Kiểm chứng tính chất phép nhân phân phối được với phép cộng.
1.13 Hướng dẫn: Giả sử A là miền nguyên. Với mọi a 6= 0A và với mọi
b, c ∈ A, giả sử ab = ac. Suy ra a(b − c) = 0A . Do A là miền nguyên nên a là
phần tử không là ược của 0A . Do đó b − c = 0R hay b = c.
Đảo lại, giả sử a 6= 0A thỏa mãn luạt giản ước. Với mọi b ∈ A, giả sử
ab = 0A . Suy ra a.b = a.0A . Vì a thỏa mãn luật giản ước nên b = 0A . Vậy a là
phần tử không là ước của 0A . Hay A là một miền nguyên.
1.14 Hướng dẫn: Với mọi a ∈ R, ta có a2 = a và (−a)2 = −a. Mà (−a)2 = a2
nên a = −a.
Mặt khác (a + b)2 = a + b. Suy ra ab + ba = 0R . Điều này dẫn đến
ba = −ab = (−a)b = ab. Vầy R là vành giao hoán.
Nhận xét: Hoàn toàn tương tự ta cũng có thể chứng minh được rằng nếu một
vành R thỏa mãn x2 = −x với mọi x ∈ R thì R là vành giao hoán. Bài toán
toán sau đây khó hơn và là thử thách cho sinh viên.
1.15 Hướng dẫn: ???
1.16 Hướng dẫn: Trước hết, ta chứng minh mọi phần tử khác không của vành
R đều không là ước của 0R . Với mọi a, b 6= 0R ta cần chứng minh ab 6= 0R .
Thật vậy, bằng phản chứng ta giả sử ab = 0R . Theo giả thiết, tồn tại phần tử
x0 ∈ R sao cho ax0 = a và tồn tại phần tử y ∈ R sao cho by = x0 . Lúc đó,
a = ax0 = a(by) = (ab)y = 0R .y = 0R . Điều này vô lý. Do đó ab 6= 0R . Tức là
mọi phần tử mọi phần tử khác 0R đề không là ước của 0R .
Tiếp đến ta chứng minh vành R có phần tử đơn vị. Thật vậy, do R 6= 0R
nên tồn tại phần tử a ∈ R và a 6= 0R . Theo giả thiết, tôn tại phần tử e ∈ R sao
cho ae = a. Vì a 6= 0R nên e 6= 0R . Lúc đó, ae2 = ae. Dẫn đến a(e2 − e) = 0R .
Do a không là ước của 0R nên e2 − e = 0R ; tức là e2 = e. Lúc đó, với mọi
x ∈ R ta có xe2 = xe. Suy ra (xe − x)e = 0R . Vì e không là ước của 0R nên

146
xe − x = 0R ; tức là xe = x. Mặt khác từ e2 = e, dẫn đến e2 x = ex. Suy ra
e(ex − x) = 0R . Do đó ex − x = 0R ; hay ex = x. Vậy e là phần tử đơn vị của
vành R.
Cuối cùng ta chứng minh mọi phần tử khác khong của R đều khả nghịch.
Thật vậy, với mọi a ∈ R \ {0R }, tồn tại phần tử a0 ∈ R sao cho aa0 = e. Lúc
đó, aa0 a = ae. Suy ra a(a0 a − e) = 0R . Do a không là ước của 0R nên a0 a = e.
Do đó a0 a = e. Hay mọi phần tử khác 0R của vành R đều khả nghịch.
Vậy R là một thể.
1.17 Hướng dẫn: Tương tự như Bài tập 1.16, ta có thể chứng minh:
- Mọi phần tử khác 0R của vành R đều không là ước của 0R ;
- Vành R có phần tử đơn vị;
- Mọi phần tử khác 0R của vành R đều khả nghịch.
1.18 Hướng dẫn: Với a ∈ R \ {0R }, ta có aR ⊂ R. Xét ánh xạ

f : R −→ aR
x 7−→ ax.

Rõ ràng f là toàn ánh, nên |R| ≤ |aR|. Suy ra |aR| = |R|. Mà R là hữu hạn
nên aR = R. Điều này dẫn đến 1R ∈ aR nên tồn tại a0 ∈ R sao cho aa0 = 1R .
Tương tự, ta cũng chứng minh được a0 a = 1R . Do đó a khả nghịch. Vậy R
là một thể.
1.19 Hướng dẫn: Với a, b ∈ Z2 , ta có
 ! ! ! !
0̄ 0̄ 1̄ 1̄ 1̄ 0̄ 0̄ 1̄
F4 = , , , .
0̄ 0̄ 1̄ 0̄ 0̄ 1̄ 1̄ 1̄

Kiểm chứng F4 là một vành giao hoán, có phần tử đơn vị (là ma trận đơn vị)
và mọi phần tử khác không đều khả nghịch.
1.21 Hướng dẫn: Giả sử R là một trường. Với mọi a, b ∈ S, giả sử a ◦ b =
a + b − ab = 1R . Suy ra (a − 1R )(1R − b) = 0R . Do đó a ◦ b 6= 1R . Suy ra (S, ◦)
là một phép toán hai ngôi.
- Kiểm chứng phép toán ◦ có tính chất kết hợp trên S.
- Chứng minh phép toán ◦ có phần tử đơn vị e = 0R .
- Với mọi a 6= 1R , kiểm chứng a là phần tử khả nghịch đối với phép toán ◦
a
và a−1 = .
a−1

147
Đảo lại, giả sử (S, ◦) là một nhóm Abel. Với moi a 6= 0R , a + 1R ∈ S. Theo
giả thiết, ta có a + 1R khả nghịch đối với phép toán ◦. Tôn tại a0 = b + 1R ∈ S,
tức là b 6= 0R sao cho (a + 1R ) ◦ (b + 1R ) = 0R . Điều này tương đương ab = 1R .
Hay a khả nghịch. Vậy R là một trường.
§2 Vành con iđêan và vành thương

2.1 Hướng dẫn: Gọi S là giao của một họ khác rỗng các vành con của R.
Dùng các tiêu chuẩn của vành con để kiểm tra S là vành con của R.
2.2 Hướng dẫn: Vì R là vành con của R nên họ F gồm các vành con của R
chứa tập con X của R là họ khác rỗng. Gọi S là giao của họ gồm tất cả các
vành con của R và chứa X. Theo Bài tập ??, S là vành con của R và chứa X.
Giả sử S 0 là một vành con của R và chứa X. Lúc đó S 0 ∈ F. Suy ra S ⊂ S 0 .
Vậy S là vành con nhỏ nhất của R và chứa X.
2.3 Hướng dẫn: Gọi A là tổng (hữu hạn) hoặc hiệu của tích các phần tử của
X. Ta có thể kiểm chứng:
- A là vành con của X;
- X ⊂ A;
- Giả sử A0 là vành con của R sao cho X ⊂ A0 . Ta chứng minh A ⊂ A0 .
2.4 Hướng dẫn: Tương tự Bài tập 2.3. Nhận xét:Các phần tử của [B ∪ {u}]
được viết như một đa thức theo u với các hệ tử trên B.
2.5 Hướng dẫn:

a) Rõ ràng 0R ∈ Z(P ) nên Z(P ) 6= ∅. Giả sử x, y ∈ Z(P ). Ta cần chứng


minh x − y ∈ Z(P ) và xy ∈ Z(P );

b) Giả sử P1 ⊂ P2 . Lúc đó, với mọi x ∈ Z(P2 ) và với mọi p ∈ P1 ta có


xp = px (vì p ∈ P2 ). Do đó Z(P2 ) ⊂ Z(P1 );

c) Với bất kỳ p ∈ P , ta có px = xp với mọi x ∈ Z(P ). Suy ra p ∈ Z(Z(P )).


Điều này dẫn đến

P ⊂ Z(Z(P )) với mọi P ⊂ A (∗).

Từ b) và (*), ta thu được Z(Z(Z(P ))) ⊂ Z(P ).

148
Mặt khác, áp dụng đẳng thức (*) cho Z(P ) ta có Z(P ) ⊂ Z(Z(Z(P ))).
Vậy Z(Z(Z(P ))) = Z(P ) với mọi P ⊂ A;

d) Do P ⊂ [P ] nên Z([P ]) ⊂ Z(P ).


Mặt khác, từ (*) ta có P ⊂ Z(Z(P )). Tức là Z(Z(P )) là vành con của
A và chứa P . Do tính bé nhất của [P ] nên [P ] ⊂ Z(Z(P )). Áp dụng câu
b) và c) ta có
Z(P ) = Z(Z(Z(P ))) ⊂ Z([P ]).

Từ đây ta thu được Z(P ) = Z([P ]) với mọi P ⊂ A.

2.6 Hướng dẫn: Giả sử K = I ∪ J là iđêan trái của R. Giả sử I * J và


J * I. Lúc đó tồn tại x ∈ I \ J và y ∈ J \ I. Đặt z = x + y. Do I ∪ J là iđêan
trái của R nên z = x + y ∈ I ∪ J. Suy ra z ∈ I hoặc z ∈ J.
Nếu z ∈ I thì y = z − x ∈ I, vì I là iđêan trái của R. Điều này vô lý với
y ∈ J \ I. Tương tự, nếu z ∈ J thì mâu thuẩn với x ∈ I \ J. Từ đây dẫn đên
I ⊆ J hoặc J ⊆ I.
Ngược lại, giả sử I ⊆ J hoặc J ⊆ I. Lúc đó I ∪ J = J hoặc I ∪ J = I nên
nó là hiển nhiên là iđêan của R.
2.7 Hướng dẫn: Gọi J là tập hợp các phần tử lũy linh của R. Giả sử a ∈ R và
x, y ∈ J, tồn tại m, n ∈ N sao cho xm = y n = 0R . Vì R là vành giao hoán nên
dùng công thức nhị thức Newton, ta được (x − y)m+n = 0R . Suy ra x − y ∈ J.
Mặt khác, do R là vành giao hoán nên (ax)m = am xm = 0R nên ax ∈ J. Vậy
J là iđêan của R.
2.8 Hướng dẫn:

a) Gọi J = I. Với mọi x, y ∈ J và với mọi a ∈ R, tồn tại m, n ∈ N sao
cho xm ∈ I và y n ∈ I. Tương tự Bài tập 2.7, do R là vành giao hoán nên
ta có
n  
m+n
X m + n i m+n−i
(x + y) = xy .
i=0
i

Nếu i ≥ m thì xi ∈ I. Dẫn đến xi y m+n−i ∈ I. Nếu i < m thì m+n−i > n;
tức là y m+n−i ∈ I. Lúc đó, xi y m+n−i ∈ I. Hay xi y m+n−i ∈ I với mọi
i = 0, ..., m + n. Suy ra (x + y)m+n ∈ I. Do đó x + y ∈ J.

149
Ta cũng có (−x)m = (−1)m xm ∈ I nên −x ∈ J.
Mặt khác, do R là vành giao hoán nên (ax)m = am xm ∈ I. Suy ra ax ∈ J

Vậy J = I là một iđêan của vành R.

7.26. Giả sử R là một vành và m ∈ Z. Chứng minh rằng tập con

I = {x ∈ A | mx = 0R }

là một iđêan của R.

√ √ √ √
b) 2Z = 2Z, 4Z = 2Z, 8Z = 2Z, 12Z = 6Z.

7.26 Hướng dẫn: Với mọi x, y ∈ I và với mọi a ∈ R ta có m(x − y) =


mx − my = 0R . Suy ra x − y ∈ I. Mặt khác theo Hệ quả 1.5, m(ax) =
a(mx) = a.0R = 0R và m(xa) = (mx)a = 0R .a = 0R . Dẫn đến ax ∈ I và
xa ∈ I. Vậy I là iđêan hai phía của R.
2.10 Hướng dẫn: Gọi

I = {az + mz | a ∈ R, m ∈ Z}.

Ta cần chứng minh:


- I là iđêan trái của R.
- Ta có z = 0R .z + 1.z nên z ∈ I.
- Giả sử I 0 là một iđêan trái của R sao cho z ∈ I 0 . Với mọi x ∈ I, tốn tại
a ∈ R và m ∈ Z sao cho x = az + mz. Do I 0 lài đêan trái của R chứa z nên
az ∈ I 0 và mz ∈ I. Suy ra x = az + mz ∈ I 0 . Hay I ⊂ I 0 . Vậy

(zi = {az + mz | a ∈ R, m ∈ Z} = Rz + Zz.

2.11 Hướng dẫn: Gọi I = (X), là iđêan hai phía sinh bởi X. Với bất kỳ
x̄, ȳ ∈ R/I, ta có xy − yx ∈ I nên xy = yx. Suy ra x̄ȳ = ȳx̄. Vậy R/I là vành
giao hoán.
2.12 Hướng dẫn: Giả sử R là miền nguyên iđêan chính và P 6= {0R } là iđêan
nguyên tố của R. Theo định nghĩa, P 6= R. Giả sử I là iđêan của R sao cho
P ⊆ I ⊆ R. Do D là miền nguyên iđêan chính nên tồn tại x, y ∈ D sao cho

150
P = (x) và I = (y). Từ x ∈ (y) nên tồn tại r ∈ R sao cho x = ry ∈ P . Suy ra
y ∈ P hoặc r ∈ P . Dẫn đến I = P hoặc I = R. Vậy P là iđêan tối đại của R.
2.13 Hướng dẫn: Giả sử nZ là iđêan tối đại và a là ước số của n. Lúc đó,
n > 1 (do nZ 6= Z) và nZ ⊆ aZ. Do nZ là iđêan tối đại nên nZ = aZ hoặc
nZ = Z. Điều này dẫn đến a = n hoặc a = 1. Vậy n là số nguyên tố. Ngược
lại, giả sử n là số nguyên tố và nZ ⊆ I ⊆ Z. Do Z là miền nguyên iđêan chính
nên tồn tại a ∈ N sao cho I = aZ. Suy ra a là ước của n. Mà n là số nguyên
tố nên n > 1 và a = n hoặc a = 1. Từ đó suy ra I = nZ hoặc I = Z. Vậy nZ
là iđêan tối đại.
2.14 Hướng dẫn:
a) Chứng minh rằng IJ ⊆ I ∩ J. Từ định nghĩa của IJ,

IJ = {x1 y1 +· · · xn yn | xi ∈ I, yi ∈ J, i = 1, ..., n, n là số tự nhiên nào đó}.

Do đó IJ ⊆ I và IJ ⊆ J. Suy ra IJ ⊆ I ∩ J.

b) Do I + J = R nên tồn tại a ∈ I và b ∈ J sao cho 1R = a + b. Với mọi


x ∈ I ∩ J, ta có x = x.1R = x(a + b) = xa + xb ∈ IJ. Vậy IJ = I ∩ J.

c) Giả sử I * P và J * P . Lúc đó, tồn tại x ∈ I \ P và y ∈ J \ P . Theo


giả thiết P là iđêan nguyên tố nên xy ∈
/ P . Suy ra IJI * P .
2.15 Hướng dẫn: Để chứng minh I(J + K) = IJ + IK ta cần chứng minh
hai bai hàm thức

I(J + K) ⊆ IJ + IK và I(J + K) ⊇ IJ + IK.

Tương tự ta cũng chứng minh được đẳng thức (I + J)K = IK + JK.


2.16 Hướng dẫn: Gọi N là tập hợp các phần tử không khả nghịch và khác
0R . Giả sử N = {a1 , ..., an } là tập hữu hạn với ai 6= 0R và n ≥ 1. Với mỗi phần
tử r ∈ U (R) (U (R) là tập hợp các phần tử khả nghịch của vành R), xét ánh
xạ fr : N → N với fr (ai ) = xai là một song ánh. Gọi T là tập hợp các ánh
xạ fr như thế. Không khó khăn kiểm tra T là một nhóm với phép toán hợp
thành. Xét ánh xạ

f : U (R) −→ T
r 7−→ fr .

151
là một đồng cấu nhóm có Ker(f ) là một tập vô hạn. Điều này vô lý.
2.17 Hướng dẫn: Do c lỔ nghịch đảo của 1R − ab nên

c(1R − ab) = 1R và (1R − ab)c = 1R .

Suy ra
1R − c + cab = 0R và (1R − c + abc = 0R .
Điều này dẫn đến

b(1R − c + cab)a = 0R và b(1R − c + abc)a = 0R .

Do đó
(1R + bca)(1R − ba) = 1R và (1R − ba)(1R + bca) = 1R .
Vậy d = 1R + bca là phần tử nghịch đảo của 1 − ba.
2.18 Hướng dẫn: Ta có thể kiểm chứng được răng
- (F9 , +) là một nhóm Abel;
- (F9 , ·) là một vị nhóm giao hoán có phần tử đơn vị là ma trân đơn vị I2 ;
- Phép nhân ma trận phân phối được phép cộng ma trận (bên trái và bên
phải); !
a b
- Mọi ma trân A = khác không đều khả nghịch và
−b a

a −b
 
 2 b 2 a2 + b 2 
A−1 =  a + b a .
a2 + b 2 a2 + b 2
Vậy F9 là trường. Khi a, b ∈ Z3 thì F9 có 9 phần!tử. Nhóm nhân của F9 là F9∗
1̄ 1̄
là nhóm cyclic sinh bởi phần tử A = .
−1̄ 1̄
2.19 Hướng dẫn: Cần chứng minh mọi iđêan của vành Z[i] đều là iđêan
chính. Trong §7, chúng ta sẽ thấy rằng vành Z[i] là miền nguyên Euclide, còn
mạnh hơn miền nguyên i đêanchính.
2.20 Hướng dẫn:

a) Dùng định nghĩa hoặc các tiêu chuẩn vành con để chứng minh. Vành A
là một miền nguyên không.

152
b) Giả sử A là vành vô hạn. Xét một tương ứng f : Z → A, với f (n) = n1R .
Ta có thể chứng minh f là một đẳng cấu vành.

c) Giả sử A là vành có số phần tử là số nguyên tố p. Xét một tương ứng


f : Zp → A, với f (k̄) = k1R . Ta có thể chứng minh f là một đẳng cấu
vành.

§3 Đồng cấu vành

3.1 Hướng dẫn: Dùng định nghĩa hoặc các tiêu chuẩn vành con để kiểm tra.
3.2 Hướng dẫn: Do f là đồng cấu vành nên

f (1R ) = f (1R .1R ) = f (1R ).f (1R ).

Điều này dẫn đến


f (1R )(f (1R ) − 1S ) = 0S .

Vì f là đồng cấu không tầm thường nên f (1R ) 6= 0S . Theo giả thiết S là miền
nguyên nên f (1R ) − 1S = 0; hay f (1R ) = 1S .
3.3 Hướng dẫn: Dùng định nghĩa để chứng minh.
3.4 Hướng dẫn:

a) Ta đã có f (I) là vành con của S. Để kiểm chứng f (I) là iđêan trái của
S ta lấy b ∈ S và y ∈ f (I). Do f là toàn cấu nên tồn tại b ∈ R sao
cho b = f (a) và y ∈ f (I) nên tôn tại x ∈ I sao cho y = f (x). Ta có
by = f (a).f (x) = f (ax). Theo giả thiết, I là iđêan trái của R nên ax ∈ I.
Suy ra f (I) là một iđêan trái của S.

b) Xét đồng cấu bao hàm j : Z −→ Q và I = Z là iđêan của Z. Tuy nhiên,


j(Z) = Z là không phải là iđêan của Q.

3.5 Hướng dẫn: Dùng định nghĩa hoặc tiêu chuẩn iđêan đẻ chứng minh.
3.6 Hướng dẫn: Xét phép chiếu chính tắc p : R −→ R/I. Giả sử J là iđêan
trái của vành R/I. Ta có J = p−1 (J ) là iđêan trái của R. Rõ ràng I ⊂ J. Cần
kiểm tra J = J/I.

153
3.7 Hướng dẫn: Xét tương ứng f : R/I −→ R/J, với f (x + I) = x + J. Lúc
đó f là toàn cấu vành với Ker(f ) = J/I. Áp dụng hệ quả của Định lý nhân
tử hóa đồng cấu vành thì ta có điều chứng minh.
3.8 Hướng dẫn: Gọi K = {x + y | x ∈ I, y ∈ J.}. Ta cần chứng minh:
- K là iđêan trái của R;
- I ∪ J ⊂ K;
- Giả sử K 0 là iđêan trái của R và chứa I ∪ J. Cần kiểm chứng K ⊂ K 0 .
Từ đó kết luận I + J = K.
3.9 Hướng dẫn: Xét tương ứng f : I −→ I + J/J, với f (x) = x + J. Lúc đó
f là toàn cấu vành với Ker(f ) = I/I ∩ J. Áp dụng hệ quả của Định lý nhân
tử hóa đồng cấu vành, ta có điều cần chứng minh.
3.10 Hướng dẫn:
- Dùng định nghĩa hoặc các tiêu chuẩn để lần lượt chứng minh S + I là
vành con của R và I là iđêan hai phía của S + I.
- Xét tương ứng

f : S −→ S + I/I
x 7−→ x + I.

Ta cần chứng minh f là toàn cấu vành với Ker(f ) = S ∩ I. Áp dụng hệ quả
định lý nhân tử hóa đồng cấu vành ta thu được kết luận của bài toán

(S + I)/I ∼
= S/(S ∩ I).

3.11 Hướng dẫn: Gọi fv : A[x] → B xác định bởi

fv (a0 + a1 x + · · · + an xn ) = a0 + a1 v + · · · + an v n .

Kiểm tra fv là một đồng cấu vành và fv (x) = v.


Giả sử tồn tại một đồng cấu vành fv0 : A[x] → B sao cho fv0 (x) = v và
fv |A = f . Lúc đó,

fv0 (a0 + a1 x + · · · + an xn ) = fv0 (a0 ) + fv0 (a1 )fv0 (x) + · · · + fv0 (an )fv0 (xn )
= a0 + a1 v + · · · + an v n
= fv (a0 + a1 x + · · · + an xn ).

154
Điều này dẫn đến fv = fv0 .
3.12 Hướng dẫn: Gọi f4 = {0, 1, a, 1 + a}, với a 6= 0 và a 6= 1.
- Lập bảng cộng của F4 ;
- Lập bảng nhân của F4 , để ý a2 = 1 + a và a(1 + a) = 1;
- Gọi f là một tự đẳng cấu của trường F4 , ta có thể chứng minh f (1) = 1;
- nếu g là tử đẳng cấu khác đồng nhất thì g(a) = 1 + a, g(1 + a) = a;
- Từ đó suy ra nhóm các tự đẳng cấu của trường F4 là {IdF4 , g}.
3.13 Hướng dẫn: Ta lần lượt kiểm tra ϕ là một đồng cấu vành với Ker(ϕ) = 0
và Im(ϕ) = R[x].
3.14 Hướng dẫn:

a) Dùng Định lý Fermat nhỏ để chứng minh phương trình luôn có nghiệm
trong Zp .

b) Dùng định nghĩa để chứng minh.

3.15 Hướng dẫn:

a) Để ý (1R , 0S )(0R , 1S ) = (0R , 0S ).

b) Dùng các tiêu chuẩn iđêan để kiểm tra R × {0S } là iđêan của R × S.

c) Xét ánh xạ f : R −→ R × {0S } xác định bới f (x) = (x, 0S ). Ta có thể


chứng minh f là một đẳng cấu vành.

3.16 Hướng dẫn: Ta cần chứng minh hai bao hàm thức

U (R × S) ⊂ U (R) × U (S) và U (R × S) ⊃ U (R) × U (S).

3.17 Hướng dẫn:

a) Dùng định nghĩa trường để chứng minh.

b) Xét ϕ : F −→ C, xác định bởi


 !
a b
ϕ = a + ib.
−b a

155
Kiểm tra ϕ là đồng cấu vành. Với mọi
!
a b
A= ∈ F,
−b a

ta có
det(A) = a2 + b2 = ϕ(A)ϕ(A).

3.18 Hướng dẫn: Với mỗi x ∈ R, theo giả thiết f (x) ∈ Im(f ) ⊂ Im(g) nên
tồn tại phần tử y ∈ T sao cho g(y) = f (x). Với mỗi x ∈ R như thế ta đăt
h(x) = y ∈ T . Ta cần phải chứng minh:
- h là ánh xạ;
- h là đồng cấu vành thỏa mãn f = gh;
- tính duy nhất của h;
- trong trường hợp Im(f ) = Im(g), kiểm chứng Im(h) = T ;
- trường hợp f là đơn cấu, ta kiểm chứng được Ker(h) = {0R }.
§4 Vành đa thức

4.2 Hướng dẫn: Gọi đa thức cấn tìm là f = ax + b, với a, b ∈ Z8 và a 6= 0̄.


Theo giả thiết f 2 = (ax + b)(ax + b) = 1̄. Từ đó suy ra các đa thức cần tìm là

4̄x + 1̄, 4̄x + 3̄, 4̄x + 5̄, 4̄x + 7̄.

4.3 Hướng dẫn: Do K là vành giao hoán và a là phần tử lũy linh nên tồn tại
n sao cho an = 0. Lúc đó,

(1 + ax)[1 − ax + a2 x2 − · · · + (−1)n−1 an−1 xn−1 ] = 1 − an xn = 1.

Suy ra f = 1 + ax là phần tử khả nghịch.


4.4 Hướng dẫn: Trong vành đa thức K[x], phần tử x = (0R , 1R , 0R , ...) 6= 0K[x]
không bao giờ khả nghịch.
4.5 Hướng dẫn: Chứng minh tương tự như Định lý 4.8.
4.6 Hướng dẫn:

a) Gọi hệ tử dẫn đầu của g là ān . Ta phải có ān khả nghịch trong Z10 . Suy
ra (an , 10) = 1. Tức là an ∈ {1̄, 3̄, 7̄, 9̄}.

156
b) f = (7̄x5 + 5̄x4 + 5̄x3 + 3̄x + 4̄)g + 2̄x + 6̄.

4.7 Hướng dẫn: Thực hiện phép chia Euclide ta có

¯
f = (x3 − 2̄x)g − 6̄x + 12.

¯ = 0 trong Zn [x]. Từ đây


Lúc đó, f chia hết cho g khi và chỉ khi r = −6̄x + 12
cho ta kết luận n = 2, n = 3 hoặc n = 6.
4.8 Hướng dẫn: Ta có (x) = xK[x]

a) Ta có (x) = xK[x], tập hợp các đa thức của K[x] có bậc dương.

b) Xét tương ứng ϕ : K[x] −→ K[x] xác định bởi ϕ(a0 + a1 x + · · · + an xn ) =


a0 . Dễ thấy ϕ là đồng cấu vành với Im(ϕ) = K và Ker(ϕ) = (x). Áp
dụng tính chất
K[x]/ Ker(ϕ) ∼
= Im(ϕ),
ta kết luận K[x]/(x) ∼
= K.

4.9 Hướng dẫn:

a) (2, x) = 2Z[x] + xZ[x].

b) Chứng minh (2, x) không thể là iđêan chính.

§5 Đặc số của vành


5.1 Hướng dẫn: Gỉả sử |R| = n > 0. Do R là nhóm cộng cấp n nên nx = 0R
với mọi x ∈ R. Suy ra n là bội chung của ord(x) với mọi x ∈ R. Theo định
nghĩa của đặc số của vành, số nguyên dương k nhỏ nhất sao cho kx = 0R với
mọi x ∈ R. Dẫn đến k là bội chung nhỏ nhất của ord(x) với mọi x ∈ R. Do
đó n là bội của k; tức là, k chia hết n.
5.2 Hướng dẫn:Do F là một trường nên F là miền nguyên. Theo Bài tập
4.1, Char(F ) = k|2n . Giả sử k 6= 2, thì k = 2t với 1 < t ≤ n. Lúc đó,
a = 2.1R 6= 0R và b = 2t−1 .1R 6= 0R . Tuy nhiên, ab = 0R . Dẫn đến F không
phải là miền nguyên. Điều này vô lý. Vậy k = 2.
5.3 Hướng dẫn: Xét R = Zn [x] là vành đa thức với hệ tử trên vành Zn . Lúc
đó, Char(R) = n > 0.

157
5.4 Hướng dẫn: Xét
S = {k.1R | k ∈ Z}.

Rõ ràng S là vành con của R. Nếu Char(R) = n thì S ∼ = Zn . Nếu Char(R) = 0


thì S ∼
= Z. Từ đó suy ra mọi trường F đều chứa một trường con đẳng cấu với
Zp hoặc Q.
5.5 Hướng dẫn: Để ý K là trường con của F nên 1F ∈ K. Từ đó suy ra điều
cần chứng minh.
5.6 Hướng dẫn: Theo Bài tập 4.5, trường Fq chứa trường con Fp gồm p
phần tử. Xem Fq là một không gian vectơ trên trường Fp . Rõ ràng Fq là một
không gian vectơ hữu hạn chiều trên trường Fp . Giả sử n = dimFp (Fq ) và gọi
B = {b1 , ..., bm } là một cơ sở của không gian vectơ này. Lúc đó mỗi phần tử
của Fq được biểu diễn một cách duy nhất k1 b1 + · · · + km bm , với ki ∈ Fp . Như
vậy mỗi phần tử của Fq tương ứng với một phần tử duy nhất (k1 , ..., km ) ∈ Fpm .
Suy ra
|Fq | = |Fpm | = pn .

Nhận xét: Nếu Fq là trường có đặc số p thì tồn tại số nguyên dương m sao
cho Fq ∼= Fpm ∼
= Zm ∼
p , ký hiệu "=" ở đây là đẳng cấu không gian vectơ. Do đó,
những trường hữu hạn chỉ có cấp pn , với p là đặc số của trường đó. Điều này
dẫn đến không thể tồn tại trường có cấp tùy ý. Chẳng hạn, không thể tồn tại
trường cấp 6 hay cấp 10 ... Một câu hỏi được đặt ra là với n cho trước, liệu có
tồn tại một trường có cấp q = pn ?. Câu hỏi này đòi hỏi các sinh viên nghĩ sâu
hơn và nếu chứng minh được sự tồn tại thì hãy đề xuất một cách xây dựng
trường cấp q đó.
5.7 Hướng dẫn:

a) Kiểm chứng (P(X), +) là một nhóm Abel với 0P(X) = ∅, (P(X), .) là


một nửa nhóm với 1P(X) = X và phép nhân phân phối được với phép
công;

b) Từ X + X = ∅, suy ra Char(P(X)) = 2.

c) Với mọi A ∈ P(X), ta có A.A = A ∩ A = A. Suy ra A là phần tử lũy


đẳng.

158
5.8 Hướng dẫn: Xem Bài tập 5.4.
5.9 Hướng dẫn:

a) Do R là vành giao hoán và có đặc số nguyên tố p nên với mọi x, y ∈ R,

f (x + y) = xp + y p và f (xy) = f (x)f (y).

b) Dùng định nghĩa để chứng minh S là một vành con của R.

c) Khi R là miền nguyên, Ker(f ) = {0R } và Im(f ) = S. Do đó R ∼


= S.

§6 Trường các thương của miền nguyên


6.1 Hướng dẫn: Xét ánh xạ

f : D −→ FD
x
x 7−→ = (x, 1D ).
1

Lúc đó, ta chứng minh:


- f là đơn cấu vành. Suy ra D ∼
= Im(f ) ⊂ FD .
- FD là trường nhỏ nhất chứa Im(f ).
6.2 Hướng dẫn: Sử dụng Bài tập 6.1.
6.3 Hướng dẫn:

a) Dùng định nghĩa miên nguyên để chứng minh.

b) Dùng định nghĩa để chứng minh Q[i] là một trường. Xét ánh xạ

f : FZ[i] −→ Q[i]
a + ib ac + bd bc − ad
7−→ 2 + 2 i.
c + id c + d2 c + d2

Ta chứng minh f là đẳng cấu vành.

6.4 Hướng dẫn: FZ2 = Z2 , FZ2 [x] = Z2 (x).


6.5 Hướng dẫn: Giả sử p là số nguyên tố, lúc đó FZp [x] = Zp (x) là một trường
vô hạn và Char(Zp (x)) = p.

159
6.6 Hướng dẫn: Xét ánh xạ h : FD −→ K xác định bởi
a f (a)
h( ) = h(ab−1 ) = .
b f (b)
Ta chứng minh h là đồng cấu vành thỏa mãn f = hι.
§7 Miền nguyên iđêan chính và miền nguyên Euclide
7.1 Hướng dẫn: Giả sử tồn tại hai đa thức g, h ∈ D[x] \ {0} sao cho f = gh.
Lúc đó, 1 = deg(f ) = deg(g) + deg(h). Điều này dẫn đến một trong hai đa
thức g và h có bậc bằng 1 và đa thức còn lại có bậc bằng 0. Giả sử g = cx + d
và h = e. Do hệ số dẫn đầu của f khả nghịch nên e khả nghịch. Vậy f là đa
thức bất khả quy trong D[x].
7.2 Hướng dẫn: Các đa thức liên kết với f là các đa thức uf , với u ∈ Z5 \{0̄}.
7.3 Hướng dẫn: Dùng định nghĩa để chứng minh đa thức x2 + 1 bất khả quy
trong Z[x]. Trong vành Z5 [x], x2 + 1 = (x + 2)(x + 3). Suy ra đa thức x2 + 1
khả quy trong Z5 [x]. Chú ý rằng Z5 [x] là miền nguyên iđêan nên nó cũng là
miền nguyên nhân tử hóa. Trong vành Z5 [x], ta có x2 + 1 = (x + 2)(x + 3) =
(2x + 1)(3x + 1).
Câu hỏi:Hãy giải thích tại sao đa thức x2 + 1 có dạng nhân tử hóa duy nhất
trong Z5 [x]?
7.4 Hướng dẫn: Giả sử f có nghiệm x = a trong K. Lúc đó,

f = (x − a)g, với g ∈ K[x].

Dẫn đến f là đa thức khả quy trong K[x].


Mặt khác, giả sử f là đa thức khả quy trong K[x]. Lúc đó, tồn tại các đa
thức g, h đều có bậc nhỏ hơn bậc của f sao cho f = gh. Do deg(f ) ≤ 3 nên
một trong hai đa thức g, h có một đa thức bậc 1, đa thức này có nghiệm trong
K. Suy ra f có nghiệm trong K.
7.5 Hướng dẫn:

a) Sử dụng Bài tập 7.4 cho vành Z2 [x]:


- có hai đa thức bậc 1 bất khả quy: x, x + 1;
- có một đa thức bậc 2 bất khả quy: x2 + x + 1;
- có hai đa thức bậc 3 bất khả quy: x3 + x2 + 1 và x3 + x + 1.

160
b) Sử dụng Bài tập 7.4, các đa thức bậc 4 có nghiệm trong Z2 là các đa
thức khả quy. Mặt khác, các đa thức bậc 4 khả quy có dạng f g, với f, g
là các đa thức bậc 2 bất khả quy, chỉ là đa thức (x2 + x + 1)2 . Vậy các
đa thức bậc 4 bất khả quy của Z2 [x] là

x4 + x3 + 1, x4 + x + 1, x4 + x3 + x2 + x + 1.

7.6 Hướng dẫn: Giả sử a0 ∈ D∗ \ U (D) là phần tử khả quy, tồn tại phần tử
bất khả quy p1 của D và phần tử a1 ∈ D sao cho

a0 = p 1 a1 .

Đến lượt a1 , nếu a1 khả quy thì tồn tại phần tử bất khả quy p2 của D và
a2 ∈ D sao cho
a1 = p 2 a2 .
Tiếp tục quá trình này, ta thu được dãy các iđêan chính tăng

{0D } =
6 a0 D ( a1 D ( a2 D · · · =
6 D.

Theo giả thiết, tồn tại s ∈ N sao cho

{0D } =
6 a0 D ( a1 D ( a2 D · · · ( as−1 D ( as D = as+1 D = · · · =
6 D.

Từ quá trình trên, ta có


as−1 = ps as ,
với ps là phần tử bất khả quy và as ∈ D∗ \ U (D) không có ước thực sự nên
as = p là phần tử bất khả quy của D. Suy ra

a0 = p1 p2 ...ps p.

Tức là a0 có dạng nhận tử hóa thành những phận tử bất khả quy.
7.7 Hướng dẫn: Giả sử a có dạng nhân tử hóa

a = p1 ...ps ,

với p1 , ..., ps là các phần tử bất khả quy. Để chứng minh tính duy nhất của
dạng nhân tử hóa ta có thể chứng minh quy nạp theo s.
7.8 Hướng dẫn:

161
a) Giả sử a là phần tử nguyên tố của D. Theo định nghĩa, aD là iđêan
nguyên tố của D. Giả sử a = bc; túc là, bc ∈ aD. Suy ra b ∈ aD hoặc
c ∈ aD. Điều này dẫn đến aD = bD hoặc aD = cD. Do đó b, c không là
ước thực sự của a. Vậy a là phần tử bất khả quy.

b) Do D là miền nguyên nhân tử hóa nên luôn tồn tại ước chung lớn nhất
của hai phần tử bất kỳ. Giả sử p là phần tử bất khả quy của D và giả
sử ab ∈ pD. Ta cần chứng minh aD ⊂ pD hay bD ⊂ pD.

7.9 Hướng dẫn:


√ √
a) Ta có thể chứng minh Z[i 5] là vành con của C. Từ đó suy ra Z[i 5] là
một miền nguyên.
√ √
b) Với x = a + ib 5 ∈ Z[i 5], đặt N (x) = a2 + 5b2 . Xét dãy tăng các iđêan
chính

{0} =
6 (x0 ) ⊂ (x1 ) ⊂ (x2 ) · · · 6= Z[i 5],

kéo theo dãy các số nguyên dương giảm

N (x0 ) ≥ N (x1 ) ≥ N (x2 ) ≥ · · ·

Dãy này sẽ dừng. Suy ra dãy tăng các iđêan chính sẽ dừng. Mặt khác,
a = 6 có hai cách phân tích ra các nhân tử bất khả quy là
√ √
6 = 2.3 = (1 + i 5)(1 + i 5).

Do đó Z[i 5] không phải là miền nguyên nhân tử hóa.

7.10 Hướng dẫn: Giả sử f = a0 +a1 x+· · ·+an xn và g = b0 +b1 x+· · ·+bm xn
là hai đa thức nguyên bản của D[x]. Gọi

h = f g = c0 + c1 x + · · · + cm+n xm+n .

Giả sử f g không phải là đa thức nguyên bản. Lúc đó,

d = GCD(c0 , ..., cm+n ) 6= 1D .

162
Gọi p là một ước bất khả quy của d trong D. Theo giả thiết, tồn tại r, s sao
cho
p | a0 , ..., p | ar−1 p - ar và p | b0 , ..., p | bs−1 p - bs .

Mặt khác, hệ tử

cr+s = a0 br+s + · · · + ar−1 br+s+1 + ar bs + ar+1 bs−1 + · · · + ar+s b0

chia hết cho p. Suy ra ar bs chia hết cho p. Do D là miền nguyên nhân tử hóa
nên p là phàn tử nguyên tố. Suy ra p | ar hoặc p | bs . Điều này mâu thuẩn.
7.11 Hướng dẫn: 5 + 3i = (1 + i)(4 − i), 13 + 18i = (4 − i)(2 + 5i).
7.12 Hướng dẫn:

a) Chứng minh Z[ 2] là vành con của R.

b) Dùng định nghĩa vành Euclide để chứng minh.

7.13 Hướng dẫn:

a) GCD(4148, 7684) = 68.

b) GCD(2x3 + 6x2 − x − 3, x4 + 4x3 + 3x2 + x + 1) = 1.

c) GCD(2x3 − x, x4 + x3 + x + 1̄) = 1̄.

d) GCD(5 + 3i, 13 + 18i) = 4 − i.

7.14 Hướng dẫn:

a) Do a khả nghịch nên tồn tại b ∈ D∗ sao cho ab = 1D . Điều này tương
đương với
δ(ab) = δ(a)δ(b) = δ(1D ) = 1.

Dẫn đến a khả nghich khi và chỉ khi δ(a) = 1;

b) Giả sử a = bc. Từ δ(a) = p = δ(b)δ(c) là một số nguyên tố nên δ(b) = p


và δ(c) = 1 hoặc δ(b) = 1 và δ(c) = p. Theo Câu a), một trong hai phần
tử b, c khả nghịch. Vậy a là phần tử bất khả quy của D.

163
7.15 Hướng dẫn: Giả sử a = x + iy. Ta có

aā = x2 + y 2 = δ(a).

Giả sử δ(a) = p1 ...ps , với pi là các số nguyên tố. Do a là phần tử bất khả quy
và Z[i] là miền nguyên Euclide nên a | pi , với i nào đó. Nếu a | q, với q là số
nguyên tố khác pi . Suy ra a |(q, pi ) = 1. Dẫn đến a là phần tử khả nghịch.
Điều này mâu thuẩn với a khả nghịch.
7.16 Hướng dẫn: Giả sử f = a0 + a1 x + · · · + an xn là đa thức khả quy
của Q[x]. Lúc đó, tồn tại g, h ∈ Q[x] sao cho f = gh, với deg(g) < deg(f ) và
deg(h) < deg(f ). Giả sử g = b0 +b1 x+· · ·+bm xm và h = c0 +c1 x+· · ·+ck xk . Gọi
c(g) = GCD(b0 , ..., bm ) và c(h) = GCD(c0 , ..., ck ). Ta viết g = c(g)g ∗ và h =
c(h)h∗ , trong đó g ∗ , h∗ là các đa thức nguyên bản. Ta có f = (c(g)g ∗ )(c(h)h∗ ) =
c(g)c(h)g ∗ h∗ , với deg(g ∗ ) = deg(g) và deg(h∗ ) = deg(h). Điều này dẫn đến f
là đa thức khả quy trong Z[x].
7.17 Hướng dẫn: Xét ánh xạ

ϕ : Z[x] −→ Zp [x]
f 7−→ fe.

Không khó khăn kiểm tra ϕ là đồng cấu vành. Giả sử f là đa thức khả quy trong
Q[x]. Lúc đó, tồn tại g, h ∈ Q[x] sao cho f = gh, với deg(g) < deg(f ), deg(h) <
deg(f ). Ta có deg(f ) = deg(g) + deg(h). Ta cũng có fe = gee h nên deg(fe) =
deg(e
g )+deg(eh). Do f là monic nên fe là đa thức monic. Do đó deg(f ) = deg(fe).
Suy ra deg(eg ) < deg(fe) và deg(eh) < deg(fe). Dẫn đến deg(fe) là đa thức khả
quy trong Zp [x].
Câu hỏiĐiều ngược lại của khẳng định trong bài toán trên có còn đúng không?
7.18 Hướng dẫn:

a) Với số nguyên tố p = 2, trong vành Z2 [x] ta có fe = x4 + x3 + 1 là đa


thức bất khả quy trong Z2 [x] (theo Bài tập 7.5). Sử dụng Bài tập 7.17,
ta kết luận f là đa thức bất khả quy trong Q[x].

b) Tương tự Câu a), đa thức g = x4 + x3 + x2 + x + 1 bất khả quy trong


Z2 [x] (theo Bài tập 7.5). Suy ra g là đa thức bất khả quy trong Q[x].

164
7.19 Hướng dẫn: Xét ánh xạ

ϕ : Z[x] −→ Z[x]
g(x) 7−→ g(x + c).

Dễ dàng kiểm tra ϕ là một đẳng cấu vành. Giả sử f (x) = q(x)r(x), với
q(x), r(x) ∈ Z[x]. Lúc đó,

f (x + c) = ϕ(f (x))
= ϕ(q(x)r(x))
= ϕ(q(x))ϕ(r(x)).

Suy ra f (x) bất khả quy trong Z[x]. Theo Bài tập 7.16, f (x) bất khả quy trong
Q[x].
7.20 Hướng dẫn: Xét ánh xạ

ϕ : Z[x] −→ Zp [x]
f = an xn + · · · + a0 7−→ fe = ān xn + · · · + ā0 .

Kiểm chứng ta được f là đồng cấu vành. Giả sử f là đa thức khả quy trong Q[x].
Theo Bài tập 7.16, f là đa thức khả quy trong Z[x]. Do đó tồn tại g, h ∈ Z[x]
sao cho f = gh, với g = b0 + b1 x + · · · + bm xm và h = c0 + c1 x + · · · + cn−m xk .
Ta có
fe = ϕ(f ) = ϕ(gh) = gee
h.

Do p không phải là ước của an nên fe = ān xn 6= 0. Điều này dẫn đến ge = uxm
h = vxk , với u, v là các phần tử khác không của Zp . Suy ra p là ước của b0
và e
và c0 . Tức là a0 = b0 c0 chia hết cho p2 . Điều này mâu thuẩn với giả thiết. Vậy
f là đa thức bất khả quy trong Q[x].
7.21 Hướng dẫn: Giả sử f không bất khả quy. Lúc đó, tồn tại q, r ∈ K[x]
sao cho f = qr, với deg(q) ≥ 1 và deg(r) ≥ 1. Giả sử

q = b0 + b1 x + · · · + bm xm và r(x) = c0 + c1 x + · · · + cn−m xn−m .

165
Khi đó,

g(x) = a0 xn + a1 xn−1 + · · · + an
1
= xn f ( )
x
n 1 1
= x q( )r( )
x x
1 1
= x q( )xn−m r( )
m
x x
= (b0 + b1 x + · · · + bm xm )(c0 + c1 x + · · · + cn−m xn−m )
= (b0 xm + b1 xm−1 + · · · + bm )(c0 xn−m + c1 xn−m−1 + · · · + cn−m ).

Điều này dẫn đến g = a0 xn + a1 xn−1 + · · · + an không bất khả quy trong K[x].
7.22 Hướng dẫn: Trước hết, ta có thể chứng minh Z∗p là nhóm nhân cyclic
cấp p − 1 = 4m. Theo Bài tập 6.12 của Chương 1, tồn tại một nhóm con
cyclic S = hm̄i cấp 4 của Z∗p . Do m̄4 = 1̄ và m̄2 6= 1̄. Suy ra m̄2 = −1̄. Tức là
m2 ≡ −1 mod p.
7.23 Hướng dẫn: Giả sử p = a2 + b2 . Do p là số lẻ nên không mất tính tổng
quát, ta giả sử a = 2m và b = 2n + 1. Suy ra

p = a2 + b2 = 4m2 + 4n2 + 4n + 1,

nghĩa là p ≡ 1 mod 4.
Đảo lại, giả sử p ≡ 1 mod 4. Theo Bài tập 7.22, tồn tại m ∈ Z sao cho
m ≡ −1 mod p. Hay p | m2 + 1. Trong vành Z[i], ta có
2

m2 + 1 = (m + i)(m − i).

Do đó p | (m + i)(m − i). Nếu p | m ± i thì m ± i = p(u + iv), với u, v ∈ Z. Suy


ra pv = 1 hoặc pv = −1 Điều này vô lý với p là số nguyên tố. Suy ra p - m + i
và p - m − i. Do Z[i] là miền nguyên Euclide nên p là phần tử khả quy trong
Z[i]. Do đó tồn tại các số a, b, c, d ∈ Z sao cho

p = (a + ib)(c + id).

Lúc đó,
p2 = δ(p) = (a2 + b2 )(c2 + d2 ).

166
Điều này dẫn đến
p = a2 + b 2 = c 2 + d 2 .
7.24 Hướng dẫn: Giả sử α = a + ib là phần tử bất khả quy trong Z[i].
Theo Bài tập 7.15, tồn tại một số nguyên tố p sao cho α | p trong Z[i]. Ta có
δ(α) | δ(p) = p2 , vì vậy δ(α) = p hoặc δ(α) = p2 ; nghĩa là

a2 + b2 = p hoặc a2 + b2 = p2 .

Lấy modulo 4 của p. Do p là số nguyên tố nên ta có 3 trường hợp sau đây:


- Nếu p ≡ 3 mod 4 thì theo Bài tập 7.23, trường hợp p = a2 + b2 không thể
xảy ra. Do đó a2 + b2 = p2 . Vì p chia hết cho α nên tồn tại β ∈ Z[i] sao cho
p = αβ. Điều này dẫn đến

p2 = δ(p) = δ(α)δ(β) = (a2 + b2 )δ(β).

Suy ra δ(β) = 1; tức là β là phần tử khả nghịch trong Z[i]. Trường hợp này
thì α = up.
- Nếu p ≡ 2 mod 4 thì p = 2. Do đó a2 + b2 = 2 hoặc a2 + b2 = 4. Vì a, b ∈ Z
nên không thể xảy ra a2 + b2 = 4; nên ta có a2 + b2 = 2. Suy ra α = 1 ± i.
Ngược lại, α = 1 ± i là các phần tử bất khả quy trong Z[i].
- Nếu p ≡ 1 mod 4 thì theo Bài tập 7.23, α bất khả quy trong Z[i]. Đảo
lại, giả sử α bất khả quy trong Z[i]. Ta có δ(α) = p hoặc δ(α) = p2 . Giả sử
δ(α) = p2 . Do α | p nên p = αβ, với β ∈ Z[i]. Tương tự như trường hợp đầu
tiên, β là phần tử khả nghịch trong Z[i]; hay β 2 = ±1. Suy ra ᾱ = ±α. Điều
này mâu thuẩn. Do đó δ(α) = a2 + b2 = p.

167
168
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khao]10

[1] O. A. Campoli, A Principal Ideal Domain That Is Not a Euclidean


Domain, The American Mathematical Monthly, Vol. 95, No. 9 (Nov., 1988),
pp. 868-871. [2] P. A. Grillet, Abstract Algebra, Springer, 2007.
[3] Lê Thanh Hà, Các cấu trúc đại số cơ bản . Nhà xuất bản Giáo dục,
1999.
[4] Lê Thanh Hà, Đa thức và Nhân tử hóa. Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
[5] Bùi Huy Hiền - Phan Doãn Thoại - Nguyễn Hữu Hoan, Bài tập đại số
và số học, tập II. Nhà xuất bản Giáo dục, 1985.
[6] Nguyễn Hữu việt Hưng, Đại số đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, 1998.

[7] S.Lang, Algebra. Addison-Wesley, 1971.


[8] V. Peri and M. Vukovi, Some examples of principal ideal domain which
are not Euclidean and some other counterexamples, Novi Sad J. Math. Vol.
38, No. 1, 2008, 137-154. [9] R. J. Rotman, Advanced modern Algebra,
Prentice Hall, 2002.
[10] Nguyễn Xuân Tuyến - Lê văn Thuyết, Đại số trừu tượng. Nhà xuất
bản Giáo dục, 2005.
[11] C. Wong, On a Principal Ideal Domain that is not a Euclidean Domain,
International Mathematical Forum, Vol. 8, 2013, no. 29, 1405 - 1412.

169
CHỈ MỤC

Abel, 15 giao hoán, 14, 16


Cấp của phần tử, 38 hệ tử (hoặc hệ số) dẫn đầu, 102
Hạt nhân của đồng cấu nhóm f , 59 hàm bậc, 121
Quaternion, 144 iđêan hai phía, 81
Vành đa thức n biến, 105 iđêan không thực sự, 81
đồng cấu bao hàm, 55 iđêan nguyên tố, 85
đồng cấu nhóm, 55 iđêan tầm thường, 81
đồng cấu tầm thường, 55 iđêan thực sự, 81
đặc số của vành R, 108 iđêan trái (phải), 81
đặc số không, 108 iđêan trái (phải, hai phía) của R sinh bởi
đẳng cấu nhau, 57 X, 83
đơn cấu nhóm , 57 iđêan, 81
định lý nhân tử hóa đồng cấu nhóm, 61 infimum (cận dưới đúng), 7
đa thức monic, 102 kết hợp, 14
đa thức nguyên bản, 124 khả quy, 117
ước chung lớn nhất, 115 lớp ghép trái (phải, tương ứng), 47
ước chung, 115 lớp tương đương, 4
ước, 115 lũy linh, 89
bất khả quy, 117 miền nguyên Euclide, 121
bậc của f , 102 miền nguyên iđêan chính (PID), 84
bị chặn, 7 miền nguyên nhân tử hóa, 118
cấp của nhóm G, 19 miền nguyên, 75
căn của I, 89 nguyên tố cùng nhau, 115
chặn dưới (cận dưới), 7 nhóm con tầm thường , 33
chặn trên (cận trên), 7 nhóm con thực sự, 33
chuẩn, 121 nhóm thương của G đối với H, 52
chuyển trí liền kề, 32 nhóm vô hạn, 19
cyclic, 84 nhóm , 15
giản ước được bên trái (tương ứng, phải), nhúng được trong vành S, 111
14 phép chia (Euclide) của f cho g, 104
giản ước được , 14 phép nhúng một nhóm con vào một nhóm,

170
55 vòng xích bậc n có độ dài k (gọi tắt là
phần tử lớn nhất, 6 vòng xích), 26
phần tử nhỏ nhất, 7 vị nhóm , 15
quan hệ tương đương , 4 Ảnh của đồng cấu nhóm f , 59
quan hệ thứ tự bao hàm, 6
quan hệ thứ tự chia hết, 6 (toàn cấu, hay đẳng cấu nhóm) , 57
đối xứng, 3
quan hệ thứ tự , 6
đầy đủ , 3
rời nhau (độc lập), 27
đơn vị, 14
sắp thứ tự tốt , 9
ổn định trên H, 33
sắp thứ tự toàn phần, 9
bắt cầu, 3
supremum (cận trên đúng), 7
chỉ số của G đối với H, 50
tích các vành R và S, 74
chuẩn tắc, 50
tích trực tiếp của các nhóm H và K, 65
dấu của phép thế σ, 30
tối đại , 86
khả nghịch, 14
tối đại, 7
Klein cấp 4 , 21
tối tiểu, 7
nửa nhóm, 15
từ, 38
nghịch đảo, 14
tập các số nguyên modulo m, 6
nhóm đối xúng, 20
tập sinh của iđêan I, 83
nhóm các phép thế, 20
thể, 16, 72 nhóm con của G sinh bởi tập X, 36
trường con, 80 nhóm con cyclic của G sinh bởi phần tử
trường số hữu tỷ Q, trường số thực R, a, 41
trường số phức C, 73 nhóm con không thực sự , 33
trường, 72 nhóm con, 32
vành Boole, 78 nhóm cyclic, 41
vành đa thức một biến, 101 nhóm tuyến tính đặc biệt, 53
vành đa thức trên K, 74 nhóm tuyến tính tổng quát, 20
vành đa thức vô hạn biến , 107 phép chiếu chính tắc , 56
vành các ma trận trên trường K, 74 Phép toán hai ngôi, 12
vành các ma trận trên vành R , 74 phản xạ, 3
vành các số nguyên Z, 72 phản xứng, 3
vành các số nguyên Gauss, 73 quan hệ đồng dư modulo m , 2
vành các tự đồng cấu nhóm, 73 quan hệ hai ngôi từ X vào Y , 1
vành con của R sinh bởi tập X, 88 quan hệ hai ngôi trên X, 1
vành con, 79 tâm của nhóm G, 35
vành giao hoán (có đơn vị), 72 tập thương, 5
vành thương, 87 trường, 16
vành, 72 trung hòa, 15

171
vành, 15

tương ứng, có đơn vị, 16

172

You might also like