You are on page 1of 6

TOPO

Câu 1. Cho X là tập không đếm được. Xét tôpô bù đếm được. CMR
(1) (𝐗, 𝛕) không là không gian 𝐓𝟐
(2) 𝐀 trù mật trong 𝐗 ⟺ A không đếm được
(3) Nếu 𝐕 𝟎 ≠ ∅ thì V là tập mở.
GIẢI

(1) Lấy U, V mở khác rỗng. Khi đó X\U, X\V đếm được. Khi đó X\(U ∩ V) = (X\U) ∪ (X\V)
cũng đếm được. Vậy X\(U ∩ V) ≠ X. Do đó U ∩ V ≠ ∅.

(2) A trù mật trong X ⟺ mọi V mở khác ∅ ta có V ∩ A ≠ ∅ ⟺ mọi V mở khác ∅ ta có


V ⊄ X\A ⟺ 𝑋\𝐴 không mở ⟺ 𝐴 không đếm được

(3) Vì 𝑉 ⊂ 𝑉 nên 𝑋\𝑉 ⊂ 𝑋\𝑉 . Vì 𝑉 mở khác rỗng nên 𝑋\𝑉 đếm được. Vậy 𝑋\𝑉 đếm
được. Vậy V mở.

Câu 2. Chứng minh hai mệnh đề sau là tương đương


(1) A là tập không đâu trù mật của không gian topo X
(2) Mọi tập mở 𝐕 ≠ ∅, tồn tại tập mở 𝐔 ≠ ∅ trong V sao cho 𝐔 ∩ 𝐀 = ∅
GIẢI

A không đâu trù mật nếu và chỉ nếu (A) = ∅ ⟺ X = X\(A) = X ∖ A ⟺ X ∖ A trù mật trong
X ⟺ ∀V mở khác rỗng, U = V ∩ (X ∖ A) là mở khác rỗng ⟺ ∀V mở khác rỗng , ∃U mở khác
U⊂V
rỗng sao cho
U ⊂ X ∖ A ⟺ U ⊂ (X\A) ⊂ X\A ⟺ U ∩ A = ∅

Câu 3.
(1) Cho f là ánh xạ đóng trên X, A là tập đóng của X. CMR 𝐟|𝐀 là ánh xạ đóng trên A
(2) Cho f là ánh xạ mở trên X, A là tập mở của X. CMR 𝐟|𝐀 là ánh xạ mở trên A.
GIẢI

(1) Lấy W là đóng của A. Do A đóng trong X nên W đóng trong X. Do f là ánh xạ đóng nên
f(W) đóng trong Y. Vậy f| (W) = f(W) đóng trong Y.

(2) CM tương tự khi thay đóng thành mở.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 1


TPHCM
Câu 4. Cho 𝐟: 𝐗 → 𝐘 là ánh xạ đóng (hay mở) trên X
(1) Cho 𝐁 ⊂ 𝐘 và đặt 𝐀 = 𝐟 𝟏 (𝐁). CMR 𝐟|𝐀 : 𝐀 → 𝐁 (là ánh xạ đóng (hay mở) trên 𝐀
(2) Cho f đơn ánh và 𝐀 ⊂ 𝐗. CMR 𝐟|𝐀 : 𝐀 → 𝐟(𝐀) là ánh xạ đóng (hay mở) trên A.
GIẢI

(1) Lấy W là đóng (hay mở) của A. Khi đó tồn tại D là đóng (hay mở) của X sao cho W = D ∩
A. Do f là ánh xạ đóng (hay mở) trên X nên f(D) là đóng (hay mở) của Y (*)

Ta có f| (W) = f(W). Ta CM f(W) = f(D) ∩ B. Lấy y ∈ f(W) ta có ∃x ∈ W = D ∩ A để


y = f(x). Vì x ∈ A = f (B) nên f(x) ∈ B. Vậy y = f(x) ∈ f(D) ∩ B

Ta lấy y ∈ f(D) ∩ B. Ta thấy y ∈ B và tồn tại x ∈ D, y = f(x). Vì f(x) ∈ B nên x ∈ f (B) =


A. Do đó x ∈ D ∩ A = W. Vậy y = f(x) ∈ f(W).

Vậy f(W) = f(D) ∩ B. Từ (*) ta thấy f(W) là đóng (hay mở) trên B. Vậy f| : Ω → B (là ánh xạ
đóng (hay mở) trên A

(2) Đặt 𝐵 = 𝑓(𝐴). Ta chứng minh 𝐴 = 𝑓 (𝐵). Thật vậy, lấy 𝑥 ∈ 𝑓 (𝐵) thì 𝑓(𝑥) ∈ 𝐵 =
𝑓(𝐴). Vậy tồn tại 𝑧 ∈ 𝐴 để 𝑓(𝑥) = 𝑓(𝑧). Do f đơn ánh nên 𝑥 = 𝑧. Vậy 𝑥 ∈ 𝐴. Ngược lại, lấy
𝑥 ∈ 𝐴. Ta có 𝑓(𝑥) ∈ 𝑓(𝐴) = 𝐵. Vậy 𝑥 ∈ 𝑓 (𝐵).

Vậy 𝐴 = 𝑓 (𝐵). Áp dụng câu (1) ta có f| : A → f(A) là ánh xạ đóng (hay mở) trên A.

Câu 5. Cho ánh xạ f liên tục từ không gian topo 𝐗 vào không gian topo 𝐘. CMR:
(1) Nếu f đơn ánh và Y là 𝐓𝟐 thì X cũng là 𝐓𝟐
(2) Nếu f là toàn ánh và A là tập con trù mật của X thì 𝐟(𝐀) trù mật trong Y.
GIẢI

(1) Lấy 𝑥 , 𝑥 ∈ 𝑋 và 𝑥 ≠ 𝑥 . Do f đơn ánh nên 𝑓(𝑥 ) ≠ 𝑓(𝑥 ). Vì Y là 𝑇 nên tồn tại 𝑉 , 𝑉
mở trong Y sao cho 𝑓(𝑥 ) ∈ 𝑉 , 𝑓(𝑥 ) ∈ 𝑉 và 𝑉 ∩ 𝑉 = ∅ (∗)

Ta có 𝑥 ∈ 𝑓 (𝑉 ), 𝑥 ∈ 𝑓 (𝑉 ). Vì f liên tục nên 𝑓 (𝑉 ), 𝑓 (𝑉 ) mở trong X.

Từ (*) ta có: 𝑓 (𝑉 ∩ 𝑉 ) = 𝑓 (∅) = ∅. Vậy 𝑓 (𝑉 ) ∩ 𝑓 (𝑉 ) = 𝑓 (𝑉 ∩ 𝑉 ) = ∅.

Do đó X là 𝑇 .

(2) Ta có 𝑓(𝐴) đếm được của Y.

Cách 1: Lấy y ∈ Y. Vì f toàn ánh nên ∃𝑥 ∈ 𝑋, 𝑓(𝑥) = 𝑦. Vì A trù mật trong X nên
∃(𝑥 ) ∈ ⊂ A, x → 𝑥. Do f liên tục nên 𝑓(x ) → 𝑓(𝑥) = 𝑦. Mà (𝑓(𝑥 )) ∈ ⊂ f(A).

Vậy 𝑓(𝐴) trù mật trong Y

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 2


TPHCM
Cách 2: Lấy V ≠ ∅ mở trong Y. Vì f toàn ánh nên f (V) ≠ ∅. Vì f liên tục nên f (V) mở
trong X. Vậy do A trù mật trong X nên f (V) ∩ A ≠ ∅. Vậy ∃𝑥 ∈ f (V) ∩ A. Do đó
𝑓(𝑥 ) ∈ 𝑉 và 𝑥 ∈ 𝐴. Vậy 𝑓(𝑥 ) ∈ 𝑉 ∩ 𝑓(𝐴). Do đó 𝑉 ∩ 𝑓(𝐴) ≠ ∅. Vậy 𝑓(𝐴) trù mật trong
Y.

Câu 6. Cho X, Y là 2 không gian topo và 𝐟: 𝐗 → 𝐘. CMR


𝟎
(1) f là ánh xạ mở nếu và chỉ nếu ∀𝐀 ⊂ 𝐗: 𝐟(𝐀𝟎 ) ⊂ 𝐟(𝐀)
(2) f là ánh xạ đóng nếu và chỉ nếu ∀𝐀 ⊂ 𝐗: 𝐟(𝐀) ⊂ 𝐟(𝐀)
GIẢI

(1) Giả sử f là ánh xạ mở. Vì A ⊂ A nên f(A ) ⊂ f(A). Do đó f(A ) ⊂ f(A)

Vì A mở trong X nên f(A ) mở trong Y. Vậy f(A ) = f(A ).

Vậy f(A ) ⊂ f(A)

Giả sử ∀A ⊂ X: f(A ) ⊂ f(A) . Ta CM f là ánh xạ mở. Lấy A mở trong X.

Ta có A = A nên f(A) = f(A ) ⊂ f(A) . Mà f(A) ⊂ f(A). Vậy f(A) = f(A)

Do đó f(A) mở.

(2) Giả sử f là ánh xạ đóng. Vì A đóng nên f(A ) đóng. Vì A ⊂ A nên f(A) ⊂ f(A ). Do
đó f(A) ⊂ f(A ) = f(A )

Giả sử ∀A ⊂ X: f(A) ⊂ f(A). Ta CM f là ánh xạ đóng. Lấy A đóng trong X.

Ta có A = A nên f(A) ⊂ f(A) = f(A). Mà f(A) ⊂ f(A). Vậy f(A) = f(A)

Do đó f(A) đóng

Câu 7. Cho các không gian tô pô X, Y, Z và các ánh xạ 𝐟: 𝐗 → 𝐘; 𝐠: 𝐘 → 𝐙. Giả sử f toàn


ánh, liên tục. CMR: Nếu 𝐠 ∘ 𝐟 là ánh xạ mở (hay đóng) thì g là ánh xạ mở (hay đóng)
GIẢI

Giả sử g ∘ f: X → Z là ánh xạ mở (hay đóng). Lấy W là mở (hay đóng) trong Y. Vì f liên tục
nên f (W) là mở (hay đóng) trong X. Vậy (g ∘ f)(f (W)) là mở (hay đóng) trong Z. (*)

Ta CM: g(W) = (g ∘ f)(f (W)).

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 3


TPHCM
Lấy 𝑧 ∈ 𝑔(𝑊) thì tồn tại 𝑦 ∈ 𝑊 để 𝑧 = 𝑔(𝑦). Vì f toàn ánh nên ∃𝑥 ∈ 𝑋 để 𝑦 = 𝑓(𝑥). Vì
𝑓(𝑥) ∈ 𝑊 nên 𝑥 ∈ 𝑓 (𝑊). Vậy 𝑧 = 𝑔(𝑓(𝑥)) ∈ (g ∘ f)(f (W)).

Lấy 𝑧 ∈ (g ∘ f)(f (W)), tồn tại 𝑥 ∈ 𝑓 (𝑊), 𝑧 = 𝑔(𝑓(𝑥)). Ta có 𝑓(𝑥) ∈ 𝑊 nên 𝑧 ∈ 𝑔(𝑊)

Vậy g(W) = (g ∘ f)(f (W)). (**)

Từ (*) và (**) ta có g(W) mở (hay đóng) trong Z.

Câu 8. Cho X là không gian tô pô và Y là không gian tôpô compact. Xét phép chiếu
𝐩𝟏 ∶ 𝐗 × 𝐘 → 𝐗 với
𝐩𝟏 (𝐱, 𝐲) = 𝐱, ∀(𝐱, 𝐲) ∈ 𝐗 × 𝐘.

CMR 𝐩𝟏 là ánh xạ đóng.

CHỨNG MINH

Lấy D đóng trong X × Y. Ta CM p (D) đóng trong X. Lấy lưới (x ) ∈ ⊂ p (D) và


lim ∈ x = x. (1)

Ta CM x ∈ p (D). Vì (x ) ∈ ⊂ p (D) nên tồn tại lưới (y ) ∈ ⊂ Y sao cho {(x , y )} ∈ ⊂


D. (2)

Vì Y compact nên tồn tại lưới con y ⊂ (y ) ∈ sao cho lim ∈ y = 𝑦 ∈ 𝑌. Do (1) ta

có lim ∈ x = x nên lim ∈ x ,y = (𝑥, 𝑦).

Do (2) nên x ,y ⊂ 𝐷. Mà D đóng nên (𝑥, 𝑦) ∈ 𝐷. Vậy 𝑥 ∈ 𝑝 (𝐷).


Vậy 𝑝 là ánh xạ đóng.

Câu 9. (Compact hóa Alexandrov) Cho (𝐗, 𝛕) là không gian topo không compact và
𝛚 ∉ 𝐗. Đặt 𝐘 = 𝐗 ∪ {𝛚} và
𝛃 = {𝐕 ⊂ 𝐘: 𝐕 ∈ 𝛕 𝐡𝐨ặ𝐜 𝐗 ∖ 𝐕 đó𝐧𝐠 𝐯à 𝐜𝐨𝐦𝐩𝐚𝐜𝐭}

CMR

(1) 𝛃 là topo trên Y và (𝐘, 𝛃) là không gian compact


(2) 𝐗 trù mật trong Y

CHỨNG MINH

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 4


TPHCM
Lấy U ∈ β. Ta thấy X ∖ U đóng theo 𝜏

Nếu ω ∈ U thì U không phải tập con của X. Do đó U ∉ τ. Vậy X ∖ U đóng và compact theo
τ.Do 𝜔 ∉ 𝑋 nên 𝑋\𝑈 = 𝑋\(𝑈\{𝜔} ). Vậy 𝑋\(𝑈\{𝜔} ) là đóng theo 𝜏 nên 𝑈\{𝜔} mở theo 𝜏.

Nếu ω ∉ U thì 𝑈 ⊂ 𝑋. Do X ∖ U đóng theo 𝜏 nên 𝑈 ∈ 𝜏

Vậy ∀U ∈ β ta có

 X ∖ U đóng
 Nếu ω ∈ U thì X ∖ U đóng và compact theo τ. Hơn nữa U\{ω} mở theo τ
 Nếu ω ∉ U thì U ∈ τ

(1)

 Do ∅ ∈ 𝜏 nên ∅ ∈ 𝛽. Vì 𝑋 ∖ 𝑌 = ∅ là đóng theo 𝜏 nên 𝑌 ∈ 𝛽.


 Lấy 𝑈, 𝑉 ∈ 𝛽.

TH1: 𝜔 ∈ 𝑈 ∩ 𝑉. Vậy 𝑋\𝑈, 𝑋\𝑉 đóng và compact theo 𝜏 nên 𝑋\(𝑈 ∩ 𝑉) = (𝑋\𝑈) ∪ (𝑋\𝑉)
đóng và compact

TH2: 𝜔 ∉ 𝑈 hoặc 𝜔 ∉ 𝑉. Vậy 𝑈 ⊂ 𝑋 hoặc 𝑉 ⊂ 𝑋. Do đó 𝑈 ∩ 𝑉 ⊂ 𝑋. Hơn nữa 𝑋\(𝑈 ∩ 𝑉) =


( 𝑋\𝑈) ∪ (𝑋\𝑉) là tập đóng theo 𝜏 nên 𝑈 ∩ 𝑉 ∈ 𝜏. Vậy 𝑈 ∩ 𝑉 ∈ 𝛽

 Lấy (𝑉 ) ∈ ⊂ 𝛽.

TH1: Nếu 𝑉 ∈ 𝜏, ∀𝛼 ∈ 𝐼 thì ∪ ∈ 𝑉 ∈ 𝜏. Vậy ∪ ∈ 𝑉 ∈𝛽

TH2: Nếu ∃α ∈ I: V ∉ τ thì X\V là tập đóng và compact theo τ. Mặt khác X\V là đóng
theo τ, ∀α ∈ I. Vậy X\( ∪ ∈ V ) = ∩ ∈ (X\V ) cũng là tập đóng theo τ. Mặt khác X\
( ∪ ∈ V ) ⊂ X\V . Vì X\V là compact theo τ nên X\( ∪ ∈ V ) compact theo τ. Vậy
∪ ∈ V ∈ β.

Vậy β là 1 topo trên Y. Hơn nữa nếu (V ) ∈ là một phủ mở của Y thì do ω ∈ Y nên tồn tại
α ∈ I: ω ∈ V . Khi đó X\V compact theo 𝜏. Hơn nữa X\V ⊂∪ ∈ V (*)

Ta gọi K = {α ∈ I: ω ∈ V }. Khi đó V \{ω} mở theo τ, ∀α ∈ K. Mặt khác V mở theo τ,


∀α ∈ I\K.

Vì 𝜔 ∉ X\V nên từ (*) ta có: X\V ⊂∪ ∈ (V \{ω} ) ∪ ∪ ∈ \ V

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 5


TPHCM
Đây là phủ mở theo τ nên do X\V compact theo 𝜏, ta có tồn tại tập con hữu hạn 𝐼 ⊂ 𝐾, 𝐼 ⊂
𝐼\𝐾 sao cho

X\V ⊂∪ ∈ (V \{ω} ) ∪ ∪ ∈ V ⊂∪ ∈ ∪ V

Mà 𝑌 = X\V ∪V nên 𝑌 ⊂∪ ∈ ∪ V ∪V

Vì 𝐼 ∪ 𝐼 hữu hạn nên (Y, β) là không gian compact

(2) Lấy tập mở khác rỗng 𝑉 của Y.

 Nếu 𝜔 ∉ 𝑉 thì 𝑉 ⊂ 𝑋. Vậy 𝑉 ∩ 𝑋 = 𝑉 ≠ ∅


 Nếu 𝜔 ∈ 𝑉 thì 𝑋\𝑉 compact theo 𝜏. Nếu 𝑉 ∩ 𝑋 = ∅ thì 𝑋 ⊂ 𝑋\𝑉. Mà 𝑋\𝑉 ⊂ 𝑋 nên
𝑋 = 𝑋\𝑉 compact theo 𝜏 (mẫu thuẫn giả thiết). Vậy 𝑉 ∩ 𝑋 ≠ ∅.

Vậy X trù mật trong Y.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trọng, Khoa Toán-Tin học, ĐH Sư phạm 6


TPHCM

You might also like