You are on page 1of 73

MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................3
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
2. NỘI DUNG.............................................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề......................................................................................4
2.1.1. Khái niệm môi trường, nhân tố sinh thái, ổ sinh thái........................................4
2.1.2. Các quy luật sinh thái cơ bản............................................................................5
2.1.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật.......................6
2.1.4. Quần thể và quá trình hình thành quần thể.......................................................9
2.1.5. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể...............................................9
2.1.6. Những đặc trưng cơ bản của quần thể.............................................................10
2.1.7. Biến động số lượng cá thể...............................................................................13
2.1.8. Quần xã và các đặc trưng cơ bản của quần xã................................................14
2.1.9. Hai mô hình phổ biến của tổ chức quần xã và ý nghĩa thực tiễn....................16
2.1.10. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã......................................................17
2.1.11. Sự biến động của quần xã sinh vật................................................................18
2.1.12. Hệ sinh thái...................................................................................................19
2.1.13. Tháp sinh thái................................................................................................22
2.1.14. Chu trình sinh địa hóa...................................................................................24
2.1.15. Các hoạt động bảo vệ môi trường và phục hồi hệ sinh thái của con người. .26
2.2. Thực trạng của vấn đề........................................................................................26
2.2.1. Nội dung Sinh thái học trong đề thi HSG và TN THPT.................................26
2.2.2. Khó khăn của học sinh khi trả lời các câu hỏi liên quan đến vi khuẩn...........26
2.3. Biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề...............................................................29
2.3.1. Giảng dạy lý thuyết nội dung Sinh thái học....................................................29
2.3.2. Luyện tập hiệu quả câu hỏi.............................................................................29
2.3.3. Ôn tập, củng cố...............................................................................................66
2.4. Kết quả đạt được................................................................................................67

i
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................69
3.1. Kết luận..............................................................................................................69
3.2. Kiến nghị............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................70

ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật .............................3
Hình 2.1: Các dạng tháp tuổi .................................................................................. 9
Hình 2.2: Đường cong sống sót..............................................................................10
Hình 2.4: Lưới thức ăn trong HST nước ngọt ........................................................19
Hình 2.5: Sơ đồ về chu trình cacbon trong tự nhiên ..............................................22
Hình 2.6: Chu trình nitơ trong tự nhiên ..................................................................23
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sự thích nghi của thưc vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau ...........4
Bảng 2.2: Sự thích nghi của động vật với các điều kiện chiếu sáng khác nhau....... 5
Bảng 2.3: Sự thích nghi của thực vật với độ ẩm ......................................................6
Bảng 2.4: Sự thích nghi của động vật với độ ẩm .....................................................6
Bảng 2.5: So sánh các kiểu phân bố của cá thể trong không gian ............................8
Hình 2.3: Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật ......................................11
Bảng 2.6: Mỗi quan hệ giữa các loài trong quần xã ...............................................15
Bảng 2.7: Các loại tháp sinh thái........................................................................... 20

iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
HSG: Học sinh giỏi
HSGQG: Học sinh giỏi quốc gia

iv
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Kiến thức Sinh thái học là một nội dung khá quan trọng trong chương trình sinh học
cấp trung học phổ thông. Nội dung này được đưa nhiều vào đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh,
quốc gia, quốc tế và chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi TN THPT (đề minh họa của Bộ Giáo dục và
Đào tạo 2023 có 9/40 câu, chiếm 22.5%).
Mặc dù hiện nay có rất nhiều tài liệu viết về Sinh thái học nhưng ở các tài liệu viết với
mục đích khác nhau, được trình bày theo nhiều cách khác nhau gây khó khăn cho GV và HS
trong việc tiếp cận kiến thức, cũng như luyện tập các câu hỏi. Quan trọng nhất là xu hướng ra
đề nội dung Sinh thái học thay đổi nhiều trong các đề thi (cả đề thi HSG và TN THPT), các
câu hỏi chủ yếu ra theo dạng đánh giá năng lực, HS phải vận dụng kiến thức lý thuyết, kết
hợp phân tích các thông tin, hình ảnh, biểu đồ... trong câu hỏi cho. Với xu hướng như vậy,
nếu HS không được giảng dạy đầy đủ lý thuyết, không được luyện tập các câu hỏi theo
hướng vận dụng, đánh giá năng lực... thì sẽ gặp nhiều lúng túng khi làm bài thi.
Với mong muốn nâng cao chất lượng của HSG, HS ôn thi TN THPT, cũng như cung
cấp cho giáo viên và học sinh nguồn tư liệu để tham khảo, giảng dạy, học tập và quan trọng
hơn là hoàn thiện kiến thức của bản thân nên tôi đã chọn nội dung nghiên cứu “GIẢNG
DẠY VÀ ÔN TẬP HIỆU QUẢ CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI HỌC TRONG BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ TỐT NGHIỆP THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả giảng dạy và ôn tập nội dung chuyên đề Sinh thái học, từ đó giúp
học sinh có kiến thức đầy đủ và toàn diện về các vấn đề liên quan đến Sinh thái, luyện tập
các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi HSG và đề thi TN THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: HS là HSG ôn thi các kỳ thi chọn HSG tỉnh, HSG quốc gia; HS
ôn thi TN THPT.
Đối tượng nghiên cứu: Chủ đề Sinh thái học
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp điều tra sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê số liệu.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu đội tuyển học sinh giỏi sinh học 12 trường THPT Chuyên Nguyễn Chí
Thanh từ năm 2017- 2023; Đội tuyển học sinh giỏi dự thi chọn học sinh giỏi quốc gia của
tỉnh Đăk Nông từ năm 2017-2023; HS ôn thi TN THPT 2017-2023.

1
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Khái niệm môi trường, nhân tố sinh thái, ổ sinh thái
2.1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và
hũu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Có 4 loại môi trường chủ yếu của sinh vật như sau:
+ Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh
sống.
+ Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của
phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh
vật thuỷ sinh.
+ Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của
các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.
2.1.1.2. Nhân tố sinh thái
Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
Liên quan với môi trường, các nhân tố sinh thái được chia thành nhân tố vô sinh (vật
lý, hóa học, khí hậu…) và các nhân tố hữu sinh (cơ thể sinh vật và các mối quan hệ giữa
chúng, kể cả con người và những hoạt động của con người).
Theo ảnh hưởng tác động, nhân tố sinh thái còn được chia ra thành 2 nhóm:
+ Nhân tố không phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động
của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động. Ví dụ: tác động của ánh nắng
giữa trưa lên một người cũng giống như tác động lên hàng chục, hàng trăm người khi bị phơi
nắng.
+ Nhân tố phụ thuộc mật độ khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác động của chúng
phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động. Ví dụ: tác động của dịch bệnh lên những nơi dân
cư thưa thớt kém hơn nhiều so với những nơi dân cư quá đông.
2.1.1.3. Nơi ở và ổ sinh thái
Nơi ở là địa điểm cư trú của loài. Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một
“không gian sinh thái” (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi
trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Ví dụ trên cùng
một cây cổ thụ, các loài chim khác nhau có sự phân hóa về ổ sinh thái dinh dưỡng như: kích
thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi, nơi kiếm ăn... Sự khác biệt về ổ sinh thái dinh
dưỡng dẫn tới sự khác biệt về kích thước, độ cứng và độ cong của mỏ. Như vậy các loài có
thể có cùng nơi ở nhưng ổ sinh thái là khác nhau.
Trong thiên nhiên, các loài có ổ sinh thái giao nhau hoặc không giao nhau. Những
loài có ổ sinh thái giao nhau, khi phần giao nhau càng lớn, sự cạnh tranh càng khốc liệt,
dẫn đến có thể loại trừ nhau, tức là loài thua cuộc hoặc bị tiêu diệt hoặc phải rời đi nơi
khác.

2
Trong các ổ sinh thái thì ổ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất bởi vì chức
năng dinh dưỡng chi phối tất cả các chức năng khác.
2.1.2. Các quy luật sinh thái cơ bản
2.1.2.1. Qui luật giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là
khoảng giá trị xác định của
một nhân tố sinh thái của
môi trường mà trong đó
sinh vật có thể tồn tại và
phát triển ổn định theo thời
gian.
Trong giới hạn sinh
thái đi từ điểm giới hạn Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh
dưới (min) đến điểm giới thái của sinh vật
hạn trên (max), thông qua khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu.
Vượt ra ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.
Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho
loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh
lí của sinh vật, sinh vật vẫn tồn tại và phát triển được nhưng phải tiêu tốn nhiều năng lượng
hơn.
Theo giới hạn sinh thái, có loài có khoảng chống chịu rộng, có loài lại có khoảng chống
chịu hẹp. Do vậy, người ta đưa ra khái niệm rộng (eury) và hẹp (cteno), nhiều (poly), ít
(oligo), ví dụ: rộng nhiệt (eurythermal) và hẹp nhiệt (ctenothermal); rộng muối (euryhaline)
và hẹp muối (ctenohaline)…
2.1.2.2. Qui luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
Sự tác động của nhiều nhân tố sinh thái lên một cơ thể sinh vật không phải là sự cộng
gộp đơn giản các tác động của từng nhân tố sinh thái mà là sự tác động tổng hợp của cả phức
hệ nhân tố sinh thái đó. Ví dụ như mỗi cây lúa sống trong ruộng đều chịu sự tác động đồng
thời của nhiều nhân tố (đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và sự chăm sóc của con người...).
Trong quá trình tác động cơ thể sinh vật, các nhân tố môi trường đều phụ thuộc và chi
phối lẫn nhau. Chẳng hạn, ánh sáng được coi là nhân tố cơ bản của môi trường vật lí. Ánh
sáng tao ra nhiệt, nhất là dải sóng hồng ngoại. Đi kèm với gió là sự vận động của hơi nước.
Khi hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mây, gây ra mưa trên lục địa và trên mặt
đại dương.
2.1.2.3. Qui luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức phận
sống của cơ thể
Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ thể,
nó cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. Ví dụ
như nhiệt độ không khí tăng đến 40 0 – 500C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động
vật máu lạnh nhưng lại kìm hãm sự di động của con vật.

3
Có nhiều loài sinh vật trong chu kỳ sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau có
những yêu cầu sinh thái khác nhau, nếu không được thỏa mản thì chúng sẽ chết hoặc khó
có khả năng phát triển. Ví dụ loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở giai đoạn thành thục
sinh sản chúng sống ở biển khơi và sinh sản ở đó, giai đoạn đẻ trứng và trứng nở ở nơi có
nồng độ muối cao (32 – 360/00), độ pH = 8, ấu trùng cũng sống ở biển, nhưng sang giai đoạn
sau ấu trùng (post-larvae) thì chúng chỉ sống ở những nơi có nồng độ muối thấp (10 – 250/00)
(nước lợ) cho đến khi đạt kích thước trưởng thành mới di chuyển đến nơi có nồng độ muối
cao.
Các yêu cầu sinh thái của sinh vật cũng khác nhau phụ thuộc vào trạng thái sinh lí và
bệnh lí của sinh vật.
2.1.2.4. Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
Môi trường tác động thường xuyên lên cơ thể sinh vật, làm chúng không ngừng biến
đổi, ngược lại sinh vật cũng tác động qua lại làm cải biến môi trường.
Sinh vật hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường, song, bản thân nó cũng
tác động trở lại làm cải biến môi trường, tác động cải biến này có thể có lợi hoặc không có
lợi cho chính bản thân sinh vật. Ví dụ trên một khu đất trống, giàu ánh sáng trực xạ, các loài
cỏ phát tán đến đầu tiên. Hoạt động của các loài cỏ dại sẽ làm tăng lượng mùn cho đất, từ đó
tạo điều kiện cho cây bụi phát triển. Cây bụi là cây ưa sáng. Nhưng dưới gầm cây bụi lại có
điều kiện ít ánh sáng, tạo thuận lợi cho cây gỗ non sinh trưởng và phát triển,…. Sự tăng
lượng mùn lúc đầu là tạo điều kiện tốt cho cây cỏ phát triển. Nhưng sau đó, sự xuất hiện của
cây bụi và cây thân gỗ sẽ làm giảm lượng ánh sáng mà cỏ có thể hấp thụ, vì vậy gây bất lợi
cho các loài cỏ ưa sáng.
2.1.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống của sinh vật
2.1.3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng từ Mặt Trời cung cấp nguồn năng lượng cho mọi hoạt động trên Trái Đất.
Ánh sáng trải xuống bề mặt Trái đất không đều theo không gian và thời gian. Sự không đều
của ánh sáng Mặt Trời được thể hiện trên cả ba khía cạnh: thành phần quang phổ, cường độ
chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày.
Ánh sáng có vai trò: tạo nhiệt làm Trái Đất ấm lên; Nguồn năng lượng cho quang hợp
của thực vật, tảo, một số nhóm vi khuẩn quang hợp; Ánh sáng cũng dẫn tới sự phân tầng của
các thảm thực vật và tảo; Độ dài chiếu sáng trong ngày cũng quyết định khả năng ra hoa, nảy
mầm, đâm chồi, kết hạt của nhiều loài thực vật (quang chu kì); Với động vật, ánh sáng có vai
trò quan trọng trong việc định hướng trong không gian và tìm kiếm con mồi cũng như chạy
trốn kẻ thù; Giúp cho động vật chuyển hóa các vitamin cần thiết cho quá trình chuyển hóa
Calcium của cơ thể động vật. Nhưng các tia tử ngoại có bước sóng ngắn có thể gây ung thư
cho động vật và hình thành các đột biến, thậm chí gây chết với một số sinh vật; Độ dài chiếu
sáng trong ngày cũng ảnh hưởng tới chu kì sinh sản của một số loài như cá hồi.
Bảng 2.1: Sự thích nghi của thưc vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau
Đặc Ưa sáng Ưa bóng
điểm
Vị trí Nơi trống trải (tầng trên tán Dưới tán cây khác, trong
phân bố rừng) hang,

4
Hình - Thân thấp, tán rộng hoặc thân - Thân thấp, cành nhiều phụ
thái cao, tán hẹp. thuộc vào chiều cao tầng
- Thân - Lá hẹp, dày, xanh nhạt, xếp cây trên và các vật che
cây nghiêng. chắn.
- Lá - Lá rộng, mỏng, xanh đậm,
xếp ngang.
Giải - Mạch gỗ nhỏ, nhiều. - Mạch gỗ lớn, ít.
phẫu - Lá: cutin dày, mô giậu phát - Lá: cutin mỏng, mô giậu
- Thân triển, lục lạp kích thước nhỏ. kém phát triển, lục lạp kích
- Lá thước lớn.
Sinh lí - Quang hợp: Sản phẩm QH - Quang hợp: sản phẩm QH
- Quang tăng khi cường độ chiếu sáng cực đại đạt được ở cường
hợp tăng nhưng đạt cực đại ở độ as trung bình.
- Khí cường độ chiếu sáng thấp hơn - Khí khổng: luôn mở.
khổng cường độ chiếu sáng cực đại. - Hô hấp: yếu.
- Hô hấp - Khí khổng: đóng mở liên tục.
- Hô hấp: mạnh khi có ánh
sáng.
Bảng 2.2: Sự thích nghi của động vật với các điều kiện chiếu sáng khác nhau
Các Đại diện Đặc điểm
nhóm
động vật
Ưa hoạt Ong, thằn lằn, Có thị giác phát triển và thân có màu sắc sặc
động nhiều loài sỡ để nhận biết đồng loại, để ngụy trang hay
ban chim và để doạ nạt kẻ thù.
ngày thú…,
Ưa hoạt Cú mèo, Thân màu sẫm, mắt có thể rất tinh hoặc nhỏ
động bướm đêm, cá lại hoặc tiêu biến, xúc giác và cơ quan phát
ban đêm hang… sáng phát triển.
2.1.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ phân bố không đều theo vĩ độ địa lí và địa hình, theo độ cao và độ sâu tầng
nước, theo ngày đêm và theo mùa. Nhiệt độ ảnh hưởng tới hoạt động sống của sinh vật
thường thông qua tốc độ các phản ứng enzyme, sự biến tính của các phân tử protein.
Những loài sống ở điều kiện nhiệt độ khác nhau đều có những đặc điểm thích nghi
riêng. Cây ở vùng lạnh thường có vỏ dày, xốp chứa khí, phủ bởi lông tơ hoặc sáp, trong mùa
đông gần như ngừng sinh trưởng, có “chồi ngủ đông”. Tương tự, ở các loài động vật thân
phủ lông và có lớp mỡ dưới da dầy, có tập tính di cư trú đông và ngủ đông. Sống ở nơi hoang
mạc khô và nóng các loài động vật chuyển các sinh hoạt vào ban đêm hay cư trú trong các
hang hốc với nhiệt độ thích hợp. Các loài côn trùng có vỏ kitin óng ánh để phản xạ lại ánh
sáng hoặc có khoang khí chống nóng.
Nhờ những đặc tính riêng, nhiều loài có khả năng sống trong điều kiện nhiệt độ rất
thấp. Ví dụ: ấu trùng sâu ngô (Pyrausta nubilaris) chuẩn bị qua đông chịu được nhiệt độ âm
27,2oC, cá tuyết (Boregonus saida) hoạt động tích cực ở nhiệt độ -2oC giữa các tảng băng

5
trôi. Một số loài có giới hạn sinh thái rất rộng như loài chân bụng (Hydrobia aponensis) chịu
được sự dao động nhiệt độ từ -1oC đến +60oC.
Liên quan với khả năng điều hòa thân nhiệt, sinh vật được chia thành nhóm biến nhiệt
(poikilothermal) và nhóm đẳng nhiệt (homothermal). Ở nhóm thứ nhất, thân nhiệt biến đổi
theo sự biến đổi của nhiệt độ môi trường (vi sinh vật, Protozoa, thực vật, động vật không
xương sống và động vật có xương sống với tim 2 ngăn và 3 ngăn). Ngược lại, ở nhóm thứ 2
thân nhiệt luôn ổn định, độc lập với sự biến đổi nhiệt độ của môi trường (chím, thú).
Bằng các thực nghiệm, mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian phát triển của một giai
đoạn hay cả đời sống động vật biến nhiệt được thể hiện bằng công thức dưới đây:
T = n(x - k) hoặc S= (T-C) D
T (hay S): là tổng nhiệt hữu hiệu ngày cần cho sự phát triển của một giai đoạn hay cả
đời sống; n (hay D)- số ngày cần cho sự hoàn thành một giai đoạn phát triển hay cả đời sống;
x (hay T ở công thứ sau): nhiệt độ môi trường; k (hay C): nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển.
Ở động vật biến nhiệt, kích thước cơ thể thường tăng theo chiều đi từ vĩ độ cao xuống
vĩ độ thấp, ngược lại, ở động vật đẳng nhiệt, những quần thể của loài hay những loài gần
nhau về nguồn gốc, kích thước cơ thể lại tăng theo chiều ngược lại liên quan với quá trình
trao đổi chất của chúng (quy tắc Bergman). Tuy nhiên, những loài sống ở nơi quá lạnh, các
phần thò ra của cơ thể (đuôi, tai) thường thu nhỏ lại (quy tắc Allen) so với những quần thể
sống ở vĩ độ thấp hơn.
2.1.3.3. Nước và độ ẩm
Nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh vật. Cơ thể động vật thường chứa 50-
70% trọng lượng cơ thể, thậm chí đến 99% (sứa). Ở trên cạn, nước được cấp bởi mưa và độ
ẩm không khí. Trong đất, nước tồn tại dưới dạng tự do trong các khe hở và túi nước ngầm
hay dưới dạng nước liên kết với các cấu tử của đất.
Độ ẩm là nhân tố sinh thái giới hạn quan trọng đối với các loài sinh vật trên cạn.
Những nơi có độ ẩm cao, nhất là trong rừng mưa nhiệt đới, các cây bì sinh, khí sinh phát
triển rất phong phú. Đây còn là nơi sống của nhiều loài động vật cần độ ẩm cao như ruồi,
muỗi, vắt sống ở lớp khí và đất ẩm bề mặt hay giun đất sống trong đất.
Khi độ ẩm thấp, khả năng thoát hơi nước từ thực vật gia tăng, cây càng vận chuyển
được nhiều chất dinh dưỡng lên lá, sản lượng chất hữu cơ tích lũy trong cơ thể thông qua
quang hợp càng cao.
Bảng 2.3: Sự thích nghi của thực vật với độ ẩm
C Đại diện Môi Đặc điểm và giải thích
á trường
c sống
n
h
ó
m
C Vạn niên thanh, Trên đất - Lá to, mỏng
â trầu không, ráy, ẩm như bờ - Tầng cutin mỏng, khả năng
y … ruộng, bờ điều tiết nước kém, …

6
ư ao, bờ
a sông, rừng
ẩ ẩm, hang
m đá, …
C Gồm cây chịu Sống ở nơi - Có khả năng tích trữ nước
â hạn mọng nước khô hạn trong thân, lá, rễ và củ; giảm
y và cây chịu hạn kéo dài tối đa thoát hơi nước (khí
c lá cứng: xương như sa khổng ít, lá hẹp hoặc biến
h rồng, cỏ mạc, thảo thành gai, rụng lá vào mùa
ị tranh, ... nguyên, … khô); phát triển các phương
u tiện tìm và kiếm nước (rễ rất
h phát triển, 1 số ht rễ phụ); khả
ạ năng trốn hạn (hạt có vỏ
n dày, ...
C Hầu hết các loài Phân bố Có tính chất trung gian giữa 2
â cây gỗ trong rộng từ nhóm trên.
y rừng mưa nhiệt vùng ôn
tr đới, rừng cây lá đới đến
u rộng ôn đới và nhiệt đới.
n cây nông
g nghiệp.
si
n
h
Bảng 2.4: Sự thích nghi của động vật với độ ẩm
Các Đại MT sống Đặc điểm
nhóm diện
Nhóm Ếch Sống nơi ẩm ướt, Da ẩm ướt là cơ quan trao
động nhái, dưới đất và đòi đổi nước và khí của cơ
vật ưa giun đất, hỏi lượng nước thể, ngủ đông trong hang,
ẩm ốc sên, trong thức ăn cao. …

Nhóm Thằn Sống ở hoang Cơ thể có khả năng tích
động lằn, lạc mạc, sa mạc, … trữ nước, có cơ chế chống
vật ưa đà, châu mất nước (thân bọc vỏ
khô chấu, … kitin, vảy sừng, lông thưa
để giảm lỗ chân lông) và
sử dụng nước tiết kiệm
(thải phân khô, bài tiết ít
nước tiểu, …)
Nhóm Đa số Chịu đựng được Mang đặc điểm trung gian
động các loài sự thay đổi luân của 2 nhóm trên.
vật ưa ĐV. phiên giữa mùa

7
ẩm mưa và mùa khô.
vừa
phải
2.1.4. Quần thể và quá trình hình thành quần thể
2.1.4.1. Khái niệm
Quần thể là nhóm cá thể của một loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào một
thời gian nhất định, có khả năng sinh sản (hữu tính, vô tính, trinh sản) để sinh ra các thế hệ
mới hữu thụ. Ví dụ: Quần thể voi trong 1 khu rừng.
2.1.4.2. Quá trình hình thành quần thể
Quần thể được hình thành theo trình tự bốn bước sau:
- Một số cá thể cùng loài phát tán tới 1 môi trường sống mới.
- Những cá thể không thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu
diệt hoặc phải di cư đi nơi khác.
- Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.
- Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh
thái dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
2.1.5. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
2.1.5.1. Quan hệ hỗ trợ
Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau trong việc kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, chống lại kẻ
thù và trong quá trình sinh sản.
Quan hệ hỗ trợ tạo nên “hiệu quả nhóm”, giảm tiêu hao năng lượng hoặc chống lại kẻ
thù và những rủi ro môi trường một cách có hiệu quả (ô nhiễm). Ví dụ, sự tăng tốc độ lọc
nước để hô hấp và kiếm ăn của thân mềm (Sphaerium corneum) như sau:
Số lượng (con) 1 5 1 1 2
0 5 0
Tốc độ lọc nước 3, 6, 7, 5, 3,
(ml/giờ): 4 9 5 2 8
2.1.5.2. Quan hệ cạnh tranh
Cạnh tranh cùng loài
Khi mật độ quá cao, nguồn thức ăn suy kiệt; các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau về
nơi ở, thức ăn… Ngoài ra, luôn có sự cạnh tranh sinh sản giữa các cá thể trong quần thể với
các hình thức khác nhau.
Sự cạnh tranh giúp duy trì một mật độ vừa phải, phù hợp với điều kiện môi trường.
Cạnh tranh là động lực tiến hóa của quần thể. Ví dụ: Hiện tượng “tỉa thưa” ở thực vật hay
“tỉa đàn” ở động vật.
Hiện tượng kí sinh cùng loài
Trong điều kiện nguồn thức ăn bị giới han, quần thể có kích thước lớn buộc các cá thể
đực phải sống kí sinh vào con cái.
Trường hợp này hiếm gặp, chỉ thấy ở một số loài cá sống trong vùng nước sâu đại
dương. Những cá thể đực có kích thước rất nhỏ, không vây, không có các nội quan, trừ ruột
chỉ là một cái ống chứa chất dinh dưỡng “nhận” từ con cái và cơ quan sinh dục đực phát triển
đầy đủ để thụ tinh cho con cái trong mùa sinh sản.

8
Ăn thịt đồng loại
Đây cũng là một hiện tượng không phổ biến trong tự nhiên. Do một hoàn cảnh nào đó
nguồn thức ăn bị suy kiệt, cá bố mẹ bắt con làm thức ăn. Khi điều kiện dinh dưỡng được cải
thiện, cá sớm khôi phục lại kích thước quần thể của mình. Ví dụ, ở cá vược châu Âu (Perca
fluatili). Kí sinh cùng loài hay ăn đồng loài là những trường hợp đặc biệt, ít gặp, song không
dẫn đến sự tiêu diệt loài mà ngược lại, duy trì sự tồn tại của loài và làm cho loài phát triển
hưng thịnh.
2.1.6. Những đặc trưng cơ bản của quần thể
2.1.6.1. Sự phân bố của các cá thể trong không gian
Các cá thể trong quần thể phân bố trong không gian rất khác nhau, có thể hình thành 3
kiểu: phân bố đều, phân bố theo nhóm hay phân bố ngẫu nhiên.
Bảng 2.5: So sánh các kiểu phân bố của cá thể trong không gian
Kiểu Phân bố đồng Phân bố ngẫu Phân bố theo
phân bố đều nhiên nhóm
Tiêu chí
- Thường gặp - Thường gặp - Điều kiện
khi điều kiện khi điều kiện sống phân bố
sống phân bố sống phân bố không đồng
Đặc điểm đồng đều trong đồng đều trong đều trong môi
môi trường môi trường trường.
- Giữa các cá - Giữa các cá - Các cá thể
thể có sự cạnh thể không có sự thích sống tụ
tranh nhau gay cạnh tranh nhau họp với nhau.
gắt. gay gắt, ít phụ
thuộc lẫn nhau .
- Giảm mức độ Tận dụng được Hỗ trợ nhau
cạnh tranh giữa nguồn sống thông qua hiệu
các cá thể trong tiềm tàng từ quả nhóm.
Ý nghĩa sinh
quần thể. môi trường.
thái
- Khai thác triệt
để nguồn sống
từ môi trường.
Chim cánh cụt, Các loài cây gỗ Các loài cây
Ví dụ hải âu, … trong rừng mưa bụi mọc hoang
nhiệt đới, … dại, …
Phương pháp xác định kiểu phân bố: phương pháp thống kê.

V=
√ m
n
−1
;
V là sai số chuẩn; m: số lượng cá thể trung bình; n: tổng lượng mẫu.
Kết luận: + V/m > 1 : các cá thể phân bố theo nhóm.
+ V/m < 1 : các cá thể phân bố đồng đều
+ V/m = 1 : các cá thể phân bố ngẫu nhiên.

9
2.1.6.2. Cấu trúc giới tính của quần thể
Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực/số lượng cá thể cái. Tỉ lệ giới tính của
các loài thường là 1:1, tỉ lệ giới tính có thể thay đổi, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
+ Đặc điểm sinh sản của loài.
+ Điều kiện dinh dưỡng và tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cái.
+ Điều kiện môi trường sống …
Ý nghĩa: đặc trưng cho mỗi quần thể, đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
2.1.6.3. Tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể
Tuổi được tính bằng thời gian.
+ Tuổi thọ sinh lí: khoảng thời gian tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì già.
+ Tuổi thọ sinh thái: là khoảng thời gian sống của cá thể từ lúc sinh ra đến lúc chết vì
những lí do sinh thái (dịch bệnh, bị ăn thịt hay những rủi ro khác).
+ Tuổi thọ của quần thể:
là tuổi thọ trung bình của cá thể
trong quần thể.
Tháp tuổi: Biểu thị tương
quan về số lượng cá thể của
từng nhóm tuổi trong một quần
thể. Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng
thái phát triển của quần thể:
quần thể đang phát triển, quần
Hình 2.1: Các dạng tháp tuổi
thể ổn định và quần thể suy
thoái. A- Quần thể trẻ; B- Quần thể ổn định; C-
Nhìn chung các loài đều Quần thể già (suy thoái)
có 3 nhóm tuổi, song một số
loài không có nhóm tuổi sau sinh sản do những cá thể của nhóm này bị chết hết sau khi sinh
sản. Ví dụ: cá Chình (Anguilla), cá hồi Viễn Đông...
2.1.6.4. Kích thước quần thể
Kích thước quần thể là số lượng, sinh khối, năng lượng tích lũy trong phạm vi phân bố
của quần thể.
+ Kích thước tối thiểu: Số lượng ít nhất duy trì sự tồn tại. Dưới kích thước tối thiểu thì
quần thể không tồn tại (tiềm năng sinh học yếu: khả năng tự vệ kém, khả năng gặp gỡ giữa
cá thể đực và cái thấp...
+ Kích thước tối đa: Kích thước lớn nhất mà quần thể có thể đạt được, vượt qua kích
thước này, quần thể có thể xảy ra các trường hợp làm giảm sô lượng cá thể: tăng cường cạnh
tranh, sức sinh sản giảm, di cư tăng…
Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa sẽ có những bất lợi sau: Quan hệ hỗ trợ
giữa những cá thể trong quần thể giảm, quan hệ cạnh tranh tăng; Khả năng truyền dịch bệnh
tăng → sự phát sinh các ổ dịch dẫn đến chết hàng loạt; Mức ô nhiễm môi trường cao và mất
cân bằng sinh học.
Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu sẽ có những bất lợi sau: Quan
hệ hỗ trợ giữa những cá thể trong quần thể giảm: tự vệ, kiếm ăn...; Mức sinh sản giảm: khả
năng bắt cặp giữa đực và cái thấp, số lượng cá thể sinh ra ít, đặc biệt dễ xảy ra giao phối gần.
Cách tính kích thước quần thể:
10
+ Phương pháp trực tiếp: Đối với quần thể của các cá thể không có khả năng di chuyển.
Đếm trực tiếp trên các ô tiêu chuẩn.
+ Phương pháp gián tiếp: Đối với quần thể của các cá thể có khả năng di chuyển.
Phương pháp chủ yếu: đánh bắt - thả bù theo công thức:
C = (N1 x N2) / m
C: kích thước quần thể; N1: số cá thể bắt được lần 1; N 2: số cá thể bắt được lần 2; m: số
cá thể bắt lần 2 có đánh dấu.
Số lượng cá thể hay kích thước quần thể được mô tả khái quát theo biểu thức:
Nt = No + B - D + I – E
Nt và No là kích thước quần thể ở thời
điểm t và to; B: mức sinh sản; D: mức tử vong;
I: mức nhập cư; E: mức xuất cư.
Bốn yếu tố trên chi phối đến kích thước
quần thể, nhưng B và D là 2 yếu tố cơ bản
nhất, mang đặc tính vốn có của quần thể.
Mức sống sót (Ss) của quần thể ngược
với mức tử vong, là số cá thể còn sống đến
một thời điểm nhất định:
Ss = 1 - D
Đường cong sống sót của quần thể thuộc
các loài khác nhau được thể hiện ở hình 2.2.
Những loài đẻ nhiều (hàu, sò), phần lớn bị chết Hình 2.2: Đường cong sống sót
ở những ngày đầu, số sống sót đến cuối đời rất (III: Hàu, sò; I: Chim, thú,
ít (III). Những loài động vật cao cấp và người người; II- Sứa, thủy tức)
đẻ rất ít, con sinh ra phần lớn sống sót, chết
chủ yếu ở cuối đời (I). Đường cong II, đặc trưng cho các loài, sóc, thuỷ tức vì ở chúng mức
chết của các thế hệ gần như nhau.
2.1.6.5. Mật độ quần thể
Mật độ quần thể là số lượng cá thể của quần thể tính trên đơn vị diện tích (cá thể/m 2)
hay thể tích (cá thể/m3). Mật độ không cố định mà luôn thay đổi khi có cá thể nhập cư hoặc
xuất cư ra khỏi quần thể. Số cá thể mới sinh ra cùng với sự nhập cư, số cá thể ở ngoài quần
thể nhập cư vào trong quần thể, làm gia tăng số lượng cá thể của quần thể. Số lượng cá thể bị
chết và số lượng cá thể di cư ra khỏi quần thể là 2 yếu tố làm giảm số lượng cá thể của quần
thể.
Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử có ảnh hưởng tới mật độ của tất cả các quần thể sinh vật, trong khi
đó nhập cư và xuất cư làm thay đổi mật độ của nhiều quần thể.
Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể. Vì nó chi phối mức sinh sản, mức tử
vong và mức độ sử dụng nguồn sống của quần thể. Khi mật độ thấp, nguồn sống dồi dào thì
mức tử vong thấp, còn mức sinh sản lại cao, kích thước quần thể sẽ tăng. Ngược lại, quần thể
quá đông, nguồn thức ăn bị khai thác cạn kiệt, các cá thể trong quần thể cạnh tranh với nhau
về nơi sống và nguồn thức ăn đưa đến tăng mức tử vong và giảm mức sinh sản, kích thước
quần thể sẽ giảm.

11
2.1.7. Biến động số lượng cá thể
Biến động số lượng là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. Các dạng biến
động số lượng gồm:
+ Biến động không theo chu kì : Do các yếu tố ngẫu nhiên gây nên.
+ Biến động theo chu kì: chu kì ngày đêm; tuần trăng và hoạt động của thuỷ triều; mùa;
nhiều năm.
Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể: là sự thay đổi mức sinh sản và mức tử vong của
quần thể thông qua ba cơ chế: Cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể;
Di cư là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể; Vật ăn thịt, vật kí sinh, dịch bệnh là
những nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể.
Sự tăng trưởng kích thước quần thể có thể xảy ra theo 2 hướng: Tăng trưởng theo hàm
số mũ và tăng trưởng theo hàm logistic.
2.1.7.1. Sự tăng trưởng theo hàm số mũ (tiềm năng sinh học)
- Điều kiện môi trường: không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).
- Sự tăng trưởng của quần thể: chỉ phụ thuộc vào tiềm năng sinh học vốn có của loài,
mức sinh sản tối đa, mức tử vong tối thiểu. Số lượng cá thể với thời gian tăng lên nhanh
chóng theo hàm số mũ:
ΔN
=(b−d )N hay: Δt =rN
ΔN
Δt

N: số lượng cá thể của quần thể; ΔN : mức sinh sản; Δt : khoảng thời gian; b: tốc độ
sinh sản riêng tức thời; d: tốc độ tử vong riêng tức thời; r: tốc độ tăng trưởng riêng tức
thời.
- Đường cong tăng trưởng tương ứng có hình chữ J .
- Đối tượng: Nhiều loài có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao (nấm, vi
khuẩn, nhiều loài côn trùng, cây một năm...) có kiểu phát triển số lượng gần với kiểu tăng
sinh học.
2.1.7.2. Sự tăng trưởng số lượng cá thể theo hàm logic (tiềm năng thực tế)
- Điều kiện môi trường: điều kiện môi trường bị giới hạn. Nguồn năng lượng, nơi trú
ẩn, kẻ thù ăn thịt, dinh dưỡng, nước và
vị trí làm tổ có thể là những nhân tố
giới hạn tăng trưởng quần thể.
- Số lượng cá thể quá nhiều và
nguồn sống chỉ có giới hạn có ảnh
hưởng sâu sắc tới tỷ lệ tăng trưởng quần
thể. Nếu quần thể không thể nhận đủ
nguồn sống để sinh sản, tỷ lệ sinh tính
trên đầu cá thể (b) sẽ suy giảm. Nếu
sinh vật không nhận được đủ năng
Hình 2.3: Đường cong tăng trưởng của
lượng để tự duy trì, hoặc nếu bị bệnh
quần thể sinh vật
tật, hay do mật độ sinh vật ký sinh cao
a. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
thì tỷ lệ chết tính trên đầu cá thể (d) sẽ
b. Tăng trưởng thực tế
tăng lên, b giảm hoặc d tăng sẽ làm cho
tỷ lệ tăng (r) tính trên đầu cá thể bị giảm.

12
- Khi đó sự tăng trưởng của quần thể tuân theo hàm logistic:
dN (K −N )
=r max N
dt K
K: kích thước tối đa mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi tr-
ường; K-N là số cá thể thêm vào quần thể do môi trường có thể nuôi dưỡng; (K-N)/K
là một phần của K vẫn còn dành cho sự tăng trưởng của quần thể; r maxN: tỷ lệ tăng
trưởng hàm số mũ; Khi N có giá trị nhỏ so với K, (K-N)/K có giá trị lớn và r max(K-N)/K
gần bằng với tỷ lệ tăng trưởng tối đa. Khi N có giá trị lớn và nguồn sống có giới hạn thì
(K-N)/K có giá trị nhỏ, vì thế tỷ lệ tăng trưởng tính theo đầu cá thể cũng nhỏ. Khi N =
K, quần thể dừng tăng trưởng. Đường cong tăng trưởng: có dạng chữ S.

- Quần thể có số lượng cá thể mới tăng thêm cao nhất khi quần thể có kích thước trung
bình, khi đó không chỉ quần thể sinh sản có kích thước đáng kể mà môi trường còn rất nhiều
khoảng trống và có nhiều nguồn sống. Tỷ lệ tăng trưởng quần thể chậm lại khi N tiến tới K.
- Đối tượng: Đa số các quần thể trong tự nhiên có sự tăng trưởng theo hàm logistic.
* Chọn lọc k và chọn lọc r
Ở quần thể có mật độ cao, chọn lọc tự nhiên duy trì những đặc điểm thích nghi giúp
sinh vật sống sót và sinh sản mà chỉ cần sử dụng ít nguồn sống. Khả năng cạnh tranh và sử
dụng nguồn sống có hiệu quả sẽ được chọn lọc tự nhiên duy trì ở những quần thể đạt hoặc
gần đạt tới sức chứa của chúng. Ở quần thể có mật độ thấp, sinh vật thích nghi theo hướng
sinh sản nhanh, ví dụ những loài sinh ra rất nhiều con và các con có kích thước nhỏ bé.
Chọn lọc tự nhiên duy trì đặc điểm lịch sử đời sống mà rất mẫn cảm với mật độ quần
thể gọi là chọn lọc không phụ thuộc mật độ- chọn lọc K( đẻ ít nhưng chăm sóc nhiều).
Ngược lại, chọn lọc nhằm duy trì các đặc điểm lịch sử đời sống giúp tối đa hóa sự thành đạt
sinh sản trong môi trường không quá đông đúc (mật độ cá thể thấp) được gọi là chọn lọc
không phụ thuộc mật độ - chọn lọc r .(đẻ nhiều nhưng ít chăm sóc)
2.1.8. Quần xã và các đặc trưng cơ bản của quần xã
2.1.8.1. Khái niệm
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loại khác nhau, cùng
sống trong một không gian và thời gian nhất định.
Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau và với môi trường sống của
chúng thành một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh
vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
2.1.8.2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã
a. Cấu trúc về thành phần loài và số lượng cá thể từng loài
Quần xã là một tổ chức phức tạp, có cấu trúc thứ bậc rất chặt chẽ nhằm thực hiện một
cách có hiệu quả các chức năng sống của mình. Quần xã có cấu trúc thành phần loài càng
phức tạp thì càng ổn định trước những biến động của các yếu tố môi trường.
Căn cứ vào vai trò của các nhóm loài, quần xã được chia làm các nhóm:
+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới các
nhân tố sinh thái của môi trường. Loài ưu thế thường là loài có số lượng lớn hơn hẳn các loài
khác do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng, quyết định
chiều hướng phát triển của quần xã.

13
+ Loài đặc trưng của quần xã là loài thuộc một trong hai trường hợp sau: Loài chỉ có
quần xã này mà không có ở quần xã khác (trong trường hợp này còn được gọi là loài đặc
hữu, ví dụ cá cóc Tam Đảo là loài đặc trưng của quần xã vùng núi Tam Đảo, cây tràm là loài
đặc trưng của quần xã rừng tràm U Minh); hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn và có vai
trò quan trọng so với các loài khác trong quần xã (trong trường hợp này chúng có thể là loài
ưu thế).
+ Loài chủ chốt của quần xã là một hoặc một vài loài có vai trò kiểm soát và khống chế
hoạt động của các loài khác trong quần xã. Loài chủ chốt thường là loài động vật ăn thịt, giữ
vị trí cuối cùng của chuỗi thức ăn.
+ Loài thứ yếu là loài đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế trong quần xã khi loài ưu
thế bị suy vong.
+ Loài ngẫu nhiên là loài có tần số xuất hiện và độ phong phú trong quần xã thấp.
b. Độ đa dạng của quần xã
Độ đa dạng của một quần xã – mức độ đa dạng về loại sinh vật khác nhau cấu tạo nên
quần xã – bao gồm 2 thành phần: Độ giàu loài (số lượng các loài khác nhau trong quần xã)
và độ phong phú tương đối của mỗi loài (tỷ lệ cá thể của mỗi loài trên tổng số các cá thể có
trong quần xã.
Độ đa dạng của quần xã chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh của môi
trường và các nhân tố sinh thái hữu sinh như sự canh tranh giữa các loài, mối quan hệ con
mồi - vật chủ...
Nhìn chung, ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, độ đa dạng của quần xã thường thấp
hơn ở vùng nhiệt đới có khí hậu ổn định, nguồn sống phong phú.
* Các chỉ số thể hiện độ đa dạng của quần xã
Các nhà khoa học sử dụng nhiều chỉ số để xác định độ đa dạng của quần xã, các chỉ số
thường dùng bao gồm:
+ Tần số xuất hiện (hay độ thường gặp) của loài (C): là tỉ lệ phần trăm (%) của một loài
gặp trong các điểm khảo sát so với tổng số các điểm được khảo sát.
p × 100
C=
P
p là số lần lấy mẫu có xuất hiện loài nghiên cứu, P là tổng số địa điểm khảo sát.
Loài thường gặp có giá trị C > 50%; Loài ít gặp có giá trị C < 50%; Loài ngẫu nhiên có
giá trị C < 25%
+ Độ phương phú (hay độ nhiều, mức độ giàu có) của loài (D): là tỉ lệ % số cá thể của
một loài so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trong quần xã.
n
D= i (×100 %)
N
ni là số cá thể của loài i trong quần xã; N là số lượng cá thể của tất cả các loài trong
quần xã
+ Công thức Shannon – Weiner
s
ni n
H '   log 2 i
N N
i 1

14
H’ = chỉ số đa dạng loài hay lượng thông tin trong mẫu; s = số lượng loài; N = tổng số
lượng cá thể trong toàn bộ mẫu; ni = số lượng cá thể loài I
Hai thành phần của sự đa dạng được kết hợp trong hàm Shannon – Weiner là số lượng
loài và bình quân của sự phân bố các cá thể giữa các loài. Do vậy, số loài càng cao, chỉ số H’
càng cao và sự phân bố các cá thể giữa các loài càng ngang bằng thì cũng gia tăng chỉ số đa
dạng loài được xác định qua hàm số Shannon – Weiner.
* Những tác động nhiễu loạn ảnh hưởng tới độ đa dạng của quần xã
Nhiễu loạn là sự kiện như bão tố, hỏa hoạn, ngập lụt, hạn hán, gia súc gặm mất quá nhiều
cỏ, hoặc hoạt động của con người, làm thay đổi một quần xã bằng cách loại bỏ các sinh vật khỏi
quần xã hoặc làm thay đổi nguồn sống của quần xã.
Giả thuyết nhiễu loạn ở mức trung bình cho rằng mức độ nhiễu loạn ở mức trung bình
có thể tạo ra các điều kiện thúc đẩy độ đa dạng loài tăng cao hơn so với tác động của nhiễu
loạn ở mức cao hoặc thấp. Nhiễu loạn ở mức độ cao làm giảm đa dạng loài, do tạo ra sự căng
thẳng về môi trường, vượt quá sức chịu đựng cũng như khả năng phục hồi của nhiều loài.
Nhiều loài sinh trưởng chậm hoặc phát tán chậm sẽ bị tiêu diệt. Nhiễu loạn ở mức độ thấp
cũng làm giảm đa dạng loài do sự cạnh tranh quá mạnh của loài ưu thế ngăn cản sự phát triển
của những loài cạnh tranh kém hơn. Nhiễu loạn ở mức trung bình có thể tạo ra sự khác nhau
về nơi ở của sinh vật trong một cảnh quan, duy trì độ đa dạng trong quần xã.
c. Cấu trúc không gian của quần xã
* Cấu trúc theo mặt phẳng ngang
Theo mặt ngang, các yếu tố môi trường không đồng nhất, ở những nơi có điều kiện
thuận lợi cho đời sống của nhiều loài ở đó số lượng loài đông đúc, còn những chỗ kém thuận
lợi hơn thì số loài thưa thớt.
Khi cùng nơi phân bố với nhau, các loài phải cạnh tranh với nhau về thức ăn và nơi
sống. Tuy vậy chúng cũng có lợi vì có thể dựa vào nhau để chống lại những tác nhân bất lợi
của môi trường. Nhờ có sự đa dạng loài mà các chất dinh dưỡng được tích tụ nhiều hơn, các
loài khai thác nguồn sống có hiệu quả hơn.
* Phân bố theo chiều thẳng đứng
Sự phân bố của các loài theo chiều thẳng đứng thể hiện trong sự phân tầng, liên quan
đến sự phân bố khác nhau của yếu tố môi trường.
- Theo độ cao: ví dụ trong rừng sự phân tầng của thực vật liên quan đến sự chiếu sáng
của ánh sáng mặt trời. Trên cùng là tầng vượt sáng và ưa sáng tiếp nhận nguồn bức xạ trực
tiếp với cường độ cao. Dưới đó là tầng ưa bóng, sử dụng nguồn ánh sáng khuyếch tán và
cuối cùng là tầng chịu bóng. Càng lên cao số lượng loài và số lượng cá thể của từng loài
giảm.
- Theo độ sâu: ví dụ ở ven biển từ mép nước xuống đáy sâu, lần lượt sẽ gặp tảo lục, tảo
lam, tảo nâu và cuối cùng là tảo đỏ
2.1.9. Hai mô hình phổ biến của tổ chức quần xã và ý nghĩa thực tiễn
2.1.9.1. Mô hình từ dưới lên
Ảnh hưởng là một chiều từ bậc dinh dưỡng bên dưới tới bậc dinh dưỡng cao hơn.
Trong trường hợp này, hàm lượng các chất khoáng trong đất sẽ khống chế số lượng thực vật,
thực vật khống chế số lượng động vật ăn cỏ, đến lượt động vật ăn cỏ khống chế động vật ăn
thịt.

15
Để thay đổi cấu trúc quần xã theo mô hình từ dưới lên thì cần thay đổi sinh khối ở bậc
dinh dưỡng thấp nhất, thay đổi đó sẽ được truyền qua toàn bộ lưới thức ăn. Nếu thả thêm
hoặc loại bỏ động vật ăn thịt ra khỏi quần xã có mô hình từ dưới lên thì sẽ không ảnh hưởng
đến các bậc dinh dưỡng thấp hơn.
2.1.9.2. Mô hình từ trên xuống
Vật ăn thịt là sinh vật chủ yếu khống chế tổ chức quần xã, trong đó vật ăn thịt hạn chế
động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ hạn chế thực vật, sự hấp thu chất dinh dưỡng từ đất của thực
vật ảnh hưởng đến hàm lượng của chúng ở trong đất. Ảnh hưởng truyền từ bậc dinh dưỡng
cao xuống các bậc dinh dưỡng thấp theo thứ tự luân phiên +, -.
Các nhà sinh thái học áp dụng mô hình từ trên xuống để cải tạo chất lượng nước của
các hồ bị ô nhiễm → kiểm soát sinh học: thay đổi mật độ của SV tiêu thụ ở bậc dinh dưỡng
cao để điều chỉnh bậc dinh dưỡng thấp hơn. Ví dụ ngăn cản hiện tượng tảo nở hoa, hiện
tượng phú dưỡng thay cho biện pháp xử lý bằng hóa chất (HST có 3, 4 bậc dinh dưỡng).
2.1.10. Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã
2.1.10.1. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
Các loài trong quần xã có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng như bảng 2.6
Bảng 2.6: Mỗi quan hệ giữa các loài trong quần xã
Mối quan hệ Đặc điểm Ví dụ
Nấm, vi khuẩn và tảo
Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay đơn bào cộng sinh
Cộng nhiều loài và tất cả các loài trong địa y; vi khuẩn
sinh tham gia cộng sinh đều có lam cộng sinh trong
lợi nốt sần rễ cây họ
Đậu....
Hợp tác giữa 2 hay nhiều Cây phong lan sống
Hỗ Hội loài, trong đó 1 loài có lợi, bám trên thân cây gỗ;
trợ sinh còn loài kia không có lợi cá ép sống bám trên cá
cũng chẳng có hại gì. lớn
Hợp tác giữa 2 hay nhiều
loài và tất cả các loài tham Hợp tác giữa chim sáo
Hợp gia hợp tác đều có lợi. và trâu rừng; khim mỏ
tác Quan hệ hợp tác không chặt đỏ và linh dương; lượn
chẽ và không nhất thiết phải biển và cá nhỏ.
có với mỗi loài.
Đố Cạnh Các loài tranh giành nguồn Cạnh tranh giành ánh
i tranh sống như thức ăn, chỗ ở... sáng, nước và muối
kh Trong mối quan hệ này, các khoảng ở thực vật;
án loài đều bị ảnh "hưởng bất cạnh tranh giữa củ và
g lợi, nhưng có một loài sẽ chồn ở trong rừng,
thắng thế còn các loài khác chúng cùng hoạt động
bị hại hoặc cả 2 đều bị hại. vào ban đêm và bắt
chuột làm thức ăn...

16
Sinh
vật
Hươu, nai ăn cỏ; hổ,
này
báo ăn thịt hươu, nai;
ăn Một loài sử dụng loài khác
sói ăn thịt thỏ; cây nắp
sinh làm thức ăn.
làm bắt ruồi.
vật
khác

Một loài sống nhờ trên cơ


thể của loài khác, lấy các
chất nuôi sống cơ thể từ loài Cây tầm gửi (sinh vật
đó. Sinh vật “kí sinh hoàn nửa kí sinh) ki sinh

toàn” không có khả năng tự trên thân cây gỗ (sinh
sinh
dưỡng, sinh vật “nửa kí vật chủ) - giun kí sinh
sinh" vừa lấy các chất nuôi trong cơ thể người.
sống từ sinh vật chủ, vừa có
khả năng tự dưỡng.

Tảo giáp nở hoa gây


Ức độc cho cá, tôm và
Một loài sinh vật trong quá
chế - chim ăn cả, tôm bị độc
trình sống đã vô tình gây hại
cảm đó, ...; cây tỏi tiết chất
cho các loài sinh vật khác.
nhiễm gây ức chế hoạt động
của vi sinh vật ở xung
quanh.
2.1.10.2. Hiện tượng khống chế sinh học và kiểm soát sinh học
Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức
nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ
trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
Kiểm soát sinh học là biện pháp sử dụng các sinh vật (thiên địch) để khống chế sự phát
triển về số lượng của các sinh vật gây hại cho mùa màng và con người. Ví dụ, sử dụng loài
cóc Bufo marinus để tiêu diệt sâu hại mía, dùng kiến vống (Decophylla smaradina) để tiêu
diệt sâu hại cam, dùng bọ rùa Novius cardinalis để tiêu diệt loài bọ rùa khác có tên Icerya
purchasi chuyên gây hại cây chanh, dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân lúa...
2.1.11. Sự biến động của quần xã sinh vật
2.1.11.1. Diễn thế sinh thái
a. Khái niệm
Diễn biến sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương
ứng với sự biến đổi của môi trường. Trong quá trình diễn thế, song song với quá trình biến
đổi quần xã là quá trình biến đổi về điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng...
b. Các dạng diễn thế
* Diễn thế nguyên sinh

17
Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sinh vật.
Các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh.
- Giai đoạn khởi đầu (giai đoạn tiên phong): Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình
thành nên quần xã mới.
- Giai đoạn giữa: Gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
- Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực - climax).
Song song với quá trình diễn thế trên là sự biến đổi của môi trường về khí hậu và thổ nhưỡng.
* Diễn thế thứ sinh
Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng
sống, nhưng quần xã đó đã bị huỷ diệt do những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động của
con người. Quần xã mới được phục hồi, thay thế dần quần xã bị huỷ diệt.
Diễn thế thứ sinh cũng là biến đổi tuần tự của một dãy các quần xã nối tiếp, trong điều
kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh cũng có thể dẫn đến một quần xã ổn định. Tuy nhiên, cho
đến nay người ta chưa gặp diễn thế thứ sinh hình thành nên quần xã ở trạng thái đỉnh cực
(climax) như ở diễn thế nguyên sinh, mà chủ yếu chỉ gặp trạng thái không đỉnh cực
(disclimax).
Các giai đoạn của diễn thế thứ sinh:
- Giai đoạn khởi đầu: Quần xã sinh vật bị huỷ diệt.
- Giai đoạn giữa: Gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
- Giai đoạn cuối: Trong điều kiện thuận lợi, hình thành quần xã sinh vật tương đối ổn
định; Trong điều kiện không thuận lợi, hình thành quần xã sinh vật suy thoái.
2.1.11.2. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
Nguyên nhân bên trong là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Trong số
các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế. Hoạt động
mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho nhóm
loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới. Nói cách khác, trong
diễn thể, nhóm loài chiếm ưu thế đã “tự đào huyệt chôn mình”.
Nguyên nhân bên ngoài là tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi
môi trường vật lí, nhất là thay đổi khí hậu, thường gây nên những biến đổi sâu sắc về cấu
trúc của quần xã. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa... là các yếu tố sinh thái của ngoại cảnh
gây nên sự chết hàng loạt các loài sinh vật. Trên vùng bị huỷ diệt của tự nhiên, quần xã sinh
vật mới dần dần được hình thành và phát triển.
2.1.11.3. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế
Nghiên cứu diễn thế giúp chúng ta hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã
sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
Từ những hiểu biết đó, ta có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác
hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, có thể kịp thời đề xuất các biện pháp
khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.
2.1.12. Hệ sinh thái
2.1.12.1. Khái niệm
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và R4E34567U8I90P-- (môi trường vô sinh
hay còn gọi là môi trường vật lí của quần xã). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn

18
nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ đó hệ sinh
thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Hệ sinh thái là một hệ thống mở và tự điều chỉnh, tồn tại dựa vào nguồn vật chất và
năng lượng từ môi trường. Hoạt động của hệ sinh thái tuân theo các quy luật như quy luật
bảo toàn năng lượng, quy luật giới hạn sinh thái…Nhờ có quá trình “nội cân bằng” (quá trình
tự điều chỉnh), hệ sinh thái duy trì được trạng thái ổn định và cân bằng.
Hệ sinh thái có thể là một giọt nước ao, một bể cá cảnh, một khu rừng, Trái Đất…
2.1.12.2. Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái
Một hệ sinh thái gồm 2 thành phần cấu trúc: thành phần vô sinh và thành phần hữu
sinh.
- Thành phần vô sinh là môi trường vật lý (sinh cảnh), gồm các chất vô cơ, các chất
hữu cơ, các yếu tố khí hậu.
- Thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. Tùy theo hình thức dinh dưỡng của từng
loài trong hệ sinh thái mà chúng được xếp thành 3 nhóm:
+ Sinh vật sản xuất hay vật cung cấp gồm những sinh vật tự dưỡng trong quần xã (tảo,
cây xanh…) có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời và các chất vô cơ để tổng hợp nên các
chất hữu cơ cho cơ thể. Sinh vật sản xuất gồm thực vật là chủ yếu, một số vi sinh vật tự
dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ (SVTT) gồm những động vật ăn thực vật và những động vật ăn
động vật. Chúng không tự tổng hợp được các chất hữu cơ mà phải sử dụng chất hữu cơ của
nhóm tự dưỡng hay của nhóm dị dưỡng khác. Sinh vật tiêu thụ lại chia thành các bậc: Sinh
vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3… SVTTB1 có thể là động vật ăn thực vật hay ký sinh trên thực vật.
SVTTB2 là động vật ăn thịt (dùng SVTTB1 làm thức ăn), nó cũng có thể là sinh vật ký sinh
trên cơ thể SVTTB1, ...
+ Sinh vật phân giải gồm các sinh vật sống dựa vào sự phân giải các chất hữu cơ có
sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường các chất vô cơ đơn
giản ban đầu, gồm chủ yếu là các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống
(như giun đất, sâu bọ ...).
2.1.12.3. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất
* Các hệ sinh thái tự nhiên
- Hệ sinh thái trên cạn: đặc trưng bởi các thảm thực vật do chúng chiếm sinh khối lớn
và có ảnh hưởng lớn tới điều kiện khí hậu địa phương, ví dụ như hệ sinh thái rừng thông, hệ
sinh thái thảm cỏ, hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới… Hệ sinh thái rừng mà đặc biệt là hệ sinh
thái rừng mưa nhiệt đới có vai trò rất quan trọng đối với các hệ sinh thái khác trên Trái Đất.
- Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước
+ Hệ sinh thái nước mặn: rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, vùng biển khơi…
Các hệ sinh thái này ít phụ thuộc vào điều kiện khí hậu mà chịu ảnh hưởng của độ sâu
các lớp nước.
+ Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ…) và hệ sinh thái nước
chảy (sông, suối).
* Các hệ sinh thái nhân tạo
Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố… là những hệ sinh thái nhân tạo, đóng
vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Hệ sinh thái nhân tạo có số loài hạn chế, độ

19
đa dạng thấp do con người chủ động chọn loài ưu thế để phục vụ mục đích sử dụng có tính
không ổn định của con người.
Để duy trì hệ sinh thái và đạt hiệu quả sử dụng cao, con người bổ sung thêm vào hệ
sinh thái nhân tạo một nguồn vật chất và năng lượng, đồng thời thực hiện các biện phấp cải
tạo hệ sinh thái: tưới nước, bón phân, nhổ cỏ, tỉa thưa, loại bỏ các loài tảo độc và cá dữ…
2.1.12.4. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
a. Chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong quần xã. Một
chuỗi thức ăn bao gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một
mắt xích của chuỗi. Một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là
nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
Có 2 loại chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng, sau đến động vật ăn sinh vật tự
dưỡng và các loài động vật ăn động vật. Ví du: Cỏ  sâu  chim sâu  diều hâu.
- Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải chất hữu cơ, sau đến các loài
động vật ăn động vật. Ví dụ: Giun đất  ếch đồng  rắn hổ mang.
Số lượng mắt xích trong một chuỗi thức ăn thường là 4, 5 đối với các quần xã ở cạn và
6, 7 đối với các quần xã ở nước.
b. Lưới thức ăn
Lưới thức ăn là tập hợp
của các chuỗi thức ăn, trong đó
một loài tham gia đồng thời
vào nhiều chuỗi thức ăn khác
nhau.
Lưới thức ăn là một đặc
điểm của một hệ sinh thái nhất
định. Cấu trúc lưới thức ăn
càng phức tạp khi đi từ vĩ độ
cao xuống vĩ độ thấp, từ vùng
khơi vào vùng ven bờ. Các
quần xã trưởng thành có chuỗi
thức ăn phức tạp hơn so với các
quần xã trẻ hay quần xã bị suy
thoái. Quần xã sinh vật càng đa
dạng về thành phần loài thì lưới
Hình 2.4: Lưới thức ăn trong HST nước ngọt
thức ăn trong quần xã càng
phức tạp, hệ sinh thái càng ổn định.
c. Bậc dinh dưỡng
Tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng trong một lưới thức ăn tạo thành một bậc
dinh dưỡng. Gồm có bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất), bậc dinh dưỡng cấp 2,
3…và cuối cùng là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.
2.1.12.5. Chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái và năng suất sinh học
a. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
* Dòng năng lượng
20
Khoảng 1% ánh sáng nhìn thấy là tham gia vào hoạt động chuyển hóa năng lượng
ánh sáng sang năng lượng hóa học trong quang hợp. Tuy vậy, sản lượng sơ cấp của
Trái Đất đạt tới 150 tỷ tấn vật chất hữu cơ mỗi năm. Các sinh vật tiêu thụ sử dụng năng
lượng hữu cơ thứ cấp trong lưới thức ăn. Do vậy, tất cả các sản phẩm quang hợp quyết
định giới hạn quỹ năng lượng của toàn bộ hệ sinh thái.
Dòng năng lượng trong hệ sinh thái có đặc điểm:
- Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên
bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm do một
phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách: qua hô hấp; qua chất thải và các bộ
phận rơi rụng.
- Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh
dưỡng tới môi trường.
* Hiệu suất sinh thái
- Hiệu suất chuyển hóa năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái
được gọi là hiệu suất sinh thái, được biểu diễn theo công thức
Ci +1
eff = . 100%
Ci
Trong đó eff là hiệu suất sinh thái, Ci là bậc dinh dưỡng cấp i, Ci+1 là bậc dinh
dưỡng cấp i+1.
- Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do hô hấp (chiếm 70
– 80%); khoảng 10 – 20% năng lượng bị mất qua chất thải, các bộ phận rơi rụng, thức
ăn thừa…chỉ khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc cao hơn.
- Trong chuỗi thức ăn, càng lên cao năng lượng tích lũy càng ít dần và đến
mức nào đó không còn đủ duy trì của một mắt xích: số lượng cá thể quá ít (nhỏ hơn
kích thước tối thiểu của quần thể) mắt xích đó sẽ không thể tồn tại.
b. Năng suất sinh học
Năng suất sinh học là mức độ sản sinh ra chất sống của toàn bộ hay một phần của hệ
sinh thái làm tăng khối lượng sinh vật trong một khoảng thời gian nhất định và trên một đơn
vị diện tích của hệ sinh thái.
Năng suất sinh học chịu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh: khí hậu, thổ nhưỡng…
Năng suất sinh học của các hệ sinh thái trên cạn thường cao hơn vùng ngoài khơi, hệ sinh
thái ven bờ cao hơn hệ sinh thái vùng khơi xa, hệ sinh thái trên cạn vùng nóng ẩm cao hơn
của các vùng khô lạnh.
Năng suất ở các bậc dinh dưỡng khác nhau là khác nhau, có năng suất sơ cấp (tạo ra
sản lượng sinh vật sơ cấp) và năng suất thứ cấp (tạo ra sản lượng sinh vật thứ cấp).
* Sản lượng sinh vật sơ cấp
- Là chất lượng sống do sinh vật sản xuất tạo ra qua quá trình quang hợp, trong một
khoảng thời gian nhất định và trên một đơn vị diện tích của hệ sinh thái. Sản phẩm quang
hợp này là điểm khởi đầu cho những nghiên cứu về trao đổi chất của hệ sinh thái và dòng
năng lượng.
- Gồm sản lượng sơ cấp thô (sản lượng sơ cấp toàn phần) và sản lượng sơ cấp tinh (sản
lượng sơ cấp thực):
+ Sản lượng sơ cấp thô (PG) là toàn bộ chất sống tạo ra qua quang hợp của sinh vật.

21
+ Sản lượng sơ cấp tinh (P N) là phần còn lại của sản lượng sơ cấp thô khi đã trừ đi
lượng chất sống bị tiêu hao qua hô hấp, rơi rụng cành lá… (R)
PN = P G – R
* Sản lượng sinh vật thứ cấp
- Sản lượng sinh vật thứ cấp là lượng chất sống tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng của sinh
vật tiêu thụ, trong một khoảng thời gian nhất định và trên một đơn vị diện tích của hệ sinh
thái.
- Công thức tính sản lượng sinh vật thứ cấp: P S = A – R. Trong đó PS là sản lượng sinh
vật thứ cấp, A là sản lượng sinh vật được động vật ăn, R là sản lượng sinh vật tiêu hao cho
hô hấp, bài tiết, thải bã, rơi rụng…
2.1.13. Tháp sinh thái
Có 3 dạng tháp sinh thái: tháp số lượng (số luợng cá thể), tháp sinh khối (khối lượng),
tháp năng lượng (đơn vị năng lượng).
Tháp sinh thái là hình mô tả mức độ lớn ở từng bậc dinh dưỡng và tương quan giữa các
bậc dinh dưỡng về số lượng, sinh khối hoặc năng lượng.
Bảng 2.7: Các loại tháp sinh thái
Loại tháp Cơ sở xây dựng Ưu, nhược điểm
- Được xây dựng dựa trên - Dễ thực hiện song ít
Tháp số lượng số lượng cá thể sinh vật ở có giá trị, vì kích
mỗi bậc dinh dưỡng. thước cơ thể, loại chất
sống và thời gian tích
luỹ chất sống của các
loài thuộc các bậc dinh
dưỡng là khác nhau,
nên khi so sánh với
nhau sẽ không có mấy
giá trị.
- Được xây dựng dựa trên - Tháp sinh khối có
Tháp sinh khối khối lượng tổng số của tất giá trị cao hơn tháp số
cả các sinh vật trên một lượng, vì mỗi bậc dinh
đơn vị diện tích hay thể dưỡng được biểu thị
tích, ở mỗi bậc dinh dưỡng. bằng số lượng chất
sống, do đó phần nào
có thể so sánh được
các bậc dinh dưỡng
với nhau.
- Hạn chế: thành phần
hoá học và giá trị năng
lượng của chất sống
trong các bậc dinh
dưỡng khác nhau; tháp
sinh khối không đề
cập tới yêu tố thời gian

22
tích luỹ sinh khối ở
mỗi bậc dinh dưỡng.
- Được xây dựng dựa trên - Đây là dạng tháp
Tháp năng lượng số năng lượng được tích hoàn thiện nhất; không
luỹ trên một đơn vị diện những cho phép so
tích hay thể tích, trong một sánh các hệ sinh thái
đơn vị thời gian, ở mỗi bậc với nhau, mà còn có
dinh dưỡng. thể đánh giá vai trò
- Luôn có dạng chuẩn: đáy của các loài trong hệ
lớn, đỉnh nhỏ hướng lên sinh thái.
trên.
Dạng tháp điển hình: Đáy lớn, đỉnh nhỏ. Dạng tháp bền vững là tháp có đáy rộng, đỉnh
hẹp, chênh lệch giữa các bậc dinh dưỡng lớn; tháp sinh khối có loài rộng thực và ngược lại.
- Tháp số lượng nói chung là có hình tháp (số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng đầu tiên
lớn nhất, càng lên các bậc dinh dưỡng cao số lượng cá thể càng ít đi). Tuy vậy có trường hợp bị
đảo ngược như trong mối quan hệ vật chủ ký sinh thì bậc 1 là vật chủ số lượng ít, nhưng bậc 2
vật ký sinh có số lượng cá thể nhiều.
- Tháp sinh khối cũng tương tự như tháp số lượng, thường là hình tháp chuẩn, nhưng
cũng có trường hợp không phải hình tháp.
- Tháp năng lượng luôn có dạng hình tháp điển hình có nghĩa là tổng nguồn năng lượng
của một vật mồi bất kỳ bao giờ cũng lớn hơn tổng nguồn năng lượng của loài sử dụng chúng.
Trong phạm vi toàn sinh quyển, các nhà khoa học đã tính được rằng, cứ chuyển từ bậc dinh
dưỡng thấp sang bậc dinh dưỡng liền kề thì năng lượng bị mất đi 90%, tức là chỉ tích tụ ở
bậc sau khoảng 10%.
2.1.14. Chu trình sinh địa hóa
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên, đóng vai trò quan
trọng trong việc duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. Trong chu trình sinh địa hóa,
các nguyên tố hóa học trao đổi liên tục giữa quần xã với môi trường, theo đường từ môi
trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền
trở lại môi trường.
Có 2 dạng chu trình sinh địa hóa là chu trình các chất khí có nguồn dự trữ trong khí
quyển hay thủy quyển, sau khi đi qua quần xã sinh vật, ít bị thất thoát, phần lớn được hoàn
lại cho chu trình. Ví dụ
chu trình cacbon, nitơ,
nước; Chu trình các chất
lắng đọng (trầm tích) các
chất tham gia vào chu
trình này có nguồn dự trữ
từ vỏ trái đất và sau khi đi
qua quần xã, phần lớn
chúng tách khỏi chu trình,

23
Hình 2.5: Sơ đồ về chu trình cacbon trong tự nhiên
đi vào các chất lắng đọng, gây thất thoát nhiều hơn. Ví dụ chu trình nguyên tố photpho, lưu
huỳnh…
2.1.14.1. Chu trình cacbon
- Gồm các giai đoạn:
+ Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: thông qua quá trình quang hợp biến
đổi thành hợp chất cacbohidrat.
+ Cacbon trao đổi trong quần xã: một phần của các chất đó cấu trúc lên cơ thể thực
vật, chuyển sang động vật ăn thực vật rồi sang động vật ăn thịt…thông qua chuỗi và lưới
thức ăn.
+ Cacbon trở lại môi trường vô cơ: dưới dạng CO 2, được tạo ra trong các quá trình
như hô hấp của sinh vật, quá trình phân giải chất hữu cơ của sinh vật phân giải, các hoạt
động: đun nấu, công nghiệp, giao thông vận tải, qua các đại địa chất, núi lửa…
- Cacbon lắng đọng: Bên cạnh lượng cacbon được trao đổi liên tục trong vòng tuần
hoàn kín thì có một phần được lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên
liệu hóa thạch như than đá, dầu lửa…
2.1.14.2. Chu trình nitơ
- Gồm các giai đoạn chính:
+ Giai đoạn hình thành đạm trong tự nhiên: Sinh vật phân giải (vi khuẩn, nấm…) phân
giải xác sinh vật thành các hợp chất đạm; Một số vi khuẩn sống trong môi trường, cộng sinh
trong rễ cây họ đậu, vi khuẩn lam cộng sinh trong lá bèo dâu…cố định nitơ tự do thành các
dạng đạm; Các tia lửa điện (sấm, chớp) cố định nitơ trong không khí thành đạm; Bón phân...
+ Nitơ chuyển hóa trong chu trình dinh dưỡng: Thực vật sử dụng nitơ dưới dạng amôn
và nitrat để cấu tạo nên cơ thể sống, nitơ được luân chuyển qua chuỗi và lưới thức ăn tới các
bậc dinh dưỡng khác. Khi
sinh vật chết, protein từ xác
sinh vật lại được phân giải
thành đạm của môi trường.
+ Quá trình giải phóng
nitơ vào trong tự nhiên: Một
số vi khuẩn phản nitrat phân
giải đạm trong đất, nước…,
giải phóng nitơ vào không
khí.
Một phần hợp chất
nitơ không trao đổi liên tục
theo vòng tuần hoàn kín mà Hình 2.6: Chu trình nitơ trong tự nhiên
lắng đọng trong các trầm tích
sâu của môi trường đất, nước.
2.1.14.3. Chu trình nước
- Gồm các giai đoạn:
+ Nước mưa rơi xuống chảy trên mặt đất, một phần thấm xuống các mạch
nước ngầm, phần lớn được tích lũy trong đại dương, sông, hồ…
+ Nước trở lại khí quyển dưới dạng hơi thông qua quá trình thoát hơi nước của
lá, bốc hơi nước trên mặt đất.
24
Nguồn nước trên trái đất không phải là vô tận do vậy chúng ta cần bảo vệ
nguồn nước trong sạch, bằng các biện pháp như:
+ Trồng và bảo vệ rừng góp phần hạn chế dòng chảy bề mặt giúp nước ngấm
xuống các mạch nước ngầm nhiều hơn, đồng thời hạn chế nhiều tác hại như lũ quét, xói
mòn đất. Cây xanh thoát hơi nước góp phần vào tuần hoàn nước của trái đất.
+ Bảo vệ các nguồn nước sạch, chống ô nhiễm.
+ Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn
nước.
2.1.14.4. Chu trình photpho
Các giai đoạn chủ yếu của chu trình photpho:
+ Phong hóa quặng photpho: Quặng photpho bị phong hóa chuyển thành dạng
photphat hòa tan (PO43-), nhờ đó thực vật hấp thu được.
+ Trao đổi photpho trong quần xã sinh vật: Photpho từ cơ thể thực vật được trao
đổi trong quần xã thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Trong quần xã, photpho tham gia
vào cấu trúc axit nucleic, ATP, tích tụ trong xương, răng của động vật…
+ Phân giải và lắng đọng: Photpho phân giải từ xác sinh vật cùng với một lượng
lớn hòa tan trong nước lắng đọng xuống đất, nhất là trong các trầm tích biển. Dạng
photpho lắng đọng này ít có cơ hội quay lại chu trình.
2.1.15. Các hoạt động bảo vệ môi trường và phục hồi hệ sinh thái của con người
Bên cạnh những việc làm hằng ngày của mỗi cá nhân như thu gom và phân loại rác
thải, bảo vệ nguồn nước, trồng và bảo vệ cây xanh…thì con người đã và đang thực hiện
những giải pháp bảo vệ môi trường và phục hồi hệ sinh thái có quy mô lớn như: Xử lý nước
thải ô nhiễm; Xử lý các hồ hay thủy vực bị phú dưỡng; Xử lý chất thải hữu cơ từ chất thải
rắn đô thị; Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; Xây dựng hệ nông nghiệp bền vững và hạn
chế ô nhiễm môi trường do các hóa chất dùng trong nông nghiệp.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Nội dung Sinh thái học trong đề thi HSG và TN THPT
Trong các đề thi HSG và TN THPT thì nội dung Sinh thái học luôn xuất hiện, chiếm
một lượng lớn câu hỏi và điểm. Ví dụ như đề thi học sinh giỏi các tỉnh thường có từ 2-3 câu,
khoảng 4.0 – 5.0 điểm; đề thi HSG QG có từ 2-3 câu, chiếm từ 5.0 – 6.0 điểm; đề thi TN
THPT có khoảng 8-9 câu, chiếm từ 2.0- 2.25 điểm.
Nội dung câu hỏi Sinh thái học rải đều các vấn đề liên quan như cá thể, quần thể, quần
xã, hệ sinh thái, sinh quyển và bảo tồn hệ sinh thái; Hoặc có những câu hỏi có sự kết hợp
nhiều vấn đề liên quan nhau trong hệ sinh thái. Hình thức câu hỏi rất đa dạng, có thể là
những câu hỏi kết hợp kiến thức lý thuyết và thông tin kênh chữ câu hỏi cho; có thể là những
câu hỏi yêu cầu phân tích thông tin trên hình, sơ đồ, bảng biểu… để đưa ra thông tin câu trả
lời; có thể là vận dụng kiến thức sinh thái học vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất hay bảo vệ
môi trường; có thể là những bài tập tính toán…Với các hình thức hỏi này sẽ phát huy được
các kỹ năng tư duy, phân tích, tính toán của học sinh rất tốt.
Có thể thấy nội dung Sinh thái học đóng vai trò rất quan trọng trong các đề thi, nó
thường xuất hiện ở những câu hỏi vận dụng hoặc vận dụng cao. Do vậy câu hỏi liên quan đến

25
Sinh thái học nếu HS không được giảng dạy và ôn tập hiệu quả sẽ gây khó khăn cho HS khi
làm bài thi.
2.2.2. Khó khăn của học sinh khi trả lời các câu hỏi liên quan đến vi khuẩn
Để nắm bắt được chính xác những khó khăn, vướng mắc cũng như nguyện vọng của
các em HS khi học nội dung Sinh thái học trong ôn luyện HSG và TN THPT, tôi đã tiến hành
khảo sát 50 HS trong các đội tuyển học sinh giỏi sinh học và khảo sát 30 HS tham gia ôn tập
TN THPT.
Nội dung phiếu khảo sát dành cho các HS ôn thi HSG được thiết kế như sau:
1. Bạn có “sợ” gặp các câu hỏi liên quan đến nội dung Sinh thái học trong đề thi học sinh
giỏi không?
Có  Không  Bình thường 
2. Khi gặp các câu hỏi liên quan đến nội dung Sinh thái học trong đề thi bạn thường
 Tập trung thời gian suy nghĩ nhiều hơn các  Để cuối giờ còn thời gian sẽ làm
câu khác và làm tốt
 Làm bình thường như những câu hỏi khác  Làm đâu tiên vì không khó
3. Bạn gặp khó khăn gì khi trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Sinh thái học?
 Không hiểu đề  Đề dài, mất nhiều thời gian để phân tích đề
 Không đủ ý  Dễ bị rối, thông tin cho ở nhiều dạng kênh
 Không vận dụng được lý thuyết đã học  Câu trả lời khác
vào bài làm
(HS có thể chọn nhiều phương án)
4. Bạn thường làm được bao nhiêu phần trăm các câu hỏi liên quan đến nội dung Sinh thái
học?
 0%  25%  50%  75%  100%
5. Sau khi tham khảo các đề thi và đáp án chi tiết các câu hỏi liên quan đến nội dung Sinh
thái học, bạn thấy thế nào?
 Rất chi tiết và dễ hiểu  Không hiểu bản chất lý thuyết nên khó hiểu đáp án
 Bình thường  Hiểu nhưng sau đó không nhớ được
 Khó hiểu  Câu trả lời khác
6. Bạn gặp khó khăn gì khi học nội dung Sinh thái học?
 Nguồn tài liệu  Nhiều nội dung nên khó nhớ
 Vận dụng lý thuyết vào bài tập  Câu trả lời khác
7. Bạn cần giáo viên giúp gì khi học nội dung Sinh thái học?
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
* Ghi chú: HS có thể ghi các “Câu trả lời khác” của các câu hỏi trên
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Nội dung phiếu khảo sát dành cho các HS ôn thi TN THPT được thiết kế như sau:

26
1. Tham khảo đề thi TN THPT 2022 và đề minh họa TN THPT 2023 bạn sợ nhất nội dung
nào?
 Di truyền – Biến dị  Quy luật di truyền
 Di truyền người  Sinh thái
2. Bạn gặp khó khăn gì khi trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Sinh thái học?
 Nội dung rộng  Đề dài, mất nhiều thời gian để phân tích đề
 Các câu hỏi dạng vận dụng và vận  Dễ bị rối, thông tin cho ở nhiều dạng kênh
dụng cao nên nhiều ý hỏi khó  Câu trả lời khác
 Không vận dụng được lý thuyết đã học
vào bài làm
(HS có thể chọn nhiều phương án)
3. Khi gặp các câu hỏi mức độ VD và VDC liên quan đến nội dung Sinh thái trong đề thi
bạn thường:
 Tập trung thời gian suy nghĩ nhiều hơn các  Để cuối giờ còn thời gian sẽ làm
câu khác và làm tốt
 Làm bình thường như những câu hỏi khác  Chọn đại đáp án
4. Bạn thường làm được bao nhiêu phần trăm các câu hỏi VD và VDC liên quan đến nội
dung Sinh thái?
 0%  25%  50%  75%  100%
5. Sau khi tham khảo các đề thi và đáp án chi tiết các câu hỏi VD và VDC liên quan đến
nội dung Sinh thái, bạn thấy thế nào?
 Rất chi tiết và dễ hiểu  Không hiểu bản chất lý thuyết nên khó hiểu đáp án
 Bình thường  Hiểu nhưng sau đó không nhớ được
 Khó hiểu  Câu trả lời khác
6. Bạn gặp khó khăn gì khi học nội dung Sinh thái?
 Nguồn tài liệu  Nhiều nội dung nên khó nhớ
 Vận dụng lý thuyết vào bài tập  Câu trả lời khác
7. Bạn cần giáo viên giúp gì khi học nội dung Sinh thái trong ôn thi TN THPT?
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
* Ghi chú: HS có thể ghi các “Câu trả lời khác” của các câu hỏi trên
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Sau khi tiến hành khảo sát (kết quả khảo sát được thống kê ở phần phụ lục) tôi nhận
thấy một số vấn đề như sau:
Đối với các em HS trong đội tuyển HSG thì đa phần đều “không sợ” các câu hỏi Sinh
thái học trong các đề thi (62%), vì nội dung này không khó, ít có những bài tính toán phức
tạp, kiến thức sinh thái cũng đã được học ở lớp 9. Có nhiều em thường ưu tiên làm các câu
hỏi Sinh thái trước (44%), một số em để cuối giờ mới làm vì câu hỏi thường dài, mất nhiều
thời gian (26%). Tuy nhiên các em thường không làm đủ ý (80%), không vận dụng được lý
27
thuyết vào các câu hỏi (54%) do các câu hỏi thường ra đa dạng hình thức hỏi, HS mất nhiều
thời gian phân tích đề (52%) và bị rối (62%). Do vậy HS thường chỉ trả lời được khoảng
50% các ý (60%) so với đáp án. Khi tham khảo đáp án của các câu hỏi HS đều dễ dàng hiểu
(60%). Như vậy vấn đề chung của HS khi học và làm bài chuyên đề Sinh thái học là các
dạng câu hỏi luyện tập rất đa dạng, đòi hỏi kỹ năng phân tích bảng biểu, số liệu, thông tin đề
cho… mà những câu hỏi này tài liệu trong nước rất ít, chủ yếu phải dịch từ nước ngoài.
Mong muốn của HS cũng cần GV hỗ trợ tài liệu và ôn luyện các dạng câu hỏi, bài tập Sinh
thái theo hướng đánh giá năng lực như các đề thi hiện nay.
Đối với HS ôn thi TN THPT sau khi tham khảo đề thi TN THPT 2022 và đề minh họa
2023 các em cảm thấy sợ nhất các câu hỏi Sinh thái học (47%). Vì các câu hỏi này ở mức độ
VD và VDC nên nhiều ý hỏi khó (43%), hình thức hỏi cho dưới dạng các sơ đồ, bảng biểu,
HS mất nhiều thời gian phân tích đề (33%). HS thường để cuối giờ mới làm những câu hỏi
sinh thái VD và VDC, áp lực thời gian nên HS dễ bị rối (50%). Các câu hỏi Sinh thái VD và
VDC thường hỏi ở dạng các ý nhỏ, đa số HS trả lời được 50% (50%) -75% (40%) là đúng.
Tuy nhiên nếu tham khảo đáp án thì HS đều dễ dàng hiểu (70%). Điều này có nghĩa những
câu hỏi Sinh thái VD và VDC không phải khó về kiến thức với các em, mà hình thức hỏi đa
dạng và mới, nên các em chưa quen. Ngoài ra nguồn tài liệu tham khảo những câu hỏi Sinh
thái ra theo hướng tư duy, phát triển các kỹ năng phân tích, liên hệ các kiến thức còn ít
(60%), HS chưa có nguồn tham khảo, nên chất lượng học và thi những câu này chưa cao, đây
cũng là nguyện vọng của HS muốn giáo viên giúp đỡ.
2.3. Biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Từ tất cả những phân tích ở trên, tôi xin chia sẻ cách giảng dạy nội dung Sinh thái học
trong bồi dưỡng HSG và ôn tập thi TN THPT của bản thân mình
2.3.1. Giảng dạy lý thuyết nội dung Sinh thái học
Đối với việc giảng dạy nội dung Sinh thái học, tôi cần 4 buổi (khoảng 20 giờ) cho việc
trao đổi kiến thức với học sinh (như đã trình bày trong phần hệ thống kiến thức) và luyện tập
các dạng câu hỏi
+ Buổi thứ nhất học các nội dung về cá thể và quần thể (từ mục 2.1.1 đến 2.1.7) và
luyện tập các câu hỏi về nội dung này.
+ Buổi thứ hai: học nội dung quần xã (từ mục 2.1.8 đến 2.1.11) và các dạng bài tập
Sinh thái
+ Buổi thứ ba: học các nội dung còn lại (từ mục 2.1.12 đến 2.1.15) và luyện tập các câu
hỏi tổng hợp.
+ Buổi thứ tư: luyện tập các câu hỏi tổng hợp.
Trong quá trình tìm hiểu những kiến thức này, để học sinh nhớ lâu hơn, chúng tôi vừa
học, vừa sâu chuỗi kiến thức lại với nhau, vừa tự đặt ra các câu hỏi vận dụng trên cơ sở lý
thuyết học. Với việc học sinh có thể chủ động “làm đề”, học sinh rất hứng thú và không bị
“ngại” khi gặp câu hỏi “lạ” trong đề thi, điều này rất quan trọng với đội tuyển dự thi học sinh
giỏi quốc gia (đề thi thường mới, lạ).
Việc giảng dạy lý thuyết không chỉ đơn thuần là dạy lý thuyết, đối với tôi ở mỗi phần
dạy, tôi đều đưa ví dụ bài tập vào, gợi ý cho các em những nội dung thầy, cô thường khai
thác để ra được đề thi. Tôi cũng liên tục thay đổi các dạng câu hỏi từ một nội dung kiến thức.

28
Với cách dạy này học sinh vừa không mệt vì phải học lượng kiến thức nhiều, vừa nhớ rất sâu
và lâu nội dung kiến thức đó, đặc biệt những học sinh tốt còn có thể định hướng được các
dạng đề thi mới.
Để nâng cao chất lượng làm bài thi của các em, việc luyện tập các câu hỏi dạng tư duy,
có nhiều hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ… để học sinh phân tích là việc vô cùng quan trọng.
Để làm tốt điều này, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích các ví dụ mẫu. Ở
mỗi bài giáo viên cần chỉ ra những điểm đặc biệt, những điểm quan trọng để học sinh có thể
khai thác giúp trả lời câu hỏi. Giáo viên cũng cần sưu tầm nhiều nguồn đề, nhiều dạng đề,
thay đổi cách hỏi liên tục từ những đề có sẵn… Giáo viên sẽ mất khá nhiều thời gian để
chuẩn bị, nhưng sau đó bản thân của giáo viên cũng học hỏi được rất nhiều.
2.3.2. Luyện tập hiệu quả câu hỏi
2.3.2.1. Các bước luyện tập câu hỏi cho học sinh
Việc giải các ví dụ cụ thể sau khi học lý thuyết là bắt buộc giúp cho học sinh tổng hợp
và nắm vững kiến thức vừa học. Tuy nhiên để việc luyện tập câu hỏi đạt hiệu quả cao thì
chúng ta nên thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Phân tích câu hỏi
Bước này đối với tôi là rất quan trọng. Nó giúp học sinh định hướng trả lời câu hỏi,
đồng thời vạch nhanh những ý cần trả lời, học sinh không bị sót ý.
Các câu hỏi liên quan đến nội dung Sinh thái học càng ngày càng có xu hướng khó,
phức tạp, mới lạ, nếu giáo viên chỉ dạy lý thuyết sau đó cho học sinh tự trả lời các câu hỏi
hoặc tự đọc các đáp án câu hỏi thì sẽ không mang lại hiệu quả cao: học sinh không có kỹ
năng phân tích thông tin, bị “bỡ ngỡ” khi gặp các câu mới, lạ khác. Do vậy giáo viên cần
phân tích dạng câu hỏi, phân tích mẫu những điểm mấu chốt trong câu hỏi, gợi ý cho học
sinh những kiến thức lý thuyết đã học có thể vận dụng để trả lời câu hỏi. Trong lúc phân tích
câu hỏi, giáo viên và học sinh có thể nảy sinh nhiều ý tưởng cho các hướng hỏi các câu hỏi
khác, điều này khá thú vị đối với học sinh, các em sẽ cảm thấy hiểu sâu sắc với kiến thức lý
thuyết mình học cũng như “dạn” đề, không bị bối rối khi gặp một câu hỏi phức tạp và lạ.
Một số học sinh thường sai lầm vì cho rằng việc dành thời gian phân tích câu hỏi là phí
phạm, vì đề thi xu hướng thường dài, nên không cần phân tích mà làm luôn. Điều này lại vô
tình có tác dụng ngược, học sinh chưa bao quát toàn bộ câu hỏi, chưa tìm được “chìa khóa”
có sẵn trong câu hỏi, chưa liên hệ được giữa các ý trong câu hỏi (có nhiều câu hỏi, ý b đề hỏi
giúp tìm ra hướng giải ý a. Kết quả là rất nhiều học sinh không trả lời đủ ý ở các câu hỏi của
nội dung này, mất quá nhiều thời gian để làm câu hỏi, trình bày lộn xộn giữa các ý, thậm chí
viết lan man không đi vào trọng tâm vấn đề. Trong khi đó, nếu học sinh học chắc lý thuyết,
tư duy tốt, chỉ cần mất 1 đến 2 phút để vạch ra ý tưởng trả lời các câu hỏi này.
- Bước 2: Học sinh tiến hành trả lời các câu hỏi
Học sinh có thể chọn hình thức thảo luận nhóm để phát huy khả năng làm việc nhóm.
Đối với những câu hỏi phức tạp, cần đòi hỏi khả năng phân tích, biện luận để giải thích thì
cách này rất phù hợp, học sinh có thể tận dụng được khả năng tư duy của tập thể để hoàn
thiện câu hỏi, rút ra kinh nghiệm cho bản thân sau khi làm việc chung, đặc biệt là những hạn
chế của bản thân mình để khắc phục ở những câu hỏi khác.
Học sinh cũng có thể trả lời độc lập sau khi đã nghe giáo viên phân tích đề. Giáo viên
có thể dựa vào câu trả lời của học sinh để đánh giá mức độ hiểu bài và tư duy của học sinh
29
đội tuyển. Đây cũng là một trong những tiêu chí lựa chọn đội tuyển trong quá trình dạy bồi
dưỡng.
Ở bước này, mặc dù học sinh làm việc chính nhưng giáo viên lại rất quan trọng, ngoài
việc quan sát học sinh, thì việc ghi nhận ý tưởng của các em sẽ giúp làm nên thành công của
đội tuyển. Giáo viên không nên cứng nhắc đáp án có sẵn mà vô tình “thui chột” ý tưởng của
các em học sinh. Ngược lại chúng ta cần khuyến khích học sinh mạnh dạn tư duy và phát
biểu.
- Bước 3: Đối chiếu đáp án, ghi chú những điều quan trọng của câu hỏi, sữa
những lỗi sai.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi chú những điểm mấu chốt của câu trả lời, sửa sai và
rút kinh nghiệm cho từng học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh không “học thuộc lòng”
đáp án, “học vẹt”…
Dưới đây, tôi xin chia sẻ một số câu hỏi dưới 2 hình thức: câu hỏi tự luận ôn thi
HSG (có phân tích câu hỏi và đáp án chi tiết) và câu hỏi trắc nghiệm mức độ VD và VDC
ôn thi TN THPT (có đáp án chi tiết từng ý).
2.3.2.2. Câu hỏi tự luận nội dung Sinh thái học
Câu 1: Đa dạng loài của quần xã sinh
Bảng 1
vật phụ thuộc vào số lượng loài và mức đồng
đều về phong phú của các loài. Một trong
những cách để đánh giá định lượng độ đa
dạng của quần xã là sử dụng chỉ số Shanon-
Wiener (H’). Chỉ số Shanon-Wiener đạt tối
đa (H’ max) khi độ phong phú của các loài
trong quần xã là giống nhau. Chỉ số cân bằng
E thể hiện mức độ cân bằng về độ phong phú
của các loài trong quần xã. E được tính bằng
tỉ số giữa độ đa dạng của quần xã H’ và độ đa
dạng tối đa H’ max.
Một nghiên cứu được tiến hành ở một khu vực đồng cỏ có 8 loài thực vật từ A đến H
được ghi nhận ban đầu (giai đoạn I). Đồng cỏ được bón phân ở các giai đoạn II đến IV. Độ
phong phú tương đối của các loài thực vật ở các giai đoạn được trình bày ở bảng 1.
a. Tính chỉ số H’ và so sánh độ đa dạng của quần xã thực vật ở hai giai đoạn I và IV.
b. Tính chỉ số cân bằng E của quần xã thực vật ở bốn giai đoạn khác nhau (I, II, III,
IV). Sắp xếp các giai đoạn của quần xã theo thứ tự giảm dần mức độ cân bằng về độ phong
phú của các loài.
c. Nêu và giải thích tác động của sự gia tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất đến
thành phần loài và sự đa dạng của quần xã thực vật nói trên.
Phân tích câu hỏi
- Ý a và ý b, HS cần biết công thức tính chỉ số H, Hmax (sự đa dạng tối đa có thể có)
và E (độ chẵn) là có thể dễ dàng tính toán và so sánh được chỉ số đa dạng và độ phong phú
của quần xã.
H = -xln(x); Hmax=ln(S) (với S: số lượng loài)
E = H/Hmax

30
- Ýc HS có thể phân tích xu hướng tỉ lệ thuận giữa hàm lượng dinh dưỡng đất và độ đa
dạng của loài.
Đáp án
a. - Ta có công thức chỉ số H = -xln(x)
- Do đó ; xét giai đoạn I
+ H(1) = -[0,442ln(0,442) + 0,202ln(0,202) + ....+0,004ln(0,004) ]=1,5128
+ H(4) = -[0,004ln(0,004)+ ...+0ln(0)] =0,547
- Vì shannon thể hiện độ đa dạng mà H1 > H4 suy ra H1 đa dạng hơn H4
b. Chỉ số E = H/Hmax
Ta có Hmax thể hiện số loài có mặt trong giai đoạn đó Hmax = ln (số loài trong giai
đoạn)
H1=1,5128 H2=1,54 H3=1,278 H4= 0,547
Hmax =ln8 Hmax=ln6 Hmax=ln6 Hmax=ln5
E1=0,727 E2=0,862 E3=0,71 E4=0,34
Sắp xếp : E4 <E3 <E1 < E2
c. - Mới đầu khi hàm lượng dinh dưỡng đất thấp, ít loài có khả năng phát triển được,
kém đa dạng.
- Sau quần xã tiên phong  thay đổi hàm lựơng dinh dưỡng đất, điều kiện môi trường
 nhiều loài xuất hiện, phát triển  tăng đa dạng
Câu 2: Để nghiên
cứu ảnh hưởng của bức xạ
đối với hai loài lưỡng cư
(Crinia signifera và Litoria
verreauxii) trong một khu
vực, thí nghiệm được thực
hiện như sau. Ba bể nhân
tạo giống hệt nhau được
thành lập ở 2 độ cao (1365
mét và 1600 mét), trong
mỗi bể có 6 khay. Cho vào
mỗi khay số lượng phôi Hình 2
bằng nhau của một trong
hai loài ếch. Trong mỗi bể, 2 khay nhận được ánh sáng mặt trời không lọc; 2 khay nhận được
ánh sáng mặt trời được lọc loại bỏ UV-B và 2 khay nhận được ánh sáng mặt trời được lọc
cho phép truyền tia UV-B. Số lượng cá thể sống sót được đếm ba lần một tuần, đếm trong 4
tuần. Kết quả của thí nghiệm được thể hiện dưới dạng đồ thị ở hình 2.
a. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
- Cả Crinia signifera và Litoria verreauxii đều nhạy cảm nhất với UV-B trong mọi
điều kiện.
- UV-B có thể dẫn đến giảm nhiều hơn quần thể Crinia signifera ở độ cao cao hơn.
b. Ánh sáng UV-B ảnh hưởng như thế nào đến loài Litoria verreauxii?
Phân tích câu hỏi

31
Để trả lời câu hỏi này HS cần phân tích đồ thị đã cho, đọc thông tin trong đồ thị và trả
lời.
- Đồ thị thể hiện thông tin về tỉ lệ chết đối với hai loài lưỡng cư Crinia signifera và
Litoria verreauxii trong điều kiện độ cao khác nhau (1365 mét và 1600 mét) và ánh sáng
khác nhau (2 khay nhận được ánh sáng mặt trời không lọc; 2 khay nhận được ánh sáng mặt
trời được lọc loại bỏ UV-B và 2 khay nhận được ánh sáng mặt trời được lọc cho phép truyền
tia UV-B).
- HS cần so sánh tỉ lệ chết giữa 2 loài, giữa 2 độ cao và giữa các điều kiện ánh sáng
khác nhau để trả lời câu hỏi.
Đáp án
a. - Sai. Vì Litoria verreauxii nhạy cảm nhất với UV-B trong điều kiện độ cao 1600 m
- Sai. Vì ở độ cao cao hơn 1600m (trường hợp ánh sáng lọc, không bỏ UV-B) quần thể
Crinia signifera có tỷ lệ chết không thay đổi.
b. - UV-B làm quần thể Litoria verreauxii tăng tỷ lệ chết (so sánh ánh sáng lọc bỏ UV-
B và không bỏ UV-B)
- UV-B có thể dẫn đến giảm nhiều hơn quần thể Litoria verreauxii ở độ cao cao hơn.
Câu 3: Trong lưới thức ăn của một quần xã,
rắn và ốc sên có mối quan hệ đối kháng trong đó
rắn sử dụng ốc sên làm thức ăn. Ốc sên có lớp vỏ
cứng và xoắn về phải hoặc trái, hình 3 thể hiện sự
phân bố của hai loại ốc xoắn trái và xoắn phải. Cho
biết quần thể ốc xoắn trái phát sinh từ quần thể ốc
xoắn phải và ốc sên là thức ăn của rắn. Để ăn được
ốc sên, răng của rắn phải có cấu tạo phù hợp.
a. Đường nào thể hiện cho sự phân bố của ốc
xoắn trái và đường nào thể hiện cho sự phân bố của Hình 3
ốc xoắn phải? Giải thích.
b. Hãy rút ra nhận xét về sự phân bố của loài ốc sên. Theo em kích thước quần thể ốc
sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai?
Phân tích câu hỏi
Dựa vào thông tin bài cho quần thể ốc xoắn trái phát sinh từ quần thể ốc xoắn phải và
ốc sên là thức ăn của rắn. Đồng thời phân tích hình ảnh ta thấy ốc xoắn trái có xu hướng phát
triển dần lên từ ốc xoắn phải, rắn chưa khai thác được loại này nhiều. Kết hợp các thông tin
đã phân tích xác định được ốc xoắn trái là đường 1, có xu hướng phát triển dần và sẽ cân
bằng với quần thể rắn.
Đáp án
a. 1: xoắn phải; 2 : xoắn trái
- Vì: Ốc xoắn trái phát sinh từ ốc xoắn phải  sự phân bố nằm trong khu vực phát triển
của ốc xoắn phải. Ốc xoắn trái phát sinh từ ốc xoắn phải  rắn chưa khai thác được do cấu
tạo của hàm không phù hợp  quần thể ốc xoắn trái phát triển dần lên.
b. Nhận xét:
- Ốc sên là thức ăn của rắn nên có vùng phân bố rộng. Vùng phân bố của ốc xoắn trái
nằm trong vùng phân bố của ốc xoắn phải.
- Dự báo sự phân bố 2 loại ốc sên: kích thước quần thể xoắn trái sẽ tăng nhưng không

32
thể xác định có thể phát triển lớn hơn hay xoắn phải hay không.
=> Xoắn phải vẫn phát triển cân bằng với loài rắn.
Câu 4: Một số loài
thực vật trong tự nhiên có
khả năng đánh lừa những
loài côn trùng thụ phấn
cho nó bằng cách tiết ra
mùi giống mùi của con cái
trong thời gian động dục
hay hoa có hình thái giống
con cái. Hiện tượng này
phổ biến ở phong lan trong
đó có loài phong lan Địa
Trung Hải (O. speculum).
Ong bắp cày (C. ciliata)
đực bị hấp dẫn bởi hình
thái của cánh môi và mùi
hoa. Biểu đồ như hình 4 Hình 4
biểu diễn kết quả nghiên
cứu về khả năng sinh sản của mỗi quần thể phong lan ở hai địa điểm A và B.

a. So sánh số lượng quả/cây trung bình giữa quần thể sống ở địa điểm A và địa điểm
B? Hãy phân tích nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về số lượng quả/cây trung bình ở
2 quần thể trên?
b. Có thể khẳng định chiến lược sử dụng năng lượng của quần thể sống ở địa điểm A
hiệu quả hơn quần thể sống ở địa điểm B không? Giải thích.
c. Hãy cho biết mối quan hệ sinh thái giữa loài phong lan O. speculum và loài ong bắp
cày C. ciliata? Giải thích.
Phân tích câu hỏi
a. Để tính số lượng quả trên cây HS cần chú ý thông tin ở cột số lượng hoa/cây và tỉ lệ
đậu quả. Số lượng quả = số lượng hoa * tỉ lệ đậu quả.
- Số lượng ong bắp cày ở 2 vị trí A và B khác nhau nên tỉ lệ đậu quả khác nhau và số
lượng quả/ cây khác nhau.
b. Để trả lời câu b, HS cần chú ý thông tin mỗi môi trường sống có điều kiện khác
nhau, sinh vật có chiến lược sử dụng năng lượng linh hoạt và phù hợp khác nhau, không có
sự so sánh quần thể này sử dụng tối ưu hơn quần thể khác cùng loài mà khác vị trí.
c. Sự tiết ra mùi “dụ dỗ” ong đực của hoa phong lan là có hại đối với ong, gây lãng phí
năng lượng cho việc thụ tinh của chúng, nên đây là mối quan hệ ức chế cảm – cảm nhiễm.
Đáp án
a. - Số lượng quả/cây trung bình được tính bằng tích của số lượng hoa/cây nhân với tỉ
lệ đậu quả  Địa điểm A = 8 x 20% = 1,6 (quả/cây), địa điểm B = 15 x 8% = 1,2 (quả/cây)
 Số lượng quả/cây trung bình ở địa điểm A lớn hơn địa điểm B.
- Số lượng ong bắp cày ở địa điểm B (2 cá thể/m 2) thấp hơn so với địa điểm A (5 cá
thể/m2)  vật thụ phấn giảm nên tỉ lệ đậu quả ở địa điểm B giảm hơn 2,5 lần so với địa điểm
A, trong khi số lượng hoa/cây ở địa điểm B chỉ cao hơn gấp 2 lần so với địa điểm A  Điều
này làm số lượng quả/cây trung bình ở địa điểm B thấp hơn địa điểm A.

33
b. Không, vì chiến lược sử dụng năng lượng của các quần thể cùng loài đều có độ hiệu
quả như nhau, mỗi quần thể do thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau nên có sự
linh động và “mềm mỏng” trong chiến lược sử dụng năng lượng, nhằm thích nghi tối đa với
môi trường sống của chúng.
c. Ức chế cảm nhiễm, vì hoạt động thu hút các con đực nhằm thụ phấn cho hoa đã vô
tình làm lãng phí năng lượng cho quá trình sinh sản của ong đực, làm giảm thời gian và cơ
hội tiếp cận bạn tình cùng loài của ong
đực  gây hại cho loài ong.
Câu 5: Đồ thị như hình 5 thể hiện
kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật
độ cá thể lên tuổi thọ của một quần thể
côn trùng:
a. Hãy đề xuất nguyên nhân giải
thích tại sao tuổi thọ trung bình của quần
thể lại có xu hướng giảm khi mật độ nhỏ
hơn 5 cá thể/m2, dù lúc này nguồn thức ăn
và nơi ở vô cùng phong phú?
b. Hãy phân tích và giải thích chiều
hướng thay đổi tuổi thọ trung bình của Hình 5
2
quần thể khi mật độ tăng từ 10 cá thể/m
đến 80 cá thể/m2?
c. Hãy dự đoán đồ thị sẽ diễn tiến thế nào nếu mật độ trung bình của quần thể cao hơn
80 cá thể/m2? Giải thích.
Phân tích câu hỏi
Đây là một câu hỏi khá dễ, HS chỉ đọc được thông tin hình ảnh cho đồng thời liên hệ
kiến thức lý thuyết về mật độ quần thể và kích thước quần thể là có thể trả lời chính xác câu
hỏi.
Đáp án
a. Vì mật độ quần thể quá thấp (dưới 5 cá thể/m 2)  giảm mức độ hỗ trợ giữa các cá
thể  giảm khả năng khai thác nguồn thức ăn và giảm mức độ biến đổi vi môi trường xung
quanh để phù hợp với hoạt động sống của chúng  tuổi thọ giảm.
b. - Khi mật độ tăng từ 10 cá thể/m 2 đến 40 cá thể/m2 thì tuổi thọ trung bình của quần
thể tăng từ 35 đến 45 ngày  đây là khoảng mật độ tối ưu của quần thể.
- Vì ở khoảng mật độ này, tác động của các cá thể đến môi trường xung quanh đủ mạnh
để tạo vùng vi khí hậu phù hợp, cường độ trao đổi chất, khả năng khai thác nguồn sống ở
mức cực thuận với sự phát triển của mỗi cá thể.
- Khi mật độ tăng từ 40 cá thể/m 2 đến 80 cá thể/m2 thì tuổi thọ trung bình của quần thể
giảm nhanh từ 45 ngày còn 25 ngày  Đây là khoảng mật độ bắt đầu gây ức chế đối với
quần thể.
- Vì mật độ quần thể lúc này đủ cao  mức độ cạnh tranh nguồn sống, cạnh tranh sinh
sản, khả năng lây truyền bệnh giữa các cá thể tăng mạnh làm tuổi thọ của chúng giảm.
c. - Đồ thị sẽ tiếp tục đi xuống (tuổi thọ giảm) cho đến khi mật độ/kích thước quần thể
đạt sức chứa của môi trường thì đồ thị ổn định/đi ngang ở mức thấp.

34
- Vì mật độ càng cao, mức độ tác động của các nhân tố ức chế càng tăng, khả năng khai
thác nguồn sống hiệu quả của mỗi cá thể càng giảm nên tuổi thọ tiếp tục giảm. Khi đạt sức
chứa môi trường, mật độ/kích thước quần thể lúc này dao động quanh mức cân bằng nên
mức độ tác động của các nhân tố ức chế đạt tối đa  tuổi thọ trung bình đạt cân bằng ở mức
thấp nhất.
Câu 6: Một nghiên cứu về sự tích lũy hàm lượng nitrogen và phosphorus trong đất
xuyên suốt giai đoạn diễn thế nguyên sinh đã được tiến hành ở khu vực Alaska (nơi các sông
băng đã rút đi do khí hậu ấm lên trong kỷ Holocen). Kết quả nghiên cứu được thể hiện chính
xác ở 1 trong 4 đồ thị như hình 6 dưới đây:

Hình 6

a. Mỗi nguyên tố nitrogen và phosphorus trong hệ sinh thái thuộc chu trình chất khí
hay chu trình chất lắng đọng? Giải thích.
b. Đồ thị nào trong 4 đồ thị trên thể hiện chính xác kết quả nghiên cứu? Hãy giải thích
về hình dạng của các đường trong suốt giai đoạn diễn thế?
Phân tích câu hỏi
- HS dựa vào kiến thức lý thuyết để xác định câu trả lời cho câu a: Nitrogen thuộc chu
trình chất khí vì ít bị thất thoát, phần lớn trả lại cho chu trình, còn Phosphorus thuộc chu
trình chất lắng đọng, phần lớn đi vào chất lắng đọng, gây thất thoát môi trường.
- Để xác định được đồ thị nào mô tả chính xác, HS cần nắm rõ kiến thức diễn thế
nguyên sinh. Giai đoạn đầu diễn thế lượng phosphorus có trong đất cao, càng ngày càng thất
thoát nên giai đoạn sau phải giảm dần (loại 4, loại 3). Ngược lại nitrogen trong đất thấp, sau
đó tăng dần do các vi sinh vật cố định đạm, xác động thực vật bị phân giải (loại 1). Vậy sơ
đồ phù hợp là 2.
Đáp án
a. - Nitrogen thuộc chu trình chất khí, vì nitrogen có nguồn gốc dự trữ trong khí quyển
(dưới dạng N2), sau khi đi qua quần xã sinh vật, nitrogen ít bị thất thoát và phần lớn được
−¿¿
hoàn trả lại cho chu trình (thông qua vi sinh vật phản nitrat hóa: NO 3  N2).
- Phosphorus thuộc chu trình chất lắng đọng, vì phosphorus có nguồn gốc dự trữ từ vỏ
Trái Đất (đá, trầm tích, …) và sau khi đi qua quần xã, phần lớn chúng tách khỏi chu trình đi
vào các chất lắng đọng (theo xương, răng của các sinh vật biển bị chết, …), gây thất thoát
nhiều hơn.
b. - Đồ thị (2).
- Đầu diễn thế nguyên sinh, lượng phosphorus có trong đất cao nhờ vào quá trình
phong hóa đá và trầm tích ở đáy sông băng đã cung cấp phosphorus cho đất. Hàm lượng
35
phosphorus trong đất giảm dần theo quá trình diễn thế do phần lớn phosphorus bị lắng đọng
và thất thoát khỏi chu trình.
- Trong giai đoạn đầu, nitrogen trong đất thấp nhưng tăng dần chủ yếu nhờ hoạt động
của các vi sinh vật cố định đạm. Ở giai đoạn quần xã đỉnh cực (cuối diễn thế), sự phát triển
cực đại của thảm thực vật phía trên cùng với tỉ lệ các cây thân gỗ kích thước lớn, tuổi thọ cao
tăng dần làm lượng lớn nitrogen tồn tại dưới dạng các chất hữu cơ trong thảm thực vật 
Giảm nhẹ lượng nitrogen có trong đất ở cuối diễn thế nguyên sinh.
Câu 7: Tại Mỹ, có một khoảng thời gian người dân phát hiện nhiều con ếch có đôi
chân dị dạng. Để điều tra điều này, các nhà khoa học đã thu thập các mẫu ếch trong ao. Biểu
đồ trong hình dưới cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ ếch bị biến dạng chân và số lượng giun
ký sinh trung bình được tìm thấy trong ếch.
Trong cuộc điều tra thứ hai, một nhóm nghiên cứu khác đã tìm hiểu nguyên nhân gây
ra những chiếc chân bị biến dạng ở ếch theo một cách khác.
- Họ chọn sáu cái ao có giun ký
sinh, trong đó có ba ao được đào
mương thông với các cánh đồng và
nhận nước thải nông nghiệp từ những
cánh đồng này. Ba ao còn lại không
được nhận nước thải nông nghiệp.
- Họ xây dựng hai cái lồng trong
mỗi sáu cái ao. Một lồng có đường
kính lưới trung bình là 500 μm cho
phép giun ký sinh xâm nhập và một
lồng có đường kính lưới trung bình là
75 μm không cho phép giun ký sinh
xâm nhập. Sau đó họ thả những con
ếch không nhiễm giun sán vào cả 12
lồng.

Hình 7
Bảng 1

a. Nhận xét về mối tương quan giữa số lượng ký sinh trùng tìm thấy và khả năng bị
biến dạng chân của ếch.
b. Một nhà khoa học cho rằng ký sinh trùng đã gây ra những cái chân bị biến dạng ở
ếch. Biểu đồ trong hình 7 có ủng hộ giả thuyết này không? Giải thích.
c. Vẽ đồ thị thể hiện xác suất trung bình các cá thể ếch bị biến dạng chân ở hai loại ao.

36
d. Từ số liệu trong bảng 1 ở hình 7, rút ra kết luận về các tác nhân gây biến dạng chân
ở ếch. Giải thích.
Phân tích câu hỏi
- Quan sát đồ thị hình 7 thấy khả năng bị biến dạng chân của ếch tỉ lệ thuận với số
lượng ký sinh trùng. Tuy nhiên cần lưu ý, việc tỉ lệ thuận không đủ cơ sở để khẳng định ký
sinh trùng là nguyên nhân gây ra chân biến dạng ở ếch, có thể có những yếu tố khác.
- Dựa vào số liệu bảng 1, HS vẽ đồ thị cột trong đó trục tung thể hiện xác suất trung
bình các cá thể ếch bị dị dạng, trục hoành thể hiện thông tin về điều kiện hồ có chất thải hay
không có chất thải, đường kính của lồng. Lưu ý: giá trị bằng 0 không vẽ được cột, nhưng cần
thể hiện thông tin trong đồ thị cho đầy đủ.
Đáp án
a. Mối tương quan giữa số lượng ký sinh trùng tìm thấy và khả năng bị biến dạng chân
của ếch là mối tương quan thuận.
b. - Biểu đồ trong hình 1 chưa đủ cơ sở để ủng hộ giả thuyết này.
- Giải thích:
+ Mối tương quan thuận phát hiện được trong biểu đồ không đồng nghĩa với việc biến
dạng chân ở ếch do chính loài giun kí sinh trùng đó gây ra.
+ Có những hồ không phát hiện giun kí sinh trùng trong ếch nhưng ếch vẫn bị biến
dạng chân.
c.

(Vẽ đồ thị diễn số lượng cá thể trong mỗi loài theo thời gian. Mỗi đồ thị có các đặc
điểm: (1) có các trục, tên trục và tên đồ thị, có ghi chú dữ liệu; và (2) phân bố giá trị hợp
lý/đúng tỉ lệ. Đồ thị phải có đặc điểm (2), có thêm đặc điểm (1) được thêm)
d. - Giun ký sinh nhiều khả năng gây ra biến dạng chân ở ếch.
- Giải thích:
+ Ở lồng có đường kính lưới trung bình 500 μm, biến dạng chân xuất hiện với tần suất
cao hơn tương ứng với giun ký sinh di chuyển được vào bên trong lồng.
+ Trong khi ở các ao giun ký sinh không di chuyển được vào bên trong lồng (đường
kính lưới trung bình 75 μm), không có con ếch nào bị chân dị dạng.

37
+ Bản thân chất thải nông nghiệp không gây ra biến dạng chân nhưng làm tăng khả
năng ảnh hưởng của giun đến ếch gấp 8 lần.
Câu 8: Các nhà khoa học đã điều tra các loài côn trùng được tìm thấy trong khu rừng
và trên cánh đồng lúa mì gần đó. Các nhà khoa học đã thu thập côn trùng bằng cách đặt bẫy
tại các địa điểm được chọn ngẫu nhiên. Kết quả được thể hiện trong bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
Số lượng cá thể mỗi loài
Loài côn trùng
Rừng Cánh đồng lúa mạch
1 0 216
2 563 0
3 20 0
4 12 3
5 36 0
6 9 1
a. Sử dụng công thức sau để tính chỉ số đa dạng của côn trùng bắt được trong rừng và
trong cánh đồng lúa mạch: H=− [ d A × ln ( d A ) +d B × ln ( d B ) +... ] (với dA là độ phong phú tương
đối của các loài A, B,… Độ phong phú tương đối là độ phong phú được quy đổi theo số thập
phân (ví dụ nếu độ phong phú là 1% thì độ phong phú tương đối là 0,01). So sánh hai kết quả
này.
b. Giải thích tại sao việc trồng lúa mạch làm giảm độ đa dạng côn trùng.
c. Chính quyền gợi ý nhà nông dân trồng hàng rào sinh học xung quanh cánh đồng của
họ. Dự đoán sự ảnh hưởng của việc này đến độ đa dạng của quần xã động vật gần đó.
Phân tích câu hỏi
- Ý a HS áp dụng công thức như câu hỏi cho và cách giải tương tự câu 1.
- Dựa vào thông tin bảng cho ta thấy việc chuyên canh lúa mạch làm mất đi một số loại
côn trùng (2, 3, 5) do mất nguồn thức ăn trước đó, gây giảm đa dạng sinh học.
- Trồng hàng rào sinh học tức là dùng các loài thực vật làm hàng rào, tăng đa dạng thực
vật giúp tăng đa dạng động vật.
Đáp án
a. - Chỉ số đa dạng của côn trùng bắt được ở rừng là 0,517.
- Chỉ số đa dạng của côn trùng bắt được ở cánh đồng lúa mạch là 0,101.
=> Chỉ số đa dạng của côn trùng ở rừng cao hơn ở cánh đồng lúa mạch.
b. - Việc trồng lúa mạch làm giảm độ đa dạng loài thực vật, thu hẹp ổ sinh thái thức
ăn khiến cho chỉ có một số loài có thể sử dụng lúa mạch làm thức ăn có thể tiếp tục sinh sống
→ Chỉ một hoặc một số loài phát triển lấn át các loài còn lại.
- Những loài không thể sử dụng lúa mạch làm thức ăn buộc phải di chuyển đến nơi
khác, làm giảm số lượng loài.
- Số lượng loài giảm và nghiêng về một loài làm giảm độ đa dạng của quần xã côn
trùng ở cánh đồng lúa mạch.
c. - Việc này làm tăng độ đa dạng của quần xã động vật gần đó.
- Việc trồng hàng rào sinh học sẽ làm tăng số lượng loài thực vật trong hệ sinh thái →
Mở rộng ổ sinh thái thức ăn cho các loài động vật ăn thực vật → Mở rộng ổ sinh thái thức ăn
của các loài động vật ăn thịt → Tăng số lượng loài → Tăng độ đa dạng trong quần xã.

38
Câu 9: Biểu đồ trong hình
dưới minh họa phần trăm trọng
lượng khô của các bộ phận khác
nhau của một loại cây từ đầu
tháng 5 đến cuối tháng 8. Phần
trăm trọng lượng khô có thể được
sử dụng để ước tính lượng năng
lượng mà thực vật sử dụng để tạo
ra lá, chồi sinh dưỡng, thân, rễ và
các bộ phận sinh sản (hạt, đế hoa
và hoa).
a. Xác định nguồn năng
Hình 9
lượng trực tiếp được sử dụng để
cây phát triển và bộ phận phát triển nhiều nhất trong tuần đầu tiên của tháng 5.
b. Loài thực vật này là cây hàng năm hay cây lâu năm? Dự đoán chiến lược chọn
lọc của loài thực vật này. Giải thích.
c. Hãy cho biết những ưu thế từ kiểu sinh sản của loài thực vật này.
Phân tích câu hỏi
Giai đoạn nảy mầm nguồn năng lượng chủ yếu được cung cấp từ hạt/ nội nhũ.
Dựa vào đồ thị hình 9 HS có thể đọc được các thông tin tương ứng với câu hỏi như:
+ Tuần đầu tiên của tháng 5 rễ phát triển nhiều nhất, chiếm hơn 90%.
+ Trong khoảng thời gian 4 tháng, cây đã phát triển đầy đủ: hoa, hạt… nên đây
phải là cây hàng năm và chiến lược r.
+ Cây hàng năm, vòng đời ngắn, sinh trưởng, sinh sản nhanh… chứng tỏ cây
hoàn thành chu trình sống trước khi điều kiện môi trường thay đổi bất lợi.
Đáp án
a. - Nguồn năng lượng trực tiếp được sử dụng để cây phát triển là hạt giống và
chất dinh dưỡng hữu cơ/carbohydrate dự trữ.
- Bộ phận phát triển nhiều nhất trong tuần đầu tiên của tháng 5 là rễ.
b. - Loài thực vật này là cây hàng năm. Do thời gian từ lúc cây bắt đầu phát triển
cho đến khi bắt đầu tạo ra hạt gói gọn trong khoảng thời gian dưới một năm.
- Loài thực vật này nhiều khả năng có chiến lược chọn lọc kiểu r. Do loài thực vật
này có thời gian thế hệ ngắn, thời gian trưởng thành ngắn, dành ít năng lượng cho sự
phát triển (chồi sinh dưỡng).
c. - Loài thực vật này sinh sản kiểu bùng nổ → Tăng khả năng truyền đạt thông
tin di truyền cho đời con trước khi cây chết
do điều kiện tự nhiên bất lợi của môi
trường/động vật ăn thực vật.
- Vòng đời của loài thực vật này ngắn
→ Có thể phát triển trong khoảng thời gian
thuận lời ngắn ngủi của một số môi trường
đặc biệt khó khăn.
Câu 10: Typha latifolia và Typha
angustifolia là các loài thực vật sinh trưởng ở bờ
ao và hồ.

39

Hình 10
a. Hãy so sánh sự phân bố trong tự nhiên của T. latifolia và T. angustifolia thể hiện
trong hình 10.
b. Hình bên dưới chỉ ra kết quả của một thí nghiệm trong đó các loài được trồng
tách biệt trong các chậu, và được đặt ở các độ sâu mực nước khác nhau để đánh giá
sinh trưởng của chúng. Dự đoán các độ sâu nằm trong giới hạn chịu đựng, điểm cực
thuận và phạm vi stress của mỗi loài sinh vật.
c. Giải thích sự khác nhau giữa ổ sinh thái cơ bản và ổ sinh thái thực tế của T.
angustifolia.
Phân tích câu hỏi
- Dựa vào đồ thị có thể thấy loài T. latifolia phân bố ở mực nước nông hơn so với
T. Angustifolia.
- Trong khoảng chịu đựng, sinh vật có tạo ra sinh khối mới, sinh khối mới tạo ra
cao nhất ở điểm cực thuận; trong phạm vi stress sinh vật không tạo ra sinh khối mới, có
thể chết hoặc giữ nguyên trạng thái.
- Ổ khác nhau cơ bản có thể rộng hơn so với thực tế, vì thực tế khi có sự cạnh
tranh xảy ra thì ổ sinh thái sẽ bị thu hẹp.
Đáp án
a. Nhìn chung cả hai loài đều có khả năng phân bố ở mực nước sâu, trong đó loài T.
latifolia phân bố ở mực nước nông hơn so với T. angustifolia. Trong tự nhiên, cả hai loài đều
có những khu vực phân bố không trùng nhau.
b. - Loài T. latifolia có: Giới hạn chịu đựng: -20 đến 80 cm; Điểm cực thuận: ~ 50 cm
(±5) cm; Phạm vi stress: < -20 và > 80 cm.
- Loài T. langustifolia có: Giới hạn chịu đựng: -20 đến 115 cm; Điểm cực thuận: ~ 50
cm (±5) cm; Phạm vi stress: < -20 và > 115 cm.
c. - Ổ sinh thái cơ bản rộng hơn ổ sinh thái thực tế, do trong điều kiện tự nhiên các sinh
vật cùng tồn tại trong một không gian có thể dẫn đến quá trình cạnh tranh nguồn sống  thu
hẹp ổ sinh thái thực tế.
- Ổ sinh thái cơ bản của T. latifolia là -20 đến 80 cm nhưng ổ sinh thái thực tế là -10
đến +20 cm.
- Ổ sinh thái cơ bản của T. angustifolia là -20 đến +115 cm nhưng ổ sinh thái thực tế là
+75 đến +115 cm.
Câu 11: Biểu đồ dưới đây thể hiện sự
sinh trưởng của một quần thể chim trĩ đỏ
(Phasianus colchicus) trên một hòn đảo
được bảo vệ nằm ở bờ biển tây bắc của
Mỹ. Quần thể gốc được giải phóng bởi các
nhà khoa học bao gồm 2 chim đực và 8
chim cái, 2 chim cái chết ngay lập tức sau
khi được giải phóng.
a. Xác định kiểu tăng trưởng phù hợp
ở quần thể chim trĩ đỏ. Những điều kiện
nào hỗ trợ cho quần thể chim trĩ đỏ tăng
trưởng theo mô hình này?
Hình 11
40
b. (1) Phân biệt giữa các pha của đường cong sinh trưởng trước và sau 4,5 năm.
(2) Giải thích sự khác biệt giữa hai pha này về mặt các quá trình có thể làm tăng hay
giảm kích thước quần thể.
c. Các nhà khoa học đã dự đoán rằng quần thể sẽ đạt sức chứa khoảng 2000 cá thể vào
năm thứ 8.
(1) Vẽ một đường thẳng trên đồ thị này để chỉ ra sinh trưởng quần thể giữa năm thứ 6
và năm thứ 10.
(2) Đề xuất các nhân tố có thể gây ra pha bình nguyên.
d. (1) Dự đoán kết quả nếu tất cả chim cái trong mẫu gốc đều sống sót.
(2) Dự đoán ảnh hưởng lên sức chứa quần thể nếu tất cả chim cái trong mẫu gốc đều
sống sót.
Phân tích câu hỏi
- Ở giai đoạn đầu quần thể tăng trưởng rất nhanh, nhưng sau đó có xu hướng giảm (sau
4-5 năm), như vậy kiểu tăng trưởng theo hình chữ S, tăng theo hàm logistic, tăng trưởng
trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
- Các yếu tố có thể chi phối tốc độ tăng trưởng của quần thể là: thức ăn, nơi ở, sinh sản,
dịch bệnh…
Đáp án
a. - Kiểu tăng trưởng phù hợp: tăng theo hàm logistic, đồ thị hình chữ S.
- Điều kiện hỗ trợ cho sự tăng trưởng theo hàm logistic là sự hạn chế khả năng cung
cấp về nguồn sống của môi trường, làm cho sự tăng trưởng của quần thể khi đạt đến sức
chứa của môi trường thì dừng lại, mức độ tăng trưởng bằng 0 và có thể bắt đầu giảm.
b. - (1) Ở giai đoạn trước 4,5 năm: tăng trưởng theo lũy thừa, tốc độ tăng trưởng ngày
càng tăng liên tục; Ở giai đoạn sau 4,5 năm: tăng trưởng giảm chậm, tốc độ tăng trưởng
giảm.
- (2) Ở giai đoạn trước 4,5 năm: tỉ lệ sinh rất cao, tỉ lệ tử thấp; Ở giai đoạn sau 4,5 năm:
tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử tăng lên.
c. - (1) Vẽ
- (2) Giới hạn về nguồn thức ăn, áp lực vật ăn
thịt tăng lên, dịch bệnh, cạnh tranh sinh sản,...
d. - (1) Quần thể sẽ tăng trưởng đạt sức chứa của
môi trường sớm hơn thực tế.
- (2) Sức chứa của môi trường vẫn không thay
đổi.
Câu 12: Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các
cơn bão đối với sự phát triển của quần thể các rạn san
hô ở ven đảo Heron (phía Nam Australia) được các
nhà nghiên cứu ghi nhận liên tục trong vòng hơn 30 năm tại hai khu vực: A. khu vực mở và
B. khu vực có xây dựng mái che trên bề mặt nước để hạn chế tác động của bão. Có năm cơn
bão liên tục đã xảy ra trong khoảng thời gian nghiên cứu, được đánh dấu bởi dấu mũi tên ở
trục hoành của đồ thị.

41
Hình 12
a. Hãy nhận xét sự thay đổi mức độ che phủ và mức độ sinh sản mới của các rạn
san hô ở khu vực mở và khu vực được che phủ sau khi chịu tác động của bão trong thời
gian nghiên cứu.
b. Giải thích nguyên nhân dẫn đến khuynh hướng thay đổi mức độ sinh sản mới
của các rạn san hô ở 2 khu vực nghiên cứu theo thời gian.
c. Trong điều kiện được che phủ, loài nào có thể được dự đoán sẽ phát triển mạnh
mẽ so với điều kiện không được che phủ? Giải thích.
d. Ở điều kiện nào thì sự phát triển của các rạn san hô đạt trạng thái ổn định ở
mức đỉnh cực? Giải thích.
Phân tích câu hỏi
- Phân tích đồ thị, bám sát vào câu hỏi nhận thấy ở khu vực mở mức độ che phủ
của các rạn san hô giảm, mức độ sinh sản giảm xuống tới 0 và sau đó có tăng lên lại ít;
Ở các khu vực được che phủ mức độ biến động diễn ra không đáng kể, mức độ sinh sản
mới giảm.
- Điều kiện ở cả 2 khu vực đều làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của rạn san
hô (giảm): do ảnh hưởng của bão và ảnh hưởng của tấm che.
- Trong điều kiện được che phủ, môi trường sống thiếu oxy, các rạn san hô sẽ sẽ
chết nhiều, tạo không gian sống cho tảo phát triển.
- HS cần lưu ý, trong các nhiễu loạn thì nhiễu loạn mức độ trung bình là tốt nhất.
Đáp án
a. - Ở khu vực mở:
+ Mức độ che phủ của các rạn san hô biến động rất mạnh mẽ; có khuynh hướng
giảm ít nhất 40% sau mỗi lần chịu tác động của bão.
+ Mức độ sinh sản gần như bằng 0, sau đó có tăng lên rất ít.

42
- Ở các khu vực được che phủ:
+ Mức độ biến động diễn ra không đáng kể; có khuynh hướng giảm nhưng không
quá 15% sau mỗi lần chịu tác động của bão.
+ Mức độ sinh sản mới giảm ổn định theo thời gian.
b. - Cả hai khu vực nghiên cứu đều có khuynh hướng chung là giảm mức độ sinh
sản mới ở các rạn san hô.
- Nguyên nhân:
+ Ở khu vực mở: sự tác động liên tục của các cơn bão làm phá vỡ cấu trúc sinh
thái của các rạn san hô (giết chết các rạn san hô)  khả năng tồn tại và sinh sản mới
giảm mạnh mẽ.
+ Ở khu vực được che phủ: mặc dù bão không tác động đáng kể, nhưng các rạn
san hô lại có khuynh hướng chết dần theo thời gian, do chịu tác động của tấm che phủ
bề mặt biển, các rạn san hô có khuynh hướng vươn lên cao để tiếp xúc với không khí
 khả năng tồn tại và sinh sản giảm đi.
c. Trong điều kiện được che phủ, nồng độ oxy giảm, nên san hô sẽ giảm phát
triển  tạo ra các khoảng không cho tảo phát triển mạnh mẽ trong môi trường, so với
điều kiện mở.
d. - Trong khu vực mở: mức độ tác động của các cơn bão diễn ra liên tục, vượt
quá sức chịu đựng (phục hồi) của các loài trong rạn san hô  các rạn san hô có khuynh
hướng suy vong.
- Trong khu vực được che phủ: mức độ tác động của các cơn bão diễn ra rất ít, đa
phần san hô chết do thiếu không khí, chỉ có số ít loài có khả năng vươn cao mới có thể
tồn tại được  các rạn san hô kém phát triển và có xu hướng không ổn định.

 Dựa trên lý thuyết nhiễu loạn mức độ trung bình thì khi điều kiện môi trường mở
và ít chịu tác động liên tục của các cơn bão (khoảng thời gian của các cơn bão xa nhau) có
thể dẫn đến sự phát triển đỉnh cực và ổn định của các rạn san hô. Khi đó, san hô không cần
vươn cao, san hô già có thể được loại bỏ, và sự tác động của bão không vượt quá sức chịu
đựng của san hô...

2.3.2.3. Câu hỏi trắc nghiệm nội dung Sinh thái học
Các câu hỏi được trình bày ở mức độ vận dụng và vận dụng cao phù hợp với HS ôn tập
thi TN THPT

43
Câu 1: Hai loài cá hồi sinh sống trong các suối ở một vùng núi. Kết quả nghiên cứu
hoạt tính một loại enzyme ở hai loài dưới tác động
của nhiệt độ được trình bày như hình bên. Có bao
nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Loài II có khả năng chịu lạnh kém hơn loài I.
II. Nếu nuôi chung hai loài với số lượng tương
đương ở 12°C, loài 2 có khả năng bị loại bỏ nhanh do
cạnh tranh loại trừ.
III. Trong tự nhiên, khả năng bắt gặp hai loài cá
này sống tách biệt trong một khu vực suối là cao hơn.
IV. Nếu vùng núi này có nhiệt độ tăng nhanh hơn so với các vùng khác do tác động của
biến đổi khí hậu thì loài 2 sẽ di chuyển xuống các vùng núi thấp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Đúng, loài I có khả năng chịu lạnh tốt hơn loài 2, Hoạt tính enzim thể hiện hoạt động
của cá và sự thích nghi với môi trường sống của chúng. Loài 1 có khoảng nhiệt độ tối thích
(hoạt tính enzim cao) thấp hơn (khoảng 4-5°C) so với loài 2 (khoảng 15-17°C).
II. Sai. Hoạt tính enzim của loài 2 cao hơn (khoảng 75%) so với loài 1 (khoảng 45%),
nên loài 2 có thể sống sót tốt hơn.
III. Đúng, Đường đồ thị thể hiện hoạt tính enzim của hai loài tách biệt nhiều (trùng
nhau ít), cho thấy sự trùng lặp ổ sinh thái thấp, nên trong tự nhiên chúng thường phân bố tách
biệt.
IV. Sai. Nếu vùng núi này có nhiệt độ tăng
nhanh hơn so với các vùng khác do tác động của biến
đổi khí hậu thì loài 2 sẽ di chuyển xuống các vùng
núi cao (ở trên cao, nhiệt độ thấp hơn dưới thấp).
Câu 2: Một nhà sinh thái học đang nghiên cứu
về mối tương quan giữa kích thước lãnh thổ và mức
độ phong phú về nguồn thức ăn của một loài động
vật trong 2 điều kiện khác nhau. Kết quả nghiên cứu
của ông được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây.
I. Độ phong phú về nguồn thức ăn và kích
thước lãnh thổ có mối tương quan thuận.
II. Giả sử đường I và II trên đồ thị thể hiện kết
quả đo được từ hai mùa khác nhau trong năm thì đường I thể hiện kết quả đo vào mùa hè và
đường II thể hiện kết quả đo vào mùa đông.
III. Giả sử đường I và II trên đồ thị thể hiện kết quả đo được từ hai môi trường sống
khác nhau thì đường I thể hiện kết quả đo ở sa mạc, đường II thể hiện kết quả đo được từ
rừng thường xanh.

44
IV. Giả sử đường I và II trên đồ thị thể hiện kết quả đo được từ hai cá thể có độ tuổi
khác nhau thì đường I thể hiện kết quả đo được từ cá thể trưởng thành, đường II thể hiện kết
quả đo được từ cá thể non trẻ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
I. Sai. Đây là mối quan hệ: tương quan nghịch. Khi kiếm được ít thức ăn, các cá thể có
xu hướng mở rộng lãnh thổ để tăng khả năng tìm kiếm được con mồi. Ngược lại khi kiếm
được nhiều thức ăn thì các cá thể động vật không cần mở rộng lãnh thổ
II. Đúng. Đường I: mùa hè, đường II: mùa đông, vì mùa hè có nguồn thức ăn phong
phú hơn so với mùa đông.
III. Sai. Đường I: môi trường thường xanh, đường II: môi trường khô cằn, vì ở môi
trường khô cằn thực vật kém phát triển, động vật thiếu nguồn thức nên mở rộng lãnh thổ để
đáp ứng đủ nhu cầu nguồn sống.
IV. Sai. Đường I: cá thể còn non, II: cá thể trưởng thành vì cá thể trưởng thành cần
nhiều thức ăn hơn so với cá thể non, nên chúng cần kích thước lãnh thổ lớn hơn để kiếm
được nhiều thức ăn hơn.
Câu 3: Khi nghiên cứu quần thể cá mòi
cờ hoa (Clupanodon thrisa), Vũ Trung Tạng,
1997 vẽ được biểu đồ phân bố nhóm tuổi như
hình bên. Từ kết quả nghiên cứu có các nhận
xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Loài cá mòi hoa có tập tính di
cư để sinh sản.
II. Tuổi thành thục sinh dục của
loài cá mòi hoa là 2 tuổi.
III. Nhân tố chủ đạo ảnh hưởng
tới sự phân bố của cá mòi là hàm lượng muối.
IV. Nhóm tuổi 2 và 3 có biên độ muối hẹp nhất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
I. Đúng. Loài cá mòi cờ hoa có tập tính di cư sinh sản vì ở độ tuổi 0-1; loài cá này tập
trung chủ yếu ở cửa sông, nhưng ở độ tuổi 2- 4 thì loài này lại tập trung chủ yếu ở biển. Khi
đến mùa sinh sản loài này sẽ di cư từ biển vào cửa sông để sinh sản do cá non sinh ra thích
nghi với điều kiện sống ở cửa sông.
II. Sai. Tuổi thành thục sinh dục của cá là 4 tuổi vì ở tuổi này ta thấy cá xuất hiện ở cả
cửa sông và biển, nên ở tuổi này cá sẽ di cư từ biển về cửa sông để tiến hành sinh sản.
III. Đúng. Nhân tố sinh thái chủ đạo là hàm lượng muối của môi trường vì ở cá non (0
tuổi) thích nghi với hàm lượng muối thấp ( cửa sông), còn ở cá trưởng thành thích nghi với
hàm lượng muối cao (biển). Khi đến tuổi sinh sản, cá trưởng thành phải di cư về cửa sông,
nơi có hàm lượng muối thấp để tạo môi trường thuận lợi cho cá non sinh sống.

45
IV. Đúng. Nhóm tuổi 2,3 có biên độ muối hẹp nhất vì chúng chỉ sống ở vùng biển, nơi
mà nồng độ muối trong môi trường ít dao động trong khi ở cửa sông nồng độ muối thường
xuyên dao động, do vậy biên độ muối ở cửa sông dao động mạnh hơn so với ở biển.
Câu 4: Cấu trúc tuổi của quần thể có tính đặc trưng và phụ thuộc vào môi trường sống.
Khi điều tra quần thể chim trĩ (Phasianus colchicus) tại các khu rừng trên đảo Ha-oai sau hai
năm bị săn bắt, người ta thu được tháp tuổi như hình bên.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định dưới đây?
I. Trước và sau khi săn bắt đều không thấy xuất hiện nhóm tuổi sau sinh sản, đây có thể
là điểm đặc trưng của loài chim trĩ.
II. Nhóm tuổi trước sinh sản bị khai thác nhiều hơn nhóm tuổi sinh sản.
III. Kích thước quần thể bị biến động mạnh sau khai thác làm cho quần thể không có
khả năng phục hồi.
IV. Nếu việc săn bắt dừng lại quần thể sẽ quay lại tỉ lệ nhóm tuổi ban đầu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Đúng. Đây có thể là điểm đặc trưng của loài chim trĩ.
II. Sai. Các cá thể ở tuổi trưởng thành, thuộc nhóm sinh sản bị khai thác nhiều hơn. Sau
2 năm nhóm tuổi trước sinh sản tăng.
III. Sai. Kích thước quần thể thay đổi không đáng kể, như vậy việc khai thác đang diễn
ra hợp lý, quần thể có thể điều chỉnh và phục hồi.
IV. Đúng. Quần thể sẽ tự điều chỉnh quanh trạng thái cân bằng.
Câu 5: Kết quả nghiên cứu về sự phát triển của
hệ rễ và hệ chồi (thể hiện qua tỉ lệ sinh khối rễ/chồi)
ở một loài thực vật trong các điều kiện dinh dưỡng
đất khác nhau được thể hiện trong hình dưới đây. Có
bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng?
I. Môi trường đất càng giàu dinh dưỡng thì hệ
chồi càng phát triển.
II. Ở môi trường đất giàu dinh dưỡng, sự sinh
trưởng của hệ rễ cân bằng với hệ chồi.

46
III. Cây điều chỉnh mức độ khai thác dinh dưỡng thông qua điều chỉnh tỉ lệ sinh trưởng
của hệ rễ và hệ chồi.
IV. Nếu mật độ quần thể không đổi, sự cạnh tranh ở phần phía trên mặt đất giữa các cá
thể cùng loài sẽ tăng lên khi hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất tăng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: D
I. Đúng. Môi trường đất càng giàu dinh dưỡng, rễ sẽ tăng cường vận chuyển chất dinh
dưỡng lên cho hệ chồi, hệ chồi càng phát triển.
II. Đúng. Khi mức dinh dưỡng trong đất cao, tỉ lệ rễ/chồi nằm ở mức trung bình giữa
giá trị cao và thấp, nên sự sinh trưởng của hệ rễ cân bằng với hệ chồi.
III. Đúng. Khi hàm lượng chất dinh dưỡng trong môi trường thấp, thì tỉ lệ rễ/chồi cao
(tăng sinh trưởng rễ để có thể khai thác được nguồn dinh dưỡng ít ỏi trong đất); Khi hàm
lượng chất dinh dưỡng trong môi trường cao, thì tỉ lệ rễ/chồi ở mức trung bình (sinh trưởng
rễ và chồi cân bằng nhau); Khi môi trường càng giàu dinh dưỡng thì tỉ lệ rễ/chồi có xu hương
giảm đi.
IV. Đúng. Khi hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất tăng lên, thì sinh khối chồi
cũng tăng tương ứng, sự cạnh tranh ánh sáng (trên mặt đất) diễn ra càng gay gắt.
Câu 6: Một nhà sinh thái học đang nghiên cứu về hiệu quả sinh trưởng của một loài
thực vật thân cỏ mọc ở hai vị trí A và B khác nhau. Từ mỗi khu vực phân bố, người đó thu
thập 30 cá thể của loài đang nghiên cứu, sau đó đo chiều dài rễ, sinh khối rễ, sinh khối chồi
lá và lấy giá trị trung bình từ các kết quả đo được (xem bảng dưới)
Vị Chiều dài rễ trung Sinh khối rễ trung Sinh khối chồi trung
trí bình (cm) bình (g) bình (g)
A 27.2 ± 0.2 348.7 ± 0.5 680.7 ± 0.1
B 13.4 ± 0.3 332.4 ± 0.6 708.9 ± 0.2
I. Hàm lượng nước trong đất ở vị trí A cao hơn vị trí B
II. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất vị trí A thấp hơn B.
III. Năng suất sơ cấp ở vị trí A cao hơn B.
IV. Ở vị trí A có thể có nhiều động vật ăn loài thực vật này hơn vị trí B.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: D
I. Sai. Hàm lượng nước trong đất ở vị trí A thấp hơn vị trí B, vì chiều dài trung bình rễ
của thực vật này ở vị trí A dài hơn, chứng tỏ chúng phải phát triển để tìm nguồn nước khan
hiếm hơn so với vị trí B.
II. Đúng. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở vị trí A thấp hơn ở vị trí B. Do ở A ít
chất dinh dưỡng nên vận chuyển lên chồi ít, sinh khối chồi ở vị trí A là thấp hơn vi trí B.
III. Sai. Năng suất sơ cấp ở vị trí A thấp hơn ở vị trí B. Do thực vật ở vị trí B có tổng
sinh khối lớn hơn ở vị trí A nên năng suất sơ cấp ở vị trí B lớn hơn ở vị trí A.

47
IV. Sai. Năng suất sơ cây ở vị trí A thấp do nguồn nước và dinh dưỡng ở vị trí này ít.
Hơn nữa ở vị trí B, sự phát triển của loài sẽ thu hút những động vật ăn chúng hơn so với vị trí
Câu 7: Sự đa dạng sinh học
của kỳ nhông Costa Rica đã
được nghiên cứu trên nhiều
độ cao. Kỳ nhông thuộc ba
chi: Nototriton, Oedipina và
Bolitoglossa. Nototriton bao
gồm các loài động vật rất
nhỏ (dưới 40 mm),
Oedipina có kích thước
trung bình là 60 mm và
Bolitoglossa là một chi đa
dạng bao gồm B. pesrubra,
nhỏ hơn 65 mm và B.
nigrescens, khoảng 95 mm.
Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Phạm vi độ cao có thể tìm thấy B. nigrescens là 3000 m.
II. Độ cao mà kỳ nhông có độ đa dạng nhất là 2700 – 2800 m.
III. Bolitoglossa phân bố rộng hơn Oedipina.
IV. Độ cao có ảnh hưởng đến sự phân bố của kỳ nhông.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Sai. Có thể tìm thấy B. nigrescens ở độ cao là 1800 - 3000m.
II. Sai. Độ cao khoảng 2700-2800m (tìm thấy 4 loài B. sooyorum; B. nigrescens; B.
cerroensis, B. pesrubra); và độ cao 1200m (tìm thấy 4 loài N. picadoi; O. pseudouniformis; O.
uniformis; B. robusta)
III. Đúng. Bolitoglossa có phạm vi phân bố rộng hơn so với Oedipina. Cả Bolitoglossa và
Oedipina đều phân bố ở 1050 m và 1200 m; Giữa 1200 m và 1250 m chỉ có Oedipina được tìm
thấy; Bolitoglossa có khuynh hướng được tìm thấy ở nơi có độ cao thấp hơn hoặc cao so với nơi
Oedipina phân bố.
IV. Đúng. Độ cao có thể là một yếu tố quyết định sự phân bố của các chi kỳ nhông khác
nhau / mỗi chi dường như có | độ cao ưu tiên khác nhau.
Câu 8: Mối quan hệ giữa mật độ quần thể và khối lượng cơ thể của các loài thú ăn cỏ khác
nhau được trình bày ở hình ….. Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
I. Quần thể có mật độ cao nhất là quần thể thuộc loài có khối lượng cơ thể nhỏ nhất.
II. Khối lượng cơ thể của các loài thú ăn cỏ có kích thước lớn có thể gấp hàng triệu lần so
với khối lượng cơ thể của các loài thú ăn cỏ có kích thước nhỏ.

48
III. Chênh lệch mật độ giữa hai quần thể thú ăn cỏ khác nhau có thể lên đến hàng triệu lần.
IV. Trung bình, khi khối lượng cơ thể của các loài thú ăn cỏ tăng khoảng 10 lần thì mật độ
quần thể sẽ giảm 10 lần.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
I. Sai. Quần thể có mật độ cao nhất là quần thể thuộc loài có khối lượng khoảng 10 2 (g)
chứ không phải loài có khối lượng nhỏ nhất.
II. Sai. Khối lượng cơ thể của các loài thú ăn cỏ kích thước lớn có thể gấp gần 100000
lần so với khối lượng cơ thể của các loài thú ăn cỏ có kích thước nhỏ.
III. Sai. Mức chênh lệch mật độ tối đa giữa hai quần thể thú ăn cỏ là 100000 lần.
IV. Đúng. Ở các loài thú ăn cỏ, khi khối lượng cơ thể tăng khoảng 10 lần thì mật độ sẽ
giảm khoảng 10 lần.
Câu 9: Đồ thị dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa mật độ quần thể và tuổi thọ trung
bình của các cá thể trong quần thể đó. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
I. Khi mật độ quần thể thấp hơn
mức 5 cá thể/ m2, tuổi thọ trung bình
của quần thể thấp nhưng có xu hướng
tăng dần do nguồn thức ăn phong
phú.
II. Khi mật độ quần thể nằm
trong khoảng 30 - 45 cá thể/m2 (mật
độ tối ưu), quần thể tạo ra vùng vi khí
hậu phù hợp, cường độ trao đổi chất ở
mức cực đại, điều kiện phát triển là
cực thuận đối với mọi cá thể.
III. Khi mật độ quần thể nằm
trong khoảng 60 - 80 cá thể/ m 2 sự
tương tác liên tục giữa các cá thể gây nên hiện tượng stress, đồng thời mức tiêu thụ năng
lượng dự trữ của mọi cá thể tụt xuống mức tối thiểu, dẫn đến rối loạn sinh lý, tăng tỷ lệ tử
vong.
IV. Khi mật độ quần thể vượt quá mức 80 cá thể/ m 2, tỷ lệ tử vong của quần thể tăng, tỷ
lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình của các cá thể giảm, qua đó điều chỉnh kích thước quần thể
sao cho cân bằng với sức chứa của môi trường.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Sai. Khi mật độ quần thể thấp hơn mức 5 cá thể/m 2, thấp hơn kích thước tối thiểu, do
đó giảm khả năng hỗ trợ giữa các cá thể, đồng thời tăng tần suất giao phối cận huyết, tỷ lệ tử
vong tăng nên tuổi thọ trung bình có xu hướng giảm.
II. Đúng. Khi mật độ quần thể nằm trong khoảng 30–45 cá thể/ m 2, tuổi thọ trung bình
của quần thể đạt mức tối đa. Chứng tỏ quần thể đã tạo ra được vùng vi khí hậu phù hợp,
cường độ trao đổi chất ở mức cực đại, điều kiện môi trường là cực thuận đổi với sự phát triển
của mỗi cá thể.

49
III. Sai. Khi mật độ quần thể nằm trong khoảng 60 – 80 cá thể/ m 2, nguồn sống trong
môi trường dần cạn kiệt, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra gay gắt, sự tiêu hao năng lượng dự
trữ ở mỗi cá thể đạt mức tối đa; tuổi thọ trung bình của quần thể giảm.
IV. Đúng. Khi mật độ quần thể vượt quá mức 80 cá thể/ m 2, vượt quá kích thước tối đa
quần thể điều chỉnh sao cho cân bằng với sức chứa của môi trường.
Câu 10: Hai đồ thị dưới đây mô tả mối quan hệ giữa tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và mật độ
quần thể ở hai loài I và II.
I. Loài I là loài
sinh sản vô tính, loài II
là sinh sản hữu tính.
II. Ở các điểm A,
B, D, mật độ quần thể
được giữ tương đối ổn
định là nhờ các nhân tố
phụ thuộc mật độ.
III. Khi mật độ
quần thể nhỏ hơn giá
trị C, sự gia tăng về kích thước quần thể là có lợi.
IV. Trong hai loài I và II, loài I dễ bị tuyệt chủng hơn khi mật độ quần thể giảm mạnh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Đúng. Loài I có thể là loài sinh sản vô tính, loài II có thể là loài sinh sản hữu tính.
Loài sinh sản hữu tính có tỷ lệ sinh thấp khi mật độ quần thể thấp (gặp khó khăn trong việc
tiếp cận và giao phối với bạn tình). Loài sinh sản vô tính có tỷ lệ sinh cao khi mật độ quần
thể thấp, do có nguồn tài nguyên dồi dào và không phụ thuộc vào cá thể khác để giao phối
II. Sai. Ở điểm B, mật độ quần thể không được duy trì ổn định (mặc dù B là điểm cân
bằng giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử), mật độ quần thể có xu hướng tăng lên chứ không giữ
nguyên.
III. Đúng. Khi mật độ quần thể nhỏ hơn giá trị C, sự gia tăng về kích thước quần thể là
có lợi, do: Khi mật độ quần thể thấp, số lượng cá thể giao phối là không đủ nhiều, đồng thời
tần suất kết cặp và giao phối của 2 giới cũng bị suy giảm → quần thể tăng trưởng với tốc độ
chậm. Sự gia tăng về kích thước quần thể sẽ giải quyết được những trở ngại trên.
IV. Sai. Khi mật độ quần thể bị suy giảm mạnh, loài II dễ bị tuyệt chủng hơn loài I, do
tỷ lệ sinh của quần thể loài II giảm, trong khi tỷ lệ tử không đổi, dẫn đến tăng trưởng quần
thể âm → kích thước quần thể giảm dần qua các thế hệ và cuối cùng là tuyệt chủng. Ngược
lại, ở loài I, khi mật độ quần thể thấp thì tỷ lệ sinh cao, cho nên khó bị tuyệt chủng hơn.
Câu 11: Trong một nghiên cứu trên thực địa các học sinh vô tình phát hiện những con
ếch gỗ bị dị tật thừa chi hoặc chi phát triển dị thường trong các ao nước. Để xác định nguyên
nhân gây bệnh ở ếch, một nghiên cứu đã đươc tiến hành. Dưới đây là chu trình sống của

50
Ribeiroia-một loài kí sinh của ếch gỗ và bảng số liệu tỷ lệ sống sót, tỷ lệ chết của nòng nọc
khi có Ribeiroia kí sinh
Số lượng 0 16 3 4
Ribeiroia kí sinh 2 8
trên mỗi nòng nọc
Tỷ lệ ếch bị dị 0 78 9 1
dạng (%) 5 0
0
Tỷ lệ sống sót của 88 76 4 4
nòng nọc (%) 0 0
Dựa vào bảng số liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tỉ lệ ếch bị dị dạng tỉ lệ thuận với số lượng Ribeiroia kí sinh.
II. Tỷ lệ ếch bị dị dạng (%) tỷ lệ nghịch với tỷ lệ sống sót của nòng nọc (%).
III. Kích thước quần thể chim nước sẽ tăng khi tỉ lệ ếch dị dạng tăng.
IV. Nếu nguồn thức ăn của quần thể ốc sên tăng mạnh thì không ảnh hưởng đến số
lượng ếch dị tật.
A. 2. B. 3. C.1. D.4 .
Đáp án: B
I. Đúng. Vì theo bảng số liệu ta có tỉ lệ ếch bị dị dạng tương quan thuận với số lượng
Ribeiroia kí sinh.
II. Đúng. Vì theo bảng số liệu ta có tỷ lệ ếch bị dị dạng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ sống sót
của nòng nọc (%).
III. Sai. Ếch dị dạng tăng làm chúng giảm khả năng di chuyển nên dễ bị chim nước săn
bắt, số lượng ếch gỗ giảm mạnh, tăng cạnh tranh trong quần thể chim nước và giảm số lượng
các cá thể này trong quần thể.
IV. Sai. Vì quần thể ốc sên tăng mạnh, tăng ấu trùng kí sinh vào ốc và tăng sinh sản
gây tăng lượng ấu trùng nhiễm vào nòng nọc của ếch gỗ, nên tăng tỉ lệ ếch dị tật.
Câu 12: Một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa một loài cua ăn cỏ Mithrax
forceps và san hô Oculina arbuscula được thực hiện ở một vùng nước nông hệ sinh thái ven
biển. Quan sát về khả năng săn mồi của cua, sự phát triển của tảo, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ
tử vong của san hô đã được thực hiện. Các đồ thị sau đây cho biết kết quả thu được trong quá
trình thí nghiệm.

51
Một số kết luận được rút ra như sau:
I. Sự hiện diện của cua có sự tác động tiêu cực lên sự phát triển của san hô và tác động
tích cực lên sự phát triển của tảo.
II. Sự hiện diện của M. forceps là bắt buộc cho sự sinh tồn của san hô Oculina
arbuscula
III. Các loài san hô đóng vai trò quan trọng trong việc săn mồi của M. forceps.
IV. Tảo phát triển hơn san hô Oculina arbuscula khi không có mặt của cua.
Có bao nhiêu kết luận nêu trên là đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Sai, vì sự có mặt của cua có tác động tích cực lên sự phát triển của san hô và tác động
tiêu cực lên sự phát triển của tảo.
II. Sai, mối quan hệ này không bắt buộc.
III. Đúng, vì khi có mặt của san hô thì số lượng cua bị tiêu thụ thấp hơn khi không có
mặt của san hô.
IV. Khi không có mặt của cua thì tảo phát triển hơn rất nhiều so với san hô.
Câu 13: Để hiểu tác động của một số yếu tố lên thực vật Agrimonia rostellata trong hệ
sinh thái rừng, các nhà khoa học đã trồng cây con vào các khu vực thí nghiệm. Quan sát tỷ lệ
52
cây con sống sót, sinh trưởng khi có thảm thực vật bản địa hoặc không phải thực vật bản địa;
có hoặc không có ốc sên, mật độ giun đất thấp hoặc cao. Kết quả được thể hiện trong hình
dưới đây:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Loại trừ ốc sên có tác động làm tăng khả năng sống sót của Agrimonia rostellata
trong điều kiện có mật độ giun đất cao.
II. Tác động của ốc sên không phụ thuộc vào các yếu tố tác động khác.
III. Giun đất làm tăng tỷ lệ sống sót của Agrimonia.
IV. Thực vật không phải bản địa và ốc sên cùng làm giảm khả năng sống sót của cây
con.
A. 1. B.2. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
I. Sai, vì khi mật độ giun đất cao, việc loại trừ ốc sên không làm tăng (không có sự
khác biệt đáng kể) khả năng sống sót của Agrimonia rostellata.
II. Sai, vì tác động của ốc sên trong điều kiện có thực vật bản địa khác với không có
thực vật bản địa, có giun đất mật độ thấp khác có giun đất mật độ cao.
III. Đúng, khi có giun đất mật độ cao tăng tỉ lệ sống sót của cây.
IV. Sai, vì khi có mặt của thực vật không phải bản địa và ốc sên làm tăng tỉ lệ sống sót
của cây con hơn so với khi không có mặt ốc sên.
Câu 14: Hai biểu đồ dưới đây mô tả mối quan hệ giữa tập tính bầy đàn của chim bồ
câu và hành vi ăn thịt bồ câu của diều hâu. Khoảng cách phản ứng là khoảng cách tối thiểu
giữa hai loài, đảm bảo cho loài đi săn không bị phát hiện bởi con mồi của nó.

53
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai?
I. Khi số lượng chim bồ câu trong đàn tăng thì xác suất săn mồi thành công của diều
hâu cũng tăng.
II. Khoảng cách phản ứng trung bình của chim bồ câu tăng khi số lượng cá thể trong
đàn tăng lên.
III. Xác suất săn mồi thành công của diều hâu tỉ lệ thuận với khoảng cách phản ứng
trung bình của chim bồ câu.
IV. Khi khoảng cách phản ứng trung bình tăng có thể giúp bồ câu có nhiều thời gian để
lẩn trốn diều hâu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Sai, vì khi chim bồ câu chỉ có 1 thì khả năng săn mồi thành công là 80%, khi số
lượng chim bồ câu trong đàn lớn hơn 50 thì khả năng săn mồi thành công giảm còn 5%.
II. Đúng, do khi số lượng chim bồ câu trong đàn tăng từ 1→ 50+ thì khoảng cách phản
ứng trung bình cũng tăng từ 2 → 40.
III. Sai, vì số lượng cá thể đông, khoảng cách phản ứng trung bình tăng thì xác suất săn
mồi thành công của diều hâu giảm.
IV. Khi khoảng cách phản ứng trung bình tăng, bồ câu có nhiều thời gian để lẩn trốn
diều hâu nên nên khả năng săn mồi thành công của
diều hâu càng thấp.
Câu 15: Các mối quan hệ dinh dưỡng trong
một con sông được mô tả trong bảng dưới đây

Nguồn
Bị ăn bởi
thức ăn

54
Nòng nọc, côn
Bèo
trùng
Nòng nọc, côn
Tảo
trùng
Côn Cá gai, cá rô,
trùng ếch
Nòng
Cá rô
nọc
Cá gai Cá rô
diệc, rái cá, cá
Ếch
chó
diệc, rái cá, cá
Cá rô
chó
Một lưới thức ăn được thiết lập dựa trên các thông tin trên. Hãy cho biết có bao nhiêu
nhận định đúng về lưới thức ăn này?
I. Các loài tương ứng từ 1 đến 5 trong hình lần lượt là: nòng nọc, côn trùng, cá gai, cá
rô, ếch.
II. Nếu 4 mất đi thì bèo sẽ giảm.
III. Cá chó, rái cá và diệc là mối quan hệ hợp tác
IV. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là cá gai, cá rô, ếch.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
Dựa vào lưới thức ăn được hoàn
thiện như bên, ta có:
I. Đúng.
II. Đúng, khi cá rô mất đi thì nòng
nọc, cá gai sẽ tăng khi đó nòng nọc sẽ sử
dụng bèo nhiều hơn bèo sẽ giảm, mặt
khác khi cá rô mất đi cá chó, rái cá và
diệc sẽ tăng khi đó ếch giảm, nên côn
trùng tăng dẫn đến bèo sẽ giảm.
III. Sai.
IV. Sai.

55
Câu 16: Hình bên thể hiện một lưới thức ăn điển hình bao gồm các loài: sinh vật sản
xuất (P), động vật ăn cỏ (H), động vật ăn thịt bậc 2 (C) và động vật ăn thịt bậc ba (TC). Ba
chữ cái X, Y, Z đại diện cho các mối quan hệ sinh thái giữa hai loài thuộc cùng một bậc dinh
dưỡng.
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
I. Tương tác X xảy ra khi hai loài thuộc cùng
một bậc dinh dưỡng cạnh tranh với nhau về nguồn
sống trong môi trường.
II. Tương tác Y xảy ra khi hai loài thuộc cùng
một bậc dinh dưỡng cạnh tranh với nhau về không
gian sống.
III. Sự lựa chọn con mồi của C2 sẽ quyết định
kiểu tương tác và cường độ tương tác giữa hai loài H2 và
H3.
IV. TC1 là động vật ăn thịt thuần tuý, CI và C2 là
động vật ăn tạp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Sai, vì C1 và C2 không sử dụng cùng một nguồn thức ăn.
II. Đúng, vì P1 và P2 đều là thực vật nên có sự cạnh tranh về không gian sống.
III. Đúng, tùy thuộc vào mức độ ưa thích của C2, Z có thể là cạnh tranh loại trừ, cạnh
tranh không loại trừ hoặc không cạnh tranh.
IV. Sai, vì C2 cũng là động vật ăn thịt thuần (chỉ sử dụng động vật làm nguồn thức ăn).
Câu 17: Hai loài sên Ba và Cc đều sử dụng tảo làm thức ăn và đều sống trong cùng
một hệ sinh thái biển. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau để tìm hiểu
về những tác động của mật độ sên biển lên mật độ tảo và tốc độ sinh trưởng của chính sên
biển. Kết quả cuối cùng được thể hiện trong hai biểu đồ dưới đây.

Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu sai?
I. Mối quan hệ giữa tảo và sên biển là quan hệ vật ăn thịt con mồi.
II. Hai loài sên Cc và Ba có mối quan hệ hỗ trợ nhau.
III. Khi quần thể mới hình thành loài sên Cc có khả năng sinh trưởng cao hơn.

56
IV. Khi nguồn thức ăn trong môi trường bị hạn chế, loài Ba có ưu thế cạnh tranh lớn
hơn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
I. Đúng, vì khi mật độ sên biển thấp thì mật độ tảo lại cao, còn khi mật độ sên biển cao
thì mật độ tảo lại thấp.
II. Sai, vì 2 loài sên có mối quan hệ cạnh tranh, chúng cùng sử dụng chung nguồn thức
ăn là tảo, khi sống chung luôn có loài chiếm ưu thế hơn loài còn lại trong các điều kiện.
III. Đúng, vì khi các quần thể mới hình thành, mật độ sên biển còn thấp, theo biểu đồ
loài Cc có khả năng sinh trưởng tốt hơn.
IV. Đúng, vì khi thức ăn trong môi trường suy (mật độ tảo suy giảm), loài Ba có tốc độ
sinh trưởng cao hơn so với loài Cc trong điều kiện mật độ sên biển cao, như vậy Ba có ưu thế
cạnh tranh hơn.
Câu 18: Trong tự nhiên, thực vật có hoa thường sử dụng những phương pháp khác
nhau để thu hút côn trùng đến thụ phấn cho chúng. Hiện tượng này tương đối phổ biến ở các
loài hoa phong lan, đặc biệt là phong lan Địa Trung Hải Ophrys speculum. Hình thái hoa và
mùi của O. speculum có thể hấp dẫn những cá thể đực của loài ong bắp cày Campsoscolia
ciliata. Biểu đồ dưới đây thể hiện kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của hai quần thể
phong lan ở các địa điểm A và B.

I. Số lượng quả trung bình trên mỗi cây ở điểm A là 1.2 quả/cây và điểm B là 1.6
quả/cây.
II. Số lượng quả trung bình trên mỗi cây phong lan ở hai địa điểm B là cao hơn điểm A.
III. Tỉ lệ đậu quả ở hai địa điểm khác nhau là do giới hạn ong bắp cày thụ phấn.
IV. Chiến lược sử dụng năng lượng của quần thể phong lan ở địa điểm A mang lại hiệu
quả tốt hơn so với quần thể phong lan ở địa điểm B.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: A
I. Sai, vì số lượng quả trung bình trên mỗi cây của hai địa điểm A và B là:
- Địa điểm A: 8.20% = 1.6 quả/1 cây

57
- Địa điểm B: 16.7,5%= 1.2 quả/1 cây
II. Sai, vì số lượng quả trung bình trên ở địa điểm A là lớn hơn địa điểm B.
III. Đúng, tỉ lệ đậu quả ở địa điểm B bị hạn chế do giới hạn về động vật thụ phấn là ong
bắp cày.
C. Sai, vì cùng 1 loài nên có cùng chiến lược sử dụng năng lượng.
Câu 19: Hình dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn của một quần xã ở vịnh
Chesapeake

Rùa biển là loài quý hiếm thuộc danh sách cần được bảo tồn. Mô hình khống chế sinh
học ở quần xã trên là mô hình khống chế từ trên xuống. Giả sử chính quyền ban hành lệnh
cấm khai thác cua. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng?
I. Kích thước của quần thể cá nhỏ và rong biển giảm.
II. Kích thước của quần thể sứa và kẻ sọc không đổi.
III. Có thể xảy ra hiện tượng ăn thịt đồng loại.
IV. Khi ban hành lệnh cấm khai thác cua, sự cạnh tranh của các cá thể cua gia tăng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: D
I. Đúng, vì cá nhỏ và rong biển là thức ăn của cua, khi cua tăng thì cá nhỏ và rong biển
giảm.
II. Đúng, vì số lượng cá vược kẻ sọc, sứa không đổi. Do đây là mô hình điều hòa từ
trên xuống, do rùa biển không đổi nên cá vược sọc, sứa cũng không đổi.
III. Đúng, nguồn thức ăn khan hiếm, có thể xảy ra ăn thịt đồng loại.

58
IV. Đúng, số lượng cua tăng, các cá thể cua tăng cạnh tranh nhau.

59
Câu 20: Khi tính sinh khối của một hệ sinh thái ở hai thời điểm khác nhau, người ta
xây dựng được hai hình tháp A và B dưới đây. Ở tháp A, sinh vật sản xuất có sinh khối là 2
g/m2, sinh vật tiêu thụ bậc1 có sinh khối là 10 g/m2, sinh vật tiêu thụ bậc 2 có sinh khối là 3
g/m2. Ở tháp B sinh khối tươngứng với các bậc dinh dưỡng lần lượt là 100 g/m2, 12 g/m2 và
5 g/m2.

Chú thích: 1: Sinh vật sản xuất; 2: Sinh vật tiêu thụ bậc 1; 3: Sinh vật tiêu thụ bậc 2
I. Tháp sinh thái A là của hệ sinh thái dưới nước.
II. Tháp sinh thái B là của hệ sinh thái trên cạn
III. Hình tháp A tương ứng với hệ sinh thái là mùa đông.
IV. Hình tháp B tương ứng với hệ sinh thái có thể là mùa hè.
Có bao nhiêu nhận xét trên là đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
I. Đúng, tháp sinh thái A là của hệ sinh thái dưới nước (đặc trưng của tháp này là sinh
vật sản xuất - thực vật phù du có sinh khối thấp, sinh sản nhanh, thời gian vòng đời ngắn nên
sinh khối hiện hữu của chúng là nhỏ và nuôi dưỡng ĐV ăn chúng có sinh khối lớn hơn.
II. Sai, tháp sinh thái B là của hệ sinh thái dưới nước (đề bài cho đây là một hệ sinh thái
ở 2 thời điểm khác nhau).
III. Đúng, thời điểm tính sinh khối của tháp A là mùa đông, vì thời điểm mùa đông là
thời điểm các nhân tố sinh thái không thuận lợi cho sinh trưởng của sinh vật, cường độ ánh
sáng yếu dẫn đến nhiệt độ môi trường nước thấp, khả năng sinh trưởng của thực vật phù du
chậm nên sinh khối ít. Mặc dù có sinh khối thấp nhưng thực vật phù du có chu kì sống ngắn
nên sản lượng vẫn đủ cung cấp cho sinh vật tiêu thụ bậc 1 do đó hình tháp có dạng đảo
nghịch so với các hệ sinh thái trên cạn.
IV. Đúng, thời điểm tính sinh khối của tháp B là mùa xuân (hoặc mùa hè) (thời điểm
các nhân tố sinh thái thuận lợi cho sinh trưởng của sinh vật), cường độ ánh sáng tăng dẫn đến
nhiệt độ môi trường nước tăng lên thuận lợi cho quá trình quang hợp nên sinh khối của thực
vật phù du tăng cao hơn hẳn so với mùa đông do đó tháp sinh thái có dạng đáy rộng.
Câu 21: Hình bên mô tả chu trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên. Các bước chuyển
hóa được ký hiệu lần lượt từ 1 đến 6.

60
I. Vị trí chất A trong hình là NH4+.
II. Khi diện tích rừng suy giảm, hàm lượng chất A trong đất sẽ tăng lên.
III. Để chuyển hóa bước số 5 cần có các vi khuẩn nitrit hóa và nitrat hóa.
IV. Bước chuyển hóa 6 cần có sự tham gia của vi sinh vật phân giải.
Có bao nhiêu nhận xét đúng về chu trình chuyển hóa nitơ ở trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Đúng, A là NH4+.
II. Sai, vì khi diện tích rừng bị suy giảm, khả năng giữ nước của đất cũng sẽ giảm
xuống → các chất dinh dưỡng khoáng trong đất bị rửa trôi → hàm lượng chất A trong đất sẽ
giảm dần.
III. Đúng, vì bước chuyển hóa 5 là NH4+  NO2- NO3-
IV. Sai, bước chuyển hóa 6 là sự hình thành NO 3– dưới tác dụng của sấm sét, tia lửa
điện. Bước chuyển hóa số 4 cần vi sinh vật phân giải, phân hủy xác thực vật thành các chất
hữu cơ và chất khoáng.
Câu 22: Hình dưới đây thể hiện thông tin về độ pH, hàm lượng các cation mang tính
axit (H+, Al3+) và hàm lượng các cation khác (Ca 2+, Mg2+, K+, Na+... ) của 3 mẫu đất a, b, c.
Miền màu trắng trong mỗi cột thể hiện hàm lượng cation axit, miền màu tối thể hiện hàm
lượng các cation khác. (đơn vị: centimoles/kg).

61
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mẫu đất a được lấy từ vùng đất bị ô nhiễm nhôm nặng.
II. Mẫu đất b được lấy từ vùng đất có đầy đủ các loại chất khoáng cho thực vật.
III. Cation trong đất dễ bị rửa trôi hơn so với anion.
IV. Khi lượng H+ đi vào đất nhiều hơn thì dung dịch đất sẽ trở nên axit hơn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
I. Đúng, vì mẫu đất a có pH thấp nhất trong 3 loại đất  mẫu đất a có môi trường axit
nhất  được lấy từ vùng đất bị ô nhiễm nhôm (cation Al3+ là cation axit)
II. Đúng, vì ở mẫu đất b, hàm lượng các loại cation ‘khác” là cao hơn so với 2 mẫu đất
còn lạiMẫu đất b được lấy từ vùng đất có chứa đủ chất khoáng cho thực vật
III. Sai, vì hạt keo đất chủ yếu tích điện âm  các cation liên kết với hạt keo đất và
được giữ lại trong đất. Anion không liên kết với hạt keo đất nên dễ bị rửa trôi hơn.
IV. Đúng, vì khi lượng H + đi vào đất tăng lên, H + sẽ thế chỗ các cation kiềm và liên kết
vào các hạt keo đất, làm cho các cation kiềm dễ bị rửa trôi hơn  tăng hàm lượng H+ và
giảm hàm lượng cation kiềm trong đất  môi trường đất trở nên axit hơn.
Câu 23: Thằn lằn cổ bướm là một loài bò sát kích thước nhỏ, đặc trưng bởi lớp da
nhiều màu ở hai bên cổ của con đực trưởng thành. Tại một số khu vực của Ấn Độ, người ta
đã lắp đặt tuabin gió để cung cấp năng lượng cho cư dân sinh sống ở xung quanh. Sau vài
năm tuabin gió đi vào hoạt động, một nhà sinh thái học đã tiến hành khảo sát quần thể thằn
lằn cổ bướm ở những khu vực đó, so sánh với dữ liệu trong quá khứ (khi chưa lắp đặt tuabin)
và rút ra được những nhận xét sau đây:
(i) Cổ của thằn lằn đã trở nên kém sặc sỡ hơn.
(ii)Mật độ quần thể thằn lằn cổ bướm tăng lên.
(iii) Khi bị tiếp cận bởi động vật ăn thịt, thằn lằn cổ bướm có xu hướng không chạy
trốn.

62
Biết rằng thằn lằn cổ bướm và các loài động vật kích thước nhỏ khác là con mồi của
một số loài ăn thịt trong quần xã. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng?
I. Từ nhận xét (i) và (ii), có thể suy ra rằng sự suy giảm về mức độ sặc sỡ ở cổ đã giúp
thằn lằn ngụy trang tốt hơn và do đó tăng cơ hội sống sót của chúng.
II. Áp lực của động vật ăn thịt lên thằn lằn giảm xuống sau khi các tuabin gió được lắp
đặt.
III. Cổ của thằn lằn kém sặc sỡ hơn có thể là do sự suy giảm về lượng sắc tố
caroteniod.
IV. Số lượng con mồi của các loài ăn thịt tăng lên sau khi tuabin gió được lắp đặt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: B
I. Đúng, do có màu sắc ít sặc sỡ hơn sẽ khiến cho con thằn lằn này khó bị phát hiện bởi
các động vật ăn thịt hơn  ngụy trang tốt hơn tỉ lệ bị tấn công giảm  tỉ lệ tử vong giảm
 mật độ quần thể tăng.
II. Đúng, do động vật ăn thịt ít tấn công hơn làm mất đi tập tính chạy trốn khi gặp động
vật ăn thịt.
III. Sai, do carotenoid là sắc tố thực vật
IV. Sai, do ko đủ dữ liệu để có thể kết luận rõ ràng.
Câu 24: Nỗ lực bảo tồn các loài động vật bản địa ở Anh đã kéo theo sự phát triển của
một số loài ngoại lai ở đất nước này, bao gồm:
(1) Loài thỏ Oryctolagus cuniculus được di nhập từ La Mã vào Anh 2000 năm trước.
(2) Hai con vẹt đuôi dài (Psittacula krameri) được Jimi Hendrix thả vào Luân Đôn.
(3) Chim ưng Peregrine (Falco peregrinus) làm tổ ở Luân Đôn.
Biết rằng thành phố Luân Đôn cung cấp một lượng lớn vị trí làm tổ cho các loài chim,
đồng thời quần thể vẹt (thức ăn của chim ưng) cũng tương đối phát triển ở thành phố này.
Các biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi về kích thước quân thể của 3 loài trên. Quan sát
các biểu đồ, hãy trả lời những câu hỏi sau đây. (Lưu ý rằng: vào năm 1935, một loại virus
mới đã xuất hiện ở Anh và gây chết hàng loạt cá thể thỏ).

Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?


63
I. Khả năng kháng virus gây bệnh ở thỏ xuất hiện vào khoảng năm 1950.
II. Quần thể thỏ phục hồi sau khi bị nhiễm virus có thể là do đột biến kháng virus hoặc
đột biến làm giảm độc lực ở virus.
III. Cả 3 quần thể trên đều đang tăng trưởng theo hàm số mũ.
IV. Quần thể vẹt đuôi dài có thể bị khống chế bởi chim ưng Peregrine.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
I. Đúng, vì sự kháng virus gây bệnh ở thỏ xuất hiện vào khoảng năm 1950 tại Anh,
quần thể thỏ bắt đầu tăng số lượng từ 1950 sau khi đã nhiễm virus.
II. Đúng, vì các đột biến kháng lại virus của thỏ hoặc đột biến giảm độc lực của của
virus lên vật chủ giúp quần thể thỏ phục hồi kích thước.
III. Đúng, vì quần thể chim ưng và quần thể vẹt đuôi dài tăng trưởng theo mô hình hàm
số mũ, do kích thước quần thể tăng lên theo tiềm năng sinh học của chúng và môi trường
sống cũng dồi dào, nên kích thước 2 quần thể trên chưa đạt tới sức chứa của môi trường.
Quần thể thỏ tăng trưởng theo mô hình hàm số mũ, sau khi có virus thì kích thước quần thể
có xu hướng đi lên và tăng trưởng mạnhkích thước quần thể chưa đạt tới sức chứa của môi
trường.
IV. Sai, vì Chim ưng Peregrine không thể khống chế quần thể vẹt một cách hiệu quả.
Quần thể vẹt đuôi dài vẫn tăng trưởng theo hàm số mũ dù chịu tác động của quần thể chim
ưng  quần thể chim ưng vẫn chưa khống chế được nên quần thể vẹt vẫn tăng trưởng mạnh
như vậy.
Câu 25: Để bảo tồn một loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, ta cần phải hiểu rõ về cơ
chế sinh thái có thể dẫn đến sự biến mất hoàn toàn của loài đó. Tổng cộng 1012 loài chim có
nguy cơ tuyệt chủng đã được theo dõi và nghiên cứu để tìm hiểu xem chúng bị ảnh hưởng
như thế nào bởi những yếu tố sau đây:
(1) Mất đi môi trường sống tự nhiên.
(2) Sự ngược đãi của con người; sức ép từ các loài động vật ăn thịt; và một số yếu tố
khác như bệnh tật, loài cạnh tranh, ...
Các nhà khoa học đã tiến hành thu thập dữ liệu về mối quan hệ giữa kích thước cơ thể
trung bình của chim và nguy cơ tuyệt chủng của loài chim tương ứng. Biết rằng chim được
xem là có kích thước nhỏ nếu có khối lượng cơ thể nằm trong khoảng từ 1 đến 1000 (g);
chim lớn có khối lượng cơ thể nhiều hơn 1000 (g).
Hình dưới đây thể hiện những kết quả thu được khi thực hiện thí nghiệm trên.

64
I. Tỷ lệ các loài bị ảnh hưởng bởi mất môi trường sống theo một cách nào đó là 70%.
II. Nguyên nhân có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chim là thiên tai hoặc
phá rừng.
III. Kích thước cơ thể có liên quan đến đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài chim.
IV. Để giảm nguy cơ tuyệt chủng của các loài chim nên bảo vệ các động vật săn mồi
giúp tăng tính cạnh tranh trong quần thể chim.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án: C
I. Đúng, 45% + 25% = 70%.
II. Đúng, các nguyên nhân có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chim là
cháy; lụt; khai thác gỗ / phá rừng; bão / gió mạnh; hạn hán; giải phóng mặt bằng; các biến
đổi khí hậu; sự ô nhiễm...
III. Đúng, kích thước nhỏ dễ bị mất môi trường sống hơn; kích thước lớn dễ bị tuyệt
chủng hơn từ sự ngược đãi / săn mồi.
IV. Sai, cần loại bỏ động vật săn mồi để bảo vệ chim, tránh nguy cơ bị tuyệt chủng
2.3.3. Ôn tập, củng cố
Đối với tôi, đây là một trong những việc làm mang tính chất quyết định đến thành công
của một đội tuyển học sinh giỏi. Kiến thức vô cùng nhiều, thời gian học tập giữa giáo viên và
học sinh trên lớp rất ít, vì vậy học sinh cần phải tự luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo
65
viên. Để việc tự học của học sinh có hiệu quả thì giáo viên cần phải đầu tư rất nhiều trong
việc ra các bài tập và đề cho học sinh luyện tập.
Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc ra đề luyện tập nói chung và các câu hỏi
Sinh thái học nói riêng. Quan điểm của tôi đề ra cho học sinh giỏi luyện tập phải tổng hợp,
phải có câu hỏi mới lạ, tăng số các câu hỏi tư duy dần dần qua các đề và không nên sao chép
một đề thi hoàn toàn nào đó, có áp lực về thời gian làm bài (đề thi dài, nhiều câu hỏi nhỏ)…
Có như vậy học sinh mới hào hứng và tránh được trường hợp học sinh “đã gặp đề này”.
Để ra được đề thi như vậy thật ra không phải là khó đối với giáo viên, giáo viên cần
sưu tầm nhiều bộ đề thi học sinh giỏi, cập nhật các đề thi mới nhất để điều chỉnh hướng ra
đề, đặc biệt là thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Hình thức ra đề cũng nên thay đổi để đề đa dạng. Giáo viên có thể “cải biến” từ các đề
thi cũ. Ví dụ đề thi cũ ra các dạng biểu đồ, đồ thị thì giáo viên có thể từ đó ước chừng số liệu
ra các bảng, cho học sinh vẽ lại đồ thị; Đề thi cho các hình ảnh giáo viên có thể miêu tả lại
hình ảnh; Đề thi cho các thí nghiệm hoặc các công trình nghiên cứu khoa học, giáo viên có
thể dẫn dắt bằng lý thuyết và yêu cầu các em lên ý tưởng về thiết kế thí nghiệm hoặc đặt ra
các giả thiết khoa học… Giáo viên nên đổi mới hình thức ra đề để tăng tính hứng thú cho học
sinh khi làm đề thay vì phải rập khuôn nhớ quá nhiều kiến thức lý thuyết và phải ngồi chép
lại trong bài thi.
Thời gian cho mỗi đề thi theo tôi nên tập cho học sinh “quen áp lực”, thời gian cần
thiết đề hoàn thiện mỗi bài làm nên tương ứng hoặc lớn hơn thời gian thi thật. Khi làm bài
với áp lực thời gian sẽ “tập” cho học sinh phân phối thời gian cho mỗi câu hỏi, không lan
man vào một câu hỏi nào quá, và cũng luyện khả năng viết và trình bày của các em, đặc biệt
là học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia (đề thi HSGQG hiện nay có xu hướng ra rất dài).
Sau mỗi bài luyện tập của học sinh, giáo viên cần chấm kỹ bài của các em, nhận xét
chỗ tốt để các em phát huy, chỗ sai để các em tránh, chỗ các em bị “mắc bẫy” và có thể đưa
ra một số vấn đề để các em tránh lặp lại lỗi. Đối với học sinh đội tuyển học sinh giỏi, việc
học sinh làm đúng đáp án chưa hẳn đã hay, có nhiều nội dung ý tưởng của học sinh rất tốt, dù
trong đáp án không có thì giáo viên nên động viên học sinh phát huy, không nên áp đặt học
sinh sẽ làm cho các em bị thui chột khả năng tư duy. Bài làm của học sinh giáo viên càng
chấm chi tiết, kỹ càng thì học sinh càng ý thức làm bài, giáo viên sẽ nắm được chính xác
năng lực của học sinh để điều chỉnh kịp thời, từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
2.4. Kết quả đạt được
Với việc sử dụng tài liệu này vào bồi dưỡng học sinh giỏi: đội tuyển học sinh giỏi
trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh và đội tuyển HSG tỉnh Đăk Nông tham gia thi chọn
học sinh giỏi Quốc gia (năm 2018-2023), đội tuyển học sinh giỏi trường THPT chuyên Lê
Quý Đôn (Bà Rịa – Vũng Tàu) thi chọn học sinh giỏi Quốc gia (2022- 2023), chúng tôi nhận
thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Học sinh sau khi học vững kiến thức lý thuyết, hầu hết đều
trả lời được 80% trở lên các câu hỏi liên quan đến Sinh thái học trong các đề thi. Theo ý kiến
của học sinh, nên học lý thuyết thật kỹ, dành nhiều thời gian làm các ví dụ mẫu thật chi tiết,
đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng làm đề sinh học…
Thành công lớn nhất của tôi khi áp dụng sáng kiến này vào công tác bồi dưỡng đó là
học sinh đội tuyển, đặc biệt là đội tuyển học sinh giỏi tỉnh tham gia thi chọn học sinh giỏi
Quốc gia “rất tự tin” làm các câu hỏi Sinh thái học, kết quả đều khả quan, các em “giải

66
quyết” các câu này trong thời gian ngắn, không bị rối và kết quả tương đối chuẩn so với đáp
án. Kết quả đạt được cụ thể như sau:
- Kết quả HSG môn Sinh học của trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đăk Nông
(từ năm 2018 - 2023)
+ Đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh (năm 2018): 5 giải/5 học sinh dự thi, trong đó
có 3 giải Nhất và 2 giải Ba.
+ Đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh (năm 2019): 3 giải/3 học sinh, trong đó có 1
giải nhất và 2 giải nhì.
+ Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Đăk Nông tham gia thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
2018: 1 giải/6 học sinh dự thi, 1 giải Ba.
+ Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Đăk Nông tham gia thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
2019: 2 giải/6 học sinh dự thi, trong đó có 1 giải Ba và 1 giải khuyến khích.
+ Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Đăk Nông tham gia thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
2020: 1 giải/6 học sinh dự thi, 1 giải khuyến khích.
+ Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Đăk Nông tham gia thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
2021: 3 giải/6 học sinh dự thi, 1 giải Ba, 2 giải khuyến khích.
+ Đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh (năm 2021): 5 giải/5 học sinh dự thi, trong đó
có 2 giải Nhất, 2 giải Nhì và 1 giải khuyến khích.
+ Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Đăk Nông tham gia thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
2022: 4 giải/ 6 học sinh dự thi, 1 giải Ba và 3 giải khuyến khích.
+ Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Đăk Nông tham gia thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
2023: 3 giải/ 6 học sinh dự thi, 3 giải khuyến khích.
- Kết quả HSG môn Sinh học của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng
Tàu (năm 2022 - 2023):
+

67
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
1. Sử dụng tài liệu nội dung Sinh thái học trong sáng kiến kinh nghiệm này để giảng
dạy học sinh giỏi mang lại hiệu quả cao cho học sinh đội tuyển khi làm bài trong các kỳ thi
học sinh giỏi.
2. Tài liệu nội dung Sinh thái học trong sáng kiến kinh nghiệm này rất quan trọng và
hữu ích cho ôn tập thi TN THPT, đặc biệt là xu hướng ra đề thi mới như năm 2021- 2022,
2022 - 2023,
3. Trong bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên trao đổi kiến thức lý thuyết với học sinh,
sau đó cùng phân tích các câu hỏi, liên hệ với kiến thức lý thuyết đã học, giúp học sinh nâng
cao khả năng tư duy trong phân tích và làm bài tập trong các đề thi học sinh giỏi.
3.2. Kiến nghị
1. Giáo viên nên tổng hợp và cập nhật kiến thức lý thuyết nội dung Sinh thái học và
đưa vào giảng dạy học sinh giỏi. Việc giảng dạy những tài liệu cũ không mang lại hiệu quả
cao cho học sinh, những kiến thức rời rạc sẽ gây khó khăn cho học sinh khi làm những câu
hỏi tổng hợp.
2. Trong việc giảng dạy nội dung Sinh thái học, giáo viên nên cùng với HS phân tích
kỹ những câu hỏi khó, liên hệ câu hỏi với những phần lý thuyết được học trước đó. Sử dụng
các câu hỏi có hình ảnh, sơ đồ hay bảng biểu… để HS phát triển năng lực tư duy của mình
trên nền tảng lý thuyết đã cung cấp. Việc làm này sẽ giúp HS “dạn” đề hơn, khi thi gặp
những câu hỏi lạ không bị “bối rối”. Tuyệt đối không nên cho HS đề và cho đáp án, học sinh
tự học, cách làm này không mang lại hiệu quả.

68
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh,
Mai Sỹ Tuấn, 2008. Sinh học 12 (Sách giáo viên). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu Lanh,
Mai Sỹ Tuấn, 2008. Sinh học 12 (Sách giáo khoa). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Vũ Trung Tạng, 2003. Cơ sở sinh thái học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Đức Lưu, Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học trung học phổ thông Sinh thái học,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Vũ Đức Lưu, Sinh học 12 chuyên sâu, Tập 2 Phần Tiến hóa và Sinh thái học, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.

6 Vũ Trung Tạng, Cơ sở Sinh thái học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Mai Sỹ Tuấn (Chủ biên), Cù Huy Quảng, 2009. Tài liệu giáo khoa chuyên Sinh học
Trung học phổ thông (Sinh thái học). Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Mai Sỹ Tuấn (Chủ biên), Trần Ngọc Danh, Phan Thanh Phương, 2010. Tài liệu
chuyên Sinh học Trung học phổ thông (Bài tập Sinh thái học). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Tuyển tập các đề thi từ kì thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia, đề thi HSG Quốc tế một số
năm gần đây (2015 - 2023).

69

You might also like