You are on page 1of 682

GIÁO ÁN SINH HỌC THEO

CÔNG VĂN 5512

vectorstock.com/28062415

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10


CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO
CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT) NĂM HỌC 2023-
2024 (681 TRANG)
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hàng ngày và với sự phát triển
kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và
những vấn đề toàn cầu.
- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình
bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành
nghề chủ chốt (y - dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường,
nông nghiệp, lâm nghiệp, ... .). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong
tương lai.
- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.
- Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.
- Phản tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh
học, kinh tế, công nghệ.
2. Năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
+ Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
+ Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển
kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những
vấn đề toàn cầu.
+ Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày
được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ
chốt (y - dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm
nghiệp,...).
+ Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.
+ Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh
học, kinh tế, công nghệ.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh
học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học:
+ Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học
tập và nghiên cứu môn Sinh học.
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch,
lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học
và ứng dụng sinh học.
● Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương
tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo
luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học
mới từ các nội dung đã học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang
làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói
chung.
- Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm nhỏ và theo nhóm đôi.
- Dạy học trực quan.
- Dạy học dự án.
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.
- Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi - đáp.
- Kĩ thuật: khăn trải bàn, KWL; Trò chơi: “Sự kì diệu của sinh học”.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay (ô
nhiễm thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật,…)
- Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về sự phát triển bền vững và đạo đức sinh học.
- Bảng hỏi KWL.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm làm dự án.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Giấy A4.
- Bảng trắng, bút lông.
- Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet.
- Bài thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Sự sống quanh ta”
- GV chuẩn bị các hình ảnh về các vật dụng có ở môi trường xung quanh hay dịch vụ
chăm sóc sức khỏe con người để HS bước đầu xác định được những thành tựu có ứng
dụng sinh học.
- HS giải thích lựa chọn của mình. GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học, sau đó, dựa vào hiểu
biết cá nhân, kể thêm một số thành tựu khác.

Trồng hoa hồng thủy sinh Vắc-xin


Rau hữu cơ Nhiên liệu sinh học
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân để kể thêm một số ứng dụng của
công nghệ sinh học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ thêm thông tin với lớp.
- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).
* Một số ứng dụng của công nghệ sinh học:
+ Tạo ra những loài thực vật biến đổi gene như dưa hấu không hạt, xoài hạt lép,…
+ Tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng, sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường
+ Cấy ghép các mô, cơ quan trên cơ thể người,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sinh học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài
sinh vật biến đổi qene (Genetically Modified 0rqganism — GMO), nhờ đó, mang lại
cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu
hơn, giá thành rẻ hơn,... Đặc biệt, thành tựu này còn góp phân giải quyết vấn đề nạn
đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những
vái trò gì đối với đời sống con người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm
nay – Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn sinh học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu môn Sinh học.
a. Mục tiêu:
- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học
tập và nghiên cứu môn Sinh học.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vốn
đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vốn đề trong sinh học phù
hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1
phần I (SGK tr.5-6).
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với
kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và
- GV chia lớp thành các nhóm học tập, yêu cầu các mục tiêu môn Sinh học
nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình 1.2 1. Đối tượng và lĩnh vực nghiên cứu
(SGK tr.5-6), thực hiện các yêu cầu của GV. môn Sinh học.
- Đối tượng nghiên cứu của sinh học là
các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức
khác của thế giới sống, hay nói cách
khác đây là ngành tập trung nghiên
cứu về các cá thể sống cũng như mối
quan hệ giữa các cá thể sống với nhau
và với môi trường.
- GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ - Ngành sinh học bao gồm nhiều lĩnh
sau: vực nghiên cứu như:
1. Đặt các câu hỏi liên quan đến hiện tượng trong + Di truyền học
Hình 1.2. (HS có thể nêu những câu hỏi khác) + Sinh học tế bào
Ví dụ: + Vi sinh vật học
- Bướm hút một hoa bằng cách nào? + Giải phẫu học
- Bướm và thực vật có mối quan hệ với nhau như + Động vật học
thế nào? + Sinh thái học và môi trường
- Bộ phận nào giúp bướm di chuyển? + Công nghệ sinh học
- Nhờ đâu mà bướm có thể tiêu hoá được mật hoa?
- Các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng như thế
nào đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
hoa và bướm?
- Tại sao thực vật có hoa tiến hoá nhất?
2. Sắp xếp các câu hỏi đã đặt ra vào những nội
dung sau:
a) Hình thái và cấu tạo cơ thể
b) Hoạt động chức năng của cơ thể
c) Mối quan hệ giữa các cá thể với nhau
đ) Mối quan hệ giữa cá thể với môi trường
e) Quá trình tiến hoá của sinh vật
3. Hãy kể tên một số lĩnh vực của ngành Sinh học.
Nhiệm vụ chính của mỗi lĩnh vực đó là gì?
4. Để trả lời các câu hỏi đã đạt ra theo yêu cầu ở
câu 1, ta cần tìm hiểu lĩnh vực nào của ngành sinh
học.
- GV hướng dẫn các nhóm tiến hành thảo luận,
phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0. Mỗi thành viên
sẽ ghi ý kiến của mình vào một góc, sau đó cả
nhóm thống nhất, tổng hợp các ý kiến và ghi vào
phần trung tâm tờ giấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm trao đổi với nhau để hoàn thành các
nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình
lên bảng
- GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS
và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp
theo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục tiêu học tập môn Sinh học
a. Mục tiêu:
- Trình bày được mục tiêu môn sinh học.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn
đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù
hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ
quyền lãnh thổ.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Mục tiêu học tập môn Sinh học
- GV sắp xếp 2 HS ngồi cạnh nhau thành một nhóm, - Giúp chúng ta hiểu rõ được sự
yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2 phần I (SGK hình thành và phát triển của thế
tr.6 – 7) và hoàn thành phiếu học tập về lợi ích của giới sống, các quy luật của tự nhiên
việc học Sinh học. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học để từ đó giữ gìn và bảo vệ sức
tập) khoẻ;
- Sau khi các nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập, GV - Biết yêu và tự hào về thiên nhiên,
đặt câu hỏi tổng kết: Học tập môn Sinh học mang lại quê hương, đất nước;
cho chúng ta những lợi ích gì? - Có thái độ tôn trọng, giữ gìn và
- GV cho các nhóm liệt kê lần lượt những lợi ích của bảo vệ thiên nhiên;
việc học tập môn sinh học. - Ứng xử với thiên nhiên phù hợp
- GV đặt câu hỏi vận dụng, yêu cầu HS liên hệ bản với sự phát triển bền vững.
thân: Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, - Giúp hình thành và phát triển
đất nước bằng những hành động cụ thể nào? năng lực sinh học, gồm các thành
+ Đối với môi trường thiên nhiên phần năng lực như: nhận thức sinh
+ Đối với xã hội học; tìm hiểu thế giới sống; vận
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận ở về đối tượng, lĩnh dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào
vực nghiên cứu và mục tiêu học tập môn Sinh học thực tiễn.
(SGK tr.7) - Giúp rèn luyện thế giới quan khoa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập học, tinh thần trách nhiệm, trung
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận và lần thực và nhiều năng lực cần thiết.
lượt thực hiện các nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trình bày phần thảo luận của
nhóm mình.
- GV mời các HS còn lại nhận xét, trình bày ý kiến
khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung mới.

II. Vai trò của sinh học


Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của sinh học
a. Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh
tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn
đề toàn cầu.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học
tập và nghiên cứu môn Sinh học.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ
quyền lãnh thổ.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục II (SGK tr.7)
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS
thảo luận theo nhóm đôi các nội dung vừa nghiên cứu.
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Vai trò của Sinh học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình - Đối với con người:
ảnh trong mục II (SGK tr.7), thảo luận và điền thông + Góp phần vào sự phát triển kinh
tin vào phiếu bài tập. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tế - xã hội, làm thay đổi mạnh mẽ
tập) nền công nghiệp, nông nghiệp, y
học,...
+ Tăng chất lượng, hiệu quả, an
toàn và thân thiện với môi trường.
+ Góp phần thay đổi cuộc sống
hằng ngày, giúp con người giảm

- Sau khi các nhóm hoàn thành Phiếu học tập, GV cho bệnh tật, đảm bảo nhu cầu dinh
các nhóm thảo luận các câu hỏi: dưỡng, nâng cao điều kiện chăm
sóc sức khoẻ và điều trị bệnh, gia
+ Hãy nêu một vài thành tựu cụ thể chứng minh vai
tăng tuổi thọ.
trò của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế -
- Đối với môi trường: giúp đánh
xã hội.
giá các vấn đề xã hội như sự nóng
+ Những hiểu biết về não bộ con người mang lại lợi
lên toàn cầu, mức độ ô nhiễm môi
ích gì cho chúng ta?
trường, sự thủng tầng ozone, suy
+ Ngành sinh học đã có những đóng góp gì trong bảo
kiệt các nguồn tài nguyên thiên
vệ và phát triển bền vững môi trường sống?
nhiên,... từ đó đưa ra các biện pháp
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm (SGK hợp lí hướng đến sự phát triển bền
tr. 7) vững.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK,
thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm xung phong trả lời lần lượt từng câu hỏi
của GV.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, hoàn thiện câu trả
lời của nhóm trước đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.

III. Sinh học trong tương lai


Hoạt động 4: Tìm hiểu triển vọng của ngành Sinh học trong tương lai
a. Mục tiêu:
- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
- Xác định được hướng phát triển phù hợp trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa
chọn lọc cóc môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học và
ứng dụng sinh học.
- Xác định được ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học.
- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu các nhóm đọc thông tin
mục III (SGK tr.8) thực hiện các nhiệm vụ.
- GV tổ chức trò chơi “Sự kì diệu của sinh học" kết hợp sử dụng phương pháp
hỏi - đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Sinh học trong tương lai
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III (SGK tr.8), - Ứng dụng công nghệ sinh học góp
thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ học tập. phần tạo ra các sản phẩm sạch, an
- GV tổ chức cho HS trò chơi “Sự kì diệu của sinh toàn cho người tiêu dùng.
học" - Việc tạo ra nhiều loài sinh vật

- GV chuẩn bị một số tranh, ảnh về các vấn đề xã hội biến đổi gene mang những đặc tính
hiện nay như: ô nhiễm thực phẩm, bệnh tật, ô nhiễm tốt, có khả năng chịu được môi
môi trường, sự tuyệt chủng của sinh vật,... và đưa ra trường khắc nghiệt vẫn đang được
yêu cầu HS: đẩy mạnh.
- Các loại thuốc mới và thực phẩm
+ Em hãy cho biết ngành Sinh học đã giải quyết các
chức năng được sản xuất để ứng
vấn đề sau như thế nào?
dụng trong việc điều trị bệnh ở
+ Sự kết hợp giữa sinh học và tin học mang lại những
người.
triển vọng gì trong tương lai?
- Ứng dụng trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường:
+ Con người đã chủ động dùng vi
sinh vật để xử lí nước thải, xử lí dầu
tràn trên biển, phân huỷ rác thải để
tạo phân bón,...
+ Việc tạo ra xăng sinh học cũng là
một trong những phát minh giúp
bảo vệ môi trường.
- GV hướng dẫn HS đọc phần kết luận (SGK tr.8) và
rút ra kết luận về triển vọng của ngành Sinh học trong
tương lai.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình ảnh
GV cung cấp, thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ
học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi của GV
- Nhóm nào có câu trả lời nhanh và đúng nhất sẽ được
cộng điểm trong các bài kiểm tra miệng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

IV. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học
Hoạt động 5: Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh
học
a. Mục tiêu:
- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày
được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ
chốt (y - dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm
nghiệp,...).
- Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
- Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con
người.
- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch,
lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến sinh học
và ứng dụng sinh học.
- Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành
nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung.
- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục IV (SGK tr.8 - 9) và thực
hiện các nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhóm ngành sinh học cơ bản.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhóm ngành ứng dụng sinh học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Các ngành nghề liên quan
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình đến sinh học và ứng dụng sinh
1.5 mục IV (SGK tr.8 - 9), thảo luận và thực hiện các học
nhiệm vụ học tập. 1. Nhóm ngành sinh học cơ bản
- Y học: phát triển các kĩ thuật cấy
ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh
sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế
bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ con người,...
- Dược học: sản xuất nhiều loại
vaccine, enzyme, kháng thể,
thuốc,... nhằm phòng và chữa trị
nhiều bệnh ở người.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nhóm ngành sinh học cơ bản. - Pháp y: xét nghiệm DNA hoặc
dấu vân tay để xác định mối quan
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhóm ngành ứng dụng sinh
hệ huyết thống, xác định tình trạng
học.
sức khoẻ hoặc tình trạng tổn
- GV đưa ra một số hình ảnh và yêu cầu các nhóm
sắp xếp vào đúng nhóm ngành phù hợp. thương trong các vụ tai nạn giao
thông, tai nạn lao động,...
2. Nhóm ngành ứng dụng sinh
học
- Công nghệ thực phẩm: tạo ra
các sản phẩm mới phục vụ cho
nhiều linh vực như thực phẩm, y
học, chăn nuôi,... góp phần nâng
cao sức khoẻ con người.
- Khoa học môi trường: đưa ra
biện pháp xử lí kịp thời, đồng thời
chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu,
dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc
bảo vệ môi trường,…
- Nông nghiệp: áp dụng các kĩ
thuật hiện đại góp phần tăng năng
suất, chất lượng các sản phẩm (gạo,
trái cây, thuỷ sản,...) và giảm chỉ
- GV đặt câu hỏi tổng kết: phí sản xuất, đảm bảo nguồn cung
+ Em hãy kể tên các nhóm ngành liên quan đến sinh cấp lương thực trong nước và xuất
học. khẩu.
+ Các nhóm ngành đó bao gồm những ngành nghề - Lâm nghiệp: phối hợp chặt chẽ
nào? Nêu vai trò của các ngành đó. giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận trong phần tóm tắt rừng một cách hợp lí; ban hành
kiến thức (SGK tr. 9) nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập việc quản lí và bảo vệ rừng. Nhờ

- Các nhóm đọc thông tin SGK, kết hợp quan sát hình đó, diện tích rừng được khôi phục
ảnh GV cung cấp, thảo luận và thực hiện các nhiệm đáng kể.
vụ học tập. - Thủy sản: giữ vị trí quan trọng
trong cơ cấu các ngành kinh tế
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
nông nghiệp và kinh tế biển; bảo
- Các nhóm thi đua lựa chọn đúng các ngành nghề
đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
thuộc các nhóm ngành.
độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ
- Nhóm chọn sai sẽ suy nghĩ để trả lời câu hỏi tiếp theo
quốc.
của GV.
- Nhóm còn lại bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

V. Sinh học với phát triển bền vững và những vấn đề xã hội
Hoạt động 6: Tìm hiểu sinh học với phát triển bền vững
a. Mục tiêu:
- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.
- Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ
quyền lãnh thổ.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần V (SGK tr.10), sau đó thực hiện các nhiệm
vụ học tập.
- GV sử dụng kĩ thuật động não (yêu cầu mỗi học sinh đề ra các biện pháp ứng dụng
sinh học nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường sống trong ba phút) kết hợp phương
pháp hỏi - đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong
SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập V. Sinh học với phát triển bền
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần V (SGK vững và những vấn đề xã hội.
tr.10), sau đó thực hiện các nhiệm vụ học tập. 1. Sinh học đối với phát triển bền
- GV sử dụng kĩ thuật động não: Mỗi học sinh đề ra vững
các biện pháp ứng dụng sinh học nhằm bảo vệ và khôi - Góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh
phục môi trường sống trong ba phút. học, xây dựng các mô hình sinh
- GV đặt câu hỏi cho HS: Sự phát triển của ngành Sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi
học có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển trường sống;
bền vững? - Các công trình nghiên cứu về di

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập truyền, sinh học tế bào được áp
dụng trong nhân giống, bảo toàn
- HS đọc thông tin SGK, kết hợp với những hiểu biết
nguồn gene quý hiếm của các loài
cá nhân, thảo luận và thực hiện các yêu cầu của GV.
sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Quản lí và khai thác hợp lí nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
- Lần lượt các HS sẽ đưa ra câu trả lời theo yêu cầu - Tạo các giống cây trồng, vật nuôi
của GV. có năng suất và chất lượng cao.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến - Sản xuất các chế phẩm sinh học;...
(nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

Hoạt động 7: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh học và đạo đức sinh học.
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội; đạo đức sinh học,
kinh tế, công nghệ.
- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2a, phần V (SGK tr.10) và thực hiện các nhiệm vụ
học tập.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo
luận.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập V. Sinh học với phát triển bền
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 phần V (SGK vững và những vấn đề xã hội.
tr.10), sau đó trả lời các câu hỏi của GV: 2. Mối quan hệ giữa sinh học với
những vấn đề xã hội.
+ Một thí nghiệm như thế nào được cho là vi phạm a. Tìm hiểu mối quan hệ giữa
đạo đức sinh học? Em có đồng ý với việc dùng con sinh học và đạo đức sinh học.
người để làm thí nghiệm không? Vì sao? - Đạo đức sinh học ra đời với
+ Khi nghiên cứu sinh học cần lưu ý những vấn đề gì nhiệm vụ đưa ra những quy tắc, các
để không trái với đạo đức sinh học? giá trị đạo đức trong khoa học
+ Em nghĩ, điều gì sẽ xảy ra nếu nhân bản vô tính nghiên cứu sự sống cũng như ứng
được áp dụng thành công đối với con người? dụng khoa học vào thực tiễn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Việc nghiên cứu và thử nghiệm
những phương pháp mới trên
HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
người, động vật, thực vật, vi sinh
của GV.
vật cần làm rõ nguồn gốc và tuân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
thủ những quy định chặt chẽ về đạo
- GV mời đại diện 2-3 HS phát biểu.
đức nghiên cứu của quốc gia và
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến quốc tế nhằm đảm bảo an toàn tối
(nếu có). đa cho đối tượng tham gia nghiên
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học cứu.
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

Hoạt động 8: Tìm hiểu sinh học và sự phát triển kinh tế, công nghệ.
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội; đạo đức sinh học,
kinh tế, công nghệ.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ
quyền lãnh thổ.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục 2b
phần V (SGK tr.10-11), sau đó trả lời các câu hỏi của GV.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề và kĩ thuật động não, yêu cầu HS kể
tên các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học mà HS sử dụng hằng ngày.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập V. Sinh học với phát triển bền
- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn, đọc thông tin và vững và những vấn đề xã hội.
quan sát các hình ảnh mục 2b phần V (SGK tr.10-11), 2. Mối quan hệ giữa sinh học với
sau đó trả lời các câu hỏi của GV. những vấn đề xã hội.
b. Sinh học và sự phát triển kinh
tế, công nghệ.
- Ứng dụng công nghệ sinh học
trong các lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp, y học,... tạo ra nhiều
sản phẩm như các giống cây trồng,
vật nuôi có chất lượng tốt, chi phí
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
thấp, góp phần bảo vệ môi trường,
+ Em hãy kể tên một số sản phẩm ứng dụng công nghệ
đảm bảo an toàn sức khoẻ người
sinh học được sử dụng trong đời sống hàng ngày.
tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển
+ Tại sao đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội.
kinh tế-xã hội? - Việc nghiên cứu tập tính, hoạt
- GV yêu cầu HS đọc phần Đọc thêm (SGK tr.11) để động của động vật, giúp chế tạo
mở rộng kiến thức về việc sử dụng robot trong y học. hoặc cải tiến các thiết bị, máy móc
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập phục vụ cho đời sống con người.
- Các nhóm đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời Ví dụ: chế tạo các robot có cử động
các câu hỏi của GV. và cảm xúc như con người nhằm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận thay thế con người trong lao động
- Đại diện các nhóm xung phong trả lời các câu hỏi. nặng, hướng tới thời đại kĩ thuật
- HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý cao.
kiến (nếu có). - Việc bảo tồn đa dạng sinh học

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học cũng gắn liền với sự phát triển kinh
tập tế, mục tiêu bảo tồn và quản lí tài
nguyên thiên nhiên được lồng ghép
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
vào các dự án phát triển kinh tế như
hoạt động tiếp theo.
xây dựng các khu du lịch sinh thái.
Ngược lại, sự phát triển kinh tế và
công nghệ là nền tảng cho sự phát
triển của ngành Sinh học.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về vai trò của sinh học và triển vọng phát
triển của ngành Công nghệ sinh học.
b. Nội dung:
- GV cho HS làm phần Bài tập (SGK tr.11) theo nhóm.
- Các nhóm hoàn thành bài tập trắc nghiệm.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm và phần trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
● Nhiệm vụ 1: Bài tập (SGK tr.11)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc theo nhóm, giải quyết các bài tập sau:
1. Trong tương lai, với sự phát triển của ngành Sinh học, con người có triển vọng chữa
khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS,.. hay không? Tại sao? :
2. Tại sao nói “Thế kỉ XXI là thế kỉ của ngành Công nghệ sinh học”?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm lần lượt nêu lên quan điểm của nhóm mình.
- GV khuyến khích HS bổ sung ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất.
* Gợi ý:
1. Trong tương lai, con người sẽ có khả năng chữa khỏi các bệnh hiểm nghèo như ung
thư, AIDS,... bằng những phương pháp mới như liệu pháp gene nhằm chữa trị các bệnh
liên quan đến soi hỏng vật chất di truyền, trị liệu bằng tế bào gốc, ứng dụng công nghệ
enzyme,...
2. “Thế kỉ XXI là thế kỉ của ngành Công nghệ sinh học” vì công nghệ sinh học có
nhiều ứng dụng trong đời sống con người như:
- Nhiều lĩnh vực công nghệ sinh học cho ra đời nhiều ứng dụng phục vụ cho nhu cầu
của con người như các giống cây trồng, vật nuôi.
- Giải mã hệ gene của các loài sinh vật, đặc biệt là đã giải mã được hệ gene của con
người.
- Ứng dụng công nghệ gene để tạo nên các sinh vật biến đổi gene sản xuất các
sản phẩm theo mong muốn của con người; triển vọng trong tương lai có thể chữa nhiều
bệnh di truyền.
- Sử dụng công nghệ sinh học trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường,
phục hồi đa dạng sinh học,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
● Nhiệm vụ 2: Bài tập trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu các nhóm suy nghĩ và hoàn thành bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phát triển bền vững là:
A. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ
tương lai.
B. sự phát triển chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không
làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu câu của thế hệ hiện tại.
C. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh
hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
D. sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Câu 2. Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra ở đâu và vào năm nào?
A. Mỹ, 1982. B. Brazil, 1998.
C. Anh, 2000. D. Brazil, 1992.
Câu 3. Đạo đức sinh học là
A. các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong nghiên cứu sinh học.
B. các chuẩn mực cần được áp dụng trong quá trình nghiên cứu sinh học.
C. các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên
quan đến đối tượng nghiên cứu là con người.
D. các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức áp dụng trong các nghiên cứu sinh học liên
quan đến đối tượng nghiên cứu là các loài sinh vật.
Câu 4. Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao
nhiêu nội dung sau đây?
(1) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, các loài sinh vật biến đổi gene.
(2) Xây dựng các mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn để về môi trường.
(3) Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
(4) Dựa vào đặc điểm di truyền của tính trạng, dự đoán được khả năng mắc bệnh
ở đời con. Qua đó, tư vấn và sàng lọc trước sinh nhằm hạn chế dị tật ở thai nhi.
(5) Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí
hậu, thời tiết.
A.2. B. 3. C.4. D. 5.
Câu 5. Thế kỉ XXI được gọi là thế kỉ của ngành
A. Di truyền học. B. Sinh học phân tử.
C. Tế bào học. D. Công nghệ sinh học.
Câu 6. Những nghề nào sau đây thuộc ngành Y học?
A. Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân.
B. Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lí.
C. Lập trình viên, nhân viên xét nghiệm.
D. Bảo vệ, kĩ thuật viên, y tá.
Câu 7. Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường?
A. Thuỷ sản. B. Y học.
C. Lâm nghiệp. D. Công nghệ thực phẩm.
- GV yêu cầu các HS không sử dụng tài liệu, cho các nhóm thi đua tìm câu trả lời đúng
nhanh nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để tìm đáp án đúng cho các câu hỏi.
- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm giơ tay xin trả lời.
- Các nhóm khác được quyền tiếp tục trả lời nếu nhóm đầu tiên chọn sai đáp án.
*Gợi ý đáp án:

1. C 2. D 3. C 4. C

5. D 6. B 7. D
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương nhóm chiến thắng và chuyển
sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
HS lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau để thực hiện ngoài giờ học:
● Nhiệm vụ 1: Trong các nghề liên quan đến công nghệ sinh học, hãy chọn
một nghề mà em yêu thích, tìm hiểu và trình bày về: mục tiêu, yêu cầu, cơ hội
việc làm, thành tựu, triển vọng trong tương lai của nghề đó.
● Nhiệm vụ 2: Hãy đề xuất ý tưởng về một ứng dụng của sinh học trong tương
lai mà em nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao. (Tên ý tưởng; Lĩnh vực ứng dụng;
Đối tượng nghiên cứu; Phương pháp, quy trình thực hiện; Hiệu quả mang
lại.)
c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ (bài tập về nhà cho HS): Em hãy chọn một trong hai nhiệm vụ sau
đây, tìm hiểu và viết báo cáo về chủ đề đó.
● Nhiệm vụ 1: Trong các nghề liên quan đến công nghệ sinh học, hãy chọn
một nghề mà em yêu thích, tìm hiểu và trình bày về: mục tiêu, yêu cầu, cơ hội
việc làm, thành tựu, triển vọng trong tương lai của nghề đó.
● Nhiệm vụ 2: Hãy đề xuất ý tưởng về một ứng dụng của sinh học trong tương
lai mà em nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cao. (Tên ý tưởng; Lĩnh vực ứng dụng;
Đối tượng nghiên cứu; Phương pháp, quy trình thực hiện; Hiệu quả mang
lại.)
- GV lưu ý HS trình bày bài báo cáo ngắn ngọn, cụ thể, logic.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận nhiệm vụ (ghi chép nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ ở nhà).
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày bài báo cáo vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:…………
Lớp:……………..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm: ……
Thảo luận và hoàn thành bảng về mục tiêu học tập môn Sinh học.

K W L
(Những điều em biết về (Những điều em muốn (Những điều em mới học
vai trò của sinh học) biết thêm về vai trò của được về vai trò của sinh
sinh học) học)
………………………. ………………………. ……………………….
………………………. ………………………. ……………………….
………………………. ………………………. ……………………….
………………………. ………………………. ……………………….
………………………. ………………………. ……………………….

Trường:…………
Lớp:……………..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: ……
Thảo luận và hoàn thành bảng về vai trò của sinh học.

K W L
(Những điều em biết về (Những điều em muốn (Những điều em mới học
vai trò của sinh học) biết thêm về vai trò của được về vai trò của sinh
sinh học) học)

………………………. ………………………. ……………………….


………………………. ………………………. ……………………….
………………………. ………………………. ……………………….
………………………. ………………………. ……………………….

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.
- Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
- Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu.
- Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinformatics) như là một công cụ
trong nghiên cứu và học tập sinh học.
2. Năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm).
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
- Giới thiệu được phương pháp tin sinh học (Bioinformotics) như là công cụ trong
nghiên cứu và học tập sinh học.
- Trình bày và vận dụng được các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu:
+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập, lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình
thức biểu đạt kết quả quan sát.
+ Xây dựng giả thuyết.
+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
+ Điều tra, khảo sát thực địa.
+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của
bản thân trong quá trình học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách
học.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng
nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo
vệ thiên nhiên.
- Nhân ái: Biết tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, đấu tranh với
những hành vi vi phạm đạo đức sinh học.
- Trung thực: Nhận thức được phẩm chất trung thực rất quan trọng trong học tập
và nghiên cứu khoa học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học hợp tác
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
- Dạy học trực quan.
- Kĩ thuật động não, khăn trải bàn.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Một số tranh, ảnh, phim tư liệu về các thiết bị, dụng cụ, phương pháp nghiên cứu
và học tập môn Sinh học.
- Bảng hướng dẫn HS thực hiện nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở địa phương.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Giấy A4.
- Bảng trắng, bút lông.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Bảng báo cáo kết quả nghiên cứu vấn đề thực tiễn ở địa phương.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống mở đầu:
Khi muối chua, có nhiều nguyên nhân làm dưa cải bị hỏng. Em có biết đó là nguyên
nhân nào không? Do vi khuẩn hay do một điều kiện môi trường nào khác?
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra tình huống dẫn dắt vấn đề: Khi muối chua, có nhiều nguyên nhân làm dưa
cải bị hỏng. Em có biết đó là nguyên nhân nào không? Do vi khuẩn hay do một điều
kiện môi trường nào khác?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và đưa ra dự đoán về hiện tượng này.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp.
- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).
* Dưa cải muối bị hỏng có thể vì một số lí do như: dung dịch dùng để muối chua pha
không đúng tỉ lệ, bản thân rau dùng để muối dưa có chất lượng không tốt, do yếu tố
nhiệt độ, ánh sáng,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có nhiều nguyên nhân làm dưa cải muối bị hư hỏng,
trong đó có 2 nguyên nhân được đưa ra: (1) do đậy nắp hũ dưa không kín; (2) do không
đảm bảo về điều kiện ánh sáng. Vậy, dựa vào phương pháp nào để xác định nguyên
nhân làm dưa cải muối bị hỏng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay –
Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
a. Mục tiêu:
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm).
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học.
- Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên
cứu một vấn đề.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I (SGK tr.12 – 13) và thực hiện các nhiệm
vụ học tập.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo
luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các phương pháp nghiên cứu và
● Nhiệm vụ 1: Hoàn thành phiếu học tập học tập môn sinh học
- GV chia HS thành các nhóm, nghiên cứu thông 1. Các phương pháp nghiên cứu và
tin mục 1 phần I (SGK tr. 12 – 13) và hoàn thành học tập môn Sinh học
phiếu học tập số 1. (Phiếu bài tập ở phần Hồ sơ - Phương pháp quan sát: là phương
học tập) pháp sử dụng trí giác để thu thập thông
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phương pháp quan sát. tin về đối tượng được quan sát. Phương
+ Nhóm 2: Tìm hiểu phương pháp làm việc trong pháp quan
phòng thí nghiệm. sát được thực hiện theo ba bước:
+ Nhóm 3: Phương pháp thực nghiệm khoa học. + Bước 1: Xác định đối tượng quan sát
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập và phạm vi quan sát.

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và hoàn thành + Bước 2: Tuỳ theo từng đối tượng và
phiếu học tập. phạm vi quan sát mà xác định công cụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo quan sát cho phù hợp (kính hiển vi, kính
luận lúp,...).

- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận + Bước 3: Thu thập, ghi chép và xử lí
trước lớp. các dữ liệu quan sát được.
- GV chuẩn kiến thức sau mỗi phần trình bày của - Phương pháp làm việc trong phòng
HS. thí nghiệm: là phương pháp sử dụng các
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ dụng cụ, hoá chất, quy tắc an toàn trong
học tập phòng thí nghiệm để thực hiện các thí

- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của HS nghiệm khoa học.
và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. + Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ,

● Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi hoá chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + Bước 2: Tiến hành các thí nghiệm theo

- GV yêu cầu các nhóm dựa vào các kiến thức đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết
vừa nghiên cứu, thảo luận để trả lời các câu hỏi quả thí nghiệm. Từ việc quan sát và
sau: phân tích kết quả, người nghiên cứu giải
thích và kết luận cho kết quả thí nghiệm
1. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp và đề xuất
đó.
các bước thực hiện để nghiên cứu những vấn đề
sau: *Một số kĩ thuật phòng thí nghiệm
thường dùng ở THPT: Phương pháp giải
a) Xác định hàm lượng đường trong máu.
phẫu, phương pháp làm và quan sát tiêu
b) Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ.
bản.
c) Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm
2. Tại sao chúng ta cần phối hợp nhiều phương
+ Bước 4: Vệ sinh dụng cụ thí nghiệm.
pháp khác nhau khi nghiên cứu và học tập môn
- Phương pháp thực nghiệm khoa học:
Sinh học?
là phương pháp chủ động tác động vào
3. Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh quá trình
đối tượng nghiên cứu và những hoạt
hô hấp có thải khí carbon dioxide.
động của đối tượng đó nhằm kiểm soát
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
sự phát triển của chúng một cách có chủ
- Các nhóm dựa vào thông tin vừa nghiên cứu, đích. Để thực nghiệm khoa học, người
thảo luận để trả lời các câu hỏi. nghiên cứu cần tiến hành theo ba bước
sau:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo + Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí
luận nghiệm, thiết kế mô hình thực nghiệm
- GV mời đại diện từng nhóm trả lời lần lượt các phù hợp với mục đích thí nghiệm.
câu hỏi. + Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu
- GV yêu cầu HS các nhóm khác nhận xét, bổ thập các dữ liệu. Trong bước này, người
sung ý kiến (nếu có). nghiên cứu có thể dùng các phương

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ pháp khác nhau tuỳ mục đích thực
học tập nghiệm: nghiên cứu và phân loại để định

- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của HS, danh các loài sinh vật; tách chiết các chế
chuẩn kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp phẩm sinh học; nuôi cấy mô, tế bào;...
theo. + Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập
được và báo cáo kết quả thực nghiệm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu và thiết bị nghiên cứu môn Sinh học
a. Mục tiêu:
- Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học.
- Tự nhân ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập môn Sinh học.
- Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên
cứu một vấn đề.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và hình ảnh trong mục 2 phần I (SGK tr.13 – 14)
và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật khăn trải để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các phương pháp nghiên
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình cứu và học tập môn sinh học
ảnh trong mục 1 phần I (SGK tr.13 – 14) và hoàn thành 2. Tìm hiểu vật liệu và thiết bị
phiếu bài tập số 2. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) nghiên cứu môn Sinh học
- Ống nghiệm: dùng làm thí
nghiệm về các phản ứng hoá học.
- Ống nhỏ giọt: lấy và nhỏ hoá
chết lên tiêu bản, mẫu vột.
- Lam kính và lamen: dùng làm
tiêu bản quan sát dưới kính hiển
vi quang học.
- Đèn cồn: đun sôi mẫu cột có thể
tích nhỏ, tạo tiêu bản vết bôi,...
- Cốc thủy tinh: đựng hoá chất.
- Giấy lọc: lọc các dung dịch

- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 để tiến hành nghiền mẫu bột để chắt lấy dịch
phần thảo luận. lọc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trong
SGK và thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn: Mỗi thành viên
trong nhóm ghi đáp án độc lập vào một góc của tờ giấy
A0, sau đó, cả nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến của
các thành viên, điền thông tin vào bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời nhóm có kết quả thảo luận nhanh nhất lên
bảng trình bày.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến
(nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung mới.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học
a. Mục tiêu:
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp nghiên cứu sinh học.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm (các kĩ thuật phòng thí nghiệm).
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập môn Sinh học. Từ đó, biết tự điều chỉnh cách học.
- Nhận thức được phẩm chất trung thực rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu
khoa học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình 2.3 trong mục 3 phần I (SGK
tr.14 – 15).
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo
luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các phương pháp nghiên cứu
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình và học tập môn sinh học
2.3 trong mục 3 phần I (SGK tr.14 -15), sau đó trả lời 3. Các kĩ năng trong tiến trình
các câu hỏi của GV. nghiên cứu môn Sinh học
- Quan sát: trải nghiệm các sự vật,
hiện tượng theo nhiều khía cạnh
khác nhau để thu thập dữ liệu.
- Đặt câu hỏi nghiên cứu để định
hướng vấn đề cần nghiên cứu.
- Xây dựng giả thuyết dựa trên kết
quả quan sát được để đặt ra vấn đề
nghiên cứu.
- Thiết kế và tiến hành thí nghiệm
chứng minh cho giả thuyết về vấn
đề nghiên cứu được đề ra.
- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:
- Điều tra, khảo sát thực địa hay các
+ Có thể lưu giữ kết quả quan sát bằng những cách
thí nghiệm để thu thập thêm các
nào?
thông tin, số liệu từ nhiều người về
+ Việc đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết
vấn đề cần nghiên cứu.
trong nghiên cứu khoa học có ý nghĩa như thế nào?
- Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK
để công bố kết quả nghiên cứu.
tr.15) để ghi nhớ thông tin.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK,
thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm xung phong trả lời các câu hỏi của GV.
- GV mời các nhóm khác nhận xét, hoàn thiện câu trả
lời của nhóm trước đó.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
hoạt động tiếp theo.

II. Tin sinh học


Hoạt động 4: Tìm hiểu tin sinh học
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu được phương pháp tin sinh học như một công cụ trong nghiên cứu và học
tập môn Sinh học.
- Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên
cứu một vấn đề.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm học tập đọc thông tin mục II (SGK tr.15) và thực hiện yêu cầu
của GV.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo
luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Tin sinh học
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin mục II (SGK - Là một ngành khoa học tìm kiếm,
tr.15) và thảo luận để trả lời các câu hỏi: phát hiện và mô phỏng quy luật vận
+ Tin sinh học là gì và có ứng dụng như thế nào? động của thể giới sống trên cơ sở

+ Tại sao tin sinh học được xem như công vụ trong phân tích nguồn dữ liệu sinh học
nghiên cứu và học tập môn Sinh học? thông qua các công cụ quản lí, xử
lí dữ liệu trên máy tính và mạng
+ Hãy đưa ra nhận xét về tầm quan trọng của tin sinh
internet.
học trong đời sống ngày nay.
- Một số ứng dụng của tin sinh học
trong nghiên cứu:
+ dò tìm và phát hiện đột biến gây
ra các bệnh di truyền để từ đó phát
hiện và điều trị sớm;
+ so sánh hệ gene (hay DNA), trình
tự của protein nhằm xác định quan
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm,
tr.15) để ghi nhớ thông tin. xác định quan hệ họ hàng giữa các

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập loài;

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu + xây dựng ngân hàng gene giúp
hỏi của GV. lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene
để tìm kiếm những gene quy định
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
các tính trạng mong muốn,...
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Một số ngân hàng dữ liệu phổ
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
biến: GenBank; EMBL; PDB:…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về các phương pháp nghiên cứu và học tập
môn Sinh học.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận, làm phần Bài tập (SGK tr.15) theo nhóm.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc theo nhóm, giải quyết các bài tập sau:
1. Để hỗ trợ cho việc điều tra các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng phương
pháp nghiên cứu nào? Cho ví dụ.
2. Tại sao phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm lần lượt nêu lên quan điểm của nhóm mình.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất.
* Gợi ý:
1. Các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp quan sát hoặc phương pháp làm việc
trong phòng thí nghiệm. Ví dụ:
- Phương pháp quan sát: khám nghiệm tử thi thể xác định các vết thương, quan
sát các vật chứng ở hiện trường,...
- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm: xét nghiệm DNA từ mẫu máu,
tóc,... từ hiện trường hoặc trên hung khí gây án,...
2. Trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần có phẩm chất trung thực
để đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác và khách quan, không làm giả số liệu
để tránh sai lệch kết quả nghiên cứu; đảm bảo quyền lợi và quyền tác giả của người
khác bằng việc không sao chép phương pháp hay kết quả nghiên cứu của người khác;
đảm bảo được tính chính xác của các kiến thức khoa học cũng như đảm bảo được niềm
tin của cộng đồng đối với kết quả nghiên cứu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy chọn một vấn đề cần nghiên
cứu ở địa phương em và áp dụng tiến trình nghiên cứu để làm rõ vấn đề đó.
c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy chọn một vấn đề cần nghiên
cứu ở địa phương em và áp dụng tiến trình nghiên cứu để làm rõ vấn đề đó.
- GV gợi ý và hướng dẫn cho HS lựa chọn vấn đề cần nghiên cứu tại địa phương và
vận dụng kiến thức đã học về tiến trình nghiên cứu để nghiên cứu vấn đề đó.
(Cần đảm bảo HS thực hiện đầy đủ các bước trong tiến trình, đặc biệt là tính chính
xác của các nguồn thông tin.)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày bài báo cáo vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:……….
Lớp:……………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:……
Nghiên cứu thông tin mục 1 phần I (SGK tr. 12 – 13) và hoàn thành bảng sau:

Phương pháp quan Phương pháp làm Phương pháp thực


sát việc trong phòng thí nghiệm khoa học
nghiệm

Khái ………………… ………………… …………………


niệm ………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………

Các ………………… ………………… …………………


bước ………………… ………………… …………………
tiến ………………… ………………… …………………
hành
………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………

Ví dụ ………………… ………………… …………………


………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………
………………… ………………… …………………

Trường: ……..
Lớp: …………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: …...
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1 phần I (SGK tr. 13 – 14) và điền
thông tin vào bảng: web: tailieugiaovien.edu.vn

Tên dụng cụ Công dụng

……………………. …………………….…………………….………………

……………………. …………………….…………………….………………

……………………. …………………….…………………….………………

……………………. …………………….…………………….………………

……………………. …………………….…………………….………………

… …
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
+ Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
+ Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.
+ Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Dựa vào đặc tính di truyền và biến dị,
giải thích được thế giới sống dù rất đa dạng và phong phú nhưng các loài sinh
vật vẫn có những đặc điểm chung.
- Năng lực chung:
● Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện
phi ngôn ngữ để trình bày về thế giới sống.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi các thông tin để giải thích được mối quan hệ giữa
các cấp độ tổ chức sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Trò chơi “Mảnh ghép sinh học”.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Các hình ảnh minh họa cho các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống mở đầu và khuyến khích HS bày tỏ ý kiến.
Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều
có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng đi chuyển nên cả hai đều
được gọi là vật sống - Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy chứng minh cho ý kiến
của mình.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra tình huống dẫn dắt vấn đề: Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói
rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng
lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống”. Em có đồng ý với
ý kiến đó không? Hãy chứng minh cho ý kiến của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp. (HS thoải mái đưa ra ý kiến)
- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được một chiếc ô tô và một con sư tử có phải đều
là vật sống giống nhau không, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 3:
Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cấp độ tổ chức sống.
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày về
thế giới sống.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I (SGK tr.16) và thực hiện các nhiệm vụ
học tập.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung
trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu bài tập của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I 1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống
(SGK tr.16) và trả lời các câu hỏi của GV: - Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là
+ Em hãy trình bày khái niệm tổ chức sống. tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất
+ Kể tên các cấp độ tổ chức trong thế giới sống. đến lớn nhất trong thế giới sống.
+ Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức - Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống
sống. gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể,
quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
quyển.
của GV.
- Các cấp độ tổ chức sống có những biểu
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
hiện đặc trưng của sự sống như: chuyển
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng
luận
và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt các câu
- Các cấp tổ chức sống cơ bản: tế bào,
hỏi.
cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và
chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các cấp độ tổ chức của thế giới sống
a. Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày
vấn đề thế giới sống.
- Tích cực tìm tòi các thông tin để giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức
sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2
phần I (SGK tr.16) để tìm hiểu các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
- GV tổ chức trò chơi "Mảnh ghép sinh học”, kết hợp phương pháp dạy học trực quan
và hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các cấp độ tổ chức của thế
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm giới sống
đọc thông tin và quan sát hình ảnh (SGK tr.16) để tìm 2. Các cấp độ tổ chức của thế
hiểu về các cấp độ tổ chức của thế giới sống. giới sống
- Các cấp độ tổ chức của thế giới
sống: Nguyên tử, phân tử, bào
quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ
quan, cơ thể, quần thể, quần xã -
hệ sinh thái, sinh quyển.
- Cấp độ tổ chức có đầy đủ các
biểu hiện của sự sống: phân tử,
bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ
cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã
- hệ sinh thái, sinh quyển.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:


+ Quan sát hình 3.1 (SGK tr.16), kể tên các cấp tổ chức
của thế giới sống.
+ Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện
của sự sống.
+ Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ
bản nhất?
- GV tổ chức trò chơi "Mảnh ghép sinh học”: GV chuẩn
bị các hình ảnh minh hoạ cho các cấp độ tổ chức của
thế giới sống và yêu cầu HS xác định hình ảnh đó
thuộc cấp độ nào.
- GV có thể chiếu lần lượt các hình ảnh hoặc chiếu toàn
bộ hình ảnh, sau đó, các nhóm thi đua xác định nhanh
các cấp độ thế giới sống trong ảnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trong
SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.
- Các nhóm nhanh chóng xác định các cấp độ thế giới
sống trên ảnh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi. Sau
đó, tiến hành tổ chức trò chơi để các nhóm thi đua.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến
(nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung mới.

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống
a. Mục tiêu:
- Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày
vấn đề thế giới sống.
- Tích cực tìm tòi các thông tin để giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức
sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3 phần I (SGK tr.17) để tìm hiểu về mối
quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
- GV sử dụng kết hợp phương pháp dạy học trực quan và hỏi – đáp để hướng dẫn và
gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các cấp độ tổ chức của thế giới
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3 phần sống
I (SGK tr.17) để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các 3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ
cấp độ tổ chức sống. chức sống
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: Trong sự hình thành thế giới sống, các
+ Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ
nhau như thế nào? chặt chẽ với nhau:

+ Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa + Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền
các cấp độ tổ chức sống là gì? tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao

- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức hơn.


(SGK tr.17) để HS ghi nhớ thông tin. Ví dụ: tế bào được cấu tạo từ nhiều bào

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập quan khác nhau, nhiều tế bào có cùng
chức năng tập hợp lại thành mô, nhiều
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ và trả lời các
mô tập hợp tạo thành cơ quan, tiếp đến
câu hỏi của GV.
là các hệ cơ quan và cơ thể.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Tập hợp các cá thể cùng loài phân bố
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.
ở một khu vực nhất định tạo thành quần
- Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).
thể.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ + Các quần thể khác loài tổn tại trong
học tập một khu vực địa lí xác định, tại một
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển thời điểm nhất định gọi là quần xã.
sang hoạt động tiếp theo. + Các sinh vật trong quần xã tương tác
với nhau và với môi trường hình thành
hệ sinh thái.

Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống (Nguyên tắc
thứ bậc; Hệ thống mở và tự điều chỉnh; Thế giới sống liên tục tiến hóa)
a. Mục tiêu:
- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày
vấn đề thế giới sống.
- Tích cực tìm tòi các thông tin để giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức
sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.
- Dựa vào đặc tính di truyền và biến dị, giải thích được thế giới sống dù rất đa dạng và
phong phú nhưng các loài sinh vật vẫn có những đặc điểm chung.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin phần II (SGK tr.17 - 18) để tìm
hiểu về điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho
HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ
- GV hình thành các nhóm học tập (có thể quy chức sống
định mỗi tổ là 1 nhóm), yêu cầu các nhóm đọc 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK Thế giới sống được tổ chức theo nguyên
tr.17 - 18) để tìm hiểu về điểm chung của các tắc thứ bậc: tổ chức sống cấp dưới sẽ làm
cấp độ tổ chức sống. cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp
trên.
=> tổ chức sống cấp cao hơn vừa có
những đặc điểm của tổ chức sống thấp
hơn, vừa mang những đặc tính nổi trội
mà tổ chức sống cấp dưới không có.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành các nội
quá trình trao đổi chất và năng lượng với
dung trong phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần
môi trường nên được gọi là hệ thống mở.
Hồ sơ học tập)
- quá trình trao đổi chất tạo nên mối quan
- GV giới hạn thời gian thực hiện hoạt động cho
hệ gắn kết giữa sinh vật và môi trường:
các nhóm là 15 phút.
sinh vật không chỉ chịu tác động của môi
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức trường mà còn góp phần làm thay đổi
(SGK tr.18) để ghi nhớ thông tin. môi trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều
và hoàn thành phiếu học tập. hoà các hoạt động sống trong hệ thống để
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo tồn tại và phát triển.
luận 3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

- Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm - Dựa vào một số đặc điểm chung, các
mình lên bảng. nhà khoa học đã chia các loài sinh vật
- GV chỉ định các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV thành ba lãnh giới: Vi sinh vật cổ, Vi
có thể đặt thêm một số câu hỏi để khắc sâu kiến khuẩn và Nhân thực.
thức cho HS: - Sự sống được tiếp nối từ thế hệ này sang
+ Hãy giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức thế hệ khác nhờ quá trình sinh sản.
sống theo nguyên tắc thứ bậc. - Nhiều đặc tính được duy trì ổn định, kế

+ Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh thừa qua nhiều thế hệ thông qua quá trình
vật là do đâu? nhân đôi DNA.
- Môi trường sống luôn có những biến
+ Sự phát sinh các biến dị có vai trò gì trong sự
đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để
tiến hóa của thế giới sống?
tồn tại => quá trình chọn lọc tự nhiên.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
=> Các loài sinh vật luôn có sự tiến hoá
vụ học tập
và đã tạo nên thế giới sống vô cùng đa
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức,
dạng, phong phú ngày nay.
chuyển sang hoạt động tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về các đặc điểm của tổ chức sống.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phần Bài tập (SGK tr.18)
- HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm về các cấp tổ chức của thế giới sống.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
● Nhiệm vụ 1: Làm bài tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc theo cặp đôi, giải quyết các bài tập sau:
Ở một loài chim, ban đầu có 10 000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần thể này
đạt số lượng 30 000 cá thể. Với số lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn
trong môi trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên đã có 15 000 cá thể di
cư sang vùng (B) để tìm môi trường sống mới.
1. Sự di cư của các cá thể chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?
2. Sự di cư có vai trò gì đối với loài chim này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện các nhóm đôi xung phong trình bày bài làm.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
* Gợi ý:
1. Sự di cư của các cá thể chim liên quan đến khả năng tự điều chỉnh, cụ thể là sự tự
điều chỉnh về số lượng cá thể của quần thể.
2. Sự di cư giúp các cá thể trong loài giảm bớt sự cạnh tranh khi điều kiện sống trở
nên khắc nghiệt, các cá thể di cư sang môi trường sống mới có điều kiện sống thuận
lợi hơn, thúc đẩy sự phát triển của loài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
● Nhiệm vụ 2: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. Các cấp tổ chức dưới cơ thể.
B. Các cấp tổ chức trên cơ thể.
C. Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống.
D. Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.
Câu 2. Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1. B. 2. C. 3. D.4
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ
tổ chức sống?
A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.
D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích
thước của chúng.
Câu 4. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà
không có ở các vật không sống?
(1) Có khả năng tự điều chỉnh.
(2) Liên tục tiến hoá.
(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường.
(5) Đều được cấu tạo từ tế bào.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 5. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chiếu lần lượt từng câu hỏi trên slide.
- HS làm việc cá nhân, sử dụng kiến thức đã học để chọn ra đáp án đúng.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời HS có tín hiệu xin trả lời nhanh nhất.
- Các HS khác nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu có).
* Gợi ý đáp án:

1. C 2. D 3. A 4. B 5. D

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy chứng minh thế giới sống
vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh họa.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy chứng minh thế giới sống
vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh họa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
* Gợi ý:
Các loài sinh vật hiện nay đều xuất phát từ một tổ tiên chung, do đó, có thể nhận thấy
được nhiều đặc điểm giống nhau ở các loài sinh vật. Tuy nhiên, trong quá trình tiến
hoá đã xảy ra những biến đổi về di truyền dẫn đến phát sinh nhiều đặc điểm khác biệt
giữa các loài sinh vật. Vì vậy, có thể nói rằng thế giới sống dù có tính đa dạng nhưng
cũng có tính thống nhất một cách rõ rệt.
Ví dụ: Phần lớn các loài động vật thuộc lớp Thú có các đặc điểm chung như cơ thể
được bao phủ bởi lông mao, có hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con bằng sữa, có
cơ hoành tham gia hô hấp,... Tuy nhiên, chúng có nhiều đặc điểm khác biệt nhau như
loại thức ăn (ăn thịt, ăn thực vật, ăn tạp); lối sống (bơi lội, leo trèo, hoạt động về
đêm,...); con người có tiếng nói và khả năng lao động;...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Thành phần hóa học của tế bào
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:…………
Lớp:……………..
PHIẾU HỌC TẬP
Thời gian làm bài: 15 phút
Nhóm:…
Nghiên cứu thông tin SGK và hoàn thành bảng:
Tổ chức theo Hệ thống mở và tự Thế giới sống liên
nguyên tắc thứ bậc điều chỉnh tục tiến hóa
Bản …………………….. …………………….. ……………………..
chất …………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..

Ý nghĩa …………………….. …………………….. ……………………..


…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..

Ví dụ …………………….. …………………….. ……………………..


…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..
…………………….. …………………….. ……………………..
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

PHẦN 1. SINH HỌC TẾ BÀO

CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO


BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
- Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Nhận biết được các sinh vật có cấu tạo từ tế bào.
+ Nếu được khái quát học thuyết tế bào.
+ Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
- Năng lực chung:
● Giao tiếp và hợp tác: Luôn chủ động, tích cực, thực hiện những công việc
của bản thân trong học tập về tế bào.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn
để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Trò chơi “Ai nhanh hơn?”.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh cấu tạo một số sinh vật và vật dụng quen thuộc.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống mở đầu và khuyến khích HS bày tỏ ý kiến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh tổ ong, và đưa ra tình huống: Nhìn vào hình ảnh, có thể
thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm
nơi lưu trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu
trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả
sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là
gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp: Đơn vị cấu trúc cơ bản nhất của sinh
vật sống là tế bào.
- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các sinh vật sống đều được cấu tạo từ những tế bào. Tế
bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của sinh vật. Vậy, học thuyết về tế bào
được ra đời như thế nào và vai trò cụ thể của chúng là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu
trong bài học hôm nay – Bài 4: Khái quát về tế bào.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Học thuyết tế bào
Hoạt động 1: Tìm hiểu học thuyết tế bào
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được các sinh vật có cấu tạo từ tế bào.
- Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
- Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về tế
bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong phần I (SGK tr.19 - 20)
để tìm hiểu về học thuyết tế bào.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”, kết hợp sử dụng phương pháp hỏi – đáp để
hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Học thuyết tế bào


- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4-5 - Năm 1665: Robert Hooke sử dụng kính
HS), yêu cầu HS đọc thông tin phần I (SGK tr.19 hiển vi quan sát các lát mỏng từ vỏ bần,
– 10) để tìm hiểu về Học thuyết tế bào. ông đã quan sát thấy vỏ bần được cấu
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”: GV tạo bởi các khoảng rỗng nhỏ.
chuẩn bị một số hình ảnh cấu tạo của cơ thể sinh - Năm 1674: Antonie van Leeuwenhoek
vật, một số vật dụng,… và yêu cầu HS xác định trở thành một trong những người đầu
đâu là tế bào. tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan
sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi
trong một giọt nước ao. Ông cũng là
người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.
- 1855: nhà khoa học Rudolf Virchow đã
báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ
các tế bào đã tồn tại từ trước.
- Dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa
học, học thuyết tế bào đã ra đời với
những nội dung cơ bản sau:
+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo
từ tế bào.
+ Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể
sống.
+ Tất cả các tế bào được sinh ra từ các
tế bào trước đó bằng cách phân chia tế
bào.
- Sau khi HS hoàn thành trò chơi, GV đặt một số
- Trong nhiều năm tiếp theo, cùng với sự
câu hỏi cho HS:
phát triển của kĩ thuật chế tạo kính hiển
+ Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bản của
vi, sinh học phân tử,... các nhà khoa học
cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi
đã đưa ra các kết luận mới để hoàn thiện
là gì?
học thuyết tế bào: DNA là vật chất di
+ Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể
truyền của tế bào, thành phần hoá học
đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được
của các tế bào tương tự nhau, hoạt động
cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào”?
sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động
+ Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì của nhiều bào quan trong tế bào.
đối với nghiên cứu sinh học?
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức
(SGK tr.20) để ghi nhớ nội dung cơ bản của học
thuyết tế bào.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc thông tin SGK, quan sát các hình
ảnh, thảo luận nhanh để tìm ra những bức tranh
đúng và trả lời các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Các nhóm giơ tay xác định nhanh các hình ảnh;
cử đại diện trả lời các câu hỏi của GV.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu
có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và
chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thế sống
Hoạt động 2: Tìm hiểu tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống
a. Mục tiêu:
- Giải thích được tế bào là đơn vị đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
- Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về tế
bào.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả
tốt trong học tập.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần II (SGK tr.20) để tìm hiểu đơn vị cấu trúc
và chức năng của tế bào.
- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS
thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần II (SGK năng của cơ thế sống
tr.20) để tìm hiểu đơn vị cấu trúc và chức năng của - Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo
tế bào. từ tế bào, các hoạt động sống của cơ
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: thể (chuyển hoá vật chất và năng

+ Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh
là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản sản,...) đều diễn ra trong tế bào.
của sự sống. - Các sinh vật đơn bào dù chỉ được

+ Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm
đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào. nhiệm chức năng của một cơ thể.
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức - Đối với cơ thể sinh vật đa bào: các
(SGK tr.20) hoạt động sống của cơ thể là sự phối
hợp hoạt động của các tế bào khác
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
nhau.
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, trả lời
câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời lần lượt các
câu hỏi.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý
kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển
sang hoạt động tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về các đặc điểm khái quát của tế bào.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phần Bài tập (SGK
tr.18)
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc theo cặp đôi, giải quyết các bài tập sau:
Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học,
kết quả quan sát như Hình 4.4. Hãy quan sát hình và cho biết:
1. Mẫu vật nào trong các mẫu vật: lát biểu mô ở động vật, một giọt nước ao, một giọt
máu người phù hợp với mỗi tiêu bản bên. Giải thích.
2. Điểm giống và khác nhau của hai tiêu bản bên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện các nhóm đôi xung phong trình bày bài làm.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
* Gợi ý:
1. Mẫu vật được quan sát ở hình (a) là một giọt nước ao; hình (b) là lát biểu mô
ở động vật.
⇨ Giải thích: Trong hình (a), các loài sinh vật có hình dạng khác nhau,
sống độc lập, có dạng đơn bào, có dạng hợp bào. Trong hình (b), các tế bào có
hình dạng giống nhau và có sự liên kết với nhau, do đó, các tế bào này thuộc
cùng một mô.
2. - Giống nhau: Các loài sinh vật trong giọt nước ao hay lát biểu mô ở động vật
đều được cấu tạo từ tế bào.
- Khác nhau: Các loài sinh vật trong hình (a) khác nhau về hình dạng tế bào, sống
độc lập; các tế bào trong hình (b) có hình dạng giống nhau và có sự liên kết với nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí thông tin; kĩ
năng lập luận, chứng minh tính đúng, sai của một vấn đề.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy đưa ra quan điểm cá nhân
của mình về ý kiến sau: “Ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp
của các tế bào cấu tạo nên cơ thể.” Đưa ra các dẫn chứng biện luận cho ý kiến của
em.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy cho biết quan điểm cá
nhân của mình về ý kiến sau: “Ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối
hợp của các tế bào cấu tạo nên cơ thể.” Đưa ra các dẫn chứng biện luận cho ý kiến
của em.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10. web: tailieugiaovien.edu.vn
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên
tử C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học
và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O,N, S, P).
+ Nếu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử
C có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
+ Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và
sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng tính chất của nước giải thích
được cơ sở của việc kết hợp tưới nước khi bón phân.
- Năng lực chung:
● Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý
kiến của bản thân về vai trò của nước và các nguyên tố khoáng.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi các nội dung về nước và các nguyên tố khoáng để
hoàn thành nội dung thảo luận nhóm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học trải nghiệm.
- Dạy học theo nhóm nhỏ và nhóm cặp đôi.
- Kĩ thuật công não, động não.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Các tình huống thực tế (kèm hình ảnh hoặc video) về các bệnh liên quan đến
thiếu khoảng ở thực vật hay người.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh liên quan đến một số vấn đề trên cơ thể
người và cây trồng, sau đó yêu cầu HS dự đoán nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng
đó.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS dự đoán nguyên nhân của các
hiện tượng này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và cho biết nguyên nhân của các hiện tượng
trong ảnh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp (HS không nhất thiết trả lời đúng):
+ Hiện tượng khô da do thiếu nước
+ Hiện tượng cây khô cháy do nắng gắt và hạn hán.
+ Các bệnh trên cây, lá cây do thiếu các chất sinh dưỡng.
- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cơ thể các sinh vật sống đều cần cung cấp một lượng
nhất định nước và các chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động của các mô, tế bào, cơ
quan, hệ cơ quan,… nếu thiếu chất dinh dưỡng, các bộ phận sẽ hoạt động kém hiệu
quả, đồng thời, cơ thể sẽ có các phản ứng khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài. Để biết
được vai trò của các nguyên tố hóa học và nước đối với cơ thể sống, chúng ta hãy cùng
bắt đầu bài hôm nay – Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Các nguyên tố hóa học
Hoạt động 1: Các nguyên tố hóa học có trong tế bào
a. Mục tiêu: Liệt kê được một số nguyên tố hóa học chính có trong tế bào (C, H, O, N,
S, P)
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I và quan sát Hình 5.1 (SGK tr.21) để tìm
hiểu về các nguyên tố hóa học có trong tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận
nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các nguyên tố hóa học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I và 1. Các nguyên tố hóa học có
quan sát Hình 5.1 (SGK tr.21) để tìm hiểu về các trong tế bào
nguyên tố hóa học có trong tế bào. - Hiện nay, có khoảng 25 nguyên
tố được biết là có vai trò quan
trọng đối với sự sống.
- Mỗi nguyên tố chiếm tỉ lệ khác
nhau, trong đó các nguyên tố C,
H, O,N chiếm khoảng 96,3 %
khối lượng chất khô của tế bào.
- Dựa vào tỉ lệ có trong cơ thể mà
các nguyên tố hoá học được chia
thành hai loại: nguyên tố đa lượng
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
và nguyên tổ vi lượng.
+ Hiện nay, có những nguyên tố nào được tìm
thấy trong cơ thể sinh vật.
+ Kể tên các nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể
người.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc thông tin, kết hợp quan sát biểu đồ
SGK, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt các câu
hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và
chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Vai trò của nguyên tố carbon


Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nguyên tố carbon
a. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C
có thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của
nước và các nguyên tố khoáng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2 phần I (SGK tr.21-
22) để tìm hiểu vai trò của nguyên tố carbon.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận
nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các nguyên tố hóa học
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh 2. Vai trò của nguyên tố carbon
trong mục 2 phần I (SGK tr.21-22) để tìm hiểu vai - Nguyên tử carbon có bốn electron ở
trò của nguyên tố carbon. lớp ngoài cùng nên có thể cho đi hoặc
thu về bốn electron để có đủ tám
electron ở lớp ngoài cùng => có thể
hình thành liên kết với các nguyên tử
khác (C, H, O, N, P, S).
- Nhờ đặc điểm này, carbon có thể
hình thành các mạch carbon với cấu

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: Quan sát hình trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô
5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử carbon có số hợp chất hữu cơ.
đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò
quan trọng trong tế bào.
- GV cho HS xem một video ngắn, cung cấp thêm
kiến thức về nguyên tố carbon:
https://youtu.be/ZDo9J3radfw
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh SGK
suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý
kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Các nguyên tố hóa học


Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của các nguyên tố hóa học
a. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của
nước và các nguyên tố khoáng.
- Tích cực tìm tòi các nội dung về nước và các nguyên tố khoáng để hoàn thành nội
dung thảo luận nhóm.
b. Nội dung:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 3 phần I (SGK
tr.22).
- GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu
mỗi nhóm nghiên cứu vai trò của các nguyên tố hóa học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các nguyên tố hóa học
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các 3. Vai trò của các nguyên tố hóa học
nhóm đọc thông tin mục 3 phần I (SGK tr.22). - Các nguyên tố đa lượng:
- GV sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, + Tham gia cấu tạo nên các đại phân
chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm nghiên tử hữu cơ như nucleic acid, protein,
cứu vai trò của các nguyên tố hóa học. carbohydrate, lipid;
+ Nhóm 1: Tìm hiểu vai trò của nguyên tố đa lượng + Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế
+ Nhóm 2: Tìm hiểu vai trò của nguyên tố vi lượng. bào và cơ thể sinh vật.
+ Một số nguyên tố đa lượng là thành
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm:
phần của các hợp chất hữu cơ tham
+ Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thực vật.
gia các hoạt động sống của tế bào (ví
(nhóm 1)
dụ: Mg cấu tạo nên diệp lục,...).
+ Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất
- Các nguyên tố đại lượng:
nhỏ nhưng không thể thiếu?(nhóm 2)
+ Là thành phần cấu tạo nên hầu hết
+ Tại sao các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời các enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ
khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn tham gia vào các hoạt động sống của
giữa các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều cơ thể (hormone, vitamin,
món”? (2 nhóm cùng thảo luận) hemoglobin,...)
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức + Ví dụ: Fe là thành phần cấu tạo nên
(SGK tr.22) để HS hệ thống kiến thức. hemoglobin có chức năng vận chuyển
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Oxygen, nếu thiếu Fe sẽ dẫn đến thiếu
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, máu; I-ốt là thành phần cấu tạo của
trả lời câu hỏi của GV. hormone thyroxine có chức năng kích

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. thích chuyển hoá ở tế bào, kích thích
sự phát triển bình thường của hệ thần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
kinh, thiếu I-ốt sẽ qây ra bệnh bướu
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
cổ.
- Nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến
(nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. Nước và vai trò sinh học của nước


1. Cấu tạo và tính chất của nước
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cấu tạo và tính chất của nước.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và
sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của
nước và các nguyên tố khoáng.
b. Nội dung:
- GV cho HS thảo luận theo cặp đôi, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh
mục 1 phần II (SGK tr.22 - 23).
- GV sử dụng phương pháp trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung
SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Nước và vai trò sinh học của
- GV cho HS thảo luận theo đôi, yêu cầu các nhóm nước
đọc thông tin mục, quan sát hình 5.3 trang 23 phần 1. Cấu tạo và tính chất của nước
II (SGK tr.22 - 23) để tìm hiểu về cấu tạo và tính - Một phân tử nước được cấu tạo từ
chất của nước. một nguyên tử oxygen liên kết với hai
nguyên tử hydrogen bằng liên kết
cộng hoá trị (là liên kết được hình
thành do dùng chung cặp electron).
- Đầu oxygen của phân tử nước sẽ
mang điện tích âm, còn đầu hydrogen
sẽ mang điện tích dương => Tính
phân cực của phân tử nước.
- Trong tế bào, nước tồn tại ở hai
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm đôi: dạng: nước tự do và nước liên kết.

+ Quan sát hình 5.3a và cho biết các nguyên tử cấu - Nhờ sự liên kết giữa các phân tử
tạo nên phân tử nước mang điện tích gì? Tại sao? nước với nhau và khả năng liên kết
Tính phân cực của phân tử nước là do đâu? của nước vào thành tế bào đã tạo nên
cột nước liên tục giúp quá trình vận
+ Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?
chuyển nước trong thân cây; tạo ra
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
sức căng bề mặt => một số loài sinh
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi, trả
vật nhỏ (ví dụ như nhện nước) có thể
lời câu hỏi của GV.
đứng và di chuyển trên mặt nước.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
- Nước có thể hấp thụ nhiệt từ không
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự
- GV mời đại diện HS trả lời lần lượt các câu hỏi. trữ vào không khí khi quá lạnh
- Những HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý => điều hoà nhiệt độ môi trường và
kiến (nếu có). cơ thể sinh vật.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ


học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Vai trò sinh học của nước trong tế bào


Hoạt động 5: Vai trò sinh học của nước trong tế bào
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và
sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
- Vận dụng tính chất của nước giải thích được cơ sở của việc kết hợp tưới nước khi bón
phân.
- Biết chủ động trong giao tiếp, tự tin khi phát biểu ý kiến của bản thân về vai trò của
nước và các nguyên tố khoáng.
- Tích cực tìm tòi các nội dung về nước và các nguyên tố khoáng để hoàn thành nội
dung thảo luận nhóm.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đôi tiếp tục đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục 2 phần II
(SGK tr.23).
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp hoặc động não để trả lời câu hỏi “Nếu chúng ta bị thiếu
nước sẽ xảy ra hậu quả gì”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Nước và vai trò sinh học của
- GV yêu cầu các nhóm đôi tiếp tục đọc thông tin và nước
quan sát hình ảnh mục 2 phần II (SGK tr.23) để tìm 2. Vai trò sinh học của nước trong
hiểu về vai trò sinh học của nước. tế bào.
Nước có nhiều vai trò quan trọng đối
với tế bào:
+ Là thành phần chính cấu tạo nên tế
bào;
+ Là dung môi hoà tan nhiều chất
cần thiết, vừa là nguyên liệu;
+ Là môi trường cho nhiều phản ứng
sinh oá xảy ra trong tế bào để duy trì
sự sống;
- GV sử dụng kĩ thuật “tia chớp”, khuyến khích HS + Nước còn đóng vai trò quan trọng
trả lời câu hỏi một cách nhanh nhất: “Nếu chúng ta trong việc đảm bảo sự cân bằng và
bị thiếu nước sẽ xảy ra hậu quả gì? ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
- GV đặt thêm các câu hỏi thảo luận cho HS:
+ Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều
chất cần thiết?
+ Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình
cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể?
Cho ví dụ.
+ Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết
hợp với việc tưới nước?
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK
tr.23) để HS ghi nhớ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, trao đổi, trả
lời câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Những HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến
(nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về các nguyên tố hóa học và nước.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành phần Bài tập (SGK
tr.23)
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc theo tổ (mỗi tổ là một nhóm), giải quyết các bài tập sau:
1. Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối?
2. Khi cơ thể con người bị thiếu sắt, i-ốt và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức
khỏe.
3. Khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh.
Hãy vận dụng các kĩ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích và kết luận về vấn
đề trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện các nhóm trình bày bài làm của mình.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
* Gợi ý:
1. Muối là hợp chất phân cực mạnh, rất dễ hòa tan trong nước. Các loại thuốc được
sản xuất dưới dạng muối để dễ bảo quản và khi thuốc vào cơ thể người sẽ tan ngay ra
thành ion.
2. - Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chức năng vận chuyển oxygen, nên
thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
- Thiếu iod dẫn đến bướu cổ
- Thiếu Canxi dẫn đến đến còi xương.
3. Khi để rau củ trong ngăn đá tử lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ hỏng rất nhanh vì Khi
để vào ngăn đá thì nước của lá rau bị đóng băng. Liên kết hiđrô của nước đóng băng
luôn bền vững, thể tích tế bào tăng. Cấu trúc tế bào bị phá vỡ, nên khi để ra ngoài môi
trường thì tế bào lá rau nhanh bị hỏng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội trải nghiệm thực tế, khắc sâu kiến thức và hình thành
năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
Trồng 2 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào hai chậu được đánh số 1 và 2.
+ Chậu 1: Chỉ bón phân mà không tưới nước.
+ Chậu 2: Vừa bón phân vừa tưới nước.
Quan sát kết quả và so sánh hai cây ở hai chậu sau 3 - 5 ngày. Giải thích.
* Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
Trồng 2 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào hai chậu được đánh số 1 và 2.
+ Chậu 1: Chỉ bón phân mà không tưới nước.
+ Chậu 2: Vừa bón phân vừa tưới nước.
Quan sát kết quả và so sánh hai cây ở hai chậu sau 3 - 5 ngày. Giải thích.
* Tại sao khi bón phân cho cây trồng cần phải kết hợp với việc tưới nước?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả thực hành vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO (4 TIẾT)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phán cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai
trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic
acid.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
- Vận dụng được kiến thức về thành phấn hoá học của tế bào vào giải thích các
hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao
thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích
vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...).
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
+ Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào.
+ Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrote,
lipid, protein, nucleic acid.
+ Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò
của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
+ Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về thành phần
hóa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn
(ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng
có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết
thống, truy tìm tội phạm....).
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học:
+ Chủ động, tích cực thực hiện các công việc của bản thân trong quá trình học tập về
các phân tử sinh học trong tế bào.
+ Ghi chép thông tin về phân tử protein và nucleic acid theo hình thức sơ đồ tư duy cho
phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
● Giao tiếp và hợp tác:
+ Chủ động phát biểu các vấn đề liên quan đến phân tử sinh học; tự tin và biết kiểm
soát cảm xúc, thái độ khi tham gia các trò chơi về các phân tử sinh học.
+ Lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp khi được giao nhiệm vụ tìm
hiểu về các phân tử sinh học trong tế bào.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý
tưởng khi vẽ sơ đồ tư duy về protein và nucleic dcid; khi tham gia các trò chơi được tổ
chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.

3. Phẩm chất
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi tham gia các hoạt động
học tập về các phân tử sinh học.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid cũng
như khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân
tử sinh học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm.
- Phương pháp hỏi – đáp nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: khăn trải bàn, mảnh ghép, sơ đồ tư duy; Trò chơi: “Ai nhanh hơn?”,
“Đoán ô chữ”, “Đuổi hình bắt chữ”.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh về các loại đường, các loại protein trong cơ thể người.
- Nội dung các ô chữ về vai trò của carbonhydrate.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Giấy A4
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid.
- Bảng phân biệt ba loại RNA.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề để HS dự đoán câu trả lời, sau đó dẫn
dắt vào bài học mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đưa ra tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ và trả lời: Tại sao dựa vào kết quả xét
nghiệm DNA, người ta có thể xác định được hai người thất lạc nhiều năm có quan hệ
thuyết thống với nhau, cũng như có thể tìm ra hung thủ chỉ từ một mẫu mô rất nhỏ có
ở hiện trường?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp (HS không nhất thiết trả lời đúng)
- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận những đóng góp của HS, dẫn dắt vào bài học: Để giải thích việc tại sao
người ta có thế xác định được quan hệ huyết thống qua việc xét nghiệm DNA, cũng
như biết được các loại phân tử sinh học có trong tế bào và vai trò của chúng để có chế
độ ăn uống phù hợp, đảm bảo sức khỏe,… chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học
hôm nay - Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào
Hoạt động 1: Các nguyên tố hóa học có trong tế bào
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần I (SGK tr.24) để tìm hiểu khái quát về các phân
tử sinh học trong tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái quát về các phân tử sinh
- GV yêu cầu HS đọc thông tin đọc thông tin phần học trong tế bào
I (SGK tr.24) để tìm hiểu khái quát về các phân tử - Các nguyên tố hoá học đã kết
sinh học trong tế bào. hợp với nhau hình thành nhiều
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: phân tử sinh học (là các phân tử
+ Phân tử sinh học là gì? hữu cơ do sinh vật sống tạo
+ Kể tên một số phân tử sinh học trong tế bào. thành), chúng có vai trò quan

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập trọng đối với sự sống vì vừa là
thành phần cấu tạo, vừa tham gia
- Các nhóm đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời các
thực hiện nhiều chức năng trong
câu hỏi của GV.
tế bào.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
- Các phân tử có vai trò quan
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
trọng trong tế bào là:
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.
carbonhydrate, lipid, nucleic
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). acid.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và
chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. Các phân tử sinh học trong tế bào


1. Carbohydrate
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của carbohydrate
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào: corbohydrate,
lipid, protein, nucleic acid.
- Chủ động phát biểu các vấn đề liên quan đến phân tử sinh học; tự tin và biết kiểm
soát cảm xúc, thái độ khi tham gia các trò chơi về các phân tử sinh học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 1a phần II (SGK tr.24-
26) để tìm hiểu về carbohydrate.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp kết hợp với tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?” để
hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh bào
trong mục 1 phần II (SGK tr.24-26) để tìm hiểu về 1. Carbohydrate
carbohydrate. - Carbohydrate là phân tử sinh học
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: Dựa vào tiêu được cấu tạo từ các nguyên tố C, H,
chí nào để phân loại carbonhydrate? O theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”: GV chuẩn phân là một phân tử đường đơn có từ
bị hình ảnh về các loại đường và cho HS xác định 3 - 7 carbon, phổ biến nhất là đường
đâu là đường đơn, đường đôi, đường đa; dựa vào 5 - 6 carbon.
yếu tố nào để nhận biết? - Đa số carbohydrate có vị ngọt, tan
trong nước và một số có tính khử.
- Dựa vào số lượng đơn phân trong
phân tử, Carbohydrate được chia
thành: đường đơn, đường đôi, đường
đa

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình
ảnh để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- HS thi thua xác định các loại đường trong trò chơi
“Ai nhanh hơn?’
- Các HS khác nhận xét, đưa ra ý kiến khác hoặc bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại đường (đường đơn, đường đôi, đường đa)
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò
của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.
b. Nội dung:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1b phần II
(SGK tr.24 - 25).
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các bào
nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong 1. Carbohydrate
mục 1a, 1b, 1c, phần II (SGK tr.24 - 25) sau đó hoàn b. Các loại đường đơn
thành phiếu học tập số 1. (Phiếu học tập ở phần Hồ - Trong tế bào có hai loại đường đơn
sơ học tập) phổ biến là đường 5 carbon (gồm
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về đường đơn ribose và deoxyribose) và đường 6
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đường đôi carbon gồm: glucose, fructose và
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về đường đa galactose.
- Các loại đường này đều có vị ngọt,
dễ tan trong nước.
- Glucose có trong các bộ phận của
thực vật, trong các loại quả chín, mật
ong, trong cơ thể người và động vật.
- Fructose cũng có nhiều trong các
loại quả có vị ngọt, có nhiều trong mật
ong làm cho mật ong có vị ngọt gắt.
- Galactose có nhiều trong sữa động
vật.
- Tính chất: đều có tính khử; Nhóm -
OH giúp các đường đơn liên kết với
nhau để tạo thành đường đôi và
đường đa.
c. Các loại đường đôi
- Cấu tạo: do hai phân tử đường đơn
liên kết với nhau bằng liên kết
glycosidic.
- 3 loại đường đôi phổ biến trong tế

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập bào: saccharose, maltose, lactose

- Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát các - Tính chất: đều tan trong nước và có
hình ảnh trong SGK, thảo luận, hoàn thành phiếu vị ngọt.
học tập. - Saccharose: có nhiều trong thực vật

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. (mía, củ cải đường,…)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Maltose: có trong mầm lúa mạch,
kẹo mạch nha.
- GV mời lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình. - Lactose: có trong sữa người và động
vật.
- GV chuẩn kiến thức sau mỗi phần trình bày của
HS. d. Các loại đường đa
- Cấu tạo: gồm nhiều phân tử đường
- Các nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép, hoàn thiện
đơn liên kết với nhau bằng liên kết
kiến thức.
glycosidic; có kích thước và khối
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
lượng phân tử lớn.
học tập
- Các loại đường đa phổ biến ở sinh
vật: tỉnh bột (khoảng 20 % amylose
- GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm và 80% amylopectin), cellulose,
vụ của các nhóm thông qua phiếu học tập và chuyển glycogen, chitin. Chúng đều được cấu
sang nội dung tiếp theo. tạo từ các đơn phân là glucose hoặc
dẫn xuất của glucose.
- Nhiều loại đường đa không tan trong
nước.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của carbohydrate
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò
của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrote, lipid, protein, nucleic acid.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Chủ động phát biểu các vấn đề liên quan đến phân tử sinh học; tự tin và biết kiểm
soát cảm xúc, thái độ khi tham gia các trò chơi về các phân tử sinh học.
- Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng khi vẽ sơ đổ tư duy về protein và
nucleic ocid; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân
tử sinh học.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập
về các phân tử sinh học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1e phần II (SGK tr.26) để tìm hiểu về vai
trò của carbohydrate.
- GV cho HS xem một video ngắn về vai trò của Carbohydate đối với cơ thể và trả lời
các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1e phần bào
II (SGK tr.26) để tìm hiểu về vai trò của 1. Carbohydrate
carbohydrate. e. Vai trò của carbohydrate
- Là nguồn năng lượng cung cấp cho
- GV cho HS xem một video ngắn để biết thêm
các hoạt động sống (chủ yếu là
thông tin về vai trò của Carbohydate:
glucose)
https://youtu.be/x_hDwnVPeWs
- là nguồn năng lượng dự trữ của cơ
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
thể (tinh bột ở thực vật, glycogen ở
+ Nêu vai trò của carbohydrate. Cho ví dụ.
nấm và động vật).
+ Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường - tham gia cấu tạo nên một số thành
ăn chuối chín vào giờ giải lao? phần của tế bào và cơ thể sinh vật
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức như: thành tế bào thực vật (cellulose),
trọng tâm về carbohydrate (SGK tr. 26). thành tế bào nấm và bộ xương ngoài
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập của côn trùng (chitin), thành tế bào vi
- Các nhóm đọc SGK, theo dõi video GV cung cấp, khuẩn (peptidoglycan).
tổng hợp thông tin và thảo luận, trả lời các câu hỏi. - Một số carbohydrate còn liên kết với
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. protein hoặc lipid tham gia cấu tạo
màng sinh chất và kênh vận chuyển
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
các chất trên màng.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Các đường đơn 5 carbon (ribose,
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
deoxyribose) tham gia cấu tạo nucleic
kiến (nếu có).
acid.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Lipid
Hoạt động 5: Tìm hiểu về đặc điểm chung của lipid
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào: corbohydrate,
lipid, protein, nucleic acid.
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò
của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrote, lipid, protein, nucleic acid.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình
ảnh mục 2, phần II (SGK tr.26 – 28);
+ Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu về Lipid đơn giản.
+ Nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu về Lipid phức tạp.
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho các nhóm HS thảo luận, hoàn thiện
kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế

- GV hình thành 6 nhóm nhỏ (tùy vào số lượng HS bào


trong lớp để sắp xếp), yêu cầu các nhóm đọc thông tin 2. Lipid
và quan sát các hình ảnh mục 2, phần II (SGK tr.26 – a. Đặc điểm chung của lipid
28); - Được cấu tạo từ ba nguyên tố
chính là C, H, O.
+ Nhóm 1, 2,3: Tìm hiểu về Lipid đơn giản.
- Không có cấu tạo theo nguyên tắc
+ Nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu về Lipid phức tạp.
đa phân, không tan trong nước
- Dựa vào cấu trúc phân tử, người
ta chia thành lipid đơn giản và lipid
phức tạp.
b. Lipid đơn giản
- Gồm ba loại: mỡ (ở động vật);
dầu (ở thực vật và một số loài cá);
sáp có ở mặt trên của lớp biểu bì lá,
mặt ngoài vỏ của một số trái cây,
bộ xương ngoài của côn trùng, lông
chim và thú.
c. Lipid phức tạp
- Cấu tạo: một phân tử glycerol liên
kết với hai phân tử acid béo và một
nhóm phosphate (nhóm này liên
- Các nhóm thảo luận và ghi chép thông tin.
kết với một alcol phức) => có tính
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hình thành những
lưỡng cực (một đầu ưa nước và một
nhóm học tập mới: GV yêu cầu các số bất kì ở các
đầu kị nước.)
nhóm đổi vị trí cho nhau. GV có thể chọn ở các nhóm
- Steroid có cấu tạo gồm phân tử
1, 2, 3, mỗi nhóm 2 HS để thay thế cho 2 HS trong
alcol mạch vòng liên kết với acid
mỗi nhóm 4, 5, 6 và ngược lại).
béo.
- GV yêu các nhóm mảnh ghép hoàn thành phiếu học
- Một số steroid có trong cơ thể
tập số 2. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
sinh vật như cholesterol, estrogen,
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức về testosterone, dịch mật, carotenoid
lipid (SGK tr.27) và nghiên cứu phần Đọc thêm để mở
và một số vitamin (A, D, E, K).
rộng kiến thức về Cholesterol.
d. Vai trò của Lipid
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Vai trò chính của lipid là nguồn
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK về phần nhóm dự trữ và cung cấp năng lượng cho
mình cần tìm hiểu và ghi chú (nếu cần thiết) cơ thể (mỡ và đầu).
- Sau đó, các nhóm mảnh ghép tập hợp, thảo luận và - Lipid còn là thành phần cấu tạo
hoàn thành phiếu học tập. màng sinh chất (phospholipid,
- GV điều phối, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. cholesterol), tham gia vào nhiều

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động sinh lí của cơ thể như
quang hợp ở thực vật (carotenoid),
- Các nhóm mảnh ghép dán phiếu học tập lên bảng.
tiêu hoá (dịch mật) và điều hoà sinh
- GV lần lượt kiểm tra thông tin trong phiếu.
sản ở động vật (estrogen,
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
testosterone).
tập
- GV đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp
theo.

3. Protein
Hoạt động 6: Tìm hiểu về đặc điểm chung của protein
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào:
corbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn (hoặc cặp đôi), đọc thông tin và quan sát hình ảnh
mục 3a, phần II (SGK tr.28) để tìm hiểu về đặc điểm chung của protein.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và hỏi – đáp để hướng dẫn, gợi ý HS
thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế

- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn (hoặc cặp đôi), bào
đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục 3a, phần II 3. Protein
(SGK tr.28) để tìm hiểu về đặc điểm chung của a. Đặc điểm chung của protein
protein. - Protein là đại phân tử sinh học
chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể
sinh vật.
- Là sản phẩm cuối cùng của gene
tham gia thực hiện nhiều chức năng
khác nhau trong cơ thể.
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân, mỗi đơn phân là một amino
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: Tại sao các loại acid. Tính đa dạng và đặc thù của
protein khác nhau có chức năng khác nhau? chuỗi polypeptide được quy định bởi
- GV chiếu hình ảnh về một số loại thực phẩm, yêu số lượng, thành phần và trật tự sắp
cầu HS thi kể tên các thực phẩm giàu protein. xếp của 20 loại amino acid.
- Các loại amino acid khác nhau ở gốc
R (gốc R có thể là -H, -CH.,-CH.-
SH,...).
- Về mặt dinh dưỡng, các amino acid
được chia thành hai nhóm: amino acid
thay thế và amino
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
acid không thay thế.
- Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình - Cơ thể sinh vật có thể tự tổng hợp
ảnh SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. được các amino acid thay thế, các
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. amino acid không thay thế phải được
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận cung cấp từ các nguồn khác nhau.
- GV gọi 2-3 HS trả lời câu hỏi. - Một số nguồn thực phẩm giàu

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). protein: thịt, cá, trứng, sữa,...

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ


học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 7: Tìm hiểu về các bậc cấu trúc của protein
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò
của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
- Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng khi vẽ sơ đổ tư duy về protein và
nucleic ocid; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân
tử sinh học.
- Ghi chép thông tin về phân tử protein và nucleic ocid theo hình thức sơ đồ tư duy cho
phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid cũng như khi
tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục 3b, phần II (SGK tr.28-
29) để tìm hiểu về các bậc cấu trúc của protein.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế

- GV giữ nguyên nhóm trong hoạt động trước, yêu bào


cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục 3b 3. Protein
(SGK tr.28 – 29) để tìm hiểu về các bậc cấu trúc của b. Các bậc cấu trúc của protein
protein. - Cấu trúc bậc 1:
+ Do các amino acid liên kết với nhau
bằng liên kết peptide chuỗi
polypeptide có dạng mạch thẳng.
+ Một phân tử protein có thể được cấu
tạo từ vài chục đến vài trăm amino
acid.
- Cấu trúc bậc 2:
+ Chuỗi polypeptide không tồn tại ở
dạng mạch thẳng mà xoắn lò xo α
hoặc gấp nếp tạo phiến gấo nếp β.
+ Cấu trúc này được giữ ổn định nhờ
liên kết hydrogen giữa các amino acid
đứng gần nhau.
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: Quan sát Hình - Cấu trúc bậc 3:
6.8, hãy cho biết: + Chuỗi polypeptide bậc 2 tiếp tục co
a) Cấu trúc bậc 1 của protein được hình thành như xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba
thế nào? chiều đặc trưng.

b) Cấu trúc bậc 2 của protein có mấy dạng phổ + Cấu trúc không gian đặc trưng quy
biến? Các dạng đó có đặc điểm gì? định chức năng sinh học của phân tử
protein.
c) Sự hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của
+ Cấu trúc bậc 3 của protein được giữ
protein.
ổn định nhờ liên kết hydrogen, cầu
- GV yêu cầu HS khái quát hóa các thông tin về các
nối disulfite (-S - S-),...
bậc cấu trúc của protein dưới dạng sơ đồ tư duy.
- Cấu trúc bậc 4: Một số phân tử
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
protein được hình thành do sự liên kết
- Các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát hình
từ hai hay nhiều chuỗi polypeptide
ảnh SGK, thảo luận câu trả lời và khái quát dưới
bậc 3 tạo thành cấu trúc bậc 4.
dạng sơ đồ tư duy.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Ví dụ như phân tử hemoglobin gồm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hai chuỗi α và hai chuỗi β.
- GV yêu cầu các nhóm dán sơ đồ tư duy của nhóm
mình lên bảng.
- Thành viên các nhóm nhận xét sơ đồ tư duy lẫn
nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm thảo luận của HS,
chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 8: Tìm hiểu vai trò của protein


a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò
của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học cho cơ
thể.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện
tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí, giải thích vì sao thịt lợn, thịt
bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA
trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm....).
- Chủ động phát biểu các vấn đề liên quan đến phân tử sinh học; tự tin và biết kiểm
soát cảm xúc, thái độ khi tham gia các trò chơi về các phân tử sinh học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 3c, phần II (SGK tr.29) để tìm hiểu về vai
trò của protein.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?” để hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ học tập
theo gợi ý trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 3c, phần bào
II (SGK tr.29) để tìm hiểu về vai trò của protein. 3. Protein
c. Vai trò của protein
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Protein đóng vai trò rất quan trọng đối
1. Xác định các ví dụ sau đây thuộc vai trò nào của
với sự sống:
protein.
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể
a) Casein trong sữa mẹ.
(protein cấu tạo màng, sinh chất, tế
b) Actin và myosin cấu tạo nên các cơ. bào cơ);
c) Kháng thể chống lại vi sinh vật gây bệnh. + Nguồn dự trữ các amino acid
d) Hormone insulin và glucagon điều hòa lượng (albumin trong lòng trắng trứng gà);
đường trong máu. + Xúc tác các phản ứng sinh hoá trong
2. Tại sao thịt bò, thịt lợn, thịt gà đều được cấu tạo tế bào (enzyme);
từ protein nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc + Điều hoà các hoạt động sinh lí trong
tính? cơ thể (hormone);

- GV cho HS xem một video ngắn để biết thêm + Vận chuyển các chất (hemoglobin),
thông tin về Protein: https://youtu.be/sUl4HK6ueI4 bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân
gây bệnh (kháng thể).
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức
+ Nhiều protein tham gia vào chức
(SGK tr.29) và phần Đọc thêm về tơ nhện – một
năng vận động của tế bào và cơ thể;
loại protein được ứng dụng trong thực tiễn (SGK
tiếp nhận, đáp ứng các kích thích -
tr.30)
của môi trường (thụ thể nằm trên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
màng sinh chất).
- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận để trả lời
các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

4. Nucleid acid
Hoạt động 9: Tìm hiểu đặc điểm chung của nucleic acid
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò
của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
- Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý tưởng khi vẽ sơ đổ tư duy về protein và
nucleic ocid; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân
tử sinh học.
- Ghi chép thông tin về phân tử protein và nucleic ocid theo hình thức sơ đồ tư duy cho
phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid cũng như khi
tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục 4a, phần II (SGK tr.30)
để tìm hiểu về đặc điểm chung của Nucleid acid.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và kĩ thuật sơ đồ tư duy để hướng dẫn
và gợi ý cho HS thảo luận.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát bào
hình ảnh mục 4a, phần II (SGK tr.30) để tìm hiểu 4. Nucleid acid
về đặc điểm chung của Nucleid acid. a. Đặc điểm chung của nucleic acid
- Nucleic acid là đại phân tử sinh học
được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân;
mỗi đơn phân là một nucleotide gồm
ba thành phần.
- Dựa vào kích thước, các base được
chia thành hai nhóm:
+ Purine gồm Adenine và Guanine;
+ Pyrimidine gồm Cytosine, Thymine
và Uracil. Do các loại nucleotide khác
- GV giao nhiệm vụ cho HS: nhau ở các base nên người ta dùng tên
+ Quan sát Hình 6.11, hãy cho biết thành phần và của các base để đặt tên cho
sự hình thành của một nucleotide? nucleotide.
+ Có bao nhiêu loại nucleotide? - Nucleic acid được chia thành hai

+ Nucleotide cấu tạo nên DNA và RNA khác nhau loại: deoxyribonucleic acid (DNA) và
như thế nào? ribonucleic acid (RNA). Trong đó,
DNA được cấu tạo từ bốn loại
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến
nucleotide là A, T, G, C; còn RNA
thức về đặc điểm chung của nucleid acid.
được cấu tạo từ A, U, G, C.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin, kết hợp quan sát hình
ảnh SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.
- Các nhóm lần lượt trình bày sơ đồ tư duy của
nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và sơ đồ
tư duy của các nhóm, chuẩn kiến thức, chuyển sang
nội dung tiếp theo.

Hoạt động 10: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của DNA và RNA.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò
của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học của tế bào vào giải thích các hiện
tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí, giải thích vì sao thịt lợn, thịt
bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA
trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm....).
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập
về các phân tử sinh học.
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid cũng như khi
tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành 2 nhóm (nếu lớp đông có thể chia thành 4 nhóm, 2 nhóm cùng thực
hiện một nội dung, các nhóm làm việc độc lập), nghiên cứu thông tin mục 4b, 4c (SGK
tr.30 – 32) để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của DNA và ARN.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của DNA.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của RNA.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và
gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các phân tử sinh học trong tế

- GV chia lớp thành 2 nhóm (nếu lớp đông có thể bào


chia thành 4 nhóm, 2 nhóm cùng thực hiện một nội 4. Nucleid acid
dung, các nhóm làm việc độc lập), nghiên cứu thông b. cấu tạo và chức năng của DNA
tin và quan sát các hình ảnh mục 4b, 4c (SGK tr.30 - Cấu trúc: xoắn kép, gồm 2 mạch
– 32) để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của DNA polynucleotide song song và ngược
và ARN. chiều nhau, xoắn đều từ trái sang
phải quanh một trục tưởng tượng
+ Nhóm 1: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của DNA.
theo chu kì. Hai mạch
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của RNA.
polynucleotide liên kết với nhau
theo nguyên tắc bổ sung.
- Tĩnh chất: Có tính đa dạng và đặc
thù do các phân tử DNA khác nhau
về số lượng, thành phần và trật tự
sắp xếp các nucleotide.
- Một phân tử DNA mang rất nhiều
gene. Phân tử DNA ở sinh vật nhân
sơ có cấu trúc xoắn kép, dạng vòng;
ở sinh vật nhân thực, DNA có cấu
trúc xoắn kép, dạng không vòng.
- Các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, tìm hiểu - Chức năng: lưu trữ và truyền đạt
thông tin về nội dung được phân công và ghi chú thông tin di truyền.
những thông tin chính (nếu cần thiết). - Ứng dụng: xác định quan hệ huyết
- Các nhóm tách ra và tập hợp thành một nhóm mới thống, truy tìm tội phạm, nghiên cứu
(nhóm mảnh ghép) theo sự điều phối của GV. phát sinh loài thông qua việc so sánh

- Các nhóm mảnh ghép cần có những thành viên mức độ tương đồng giữa các phân tử
nghiên cứu về 2 nội dung khác nhau, cùng hợp tác DNA của các đối tượng sinh học.
hoàn thành phiếu học tập số 3. (Phiếu học tập ở phần c. Cấu tạo và chức năng của RNA
Hồ sơ học tập) - Cấu tạo: gần tương tự như DNA,
tuy nhiên hầu hết các phân tử RNA
- GV yêu cầu các nhóm trình bày một phần thông tin
đều có mạch đơn, dạng thẳng hoặc
trong phiếu học tập của nhóm mình.
xoắn kép cục bộ.
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
- Phân loại: gồm 3 lại chính
+ Quan sát Hình 6.12, hãy cho biết mạch
+ RNA thông tin (mRNA): được
polynucleotide được hình thành như thế nào. Xác
dùng làm khuôn cho quá trình dịch
định chiếu hai mạch của phân tử DNA.
mã (tổng hợp protein), truyền đạt
+ Tính bền vững và linh hoạt trong cấu trúc của DNA thông tin di truyền từ DNA đến
có được là nhờ đặc điểm nào? ribosome.
+ Nhờ quá trình nào mà thông tin trên DNA được di + RNA vận chuyển (tRNA): vận
truyền ổn định qua các thế hệ? chuyển các amino acid đến
+ Phân biệt 3 loại RNA dựa vào các tiêu chí sau: ribosome để dịch mã, từ trình tự các
dạng mạch (kép hay đơn, xoắn hay thẳng), liên kết nucleotide trên mRNA được dịch
hydrogen (có hay không có). thành trình tự các amino acid trên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập protein.

- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh SGK, + RNA ribosome (rRNA): là thành
thảo luận để tổng hợp các thông tin chính và hoàn phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome
thành phiếu học tập. (là nơi tổng hợp protein trong tế
bào).
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Ở một số virus, RNA đóng vai trò
- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận là vật chất di truyền mang thông tin
của nhóm mình; trả lời lần lượt các câu hỏi. quy định các đặc điểm cấu tạo của

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). chúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học


tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của HS,
chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về các phân tử sinh học trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành một số bài tập SGK.
- HS hoàn thành phiếu bài tập trắc nghiệm về các phân tử sinh học trong tế bào.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm và phiếu bài tập trắc nghiệm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
● Nhiệm vụ 1: Làm bài tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, thảo luận và hoàn thành các bài tập sau:
1. Đặc điểm nào giúp cellulose trở thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế
bào?
2. Tại sao các loài động vật ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các
loài sống ở vùng nhiệt đới?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện các nhóm trình bày bài làm của mình.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
* Gợi ý:
1. Do có các liên kết 1,4-β-glucoside giữa các đơn phân D-glucose giúp cellulose trở
thành hợp chất bền vững có chức năng bảo vệ tế bào.
2. Lipit có tác dụng giữ nhiệt nên các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ
dưới da dày hơn so với các loài sống ở vùng nhiệt đới.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
● Nhiệm vụ 2: Bài tập trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Trong các phân tử sau đây, có bao nhiêu phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân?
(1) Protein. (2) Tinh bột. (3) Cholesterol. (4) Phospholipid.
(5) Lactose. (6) mRNA. (7) DNA. (8) Nucleotide.
A.2. B. 3. C.4. D. 5.
2. Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào
A. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
B. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
C. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
D. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.
3. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về các loại đường glucose, fructose và galactose:
A. Đều là các loại đường đơn.
B. Khác nhau về cấu hình không gian.
C. Đều có sáu nguyên tử carbon trong phân tử.
D. Có công thức phân tử khác nhau.
4. Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có
A.6 carbon. B. 3 carbon. C. 4 carbon. D. 5 carbon.
5. Cho biết hình ảnh sau đây mô tả phân tử nào?

A. Protein B. Saccharose C. DNA D. Phospholipid


6. Tại sao trong điều kiện bình thường, dầu thực vật tồn tại ở trạng thái lỏng:
A. Vì dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo no.
B. Vì dầu thực vật được cấu tạo từ các acid béo không no.
C. Vì dầu thực vật có thành phần chủ yếu là glycerol.
D. Vì dầu thực vật có thành phần chủ yếu là acid béo.
7. Khi nói về lipid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(2) Lipid là chất dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.
(3) Lipid được chia thành hai loại là lipid đơn giản và lipid phức tạp tuỳ theo số lượng
nguyên tử carbon có trong các acid béo.
(4) Vitamin A, D, E, K là các vitamin tan trong dầu.
(5) Các acid béo liên kết với glycerol tại các nhóm -OH của chúng.
(6) Steroid là loại lipid phức tạp. Đây là thành phần chính cấu tạo màng sinh chất.
A.4. B. 3. C. 2. D. 1.
8. Khi nói về nucleic acid, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) Hai chuỗi polynucleotide của một phân tử DNA sẽ có chiều ngược nhau.
(2) Tên gọi của các nucleotide được đặt dựa trên tên gọi của các base.
(3) rRNA là phân tử làm khuôn để tổng hợp chuỗi polypeptide.
(4) Hai mạch polynucleotide của phân tử DNA xoắn theo chiều từ phải sang trái
quanh trục phân tử.
(5) Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt một cách chính xác qua các
thế hê là nhờ nguyên tắc bổ sung.
A. 4 B. 3 C. 2 D.1
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ lựa chọn đáp án đúng
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS trong lớp thi đua trả lời nhanh các câu hỏi. HS chọn đáp án đúng và nhanh nhất
sẽ được cộng điểm vào bài kiểm tra miệng.
- Các HS khác nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu có).

1. C 2. C 3. D 4. D

5. B 6. B 7. B 8. B

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, ghi tên những HS có câu trả lời đúng
và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội trải nghiệm thực tế, khắc sâu kiến thức và hình thành
năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy tìm hiểu và giải thích tại sao
một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C mà
protein của chúng không bị biến tính. Cho ví dụ về các loài vi sinh vật đó.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy tìm hiểu và giải thích tại sao
một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C mà
protein của chúng không bị biến tính. Cho ví dụ về các loài vi sinh vật đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả thực hành vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 7. Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế
bào.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:………..
Lớp:…………..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiều về………
Nhóm:…….

Các đặc điểm Đường…

Cấu tạo ………………………………………………………………


………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

Hình dạng mạch


Carbon

Tính chất ………………………………………………………………


………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

Tồn tại ở đâu? ………………………………………………………………


………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………

Trường:………..
Lớp:……………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Thời gian: 20 phút
Nhóm: …….
Nội dung

Đặc điểm chung …………………………………………………………….


…………………………………………………………….
…………………………………………………………….

Lipid đơn giản …………………………………………………………….


…………………………………………………………….
…………………………………………………………….

Lipid phức tạp …………………………………………………………….


…………………………………………………………….
…………………………………………………………….

Vai trò của lipid …………………………………………………………….


…………………………………………………………….
…………………………………………………………….

Câu hỏi:
1. Tại sao lipid không tan hoặc rất ít tan trong nước?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
2. Lipid đơn giản được cấu tạo từ những thành phần nào?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
3. Cấu tạo của acid béo no và không no có gì khác nhau?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
4. Cấu tạo của steroid có gì khác so với các loại lipid còn lại?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
5. Kể tên một số thực phẩm giàu lipid.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
6. Lipid có vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….

Trường:……….
Lớp: ………….
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Thời gian: 15 phút
Nhóm:…..

DNA RNA

Cấu tạo ………………………………… …………………………………


………………………………… …………………………………
………………………………… …………………………………

Phân loại ………………………………… …………………………………


………………………………… …………………………………
………………………………… …………………………………

Vai trò ………………………………… …………………………………


(chức năng) ………………………………… …………………………………
………………………………… …………………………………

Ứng dụng ………………………………… …………………………………


………………………………… …………………………………
………………………………… …………………………………

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
TẾ BÀO (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ xác định (định tính) được một số thành phần hóa học có trong
tế bào.
2. Năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra
các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm.
● Tìm hiểu thế giới sống:
+ Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế; đặt được các câu hỏi
liên quan đến các tình huống đó.
+ Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và
phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu.
+ Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên
cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
+ Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết
quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
+ Viết được báo cáo nghiên cứu.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế
của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận
dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống
khác.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng
nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
● Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các
phương án chứng minh các giải thuyết đã đề ra.
3. Phẩm chất
- Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết
quả nghiên cứu.
- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó
khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học thực hành
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm nhỏ.
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Dạy học bằng nghiên cứu khoa học.
- Kĩ thuật: phòng tranh, động não, khăn trải bàn, think – pair – share.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Dụng cụ, mẫu vật, hoá chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí các nghiệm
thức.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Báo cáo thu hoạch.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung:
GV nhắc lại kiến thức ở bài học trước và nêu ra một vài tình huống thực tế, đặt câu hỏi
gợi mở cho HS.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Trong buổi học trước, chúng ta đã biết một số phân tử sinh học trong tế bào, các em
hãy kể tên các phân tử đó.
+ Em hãy kể tên một số loại thực phẩm nào chứa nhiều protein, chất béo, glucose,…
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhớ lại kiến thức đã học trong bài trước và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi.
- Các HS còn lại nhận xét, đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: - Thức ăn hàng ngày chúng ta nạp vào cơ thể rất đa dạng
và phong phú, tuy nhiên, nếu không biết cân bằng những chất nạp vào cơ thể, chúng
ta sẽ rất dễ mắc những căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ: ăn quá nhiều đồ chiên, rán sẽ gây
béo phì, máu nhiễm mỡ,… ăn nhiều thực phẩm giàu đạm sẽ làm tích tụ acid uric trong
cơ thể, gây ra bệnh gout; ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường,… Chính vì
vậy, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về thành phần hóa học của các loại
thực phẩm để có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trong bài học hôm nay,
chúng ta sẽ tiến hành các thí nghiệm để xác định một số thành phần hóa học có trong
tế bào.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát để trải nghiệm
a. Mục tiêu:
- Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế; đặt được các câu hỏi
liên quan đến các tình huống đó.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm đọc các tình huống và quan sát những
hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.33 – 34).
- Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu hai tình huống.
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề, kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Quan sát để trải nghiệm
- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các * Một số câu hỏi mẫu cho từng tình huống:
nhóm đọc 6 tình huống và quan sát những STT Nội dung vấn đề Câu hỏi giả
hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.33 – định
34):
1 Các loại quả chín Chất nào trong
a. Khi mệt mỏi, người ta có thể ăn các loại
có thể cung cấp quả chín có vai
quả chín (nho, chuối,...) sẽ cảm thấy đỡ mệt
năng lượng cho cơ trò cung cấp
mỏi.
thể. năng lượng cho
b. Để chế tạo hồ dán tinh bột tại nhà, người tế bào?
ta có thể dùng gạo, bột mì,...
2 Gạo, bột mì,... Có phải trong
c. Khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm như
được dùng làm gạo, bột mì,... có
thịt, cá, trứng, sữa,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh
nguyên liệu để tạo chứa tỉnh bột?
Gout.
hồ tỉnh bột.
d. Người ta thường sử dụng hạt lạc hoặc mè,
3 Ăn quá nhiều thịt, Chất nào trong
đậu nành,... để làm nguyên liệu sản xuất dầu
cá, trứng, sữa,... thịt, có, trứng,
thực vật.
làm tăng nguy cơ sữa,... gây ra
e. Lá tươi để lâu ngày sẽ dần bị héo và khô.
mắc bệnh Gout. bệnh Gout?
g. Ăn nhiều các loại rau củ giúp cơ thể tăng
4 Hạt lạc (đậu Chất nào trong
cường sức đề kháng, cung cấp vitamin,...
phộng) hoặc mè, hạt lạc (đậu
đậu nành,... được phông)
dùng làm nguyên hoặc mè, đậu
liệu sản xuất dầu nành,... được
thực vật. dùng
để sản xuất dầu
thực vật?

5 Lá tươi để lâu Khi để lá tươi lâu


ngày sẽ dần bị héo ngày, có phải các
và khô. chất chứa trong
- Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu hai tình
lá đã mất đi?
huống.
6 Các loại rau, củ Các loại rau, củ
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, sử
giúp cơ thể tăng đã cung cấp
dụng kĩ thuật khăn trải bàn, hướng dẫn HS
cường sức đề những chất gì
thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu.
kháng, cung cấp cho cơ thể?
(Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
vitamin,...
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra
các câu hỏi giả định khác nhau cho tình
huống đã chọn trong vòng 5 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc tình huống trong SGK, mỗi
nhóm lựa chọn 2 tình huống để nghiên cứu.
- Các thành viên trong nhóm làm việc độc
lập, ghi những câu hỏi giả định của mình vào
một góc của tờ giấy A0, sau đó các thành viên
trao đổi, lựa chọn ra những phương án trùng
nhau và ghi vào giữa tờ giấy.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình
bày trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của
các nhóm và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 2: Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
a. Mục tiêu: SH 2.2; GTHT 3; VĐST 3; CC 1.1
- Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và
phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giá thuyết đã đề ra.
- Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình học tập như các giả thuyết và phương án
chứng minh các giả thuyết.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
hoặc think- pair - share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Đề xuất giả thuyết và phương án
- GV tiếp tục sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để chứng minh giả thuyết
hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong
SGK theo mẫu phiếu số 2 (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ Gợi ý các giả thuyết và phương án
học tập). chứng minh:
- GV khuyến khích HS đặt ra các phương án chứng STT Nội dung Phương án
minh giả thuyết khác nhau với mỗi giả thuyết đã giả thuyết kiểm chứng
đưa ra, sau đó, các nhóm thảo luận để lựa chọn giả thuyết
phương án khả thi nhất. 1 Trong các Glucose có

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập loại quả tính khử nên
chín có có thể dùng
- HS suy nghĩ độc lập, sau đó, điền vào một góc của
glucose. chết có tính
tờ giấy A0.
oxi hoá để
- Các thành viên nhóm thống nhất lựa chọn phương
nhận biết.
án khả thi nhất từ các ý kiến cá nhân, ghi vào phần
2 Trong gạo, Dùng iodine
trung tâm của tờ giấy.
bột mì,… để kiểm tra sự
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
có chứa tinh có mặt
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày các phương
bột. của tinh bột.
án kiểm chứng đối với tình huống đã chọn.
3 Nếu ăn quá Dùng CuSO4
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý thừa protein để kiểm tra sự
kiến (nếu có). sẽ tăng có mặt
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ nguy cơ của protein.
học tập mắc bệnh
- GV nhận xét các phương pháp HS đưa ra, chuẩn Gout.
kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo 4 Trong hạt Dùng Sudan
lạc (đậu III để kiểm tra
phông) sự có mặt
hoặc mè, của lipid.
đậu
nành,…có
chứa lipid
5 Khi để lâu Dùng tác nhân
ngày, nước nhiệt độ để
trong lá kiểm tra
thoát ra làm sự có mặt của
lá bị khô. nước.
6 Trong các Sử dụng các
loại rau, củ chất hoá học
có chứa cho phản
nhiều muối ứng đặc trưng
khoáng. với các ion
khoáng để
kiểm tra sự có
mặt của
chúng.

Hoạt động 3: Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết


a. Mục tiêu:
- Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu
để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu
khoa học vào những tình huống khác.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc các bước tiến hành trong mục 3, phần II (SGK tr.34 – 35)
để tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng.
- HS tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra
(có thể có nhiều hơn một nhóm làm cùng thí nghiệm và phối hợp các nhóm để thu thập
thêm các thông tin, số liệu bổ sung cho giả thuyết ban đầu).
c. Sản phẩm học tập: Thí nghiệm và phiếu ghi kết quả thí nghiệm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Thiết kế thí nghiệm


- GV yêu cầu các nhóm đọc các bước tiến hành trong mục 3, kiểm chứng giả thuyết
phần II (SGK tr.34 – 35) để chuẩn bị làm thí nghiệm kiểm Phiếu kết quả thí nghiệm
chứng. của các nhóm HS.
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn
HS thực hiện theo các bước trong SGK, sau đó ghi kết quả vào
các mẫu phiếu. (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập).
*Lưu ý:
- Các nhóm chọn chủ đề nghiên cứu giống nhau sẽ thực hiện
cùng nhau.
- Các thí ngiệm cần được lặp lại 3 lần hoặc GV cho 3 HS cùng
tiến hành thí nghiệm.
a. Thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose trong tế bào
+ Bước 1: Bóc vỏ 4- 5 quả nho (hoặc một quả chuối), cắt thành
những miếng nhỏ rồi cho vào cối sứ.
+ Bước 2: Nghiền nhỏ với 10 ml nước cất. Sau đó, lọc để bỏ
phần bã và giữ lại dịch lọc.
+ Bước 3: Cho dịch lọc thu được vào ống nghiệm, nhỏ vào vài
giọt dung dịch Benedict và đun trên ngọn lửa đèn cồn từ 3 - 5
phút.
+ Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm và ghi kết quả vào mẫu
phiếu số 3. (Mẫu phiếu số 3 ở phần Hồ sơ học tập)
b. Thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào
+ Bước 1: Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành những khối nhỏ rồi
cho vào cối sứ.
+ Bước 2: Nghiền mẫu khoai tây với 10 mL nước cất. Sau đó,
lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.
+ Bước 3: Cho dịch lọc vào ống nghiệm và nhỏ thêm vài giọt
dung dịch Lugol.
+ Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm và điền kết quả vào
mẫu phiếu số 4. (Mẫu phiếu số 4 ở phần Hồ sơ học tập)
c. Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào
+ Bước 1: Đập một quả trứng gà sống và chiết lấy lòng trắng
trứng cho vào cốc thuỷ tỉnh. Cho 0,5 L nước cất và 3 mL NaOH
10 % vào cốc, khuấy đều để được dung dịch lòng trắng trứng.
+ Bước 2: Lấy 10 - 15 ml dung dịch lòng trắng trứng cho vào
ống nghiệm, nhỏ vào vài giọt dung dịch CuSO, 1 % và lắc đều.
+ Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm và điền kế quả vào mẫu
phiếu số 5.
d. Thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào
+ Bước 1: Nghiền nhỏ các hạt lạc cùng với một ít rượu rồi lọc
lấy phần dịch.
+ Bước 2: Cho 2 mL dịch lọc thu được vào ống nghiệm và nhỏ
thêm vài giọt dung dịch Sudan III.
+ Bước 3: Quan sát kết quả thí nghiệm và điền kết quả vào
mẫu phiếu số 6.
e. Thí nghiệm xác định sự có mặt của nước trong tế bào
+ Bước 1: Cắt vài lá cây còn tươi thành từng mảnh nhỏ. Cho
lên cân điện tử và ghi lại khối lượng.
+ Bước 2: Dùng máy sấy để sấy mẫu lá tươi khoảng 15 - 20
phút cho đến khi khô.
+ Bước 3: Đưa lên cân điện tử và ghi lại khối lượng.
+ Bước 4: Ghi kết quả vào mẫu phiếu số 7 và so sánh khối
lượng của lá cây trước và sau khi đã sấy khô và
g. Thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố
khoáng trong tế bào
+ Bước 1: Cho 10 g lá cây còn tươi vào cối sứ, giã nhuyễn với
15 mL nước cất.
+ Bước 2: Ðun sôi khối chất thu được trong 15 – 20 phút rồi
lọc lấy dịch chiết. Sau đó thêm vào khoảng 10 ml nước cất.
+ Bước 3: Lấy năm ống nghiệm và đánh số từ 1 đến 5. Cho vào
mỗi ống từ 3 - 4 mL dịch chiết.
+ Bước 4: Tiến hành nhận biết các nguyên tố khoáng:
- Ống nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO..
- Ống nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch Mg(NH,),.
- Ống nghiệm 3: Nhỏ vài giọt dung dịch (N H,).,C.O,.
- Ống nghiệm 4: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl..
- Ống nghiệm 5: Nhỏ vài giọt dung dịch C.H.(NO.).OH bão hoà.
Bước 5: Quan sát kết quả thí nghiệm và ghi kết quả vào mẫu
phiếu số 8.
- Sau khi kết thúc mỗi thí nghiệm, GV yêu cầu các nhóm giải
thích hiện tượng thu được dựa vào kiến thức đã học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK và
tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề
nghiên cứu được đề ra (có thể có nhiều hơn một nhóm làm cùng
thí nghiệm và phối hợp các nhóm để thu thập thêm các thông
tin, số liệu bổ sung cho giả thuyết ban đầu).
- Ghi lại kết quả thu được vào các mẫu phiếu được phát, thảo
luận, giải thích hiện tượng thu được.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm nộp lại phiếu kết quả cho GV.
- Đại diện nhóm giải thích hiện tượng thu được sau khi làm thí
nghiệm
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS, chuẩn kiến
thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 4: Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm
a. Mục tiêu:
- Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết
quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết
đúng/sai. Từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu.
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
hoặc think - pair - share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK
theo mẫu phiếu số 9. (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập)
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Thảo luận dựa trên kết quả thí
- GV yêu cầu các nhóm mô tả kết quả quan sát được nghiệm
và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó kết luận Các nhóm kết luận tính đúng/sai
vấn đề nghiên cứu. của giả thuyết dựa trên kết quả thí
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết nghiệm.
hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoặc think - pair -
share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội
dung trong SGK theo mẫu phiếu số 9.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận
của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét kết luận của các nhóm và
chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 5: Báo cáo kết quả thực hành


a. Mục tiêu:
- Viết được báo cáo nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện báo cáo kết quả thực hành theo mẫu SGK.
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 5. Báo cáo kết quả thực hành
- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo (SGK Báo cáo thực hành của các nhóm
tr.36) và tiến thành viết báo cáo thực hành. theo nội dung GV hướng dẫn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo thực hành.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại báo cáo thực hành của các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các
nhóm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về cách xác định các thành phần hóa học có
trong tế bào.
b. Nội dung:
GV cho HS thảo luận, hoàn thành bài tập sau theo nhóm:
Một mẫu thực phẩm đã bị mất nhãn được cho là có chứa saccharose và protein.
Thông qua một số thử nghiệm, người ta đã thu được các kết quả khác nhau. Mẫu
thực phẩm nói trên tương ứng với mẫu thí nghiệm nào trong bảng dưới đây? Giải thích.

Chất thử phản Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4


ứng

Iodine Nâu Nâu Xanh đen Xanh đen

Benedict Đỏ gạch Xanh da trời Xanh da trời Đỏ gạch

Đồng sulfate Tím Tím Xanh da trời Tím

c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.


d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Một mẫu thực phẩm đã bị mất nhãn được cho là có chứa saccharose và protein.
Thông qua một số thử nghiệm, người ta đã thu được các kết quả khác nhau. Mẫu
thực phẩm nói trên tương ứng với mẫu thí nghiệm nào trong bảng dưới đây? Giải thích.

Chất thử phản Mẫu số 1 Mẫu số 2 Mẫu số 3 Mẫu số 4


ứng

Iodine Nâu Nâu Xanh đen Xanh đen

Benedict Đỏ gạch Xanh da trời Xanh da trời Đỏ gạch

Đồng sulfate Tím Tím Xanh da trời Tím

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy tìm hiểu và cho biết thành phần
của dung dịch Fehling. Từ đó, hãy cho biết Fehling được dùng để nhận biết thành phần
nào trong tế bào.
c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy tìm hiểu và cho biết thành phần
của dung dịch Fehling. Từ đó, hãy cho biết Fehling được dùng để nhận biết thành phần
nào trong tế bào. Mô phỏng các bước tiến hành thí ngiệm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày bài báo cáo vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài Ôn tập chương 1
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

MẪU PHIẾU SỐ 1
Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề
Nhóm thực hiện: …………………………………………………………………

Tình Nội dung thảo luận


huống Nội dung vấn đề Câu hỏi giả định

1 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………

2 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………

MẪU PHIẾU SỐ 2
Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết phương án chứng minh giả thuyết
Nhóm thực hiện: …………………………………………………………………

Nội dung thảo luận


Tình Nội dung giả thuyết Phương án kiểm chứng
huống

1 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………

Phương án được lựa chọn: ……………………………………………


…………………………………………………………………………

2 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………

Phương án được lựa chọn: ……………………………………………..


…………………………………………….. …………………………..

MẪU PHIẾU SỐ 3
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Dung Nước cất Dung dịch glucose Dịch chiết nước nho
dịch 30%

Kết quả Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
MẪU PHIẾU SỐ 4
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Dung Nước cất Hồ tinh bột Dịch chiết khoai tây


dịch

Kết quả Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

MẪU PHIẾU SỐ 5
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Dung Nước cất Sữa bò tươi Lòng trắng trứng


dịch

Kết quả Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

MẪU PHIẾU SỐ 6
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………
Dung Nước cất Dầu thực vật Dịch lọc từ hạt lạc
dịch

Kết quả Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

MẪU PHIẾU SỐ 7
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Dung Cắt ngang thân cây Đun mẫu lá còn Sấy mẫu lá còn tươi
dịch nha đam tươi trên ngọn lửa
đèn cồn

Kết quả Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

MẪU PHIẾU SỐ 8
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện: ………………………………………………………………..
Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………..

1. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm. Sau đó, đưa ra ngoài ánh sáng.

Kết quả Sau khi nhỏ AgNO3 Sau khi đưa ra ngoài ánh sáng
Nhận biết được nguyên tố: ………………………………………..

2. Chia các ống nghiệm thành hai nhóm:


- Nhóm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch Mg(NH4)2
- Nhóm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3

Kết quả Nhóm 1 Nhóm 2

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

Nhận biết được nguyên tố: ……

3. Chia các ống nghiệm thành hai nhóm:


- Nhóm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch (NH4)C2O4
- Nhóm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3

Kết quả Nhóm 1 Nhóm 2

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

Nhận biết được nguyên tố:………..

4. Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm. Sau đó, cho thêm dung dịch
HCL.

Kết quả Sau khi nhỏ BaCl2 Sau khi cho thêm HCL

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

Nhận biết được nguyên tố:………..

5. Chia các ống nghiệm thành hai nhóm:


- Nhóm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch acid picric.
- Nhóm 2: Tẩm dung dịch lên dây platinum. Sau đó, đốt trên đèn khí.

Kết quả Nhóm 1 Nhóm 2

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

Nhận biết được nguyên tố:………..

MẪU PHIẾU SỐ 9
Biên bản thảo luận kết quả phân tích dữ liệu và kết luận vấn đề nghiên cứu
Nhóm thực hiện: ………………………………………………………………..
Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………..

STT Nội dung giả Kết quả phân tích Đánh giá giả Kết luận
thuyết dữ liệu thuyết

1 … … … …

… … … … …
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 1 (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ hệ thống lại được các kiến thức đã học trong Chương 1.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học
để kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống
hoá kiến thức về thành phần hoá học của tế bào; Sử dụng được các hình thức
ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chương 1.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về thành phần
hoá học của tế bào để giỏi thích được những hiện tượng thường gặp trong đời
sống.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của
bản thân trong quá trình học tập các nội dung về thành phần hoá học của tế
bào; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
● Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống
hóa kiến thức về thành phần hóa học của tế bào.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó
khăn khi học tập về thành phần hóa học của tế bào.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Kỹ thuật sơ đồ tư duy.
- Phương pháp trò chơi.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức Chương 1.
- Bộ câu hỏi có nội dung về thành phần hoá học của tế bào (nếu GV thiết kế trò
chơi).
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Giấy khổ A0.
- Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Nội dung trỏ lời các câu hỏi trong bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở để HS tự liệt kê những kiến thức đã học trong
chương I, sau đó dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đầy đủ tất
cả các nội dung kiến thức).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Sau khi học xong chương 1, các em thấy mình đã biết
thêm được những kiến thức mới nào? Thông tin nào làm em thấy thú vị trong những
bài học vừa qua?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học và chia sẻ theo cảm nhận cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày những kiến thức bản thân ghi nhớ được.
- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Những bài học vừa qua
đã mang lại cho chúng ta những hiểu biết nhất định về các vấn đề nghiên cứu của môn
Sinh học, các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học, bước đầu biết được
những thành phần hóa học của tế bào. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ hệ thống
lại một số kiến thức trọng tâm của chương 1. Hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài:
Ôn tập chương 1.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu:
- Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic
có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về thành phần hoá học
của tế bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập các nội dung về thành phần hoá học của tế bào; biết tự điều chỉnh cách học tập
môn Sinh học cho phù hợp.
- Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về thành phần hóa học của
tế bào.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học
tập về thành phần hóa học của tế bào.
b. Nội dung:
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và tổ chức cuộc thi thiết kế áp phích về chủ đề: “Hóa
học và sự sống”.
c. Sản phẩm học tập: Áp phích với chủ đề “Hóa học và sự sống” của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Sơ đồ hệ thống các kiến thức đã
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), học trong chương 1 của HS được
yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống kiến thức SGK tr. 37 trình bày một cách sáng tạo, hợp
để nhớ lại các đơn vị kiến thức đã học. logic, đầy đủ kiến thức.

- GV yêu cầu các nhóm thiết kế một tấm áp phích với


chủ đề “Hóa học và sự sống”, trong đó đề cập đầy đủ
những nội dung kiến thức đã học trong Chương 1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm nghiên cứu sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
(SGK tr.37), thảo luận, sáng tạo một tấm áp phích theo
chủ đề được giao.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình trên bảng.
- GV cho các nhóm quan sát, nhận xét sản phẩm lẫn
nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập


a. Mục tiêu:
- Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập
ôn tập Chương 1.
- Vận dụng những hiểu biết về thành phần hoá học của tế bào để giỏi thích được những
hiện tượng thường gặp trong đời sống.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập các nội dung về thành phần hoá học của tế bào; biết tự điều chỉnh cách học tập
môn Sinh học cho phù hợp.
- Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về thành phần hóa học của
tế bào.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học
tập về thành phần hóa học của tế bào.
b. Nội dung:
- GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tổ chức theo hình thức thi
đua để HS hoàn thành các bài tập vận dụng SGK tr. 37, đồng thời phát triển phẩm chất,
năng lực của HS.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Hướng dẫn giải bài tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm 4 1. Trong kem chống nẻ có chứa thành
– 5 HS), thảo luận để hoàn thành các bài tập trong phần có bản chất là lipid không thấm
phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) nước, do đó, hạn chế được qué trình
- Sau khi hoàn thành các bài tập trong phiếu, các mết nước qua da, làm da không bị khô
nhóm nhanh chóng dán phiếu học tập của nhóm và bị nứt nẻ.
mình lên bảng. Nhóm hoàn thành nhanh và đúng 2. Ý kiến trên là đúng. Vì nước có vai
nhất sẽ nhận được phần thưởng từ GV. trò quan trọng đối với sự sống như:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Là thành phần chính cếu tạo nên tế
- HS nhớ lại những kiến thức đã học thảo luận để bào, là dụng môi hoà tan nhiều chất
hoàn thành bài tập. cần thiết, vừa là nguyên liệu vừa là
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. môi trường cho nhiều phản ứng sinh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoá xỏy ra trong tế bào để duy trì sự
sống.
Các nhóm dán phiếu học tập của nhóm mình lên
bảng. + Đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo sự cân bằng vò ổn định nhiệt
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
độ của tế bèo và cơ thể.
học tập
+ Là môi trường sống của nhiều loài
sinh vật.
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời trong phiếu học 3. Bã đậu hoặc khô dầu đậu tương là
tập của các nhóm, chuẩn kiến thức, chuyển sang loại thức ăn có hàm lượng protein
hoạt động tiếp theo. cao, khi sử dụng loại thức ăn đó làm
tỉ lệ thịt nạc tăng lên điều đó chứng tỏ
protein có trong đậu tương đã được
chuyển hoá thành protein trong cơ thể
lợn.
4. Dịch được truyền vào cơ thể bệnh
nhân có thành chủ yếu là nước và các
chết điện giỏi. Khi bị tiêu chảy nặng,
cơ thể sẽ bị mất nhiều nước và chất
điện giải, việc truyền dịch nhằm bù lại
các chất này cho cơ thể để các hoạt
động sống được duy trì ổn định.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về các thành phần hóa học của tế bào.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành bài tập sau:
Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được đưa đến gặp bác sĩ. Sau khi xem xét tình hình,
bác sĩ đã chỉ định tiêm cho anh ta một mũi chất X vào trong tĩnh mạch. Sau một thời
gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục trở lại.
a) Chất X mà bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân là gì? Tại sao khi tiêm chất X thì thể trạng
của bệnh nhân dần hồi phục trở lại?
b) Có thể thay chất X bằng các chất như maltose, saccharose được không? Giải thích.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc theo cặp đôi, giải quyết bài tập sau:
Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được đưa đến gặp bác sĩ. Sau khi xem xét tình hình,
bác sĩ đã chỉ định tiêm cho anh ta một mũi chất X vào trong tĩnh mạch. Sau một thời
gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục trở lại.
a) Chất X mà bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân là gì? Tại sao khi tiêm chất X thì thể trạng
của bệnh nhân dần hồi phục trở lại?
b) Có thể thay chất X bằng các chất như maltose, saccharose được không? Giải thích.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện các nhóm đôi xung phong trình bày bài làm.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí thông tin; kĩ
năng lập luận, chứng minh tính đúng, sai của một vấn đề.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy sưu tầm tranh, ảnh về một số
loại tế bào ở người (tế bào biểu mô ruột non, tế bào hồng cầu, tế bào cơ,…). Nhận xét
và giải thích về sự khác nhau giữa các tế bào đó.
c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy sưu tầm tranh, ảnh về một số
loại tế bào ở người (tế bào biểu mô ruột non, tế bào hồng cầu, tế bào cơ,…). Nhận xét
và giải thích về sự khác nhau giữa các tế bào đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau. (HS có thể trình bày dưới dạng bài thuyết
trình, poster, bài báo cáo,…)
* Gợi ý:
● Tế bào biểu mô ruột non

● tế bào hồng cầu

● Tế bào cơ
Mỗi loại tế bào sẽ có một kích thước và hình dạng khác nhau do chúng phải đảm nhiệm
những chức năng khác nhau. Ví dụ tế bào hồng cầu hình địa lõm là do không có nhân,
giúp tăng không gian chứa hemoglobin như vậy sẽ vẫn chuyển được nhiều oxi hơn...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 8: Tế bào nhân sơ
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Trường:………..
Lớp:……………
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: …….
1. Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô người ta thường bôi kem chống nẻ vào môi,
gót chân để tránh bị nứt nẻ. Hãy giải thích cơ sở cho hiện tượng trên.
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
2. Một bạn học sinh phát biểu rằng: “Nếu không có nước sẽ không có sự sống”.
Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Tại sao?
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
3. Một nông dân nói rằng: “Khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu
đậu tương thì tỉ lệ nạc sẽ cao hơn so với các loại thức ăn thông thường”. Hãy giải
thích hiện tượng trên.
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
4. Đối với các bệnh nhân bị tiêu chảy nặng, bác sĩ thường chỉ định truyền dịch
cho họ. Dịch được truyền cho các bệnh nhân này có thành phần chủ yếu là gì?
Việc truyền dịch có vai trò gì?
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
……………….……………….……………….……………….……………….
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC TẾ BÀO


BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN SƠ (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần
của tế bào nhân sơ.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ; Giải
thích được mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V; Mô tả được kích
thước, cếu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ; Phân biệt
được vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm; Trình bày được cơ sở khoa
học của việc ứng dụng sự khác nhqu giữa các loại vi khuẩn trong y học.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Dực vào mối quan hệ giữa kích thước tế
bào và tỉ lệ S/V để giải thích được một số vấn đề thực tiễn.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công
việc của bản thân khi học tập về tế bào nhân sơ.
● Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát
cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản
thân.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm nhỏ.
- Dạy học giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
- Kĩ thuật mạnh ghép.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh về các loài vi khuẩn khác nhau và hai khối lập phương.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các câu hỏi tự luận.
2. Đối với học sinh
- Giấy A4
- Biên bản hoạt động nhóm mảnh ghép.
- Giấy ghi đáp án.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu một số hình ảnh và đặt câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Theo em, những vi khuẩn trên có đặc điểm chung là gì?
+ Em biết gì về các tế bào nhân sơ? Kể tên một số sinh vật nhân sơ mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Hầu hết các tế bào nhân
sơ đề có kích thước nhỏ và phân chia rất nhanh. Ở vi khuẩn Fscherichia coli (E. coli),
cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con. Vậy số
lượng vi khuẩn được tạo thành sau 5 giờ đã là 1 x 215 = 32768 tế bào. Để tìm hiểu vì
sao các tế bào nhân sơ lại sinh trưởng và phát triển nhanh như vậy, chúng ta hãy cùng
đi vào bài học hôm nay – Bài 8: Tế bào nhân sơ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- Giải thích được mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học
tập về tế bào nhân sơ.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 38 – 39) để tìm
hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- GV sử dụng phương pháp trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung
SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình - Có kích thước nhỏ => tỉ lệ S/V lớn
ảnh mục I (SGK tr. 38 – 39) để tìm hiểu đặc điểm giúp tế bào trao đổi chất với môi trường
chung của tế bào nhân sơ. một cách nhanh chóng => sinh trưởng
và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào
có kích thước lớn hơn.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có
màng nhân), không có các bào quan có
màng bao bọc => các phản ứng sinh hoá
trong tế bào thường đơn giản.
- Sinh vật có cấu tạo từ tế bào nhân sơ
(vi khuẩn, vi khuẩn cổ) được gọi là sinh
vật nhân sơ.
- Hình dạng: có nhiều hình dạng khác
nhau: hình cầu (cầu khuẩn), hình xoắn
(xoắn khuẩn), hình dấu phẩy (phẩy
khuẩn), hình que (trực khuẩn),… ở một
số loài, các tế bào riêng lẻ có thể liên kết
với nhau tạo thành chuỗi, từng đôi hoặc
nhóm nhỏ.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:


+ Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và
tế bào nhân thực.
+ Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ
những ưu thế gì?
+ Vì sao tất cả sinh vật có kích thước lớn luôn có
cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào chứ không
phải từ một tế bào duy nhất?
- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức
SGK tr.39.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm nghiên cứu sơ đồ hệ thống hóa kiến
thức (SGK tr.37), thảo luận, sáng tạo một tấm áp
phích theo chủ đề được giao.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình trên
bảng.
- GV cho các nhóm quan sát, nhận xét sản phẩm
lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tâp của
HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp
theo.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ


Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ
a. Mục tiêu:
- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ;
- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng sự khác nhau giữa các loại vi khuẩn
trong y học;
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.
- Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước
nhiều người.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK
tr.39 – 41) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân sơ.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và
gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 1. Thành tế bào và màng sinh chất
5 HS), yều cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát - Thành tế bào được cấu tạo bởi
hình ảnh mục II (SGK tr.39 – 40) để tìm hiểu về cấu peptidoglycan (bao gồm các chuỗi
tạo tế bào nhân sơ. carbohydrate liên kết với peptide) có
tác dụng quy định hình dạng và bảo
vệ tế bào, chống lại áp lực của nước
đi vào tế bào.
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa
học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn
được chia thành hai loại: Gram dương
(Gr*) và Gram âm (Gr).
- Bên dưới thành tế bào là màng sinh
chất, được cấu tạo từ lớp kép
phospholipid và protein.
- Màng sinh chất có chức năng:
+ Kiểm soát quá trình vận chuyển các
chất ra và vào tế bào.
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS + Là nơi diễn ra một số quá trình
thảo luận. chuyển hoá vật chất và năng lượng
* Vòng 1: Nhóm chuyên gia của tế bào.
- GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện - Tế bào nhân sơ còn có một số thành
các nhiệm vụ độc lập: phần khác như: vỏ nhầy, lông và roi.
+ Nhóm 1. Tìm hiểu về thành tế bào, màng tế bào
và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát Hình 8.4, hãy cho
biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn + Vỏ nhầy có thành phần chủ yếu là
Gram âm và Gram dương. polysaccharide có chức năng bảo vệ
+ Nhóm 2. Tìm hiểu về tế bào chất và trả lời câu cho tế bào.
hỏi: Tại sao tế bào chất la nơi diễn ra quá trình tổng + Lông (nhung mao) giúp vi khuẩn
hợp nhiều loại protein của tế bào? bám trên bề mặt tế bào hoặc các bề
+ Nhóm 3. Tìm hiểu về vùng nhân và trả lời câu mặt khác.
hỏi: Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát trừ đặc + Roi (tiên mao) được cấu tạo từ
điểm nào của tế bào? protein giúp vi khuẩn di chuyển.
- Các nhóm làm việc nhóm trong vòng 5 phút, sau 2. Tế bào chất
khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải - Chứa 65 – 90 % nước và các chất vô
trình bày trước nhóm của mình một lượt (như là cơ, hữu cơ khác nhau. Trong tế bào
chuyên gia). chất có nhiều ribosome 70 S, là nơi
* Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép tổng hợp các loại protein của tế bào.
- Thành lập nhóm các mảnh ghép: mỗi nhóm được - Tế bào chất là bào quan duy nhất ở
thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm tế bào nhân sơ không có màng bọc.
chuyên gia. - Là nơi diễn ra các phản ứng sinh
- Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả hoá, đảm bảo duy trì hoạt động sống
nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia. của tế bào.

- Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung: Dựa - Tế bào chất của vi khuẩn có các hạt
vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, hãy cho biết và thể vùi có chức năng dự trữ các
bệnh do vi khuẩn Gram dương hay vi khuẩn Gram chất. Một số vi khuẩn có thêm
âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn? Tại sao? plasmid.

- Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến 3. Vùng nhân
chung của nhóm. - Vùng nhân của tế bào nhân sơ gồm
- Kết thúc hoạt động, GV hướng dẫn HS đọc phần một phân tử DNA xoắn kép, dạng
Đọc thêm (SGK tr. 40) để mở rộng kiến thức về cấu vòng, liên kết với nhiều loại protein
khác nhau; khu trú ở vùng tế bào chất
tạo thành peptidoglycan và phần tóm tắt kiến thức và không được bao bọc bởi màng
SGK tr.41. nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Phân tử DNA vùng nhân mang

- Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong thông tin di truyền quy định các đặc
SGK, hợp tác làm việc để thực hiện các yêu cầu của điểm
GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm mảnh ghép trình bày phần tóm tắt kiến
thức chung của nhóm mình.
- Thành viên các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các
nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tế bào nhân sơ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành bài tập sau:
Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được đưa đến gặp bác sĩ. Sau khi xem xét tình hình,
bác sĩ đã chỉ định tiêm cho anh ta một mũi chất X vào trong tĩnh mạch. Sau một thời
gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục trở lại.
a) Chất X mà bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân là gì? Tại sao khi tiêm chất X thì thể trạng
của bệnh nhân dần hồi phục trở lại?
b) Có thể thay chất X bằng các chất như maltose, saccharose được không? Giải thích.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc theo cặp đôi, giải quyết bài tập sau:
Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị,
bệnh nhân này cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng
sinh được mô tả trong bảng sau.

Kháng sinh A B C B+C

Hiệu quả 0% 65,1% 32,6% 93,7%

Dựa vào kết quả ở bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Khả năng bệnh nhân này có thể nhiễm ít nhất mấy loại vi khuẩn? Tại sao?
2. Biết kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome. Dựa
vào cấu trúc tế bào vi khuẩn, hãy dự đoán nguyên nhân tại sao kháng sinh C có hiệu
quả tương đối thấp.
3. Tại sao khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi
sử dụng riêng lẻ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.
* Gợi ý:
1. Người này có thể nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn vì có hai loại kháng sinh B và C có
tác dụng với người này.
2. Kháng sinh C cho hiệu quả tương đối thấp do ribosome của vi khuẩn được bảo vệ
bởi thành tế bào và màng sinh chất, nên việc ức chế của các kháng sinh ức chế
protein sẽ có hiệu quả thấp hơn các loại kháng sinh khác. Ngoài ra một số vi khuẩn
còn có các kháng nguyên và lớp vỏ nhầy giúp tăng khả năng xâm nhập của kháng
sinh ức chế protein.
3. Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với các loài vi khuẩn khác nhau, do đó việc kết hợp
hai loại kháng sinh B và C sẽ giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn hơn so với việc chỉ sử
dụng một trong hai loại kháng sinh để tiêu diệt một vài nhóm vi khuẩn. Do đó khi phối
hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí thông tin; kĩ
năng lập luận, chứng minh tính đúng, sai của một vấn đề.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy tìm hiểu và kể tên một số
bệnh do vi khuẩn gây ra. Đề xuất phương pháp phòng tránh các bệnh đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
* Gợi ý:
Một số bệnh do vi khuẩn:
+ Ngộ độc thực phẩm: do các vi khuẩn Bacillus cereus, Clostridium botulinum,
Escherichia coli và Salmonella,... gây ra.
+ Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, liên cầu khuẩn nhóm A,... gây ra.
+ Bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra.
+ Bệnh tiêu chảy do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra.
+ Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.
Một số biện pháp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra:
+ Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống.
+ Trước khi ăn phải rửa tay thật kĩ.
+ Đeo khẩu trang khi ra đường.
+ Sống lành mạnh, vệ sinh cơ thể và các vật dụng sạch sẽ.
+ Tiêm phòng đầy đủ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10. web: tailieugiaovien.edu.vn
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 9: Tế bào nhân thực.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC


(4 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào
(ở tế bào thực vật) và màng sinh chất.
- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.
- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong
tế bào.
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật, tế
bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Biết được những thành phần cấu tạo chính của tế bào nhân
thực và đặc điểm của từng thành phần; Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa
cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất. So
sánh được cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về tế bào nhân
thực, giải thích được một số vấn đề như sự khác biệt về cấu trúc của các loại tế
bào để phù hợp với chức năng.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học:
+ Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về tế bào nhân thực dựa trên kết
quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
+ Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
thảo luận nhóm.
● Giao tiếp và hợp tác:
+ Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận nhóm
các nội dung về tế bào nhân thực;
+ Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào
nhân thực đã tìm hiểu được.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình
học tập về tế bào nhân thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Tranh phóng to các hình trong SGK.
- Câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10
- Tư liệu, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
- Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết
với kiến thức mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK, nêu tình huống và khuyến khích
HS đưa ra những dự đoán.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và nêu tình huống:

Ở người, khi bị thương, người ta thường sát trùng vết thương bằng nước oxi già.
Hình trên cho thấy hiện tượng xảy ra khi nhỏ oxi già lên vết thương. Nguyên nhân
nào dẫn đến hiện tượng này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra dự
đoán.
- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Để biết được
tại sao khi nhỏ oxi già lên vết thương lại có hiện tượng sủi bọt như trong hình vẽ, chúng
ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 9: Tế bào nhân thực.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân thực
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
- Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình học tập về tế
bào nhân thực.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục A (SGK
tr.42) để tìm hiểu những đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và thảo luận cặp đôi để hướng dẫn và
gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và CỦA TẾ BÀO NHÂN
quan sát hình ảnh mục A (SGK tr.42) để tìm hiểu THỰC
những đặc điểm chung của tế bào nhân thực. - Tế bào nhân thực (điển
hình là tế bào thực vật và
tế bào động vật):
+ Có kích thước lớn và
cấu tạo phức tạp hơn tế
bào nhân sơ;

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:


+ Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm + Có nhân hoàn chỉnh
nào của tế bào? (nhân được bao bọc bởi
+ Dựa vào hình 9.2, hãy lập bảng so sánh cấu tạo tế màng nhân);
bào thực vật và động vật. + Tế bào chất được chia

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập thành các xoang riêng biệt
nhờ hệ thống nội màng và
- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh SGK,
có nhiều bào quan có
trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi của GV.
màng bao bọc (tế bào chất
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
là nơi diễn ra các phản
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
ứng trao đổi chất của tế
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. bào).
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến - Mỗi bào quan trong tế
(nếu có). bào có cấu tạo phù hợp
* Gợi ý: với chức năng chuyên
+ Ở tế bào nhân thực, nhân có cấu tạo hoàn chỉnh, hoá.
được bao bọc bởi màng nhân, ngăn cách giữa môi
trường trong nhân và tế bào chất.
+ So sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật.

Tế bào thực vật Tế bào động vật

Có thành cellulose bao Không có thành


ngoài màng sinh chất; cellulose.
thành tế bào hình thành
các cầu sinh chất.

Không có lysosome Có Lysosome


Có lục lap => thực hiện Không có lục lạp =>
quang hợp. không thực hiện quang
hợp.

Không có trung thể Có trung thể

Có không bào trung tâm Ít khi có không bào


phát triển

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học


tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến
thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. NHÂN TẾ BÀO


Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nhân tế bào
a. Mục tiêu:
- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân
thực đã tìm hiểu được.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục B.I
(SGK tr. 42 – 43) để tìm hiểu về nhân tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kết hợp với hỏi – đáp nêu vấn đề và kĩ
thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập B. CẤU TẠO TẾ BÀO

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, đọc thông NHÂN THỰC
tin và quan sát hình ảnh mục B.I (SGK tr. 42 – 43) I. NHÂN TẾ BÀO
để tìm hiểu về nhân tế bào. - Thường có hình bầu dục hoặc
hình cầu, đường kính trung
bình khoảng 5 um, được bao
bọc bởi màng nhân có bản chất
là lipoprotein (lipid kết hợp với
protein), ngăn cách môi trường
bên trong nhân với tế bào chất.
- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho HS: - Trên màng nhân có đính các

+ Dựa vào Hình 9.3, hãy cho biết: ribosome và có nhiều lỗ nhỏ
gọi là lỗ màng nhân. Các lỗ
a) Các đặc điểm của màng nhân.
màng nhân thực hiện trao đổi
b) Vai trò của lỗ màng nhân.
chất giữa nhân và tế bào chất.
c) Những thành phần bên trong nhân tế bào.
+ Loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc cá thể A
(a), sau đó, chuyển nhân từ tế bào soma của cá thể
B (b) vào. Nuôi cấy tế bào chuyển nhân cho phát
triển thành cơ thể mới. Cơ thể này mang phần lớn
đặc điểm của cá thể nào? Tại sao?

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn


HS thảo luận nhóm: Mỗi HS trong nhóm làm việc
độc lập, viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi ra giấy nháp
(hoặc giấy A4), sau đó cả nhóm thảo luận, thống
nhất đáp án cho câu hỏi và chuẩn bị trình bày trước
lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thành viên các nhóm đọc thông tin và quan sát
hình ảnh SGK, suy nghĩ câu trả lời cho mỗi câu hỏi,
sau đó thảo luận nhóm để thống nhất đáp án.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời lần lượt các câu
hỏi.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ a. Màng nhân là màng kép, trên màng có đính các
ribosome và có các lỗ màng nhân.
b. Lỗ màng nhân có chức năng vận chuyển các
chất từ trong nhân ra tế bào chất hoặc từ tế bào chất
vào nhân.
c. Bên trong nhân có dịch nhân, chất nhiễm sắc và
nhân con.
+ Cá thể mới được hình thành từ tế bào trứng có
chứa nhân được lấy từ cá thể B. Trong nhân có chứa
DNA mang thông tin di truyền quy định phần lớn
các đặc điểm của cơ thể. Do đó, cơ thể mới được
hình thành sẽ mang phần lớn đặc điểm của cá thể B.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. TẾ BÀO CHẤT


Hoạt động 3: Tìm hiểu về tế bào chất
a. Mục tiêu:
- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất (bào tương).
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.
- Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về tế bào nhân thực dựa trên kết quả đã
đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo
luận nhóm.
- Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận nhóm các
nội dung về tế bào nhân thực;
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân
thực đã tìm hiểu được.
- Vận dụng những hiểu biết về tế bào nhân thực, giải thích được một số vấn đề như sự
khác biệt về cấu trúc của các loại tế bào để phù hợp với chức năng.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình học tập về tế
bào nhân thực.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục II.1, II.2,
II.3, II.4, II.5, II.6 (SGK tr. 43 – 46) để tìm hiểu về bào tương, ribosome, lưới nội chất,
bộ máy Golgi, ti thể, lục lạp.
- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung SGK và
thực hiện các nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

● Hoạt động 1: Khám phá kiến thức II. TẾ BÀO CHẤT

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Bào tương


- Là khối tế bào chất đã được
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 - 5
tách bỏ hết các bào quan;
HS), sau đó phân chia nội dung kiến thức cần tìm
chiếm gần 50% khối lượng tế
hiểu thành các trạm:
bào.
+ Trạm 1: Tìm hiểu về bào tương
- Thành phần chủ yếu là
+ Trạm 2: Tìm hiểu về ribosome
nước và một số chất khác
như: các ion, các chất hữu cơ
(amino acid, nucleotide,
protein,...)
- Là môi trường diễn ra nhiều
quá trình chuyển hóa vật chất
và năng lượng của tế bào.
2. Ribosome
- Cấu tạo: gồm một số loại
+ Trạm 3: Tìm hiểu về lưới nội chất rRNA kết hợp với protein;
không có màng bọc, mỗi
ribosome gồm một tiểu phần
lớn và một tiểu phần nhỏ,
chúng có thể đính trên màng
nhân, lưới nội chất hạt hoặc
+ Trạm 4: Tìm hiểu về bộ máy Golgi nằm tự do trong tế bào chất,
ti thể, lục lạp.
- Khi không hoạt động, hai
tiểu phần tách rời nhau, chỉ
khi hai tiểu phần gắn kết với
nhau tạo thành ribosome
+ Trạm 5: Tìm hiểu về ti thể hoàn chỉnh thì ribosome mới
thực hiện chức năng.
- Chức năng: Ribosome là
nơi tổng hợp protein cho tế
bào.
3. Lưới nội chất
+ Trạm 6: Tìm hiểu về lục lạp - Là hệ thống màng
lipoprotein bên trong tế bào,
có nguồn gốc từ màng sinh
chất hoặc màng nhân; chỉ
gồm một màng duy nhất gấp
nếp tạo thành hệ thống các
kênh, túi và ống thông với
nhau.

- Trong tế bào có hai loại


- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin và lưới nội chất:
quan sát các hình ảnh mục II.1, II.2, II.3, II.4, II.5,
+ Lưới nội chất hạt có chức
II.6 (SGK tr. 43 – 46) để tìm hiểu về các thành phần
năng tổng hợp các loại
của tế bào: nhân, tế bào chất, ti thể, lục lạp, lưới nội
protein tiết ra ngoài tế bào
chất, bộ máy Golgi.
hoặc các protein cấu tạo nên
- Ở mỗi trạm, HS đọc tài liệu, quan sát hình ảnh về
màng sinh chất và các
cấu tạo các bào quan có trong nhiệm vụ để hoàn
protein trong lysosome.
thành các hàng ngang trong bảng và các câu hỏi liên
quan trong Phiếu học tập số 1. (Phiếu học tập ở + Lưới nội chất trơn chứa
phần Hồ sơ học tập) nhiều enzyme tổng hợp lipid,

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm rồi di chuyển hoá đường và khử
chuyển theo chiều kim đồng hồ, thực hiện cho đến độc cho tế bào.
khi tất cả HS đều thực hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi 4. Bộ máy Golgi
trạm.
- Được cấu tạo bởi màng
lipoprotein tạo thành hệ
thống các túi dẹp xếp chồng
lên nhau nhưng tách biệt với
nhau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Có nhiều chức năng quan
- Các nhóm nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh
trọng trong tế bào như: tiếp
SGK và thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm theo sự
nhận các sản phẩm từ lưới
hướng dẫn của GV.
nội chất; biến đổi, đóng gói
- Các nhóm thảo luận về các nhiệm vụ đã thực hiện và phân phối các sản phẩm
cá nhân ở mỗi trạm, thống nhất sản phẩm chung của này đến các vị trí khác nhau
nhóm. thông qua các túi tiết hay
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. lysosome.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 5. Ti thể
- GV yêu cầu các HS trong nhóm chấm bài lẫn nhau - Cấu tạo: Thường có dạng
theo sản phẩm chung đã thống nhất. hình cầu hoặc bầu dục; là bào
- GV yêu cầu các nhóm phân tích mối quan hệ giữa quan được bao bọc bởi hai
cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào. lớp màng, bên trong chứa
- Đại diện mỗi nhóm báo cáo sản phẩm của cả chất nền. Màng ngoài trơn
nhóm. Các nhóm đánh giá lẫn nhau. HS tự đánh giá nhẵn, màng trong gấp nếp
hoạt động học tập của bản thân dựa trên đáp án các tạo thành các mào, trên mào
nhóm đã thống nhất. chứa hệ thống các enzyme

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ hô hấp.


học tập - Chức năng: thực hiện quá
trình hô hấp tế bào, giúp
- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết (SGK
chuyển hóa năng lượng trong
tr.45), tổng kết hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
đường và các chất hữu cơ
và chốt kiến thức.
thành năng lượng ATP;
● Hoạt động 2: Luyện tập
DNA ti thể được sử dụng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
trong định danh, phân tích
- GV cho HS luyện tập để nâng cao kiến thức vừa tiến hóa phân tử và phát sinh
thu thập được về tế bào, vận dụng để giải thích một loài.
số tình huống thực tế: - Một số loại tế bào không có
+ Cho biết cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc ti thể: tế bào hồng cầu người,
kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu tế bào mạch gỗ, mạch rây ở
thực vật.
diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể 6. Lục lạp
người. - Là bào quan chỉ có ở tảo và
+ Cho biết các loại tế bào sau đây có dạng lưới nội thực vật (chủ yếu ở lá).
chất nào phát triển mạnh: Tế bào gan, tế bào tuyến - Cấu tạo: Lục lạp được bao
tụy, tế bào bạch cầu. Giải thích. bọc bởi hai lớp màng, cấu tạo
+ Những người thường xuyên uống nhiều rượu, bia màng trong không có gấp
sẽ có loại lưới nội chất nào phát triển? Tại sao? nếp như ở ti thể. Bên trong
+ Giải thích mối quan hệ về chức năng của lục lạp chứa chất nền
ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi. (stroma) không màu cùng hệ
+ Tại sao ti thể có khả năng tổng hợp một số protein thống các túi dẹp gọi là
đặc trưng của nó? thylakoid, trên màng
+ So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp. thylakoid có chứa hệ sắc tố

- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi, sau đó và các enzyme quang hợp.
theo nhóm 6 HS để thống nhất đáp án cho các câu Thylakoid xếp chồng lên
hỏi. nhau tạo thành các granum.
Các granum liên kết với
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
nhau thông qua các ống nối.
- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi của GV.
- Chức năng: Sử dụng năng
- GV hỗ trợ, gợi ý cho HS khi cần thiết.
lượng mặt trời để tổng hợp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận các chất cần thiết cho tế bào
- GV mời đại diện các nhóm trả lời lần lượt các câu do màng thylakoid có khả
hỏi. năng nhận các photon ánh
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). sáng và chất nền lục lạp tạo
* Gợi ý: ra các enzyme quang hợp,

+ Cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh các protein trong chuỗi
ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số truyền electron.
loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người: Khi
ribosome bị ức chế, tế bào vi khuẩn không thể thực
hiện quá trình tổng hợp protein làm cho nhiều hoạt
động sống của tế bào bị ngừng trệ, gây chết các sinh
vật gây hại.
+ Các loại tế bào sau có dạng lưới nội chất nào phát
triển mạnh:
 Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển do
gan là cơ quan có chức năng khử độc cho cơ
thể.
 Tế bào tuyến tuy có lưới nội chất hạt phát
triển vì tuyến tuy có vai trò sản sinh các
enzyme tiêu hóa có bản chất là protein.
 Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát
triển vì bạch cầu sản sinh ra kháng thể (có
bản chất protein) để tiêu diệt các tác nhân gây
hại.
+ Do rượu, bia là những chất độc hại cho cơ thể nên
những người thường xuyên uống nhiều rượu, bia sẽ
có lưới nội chất trơn phát triển (lưới nội chất trơn sẽ
thực hiện quá trình khử độc cho tế bào).
+ Ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi có mối
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tổng hợp
các loại protein của tế bào.
 Ribosome và lưới nội chất hạt: tổng hợp nên
các chuỗi polypeptide.
 Lưới nội chất trơn: tổng hợp lipid, chuyển
hoá đường.
 Bộ máy Golgi: hoàn thiện sản phẩm, biến
đổi polypeptide thành protein hoàn chỉnh
hoặc gắn protein với lipid hay carbohydrate.
+ Ti thể có khả năng tổng hợp một số protein đặc
trưng của nó vì trong chất nền ti thể có chưa DNA,
ribosome và enzyme.
+ So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:
 Giống nhau:
- Được bao bọc bởi hai lớp màng.
- Trong chất nền chứa DNA, ribosome và
nhiều loại enzyme.
- Đều tham gia quá trình chuyển hóa năng
lượng của tế bào.
 Khác nhau:

Ti thể Lục lạp

Màng trong gấp nếp tạo Màng trong không gấp


thành các mào nếp

Chứa enzyme hô hấp Chứa enzyme quang


hợp

Chất nền không có Chất nền có thylakoid


thylakoid

Không có sắc tố quang Có sắc tố quang hợp


hợp

Có ở thực vật và động Có ở tảo và thực vật


vật
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá quá trình làm việc, câu trả lời của các
nhóm và chốt kiến thức.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số bào quan khác


a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.
- Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận nhóm các
nội dung về tế bào nhân thực.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân
thực đã tìm hiểu được.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh
mục II.7 (SGK tr. 47 – 48) để tìm hiểu về một số bào quan khác của tế bào chất.
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức SGK và hoàn
thành phiếu học tập số 2.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM


HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 7. Một số bào quan khác


tập a. Cấu tạo và chức năng của khung
xương tế bào
- Cấu tạo: vi ống, vi sợi và sợi trung
gian.
- GV chia lớp thành 4 nhóm (tùy vào số - Chức năng: làm giá đỡ cơ học và
lượng HS trong lớp có thể điều chỉnh cho duy trì hình dạng của tế bào; là nơi
phù hợp). neo đậu của nhiều bào quan (ti thể,
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng ribosome, nhân) và enzyme trong tế
dẫn HS thảo luận những nội dung cần tìm bào. Ngoài ra, các vi ống và vi sợi
hiểu trong SGK. của khung xương tế bào còn tham gia

● Vòng 1: Nhóm chuyên gia vào sự vận động của tế bào.


b. Cấu tạo và chức năng của
- Mỗi nhóm lớn sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm
lybosome và peroxisome
hiểu về một bào quan:
- Lysosome là bào quan có dạng hình
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức
cầu (chỉ có ở tế bào động vật), được
năng của khung xương tế bào
bao bọc bởi màng lipoprotein, có
nguồn gốc từ bộ máy Golgi.
- Chức năng: Trong lysosome chứa
nhiều enzyme thuỷ phân tham gia
vào quá trình tiêu hoá nội bào như
phân cắt các đại phân tử hữu cơ, phân
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng huỷ các sản phẩm dư thừa, tế bào và
của Lysosome và peroxisome bào quan già,...; bảo vệ tế bào bằng
cách chống lại các tác nhân gây hại
(vi khuẩn, virus, các chất độc hại).
- Peroxisome có cấu tạo gần giống

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cấu tạo và chức lysosome, được hình thành từ lưới
năng của không bào. nội chất trơn. Trong peroxisome
chứa các enzyme chuyển hóa lipid,
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về cấu tạo và chức
khử độc cho tế bào.
năng của trung thể.
c. Cấu tạo và chức năng của không
bào
- Là bào quan được bao bọc bởi một
lớp màng, tuỷ vào loài sinh vật và
loại tế bào mà không bào có chức
năng khác nhau.
- Mỗi nhóm nghiên cứu thông tin cần tìm d. Cấu tạo và chức năng của trung
hiểu SGK, thảo luận và hoàn thành một thể
hàng ngang trong Phiếu học tập số 2 và trả - Cấu tạo: Mỗi tế bào động vật
lời các câu hỏi liên quan đến bào quan đó. thường có một trung thể nằm cạnh
(Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) nhân tế bào. Mỗi trung thể gồm hai
● Vòng 2: Nhóm mảnh ghép trung tử xếp thẳng góc với nhau và
- GV thành lập các nhóm mảnh ghép từ 6 chất quanh trung tử. Mỗi trung tử là
thành viên trong các nhóm chuyên gia. một ống hình trụ dài và rỗng, được
(Mỗi nhóm có ít nhất 1 thành viên của nhóm cấu tạo từ các bộ ba vi ống xếp thành
chuyên gia) vòng.

- Các nhóm mảnh ghép thảo luận để hoàn


- Chức năng: là bào quan đóng vai trò
thành Phiếu học tập số 2 và phân tích mối
quan trọng trong quá trình phân bào
quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các
vì chúng hình thành nên thoi phân
bào quan trong tế bào.
bào. Ở tế bào thực vật không có trung
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập tử.
- Các nhóm HS đọc SGK để tìm hiểu những
thông tin cần thiết, thảo luận, hoàn thành
các nội dung trong phiếu học tập và những
yêu cầu của GV.
- GV điều phối, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV gọi các nhóm mảnh ghép báo cáo sản
phẩm hoạt động nhóm. Các nhóm khác bổ
sung.
- GV yêu cầu các nhóm đánh giá lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm
chuyên gia và nhóm mảnh ghép.
- GV chốt kiến thức, hướng dẫn HS đọc
nhanh phần Tóm tắt kiến thức (SGK tr.48)
và chuyển sang nội dung tiếp theo.

III. MÀNG SINH CHẤT


Hoạt động 5: Tìm hiểu về màng sinh chất
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở
tế bào thực vật) và màng sinh chất. So sánh được cấu tạo tế bào thực vật và động vật.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân
thực đã tìm hiểu được.
- Vận dụng những hiểu biết về tế bào nhân thực, giải thích được một số vấn đề như sự
khác biệt về cấu trúc của các loại tế bào để phù hợp với chức năng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục III (SGK
tr. 48 – 49) để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của màng sinh chất.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, xem video về cấu trúc màng sinh chất và hoàn thành
Phiếu học tập số 3.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời (phiếu học tập) của HS về cấu trúc và chức năng
màng sinh chất.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM


HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. MÀNG SINH CHẤT
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 1. Cấu tạo màng sinh chất
4 – 6 HS, yêu cầu HS đọc thông tin và quan + Được cấu tạo từ một khung liên
sát các hình ảnh mục III (SGK tr. 48 – 49) để tục do lớp kép phospholipid tạo
tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của màng thành và có nhiều phân tử protein
sinh chất. phân bố trên màng.
+ Các phân tử protein có thể nằm
xuyên qua khung (protein xuyên
màng) hoặc bám ở mặt trong hay
mặt ngoài của màng (protein bám
màng), tạo nên tính “khảm” của
màng.
+ Màng sinh chất không chỉ có tính
ổn định mà còn có tính linh hoạt là
do sự chuyển động của các phần tử
phospholipid và protein trên màng,
tạo nên tính “động” của màng.
2. Chức năng của màng sinh chất
+ Vận chuyển các chất: các chất
- GV cho HS xem video ngắn về màng sinh
đi vào hay ra khỏi tế bào đều thông
chất để thực hiện các bài tập trong Phiếu học
qua màng sinh chất. Màng sinh
tập số 3. (Phiếu học tập đính kèm ở phần Hồ chất có tính thấm chọn lọc (tính
sơ học tập) bán thấm) nên chỉ cho các chất cần
Link video: https://youtu.be/fJfTDc3WzQ8 thiết đi qua. Ngoài ra, màng còn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập giữ ổn định vật chất bên trong tế
bào tránh những tác động cơ học.
- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình
+ Truyền tín hiệu: mặt ngoài của
ảnh SGK, kết hợp với đoạn video GV cung
màng sinh chất có protein đóng vai
cấp, thảo luận để hoàn thành các nhiệm vụ
trò là các thụ thể tiếp nhận thông
trong phiếu học tập.
tin từ môi trường ngoài đưa vào tế
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
bào.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
+ Chức năng nhận biết tế
luận
bào: các glycoprotein đặc trưng
- GV cho các nhóm đánh giá lẫn nhau: Nhóm cho từng loại tế bào có vai trò là
1 và nhóm 3 góp ý và bổ sung vào sản phẩm dấu hiệu nhận biết các tế bào của
của nhóm 2; Nhóm 2 và nhóm 3 góp ý và bổ cùng một cơ thể cũng như tế bào
sung vào sản phẩm của nhóm 1,… của cơ thể khác.
- GV yêu cầu đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo.
- GV đặt câu hỏi liên hệ cho HS: Tại sao khi
cấy ghép mô từ người này sang người kia thì
cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng
đào thải mô được ghép?
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời và mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của HS thông qua phiếu
học tập.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
như SGK tr.50 và chuyển sang nội dung tiếp
theo.

IV. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT


Hoạt động 6: Tìm hiểu cấu trúc ngoài màng sinh chất
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào và
chất nền ngoại bào.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào.
- Vận dụng những hiểu biết về tế bào nhân thực, giải thích được một số vấn đề như sự
khác biệt về cấu trúc của các loại tế bào để phù hợp với chức năng.
- Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận nhóm các
nội dung về tế bào nhân thực;
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân
thực đã tìm hiểu được.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề, HS đưa ra các câu trả lời mang tính dự đđoán.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục
IV(SGK tr.50), thảo luận và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. CÁC CẤU TRÚC BÊN

- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
1. Cấu tạo và chức năng của
+ Ở tế bào động vật, ngoại màng sinh chất liệu còn
thành tế bào
có thành phần nào nữa hay không?
- Cấu tạo: Ở thực vật, thành tế
+ Các thành phần đó có vai trò gì đối với tế bào?
bào được cấu tạo chủ yếu từ
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, đọc thông tin
cellulose và còn có pectin,
và quan sát hình ảnh SGK để tìm hiểu về cấu trúc
protein (thành tế bào nấm là
ngoài màng sinh chất, trao đổi để trả lời các câu hỏi.
chitin). Các vi sợi cellulose này
xếp chồng lên nhau tạo nên
thành tế bào.
- Giữa thành tế bào có phiến
giữa giúp liên kết hai tế bào với
nhau và có cầu sinh chất giúp
lưu thông xuyên suốt giữa các
+ Dựa vào kiến thức đã học ở Bài 6, em hãy mô tả tế bào.
lại cấu tạo của thành tế bào thực vật. Giải thích tại - Chức năng: quy định hình
sao thành tế bào có chức năng quy định hình dạng dạng và bảo vệ tế bào vì được
và bảo vệ tế bào. cấu tạo từ các vi sợi cellulose
nên thành tế bào có tính vững
chắc.
+ Tại sao khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh thì 2. Cấu tạo và chức năng của
bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào khác chất nền ngoại bào
và toàn bộ cơ thể? - Cấu tạo: chủ yếu từ
+ Mô động vật được giữ ổn định nhờ có cấu trúc glycoprotein liên kết với các
nào? chất vô cơ và hữu cơ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập khác nhau.


- Chức năng: chất nền ngoại
- Các nhóm đôi đọc thông tin và quan sát hình ảnh
bào đóng vai trò như “chất keo”
SGK, trao đổi để trả lời các câu hỏi của GV.
có cấu trúc kết dính các tế bào
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
cạnh nhau tạo thành mô và giúp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
tế bào thu nhận thông tin.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Cấu trúc thành tế bào: HS tự mô tả; Chức năng
thành tế bào: Do thành tế bào có cấu trúc vững chắc
nên giúp quy định hình dạng của tế bào cũng như
ngăn chặn các tác nhân gây hại (vi khuẩn, virus)
xâm nhập vào do trên thành tế bào không có thụ thể,
nhờ đó bảo vệ tế bào.
+ Khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh thì bệnh
sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào khác và
toàn bộ cơ thể do giữa các tế bào thực vật được nối
với nhau bằng cầu sinh chất, do đó, tác nhân gây
bệnh sẽ dễ dàng lan truyền từ tế bào này sang tế bào
khác và toàn bộ cơ thể một cách nhanh chóng mà
không cần đi qua màng tế bào.
+ Mô động vật được giữ ổn định nhờ chất nền ngoại
bào.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và nâng cao kiến thức HS đã học về tế bào nhân thực.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thành các bài tập luyện tập
(SGK tr.51).
- Các nhóm suy nghĩ, thảo luận và làm bài tập ra giấy.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm học tập (mỗi nhóm không quá 5 HS), yêu cầu các nhóm
thảo luận để hoàn thành bài tập sau:
1. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực bằng cách hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực

Kích thước

Mức độ cấu tạo

Vật chất di truyền

Nhân
Hệ thống nội màng

Số lượng bào quan

Đại diện

2. Cho các tế bào: tế bào tuyến giáp, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào cơ trơn, tế bào gan, tế
bào biểu bì, tế bào hồng cầu người, tế bào thần kinh. Giải thích.
a. Loại tế bào nào có nhiều ribosome?
b. Loại tế bào nào có nhiều lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt?
c. Loại tế bào nào có nhiều lysosome?
3. HIV là loại virus chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu lympho T-CD4 ở người do tế bào
này có thụ thể CD4 phù hợp để HIV xâm nhập vào tế bào. Một nhà khoa học đã đưa
ra ý tưởng rằng bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu
của người mang thụ thể CD4 trên bề mặt, sau đó đưa các tế bào hồng cầu này vào cơ
thể người nhằm kìm hãm quá trình nhân lên của HIV. Ý tưởng này có tính khả thi
không? Giải thích.
4. David Frye và Micheal Edidin tại trường Đại học tổng hợp Johns Hopkins đã đánh
dấu protein màng của tế bào người và tế bào chuột bằng hai loại dấu khác nhau và
dung hợp các tế bào lại. Họ dùng kính hiển vi để quan sát các dấu ở tế bào lai, kết quả
quan sát như Hình 9.16.
a. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?
b. Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm dựa vào kiến thức đã học, thảo luận để hoàn thành bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi và trình bày câu trả lời.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi, tranh luận,... để làm rõ vấn
đề, khắc sâu kiến thức.
* Gợi ý:
1.
Tiêu chí Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực

Kích thước Kích thước nhỏ Kích thước lớn

Mức độ cấu tạo Đơn giản Phức tạp

Vật chất di truyền DNA dạng vòng, không DNA dạng thẳng, liên kết
liên kết với protein với protein

Nhân Chưa hoàn chỉnh, không Hoàn chỉnh, đã có màng


có màng bao bọc nhân bao bọc

Hệ thống nội màng Không có Có

Số lượng bào quan Có ít bào quan Có nhiều bào quan

Đại diện Vi khuẩn Nguyên sinh vật, nấm,


thực vật, động vật.
2. a. Loại tế bào có nhiều ribosome: tế bào tuyến giúp, tế bào hồng cầu do các tế bào
này cần tổng hợp nhiều protein. Tế bào tuyến giáp tổng hợp thyroxine, tế bào hồng cầu
trưởng thành không tổng hợp protein nhưng trong tế bào hồng cầu non vẫn diễn ra
quá trình tổng hợp hemoglobin.
b. Loại tế bào có nhiều lưới nội chất trơn: tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào gan. Tế bào
kẽ tinh hoàn sản xuất hormone testosterone, còn tế bào gan sản xuất dịch mật; hai chất
này đều có bản chất là lipid.
Loại tế bào có nhiều lưới nội chất hạt: tế bào tuyến giáp, tế bào hồng cầu (giải
thích như câu a).
c. Loại tế bào có nhiều lysosome: tế bào gan vì tế bào gan làm nhiệm vụ giải độc
(rượu, thuốc,...) cho cơ thể.
3. Ý tưởng này có tính khả thi vì các tế bào hồng cầu không có nhân nên không
thể thực hiện quá trình phân chia tế bào. Do đó, khi HIV xâm nhiễm vào các tế
bào này thì chúng không thể nhân lên được. Qua đó, kìm hãm quá trình nhân lên của
HIV.
4. a. Thí nghiệm nhằm chứng minh các phân tử trên màng tế bào có khả năng
chuyển động => tính khảm động của màng sinh chất.
b. Tế bào chuột có các protein trên màng đặc trưng có thể phân biệt được với các
protein trên màng sinh chất của tế bào người. Sau khi tạo tế bào lai, do sự chuyển động
của các phân tử phospholipid và protein trên màng nên ta thấy các phân tử protein của
tế bào chuột và tế bào người nằm xen kẽ nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời và sơ đồ tư duy của HS, chuẩn kiến thức và chuyển
sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về các bào quan để giải thích một số kiến thức
mở rộng hoặc hiện tượng trong thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ
năng.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy tìm hiểu về các loại tế bào
đặc biệt trong cơ thể (thực vật, động vật) mà trong cấu tạo của chúng thiếu một số bào
quan đã học và dự đoán nguyên nhân.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy tìm hiểu về các loại tế
bào đặc biệt trong cơ thể (thực vật, động vật) mà trong cấu tạo của chúng thiếu một số
bào quan đã học và dự đoán nguyên nhân.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trình bày phần tìm hiểu vào đầu tiết học sau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày bài làm của mình vào tiết học sau.
* Gợi ý:
- Tế bào hồng cầu người: không có nhân và ti thể, giúp tăng không gian để vận chuyển
oxygen. Mặt khác, vì tế bào không có ti thể, hồng cầu không sử dụng lượng oxygen
đang được vận chuyển để hô hấp, giúp cho lượng oxygen không bị tiêu hao.
- Tế bào mạch gỗ ở thực vật: tiêu giảm các bào quan và tế bào chất, giúp vận
chuyển nước với tốc độ cao để cung cấp cho cây.
- Tế bào mạch rây: tiêu giảm đi một số bào quan như nhân, tii thể, không bào,...
giúp vận chuyển được nhiều chất dinh dưỡng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 10. Thực hành: Quan sát tế bào.
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP
1. Phiếu học tập
Trường:………….
Lớp:……………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nội dung: Các bào quan của tế bào chất
Hãy hoàn thành bảng sau về cấu tạo và chức năng các thành phần cấu tạo của tế
bào:
Các thành phần Hình dạng/ cấu tạo Chức năng
Bào tương
Ribosome
Lưới nội chất
Bộ máy Golgi
Ti thể
Lục lạp

Trường:………….
Lớp:……………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nội dung: Các bào quan khác
1. Hãy hoàn thành bảng sau về cấu tạo và chức năng các thành phần cấu tạo của
tế bào:
Các thành phần Hình dạng/ cấu tạo Chức năng
Lysosome
Không bào
Peroxisome
Ribosome
Trung thể
Bộ khung tế bào
2. Tại sao lysosome tiêu hóa được nhiều phân tử lớn và bào quan? Sự tiêu hóa các
bào quan bị hỏng không cần thiết có ý nghĩa gì đối với tế bào?
3. Tại sao nói peroxisome là bào quan chuyên oxi hóa? Tại sao tế bào không bị
đầu độc do sản phẩm của quy trình oxi hóa?
4. Hãy kể một số bào quan có ribosome. Ribosome gắn trên mạng lưới nội chất có
ý nghĩa gì đối với việc thực hiện chức năng của lưới nội chất?
5. Thành phần cấu tạo nào của trung thể đóng vai trò quan trọng trong sự phân
chia tế bào?

Trường:………….
Lớp:……………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nội dung: Màng sinh chất
1. Hoàn thành bảng sau để chứng minh sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của
màng sinh chất.
Các thành phần Vị trí/ cấu tạo/ đặc điểm Chức năng
Phân tử phospholipid
Phân tử protein
Phân tử sterol
Carbohydrate
2. Tại sao nói màng sinh chất có tính “khảm động” và tính thấm chọn lọc? Điều
này có ý nghĩa gì đối với tế bào?
3. Tại sao tế bào chỉ có thể tiếp nhận một số thông tin nhất định từ môi trường bên
ngoài?
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thu thập được dữ liệu quan sát kết quả thực hành quan sát tế bào.
- Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành quan sát tế bào.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Biết cách thực hiện thí nghiệm quan sát tế bào đảm bảo các
quy định an toàn và vệ sinh trong phòng thí nghiệm.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học về tế bào để
đưa ra những kết luận dựa trên hiện tượng quan sát được.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của
bản thân trong quá trình thực hành quan sát tế bào.
3. Phẩm chất
● Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đứng kết quả
quan sát được.
● Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó
khăn khi học bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học thực hành.
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm nhỏ.
- Phương pháp hỏi – đáp.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.
- Báo cáo kết quả thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở để HS thoải mái nêu ý kiến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Bằng cách nào chúng ta có thể tận mắt quan sát và
phân biệt các loại tế bào?
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS trả lời nhanh trong vòng 1 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS ngồi tại chỗ, thoải mái đưa ra ý kiến.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Các tế bào đều có kích
thước rất nhỏ, chúng ta không thể quan sát chúng bằng mắt thường, chính vì vậy, để
quan sát và tìm hiểu về tế bào, chúng ta cần có sự hỗ trợ của kính hiển vi. Trong bài
học hôm nay – Bài 10. Thực hành: Quan sát tế bào, chúng ta sẽ cùng sử dụng kính
hiển vi quang học để tiến hành quan sát một số loại tế bào và tìm hiểu kĩ hơn về chúng
nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát tế bào vi khuẩn lam
a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tế bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành quan sát tế bào.
- Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm mục II.1 (SGK tr.52) để
nắm được trình tự thực hiện thí nghiệm.
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các
bước được hướng dẫn trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả quan sát của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS thực hành quan sát và ghi chép
- GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và lại kết quả thí nghiệm quan sát tế
hóa chất theo yêu cầu: bào vi khuẩn lam.

+ Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, lam kính,


lamen, kim mũi mác, kim mũi nhọn, đèn cồn,
kẹp, tăm tre, tăm bông, ống nghiệm, ống nhỏ
giọt.
+ Hóa chất: Nước cất, xanh methylene.
+ Mẫu vật: Mẫu nước tự nhiên (ao, hồ,...), lá
thài lài tía (lá lẻ bạn), tế bào niêm mạc miệng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu các bước tiến
hành thí nghiệm mục II.1 (SGK tr.52) để nắm
được trình tự thực hiện thí nghiệm.
- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo
từng bước:
+ Bước 1: Nhỏ một giọt nước ao, hồ,... lên một
lam kính sạch. Sau đó, đặt lamen lên giọt nước,
dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.
+ Bước 2: Đưa lên kính hiển vi để quan sát tế
bào vi khuẩn ở vật kính 40x.
- Ở mỗi bước, GV giải thích cho HS thông qua
các câu hỏi:
+ Tên gọi “vi khuẩn lam” xuất phát từ đâu?
+ Màu xanh của vi khuẩn lam do đâu mà có?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm
trong SGK và thực hành làm thí nghiệm dưới
sự hướng dẫn của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết; hướng
dẫn HS quan sát và mô tả hình dạng tế bào vi
khuẩn lam.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
HS báo cáo số lượng tế bào vi khuẩn lam ở
vùng tiêu bản quan sát được và mô tả hình
dạng của chúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS,
chốt kiến thức và chuyển sang thí nghiệm tiếp
theo.

Hoạt động 2: Quan sát tế bào thực vật


a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tế bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành quan sát tế bào.
- Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm mục II.2 (SGK tr.52) để
nắm được trình tự thực hiện.
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn HS thực hiện các bước
thí nghiệm như trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS thực hành quan sát và ghi

- GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật để tiến chép lại kết quả thí nghiệm
hành thí nghiệm theo yêu cầu SGK. quan sát tế bào thực vật.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu các bước tiến hành


thí nghiệm mục II.2 (SGK tr.52) để nắm được
trình tự thực hiện.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo từng bước:
+ Bước 1: Cắt lá thài lài tía thành những miếng
nhỏ có kích thước khoảng 1 cm x 1 cm.
+ Bước 2: Dùng kim mũi mác (hoặc mũi nhọn)
bóc một lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài
tía và đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước
cất.
+ Bước 3: Đặt lamen lên trên lớp biểu bì, dùng
giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.
+ Bước 4: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Bước 5: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi để
nhận biết các tế bào (tế bào biểu bì lá, tế bào khí
khổng) và các bào quan trong tế bào. Nên quan
sát ở vật kính 10x trước khi chuyển sang vật kính
40x.
- GV đặt câu hỏi ở mỗi bước để HS hiểu rõ quy
trình đang làm:
+ Tại sao khi quan sát tế bào biểu bì lá cần phải
cắt một lớp thật mỏng?
+ Tại sao phải lấy biểu bì ở mặt dưới lá mà
không lấy ở mặt trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu các bước tiến hành SGK, sau đó
tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết; hướng dẫn
HS quan sát và mô tả hình dạng tế bào thực vật và
nhận biết một số bào quan trong tế bào.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi và mô
tả hình dạng tế bào thực vật.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kết
luận và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 3: Quan sát tế bào niêm mạc miệng


a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tế bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành quan sát tế bào.
- Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm mục II.3 (SGK tr.52 - 53)
để nắm được trình tự thực hiện.
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn HS thực hiện các bước
thí nghiệm như trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS thực hành quan sát và ghi

- GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật để chép lại kết quả thí nghiệm quan
tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu SGK. sát tế bào niêm mạc miệng.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu các bước tiến


hành thí nghiệm mục II.3 (SGK tr.52 - 53) để
nắm được trình tự thực hiện.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo từng bước:
+ Bước 1: Dùng tăm bông sạch chà nhẹ xung
quanh thành trong của miệng 3 – 4 lần.
+ Bước 2: Chà nhẹ tăm bông ở Bước 1 lên lam
kính đã có sẵn một giọt nước cất.
+ Bước 3: Đậy lamen lên mẫu vật.
+ Bước 4: Nhỏ một giọt xanh methylene lên
một đầu của lamen.
+ Bước 5: Dùng giấy thấm, thấm ở đầu ngược
lại của lamen sao cho dung dịch xanh
methylene đi vào trong lamen. Chờ 3 phút rồi
đưa lên kính hiển vi để quan sát ở vật kính 10x,
sau đó chuyển sang vật kính 40x.
- GV đặt câu hỏi ở mỗi bước để HS hiểu rõ
quy trình đang làm: Dung dịch xanh
methylene có vai trò gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu các bước tiến hành SGK, sau
đó tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của
GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết; hướng
dẫn HS quan sát và mô tả hình dạng tế bào
niêm mạc miệng và nhận biết một số bào quan
trong tế bào.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi và
mô tả hình dạng tế bào niêm mạc miệng.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kết
luận và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 3: Báo cáo kết quả thực hành


a. Mục tiêu:
- Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành quan sát tế bào.
- Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hướng dẫn HS viết báo cáo thực hành
theo mẫu (SGK tr.53)
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo kết quả thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Báo cáo kết quả thực hành theo

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm mẫu của HS.
4-5 HS, yêu cầu HS hoàn thành báo cáo kết quả
thực hành theo mẫu báo cáo SGK tr.53. (Mẫu
báo cáo đính kèm ở phần Hồ sơ học tập).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, thảo luận về các nội
dung vừa thực hành và hoàn thành báo cáo.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- HS nộp lại báo cáo thực hành cho GV.
- GV chiếu báo cáo của các nhóm lên bảng, yêu
cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét mức độ tiếp thu kiến
thức của HS thông qua báo cáo thực hành.
(Mẫu phiếu đánh giá đính kèm ở phần Hồ sơ
học tập)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các kiến thức vừa thu thập được qua bài thực hành.
b. Nội dung:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ sau: Nhận xét đặc điểm của các
tế bào vừa quan sát được, cho biết điểm giống và khác nhau giữa các loại tế bào này.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GGV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ sau: Nhận xét đặc điểm của
các tế bào vừa quan sát được, cho biết điểm giống và khác nhau giữa các loại tế bào
này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. HS ghi lại kết quả thảo
luận của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng thực hành quan sát tế bào vào thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Tìm hiểu, sưu tầm thêm hình ảnh về
các loại tế bào khác và nêu đặc điểm của loại tế bào đó.
c. Sản phẩm học tập: Tư liệu, hình ảnh một số loại tế bào khác mà HS sưu tầm được.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy tìm hiểu, sưu tầm thêm
hình ảnh về các loại tế bào khác và nêu đặc điểm của loại tế bào đó.
- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ (mỗi nhóm không quá 3 HS).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài Ôn tập chương 2.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO

Thứ ........ngày.......tháng.......năm
Nhóm:...... Lớp:.................
Họ và tên thành viên:................................................................................................
Mục tiêu Nội dung Kết
quả và giải thích
Vẽ và chú thích các Quan sát tế bào vi - Kết quả (Hình vẽ tế bào vi
thành phần của tế bào khuẩn lam có trong khuẩn lam)
vi khuẩn lam quan sát tiêu bản.
được.

Vẽ và chú thích các Quan sát tế bào thực - Kết quả (Hình vẽ tế bào thực
thành phần của tế bào vật có trong tiêu bản. vật)
thực vật quan sát được

Vẽ và chú thích các Quan sát tế bào niêm - Kết quả (Hình vẽ tế bào
thành phần của tế bào mạc miệng có trong niêm mạc miệng)
động vật quan sát tiêu bản.
được.

2. Phiếu đánh giá


Các tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đạt yêu
cầu của bài thí nghiệm.
Nắm được các bước tiến hành thí
nghiệm.
Thực hiện các thao tác thí nghiệm
thành thạo.
Ghi chép quá trình thí nghiệm đầy
đủ.
Giải thích kết quả thí nghiệm rõ
ràng.
Trả lời các câu hỏi, rút ra kết luận
chính xác.
Tuân thủ các quy tắc thực hành và
vệ sinh phòng thí nghiệm.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo
logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về cấu trúc tế
bào.
- Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài
tập ôn tập chương 2.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Hệ thống được các kiến thức đã học về cấu trúc tế bào một
cách logic.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học về tế bào để
đưa ra những kết luận dựa trên hiện tượng quan sát được.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân trong quá trình học tập các nội dung về cấu trúc tế bào; biết tự điều chỉnh
cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
● Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa
kiến thức về cấu trúc tế bào.
3. Phẩm chất
● Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó
khăn khi học tập về cấu trúc tế bào.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp thuyết trình.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chương 2.
- Bộ câu hỏi có nội dung về cấu trúc tế bào.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Giấy khổ A0.
- Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Nội dung trả lời các câu hỏi trong bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở để HS thoải mái nêu ý kiến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đầy đủ).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 2.
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng
3 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học ở chương 2, liên tiếp đưa ra phương án trả lời
trong vòng 3 phút.
- HS ghi những chủ đề HS kể tên lên bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc 3 phút, HS mở lại sách để xem lại các chủ đề đã học.
- GV công bố các câu trả lời đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV biểu dương tinh thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Như vậy là các
em đã phần nào ghi nhớ được những nội dung kiến thức đã học trong chương 2. Để
hệ thống hóa một cách chi tiết hơn về những chủ đề này, chúng ta hãy cùng bắt đầu
bài học hôm nay – Bài Ôn tập chương 2.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu:
- Tìm được từ khóa và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic
có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về cấu trúc tế bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập các nội dung về cấu trúc tế bào; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học
cho phù hợp.
- Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về cấu trúc tế bào.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học
tập về cấu trúc tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống hóa kiến thức (SGK tr.54) để HS nhớ lại các
kiến thức đã học trong chương 2.
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Ai là triệu phú” để hệ thống hóa các kiến thức
đã học trong chương 2: Cấu trúc tế bào.
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm là một đội chơi. Đội chơi nào đưa ra được
nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu trả lời cho các câu hỏi của HS
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống kiến trong trò chơi Ai là triệu phú.
thức SGK tr.54 để HS nhớ lại các kiến thức đã
học ở chương 2: Cấu trúc tế bào.
- GV chuẩn bị bộ câu hỏi liên quan đến cấu
trúc tế bào, mỗi câu hỏi gồm 4 phương án lựa
chọn để tổ chức trò chơi Ai là triệu phú. (Danh
sách câu hỏi ở phần Hồ sơ học tập).
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, sắp xếp vị trí
ngồi để các nhóm thuận tiện trao đổi, làm việc
nhóm.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Có tổng cộng
21 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương án trả
lời. Các đội chơi có thời gian suy nghĩ cho
mỗi câu hỏi là 15s. Hết thời gian thảo luận,
đội nào có tín hiệu xin trả lời nhanh hơn sẽ
được đưa ra đáp án. Các đội khác có thể giành
điểm nếu đội trả lời đầu tiên đưa ra đáp án sai.
Mỗi câu trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm. Hết
21 câu hỏi, đội nào ghi được nhiều điểm hơn
sẽ giành chiến thắng.
- GV lần lượt chiếu các câu hỏi với 4 phương
án lựa chọn lên slide và khuyến khích HS tích
cực tham gia trò chơi.
- GV chọn ra 2 – 3 HS làm trọng tài và tính
điểm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm lắng nghe GV phổ biến luật chơi,
thảo luận, tích cực tham gia hoạt động.
- GV theo dõi, gợi ý cho HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Các nhóm thi đua đưa ra phương án trả lời
cho các câu hỏi ôn lại kiến thức.
- GV chốt đáp án đúng sau mỗi câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét quá trình tham gia hoạt động
học tập của các nhóm, tuyên dương nhóm
thắng cuộc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Hướng dẫn giải bài tập SGK)
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm gồm 4 – 5 HS), thảo luận và hoàn
thành các bài tập luyện tập SGK tr.55.
- GV tổ chức cho HS bốc thăm để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1. Chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ trong hình dưới đây.

2. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (3 - 7 μm), chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào
chất chỉ có bào quan duy nhất là ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc.
b. Tế bào nhân thực bao gồm tế bào thực vật, tế bào động vật và tế bào vi sinh vật.
c. Mọi cơ thể sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
d. Vi khuẩn là những loài sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.
e. Mỗi tế bào đều có ba thành phần cơ bản: lưới nội chất, tế bào chất và nhân tế bào.
g. Ribosome là bào quan duy nhất có ở tế bào nhân sơ.
h. Lục lạp là bào quan có ở các sinh vật có khả năng quang hợp như thực vật, vi khuẩn
lam.
i. Chỉ có tế bào thực vật và tế bào nấm mới có thành tế bào.
3. Khi bị mắc bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc có chứa
kháng sinh. Tại sao kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn mà ít gây ảnh hưởng đến tế
bào người?
4. Tại sao khi sử dụng các loại thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh (giun tròn)
thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người hơn so với các loại kháng sinh được sử
dụng để chữa bệnh do vi khuẩn gây ra?
5. Tại sao lá ở một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,...) lại có màu đỏ hoặc tím
trong khi lá ở các loài khác thì không?
6. Khi hình dạng tế bào thay đổi có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào, ví dụ: Tế
bào hồng cầu bình thường có hình đĩa, khi bị đột biến có hình liềm (bệnh hồng cầu
hình liềm). Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh hồng cầu hình liềm và cho biết sự thay đổi
hình dạng của tế bào hồng cầu đã gây ra những hậu quả gì.
- GV giới hạn cho các nhóm thời gian thảo luận là 20 phút. Sau đó, GV mời đại diện
các nhóm lên bốc thăm để trả lời các câu hỏi. Các nhóm bốc được số nào sẽ trả lời câu
hỏi tương ứng với số thứ tự đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. HS ghi lại kết quả thảo
luận của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. (1) Roi; (2) Lông; (3) Ribosome; (4) Tế bào chất; (5) DNA vùng nhân; (6) Màng
sinh chất; (7) Thành tế bào; (8) Vỏ nhầy.
2. a. Sai. Tế bào nhân sơ có kích thước từ 1 - 5 μm.
b. Sai. Vì tế bào vi sinh vật là tế bào nhân sơ.
c. Đúng. Theo học thuyết tế bào, mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
d. Đúng. Tất cả vi khuẩn đều là sinh vật đơn bào.
e. Sai. Mỗi tế bào có ba thành phần cơ bản là màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
g. Đúng. Tế bào nhân sơ không có các bào quan có màng bao bọc.
h. Sai. Vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, không có lục lạp.
i. Sai. Vi khuẩn cũng có thành tế bào.
3. Do thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn
nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Tế bào người không có thành tế bào nên không bị
tác động.
4. Do giun tròn và người đều là sinh vật nhân thực, đều được cấu tạo từ tế bào nhân
thực nên có cấu tạo tế bào giống nhau. Trong khi đó, vi khuẩn là tế bào nhân sơ nên
có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, thuốc tiêu diệt các loài động vật kí sinh thường ảnh
hưởng đến sức khoẻ của con người hơn so với các loại kháng sinh dùng để tiêu diệt vi
khuẩn.
5. Một số loài thực vật (tía tô, rau dền, huyết dụ,...) có l màu đỏ hoặc tím do trong lá
có hàm lượng corotenoid cao hơn diệp lục.
6. Hậu quả của bệnh hồng cầu hình liềm: các tế bào hồng cầu thay đổi hình dạng, có
kích thước nhỏ hơn, dễ bị vỡ, khả năng vận chuyển oxygen rốt kém dẫn đến suy nhược
cơ thể, thiếu máu, thêm chí suy tim. Bên cạnh đó, các tế bào hồng cầu hình liềm vón
cục gây tắc các mạch máu nhỏ dẫn đến tổn thương não và các cơ quan; các tế bào này
khi tích tụ gây tổn thương lá lách,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Thiết kế poster với chủ đề Cấu trúc
tế bào.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm sáng tạo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Thiết kế poster với chủ đề Cấu trúc
tế bào.
- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ (mỗi nhóm không quá 3 HS).
Sản phẩm poster cần ít chữ nhất có thể, hình ảnh minh họa sinh động, màu sắc hài hoà,
trình bày hợp logic, dễ hiểu, dễ nhớ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài Ôn tập chương 2.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 2


Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Vùng nhân không có màng bao bọc
(2) Có ADN dạng vòng
(3) Có màng nhân
(4) Có hệ thống nội màng
Trong các ý trên có những ý nào là đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân sơ?
A. (1), (2) C. (3), (4)
B. (2), (3) D. (1), (3), (4)
Câu 2: Khung xương tế bào không có đặc điểm nào sau đây?
A. Gồm các thành phần: vi ống, vi sợi, sợi trung gian
B. Tạo hình dạng xác định cho tế bào động vật
C. Giúp tế bào di chuyển
D. Bảo vệ tế bào và các cơ quan
Câu 3: Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động có tính chọn lọc là:
A. Có ATP, kênh protein vận chuyển đặc hiệu
B. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính của lỗ màng, có sự chênh
lệch nồng độ.
C. Kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có phân tử
protein đặc hiệu
D. Có sự thẩm thấu hoặc khuếch tán
Câu 4: Trình tự di chuyển của protein từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế
bào là:
A. Lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi → màng sinh chất
B. Lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → màng sinh chất
C. Bộ máy Gôngi → lưới nội chất trơn → màng sinh chất
D. Lưới nội chất hạt → riboxom → màng sinh chất
Câu 5: Đặc điểm chỉ có ở ti thể mà không có ở lục lạp là
A. Làm nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng
B. Có ADN dạng vòng và riboxom
C. Màng trong gấp khúc tạo nên các mào
D. Được sinh ra bằng hình thức phân đôi
Câu 6: Lục lạp và ti thể là 2 loại bào quan có khả năng tự tổng hợp protein cho
riêng mình. Vì lí do nào sau đây mà chúng có khả năng này?
A. Đều có màng kép và riboxom
B. Đều có ADN dạng vòng và riboxom
C. Đều tổng hợp được ATP
D. Đều có hệ enzyme chuyển hóa năng lượng
Câu 7: Khi hàm lượng colesteron trong máu vượt quá mức cho phép, người ta dễ
bị các bệnh về tim mạch. Colesteron được tổng hợp ở
A. Lizoxom
B. Bộ máy Gôngi
C. Lưới nội chất hạt
D. Lưới nội chất trơn
Câu 8: Đặc điểm chỉ có ở lưới nội chất hạt mà không có wor lưới nội chất trơn là
A. Có đính các hạt riboxom
B. Nằm ở gần màng tế bào
C. Có khả năng phân giải chất độc
D. Có chứa enzim tổng hợp lipit
Câu 9: Điều nào dưới đây không phải là chức năng của bộ máy Gôngi?
A. Gắn thêm đường vào phân tử protein
B. Tổng hợp lipit
C. Tổng hợp một số hoocmon và bao gói các sản phẩm tiết
D. Tổng hợp nên các phân tử polisaccharide
Câu 10: Nếu màng của lizoxom bị vỡ thì hậu quả sẽ là
A. Tế bào mất khả năng phân giải các chất độc hại
B. Tế bào bị chết do tích lũy nhiều chất độc
C. Hệ enzim của lizoxom sẽ bị mất hoạt tính
D. Tế bào bị hệ enzim của lizoxom phân hủy
Câu 11: Ở tế bào cánh hoa, nhiệm vụ chính của không bào là:
A. Chứa sắc tố
B. Chứa nước và chất dinh dưỡng
C. Chứa giao tử
D. Chứa muối khoáng
Câu 12: Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ tấn công tiêu diệt các tế bào lạ mà không tấn
công các tế bào của cơ thể mình. Để nhận biết nhau, các tế bào trong cơ thể dựa
vào
A. Màu sắc của tế bào
B. Hình dạng và kích thước của tế bào
C. Các dấu chuẩn “glicoprotein” có trên màng tế bào
D. Trạng thái hoạt động của tế bào
Câu 13: Có các nhận định sau về lục lạp và ti thể. Nhận định nào là không đúng?
A. Lục lạp cung cấp nguyên liệu (glucozo) cho quá trình hô hấp tế bào
B. Ti thể của tế bào thực vật là nơi chuyển hóa năng lượng trong glucozo thành
ATP
C. Lục lạp là nơi chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng trong
ATP
D. Chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp được thực hiện ở trong ti thể
Câu 14: Nhập bào là phương thức vận chuyển
A. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào và tiêu tốn ATP
C. Nhờ kênh protein đặc biệt xuyên màng
D. Nhờ hình thành các không bào tiêu hóa
Câu 15: Mô tả nào sau đây về riboxom là đúng?
A. Là thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và protein đặc hiệu
B. Gồm hai tiểu phần hình cầu lớn và bé kết hợp lại, mỗi tiểu phần được hình
thành từ sự kết hợp giữa rARN và các protein đặc hiệu
C. Gồm hai tiểu phần hình cầu kết hợp lại
D. Riboxom là một túi hình cầu, bên trong chứa các enzim thủy phân
Câu 16: Ở ống thận, nồng độ glucozo trong nước tiểu thấp hơn trong máu nhưng
glucozo trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Phương thức vận chuyển
được sử dụng ở đây là
A. Khuếch tán
B. Thẩm thấu
C. Xuất bào
D. Vận chuyển chủ động
Câu 17: Ở ruột non, các axit amin đi từ dịch ruột vào tế bào lông ruột chủ yếu theo
con đường
A. khuếch tán trực tiếp
B. khuếch tán gián tiếp
C. hoạt tải
D. nhập bào
Câu 18: Khi xào rau, nếu cho muối lúc rau chưa chín thì thường làm cho các cọng
rau bị teo tóp và rất dai. Nguyên nhân là vì
A. Nước trong tế bào thoát ra ngoài do có sự chênh lệch nồng độ muối trong và
ngoài tế bào
B. Đã làm tăng nhiệt độ sôi dẫn tới rau bị teo lại
C. Muối đã phá vỡ các tế bào rau nên mỗi cọng rau chỉ còn các sợi xenlulozo
D. Cho muối làm giảm nhiệt độ sôi nên rau không chín mà bị teo tóp lại.
Câu 19: Rau đang bị héo, nếu chúng ta tưới nước vào rau thì sẽ có thể làm cho rau
tươi trở lại. nguyên nhân là vì
A. Được tưới nước nên các tế bào rau đã sống trở lại
B. Nước thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên
C. Nước đã làm mát các tế bào rau nên các cọng rau đều xanh tươi trở lại
D. Có nước làm cho rau tiến hành quang hợp nên đã xạnh tươi trở lại
Câu 20: Ủ 10 hạt ngô (các hạt đều có khả năng nảy mầm) trong hai ngày, sau đó
tách lấy phôi. Cho 5 phôi vào ống nghiệm, đun sôi cách thủy trong 5 phút. Tiến
hành ngâm cả 10 phôi lên kính hiển vi để quan sát, mẫu thí nghiệm có màu xanh
là:
A. Cả 10 phôi đều bắt màu xanh
B. Các phôi không được đun cách thủy bắt màu xanh
C. Có một số phôi của cả hai loại trên bắt màu xanh
D. Các phôi được đun cách thủy bắt màu xanh
Câu 21: Khi bị viêm họng, bị đau răng sâu, nếu ngậm nước muối loãng thì sẽ làm
hạn chế được bệnh. Nước muối loãng đã làm cho:
A. vi sinh vật gây bệnh bị chết
B. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do tế bào bị co nguyên sinh
C. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do nước muối có chất độc hại
D. vi sinh vật gây bệnh bị bất hoạt do chất nguyên sinh bị biến tính
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ


BÀO
BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm trao đổi chất ở tế bào.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận
chuyển thụ động và chủ động. Nêu được ý nghĩa của các hình thức đó. Lấy được
ví dụ minh họa.
- Trình bày được cơ chế và ý nghĩa của quá trình xuất, nhập bào.
- Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải
thích một số hiện tượng thực tiễn.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm trao đổi chất ở tế bào; Phân biệt được
các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất; Nêu được ý nghĩa của
các hình thức vận chuyển và lấy ví dụ minh họa; Trình bày được cơ thể và ý
nghĩa của quá trình xuất, nhập bào; Lấy được ví dụ minh họa quá trình xuất,
nhập bào ở sinh vật.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển
các chất qua màng sinh chất để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (muối dưa,
muối cà,...).
- Năng lực chung:
● Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện phi
ngôn ngữ để trình bày cơ chế xuất bào, nhập bào; Phân tích được các công việc
cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm khi tìm hiểu về cơ chế vận
chuyển các chất qua màng sinh chất.
3. Phẩm chất
● Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày trong
quá trình học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm và cặp đôi.
- Dạy học trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề.
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh, phim, một số thí nghiệm về các hình thức vận chuyển các chất qua màng
sinh chất.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK và đặt câu hỏi gợi mở. HS dự
đoán câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 11.1 (SGK tr.56) và trả lời câu hỏi: Khi tay của chúng
ta ngâm trong nước quá lâu sẽ xuất hiện các nếp nhăn nheo. Nguyên nhân của hiện
tượng này là gì?

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng
1 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả
lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
lí giải chính xác nguyên nhân khiến tay chúng ta bị nhăn nheo khi ngâm trong nước là
gì, hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh
chất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. TRAO ĐỔI CHẤT Ở TẾ BÀO
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất ở tế bào
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm trao đổi chất ở tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK
tr.56 – 57) để tìm hiểu về trao đổi chất ở tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Trao đổi chất ở tế bào
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh - Gồm:
mục I (SGK tr.56 – 57) để tìm hiểu về trao đổi chất + Chuyển hóa vật chất và năng
ở tế bào. lượng trong tế bào.
+ Trao đổi chất qua màng sinh
chất.
- Quá trình chuyển hóa vật chất
và năng lượng trong tế bào
gồm 2 mặt:
+ Đồng hóa: quá trình tổng hợp
các chất phức tạp từ các chất
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: đơn giản, đồng thời tích luỹ
+ Quan sát hình 11.2, hãy cho biết trao đổi chất ở năng lượng.
tế bào bao gồm những quá trình nào?
+ Chọn một số ví dụ về quá trình đồng hóa và dị + Dị hóa: quá trình phân giải
hóa trong tế bào. các chất phức tạp thành các
+ Quá trình trao đổi chất có ý nghĩa gì đối với tế chất đơn giản và giải phóng
bào? năng lượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Quá trình trao đổi chất qua

- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK, trao màng sinh chất là quá trình vận
đổi và trả lời các câu hỏi của GV. chuyển có chọn lọc các chất
giữa tế bào và môi trường.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
- Các hình thức trao đổi chất
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
qua màng sinh chất: vận
- GV mời đại diện một số cặp HS trả lời các câu
chuyển thụ động, vận chuyển
hỏi.
chủ động và xuất, nhập bào.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
* Gợi ý:
+ Trao đổi chất ở tế bào bao gồm quá trình trao
đổi chất giữa tế bào với môi trường và các phản
ứng sinh hóa diễn ra bên trong tế bào. Quá trình
chuyển hoá vật chất trong tế bào gồm đồng hoá và
dị hoá.

Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất


phức tạp từ các chất đơn giỏn, đồng thời tích
luỹ năng lượng.
Dị hoá là quá trình phân giải các chất phức
tạp thành các chất đơn giản và giải phóng
năng lượng.
+ Một số ví dụ về quá trình đồng hoá và dị hóa
trong tế bào.
-> Đồng hoá: quá trình quang hợp, quá trình tổng
hợp các enzyme,...
-> Dị hoá: quá trình tiêu hoá, quá trình hô hấp tế
bào,...
+ Nhờ có quá trình trao đổi chất, tế bào có thể hấp
thụ các chất dinh dưỡng để cung cấp cho các hoạt
động sống, đồng thời, đào thải các chất gây hại cho
tế bào.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK tr.57.

II. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT


Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế vận chuyển thụ động
a. Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận
chuyển thụ động. Lấy được ví dụ minh họa.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
- Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất để giải thích
một số hiện tượng thực tiễn (muối dưa, muối cà,...)
- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm khi
tìm hiểu về cơ chế vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II.1 (SGK tr. 57 – 58) để tìm
hiểu về sự vận chuyển thụ động.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp kĩ
thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK và hoàn thành phiếu học
tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Sự vận chuyển các chất

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình qua màng sinh chất
ảnh mục II.1 (SGK tr. 57 – 58) để tìm hiểu về sự vận 1. Vận chuyển thụ động
chuyển thụ động. - Là phương thức vận
chuyển các chất dựa theo
nguyên lí khuếch tán của
các chất từ nơi có nồng độ
cao, đến nơi có nồng độ
thấp.
- Không tiêu tốn năng lượng
- Có 2 cách vận chuyển các
chất qua màng:
+ Khuếch tán trực tiếp qua
lớp kép photpholipit
+ Khuếch tán qua kênh
protein xuyên màng.
- Tốc độ vận chuyển các
chất qua màng theo cơ chế
thụ động phụ thuộc vào các
yếu tố như nhiệt độ, nồng độ
chất tan, số lượng kênh
protein,...
- Dựa vào nồng độ chất tan
của môi trường so với nồng
độ chất tan trong tế bào, môi
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 trường được chia thành 3
HS/nhóm). GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn loại: nhược trương, ưu
hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK và hoàn trương, đẳng trương.
thành Phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ
học tập)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh SGK,
suy nghĩ, hoàn thành các bài tập và viết ra một tờ
giấy A4.
- Cả nhóm thống nhất phương án trả lời từ bài làm
của các thành viên và điền vào phiếu học tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày phần trả
lời cho từng câu hỏi.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
- GV đặt câu hỏi vận dụng cho HS: Tại sao khi muối
dưa, cà thì sản phẩm sau khi muối lại có vị mặn và
bị nhăn nheo?
* Gợi ý:
Do khi ngâm dưa, cà trong nước muối là môi trường
ưu trương (có nồng độ muối cao) vì vậy, muối được
vận chuyển vào trong dưa, cà làm chúng có vị mặn.
Đồng thời, nước trong dưa, cà được vận chuyển ra
ngoài làm tế bào mất nước dẫn đến bị nhăn nheo.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và đánh
giá mức độ hoàn thành công việc của các nhóm
thông qua phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK tr.58 và phần đọc thêm về hoạt động của không
bào co bóp ở Paramecium, sau đó chuyển sang nội
dung tiếp theo.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ chế vận chuyển chủ động


a. Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của hình thức vận chuyển chủ động. Lấy được ví dụ minh họa.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh
mục II.2. (SGK tr.59) để tìm hiểu về cơ chế vận chuyển chủ động.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Vận chuyển chủ động

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin - Là phương thức vận chuyển
và quan sát hình ảnh mục II.2 (SGK tr.59) để tìm các chất từ nơi có nồng độ thấp
hiểu cơ chế vận chuyển chủ động. đến nơi có nồng độ cao (ngược
chiều gradien nồng độ)
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
- Tiêu tốn năng lượng.
+ Quan sát hình 11.7, hãy cho biết thế nào là vận
- Trên màng tế bào có các bơm
chuyển chủ động.
ứng với các chất cần vận
+ Quá trình vận chuyển chủ động cần có những
chuyển, năng lượng được sử
yếu tố nào?
dụng là ATP.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh, trao đổi
theo cặp và trả lời các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
- GV đặt câu hỏi liên hệ cho HS: Tại sao các loại
thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả năng hấp
thụ nước từ môi trường có nồng độ muối cao?
* Gợi ý:
+ Vận chuyển chủ động là phương thức vận
chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp
sang nơi có nồng độ cao.
+ Quá trình này cần protein vận chuyển và có sự
tiêu tốn năng lượng.
+ Các loài thực vật sống ở rừng ngập mặn có khả
năng hấp thụ nước từ môi trường có nồng độ muối
cao vì trong không bào ở rễ của chúng có chứa
nồng độ chất tan cao hơn so với môi trường.
Nguyên nhân là do các loài thực vật này đã vận
chuyển chủ động các chất tan từ môi trường vào
trong không bào để tạo
nên áp suất thẩm thấu cao. Nhờ đó, chúng hấp thụ
được nước từ môi trường
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và kết
luận.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận như SGK tr.59
và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 4: Tìm hiểu cơ chế xuất bào và nhập bào


a. Mục tiêu:
- Trình bày được cơ chế và ý nghĩa của quá trình xuất, nhập bào.
- Lấy được ví dụ minh họa quá trình xuất, nhập bào ở sinh vật.
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày cơ chế
xuất bào, nhập bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày trong quá trình học tập.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát
các hình ảnh mục II.3 (SGK tr.60) để tìm hiểu về cơ chế xuất bào và nhập bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kết hợp cho HS thuyết trình để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM


HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Xuất bào và nhập bào

- GV chia lớp thành các nhóm 3, yêu cầu các nhóm 1. Nhập bào
đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục II.3 - Là phương thức đưa các chất
(SGK tr.60) để tìm hiểu về cơ chế xuất bào và vào bên trong tế bào bằng cách
nhập bào. làm biến dạng màng sinh chất.
- Gồm 2 loại:
+ Thực bào: là phương thức
các tế bào động vật “ăn” các
loại thức ăn có kích thước lớn
như vi khuẩn, mảnh vỡ tế
bào…
Diễn biến: Màng tế bào lõm
vào bọc lấy thức ăn và đưa
thức ăn vào trong tế bào, sau
đó thức ăn sẽ được tiêu hóa
nhờ các enzyme.
+ Ẩm bào: là phương thức vận
chuyển các giọt dịch vào trong
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm:
tế bào
+ Quan sát hình 11.8 và 11.9, hãy cho biết thế nào
2. Xuất bào
là nhập bào, xuất bào.
- Là phương thức đưa các chất
+ Có những hình thức nhập bào nào? Sự khác ra bên ngoài tế bào bằng cách
nhau giữa những hình thức đó là gì? làm biến dạng màng sinh chất.
+ Đối với sinh vật, quá trình xuất bào, nhập bào
có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin,
hình ảnh SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi của
GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV mời thành viên của các nhóm khác nhận xét,
bổ sung ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Nhập bào: là quá trình vận chuyển các chất vào
trong tế bào thông qua sự biến dạng của màng
sinh chất; Xuất bào: là quá trình vận chuyển các
chất ra khỏi tế bào thông qua sự biến dạng của
màng sinh chất.
+ Có hai hình thức nhập bào là thực bào và ẩm
bào:

Thực bào: tế bào động vật ăn các vật rắn


như vi khuẩn, các mảnh vỡ của tế bào cũng
như các chất có kích thước lớn.
Ẩm bào: màng sinh chất lõm xuống bao lấy
các giọt dịch rồi đưa các giọt dịch ngoại
bào vào tế bào.
+ Nhờ có quá trình xuất bào và nhập bào mà tế
bào có thể hấp thụ cũng như bài tiết các chất có
kích thước lớn (đại phân tử, vi khuẩn,...) không thể
vận chuyển qua lớp phospholipid kép hay protein
xuyên màng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK tr.60 và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các kiến thức vừa học để hoàn thành các bài tập SGK.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hoàn thành các bài tập luyện tập.
- HS thảo luận và làm bài tập vào vở.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1. Giả sử nồng độ chất tan trong một tế bào nhân tạo (có màng sinh chất như ở tế bào
sống) gồm 0,06 M saccharose và 0,04 M glucose. Đặt tế bào nhân tạo trong một ống
nghiệm chứa dung dịch gồm 0,03 M saccharose, 0,02 M glucose và 0,01 M fructose.
Hãy cho biết:
a) Kích thước của tế bào sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
b) Chiều vận chuyển của glucose và frucfose qua màng.
2. Một người nông dân sau khi bón phân cho vườn rau của mình thì đến sáng hôm sau
bỗng thấy các cây con trong vườn đều đã bị héo.
a. Hãy giải thích hiện tượng trên.
b. Đề xuất một cách đơn giản để làm cho các cây con có thể tươi trở lại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập và ghi vào vở.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. a) Kích thước của tế bào sẽ tăng lên. Do nồng độ chất tan trong tế bào là 0,1 M
(0,06 M + 0,04 M) còn nồng độ chất tan trong ống nghiệm là 0,06 M (0,03 M + 0,02
M + 0,01 M), môi trường trong ống nghiệm là môi trường nhược trương nên nước sẽ
đi từ môi trường ngoài vào tế bào.
b) Chiểu vận chuyển của glucose và fructose qua màng.
+ Glucose: đi từ trong tế bào ra ngoài (do nồng độ glucose trong tế bào cao hơn).
+ Fructose: đi từ ngoài vào trong tế bào (do nồng độ fructose ở ngoài cao hơn).
2. a) Do trong quá trình bón phân, có thể người nông dân đã bón quá nhiều phân
cho cây, do đó, môi trường đất trở nên ưu trương dẫn đến cây không hấp thụ
được nước, cây bị thiếu nước nên bị héo.
b) Để các cây con có thể tươi trở lại cần tưới nước cho cây, giúp hoà loãng phân
trong đất tạo môi trường nhược trương. Lúc này, cây sẽ dễ dàng hấp thụ nước và tươi
trở lợi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng thực hành quan sát tế bào vào thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Tại sao những người bán rau cứ cách một khoảng thời gian lại phun nước lên rau?
2. Tại sao người ta thường ngâm các loại rau, quả sống vào nước muối loãng trước
khi ăn?
c. Sản phẩm học tập: Tư liệu, hình ảnh một số loại tế bào khác mà HS sưu tầm được.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Tại sao những người bán rau cứ cách một khoảng thời gian lại phun nước lên rau?
2. Tại sao người ta thường ngâm các loại rau, quả sống vào nước muối loãng trước
khi ăn?
- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm nhỏ (mỗi nhóm không quá 3 HS).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày phần tìm hiểu của mình vào tiết học sau.
* Gợi ý:
1. Việc phun nước lên rau để tạo môi trường nhược trương, nước được vận
chuyển vào trong tế bào —> tế bào giữ được trạng thái trương nước giúp rau
không bị héo.
2. Nước muối loãng là môi trường ưu trương nên khi ngâm các loại rau, quả
sống vào nước muối loãng sẽ làm cho các tế bào vi khuẩn bám trên rau, quả bị
mất nước và chết. Nhờ đó, bảo vệ sức khoẻ người sử dụng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 12. Thực hành: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh
chất.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:.................
Lớp:..................... Nhóm:.................
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Quan sát Hình 11.3a, hãy cho biết thế nào là vận chuyển thụ động. Quá trình này
có cần sử dụng năng lượng không?
2. Hãy cho biết các chất CO2, O2, H2O, NaCl, vitamin A, glucose được vận chuyển
qua màng sinh chất thông qua con đường nào bằng cách điền vào bảng bên dưới.
Sự vận chuyển các chất
Qua lớp phospholipid Qua kênh protein
? ?
3. Dựa vào Hình 11.3b, hãy:
a) So sánh tốc độ vận chuyển các chất qua hai con đường vận chuyển.
b) Giải thích tại sao tốc độ vận chuyển các chất qua kênh protein tăng đến một giá
trị nhất định rồi sau đó giữ ở mức ổn định.
4. Thế nào là môi trường nhược trương, ưu trương và đẳng trương? Xác định chiều
vận chuyển chất tan giữa tế bào và môi trường trong mỗi loại môi trường đó.
Trả lời
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
* Gợi ý đáp án:
Câu 1: Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ
cao sang nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng.
Câu 2:
Sự vận chuyển các chất
Qua lớp phospholipid Qua kênh protein
CO2, O2 H2O, NaCl, vitamin A, glucose
Câu 3:
a) So sánh tốc độ vận chuyển các chất qua hai con đường vận chuyển.
Khi khuếch tán trực tiếp, tốc độ khuếch tán sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ chốt tann nhưng
diễn ra chậm vì vẫn bị sự cản trở của màng. Khi khuếch tán nhờ kênh protein thì protein
tạo thành con đường vận chuyển riêng cho các chất đi qua nên tốc độ nhanh hơn rết
nhiều.
b) Giải thích tại sao tốc độ vận chuyển các chất qua kênh protein tăng đến một
giá trị nhất định rồi sau đó giữ ở mức ổn định.
Tốc độ vận chuyển các chất qua kênh protein tăng đến một giá trị nhất định rồi sau
đó giữ ở mức ổn định là do toàn bộ kênh protein đều đã tham gia vận chuyển các
chất (đạt đến trạng thái bão hòa). web: tailieugiaovien.edu.vn
Câu 4:
- Môi trường ưu trương: là môi trường có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan
trong tế bào => chất tan được vận chuyển vào trong tế bào.
- Môi trường nhược trương: là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ
chất tan trong tế bào => chất tan được vận chuyển ra khỏi tế bào.
- Môi trường đẳng trương: là môi trường có nồng độ chất tan ngoài tế bào và trong
tế bào bằng nhau => không có sự vận chuyển chất tan qua màng.
Ngày soạn:.../...../.....
Ngày dạy:.../..../......

BÀI 12. THỰC HÀNH: SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT


QUA MÀNG SINH CHẤT
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Làm được thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.
- Làm được thí nghiệm và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh (tế bào
hành, tế bào máu,....).
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Đưa ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các
giả thuyết nghiên cứu vào quá trình làm thí nghiệm.
● Tìm hiểu thế giới sống:
+ Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt
được câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.
+ Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa
ra và phát biểu dược các giả thuyết nghiên cứu đó.
+ Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm
nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
+ Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được
kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
+ Viết được báo cáo nghiên cứu.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của
bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng
phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.
● Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các
phương án chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình học
tập như các giả thuyết và phương án chứng minh các giả thuyết.
3. Phẩm chất
● Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết
quả nghiên cứu.
● Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó
khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học thực hành
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm nhỏ.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- GV chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý SGK.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Các mẫu vật, dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.
- Báo cáo kết quả thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề; HS suy nghĩ, đưa ra các dự đoán.
c. Sản phẩm học tập: Các dự đoán của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Màng sinh chất có tính bán thấm (thấm chọn lọc).
Vậy nếu tế bào đã chết thì màng sinh chất còn giữ được tính bán thấm không? Bằng
cách nào để chứng minh được điều đó?
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ nhanh và đưa ra những dự
đoán.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả
lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
tìm câu trả lời chính xác cho tính bán thấm của màng sinh chất, chúng ta hãy cùng bắt
đầu bài học ngày hôm nay – Bài 12: Thực hành: Sự vận chuyển các chất qua màng
sinh chất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát để trải nghiệm
a. Mục tiêu:
- Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt được
các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giá thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm đọc các tình huống và quan sát những
hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.61).
- Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu một tình huống.
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề, kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Quan sát để trải nghiệm
- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các * Gợi ý một số câu hỏi giả định:
nhóm đọc các tình huống và quan sát những STT Nội dung vấn đề Câu hỏi giả
hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.61): định
a. Khi hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu
1 Hầm canh khoai Có phải sắc tố từ
để lâu thì khoai tây sẽ bị đổi màu.
tây với củ dền đỏ, củ dền đỏ đã
b. Khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nếu để lâu thì ngấm vào khoai
nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm
khoai tây sẽ bị đổi tây?
mặn, giập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon. màu.
c. Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ
2 Nước muối có Có phải khi
cao sẽ làm tổn thương các tế bào ở niêm mạc
nồng độ cao làm ngâm rau, củ,
miệng.
cho rau, củ, quả quả trong nước
dễ bị nhiễm mặn, muối có nồng độ
giập nát, khi nấu cao sẽ làm cho tế
lên sẽ mất độ bào thực vật bị
ngon. co nguyên sinh?
- Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu một tình 3 Nước muối có Có phải nước
huống. nồng độ cao sẽ muối có nồng độ
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, sử làm tổn thương cao sẽ làm các tế
dụng kĩ thuật khăn trải bàn, hướng dẫn HS các tế bào ở niêm bào niêm mạc
thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu mạc miệng. miệng bị mất
phiếu số 1. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học nước dẫn đến tổn
tập) thương?
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra
các câu hỏi giả định khác nhau cho tình
huống đã chọn trong vòng 5 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc tình huống trong SGK, mỗi
nhóm lựa chọn một tình huống để nghiên
cứu.
- Các thành viên trong nhóm làm việc độc
lập, ghi những câu hỏi giả định của mình vào
một góc của tờ giấy A0, sau đó các thành viên
trao đổi, lựa chọn ra những phương án trùng
nhau và ghi vào giữa tờ giấy.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình
bày trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của
các nhóm và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 2: Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
a. Mục tiêu:
- Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và
phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giá thuyết đã đề ra.
- Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình học tập như các giả thuyết và phương án
chứng minh các giả thuyết.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
hoặc think- pair - share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Đề xuất giả thuyết và phương án
- GV tiếp tục sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để chứng minh giả thuyết
hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung Gợi ý các giả thuyết và phương án chứng
trong SGK theo mẫu phiếu số 2. (Mẫu phiếu ở minh giả thuyết:
phần Hồ sơ học tập).
- GV khuyến khích HS đặt ra các phương án STT Nội dung giả Phương án
chứng minh giả thuyết khác nhau với mỗi giả thuyết kiểm chứng
thuyết đã đưa ra, sau đó, các nhóm thảo luận giả thuyết
để lựa chọn phương án khả thi nhất. 1 Hầm canh Ngâm các lát
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập khoai tây với khoai tây sống

- HS suy nghĩ độc lập, sau đó, điền vào một củ dền đỏ, nếu và chín vào

góc của tờ giấy A0. để lâu thì dung dịch


khoai tây sẽ bị màu để kiểm
- Các thành viên nhóm thống nhất lựa chọn
đổi màu. tra tính thấm
phương án khả thi nhất từ các ý kiến cá nhân,
của tế bào.
ghi vào phần trung tâm của tờ giấy.
2 Nước muối có Ngâm tế bào
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
nồng độ cao thực vật vào
luận
làm cho rau, môi
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày các
củ, quả dễ bị trường ưu
phương án kiểm chứng đối với tình huống đã
nhiễm mặn, trương và
chọn.
giập nát, khi nhược trương
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đóng
nấu lên sẽ mất để quan sát
góp ý kiến (nếu có).
độ ngon. hiện tượng
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm xảy ra đối với
vụ học tập tế bào.
- GV nhận xét các phương pháp HS đưa ra, 3 Nước muối có Ngâm tế bào
chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp nồng độ cao sẽ động vật vào
theo làm tổn môi trường ưu
thương các tế trương và
bào ở niêm nhược trương
mạc miệng. để quan sát
hiện tượng
xảy ra đối với
tế bào.
Hoạt động 3: Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết
a. Mục tiêu:
- Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu
để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu
khoa học vào những tình huống khác.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc các bước tiến hành trong mục 3, phần II (SGK tr.62 – 63)
để tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng.
- HS tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra
(có thể có nhiều hơn một nhóm làm cùng thí nghiệm và phối hợp các nhóm để thu thập
thêm các thông tin, số liệu bổ sung cho giả thuyết ban đầu).
c. Sản phẩm học tập: Thí nghiệm và phiếu ghi kết quả thí nghiệm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Thiết kế thí nghiệm


- GV chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng sau: kiểm chứng giả thuyết
Phiếu kết quả thí nghiệm
của các nhóm HS.
+ Dụng cụ: Đèn cồn, diêm (bật lửa), kính hiển vi, lamen, lam
kính, kim mũi mác, kim mũi nhọn, ống nhỏ giọt, giấy thấm,
đĩa petri, dao nhỏ, ống nghiệm, kẹp.
+ Hóa chất: Nước cất, dung dịch xanh methylene 1%, dung
dịch NaCl 0,065% và 2%.
+ Mẫu vật: Củ khoai tây, củ hành tím, ếch sống.
- GV yêu cầu các nhóm đọc các bước tiến hành trong mục 3,
phần II (SGK tr.62 - 63) để chuẩn bị làm thí nghiệm kiểm
chứng.
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn
HS thực hiện theo các bước trong SGK, sau đó ghi kết quả
vào các mẫu phiếu. (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập).
*Lưu ý: Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
a. Thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất
tế bào sống
+ Bước 1: Gọt vỏ củ khoai tây, sau đó cắt thành những miếng
nhỏ dày 1 cm rồi cho vào hai ống nghiệm được đánh số 1 và
2 đã có sẵn 10 mL nước cất.
+ Bước 2: Ống nghiệm 1 để nguyên làm ống đối chứng. Ống
nghiệm 2 đun trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 2 phút.
+ Bước 3: Nhỏ 3 - 4 giọt dung dịch xanh methylene vào cả
hai ống nghiệm và ngâm khoảng 20 phút.
+ Bước 4: Dùng kẹp gắp các miếng khoai tây ra, sau đó cắt
đôi và quan sát tính thấm của xanh methylene vào các miếng
khoai tây ở cả hai ống nghiệm.
- GV giải thích cho HS tại sao cần phải làm những bước
thí nghiệm như trên thông qua các câu hỏi:
+ Tại sao phải cắt củ khoai tây thành những lát nhỏ?
+ Tại sao phải đun sôi lát khoai tây trong ống nghiệm 2?
- Quan sát và giải thích kết quả: GV hướng dẫn HS quan
sát, ghi lại kết quả 3 lần thực hiện vào mẫu phiếu số 3 (mẫu
phiếu ở phần Hồ sơ học tập) và giải thích kết quả thí nghiệm
dựa trên kiến thức đã học.
* Gợi ý:
Ở các tế bào còn sống, màng có tính thấm chọn lọc nên lát
khoai tây không bị nhuộm màu xanh methylene. Còn ở các tế
bào chết (tế bào trong ống nghiệm 2), màng mất tính thấm
chọn lọc nên các chất ra và vào tế bào một cách tự do, vì vậy,
xanh methylene thấm vào làm tế bào bị nhuộm màu xanh.
b. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật
+ Bước 1: Dùng kim mũi mác (hoặc kim mũi nhọn) bóc một
lớp tế bào biểu bì củ hành tím và đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn
một giọt nước cất.
+ Bước 2: Đậy lamen lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt
nước tràn ra ngoài (nếu có)
+ Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Bước 4: Quan sát mẫu vật ở vật kính 10x, chọn vùng có lớp
tế bào mỏng nhất để dễ quan sát. Sau đó chuyển sang vật kính
40x để quan sát rõ hơn.
+ Bước 5: Gây hiện tượng co nguyên sinh:

Nhỏ một giọt dung dịch NaCl 2 % bằng ống nhỏ giọt
vào mép lamen.
Dùng giấy thấm đặt vào mép lamen ở phía đối diện để
tạo
lực hút đưa nhanh dung dịch NaCl vào vùng có tế bào.

Quan sát diễn biến quá trình co nguyên sinh ở tế bào.


+ Bước 6: Gây hiện tượng phản co nguyên sinh:

Nhỏ nước cất vào tế bào đã co nguyên sinh.


Quan sát diễn biến quá trình phản co nguyên sinh ở tế
bào.
- GV đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình
đang làm:
+ Tại sao ở Bước 1 phải cho tế bào vào giọt nước cất?
+ Việc sử dụng dung dịch NaCl 2% ở Bước 5 có ý nghĩa gì?
+ Ở Bước 6, tại sao phải sử dụng nước cất thêm lần nữa?
- Quan sát và giải thích kết quả: GV hướng dẫn HS quan
sát, mẫu phiếu số 4 (mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập) và giải
thích kết quả thí nghiệm dựa trên kiến thức đã học.
* Gợi ý:
Ban đầu, cho tế bào vào nước cốt để nước thẩm thấu vào trong
tế bào làm tế bào trương nước. Khi cho dung dịch NaCl 2 %
và NaCl 20 % vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở nên ưu
trương, nước thẩm thấu từ trong tế bào ra ngoài làm tế bào bị
mất nước, thể tích tế bào chết giảm nên co lại. Lúc này, màng
tế bào tách ra khỏi thành tế bào gây nên hiện tượng co nguyên
sinh. Trong môi trường NaCI 20 %, hiện tượng co nguyên
sinh diễn ra nhanh hơn. Sau đó, khi cho nước cất vào tiêu bản
tế bào đang co nguyên sinh, môi trường bên ngoài tế bào trở
thành nhược trương, nước thẩm thấu vào tế bào làm tăng thể
tích tế bào chất, tế bào trở về trạng thái bình thường. Đây là
hiện tượng phản co nguyên sinh.
c. Thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật
+ Bước 1: Nhỏ một giọt máu ếch lên lam kính đã có sẵn dung
dịch NaCl 0,65 % (dung dịch đẳng trương).
+ Bước 2: Đậy lamen lên mẫu vật. Dùng giấy thấm nếu có
dung dịch tràn ra ngoài.
+ Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Bước 4: Quan sát mẫu vật ở vật kính 10x, chọn vùng có số
lượng tế bào vừa phải. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để
quan sát rõ hơn.
+ Bước 5: Gây hiện tượng teo bào:

Tiến hành các bước như gây hiện tượng co nguyên sinh
ở tế bào thực vật.
Quan sát sự thay đổi hình dạng của tế bào máu.
+ Bước 6: Gây hiện tượng tan bào:

Tiến hành làm lại tiêu bản tế bào máu ếch như Bước 1,
2.
Tiến hành các bước như gây hiện tượng phản co
nguyên sinh ở tế bào thực vật.
Quan sát sự thay đổi số lượng tế bào máu.
- GV đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình
đang làm:
+ Tại sao ở Bước 1 không sử dụng nước cất như ở tế bào thực
vật mà lại dùng dung dịch NaCl 0,65%?
+ Tế bào máu ếch mà ta quan sát được là tế bào gì?
+ Tại sao không cho trực tiếp nước cất vào tiêu bản teo bào
mà phải làm tiêu bản mới?
- Quan sát và giải thích kết quả: GV hướng dẫn HS quan
sát, ghi kết quả vào mẫu phiếu số 5 (mẫu phiếu ở phần Hồ sơ
học tập) và giải thích kết quả thí nghiệm dựa trên kiến thức
đã học
* Gợi ý:
Ban đầu, tế bào máu ếch được để trong môi trường đẳng
trương nên không xảy ra hiện tượng thẩm thấu, tế bào không
thay đổi thể tích và giữ được hình dạng bình thường. Khi cho
dung dịch NaCl 2 % và NaCl 20 % làm cho môi trường bên
ngoài trở nên ưu trương, nước thẩm thấu từ trong tế bào ra
ngoài làm tế bào bị mất nước và teo lại. Đây là hiện tượng
teo bào. Trong môi trường NaCl 20 %, hiện tượng teo bào
diễn ra nhanh hơn. Khi cho nước cất vào tiêu bản tế bào máu
ếch, môi trường trở nên nhược trương, nước thẩm thấu từ
ngoài vào tế bào làm tế bào trương nước. Do không có thành
tế bào nên tế bào cũng phồng rồi vỡ ra gây nên hiện tượng
tan bào. Kết quả, số lượng tế bào hồng cầu trong tiêu bản
giảm đáng kể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK và
tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề
nghiên cứu được đề ra.
- Ghi lại kết quả thu được vào các mẫu phiếu được phát, thảo
luận, giải thích hiện tượng thu được.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm nộp lại phiếu kết quả cho GV.
- Đại diện nhóm giải thích hiện tượng thu được sau khi làm
thí nghiệm
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 4: Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm
a. Mục tiêu:
- Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết
quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
hoặc think - pair - share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK
theo mẫu phiếu số 6. (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập)
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Thảo luận dựa trên kết quả thí
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết nghiệm
hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoặc think - pair - Các nhóm kết luận tính đúng/sai
share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội của giả thuyết dựa trên kết quả thí
dung trong SGK theo mẫu phiếu số 6. nghiệm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận
của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét kết luận của các nhóm và
chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 5: Báo cáo kết quả thực hành


a. Mục tiêu:
- Viết được báo cáo nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện báo cáo kết quả thực hành theo mẫu SGK.
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 5. Báo cáo kết quả thực hành
- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo (SGK Báo cáo thực hành của các nhóm
tr.63) và tiến thành viết báo cáo thực hành. theo nội dung GV hướng dẫn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo thực hành.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại báo cáo thực hành của các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các
nhóm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về sự vận chuyển các chất qua màng sinh
chất.
b. Nội dung:
GV cho HS thảo luận, hoàn thành bài tập sau theo nhóm:
1. Một học sinh giải thích sự hút nước của những cây sống trong rừng ngập mặn như
sau: “Mặc dù sống trong môi trường có nồng độ muối cao hơn nồng độ dịch tế bào ở
rễ cây, song các cây này vẫn hút nước nhờ protein mang và tiêu tốn năng lượng”. Bạn
học sinh giải thích chưa đúng ở điểm nào?
2. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước thì sẽ xảy ra hiện
tượng gì? Vì sao?
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS thảo luận, hoàn thành bài tập sau theo nhóm:
1. Một học sinh giải thích sự hút nước của những cây sống trong rừng ngập mặn như
sau: “Mặc dù sống trong môi trường có nồng độ muối cao hơn nồng độ dịch tế bào ở
rễ cây, song các cây này vẫn hút nước nhờ protein mang và tiêu tốn năng lượng”. Bạn
học sinh giải thích chưa đúng ở điểm nào?
2. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước thì sẽ xảy ra hiện
tượng gì? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
1. Những điều chưa chính xác khi giải thích:
+ Cây hút nước theo cơ chế thẩm thấu: nước đi từ nơi thế năng nước cao đến nơi có
thế năng nước thấp theo chiều gradien nồng độ và không tiêu tốn năng lượng.
+ Nước được vận chuyển qua màng protein kênh là aquaporin.
2. - Khi cho một tế bào hồng cầu vào nước cất => nước đi vào trong tế bào vì môi
trường nước cất là môi trường nhược trương so với tế bào => tế bào tăng kích thước
sau đó bị vỡ ra.
- Khi cho một tế bào thực vật vào trong nước cất => nước vào trong tế bào làm tăng
kích thước của tế bào => tế bào to ra áp sát vào thành tế bào nhưng không bị vỡ vì đã
có thành tế bào gia cố vững chắc cho tế bào.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Tại sao tế bào hồng cầu cũng như
các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vỡ do thấm nhiều nước?
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Tại sao tế bào hồng cầu cũng như
các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vỡ do thấm nhiều nước?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
* Gợi ý:
Nguyên nhân do nồng độ chất tan của môi trường trong cơ thể và nồng độ chất tan
trong tế bào hồng cầu như nhau nên lượng nước vào trong tế bào và lượng nước ra
khỏi tế bào là ngang nhau => tế bào không bị vỡ ra.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

MẪU PHIẾU SỐ 1
Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề
Nhóm thực hiện: …………………………………………………………………

Tình Nội dung thảo luận


huống Nội dung vấn đề Câu hỏi giả định

1 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………

2 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
MẪU PHIẾU SỐ 2
Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết phương án chứng minh giả thuyết
Nhóm thực hiện: …………………………………………………………………

Tình Nội dung thảo luận


huống Nội dung giả thuyết Phương án kiểm chứng

1 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………

Phương án được lựa chọn: ……………………………………………


…………………………………………………………………………

2 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………

Phương án được lựa chọn: ……………………………………………..


…………………………………………….. …………………………..

MẪU PHIẾU SỐ 3
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu:
……………………………………………………………...........

Khoai tây Còn sống Đun trong 2 phút

Kết quả Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

MẪU PHIẾU SỐ 4
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Dung dịch NaCl 2% NaCl 20%

Kết quả Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3

MẪU PHIẾU SỐ 5
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Dung dịch NaCl 2% NaCl 20%

Kết quả Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3


MẪU PHIẾU SỐ 6
Biên bản thảo luận kết quả phân tích dữ liệu và kết luận vấn đề nghiên cứu
Nhóm thực hiện: ………………………………………………………………..
Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………..

STT Nội dung giả Kết quả phân tích Đánh giá giả Kết luận
thuyết dữ liệu thuyết

1 … … … …

… … … … …

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ SỰ VẬN CHUYỂN
CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Thứ.............ngày.........tháng.........năm............
Nhóm:....................... Lớp:........................
Tên các thành viên:.....................................
Tên đề tài:.................................................................................................................
1. Mục đích thực hiện đề tài
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Mẫu vật, hóa chất
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
4. Báo cáo kết quả nghiên cứu
Thí nghiệm Các bước tiến hành Kết quả và giải thích

5. Kết luận và kiến nghị


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 13: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
- Giải thích được năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống
của tế bào là dạng hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học).
- Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.
- Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gần liền với quá trình tích
luỹ, giải phóng năng lượng.
- Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá
năng lượng.
- Nêu được khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Hiểu được khái niệm chuyển hóa năng lượng trong tế bào;
Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP; Nêu được khái niệm, cấu trúc,
cơ chế tác động và vai trò của enzyme.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng sự hiểu biết về enzyme để giải
thích một số vấn đề thực tiễn như hiện tượng không dung nạp được lactose; khi
ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu; khi sốt cao có nguy cơ tử vong.
- Năng lực chung:
● Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin
về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.
● Tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về trao đổi chất
và chuyển hoá năng lượng trong tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực
hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình
hoạt động nhóm để thảo luận về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm và cặp đôi.
- Dạy học trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề.
- Kĩ thuật khăn trải bàn, think – pair – share.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh về một số dạng năng lượng, cơ chế xúc tác của enzyme.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Giấy A4.
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở; HS dự đoán câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Các em có biết, vì sao khi hoạt động mạnh, thân nhiệt
chúng ta lại tăng cao hơn lúc bình thường và nhịp thở cũng dồn dập hơn?
- GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả
lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
hiểu được vì sao thân nhiệt chúng ta lại tăng, hơi thở gấp gáp hơn sau khi hoạt động
mạnh, hãy cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 13: Chuyển hóa vật chất và năng
lượng trong tế bào.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Hoạt động 1: Phân biệt các dạng năng lượng
a. Mục tiêu:
- Giải thích được năng lượng được tích luỹ và sử dụng cho các hoạt động sống của tế
bào là dạng hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học).
- Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về trao đổi chất và chuyển
hoá năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.
b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tên”, sau đó yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1
(SGK tr.64) để tìm hiểu về các dạng năng lượng.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Năng lượng và chuyển hóa
- GV tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tên”: GV năng lượng
chuẩn bị một số hình ảnh cho HS xác định dạng 1. Các dạng năng lượng
năng lượng trong mỗi hình. - Trong tế bào, năng lượng tồn
tại dưới nhiều dạng khác nhau
như hóa năng, điện năng, nhiệt
năng, cơ năng.
+ Hoá năng là dạng năng lượng
dự trữ trong các liên kết hoá
học; là dạng năng lượng chủ
yếu được sử dụng cho các hoạt
động sống của tế bào.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 (SGK tr.64) + Điện năng được tạo ra khi có
để tìm hiểu về các dạng năng lượng và trả lời các sự chênh lệch nồng độ các ion
câu hỏi: trái dấu ở hai phía của màng tế
+ Trong tế bào có những loại năng lượng nào? bào;

+ Dạng năng lượng nào được tế bào sử dụng chủ + Nhiệt năng được sinh ra
yếu? trong quá trình chuyển hoá

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập chất;

- HS quan sát hình ảnh, xác định các dạng năng + Cơ năng được sinh ra trong
lượng, sau đó đọc thông tin SGK, suy nghĩ và trả quá trình co cơ, vận động của
lời các câu hỏi của GV. các cơ quan hay sự di chuyển
của các chất.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 -3 HS trả lời các câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
* Gợi ý:
- Trong tế bào có nhiều dạng năng lượng khác nhau
như: hoá năng, nhiệt năng, điện năng và cơ năng.
- Hoá năng là dạng năng lượng được sử dụng chủ
yếu trong tế bào, do các quá trình trao đổi chất của
tế bào có bản chết là các phản ứng hoá học, trong
đó, quá trình phân giải các chất sẽ giải phóng năng
lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về trao đổi chất và chuyển
hoá năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II.2 (SGK
tr.64) để tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Sự chuyển hóa năng

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin lượng
và quan sát hình ảnh mục II.2 (SGK tr.64) để tìm
hiểu về sự chuyển hóa năng lượng. - Chuyển hóa năng lượng là sự
biến đổi từ dạng năng lượng
này sang dạng năng lượng
khác.
Ví dụ:
+ Hóa năng chuyển hóa thành
nhiệt năng (trong hô hấp tế
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: bào);
+ Quan sát hình 13.1 và cho biết:
a) Năng lượng loài linh dương sử dụng được lấy + Quang năng chuyển hóa
từ đâu? Xác định dạng của năng lượng đó. thành hóa năng (trong quang
b) Khi linh dương chạy, năng lượng được biến đổi hợp),...
như thế nào? - Trong tế bào, chuyển hóa vật

+ Năng lượng được sinh vật lấy vào qua thức ăn chất luôn đi kèm với chuyển
có bị thất thoát không? Giải thích. hóa năng lượng.

- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share, yêu


cầu mỗi HS suy nghĩ độc lập, sau đó trao đổi
nhóm đôi, thống nhất ý kiến và trình bày trước
lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh
SGK, suy nghĩ, trao đổi để đưa ra câu trả lời cho
câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Linh dương lấy năng lượng từ thức ăn. Dạng
của năng lượng này là hoá năng.
+ Khi linh dương chạy, năng lượng tích luỹ trong
các chất hoá học được sử dụng cho hoạt động
chạy và một phần năng lượng đó được chuyển hoá
thành nhiệt năng.
+ Một phần năng lượng được sinh vật lấy vào qua
thức ăn sẽ bị thốt thoát ra bên ngoài. Do trong
thức ăn lấy vào, một phần cơ chất cơ thể sinh vật
không sử dụng được sẽ bị bài tiết ra ngoài; mặt
khác, trong quá trình chuyển hoá, có một phần
năng lượng được chuyển hoá thành nhiệt năng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK tr.65 và chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. ATP – “ĐỒNG TIỀN” NĂNG LƯỢNG CỦA TẾ BÀO


Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của ATP
a. Mục tiêu:
- Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về trao đổi chất và chuyển
hoá năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh
mục II.1 (SGK tr.65) để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của ATP.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. ATP – “ĐỒNG TIỀN”
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, nghiên NĂNG LƯỢNG CỦA TẾ
cứu thông tin và quan sát hình ảnh mục II.1 (SGK BÀO
tr.65) để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của 1. Cấu tạo và chức năng của
ATP. ATP
- ATP (adenosine
triphotphate) là hợp chất mang
năng lượng do có các nhóm
photphate chứa liên kết cao
năng.
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: - Liên kết cao năng là loại liên

+ Quan sát Hình 13.2, hãy nêu các thành phần kết khi bẻ gãy sẽ giải phóng

cấu tạo của phân tử ATP. một lượng lớn năng lượng.

+ Tại sao liên kết giữa các nhóm phosphate được


gọi là liên kết cao năng?
+ ATP được dùng để cung cấp năng lượng cho
hoạt động nào sau đây?
a) Hoạt động lao động.
b) Tổng hợp các chất.
c) Vận chuyển thụ động.
d) Co cơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh, trao đổi
theo cặp và trả lời các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Phân tử ATP có cấu tạo gồm: adenine, đường
ribose và 3 nhóm phosphate.
+ Do khi phá vỡ liên kết giữa các nhóm phosphate
sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng.
+ ATP được dùng để cung cấp năng lượng cho
hoạt động lao động, tổng hợp các chất và co cơ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 4: Tìm hiểu quá trình tổng hợp và phân giải ATP
a. Mục tiêu:
- Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích lũy,
giải phóng năng lượng.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về trao đổi chất và chuyển
hoá năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đôi đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục II.2 (SGK tr.65)
để tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải ATP.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM


HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Quá trình tổng hợp và

- GV yêu cầu các nhóm đôi đọc thông tin và quan phân giải ATP
sát các hình ảnh mục II.2 (SGK tr.65) để tìm hiểu - Tính chất quan trọng của
về quá trình tổng hợp và phân giải ATP. ATP là dễ biến đổi thuận
nghịch để giải phóng hoặc tích
lũy năng lượng.
- Khi tế bào sử dụng ATP để
cung cấp năng lượng, ATP sẽ
bị phân giải tạo thành ADP
(Adenosine diphosphate), giải
phóng một nhóm phosphate.
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho các nhóm:
- Nhóm phosphate này sẽ liên
+ Quan sát hình 13.3, hãy mô tả quá trình tổng
kết với chất cần được cung cấp
hợp và phân giải ATP
năng lượng.
+ Các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải
- Sau khi hoạt động chức năng,
thích.
nhóm phosphate liên kết trở
a) Quá trình (1) là sự giải phóng năng lượng.
lại với ADP để hình thành
b) Quá trình (2) là sự tích luỹ năng lượng. ATP.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin,
hình ảnh SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi của
GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV mời thành viên của các nhóm khác nhận xét,
bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV đặt câu hỏi liên hệ cho HS: Tại sao ATP được
coi là “đồng tiền: năng lượng của tế bào?
* Gợi ý:
+ Khi ATP bị phôn giải sẽ giải phóng ADP và một
nhóm phosphate. ATP được tổng hợp nhờ sự gắn
một nhóm phosphate vào ADP.
+ Quá trình (1) là sự giải phóng năng lượng =>
Sai, đây là sự tích luỹ năng lượng.
+ Quá trình (2) là sự tích luỹ năng lượng => Sai,
đây là sự giải phóng năng lượng.
+ ATP được gọi là “đồng tiền" năng lượng của tế
bào do hầu hết các hoạt động sống của tế bào đều
sử dụng năng lượng ATP.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK tr.66 và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

III. Enzyme
Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm và cấu trúc của enzyme
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm enzyme.
- Nêu được cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.
- Vận dụng sự hiểu biết về enzyme để giải thích một số vấn đề thực tiễn như hiện tượng
không dung nạp được lactose; khi ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu; khi sốt cao có
nguy cơ tử vong.
- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.
- Vận dụng sự hiểu biết về enzyme để giải thích một số vấn đề thực tiễn như hiện tượng
không dung nạp được lactose; khi ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu; khi sốt cao có
nguy cơ tử vong.
- Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hoá năng
lượng trong tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập
ở các bài trước.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động
nhóm để thảo luận về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào.
- Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng
lượng.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm enzyme.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu cơ chế tác động của enzyme.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của enzyme.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS
thảo luận nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. ENZYME

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm 1. Khái niệm và cấu trúc của
tìm hiểu một nội dung: enzyme
- Enzim là chất xúc tác sinh học
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm enzyme.
được tổng hợp trong các tế bào
+Nhóm 2: Tìm hiểu cơ chế tác động của
sống.
enzyme.
- Enzim làm tăng tốc độ phản
+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu
ứng mà không bị biến đổi sau
tố đến hoạt tính của enzyme.
phản ứng.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của enzyme. - Dựa vào cấu trúc, enzyme được
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, hướng dẫn chia thành 2 loại:
HS thảo luận nội dung SGK: + Enzyme chỉ có thành phần là
● Vòng 1: Nhóm chuyên gia protein.
- Các nhóm đọc thông tin SGK để tìm hiểu về + Enzyme có thành phần là
nội dung được phân công. Thành viên nhóm protein liên kết với chất không
chuyên gia ghi chép lại những nội dung chính. phải protein (cofactor).

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm enzyme. - Trong cấu trúc của enzyme,
protein là thành phần quy định
chức năng của enzyme.
- Trung tâm hoạt động là vị trí
liên kết với cơ chất trên bề mặt
enzyme.
+Nhóm 2: Tìm hiểu cơ chế tác động của 2. Cơ chế tác động của enzyme
enzyme. - Enzim liên kết với cơ chất tại
trung tâm hoạt động → phức
hợp enzim cơ chất → enzim
tương tác với cơ chất → sản
phẩm.
- Sau khi phản ứng hoàn thành,
sản phẩm rời khỏi enzyme,

+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu enzyme được trở về trạng thái
tố đến hoạt tính của enzyme. ban đầu và có thể được sử dụng
lại.
- Liên kết enzim cơ chất mang
tính đặc thù. Mỗi enzim thường
chỉ xúc tác cho một phản ứng.
3. Sự ảnh hưởng của các yếu
tố đến hoạt tính của enzyme
Hoạt tính của enzim được xác
+ Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của enzyme định bằng lượng sản phẩm được
tạo thành từ một lượng cơ chất
trên một đơn vị thời gian.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
tính của enzim:

● Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép + Nhiệt độ: Mỗi enzim phản ứng
tối ưu ở một nhiệt độ nhất định.
- Mỗi thành viên ở nhóm chuyên gia tách ra,
+ Độ pH: Mỗi enzim có một độ
phối hợp với thành viên ở các nhóm chuyên gia
pH thích hợp. VD: enzim pepsin
khác tạo thành nhóm mảnh ghép.
cần pH = 2.
- Thành viên các nhóm mảnh ghép chia sẻ kiến
+ Nồng độ cơ chất
thức đã tìm hiểu ở nhóm chuyên gia, thảo luận
+ Chất ức chế hoặc hoạt hóa
để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập.
enzim
(Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
+ Nồng độ enzim
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 4. Vai trò của enzyme
- HS làm việc nhóm theo sự điều phối của GV, - Làm tăng tốc độ của các phản
nghiên cứu thông tin, hình ảnh SGK, thảo luận ứng trong cơ thể →duy trì hoạt
để trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập. động sống của cơ thể.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. - Điều chỉnh hoạt tính của
enzyme => điều chỉnh quá trình
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
chuyển hóa vật chất để thích ứng
luận
vs môi trường.
- GV thu lại phiếu học tập của các nhóm và trình
- Ức chế ngược: là kiểu điều hòa
chiếu trước lớp.
trong đó sản phẩm của con
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm lẫn
đường chuyển hóa quay lại tác
nhau.
động như một chất ức chế làm
- GV đặt thêm câu hỏi thảo luận cho các nhóm: bất hoạt enzim→ phản ứng
Hãy xác định chất nào sẽ bị dư thừa trong sơ ngừng lại.
đồ mô tả con đường chuyển hóa giả định sau - Khi một enzyme nào đó không
(trong trường hợp chất I và D dưa thừa trong tế được tổng hợp hoặc được tổng
bào). hợp nhưng mất hoạt tính =>
ngừng quá trình chuyển hóa =>
rối loạn chuyển hóa.

* Gợi ý:
Chất H sẽ bị dư thừa. Do khi chất l dư thừa sẽ
ức chế quá trình chuyển hóa chất E thành chất
F làm cho chất E chuyển hoá thành chất D. Khi
chất D dư thừa sẽ ức chế quá trình chuyển hoá
chất B thành chất C làm cho chất B chuyển hoá
thành chất H.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn
kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
như SGK tr.68 và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các kiến thức vừa học để hoàn thành các bài tập SGK.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hoàn thành các bài tập luyện tập.
- HS thảo luận và làm bài tập vào vở.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1. Bản chất của men tiêu hoá là gì? Nó có tác động như thế nào đến cơ thể?
2. Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hoá được rơm, cỏ, củ,... có thành phần là tỉnh bột
và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hoá được tinh bột nhưng lại không thể tiêu
hoá được cellulose?
3. Móng giò hầm đu đủ xanh là một món ăn không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn
giúp các bà mẹ sau sinh có nhiều sữa. Một điều thú vị hơn là khi hầm móng giò với đu
đủ xanh thì móng giò sẽ mềm hơn so với khi hầm với các loại rau, củ khác. Nguyên
nhân nào dẫn đến hiện tượng trên?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập và ghi vào vở.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. Bản chất của men tiêu hoá là các enzyme. Khi uống men tiêu hoá, cơ thể được bổ
sung enzyme nhờ đó nồng độ enzyme tăng lên, hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá thức ăn.
2. Trong cơ thể động vật ăn cỏ có cả enzyme amylase trong ống tiêu hoá và enzyme
cellulase do vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hoá tiết ra nên chúng có khả năng tiêu
hoá cả tinh bột lẫn cellulose. Ở người chỉ có enzyme amylase mà không có hệ vi sinh
vật cộng sinh tiết cellulase nên chỉ tiêu hóa được tinh bột mà không tiêu hóa được
cellulose.
3. Do trong đu đủ xanh có chứa enzyme papain, enzyme này có khả năng phân giải
protein trong móng giò nên giúp móng giò mềm hơn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng thực hành quan sát tế bào vào thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Tại sao một người mắc hội chứng không dung nạp lactose thì không thể tiêu hóa
được sữa?
2. Hãy kể tên một số bệnh rối loạn chuyển hóa hiện nay do enzyme.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Tại sao một người mắc hội chứng không dung nạp lactose thì không thể tiêu hóa
được sữa?
2. Hãy kể tên một số bệnh rối loạn chuyển hóa hiện nay do enzyme.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày phần tìm hiểu của mình vào tiết học sau.
* Gợi ý:
1. Những người mắc hội chứng không dung nạp lactose cơ thể không sản sinh enzyme
lactase để phân giải đường lactose có trong sữa thành glucose và galactose nên cơ thể
không hấp thụ được loại đường này.
2. Một số bệnh rối loạn chuyển hóa do enzyme:
- Bệnh Phenulketonuria: do cơ thể thiếu hụt enzyme phenylolanine hydroxylase nên
không thể chuyển hoá phenylalanine thành tyrosine.
- Bệnh tay - Sachs: do cơ thể thiếu hụt enzyme hexosaminidose A nên không phân huỷ
được lipid dẫn đến lipid tích tụ quá mức trong não.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 14:. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzyme.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:........................

Lớp:..........................

PHIẾU HỌC TẬP

Nghiên cứu nội dung SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1. Quan sát Hình 13.4, em có thể rút ra kết luận gì về mối liên kết giữa cơ chất và
trung tâm hoạt động của enzyme?

2. Thế nào là tính đặc hiệu của enzyme?

3. Quan sát Hình 13.5, hãy mô tả cơ chế xúc tác của enzyme.

4. Quan sát các đồ thị trong Hình 13.6, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của các
yếu tố đến hoạt tính của enzyme.

5. Quan sát hình 13.7, hãy:

a) Cho biết ức chế ngược là gì.

b) Nếu không có ức chế ngược, hãy dự đoán chất nào sẽ bị dư thừa. Giải thích.

c) Nếu enzyme B bị mất hoạt tính, hãy dự đoán chất nào sẽ bị tích lũy. Giải thích.

Trả lời

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14. THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZYME

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ làm được thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số
yếu tố đến hoạt tính của enzyme; thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của
amylase.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học: Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các
giả thuyết nghiên cứu và khi thao tác làm thí nghiệm..
● Tìm hiểu thế giới sống:
+ Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt
được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.
+ Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra
và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu đó.
+ Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên
cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
+ Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết
quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
+ Viết được báo cáo nghiên cứu.
- Năng lực chung:
● Giao tiếp và hợp tác: Chủ động để xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các
phương án chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
● Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của
bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng
phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình học
tập như các giả thuyết và phương án chứng minh các giả thuyết.
3. Phẩm chất
● Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết
quả nghiên cứu.
● Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó
khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học thực hành
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm nhỏ.
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
- Dạy học bằng nghiên cứu khoa học.
- Kĩ thuật: Phòng tranh, động não, khăn trải bàn, think – pair – share.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Các dụng cụ, mẫu vật, hóa chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí các nghiệm
thức.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Các mẫu vật hoặc dụng cụ, mẫu vật, hóa chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí
các nghiệm thức.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Báo cáo thu hoạch.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV nêu vấn đề khơi gợi sự tò mò của HS; HS suy nghĩ và đưa ra dự đoán.
c. Sản phẩm học tập: Dự đoán của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Các em có thấy khi chúng ta nhai kĩ bánh mì, trong miệng sẽ có vị
ngọt không?
- GV chuẩn bị một chiếc bánh mì không và đưa cho một vài HS trong lớp ăn thử (nếu
có điều kiện).
- GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra những
dự đoán.
- GV định hướng cho HS nghiên cứu vấn đề theo hướng khoa học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
giải thích hiện tượng khi nhai kĩ cơm, xôi, bánh mì,.... ta thấy có vị ngọt, vị ngọt đó là
chất gì, được hình thành như thế nào, chúng ta hãy cùng tiến hành các thí nghiệm trong
bài học hôm nay – Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzyme.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát để trải nghiệm
a. Mục tiêu:
- Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế; đặt được các câu hỏi
liên quan đến các tình huống đó.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm đọc các tình huống mục II.1 (SGK
tr.69).
- Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu một tình huống.
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề, kết hợp sử dụng kĩ thuật think – pair
- share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Quan sát để trải nghiệm
- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các * Gợi ý một số câu hỏi giả định:
nhóm đọc các tình huống mục II.1 (SGK STT Nội dung vấn đề Câu hỏi giả
tr.69): định
a. Khi nhai kĩ cơm, xôi, bánh mì,... ta thấy có Cơm, xôi, bánh Khi nhai, có phải
vị ngọt. mì,… khi nhai kĩ cơm, xôi, bánh
b. Trong dạ dày hầu như không diễn ra quá 1 sẽ có vị ngọt. mì,… sẽ bị phân
trình tiêu hóa carbohydrate. giải thành
c. Khi trời nắng nóng (38-40OC) làm tăng đường?
nguy cơ tử vong do sốc nhiệt. Trong dạ dày hầu Có phải môi
- Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu một tình như không diễn ra trường trong dạ
huống. quá trình tiêu hóa dày không thích
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra 2 carbohydrate. hợp cho hoạt
các câu hỏi giả định khác nhau cho tình động của enzyme
huống đã chọn trong vòng 5 phút. (GV lưu ý phân giải
với HS, với mỗi vấn đề có thể đặt ra nhiều carbohydrate.
câu hỏi khác nhau) Trời nắng nóng sẽ Có phải nhiệt dộ
- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share để tăng nguy cơ tử cao làm ảnh
hướng dẫn HS thảo luận: GV yêu cầu mỗi vong do sốc nhiệt. hưởng đến quá
3
thành viên trong nhóm suy nghĩ độc lập, sau trình trao đổi
đó trao đổi với một bạn khác trong nhóm và chất trong cơ
chia sẻ ý kiến với cả nhóm. Cả nhóm thống thể?
nhất các ý kiến và viết vào mẫu phiếu số 1,
chuẩn bị trình bày trước lớp. (Mẫu phiếu ở
phần Hồ sơ học tập)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc tình huống trong SGK, mỗi
nhóm lựa chọn một tình huống để nghiên
cứu.
- Các thành viên trong nhóm suy nghĩ câu trả
lời của mình, sau đó ghép cặp với một thành
viên khác trong nhóm để trao đổi. Sau đó, cả
nhóm thống nhất các phương án, hoàn thành
mẫu phiếu số 1 và chuẩn bị trình bày trước
lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày
trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của
các nhóm và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 2: Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
a. Mục tiêu:
- Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và
phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giá thuyết đã đề ra.
- Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình học tập như các giả thuyết và phương án
chứng minh các giả thuyết.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật
khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM
SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Đề xuất giả thuyết và phương án
- GV tiếp tục sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để chứng minh giả thuyết
hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung * Gợi ý các giả thuyết và phương án chứng
trong SGK theo mẫu phiếu số 2. (Mẫu phiếu ở minh giả thuyết:
phần Hồ sơ học tập). STT Nội dung giả Phương án
- GV khuyến khích HS đặt ra các phương án thuyết kiểm chứng
chứng minh giả thuyết khác nhau với mỗi giả giả thuyết
thuyết đã đưa ra, sau đó, các nhóm thảo luận Tinh bột trong Dùng iodine
để lựa chọn phương án khả thi nhất. cơm, xôi, bánh kiểm tra sự
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng mì,… bị amylase có mặt của
dẫn HS thảo luận nhóm. 1 trong nước bọt tinh bột
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập phân giải thành trong dung
- HS suy nghĩ độc lập, viết câu trả lời vào một đường. dịch có chứa
tờ giấy A4. nước bọt.

- Các thành viên nhóm thảo luận, thống nhất Enzyme phân Dùng iodine
lựa chọn phương án khả thi nhất từ các ý kiến giải carbohydrate kiểm tra sự
cá nhân, ghi vào phiếu học tập. không hoạt động có mặt của
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo trong môi trường tinh bột
luận 2 có pH thấp. trong dung

- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày các dịch có chứa

phương án kiểm chứng đối với tình huống đã nước bọt.với

chọn. pH acid hoặc


pH kiềm.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đóng
góp ý kiến (nếu có). Nhiệt độ cao đã Kiểm tra các
3
làm giảm hoạt hoạt tính của
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm tính của nhiều enzyme
vụ học tập enzyme trong cơ trong các
- GV nhận xét các phương pháp HS đưa ra, thể. điều kiện
chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp nhiệt độ
theo khác nhau.

Hoạt động 3: Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết


a. Mục tiêu:
- Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu
để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu
khoa học vào những tình huống khác.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc các bước tiến hành trong mục II.3 (SGK tr.70) để tiến hành
làm thí nghiệm kiểm chứng.
- HS tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra.
c. Sản phẩm học tập: Thí nghiệm và phiếu ghi kết quả thí nghiệm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Thiết kế thí nghiệm


- GV chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng sau: kiểm chứng giả thuyết
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đĩa petri, dao nhỏ, Phiếu kết quả thí nghiệm
bếp điện, nồi nhỏ, cốc đong, tủ lạnh, bông gòn. của các nhóm HS.
+ Hoá chất: Các dung dịch hydrogen peroxide (H2O2,
sodium hydroxide (NaOH) 10 %, hydrochloric acid (HCl) 5
%, iodine (I2) 0,3 %, nước bọt pha loãng, tinh bột 1 %, nước
cất.
+ Mẫu vật: Củ khoai tây hoặc khoai lang,...
- GV yêu cầu các nhóm đọc các bước tiến hành trong mục II.3
(SGK tr.70) để chuẩn bị làm thí nghiệm kiểm chứng.
- GV chia mỗi nhóm lớn thành các nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ
trong nhóm lớn ban đầu thực hiện cùng một thí nghiệm để thu
thập thêm các thông tin, số liệu bổ sung cho giả thuyết.
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn
HS thực hiện theo các bước trong SGK, sau đó ghi kết quả
vào các mẫu phiếu. (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập).
*Lưu ý: Các thí nghiệm được thực hiện 3 lần.
a. Thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của
amylase.
+ Bước 1: Chuẩn bị hai ống nghiệm được đánh số thứ tự 1 và
2. Cho vào mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch tỉnh bột 1 %.
+ Bước 2: Tiến hành thêm các chất vào các ống nghiệm và
lắc đều khoảng 2 - 3 phút:

Ống 1: Cho thêm 3 mL nước cất.


Ống 2: Cho thêm 3 mL nước bọt pha loãng.
+ Bước 3: Sau 10 - 15 phút, nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch iodine
0,3 % vào mỗi ống nghiệm.
+ Bước 4: Quan sát sự đổi màu của mỗi ống nghiệm.
- GV giải thích cho HS tại sao cần phải làm những bước
thí nghiệm như trên thông qua các câu hỏi:
+ Mục đích của việc làm ống nghiệm đối chứng là gì?
+ Tại sao lại dùng nước bọt pha loãng để làm thí nghiệm?
+ Dung dịch iodine 0,3% có vai trò gì?
- Quan sát và giải thích kết quả: GV hướng dẫn HS quan
sát, ghi kết quả vào mẫu phiếu số 3 (mẫu phiếu ở phần Hồ sơ
học tập) và giải thích kết quả thí nghiệm dựa trên kiến thức
đã học.
* Gợi ý:
Trong nước bọt có chứa enzyme amylose có hoạt tính phân
giải tinh bột. Ở ống nghiệm 1, trong nước cất không chứa
enzyme nên tinh bột không bị phân giải, khi nhỏ dung dịch
iodine sẽ cho phản ứng màu đặc trưng. Ở ống nghiệm 2, tinh
bột bị thuỷ phân bởi enzyme amyldse trong nước bọt, khi cho
dung dịch iodine sẽ không gây ra phản ứng màu hoặc màu sẽ
nhạt hơn, chứng tỏ một lượng tinh bột đã bị enzyme phân giải.
b. Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của độ pH đến hoạt
tính của enzyme amylase.
+ Bước 1: Chuẩn bị bốn ống nghiệm được đánh số thứ tự từ
1 đến 4. Cho vào mỗi ống nghiệm 2 mL dung dịch tỉnh bột 1
%.
+ Bước 2: Tiến hành thêm các chất vào các ống nghiệm như
mô tả dưới đây và lắc đều khoảng 2 - 3 phút:

Ống 1: Cho thêm 2 mL nước cất.


Ống 2: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng.
Ống 3: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng và 3 - 4
giọt acid HCL 5 %.
Ống 4: Cho thêm 2 mL nước bọt pha loãng và 3 - 4
giọt NaOH 10 %.
+ Bước 3: Sau 10 - 15 phút, nhỏ 2 - 3 giọt iodine 0,3 % vào
mỗi ống nghiệm.
+ Bước 4: Quan sát sự đổi màu của mỗi ống nghiệm.
- GV đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình
đang làm:
+ Ống nghiệm 1 và 2 có vai trò gì?
+ Dung dịch acid HCL 5 % và NaOH 10% có vai trò gì?
- Quan sát và giải thích kết quả: GV hướng dẫn HS quan
sát hiện tượng, ghi kết quả vào mẫu phiếu số 4 (mẫu phiếu ở
phần Hồ sơ học tập) và giải thích kết quả thí nghiệm dựa trên
kiến thức đã học.
* Gợi ý:
HS sử dụng phần giải thích ở thí nghiệm 1 để giải thích kết
quả quan sát ở ống nghiệm 1 và 2. Ở ống nghiệm 3, môi
trường có độ pH dcid không phù hợp cho enzyme amylase
hoạt động, do đó, tinh bột không bị phân giải, xuất hiện màu
xanh tím. Ở ống nghiệm 4, môi trường có độ pH kiềm thuận
lợi cho enzyme amylase hoạt động, do đó, tinh bột bị phân
giải nên không xuất hiện màu xanh tím (hoặc màu xanh tím
sẽ nhạt hơn ống nghiệm đối chứng).
c. Thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt
tính của enzyme catalase.
+ Bước 1: Cắt ba lát khoai tây dày khoảng 1 cm và đánh số
thứ tự từ 1 đến 3.
+ Bước 2: Xử lí các lát khoai tây:

Lát số 1: Để ở điều kiện bình thường (mẫu đối chứng).


Lát số 2: Cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 giờ.
Lát số 3: Cho vào nước cất và đun sôi khoảng 3 - 5
phút, sau đó để nguội.
+ Bước 3: Lấy ba lát khoai tây cho vào đĩa petri. Nhỏ lần lượt
dung dịch hydrogen peroxide lên các lát khoai tây.
+ Bước 4: Quan sát hiện tượng sủi bọt khí ở các lát khoai tây.
- GV đặt câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình đang làm:
+ Ở bước 2, khi cho lát khoai tây vào tủ lạnh và đun sôi lát
khoai tây có ý nghĩa gì?
- Quan sát và giải thích kết quả: GV hướng dẫn HS quan
sát, ghi kết quả vào mẫu phiếu số 5 (mẫu phiếu ở phần Hồ sơ
học tập) và giải thích kết quả thí nghiệm dựa trên kiến thức
đã học.
* Gợi ý:
Trong peroxisome có chứa các enzyme catalase thuỷ phân
hydrogen peroxide thành O2 và H2O làm xuất hiện hiện tượng
sủi bọt khí. Đối với lát khoai tây để ở điều kiện bình thường,
enzyme catalase có hoạt tính mạnh nên số lượng bọt khí
nhiều. Lát khoai tây để trong tủ lạnh, do nhiệt độ thấp làm
hoạt tính của enzyme giảm dẫn đến số lượng bọt khí xuất hiện
ít. Còn lát khoai tây được đun ở nhiệt độ cao, gây biến tính
enzyme, hydrogen peroxide không bị thuỷ phân nên không
xuất hiện bọt khí.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK và
tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề
nghiên cứu được đề ra.
- Ghi lại kết quả thu được vào các mẫu phiếu được phát, thảo
luận, giải thích hiện tượng thu được.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm nộp lại phiếu kết quả cho GV.
- Đại diện nhóm giải thích hiện tượng thu được sau khi làm
thí nghiệm
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS, chuẩn
kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 4: Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm
a. Mục tiêu:
- Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết
quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
hoặc think - pair - share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK
theo mẫu phiếu số 6. (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập)
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Thảo luận dựa trên kết quả thí
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết nghiệm
hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoặc think - pair - Các nhóm kết luận tính đúng/sai
share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội của giả thuyết dựa trên kết quả thí
dung trong SGK theo mẫu phiếu số 6. nghiệm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận
của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét kết luận của các nhóm và
chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 5: Báo cáo kết quả thực hành


a. Mục tiêu:
- Viết được báo cáo nghiên cứu.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các
giả thuyết đã đề ra.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham
gia nghiên cứu khoa học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện báo cáo kết quả thực hành theo mẫu SGK.
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 5. Báo cáo kết quả thực hành
- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo (SGK Báo cáo thực hành của các nhóm
tr.71) và tiến thành viết báo cáo thực hành. theo nội dung GV hướng dẫn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo thực hành.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại báo cáo thực hành của các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các
nhóm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về hoạt tính của một số loại enzyme.
b. Nội dung:
GV cho HS thảo luận câu hỏi sau theo cặp: Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so
với nhiệt độ tối ưu có một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất
hoàn toàn?
Trả lời:
Khi nhiệt độ tăng lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của
enzim đó bị giảm hoặc bị mất hoàn toàn là do:
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS thảo luận câu hỏi sau theo cặp: Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so
với nhiệt độ tối ưu có một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị
mất hoàn toàn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
- Enzim có cấu tạo từ prôtêin kết hợp với các chất khác, mà prôtêin là hợp chất dễ bị
biến tính dưới tác động của nhiệt độ.
- Khi nhiệt độ tăng quá cao, prôtêin sẽ bị biến tính (nên giảm hoặc mất hoạt tính).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
GV giao bài tập để HS thực hiện ngoài giờ học: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa
được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulôzơ?
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa
được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulôzơ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tìm hiểu những thông tin liên quan đến câu hỏi của GV
ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
* Gợi ý: Vì cơ thể người có enzim amylaza để tiêu hóa tinh bột nhưng không có enzim
xenlulaza để tiêu hóa xenlulôzơ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
MẪU PHIẾU SỐ 1
Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề
Nhóm thực hiện: …………………………………………………………………

Tình Nội dung thảo luận


huống Nội dung vấn đề Câu hỏi giả định

…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
……………………………………
1
……………………………………
……………………………………
……………………………………

…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
……………………………………
2 ……………………………………
……………………………………
……………………………………

MẪU PHIẾU SỐ 2
Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết phương án chứng minh giả thuyết
Nhóm thực hiện: …………………………………………………………………

Tình Nội dung thảo luận


huống Nội dung giả thuyết Phương án kiểm chứng
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
1
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………

Phương án được lựa chọn: ……………………………………………


…………………………………………………………………………

…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………

2 …………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………

Phương án được lựa chọn: ……………………………………………..


…………………………………………….. …………………………..

MẪU PHIẾU SỐ 3
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Dung Tinh bột + Tinh bột + Tinh bột + Tinh bột +


dịch nước cất 1 mL nước bọt 3 mL nước bọt 5 mL nước bọt

Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần
Kết
1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
quả
MẪU PHIẾU SỐ 4
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Tinh bột + Tinh bột +


Dung Tinh bột + Tinh bột +
nước bọt + nước bọt +
dịch nước cất nước bọt
HCL 5 % NaOH 10 %

Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần
Kết
1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
quả

MẪU PHIẾU SỐ 5
Kết quả thực hiện nghiên cứu
Nhóm thực hiện:………………………………………………………………….
Nội dung nghiên cứu: ……………………………………………………………

Điều Để trong ngăn Đun ở nhiệt độ Đun ở nhiệt độ


Bình thường
kiện mát tủ lạnh 60 °C 100 °C

Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần Lần
Kết
1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
quả

MẪU PHIẾU SỐ 6
Biên bản thảo luận kết quả phân tích dữ liệu và kết luận vấn đề nghiên cứu
Nhóm thực hiện: ………………………………………………………………..
Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………..

STT Nội dung giả Kết quả phân tích Đánh giá giả Kết luận
thuyết dữ liệu thuyết

1 … … … …

… … … … …

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZYME

Thứ……ngày……tháng……năm……

Nhóm: …… Lớp: …… Họ và tên thành viên: ………………


Tên đề tài: ………………………………………………………………..…………
1. Mục đích thực hiện đề tài
……………………………………………..…………………………..……………
……………………………………………..…………………………..……………
2. Mẫu vật, hóa chất
……………………………………………..…………………………..……………
……………………………………………..…………………………..……………
3. Phương pháp nghiên cứu
……………………………………………..…………………………..……………
……………………………………………..…………………………..……………
4. Báo cáo kết quả nghiên cứu

Thí nghiệm Các bước tiến hành Kết quả và giải thích
5. Kết luận và kiến nghị
……………………………………………..…………………………..……………
……………………………………………..…………………………..……………
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 15: TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh hoạ
(tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,.....).
- Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích luỹ năng lượng.
- Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích
luỹ năng lượng trong tế bào thực vật.
- Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh hoạ
(tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,.....);
+ Phát biểu được khái niệm, quang hợp ở thực vật, quang khử ở vi khuẩn;
+ Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích luỹ năng lượng;
+ Trình bày được diễn biến hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật.
+ Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và
tích luỹ năng lượng trong tế bào thực vật;
+ Nêu được vai trò quan trọng của trong việc tổng hợp các chất và tích lũy năng
lượng trong tế bào thực vật;
+ Nêu được vai trò của hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Chứng minh được tất cả sự sống trên Trái
Đất đều phụ thuộc vào quang hợp.
- Năng lực chung:
● Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để hoàn thành nhiệm
vụ tìm hiểu về quá trình quang hợp.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các
hoạt động bảo vệ thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm và theo cặp đôi.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hỏi – đáp nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật khăn trải bàn; think – pair – share.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề gợi mở; HS dự đoán câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Hiện nay, một trong những biện pháp góp phần hạn
chế hiệu ứng nhà kính hiệu quả là bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh nhằm làm giảm
lượng CO2 trong khí quyển. Biện pháp này được đưa ra dựa trên cơ sở nào?
- GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả
lời câu hỏi của GV.
- GV giới hạn thời gian suy nghĩ, khuyến khích HS đưa ra nhiều phương án trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong đóng góp ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV cổ vũ, khích lệ HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
tìm hiểu vì sao bảo vệ rừng, trồng nhiều cây xanh lại giúp làm giảm lượng CO2 trong
khí quyển, góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài
học hôm nay – Bài 15: Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM TỔNG HỢP CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng
hợp protein, lipid, carbohydrate,.....);
- Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích luỹ năng lượng;
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.72) để tìm hiểu
khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật think – pair – share, kết hợp hỏi
– đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. KHÁI NIỆM TỔNG HỢP
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh CÁC CHẤT TRONG TẾ
mục I (SGK tr.72) để tìm hiểu khái niệm tổng hợp BÀO
các chất trong tế bào. - Tổng hợp là quá trình hình
thành các chất hữu cơ phức tạp
từ các chất đơn giản dưới sự
xúc tác của enzyme.
- Trong quá trình tổng hợp có
sự hình thành liên kết hóa học

- GV đặt câu hỏi cho HS: giữa các chất phản ứng với
nhau để tạo thành sản phẩm.
+ Cho một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất
trong tế bào (nêu rõ nguyên liệu tham gia, loại liên
kết và sản phẩm được hình thành).
+ Tại sao nói quá trình tổng hợp các chất song song
với tích lũy năng lượng.
- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share để hướng
dẫn HS thảo luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ câu trả lời, sau
đó ghép cặp với một HS bất kì trong lớp để trao đổi,
thống nhất ý kiến.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp câu trả
lời đã thống nhất trước đó.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
* Gợi ý:
1. Một số ví dụ về quá trình tổng hợp các chất trong
tế bào

Quá trình Nguyên Loại liên Sản phẩm


liệu kết

Tổng hợp Nucleotide Hóa trị, DNA,


nucleic hydrogen RNA
acid

Tổng hợp Amino Peptide Protein


protein acid

Tổng hợp Glucose Glycosidic Cellulose


cellulose

2. Trong quá trình tổng hợp có sự hình thành liên


kết hóa học giữa các chất phản ứng với nhau để tạo
thành sản phẩm. Như vậy, năng lượng có trong liên
kết hóa học của các chất phản ứng được tích lũy
trong liên kết hóa học của sản phẩm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. QUANG HỢP


Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm quang hợp
a. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm, quang hợp ở thực vật, quang khử ở vi khuẩn.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1 (SGK tr.73) để tìm hiểu khái niệm quang hợp.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung
SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. QUANG HỢP

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.1 (SGK 1. Khái niệm quang hợp
tr.73) để tìm hiểu khái niệm quang hợp. Quang hợp là quá trình tổng
hợp các chất hữu cơ từ các
- GV viết lên bảng phương trình quang hợp:
chất vô cơ nhờ năng lượng ánh
sáng được hấp thụ bởi hệ sắc
tố quang hợp.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Từ phương trình tổng
quát, hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của
quang hợp là gì.
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp để khuyến khích
HS đưa ra câu trả lời nhanh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ để trả lời câu
hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Nguyên liệu: CO2, H2O
+ Sản phẩm: C6H12O6, O2
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ chế quang hợp


a. Mục tiêu:
- Trình bày được diễn biến hai pha của quá trình quang hợp ở thực vật.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình
quang hợp.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh
mục II.2 (SGK tr.73) để tìm hiểu về cơ chế quang hợp.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Cơ chế quang hợp

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm - Pha sáng được thực hiện nhờ
gồm 3 – 4 HS), yêu cầu các nhóm nghiên cứu hệ sắc tố quang hợp và các
thông tin và quan sát hình ảnh mục II.2 (SGK thành phần của chuỗi chuyền
tr.73) để tìm hiểu về cơ chế quang hợp. electron quang hợp nằm trên
màng thylakoid. Trong pha
sáng, NLAS được chuyển vào
chuỗi chuyền electron quang
hợp để tổng hợp ATP,
NADPH, giải phóng O2.
- Pha tối (chu trình Calvin)
diễn ra ở chất nền của lục lạp:
khử CO2 để hình thành
carbohydrate nhờ ATP và
NADH lấy từ pha sáng.
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn
HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập
(Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập): Mỗi HS viết
ra giấy A4 hoặc giấy nháp ý kiến cá nhân, sau đó
cả nhóm thống nhất câu trả lời từ các ý kiến cá
nhân và hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh
SGK, ghi nhanh ý kiến cá nhân vào giấy, sau đó
trao đổi với các thành viên khác trong nhóm để
hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại phiếu học tập của HS.
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kiểm
tra mức độ hoàn thành bài tập của các nhóm thông
qua phiếu học tập.
- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp
theo.

Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của quang hợp


a. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích luỹ
năng lượng trong tế bào thực vật;
- Chứng minh được tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp.
- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về quá trình
quang hợp.
- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ
thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.3 (SGK tr.74) để tìm hiều vai trò
của quang hợp và vẽ sơ đồ thể hiện vai trò cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sinh giới
của quang hợp.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM


HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Vai trò của quang hợp

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II.3 (SGK - Tổng hợp các chất và tích luỹ
tr.74) để tìm hiểu vai trò của quang hợp và thực năng lượng;
hiện yêu cầu: Vẽ sơ đồ thể hiện vai trò cung cấp - Cung cấp nguồn dinh đưỡng
nguồn dinh dưỡng cho sinh giới của quang hợp. nuôi sống gần như toàn bộ
sinh giới;
- GV cho HS xem thêm video về quá trình quang
- Cung cấp nguồn nguyên liệu
hợp:
cho sản xuất công nghiệp, xây
http://www.youtube.com/watch?v=3pD68uxRLk
dựng và y học;
M
- Điều hoà hàm lượng O, và
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
CO, trong khí quyển.
- HS đọc thông tin SGK và thực hiện yêu cầu của
GV
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu tất cả
HS dán sơ đồ của mình lên bảng (tường). HS trong
lớp sẽ đi một vòng để xem sản phẩm của các bạn
khác và bình chọn bài làm tốt nhất.
- GV mời đại diện một số HS đưa ra nhận xét và
bình chọn. GV tổng hợp các bài làm được bình
chọn nhiều nhất và nhận xét, đánh giá.
- GV đặt câu hỏi liên hệ cho HS: Nếu không có
ánh sáng thì pha tối có diễn ra được không? Vì
sao?
* Gợi ý:
+ Sơ đồ thể hiện vai trò cung cấp nguồn dinh
dưỡng cho sinh giới của quang hợp:
Thực vật -> Động vật ăn thực vật -> động vật ăn
động vật-> sinh vật phân giải.
+ Nếu không có ánh sáng thì pha tối không diễn ra
vì pha tối sử dụng nguyên liệu là các sản phẩm
hình thành từ pha sóng (ATP và NADPH) đồng
thời một số enzyme thực hiện pha tối chỉ được
hoạt hoá khi có ánh sáng. Do đó, trong điều kiện
không có ánh sáng kéo dài thì pha tối không diễn
ra.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK tr.74. GV cho HS đọc phần Đọc thêm về ứng
dụng quá trình quang hợp của cây để sạc pin cho
điện thoại và chuyển sang nội dung tiếp theo.

III. HÓA TỔNG HỢP VÀ QUANG TỔNG HỢP Ở VI KHUẨN


Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của quá trình hóa tổng hợp ở vi khuẩn
a. Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của hóa tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.
- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ
thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò của quá trình hóa tổng hợp ở vi khuẩn
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vai trò của quá trình quang khử ở vi khuẩn.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS
thảo luận nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM


HỌC SINH
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. HÓA TỔNG HỢP VÀ

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm QUANG TỔNG HỢP Ở VI
tìm hiểu một nội dung: KHUẨN
1. Vai trò của quá trình hóa
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò của quá trình
tổng hợp ở vi khuẩn
hóa tổng hợp ở vi khuẩn

- Hóa tổng hợp là khả năng đồng


hoá CO2 để hình thành các hợp
chất hữu cơ khác nhau nhờ năng
lượng của các phản ứng oxi hoá.

- Các loài vi khuẩn khác nhau có


+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vai trò của quá trình
thể thực hiện quá trình oxi hoá
quang khử ở vi khuẩn.
nhiều hợp chất khác nhau để lấy
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, hướng dẫn
năng lượng. Một phần năng
HS thảo luận nội dung SGK:
lượng giải phóng ra được dùng
● Vòng 1: Nhóm chuyên gia để tổng hợp chất hữu cơ.
- Các nhóm đọc thông tin SGK để tìm hiểu về
nội dung được phân công. Thành viên nhóm 2. Vai trò của quá trình quang
chuyên gia ghi chép lại những nội dung chính. khử ở vi khuẩn
● Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép - Quang tổng hợp ở vi khuẩn là
- Mỗi thành viên ở nhóm chuyên gia tách ra, quá trình sử dụng năng lượng
phối hợp với thành viên ở các nhóm chuyên gia ánh sáng để khử CO2 thành chất
khác tạo thành nhóm mảnh ghép. hữu cơ, được thực hiện nhờ các
- Thành viên các nhóm mảnh ghép chia sẻ kiến phân tử sắc tố nằm trên màng
thức đã tìm hiểu ở nhóm chuyên gia, thảo luận thylakoid.
để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập
- Được chia thành hai dạng:
số 2. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm theo sự điều phối của GV, + Quang hợp (thải O2)
nghiên cứu thông tin, hình ảnh SGK, thảo luận
+ Quang khử (không thải O2).
để trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. - Vai trò:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
+ Cung cấp nguồn chất hữu cơ
luận
cho các loài sinh vật dị dưỡng.
- GV thu lại phiếu học tập của các nhóm và trình
chiếu trước lớp. + Góp phần điều hòa khí quyển,

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm lẫn làm giảm ô nhiễm môi trường.
nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn
kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
như SGK tr.78 và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các kiến thức vừa học để hoàn thành các bài tập SGK.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hoàn thành các bài tập luyện tập.
- HS thảo luận và làm bài tập vào vở.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1. Khi nói về nguồn gốc của O2 được tạo ra từ quang hợp, có ý kiến cho rằng O, có
nguồn gốc từ CO2 trong khi ý kiến khác lại nói O2 có nguồn gốc từ H2O. Hãy đề xuất
một phương án để kiểm chứng ý kiến nào đúng trong hai ý kiến trên.
2. Hoạt động của vi khuẩn oxi hóa nitrogen có ý nghĩa gì với quá trình sinh trưởng và
phát triển của thực vật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập và ghi vào vở.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. Có thể dùng đồng vị phóng xạ 18O để nghiên cứu sự di chuyển của nguyên tử oxygen
trong quá trình quang hợp.
- Thí nghiệm 1: Đánh dấu 18O vào nguyên tử oxygen của CO2.
- Thí nghiệm 2: Đánh dấu 18O vào nguyên tử oxygen của H2O.
Quan sát sự xuất hiện của 18O trong sản phẩm tạo thành và kết luận.
- Kết quả:
+ Thí nghiệm 1: 18O xuất hiện trong chất hữu cơ.
+ Thí nghiệm 2: 18O xuất hiện trong O2.
- Kết luận: O2 được tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.
2. Trong không khí, nitrogen tồn tại dưới dạng phân tử N2 (có liên kết ba), đây là
khí trơ nên thực vật không sử dụng được. Nhờ hoạt động của vi khuẩn oxi hoá
nitrogen mà N2, được chuyển hoá thành dạng mà cây có thể hấp thụ được (NO3-
và NH4+), giúp cung cấp N cho cây.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng thực hành quan sát tế bào vào thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng: “Tất cả sự sống trên Trái Đất đều
phụ thuộc vào quang hợp.
2. Ở người, tại sao khi quá trình tổng hợp insulin của tuyến tụy bị ức chế sẽ dẫn đến
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
3. Trong trồng trọt, tại sao người ta thường trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa
bóng?
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Hãy đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng: “Tất cả sự sống trên Trái Đất đều
phụ thuộc vào quang hợp.
2. Ở người, tại sao khi quá trình tổng hợp insulin của tuyến tụy bị ức chế sẽ dẫn đến
nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
3. Trong trồng trọt, tại sao người ta thường trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa
bóng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày phần tìm hiểu của mình vào tiết học sau.
* Gợi ý:
1. Các bằng chứng để chứng minh rằng: “Tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc
vào quang hợp:
- Chất dinh dưỡng được tạo ra từ quá trình quang hợp nuôi sống gần như toàn bộ sự
sống trên Trái Đất.
- Các sản phẩm của quá trình quang hợp cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể sinh vật,
các bộ phận này được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.
2. Do insulin có vai trò kích thích tế bào gan và tế bào cơ chuyển hoá glucose thành
glycogen dự trữ khi hàm lượng glucose trong máu tăng cao. Do đó, nếu quá trình tổng
hợp insulin bị ức chế, glucose dư thừa không được chuyển hoá sẽ được bài tiết theo
nước tiểu.
3. Việc trồng xen canh các cây ưa sáng và cây ưa bóng để tên dụng tối đa diện tích
trồng trọt, nguồn dinh dưỡng vò nguồn ánh sáng. Do cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng
để quang hợp, trong khi đó, cây ưa bóng cần ít ánh sáng hơn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Trường:................................
Lớp:............................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm: .............
Nghiên cứu nội dung SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Dựa vào Hình 15.2, hãy phân biệt pha sáng và pha tối về: nơi diễn ra, điều kiện
ánh sáng, nguyên liệu tham gia và sản phẩm tạo thành.
2. Trong pha sáng, quang năng đã được chuyển hóa thành hóa năng như thế nào?
3. Quan sát hình 15.3, hãy cho biết chu trình Calvin gồm mấy giai đoạn. Đó là những
giai đoạn nào? Mô tả diễn biến trong mỗi giai đoạn đó.
Trả lời
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Trường:..........................
Lớp:...........................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: .............
Nghiên cứu nội dung SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy cho biết các vai trò sau đây là của nhóm vi khuẩn nào.
a) Đảm bảo sự tuần hoàn của chu trình vật chất trong tự nhiên (chu trình nitrogen).
b) Cung cấp nguồn nitrogen cho thực vật.
c) Góp phần làm sạch môi trường nước.
d) Tạo ra các mỏ quặng.
2. Sự khác nhau giữa quang tổng hợp có giải phóng O2, và không giải phóng O2 là
gì?
3. Vai trò của quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn có giống với ở thực vật không?
Giải thích.
4. Quá trình quang khử ở vi khuẩn có góp phần làm sạch môi trường nước không?
Giải thích. web: tailieugiaovien.edu.vn
Trả lời
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 16: PHÂN GIẢI CÁC CHẤT VÀ GIẢI PHÒNG NĂNG LƯỢNG
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
- Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng
lượng.
- Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai
đoạn phân giải kị khí (lên men).
- Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào;
+ Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng
lượng;
+ Phát biểu được khái niệm phân giải hiếu khí, phân giải kị khí.
+ Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai
đoạn phân giải kị khí (lên men);
+ Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về quá trình phân
giải hiếu khí để chứng minh được tốc độ của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào
nhu cầu năng lượng của cơ thể, trong quá trình này có một phần năng lượng bị
thất thoát.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân
trong quá trình thảo luận nhóm.
● Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin
về quá trình phân giải các chất trong tế bào.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng để chứng minh trong quá trình
này có một phần năng lượng bị thất thoát.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình
học tập về quá trình phân giải các chất trong tế bào.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm và theo cặp đôi.
- Dạy học giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hỏi – đáp.
- Kĩ thuật: khăn trải bàn, mảnh ghép, think – pair – share.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Mẫu bảng tiêu chí phân biệt phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
- Các câu hỏi và hình ảnh liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề gợi mở; HS dự đoán câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Khi hoạt động nặng, nhu cầu oxygen của tế bào rất
cao để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu oxygen
thì tế bào sẽ tạo ra năng lượng bằng cách nào?
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những dự đoán
trong vòng 1 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và những kiến thức đã học, suy nghĩ nhanh và đưa ra
những dự đoán có cơ sở.
- GV khuyến khích HS nhanh chóng đưa ra các câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong đóng góp ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV cổ vũ, khuyến khích HS, chưa chốt đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới:
Trên các phương tiện thông tin, báo, đài đã đưa tin về nhiều trường hợp bị ngộ độc
khí, thiếu oxy thở phải đi cấp cứu, thậm chí tử vong vì nhà đóng kín cửa. Hay các tình
huống cửa đóng kín, thông gió kém; đi ôtô máy lạnh đường dài, đông người dễ mệt mỏi
một phần và thiếu oxy. Khí oxy giúp duy trì sự sống của mọi sinh vật trên Trái Đất. Để
biết được trong môi trường thiếu oxygen, tế bào sẽ tạo ra năng lượng như thế nào,
chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng
năng lượng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. KHÁI NIỆM PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào;
- Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng;
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về quá trình phân giải các
chất trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr.76) để tìm hiểu
khái niệm phân giải các chất trong tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật think – pair – share, kết hợp hỏi
– đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. KHÁI NIỆM PHÂN GIẢI
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh CÁC CHẤT TRONG TẾ
mục I (SGK tr.76) để tìm hiểu khái niệm phân giải BÀO
các chất trong tế bào.
Phân giải là quá trình chuyển
hóa các chất hữu cơ phức tạp
thành các chất đơn giản hơn
nhờ quá trình bẻ gãy các liên
kết hóa học.

- GV đặt câu hỏi cho HS:


+ Cho một số ví dụ về quá trình phân giải các chất
trong tế bào (nêu rõ nguyên liệu tham gia và sản
phẩm được hình thành).
+ Tại sao nói quá trình phân giải các chất song
song với giải phóng năng lượng.
- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share để hướng
dẫn HS thảo luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ câu trả lời, sau
đó ghép cặp với một HS bất kì trong lớp để trao đổi,
thống nhất ý kiến.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp câu trả
lời đã thống nhất trước đó.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
* Gợi ý:
1. Một số ví dụ về quá trình phân giải các chất trong
tế bào:
Quá trình Nguyên liệu Sản phẩm

Phân giải nucleic DNA, RNA Nucleotide


acid

Phân giải protein Protein Amino acid

Tổng hợp lipid Lipid Glycerol,


acid béo

2. Quá trình phân giải các chất có sự phá vỡ các


liên kết hóa học trong các chất phức tạp, năng
lượng được giải phóng để cung cấp cho các hoạt
động sống của tế bào => quá trình phân giải song
song với quá trình giải phóng năng lượng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, hướng
dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK tr.76 và
chuyển sang nội dung tiếp theo.

II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI HIẾU KHÍ


Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phân giải hiếu khí
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm phân giải hiếu khí.
- Vận dụng những hiểu biết về quá trình phân giải hiếu khí để chứng minh được tốc độ
của phân giải hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể, trong quá trình
này có một phần năng lượng bị thất thoát.
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo
luận nhóm.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về quá trình phân giải các
chất trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II.1 (SGK
tr.76 – 77) để tìm hiểu khái niệm phân giải hiếu khí.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn
HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. QUÁ TRÌNH PHÂN

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin và GIẢI HIẾU KHÍ
quan sát hình ảnh mục II.1 (SGK tr.76 – 77) để 1. Khái niệm phân giải hiếu
tìm hiểu khái niệm phân giải hiếu khí. khí
- Phân giải hiếu khí (hô hấp tế
bào) là quá trình phân giải các
chất hữu cơ khi có oxygen
thành sản phẩm cuối cùng là
CO2 và H2O; giải phóng năng
lượng được tích lũy trong các
hợp chất hữu cơ và chuyển
- GV viết lên bảng phương trình tổng quát của quá thành dạng năng lượng dễ sử
trình hô hấp: dụng cho tế bào chứa trong các
phân tử ATP.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:


+ Hãy cho ví dụ chứng minh tốc độ của phân giải - Năng lượng được giải phóng
hiếu khí phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thông qua chuỗi phản ứng oxi
thể. hóa khử.
+ Quan sát Hình 16.2, hãy cho biết quá trình phân - Quá trình phân giải hiếu khí
giải hiếu khí gồm những giai đoạn nào, Mối quan được chia thành 3 giai đoạn:
hệ giữa các giai đoạn đó là gì? + Đường phân

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hướng dẫn HS + Oxi hóa pyruvic acid
thảo luận nhóm. + Chu trình Krebs

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm đọc thông tin SGK, mỗi thành viên
suy nghĩ và ghi câu trả lời ra giấy, sau đó cả nhóm
thảo luận, thống nhất câu trả lời từ câu trả lời của
các thành viên.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Ví dụ chứng minh tốc độ của phân giải hiếu khí
phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể:

Vận động viên điền kinh đang thi đấu: Quá


trình phân giải hiếu khí của một vận động
viên đang thi đấu diễn ra rất mạnh vì khi đó
nhu cầu năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao
—› để đáp ứng được nhu cầu năng lượng
cao như vậy thì tốc độ của phân giải hiếu
khí từng tế bào phải diễn ra mạnh mẽ —>
đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho
nhu cầu cơ thể tại thời điểm đó.
Người đang ngủ: Khi ngủ, các hoạt động
trong cơ thể diễn ra chậm lại, nhu cầu năng
lượng ít nên tốc độ phân giải hiếu khí giảm.
+ Quá trình phân giải hiếu khí gồm ba giai đoạn:
đường phân; oxi hoá pyruvic acid và chu trình
Krebs; chuỗi chuyển electron hô hấp. Ba giai đoạn
này có mối quan hệ một thiết với nhau, trong đó,
sản phẩm của giai đoạn trước sẽ được dùng làm
nguyên liệu cho giai đoạn sau và ngược lợi. Nếu
một trong ba giai đoạn bị ức chế sẽ dẫn đến toàn
bộ quá trình bị ngừng lại.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn chính của quá trình phân giải hiếu khí
a. Mục tiêu:
- Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào);
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo
luận nhóm.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về quá trình phân giải các
chất trong tế bào.
- Nêu được ý tưởng để chứng minh trong quá trình này có một phần năng lượng bị thất
thoát.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, nghiên cứu thông tin và quan sát các hình
ảnh minh họa mục II.2 (SGK tr.77 – 78) để tìm hiểu về các giai đoạn chính của quá
trình phân giải hiếu khí.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp kĩ thuật mảnh ghép để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Các giai đoạn chính
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, nghiên a. Quá trình đường phân
cứu thông tin và quan sát các hình ảnh minh họa - Là quá trình biến đổi glucose
mục II.2 (SGK tr.77 – 78) để tìm hiểu về các giai xảy ra trong tế bào chất, không
đoạn chính của quá trình phân giải hiếu khí. có sự tham gia của oxygen.
- Phân tử glucose được hoạt
hóa bằng 2 phân tử ATP, nhờ
enzyme đặc hiệu tách thành 2
phân tử có 2 carbon (pyruvic
acid)
- Sản phẩm thu được: 2 phân
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép kết hợp
tử pyruvic acid, 2 phân tử
phương pháp dạy học trực quan, thảo luận cặp
ATP, 2 phân tử NADH.
đôi để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội
dung SGK.
● Vòng 1: Nhóm chuyên gia b. Oxi hóa pyruvic acid và
- GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực chu trình Krebs
hiện các nhiệm vụ độc lập: - 2 phân tử pyruvic acid bị oxi
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về giai đoạn đường phân và hoá và chuyển thành 2 phân tử
trả lời Câu hỏi: Tại sao quá trình đường phân tạo acetyl - coenzyme A (acetyl -
được 4 phân tử ATP nhưng hiệu quả thực sự chỉ CoA), đồng thời sản sinh ra 2
có 2 phân tử ATP? phân tử CO2 và 2 phân tử

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về giai đoạn oxi hoá pyruvic NADH.


acid và chu trình Krebs và trả lời Câu hỏi: Sau khi + Phân tử acetyl - CoA này sẽ
kết thúc giai đoạn oxi hóa pyruvic acid và chu đi vào chu trình Kreb -> bị oxi
trình Kerbs, đã có những sản phẩm nào được tạo hóa thành 2 phân tử CO2
thành? + Năng lượng giải phóng được
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về chuỗi chuyển electron tích trữ trong 1 phân tử ATP,
hô hấp và trả lời Câu hỏi: Trong quá trình phân 3 phân tử NADH và 1 phân tử
giải hiếu khí, oxygen có vai trò gì? FADH2.

- Các nhóm làm việc nhóm trong vòng 5 phút, c. Chuỗi chuyền electron hô
sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành hấp
viên phải trình bày trước nhóm của mình một - Năng lượng được tích trữ
lượt (như là chuyên gia). trong các phân tử NADH và
● Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép FADH2 được chuyển thành

- Thành lập nhóm các mảnh ghép: mỗi nhóm năng lượng trong các phân tử

được thành lập từ ít nhất một thành viên của ATP thông qua chuỗi chuyền

nhóm chuyên gia. electron hô hấp.


- Các phân tử NADH và
- Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả
FADH2 bị oxi hóa thông qua
nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.
một chuỗi các phản ứng oxi
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
hóa khử -> electron được giải
- HS làm việc nhóm dưới sự điều phối của GV, phóng từ NADH và FADH2
thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. được chuyển đến chất nhận e
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. cuối cùng là phân tử oxygen

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận để tạo thành nước.
- GV mời đại diện các nhóm mảnh ghép trình bày
phần thảo luận của nhóm mình.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Quá trình đường phân tạo được 4 phân tử ATP
nhưng hiệu quả thực sự chỉ có 2 phân tử ATP do
ban đầu, tế bào dùng 2 phân tử ATP để hoạt hoá
glucose nên trong 4 phân tử ATP được tạo ra từ
đường phân có 2 phân tử ATP được trả lại cho tế
bào.
+ Sau khi kết thúc giai đoạn oxi hoá pyruvic acid
và chu trình Krebs, các sản phẩm được tạo thành
gồm: 6 phân tử CO2, 2 phân tử ATP, 8 phân tử
NADH và 2 phân tử FADH..
+ Trong quá trình phân giải hiếu khí, oxygen là
chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi chuyền
electron hô hấp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
- GV hướng dẫn HS rút ra trọng tâm kiến thức như
SGK tr.78 và chuyển sang nội dung tiếp theo.

III. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI KỊ KHÍ


Hoạt động 4: Tìm hiểu quá trình phân giải kị khí
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm phân giải phân giải kị khí.
- Trình bày được các giai đoạn các giai đoạn phân giải kị khí (lên men);
- Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo
luận nhóm.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về quá trình phân giải các
chất trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, đọc thông tin mục III (SGK tr.78) để tìm hiểu
quá trình phân giải kị khí.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo
luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM


HỌC SINH
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. QUÁ TRÌNH PHÂN
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, đọc GIẢI KỊ KHÍ
thông tin mục III (SGK tr.78) để tìm hiểu quá - Khi tế bào không được cung
trình phân giải kị khí. cấp oxygen, quá trình đường
- GV đặt các câu hỏi thảo luận cho HS: phân không thể diễn ra => tế

+ Trong trường hợp nào tế bào sẽ chuyển sang bào sử dụng pyruvic acid làm

hình thức phân giải kị khí? chất nhận e từ NADH và biến


đổi thành các sản phẩm cuối
+ Tại sao quá trình phân giải kị khí không có sự
cùng nhờ quá trình lên men.
tham gia của ti thể?
- 2 hình thức lên men phổ
+ Tại sao quá trình phân giải kị khí tạo rất ít
biến: lên men rượu và lên men
ATP nhưng vẫn được các sinh vật sử dụng?
lactic.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm và trả lời
các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời lần lượt các
câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Tế bào chuyển sang hình thức phân giải kị khí
khi tế bào bị thiếu oxygen.
+ Quá trình phân giải kị khí không có sự tham gia
của ti thể do trong quá trình phân giải kị khí không
diễn ra chuỗi chuyền electron hô hấp nên không
cần đến ti thể.
+ Quá trình phân giải kị khí tạo rất ít ATP nhưng
vẫn được các sinh vật sử dụng vì phân giải kị khí
không cần tiêu tốn oxygen. Khi thiếu oxygen,
lượng oxygen không đủ để cung cấp cho hô hấp tế
bào, lúc này tế bào sẽ chuyển sang hình thức phân
giải kị khí. Đây là giải pháp tối ưu để đáp ứng ATP
kịp thời cho cơ thể.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK tr.79.

IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG
TẾ BÀO
Hoạt động 5: Phân tích mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế
bào
a. Mục tiêu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
- Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về quá trình phân giải các
chất trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình minh họa mục IV (SGK tr.79) để tìm
hiểu về mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp, kĩ thuật think – pair – share để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – DỰ KIẾN SẢN PHẨM


HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI
minh họa mục IV (SGK tr.79) để tìm hiểu về CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO
mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất Tổng hợp và phân giải các chất
trong tế bào. có mối liên hệ mật thiết với nhau
trong việc duy trì sự sống:
+ Quá trình tổng hợp tạo nên các
chất cung cấp nguyên liệu cho
quá trình phân giải.
+ Quá trình phân giải cung cấp

- GV sử dụng kĩ thuật think – pair – share, yêu năng lượng và nguyên liệu cho
cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Cho ví dụ để chứng quá trình tổng hợp.
minh mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và
quá trình phân giải các chất trong tế bào.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, làm việc độc lập, sau
đó ghép đôi và trao đổi với bạn bên cạnh để thực
hiện nhiệm vụ học tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS cho ví dụ chứng
minh mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và
quá trình phân giải các chất trong tế bào.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đặt câu
hỏi làm rõ vấn đề (nếu có).
* Gợi ý:
Quá trình quang hợp cung cấp nguyên liệu (chất
hữu cơ) cho quá trình phân giải, đồng thời sản
phẩm của quá trình phân giải (CO2 và H2O)
được dùng làm nguyên liệu cho quá trình quang
hợp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS,
chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
như SGK tr.79 và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các kiến thức vừa học để hoàn thành các bài tập SGK.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hoàn thành các bài tập luyện tập.
- HS thảo luận và làm bài tập vào vở.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1. Tại sao khi cường độ hô hấp giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất
của tế bào?
2. Có ý kiến cho rằng: "Phân tử glucose được vận chuyển vào trong ti thể để tham gia
vào quá trình hô hấp tế bào". Ý kiến trên là đúng hay sai? Hãy thiết kế một thí nghiệm
đơn giản để chứng minh.
3. So sánh phân giải hiếu khí và phân giải kị khí.
4. Nếu cho vào tế bào một chất hoá học để phá huỷ màng trong ti thể, hãy cho biết:
a. Hậu quả gì sẽ xảy ra đối với tế bào?
b. Trong trường hợp này, số ATP được giải phóng sẽ là bao nhiêu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập và ghi vào vở.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. Quá trình hô hấp có vai trò tạo ra năng lượng ATP để cung cấp cho các hoạt
động sống của tế bào, trong đó có quá trình vận chuyển chủ động các chất. Nếu
cường độ hô hấp giảm dẫn đến giảm sản sinh ATP —› giảm quá trình vận chuyển
các chất.
2. Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường nội bào:
- Ống 1 bổ sung glucose và ti thể.
- Ống 2 bổ sung pyruvic acid và ti thể.
- Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 3O °C.
- Kết quả: Ống 1 không thấy hiện tượng sủi bọt do CO2 không được tạo ra, còn ống 2
có CO2 bay ra nên thấy hiện tượng sủi bọt. Điều này chứng tỏ trong ống 2 đã diễn ra
quá trình hô hấp tế bào.
3. Giống nhau:
+ Đều là quá trình phân giải chất hữu cơ trong tế bào.
+ Đều tạo năng lượng ATP cung cấp cho cơ thể.
+ Đều có giai đoạn đường phân.

Tiêu chí Phân giải hiếu khí Phân giải kị khí

Cơ chế Gồm ba giai đoạn: đường Gồm 2 giai đoạn: đường


phân, oxi hóa pyruvic acid và phân và lên men.
chu trình Krebs; chuỗi chuyền
electron hô hấp.

Điều kiện Có oxygen Không có oxygen

Nơi diễn ra Tế bào chất và ti thể Tế bào chất

Chất nhận electron Phân tử oxygen Pyruvic acid

Sản phẩm tạo thành H2O và CO2 Acid lactic hoặc rượu
ethanol và CO2

Số lượng ATP 32 phân tử ATP 2 phân tử ATP

4. a) Tế bào không thực hiện được quá trình hô hấp hiếu khí => Không tổng hợp được
ATP cho tế bào.
b) Trong trường hợp này, tế bào chuyển sang phân giải kị khí nên tế bào tạo ra 2
ATP (từ đường phân).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng thực hành quan sát tế bào vào thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Tìm hiểu và cho biết một số ứng dụng của quá trình phân giải kị khí trong đời sống.
2. Cyanide là một hợp chất có một nguyên tử carbon liên kết với một nguyên tử nitrogen
bằng liên kết ba. Đây là hợp chất được sử dụng làm thuốc độc từ xa xưa. Nếu hít phải
một lượng khí có chứa 0,2 % cyanide có thể tử vong ngay lập tức. Hãy tìm hiểu và cho
biết tại sao cyanide có thể gây tử vong.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Tìm hiểu và cho biết một số ứng dụng của quá trình phân giải kị khí trong đời sống.
2. Cyanide là một hợp chất có một nguyên tử carbon liên kết với một nguyên tử nitrogen
bằng liên kết ba. Đây là hợp chất được sử dụng làm thuốc độc từ xa xưa. Nếu hít phải
một lượng khí có chứa 0,2 % cyanide có thể tử vong ngay lập tức. Hãy tìm hiểu và cho
biết tại sao cyanide có thể gây tử vong.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày phần tìm hiểu của mình vào tiết học sau.
* Gợi ý:
1. Một số ứng dụng của phân giải kị khí: lên men rượu, muối dưa, cà, làm sữa chua,
phomat,...
2. Cyanide có tác dụng ức chế quá trình vận chuyển electron dẫn đến không tổng hợp
được ATP. Khi hàm lượng cyanide vượt quá mức cho phép dẫn đến các tế bào không
đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống => tử vong.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 17: Thông tin giữa các tế bào.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 17: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO


(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào.
- Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

 Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể
thay đổi hình dạng:
 Truyền tin:Các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới
các phân tử đích trong tế bào;
 Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt
động của tế bào.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào. Phân biệt
được các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào. Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế
bào, trình bày được các quá trình:
+ Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể
thay đổi hình dạng:
+ Truyền tin: Các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới
các phân tử đích trong tế bào
+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà
hoạt động của tế bào.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cơ sở
của quá trình điều hoà hàm lượng glucose trong máu.
- Năng lực chung:

 Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học
về thông tin giữa các tế bào.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình
truyền tin giữa các tế bào.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Sơ đồ quá trình truyền tin giữa các tế bào, các kiểu truyền tin
- Câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10
- Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết
với kiến thức mới.
b. Nội dung: HS quan sát video, lắng nghe tình huống GV đưa ra và dự đoán câu trả
lời
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video về vai trò của insulin đối với cơ thể (link video : 0:00 – 0:50)
GV đặt vấn đề: Bằng cách nào mà hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tuỵ
tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hoá đường,
qua đó, điều hoà hàm lượng glucose trong máu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra dự đoán.
- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Để biết được
bằng cách nào mà hormone insulin và glucagon có thể điều hòa hàm lượng glucose
trong máu, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 17. Thông tin giữa các tế
bào
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Thông tin giữa các tế bào
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về thông tin giữa các tế bào
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về thông tin giữa các tế
bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình truyền tin giữa các
tế bào..
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I.1 (SGK
tr.80) để tìm hiểu khái niệm về thông tin giữa các tế bào
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và thảo luận cặp đôi để hướng dẫn và
gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm thông tin giữa các tế bào
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Thông tin giữa các tế bào

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông 1. Khái niệm về thông tin

tin và quan sát Hình 17.1 (SGK tr.80) cho biết giữa các tế bào

thông tin được truyền từ tế bào này đến tế bào HĐ1.

khác bằng cách nào? Thông tin được truyền từ tế


bào này đến tế bào khác thông
qua các phân tử tín hiệu, các tế
bào tiết ra phân tử tín hiệu và
truyền phân tử tín hiệu này cho
tế bào đích.
HĐ2.

- GV mở rộng cho HS: Phân tử tính hiệu có thể Đối với mỗi loại tín hiệu khác

là các hormone, yếu tố sinh trưởng, các ion,.. nhau, tế bào sẽ có những đáp
ứng khác nhau.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu
Kết luận
hỏi 2 trong SGK – tr80: Tế bào đáp ứng như thế
Các tế bào có thể liên hệ với
nào với các tín hiệu khác nhau?
nhau nhờ quá trình truyền
+ GV cho HS phân tích hình để làm rõ vấn đề:
thông tin giữa các tế bào.
Khi tế bào C nhận thông tin từ tế bào A thì tế
Trong đó, tế bào đích đáp ứng
bào C sẽ tiến hành phân chia, còn khi nhận lại các tín hiệu được truyền
thông tin từ tế bào B thì tế bào C sẽ đi vào con đến từ các tế bào khác nhau.
đường biệt hoá để hình thành tế bào có chức
năng.
+ GV chiếu video về vai trò của insulin đối với
cơ thể để HS quan sát ví dụ về sự đáp ứng tế
bào (link video : 0:51 – 3:40)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh
SGK, trao đổi theo cặp trả lời các câu hỏi của
GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả
lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS,
chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp
theo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào
a. Mục tiêu:
- Phân biệt được các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về thông tin giữa các tế
bào.
b. Nội dung:
GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ
thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS tìm hiểu về các kiểu truyền thông tin
giữa các tế bào; câu trả lời cho các câu hỏi phần HĐ3, HĐ4, Luyện tập trong SGK –
tr80, 81
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Các kiểu truyền thông tin

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng giữa các tế bào

dẫn HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong - Các tế bào trong cơ thể có

HĐ3, HĐ4 (SGK – tr80): Mỗi HS trong nhóm nhiều phương thức truyền thông

làm việc độc lập, viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi tin tùy thuộc vào khoảng cách

ra giấy nháp (hoặc giấy A4), sau đó cả nhóm thảo giữa các tế bào.
luận, thống nhất đáp án cho câu hỏi và chuẩn bị - Giữa các tế bào có các kiểu

trình bày trước lớp. truyền thông tin như: qua mối
nối giữa các tế bào, tiếp xúc trực
+ Hãy xác định kiểu truyền thông tin giữa các tế
tiếp, truyền tin cục bộ và truyền
bào trong các trường hợp sau:
tin qua khoảng c
a) Các yếu tố sinh trưởng được tiết ra kích thích
sự sinh trưởng của các tế bào liền kề
b) Các phân tử hoà tan trong bào tương được
vận chuyển qua cầu sinh chất giữa hai tế bào
thực vật
c) Sự tiếp xúc giữa kháng nguyên và kháng thể
d) Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng,
hormone này đến kích thích sự phân chia và kéo
dài tế bào xương, giúp phát triển xương
+ Sự truyền thông tin giữa các tế bào có ý nghĩa
gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu
hỏi phần Luyện tập trong SGK – tr81: Hai
hormone insulin và glucagon được nhắc đến ở
tình huống mở đầu đóng vai trò gì trong quá
trình truyền thông tin giữa các tế bào?
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
như SGK – 81
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thành viên các nhóm đọc thông tin và quan sát
hình ảnh SGK, suy nghĩ câu trả lời cho mỗi câu
hỏi, sau đó thảo luận nhóm để thống nhất đáp án.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời lần lượt các
câu hỏi.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
HĐ3.
a) truyền tin cục bộ.
b) truyền tin qua mối nối giữa các tế bào.
c) truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp nhờ các phân
tử bề mặt.
d) truyền tin qua khoảng cách xa.
HĐ4
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS,
chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp
theo.

2. Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào


Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào
a. Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:
+ Tiếp nhận: Một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay
đổi hình dạng:
+ Truyền tin: Các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các
phân tử đích trong tế bào
+ Đáp ứng: Tế bào phát tín hiệu điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động
của tế bào.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cơ sở của quá trình điều hoà hàm lượng
glucose trong máu.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình truyền tin giữa các
tế bào.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận tìm
hiểu về quá trình truyền thông tin giữa các tế bào
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về quá trình tuyền thông tin giữa các
tế bào; câu trả lời cho các câu hỏi phần HĐ5, HĐ6, luyện tập trong SGK – tr81
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Quá trình truyền thông

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, thảo tin giữa các tế bào

luận nhóm đôi trả lời câu hỏi trong HĐ5, HĐ6 - Quá trình truyền thông tin
giữa các tế bào gồm ba giai
+ Bằng cách nào mà thông tin từ thụ thể được
đoạn:
truyền vào trong tế bào?
+ Sự đáp ứng có thể thực hiện qua những hoạt  Giai đoạn tiếp nhận:
động nào của tế bào? Phân tử tín hiệu liên kết
- GV chiếu hình 17.4, phân tích ví dụ về sự đáp vào thụ thể làm thụ thể
ứng của tế bào với hormone testosterone để HS thay đổi hình dạng.
hiểu hơn về quá trình truyền thông tin giữa các tế  Giai đoạn truyền tin:
bào Quá trình truyền tín hiệu

- GV chiếu hình 17.3. Sơ đồ quá trình truyền từ thụ thể tới các phân tử

thông tin giữa các tế bào, yêu cầu HS dựa vào sơ đích trong tế bào.

đồ mô tả quá trình hormone insulin tác động đến  Giai đoạn đáp ứng: Tế

tế bào gan bào phát tín hiệu hoạt


hoá đáp ứng tế bào.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như


trong SGK trang 82
- GV hướng dẫn HS đọc thêm về các dạng thông
tin trong SGK để thấy được vai trò của các nguyên
tố khoáng, các phân tử sinh học tham gia vào các
hoạt động sinh lí của cơ thể
 GV yêu cầu HS liên hệ bảo vệ sức khỏe qua
việc ăn uống đầy đủ các chất
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm nghiên cứu thông tin, quan sát hình
ảnh SGK và thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi, HS khác
nhận xét, bổ sung
* Gợi ý
HĐ5.
Sau khi liên kết, phân tử tín hiệu làm thay đổi thụ
thể, qua đó khởi động quá trình truyền tin thông
qua các phân tử truyền tin trong con đường truyền
tín hiệu.
 GV lưu ý với HS: thực chất của quá trình
truyền tín hiệu là một chuỗi các phản ứng sinh
hoá trong tế bào. Trong đó, ở mỗi bước, một phân
tử truyền tin gây nên sự thay đổi ở phân tử thuộc
bước tiếp theo. Phân tử cuối cùng trong con
đường truyền tín hiệu kích ứng đáp ứng tế bào.
HĐ6.
Sự đáp ứng có thể thực hiện qua các hoạt động
phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà các hoạt động
của tế bào (hoạt động của tế bào chết, hoạt động
sinh tổng hợp protein thông qua việc hoạt hoá
hoặc ức chế một số gene, điều hoà hoạt tính của
protein,...).
Luyện tập
- Giai đoạn tiếp nhận: Hormone insulin do tuyến
tụy tiết ra, theo máu đến tế bào gan và gắn vào
thụ thể của tế bào gan.
- Giai đoạn truyền tin: Insulin làm thay đổi hình
dạng của thụ thể và khởi động quá trình truyền
tin. Thông qua các phân tử truyền tin, tín hiệu
được truyền đến phân tử đích trong tế bào.
- Giai đoạn đáp ứng: Tế bào hoạt hoá quá trình
biến đổi glucose thành glycogen để dự trữ trong tế
bào.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động cá
nhân, hoạt động nhóm và chốt kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về truyền thông tin giữa các
tế bào
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận và hoàn thành các bài tập luyện tập
(SGK tr.82).
- Các nhóm suy nghĩ, thảo luận và làm bài tập ra giấy.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm học tập (mỗi nhóm không quá 5 HS), yêu cầu các nhóm
thảo luận để hoàn thành bài tập sau:
1. Tại sao mỗi loại tế bào thường chỉ thực hiện một chức năng nhất định?
2. Trường hợp nào sau đây chắc chắn không xảy ra sự đáp ứng tế bào? Giải thích.
a. Sự sai hỏng một phân tử truyền tin.
b. Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm dựa vào kiến thức đã học, thảo luận để hoàn thành bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi và trình bày câu trả lời.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi, tranh luận,... để làm rõ vấn
đề, khắc sâu kiến thức.
* Gợi ý:
1. Do tính đặc hiệu của thụ thể nên thụ thể chỉ gắn với một hoặc một số chất.Do đó,
mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định, nên mỗi tế bào chỉ thực
hiện một chức năng nhất định.
2. Khi thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu thì thông tin không được truyền vào
trong tế bào nên sẽ không gây ra đáp ứng tế bào. Còn trường hợp bị sai hỏng một phân
tử truyền tin thì tế bào có thể sử dụng các phân tử truyền tin khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về các bào quan để giải thích một số kiến thức
mở rộng hoặc hiện tượng trong thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ
năng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời câu hỏi phần vận dụng và
bài tập 3 SGK – tr82
c. Sản phẩm học tập: HS giải thích được các hiện tượng liên quan đến truyền thông
tin đến các tế bào
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu câu hỏi bài tập, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời
Vận dụng: Gibberellin (GA) là một loại hormone kích thích sinh trưởng ở thực vật.
Một số cây trồng bị thiếu hụt GA nên sinh trưởng kém, chiều cao thấp. Người ta phun
bổ sung GA cho các cây này, sau một thời gian, chiều cao của chúng vẫn không tăng
thêm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên.
3. (SGK – tr82)
Một nhà khoa học đã tiến hành gây đáp ứng tế bào gan bằng hormone insulin để kích
thích chuyển hoá glucose thành glycogen. Ông đã tiến hành hai thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm 1:Cho tế bào gan (A) còn nguyên vẹn vào môi trường có chứa insulin và
glucose.
- Thí nghiệm 2: Tiêm trực tiếp insulin vào trong tế bào gan (B) rồi cho vào môi trường
có chứa glucose.
Sau khi quan sát kết quả, ông nhận thấy glycogen xuất hiện ở một trong hai tế bào
trên. Tế bào nào đã xuất hiện glycogen? Tại sao glycogen không xuất hiện ở tế bào
còn lại?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện HS trình bày câu trả lời trước lớp
* Gợi ý:
Vận dụng:
Một số nguyên nhân được đưa ra như sau:
- Tế bào bị hỏng thụ thể tiếp nhận GA nên thông tin không được truyền vào tế bào.
- Tế bào bị hỏng phân tử truyền tin trong tế bào dẫn đến không gây ra hiện | tượng đáp
ứng tế bào.
- Sai hỏng ở DNA (gene) dẫn đến không tổng hợp được protein cần thiết cho sự sinh
trưởng của cây.

3. SGK – tr82

 Tế bào (A) đã xuất hiện glycogen vì hormone insulin có bản chất là protein nên
không đi qua màng sinh chất mà liên kết với thụ thể trên màng. Vì vậy, trong thí
nghiệm 1, insulin liên kết với thụ thể màng và kích hoạt con đường truyền tín hiệu
vào bên trong tế bào gây đáp ứng tế bào chuyển hoá glucose thành glycogen.
 Tế bào (B) không xuất hiện glycogen vì trong tế bào không có thụ thể tiếp nhận
insulin nên khi tiêm insulin vào trong tế bào sẽ không xảy ra đáp ứng tế bào.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học trong chương 3
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 3
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo
logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về trao đổi
chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
- Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài
tập ôn tập chương 3.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học: Hệ thống được các kiến thức đã học về về trao đổi chất và
chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để
giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân trong quá trình học tập các nội dung về trao đổi chất và chuyển hoá năng
lượng ở tế bào; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
 Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hoá
kiến thức về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
3. Phẩm chất

 Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thuận lợi, khó
khăn khi học tập về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp thuyết trình.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chương 3.
- Bộ câu hỏi có nội dung về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Giấy khổ A0.
- Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Nội dung trả lời các câu hỏi trong bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở để HS thoải mái nêu ý kiến.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đầy đủ).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 3.
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng
3 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học ở chương 3, liên tiếp đưa ra phương án trả lời
trong vòng 3 phút.
- HS ghi những chủ đề HS kể tên lên bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc 3 phút, HS mở lại sách để xem lại các chủ đề đã học.
- GV công bố các câu trả lời đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV biểu dương tinh thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Như vậy là các
em đã phần nào ghi nhớ được những nội dung kiến thức đã học trong chương 3. Để
hệ thống hóa một cách chi tiết hơn về những chủ đề này, chúng ta hãy cùng bắt đầu
bài học hôm nay – Bài Ôn tập chương 3.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu:
- Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic
có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về trao đổi chất và chuyển
hoá năng lượng ở tế bào
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập các nội dung về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào; biết tự điều
chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
- Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hoá kiến thức về trao đổi chất và chuyển
hoá năng lượng ở tế bào.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thuận lợi, khó khăn khi học
tập về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống hóa kiến thức (SGK tr.83) để HS nhớ lại các
kiến thức đã học trong chương 3.
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Chiếc nón kì diệu” để hệ thống hóa các kiến
thức đã học trong chương 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm là một đội chơi. Đội chơi nào đưa ra được
nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu trả lời cho các câu hỏi của HS
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống kiến trong trò chơi “Chiếc nón kì diệu”.
thức SGK tr.83 để HS nhớ lại các kiến thức
đã học ở chương 3: Trao đổi chất và chuyển
hóa năng lượng ở tế bào
- GV chuẩn bị bộ câu hỏi liên quan trao đổi
chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào, mỗi
câu hỏi gồm 4 phương án lựa chọn để tổ chức
trò chơi Chiếc nón kì diệu. (Danh sách câu
hỏi ở phần Hồ sơ học tập).
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, sắp xếp vị
trí ngồi để các nhóm thuận tiện trao đổi, làm
việc nhóm.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Có tổng
cộng 15 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương
án trả lời với thời gian suy nghĩ của mỗi câu
là 15s. Các đội chơi lần lượt quay “chiếc nón
kì diệu” (mô phỏng trên ppt) để giành quyền
trả lời câu hỏi. Số điểm của mỗi câu hỏi sẽ
tương ứng với số điểm mà đội chơi quay
được. Các đội khác có thể giành điểm nếu đội
đang chơi đưa ra đáp án sai. Hết 15 câu hỏi,
đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ giành
chiến thắng.
- GV lần lượt chiếu các câu hỏi với 4 phương
án lựa chọn lên slide và khuyến khích HS tích
cực tham gia trò chơi.
- GV chọn ra 2 – 3 HS làm trọng tài và tính
điểm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm lắng nghe GV phổ biến luật chơi,
thảo luận, tích cực tham gia hoạt động.
- GV theo dõi, gợi ý cho HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Các nhóm thi đua đưa ra phương án trả lời
cho các câu hỏi ôn lại kiến thức.
- GV chốt đáp án đúng sau môi câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét quá trình tham gia hoạt động
học tập của các nhóm, tuyên dương nhóm
thắng cuộc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Hướng dẫn giải bài tập SGK)
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm gồm 4 – 5 HS), thảo luận và hoàn
thành các bài tập luyện tập SGK tr.84.
- GV tổ chức cho HS bốc thăm để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1. So sánh tốc độ hô hấp tế bào trong các trường hợp sau: (a) người đang chạy, (b)
người đang ngủ, (c) người đang đi bộ. Giải thích.
2. Hình 1 mô tả quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Hãy cho biết (1),
(2), (3) là hình thức vận chuyển gì? Phân biệt các hình thức vận chuyển đó.
3. Tại sao khi rửa rau, quả, chúng ta không nên ngâm trong nước muối quá lâu? 4.
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.
a. Nước được vận chuyển qua màng nhờ các kênh aquaporin.
b. Sau phản ứng, cả cơ chất và enzyme đều bị biến đổi cấu trúc.
c. Pha tối của quang hợp có thể diễn ra bình thường trong điều kiện không có ánh
sáng.
d. Nếu màng trong ti thể bị hỏng thì chuỗi chuyền electron vẫn diễn ra bình thường.
5. Bổ sung thông tin vào Hình 2 để hoàn thành sơ đồ về mối quan hệ giữa pha sáng và
pha tối của quá trình quang hợp.

6. Bằng cách nào tế bào có thể lựa chọn được những chất cần thiết để thực bào trong
hàng loạt các chất xung quanh?
7. Cho biết A là một loại hormone có tác dụng làm giảm chiều cao của cây, khi không
có sự tác động của hormone A, cây sẽ phát triển bình thường. Hãy cho biết cây sẽ đáp
ứng như thế nào với sự tác động của hormone A trong các trường hợp sau:
a. Cây bị hỏng thụ thể tiếp nhận hormone A.
b. Cây bị hỏng các phân tử truyền tin.
c. Cây bị hỏng bộ phận điều hoà tổng hợp hormone A.
- GV giới hạn cho các nhóm thời gian thảo luận là 20 phút. Sau đó, GV mời đại diện
các nhóm lên bốc thăm để trả lời các câu hỏi. Các nhóm bốc được số nào sẽ trả lời câu
hỏi tương ứng với số thứ tự đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. HS ghi lại kết quả thảo
luận của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. Tốc độ hô hấp: (b) < (c) < (a). Giải thích: Tốc độ của quá trình hô hấp tỉ lệ thuận
với nhu cầu năng lượng của cơ thể. Khi cơ thể hoạt động mạnh, tế bào cần nhiều năng
lượng nên tốc độ hô hấp tăng để cung cấp oxygen cho tế bào tạo ra năng lượng. Ngược
lại, khi đang nghỉ ngơi hay ngủ, cơ thể cần ít năng lượng nên tốc độ hô hấp tế bào
giảm.
2. (1) Khuếch tán qua lớp phospholipid kép; (2) Khuếch tán qua kênh protein; (3) Vận
chuyển chủ động.

Khuyếch tán qua lớp Khuếch tán qua kênh Vận chuyển chủ động
phospholipid kép protein

- Vận chuyển các chất từ - Vận chuyển các chất từ - Vận chuyển các chất từ
nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp đến
nơi có nồng độ thấp. nơi có nồng độ thấp. nơi có nồng độ cao.
- Không cần tiêu tốn - Không cần tiêu tốn - Cần tiêu tốn năng
năng lượng. năng lượng. lượng ATP.
- Khuếch tán trực tiếp - Khuếch tán qua kênh - Khuếch tán qua bơm
qua lớp phospholipid. protein màng. protein đặc hiệu.
- Các chất có kích thước - Các chất có kích thước - Các chất cần thiết với
nhỏ, không phân cực, tan lớn, các chất phân cực, tế bào.
trong lipid. không tan trong lipid.

3. Nếu ngâm rau, quả trong nước muối quá lâu sẽ làm mất nước trong rau, quả; làm
giảm chất lượng. Vì nước muối là môi trường ưu trương nên nước từ rau, quả sẽ vận
chuyển ra khỏi tế bào, làm các tế bào Co nguyên sinh khiến rau, quả bị héo.
4. a. Đúng.
b. Sai. Enzyme không bị biến đổi sau phản ứng.
c. Sai. Vì ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp tới pha tối. Nguyên liệu của pha tối là ATP,
NADPH là do pha sáng cung cấp, nếu không có ánh sáng thì phg | sáng sẽ không diễn
ra và sẽ không có ATP, NADPH để cung cấp cho pha tối.
d. Sai. Nếu màng trong ti thể bị hỏng thì chuỗi chuyển electron không thể diễn ra.
5.

6. Do trên mạng có các thụ thể đặc hiệu với những chất nhất định nên tế bào có thể
lựa chọn” những chất cần thiết để đưa vào trong tế bào nhờ thực bào.
7. a. Cây bị hỏng thụ thể tiếp nhận hormone A:
- Trường hợp 1: Hormone A không gắn được vào thụ thể làm cho hormone này không
truyền được tín hiệu vào trong tế bào → cây phát triển bình thường.
- Trường hợp 2: Hormone A gắn quá chặt vào thụ thể làm cho quá trình đáp ứng của
tế bào với hormone A luôn diễn ra → cây bị lùn.
b. Cây bị hỏng một phân tử truyền tin:
- Trường hợp 1: Phân tử truyền tin bị hỏng làm cho tín hiệu từ hormone A không thể
gây ra sự đáp ứng tế bào → cây phát triển bình thường.
- Trường hợp 2: Phân tử truyền tin bị hỏng làm cho quá trình đáp ứng của tế bào với
hormone A luôn diễn ra → cây bị lùn.
c. Cây bị hỏng bộ phận điều hoà tổng hợp hormone A:
- Trường hợp 1: Hormone A không được tổng hợp → cây phát triển bình thường.
- Trường hợp 2: Hormone A được tổng hợp nhưng bị mất hoạt tính → cây phát triển
bình thường.
- Trường hợp 3: Hormone A được tổng hợp quá mức → cây bị lùn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Thiết kế poster với chủ đề “Sự kì
diệu của tế bào”
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm sáng tạo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Thiết kế poster với chủ đề “Sự kì
diệu của tế bào”
- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm (mỗi nhóm không quá 5 HS). Sản
phẩm poster cần ít chữ nhất có thể, hình ảnh minh họa sinh động, màu sắc hài hoà, trình
bày hợp logic, dễ hiểu, dễ nhớ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Chương 4. Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào - Bài
18. Chu kì tế bào
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 3


Câu 1. Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình thuộc trao đổi chất ở tế
bào?
(1) Tổng hợp và phân giải ATP.
(2) Sự vận chuyển oxygen từ phế nang đến các tế bào.
(3) Chuyển hoá hoá năng thành nhiệt năng.
(4) Lấy carbon dioxide và giải phóng oxygen trong quang hợp.
A. 2. B.4. D. 1. C.3.
Câu 2. Nước được vận chuyển qua màng sinh chất là nhờ
A. lớp phospholipid. B. kênh ion.
C. protein bám màng. D. kênh aquaporin.
Câu 3. Để gây hiện tượng co nguyên sinh, người ta cho tế bào vào trong môi
trường
A. Có chứa hàm lượng đường thấp hơn so với tế bào.
B. có chứa hàm lượng muối NaCl thấp hơn so với tế bào.
C. có chứa hàm lượng chất tan cao hơn so với tế bào.
D. có chứa hàm lượng nước cao hơn so với tế bào.
Câu 4. Nguyên lí của hiện tượng có và phản có nguyên sinh là
A. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
C. nước đi từ nơi có thể nước thấp sang nơi có thể nước cao.
D. nước đi từ nơi có thể nước cao sang nơi có thể nước thấp.
Câu 5. Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?
A. Liên kết với cơ chất và biến đổi cơ chất thành sản phẩm.
B. Liên kết với cơ chất và làm biến đổi cấu hình không gian của cơ chất.
C. Làm tăng năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng.
D. Làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng.
Câu 6. Phần lớn các hoạt động sống trong tế bào đều được cung cấp năng lượng
từ
A. ATP. B. carbohydrate. C. lipid. D. protein.
Câu 7. Tại sao sau khi nhỏ H2O2 , lên miếng khoai tây đã được đun sôi thì không
thấy hiện tượng sủi bọt khí?
A. Do nhiệt độ cao đã làm biến tính enzyme catalase trong tế bào củ khoai tây.
B. Do nhiệt độ cao đã làm H2O2, không thấm vào được củ khoai tây.
C. Do nhiệt độ cao đã làm enzyme catalase được vận chuyển từ củ khoai tây ra
ngoài. D.Do nhiệt độ cao đã làm cho sự tương tác giữa các enzyme trong tế bào bị
phá vỡ.
Câu 8. Trong thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của enzyme catalase, để kiểm chứng
được Có phản ứng phân giải H2O2, thành các sản phẩm, ta có thể dùng dụng cụ nào
sau đây?
A. Giấy quỳ.
B. Giấy tẩm CuSO4.
C. Que nhang đang cháy.
D. Giấy tẩm CoCl2
Câu 9. Trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích luỹ ở
A. trong các nguyên tố cấu tạo nên chất tham gia phản ứng.
B. trong các nguyên tố cấu tạo nên sản phẩm.
C. trong các liên kết hoá học của sản phẩm.
D. trong các liên kết hoá học của chất tham gia phản ứng.
Câu 10. Ở thực vật, pha sáng của quang hợp diễn ra tại
A. màng ngoài của lục lạp.
B, màng trong của lục lạp.
C. màng thylakoid.
D. màng sinh chất.
Câu 11. Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. thuỷ phân. B. oxi hoá - khử.
C. tổng hợp. D. phân giải.
Câu 12. Đâu là sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?
A. Đây là hai quá trình ngược chiều nhau.
B. Sản phẩm C6H12O6, được tạo ra từ quá trình quang hợp là nguyên liệu của quá
trình hô hấp.
C. Quang hợp là quá trình tổng hợp, tích lũy năng lượng còn hô hấp là quá trình
phân giải, giải phóng năng lượng.
D. Quang hợp chỉ xảy ra ở thực vật, còn hô hấp xảy ra ở mọi sinh vật.
Câu 13. Trong quá trình phân giải hiếu khí, còn hô hấp xảy ra ở mọi sinh vật
A. hóa năng B. nhiệt năng
C. điện năng D. cơ năng
Câu 14. Thành phần nào của tế bào có vai trò tiếp nhận phân tử tín hiệu?
A. Thụ thể. B. Màng tế bào.
C. Tế bào chất. D. Nhân tế bào.
Câu 15. Hoạt động nào sau đây của tế bào khởi động cho quá trình truyền tin?
A. Phân tử tín hiệu này liên kết với protein thụ thể.
B. Phân tử tín hiệu hoạt hoá chuỗi các phân tử truyền tin.
C. Tế bào thực hiện phiên mã và dịch mã.
D. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO


BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
 Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và
mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào.
 Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung
thư. Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một
số biện pháp phòng tránh ung thư.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm chu kì tế bào. Dựa vào sơ đồ, trình bày
được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong chu kì tế bào. Trình
bày được vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào. Giải thích được sự phân
chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung thư. Trình bày được
một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện pháp phòng
tránh ung thư.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cơ
sở của bệnh ung thư. Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về chu kì tế bào và bệnh ung
thư qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
 Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học
về chu kì tế bào.
3. Phẩm chất

 Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về chu kì tế
bào.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm và cặp đôi.
- Dạy học trực quan.
- Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề.
- Kĩ thuật think – pair – share ; kĩ thuật bể cá
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh, phim liên quan đến chu kì tế bào, cơ chế phát sinh ung thư và một số bệnh
ung thư phổ biến hiện nay
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Vở ghi chép
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát video và đặt câu hỏi gợi mở. HS dự đoán câu
trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video về nguyên nhân gây ra ung thư cho HS quan sát
(link video: 0:00 – 0:36)
- GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ung thư? Chu kì phân bào là gì? Cơ
chế nào giúp kiểm soát chu kì phân bào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa video và kiến thức cá nhân, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
biết được chu kì phân bào hay chu kì tế bào là gì và cơ chế giúp kiểm soát chu kì phân
bào(chu kì tế bào) và biện phát để phòng tránh bệnh ung thư, chúng ta hãy cùng đi vào
bài học hôm nay – Bài 18. Chu kì tế bào
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Khái niệm chu kì tế bào
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chu kì tế bào
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm chu kì tế bào.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về chu kì tế bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về chu kì tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục I (SGK tr.85) để tìm hiểu về
chu kì tế bào
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi
ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm về chu kì tế bào; câu trả lời cho câu hỏi ở HĐ1, HĐ2,
Luyện tập SGK – tr85
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm chu kì tế bào
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I (SGK tr.85) - Chu kì tế bào hay chu kì
để tìm hiểu về chu kì tế bào phân bào là hoạt động sống có
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: tính chu kì, diễn ra từ lần phân

+ Chu kì tế bào là gì? bào này đến lần phân bào tiếp
theo, kết quả từ một tế bào mẹ
+ Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban
ban đầu hình thành hai tế bào
đầu tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
con
+ Các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu
- Ở các sinh vaatj đơn bào như
giống hay khác nhau?
vi khuẩn, nấm men thì sau mỗi
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về
chi kì tế bào, hai cơ thể mới
chu kì tế bào như SGK – tr85
được tạo thành từ một tế bào
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
mẹ.
- HS đọc thông tin SGK, trao đổi và trả lời các câu
- Ở sinh vật đa bào, chu kì tế
hỏi của GV.
bào là một quá trình rất quan
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. trọng, từ hợp tử ban đầu tạo
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận thành một cơ thể hoàn chỉnh,
- GV mời đại diện một số cặp HS trả lời các câu hay từ một tế bào tạo ra những
hỏi. tế bào mới bổ sung cho những
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
* Gợi ý: tế bào bị tổn thương, tế bào
+ Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, gia hay bị phân hủy.
diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp
theo.
+ Sau một chu kì tế bào thì từ một tế bào mẹ ban
đầu tạo ra được hai tế bào con
+ Các tế bào mới được tạo ra giống nhau và giống
với tế bào mẹ ban đầu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thứ.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như
SGK tr.85.

II. Các pha của chu kì tế bào


Hoạt động 2: Tìm hiểu các pha của chu kì tế bào
a. Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ, trình bày được các giai đoạn và mối quan hệ giữa các giai đoạn trong
chu kì tế bào.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về chu kì tế bào và bệnh ung thư qua các nguồn học
liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về chu kì tế bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về chu kì tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II.1 (SGK tr. 57 – 58) để tìm
hiểu về các pha của chu kì tế bào
- GV sử dụng phương pháp trực quan, hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật think - pair - share
để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu về các pha của tế bào; câu trả lời cho các câu
hỏi HĐ3, HĐ4, Luyện tập trong SGK – tr 86
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các pha của tế bào

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II (SGK - Ở tế bào nhân sơ, chu kì tế bào

tr. 85, 86) sử dụng kĩ thuật think – pair – là quá trình trực phân

share, tổ chức cho HS thảo luận trả lời các - Ở tế bào nhân thực, chu kì tế

câu hỏi trong HĐ3, HĐ4, Luyện tập trong bào gồm hai giai đoạn:

SGK (1) giai đoạn chuẩn bị (kì trung


gian) gồm 3 pha G1, S, G2
+ Bước 1 (Think): GV chiếu Hình 18.1. Các
+ Pha G1: Tế bào tổng hợp các
giải đoạn của chu kì tế bào; yêu cầu HS quan
chất cần thiết cho sự sinh
sát hình, suy nghĩ các câu hỏi phần thảo luận
trưởng.
và câu hỏi phần luyện tập
+ Pha S: Nhân đôi DNA và
nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể
dính nhau ở tâm động tạo thành
nhiễm sắc thể kép.
+ Pha G2: Tổng hợp các chất cho
tế bào. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi
mảnh.
(2) giai đoạn phân chia tế bào
(pha M) gồm hai quá trình:
 Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? + Quá trình phân chia nhân trong
Kể tên các giai đoạn của chu kì tế bào. đó nhiễm sắc thể của tế bào mẹ
 Trình bày mối quan hệ giữa các pha trong được chia tách làm hai phần
chu kì tế bào. giống nhau
 Lập bảng trình bày vai trò của các pha + Quá trình phân chia tế bào
G1, S, G2, M xảy ra trong chu kì tế bào. chất.
+ Bước 2 (pair): GV yêu cầu HS ghép cặp
đôi, chia sẽ những gì đã suy nghĩ trước đó và
thảo luận để đưa ra câu trả lời
+ Bước 3 (share): GV mời đại diện 1 HS
trong mỗi cặp chia sẻ câu trả lời trước lớp.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
về các pha của tế bào như nội dung trong
SGK – tr86
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh
SGK, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày
phần trả lời cho từng câu hỏi.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Chu kì tế bào gồm hai giai đoạn:
 Giai đoạn trung gian: gồm pha G1, S và
G2
 Giai đoạn phân chia tế bào: gồm quá trình
phân chia nhân và phân chia tế bào chết.
+ Các pha trong chu kì có mối liên hệ mật
thiết với nhau, pha phía trước sẽ tổng hợp các
chất cần thiết để pha tiếp theo diễn ra.
+ Vai trò của các pha G1, S, G2, M xảy ra
trong chu kì tế bào.

Tổng hợp các chất


Pha G1 chuẩn bị cho nhân

Giai đôi DNA

đoạn Nhân đôi DNA và


Pha S
trung nhiễn sắc thể
gian Tổng hợp các chất
Chu
Pha G2 chuẩn bị cho phân
kì tế
bào
bào
Giai Quá trình phân chia nhân để
đoạn phân chia đồng đều vật chất
phân di truyền cho các tế bào con
chia Quá trình phân chia tế bào
tế chất để tách tế bào mẹ thành
bào hai tế bào con

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm


vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS v
- GV chốt lại kiến thức về các pha của tế bào
và chuyển sang nội dung tiếp theo

III. Kiểm soát chu kì tế bào


Hoạt động 3: Tìm hiểu sự kiểm soát chu kì tế bào
a. Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của các điểm kiểm soát chu kì tế bào.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về chu kì tế bào và bệnh ung thư qua các nguồn học
liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về chu kì tế bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về chu kì tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh
mục III (SGK tr.86) để tìm hiểu về sự kiểm soát chu kì tế bào
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý HS
thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu về sự kiểm soát chu kì tế bào; câu trả lời cho
câu hỏi HĐ5, HĐ6 trong SGK – tr86
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Kiểm soát chu kì tế bào

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông - Chu kì tế bào được kiểm

tin và quan sát hình ảnh mục III (SGK tr.86) để soát để đảm bảo sự chính xác

tìm hiểu sự kiểm soát chu kì tế bào của quá trình phân bào trong
các tế bào sinh vật nhân thực.
- Có ba điểm kiểm soát chính
trong chu kì tế bào.
+ Điểm kiểm soát G1 (còn gọi
là điểm kiểm soát khởi đầu
hoặc điểm kiểm soát giới
hạn)
+ Điểm kiểm soát G2/M
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS: + Điểm kiểm soát chuyển tiếp
+ Chu kì tế bào có mấy điểm kiểm soát? Kể tên kì giữa – kì sau (hay còn gọi
các điểm kiểm soát chu kì tế bào. là điểm kiểm soát thoi phân
+ Nêu ý nghĩa của việc kiểm soát chu kì tế bào. bào).

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về  Các điểm kiểm soát này sẽ
sự kiểm soát chu kì tế bào như nội dung trong đảm bảo các pha trong chu kì

SGK – tr87 tế bào được hoàn tất chính


xác trước khi bước sang pha
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
tiếp theo. Nếu phát hiện ra
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh, trao đổi
các sai sót, chu kì tế bào được
theo cặp và trả lời các câu hỏi của GV.
chăn tại điểm kiểm soát đến
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
khi các sai sót được sửa chữa
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo xong.
luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Chu kì tế bào có ba điểm kiểm soát chính là:
 Điểm kiểm soát G1.
 Điểm kiểm soát G2/M.
 Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau.
+ Việc kiểm soát chu kì tế bào nhằm đảm bảo sự
chính xác của quá trình phân bào trong tế bào
sinh vật nhân thực.Các điểm kiểm soát có vai trò
kiểm soát diễn biến chu kì tế bào, kiểm tra và sửa
chữa những chỗ sai hỏng của DNA, ngăn chặn
chu kì tế bào khi các hoạt động trong chu kì diễn
ra bất thường. Tế bào không thể thực hiện pha kế
tiếp của chu kì cho đến khi các DNA bị sai hỏng
hay thiếu sót tại một số điểm nhất định đã được
điều chỉnh.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và kết
luận.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận như SGK
tr.87 và chuyển sang nội dung tiếp theo.

4. Ung thư
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ung thư
a. Mục tiêu:
- Giải thích được sự phân chia tế bào một cách không bình thường có thể dẫn đến ung
thư.
- Trình bày được một số thông tin về bệnh ung thư ở Việt Nam. Nêu được một số biện
pháp phòng tránh ung thư.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích cơ sở của bệnh ung thư.
- Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về chu kì tế bào và bệnh ung thư qua các nguồn học
liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về chu kì tế bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về chu kì tế bào.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục IV.1 (SGK tr.87) để tìm
hiểu về ung thư
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật bể cá để hướng
dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế gây ung thư
và một số thông tin về bệnh ung thư; câu trả lời cho các câu hỏi HĐ7, HĐ8, Luyện tập
trong SGK – tr87
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. Ung thư

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, 1. Nguyên nhân, cơ chế gây

hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật bể cá để hướng dẫn và ung thư

gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK. - Khối u là một nhóm tế bào
tăng sinh không biệt hoá
- GV tiến hành chia lớp thành hai nhóm:
+ Nhóm thảo luận: Ngồi ở trung tâm lớp học và trong cơ thể do các tế bào
tiến hành thảo luận các vấn đề mà GV đưa ra về phân chia mất kiểm soát.
nguyên nhân, cơ chế gây ung thư và một số - Ung thư là một nhóm bệnh
thông tin về bệnh ung thư. liên quan đến sự tăng sinh bất
 Hãy quan sát Hình 18.3 và cho biết điểm khác thường của tế bào với khả
biệt của việc phân chia tế bào bình thường và năng di căn và xâm lấn sang
tế bào ung thư. các bộ phận khác của cơ thể.
- Do vậy, cần phải theo dõi –
tầm soát sức khoẻ định kì để
phát hiện sớm bệnh ung thư,
nhất là những nhóm người
nguy cơ có khả năng bị ung
thư cao.
 Hãy quan sát Hình 18.4 và cho biết cơ chế
hình thành khối u ác tính.

 Trong quá trình tạo khối u ác tính, chu kì tế


bào được kiểm soát như thế nào?
+ Nhóm quan sát: Ngồi xung quanh, tập trung
quan sát nhóm thảo luận.
+ Trong nhóm thảo luận, GV chừa một chỗ trống
cho thành viên trong nhóm quan sát có thể tham
gia vào nhóm thảo luận để cùng đóng góp ý kiến
hoặc đặt câu hỏi.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát 2. Một số thông tin về bệnh
Hình 18.5 trả lời câu hỏi phần luyện tập trong ung thư
SGK: Thông qua các biểu đồ của Hình 18.5, hãy - Các bệnh ung thử phổ biến
cho biết yếu tố nào có nguy cơ cao gây ung thư ở Việt Nam gồm: ung thư
và cách phòng tránh bệnh ung thư. gan, ung thư phổi, ung thư
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần đọc thêm vú, ung thư dạ dày, ung thư
trong SGK – tr88 đại trực tràng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Ung thư do nhiều nguyên
nhân gây ra, mục tiêu điều trị
- HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin,
ung thư là ngăn ngừa và loại
hình ảnh SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi
bỏ khối u nên để ngăn ngừa
của GV.
bệnh.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
- Trong điều trị, can thiệp y
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
khoa là lựa chọn tốt để loại
luận
bỏ khối u như phẫu thuật
- HS xung phong trả lời lần lượt các câu hỏi. (bằng tia gamma, hay ghép
- GV mời thành viên của các nhóm khác nhận tạng), xạ trị, hóa trị (bằng hóa
xét, bổ sung ý kiến (nếu có). chất hay kết hợp với chất
* Gợi ý: đồng vị phóng xạ), đốt điện,
+ Điểm khác biệt của việc phân chia tế bào bình tiêm cồn hay điều trị bằng tế
thường và tế bào ung thư: Sự phân chia của các bào gốc, liệu phép gene, …
tế bào ung thư diễn ra với tốc độ nhanh và mất
kiểm soát.
+ Cơ chế hình thành khối u ác tính: Đầu tiên, tế
bào bị đột biến dẫn đến sự phân chia bất thường
làm tăng nhanh số lượng tế bào một cách không
kiểm soát, kết quả là hình thành khối u tại chỗ.
Nếu là khối u ác tính, một số tế bào tách khỏi mô
ban đầu, di căn đến các cơ quan khác và hình
thành nên khối u mới tại đây.
+ Cơ chế kiểm soát không hoạt động hoặc hoạt
động bất thường nên không phát hiện ra các sai
sót làm cho tế bào mất khả năng kiểm soát dẫn
đến sự phân chia liên tục tế bào, làm tăng sinh
vô tổ chức các tế bào “lỗi” – tế bào ung thư. Các
tế bào ung thư này không chết đi theo chương
trình được lập trình sẵn (quá trình apoptosis)
như các tế bào bình thường mà tiếp tục tăng sinh
và nhân lên mất kiểm soát tạo thành khối u.
+ Các yếu tố có nguy cơ cao gây ung thư: ăn
uống không lành mạnh, hút thuốc,do di truyền.
+ Các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư:
 Không hút thuốc lá.
 Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh, không
ăn các loại thức ăn không rõ nguồn gốc, chưa
qua kiểm định hoặc bị tiêm, tẩm hoá chất.
 Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt
trời, các hoá chất gây ung thư.
 Luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức
khoẻ cho hệ miễn dịch.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS,
chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
như SGK tr.88 và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức về chu kì tế bào
b. Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi trắc nghiệm, HS suy nghĩ đưa ra phương án trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi trắc nghiệm cho HS luyện tập, củng cố kiến thức về chu kì tế bào
Câu 1. Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực
là gì?
A. Quá trình phân bào. B. Chu kì tế bào.
C. Phát triển tế bào. D. Phân chia tế bào
Câu 2. Trong một chu kì tế bào, thời gian dài nhất là của giai đoạn nào?
A. Kì cuối. B. Kì Giữa.
C. Kì đầu. D. kì trung gian.
Câu 3. Trong một chu kì tế bào, kì trung gian được chia làm mấy pha?
A. 1 pha. B. 2 pha. C. 3 pha. D. 4 pha.
Câu 4. Hoạt động nào xảy ra trong pha G, của kì trung gian?
A. Sự tổng hợp thêm tế bào chết và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đội
DNA, nhiễm sắc thể.
B. Trung thể tự nhân đôi.
C. DNA tự nhân đôi.
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
Câu 5. Trình tự lần lượt 3 pha của kì trung gian trong chu kì tế bào là trình tự nào?
A. G1, G2, S B. S, G1, G2,
C.S, G2, G1 D.G1, S, G2.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chu kì tế bào?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào.
B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.
Câu 8. Tế bào nào ở người có chu kì tế bào ngắn nhất?
A. Tế bào ruột. B. Tế bào gan.
C. Tế bào phôi. D. Tế bào cơ.
Câu 9. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi
A. sinh tổng hợp đầy đủ các chất. B. nhiễm sắc thể hoàn thành nhân đội.
C. có tín hiệu phân bào. D. kích thước tế bào đủ lớn.
Câu 10. Ở người, loại tế bào nào chỉ tồn tại ở pha G mà không bao giờ phân chia?
A. Tế bào niêm mạc. B. Tế bào gan.
C. Bạch cầu. D. Tế bào thần kinh.
Câu 11. Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể sẽ
dẫn tới
A. bệnh đãng trí. B. các bệnh tật di truyền.
C. bệnh ung thư. D. Cả A, B và C.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh ung thư?
A. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hoà rất tinh vi.
B. Hiện tượng tế bào thoát ra khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
D. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi, suy nghĩ lựa chọn phương án trả lời cho các câu hỏi trắc nghiệm.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV phát biểu đưa ra phương án trả lời

Câu 1B Câu 2D Câu 3C Câu 4A Câu 5D Câu 6D

Câu 7B Câu 8C Câu 9C Câu 10D Câu 11C Câu 12B

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng thực hành quan sát tế bào vào thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi bài tập trong SGK – tr89
c. Sản phẩm học tập: Kết quả trả lời các câu hỏi trong phần bài tập SGK – tr89
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu câu hỏi bài tập cho HS
3. Trong chu kì tế bào, pha nào có nhiều thay đổi về thành phần trong tế bào và pha
nào
Có nhiều thay đổi về hình thái nhiễm sắc thể? Hai pha này có mối quan hệ với nhau
như
thế nào?
4. Ở tế bào phôi, chỉ 15 – 20 phút là hoàn thành một chu kì tế bào, nhưng tế bào thần
kinh
người trưởng thành thì hầu như không phân bào. Hãy giải thích tại sao.
5. Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải
thích.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời đại diện HS lên trả lời câu hỏi
* Gợi ý:
3. Trong chu kì tế bào, pha G1, pha S có nhiều thay đổi về thành phần tế bào, còn pha
M thì có sự thay đổi về hình thái của nhiễm sắc thể.
HS tự trả lời mối quan hệ giữa các pha này dựa trên nội dung đã thảo luận trong bài
học.
4. Tế bào thần kinh ở người trưởng thành hầu như không phân bào vì khi tế bào thần
kinh biệt hoá thành tế bào thần kinh trưởng thành sẽ bị mất trung tử nên các tế bào
này sẽ tồn tại ở pha G0 của chu kì tế bào và mất khả năng hình thành tế bào con. Vì
thế tế bào thần kinh có giai đoạn trung gian kéo dài suốt đời sống mà không có phân
bào.
5. Nếu sự phân chia tế bào không bình thường sẽ hình thành khối u và có thể gây ung
thư.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập 1, 2 trong SGK – tr89
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 19. Quá trình phân bào
Ngày soạn:.../...../.....
Ngày dạy:.../..../......
BÀI 19. QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Dựa vào cơ chế nhân đối và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá
trình nguyên nhân và giảm phân; nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào,
cùng với giảm phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.
- Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
- Lập được bảng so sánh quá trình nguyên nhân và quá trình giảm phân.
- Vận dụng kiến thức về nguyên nhân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề
trong thực tiễn.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học: Dựa vào cơ chế nhân đối và phân li của nhiễm sắc thể để
giải thích được quá trình nguyên phân và giảm phân; nguyên nhân là cơ chế sinh
sản của tế bào, cùng với giảm phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh
vật. Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. Lập
được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về nguyên nhân và
giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn. Đề xuất được các biện
pháp phòng tránh những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên phân và giảm
phân qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
 Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản | thân khi
học về quá trình phân bào.
3. Phẩm chất

 Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình
phân bào.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm cặp đôi
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK
- Kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật think – pair – share
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sơ đồ về quá trình nguyên phân và giảm phân
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Vở ghi chép, giấy A4
- Biên bản thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề; HS suy nghĩ, đưa ra các dự đoán.
c. Sản phẩm học tập: Các dự đoán của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Cơ chế nào giúp một hợp tử phát triển thành cơ thể
gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bị nhiễm sắc thể trong
hợp tử ban đầu? Cơ chế nào giúp cơ thể tạo được sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau
của các loài sinh vật sinh sản hữu tính?
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ nhanh và đưa ra những dự
đoán.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả
lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
tìm câu trả lời chính xác vấn đề này, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học ngày hôm nay
– Bài 19. Quá trình phân bào
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Quá trình nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm)
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nguyên phân
a. Mục tiêu:
- Dựa vào cơ chế nhân đối và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình
nguyên phân và giảm phân; nguyên nhân là cơ chế sinh sản của tế bào, cùng với giảm
phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.
- Vận dụng kiến thức về nguyên nhân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong
thực tiễn.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên phân và giảm phân qua các nguồn học
liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản | thân khi học về quá trình phân bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình phân bào.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ
thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về quá trình nguyên phân, câu trả lời
cho câu hỏi HĐ1  HĐ6 ; Luyện tập trong SGK
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Quá trình nguyên phân (phân bào
học tập nguyên nhiễm)

- GV giới thiệu với HS: Quá trình 1. Quá trình nguyên phân

nguyên phân là một phần của chu kì tế HĐ1.

bào, trước khi diễn ra nguyên phân, tế Quá trình nguyên phân gồm bốn kì: kì

bào trải qua giai đoạn chuẩn bị (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

trung gian). Ki trung gian ở các loại tế HĐ2.

bào khác nhau thì không giống nhau, Sau một lần nguyên phân thì thu được

thường kéo dài, chiếm gần hết thời hai tế bào từ một tế bào ban đầu

gian của chu kì. Gồm 3 pha: G1:Tế bào HĐ3.


tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình
trưởng; S: Nhân đôi DNA và nhiễm sắc nguyên phân gồm kì đầu, kì giữa và kì
thể; các nhiễm sắc thể được nhân đôi sau.

nhưng vẫn đính với nhau ở tâm động HĐ4.

tạo nên một nhiễm sắc thể kép gồm 2 Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối

chromatid; G2: Tổng hợp các chất cho Màng Thoi Tơ vô Màng

tế bào. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh. nhân phân sắc kéo nhân
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm tiêu bào về hai xuất
theo kĩ thuật mảnh ghép để tìm hiểu về biến. đính cực tế hiện.
quá trình nguyên phân Hình NST tại bào Phân
+ Vòng 1: Nhóm chuyên gia thành tâm chia tế

GV chia lớp thành 3 nhóm lớn (nếu thoi động bào

chia thành 6 nhóm thì 2 nhóm sẽ tìm phân chất

hiểu cùng một nội dung), mỗi nhóm bào

thực hiện các nhiệm vụ độc lập: Các Các NST NST
NST NST co kép duỗi
 Nhóm A: Quan sát Hình 19.1 và trả
kép dần xoắn tách xoắn
lời câu hỏi 1,2 trong SGK – tr90
co xoắn cực đại nhau tại
và tập tâm
trung động
thành thành
một hai
hàng NST
trên đơn về
o Quá trình nguyên phân gồm mấy
mặt hai cực
ki?
phẳng tế bào
o Sau một lần nguyên phân thì thu
xích
được bao nhiêu tế bào từ một tế
đạo
bào ban đầu?
HĐ5.
 Nhóm B: Quan sát Hình 19.2 và trả
Điểm khác nhau ở quá trình phân chia
lời câu hỏi 3, 4 trong SGK – tr91
tế bào chất trong nguyên phân ở tế bào
động vật và thực vật.
- Tế bào động vật: Hình thành eo thắt
từ ngoài vào trong để tách thành hai tế
bào con.
- Tế bào thực vật: Hình thành vách
ngăn từ trong ra ngoài để tách thành hai
tế bào con.
Luyện tập
- Từ đầu kì đầu cho đến đầu kì sau, các
nhiễm sắc thể ở trạng thái co xoắn để

o Giai đoạn phân chia nhân ở quá rút ngắn chiều dài của nhiễm sắc thể,
trình nguyên phân gồm các kì nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự
nào? phân li các nhiễm sắc thể về hai cực tế

o Trong các kì của nguyên phân, bào ở kì sau.


nhiễm sắc thể thoi phân bào và - Ở đầu kì cuối cho đến khi kết thúc
màng nhân có sự thay đổi như thế nguyên phân, các nhiễm sắc thể dãn
nào? xoắn để chuẩn bị cho quá trình tổng
hợp các chất và nhân đôi ở chu kì tế
 Nhóm C: Quan sát Hình 19.3 và trả
bào tiếp theo.
lời câu hỏi 5 trong SGK – tr91

2. Ý nghĩa của quá trình nguyên


phân
HĐ6. Ý nghĩa của quá trình nguyên
phân đối với sự sinh trưởng, phát triển
o Quá trình phân chia tế bào của cây:
chất trong nguyên phân có gì Nguyên nhân làm tăng số lượng tế bào,
khác nhau ở tế bào động vật cùng với sự sinh trưởng của tế bào giúp
và thực vật gia tăng chiều dài của thân và rễ, làm
 Các nhóm làm việc nhóm trong phát sinh thêm cành nhánh cho cây,
vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống tham gia vào quá trình sinh trưởng,
nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình phát triển của cây.
3. Kết luận
bày trước nhóm của mình một lượt, - Nguyên nhân là quá trình phân bào
như là chuyên gia. nguyên nhiễm, tế bào con được tạo
+ Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ

 Thành lập nhóm các mảnh ghép: Mỗi nguyên so với tế bào ban đầu. Trong

nhóm được thành lập từ ít nhất một nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của tế

thành viên của nhóm chuyên gia. bào mẹ có sự biến đổi hình thái qua
các kì phân bào.
 Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình
- Nguyên nhân gồm hai quá trình: quá
bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu
trình phân chia nhân (Mitosis) và quá
ở nhóm chuyên gia.
trình phân chia tế bào chất
 Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm
(Cytokinesis). Trong quá trình phân
vụ chung: Trình bày ý nghĩa về sự
chia nhận, bộ nhiễm sắc thể của tế
thay đổi hình thái nhiễm sắc thể
bào mẹ được nhân đối và phân chia
trong các kì của quá trình nguyên
thành hai tế bào con giống hệt nhau.
phân
- Nguyên phân đảm bảo ổn định bộ
 Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt
nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ
các ý kiến chung của nhóm.
tế bào.
 GV nhận xét, đánh giá, tổng kết về - Nguyên nhân giúp cơ thể sinh vật đa
quá trình nguyên phân bào lớn lên và làm tăng số lượng cá
- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận thể của quần thể đơn bào.
trả lời câu hỏi 6 để tìm hiểu về ý nghĩa
của quá trình nguyên phân
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức
trọng tâm như nội dung trong SGK –
tr91
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu
thông tin, hình ảnh SGK, thảo luận để
trả lời các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- HS xung phong trả lời lần lượt các
câu hỏi.
- GV mời thành viên của các nhóm
khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của
HS, chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức
trọng tâm như SGK tr.88 và chuyển
sang hoạt động tiếp theo.

2. Quá trình giảm phân (phân bào giảm nhiễm)


Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình giảm phân và ý nghĩa của giảm phân
a. Mục tiêu:
- Dựa vào cơ chế nhân đối và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình
nguyên phân và giảm phân; nguyên nhân là cơ chế sinh sản của tế bào, cùng với giảm
phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.
- Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
- Vận dụng kiến thức về nguyên nhân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong
thực tiễn.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên phân và giảm phân qua các nguồn học
liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản | thân khi học về quá trình phân bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình phân bào.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật
khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm
được viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung
trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về quá trình giảm phân, câu trả lời
cho các câu hỏi HĐ7  HĐ10, Luyện tập trong SGK
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Quá trình giảm phân (phân bào

- GV giới thiệu với HS: Trước khi diễn ra giảm nhiễm)

giảm phân, tế bào trải qua giai đoạn chuẩn 1. Quá trình giảm phân

bị (kì trung gian). Kì trung gian ở các loại tế - Giảm phân là quá trình phân bào giảm

bào khác nhau thì không giống nhau, thường nhiễm xảy ra trong quá trình hình htnafh

kéo dài, chiếm gần hết thời gian của chu kì. giao tử. Tế bào con được tạo thành sau

Gồm 3 pha, G1: Tế bào tổng hợp các chất quá trình giảm phân có số lượng NST

cần thiết cho sự sinh trưởng; S: Nhân đôi giảm đi một nửa

DNA và nhiễm sắc thể; các nhiễm sắc thể - Giảm phân gồm hai lần phân bào liên

được nhân đôi nhưng vẫn đính với nhau ở tiếp. Trong đó, có sự biến đổi hình thái

tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép gồm của NST qua các kì giảm phân
2 chromatid; G2: Tổng hợp các chất cho tế
bào. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong
SGK theo phiếu học tập. (Mẫu phiếu ở phần
Hồ sơ học tập).
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và
hình 19.7 trả lời câu hỏi HĐ10 trang 94: Hãy
quan sát quá trình hình thành giao tử ở Hình
19.7 và cho biết ý nghĩa của quá trình giảm
- Sau khi kết thúc quá trình giảm phân, từ
phân
một tế bào mẹ (2n) tạo thành bốn tế bào
con có số NST đơn (n) bằng một nửa số
NST của tế bào mẹ. Các tế bào con sẽ
phát triển, lớn lên và biến đổi để hình
thành các giao tử
2. Ý nghĩa của quá trình giảm phân
Giảm phân đảm bảo giao tử được tạo
thành mang bộ NST đơn bội (n), thông
qua thụ tinh bộ NST (2n) của loài được
khôi phục.
 Gợi ý: Ý nghĩa của quá trình giảm phân:
Luyện tập
Giảm phân tạo giao tử mang bộ nhiễm sắc
* Bảng so sánh số lượng nhiễm sắc thể
thể đơn bội của loài, qua thụ tinh bộ nhiễm
trong các giai đoạn khác nhau của quá
sắc thể lưỡng bội của loài được khôi phục và
trình nguyên nhân và giảm phân.
cùng với nguyên phân góp phần duy trì ổn
- Gọi bộ nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n.
định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.
- Số lượng nhiễm sắc thể trong các giai
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4,
đoạn khác nhau của quá trình nguyên
hoàn thành câu hỏi phần Luyện tập trong
phân:
SGK – tr94: Lập bảng so sánh số lượng Các kì
nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau trong Kì Kì Kì Kì
của quá trình nguyên phân và giảm phân nguyên đầu giữa sau cuối
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng phân
tâm như trong SGK – tr94 2n 2n 4n 2n
Số NST
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập kép kép đơn đơn
- Số lượng NST trong các giai đoạn khác
- HS suy nghĩ độc lập, sau đó, điền vào một
nhau của quá trình giảm phân:
góc của tờ giấy A0.
Các kì
- Các thành viên nhóm thống nhất lựa chọn
trong Kì Kì Kì Kì
phương án khả thi nhất từ các ý kiến cá nhân,
giảm đầu giữa sau cuối
ghi vào phần trung tâm của tờ giấy.
phân I
- HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm theo
2n 2n 2n
hướng dẫn của GV để tìm hiểu ý nghĩa của Số NST n đơn
kép kép đơn
quá trình giảm phân
Các kì
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
trong Kì Kì Kì Kì
luận
giảm đầu giữa sau cuối
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết phân II
quả thảo luận. 2n
Số NST n kép n kép n đơn
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đóng đơn
góp ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến
thức, chuyển sang nội dung tiếp theo

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
- Vận dụng kiến thức về nguyên nhân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong
thực tiễn.
- Đề xuất được các biện pháp phòng tránh những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá
trình giảm phân.
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên phân và giảm phân qua các nguồn học
liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về quá trình phân bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình phân bào.
b. Nội dung:
GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp với kĩ thuật think - pair - share để hướng
dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS tìm hiểu về một số nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình giảm phân
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Một số nhân tố ảnh hưởng
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp kết hợp với kĩ đến quá trình giảm phân
thuật think - pair - share để hướng dẫn và gợi ý HS thảo - Quá trình giảm phân có thể bị
luận nội dung trong SGK thông qua việc trả lời các câu ảnh hưởng bởi một số nhân tố
hỏi gợi ý sau: như: các yếu tố vật lí và hoá
+ Kể tên một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm học, chế độ ăn uống, yếu tố di
phân. Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến quá truyền, hormone,...
trình giảm phân? - Cần hạn chế những tác động

+ Nguyên nhân nào dẫn đến con người có thể tiếp xúc tiêu cực đến quá trình giảm

hay chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đó? phân để đảm bảo khả năng sinh
sản ở sinh vật.
+ Đề xuất một số biện pháp phòng tránh những yếu tố
tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về một
số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời các câu hỏi gợi ý
GV đưa ra
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS các nhóm trình bày câu trả lời
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS,
chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 4: So sánh sự khác biệt của quá trình nguyên phân và quá trình giảm
phân
a. Mục tiêu:
- Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân..
- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên phân và giảm phân qua các nguồn học
liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về quá trình phân bào.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình phân bào.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung trong SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận so sánh sự khác biệt của quá trình nguyên
phân và quá trình giảm phân ; câu trả lời cho câu hỏi 12 trong SGK – tr95
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. So sánh sự khác biệt của quá trình
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi nguyên phân và quá trình giảm phân
và thảo luận các nội dung trong SGK: Hãy HĐ10.
lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau * Điểm gống nhau và khác nhau của hai
của hai quá trình nguyên phân và giảm phân, quá trình phân bào nguyên phân và giảm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập phân
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành HĐ10 Nguyên phân Giảm phân
trong SGK - Là cơ sở cho quá trình sinh
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo sản của các loài sinh vật.
luận - Có quá trình nhân đôi DNA,

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết nhiễm sắc thể.

quả thảo luận Giống - Có sự tham gia của thoi phân


nhau bào; có sự hình thành và tiêu
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
biến của màng nhân và nhân
(nếu có).
con.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
- Có các kì tương tự nhau: kì
nhiệm vụ học tập
đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- GV đánh giá, nhận xét kết luận của các
xảy ra ở tế bào Xảy ra ở tế
nhóm và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
sống, tế bào bào sinh dục
sinh dục sơ trưởng thành
Khác
khai, hợp tử
nhau
Có một lần Có một lần
nhân đôi nhiễm nhân đôi
nhiễm sắc thể
sắc thể và một và hai lần
lần phân bào phân bào
Không có sự Có sự tiếp
tiếp hợp và trao hợp và trao
đổi chéo đổi chéo
Tại kì giữa, các Tại kì giữa I,
nhiễm sắc thể các nhiễm
kép xếp thành sắc thể kép
một hàng ở mặt xếp thành hai
phẳng xích đạo hàng ở mặt
của thoi phân phẳng xích
bào. đạo của thoi
phân bào
Tạo hơi tế bào Tạo bốn tế
con có số bào con có số
lượng nhiễm lượng nhiễm
sắc thể được sắc thể giảm
giữ nguyên như đi một nửa so
tế bào mẹ. với tế bào mẹ

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về quá trình phân bào
b. Nội dung:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm ôn tập về quá trình phân bào
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra phương án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi trắc nghiệm cho HS
Câu 1. Nguyên nhân không xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây?
A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh dục sơ khai D. Tế bào nấm.
Câu 2. Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào trải qua mấy kì?
A. 1 ki. B. 3 ki. C. 2 kì. D. 4 kì.
Câu 3. Thứ tự nào sau đây đượC sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong
nguyên phân?
A. Kì đầu, kì sau, kì cuối, kì giữa. B. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối.
C. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. D. Kì giữa, kì sau, kì đầu, kì cuối.
Câu 4. Quá trình nguyên nhân không bao gồm kì nào sau đây?
A. Kì trung gian. B. Kì giữa. C. Kì đầu. D. Kì cuối.
Câu 5. Trong kì đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép.
B. Bắt đầu Co xoắn lại.
C. Co xoắn tối đa.
D. Bắt đầu dãn xoắn.
Câu 6. Trong quá trình nguyên nhân, các nhiễm sắc thể co xoắn cực đại, có hình thái
đặc trưng cho loài và dễ quan sát nhất ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 7. Ở kì giữa của nguyên nhân, các nhiễm sắc thể kép sắp xếp thành mấy hàng trên
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào?
A. 4 hàng. B. 3 hàng. C. 2 hàng. D. 1 hàng.
Câu 8. Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở
kì nào?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi, lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiêm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Gợi ý:

Câu 1A Câu 2D Câu 3C Câu 4A

Câu 5B Câu 6B Câu 7D Câu 8C

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời và mức độ tích cực tham gia trò chơi của HS
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Tại sao tế bào hồng cầu cũng như
các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vỡ do thấm nhiều nước?
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy thiết kế một mô hình thể hiện
các kì của quá trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân bằng các vật liệu, dụng
cụ gợi ý sau: len (ít nhất ba màu, để thể hiện hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng
và thoi phân bào), keo dán, giấy roki, bút lông,... Trình bày mô hình đã thiết kế được.
(BT2 – tr91)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
* Gợi ý:
HS trình bày các nội dung sau:
- Nguyên vật liệu (nêu rõ vật liệu nào mô tả cho thành phần nào của tế bào)
- Các bước thực hiện
- Nội dung mô hình
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập 1 trong SGK – tr91; bài tập trong SBT Sinh học 10
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 20. Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên
phân và giảm phân
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
PHIẾU HỌC TẬP
Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đề
Nhóm thực hiện: …………………………………………………………………

Quan sát hình 19.6 và trả lời các câu hỏi sau;
Câu 1 (HĐ7 – tr93) Giảm phân là gì? Giảm
phân gồm mấy giai đoạn chính?
...…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………
Câu 2 (HĐ8 – tr93) Kể tên các kì của quá trình giảm phân
...…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 3 (HĐ9 – tr93) Trong các khì phân bào giảm phân, NST, thoi phân bào và
màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
...…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
...…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
...…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
...…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
...…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
* Gợi ý:
Câu 1.
Giảm phân là quá trình phân bào giảm nhiễm, là quá trình phân bào tạo ra các tế bào
con có số lượng NST giảm đi một nửa so với số lượng NST của tế bào mẹ
Câu 2.
- Giảm phân I: kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I
- Giảm phân II: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II
Câu 3.

Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối

NST nhân đôi NST kép dần - NST kép Cặp NST NST dãn xoắn
thành NST kép co xoắn, tiếp co ngắn cực kép tương và ở trạng thái
hợp và có đại có hình đồng tách kép
thể có trao dạng đặc thành hai
đổi chéo trưng NST kép,
GIẢM PHÂN I

Trung thể tự - Thoi phân - NST kép phân li về - Thoi phân bào

nhân đôi bào hình xếp thành hai cực biến mất
thành hai hàng trên của tế bào - Màng nhân,

- Màng mặt phẳng nhân con xuất


nhân, nhân xích đạo của hiện
con tiêu biến thoi phân - Phân chia tế
bào
bào chất

NST kép NST kép dần - NST kép - NST - NST dãn xoắn
GIẢM PHÂN II

không nhân co xoắn xếp thành kép tách và ở trạng thái


đôi, đóng xoắn một hàng nhau ở đơn

Trung thể tự - Trung thể trên mặt tâm động - Thoi phân bào
nhân đôi hình thành phẳng xích tạo thành tiêu biến
thoi phân đạo của thoi hai NST - Màng nhân,
bào phân bào đơn phân nhân con xuất
- Màng li về hai hiện
nhân, nhân cực của tế - Phân chia tế
con tiêu biến bào bào chất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20. THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN
PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát quá trình nguyên phân
(hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lau ơn, khoai môn,…)
- Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật
(châu chấu đực, hoa hành,…)
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Tìm hiểu thế giới sống: Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan
sát tiêu bản các kì phân bào. Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết
quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của
bản thân trong quá trình thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
3. Phẩm chất
 Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan
sát được.
 Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn
khi học bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học thực hành
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm nhỏ
- Phương pháp hỏi – đáp
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn tập lại kiến thức cũ, nêu vấn đề vào bài học mới
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời ôn lại bài cũ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi ôn tập cho HS
+ Quá trình nguyên phân gồm mấy kì? Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân
+ Quá trình giảm phân gồm mấy kì? Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi ôn tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
hiểu rõ hơn về quá trình nguyên phân và giảm phân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực
hành trong bài ngày hôm nay: Bài 20 Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào
nguyên phân và giảm phân
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát tiêu bản tế bào rễ hành nguyên phân
a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân
bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
- Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát
được.
- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn
khi học bài thực hành.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các
bước như SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành thí nghiệm quan sát tiêu bản tế bào rễ hành
nguyên phân.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Chuẩn bị

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, II. Cách tiến hành

mẫu vật và hoá chất theo yêu cầu trong SGK. 1. Quan sát tiêu bản tế bào rễ
hành nguyên phân
+ Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính (lam), lá
- Bước 1: Ngâm củ hành cho ra rễ,
kính (lamen), đĩa đồng hồ, kẹp giấy thấm,
chọn 4 - 5 rễ hành cho vào đĩa đồng
kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn,
hồ cùng với dung dịch carmin acetic,
tranh ảnh các kì phân bào,…
đun nóng trên đèn Cồn (6 phút) rồi
+ Hóa chất: Carmin acetic, cồn, acetic acid
chờ 30 – 40 phút để các rễ được
5%, dung dịch Carnoy, HCl 1,5N, aceto –
nhuộm màu.
orcein 2%, nước cất,…
- Bước 2: Đặt lên phiến kính một
+ Mẫu vật: Rễ củ hành, hoa hành, lá cây thài
giọt acetic acid 5%, dùng kim mũi
lài tía (cây lẻ bạn),…
mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính,
- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn cho dùng dao lam cắt một đoạn mô phân
HS tiến hành thí nghiệm theo từng bước. Ở sinh ở đầu chóp rễ chừng 1,5-2 mm.
mỗi bước, GV giải thích cho HS tại sao - Bước 3: Đây lá kính lên vật mẫu,
chúng ta cần phải làm những bước đó thông dùng giấy lọc hút acid thừa, dùng
qua các câu hỏi: cán kim mũi mác gõ nhẹ lên lá kính
+ Tại sao phải chọn phần đầu rễ hành? để dàn mỏng tế bào mô phân sinh
+ Việc ngâm đầu rễ vào dung dịch carmin trên phiến kính.
acetic có ý nghĩa gì? - Bước 4: Đưa iêu bản lên kính hiển
+ Tại sao phải dàn mẫu trên lam kính? vi và quan sát ở các vật kính 10x,

+ Tại sao khi dàn mẫu thì chỉ gõ nhẹ lên làm 40x, quan sát tiêu bản và vẽ hình vào

kính? Nếu gõ mạnh tay thì điều gì sẽ xảy ra? bảng báo cáo
- Quan sát kết quả: GV hướng dẫn HS quan
sát và xác định các kì của quá trình nguyên
phân, chụp hình lại các kì đã quan sát được.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS lắng nghe hướng dẫn của GV, nghiên
cứu SGK, hoạt động nhóm thực hành quan
sát tiêu bản tế bào rễ hành nguyên phân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Đại diện các nhóm báo cáo các bước tiến
hành thí nghiệm và hình ảnh tiêu bản quan
sát được
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS,
chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp
theo

Hoạt động 2: Quan sát quá trình giảm phân ở tế bào bao phấn
a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân
bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
- Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát
được.
- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn
khi học bài thực hành.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực
hiện các bước như SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả tiến hành thí nghiệm quan sát quá trình giảm phân ở tế
bào bao phấn
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Quan sát quá trình giảm

- Chuẩn bị: GV phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phân ở tế bào bao phấn

mẫu vật và hoá chất theo yêu cầu trong SGK. - Bước 1: Dùng kim nhọn tách
lấy bao hoa (chọn hoa có kích
- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn cho HS tiến
thước khoảng 9 – 10 mm),
hành thí nghiệm theo từng bước. Ở mỗi bước, GV
tách lấy bao phấn, rồi cố định
đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình
mẫu trong dung dịch Carnoy
đang làm:
trong 15 phút. Có thể dùng
+ Tại sao cần phải tách lấy bao phấn?
mẫu tươi (hạt phấn lấy trực
+ Việc dầm bao phấn bằng kim nhọn có tác dụng
tiếp từ bao phấn chưa được cố
gì? Nếu không dầm bao phấn thì có quan sát được
định).
tiêu bản các kì của quá trình giảm phân không?
- Bước 2: Lấy 3 bao phấn đặt
+ Hai loại hoá chất HCl 1,5N và aceto-orcein 2 % lên phiến kính, dầm bao phấn
có vai trò gì? bằng kim nhọn.
- Quan sát kết quả: GV hướng dẫn HS quan sát và - Bước 3: Ngâm trong HCl
xác định các kì của quá trình giảm phân, yêu cầu 1,5N trong 5 phút, nhuộm
HS chụp hình lại các kì đã quan sát được. bằng aceto-orcein 2% trong 20
phút.
- Bước 4: Hút hết phẩm
nhuộm thừa, nhỏ 1 giọt acetic
acid 5%, đậy lá kính và dùng
ngón tay cái ấn nhẹ để dàn đều
tế bào.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 5: Quan sát tiêu bản ở
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV, nghiên cứu
các vật kính 10x,404 và vẽ
SGK, hoạt động nhóm thực hành quan sát quá trình
hình vào bảng báo cáo.
giảm phân ở tế bào bao phấn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo các bước tiến hành thí
nghiệm và hình ảnh tiêu bản tế bào bao phấn quan
sát được
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo

Hoạt động 3: Quan sát các kì phân bào ở tế bào động vật trên tiêu bản cố định
a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân
bào.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
- Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát
được.
- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn
khi học bài thực hành.
b. Nội dung:
GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS quan sát các kì
phân bào ở tế bào động vật trên tiêu bản cố định
c. Sản phẩm học tập: HS quan sát các kì phân bào ở tế bào động vật trên tiêu bản cố
định
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Quan sát các kì phân bào
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị 1 trong 2 loại tiêu bản cố định ở tế bào động vật trên tiêu

+ Tiêu bản cố định ở tế bào của một số động vật như: bản cố định

giun, châu chấu, trâu, bò,… để cho HS quan sát quá


trình nguyên phân
+ Tiêu bản cố định ở tế bào sinh tinh của lợn, bò,…để
cho HS quan sát quá trình giảm phân
- Tiến hành thí nghiệm:
+ GV đặt câu hỏi gợi mở: Tiêu bản cố định là gì?
 Tiêu bản cố định: là tiêu bản mà các tế bào gắn trên
đó đã được xử lí qua rất nhiều công đoạn phức tạp
như: cố định mẫu; cắt, ép, phết mẫu lên lam kính; đem
lam kính đi nhuộm; khử nước; sấy khô mẫu; cố
định mẫu vĩnh viễn bằng keo chuyên dụng.
- Quan sát kết quả:
+ GV hướng dẫn HS quan sát và xác định các kì của quá
trình phân bào (nêu rõ tế bào đang ở kì nào của nguyên
phân, giảm phân I hay giảm phân II)
+ GV yêu cầu HS chụp lại các kì đã quan sát được
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tiến hành quan sát các kì phân bào ở tế bào
động vật theo hướng dẫn của GV
- Chụp lại hình ảnh các kì đã quan sát được
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm chiếu lại hình ảnh các kì đã quan sát được
- Đại diện nhóm nêu rõ tế bào đang ở kì nào của nguyên
phân, giảm phân I hay giảm phân II
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS,
chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 4: Báo cáo kết quả thực hành


a. Mục tiêu:
- Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành quan sát tiêu bản các
kì phân bào
- Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện báo cáo kết quả thực hành theo mẫu SGK.
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Báo cáo kết quả thực hành
- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo Báo cáo thực hành của các nhóm
(SGK tr.97) và tiến thành viết báo cáo thực hành. theo nội dung GV hướng dẫn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo thực hành.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại báo cáo thực hành của các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các
nhóm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về các kì phân bào nguyên phân và giảm
phân
b. Nội dung:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm để ôn tập kiến thức
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi, đưa ra phương án đúng cho các câu hỏi
trắc nghiệm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ Câu 1  Câu 5
Để quan sát tiêu bản rễ hành, ta làm như sau:
(1) Quan sát toàn bộ lát cắt rễ hành dưới vật kính x10 để sơ bộ xác định vùng có
nhiều tế bào đang phân chia.
(2) Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và quan sát
dưới vật kính x40.
(3) Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào
giữa hiển vi trường.
(4) Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản.
Câu 1. Thứ tự nào sau đây là đúng cho trình tự tiến hành thí nghiệm?
A. (1) → (2) → (4) → (3).
B.(3) → (1) → (2) → (4).
C. (1) → (3) → (2) → (4).
D. (2) → (1) → (3) → (4).
Câu 2. Mục tiêu của bài thực hành là gì?
A. Vẽ được hình biểu diễn bộ nhiễm sắc thể trong từng kì của nguyên phân.
B. Quan sát được hình thái nhiễm sắc thể trong phân bào nguyên phân.
C. Nhận biết được các kì nguyên phân.
D. Tất cả các mục tiêu trên.
Câu 3. Khi quan sát tiêu bản, nếu thấy các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực
của tế bào thì kết luận tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 4. Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?
A. Các tế bào đang ở các kì khác nhau.
B. Một số tế bào đang ở cùng một kì.
C. Một số tế bào không nhìn rõ nhiễm sắc thể
D. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 5. Dưới kính hiển vi, hình thái nhiễm sắc thể rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.

Câu 6. Hình thái nhiễm sắc thể trong Hình 20.1 đang ở kì nào?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.

Câu 7. Hình thái nhiễm sắc thể trong Hình 20.2 đang ở kì nào?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Ki sau.
D. Kì cuối.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS sử dụng kiến thức đã học, suy nghĩ để đưa ra phương án chính xác cho các câu
hỏi trắc nghiệm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Gợi ý:
Câu 1B Câu 2D Câu 3C Câu 4D

Câu 5B Câu 6C Câu 7B

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
GV giao bài tập để HS thực hiện ngoài giờ học:
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học:
1. Vì sao khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu
chóp rễ hành?
2. Tại sao cùng một kì của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tìm hiểu những thông tin liên quan đến câu hỏi của GV
ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
* Gợi ý:
1. Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chóp
của rễ hành vì:
- Đây là các tế bào mô phân sinh ngọn. Chúng là những tế bào còn non, chưa phân
hoá, có khả năng phân chia liên tục nên có nhiều tế bào đang ở các kì phân bào khác
nhau.
- Các tế bào ở phần này cũng có kích thước tương đối đồng đều, nhân thường lớn,
không bào nhỏ nên dễ quan sát.
2. Mặc dù cùng là một kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có
khác biệt do:
- Góc độ quan sát khác nhau.
- Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian. Nên khi làm tiêu bản ta có thể quan
sát được các hình ảnh khác nhau của cùng một kì.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập GV giao
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 21. Công nghệ tế bào
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 21: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO


(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế
bào thực vật
- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế
bào động vật
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào. Trình bày
được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động
vật.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được tại sao công nghệ tế bào có
thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng
dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế
bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các
bài trước. Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập
được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp
liên quan đến công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.
 Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương
tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo
luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề
nghiệp trong tương lai.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm và cặp đôi.
- Dạy học trực quan.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK
- Kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật ổ bi
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sơ đồ (hình ảnh, phim tư liệu) về quy trình công nghệ tế bào thực vật và động vật
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Vở ghi chép
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở; HS dự đoán câu trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh về sơ đồ quá trình nuôi cấy tế bào thực vật cho HS quan sát

- GV đặt vấn đề, nêu câu hỏi gợi mở cho HS: Các phương pháp lai tạo giống vật nuôi
và cây trồng truyền thống tạo ra các cả thể con mang những đặc tính di truyền giống
bố mẹ và những đặc điểm sai khác so với bố mẹ. Vậy, để tạo ra hàng loạt cây trồng từ
một phần cơ thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố hoặc mẹ thì
người ta thường dùng phương pháp nào? Tại sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả
lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
biết được phương pháp người ta sử dụng để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ
thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệ cơ thể bố hoặc mẹ, chúng ta hãy cùng
đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 21. Công nghệ tế bào
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công nghệ tế bào
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn
đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế
bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu về khái niệm công nghệ tế bào
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Công nghệ tế bào là gì?
- GV chiếu hình 21.1; 21.2 cho HS quan sát. 1. Khái niệm công nghệ tế
bào
- Công nghệ tế bào là quy
trình kĩ thuật ứng dụng
phương pháp nuôi cấy tế bào
hoặc nuôi cấy mô trên môi
trường dinh dưỡng nhân tạo để
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 (SGK tạo ra cơ quan hoặc cơ thể
tr.98) kết hợp quan sát hình ảnh để tìm hiểu về hoàn chỉnh
khái niệm công nghệ tế bào và trả lời các câu hỏi:
- Quá trình này dựa trên tính
Thế nào là công nghệ tế bào
toàn năng, nguyên lí phân chia
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức, hiểu biết của và biệt hóa của tế bào để tạo ra
bản thân, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi phần các sản phẩm là các dòng tế
luyện tập: Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào, mô, cơ quan, cơ thể với
bào mà em biết số lượng lượng lớn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK, suy
nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 -3 HS trả lời các câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
* Gợi ý:
- Công nghệ tế bào là quy trình kĩ thuật ứng dụng
phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô
trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ
quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Quá trình này dựa
trên tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt
hoá của tế bào để tạo ra các sản phẩm là các dòng
tế bào, mô, cơ quan, cơ thể với số lượng lớn.
- Thành tựu của công nghệ tế bào: Nhân giống
các loại cây ăn quả, tạo giống lúa DR2 có năng
suất cao, tạo giống khoai tây sạch bệnh, nhân bản
vô tính cừu Dolly,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên lí của công nghệ tế bào


a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn
đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế
bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch,
lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công
nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.
- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn(mỗi
HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào một tờ
giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS tìm hiểu về nguyên lí của công nghệ
tế bào
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Nguyên lí của công nghệ

GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề tế bào


- Cơ sở khoa học của công
kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn(mỗi HS viết ra
giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nghệ tế bào là tính toàn năng

nhóm được viết vào một tờ giấy A4 khác) để của tế bào.

hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận tìm hiểu vè - Mỗi tế bào chữa hệ gene của
nguyên lí của công nghệ tế bào tế bào quy định tất cả các đặc
tính và tính trạng của cơ thể
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
sinh vật. Các tế bào toàn năng
+ Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì? có khả năng biệt hoá và phân
+ Quan sát Hình 21.2 và 21.3, cho biết nguyên lí biệt hoả.
để thực hiện công nghệ tế bào là gì? - Tuỳ thuộc điều kiện môi
trường nuôi cấy mà tế bào có
thể tạo ra các sản phẩm công
nghệ khác nhau.

+ Quan sát Hình 21.3 và 21.4, cho biết tính toàn


năng của tế bào là gì. Tính toàn năng của tế bào
thực vật và động vật giống hay khác nhau?
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về
nguyên lí của công nghệ tế bào như SGK – tr100

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh
SGK, suy nghĩ, trao đổi để đưa ra câu trả lời cho
câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả
lời.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là dựa
trên tính toàn năng của tế bào.
+ Nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào: Các
tế bào toàn năng có khả năng biệt hoá và phân
biệt hoá thành những loại tế bào khác nhau
trong cơ thể. Do đó, người ta có thể điều khiển
sự biệt hoá bằng thành phần môi trường, trong
đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng.
+ Tính toàn năng của tế bào là tế bào có khả
năng biệt hoá và phản biệt hoá thành những loại
tế bào khác nhau trong cơ thể. Tính toàn năng
của tế bào thực vật và động vật khác nhau:
 Tế bào thực vật có thể phân chia và biệt hoá để
hình thành cây hoàn chỉnh.
 Tế bào động vật chỉ có thể hình thành những
mô nhất định.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
như SGK tr.100 và chuyển sang nội dung tiếp
theo.

II. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT


Hoạt động 3: Tìm hiểu công nghệ tế bào thực vật và thành tựu
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào
động vật.
- Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế bào dựa trên kết quả
đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn
đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế
bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch,
lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công
nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.
- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật ổ bi để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật và một
số thành tựu
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Công nghệ tế bào thực vật

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, 1. Công nghệ tế bào thực vật

hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật ổ bi để hướng dẫn và - Công nghệ tế bào thực vật

gợi ý cho HS thảo luận tìm hiểu về công nghệ tế được thực hiện dựa trên tính
bào thực vật và một số thành tựu toàn năng của tế bào để tạo ra
các mô tế bào, các cơ quan hay
- GV tiến hành chia lớp thành hai nhóm, một
các cơ thể mới.
nhóm ngồi ở vòng ngoài, nhóm còn lại ngồi ở
- Quy trình thực hiện nhân
vòng trong sao cho mỗi HS của vòng ngoài ngồi
giống cây trồng bằng công
đối diện với một HS của vòng trong. Mỗi cặp sẽ
nghệ tế bào thực vật.
tiến hành thảo luận vấn đề được đặt ra. Sau 1 - 2
 Tách các mẫu mô từ cơ quan
phút, HS ở vòng ngoài ngồi yên tại chỗ, HS ở
của cơ thể thực vật.
vòng trong dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ
 Cho các mẫu mô nuôi cấy
để tạo thành cặp thảo luận mới.
trong môi trường thích hợp
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
để tạo mô sẹo.
+ Hãy cho biết mô sẹo có thể phát triển thành
 Bổ sung hormone kích thích
bộ phận nào của cây con?
sinh trưởng để kích thích mô
sẹo phát triển thành cây
con.
+ Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân Đem cây con chuyển sang
giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực trồng trong vườn ươm cho phát
vật. triển thành cây trưởng thành.
- GV tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu thông tin 2. Một số thành tựu của công
trong mục II.2 (SGK – tr100), thảo luận nhóm nghệ tế bào thực vật
đôi, trình bày một số thành tựu của công nghệ Một số thành tựu nuôi cấy mô
tế bào thực vật tế bào thực vật ở Việt Nam

- GV yêu cầu HS thảo luận, đánh giá tính hiệu - Các giống cây ăn quả bao

quả của việc ứng dụng công nghệ tế bào thực gồm chuối già Nam Mỹ, chuối

vật trong thực tiễn. sứ, dâu tây chịu nhiệt, dừa,
dứa,...
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
- Các giống cây cảnh có giá trị
về công nghệ tế bào thực vật và một số thành
cao như lan hồ điệp, lan rừng
tựu như SGK – tr101
đột biến,... và cây cảnh ngắn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
ngày như hoa hồng, thược
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh, trao
dược, cúc, đồng tiền,...
đổi theo cặp và trả lời các câu hỏi của GV.
- Các giống cây dược liệu như
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. đinh lăng, đẳng sâm, sâm Ngọc
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo Linh,...
luận - Các giống cây lấy gỗ như
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi. bạch đàn, keo lai, cẩm lai,...
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Mô sẹo là một nhóm tế bào chưa phân hoá,
có khả năng phân chia và biệt hoá tạo ra mô rễ,
mô chồi mới.
+ Quy trình thực hiện nhân giống cây trồng
bằng công nghệ tế bào thực vật.
 Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực
vật.
 Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường
thích hợp để tạo mô sẹo.
 Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để
kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.
 Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn
ươm cho phát triển thành cây trưởng thành.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT


Hoạt động 4: Tìm hiểu công nghệ tế bào động vật và thành tựu
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào
động vật.
- Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế bào dựa trên kết quả
đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn
đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế
bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
- Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch,
lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công
nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào.
- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kết hợp hỏi – đáp kết hợp kĩ thuật ổ bi
để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS tìm hiểu về công nghệ tế bào động
vật và thành tựu
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Công nghệ tế bào thực vật

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, 1. Công nghệ tế bào thực vật

hỏi - đáp kết hợp kĩ thuật ổ bi để hướng dẫn và - Công nghệ tế bào động vật

gợi ý cho HS thảo luận tìm hiểu về công nghệ tế được thực hiện dựa trên tính

bào động vật và một số thành tựu toàn năng và khả năng biệt hoá
của tế bào gốc.
- GV tiến hành chia lớp thành hai nhóm, một
- Tùy theo sự thay đổi về điều
nhóm ngồi ở vòng ngoài, nhóm còn lại ngồi ở
kiện và thành phần môi trường
vòng trong sao cho mỗi HS của vòng ngoài ngồi
nuôi cấy tế bào gốc, nhất là
đối diện với một HS của vòng trong. Mỗi cặp sẽ
thành phần hormone sinh
tiến hành thảo luận vấn đề được đặt ra. Sau 1 - 2
trưởng, và nhờ quá trình phân
phút, HS ở vòng ngoài ngồi yên tại chỗ, HS ở
bào đã tạo ra các mô, cơ quan
vòng trong dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ
hay cơ thể mới.
để tạo thành cặp thảo luận mới.
2. Một số thành tựu của công
- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:
nghệ tế bào thực vật
+ Quan sát Hình 21.6 và trình bày quy trình thực
- Hiện nay, công nghệ tế bào
hiện nhân bản vô tính vật nuôi.
động vật đã khắc phục được
nhược điểm của việc nhân bản
vô tính bằng quy trình cấy
truyền phôi.
- Ở nước ta, quy trình nhân
giống vô tính trong ống
nghiệm đối với một số giống
vật nuôi đã được hoàn thiện.

+ Quan sát Hình 21.7 và cho biết thế nào là cấy


truyền phôi động vật.

+ Trình bày sơ đồ quy trình cấy truyền phôi động


vật.
- GV tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong
mục III.2 (SGK – tr101), thảo luận nhóm đôi,
trình bày một số thành tựu của công nghệ tế bào
động vật và trả lời câu hỏi: Trong thực tế, đã có
những thành tựu công nghệ tế bào động vật nào
được đưa vào ứng dụng và sản xuất?
- GV yêu cầu HS thảo luận, đánh giá tính hiệu
quả của việc ứng dụng công nghệ tế bào thực vật
trong thực tiễn.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về
công nghệ tế bào thực vật và một số thành tựu
như SGK – tr101
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh, trao đổi
theo cặp và trả lời các câu hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
+ Quy trình thực hiện nhân bản vô tính vật nuôi.
(1) Tách nhân từ tế bào tuyến vú của cừu A.
(2) Loại bỏ nhân của tế bào trứng được lấy từ
cừu B.
(3) Dung hợp nhân tế bào tuyến vú vào tế bào
trứng đã loại bỏ nhân → tế bào lại.
(4) Nuôi cấy tế bào lại cho phát triển thành phôi.
(5) Cấy phôi vào tử cung của cừu cái C để "mang
thai hộ".
(6) Phôi phát triển thành cơ thể mới.
+ Cấy truyền phôi động vật là kĩ thuật chia cắt
phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi
này vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo
ra được nhiều con vật có kiểu gene giống nhau.
+ Sơ đồ quy trình cấy truyền phôi động vật.
 Bước 1: Tách lấy phôi từ động vật cho phôi.
 Bước 2: Sử dụng các biện pháp để tác động vào
phôi đó trước khi chuyển vào cơ thể nhận.
 Bước 3: Cấy phôi đã chịu tác động ở bước 2
vào tử cung của các động vật nhận phôi để các
động vật này mang thai và sinh con.
+ Những thành tựu công nghệ tế bào động vật
nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất
 Công nghệ tế bào gốc trong công nghệ thực
phẩm, dược phẩm và mĩ phẩm,...
 Công nghệ tế bào gốc trong y khoa: chữa mắt,
chữa bỏng, chữa vô sinh hiếmmuộn,...
 Bảo tồn giống động vật quý hiếm và có khả
năng phục hồi các nhóm động vật bị tuyệt
chủng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ


học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các kiến thức vừa học để hoàn thành các bài tập SGK.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hoàn thành các bài tập luyện tập.
- HS thảo luận và làm bài tập vào vở.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1.Vì sao tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào?
4. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật có những đặc điểm gì giống và khác
nhau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập và ghi vào vở.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. Tính toàn năng của tế bào giúp tế bào phân chia để tạo ra số lượng lớn tế bào giống
hệt nhau và sau đó biệt hoá các tế bào này để tạo ra một mô hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
4. So sánh nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật
- Giống: Đều giúp nhân nhanh các giống động vật quý hiếm, sinh sản ít.
- Khác:
+ Nhân bản vô tính: Không diễn ra quá trình thụ tinh, con non được sinh ra có phần
lớn đặc điểm giống với cá thể cho nhân tế bào.
+ Cấy truyền phôi: Có diễn ra quá trình thụ tinh, các con non được sinh ra có đặc
điểm hoàn toàn giống nhau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng thực hành quan sát tế bào vào thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV chiếu bài tập vận dụng SGK – tr102, HS thảo luận trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu bài tập vận dụng SGK – tr102, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành
bài tập: Hãy tìm hiểu về một thành tựu của công nghệ tế bào thực vật hoặc động vật.
Đánh giá tính hiệu quả của của việc ứng dụng thành tựu đó trong đời sống.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tế bào gốc trong phần đọc thêm SGK – tr102

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày phần kết quả thảo luận
* Gợi ý:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu và đưa ra đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân. Có thể
đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
+ Quy trình kĩ thuật có đòi hỏi việc sử dụng các công nghệ cao hay không?
+ Số lượng sản phẩm thu được nhiều hay ít?
+ Lợi ích và hạn chế của sản phẩm là gì? Giá thành như thế nào?
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập 2, 3 trong SGK – tr102
- Đọc và tìm hiểu trước bài ôn tập chương 4
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 4
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo
logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về chu kì tế
bào và ứng dụng.
- Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài
tập ôn tập Chương 4.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học: Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để
kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá
kiến thức về chu kì tế bào và ứng dụng. Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ
biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chương 4.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để
giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân trong quá trình học tập các nội dung về chu kì tế bào và ứng dụng, biết tự
điều [chỉnh cách học tập môn sinh học cho phù hợp.
 Giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hoá
kiến thức về chu kì tế bào và ứng dụng.
3. Phẩm chất

 Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thuận lợi, khó
khăn khi học tập về chu kì tế bào và ứng dụng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp thuyết trình.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chương 4.
- Bộ câu hỏi có nội dung về chu kì tế bào và ứng dụng
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Bảng trắng, bút lông.
- Giấy khổ A0.
- Thiết bị (máy tính, điện thoại) có kết nối internet.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Nội dung trả lời các câu hỏi trong bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Hệ thống, ôn tập lại kiến thức đã học trong chương 4
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS ôn tập lại kiến thức đã học trong chương 4
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 4.
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng
3 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học ở chương 4, liên tiếp đưa ra phương án trả lời
trong vòng 3 phút.
- HS ghi những chủ đề HS kể tên lên bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc 3 phút, HS mở lại sách để xem lại các chủ đề đã học.
- GV công bố các câu trả lời đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV biểu dương tinh thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Như vậy là các
em đã phần nào ghi nhớ được những nội dung kiến thức đã học trong chương 4. Để
hệ thống hóa một cách chi tiết hơn về những chủ đề này, chúng ta hãy cùng bắt đầu
bài học hôm nay – Bài Ôn tập chương 4.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP KIẾN THỨC
Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu:
- Tìm được từ khoá và sử dụng được thuật ngữ khoa học để kết nối thông tin theo logic
có ý nghĩa trong việc xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức về chu kì tế bào và ứng
dụng.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập các nội dung về chu kì tế bào và ứng dụng, biết tự điều [chỉnh cách học tập
môn sinh học cho phù hợp.
- Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hoá kiến thức về chu kì tế bào và ứng
dụng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống hóa kiến thức (SGK tr.104) để HS nhớ lại
các kiến thức đã học trong chương 4.
- - GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Ai là triệu phú” để hệ thống hóa các kiến thức
đã học trong chương 4: Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm là một đội chơi. Đội chơi nào đưa ra được
nhiều câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC DỰ KIẾN SẢN PHẨM


SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu trả lời cho các câu hỏi của HS
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hệ thống kiến trong trò chơi Ai là triệu phú.
thức SGK tr.104 để HS nhớ lại các kiến thức
đã học ở chương 4: Chu kì tế bào, phân bào
và công nghệ tế bào
- GV chuẩn bị bộ câu hỏi liên quan đến cấu
trúc tế bào, mỗi câu hỏi gồm 4 phương án lựa
chọn để tổ chức trò chơi Ai là triệu phú.
(Danh sách câu hỏi ở phần Hồ sơ học tập).
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, sắp xếp vị
trí ngồi để các nhóm thuận tiện trao đổi, làm
việc nhóm.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Có tổng
cộng 12 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 phương
án trả lời. Các đội chơi có thời gian suy nghĩ
cho mỗi câu hỏi là 15s. Hết thời gian thảo
luận, đội nào có tín hiệu xin trả lời nhanh hơn
sẽ được đưa ra đáp án. Các đội khác có thể
giành điểm nếu đội trả lời đầu tiên đưa ra
đáp án sai. Mỗi câu trả lời đúng sẽ ghi được 1
điểm. Hết 12 câu hỏi, đội nào ghi được nhiều
điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
- GV lần lượt chiếu các câu hỏi với 4 phương
án lựa chọn lên slide và khuyến khích HS tích
cực tham gia trò chơi.
- GV chọn ra 2 – 3 HS làm trọng tài và tính
điểm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm lắng nghe GV phổ biến luật chơi,
thảo luận, tích cực tham gia hoạt động.
- GV theo dõi, gợi ý cho HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Các nhóm thi đua đưa ra phương án trả lời
cho các câu hỏi ôn lại kiến thức.
- GV chốt đáp án đúng sau môi câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét quá trình tham gia hoạt động
học tập của các nhóm, tuyên dương nhóm
thắng cuộc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Hướng dẫn giải bài tập SGK)
a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm gồm 4 – 5 HS), thảo luận và hoàn
thành các bài tập luyện tập SGK tr.105
- GV tổ chức cho HS bốc thăm để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1. Trong cơ thể sinh vật, bạch cầu có hình thức phân bào nào để tăng số lượng?
2. Tại sao quá trình nguyên phân thuộc chu kì tế bào còn giảm phân thì không?
3. Quan sát hình 1 và 2. Điền tên các kì thích hợp và ô trống
4. Quan sát hình 3, sắp xếp các hình theo trật tự đúng của các kì trong quá trình phân
bào

5. Chọn ra các ý phù hợp với nguyên phân, giảm phân.


(1) Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
(2) Một lần phân bào tạo hai tế bào con.
(3) Tế bào con có kiểu gene giống nhau và giống mẹ.
(4) Giữ nguyên số nhiễm sắc thể.
(5) DNA nhân đôi một lần, phân chia hai lần.
(6) Nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp, trao đổi chéo ở kì đầu I.
(7) Nhiễm sắc thể kép tách cặp đồng dạng ở kì giữa.
(8) Nhiễm sắc thể kép tách tâm động ở kì giữa.
(9) Tế bào tham gia phân bào chỉ là tế bào lưỡng bội.
(10) Tế bào tham gia phân bào luôn là tế bào lưỡng bội hay đơn bội.
6. Hình 4 mô tả quá trình nhân bản vô tính ở cừu. Hãy cho biết tên gọi của các giai
đoạn (A), (B), (C).
- GV giới hạn cho các nhóm thời gian thảo luận là 20 phút. Sau đó, GV mời đại diện
các nhóm lên bốc thăm để trả lời các câu hỏi. Các nhóm bốc được số nào sẽ trả lời câu
hỏi tương ứng với số thứ tự đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. HS ghi lại kết quả thảo
luận của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. Trong cơ thể sinh vật, để tăng nhanh số lượng, bạch cầu có hình thức sinh sản trực
phân (là sự phản đối không có sự nhân đôi DNA hay nhiễm sắc thể).
2. Nguyên phân thuộc chu kì tế bào và tế bào con sau khi được tạo ra có thể tiếp tục
phân bào, còn tế bào con của quá trình giảm phân thì không thể tiếp tục phân bào nữa
nên không thuộc chu kì tế bào.
3.

4 .2 → 1 → 5 → 6 → 3 → 8 → 4 → 7.
5. - Nguyên phân: 2, 3, 4, 8, 10.
- Giảm phân: 1, 5, 6, 7, 9.
6. Tên gọi các giai đoạn (A), (B), (C)
(A): Chuyển nhân vào tế bào trứng.
(B): Nuôi tế bào lại cho phát triển thành phôi.
(C): Chuyển phôi vào cơ thể cừu "mang thai hộ".
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Thiết kế poster với chủ đề 1 trong 2
chủ đề sau: “Ung thư” hoặc “Sự kì diệu của công nghệ tế bào”
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm sáng tạo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Thiết kế poster
- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm (mỗi nhóm không quá 5 HS). Sản
phẩm poster cần ít chữ nhất có thể, hình ảnh minh họa sinh động, màu sắc hài hoà, trình
bày hợp logic, dễ hiểu, dễ nhớ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Chương 5. Vi sinh vật và ứng dụng. Bài 22. Khái quát về vi
sinh vật
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 4


Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào.
B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.
Câu 2. Tế bào nào ở người có chu kì tế bào ngắn nhất?
A. Tế bào ruột.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào phôi.
D. Tế bào cơ.
Câu 3. Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể
sẽ dẫn tới
A. bệnh đãng trí. B, các bệnh, tật di truyền.
C. bệnh ung thư. D. Cả A, B và C.
Câu 4. Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào dần xuất hiện ở kì nào?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 5. Trong quá trình nguyên phân, thoi phân bào đóng vai trò gì?
A. Nơi gắn nhiễm sắc thể.
B. Nơi xảy ra quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Nơi gắn vào tâm động của nhiễm sắc thể và kéo nhiễm sắc thể về hai cực của tế
bào.
D. Hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con.
Câu 6. Từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu sau một lần nguyên phân sẽ tạo ra
A. 2 tế bào con mang bị nhiễm sắc thể lưỡng bội an giống tế bào mẹ.
B. 2 tế bào con mang bị nhiễm sắc thể đơn bội n khác tế bào mẹ.
C. 4 tế bào con mang bị nhiễm sắc thể lưỡng bội n.
D. nhiều cơ thể đơn bào.
Câu 7. Sự khác nhau trong nguyên phân ở tế bào thực vật và động vật là gì?
A. Tế bào chất ở động vật phân chia bằng eo thắt, ở thực vật bằng vách ngăn tế
bào.
B. Ở thực vật không có trung tử và thoi phân bào.
C. Sự di chuyển của nhiễm sắc thể về hai cực.
D. Cả A và B đúng.
Câu 8. Hình thái nhiễm sắc thể trong Hình 20.1 đang ở kì nào?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.

Câu 9. Hình thái nhiễm sắc thể trong Hình 20.2 đang ở kì nào?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Ki sau.
D. Kì cuối.

Câu 10. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào dựa trên tính chất nào của tế bào
thực vật?
A. Tính toàn năng. B. Tính ưu việt.
C. Tính năng động. D. Tính đa dạng.
Câu 11. Tế bào phôi sinh là những tế bào nào?
A. Tế bào đã được biệt hoá.
B. Tế bào có tính toàn năng.
C. Tế bào hình thành ở giai đoạn đầu tiên của hợp tử.
D. Tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên
biệt.
Câu 12. Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào có đặc điểm
gì?
A. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.
B. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền.
C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền.
D. Hệ số nhân giống cao.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG
BÀI 22. KHÁI QUÁT VỀ VI SINH VẬT
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:

 Nêu được khái niệm vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật
 Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật
 Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Nêu được khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh
vật.
+ Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
+ Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích
được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh vật.
- Năng lực chung:

 Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học
về vi sinh vật.
3. Phẩm chất
 Trách nhiệm : Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm cặp đôi
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK
- Kĩ thuật khăn trải bàn
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh về các loài vi sinh vật
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Vở ghi chép, giấy A4
- Biên bản thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV nêu vấn đề khơi gợi sự tò mò của HS; HS suy nghĩ và đưa ra dự đoán.
c. Sản phẩm học tập: Dự đoán của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh về hiện tượng trái cây bị hư, thối do nấm mốc

- GV đặt vấn đề: Vì sao khi để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị
hư, thối? Vì sao chúng ta nên vệ sinh sạch đồ dung đượng trái cây, sữa, cơm?
- GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra những
dự đoán.
- GV định hướng cho HS nghiên cứu vấn đề theo hướng khoa học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để
giải thích nguyên nhân vì sao để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm dễ bị
hư, thôi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 122” Khái quát về
vi sinh vật
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VI SINH VẬT
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh
vật.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của vi sinh
vật
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm và đặc điểm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình của vi sinh vật
ảnh mục I (SGK tr.72) để tìm hiểu khái niệm và - Vi sinh vật là các sinh vật có
đặc điểm của vi khuẩn kích thước rất nhỏ chỉ quan sát
- GV đặt câu hỏi cho HS: được dưới kính hiển vi, có mặt

+ Vi sinh vật là sinh vật đơn bào hay đa bào? ở khắp mọi nơi, có khả năng
hấp thụ và chuyển hoá nhanh
+ Quan sát Hình 22.2 và cho biết vi sinh vật có
các chất dinh dưỡng, có khả
kích thước như thế nào?
năng sinh trưởng và sinh sản
nhanh trong môi trường.
- Phần lớn vi sinh vật là đơn
bào, một số là tập đoàn đơn
bào.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu


hỏi phần luyện tập trong SGK – tr107: Hãy cho
biết những đặc điểm của vi sinh vật.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về
khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật như SGK –
tr107
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ câu trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp kết
quả thảo luận của nhóm
- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
* Gợi ý:
1. Vi sinh vật là các loài sinh vật đơn bào, một số
sống thành tập đoàn đơn bào.
2. Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ
thường được quan sát bằng kính hiển vi.
LT. Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước rất
nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, có mặt ở
khắp mọi nơi, có khả năng hấp thụ và chuyển hoá
nhanh các chất dinh dưỡng, có khả năng sinh
trưởng và sinh sản nhanh trong môi trường. Phần
lớn vi sinh vật là đơn bào, một số là tập đoàn đơn
bào.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. CÁC NHÓM VI SINH VẬT


Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhóm vi sinh vật
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II (SGK tr.107) để tìm hiểu về các nhóm vi sinh
vật
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung
SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về các nhóm vi sinh vật
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Các nhóm vi sinh vật

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II (SGK - Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế

tr.107) để tìm hiểu về các nhóm vi sinh vật và trả bào, vi sinh vật có thể được
lời câu hỏi 3 trong SGK phân thành hai nhóm: gồm
các đơn bào nhân sơ và đơn
+ Halobacteria, trùng Amip, Escherichia coli,
bào hay tập đoàn đơn bào
Chlorella là những vi sinh vật thuộc nhóm nào
nhân thực ( vi nấm, vi tảo,
trong Hình 22.3?
động vật nguyên sinh)

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về


các nhóm vi sinh vật như nôi dung trong SGK –
tr107
- GV hướng dẫn HS đọc thêm về khả năng tồn tại
của vi sinh vật ở những môi trường cực đoan
 HS nhận thấy được sự đa dạng về môi trường
sống của vi sinh vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ để trả lời câu
hỏi của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả
lời.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung
ý kiến (nếu có).
* Gợi ý:
Halobacteria, trùng Amip, Escherichia coli,
Chlorella là những vi sinh vật thuộc nhóm:
- Halobacteria, Escherichia coli: Vi khuẩn.
- Trùng Amip: Động vật nguyên sinh.
- Chlorella: Vi tảo.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. CÁC KIỂU DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT


Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
a. Mục tiêu:
- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được khả năng sinh trưởng nhanh của vi sinh
vật.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật
khăn trải bàn (mỗi HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp; ý kiến thống nhất của nhóm
được viết vào một tờ giấy A4 khác) để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung
trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Các kiểu dinh dưỡng

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm của vi sinh vật

gồm 3 – 4 HS), yêu cầu các nhóm nghiên cứu - Kiểu dinh dưỡng của vi sinh

thông tin và quan sát hình ảnh mục III (SGK vật là cách sử dụng nguồn

tr.107) để tìm hiểu về các kiểu dinh dưỡng của vi năng lượng và nguồn carbon
sinh vật để tổng hợp nên các chất sống
cho tế bào.
- Các kiểu dinh dưỡng của vi
sinh vật gồm có: quang tự
dưỡng, hoá tự dưỡng, quang
dị dưỡng và hoá dị dưỡng.
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng
dẫn HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học
tập (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập): Mỗi
HS viết ra giấy A4 hoặc giấy nháp ý kiến cá
nhân, sau đó cả nhóm thống nhất câu trả lời từ
các ý kiến cá nhân và hoàn thành phiếu học tập.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về
các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật như nội dung
trong SGK – tr108
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh
SGK, ghi nhanh ý kiến cá nhân vào giấy, sau đó
trao đổi với các thành viên khác trong nhóm để
hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV thu lại phiếu học tập của HS.
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
* Gợi ý:
4. Hãy sắp xếp các loại vi sinh vật trong Hình
22.4 vào các kiểu dinh dưỡng cho phù hợp.
- Quang tự dưỡng: Trùng roi xanh, tảo lam xoắn,
tảo lục, tập đoàn Volvox, vi khuẩn lam. - Hoá tự
dưỡng: Vi khuẩn.
- Quang dị dưỡng: Vi khuẩn.
- Hoả dị dưỡng: Vi khuẩn, trùng roi xanh, tập
đoàn Volvox, nấm men.
5. Hãy cho biết vi sinh vật quang tự dưỡng và
quang dị dưỡng sử dụng nguồn nguyên liệu nào
cho sinh trưởng và phát triển.
- Quang tự dưỡng: dùng nguồn carbon là CO2
- Quang dị dưỡng: dùng nguồn carbon là chất
hữu cơ.
LT.

Nguồn
Kiểu dinh Nguồn
năng VD minh họa
dưỡng carbon
lượng

Quang tự Ánh sáng CO2 Vi khuẩn lam, tảo


dưỡng đơn bào, vi khuẩn
lưu huỳnh màu
tím và màu lục.

Hóa tự Chất vô CO2 Vi khuẩn nitrate


dưỡng cơ hoá, vi khuẩn oxi
hoá hydrogen, oxi
hoa lưu huỳnh.

Quang dị Ánh sáng Chất hữu Vi khuẩn không


dưỡng cơ chứa lưu huỳnh
màu lục và màu
tím.
Hóa dị Chất hữu Chất hữu Nấm, động vật
dưỡng cơ cơ nguyên sinh, phần
lớn vi khuẩn
không quang hợp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ


học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, kiểm
tra mức độ hoàn thành bài tập của các nhóm
thông qua phiếu học tập.
- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung
tiếp theo.

4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT


Hoạt động 4: Tìm hiểu một số phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học về vi sinh vật.
- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về vi sinh vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi và thảo luận các nội dung
trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về một số phương pháp và kĩ thuật
nghiên cứu vi sinh vật
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. Một số phương pháp

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục IV (SGK nghiên cứu vi sinh vật

tr.109) để tìm hiều về một số phương pháp và kĩ 1. Các phương pháp nghiên

thuật nghiên cứu vi sinh vật cứu vi sinh vật


- Có nhiều phương pháp, kĩ
thuật được dùng để nghiên
cứu vi sinh vật
- Một số phương pháp nghiên
cứu:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi + Quan sát bằng kính hiển vi
+ Hãy cho biết các phương pháp nghiên cứu vi + Nuôi cấy
sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm. + Phân lập vi sinh vật
+ Hãy tìm thêm các ví dụ về một số loại vi sinh + Định danh vi khuẩn
vật cho các mục tiêu nghiên cứu vi sinh bật như: 2. Các kĩ thuật nghiên cứu

 Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu vi sinh vật
khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,... - Một số kĩ thuật nghiên cứu:

 Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi + Kĩ thuật cố định và nhuộm
trường lỏng, đặc. màu

- Sau khi tìm hiểu về các phương pháp nghiên + Kĩ thuật siêu li tâm

cứu vi sinh vật, GV hướng dẫn HS đọc thêm về + Kĩ thuật đồng vị phóng xạ.

các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật (SGK –


tr109)
- GV yêu cầu HS đọc mục IV.2 trong SGK tìm
hiểu về các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật
+ Kể tên các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật
thường thấy trong phòng thí nghiệm?
+ Hãy cho biết mục đích của mỗi kĩ thuật nghiên
cứu vi sinh vật?
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về
một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật như
nội dung trong SGK – tr 109
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK và thực hiện yêu cầu của
GV
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS đưa ra câu trả lời
- Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
* Gợi ý:
6. Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
thường thấy trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
- Phương pháp nuôi cấy.
- Phương pháp phân lập vi sinh vật.
- Phương pháp định danh vi khuẩn.
LT. Ví dụ về một số loại vi sinh vật cho các mục
tiêu nghiên cứu vi sinh bật như:
• Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn,
phẩy khuẩn, trực khuẩn,...
- Cầu khuấn: Staphylococcus, Diplococcus,
Streptococcus,...
- Phẩy khuẩn: Vibrio,...
- Trực khuẩn: Bacillus subtilis,...
• Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi
trường lỏng, đặc.
- Trong môi trường đặc, các vi khuẩn kị khí phát
triển ở đáy của cột môi trường.
- Trong môi trường lỏng, cần sục khí để cung cấp
oxygen cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS,
chuẩn kiến thức.
- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm
như SGK tr.74. GV cho HS đọc phần Đọc thêm
về ứng dụng quá trình quang hợp của cây để sạc
pin cho điện thoại và chuyển sang nội dung tiếp
theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các kiến thức vừa học để hoàn thành các bài tập SGK.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, hoàn thành các bài tập luyện tập.
- HS thảo luận và làm bài tập vào vở.
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hoàn thành các bài tập sau:
1. Thuỷ triều đó là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển, là tên gọi chung
cho hiện tượng bùng phát tảo biển nở hoa, do một số loại tảo làm xuất hiện màu đỏ
hoặc nâu. Vậy thuỷ triều đó có phải do vi sinh vật gây ra?
2. Hãy nêu một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn mà em biết tuỳ theo kiểu
dinh dưỡng của chúng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập và ghi vào vở.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. Thuỷ triều đỏ được gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa làm cho nước biển có
màu đỏ hoặc nâu. Các loài tảo gây ra thuỷ triều đỏ thường là thực vật phù du, sinh vật
nguyên sinh đơn bào, có kích thước hiển vi. Do đó, thuỷ triều đỏ là do vi sinh vật gây
ra.
2. Vi khuẩn hoá dị dưỡng được dùng để xử lý ô nhiễm môi trường, dùng trong công
nghiệp thực phẩm,...; vi khuẩn hoá tự dưỡng được dùng để sản xuất phân bón hữu cơ
vi sinh,...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp
theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kĩ năng thực hành quan sát tế bào vào thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự học, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
GV chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra phương án cho các câu hỏi trắc nghiệm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm cho HS
Câu 1. Vi sinh vật là gì?
A. Sinh vật kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
B. Sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
C. Sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, kích thước hiển vi.
Câu 2. Câu nào sau đây không đúng?
A. Vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
B. Vi sinh vật là những cơ thể có kích thước hiển vi.
C. Vi sinh vật là tập hợp đơn bào hay tập hợp đa bào.
D. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực.
Câu 3. Loài nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Nấm rơm. B. Tảo đơn bào.
C. Vi khuẩn lam. D. Trùng biến hình.
Câu 4. Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Vi khuẩn. B. Tảo đơn bào.
C. Động vật nguyên sinh. D. Rêu.
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?
A. Có kích thước nhỏ.
B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào.
C. Đều có khả năng tự dưỡng.
D. Sinh trưởng nhanh.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây đúng với vi sinh vật?
A. Có kích thước rất nhỏ, thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Hấp thụ nhiều, chuyển hoá nhanh.
C. Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến đổi.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
A. Kích thước hiển vi.
B. Cơ thể đa bào.
C. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh.
D. Phân bố rộng.
Câu 8. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của vi sinh vật?
A. Thích ứng cao với môi trường.
B. Trao đổi chất nhanh.
C. Có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ.
D. Phân bố rất rộng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phát biểu đưa ra phương án trả lời cho các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
* Đáp án

Câu 1D Câu 2C Câu 3A Câu 4D

Câu 5C Câu 6D Câu 7B Câu 8C

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập phần vận dụng trong SGK – tr108
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 23. Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh
vật.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:................................
Lớp:............................
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: .............
Nghiên cứu nội dung SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy sắp xếp các loài vi sinh vật trong Hình 22.4 vào các kiểu dinh dưỡng cho phù hợp.
2. Hãy cho biết vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng sử dụng nguồn nguyên liệu nào
cho sinh trưởng và phát triển.
3. Hãy lập bảng so sánh các kiểu dinh dưỡng khác nhau ở vi sinh vật.
4. Ở mỗi hình thức dinh dưỡng, hãy tìm các vi sinh vật điển hình làm ví dụ minh hoạ
Trả lời
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 23. THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN
PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Thực hành được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Tìm hiểu thế giới sống: Thu thập được dữ liệu từ các nguồn tài liệu liên quan
đến phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để
biểu đạt kết quả thực hành tìm hiểu về một số phương pháp nghiên cứu vi sinh
vật.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của
bản thân trong quá trình thực hành.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan
đến các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật; lựa chọn được phương pháp phù
hợp để nghiên cứu vi sinh vật.
3. Phẩm chất
 Trung thực: Tiến hành cấy giống vi sinh vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả
đã nghiên cứu được.
 Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn
khi học bài thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học thực hành
- Dạy học trực quan.
- Dạy học theo nhóm nhỏ
- Phương pháp hỏi – đáp
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả thực hành
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn tập lại kiến thức cũ, nêu vấn đề vào bài học mới
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời ôn lại bài cũ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi ôn tập cho HS
+ Nêu các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm
+ Nêu các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật
- GV đặt vấn đề: Người ta có thể dùng những phương pháp nào để phân lập và nuôi
cấy vi sinh vật
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi ôn tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới:
Bài 23 Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri
a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ các nguồn tài liệu liên quan đến phương pháp nghiên cứu vi
sinh vật.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến các phương pháp nghiên cứu
vi sinh vật; lựa chọn được phương pháp phù hợp để nghiên cứu vi sinh vật.
- Tiến hành cấy giống vi sinh vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả đã nghiên cứu
được.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các
bước như SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành thí nghiệm tìm hiểu kĩ thuật cấy ria trên đĩa
petri
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Chuẩn bị


II. Các phương pháp phân lập, nuôi cấy
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu
vi khuẩn
vật và hoá chất theo yêu cầu trong SGK.
1. Kĩ thuật cấy ria trên đĩa petri
- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn cho HS tiến
- Bước 1: Dùng que cấy vòng đã thao tác
hành thí nghiệm theo từng bước. Ở mỗi bước, GV
vô trùng nhúng vào dịch mẫu để lấy các vi
giải thích cho HS tại sao chúng ta cần phải làm
khuẩn muốn phân lập
những bước đó thông qua các câu hỏi: Việc thao tác
vô trùng và làm nguội que cấy có ý nghĩa gì?
- Quan sát kết quả: GV hướng dẫn HS quan sát và
mô tả mẫu vi sinh vật đã cấy được.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV, nghiên cứu SGK, - Bước 2: Ria các đường trên đĩa petri có
hoạt động nhóm thực hành kĩ thuật cấy ria trên đĩa chứa môi trường thạch thích hợp. Sau mỗi
petri đường ria liên tục, đốt khử trùng que cấy
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận và làm nguội trước khi thực hiện thao tác

- Đại diện các nhóm báo cáo các bước tiến hành và tiếp theo

kết quả thí nghiệm


Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo - Bước 3: Lật ngược đĩa và ủ ở nhiệt độ,
thời gian thích hợp trong tủ ấm.

Hoạt động 2: Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường
lỏng
a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ các nguồn tài liệu liên quan đến phương pháp nghiên cứu vi
sinh vật.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến các phương pháp nghiên cứu
vi sinh vật; lựa chọn được phương pháp phù hợp để nghiên cứu vi sinh vật.
- Tiến hành cấy giống vi sinh vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả đã nghiên cứu
được.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực
hiện các bước như SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả tiến hành thí nghiệm cấy giống từ môi trường lỏng sang
ống nghiệm chứa môi trường lỏng
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Cấy giống từ môi trường lỏng sang
ống nghiệm chứa môi trường lỏng
- Chuẩn bị: GV phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ,
- Bước 1: Vô trùng que cấy
mẫu vật và hoá chất theo yêu cầu trong SGK.
- Bước 2: Láy sinh khối ra khỏi ống dịch
- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn cho HS tiến
mẫu
hành thí nghiệm theo từng bước. Ở mỗi bước, GV
- Bước 3: Cấy giống vi khuẩn vào môi
đặt một số câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình
trường lỏng mới
đang làm:
+ Môi trường lỏng là gì? Gồm có những thành phần
nào?
+ Bước lấy sinh khối ra khỏi ống dịch mẫu có vai trò
gì?
+ Tại sao phải khuấy nhẹ nhàng que cấy trong dịch
môi trường? Nếu thao tác khuấy mạnh sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến kết quả thí nghiệm?
- Quan sát kết quả: HS quan sát và mô tả mẫu vi sinh
vật đã cấy được. GV có thể yêu cầu HS chụp hình lại
mẫu đã cấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV, nghiên cứu SGK,
hoạt động nhóm thực hành cấy giống từ môi trường
lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo các bước tiến hành và
kết quả thí nghiệm
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, chuẩn
kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo

Hoạt động 3: Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng
- Thu thập được dữ liệu từ các nguồn tài liệu liên quan đến phương pháp nghiên cứu vi
sinh vật.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến các phương pháp nghiên cứu
vi sinh vật; lựa chọn được phương pháp phù hợp để nghiên cứu vi sinh vật.
- Tiến hành cấy giống vi sinh vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả đã nghiên cứu
được.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung:
GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các bước
như SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch
nghiêng
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Cấy giống từ môi trường lỏng
- Chuẩn bị: GV phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hoá sang ống thạch nghiêng
chất theo yêu cầu trong SGK. Phương pháp này tiến hành tương tự
- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn cho HS tiến hành thí như phương pháp cấy giống từ môi
nghiệm theo từng bước. Ở mỗi bước, GV có thể đặt một số câu trường lỏng sang ống nghiệm chứa
hỏi để HS hiểu rõ được quy trình đang làm: môi trường lỏng
Lưu ý: ở bước 3: Cấy giống vi
+ Môi trường thạch nghiêng là gì? Gồm có những thành phần
khuẩn vào môi trường lỏng mới:
nào?
Trên bề mặt thạch nghiêng đặt nhẹ
+ Khi thao tác cấy giống trên môi trường thạch nghiêng cần lưu ý
đầu que cấy từ đáy ống nghiệm, cấy
điều gì?
theo hình chữ chỉ lên đến đầu trên
- Quan sát kết quả: HS quan sát và mô tả mẫu vi sinh vật đã cấy
ống nghiệm.
được; chụp hình lại mẫu đã cấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tiến hành quan sát các kì phân bào ở tế bào động vật
theo hướng dẫn của GV
- Chụp lại hình ảnh các kì đã quan sát được
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm chiếu lại hình ảnh các kì đã quan sát được
- Đại diện nhóm nêu rõ tế bào đang ở kì nào của nguyên phân,
giảm phân I hay giảm phân II
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS, chuẩn kiến
thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 4: Kĩ thuật cấy trang
a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ các nguồn tài liệu liên quan đến phương pháp nghiên cứu vi
sinh vật.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến các phương pháp nghiên cứu
vi sinh vật; lựa chọn được phương pháp phù hợp để nghiên cứu vi sinh vật.
- Tiến hành cấy giống vi sinh vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả đã nghiên cứu
được.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung:
GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các bước
như SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm kĩ thuật cấy trang
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Kĩ thuật cấy trang


- Chuẩn bị: GV phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hoá Kĩ thuật cấy trang là kĩ thuật chuyển
chất theo yêu cầu trong SGK. 0,1 mL dịch canh khuẩn lên trên bề
 GV hướng dẫn HS cách sử dụng micropiprtte mặt môi trường thạch trong đĩa petri

 Bước 1: Chọn đúng pipet phù hợp ᴠới phạm ᴠi thể tích ᴠà gắn bằng micropipette
Bước 1. Vô trùng thanh gạt (que lấy
đúng tip.
trang)
 Bước 2: Cài đặt thể tích được hút.
Bước 2. Lấy vi sinh vật trong dịch
 Bước 3: Thực hành đẩу piѕton để tìm hai nấc “dừng”.
 Bước 4: Đẩу piѕton ᴠào nấc dừng đầu tiên, ѕau đó đặt đầu tip mẫu bằng micropipette
Bước 3. Ủ vi sinh vật
của pipet ᴠào để hút dung dịch.
 Bước 5: Đặt pipet ᴠào tube ᴠà đẩу piѕton hoàn toàn đến nấc
dừng thứ hai.
 Bước 6: Đẩу đầu tip để bỏ đi bằng cách ѕử dụng nút đẩу phía
ѕau micropipet.
- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn cho HS tiến hành thí
nghiệm theo từng bước. Ở mỗi bước, GV có thể đặt một số câu
hỏi để HS hiểu rõ được quy trình đang làm:
+ Kĩ thuật cấy trang là gì?
+ Que cấy trang có vai trò gì trong kĩ thuật này?
+ Trong quá trình thực hiện kĩ thuật cấy trang, chúng ta cần lưu ý
điều gì? Tại sao?
- Quan sát kết quả: HS quan sát và mô tả mẫu vi sinh vật đã cấy
được; chụp hình lại mẫu đã cấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tiến hành quan sát mẫu sinh vật cấy bằng kĩ thuật cấy
trang
- Chụp lại hình ảnh mẫu đã cấy
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm chiếu lại hình ảnh mẫu đã cấy
- Đại diện nhóm mô tả mẫu sinh vật đã cấy được
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS, chuẩn kiến
thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 5: Cấy giống từ môi trường lỏng bằng micropipette đầu rời
a. Mục tiêu:
- Thu thập được dữ liệu từ các nguồn tài liệu liên quan đến phương pháp nghiên cứu vi
sinh vật.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình
thực hành.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến các phương pháp nghiên cứu
vi sinh vật; lựa chọn được phương pháp phù hợp để nghiên cứu vi sinh vật.
- Tiến hành cấy giống vi sinh vật đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả đã nghiên cứu
được.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung:
GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các bước
như SGK
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm cấy giống từ môi trường lỏng bằng
micropipette đầu rời
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 5. Cấy giống từ môi trường lỏng bằng
- Chuẩn bị: GV phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và micropipette đầu rời
hoá chất theo yêu cầu trong SGK. Ưu điểm:
- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn cho HS tiến hành thí Micropipette đầu rời cho phép thao tác
nghiệm theo từng bước. Ở mỗi bước, GV có thể đặt một số chính xác với những dung tích nhỏ và
câu hỏi để HS hiểu rõ được quy trình đang làm: tiện dụng khi thao tác trong môi trường
vô trùng.
+ Việc cấy giống bằng micropipette có gì khác so với dùng
Yêu cầu kĩ thuật:
que cấy thông thường?
• Khi sử dụng micropipette đầu rời để
+ Để đảm bảo kết quả tối ưu cho nuôi cấy vi sinh vật, ta cần
cấy chuyển dịch giống thì cần phải tiến
tuân thủ những nguyên tắc gì?
hành trong không gian vô trùng của
- Quan sát kết quả: HS quan sát và mô tả mẫu vi sinh vật đã
ngọn lửa đèn Còn trong tủ cấy.
cấy được; chụp hình lại mẫu đã cấy.
• Mỗi micropipette đầu rời đều có giới
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập hạn dung tích thao tác cho phép nhất
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm cấy giống từ môi trường định nên cần chọn micropipette đầu rời
lỏng bằng micropipette thích hợp cho phạm vi thao tác.
- Quan sát và chụp lại hình ảnh mẫu đã cấy • Mỗi micropipette đầu rời có hai nấc:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Nấc 1 sử dụng khi hút dung dịch; nấc 2
(vượt quá nấc 1) dùng để bơm dung dịch
- Các nhóm chiếu lại hình ảnh mẫu đã cấy
ra đầu típ
- Đại diện nhóm mô tả mẫu sinh vật đã cấy được
Thao tác cấy vi khuẩn:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 Bước 1: Chuẩn bị micropipette.
- GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS, chuẩn  Bước 2: Lấy vi khuẩn trong dịch mẫu
kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.  Bước 3: Cấy vi khuẩn vào dịch mới
Nguyên tắc đảm bảo kết quả tối ưu cho
nuôi cấy vi sinh vật:
 Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của
mỗi loài vi khuẩn và duy trì ổn định
nhiệt độ này.
 Độ ẩm tối ưu trong quá trình nuôi ủ
và cần đảm bảo đủ lượng nước duy trì
độ ẩm.
 Khí oxygen cần thiết đối với vi sinh
vật hiếu khí nên môi trường nuôi cấy
cần có độ dày vừa phải để oxygen
không khí có thể thấm vào.

Hoạt động 6: Báo cáo kết quả thực hành


a. Mục tiêu:
- Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành tìm hiểu về một số
phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài
thực hành.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện báo cáo kết quả thực hành theo mẫu SGK.
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Báo cáo kết quả thực hành
- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo (SGK tr.113) Báo cáo thực hành của các nhóm theo
và tiến thành viết báo cáo thực hành. nội dung GV hướng dẫn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- Các nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo thực hành.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV thu lại báo cáo thực hành của các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các nhóm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về một số phương pháp nghiên cứu vi sinh
vật
b. Nội dung:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm để ôn tập kiến thức
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi, đưa ra phương án đúng cho các câu hỏi
trắc nghiệm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm
Câu 1. Vai trò của tăm bông vô trùng trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?
A. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.
B. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.
C. Dùng để cấy giống từ môi trường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn.
D. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc
lỏng.
Câu 2. Vai trò của pipette (ống hút thuỷ tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?
A. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc
lỏng.
B. Dùng cấy vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.
C. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.
D. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.
Câu 3. Hình 23,1 mô tả kĩ thuật nào trong nghiên cứu vi sinh vật?
A. Cấy ria.
B. Cấy mô.
C. Cấy trang.
D. Chuyển giống.

Câu 4. Hình 23.2 mô tả kĩ thuật nào trong nghiên cứu vi sinh vật?
A. Cấy ria.
B. Lấy giống.
C. Dàn trải vi sinh vật.
D. Vô trùng que cấy.

Câu 5. “Nhúng đầu thanh gạt vào Cồn, hơ qua ngọn lửa để khử trùng. Để đầu thanh
gạt nguội trong không gian vô trùng của ngọn lửa. Mở đĩa petri, đặt nhẹ nhàng thanh
gạt lên bề mặt thạch của địa petri. Dùng đầu thanh gạt trải đều dịch vi khuẩn lên bề
mặt thạch. Trong khi thực hiện, xoay đĩa một vài lần, mỗi lần khoảng nửa chu vi đĩa
để tạo điều kiện cho thanh gạt trải dịch vi khuẩn đều khắp bề mặt môi trường” Đây
là kĩ thuật nào trong các lựa chọn sau?
A. Lấy giống. B. Cấy trang.
C. Cấy ria. D. Khử trùng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức đã học, suy nghĩ để đưa ra phương án chính xác cho các câu
hỏi trắc nghiệm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
* Gợi ý:

Câu 1C Câu 2A Câu 3C Câu 4D Câu 5B

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt
động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
GV giao bài tập để HS thực hiện ngoài giờ học
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học
1. Vì sao khi nghiên cứu vi sinh vật, người ta cần phải phân lập vi sinh vật?
2. Khuẩn lạc là gì? Để nhận biết loại vi sinh vật, người ta thường dựa vào các đặc
điểm nào của khuẩn lạc?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tìm hiểu những thông tin liên quan đến câu hỏi của GV
ngoài giờ học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.
* Gợi ý:
1. Phân lập là khâu quan trọng trọng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật. Mục đích
của phân lập là tách riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu tạo thành các clon thuần
khiết để khảo sát và định loại.
2. Khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên bề mặt môi trường rắn đã tạo ra những
tập hợp vi sinh vật, đó là các khuẩn lạc.
Để nhận biết loại vi sinh vật, người ta thường dựa vào các đặc điểm:
- Hình thái của các khuẩn lạc mang tính đặc trưng của từng loài vi khuẩn.
- Việc mô tả chính xác các khuẩn lạc đã tách rời về hình dạng, độ cao bờ và rìa,... góp
phần rất quan trọng trong việc định danh vi khuẩn.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Hoàn thành bài tập GV giao
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 24. Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 24: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
- Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh
vật.
+ Phân tích được vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự
nhiên.
 Tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện đuọc sản phẩm học tập tìm hiểu về vai tò của
vi sinh vật đối với tự nhiên và đời sống con người.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng kiến thức đã học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật để
giải thích được cơ sở của việc ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn.
+ Đề xuất được một số biện pháp ứng dụng vi sinh vật để giải quyết một số vấn
đề thực tiễn như xử lí ô nhiễm môi trường, sản xuất các chế phẩm sinh học.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Luôn chủ động và tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc
của bản thân khi học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
 Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân khi học
về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình tổng
hợp và phân giải ở vi sinh vật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Sơ đồ quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật. Hình ảnh một số sản phẩm ứng
dụng quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
- Câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.
- Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, từ những hiểu biết thực tế để tìm hiểu
kiến thức mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học đưa ra và dự đoán
câu trả lời
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học: Một con bò nặng 500kg chỉ
sản xuất thêm mỗi ngày 0,5kg protein; 500 kg cây đậu nành mỗi ngày tổng hợp được
40kg protein nhưng 500kg nấm men có thể mỗi ngày tạo thành mỗi ngày 50 tấn protein.
Sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên có thể giải thích như
thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra dự đoán về câu trả
lời.
- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Gợi ý: Sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên có thể giải thích
là do tỉ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích tế bào của 500kg: nấm men>cây đậu nành>
con bò.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Để biết được
sự khác nhau về sinh khối được tạo ra từ các loài sinh vật trên có thể giải thích như
thế nào, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 24. Quá trình tổng hợp và
phân giải ở vi sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật.
a. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và tìm hiểu mục I, II SGK để
tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và
gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quá trình tổng hợp và phân giải các chất
ở vi sinh vật.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I, II. Quá trình tổng hợp và

- GV tổ chức cho HS thảo luận nội dung theo phân giải ở vi sinh vật
2 vòng. - HS thảo luận nhóm theo yêu cầu
của GV và hoàn thành phiếu học
*Vòng 1: Nhóm chuyên gia.
tập (file đính kèm phía dưới hoạt
(Nhóm chuyên gia thảo luận rồi hoàn thành
động).
phiếu học tập – đính kèm phía dưới hoạt động)
- Nhóm mảnh ghép trả lời các câu
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực
thảo luận:
hiện các nhiệm vụ độc lập:
C1: Quá trình tổng hợp chất hữu
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và cơ có bản chất là quá trình đồng
phân giải carbohydrate. hóa, là quá trình tổng hợp các
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và chất phức tạp từ các chất đơn
phân giải protein. giản, đồng thời tích lũy năng
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và lượng.
phân giải lipid.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và C2. Một số loại polysaccharide
phân giải nucleic acid. mà sinh vật tiết vào môi trường
Các nhóm làm việc trong vòng 5 phút. Sau khi được gọi là gôm. Gôm có vai trò
tìm hiểu, thống nhất ý kiến mỗi thành viên phải bảo vệ vi sinh vật khỏi bị khô,
trình bày trước nhóm của mình một lượt, như ngăn cản sự tiếp xúc với viruts,
là chuyên gia. đồng thời là nguồn dự trưc

*Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép. Carbon và năng lượng. Gôm


được dùng trong công nghiệp để
Mỗi nhóm mảnh ghép được thành lập ít nhất
sản xuất kem phủ bề mặt bánh hay
từ một thành viên nhóm chuyên gia.
làm chất phụ gia trong công
Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho
nghiệp khai thác dầu hỏa. Trong
cả nhóm kết quả tìm hiẻu ở nhóm chuyên gia.
y học, gôm được dùng làm chất
Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung:
thay huyết tương và trong sinh
Trả lời tất cả các câu hỏi thảo luận trong SGK.
hóa học dùng làm chất tách chiết
Câu 1: Hãy cho biết các đặc điểm chung của enzyme.
quá trình tổng hợp chất hữu cơ.
C3.
Câu 2. Tìm thông tin liên quan tới gôm sinh
- Sinh khối (hoặc protein đơn
học và cho biết vai trò của gôm sinh học trong
bào): Tảo xoắn Spirulina (thuộc
đời sống con người.
Cyanobacteria) là nguồn thực
Câu 3. Tìm thông tin liên quan về một số loại
phẩm chức năng (ở dạng bột hoặc
chế phẩm sinh học từ vi sinh vật.
dạng bánh quy), tảo Chlorella
Quan sát hình 24.3, 24.4, 24.5 và cho biết:
được dùng làm nguồn protein và
Câu 4. Các chất hữu cơ đa phân tử được phân
vitamin bổ sung vào kem, sữa
giải như thế nào? Ứng dụng của các quá trình
chua, bánh mì.
này trong đời sống là gì ?
- Amino acid bổ sung vào thực
Câu 5. Cho biết đặc điểm chung của các quá
phẩm như chủng vi huẩn đột biến
trình phân giải chất hữu chất hữu cơ.
Corynebacterium glutamicum đã
LT1. Trình bày tóm tắt bằng sơ đồ hệ thống được sử dụng trong công nghiệp
các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đa phân để sản xuất các amino acid như
tử của vi sinh vật? glutamic acid, lysine, valine,

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập phenylalanine… Ngoài ra một


amino acid được dùng làm gia vị
- HS nghiên cứu thông tin SGK, làm việc
để tăng độ ngon ngọt của các món
nhóm theo yêu cầu của GV.
ăn đó là glutamic acid (ở dạng
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
natri glutamiate - mì chính)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
C4.
luận
- Các chất hữu cơ đa phân tử
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày
được phân giải nhờ các enzyme
tóm tắt các ý kiến chung của nhóm.
phá vỡ liên kết giữa các thành
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung phần cấu tạo để tạo thành các
ý kiến (nếu có). chất đơn giản.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm - Ứng dụng:
vụ học tập + Lên men lactic đồng hình tạo ra
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. sữa chua.
- GV khái quát nội dung bằng 2 sơ đồ về quá + Lên men rượu tạo thành các
trình phân giải và tổng hợp ở vi sinh vật rồi sản phẩm có chứa cồn.
chuyển sang nội dung tiếp theo + Quá trình phân giải protein tạo
ra các amino acid là nhờ enzyme
protease là do vi sinh vật tiết ra
và được ứng dụng trong sản xuất
nước mắm, nước tương.
C5. Quá trình phân giải chất hữu
cơ có bản chất là quá trình dị hóa,
là quá trình phân giải các chất
phức tạp thành các chất đơn giản
và giải phóng năng lượng.
- GV khái quát nội dung trọng tâm
bằng 2 sơ đồ.

LT1.
Tóm tắt bằng sơ đồ hệ thống các
quá trình tổng hợp các chất hữu
cơ đa phân tử của vi sinh vật:

Phiếu học tập tham khảo.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải carbohydrate.

a. Quá trình tổng hợp carbohydrate.

- Ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glycogen cần hợp chất mở đầu là ADP – glucose.
- Các phân tử polysaccharide được tạo ra nhờ sự liên kết các phân tử glucose bằng liên kết
glycosidic:
[ ] +[ADP – glucose] → [ ] + ADP.
- Một số vi sinh vật còn tổng hợp chitin và cellulose.
b. Quá trình phân giải carbohydrate.

- Quá tình này xảy ra ở bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ các enzyme phân giải polysaccharidedo
chúng tiết ra. Sản phẩm được tạo ra là đường đơn (điển hình là glucose). Đường đơn được vi
sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.

Polysaccharidedo đường đơn


+ Lên men: có 2 hình thức là lên men rượu và lên men lactic.

+ Rượu, nước trái cây lên men… là sản phẩm của quá trình lên men rượu.
+ Trái cây chín bị hư một phần là do quá trình lên men rượu tự nhiên.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải protein.

a. Quá trình tổng hợp protein.

- Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các loại amino acid và tổng hợp các protein khi liên kết
các amino acid với nhau bằng liên kết peptide.
( ) →Protein
- Hầu hết các enzyme từ từ thực vật hoặc động vật đều có thể sản xuất từ vi sinh vật như amylase,
protease…
- Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào): Tảo xoắn Spirulina (thuộc Cyanobacteria) là nguồn
thực phẩm chức năng (ở dạng bột hoặc dạng bánh quy), tảo Chlorella được dùng làm nguồn
protein và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì.
- Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm như chủng vi huẩn đột biến Corynebacterium
glutamicum đã được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các amino acid như glutamic acid,
lysine, valine, phenylalanine…
- Ngoài ra một amino acid được dùng làm gia vị để tăng độ ngon ngọt của các món ăn đó là
glutamic acid (ở dạng natri glutamiate - mì chính)
b. Quá trình phân giải protein.

- Enzyme protease là do vi sinh vật tiết ra.


- Quá trình này được ứng dụng trong sản xuát nước mắm, nước tương

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải lipid.

a. Quá trình tổng hợp lipid.

- Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết glycero và các acid béo.
- Glycero là dẫn xuất từ dihydroaceton – P (trong đường phân).
- Các acid béo được được tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục với nhau của các phân tử Acetyl –
CoA
b. Quá trình phân giải lipid.
- Triglyceride kết hợp với nước tạo thành glycerol và acid béo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải nucleic acid.

a. Quá trình tổng hợp nucleic acid.

- Các phân tử nucleic acid đuọc tạo ra nhờ sự liên kết của các nucleotide.
- Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần: notrogenous base, đường 5 carbon,
phosphoric acid tạo đơn phân nucleotid rồi liên kết các nucleotid tạo nên phân tử nucleic acid
hoàn chỉnh.
b. Quá trình phân giải nucleic acid.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của vi sinh vật


a. Mục tiêu:
- Thực hiện được sản phẩm học tập tìm hiểu về vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên
và đời sống con người.
b. Nội dung:
GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với sơ đồ tư duy để hướng dẫn và gợi ý
HS thảo luận, trình bày nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS tìm hiểu về vai trò của vi sinh vật đối
với tự nhiên và đời sống con người.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Vai trò của vi sinh vật

- GV chia lớp thành 4 nhóm: - HS các nhóm thảo luận để


hoàn thành sơ đồ tư duy (tham
+ Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu về vai trò của vi sinh
khảo file định kèm phía dưới).
vật đối với môi trường.
=> Kiến thức trọng tâm:
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về vai trò của vi sinh vật
Vi sinh vật có vai trò quan trọng
đối với đời sống con người.
đối với tự nhiên và đời sống con
- Sau đó, GV yêu cầu các nhóm tóm tắt và trình
người:
bày nội dung dưới dạng sơ đồ tư duy.
+ Đối với tự nhiên: Vi sinh vật
- GV yêu cầu HS trả lời câu luyện tập 2 trong tham gia vào quá trình chuyển
SGK: Lập bảng trình bày điểm chung và riêng hóa vật chất trong tự nhiên, làm
của các quá trình phân giải ở vi sinh vật. sạch môi trường, cải thiện chất
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập lượng đất.
- Thành viên các nhóm đọc thông tin SGK, suy + Đối với con người: Dựa vào
nghĩ thống nhất cách trình bày sơ đồ tư duy. quá tình phân giải và tổng hợp
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. các chất của vi sinh vật mà

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo chúng được ứng dụng vào nhiều

luận lĩnh vực khác nhau như trồng


trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế
- GV chọn nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh
biến thực phẩm, y học…
nhất lên bảng trình bày.
Trả lời:
- Các nhóm còn lại lắng nghe, theo dõi, nhận xét,
LT2. HS tham khảo file đính
bổ sung ý kiến (nếu có).
kèm phía dưới hoạt động
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và
chuẩn kiến thức.
- GV rút ra kiến thức trọng tâm và chuyển sang
nội dung tiếp theo.
LT2. Lập bảng trình bày điểm chung và riêng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật:

Carbohydrate Lipid Protein Nucleic acid

Đặc Khi tiếp xúc với các chất có phân tử lớn (như nucleic acid, protein, tinh bột và lipid…)
điểm không thể được vận chuyển qua màng sinh chất, vi sinh vật phải tiết vào môi trường
chung các enzyme để thủy phân các cơ chất trên thành các chất đươn giản hơn.

Đặc Amilase phân giải tinh bột Lipase phân giải Protease phân Nuclease
điểm thành maltose, cellulase lipid thành giải protein phân giải
riêng thành glucose, chitinase phân glycerol và các thành các amino DNA và RNA
giải chitin thành N- acetyl acid béo. acid thành các
glucozamine nucleotide

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về quá trình tổng hợp và phân
giải ở vi sinh vật bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu HS lựa chọn đáp án đúng.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS đưa ra đáp án.
Câu 1: Đồng hóa ở vi sinh vật là quá trình:
A. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
B. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng
C. Phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng
D. Tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
Câu 2: Ở vi sinh vật, lipit được tạo nên do sự kết hợp giữa các chất nào sau đây?
A. Glixerol và axit amin
B. Glixerol và axit béo
C. Glixerol và axit nucleic
D. Axit amin và glucozo
Câu 3: Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong
xác thực vật nên con người có thể
A. Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
B. Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường
C. Phân giải polisaccarit và protein
D. Cả A, B
Câu 4: Dị hóa ở vi sinh vật là quá trình:
A. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
B. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng
C. Phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng
D. Tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hô hấp là một hình thức hóa dị dương các hợp chất cacbonhidrat
B. Tất cả các loài thực vật đều hô hấp hiếu khí
C. Hô hấp hiếu khí là một quá trình oxi hóa các phân tử chất hữu cơ mà chất nhận
electron cuối cùng là chất hữu cơ
D. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là CO2 và H2O
Câu 6: Ý nào sau đây là đúng?
A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa
B. Dị hóa cung cấp nguyên liệu cho đồng hóa
C. Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau
D. Đồng hóa cung cấp năng lượng
Câu 7: Ý nào sau đây là sai về quá trình phân giải protein?
A. Quá trình phân giải protein phức tạp thành các axit amin được thực hiện nhờ tác
dụng của enzim proteaza
B. Khi môi trường thiếu nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin, do đó có hiện
tượng khí amoniac bay ra
C. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nito, vi sinh vật có thể khử amin của axit amin,
do đó có hiện tượng khí amoniac bay ra
D. Nhờ có tác dụng của proteaza của vi sinh vật mà protein của đậu tương được phân
giải thành các axit amin
Câu 8: Muối chua rau, thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây xảy ra?
A. Phân giải xenlulozo, lên men lactic
B. Phân giải protein, xenlulozo
C. Lên men lactic và lên men etilic
D. Lên men lactic
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu trả lời, suy nghĩ và lựa chọn đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS giơ tay phát biểu.
* Đáp án
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B B D A C A B D

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đối chiếu đáp án đúng và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh
vật để giải thích một số kiến thức mở rộng hoặc hiện tượng trong thực tiễn. Phát triển
năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời bài tập vận dụng và câu
hỏi bài tập 1,2 trang 118 SGK.
c. Sản phẩm học tập: HS giải thích được các hiện tượng liên quan đến truyền thông
tin đến các tế bào
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu câu hỏi bài tập, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời .
Vận dụng: Hãy thiết kế một sản phẩm học tập trình bày về vai trò của vi sinh vật đối
với tự nhiên và đời sống con người?
1. (SGK – tr118).
Nêu một số ví dụ thực tiễn về quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
2. (SGK – tr118)
Trình bày vai trò của vi sinh vật trong đời sống con người và trong tự nhiên thông qua
các hoạt động tổng hợp và phân giải các chất ( carbonhydrat, protein,lipid).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện HS trình bày câu trả lời trước lớp
* Gợi ý:
Vận dụng:
Thiết kế một sản phẩm học tập trình bày về vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên và
đời sống con người: cần trình bày được các nội dung:
+ Nguyên vật liệu (nêu rõ vật liệu nào mô tả cho thành phần nào)
+ Các bước thực hiện
+ Nội dung sản phẩm.
1. (SGK – tr118).
- Nấm men có thể tổng hợp protein, vi khuẩn lam tạo sinh khối polisaccharide.
- Nhiều vi sinh vật tiết vào môi trường một số loại polisaccharide gọi là gôm, gôm có
vai trò bảo vệ vi sinh vật.
- Vi sinh vật tiết enzyme ngoại bào như: amylase (thủy phân tinh bột), protease (thủy
phân protein), cellulase (thủy phân cellulose), lipase (thủy phân lipid).
2. (SGK – tr118)
- Lên men rượu trong ủ rượu, lên men làm bánh mì,.…
- Lên men chua trong làm sữa chua, muối dưa cà…
- Lên men protein trong làm mắm, tương hay phomat…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về quá trình tổng hợp và phan giải ở vi sinh vật.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Chuẩn bị trước bài 25. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 25: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT


(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật. Trình bày được đặc điểm các pha
sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh
vật gây bệnh và tác hại của việc làm dụng kháng sinh trong chữa bệnh cho con
người và động vật.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
+ Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
+ Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân
thực.
+ Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt
vi sinh vật gây bệnh.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Đề xuất được các biện pháp diệt khuẩn trong gia đình và trường học.
+ Giải thích đuọc tác hại của việc làm dụng kháng sinh trong chữa bệnh cho con
người và động vật.
+ Đề xuất được các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí cho bản thân và
gia đình.
- Năng lực chung:

 Giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện nhiệm vụ trong nhóm khi tìm hiểu về
sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và phân tích được các giải pháp bảo vệ sức
khỏe cho con người liên quan đến vi sinh vật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp có ý thức diệt khuẩn,
giữ gìn vệ sinh ở nhà và ở trường, sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh/video về quá trình phân đôi của vi khuẩn, sinh trưởng của thực vật, động
vật.
- Phóng to các hình ảnh trong bài 25 SGK.
- Các phiếu học tập, bảng tiêu chí đánh giá.
- Câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.
- Tìm hiểu các tranh ảnh, thông tin về sinh sản của vi sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng của vi sinh vật, các phương pháp diệt khuẩn trong trường học và gia
đình.
- Tìm hiểu thuốc kháng sinh và biện pháp dùng thuốc kháng sinh hợp lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, từ những hiểu biết thực tế để tìm hiểu
kiến thức mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học đưa ra và dự đoán
câu trả lời
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát những thông tin trên nắp hộp sữa chua.

- GV yêu cầu HS :
+ Đọc thông tin về cách bảo quản sữa chua trên vật thật hoặc hình minh họa.
+ Quan sát một số cách bảo quản sữa chua như: để trong ngăn mát tủ lạnh, trong tủ
đông, trên kệ ở nhiệt độ thường và cho biết cách bảo quản nào đúng.
+ Quan sát hình ảnh hộp sữa chua bị phồng nắp và trả lời câu hỏi: Vì sao nắp hộp sữa
chua bị phồng lên? Vì sao không nên sử dụng những hợp sữa chua đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra dự đoán về câu trả
lời.
- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Gợi ý:
+ Trong các cách bảo quản sữa chua được nêu ở trên thì cách bảo quản để trong ngăn
mát tủ lạnh là đúng nhất.
+ Nắp hộp sữa chua bị phồng lên là vì: do một số lí do nào đó mà hộp sữa chua đã bị
vi khuẩn có hại xâm nhập, chúng hoạt động và làm biến chất hộp sữa chua.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Để biết được
lí do vì sao nắp hộp sữa chua bị phồng lên, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay
– Bài 25. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và tổ chức thảo luận theo nhóm cặp đôi
để tổ chức cho HS tìm hiểu khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật.
- GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi 1 và 2 trang 119 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DDỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm sinh trưởng ở vi

- GV cho HS quan sát hình 25.2 và trả lời câu sinh vật
hỏi 1 trang 119, SGK: Hãy nhận xét số lượng Trả lời:
tế bào vi khuẩn E. coli sau mỗi lần phân chia. CH1 - tr 119 SGK.
Từ đó hãy cho biết khái niệm sinh trưởng ở vi - Khi nuôi cấy vi khuẩn Ecoli ở
sinh vật? môi trường nước thịt ở nhiệt độ
37 :
+ Cứ sau 20 phút thì tế bào vi
khuẩn phân chia một lần.
+ Tăng gấp đôi sau mỗi lần phân
chia.
Thế 0 1 2 … n
hệ
- GV đặt câu hỏi: Trong khái niệm trên có nhắc Số 1 2 4 .. Nn

đến sự gia tăng cá thể. Vậy theo em, mỗi cá thể lượ (2 ) (2 ) (2 ) (2 )
ng
có gia tăng về kích thước và khối lượng
tế
không?
bào
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 trang 119, → Khái niệm sinh trưởng ở vi
SGK: Vì sao nói sinh trưởng ở vi sinh vật là sinh vật: Sinh trưởng ở vi sinh vật
sinh trưởng của quần thể? là sự gia tăng số lượng cá thể của
- GV cho HS xem hình ảnh về sự sinh trưởng quần thể vi sinh vật.
ở sinh vật đa bào, cụ thể là ở chó, yêu cầu HS Trả lời:
trả lời câu hỏi luyện tập trang 119 SGK: Hãy + Từ khi sinh ra cho đến trước khi
so sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật bước vào phân chia, vi khuẩn có
với sự sinh trưởng của sinh vật đa bào. sự gia tăng về kích thước và khối
lượng.
CH2 trang 119, SGK.
Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ
nên rất khó để nhận ra sự thay đổi
về kích thước và khối lượng. Do
đó, sinh trưởng ở vi sinh vật cần
được xem xét trên phạm vi quần
thể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Luyện tập trang 119, SGK.
- HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời các yêu
Tham khảo file đính kèm phía
cầu của GV.
dưới hoạt động.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- Sau mỗi câu hỏi, GV mời 1 HS trình bày câu
trả lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
- GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội
dung tiếp theo

Bảng tham khảo: So sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng
của sinh vật đa bào.

Quá trình sinh Của vi sinh vật Của sinh vật đa bào
trưởng

Bản chất Do quá trình phân bào làm gia tăng số lượng tế bào
Biểu hiện Sự gia tăng số lượng tế bào của quần Sự gia tăng kích thước và khối lượng
thể vi sinh vật của cơ thể, do sự gia tăng số lượng tế
bào.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
- Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm khi tìm hiểu về sinh trưởng,
sinh sản của vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, thảo luận, trình bày nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS tìm hiểu về vai trò của vi sinh vật đối
với tự nhiên và đời sống con người.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Vai trò của vi sinh vật

- GV đặt vấn đề: Sự sinh trưởng của quần thể vi Trả lời:
khuẩn phụ thuộc vào quá trình nuôi cấy. - Có 2 hình thức nuôi cấy vi
khuẩn: nuôi cấy không liên tục
Câu hỏi: Em hãy trình bày những hình thức nuôi
và nuôi cấy liên tục.
cấy vi khuẩn?
+ Nuôi cấy không liên tục: là
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi trả lời câu
quá trình nuôi cấy không được
hỏi 3 và 4 trang 120 SGK:
bổ sung chất dinh dưỡng và
CH3. Đọc thông tin trên và quan sát hình 25.3,
không lấy đi các sản phẩm của
hãy trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của
quá trình nuôi cấy
quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục.
+ Nuôi cấy liên tục: là quá trình
nuôi cấy thường xuyên bổ sung
chất dinh dưỡng đồng thời lấy đi
một lượng dịch nuôi cấy tương
ứng.
CH3. Trình bày đặc điểm các
pha sinh trưởng của quần thể vi
khuẩn trong nuôi cấy không liên

CH4. Hãy vẽ và giải thích đường cong sinh tục ở bảng đính kèm phía dưới
trưởng trong nuôi cấy liên tục. hoạt động.
CH4.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Vẽ hình: như dưới
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV yêu cầu.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - Giải thích: Trong nuôi cấy liên
- Các HS còn lại lắng nghe, theo dõi, nhận xét, tục, quần thể vi khuẩn không xảy
bổ sung ý kiến (nếu có). ra pha suy vong vì chất dinh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ dưỡng được cung cấp liên tục và
học tập đồng thời lấy đi các sản phẩm

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và nuôi cấy.

chuẩn kiến thức. => Kiến thức trọng tâm:


+ Trong môi trường nuôi cấy
- GV rút ra kiến thức trọng tâm và chuyển sang
không liên tục, quần thể vi sinh
nội dung tiếp theo.
vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm
phát, lũy thừa, cân bằng và suy
vong.
+ Trong môi trường nuôi cấy
liên tục, quần thể vi sinh vật
sinh trưởng theo 4 pha: tiềm
phát, lũy thừa, cân bằng.

Trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy
không liên tục

Các pha Số lượng tế bào Đặc điểm

Pha tiềm phát Chưa tăng Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống mới.
Tổng hợp enzyme trao đổi chất và các nguyên
liệu chuẩn bị cho phân chia

Pha lũy thừa Tăng theo cấp số nhân Chất dinh dưỡng dồi dào, không gian rộng. Quá
trình trao đổi chất diễn ra mạnh. Tốc độ phân
chia đạt tối đa

Pha cân bằng Đạt cực đại và không đổi Số lượng tế bào sinh ra cân bằng với số lượng tế
theo thời gian bào chết đi

Pha suy vong Giảm dần Chất dinh dưỡng cạn kiệt. Chất độc hại tích lũy
nhiều

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hình thức sinh sản của vi sinh vật.
a. Mục tiêu:
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
- Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm khi tìm hiểu về sinh trưởng,
sinh sản của vi sinh vật.
b. Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho HS tìm hiểu, phân biệt các hình thức
sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và nhân thực.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận nhóm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Một số hình thức sinh sản ở

- GV cho HS làm việc nhóm. vi sinh vật.


*Vòng chuyên gia, HS hoàn
*Vòng 1: Nhóm chuyên gia.
thành bảng đính kèm phía dưới
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản
hoạt động.
của vi sinh vật nhân sơ.
*Vòng mảnh ghép.
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu các hình thức sinh sản
Trả lời:
của vi sinh vật nhân thực.
CH5 - tr 122 SGK.
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 25.4 và Phân biệt các hình thức sinh sản
25.5 để tìm hiểu các hình thức sinh sản của vi của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh
sinh vật. vật nhân thực:
(GV chiếu bảng đính kèm phía dưới hoạt động, - Vi sinh vật nhân sơ:
sau đó yêu cầu HS trình bày ở cột bên phải) + Sinh sản vô tính: Phân đôi bằng
*Vòng 2: Nhóm mảnh ghép. trực phân, tạo bào tử.
- GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm được - Vi sinh vật nhân thực:
thành lập từ 1/2 thành viên từ nhóm 1,2 và 1/2 + Sinh sản vô tính: Nảy chồi bằng
thành viên từ nhóm 3,4. quá trình nguyên phân, tạo bào

+ Mỗi nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi 5,6 tử.
trang 122 SGK. + Sinh sản hữu tính: Tiếp hợp.
CH6 - tr 122 SGK.
CH5: Đọc thông tin trong mục III và quan sát
Trong chu kì của nấm sợi, có sự
Hình 25.4, 25.5 SGK, hãy phân biệt các hình
xen ké thế hệ giữa giai đoạn đơn
thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh
bội và lưỡng bội, giữa sinh sản vô
vật nhân thực.
tính và sinh sản hữu tính.
CH6: Quan sát hình 25.5c, hãy cho biết trong
vòng đời của nấm sợi tồn tại những hình thức
sinh sản nào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời các yêu
cầu của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện nhóm HS trình bày câu trả
lời.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
- GV rút ra nội dung trọng tâm rồi chuyển sang
nội dung tiếp theo

Tìm hiểu các cách thức sinh sản của vi sinh vật

Hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ


Phân tử DNA của tế bào vi khuẩn nhân đôi → Các thành
phần khác cũng nhân đôi → Tế bào kéo dài ra, hình thành
eo thắt và tách thành 2 tế bào con.

Sợi khí sinh mọc dài ra, cuộn lại hình thành vách ngăn tạo
chuỗi các bào tử → Các bào tử tách ra, nảy mầm tạo thành
hệ sợi, đâm sâu vào cơ chất. Các bào tử không được bao
bọc trong túi nên nên được gọi là bào tử trần.

Hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực

Nấm men trưởng thành, mọc chồi ở phía đầu nhỏ, gần
nhân → Nhân di chuyển đến chồi và nhân đôi →Một nhân
chuyển vào trong chồi và hình thành vách ngăn giữa nấm
men mẹ và chồi → Nấm men con chưa tách khỏi nấm men
mẹ tạo thành chuỗi nấm men

Các bào tử tạo ra do kết quả của sinh sản vô tính (nhờ quá
trình nguyên phân). Từ các sợi nấm, mọc ra các cuống
bào tử, các cuống bào tử phân nhánh thành các thể bình,
từ thể bình mọc ra vô số các bào tử đính với nhau như
chuỗi hạt (gọi là bào tử đính). Chúng không được bao bọc
trong túi nên được gọi là bào tử trần.

Là hình thức sinh sản có sự tiếp hợp giữa sợi (-) và sợi
(+), tạo thành bào tử tiếp hợp (hợp tử, 2n). Hai tế bào đơn
bội của sợi (-) và sợi (+) áp sát nhau, hình thành cầu nối
sinh chất, xảy ra sự dung hợp nhân để tạo thành bào tử
tiếp hợp 2n.

Hoạt động 4: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh
vật gây bệnh và tác hại của việc làm dụng kháng sinh trong chữa bệnh cho con người
và động vật.
- Đề xuất được các biện pháp diệt khuẩn ở gia đình và trường học.
- Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trọng nhóm khi tìm hiểu về sinh trưởng
và sinh sản của vi sinh vật.
- Tích cực tham gia vận động bạn bè trong lớp có ý thức diệt khuẩn, giữ gìn vệ sinh ở
nhà và ở trường, sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.
b. Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để tổ chức cho HS tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng của vi sinh vật.
- HS đọc thông tin trong SGK và vẽ sơ đồ tư duy về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh vật.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi
sinh vật.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến

- GV chia lớp thành các nhóm 4-6 HS rồi yêu sinh trưởng ở vi sinh vật
cầu HS trả lời: Trả lời:
Trình bày các yếu tố ảnh hưởng
+ Câu hỏi 7 trang 122 SGK: Hãy trình bày các
đến sinh trưởng của vi sinh vật
yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh
bằng sơ đồ tư duy.
vật.
+ Luyện tập 2,3 trang 122 SGK.
LT2: Hãy kể tên các chất sát khuẩn thường
được dùng trong gia đình và trường học. Xà
phòng có phải chất sát khuẩn không?
LT2:
LT3: Tìm các ví dụ về việc sử dụng các yếu tố
- Các chất sát khuẩn thường được
vật lí để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trong
dùng trong gia đình và trường
bảo quản thức ăn.
học: Cồn iốt, êtanol,
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập formaldehyde 2%, thuốc kháng
- HS làm việc nhóm để vẽ được sơ đồ tư duy sinh, oxy già, thuốc tím…
về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng - Xà phòng không phải chất diệt
của vi sinh vật. khuẩn, chúng chỉ có tác dụng rửa
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. trôi vi khuẩn trên bề mặt da và
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo các đồ vật.
luận LT3. Các ví dụ về việc sử dụng
- GV mời đại diện 1 nhóm HS trình bày câu trả các yếu tố vật lí để tiêu diệt hoặc
lời. ức chế vi sinh vật trong bảo quản

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung thức ăn:
ý kiến (nếu có). - Đun sôi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm - Tạo ph thấp
vụ học tập - Tạo môi trường ưu trương.
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - Phơi nắng.
- GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội - Phơi, sấy khô.
dung tiếp theo

Hoạt động 5: Sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.


a. Mục tiêu:
- Giải thích được tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Đề xuất được các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí cho bản thân và gia đình.
- Phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trọng nhóm khi tìm hiểu về sinh trưởng
và sinh sản của vi sinh vật.
- Đề xuất và phân tích được giải pháp bảo vệ sức khỏe con người liên quan đến vi sinh
vật.
- Tích cực tham gia vận động bạn bè trong lớp có ý thức diệt khuẩn, giữ gìn vệ sinh ở
nhà và ở trường, sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.
b. Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn tổ chức cho HS thảo luận, giải quyết tình huống
giả định và các vấn đề được đề cập trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập V. Ý nghĩa của kháng sinh và

- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết kháng sinh tác hại của việc lạm dụng thuốc
là gì? kháng sinh.
Trả lời:
- Sau đó, yêu cầu HS trả lời câu hỏi 8 trang
- Kháng sinh là: những hợp chất
123, SGK: Hãy nêu ý nghĩa của việc sử dụng
hữu cơ do vi sinh vật (xạ khuẩn,
kháng sinh để ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật
nấm…) tổng hợp có khả năng tiêu
gây bệnh.
diệt hoặc ức chế các vi sinh vật
- GV cho HS thảo luận kiến thức mở rộng: Em
khác.
hãy tìm hiểu và cho biết, cơ chế diệt khuẩn của
CH8. Ý nghĩa của việc sử dụng
kháng sinh?
kháng sinh để ức chế hoặc tiêu
diệt vi sinh vật gây bệnh:
(Gợi ý: Vi khuẩn được bảo vệ bởi gì? Vi khuẩn + Tiêu diệt hoặc ức chế sinh vật
phát triển nhờ đâu? → từ đó đưa ra cơ chế diệt gây bệnh cho con người và động
khuẩn của kháng sinh). vật.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: + Tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật
+ Ý kiến của em như thế nào về tình trạng trên bề mặt các vật thể, phòng
người dân tự ý đi mua thuốc kháng dinh về tránh gây bệnh cho người và động
điều trị bệnh cho người và gia súc ? vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Cơ chế diệt khuẩn của kháng

- HS làm việc nhóm, thảo luận để đưa ra đáp sinh:


án cho các câu hỏi mà GV yêu cầu. + Tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi
khuẩn (vỏ nhầy, vách tế bào).
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
+ Ngăn chặn khả năng sinh sản
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
của vi khuẩn.
luận
+ Ngăn chặn sản xuất protein ở vi
- GV mời đại diện nhóm HS trình bày câu trả
khuẩn.
lời cho các câu hỏi.
- Việc người dân tự ý đi mua
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung thuốc kháng dinh về điều trị bệnh
ý kiến (nếu có). cho người và gia súc sẽ:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm + Gây ra hiện tượng nhờn kháng
vụ học tập sinh và các tác dụng phụ.
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. + Về sau khi cần sử dụng kháng
- GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây
dung tiếp theo. bệnh sẽ không còn tác dụng nữa.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về sinh trưởng và sinh sản ở
vi sinh vật bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
b. Nội dung: GV lần lượt chiếu câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt chiếu các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
Câu 1: Nấm men rượu sinh sản bằng:
A. bào tử trần
B. bào tử hữu tính
C. bào tử vô tính
D. nảy chồi
Câu 2: Nội bào tử có thể giúp vi khuẩn tồn tại ở trạng thái tiềm sinh vì
A. Bào tử có vỏ dày, không chứa canxidipicolinat
B. Bào tử có vỏ dày, chứa canxidipicolinat
C. Bào tử có vỏ mỏng, chứa canxidipicolinat
D. Bào tử có vỏ mỏng nên dễ dàng chuyển khỏi trạng thái tiềm sinh khi nội bào tử gặp
điều kiện thuận lợi trở lại
Câu 3: Hình thức sinh sản nào sau đây thuộc về nấm sợi?
A. Sinh sản bằng bào tử vô tính
B. Sinh sản bằng bào tử hữu tính
C. Sinh sản bằng hình thức phân đôi
D. Sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính
Câu 4: Khi nói về tác dụng của thuốc penicillin đối với vi khuẩn Gram dương, phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Thuốc penicillin phá vỡ thành tế bào vi khuẩn Gram dương nên làm tế bào trương
vỡ trong môi trường nhược trương
B. Thuốc penicillin ức chế sự hình thành tế bào vi khuẩn Gram dương nên vi khuẩn
không thế nhân lên
C. Thuốc penicillin làm protein của tế bào vi khuẩn Gram dương bị biến tính từ đó giết
chết vi khuẩn
D. Thuốc penicillin làm ADN của tế bào vi khuẩn Gram dương bị biến tính không thực
hiện được chức năng từ đó giết chết vi khuẩn
Câu 5: Trong sinh sản của vi sinh vật nhân sơ, sự hình thành vách ngăn diễn ra trong
hình thức sinh sản nào sau đây?
A. Bào tử và nảy chồi
B. Phân đôi
C. Nảy chồi và phân đôi
D. Bào tử
Câu 6: Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì:
A. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp
B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được
C. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được
D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế
Câu 7: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh
hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật
B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật
C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó,
vi sinh vật không phân chia được
D. Cả A, B và C
Câu 8: Nội bào tử của vi khuẩn có đặc điểm nào sau đây?
A. Không có vỏ, nhiều lớp màng, hợp chất canxi dipicolinat
B. Có vỏ, nhiều lớp màng, hợp chất canxi dipicolinat
C. Có nhiều lớp màng, không có vỏ, có canxi dipicolinat
D. Có nhiều lớp màng, không có vỏ và canxi dipicolinat
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm dựa vào kiến thức đã học, thảo luận để lựa chọn đáp án đúng.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS giơ tay phát biểu.
Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án D B D B B D C B

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đối chiếu đáp án và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật để giải
thích một số kiến thức mở rộng hoặc hiện tượng trong thực tiễn. Phát triển năng lực
vận dụng kiến thức, kĩ năng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời câu hỏi vận dụng và bài
tập 1,2,3 trang 123 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu câu hỏi bài tập, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời nhanh trên lớp, rồi về nhà hoàn
thiện vào vở.
Vận dụng: Hãy đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí?
1. Nêu một số ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong đời sống hằng
ngày.
2. Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương.
3. Bạn A bị cảm cúm, mẹ bạn đã lấy thuốc của anh trai cho A uống. Bạn A nhất quyết
không uống và yêu cầu đi khám bác sĩ để lấy thuốc. Theo em, bạn A làm đúng hay sai?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện HS trình bày câu trả lời trước lớp
* Gợi ý:
Vận dụng: Đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí:
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Dùng kháng sinh đúng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
- Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân, bạn bè.
1. Một số ứng dụng của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong đời sống hằng
ngày:
Phương pháp nuôi cấy Ứng dụng trong đời sống hằng ngày.
Nuôi cấy liên tục Nuôi con giấm, sản xuất sinh khối để thu nhận
protein đơn bào, sản xuất các hợp chất có hoạt
tính sinh học (kháng sinh và các chế phẩm sinh
học, hormone…)
Nuôi cấy không liên tục. Làm sữa chua, muối dưa chua, lên men rượu…

2. Em có thể khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp diệt khuẩn tại địa phương
cần xác định các yếu tố sau:
- Thời gian khảo sát.
- Địa điểm khảo sát
- Đối tượng khảo sát
- Nội dung khảo sát
- Phương pháp khảo sát
- Xử lí kết quả khảo sát.

Phương pháp diệt Mục đích sử dụng Mức độ sử dụng Mức độ hiệu quả
khuẩn

1 ….. …. ….
…. …. …. ….

3. Bạn A đã đúng, không nên dùng chung thuốc với anh trai mà cần đi khám bác sĩ để
được thăm khám đúng bệnh, uống đúng loại thuốc và liều lượng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Chuẩn bị trước bài 26. Công nghệ vi sinh vật
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 26: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT


(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.
- Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
- Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng
phát triển của ngành nghề đó.
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật.
Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Nêu được khái niệm công nghệ vi sinh vật.
+ Trình bày được cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật.
+ Kể tên được một số hành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.
+ Phân tích được triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
+ Kể tên một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng
phát triển của ngành nghề đó.
 Tìm hiểu thế giới sống:
+ Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh
vật.
+ Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào đời sống.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Xác định được triển vọng của các ngành nghề liên quan đến công
nghệ vi sinh vật.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các vấn đề liên quan đến các sản
phẩm công nghệ vi sinh vật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người dân sử dụng các sản phẩm công
nghệ vi sinh vật thân thiện với môi trường.
- Chăm chỉ: Tích cực học tập và rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh, video về vai trò của vi sinh vật trong đời sống, các ngành nghề liên quan
đến công nghệ vi sinh vật.
- Các hình ảnh trong bài 26 SGK phóng to.
- Phiếu học tập, bảng tiêu chí đánh giá.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.
- Bút lông, bút màu, thước… để làm poster, tập san.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về công nghệ vi sinh vật.
- Sưu tầm, tìm hiểu các sản phẩm của công nghệ vi sinh vật
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, hứng thú cho HS trong học tập, từ những hiểu biết thực tế
để tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung: GV đưa ra tình huống, yêu cầu HS giải quyết tình huống.
c. Sản phẩm học tập: Cách giải quyết tình huống của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Mỗi năm con người thải vào môi
trường hàng triệu tấn rác thải, thông qua các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng
ngày. Giả sử không có vi sinh vật tham gia phân hủy rác, thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái
Đất của chúng ta?
- GV sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu HS giải quyết tình huống trong thời gian 1
phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2-3 bạn HS đưa ra ý kiến cá nhân về câu trả lời.
Gợi ý:
+ Rác sẽ bị tồn đọng, gây ra ô nhiễm môi trường, không khí, đất, nước.
+ Gây ra mùi hôi thối.
+ Rác chiếm chỗ ở của con người và động thực vật.
+ Không xảy ra chu trình chuyển hóa vật chất, dẫn đến giảm lượng mùn, khoáng chất
cung cấp cho thực vật.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Như vậy
chúng ta thấy được nếu không có vi sinh vật tham gia phân hủy rác thì sẽ ảnh hưởng
rất nghiêm trọng đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Điều đó chứng tỏ vi sinh
vật có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và sự sống trên Trái Đất. Hom nay chúng
ta sẽ đi tìm hiểu vai trò của vi sinh vật, các sản phẩm từ vi sinh vật trong đời sống, thực
hiện dự án tìm hiểu các sản phẩm từ vi sinh vật, các ngành nghề liên quan. Chúng ta
đi vào bài – Bài 26. Công nghệ vi sinh vật.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của vi sinh vật.
a. Mục tiêu:
- Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.
- Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
- Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng
phát triển của ngành nghề đó.
- Đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào đời sống.
- Tích cực tham gia và vận động người dân sử dụng các sản phẩm công nghệ vi sinh
vật thân thiện với môi trường.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp, dạy học trực quan, dạy học theo trạm để hướng
dẫn HS trả lời các câu hỏi thảo luận trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm học tập của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm và cơ sở I. Một số thành tựu hiện đại của
khoa học của công nghệ vi sinh vật công nghệ vi sinh vật.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Khái niệm và cơ sở khoa học
của công nghệ vi sinh vật.
- GV cung cấp kiến thức: Công nghệ vi sinh
C1:
vật là một lĩnh vực quan trọng của công nghệ
Sản phẩm tạo ra từ công nghệ vi
sinh học, sử dụng vi sinh vật hoặc dẫn xuất của
sinh vật có đặc điểm: an toàn,
chúng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời
thân thiện với môi trường, giá
sống của con người.
thành rẻ, hiệu quả lâu dài.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
VD: Phân bón vi sinh có khả năng
+ CH1- trang 124 SGK. Sản phẩm tạo ra từ
ức chế hoặc tiêu diệt các loài vi
công nghệ vi sinh vật có đặc điểm gì? Cho ví
sinh vật gây hại trong đất nhằm
dụ mình họa.
cải thiện đất, tăng năng suất cây
+ Em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc ứng
trồng, không gây ô nhiễm môi
dụng công nghệ vi sinh vật?
trường.
+ CH2. Hãy kể tên một số thành tựu hiện đại
- Cơ sở khoa học của việc ứng
của công nghệ vi sinh vật?
dụng công nghệ vi sinh vật: dựa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập trên các đặc điểm của vi sinh vật
- HS nghiên cứu thông tin SGK, suy nghĩ để như: có kích thước hiển vi, tốc độ
trả lời các câu hỏi mà GV yêu. trao đổi chất với môi trường
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo nhanh, sinh trưởng và sinh sản
luận nhanh, có hình thức dinh dưỡng
- GV mời đại diện HS trả lời sau mỗi câu hỏi. đa dạng; ngoài ra có một số loài
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý vi sinh vật sóng được ở những môi
kiến (nếu có). trường cực đoan.
C2. Một số thành tựu hiện đại của
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
công nghệ vi sinh vật:
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. + Sử dụng chế phẩm vi sinh vật
- GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội để sản xuất các loại phân bón vi
dung tiếp theo. sinh.
+ Sử dụng chế phẩm vi khuẩn có
khả năng tiết ra chất độc diệt sâu
hoặc nấm kí sinh trên côn trùng
để sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh.
+ Sử dụng các vi sinh vật có khả
năng sản xuất sinh khối nhanh để
tạo ra các nguyên liệu trong công
nghiệp và đời sống.
+ Sử dụng công nghệ vi sinh vật
để sản xuất thuốc kháng sinh
chữa bệnh cho người và động vật.
+ Sử dụng công nghệ vi sinh vật
để xử lí rác thải hữu cơ giúp bảo
vệ môi trường đồng thời làm phân
bón cho cây trồng.
2. Một số thành tựu hiện đại của
công nghệ vi sinh vật
- HS làm việc nhóm và hoàn

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu một số thành tựu hiện thành phiếu học tập (đính kèm
đại của công nghệ vi sinh vật. phía dưới hoạt động)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập LT1. Các sản phẩm từ công nghệ
vi sinh vật được sử dụng trong đời
- GV tổ chức cho HS làm việc theo trạm, gồm
sống hằng ngày:
có 4 trạm học tập, mỗi HS phải tham gia đủ 4
trạm.
+ Trạm 1: Thành tựu trong nông nghiệp + Sữa chua, muối dưa chua, muối
+ Trạm 2: Thành tựu trong công nghiệp thực cà, làm giấm.
phẩm. + Sử dụng men vi sinh để xử lí
+ Trạm 3: Thành tựu trong y học bồn cầu.

+ Trạm 4: Thành tựu trong xử lí ô nhiễm môi + Sử dụng men uống probio
trường. + Ủ phân vi sinh, sử dụng đệm lót
- Tại mỗi trạm, GV cho HS hoàn thành phiếu sinh học trong nuôi gà làm hầm
học tập theo mẫu như sau: biogas

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM… + Thực phẩm, đồ uống từ công

Họ và tên:.. nghệ vi sinh vật: bánh mì, rượu


Lớp:… vang…

Nhiệm vụ học tập + Dược phẩm: thuốc kháng sinh,


Nhiệm vụ Nội dung câu hỏi Trả lời
vaccine..

1 … …
+ Thuốc trừ sâu, men khử trùng

… … …
+ Phân bón vi sinh.

- GV yêu cầu HS trả lời câu LT1, trang 124


SGK: Hãy liệt kê các sản phẩm từ công nghệ
vi sinh vật được sử dụng trong đời sống hằng
ngày?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS có thể lựa chọn các trạm học tập (bắt đầu
hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó). Thời
gian HS tham gia ở mỗi trạm không quá 5 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS trả lời sau mỗi câu hỏi.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý
kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
- GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội
dung tiếp theo.

Phiếu học tập tham khảo.

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 1


Tìm hiểu thành tựu trong nông nghiệp
Họ và tên:..
Lớp:…

Nhiệm vụ học tập


Nhiệm vụ Nội dung câu hỏi Trả lời

1. Công Hãy cho biết cơ sở Chế phẩm có thể chưa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có
nghệ vi sinh của việc sản xuất khả năng cố định đạm hoặc phân giải các chất hữu cơ, vô cơ
sản xuất phân bón vi sinh? khó hấp thụ thành các chất vô cơ mà cây có thể hấp thụ được.
phân bón. Chế phẩm vi sinh vật được phối trộn với chất mang hoặc
chất hữu cơ để tạo phân bón.

Kể tên một số loại - Phân vi sinh cố định đạm (N)


phân bón vi sinh - Phân vi sinh phân giải lân.
được sử dụng phổ - Phân bón vi sinh phân giải silicat.
biến hiện nay? - Phân bón vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh.
- Phân bón vi sinh chứa chất giữ ẩm polysacarit.
- Phân vi sinh giúp phân giải hợp chất hữu cơ (cellulose)

2. Công Hãy cho biết cơ sở Sử dụng các chế phẩm vi khuẩn có khả năng tiết ra chất độc
nghệ vi sinh của việc sản xuất diệt sâu hoặc nấm kí sinh trên côn trùng để sản xuất thuốc
thuốc trừ sâu? trừ sâu vi sinh.
sản xuất Ví dụ: Sử dụng chế phẩm nấm Nomuraea rileyi để sản xuất
thuốc trừ thuốc trừ sâu diệt các loại sâu hại rau….
sâu. Ứng dúng vào thực Sử dụng vi khuẩn làm vector chuyển gene để tạo giống thực
tế vật kháng sâu bệnh như tạo ra giống bông kháng sâu, chịu
thuốc trừ cỏ..

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 2


Tìm hiểu thành tựu trong công nghiệp thực phẩm
Họ và tên:..
Lớp:…

Nhiệm vụ học tập


Nhiệm vụ Nội dung câu hỏi Trả lời

Trả lời câu Kể tên một số loại Sản xuất rượu từ nấm men, sản xuất mỳ chính từ
hỏi 5,6 trang thực phẩm được tạo corynebacterium glutamicum, sửa dung nấm men để sản
125 SGK ra nhờ ứng dụng xuất các loại rượu vang , bia, bánh mì, ...vv
công nghệ vi sinh
vật.
Công nghệ vi sinh Công nghệ vi sinh có vai trò trong tạo ra các loại thức ăn cho
vật có vai trò như vật nuôi, các chế phẩm giúp tăng sức đề kháng và tăng năng
thế nào đối với suất cho vật nuôi, các sản phẩm xử lý rác thải trong chăn
ngành chăn nuôi ? nuôi như mùi hôi, phân,...

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 3


Tìm hiểu thành tựu trong y học
Họ và tên:..
Lớp:…

Nhiệm vụ học tập


Nhiệm vụ Nội dung câu hỏi Trả lời
Trả lời câu Hãy kể một số loại + Sử sụng nấm penicillium chorysogenum để sản xuất kháng
hỏi 7 trang kháng sinh. Cho sinh penicilin điều trị vết thương nhiễm khuẩn.
125 SGK. biết nguồn gốc và + Sử dụng xạ khuẩn streptomyces griseus để sản xuất thuốc
tác dụng của các kháng sinh streptomycin điều trị bệnh viêm phổi,...
loại thuốc kháng
sinh đó
→ Sử dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất thuốc kháng sinh chữa bệnh cho con
người và động vật.
→ Sử dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất hormone hoặc vaccine

PHIẾU HỌC TẬP Ở TRẠM 4


Tìm hiểu thành tựu trong xử lí ô nhiễm môi trường
Họ và tên:..
Lớp:…

Nhiệm vụ học tập


Nhiệm vụ Nội dung câu hỏi Trả lời

Trả lời câu Dựa vào đặc điểm Dựa vào khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật
hỏi 8 trang nào của vi sinh vật như như: cellulose, tinh bột, protein, lipid, pectin, chitin,...
125 SGK. người ta có thể ứng có trong môi trường là cơ sở để con người ứng dụng chúng
dụng chúng để xử lí để xử lí ô nhiễm môi trường.
ô nhiễm môi - Ví dụ:
trường? Cho ví dụ. + Sử dụng vi khuẩn Clostridium thermocellum để phân huỷ
rác hữu cơ.
+ Sử dụng chế phẩm EM (gồm hỗn hợp các vi khuẩn quang
hợp, vi khuẩn lactic, vi khuẩn Bacillus subtilis, vi
khuẩn Bacillus mesentericus, vi khuẩn Bacillus
megaterium, xạ khuẩn và nấm men) để xử lí các bãi rác chôn
lấp bằng phương pháp kị khí,..
+ Chế phẩm Bio-EM chứa các vi sinh
vật Bacillus sp., Lactobacillus sp., Streptomyces sp., Sacch
aromyces sp., Aspergillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomona
s sp.,... giúp phân huỷ các chất hữu cơ trong môi trường
nước
→ Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí rác thải hữu cơ giúp bảo vệ môi trường,
đồng thời làm phân bón cho cây trồng.
→ Sử dụng công nghệ vi sinh vật để xử lí nước thải bằng cách phân hủy các chất
hữu cơ có trong môi trường nước, làm sạch nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật
a. Mục tiêu:
- Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng
phát triển của ngành nghề đó.
- Xác định được triển vọng của các ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật.
- Tích cực học tập và rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với kĩ thuật think – pair – share để hướng
dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Một số ngành nghề liên

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời quan đến công nghệ vi sinh vật

câu hỏi 9, 10, LT trang 126 SGK: Trả lời:


CH9. Sự phát triển của công
CH9. Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật có
nghệ vi sinh vật đã thúc đẩy sự
ảnh hưởng như thế nào đến các ngành nghề khác?
phát triển của các ngành nghề
- GV và HS cùng quan sát hình 26.4 và phân tích
liên quan và mở ra triển vọng
mối liên hệ giữa công nghệ vi inh vật và một số
cho nhiều ngành nghề khác và
ngành nghề thuộc một số lĩnh vực khác, rồi sau đó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp
yêu cầu HS trả lời câu hỏi 10 trang 126 SGK. mới trong tương lai.
CH10.
HS tham khảo bảng đính kèm
phía dưới hoạt động.
LT2:
Ví dụ: Ngành kĩ sư – Vị trí việc
làm: Kĩ sư thực phẩm.
CH10. Hãy kể tên một số ngành nghề có liên quan + Các kiến thức cần có: Công
đến công nghệ vi sinh vật. Xác định vị trí và cơ nghệ thực phẩm, công nghệ sinh
quan làm việc của các ngành nghề đó. học, hóa học, vệ sinh an toàn
LT2. Hãy lựa chọn một ngành nghề liên quan đến thực phẩm, dinh dưỡng,…
công nghệ vi sinh vật mà em quan tâm và cho biết + Các kĩ năng cần có: Phân tích,
em cần chuẩn bị kiến thức, kĩ năng gì để làm tốt tổng hợp, thu thập mẫu,...
công việc của ngành nghề đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ về câu trả lời.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời cho
mỗi câu hỏi.
- Các HS khác lắng nghe, theo dõi, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và
chuẩn kiến thức.
- GV rút ra kiến thức trọng tâm và chuyển sang
nội dung tiếp theo.

Một số ngành nghề có liên quan đến công nghệ vi sinh vật. Xác định vị trí và cơ
quan làm việc của các ngành nghề đó.

Ngành nghề Vị trí làm việc

Nghiên cứu Kĩ sư thiết kế phần mềm, thiết kế và vận hành máy móc, kĩ sư chế biến thực
phẩm, …, nghiên cứu viên, …

Quản lí Quản lí các dự án có liên quan đến ứng dụng vi sinh vật, quản lí cơ quan nhà
nước …

Y học Dược sĩ, nhà dịch tế học…

… …

Hoạt động 3: Tìm hiểu triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai
a. Mục tiêu:
- Phân tích được triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai.
- Xác định được triển vọng của các ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật.
- Tích cực học tập và rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi thảo luận
trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả phân tích của HS về triển vọng của công nghệ vi sinh
vật trong tương lai.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Triển vọng của công nghệ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời vi sinh vật trong tương lai

câu hỏi 11 và bài tập vận dụng trang 127 SGK: Trả lời:
CH11. Một số triển vọng của
CH11. Hãy nêu một số triển vọng của công nghệ
công nghệ vi sinh vật trong
vi sinh vật trong tương lai.
tương lai:
Bài tập luyện tập: Hãy nêu một ý tưởng ứng dụng
- Sản xuất pin nhiên liệu vi sinh
công nghệ vi sinh vật trong tương lai có thể đem
vật (microbial fuel cell) để làm
lại hiệu quả cao trong thúc đẩy của sự phát triển
chỉ thị đánh giá nhanh nước thải.
của kinh tế- xã hội.
- Sử dụng công nghệ Nano
GV gợi ý:
Bioreactor để xử lí nước thải.
+ Tên ý tưởng.
- Tạo giống vi sinh vật bằng công
+ Lĩnh vực ứng dụng
nghệ DNA tái tổ hợp, tạo đột
+ Đối tượng nghiên cứu
biến định hướng, chỉnh sửa gene,
+ Phương pháp, quy trình thực hiện
phân lập gene.
+ Hiệu quả mang lại.
- Sử dụng công nghệ chuyển gene
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
để sản xuất các chế phẩm sinh
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ về câu trả lời.
học.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. - Bảo quản giống vi sinh vật
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo bằng công nghệ làm lạnh sâu.
luận - Lên men quy mô lớn, thu hồi
- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời cho sản phẩm bằng cách tăng tính
mỗi câu hỏi. đồng bộ hóa, ứng dụng công
- Các HS khác lắng nghe, theo dõi, nhận xét, bổ nghệ 4.0 trong kiểm soát, điều
sung ý kiến (nếu có). khiển quá trình lên men, tự động

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ hóa trong các khâu.
học tập - Thu hồi và tạo sản phẩm bằng
công nghệ lọc tiếp tuyến, li tâm
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và liên tục, siêu li tâm, công nghệ
chuẩn kiến thức. sấy phun, công nghệ tạo vi nang.
- GV rút ra kiến thức trọng tâm và chuyển sang - Sử dụng công nghệ vi sinh vật
nội dung tiếp theo. Microbiome trong sản xuất mĩ
phẩm bảo vệ da.
Bài tập luyện tập: HS thực hiện
theo như gợi ý của GV, khuyến
khích HS đưa ra được nhiều ý
tưởng càng tốt.

Hoạt động 4: Thực hiện dự án tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và
làm tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.
a. Mục tiêu:
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm về công nghệ vi sinh vật.
- Làm được tập san san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.
- Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào đời sống.
- Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến các sản phẩm công nghệ vi sinh vật.
- Tích cực tham gia và vận động người dân sử dụng các sản phẩm công nghệ vi sinh
vật thân thiện với môi trường.
b. Nội dung:
- GV dựa vào SGK, hướng dẫn HS tiến hành thực hiện sản phẩm dự án .
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. Dự án tìm hiểu về các sản

- GV chia lớp thành 4 nhóm rồi phân công nhiệm phẩm công nghệ vi sinh vật
vụ cho mỗi nhóm: - Sản phẩm tập san của HS.

+ Nhóm 1: Các sản phẩm công nghệ vi sinh vật


trong sản xuất nông nghiệp.
+ Nhóm 2: Các sản phẩm công nghệ vi sinh vật
trong sản xuất công nghiệp và thực phẩm.
+ Nhóm 3: Các sản phẩm công nghệ vi sinh vật
trong y tế
+ Nhóm 4: Các sản phẩm công nghệ vi sinh vật
trong xử lí môi trường.
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin SGK tiến hành
điều tra, thu nhận kết quả, phân tích và làm tập san
tranh ảnh, poster về công nghệ vi sinh vật.
- Tổ chức ngoài lớp học:
+ Vào cuối buổi học của bài trước, GV giới thiệu
hoạt động “Thực hiện dự án tìm hiểu về các sản
phẩm công nghệ vi sinh vật và làm tập san các bài
viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.”
Mục tiêu dự án:
(1) Thu thập được các sản phẩm công nghệ vi
sinh vật.
(2) Thực hành thiết kế được tập san giới thiệu
về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật.
Sản phẩm dự án:
(1) Danh mục các sản phẩm công nghệ vi sinh
vật: tên sản phẩm, công nghệ sản xuất, giá
trị sử dụng, hình ảnh minh họa.
(2) Tập san: đáp ứng yêu cầu trong bảng tiêu
chí đánh giá.
(3) Bài thuyết trình giới thiệu các sản phẩm
công nghệ vi sinh vật
Tiến trình thực hiện:
(1) Lập kế hoạch: File đính kèm dưới hoạt động
(2) Thực hiện dự án: Các nhóm thực hiện dự án
theo kế hoạch đã phân công, thực hiện ở
nhà, trong thời gian 1 tuần.
(3) Báo cáo dự án: Thực hiện trên lớp.
(4) Đánh giá dự án: Thực hiện trên lớp.
Đánh giá sản phẩm dự án:
Tổ chức trên lớp học: Các nhóm báo cáo dự án của
mình. Các nhóm tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng
theo tiêu chí.
Tổ chức trong lớp học: GV tổ chức bước 3 và 4
trong kế hoạch.
+ Các nhóm HS báo cáo kết quả dự án, thảo luận,
góp ý lẫn nhau.
Nội dung báo cáo: Tập san, thông tin về một số
sản phẩm công nghệ vi sinh vật, tuyên truyền, vận
động mọi người sử dụng sản phẩm.
Hình thức báo cáo: File báo cáo nội dung bằng
powerpoint và cuốn tập san đã in hoàn chỉnh.
+ HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng về sản
phẩm dự án.
+ Bảng đánh giá theo tiêu chí: Đánh giá sản phẩm
tập san (theo hướng dẫn trang 129 SGK).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ về câu trả lời.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày sản phẩm
của mình.
- Các HS khác lắng nghe, theo dõi, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và
chuẩn kiến thức mvà chuyển sang nội dung tiếp
theo.

Phần lập kế hoạch tham khảo trong tiến trình thực hiện :

TT Nội dung công Phương pháp thực hiện Sản phẩm Người phụ trách
việc

1 Thu thập sản - Tìm kiếm qua sách, mạng Danh mục Nguyễn Văn A
phẩm internet, các sản phẩm
- Khảo sát, thu thập trong thực tế công nghệ vi
sinh vật

2 Thiết kế tập san: - Thiết kế bìa Tập san Nguyễn Văn B


- Thiết kế form trình bày.
+ Hình thức trình - Thiết kế các icon
bày. - Các bài viết giới thiệu sản phẩm.
+ Nội dung. - Hình ảnh minh họa.

3 Bài thuyết trình - Giới thiệu tập san. Nguyễn Văn C


- Các sản phẩm công nghệ vi sinh
vật: tên gọi, quy trình công nghệ,
giá trị sử dụng, thân thiện với môi
trường.
- Tuyên truyền, vận động mọi
người sử dụng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về công nghệ vi sinh vật.
b. Nội dung: GV chiếu lần lượt câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
Câu 1: Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất. Công nghệ vi sinh vật là:
A. Sử dụng vi sinh vật để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người.
B. Sử dụng dẫn xuất của vi sinh vật để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống của con
người.
C. Sử dụng vi sinh vật hoặc dẫn xuất của chúng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời
sống của con người.
D. Sử dụng vỉus để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống của con người.
Câu 2: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật là dựa trên đặc điểm
của vi sinh vật như:
A. Kích thước hiển vi
B. Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh
C. Sinh sản và sinh trưởng nhanh, có hình thức dinh dưỡng đa dạng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Thuốc trừ sâu vi sinh vật không có ưu điểm nào sau đây?
A. Có hiệu quả nhanh chóng
B. Thân thiện với môi trường.
C. Sản xuất từ những nguyên liệu có sẵn nên ít tốn kém chi phí.
D. quy trình sản xuất đơn giản.
Câu 4. Người ta sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính.
Đó là ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào lĩnh vực nào?
A. Y học
B. Công nghiệp thực phẩm
C. Nông nghiệp
D. Sử dụng vi khuẩn Corynebacterium glutamicum để sản xuất mì chính không phải là
ứng dụng công nghệ vi sinh vật
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất
A. Công nghệ vi sinh vật đang ngày càng phát triển và có nhiều triển vọng trong tương
lai.
B. Công nghệ vi sinh vật ngày nay rất ít được ưa chuộng vì tính hiệu quả không cao.
C. Bảo quản giống vi sinh vật bằng công nghệ giữ ấm cho sinh vật ở mức nhiệt độ cho
phép
D. B và C đúng
Câu 6: Người ta sử dụng vi sinh vật để:
A. Lên men sản xuất rượu bia, nước ngọt…
B. Phân hủy chất hữu cơ, xác chết để làm sạch môi trường
C. Sản xuất thuôc skhangs sinh cho người và động vật
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS giơ tay phát biểu.
* Gợi ý:
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án C D A B A D

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đối chiếu đáp án và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về công nghệ vi sinh vật để giải thích một số
kiến thức mở rộng hoặc hiện tượng trong thực tiễn. Phát triển năng lực vận dụng kiến
thức, kĩ năng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các bài tập 1,2,3 trang 129 SGK trên lớp rồi về nhà hoàn
thiện vào vở bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu câu hỏi bài tập, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời
1. (SGK – tr129).
Hãy tìm hiểu và lập bảng thống kê một số chủng vi sinh vật được con người ứng dụng
trong đời sống hằng ngày .
2. (SGK – tr129)
Hãy nêu tên một số sản phẩm có ứng dụng công nghệ và sinh vật được sản xuất ở Việt
Nam.
3. (SGK – tr129)
Hãy phân biệt phân bón vi sinh vật và phân bón hữu cơ vi sinh vật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện HS trình bày câu trả lời trước lớp
* Gợi ý:
1. (SGK – tr129).
Lập bảng thống kê một số chủng vi sinh vật được con người ứng dụng trong đời sống
hằng ngày:
Chủng vi sinh vật Sản phẩm có sử dụng chủng vi sinh vật
Vi khuẩn Lactobacillus Sữa chua, men vi sinh, các loại đồ uống, thực
phẩm muối chua,...
Nấm men Saccharomyees Rượu, bia, bánh mỳ,...
Vi khuẩn Clostridium thermocellum Các chất xử lí rác thải
Vi khuẩn Bacillus sp Các chế phẩm xử lý rác thải hữu cơ
Nấm Metarhizium Các loại phân bón hữu cơ

2. (SGK – tr129)
Một số sản phẩm có ứng dụng công nghệ và sinh vật được sản xuất ở Việt Nam.
Sản phẩm Công dụng

Các sản phẩm y dược: thuốc kháng sinh, Phòng, chữa bệnh cho người và động vật.
vaccine

Các sản phẩm thực phẩm đồ uống: rượu, bia, Sử dụng trong đời sống hằng ngày.
nước giải khát, bánh mì,…

Các sản phẩm trong nông nghiệp: thuốc trừ Hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp sạch, bền
sâu, phân bón vi sinh, giống cây trồng sạch vững an toàn, thân thiện với môi trường.
bệnh…

3. (SGK – tr129)
Phân biệt phân bón vi sinh vật và phân bón hữu cơ vi sinh vật:

Tiêu chí Phân bón vi sinh vật Phân bón hữu cơ vi sinh vật

Bản chất Là chế phẩm có chứa vi sinh vật Là chất hữu cơ được xử lí nhờ hoạt
động lên men của vi sinh vật.

Chất mang Thường là mùn Có thể là phân chuồng, bã mía.

Mật độ tế bào Cao (khoảng 10 CFU) Thấp hơn (khoảng 1,5. 10 CFU)

Chủng vi sinh Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân
vật được sử giải lân, vi khuẩn phân giải cellulose giải lân, vi sinh vật kháng nấm.
dụng

Cách dùng Bón trực tiếp vào đất hoặc trộn vào hạt Bón trực tiếp vào đất

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về công nghệ vi sinh vật.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Chuẩn bị trước bài 27. Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 27: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TRONG THỰC TIỄN


(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật vào thực tiễn.
- Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản
thực phẩm, sản xuát thuốc, xử lí môi trường …)
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
+ Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
 Tìm hiểu thế giới sống: Quan sát và thống kê được các ứng dụng của vi sinh vật
ở địa phương em.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số ứng dụng của vi sinh
vật trong thực tế đời sống tại địa phương (muối chua rau củ quả, làm tương, nấu
rượu…).
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp về
các ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến các
sản phẩm công nghệ vi sinh vật.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chủ động tích cực tham gia và vận động mọi người sử dụng các sản
phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh vật thân thiện với môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh về các sản phẩm và quy trình sản xuất các sản phẩm ứng dụng vi sinh vật
trong thực tiễn.
- Sơ đồ tư duy về cơ sở khoa học của ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
- Câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.
- Bảng trắng, bút lông
- Biên bản thảo luận nhóm
- Sơ đồ tư duy về cơ sở khoa học của ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, từ những hiểu biết thực tế để tìm hiểu
kiến thức mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi mở đầu bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Để bảo quản rau, củ, quả dùng dần
vào những tháng trái vụ hoặc khi thời tiết khắc nghiệt, người nông dân thường dùng
biện pháp muối chua (len men lactic). Vì sao khi muối chua, thực phẩm không bị các
vi sinh vật khác phân hủy và bảo quản được lâu hơn?
- GV dùng kĩ thuật động não, yêu cầu HS nêu cách giải quyết vấn đề trong thời gian 1
phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức đã học để đưa ra dự đoán về câu trả
lời.
- GV khuyến khích HS thoải mái đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến.
- Các HS còn lại đưa ra ý kiến khác (nếu có).
Gợi ý:
+ Khi muối chua, thời gian đầu nhờ tỉ lệ muối 5-6% trong dung dịch muối chua giúp
ức chế vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo cho các vi khuẩn lên
men lactic hoạt động tốt.
+ Thời gian sau, khi các vi khuẩn lên men lactic hoạt động mạnh, sinh ra nhiều acid
lactic, tạo môi trường có độ pH thấp nên ức chế được các vi sinh vật gây hư hỏng khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Trong thực
tế, người ta đã ứng dụng vi sinh vật vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài học hôm nay
chúng ta sẽ đi tìm hiểu cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong
thực tiễn, và phân tích một số quy trình ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong thực tiễn.
Bài 27. Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật
trong thực tiễn.
a. Mục tiêu: Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật vào thực
tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để HS tóm tắt
cơ sở khoa học của các ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi 1,2 trang 130 SGK.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật
vào thực tiễn.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Cơ sở khoa học của việc ứng
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, đọc dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
thông tin SGK và bảng 27.1, yêu cầu HS trả lời Trả lời:
câu hỏi 1,2 trang 130 SGK. CH1.
CH1. Hãy nêu các đặc điểm có lợi và gây hại - Đặc điểm có lợi:
của vi sinh vật đối với con người. + Vi sinh vật có khả năng chuyển
CH2. Trình bày cơ sở khoa học của việc ứng hóa mạnh, sinh sản nhanh nên
dụng vi sinh vật trong thực tiễn. sinh khối tăng nhanh. Đồng thời

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập một số vi sinh vật có thể tổng hợp
các chất cần thiết như các amino
- HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời các yêu
acid quý, protein đơn bào, chất
cầu của GV.
kháng sinh sử dụng cho người và
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
động vật, chất dinh dưỡng cho
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
cây trồng.
luận
- GV mời đại diện 1 nhóm HS trình bày câu trả + Vi sinh vật có khả năng phân
lời. giải chất hữu cơ dư thừa trong
- Các HS ở nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ môi trường.
sung ý kiến (nếu có). + Vi sinh vật có thể gây độc hại

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm cho các loại thiên địch gây hại
vụ học tập mùa màng.
- Đặc điểm gây hại:
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS.
+ Vi sinh vật gây ra nhiều bệnh
- GV khái quát nội dung rồi chuyển sang nội
cho con người, thực vật và động
dung tiếp theo
vật
CH2.
HS trình bày bằng sơ đồ tư duy
(file đính kèm phía dưới hoạt
động)

Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản
thực phẩm, sản xuát thuốc, xử lí môi trường …).
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp về các ứng dụng của vi
sinh vật trong thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho
HS thảo luận về các nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được phiếu học tập.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Một số ứng dụng vi sinh

- GV chia lớp thành những nhóm 4-6 HS, yêu cầu vật trong thực tiễn.
các nhóm tìm hiểu SGK và trả lời các câu hỏi - HS thảo luận hoàn thành phiếu
3,4,5,6 trang 132,133,134 SGK bằng việc hoàn học tập (đính kèm phía dưới)
thành phiếu học tập (file đính kèm phía dưới hoạt Trả lời:
động) LT1.

- GV yêu cầu HS trả lời câu luyện tập1,2 trang 133 - Tên một số loại thuốc kháng
SGK: sinh được sản xuất từ vi sinh vật:

LT1. Kể tên các loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ penicillin, tetracyclin,

sâu được sản xuất từ vi sinh vật. ampicillin, …

LT2. Giải thích tại sao sữa chuyển từ trạng thái - Tên một số loại thuốc trừ sâu
lỏng sang trạng thái đông đặc sau khi lên men. sinh học: Firibiotox P,

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Firibiotox C, Ometar, Biovip,


TriB1.
- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi,
hoàn thành phiếu học tập. LT2. Giải thích: Khi lên men, vi
khuẩn lactic chuyển hóa đường
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. có trong sữa thành acid lactic,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo làm giảm độ pH trong dịch sữa.
luận Do đó, protein trong sữa kết tủa

- GV mời đại diện nhóm HS trả lời câu hỏi. lại, chuyển sang dạng đông đặc.

- Các HS còn lại lắng nghe, theo dõi, nhận xét,


bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và
chuẩn kiến thức.
- GV rút ra kiến thức trọng tâm và chuyển sang
nội dung tiếp theo.

Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP


Tìm hiểu một số ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn
Câu 3. Hãy tóm tắt một số ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống( tên ứng dụng, cơ sở khoa
học, loại vi sinh vật được sử dụng, vai trò trong đời sống,...)
Câu 4. Quan sát hình 27.3, hãy phân tích quy trình sản xuất penicilin.

Câu 5. Quan sát Hình 27.4, hãy mô tả quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt
Câu 6. Quan sát Hình 27.5 và 27.6, hãy mô tả quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn
hoạt tính và bể UASB

Hoàn thành phiếu học tập tham khảo.

PHIẾU HỌC TẬP


Tìm hiểu một số ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn
Câu 3. Hãy tóm tắt một số ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống( tên ứng dụng, cơ sở khoa
học, loại vi sinh vật được sử dụng, vai trò trong đời sống,...).
Trả lời:
Ứng dụng Cơ sở khoa học Chủng vi khuẩn Vai trò trong đời
sống
Sản xuất phomat Vi sinh vật có khả Lactococus lactics Làm thực phẩm
Sản xuất tương năng tiết enzyme để aspergilus oryzae
phân giải các chất ở
bên ngoài tế bào
Sản xuất thuốc kháng Vi sinh vật có khả xạ khuẩn chi Steptomyces Làm thuốc chữa
sinh năng tự tổng hợp các và vi khuẩn chi Bacillus bệnh
chất cần thiết bằng và nấm chi Penicillium
cách sử dung năng
lượng và enzyme nội
bào
Sản xuất thuốc trừ Một số vi sinh vật tạo Bacillus thuringiensis Bảo vệ thực vật,
sâu Bt ra chất gây độc hại hoặc Beaauveria hoặc bảo vệ mùa màng
cho côn trùng metarhizium
Xử lí nước thải Vi sinh vật có khả vi khuẩn dị dưỡng hoại Bảo vệ môi
năng tiết ra các sinh và vi khuẩn nitrat trường
enzyme để tiết ra các hóa
chất ở bên ngoài tế
bào.

Câu 4. Quan sát hình 27.3, hãy phân tích quy trình sản xuất penicilin.

Trả lời:
Quy trình sản xuất kháng sinh penicilin như sau:
Nhân giống nhỏ và nhân giống sản xuất: Chọn chủng giống vi khuẩn phù hợp, chọn môi trường
nuôi cấy.
Lên men: Pha 1 là pha sinh trưởng, tính từ khi cấy giống vào thùng lên men đến khi sinh khối
ngừng tăng lên. Pha 2 là pha tổng hợp để tích tụ chất kháng sinh. Môi trường lên men phải đảm
bảo đủ chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, để đạt năng suất cao cần phải thêm tiền chất (khi lên
men penicilin người ta thêm phenylacetic là mạch bên của phân tử penicilin để giúp vi sinh vật
tổng hợp thuận lợi hơn). Mặt khác quá trình lên men cần đảm bảo các thông số như pH, nhiệt
độ, độ thông khí và thời gian.
Tách chiết: Quá trình này thực hiên theo các bước sau : lọc tách sinh khối-> Trích li bằng dung
môi -> hấp thụ bằng than hoạt tính-> nhả và lọc loại than -> kết tinh penicilin -> lọc tách tinh
thể -> rửa tinh thể-> sấy khô.
Câu 5. Quan sát Hình 27.4, hãy mô tả quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt

Trả lời:
- Thuốc trừ sâu Bt được sản xuất từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Vi khuẩn Bacillus
thuringiensis sinh ra 4 loại độc tố gồm độc tố , , và nội độc tố có thể diệt côn trùng hiệu
quả.
- Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt:
(1) Chuẩn bị giống vi khuẩn
(2) Nhân giống cấp 1, cấp 2.
(3) Kích thích lên men
(4) Li tâm để thu sinh khối
(5) Sấy rồi nghiền sinh khối vi khuẩn
(6) Phối trộn phụ gia và đóng gói sản phẩm.
Câu 6. Quan sát Hình 27.5 và 27.6, hãy mô tả quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn
hoạt tính và bể UASB
Trả lời:
Quá trình xử lí nước thải thường trải qua 3 cấp: cấp 1 (lí học), cấp 2(sinh học), cấp 3 (hóa học).
Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi
khuẩn nitrat hóa. Chúng chuyển hóa các chất hữu cơ gây ô nhiễm thành các chất vô cơ, chất khí
đơn giản và nước. Có 2 phương pháp sinh học trong xử lí nước thải:
- Phương pháp xử lí sinh học hiếu khí: quá trình bùn hoạt tính, hồ hiếu khí, bể phản ứng theo
mẻ, quá trình tiêu hủy hiếu khí, lọc nhỏ giọt, đĩa quay sinh học, bể lọc sinh học.
- Phương pháp xử lí sinh học yếm khí (kị khí): hồ yếm khí, bể UASB, bể lọc yếm khí, lọc trên
giá mang hữu cơ.

Hoạt động 3: Quan sát và mô tả lại một quá trình ứng dụng vi sinh vật trong đời
sống ở địa phương ( muối chua rau, củ, quả; làm giấm; nấu rượu, làm tương,...).
a. Mục tiêu:
- Quan sát và thống kê được các ứng dụng của vi sinh vật ở địa phương em.
- Giải thích được một số ứng dụng của vi sinh vật trong thực tế đời sống tại địa phương
(muối chua rau củ quả, làm tương, nấu rượu…).
- Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến các sản phẩm công nghệ vi sinh vật.
- Chủ động tích cực tham gia và vận động mọi người sử dụng các sản phẩm ứng dụng
công nghệ vi sinh vật thân thiện với môi trường.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành mẫu báo cáo mô tả quá trình quan sát.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Quan sát và mô tả lại

- Tổ chức ngoài lớp học: Vào cuối buổi học của một quá trình ứng dụng vi
tiết trước, GV giới thiệu nội dung của hoạt động sinh vật trong đời sống ở địa
mô tả lại một quá trình ứng dụng vi sinh vật trong phương
đời sống ở địa phương (muối chua rau, củ, quả; HS làm theo hướng dẫn của
làm giấm; nấu rượu, làm tương,...). GV.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:


+ HS về nhà quan sát một quá trình ứng dụng vi
sinh vật trong đời sống tại địa phương.
+ Chọn quá trình gần gũi, quen thuộc thuận lợi cho
việc mô tả.
+ Cách thu thập thông tin: quan sát, phỏng vấn
+ Chọn cách mô tả: bằng lời, bằng sơ đồ, tranh vẽ.
+ Mẫu báo cáo mô tả quá trình quan sát.

BÁO CÁO KẾT QUẢ QUAN SÁT


(Ứng dụng vi sinh vật trong đời sống ở địa
phương em)
Tên quá trình ứng dụng:…..
Thời điểm, địa điểm quan sát:……
Đối tượng cung cấp thông tin:….
Mô tả:……
Nguyên liệu:….
Các bước làm ra sản phẩm:
Bước 1:…
Bước 2:…
….
Kinh nghiệm rút ra: ….

- GV tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm lựa chọn và


đăng kí một sản phẩm, đảm bảo không có sự trùng
nhau giữa các nhóm. Khuyến khích HS thiết kế bài
báo cáo bằng file trên máy tính.
- Tổ chức trong lớp học: Các nhóm HS báo cáo kết
quả quan sát, thảo luận, góp ý lẫn nhau. Giới thiệu
sản phẩm tập san.
+ Nội dung báo cáo: Thông tin về một số sản phẩm
công nghệ vi sinh vật.
+ Hình thức báo cáo: File báo cáo nội dung bằng
Power point và cuốn tập san đã in hoàn chỉnh.
Hs tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng về sản phẩm
dự án
Bảng đánh giá theo tiêu chí: đánh giá sản phẩm.
(file đính kèm phía dưới hoạt động)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của
GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm nộp file báo cáo kết quả quan sát cho
GV và trình bày trước lớp.
- Các nhóm còn lại lắng nghe nhóm bạn trình bày,
đưa ra nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS các nhóm
rồi chuyển sang nội dung luyện tập

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về ứng dụng vi sinh vật trong
thực tiễn.
b. Nội dung: GV lần lượt chiếu các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS đưa ra đáp án đúng:
Câu 1. Cơ sở khoa học của các ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn là:Vi sinh vật có
khả năng:
A. Tự tổng hợp các chất cần thiết.
B. Phân giải protein
C. Phân giải carbonhydrate
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2. Trong sản xuất insuline, vi sinh vật đóng vai trò là:
A. Kháng nguyên
B. Vector chuyển gene
C. Chất phân giải protein
D. Chất phân giải carbonhydrate
Câu 3. Phomat là sản phẩm được làm từ:
A. Đường
B. Đậu tương
C. Sữa (bò, dê, cừu..)
D. Đậu nành
Câu 4. Để sản xuất nước tương, ta cần phải ngâm gạo nếp trong vòng:
A. 4-8 tiếng
B. 30 phút
C. 2 ngày
D. 2 tiếng
Câu 5. Chất kháng sinh chủ yếu được tạo ra do:
A. Xạ khuẩn
B. Vi khuẩn
C. Nấm
D. A, B, C đều đúng
Câu 6. Trong xử lí nước thải, người ta sử dụng vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn
nitrat hóa để chuyển hóa các chất hữu cơ thành:
A. Chất vô cơ
B. Chất khí đơn giản
C. Nước
D. A, B, C đều đúng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ để lựa chọn đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS giơ tay phát biểu.
* Gợi ý:
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D B C A D D
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đối chiếu đáp án và chuyển sang hoạt động tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn để giải
thích một số kiến thức mở rộng hoặc hiện tượng trong thực tiễn. Phát triển năng lực
vận dụng kiến thức, kĩ năng.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời câu hỏi bài tập 1,2 trang
134 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu câu hỏi bài tập, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời nhanh trên lớp, rồi về nhà hoàn
thiện vào vở.
1. Hãy liệt kê các sản phẩm có ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường
2. Tìm hiểu và nêu thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học ở địa phương.
Từ đó , hãy đề xuất các biện pháp giúp người dân địa phương chuyển sang sử dụng
thuốc trừ sâu sinh học và phân bón vi sinh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện HS trình bày câu trả lời trước lớp
* Gợi ý:
1. Các sản phẩm có ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường:
+ Phân bón vi sinh vật
+ Thuốc trừ sâu sinh học
+ Các sản phẩm làm sạch môi trường: xử lí rác thải, nước thải, phế phẩm nông
nghiệp…
2.
- Lập kế hoạch tìm hiểu thực trạng.
(1) Mục tiêu:
(2) Thời gian, địa điểm:
(3) Đối tượng điều tra
(4) Tiến hành điều tra
- Thiết kế phiếu điều tra
(1) Mục đích
(2) Nội dung
(3) Nội dung câu hỏi
- Báo cáo kết quả tìm hiểu thực trạng
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong thực tiễn.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Chuẩn bị trước bài 28. Thực hành: Lên men
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 28: THỰC HÀNH: LÊN MEN


(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tạo được sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì)
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Giải thích được vai trò của vi sinh vật trong quá trình lên men.
+ Trình bày được nguyên lí của quá trình lên men.
 Tìm hiểu thế giới sống:
+ Đề xuất được vấn đề về quá trình lên men trong đời sống.
+ Lựa chọn và lập được kế hoạch thực hiện quá trình lên men.
+ Tạo ra được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua,
bánh mì…)
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các vấn đề trong thực tiễn
liên quan đến quá trình lên men
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Đánh giá và điều chỉnh đuọc quy trình thực hiện các bước thực
hành lên men sản phẩm.
 Giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ hợp lí cho thành viên trong nhóm.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được các giải pháp lên men phù hợp với
điều kiện thực tiễn và giải quyết được các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm
vụ học tập.
3. Phẩm chất
- Trung thực: Trung thực và trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập môn sinh học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và nguyên liệu theo gợi ý trong SGK.
- GV có thể phân công HS tự chuẩn bị một số mẫu vật đơn giản, dễ tìm.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép.
- Chuẩn bị theo sự phân công của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
b. Nội dung:
- GV khơi gợi kiến thức tìm hiểu thực tiễn của HS, nêu vấn đề vào bài học mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dùng kĩ thuật think – pair – share tổ chức cho HS chia sẻ nhanh:
+ Em đã từng làm những sản phẩm sữa chua, dưa cải, cà pháo muối chua… chưa?
+ Nếu thực hiện, em nghĩ mình sẽ gặp khó khăn gì?
+ Em có cần người trợ giúp không?
+ Em có nghĩ mình sẽ làm thành công sản phẩm trong bài thực hành này không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi mà Gv
đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến (HS đưa ra suy nghĩ của mình).
- GV mời 1-2 bạn trình bày câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá câu trả lời của HS và đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Em đã
từng sử dụng sữa chua, dưa cải, cà pháo muối chua… nhưng có thể chưa tự tay làm
nó. Khi học môn sinh học 10, thầy/cô yêu cầu em phải tự thực hiện các sản phẩm này
theo quy trình và phải quay lại toàn bộ quá trình làm để thể hiện chính năng lực của
em. Vậy em cần thực hiện như thế nào để tạo được các sản phẩm này đạt chất lượng
ngày từ lần làm đầu tiên? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó. Bài
28. Thực hành: Lên men.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề về việc tạo sản phẩm lên men.
a. Mục tiêu: Đề xuất được vấn đề lên men trong cuộc sống.
b. Nội dung:
- Trên cơ sở chia sẻ từ tình huống trên, GV tổ chức cho HS thảo luận để xác định vấn
đề cần giải quyết về việc tạo sản phẩm lên men.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được vấn đề cần giải quyết về việc tạo sản phẩm
lên men.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Chuẩn bị
- GV và HS chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và II. Cách tiến hành.
nguyên liệu cần thiết cho hoạt động thực hành 1. Xác định vấn đề
(tham khảo SGK) Trả lời:
- GV tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi sau: + Sữa chua, dưa chua… được tạo
+ Sữa chua, dưa cải chua… được tạo ra bằng ra bằng cách lên men lactic. Sữa
cách nào? chua được tạo ra bằng cách len
+ Những nguyên liệu nào có thể sử dụng để men sữa, dưa chua được tạo ra
tạo ra sản phẩm lên men? bằng cách lên men rau cải.
+ Nguyên lí chung của quá trình lên men tạo + Những nguyên liệu có thể sử
ra các sản phẩm trong đời sống hằng ngày là dụng để tạo ra sản phẩm lên men:
gì? muối ăn, đường trắng, giấm
+ Đôi khi làm sữa chua, dưa chua không thành gạo…
công (sữa chua không chua, dưa chua bị hôi..). + Nguyên lí chung của quá trình
hãy giải thích nguyên nhân. lên men tạo ra các sản phẩm
- GV cho biết vấn đề cần giải quyết là: trong đời sống hằng ngày là: nuôi
+ Nguyên lí chung của việc lên men. cấy vi sinh vật để tạo ra sinh khối
+ Quy trình thực hiện lên men một số sản hoặc thúc đẩy vi sinh vật tạo ra
phẩm (sữa chua, dưa chua, rượu…) sản phẩm trao đổi chất, như
- GV dành thời gian cho HS nêu thắc mắc chuyển đổi đường thành acid
muốn biết về quá trình tạo ra sản phẩm lên men lactic.
tròn đời sống hằng ngày. + Đôi khi làm sữa chua, dưa chua
- GV cho HS thảo luận về tiêu chí đánh giá sản không thành công (sữa chua
phẩm lên men (quy trình thực hiện, lựa chọn không chua, dưa chua bị hôi..) là
nguyên liệu đảm bảo an toàn….) vì: điều kiện lên men chưa được
(Bảng tiêu chí đánh giá đính kèm phía dưới đáp ứng ví dụ như các tỉ lệ nguyên
hoạt động) vật liệu chưa đúng, môi trường
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập hay hời gian lên men không đảm
- HS vận dụng những hiểu biết của mình để trả bảo….
lời các yêu cầu của GV hoặc đặt ra các thắc
mắc để được giải quyết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày câu trả lời.
- Các HS ở nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS rồi
chuyển sang nội dung tiếp theo

Bảng Tiêu chí đánh giá bản thiết kế “Tạo sản phẩm lên men”

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

Nội dung Thể hiện đúng nguyên lí của quá 2


trình lên men

Thể hiện đầy đủ các bước tiến 2


hành, phù hợp với điều kiện thực
tiễn

Có bản mô tả, giải thích quy 2


trình

Hình thức Đẹp, cân đối, trình bày logic 2

Sáng tạo (mô tả bằng sơ đồ) 2

Tổng 10
Bảng Tiêu chí đánh giá sản phẩm lên men

Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được

Nội dung Thể hiện đúng bản thiết kế: Tạo sản 2
phẩm lên men

Sản phẩm có chất lượng, được bảo 2


quản tốt và an toàn

Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật tiết kiệm 2


chi phí, thân thiện với môi trường để
tạo sản phẩm lên men

Hình thức Bài báo cáo đẹp, trình bày ngắn gọn, 2
logic

Truyền thông Giới thiệu được sản phẩm lên men đến 2
mọi người

Tổng 10

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình lên men một số sản phẩm trong đời sống.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên lí của quá trình lên men.
- Giải thích được vai trò của vi sinh vật trong quá trình lên men.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm trình bày bản thiết kế bằng giấy hoặc file trên máy
tính.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bản thiết kế quy trình thực hiện, mô tả và
giải thích quy trình.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Nghiên cứu kiến thức nền

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm: và đề xuất giải pháp.
- HS phân chia nhóm và thực
+ Đọc các quy trình lên men một số sản phẩm hằng
hiện theo sự hướng dẫn của GV.
ngày, chọn một quy trình để thiết kế và sử dụng để
thực hành tạo ra sản phẩm.
- GV tổ chức thảo luận nhóm, yêu cầu mỗi nhóm
tạo một sản phẩm lên men và thực hiện các nhiệm
vụ sau:
+ Tìm hiểu nguyên lí của quá trình lên men, vai
trò của vi sinh vật trong quá trình lên men.
+ Thảo luận và thống nhất các nguyên liệu, dụng
cụ, các bước tiến hành.
+ Thiết kế quy trình thực hiện
+ Bản mô tả, giải thích quy trình.
- Trình bày lên tờ giấy A0 hoặc máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- HS trình bày những yêu cầu của GV vào giấy
A0 hoặc máy tính
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá tinh thần làm việc của mỗi nhóm
rồi chuyển sang nội dung tiếp theo.

Hoạt động 3: Báo cáo bản thiết kế quy trình làm sản phẩm lên men
a. Mục tiêu:
- Lựa chọn và lập được kế hoạch thực hiện quá trình lên men.
- Đê xuất được các biện pháp lên men phù hợp với điều kiện thực tiễn và giải quyết
được các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm trình bày và giải thích quy tình lên men đã đè
xuất.
c. Sản phẩm học tập: HS các nhóm hoàn thiện bản thiết kế.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Lựa chọn giải pháp

- GV mời các nhóm trình bày giải pháp đã chọn và HS các nhóm lựa chọn được
thiết kế ở hoạt động 1,2. giải pháp để tiến hành làm
thực hành lên men sản phẩm
- Sau đó đánh giá bản thiết kế theo tiêu chí đã đề
từ vi sinh vật
ra ở trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của
GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày trước lớp về giải pháp của
nhóm mình.
- Các nhóm còn lại lắng nghe nhóm bạn trình bày,
đưa ra nhận xét, đánh giá, bổ sung (theo mẫu phiếu
số 1 ở phía dưới hoạt động)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá, nhận xét bài làm của HS các nhóm
rồi chuyển sang nội dung luyện tập

MẪU PHIẾU SỐ 1
Biên bản thảo luận, để xuất và lựa chọn giải pháp
Nhóm thực hiện:

Giải pháp Nội dung và đánh giá giải pháp

Nội dung giải pháp Đánh giá và nhận xét

Giải pháp 1 - Ưu điểm:…


- Nhược điểm: ….
- Tính khả thi:…

Giải pháp 2 ….

Kết quả thảo luận:


Giải pháp được lựa chọn là giải pháp số…

GV và HS có thể tham khảo một số quy trình lên men sau:


a. Quy trình làm sữa chua.
Bước 1:Tạo nguyên liệu để lên men: Pha một hộp sữa đặc có đường 380ml với khoảng
1000ml nước sôi sao cho nước ngọt vừa uống.
Bước 2: Cấy giống và lên men tạo sữa chua: Để nguội hỗn hợp khoảng 40 và cho
một hộp sữa chua làm men giống vào và khuấy đều. Rót hỗn hợp sữa nguyên liệu đã
cấy giống vào dụng cụ đựng (lọ, túi bóng..) đậy kín nắp hoặc buộc chặt túi ni lông lại,
đặt vào thùng xốp có chứa nước ấm khoảng 40 (nước ngập 2/3 lọ sữa) và ủ trong 6-
8 giờ.
Bước 3: Thu nhận và bảo quản sữa chua thành phẩm: Kiểm tra sữa chua thành phẩm
(sữa chua có màu trắng sữa, mịn, sệt, có mùi thơm của sữa và vị chua nhẹ). Bảo quản
sữa chua ở nhiệt độ từ 2-8 (cho vào ngăn mát tủ lạnh)
b. Quy trình muối chua rau, củ, quả.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Có thể sử dụng các loại rau, củ, quả để làm dưa chua. Rửa
sạch nguyên liệu, sơ chế
Bước 2: Lên men: Cho nguyên liệu đã được sơ chế vào dụng cụ đựng (lọ thủy tinh,
vại..), đổ ngập dung dịch nước muối 5-6% (đun sôi, để ấm), nén chặt đậy kín và để ở
nơi ấm 28-30 .
Bước 3: Thu nhận và bảo quản: Sau 2-3 ngày, kiểm tra sản phẩm (ăn có vị chua, giòn,
rau có màu vàng đặc trưng..), loại bớt nước và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
c. Quy trình lên men trái cây.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch trái cây bằng nước muối loãng, cắt nhỏ, bỏ
cuống, hạt. Trộn trái cây với đường theo tỉ lệ 3:1.
Bước 2: Lên men: Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh, đậy kín và để nơi thoáng mát. Trong
vài tuần vi khuẩn sẽ lên men rượu. Tiếp tục ủ 3-4 tháng để quá trình lên men được triệt
để.
Bước 3: Thu nhận và bảo quản: Khi dịch lên men có màu vàng trong và mùi thơm nông
đặc trưng thì lọc vào chai, bỏ phần cặn bã và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Hoạt động 4: Thực hành tạo sản phẩm lên men theo quy trình đã thiết kế.
a. Mục tiêu:
- Tạo ra được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật.
- Phân công nhiệm vụ hợp lí cho các thành viên trong nhóm.
- Trung thực và trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập môn sinh học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho các nhóm hành tạo sản phẩm.
c. Sản phẩm học tập: HS các nhóm tạo được sản phẩm lên men từ vi sinh vật
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Thực hành tạo sản phẩm

- GV tổ chức các nhóm thực hiện ngoài lớp học và đánh giá.
trong thời gian khoảng 1 tuần.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm:
+ Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện
+ Thực hành tạo sản phẩm (quay video, chụp ảnh
quá trình thực hiện)
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện nếu thấy quy
trình chưa hợp lí thì có thể linh hoạt điều chỉnh, có
thể thay đổi nguyên liệu, mẫu vật phù hợp với thực
tiễn.
+ Làm báo cáo kết quả thực hành.
+ Tự đánh giá quá trình thực hiện của nhóm (theo
mẫu phiếu số 2 ở dưới hoạt động)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày trước lớp về sản phẩm của
mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá sản phẩm của các nhóm theo tiêu
chí đánh giá đã được trình bày ở trên.
MẪU PHIẾU SỐ 2
Biên bản đánh giá tính năng hoặc chất lượng sản phẩm
Nhóm thiết kế:…
Tên sản phẩm:…

Thử nghiệm Đánh giá sản phẩm Kết quả

Lần 1 - Ưu điểm:… Đạt


- Nhược điểm:… Đạt nhưng cần chỉnh sửa
- Nội dung cần điều chỉnh:… Chưa đạt

Lần 2 … …

… … …

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận sản phẩm và điều chỉnh quy trình tạo sản phẩm
lên men.
a. Mục tiêu:
- Giải thích được các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến quá trình lên men.
- Đánh giá và điều chỉnh được quy trình hực hiện các bước thực hành lên men sản
phẩm.
b. Nội dung: HS chia sẻ, giới thiệu sản phẩm thực hành, thảo luận, góp ý, bổ sung để
hoàn thiện quy trình.
c. Sản phẩm học tập: HS các nhóm hoàn thành được bản báo cáo kết quả thực hành
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 5. Viết báo cáo chia sẻ, thảo

- GV tổ chức cho các nhóm lần lượt báo cáo sản luận và điều chỉnh.
phẩm của nhóm: Sản phẩm thực hành và quá trình
tạo ra sản phẩm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhóm khác có thể thử sản phẩm để đánh giá
nhận xét lẫn nhau.
- Các nhóm tiếp thu, chỉnh sửa hoặc bảo lưu ý kiến
và hoàn thiện quy trình.
- HS hoàn thành báo cáo thực hành (file đính kèm
phía dưới hoạt động)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các nhóm trình bày trước lớp về sản phẩm của
nhóm mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV tổng kết và đánh giá chung về dự án rồi
chuyển sang nội dung luyện tập

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH


Thứ…ngày…tháng…năm…
Nhóm:…
Lớp:…
Tên sản phẩm lên men:….
1. Chuẩn bị
- Dụng cụ:…
- Nguyên liệu:…
2. Bản thiết kế quy trình lên men
….
3. Kết quả sản phẩm lên men
- Mô tả sản phẩm
- Hình ảnh minh họa
- Video, hình ảnh quá trình thực hiện
4. Tự đánh giá
- Bản thiết kế “Tạo sản phẩm lên men”:…
- Sản phẩm lên men…
5. Rút kinh nghiệm.
….

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về ứng dụng lên men vi sinh
vật trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm để ôn tập kiến thức
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi, đưa ra phương án đúng cho các câu hỏi
trắc nghiệm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt chiếu câu hỏi, để HS suy nghĩ lựa chọn đáp án.
Cho các dữ liệu:
(1) Tạo nguyên liệu để lên men
(2) Sơ chế nguyên liệu
(3) Cấy giống và lên men tạo sữa chua
(4) Lên men
(5) Thu nhận và bảo quản thành phẩm.
Câu 1. Chọn quy trình làm sữa chua đúng.
A. (1) → (2) → (3)
B. (1) → (3) → (4)
C. (2) → (3) → (4)
D. (1) → (3) → (5).
Câu 2. Chọn quy trình muối chua rau, củ, quả đúng.
A. (1) → (2) → (3)
B. (2) → (3) → (4)
C. (2) → (4) → (5)
D. (1) → (3) → (5).
Câu 3. Để muối dưa chua, ta cần pha dung dịch nước muối như thế nào?
A. 5 - 6%
B. 4 - 5%
C. 6 – 7%
D. Tùy vào lượng nguyên liệu rau củ quả mà có thể điều chỉnh độ muối.
Câu 4. Cách bảo quản thành phẩm sữa chua đúng nhất là:
A. Để ngăn đông tủ lạnh
B. Để ở nhiệt độ thường và đặt ở nơi thông thoáng.
C. Để ở ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ từ 2 - 8
D. Có thể để bất kì chỗ nào trong vòng 1 tuần
Câu 5. Thời gian ủ đẻ quá trình lên men trái cây được triệt để là?
A. 1 tuần
B. 1 tháng
C. 3-4 tháng
D. 2 tuần
Câu 6. Thành phẩm đạt chuẩn của quá trình muối dưa chua là?
A. Có vị chua, giòn.
B. Có màu vàng đặc trưng
C. Có mùi thơm
D. Tất cả các đáp án trên.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức đã học, suy nghĩ để đưa ra phương án chính xác cho các câu
hỏi trắc nghiệm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS lựa chọn đáp án
* Gợi ý:
Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án D C A C C D

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
- GV giao bài tập về nhà cho HS.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện được bài tập về nhà.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS về nhà tự tiến hành lên men 1 sản phẩm khác với sản phẩm mà nhóm
mình đã thực hiện trong bài thực hành ở lớp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện.
Bước 3,4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá tình thần làm thực hànhcủa HS, tuyên dương nhóm có sản
phẩm tốt.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật trong thực tiễn.
- Hoàn thành bài tập GV giao
- Đọc và tìm hiểu trước Bài Ôn tập chương 5
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP CHƯƠNG 5
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ: hệ thống lại lại và nắm vững kiến thức cơ bản về vi sinh vật.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Sử dụng sơ đồ để hệ thống các nội dung cơ bản của chương
 Tìm hiểu thế giới sống:
+ Thực hiện được các bài tập trong chương
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
- Năng lực chung:

 Giao tiếp và hợp tác:


+ Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm
trong bài ôn tập chương
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi
thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Phương pháp trò chơi.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức chương 5.
- Bộ câu hỏi có nội dung về vi sinh vật (Nếu GV thiết kế trò chơi)
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.
- Bút lông, bảng trắng
- Thiết bị (điện thoại, máy tính) có kết nối internet.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Nội dung trả lời các câu hỏi trong bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Hệ thống, ôn tập lại kiến thức đã học trong chương 5.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS ôn tập lại kiến thức đã học trong chương 5.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 5.
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng
3 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học ở chương 5, liên tiếp đưa ra phương án trả lời
trong vòng 3 phút.
- GV ghi những chủ đề HS kể tên lên bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc 3 phút, HS mở lại sách để xem lại các chủ đề đã học.
- GV công bố các câu trả lời đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Như vậy là
các em đã phần nào ghi nhớ được những nội dung kiến thức đã học trong chương 5.
Để hệ thống hóa một cách chi tiết hơn về những chủ đề này, chúng ta hãy cùng bắt đầu
bài học hôm nay – Bài Ôn tập chương 5.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức.
a. Mục tiêu:
- Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa các nội dung cơ bản của chương.
b. Nội dung:
- GV định hướng cho HS hệ thống hóa về kiến thức sinh học vi sinh vật
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Hệ thống hóa kiến thức

- GV tổ chức cho HS tham gia chơi một số trò HS hệ thống hóa kiến thức gồm:
chơi có tính tổng hợp như “Chiếc nón kì diệu”, + Các nhóm vi sinh vật
“Đuổi hình bắt chữ”…, để HS tham gia hoạt + Các kiểu dinh dưỡng
động hệ thống hóa các nội dung cơ bản của + Sinh trưởng ở vi sinh vật
chương. + Sinh sản ở vi sinh vật

- GV tổng hợp lại kiến thức bằng sơ đồ sau:


+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng của vi sinh vật
+ Ứng dụng vi sinh vật trong thực
tiễn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS hệ thống lại những kiến thức đã học.
Bước 3,4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt
động và thảo luận
- GV cùng với HS tổng hợp lại nội dung
chương 5 rồi chuyển sang nội dung tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Hướng dẫn giải bài tập SGK)
a. Mục tiêu:
- Thực hiện được các bài tập trong chương.
- Vận dụng các kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
- Phân tích được các công việc cần hực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong
bài ôn tập chương.
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định huóng cho HS giải quyết một số bài
tập phát triển năng lực sinh học cho cả chương.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 5 HS, thảo luận và hoàn thành các bài tập luyện tập
SGK tr.139:
1. Hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật rất đa dạng, điều này có ý nghĩa gì đối với tự
nhiên?
2. Hãy giải thích vì sao khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ
bằng nước sôi.
3. Quan sát đồ thị ở Hình 1, hãy giải thích sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli
trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol.
4. Người dân đã dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nước mắm từ cá ? Độ đạm của
nước mắm là gì ?
5. Hãy hoàn thành nội dung của bảng sau:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Cơ chế tác động Ứng dụng vào đời sống
của vi sinh vật
pH ? ?
Độ ẩm ? ?
Nhiệt độ ? ?
Ánh sáng ? ?
Áp suất thẩm thấu ? ?
Các chất dinh dưỡng ? ?
Chất sát khuẩn ? ?
Chất kháng sinh ? ?
6. Liệt kê một số thành tựu và tên các ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ
vi sinh vật trong đời sống theo nội dung bảng sau :
Công nghệ vi sinh vật Thành tựu Nghề nghiệp liên quan
Nông nghiệp ? ?
Thực phẩm ? ?
Y tế ? ?
Xử lí môi trường ? ?
7. Hãy so sánh ưu điểm, nhược điểm của thuốc trừ sâu và phân bón hóa học với thuốc
trừ sâu và phân bón sinh học.
- GV giới hạn cho các nhóm thời gian thảo luận là 20 phút. Sau đó, GV mời đại diện
các nhóm lên bốc thăm để trả lời các câu hỏi. Các nhóm bốc được số nào sẽ trả lời câu
hỏi tương ứng với số thứ tự đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. HS ghi lại kết quả thảo
luận của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1. Vi sinh vật có các hình thức dinh dưỡng:
- Quang tự dưỡng: vi khuẩn lam, tảo lục đơn bào, trùng roi xanh.
- Hóa tự dưỡng: vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxi hóa hydrogen.
- Quang dị dưỡng: vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và tía.
- Hóa dị dưỡng: vi nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
→ Nhờ vậy mà vi sinh vật đóng vai trò là mắt xích quan trọng nhất trong quá trình
chuyển hóa, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, góp phần làm sạch môi trường, chuyển
hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ cung cấp cho sinh vật sản xuất…
2. Khi làm sữa chua, chúng ta cần sát trùng tất cả các dụng cụ bằng nước sôi là để
tiêu diệt các loại vi khuẩn khác, tránh nhiễm khuẩn vào sữa chua lên men.
3. Khi trong môi trường có hai nguồn carbon là glucose và sorbitol, vi khuẩn E.coli
tổng hợp enzyme phân hủy glucose trước vì glucose dễ đồng hóa hơn. Sau khi nguồn
glucose cạn kiệt, vi khuẩn E.coli sẽ được sorbitol cảm ứng để tổng hợp enzyme phân
hủy sorbitol. Do đó đường cong sinh trưởng có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa, 2 pha
cân bằng.
4. Dựa vào khả năng vi sinh vật có thể tiết ra enzyme để phân giải protein có trong cá
tạo thành các amino acid có trong nước mắm. Độ đạm của nước mắm chính là tỉ lệ %
protein có trong nước mắm.
5. Hoàn thành bảng
Các yếu tố ảnh Cơ chế tác động Ứng dụng vào đời sống
hưởng đến sinh
trưởng của vi sinh
vật
pH Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, - Tạo môi trường pH phù hợp
hoạt động chuyển hóa vật chất , hoạt cho các vi sinh vật có lợi tối
tính ennzyme.Giới hạn hoạt động của ưu.
đa số vi khuẩn nằm trong khoảng pH từ - Tạo môi trường pH bất lợi
4-10. Một số vi khuẩn chịu acid có thể nhằm ức chế vi sinh vật gây
sinh trưởng ở pH≥ 1 hại cho con người.
Độ ẩm Vi sinh vật rất cần nước vì nước là dung - Tạo độ ẩm phù hợp cho các
môi hòa tan các chất dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi tối ưu.
enzyme thủy phân cơ chất. Nếu không - Tạo độ ẩm bất lợi nhằm ức
có nước vi sinh vật sẽ ngừng sinh chế vi sinh vật gây hại cho con
trưởng và hầu hết sẽ chết. Các loài vi người.
sinh vật khác nhau đòi hỏi độ ẩm khác - Phơi khô các lại thực thẩm
nhau: vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm để bảo quản được lâu.
men đòi hỏi độ ẩm thấp hơn.
Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản - Tạo nhiệt độ phù hợp cho vi
ứng sinh hóa trong tế bào. Mỗi loài vi sinh vật có lợi phát triển tối
sinh vật có thể tồn tại và hoạt động tốt đa.
nhất trong một phạm vi nhiệt độ nhất
định. Dựa vào phạm vi nhiệt độ này, có - Tăng nhiệt độ để tiêu diệt vi
thể chia thành 4 nhóm: ưa lạnh, ưa ấm, sinh vật có hại, dùng nhiệt để
ưa nhiệt, ưa siêu nhiệt thanh trùng.
- Hạ nhiệt độ lạnh đẻ bảo
quản thực phẩm.
Ánh sáng Ánh sáng tác động đến quá tình quang - Tạo môi trường ánh sáng
hợp ở vi khuẩn quang tự dưỡng. Ngoài phù hợp cho vi sinh vật có lợi
ra ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự hình phát triển tối đa.
thành bào tử, tổng hợp sác tố, chuyển - Sử dụng các tia sáng có bước
động hướng sáng…Những tia sáng có sóng ngắn để tiêu diệt, ức chế
bước sóng ngắn có thể ức chế hoặc tiêu vi sinh vật gây hại
diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến,
làm biến tính protein ….
Áp suất thẩm thấu Áp suất thẩm thấu được tạo thành nhờ Tạo môi trường ưu trương để
chênh lệch nồng độ các chất ở 2 bên gây co nguyên ính nhằm ức
màng sinh chất. Khi đưa vi sinh vật vào chế sự sinh trưởng của vi sinh
môi trường ưu trương (môi trường có vật gây hại.
nồng độ chất tan cao hơn bên trong tế
bào), tế bào vi sinh vật sẽ bị mất nước
gây co nguyên sinh do đó chúng không
phân chia được.
Các chất dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng gồm các chất hữu - Tạo môi trường dinh dưỡng
cơ (protein, lipid..), các nguyên tố đa phù hợp cho những vi sinh vật
lượng (C,H, O…), các nguyên tố vi có lợi phát triển, như trong
lượng (Zn, Mn…) và các nhân tố sinh nuôi cấy thu sinh khối…
trưởng (vitamin, nuleic acid…). Những - Loại bỏ các vi lượng nhằm
chất này ảnh hưởng đến quá tình ức chế sự sinh trưởng của vi
chuyển hóa vật chất và năng lượng của sinh vật gây hại.
vi sinh vật (quá tình dinh dưỡng, hô
hấp…)
Chất sát khuẩn Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế Dùng để sát khuẩ trong y tế và
không chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh trong đời sống hằng ngày.
nhưng không làm tổn thương đến da và
mô sống của cơ thể. Ví dụ: phenol,
ethanol…
Chất kháng sinh Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi Dùng để chữa bệnh cho người
sinh vật gây bệnh một cách có chọn lọc và động vật do kháng sinh có
ngay cả ở nồng độ thấp. Ví dụ: thể tiêu diệt vi sinh vật gây
penicillin, tetracyllin,… Việc sử dụng bệnh.
chất kháng sinh đúng cách có thể chữa
khỏi nhiều bệnh ở người và động vật.
6. Một số thành tựu và tên các ngành nghề liên quan đến ứng dụng công nghệ vi sinh
vật trong đời sống theo nội dung bảng sau :
Công nghệ vi sinh vật Thành tựu Nghề nghiệp liên quan
Nông nghiệp - Sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh - Bảo vệ thực vật
vật. - Phân bón.
- Sản xuất phân bón. - Giống cây trồng
- Tạo giống sạch bệnh
Thực phẩm - Sản xuất rượu bia, nước giải - Công nghệ thực phẩm
khát - Rượu, bia, nước giải khát
- Sản xuất thực phẩm: bánh
mì, nước mắm…
Y tế - Sản xuất vaccine, thuốc - Dược học
kháng sinh
Xử lí môi trường - Xử lí rác thải, nước thải - Công nghệ môi trường

7. So sánh ưu điểm, nhược điểm của thuốc trừ sâu và phân bón hóa học với thuốc trừ
sâu và phân bón sinh học.

Điểm so sánh Thuốc trừ sâu hóa Thuốc trừ sâu Phân bón Phân bón sinh học
học sinh học hóa học

Ưu điểm Hiệu quả nhanh - Hiệu quả lâu - Hiệu quả - Hiệu quả lâu dài.
chóng, diệt được dài, chỉ diệt nhanh Ngoài việc cung cấp
sâu bệnh trên diện sâu bệnh gây chóng. chất khoáng cơ bản,
rộng hại mà không - Tỉ lệ chất còn cung cấp các vi
ảnh hưởng đến dinh dưỡng lượng, các chất kích
vi sinh vật cao, dễ hòa thích tăng trưởng,
khác. tan, dễ hấp nâng cao sức đề
- Không ảnh thu. kháng, tăng cường
hưởng đến môi hấp thụ, phân giải
trường, không các chất trong đất, cố
làm giảm chất định đạm….
lượng sản - Không ảnh hưởng
phẩm, không đến môi trường
gây độc hại - Quy trình sản xuất
đến người sử đơn giản hơn, nguyên
dụng sản liệu rẻ, giảm giá
phẩm thành
- Giá thành
thấp

Nhược điểm - Không có hiệu - Hiệu quả - Chứa ít - Hiệu quả chậm hơn.
quả lâu dài chậm hơn châtsdinh - Có hạn sử dụng
- Diệt cả những - Khó bảo dưỡng hơn - Khó bảo quản hơn.
sinh vật có ích quản - Bón liên tục
- Gây ô nhiễm môi sẽ làm cho
trường đất chua.

- Có thể ảnh hưởng - Ảnh hưởng


đến chất lượng sản đến môi
phẩm trường.

- Gây ngộ độc


- Gây nhờn thuốc
- Giá thành cao

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và năng lực tự
học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Thiết kế poster về chủ đề “Thuốc
kháng sinh với cuộc sống”
c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm sáng tạo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học.
- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm (mỗi nhóm không quá 5 HS). Sản
phẩm poster cần ít chữ nhất có thể, hình ảnh minh họa sinh động, màu sắc hài hoà, trình
bày hợp logic, dễ hiểu, dễ nhớ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm của mình vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về công nghệ vi sinh vật.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 29. Virus
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 5


Câu 1: Vi sinh vật chỉ tồn tại và sinh trưởng được trong môi trường có oxi được gọi là:
A. Vi sinh vật hiếu khí bắt buộc
B. Vi sinh vật kị khí bắt buộc
C. Vi sinh vật hiếu khí không bắt buộc
D. Vi sinh vật kị khí không bắt buộc
Câu 2: Các tia tử ngoại có tác dụng nào sau đây đối với vi sinh vật?
A. Đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật
B. Tham gia vào các quá trình thủy phân trong tế bào vi khuẩn
C. Tăng hoạt tính enzym
D. Gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn
Câu 3: Phoocmandehit là chất làm bất hoạt các protein. Do đó, chất này được sử dụng rộng rãi
trong thanh trùng, đối với vi sinh vật, phoomandehit là
A. Chất ức chế sinh trưởng
B. Nhân tố sinh trưởng
C. Chất dinh dưỡng
D. Chất hoạt hóa enzim
Câu 4: Điều nào sau đây là đúng về nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhân tố sinh trưởng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật
B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
C. Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. nếu thiếu thì vi sinh vật không thể
sinh trưởng được
D. Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để cung cấp cho sự sinh trưởng của chúng
Câu 5: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là các nguyên tố có vai trò quan
trọng trong quá trình
A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein
B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein
C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim
D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein
Câu 6: Cơ chế nào sau đây là tác động của chất kháng sinh?
A. Diệt khuẩn có tính chọn lọc
B. Oxi hóa các thành tế bào
C. Gây biến tính các protein
D. Bất hoạt các protein
Câu 7: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải khát, nồng
độ đường ở 2 bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn khiến cho nước trong tế
bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho tế bào vi sinh vật không
phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?
A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật
B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
D. Cả A và C
Câu 8: Mezoxom trong quá trình sinh sản phân đôi của vi khuẩn có vai trò là
A. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự phân đôi tế bào
B. Điểm tựa để ADN mạch thẳng đính vào khi thực hiện sự phân đôi
C. Điểm tựa để ADN vòng đính vào khi thực hiện sự nhân đôi ADN
D. Điểm tựa để các bào quan trong tế bào vi khuẩn đính vào
Câu 9: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?
A. Axit
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường
Câu 10: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản
A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...
B. Bằng cách phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín...
C. Bằng cách nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính...
D. Cả B và C
Câu 11: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất hóa học nào sau đây?
A. Protein, vitamin
B. Axit amin, polisaccarit
C. Lipit, chất khoáng
D. Vitamin, axit amin
Câu 12: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi
sinh vật ưa siêu nhiệt
Câu 13: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?
A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp
B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp
C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường
có nhiệt độ thấp
D. Cả A, B và C
Câu 14: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến
sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật
B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật
C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật
không phân chia được
D. Cả A, B và C
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 6. VIRUS VÀ ỨNG DỤNG


BÀI 29: VIRUS
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus. Trình bày được cấu tạo của virus.
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ. Từ đó giải thích
được cơ chế gây bệnh do virus.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Nêu được khái niệm và các đặc điểm của virus.
+ Trình bày được cấu tạo và phân loại của virus.
+ Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virustrong tế bào chủ.
+ Phân biệt được chu trình sinh tan và tiềm tan của virus.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Tìm kiếm và đánh giá, lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù
hợp về cấu tạo, phân loại, quá trình nhân lên của virus.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến sự
nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chủ động tích cực tham gia và vận động người khác tích cực tìm hiểu
về virus để có cách phòng chống phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh về các loại virus khác nhau, quá trình nhân lên của virus, biến thể của virus.
- Các câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép.
- Bảng trắng, bút lông, giấy A4.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Tìm kiếm thông tin, hình ảnh về các loại virus khác nhau, quá trình nhân lên của virus,
biến thể của virus.
- Bảng phân biệt vi khuẩn và virus.
- Mô hình các loại virus có hình thái khác nhau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK và định hướng HS xác định nhiệm vụ của
bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được dự đoán về câu trả lời và bước đầu tiếp cận
được nội dung của bài học mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Vào cuối năm 1800, Martinus
Beijerinck (Hà Lan) đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khảm ở
cây thuốc lá (hình 29.1). Qua thí nghiệm, em hãy cho biết :
+ Trong dịch lọc (số 2) có chứa vi khuẩn không?
+ Hãy dự đoán tác nhân gây bệnh khảm ở cây thuốc lá.

- GV sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu HS trả lời cho 2 câu hỏi trên trong thời
gian 1 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi mà GV
đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trình bày ý kiến (HS đưa ra suy nghĩ của mình).
- GV mời 1-2 bạn trình bày câu trả lời.
*Gợi ý:
+ Trong dịch lọc (số 2) không chứa vi khuẩn vì dịch đã được lọc qua màng lọc vi khuẩn
+ Tác nhân gây bệnh khảm ở thuốc lá có thể là một phân tử nhỏ hơn kích thước của vi
khuẩn, đó chính là virus.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài mới: Ở chương trước chúng ta đã
học về vi khuẩn. Đến chương này ta sẽ học về virus. Vậy virus là gì? Đặc điểm cấu tạo
của nó ra làm sao? Chúng phát triển như thế nào? Và trong câu hỏi trên, tác nhân gây
bệnh khảm ở thuốc lá có phải là do virus? Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu trong bài
học hôm nay. Bài 29. Virus.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của virus.
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm, đặc điểm của virus.
- Trình bày được cấu tạo và phân loại của virus
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp về cấu tạo, phân loại,
quá trình nhân lên của virus.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm, đặc điểm của
a. Khái niệm và đặc điểm virus

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và trả lời 1. Khái niệm
câu hỏi số 1 trang 140 SGK: Hãy nêu khái Trả lời:
niệm và giải thích rõ các đặc điểm của virus. CH1.
→ GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm - Khái niệm: Virus là thực thể
như SGK trang 140. chưa có cấu tạo tế bào, có cấu tạo
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập trang rất đơn giản, chỉ có phần lõi là
140: Vi khuẩn khác virut ở những điểm nào ? DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein;
kích thước siêu nhỏ (khoảng 20-
300nm). Chúng sống kí sinh nội
bào bắt buộc, không thể nhân lên
và thực hiện các hoạt động
chuyển hóa bên ngoài tế bào vật
chủ.
- Đặc điểm:
+ Virus có kết cấu đại phân tử vô
bào, không có hệ thống sinh năng
lượng, không có hiện tượng sinh
trưởng, không phân cách thành 2
phần bằng nhau. Không mẫn cảm
với các chất kháng sinh.
+ Trong điều kiện ngoài cơ thể
chúng có thể tồn tại lâu dài ở
trạng thái đại phân tử hóa học
không sống và có khả năng truyền
nhiễm.
LT: HS tham khảo file đính kèm
phía dưới hoạt động.
2. Cấu tạo và phân loại virus
Trả lời:
b. Tìm hiểu cấu tạo và phân loại virus + Virus cấu tạo từ 2 thành phần
- GV trình chiếu hình 29.2, 29.3 và đặt ra các cơ bản là lõi nucleic acid và vỏ
câu hỏi: capsid.
+ Virus cấu tạo từ những thành phần nào? + Nucleic acid của virus có đặc
+ Nucleic acid của virus có đặc điểm gì? điểm: là một chuỗi đơn hoặc
+ Vỏ capsid được cấu tạo và sắp xếp như thế chuỗi kép.
nào xung quanh lõi nucleic acid? + Vỏ capsid được cấu tạo từ các
+ Một số virus có thêm vỏ ngoài, vỏ ngoài đơn vị protein là capsomer,được
được cấu tạo như thế nào?
sắp xếp bao quanh lõi nucleic
acid.
+ Một số virus có thêm vỏ ngoài,
vỏ ngoài được cấu tạo gồm lớp
kép phospholipid và protein, trên
vỏ ngoài chứa các gai
glycoprotein.
CH2: Nêu cấu tạo của virus
+ Lõi nucleic acid: DNA hoặc
RNA ( chuỗi đơn hoặc chuỗi kép)
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2,3 và bài
+ Lớp vỏ: Virus trần: vỏ capsid
luyện tập trang 141 SGK.
được cấu tạo từ các đơn vị protein
CH2: Nêu cấu tạo của virus.
là capsomer. Virus có vỏ ngoài có
CH3: Trình bày các tiêu chí phân loại virus.
thêm gồm lớp kép phospholipid
Luyện tập: Hãy tìm một số ví dụ về virus kí
và protein, trên vỏ ngoài có các
sinh ở vi khuẩn, thực vật, động vật và con
gai glycoprotein.
người.
CH3: Trình bày các tiêu chí phân
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
loại virus.
- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh để
(1) Dựa vào lớp vỏ ngoài: chia 2
đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu
loại Virus trần và Virus có vỏ
cầu.
ngoài
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo (2) Dựa vào sự sắp xếp của
luận capsomer : chia 4 loại virus:
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày câu trả lời. virus có cấu trúc xoắn, virus có
- Các HS ở nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ cấu trúc khối, virus hình cầu,
sung ý kiến (nếu có). virus có cấu trúc vừa khối vừa
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm xoắn
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. (3) Dựa vào vật chất di truyền:
- GV rút ra kiến thức trọng tâm như SGK trang chia 2 loại: virus DNA và virus
141 rồi chuyển sang nội dung tiếp theo RNA
(4) Dựa vào đối tượng vật chủ:
chia 4 loại: virus kí sinh ở vi
khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus
kí dinh ở thực vật, virus kí dinh ở
động vật và người.
LT:
(1) Virut kí sinh ở vi sinh vật
+ Phage T2, T4, T5
(2) Virut kí sinh ở thực vật
+ Virus khảm thuốc lá
+ Virus xoăn lá cà chua,
+ Virus gây bệnh lùn xoắn lá ở
lúa.
(3) Virut kí sinh ở động vật và con
người
-Virus SASR-CoV-2
-Virus HIV
-Virus đậu mùa
-Virus cúm

Phân biệt virus với vi khuẩn.

Điểm so sánh Virus Vi khuẩn

Có cấu tạo tế bào Chưa có cấu tạo tế bào Tế bào nhân sơ

Kích thước Siêu hiển vi (20-300nm) Hiển vi (≈1000nm)

Vật chất di truyền DNA hoặc RNA DNA


Sinh trưởng Không có Có

Sinh sản Không có (có quá trình nhân lên) Phân đôi

Mẫn cảm với kháng sinh Không Có

Tồn tại độc lập Không Có

Kí sinh Có (kí sinh nội bào) Có (kí sinh ngoại bào)

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virustrong tế bào chủ.
- Tìm kiếm và đánh giá, lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù hợp về cấu tạo, phân
loại, quá trình nhân lên của virus.
- Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến sự nhân lên của virus trong tế bào vật
chủ.
- Giải thích được cơ chế gây bệnh do virus.
- Chủ động tích cực tham gia và vận động người khác tích cực tìm hiểu về virus để có
cách phòng chống phù hợp.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và dùng kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức cho HS
thảo luận các nội dung trong SGK.
- GV sử dụng kĩ thuật động não để tổ chức cho HS trình bày ý kiến về nội dung: Hãy
giải thích cơ chế gây bệnh của virus cho vật chủ mà nó xâm nhập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Quá trình nhân lên của

a. Tìm hiểu quá trình nhân lên của virus trong tế virus trong tế bào chủ.

bào chủ. 1. Quá trình nhân lên của


virus trong tế bào chủ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm
HS hoàn thành phiếu học tập
đọc thông tin SGK, quan sát hình 29.4 và 29.5, trả
theo yêu cầu của GV.
lời câu hỏi số 4,5 trang 142 SGK rồi hoàn thành
LT3: HS tham khỏa file đính
phiếu học tập.
kèm phía dưới hoạt động.
LT4: Vì sự xâm nhập của virus
cần có sự gắn đặc hiệu giữa
phân tử bề mặt của virus vào thụ
thể bề mặt của tế bào vật chủ
theo nguyên tắc chìa và khóa.
Virus chỉ có thể tìm thấy đặc hiệu
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập ở trang trên một hoặc một số tế bào vật
142 SGK. chủ nhất định.

LT3: Hãy phân biệt quá trình hấp phụ, xâm nhập
vào tế bào vật chủ của phage, virus trần, virus có
vỏ ngoài.
LT4: Giải thích vì sao virus chỉ xâm nhập vào tế
bào của vật chủ nhất định.
b. Tìm hiểu chu trình tan, tiềm tan
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK rồi trả lời câu 2. Chu trình tan, tiềm tan và cơ
hỏi 7 trang 143 SGK. chế gây bệnh của virus.

CH7: Hãy trình bày chu trình sinh tan và tiềm tan a. Chu trình tan, tiềm tan
ở phage . Trả lời:
CH7:
- GV đưa ra thêm câu hỏi mở rộng: Những virus - Chu trình tan: Virus xâm nhập
có khả năng dùng cả 2 chu trình trong một tế bào vào tế bào vật chủ, nhân lên tạo
vật chủ gọi là gì? vô số virus mới và phá vỡ, làm
LT5: Quan sát Hình 29.6, hãy trình bày mối liên tan tế bào vật chủ.
hệ giữa chu trình sinh tan và tiềm tan ở phage - Chu trình tiềm tan: Ngược lại
với chu trình tan làm chết tế bào
vật chủ, chu trình tiềm tan cho
phép hệ gene của virus có thể tái
bản, chúng không tạo thành
virus mới và không phá vỡ tế bào
vật chủ.
- Những virus có khả năng dùng
cả 2 chu trình trong một tế bào
vật chủ gọi là virus ôn hòa
(phage )
LT5: Ở phage khi virus xâm
nhập vào tế bào vật chủ có thể
tiến hành theo cả 2 chu trình, lõi
DNA có thể nhân lên tạo vô số
virus mới và làm tan tế bào. Tuy
nhiên hệ gene của phage có thể
cài xen vào hệ gene của tế bào
vật chủ. Do đó chúng nhân lên và
tạo ra quần thể tiền phage. Các
tiền phage có thể chuyển sang
chu trình tan.

c. Tìm hiểu cơ chế gây bệnh của virus b. Cơ chế gây bệnh của virus
Trả lời:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, và trả lời câu - Virus xâm nhập vào tế bào vật
hỏi: Hãy giải thích cơ chế gây bệnh của virus cho chủ và nhân lên rất nhanh tạo
vật chủ mà nó xâm nhập nhiều virus mới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Virus mới phá vỡ tế bào để chui

- HS đọc thông tin SGK và thực hiện theo yêu ra ngoài và tiếp tục xâm nhập

cầu của GV. vào nhiều tế bào khác xung


quanh. Điều đó làm tổn thương
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
mô và cơ quan, làm cho cơ thể bị
luận
bệnh ở cơ quan có virus xâm
- GV mời đại diện mỗi HS/nhóm HS trả lời một
nhập hoặc làm nặng hơn các
câu hỏi/ trình bày phiếu học tập.
bệnh nền vốn có của vật chủ.
- Các HS/ nhóm khác lắng nghe và cho ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV đánh giá câu trả lời của HS, rút ra nội dung
trọng tâm rồi chuyển sang nội dung tiếp theo.

*Phân biệt quá trình hấp phụ, xâm nhập vào tế bào vật chủ của phage, virus trần, virus
có vỏ ngoài.
Quá trình Phage Virus trần Virus có vỏ ngoài
Hấp phụ Đầu mút của các sợi lông đuôi Phân tử protein nhô ra ở Gai glycoprotein
phân tử khối đa diện nhô ra khỏi vỏ
ngoài.
Xâm nhập Sợi lông đuôi tiết ra enzyme Chúng xâm nhập vào bên Chúng vào bên
lysozyme làm tan thành tế bào trong nhờ cơ chế thực trong tế bào nhờ
vật chủ, bao đuôi co lại đẩy bào, sau đó enzyme sự dung hợp màng
DNA vào bên trong tế bào, để lysozyme của tế bào vật sinh chất với vỏ
lại vỏ capsid rỗng ở ngoài. chủ phân hủy lớp vỏ ngoài.
capsid và giải phóng hệ
gene vào tế bào chất.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về virus.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm để ôn tập kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi, đưa ra phương án đúng cho các câu hỏi
trắc nghiệm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt chiếu câu hỏi, để HS suy nghĩ lựa chọn đáp án.
Câu 1: Khi nói về nguyên nhân khiến virut phải sống kí sinh nội bào bắt buộc, phát
biểu nào dưới đây là sai?
A. Virut thiếu hệ enzym thực hiện trao đổi chất
B. Virut không có bộ máy sinh tổng hợp protein cho bản thân nó
C. Virut không có hệ gen của riêng nó
D. Virut không có nguyên liệu để tạo nên các bộ phận cấu thành mới
Câu 2: Hệ gen của virut là
A. ADN hoặc ARN
B. ADN, ARN, protein
C. ARN, protein
D. Nucleocapsit
Câu 3: Phago ở E. coli là virut
A. Kí sinh ở vi sinh vật
B. Kí sinh ở vi sinh vật và người
C. Kí sinh ở vi sinh vật, thực vật, động vật và người
D. Kí sinh ở thực vật, động vật và người
Câu 4: Capsome là
A. Vỏ capsit được cấu tạo từ các phân tử protein
B. Các phân tử axit nucleic
C. Vỏ bọc ngoài virut
D. Nucleocapsit
Câu 5: Đặc điểm nào sau đay không thuộc virut?
A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào
B. Chỉ có vỏ là protein và lõi là axit nucleic
C. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ
D. Có thể sống trong môi trường ngoại bào có các chất hữu cơ
Câu 6: Vỏ ngoài của virut là
A. Vỏ capsit
B. Các gai glicoprotein
C. Lớp lipit kép và protein bọc bên ngoài vỏ capsit
D. Nucleocapsit
Câu 7: Điều nào sau đây là sai về virut?
A. Chỉ trong tế bào chủ, virut mới hoạt động như một thể sống
B. Hệ gen của virut chỉ chứa một trong hai loại axit nucleic: ADN, ARN
C. Kích thước của virut vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virut vẫn hoạt động mặc dù nó chỉ là phức hợp gồm
axit nucleic và protein, chưa phải là virut
Câu 8: Cấu tạo của virut trần gồm có:
A. axit nucleic và capsit
B. axit nucleic, capsit và vỏ ngoài
C. axit nucleic và vỏ ngoài
D. capsit và vỏ ngoài
Câu 9: Trong quá trình nhân lên của virut, giai đoạn nào sau đây virut dùng bộ máy
của tế bào chủ tạo nên các capsome?
A. Hấp phụ
B. Phóng thích
C. Sinh tổng hợp
D. Lắp ráp
Câu 10: Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành
A. nucleocapsit
B. glicoprotein
C. capsome
D. lớp lipit kép
Câu 11: Ý nào sau đây là sai?
A. HIV lây nhiễm khi người lành dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV
B. HIV lây nhiễm khi người lành quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV
C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV
D. Cả A và B
Câu 12: Quá trình tiềm tan là quá trình:
A. virut nhân lên và phá tan tế bào
B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường
C. phá vỡ tế bào chủ để phóng thích ra ngoài
D. lắp axit nucleic vào protein vỏ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức đã học, suy nghĩ để đưa ra phương án chính xác cho các câu
hỏi trắc nghiệm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS lựa chọn đáp án
* Gợi ý:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Đáp án C C A A D C D A C A C B

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đối chiếu đáp án đúng rồi chuyển sang nội dung vận dụng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời bài tập 2,3,4 SGK – tr144
c. Sản phẩm học tập: HS vận dụng kiến thức đã học đưa ra được ví dụ và giải thích
được các vấn đề liên quan đến virus.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS trình bày nhanh lời giải các câu hỏi sau trên lớp rồi về nhà hoàn thiện
vào vở bài tập.
BT2. Giải thích vì sao virus rất đa dạng và phong phú.
BT3. Hãy tìm một số ví dụ về virus có hệ gene là RNA, DNA.
BT4. Giải thích vì sao không thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virus.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS giơ tay phát biểu.
*Gợi ý:
BT2. Virus rất đa dạng và phong phú là vì:
- Hệ gene rất đa dạng: Hệ gene có thể là DNA hoặc RNA, mạch đơn hoặc mạch kép,
một sợi hoặc nhiều sợi…
- Hình thái cũng rất đa dạng: hình khối, cầu, xoắn, hỗn hợp.
- Lớp vỏ cũng phong phú: virus trần, virus có vỏ ngoài.
- Vật chủ kí sinh cũng rất đa dạng, chúng kí sinh trên tất cả các giới sinh vật từ vi khuẩn
đến con người.
BT3. Một số ví dụ về virus có hệ gene là RNA, DNA.
BT4. Thuốc kháng sinh thường ức chế hoặc tiêu diệt các kháng nguyên bằng cách tác
động lên hệ thống màng tế bào và các quá trình tổng hợp protein, nucleic acid. Tuy
nhiên virus không có cấu tạo tế bào, mặt khác chúng được bảo vệ bởi lớp vỏ capsid, vỏ
ngoài… nên thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được virus. Hơn nữa, virus kí sinh
nội bào bắt buộc nên thuốc kháng sinh khó có thể tiếp xúc được với virus.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS rồi kết thúc bài học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về virus.
- Hoàn thành bài tập GV giao ở phần vận dụng vào vở.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 30. ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 30: ỨNG DỤNG CỦA VIRUS TRONG Y HỌC VÀ THỰC TIỄN
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, trong
y học và nông nghiệp, sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Kể tên và trình bày được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế
phẩm sinh học, y học.
+ Kể tên và trình bày được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất nông
nghiếp, thuốc trừ sâu.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao phage được sử dụng
để làm vector chuyển gene.
- Năng lực chung:

 Tự chủ và tự học: Tìm kiếm và đánh giá, lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù
hợp về các thành tựu ứng dụng virus trong thực tiễn.
 Giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành
nhiệm vụ tìm hiểu các thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học,
và trong ý học.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Chủ động tích cực tham gia và vận động người khác sử dụng hợp lí các
ứng dụng của virus trong thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh, video về các ứng dụng virus trong y học và nông nghiệp.
- Các phiếu học tập, bảng tiêu chí đánh giá.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép.
- Tìm hiểu các tranh ảnh, thông tinvề vacine, interferon, hormone, thuốc trừ sâu…
- Bảng phân biệt thuốc trừ sâu từ vi khuẩn và từ virus.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK và định hướng HS xác định nhiệm vụ của
bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được dự đoán về câu trả lời và bước đầu tiếp cận
được nội dung của bài học mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Trong lúc thảo luận với nhau về chủ
đề virus, bạn A nói: “Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc nên nó là đối tượng gây
bệnh cho các sinh vật khác chứ hoàn toàn không có lợi.”. Bạn B thì cho rằng “Mọi
vật đều có 2 mặt của nó có lợi và có hại. Virus cũng thế”. Theo em, ý kiến của bạn
nào là phù hợp? Vì sao?
- GV chia lớp thành 2 đội, sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu nêu những điểm có
lợi, có hại. Trong thời gian 2 phút, đội nào nêu ra được nhiều hơn sẽ dành chiến
thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề mà GV
đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 đội lên bảng ghi ra đáp án của đội mình.
*Gợi ý:
Có hại: Virus gây bệnh nguy hiểm liên quan đến tính mạng của con người và sinh vật.
Ví dụ: virus H5N1, HIV, cúm gà, sởi….
Có lợi: Virus đã được các nhà khoa học nghiên cứu để chế tạo thuốc trừ sâu gây hại
cho cây trồng, tạo giống cây trồng sạch bệnh…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài mới: Ta thấy rõ ràng là virus vừa
có lợi vừa có hại. Bài học hôm nay chũng ta sẽ đi tìm hiểu mặt có lợi của virus. Có hai
nhiệm vụ trọng tâm mà ta cần giải quyết: Một là tìm hiểu một số thành tựu về ứng dụng
virus trong y học; Hai là tìm hiểu một số thành tựu về ứng dụng virus trong sản xuất
nông nghiệp. Còn mặt có hại ta sẽ tìm hiểu trong bài 31. Chúng ta đi vào bài học Bài
30. Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thành tựu ứng dụng virus trong y học.
a. Mục tiêu:
- Kể tên và trình bày được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm
sinh học, y học.

 - Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các
thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học, và trong ý học.
- Chủ động tích cực tham gia và vận động người khác sử dụng hợp lí các ứng dụng của
virus trong thực tiễn.
b. Nội dung:
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu học tập đã được hoàn thành của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Ứng dụng virus trong y học.
- GV chia lớp thành những nhóm 4-6 HS rồi tổ 1. Một số thành tựu về ứng
chức cho các nhóm HS đọc thông tin mục I, dụng virus trong sản xuất chế
thảo luận về các nội dung trong SGK và hoàn phẩm sinh học.
thành phiếu học tập (file đính kèm phía dưới - HS hoàn thành phiếu học tập
hoạt động. Trả lời:
→GV cho HS rút ra nội dung trọng tâm như LT1.
trong SGK, trang 146. - Do virus có khả năng nhân lên
- Sau đó yêu cầu HS trả lời LT1 trang 145, LT2 rất nhanh (so với quá trình nhân
trang 146 SGK. đôi của vi khuẩn) trong tế bào vật
LT1: So với cách làm truyền thống, việc ứng chủ, do vậy gene mong muốn sản
dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có xuất chế phẩm (được cài xen vào
những ưu điểm gì? hệ gene của virus) được nhân lên

LT2: Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu nhanh chóng, tạo ra lượng chế
đường, người bệnh cần lưu ý đến điều gì? phẩm lớn hơn so với phương pháp
thông thường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
LT2.
- HS chia nhóm, đọc thông tin SGK để thảo
- Khi sử dụng insuline để điều trị
luận hoàn thành phiếu học tập và các câu hỏi
bệnh tiểu đường, người bệnh cần
luyện tập.
lưu ý những điểm sau:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo + Do insuline có tác dụng làm
luận giảm lượng đường trong máu nên
- GV mời đại diện 1 nhóm HS thuyết trình về khi tiêm thuốc cần tránh nguy cơ
phiếu học tập. Các nhóm khác lắng nghe và hạ đường huyết. Do đó là nên
đưa ra ý kiến. tiêm insuline ngay trước bữa ăn.

- GV mời HS phát biểu câu trả lời cho câu hỏi Tùy loại insuline mà thời gian
luyện tập1,2. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, tiêm đến khi ăn là khác nhau.
bổ sung ý kiến (nếu có). + Nên tiêm insuline theo đường
tĩnh mạch để tránh insuline bị
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
phân hủy bởi các enzyme có mặt
vụ học tập
ở dưới mô da.
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS rồi
+ Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để
chuyển sang nội dung tiếp theo.
làm ấm và trộn đều thuốc, không
nên lắc mạnh lọ vì dễ tạo ra bọt
khí và khi rút insuline vào bơm
tiêm thì khí có thể lọt vào bơm
tiêm.
+ Không nên tự ý sử dụng
insuline mà cần đi khám để được
bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử
dụng.

PHIẾU HỌC TẬP


Tìm hiểu các thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học và trong y học
CH1: Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học. Cho biết cơ
sở khoa học, quy trình công nghệ của các ứng dụng đó.
Trả lời:
Chế phẩm Cơ sở khoa học Quy trình công nghệ
sinh học
Insulin Một số virus kí sinh ở Dựa vào tính chất này người ta đã sử dụng virus làm
Interferon vi khuẩn (phage), vector và sản xuất chế phẩm bằng quy trình sau:
chứa các đoạn gene (1) Tạo vector virus tái tổ hợp: cắt bỏ gene không
không thật sự quan quan trọng của virus, gắn/ghép gene của virus mong
trọng, nếu cắt bỏ và muốn vào virus tái tổ hợp.
thay bởi một đoạn (2) Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn:
gene khác thì quá sử dụng virus tái tổ hợp làm vector để chuyển gene
trình nhân lên không mong muốn vào tế bào vi khuẩn.
bị ảnh hưởng. (3) Tiến hành nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách
chiết sinh khối để thu chế phẩm
CH2: Dựa vào Hình 30.1, hãy mô tả quá trình sản xuất insulin, interferon.

Trả lời:
(1) Chuẩn bị:
- Tách gene tổng hợp insulin/ interferon ở người
- Cắt bỏ đoạn gene tương ứng (chiều dài gene) ở nucleic acid cuả phage
(2) Tạo DNA tái tổ hợp:
- Gắn gene tổng hợp insulin/ interferon ở người vào DNA của phage tại vị trí cắt bỏ gene.
- Nhiễm DNA tái tổ hợp của phage vào khuẩn E. coli
(3) Nuôi cấy và thu sản phẩm:
- Nuôi vi khuẩn E. coli nhiễm DNA tái tổ hợp của phage trong nồi lên men. Nhờ vào sự sinh
sản rất nhanh của E. coli nên thu được nhiều sinh khối, trong đó có insulin/ interferon do gene
trong DNA tái tổ hợp sản xuất.
- Tách chiết và thu sản phẩm.
CH3: Hãy trình bày một số thành tựu về ứng dụng virus trong y học.
Trả lời:
- Sử dụng hormone isulin để làm giảm nồng độ glucose trong máu, giuos điều trị bệnh tiểu
đường.
- Sử dụng chất interferon để chống virus, tăng cường khả năng miễn dịch
- Sử dụng vaccine để phòng các bệnh do virus gây ra , nhờ vậy mà con người có thể tránh được
các đại dịch, giúp tắng cường hệ miễn dịch.
CH4: Dựa vào Hình 30.2, hãy giải thích cơ chế tác động của interferon trong việc chống lại
virus

Trả lời:
(1) Nucleic acid của virus xâm nhập vào tế bào chủ thứ nhất: nhân lên và phóng thích ra ngoài.
(2) Đồng thời hệ gene của virus xâm nhập vào nhân tế bào, cái xen gene sản xuất interferon của
DNA của tế bào vật chủ.
(3) Gene này phiên mã và tổng hợp nên interferon
(4) Interferon được giải phóng đi ra ngoài và đi vào các tế bào khác xung quanh.
(5) Khi interferon vào trong tế bào, nó sẽ kích thích gene tổng hợp chất chống lại sự nhân lên
của virus trong tế bào vật chủ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành tựu ứng dụng virus trong đời sống thực tiễn.
a. Mục tiêu:
- Kể tên và trình bày được một số thành tựu ứng dụng virus trong sản xuất nông nghiếp,
thuốc trừ sâu.
- Tìm kiếm và đánh giá, lựa chọn được nguồn tài liệu học tập phù hợp về các thành tựu
ứng dụng virus trong thực tiễn.
- Chủ động tích cực tham gia và vận động người khác sử dụng hợp lí các ứng dụng của
virus trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Ứng dụng của virus trong

- GV cho HS quan sát hình 30.3 và trả lời câu hỏi nông nghiệp.
5 trang 147 SGK. Trả lời:
CH5:
Với các thành tựu của công nghệ
sinh học hiện đại, virus ngày
càng được nghiên cứu và ứng
dụng vào thực tiễn. Có thể kể một
CH5: Hãy nêu một số thành tựu về ứng dụng của số thành tựu ứng dụng trong
virus trong thực tiễn. nông nghiệp:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập ở trang - Ứng dụng để sản xuất thuốc trừ
142 SGK. sâu: Con người đã sử dụng một
LT3: Hãy phân biệt quá trình hấp phụ, xâm nhập số loại virus gây bệnh cho sâu
vào tế bào vật chủ của phage, virus trần, virus có hại cây trồng để sản xuất thuốc
vỏ ngoài. trừ sâu bằng cách sử dụng sâu
LT4: Giải thích vì sao virus chỉ xâm nhập vào tế làm vật chủ để nhân nhanh virus,
bào của vật chủ nhất định. nghiền nát sâu chết để tạo chế
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát phẩm thuốc trừ sâu. Hiện nay có
hình 30.3 và đặt câu hỏi: hai loại thuốc trừ sâu được dùng
+ Hãy kể một số thành tựu ứng dụng virus trong phổ biến là : chế phẩm từ virus
thực tiễn nhân đa diệnNPV và chế phẩm từ
+ Mô tả quá trình sản xuất thuốc trừ sâu từ virus virus tế bào chất đa diện CPV. Ở
+ Nêu ưu- nhược điểm khi sử dụng thuốc trừ sâu Việt Nam đã sản xuất được thuôc
từ virus. Nếu người dân địa phương hỏi về cách trừ sâu virus để diệt sâu rõm hại
sử dụng thuốc trừ sâu từ virus, em sẽ tư vấn như cây thông, sâu hại bông…
thế nào? - Ứng dụng để sản xuất giống
+ Việc sử dụng virus làm vector chuyển gene để cây trồng: Người ta sử dụng
tạo giống cây trồng, có ảnh hưởng đến chất lượng virus để làm vector chuyển gene
sản phẩm không? giúp chuyển các gene kháng vi
→ GV hướng dẫn HS rút ra nội dung trọng tâm khuẩn, kháng virus, kháng sâu
như SGK trang 147. bệnh… vào cây trồng để tạo nên
- Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập 3 các giống cây trồng kháng bệnh.
trang 147: Dựa vào hình 30.3 và kiến thức đã học Vd: chuyển gene vào cây đu đủ
ở bài 27, hãy nêu sự khác nhau giữa việc sản xuất để tạo giống chống chịu với bệnh
thuốc trừ sâu từ virus và vi khuẩn. do virus đốm vòng, chuyển gene
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bt vào cây bắp để ngăn chặn sâu

- HS đọc thông tin SGK và trả lời các yêu cầu của đục thân.
GV đưa ra. Trả lời:
- Một số thành tựu ứng dụng
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
virus trong thực tiễn:
luận
+ Ứng dụng virus để sản xuất
- GV mời đại diện mỗi HS trả lời 1 câu hỏi
thuốc trừ sâu.
- Các HS khác lắng nghe và cho ý kiến.
+ Ứng dụng virus để tạo giống
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ cây trồng sạch bệnh, kháng bệnh
học tập - Mô tả quá trình sản xuất thuốc
- GV đánh giá câu trả lời của HS, rồi chuyển trừ sâu từ virus:
sang nội dung tiếp theo. (1) Nhiễm virus vào sâu hại:
nuôi sâu bằng các buồng nuôi
bằng thức ăn nhân tạo, khi sâu ở
độ tuổi 3-4, tiến hành nhiễm
virus vào cơ thể sâu, (sử dụng
các loài virus kí sinh gây hại cho
sâu)
(2) Tạo thuốc trừ sâu virus: khi
sâu chết, nghiền nát sâu, thêm
nước, lọc, li tâm, thêm phụ gia,
kiểm tra hoạt tính, thêm chất bảo
quản, đống chai.
- Nêu ưu- nhược điểm khi sử
dụng thuốc trừ sâu từ virus:
+ Ưu điểm: An toàn với sức khỏe
con người và môi trường. Việc
sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
khá đơn giản, các nguyên liệu có
sẵn.
+ Nhược điểm: thường có hiệu
quả diệt sâu chậm hơn và yêu
cầu bảo quản cao hơn so với
thuốc trừ sâu hóa học.
- Việc sử dụng virus làm vector
chuyển gene để tạo giống cây
trồng, không ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm.
LT3: HS tham khảo file đính kèm
phía dưới hoạt động.

Nêu sự khác nhau giữa việc sản xuất thuốc trừ sâu từ virus và vi khuẩn:

Điểm so sánh Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus Sản xuất thuốc trừ sâu từ vi khuẩn
Nguyên lí Sử dụng virus để nhiễm vào sâu hại cây Sử dụng độc tố do vi khuẩn tổng hợp
trồng để tiêu diệt sâu bệnh.

Quá trình sản Nhiễm virus vào sâu-> Nuôi sâu -> Khi Nuôi cấy vi khuẩn -> thu sinh khối ->
xuất sâu chết -> Nghiền nát để thu sản phẩm Tách chiết độc tố -> Thêm chất phụ
chứa virus hại sâu ->Đóng gói sản gia -> Đóng gói sản phẩm
phẩm

Sản phẩm Chứa virus Chứa độc tố do vi khuẩn tạo ra

Bảo quản Khí bảo quản Dễ bảo quản hơn

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về ứng dụng của virus trong
thực tiễn.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm để ôn tập kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi, đưa ra phương án đúng cho các câu hỏi
trắc nghiệm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt chiếu câu hỏi, để HS suy nghĩ lựa chọn đáp án.
Câu 1: Khi nói về biện pháp phòng chống các bệnh do virut gây ra, phát biểu nào sau
đây sai?
A. Tiêm vacxin phòng bệnh định kì
B. Khi truyền máu không cần phải xét nghiệm
C. Vệ sinh các dụng cụ y tế
D. Tiêm vacxin phòng bệnh cho gia cầm
Câu 2: Virut là một dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc vì:
A. Bộ gen của virut chỉ có một sợi ADN hoặc ARN
B. Có cấu tạo đơn giản
C. Kích thước siêu nhỏ và không có thành tế bào
D. Tổng hợp các thành phần cấu tạo phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ
Câu 3: Loại tế bào nào sau đây virut H5N1 không kí sinh?
A. Tế bào của chim
B. Tế bào của cây lúa
C. Tế bào của gà
D. Tế bào của vịt
Câu 4: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở
người?
A. Sống cách li hoàn toàn với động vật
B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở
những loại côn trùng ăn lá cây?
A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut
B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut
C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của
côn trùng
D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng
Câu 6: Virut kí sinh ở côn trùng là
A. Virut có vật chủ là côn trùng
B. Bám trên cơ thể côn trùng
C. Chỉ kí sinh ở côn trùng
D. Cả B và C
Câu 7: Inteferon có những khả năng nào sau đây?
A. Chống virut
B. Chống tế bào ung thư
C. Tăng cường khả năng miễn dịch
D. Cả A, B và C
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virut?
A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut
B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut
C. Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định;
chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu
D. Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ
những gen thuộc hệ gen của virut.
Câu 9. Đáp án nào đúng khi nói về insuline?
A. Insuline có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.
B. Insuline có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu.
C. Nên tiêm insuline ngay sau bữa ăn.
D. Nên tiêm insuline vào bắp
Câu 10. Nguyên lí sản xuất thuốc trừ sâu từ virus là:
A. Sử dụng virus để nhiễm vào sâu hại cây trồng.
B. Sử dụng vi khuẩn để nhiễm vào sâu hại cây trồng.
C. Sử dụng độc tố do vi khuẩn tổng hợp để tiêu diệt sâu bệnh.
D. B hoặc C đúng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức đã học, suy nghĩ để đưa ra phương án chính xác cho các câu
hỏi trắc nghiệm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS lựa chọn đáp án
* Gợi ý:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án B D B A D A D C A A

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đối chiếu đáp án đúng rồi chuyển sang nội dung vận dụng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời câu hỏi vận dụng trang
147 SGK và bài tập 1 SGK – tr147
c. Sản phẩm học tập: HS vận dụng kiến thức đã học đưa nêu được vai trò của virus
đối với đời sống và sản xuất của con người
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS trình bày nhanh lời giải các câu hỏi sau trên lớp rồi về nhà hoàn thiện
vào vở bài tập.
Vận dụng: Giải thích vì sao phage được sử dụng để làm vector chuyển gene.
BT1. Hãy nêu vai trò của virus đối với đời sống sản xuất của con người.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS giơ tay phát biểu.
*Gợi ý:
Vận dụng: Phage được sử dụng để làm vector chuyển gene vì: chúng có khả năng thực
hiện tải nạp (chuyển gene từ tế bào cho sang tế bào nhận), phage có thể mang được
đoạn DNA lớn hơn (15-23 Kb), dễ bảo quản, dễ tách gene ra phân tích.
BT1:
- Đa số virus là có hại đối với con người và các sinh vật khác vì nó sống kí sinh bên
trong tế bào, phá vỡ tế bào vật chủ.
- Tuy nhiên dựa vào tính chất gây bệnh của virus cho một số loại sâu hại cây trồng,
người ta đã sản xuất thuốc trừ sâu từ virus. Thuốc trừ sâu từ virus dễ sản xuất, giá
thành rẻ, có tác dụng lâu dài, không ảnh hưởng đến môi trường.
- Dựa vào khả năng tải nạp và mang gene của các phage mà con người đã sử dụng
virus làm vector chuyển gene trên cơ sở đó, sản xuất các chế phẩm sinh học một cách
nhanh chóng, dễ dàng và tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, kháng khuẩn và dễ
thích nghi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS rồi kết thúc bài học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về ứng dụng của virus trong thực tiễn.
- Hoàn thành bài tập GV giao ở phần vận dụng vào vở.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 31. Virus gây bệnh.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 31: VIRUS GÂY BỆNH


(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và
động vật và cách phòng chống.
- Giải thích được các bệnh do virus lây lan thường nhanh, rộng, có nhiều biến thể.
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền
phòng chống bệnh.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật
và động vật (HIV, cúm, sởi..) và cách phòng chống.
+ Trình bày được cách phòng chống các bệnh do virus gây ra ở người, thực vật
và động vật.
+ Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến
thể.
 Tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh
do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất biện pháp tuyên truyền phóng chống
bệnh do virus gây ra.
- Năng lực chung:

 Giao tiếp và hợp tác: Phân công hợp lí và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và phân tích được các giải pháp phòng tránh
các bệnh do virus.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động bạn bè, người thân nâng cáo ý thức
phòng chống các bệnh do virus gây ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Hình ảnh, video về các phương thức lây truyền của virus ở thực vật, động vật và
người.
- Các phiếu học tập, phiếu điều tra, bảng tiêu chí đánh giá dự án, kế hoạch tổ chức dạy
học dự án.
- Bút lông, giấy A0, A4.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép.
- Tìm hiểu các tranh ảnh, thông tin về các phương thức lây truyền của virus ở thực vật,
động vật và người
- Kế hoạch thực hiện dự án
- Sản phẩm dự án.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS tiếp cận bài học mới.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK và định hướng HS xác định nhiệm vụ của
bài học.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được dự đoán về câu trả lời và bước đầu tiếp cận
được nội dung của bài học mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Khi người bệnh (do nhiễm virus) hắt
hơi, virus theo hàng ngàn giọt bắn bay vào không khí và có khả năng lây truyền bệnh
cho người khác. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua nhiều con đường khác
nhau. Để hạn chế sự lây nhiễm virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?
- GV sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu HS nêu cách giải quyết tình huống trong
thời gian 1 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề mà GV
đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS giơ tay phát biểu.
*Gợi ý:
Để hạn chế sự lây nhiễm virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp như là:
+ Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng.
+ Khi đi ra ngoài về thì rửa tay sạch, sát khuẩn tay.
+ Tập luyện thể thao để có cơ thể khỏe mạnh hạn chế được sự tấn công của virus…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài mới: Như tình huống ở trên, virus
có thể lây truyền bằng nhiều con đường. Nhiệm vụ của bài học hôm nay chúng ta cần
thực hiện đó là: Tìm hiểu các phương thức lây truyền và cách phòng tránh virus; Thực
hiện dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương. Chúng ta đi vào bài
học Bài 31. Virus gây bệnh
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người,
động vật và thực vật.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và
động vật và cách phòng chống.
- Phân công hợp lí và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập đã được hoàn thành của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu phương thức lây I. Phương thức lây truyền và
truyền bệnh do virus ở người, động vật và cách phòng chống bệnh do
thực vật. virus gây ra.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Các phương thức lây truyền
- GV chia lớp thành những nhóm 4-6 HS rồi tổ bệnh do virus ở người, động vật
chức cho các nhóm HS đọc thông tin trong và thực vật.
SGK thảo luận về các câu hỏi 1,2,3,4 trang 148 - HS hoàn thành phiếu học tập
SGK và hoàn thành vào phiếu học tập (file Trả lời:
đính kèm phía dưới hoạt động. LT1.
→GV cho HS rút ra nội dung trọng tâm như - Do virus có khả năng nhân lên
trong SGK, trang 146. rất nhanh (so với quá trình nhân
đôi của vi khuẩn) trong tế bào vật
- Sau đó yêu cầu HS trả lời LT1 trang 145, LT2 chủ, do vậy gene mong muốn sản
trang 146 SGK. xuất chế phẩm (được cài xen vào
LT1: So với cách làm truyền thống, việc ứng hệ gene của virus) được nhân lên
dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có nhanh chóng, tạo ra lượng chế
những ưu điểm gì? phẩm lớn hơn so với phương pháp

LT2: Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu thông thường.
đường, người bệnh cần lưu ý đến điều gì? LT2.
- Khi sử dụng insuline để điều trị
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
bệnh tiểu đường, người bệnh cần
- HS chia nhóm, đọc thông tin SGK để thảo
lưu ý những điểm sau:
luận hoàn thành phiếu học tập và các câu hỏi
+ Do insuline có tác dụng làm
luyện tập.
giảm lượng đường trong máu nên
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
khi tiêm thuốc cần tránh nguy cơ
luận
hạ đường huyết. Do đó là nên
- GV mời đại diện 1 nhóm HS thuyết trình về tiêm insuline ngay trước bữa ăn.
phiếu học tập. Các nhóm khác lắng nghe và Tùy loại insuline mà thời gian
đưa ra ý kiến. tiêm đến khi ăn là khác nhau.
- GV mời HS phát biểu câu trả lời cho câu hỏi + Nên tiêm insuline theo đường
luyện tập1,2. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, tĩnh mạch để tránh insuline bị
bổ sung ý kiến (nếu có). phân hủy bởi các enzyme có mặt
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm ở dưới mô da.
vụ học tập + Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS rồi làm ấm và trộn đều thuốc, không
chuyển sang nội dung tiếp theo. nên lắc mạnh lọ vì dễ tạo ra bọt
khí và khi rút insuline vào bơm
tiêm thì khí có thể lọt vào bơm
tiêm.
+ Không nên tự ý sử dụng
insuline mà cần đi khám để được
bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử
dụng.

PHIẾU HỌC TẬP


Tìm hiểu phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật.
CH1: Hãy trình bày các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực
vật.
Trả lời:
Đối tượng Truyền ngang (Truyền từ cá thể này sang cá Truyền dọc (truyền từ thế hệ
thể khác trong quần thể) bố mẹ sang con)
Người và Truyền qua nhiều con đường khác nhau: hô Truyền từ mẹ sang con qua
động vật hấp, tiêu hóa, tiếp xúc, vật trung gian, … nhau thai, nhiễm qua đương
sinh nở hoặc sữa mẹ (HIV,
Virus gây bệnh sởi…)
Thực vật Truyền qua vết thương hoặc côn trùng làm Qua phấn hoa, hạt giống, cơ
vector. quan sinh dưỡng…
CH2: Vì sao virus không thể tự lây truyền từ cây này sang cây khác?
Trả lời:
Vì tế bào thực vật có vách cellulose vững chắc, virus không thể tự xâm nhập được mà nhờ côn
trùng làm vector hoặc lợi dụng các vết thương ở trên cây.
CH3: Quan sát hình 31.1, hãy phân tích các con đường lây nhiễm SAS-CoV-2.

Trả lời:
SAS-CoV-2 lây lan theo phương thức truyền ngang qua đường hô hấp (qua các sol khí), tiêu
hóa (các đồ dùng trong ăn uống) và tiếp xúc (bắt tay, các vật dụng hằng ngày)
CH4: Quan sát Hình 31.2, hãy trình bày con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua côn trùng.

Trả lời:
- Qua vết cắn của côn trùng làm cây bị tổn thương, từ đó virus có thể xâm nhập qua đường tiếp
xúc từ cây này sang cây khác.
- Một số loại côn trùng chích hút đóng vai trò là vector truyền virus từ cây bệnh sang cây lành.
Virus đi vào côn trùng qua đường tiêu hóa sau đó truyền sang cây lành bằng vòi tuyến nước bọt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, động vật,
thực vật.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được cách phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, động vật, thực vật.
- Phân công hợp lí và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.
- Đề xuất và phân tích được các giải pháp phòng tránh các bệnh do virus.
b. Nội dung: GV dùng kĩ thuật khăn trải bàn tổ chức cho HS thảo luận vấn đề: Các
biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, động vật, thực vật.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Cách phòng chống bệnh do

- GV đặt câu hỏi: Để phòng chống bệnh do virus virus gây ra ở người, động vạt
gây ra ở người, ở động vật, thực vật chúng ta cần và thực vật.
phải làm gì? Trả lời:

- GV yêu cầu HS trả lời - Để phòng chống bệnh do virus

+ Câu hỏi 5 trang 150 SGK: Dựa vào triệu chứng gây ra ở người, chúng ta cần
và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây phải thực hiện một số biện pháp
ra trong bảng 31.1, 31.2, 31.3, hãy nêu các biện chung như chăm sóc sức khỏe
pháp phòng chống virus cho từng loại bệnh trên. bản thân, tăng cường đề
+ Luyện tập 3 trang 150 SGK: Hãy nêu các kháng….
phương pháp làm tăng sức đề kháng của con Ngoài ra cũng cần phải tìm hiểu
người, động vật và thực vật. biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập của mỗi loại virus để có các cách
phòng chống khác nhau.
- HS đọc thông tin SGK và trả lời các yêu cầu của
GV đưa ra. - Để phòng chống bệnh do virus
gây ra ở động vật, chúng ta cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
phải: (SGK đã trình bày chi tiết,
luận
trang 150)
- GV mời đại diện mỗi HS trả lời 1 câu hỏi
+ Tìm hiểu các triệu chứng bệnh,
- Các HS khác lắng nghe và cho ý kiến.
cơ chế lây bệnh.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ + cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi
học tập bầy, đàn.
- GV đánh giá câu trả lời của HS, rồi chuyển + Không sử dụng các gia súc đã
sang nội dung tiếp theo. nhiễm virus. …
- Để phòng chống bệnh do virus
gây ra ở thực vật, chúng ta cần
phải: (SGK đã trình bày chi tiết,
trang 151)
CH5. HS tham khảo file đính
kèm phía dưới hoạt động.
LT3: Các phương pháp làm tăng
sức đề kháng của con người,
động vật và thực vật:
- Tăng cường dinh dưỡng để cơ
thể khỏe mạnh
- Chăm bón cây trồng hợp lí
- Tiêm phòng vaccine cho người
và động vật
- Sử dụng thuốc hợp lí, đúng
cách, đúng bệnh
- Chọn giống cây trồng, vật nuôi
có sức sống tốt.

Các biện pháp phòng chống các bệnh do virus gây ra ở người

Tên bệnh Biện pháp phòng chống


HIV/AIDS - Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều
chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị
nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho
bản thân bằng cách sử dụng bao cao su mới (condom, áo mưa, bao kế
hoạch) đúng cách.
- Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9
(Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng
xốp, bao cao su.- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận
máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không
dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu
thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
- Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang
con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của
bác sĩ.

Sởi Đức - Cách phòng bệnh đặc hiệu là tiêm vắc xin Rubella đơn giá hoặc phối
hợp vắc xin Sởi- Rubella đầy đủ và đúng lịch cho trẻ em từ 1 tuổi đến
14 tuổi; phụ nữ nên tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng, khi
đã mang thai thì không nên tiêm.
- Không tiếp xúc gần với người nghi mắc bệnh Rubella. Thường xuyên
rửa tay bằng xà phòng.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng hàng ngày. Đảm
bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh
dưỡng.
- Đối với nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần
giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi,
dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi mắc bệnh Rubella cần được cách
ly và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp
thời.

Viêm đường - Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp
hô hấp cấp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi
tiếp xúc.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc
khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường
hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa
tay lên mắt, mũi, miệng.
- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.-Tăng cường
thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,... bằng cách mở
các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
- Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong
nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung
dịch khử khuẩn thông thường khác.
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý,
luyện tập thể thao.
- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải
thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều
trị kịp thời.

Các biện pháp phòng chống các bệnh do virus gây ra ở động vật
Tên bệnh Biện pháp phòng chống

Dịch tả lợn Châu Phi - Chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, có tường rào bao quanh khu
vực chăn nuôi. Nước thải, chất thải phải được xử lí, không đổ
trực tiếp ra ngoài môi trường. Bố trí máng ăn uống riêng
- Về lợn giống: Lợn nhập phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe
mạnh. Trước khi nhập đàn phải nuôi cách lí 2 tuần.
- Chăm sóc nuôi dưỡng: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng,
nước phải sạch không sử dụng trực tiếp từ các ao, hồ, sông.
Tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại định kỳ. Hạn chế
người ra vào khu chăn nuôi.

Cúm gia cầm H5N1 - Trông gia cầm: Bảo vệ những con gia cầm nuôi có khả năng
tiếp xúc với những con chim hoang dã, chẳng hạn như đàn nhỏ
khi chạy ngoài trời.-Kiểm soát sự tiếp xúc của người và các
thiết bị đến chuồng gia cầm
- Duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị, phương
tiện và giày dép: Khử trùng thường xuyên.
- Tránh đưa gia cầm chưa rõ tình trạng bệnh vào đàn.
- Báo cáo khi gia cầm bị bệnh hoặc chết
- Xử lý phân chuồng và gia cầm chết một cách phù hợp.
- Duy trì giám sát: Tối thiểu cần tuân thủ theo các quy định
của địa phương liên quan đến giám sát và kiểm định đàn giống.

Bệnh đốm trắng ở tôm - Diệt tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng vôi hoặc
hóa chất, lấp hết các hang ở bờ ao để cua còng không có nơi
trú ẩn. Rào lưới để ngăn chim, ngăn giáp xác từ các ao khác
vào ao nuôi.
- Vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao từ 5
-7 ngày.
- Cấp nước vào ao nuôi qua màng lọc
- Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi để loại bỏ hoàn toàn các mầm
bệnh, sau đó cấy men vi sinh để gây màu nước trước khi thả
giống.
- Chọn con giống chất lượng
- Che bạt vào mùa đông để duy trì nhiệt độ trong ao nuôi nhằm
ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
- Trong trường hợp ao tôm bị đốm trắng, thực hiện các biện
pháp cách ly ngay. Nếu tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm thì
thu hoạch sớm để tránh thiệt hại
- Xử lý tôm chết phải đem đi xa khu vực nuôi, chôn cùng với
vôi bột, không vứt tôm bị đốm trắng ra môi trường bên ngoài.

Các biện pháp phòng chống các bệnh do virus gây ra ở thực vật
Tên bệnh Biện pháp phòng chống

Vàng xoăn lá cà Hiện chưa có thuốc đặc trị nên phòng tránh chủ yếu là:
chua (Do nhóm - Sử dụng giống kháng bệnh
virus Begomo) - Tiêu diệt nguồn bệnh trên đồng ruộng
- Vệ sinh tay chân cá nhân và dụng cụ trước và sau khi tỉa cành
- Bón phân cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Lùn xoắn lá ở - Phòng tránh, tiêu diệt vật trung gian hạn chế các vết cắn của côn trùng lên
lúa (do virus cây
Rice Raggesd - Xử lí, tiêu hoại, tiêu hủy mầm bệnh, côn trùng trước khi gieo trồng.
Stunt) - Sử dụng giống lúa sạch bệnh để gieo trồng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các biến thể của virus


a. Mục tiêu:
- Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
b. Nội dung: GV dùng kĩ thuật sơ đồ tư duy để hướng dẫn và tổ chức cho HS thảo luận
nội dung trong SGK và tóm tắt được các biến thể của virus
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Các biến thể của virus

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lời câu Trả lời:
hỏi 6,7,LT trang 152 SGK. CH6. Biến thể của virus là
những thể mới của virus do sự
CH6. Biến thể của virus là gì ? Vì sao virus có
thay đổi hệ gene của chúng qua
nhiều biến thể ?
đột biến. Sự thay đổi này dẫn đến
CH7. Quan sát hình 31.4, hãy cho biết các biến
những sai khác về lớp vỏ., thay
thể của SARS-CoV-2 khác nhau ở điểm nào?
đổi khả năng xâm nhập, lây
LT4. Vì sao các biến thể mới của virus lại nguy
truyền và làm cho hệ thống miễn
hiểm hơn biến thể cũ?
dịch của cơ thể không nhận ra
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
được virus, giảm hiểu quả của
- HS đọc thông tin SGK và trả lời các yêu cầu của
vaccine.
GV đưa ra.
Xác suất đột biến ở virus là rất
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo cao nên virus có thể tạo ra nhiều
luận biến thể mới, nguy hiểm hơn và
- GV mời đại diện mỗi HS trả lời 1 câu hỏi tránh được hệ miễn dịch của vật
- Các HS khác lắng nghe và cho ý kiến. chủ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ CH7: Các biến thể của SARS-
học tập CoV-2 sai khác với chủng virus

- GV đánh giá câu trả lời của HS, rồi chuyển ban đầu về tổng số lượng ở các

sang nội dung tiếp theo. đột biến đặc trưng, trong đó có
đột biến gene S – gene tạo gai
glycoprotein, dẫn đến có sự thay
đổi về lớp vỏ và sự lây truyền,
khả năng chống lại kháng thể
của virus hiệu quả hơn.
LT4. Vì biến thể mới của virus có
hệ gene đột biến, dẫn đến lớp vỏ
có sự sai khác so với ban đầu,
điều đó làm cho kháng thể trong
cơ thể vật chủ không nhận ra và
tiêu diệt được mầm bệnh.

Hoạt động 4: Thực hành điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương và
tuyên truyền phòng chống bệnh.
a. Mục tiêu:
- Thực hiện được dự án hay đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương
và tuyên truyền phòng chống bệnh.
- Đề xuất biện pháp tuyên truyền phòng chống bệnh do virus gây ra.
- Đề xuất và phân tích được giải pháp phòng tránh các bệnh do virus.
- Tích cực tham gia, vận động bạn bè, người thân nâng cao ý thức phòng chống các
bệnh do virus gây ra.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ trước cho HS.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Các biến thể của virus

- Vào cuối buổi học của tiết trước, GV giới thiệu Trả lời:
hoạt động thực hành: Điều tra một số bệnh do CH6. Biến thể của virus là
virus gây ra tại địa phương và tuyên truyền phòng những thể mới của virus do sự
chống bệnh. Sau đó, GV giao nhiệm vụ cho HS: thay đổi hệ gene của chúng qua
đột biến. Sự thay đổi này dẫn đến
+ Nhiệm vụ: Điều tra một số bệnh do virus gây ra
những sai khác về lớp vỏ., thay
ở địa phương em, xử lí số liệu điều tra, báo cáo kết
đổi khả năng xâm nhập, lây
quả điều tra … tuyên truyền phòng chống lây
truyền và làm cho hệ thống miễn
nhiễm virus ở địa phương.
dịch của cơ thể không nhận ra
+ Phiếu điều tra (file đính kèm phía dưới hoạt
được virus, giảm hiểu quả của
động)
vaccine.
+ Báo cáo kết quả điều tra (file đính kèm phía dưới
Xác suất đột biến ở virus là rất
hoạt động)
cao nên virus có thể tạo ra nhiều
+ Phiếu đánh giá sản phẩm (file đính kèm phía biến thể mới, nguy hiểm hơn và
dưới hoạt động) tránh được hệ miễn dịch của vật
- GV phân công nhiệm vụ điều tra: GV tổ chức chủ.
cho mỗi nhóm điều tra một khu vực. CH7: Các biến thể của SARS-
( Ở thành phố khó tiến hành điều tra cây trồng vật CoV-2 sai khác với chủng virus
nuôi thì tập trung vào các bệnh do virus gây ra ở ban đầu về tổng số lượng ở các
người) đột biến đặc trưng, trong đó có
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập đột biến gene S – gene tạo gai
- HS đọc thông tin hướng dẫn trong SGK và phiếu glycoprotein, dẫn đến có sự thay
điều tra GV gợi ý để thực hiện nhiệm vụ. đổi về lớp vỏ và sự lây truyền,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo khả năng chống lại kháng thể
luận của virus hiệu quả hơn.
LT4. Vì biến thể mới của virus có
hệ gene đột biến, dẫn đến lớp vỏ
- Các nhóm báo cáo kết quả điều tra, góp ý lẫn có sự sai khác so với ban đầu,
nhau. điều đó làm cho kháng thể trong
- Thực hành tuyên truyền thông qua sản phẩm đã cơ thể vật chủ không nhận ra và
thiết kế (poster…) tiêu diệt được mầm bệnh.

- HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng về sản


phẩm và thực hành tuyên truyền.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét chung, tổng hợp đánh giá, rồi
chuyển sang nội dung tiếp theo.

Phiếu điều tra:


Báo cáo kết quả điều tra
Phiếu đánh giá sản phẩm:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Luyện tập và củng cố kiến thức HS đã học về virus gây hại.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi trắc nghiệm để ôn tập kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi, đưa ra phương án đúng cho các câu hỏi
trắc nghiệm
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt chiếu câu hỏi, để HS suy nghĩ lựa chọn đáp án.
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người?
A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh
truyền nhiễm đường hô hấp.
B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh
truyền nhiễm đường tiêu hóa
C. Bệnh hecpet, bệnh HIV/AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B,
viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục
D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường
thần kinh.
Câu 2: Có hiện tượng, trong môi trường sống của một người có nhiều vi sinh vật gây
một loại bệnh nhưng người đó vẫn sống khỏe mạnh. Giải thích nào sau đây là đúng với
hiện tượng này?
A. Con đường xâm nhập thích hợp của loại vi sinh vật đó đã bị ngăn chặn
B. Số lượng vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể của người đó không đủ lớn
C. Người đó có khả năng miễn dịch đối với loại bệnh do vi sinh vật đó gây ra
D. Cả A, B và C
Câu 3: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?
A. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh
B. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục
C. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da
D. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh
qua da
Câu 4: Hoạt động nào sau đây không lây nhiễm HIV?
A. Nói chuyện, ăn chung bát với người nhiễm HIV
B. Dung chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV
C. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV
D. Trẻ bú sữa của mẹ bị nhiễm HIV
Câu 5: Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột
và sữa đặc?
A. Kháng nguyên
B. Kháng thể và lizozim
C. Chất vi lượng
D. Lơi khuẩn
Câu 6: Virut kí sinh ở thực vật lan sang các tế bào khác thông qua:
A. Các khoảng gian bào
B. Màng lưới nội chất
C. Cầu sinh chất
D. Hệ mạch dẫn
Câu 7: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở
người?
A. Sống cách li hoàn toàn với động vật
B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut
Câu 8: Virut gây bệnh ở thực vật thường tự nó không thể xâm nhập vào tế bào thực
vật vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Tế bào thực vật không có màng lipit kép và protein
B. Tế bà thực vật có thành xenlulozo cs cấu trúc bền vững.
C. Kích thước tế bào thực vật quá lớn
D. Tế bào thực vật không có thụ thể đặc hiệu
Câu 9: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở
những loại côn trùng ăn lá cây?
A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut
B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut
C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của
côn trùng
D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng
Câu 10: Bệnh nào sau đây không phải là do virut gây ra?
A. Cúm
B. Viêm não Nhật Bản
C. Lang ben
D. Viêm gan B
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức đã học, suy nghĩ để đưa ra phương án chính xác cho các câu
hỏi trắc nghiệm
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS lựa chọn đáp án
* Gợi ý:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án A D D A B C A B D C

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đối chiếu đáp án đúng rồi chuyển sang nội dung vận dụng.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày
thông tin.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời bài tập 1,2 SGK – tr154
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS trình bày nhanh lời giải các câu hỏi sau trên lớp rồi về nhà hoàn thiện
vào vở bài tập.
BT1. Hãy liệt kê một số bệnh do virus gây ra ở thực vật, động vật và người( tên bệnh,
virus gây bệnh, hình ảnh virus, triệu chứng, sự lây truyền, hậu quả...)
BT2. Nêu các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung
gian.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS giơ tay phát biểu.
*Gợi ý:
BT1:

Tên bệnh Virus gây Hình ảnh virus Triệu chứng, hậu quả và cách lây
ra truyền

Một số bệnh do virus gây ra ở người

HIV/AIDS Human Gây suy giảm miễn dịch, ở giai đoạn


immunode cuối gây ra bệnh nguy cơ dẫn đến tử
ficiency vong. Lây lan qua 3 con đường:
đường tình dục, đường máu, từ mẹ
sang con.

Hô hấp cấp Corona Gây đau đàu, khó thở, viêm phổi
nặng, có thể dẫn tới suy hô hấp, tử
vong. Lây lan nhanh qua đường hô
hấp.

Một số bệnh do virus gây ra ở động vật


Dịch tả lợn African Gây sốt cao, bỏ ăn, lười vận động, một
châu phi swine số vùng da chuyển sang màu xanh
fever tím, xuất huyết ở tai và bụng. Sau một
thời gian nhiễm bệnh lợn bị chết.
Virus lây lan nhanh qua nhiều con
đường khác nhau: hô hấp, tiêu hóa,
máu, từ mẹ sang con. Dịch bùng phát
rât snhanh và khó kiểm soát

Lở mồm Aptho Gây sốt cao, kém ăn, tiết nước bọt
long móng nhiều và nhiễu xuống, xuất hiện các
mụn nước ở vùng miệng, chân và vú,
khi vỡ sẽ làm con vật sưng dâu, khó
đi lại. Nếu thời gian mắc bệnh kéo dài,
con vật có thể sẽ bị chết. Virus lây lan
nhanh qua tiếp xúc trực tiếp giữa động
vật với nhau, truyền qua không khí.

Một số bệnh do virus gây ra ở thực vật

Bệnh Vi khuẩn Biểu hiện triệu chứng đầu tiên là quả


Greening Liberibact bị méo mó biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy
gây hại trên er tâm lệch qua một bên và hạt bị thối.
cây có múi asiaticus Bệnh thường lây lan do rầy chổng
cánh truyền vi khuẩn từ cây
bị bệnh sang cây chưa
bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép.
Bệnh chổi Gamma Triệu chứng bệnh dễ nhận dạng: khi
rồng gây hại Proteopact ra đọt non phát triển dài khoảng 2-3
trên cây eria cm, lá bị co lại và mọc thành từng
nhãn chùm nhìn như bó chổi. Trên chùm
hoa, bệnh gây hại làm chùm hoa co
cụm, không đậu quả hoặc đậu rất ít
quả. Con đường truyền bệnh: qua
nhân giống vô tính (ghép, chiết cành
từ cây bị bệnh) và qua động vật
truyền bệnh là nhện lông nhung hại
cây.

BT2:
- Mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt.
- Tránh tiếp xúc với các động vật có khả năng lây truyền bệnh như: chuột, dơi..
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS rồi kết thúc bài học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về ứng dụng của virus trong thực tiễn.
- Hoàn thành bài tập GV giao ở phần vận dụng vào vở.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Ôn tập chương 6
ÔN TẬP CHƯƠNG 6
(1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ ôn luyện được tất cả kiến thức cơ bản về virus.
2. Về năng lực
- Năng lực sinh học:

 Nhận thức sinh học:


+ Sử dụng sơ đồ để hệ thống các nội dung cơ bản của chương 6.
 Tìm hiểu thế giới sống:
+ Thực hiện được các bài tập trong chương
 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
- Năng lực chung:

 Giao tiếp và hợp tác:


+ Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm
trong bài ôn tập chương
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi
thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Phương pháp trò chơi.
- Kĩ thuật động não.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức chương 6.
- Bộ câu hỏi có nội dung về virus (Nếu GV thiết kế trò chơi)
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép, giấy A4.
- Bút lông, bảng trắng
- Thiết bị (điện thoại, máy tính) có kết nối internet.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Nội dung trả lời các câu hỏi trong bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Hệ thống, ôn tập lại kiến thức đã học trong chương 6.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS ôn tập lại kiến thức đã học trong chương 6.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Em hãy kể tên các chủ đề chúng ta đã học ở chương 6.
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ và trả lời nhanh trong vòng
2 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại những kiến thức đã học ở chương 6, liên tiếp đưa ra phương án trả lời
trong vòng 2 phút.
- GV ghi những chủ đề HS kể tên lên bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc 2 phút, HS mở lại sách để xem lại các chủ đề đã học.
- GV công bố các câu trả lời đúng.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tình thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Như vậy là
các em đã phần nào ghi nhớ được những nội dung kiến thức đã học trong chương 6.
Để hệ thống hóa một cách chi tiết hơn về những chủ đề này, chúng ta hãy cùng bắt đầu
bài học hôm nay – Bài Ôn tập chương 6.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức.
a. Mục tiêu:
- Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa các nội dung cơ bản của chương.
b. Nội dung:
- GV định hướng cho HS hệ thống hóa về kiến thức sinh học về virus.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Hệ thống hóa kiến thức

- GV tổ chức cho HS tham gia chơi một số trò HS hệ thống hóa kiến thức về
chơi có tính tổng hợp như “Chiếc nón kì diệu”, chương 6. Virus gồm:
“Đuổi hình bắt chữ”…, để HS tham gia hoạt + Khái niệm .
động hệ thống hóa các nội dung cơ bản của + Phân loại.
chương. + Quá trình nhân lên trong tế bào
vật chủ.
- GV tổng hợp lại kiến thức bằng sơ đồ sau:
+ Cơ chế gây bệnh của virus.
+ Ứng dụng của virus trong thực
tiễn.
+ Phương thức lây truyền.
+ Cách phòng tránh sự lây lan của
virus.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS hệ thống lại những kiến thức đã học.
Bước 3,4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt
động và thảo luận
- GV cùng với HS tổng hợp lại nội dung
chương 6 rồi chuyển sang nội dung tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Hướng dẫn giải bài tập SGK)
a. Mục tiêu:
- Thực hiện được các bài tập trong chương.
- Vận dụng các kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong
bài ôn tập chương.
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các
nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định huóng cho HS giải quyết một số bài
tập phát triển năng lực sinh học cho cả chương.
- GV có thể tổ chức theo hình thức thi đua giữa các nhóm để tiết học trở nên sinh động
hơn.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 5 HS, thảo luận và hoàn thành các bài tập luyện tập
SGK tr.156:
1. Tìm ví dụ minh họa cho các loại virus theo nội dung bảng sau:
Các loại virus Ví dụ minh họa
Virus trần ?
Virus có vỏ ?
Virus có cấu trúc khối ?
Virus có cấu trúc xoắn ?
Virus có cấu trúc hỗn hợp ?
2. Hãy kể tến một số virus gây bệnh ở người và chỉ ra các thụ thể trên tế bào vật chủ
của các virus này.
Virus Thụ thể
? ?
3. Hãy trình bày các biện pháp phòng chống lây truyền virus qua đường hô hấp, tiêu
hóa, tiếp xúc và lây từ mẹ sang con.
4. Hãy kể tên các loại vaccine virus được sản xuất nhờ công nghệ tái tổ hợp.
5. Báo điện tử Nhân Dân, ngày 9/11/2006 đã đưa tin: " Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu
bệnh vàng lùn (VL) và lùn xoắn lá (LXL) đang tăng rất nhanh. Đầu vụ hè mới có 456
ha nhiễm bệnh, đến cuối vụ đã tăng 78 lần, đến ngày 3/10/2006 tăng lên 60 nghìn ha(
131 lần). Và 72 nghìn ha là số thống kê để báo cáo cho đợt họp giao ban chống rầy
ngày 18/10/2006 của ngành nông nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
a.Theo em giữa rầy nâu và bệnh vàng lùn, vàng lùn xoắn lá có liên quan gì với nhau
không ?
b, Em hãy đánh giá về tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong trường hợp
trên.
c, Hãy đề xuất biện pháp bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. HS ghi lại kết quả thảo
luận của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận, đặt câu hỏi,... để hiểu sâu vấn đề.
* Gợi ý:
1.
Các loại virus Ví dụ minh họa
Virus trần Ebola virus, Polio virus
Virus có vỏ HIV, Herpes virus
Virus có cấu trúc khối Polio virus, HIV
Virus có cấu trúc xoắn Virus khảm thuốc lá, virus dại
Virus có cấu trúc hỗn hợp Virus đậu mùa, Phage T2
2.
Virus Thụ thể
HIV CD4
Virus-SAR-CoV-2 ACE2
Virus viêm gan B NTCP
3.
(1) Phòng nhiễm virus qua đường hô hấp:
- Đeo khẩu trang nơi công cộng
- Tiêm vacine
(2) Phòng nhiễm virus lây qua đường tiếp xúc:
- Không tiếp xúc gần hoặc phải có đồ ảo hộ đối với các trường hợp nghi ngờ mắc virus
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc cồn rửa tay khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng hoặc
bắt tay tiếp xúc với người khác
- Hạn chế đưa tay dụi mắt, cho vào miệng.
(3). Phòng nhiễm virus lây truyền từ mẹ sang con:
- Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.
(4) Phòng nhiễm virus lây qua đường tiêu hóa:
- Ăn chín uống sôi.
- Không ăn những loại thực phẩm nguồn gốc không rõ ràng.
- Không ăn các loại gia súc gia cầm ốm chết.
4.
TT Tên vaccine
1 Vaccine covid – 19: Astra Zeneca, Nanocovax
2 Vaccine thủy đậu: Zoster vaccine
3 Vaccine ưng thư cổ tử cung: Cervarix
4 Vaccine Ebola: rVSV-ZEBOV
5 Vaccine viêm gan B: Gene-Hbvax

5.
a. Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu và bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đang tăng rất nhanh
chứng tỏ bệnh lây nhiễm từ cây lúa bệnh sang cây lúa lành với tác nhân truyền bệnh
là rầy nâu.
b. Tốc độ lây nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong trường hợp trên cực kì nhanh.
Có thể giải thích 1 con rầy nâu đã bị nhiễm bệnh có thể truyền sang cả bụi lúa. Sau đó
đàn rầy lại hút nhựa của cây lúa bệnh rồi lây sang các cây lúa lành. Đàn rầy này có
thể theo chiều gió bay đến nhiều nơi xa hơn, làm cho tốc độ lây nhiễm bệnh ngày càng
nhanh.
c. Biện pháp phòng chống bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở lúa: Chỉ có trừ rầy mới chặn
được bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lây lan. Hơn nữa, trừ rầy còn phòng trừ được nạn
cháy rầy ngay cả khi không mang nguồn bệnh. Dùng giống lúa có tính kháng rầy cao
là biện pháp ngăn chặn rầy hiệu quả nhất. Hơn nữa cũng có thể dùng thiên địch để
tiêu diệt rầy. …
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình vận dụng thực tế về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh
hại ở địa phương.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy tìm hiểu thực tế ở địa
phương em các loại sâu bệnh gây hại cho mùa màng và các biện pháp mà người dân
sử dụng để ngăn chặn, phòng chống sâu bệnh hại.
c. Sản phẩm học tập: Báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học.
- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo nhóm (mỗi nhóm không quá 5 HS). Sản
phẩm là bài báo cáo sẽ được nộp vào đầu giờ tiết học sau.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện điều tra khảo sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm của mình bằng bài báo cáo và nộp cho GV vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
* Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học về virus.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 6


Câu 1: Trong quá trình nhân lên của virut, giai đoạn nào sau đây virut dùng bộ máy của tế bào
chủ tạo nên các capsome?
A. Hấp phụ
B. Phóng thích
C. Sinh tổng hợp
D. Lắp ráp
Câu 2: Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong môt loại tế bào nhất định vì:
A. mỗi loại virut chỉ có thụ thể tương thích với một loại thụ quan nhất định trên màng tế bào chủ
B. mỗi loại virut có một bộ máy di truyền riêng
C. mỗi loại virut có hình dạng phù hợp với một loại tế bào chủ
D. mỗi loại virut có kích thước phù hợp với một loại tế bào chủ
Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?
A. Sống cách li hoàn toàn với động vật
B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut
Câu 4: Khi nói về bệnh truyền nhiễm, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác
B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh trong bất kì điều kiện nào
C. Vi sinh vật chỉ có thể gây bệnh khi hội tụ đủ ba điều kiện: mầm bệnh và độc tố; số lượng nhiễm
đủ lớn; con đường xâm nhiễm thích hợp
D. Tác nhân gây bệnh có thể rất đa dạng như: virut, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh
Câu 5: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?
A. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh
B. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục
C. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da
D. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh qua da
Câu 6: Ở động vật có một số bệnh do virut có lõi gây ra. Việc sử dụng vacxin phòng bệnh này có
hiệu quả rất thấp vì:
A. Các virut này có enzym phân hủy các vacxin phòng bệnh
B. Virut có lõi ARN có tần số phát sinh đột biến cao, vacxin không đáp ứng kịp tốc độ thay đổi
đặc tính kháng nguyên của virut
C. Các vacxin chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với các bệnh do virut có lõi ADN tạo ra
D. Virut có lõi ARN chỉ bám bên ngoài tế bào nên không chịu tác động của các kháng thể do
vacxin kích thích tạo ra
Câu 7: Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào sau đây?
A. con đường tiêu hóa
B. con đường máu
C. con đường hô hấp
D. con đường tình dục
Câu 8: Khi nói về cơ chế xâm nhập của virut vào tế bào động vật và tế bào vi khuẩn, phát biểu
nào sau đây là sai?
A. Virut xâm nhập vào tế bào động vật bằng cách nhập bào hoặc dung hợp với màng sinh chất của
tế bào chủ
B. Virut xâm nhập vào tế bào vi khuẩn bằng cách tiết lyzozim chọc thủng thành tế bào vi khuẩn
C. Khi xâm nhập vào tế bào vi khuẩn chỉ có lõi axit nucleic được đưa vào bên trong còn vỏ capsit
được để lại bên ngoài
D. Sau khi xâm nhập vào tế bào động vật, vỏ capsit của virut được giữ nguyên không bị phân hủy
Câu 9: Dựa vào vật chủ mà virut kí sinh, người ta chia virut thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm
B. 3 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
Câu 10: Axit nucleic và vỏ ngoài capsit kết hợp với nhau tạo thành tailieugiaovien.edu.vn
A. nucleocapsit
B. glicoprotein
C. capsome
D. lớp lipit kép
Câu 11: Inteferon có những khả năng nào sau đây?
A. Chống virut
B. Chống tế bào ung thư
C. Tăng cường khả năng miễn dịch
D. Cả A, B và C
Câu 12: Ý nào không đúng khi nói về virus?
A. Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
B. Có kích thước siêu hiển vi.
C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. Virus là thực thể có cấu tạo tế bào.

You might also like