You are on page 1of 23

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH


KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

-----🙡🙡🕮🙣🙣-----

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH DOANH
ĐỀ TÀI: THAY THẾ THÓI QUEN SỬ DỤNG TÚI NILON BẰNG
TÚI DÙNG NHIỀU LẦN
Lớp : FB002-003
Giảng viên hướng dẫn : Trần Hà Quyên

TP.Hồ Chí Minh

i
Nhóm: 13

Thành viên:
Hồ Thị Hoài Thu

Nguyễn Lệ Uyên

Nguyễn Phạm Phương Uyên

Nguyễn Đỗ Ý Nhi

Lê Thái Thoại Như

Lê Thị Phương Thảo

Thành viên Tỉ lệ % đóng góp


Hồ Thị Hoài Thu 100%
Nguyễn Lệ Uyên 100%
Nguyễn Phạm Phương Uyên 100%
Nguyễn Đỗ Ý Nhi 100%
Lê Thái Thoại Như 100%
Lê Thị Phương Thảo 100%

ii
TÓM TẮT
Trước đây, vì tính tiện dụng và giá thành hợp lý mà túi nhựa hay túi nilon đã được người
tiêu dùng ở khắp thế giới ưa chuộng, trở nên phổ biến, khó có thể thay thế. Điều này đã làm
gia tăng một lượng rác thải khổng lồ khó phân huỷ, góp phần khiến tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày một nghiêm trọng hơn…Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, nhóm 13
đã thống nhất cùng thực hiện 1 khảo sát dựa trên thói quen sử dụng túi nilon của người tiêu
dùng, cũng như qua đó biết được xu hướng về sự thay thế túi nilon bằng túi sử dụng nhiều
lần…

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1..............................................................................................................................1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................................................1
1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu................................................................................1
1.2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu....................................................................................1
1.3 Mục tiêu của đề tài....................................................................................................1
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................................2
2.1 Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................2
2.1.1 Lý thuyết xã hội hóa và hành động xã hội của Max Weber.................................2
2.1.2 Lý thuyết hành vi..................................................................................................2
2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đây...........................................................................3
2.2.1 Các khái niệm thường gặp:..................................................................................3
2.2.2 Tình trạng và tác hại của túi nilon.......................................................................3
2.3 Mô hình nghiên cứu..................................................................................................4
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................6
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................6
3.1 Mục tiêu dữ liệu.........................................................................................................6
3.2 Cách tiếp cận dữ liệu.................................................................................................6
3.3 Chiến lược nghiên cứu..............................................................................................6
CHƯƠNG 4..............................................................................................................................7

iii
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................7
4.1 Biểu đồ........................................................................................................................7
4.1.1 Biểu đồ về giới tính...............................................................................................7
4.1.2 Biểu đồ về địa điểm thường xuyên mua sắm........................................................7
4.1.3 Biểu đồ về mức độ sử dụng túi nilon....................................................................8
4.1.4 Biểu đồ về mức độ sử dụng túi dùng nhiều lần....................................................9
4.1.5 Biểu đồ về lý do sử dụng túi nilon........................................................................9
4.1.6 Biểu đồ về lý do mọi người ít dùng túi dùng nhiều lần......................................10
4.1.7 Biểu đồ về cách xử lý túi nilon sau khi dùng......................................................11
4.1.8 Biểu đồ về nhận thức tác động của túi nilon đối với môi trường.......................12
4.1.9 Biểu đồ sự cần thiết của việc thay thế túi nilon bằng túi dùng nhiều lần...........13
4.1.10 Biểu đồ về mức độ sẵn sàng thay thế túi nilon bằng việc mua và sử dụng túi
dùng nhiều lần..................................................................................................................14
4.2 Xử lý thống kê mô tả...............................................................................................15
4.2.1 Bảng thống kê mô tả...........................................................................................15
4.3 Xử lý thống kê suy diễn...........................................................................................16
CHƯƠNG 5............................................................................................................................18
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN...................................................................................................18
5.1 Đề xuất......................................................................................................................18
5.2 Kết luận....................................................................................................................18

iv
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
- Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về công nghiệp hóa- đô thị hóa, song với đó là sự
gia tăng các chất thải sinh hoạt, trong đó có túi nilon. Như chúng ta đã biết, túi nilon được làm
từ các sợi nhựa tổng hợp, bền, dẻo, thuộc loại khó và lâu phân hủy. Chính vì đặc tính này, việc
sử dụng túi nilon rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới mặc cho điều đó có tác
động, ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe, mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường. Hiện nay ở nước ta,
việc sử dụng tràn lan túi nilon trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chúng ta dễ dàng nhìn thấy
và tìm kiếm mua túi nilon ở bất kỳ nơi đâu. Với những người mua hàng họ ít khi mang theo các
vật đựng (túi xách, giỏ, ...) vì họ biết chắc rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi nilon kèm theo xách
về. Giá thành thấp và cùng với sự tiện dụng túi nilon đã trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh
hoạt hàng ngày của người dân. Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta rất nghiêm trọng và
đang được xã hội quan tâm. Chính vì thế, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài: “Thay thế thói quen
sử dụng túi nilon bằng túi dùng nhiều lần”.

1.2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu


- Có 3 vấn đề cần được nghiên cứu và làm rõ:
+ Thứ nhất, xét về mức độ thường xuyên mà người tiêu dùng sử dụng túi nilon và túi dùng
nhiều lần.
+ Nhận thức của mọi người về tầm tác động của túi nilon đối với môi trường và đời sống
+ Mức độ sẵn sàng thay đổi sử dụng túi nilon bằng túi dùng nhiều lần
→Từ đó ta sẽ thấy được sự thay đổi của người tiêu dùng về việc thay thế túi nilon bằng túi sử
dụng nhiều lần theo xu hướng tích cực (giảm túi nilon/tăng túi dùng nhiều lần) hay tiêu cực
(tăng túi nilon/giảm túi dùng nhiều lần).

1.3 Mục tiêu của đề tài


- Tìm hiểu ý thức sử dụng túi nilon của người tiêu dùng. Từ đó thấy được xu hướng thay thế túi
nilon bằng túi dùng nhiều lần của người tiêu dùng.
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: 28/5 - 10/6/2021.
+ Phạm vi về không gian: Địa bàn TP HCM.
+ Phạm vi sản phẩm dịch vụ được nghiên cứu: Túi nilon và túi dùng nhiều lần.
+ Đối tượng của cuộc nghiên cứu: Sinh viên học và làm việc tại TP HCM.

1
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY


VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết xã hội hóa và hành động xã hội của Max Weber
Max Weber là nhà xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xã hội. Ông nói: “Xã
hội học...là một khoa học cố gắng hiểu theo kiểu diễn giải hành động xã hội để bằng cách đó đạt
tới việc giải thích nhân quả về chuỗi hành động và tác động của nó. Hành động là hành vi con
người khi và chỉ trong chừng mực khi cá nhân đang hành động gắn với một ý nghĩa chủ quan
vào đó” (Bailey, 2003, tr.185). Với Weber, hành động xã hội là hành động hướng đến cái mà
chủ thể gán cho một ý nghĩa và hướng đến cái mà chủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan.
Nhóm chúng tôi sử dụng lý thuyết này nhằm xác định hành động của từng cá nhân, cũng như
hành động của xã hội trong việc thay thế sử dụng túi nilon sang sử dụng túi dùng nhiều lần.
Thực hiện việc này làm hạn chế lượng tiêu thụ túi nilon ra bên ngoài môi trường. Thông qua bài
nguyên cứu, mục đích là giúp mọi người nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon thông
qua sự tác động của xã hội.

2.1.2 Lý thuyết hành vi


Thuyết hành vi do nhà sáng lập J.B.Watson cho ra đời vào năm 1913 tại nước Mĩ gồm
bốn điểm cơ bản như sau:
- Đối tượng nghiên cứu: những hành vi có thể quan sát và lượng hóa được.
- Khái niệm cơ bản: Kích thích – phản ứng.
- Phương pháp nghiên cứu: quan sát và thực nghiệm khách quan.
- Mục đích được đề ra: điều khiển được hành vi
Nguồn gốc của quan điểm hành vi đến từ cơ sở của tâm lý, điều này cho rằng con người
có phản ứng do có một tác nhân kích thích (sự thay đổi của môi trường ). Theo đó, hành vi của
chúng ta là từ học hỏi, hoặc được củng cố mà thành, không tự nhiên mà có, tức là chúng ta có
thể học hỏi hành vi khác tốt hơn, thích hợp hơn để thay thế những hành vi không mong muốn,
không thích nghi. [ https://tailieu.vn/doc/thuyet-hanh-vi-1797952.html ]

Kết quả hành vi


Tác nhân kích thích Phản ứng của con
(thay đổi hay không
(giá thành, nhu cầu sử người (khuyến khích,
thay đổi sử dụng túi
dụng, môi trường, tuyên truyền về túi sử
nilon)
nhận thức dụng nhiều lần)

Mô hình tác nhân kích thích và phản ứng của con người đến hành vi

2
Thuyết hành vi được dung ở đây nhằm mục đích xác định được hành vi của từng cá nhân
con người khi sử dụng túi nilon, và để xác định được những điều kiện môi trường nào đã làm
thay đổi hành vi sử dụng túi nilon sang sử dụng túi dùng nhiều lần. Đồng thời củng cố và duy trì
những thói quen tốt.

2.2 Các kết quả nghiên cứu trước đây


2.2.1 Các khái niệm thường gặp:
a. Túi nilon/ Bao nilon:
Túi nilon / Bao nilon ( Theo wikipedia tiếng Việt) là một loại túi đựng được làm bằng màng
nhựa, chất dẻo, nhựa dệt dẻo, vải không dệt hoặc vải làm từ nhựa mỏng và dẻo. Túi nilon bao
gồm cả túi làm bằng nilon, PVC và các chất dẻo khác thường được sử dụng để chứa và vận
chuyển hàng hóa như thực phẩm, sản phẩm, bột , nước đá, tạp chí, hóa chất và chất thải. Nó là
một hình thức phổ biến của túi nilon. Về thời gian phân hủy, túi nilon phân hủy rất lâu và vì vậy
có tác động xấu đến với môi trường sống của chúng ta.
b. Vải không dệt
Vải không dệt ( theo wikipedia ) là thuật ngữ trong ngành sản xuất dệt may được sử dụng để
biểu thị các loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt thoi hay dệt kim. Một số vật
liệu không dệt không có đủ tính chắc chắn trừ khi được tăng cường hoặc gia cố bởi lớp lốt. Ngày
nay, các loại sản phẩm không dệt này đã trở thành loại vải thay thế cho bọt polyurethane. Loại
vải này làm từ sợi hóa học liên kết với nhau bằng hóa chất, cơ khí, nhiệt hoặc xử lí chung.
c. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường ( theo wikipedia) là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng
thời các tính chất vật lí, hóa học, hay sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại nghiêm
trọng tới sức khỏe của con người và tất cả sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu vì chính
hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác
có tác động tới môi trường. Ô nhiễm môi trường thực chất là do con người và cách quản lí của
con người.

2.2.2 Tình trạng và tác hại của túi nilon


 Tại khu phố 7, phường 15, quận Gò Vấp, TPHCM.
a. Tình trạng sử dụng túi nilon:
Túi nilon được xem như một vật không thể thiếu trong sinh hoạt của người dân. Theo kết quả
nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả ( chủ nhiệm là Bùi Thị Hạnh, khoa Công tác xã hội, trường
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn) thu nhận được thì trong 100 bảng hỏi phỏng vấn, có tới
63% các ý kiến cho rằng họ “ sử dụng túi nilon là chủ yếu” và chỉ có 27% các ý kiến khác “sử
dụng các loại túi vải, túi giấy và hộp xốp” . Người dân hầu hết đều nhận thức được việc sử dụng
túi nilon là ảnh hưởng rất lớn tới tình hình ô nhiễm môi trường, qua kết quả khảo sát cho thấy,
72% các ý kiến cho rằng sử dụng túi nilon “rất ô nhiễm” môi trường và 25% cho rằng túi nilon
là “ô nhiễm”. Dẫu biết kết quả rất xấu là vậy và người dân cũng nhận thức được tác hại to lớn đó
nhưng vẫn sử dụng nó vì sự tiện lợi của nó và cho tới thời điểm này thì vẫn chưa sản xuất rộng

3
rãi, phổ biến nhiều loại túi thân thiện mà hữu ích với tiêu chí: “nhanh - gọn - lẹ” như tiện ích mà
túi nilon mang lại
b. Tác hại của túi nilon
Khi khảo sát nghiên cứu thực tế tại khu phố 7, phường 15, quận Gò Vấp, TP HCM về tác hại
của túi nilon thì nhóm nghiên cứu đã thu được số liệu như sau: 80% ý kiến cho rằng túi nilon đã
và đang gây ra nhiều tác hại xấu cho môi trường.
Hay theo thống kê chưa đầy đủ tại một số trang báo mạng, thì số lượng túi nilon mà mỗi gia
đình ở Việt Nam tiêu thụ là 5-7 túi/ ngày. Vậy nên, số lượng được tiêu thụ và thải ra môi trường
lên đến hàng triệu túi mỗi ngày
Túi nilon đem lại tác hại nghiêm trọng đến môi trường bởi tính khó phân hủy của nó trong tự
nhiên. Dù kích thước nhỏ bé nhưng lại tốn 500 - 1000 năm để phân hủy nếu không có điều kiện
tác động của mặt trời. Quá trình này dẫn đến ô nhiễm đất và nước một cách trầm trọng vì có thể
làm thay đổi tính chất vật lí của đất ( xói mòn đất, mất nước, dinh dưỡng,giảm mật độ oxi,…)
ảnh hưởng nặng nề đến cây trồng, vật nuôi. Việc vứt túi nilon bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối
sẽ làm hệ thống thoát nước ( kênh, rạch, cống, rãnh,…) bị tắc nghẽn, gây ứ đọng nước thải dẫn
đến việc ngập úng, từ đó sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Thậm chí số lượng lớn túi nilon
thải ra biển đã gây tổn thương đến hệ sinh thái, những động vật sống dưới biển. Hàng loạt xác cá
voi trôi dạt đến bờ biển Chile năm 2015, hay những con rùa biển mắc kẹt bởi sản phẩm công
nghiệp này. Nghiêm trọng hơn, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi
sự ô nhiễm môi trường đất và nước mà túi nilon gây ra.

2.3 Mô hình nghiên cứu

Giới thiệu mô hình túi dùng nhiều lần tới người tiêu dùng từ đó thấy được những lợi ích của
việc sử dụng túi dùng nhiều lần. Sau khi khảo sát, người tiêu dùng cho rằng túi dùng nhiều lần có
những ưu điểm sau: gọn nhẹ, khả năng chứa đựng lớn và không gây hại cho môi trường.
Khi đã nhận thức được những lợi ích từ việc sử dụng túi dùng nhiều lần, người tiêu dùng đồng ý
rằng việc sử dụng túi dùng nhiều lần là rất cần thiết. Người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen, sử dụng
túi dùng nhiều lần trong tương lai để bảo vệ sức khoẻ bản thân đồng thời giữ gìn môi trường cho các
thế hệ mai sau. Họ mong muốn túi dùng nhiều lần sẽ được nhân rộng ra khắp đất nước.

4
Giới tính

Giá thành

Ý thức Hành vi

Sự tiện lợi

Nhu cầu sử
dụng

5
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Mục tiêu dữ liệu
Mục tiêu cụ thể của việc khảo sát, thu thập dữ liệu là để có đầy đủ các thông tin liên quan đến
việc sử dụng túi nilon và túi dùng nhiều lần ở địa bàn TP HCM. Từ đó có thêm các cơ sở để giải
quyết vấn đề và đạt được mục tiêu đã xác định.

3.2 Cách tiếp cận dữ liệu


Xây dựng các câu hỏi khảo sát dựa trên các nguồn cung cấp thông tin thứ cấp. Mục đích của việc
làm này là để bổ sung, hoàn thiện các tiêu chí làm thay đổi thói quen sử dụng túi nilon sang túi
dùng nhiều lần
Gửi phiếu khảo sát đến các đối tượng để thu thập dữ liệu, số mẫu cần thiết là 200 với mọi lứa
tuổi, giới tính dưới hình thức online.

3.3 Chiến lược nghiên cứu


Tiếp cận dữ liệu bằng cách khảo sát.
Phân tích thống kê (thống kê mô tả, thống kê suy diễn ) các số liệu thu được bằng các phần mềm
( excel, word,…..) và các công cụ cần thiết.

6
CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Biểu đồ
4.1.1 Biểu đồ về giới tính

Giới tính Tần suất


Nam 73
Nữ 127

37%

64% Nam
Nữ

Biểu đồ về giới tính

Nhận xét: Theo khảo sát, khảo sát được 200 người ở độ tuổi sinh viên, vừa học vừa làm có cả
nam lẫn nữ. Trong đó, có 127 người là nữ, chiếm 64%, còn lại là 73 người là nam, chiếm 36%.

4.1.2 Biểu đồ về địa điểm thường xuyên mua sắm

Địa điểm Tần suất


Chợ 35
Cửa hàng 78
Siêu thị 82

7
Khác 5

3%
18%

41%
Chợ
Cửa hàng
Siêu thị
Khác

39%

Biểu đồ về địa điểm thường xuyên mua sắm

Nhận xét: Theo khảo sát mọi người mua hàng ở trong siêu thị chiếm tỉ lệ cao nhất trong khảo
sát: 41%, tiếp theo là cửa hàng tiện lợi: 39%, chợ chiếm: 17.5% và cuối cùng là khác chiếm tỉ
lệ nhỏ nhất: 2,5%.

4.1.3 Biểu đồ về mức độ sử dụng túi nilon

Mức độ Tần suất


Rất thường xuyên 55
Thường xuyên 100
Thỉnh thoảng 40
Hiếm khi 2
Không sử dụng 2

8
1%1%
20% 28%

Rất thường xuyên


Thường xuyên
Thỉnh thoàng
Hiếm khi
Không sử dụng

50%

Biểu đồ về mức độ sử dụng túi nilon

Nhận xét: Theo khảo sát về việc sử dụng túi nilon mỗi khi đi mua hàng của mọi người thì mức
độ thường xuyên chiếm cao nhất: 50.3%, tiếp đến mức độ rất thường xuyên chiếm 27.6%, tiếp
theo là mức độ thỉnh thoảng chiếm 20.1%, còn lại mức độ hiếm khi và không sử dụng bằng
nhau cùng chiếm 1%.

4.1.4 Biểu đồ về mức độ sử dụng túi dùng nhiều lần

Mức độ Tần suất


Rất thường xuyên 10
Thường xuyên 35
Thỉnh thoảng 76
Hiếm khi 56
Không sử dụng 20

9
5%
10% 18%

Rất thường xuyên


28% Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Không sử dụng

39%

Biểu đồ về mức độ sử dụng túi dùng nhiều lần

Nhận xét: Theo khảo sát với túi sử dụng nhiều lần về mức độ sử dụng trong khảo sát thì mức độ
thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ cao nhất 38%, tiếp theo mức độ hiếm khi chiếm: 29.5%, tiếp theo mức
độ thường xuyên chiếm: 17.5%, chiếm: 10% cho mức độ không sử dụng và còn lại là mức độ
rất thường xuyên chiếm 5%.

4.1.5 Biểu đồ về lý do sử dụng túi nilon

Lý do Tần suất
Rẻ tiền 94
Nhỏ, gọn, nhẹ 137
Ít khi bị ướt và có thể sử dụng nhiều lần 83
Ý kiến khác: …… 27

10
160

140
137
120

100
94
80 83
60 Lý do sử dụng túi nilon

40

20 27

0
Rẻ tiền Nhỏ, gọn, Ít khi bị ướt Ý kiến khác:
nhẹ và có thể sử …
dụng nhiều
lần

Biểu đồ về lí do sử dụng túi nilon

Nhận xét: Theo khảo sát về nguyên nhân của mọi người cũng như gia đình lại thường sử dụng
túi nilon bởi nó nhỏ, gọn, nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất: 68,5%, kế tiếp là bởi túi nilon rẻ tiền chiếm:
47%, chiếm 41.5% vì ít khi bị ướt và có thể sử dụng nhiều lần và còn lại 13.5% những ý kiến
khác.

4.1.6 Biểu đồ về lý do mọi người ít dùng túi dùng nhiều lần

Lý do Tần suất
Đắt tiền 26
Không tiện dụng (không nhỏ gọn, lại cồng 60
kềnh)
Theo thói quen 98
Ý kiến khác:… 15

11
8% 13%

Đắt tiền
Không tiện dụng ( không nhỏ
gọn, lại cồng kềnh)
30%
Theo thói quen
49% Ý kiến khác:…

Biểu đồ về lý do mọi người ít dùng túi dùng nhiều lần

Nhận xét: Theo khảo sát vì việc sử dụng túi dùng nhiều lần theo thói quen chiếm cao nhất với tỉ
lệ: 49%, tiếp theo đến việc không tiện dụng (không nhỏ gọn, lại cồng kềnh) của các loại túi thân
thiện với môi trường chiếm: 30.5%, bởi nguyên nhân đắt tiền nên mọi người thường chọn túi
nilon chiếm: 13%, còn lại là: 7.5% ý kiến khác.

4.1.7 Biểu đồ về cách xử lý túi nilon sau khi dùng

Cách xử lý Tần suất


Vứt ra sọt rác 112
Rửa sạch để lần sau dùng lại 37
Giữ lại những bao nilon sạch để lần sau dùng lại 116
Vứt ra ngoài khu vực xung quanh nhà 15
Cách xử lý khác 15

12
140

120
112 116
100

80

60
Cách xử lý túi nilon sau khi
40 dùng
37
20
15 15
0
Vứt ra sọt Rửa sạch Giữ lại Vứt ra Cách xử lý
rác để lần sau những ngoài khi khác
dùng lại bao nilon vực xung
sạch để quanh
lần sau nhà
dùng lại

Biểu đồ về cách xử lý túi nilon sau khi dùng

Nhận xét: Theo khảo sát việc giữ lại những bao nilon sạch để lần sau dùng lại chiếm tỉ lệ cao
nhất 58%, việc vứ ra sọt rác chiếm: 56%, thấp hơn là rửa sạch để lần sau dùng lại chiếm:
18.5%, và cuối cùng chiếm tỉ lệ bằng nhau là việc vứt ra ngoài khu vực xung quanh nhà và ý
kiến khác chiếm 7.5%.

4.1.8 Biểu đồ về nhận thức tác động của túi nilon đối với môi trường

Tác động Tần suất


Làm chết động, thực vât 153
Suy giảm cảnh quan môi trường 149
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người 132
Gây tắc nghẽn cống thoát nước 139
Khác:…. 30

13
180
160
140
120
100
80
Tác động của túi nilon đến
60 môi trường
40
20
0
Làm chết Suy giảm Ảnh Gây tắc Khác:..
động, cảnh hưởng nghẽm
thực vât quan môi đến sức cống
trường khỏe con thoát
người nước

Biểu đồ về nhận thức tác động của túi nilon đến môi trường

Nhận xét: Theo khảo sát tác động lớn nhất là làm chết động, thực vật chiếm 76.5%, tiếp theo
đến suy giảm cảnh quan môi trường chiếm: 74.5%, việc tắc nghẽn cống thoát nước chiếm:
69.5%, tiếp đến việc ảnh hưởng đến sức khỏe con người chiếm: 66% và ý kiến khác chiếm:
15%.

4.1.9 Biểu đồ sự cần thiết của việc thay thế túi nilon bằng túi dùng nhiều lần

Mức độ Tần suất


Rất không đồng ý 9
Không đồng ý 4
Trung lập 17
Đồng ý 87
Hoàn toàn đồng ý 83

14
5% 2%
9%

42%
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

44%

Biểu đồ về sự cần thiết của việc thay thế túi nilon bằng túi dùng nhiều lần

Nhận xét: Theo khảo sát việc đồng ý thay thế túi nilon bằng túi dùng nhiều lần là cần thiết đều
được mọi người đồng ý và đây cũng là ý kiến chiếm số đông nhất chiếm: 44%, mức độ hoàn
toàn đồng ý chiếm: 42%, mức độ trung lập chiếm: 8%, mức độ rất không đồng ý chiếm: 4%
còn lại mức độ rất không đồng ý chiếm thấp nhất: 2%.

4.1.10 Biểu đồ về mức độ sẵn sàng thay thế túi nilon bằng việc mua và sử dụng túi dùng
nhiều lần

Mức độ Tần suất


Rất không đồng ý 8
Không đồng ý 14
Trung lập 44
Đồng ý 63
Hoàn toàn đồng ý 71

15
4%
7%
36%

22%
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

32%

Biểu đồ về mức độ sẵn sàng thay thế túi nilon bằng việc mua và mang theo
túi dùng nhiều lần

Nhận xét: Theo khảo sát việc để bảo vệ môi trường, bạn sẵn sàng thay thế túi nilon bằng việc
mua và mang theo túi tái sử dụng để mua hàng thì mức độ hoàn toàn đồng ý chiếm cao nhất:
36%, mức độ đồng ý chiếm: 31%, mức độ trung lập chiếm: 22%, mức độ rất không đồng ý
chiếm: 7% còn lại mức độ rất không đồng ý chiếm thấp nhất: 4%.

4.2 Xử lý thống kê mô tả
Với 200 mẫu thu thập được (Mức độ sẵn sàng thay thế túi nilon bằng việc mua và mang theo túi
dùng nhiều lần) sẽ được tiến hành thống kê phân loại theo các biến phân loại. Đồng thời, xác định
các biến sẽ có giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,…. như thế nào

Mức độ Tần suất


Rất không đồng ý 8
Không đồng ý 14
Trung lập 44
Đồng ý 63
Hoàn toàn đồng ý 71
Tổng 100

4.2.1 Bảng thống kê mô tả

Trung bình 3.875


Sai số chuẩn 0.077634

16
Trung vị 4
Mode 5
Độ lệch chuẩn 1.097908
Phương sai mẫu 1.205402
Độ nhọn 0.016476
Độ lệch -0.80796
Khoảng biến thiên 4
Giá trị dữ liệu nhỏ nhất 1
Giá trị dữ liệu lớn nhất 5
Tổng 775
Cỡ mẫu 200

4.3 Xử lý thống kê suy diễn


Để có thể làm rõ và tận dụng hết số liệu từ khảo sát, nhóm chúng tôi sẽ coi mình như là 1 công
ty đang tìm kiếm 1 ngành sản xuất mới, và ngành được đề xuất đó là ngành sản xuất túi dùng nhiều
lần. Công ty đang ước lượng về việc mở rộng sản xuất này, ước lượng 1 phần dựa vào sự sẵn sàng
thay đổi thói quen sử dụng túi nilon bằng túi dùng nhiều lần.

Mức độ Tần suất


Rất không đồng ý 8
Không đồng ý 14
Trung lập 44
Đồng ý 63
Hoàn toàn đồng ý 71

4%
7%
36%
22%

Rất không đồng ý


Không đồng ý
Trung lập
32%
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

17
- Từ bảng khảo sát có các số liệu như sau: Một mẫu n=200, trung bình mẫu của mức độ sẵn
sàng là 3,875. Độ lệch chuẩn tổng thể được ước lượng là 1,09516. Và hệ số tin cậy là 95%.

Gọi μlà mức độ sẵn lòng sử dụng túi dùng nhiều lần thay thế túi nilon Trung Bình:

α δ 1,09516
Ước Lượng μ : x ± z = 3,875 ± 1,96
2 √n √ 200

↔3,723 ≤ μ ≤ 4,027

=> Vậy: với độ tin cậy 95% thì Trung Bình mức độ sẵn sàng thay đổi thói quen sử dụng túi
nilon bằng túi dùng nhiều lần nằm trong khoảng từ 3,723 đến 4,027

=> Chúng ta tin rằng, với độ tin cậy 95% khoảng sẽ chứa Trung Bình tổng thể.

- Sau khi đã có kết quả ước lượng, công ty tiến hành kiểm định giả thuyết về quyết định mở
rộng sản xuất. Các số liệu được lấy như trên. Công ty cho rằng nếu số liệu mức độ sẵn sàng thay đổi
là 4 trở lên thì quyết định sẽ được thực hiện.

Gọi μ là mức sẵn lòng thay đổi thói quen sử dụng túi nilon bằng túi dùng nhiều lần TB

Đặt Ho: μ ≥ 4

Ha: μ ¿ 4

x−μ 0 3,875−4
Giá trị kiểm định: z = δ = 1,09516 = -1,6142
√n √ 200

α = 0,05 → zα = 1,645

Ta thấy: z > - z (-1,6142 > -1,645) →không bác bỏ Ho

=> Vậy nên giả thuyết đưa ra là đúng. Từ đó công ty nên quyết định sản xuất túi dùng nhiều lần.

Kết luận: Thông qua 2 bài toán được đưa ra với số liệu được khảo sát, thì ta thấy mức độ sẵn lòng
thay đổi của mọi người là rất cao, nằm trong mức độ đồng ý…

18
CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN


5.1 Đề xuất
- Các địa điểm mua sắm (chợ, siêu thị, của hàng tiện lợi,…) nên khuyến khích người tiêu dùng
sử dụng túi vải thay vì dùng túi nilon bằng cách tổ chức các sự kiện hoặc có những ưu đãi cho
người tiêu dùng khi họ dùng túi dùng nhiều lần.
- Nhà nước, các nhà quản lý cần phải tuyên truyền về tác hại của túi nilon đối với môi trường,
đồng thời tuyên truyền về lợi ích của túi dùng nhiều lần để nâng cao nhận thức của mọi người về
việc sử dụng túi dùng nhiều lần và hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon.
- Các cơ quan quản lí nhà nước cần có thêm những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất bao
bì thân thiện môi trường, túi sinh học phát triển.
- Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ trong nước hạn chế và giảm phân phát túi nilon ra
thị trường.
- Việc quy định mức thuế bảo vệ môi trường cao đối với túi nilon thuộc diện chịu thuế là phù
hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời, biện pháp này cùng với các biện pháp quản lý khác sẽ góp
phần hạn chế việc sử dụng túi nilon khó phân hủy, khuyến khích việc sản xuất và sử dụng túi
nilon thân thiện với môi trường.

5.2 Kết luận


Với tình hình hiện nay thì vấn đề sử dụng túi nilon vẫn luôn là vấn đề nan giải khó có thể giải
quyết cách triệt để mặc dù mọi người vẫn nhận thức được ảnh hưởng nghiêm trọng của túi nilon
đến môi trường sống nhưng với thói quen và mức độ thường xuyên sử dụng túi nilon vì sự tiện
lợi mà nó mang lại thì sẽ luôn là rào cản để mọi người có thể thay đổi hoàn toàn việc sử dụng túi
nilon sang túi dùng nhiều lần.

Sau khi phân tích dữ liệu, chúng tôi nhận thấy mức độ thường xuyên sử dụng túi nilon là rất cao
vì sự tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, mọi người vẫn nhận thức được những ảnh hưởng xấu
mà túi nilon gây ra cho môi trường và họ cảm thấy việc thay thế túi nilon bằng túi dùng nhiều
lần là rất cần thiết và số lượng người sẵn sàng thay thế túi nilon bằng việc mua và mang theo túi
dùng nhiều lần cũng rất cao. Vì vậy, rất có thể trong tương lai số lượng tiêu thụ túi nilon sẽ giảm
đáng kể và thay vào đó là sự tăng lên của số lượng sử dụng túi dùng nhiều lần.

19

You might also like