You are on page 1of 46

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG


Tên đề tài: “KOLs trước những vấn đề chính trị - xã hội, sự
ảnh hưởng đến việc định hình bản sắc cá nhân của giới trẻ”

Nhóm sinh viên thực hiện - TT45E:

Dương Thu Uyên

Nguyễn Thị Thu Hiền

Nguyễn Thị Huyền Trang

Nguyễn Thuý Hà

Hoàng Trọng Hiệp

Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Tuấn Anh

Hà Nội, tháng 12 năm 2019


Mục lục
CHƯƠNG I: CHƯƠNG MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................................................. 3
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về những nghiên cứu trước đó ...................................................................................... 4
2.2. Điểm mới trong nghiên cứu............................................................................................................ 6
3. Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................. 6
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................... 6
3.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 7
4.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................................................... 7
4.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 7
4.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................ 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................................................................... 7
6.1. Ý nghĩa lý luận ............................................................................................................................... 7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................................ 7
7. Kết cấu của nghiên cứu .......................................................................................................................... 8
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 9
1. Quy trình chuẩn bị .................................................................................................................................. 9
2. Quy trình thực hiện................................................................................................................................. 9
2.1. Phương pháp quan sát..................................................................................................................... 9
2.2. Phương pháp phân tích nội dung thông điệp và kí tự hình ảnh .................................................... 10
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 12
1. Vấn đề chính trị .................................................................................................................................... 12
1.1. Vấn đề Đường lưỡi bò .................................................................................................................. 12
1.2. Vấn đề HD-981 ............................................................................................................................ 17
2. Vấn đề xã hội........................................................................................................................................ 22
2.1. Cháy rừng Amazon....................................................................................................................... 22
2.2. Vấn đề Xâm hại tình dục trẻ em ................................................................................................... 27
3. Thảo luận .............................................................................................................................................. 34
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 36
1. Kết luận ................................................................................................................................................ 36
2. Kiến nghị .............................................................................................................................................. 37
PHỤ LỤC 1. Bài đăng của KOLs .................................................................................................................... 38
1. Vấn đề về Đường lưỡi bò ..................................................................................................................... 38
2. Vấn đề hạ đặt trái phép Giàn khoan HD-981 ở Biển Đông .................................................................. 39
3. Vấn đề Cháy rừng Amazon .................................................................................................................. 40
4. Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ............................................................................................................ 42
PHỤ LỤC 2. Bảng phân tích dữ liệu ................................................................................................................ 45
PHỤ LỤC 3. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………...46

2
CHƯƠNG I: CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhờ sự phát triển của Cách mạng số, ngày nay mạng xã hội đang chiếm lĩnh một
vị trí quan trọng hơn bao giờ hết trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta chia sẻ, trao
đổi, kết nối, thư giãn, học tập, thậm chí là kiếm tiền nhờ vào các trang Facebook,
Instagram, Twitter,... Theo thống kê của Hootsuite và We Are Social, tính đến cuối
tháng 3/2018, số lượng người dùng Facebook Việt Nam đạt 58 triệu người, xếp thứ 7
trên thế giới. Lướt “Phây Búc” dường như trở thành thói quen của đại bộ phận dân số,
đặc biệt là giới trẻ và trung niên. Điều này đã tạo ra những thay đổi trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội.
Khi mạng xã hội được lan toả vào mọi ngóc ngách của cuộc sống thì cũng là lúc
hàng loạt những khái niệm mới xuất hiện, trong đó nổi bật là thuật ngữ “KOL”, viết tắt
của Key Opinion Leader, thuật ngữ này chỉ những người có “thương hiệu” hoặc là
“người bình thường” mà thông tin, quan điểm nêu ra có sức thu hút, ảnh hưởng, được
“cư dân mạng” chia sẻ, khuếch tán nhanh trên phạm vi rộng. Họ đến từ mọi vùng miền,
làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng đều có điểm chung là sở hữu những
tài khoản mạng xã hội có hàng triệu, hàng nghìn lượt theo dõi. Việc hợp tác kinh doanh
với các KOLs đang ngày càng trở thành một công cụ marketing hiệu quả. Ngoài việc
quảng bá các sản phẩm được các thương hiệu “chọn mặt gửi vàng”, họ cũng có những
chia sẻ mang đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện suy nghĩ của họ về các vấn đề trong cuộc
sống xã hội, luôn thu hút được sự tương tác mạnh mẽ từ lượng người theo dõi đông
đảo.
Tháng 07/2016, vào thời điểm xảy ra tranh chấp đặc biệt giữa Trung Quốc và Việt
Nam về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nữ ca sĩ Thu Minh đã viết trên
trang chính thức có hơn 2 triệu lượt theo dõi của cô rằng: “Phải Tôn Trọng và Thực Thi
phán quyết của Tòa Án Quốc Tế... Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ
quyền nước Việt Nam chúng tôi trước đó - bây giờ và mãi mãi, đừng xâm phạm nữa
anh Trung Quốc ah!!!”. Tại thời điểm đó, các KOLs Việt chung tay khẳng định chủ
quyền nước mình thông qua việc đăng các bài viết, thay hình ảnh đại diện thể hiện sự
đồng lòng của họ. Bài viết của ca sĩ Thu Minh là một trong những bài đăng thu hút
được lượng tương tác đông đảo với hơn 16000 lượt like, hơn 200 bình luận và 1000
lượt chia sẻ. Như vậy có thể thấy bên cạnh việc chia sẻ những quan điểm về lối sống,
về phong cách thời trang, về ăn uống,… thì các sự kiện chính trị - xã hội nóng hổi cũng
là một chủ đề vô cùng quan trọng được các cá nhân có tầm ảnh hưởng đề cập và lan
truyền tới những người theo dõi họ. Đặc biệt, mỗi KOL sẽ có một cách riêng để thể
hiện quan điểm của mình, tạo nên những hiệu ứng dư luận khác nhau.
Những chia sẻ của các KOLs về các vấn đề chính trị - xã hội lan truyền với tốc độ
nhanh chóng trên phạm vi rất rộng thông qua mạng xã hội và được công chúng, đặc
biệt là giới trẻ, tiếp nhận, tương tác theo nhiều cách khác nhau. Có thể nói những chia
sẻ của các KOLs đã tạo nên những tác động lớn lao tới suy nghĩ và hành vi của những
3
người tiếp nhận. Bởi vì KOLs chính là những gương mặt được yêu thích nên công
chúng dễ dàng tạo dựng niềm tin, ủng hộ và có những suy nghĩ tương tự, sau đó chia
sẻ những quan điểm đó lên trang cá nhân của mình.
Tuy nhiên, không phải mọi quan điểm đều đúng đắn, ngay cả khi nó đến từ các
KOLs. Nhiều bạn trẻ mặc dù có những suy nghĩ khác biệt nhưng bởi vì đó là nhân vật
mà họ yêu thích nên vẫn dễ dàng bị thuyết phục. Chính từ đó một câu hỏi được đặt ra:
“Liệu giới trẻ hiện nay có đang biết cách thể hiện dấu ấn cá nhân của mình trong việc
sử dụng mạng xã hội hay không?” khi mà dường như những chia sẻ, đặc biệt là về các
vấn đề chính trị -xã hội, lại chủ yếu mang dấu ấn của các KOLs chứ không thực sự là
của bản thân họ.
Xuất phát từ những căn cứ trên, đồng thời với mong muốn làm cho nguồn tư liệu
về việc thể hiện bản sắc cá nhân thông qua mạng xã hội trở nên phong phú, đa dạng,
đề tài “KOLs trước những vấn đề chính trị - xã hội và những tác động tới việc thể
hiện quan điểm cá nhân của giới trẻ thông qua mạng xã hội” đã được nhóm 4 ở lớp
TT45E lựa chọn để nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu


2.1. Tổng quan về những nghiên cứu trước đó
2.1.1. Nghiên cứu về việc sử dụng phương tiện truyền thông đối với các vấn
đề chính trị trên thế giới. 1
Nghiên cứu được thực hiện bởi John Street, được công bố vào ngày 1 tháng 11
năm 2004 với tựa đề "Celebrity Politicians: Popular Culture and Political
Representation"; cho rằng việc áp dụng các phương tiện truyền thông để tiếp cận công
chúng đã giúp những người nổi tiếng dễ dàng gây ảnh hưởng hơn trong vấn đề chính
trị. Ảnh hưởng của người nổi tiếng đối với vấn đề chính trị bắt đầu từ sự ra đời của
truyền hình vì truyền hình rất gần gũi và tập trung nhiều vào các khía cạnh con người.
Những người nổi tiếng có thể sử dụng truyền hình để tiếp cận nhiều đối tượng và tạo
sức ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người khác về một số chủ đề nhất định. Khi các
phương tiện truyền thông mới và hiện đại hơn xuất hiện, chẳng hạn như mạng xã hội -
nơi những người nổi tiếng có thể nói lên ý kiến của họ về các chủ đề khác nhau, tầm
ảnh hưởng của họ đã có sức lan tỏa lớn hơn.
2.1.2. Nghiên cứu: “Người nổi tiếng có nên ngừng nói về vấn đề chính trị
hay không?” 2
Nghiên cứu được thực hiện bởi DebatingEurope.eu, công bố vào ngày 23 tháng 8
năm 2018, cho rằng mọi người đều có quyền lên tiếng về bất kỳ vấn đề nào, kể cả
những người nổi tiếng; tuy nhiên, điều đó không nhất thiết có nghĩa là người khác phải

1
Theo John Street. "Celebrity Politicians: Popular Culture and Political Representation". The British
Journal of Politics and International Relations. 1 tháng 11 năm 2004.
2
Theo Debating Europe. “Should celebrities stop talking about politics?”. 23 tháng 8 năm 2018.
<https://www.debatingeurope.eu/2018/08/23/should-celebrities-stop-talking-about-politics/#.XZoigh8TpPZ> truy cập
ngày 28 tháng 9 năm 2019.
4
nghe theo những gì họ nói. Việc một người nổi tiếng, chẳng hạn như một diễn viên tại
một lễ trao giải hoặc một vận động viên tại một sự kiện thể thao, sử dụng sự ảnh hưởng
của họ để đưa ra một quan điểm chính trị có thể khiến những người hâm mộ có quan
điểm chính trị khác họ sẽ không còn mến mộ họ nữa.
2.1.3. Các nghiên cứu về những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng về chính
trị.
Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện bởi Abhinav Mishra vào năm 2014 mang tên
"National vs. Local Celebrity Endorsement and Politics”, có rất nhiều người nổi tiếng
bao gồm các ngôi sao điện ảnh, vận động viên chuyên nghiệp, nhạc sĩ và ngôi sao
truyền hình thực tế đã đứng lên vận động và chống lại các đảng phái chính trị cũng như
các ứng cử viên và bàn luận về vấn đề chính trị. Các ví dụ bao gồm: Oprah Winfrey và
George Clooney đã bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với chiến dịch tranh cử tổng thống
của Barack Obama năm 2008; cũng trong cuộc tranh cử đó, nhạc sĩ người Mỹ Hank
Williams Jr. đã sáng tác một bài hát để bày tỏ sự ủng hộ của mình với chiến dịch của
Thượng nghị sĩ John McCain. Nghiên cứu thứ hai có tựa đề “A Genre Approach to
Celebrity Politics: Global Patterns of Passage from Media to Politics” của Nahuel
Ribke, xuất bản ngày 17 tháng 3 năm 2015, có nhiều trường hợp những người nổi tiếng
đã thể hiện tốt và đã trở thành những nhân vật mang tầm ảnh hưởng về chính trị quan
trọng ở nước họ. Ví dụ như vận động viên thể hình người Mỹ gốc Áo kiêm ngôi sao
điện ảnh - Arnold Schwarzenegger , diễn viên hài người Ý - Capppe Grillo, người dẫn
chương trình truyền hình Israel - Yair Lapid, ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc người Brazil -
Gilberto Gil và ca sĩ diễn viên người Panama - Rubén Blades.3 Còn theo bảng xếp hạng
của Ranker tính đến năm 2019, những nhân vật có tầm ảnh hưởng về chính trị ở Việt
Nam thường là những người hoạt động trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là các lãnh đạo
trong “tứ trụ” tại mỗi nhiệm kỳ mà họ đảm nhiệm như: ông Nguyễn Sinh Hùng, ông
Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trương Tấn Sang,... Họ thường xuất
hiện trên các phương tiện truyền thông quốc gia và phát ngôn của họ trong mỗi sự kiện
sẽ được đưa tin lại bởi những cơ quan báo chí chính thống.4
2.1.4. Nghiên cứu “Người nổi tiếng có nên lên tiếng về các vấn đề xã hội?”5
Nghiên cứu của The Perspective, thực hiện bởi Malkie Khutoretsky năm 2018 cho
rằng, có rất nhiều người nổi tiếng đang sử dụng truyền hình để nói lên quan điểm của
mình; họ ảnh hưởng đến cả quan điểm chính trị và xã hội của chúng ta. Ưu điểm trong
việc người nổi tiếng lên tiếng về một vấn đề trên mạng xã hội đó là, nhờ sự nổi tiếng
của họ mà vấn đề hay một chiến dịch có thể được nhiều người biết đến hơn. Người
truyền tải thông điệp càng nổi tiếng thì những người đón nhận được thông điệp sẽ càng
3
Theo Nahuel Ribke. "A Genre Approach to Celebrity Politics: Global Patterns of Passage from Media to
Politics”. 17 tháng 3 năm 2015.
4
Theo Ranker. “Famous Politicians from Vietnam”. <https://www.ranker.com/list/famous-politicians-from-
vietnam/reference> truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.
5
Theo The Perspective. “SHOULD CELEBRITIES BE THE VOICE OF SOCIAL CAUSES?”
<https://www.theperspective.com/debates/entertainment/celebrities-voice-social-causes/> truy cập ngày 20 tháng 10
năm 2019.
5
đông đảo. Khi một người nổi tiếng đưa ra sự kiểm chứng của họ đối với một sản phẩm,
họ tạo ra sự công nhận thương hiệu và cảm giác tin tưởng, nhờ đó mà doanh số tăng
theo. Vì sự chứng thực của người nổi tiếng có thể thúc đẩy doanh số sản phẩm, Liên
Hợp Quốc đã sử dụng mô hình tương tự để tăng trách nhiệm xã hội, đó là sử dụng các
Đại sứ thiện chí làm đại diện trong nhiều thập kỷ. Đại diện cho một tổ chức từ thiện có
nghĩa là sống cuộc sống của bạn theo thông điệp của họ, mà một số người nổi tiếng sẵn
sàng chấp nhận điều đó. Trong những trường hợp này, các nhà hoạt động nổi tiếng có
thể làm một thế giới tốt đẹp. Bên cạnh đó, việc nêu quan điểm của người nổi tiếng cũng
tồn tại một số bất cập. Chúng ta dành quá nhiều thời gian và giáo dục bản thân chỉ
thông qua hoạt động của những người nổi tiếng, mà đã bỏ quên các chuyên gia đã cống
hiến không ngừng cho sự nghiệp.
2.2. Điểm mới trong nghiên cứu
Nhìn chung, giới nghiên cứu truyền thông trên thế giới đã tiếp cận dưới nhiều góc
độ, nhiều quan điểm và phương pháp nghiên cứu nhưng đều nói lên tầm ảnh hưởng của
các KOLs đối với các vấn đề chính trị và xã hội. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình
nghiên cứu nào tiếp cận đến tác động của KOLs trước các vấn đề chính trị - xã hội đến
với việc hình thành bản sắc của giới trẻ. Và ở Việt Nam cũng chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập đến việc những “sao Việt” chia sẻ về vấn đề chính trị - xã hội trên
phương tiện truyền thông xã hội và phản ứng của giới trẻ trước điều đó ra sao. Chính
vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi không trùng lặp với các công trình đã có từ
trước.
Nghiên cứu “KOLs trước những vấn đề chính trị - xã hội, sự ảnh hưởng đến
việc định hình bản sắc cá nhân của giới trẻ” đề cập sâu sắc hơn đến góc nhìn của
những người nổi tiếng tại Việt Nam trong lĩnh vực giải trí về các vấn đề chính trị xã
hội và tầm ảnh hưởng của họ đối với việc hình thành, thể hiện quan điểm cá nhân của
giới trẻ hiện nay.
3. Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu giới trẻ tiếp nhận như thế nào trước quan điểm của KOLs về các vấn
đề chính trị - xã hội. Thông qua những phân tích, nghiên cứu có thể đưa ra những đề
xuất, giải pháp.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục tiêu trả lời những câu hỏi sau:
- Mức độ quan tâm và cách thể hiện quan điểm của KOLs trước vấn đề chính trị,
xã hội như thế nào?
- Mức độ quan tâm của giới trẻ trước những chia sẻ về vấn đề chính trị, xã hội của
KOLs như thế nào?
- Ảnh hưởng của KOLs đến nhận thức và hành động của giới trẻ về vấn đề chính
trị, xã hội như thế nào?

6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Giới trẻ đang sử dụng mạng xã hội và các KOLs nói về vấn đề chính trị, xã hội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Bản sắc cá nhân của giới trẻ ảnh hưởng qua các quan điểm của KOLs về những vấn
đề chính trị, xã hội trên mạng xã hội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
● Thời gian nghiên cứu: Từ 20/09/2019 đến 20/12/2019
● Không gian nghiên cứu: Chủ yếu là Facebook, ngoài ra còn có Instagram và
Weibo.
5. Phương pháp nghiên cứu
● Phương pháp nghiên cứu định lượng (Quan sát): quan sát các bài đăng của KOLs
trên tài khoản Facebook có nội dung liên quan tới đề tài chính trị và xã hội mà chúng
tôi nghiên cứu: Đường lưỡi bò của Trung Quốc, Hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981,
Cháy rừng Amazon và Xâm hại tình dục trẻ em.
● Phương pháp phân tích nội dung thông điệp, ký tự hình ảnh: phân tích những
status của KOLs để hiểu rõ hơn cách họ bày tỏ quan điểm cá nhân khi đứng trước một
vấn đề chính trị, xã hội và cách người đọc, đặc biệt là giới trẻ tiếp thu nó thông qua
cách chia sẻ bài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc sử dụng mạng xã hội không
còn là điều mới mẻ với tất cả chúng ta. Việc thể hiện quan điểm cá nhân của các KOLs
trên mạng xã hội trước những vấn đề chính trị, xã hội có sự ảnh hưởng rất lớn đến giới
trẻ. Theo cách tiếp cận liên ngành, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm
kho tàng nhận thức về lý luận, nâng cao nhận thức, cách nhìn nhận của giới trẻ về
những vấn đề về chính trị, xã hội mà KOLs đề cập đến. Đồng thời đề tài còn vận dụng
một số lý thuyết phạm trù cơ bản của xã hội học, tâm lý học vào nghiên cứu làm sáng
tỏ một số khía cạnh về tâm lý bị ảnh hưởng của giới trẻ cũng như cách thể hiện bản sắc
cá nhân trước sự kiện chính trị, xã hội của KOLs. Công trình nghiên cứu này cũng phần
nào đóng góp vào hệ thống lý luận ngành khoa học truyền thông đại chúng tại Việt
Nam, nhất là mảng nghiên cứu về tác động của truyền thông hiện đại. Đây là mảng
nghiên cứu rất quan trọng, song tới nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn


Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về tâm lý, quan điểm, cách nhìn nhận của giới trẻ
trước những thông tin thể hiện bản sắc cá nhân về chính trị của KOLs, bài nghiên cứu
nêu ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng, ảnh hưởng tới giới trẻ khi tiếp nhận những
thông tin chính trị từ KOLs. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những luận cứ khoa học
cần thiết cho các cấp thẩm quyền đưa ra những chính sách phù hợp nhằm xây dựng
7
nhân cách cho giới trẻ để những mặt tiêu cực của “làn sóng” này sẽ không gây ảnh
hưởng tới suy nghĩ của họ, tận dụng những ảnh hưởng tích cực, mang lại hiệu quả cho
công việc và học tập, phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước. Hơn nữa, giới trẻ sẽ có
một cái nhìn mới hơn về những thông tin mà KOLs chia sẻ quan điểm về chính trị, xã
hội có sự chọn lựa một cách thông minh hơn khi đọc và tiếp nhận những thông tin trên
mạng xã hội.
7. Kết cấu của nghiên cứu
Mở đầu, Phương pháp nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu, Kết luận và kiến nghị,
Phụ lục.

8
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu “KOLs trước những vấn đề chính trị - xã hội, sự ảnh
hưởng đến việc định hình bản sắc cá nhân của giới trẻ” của chúng tôi được tiến
hành nghiên cứu trong tháng 11, 12 năm 2019, chủ yếu sử dụng 2 phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng (Quan sát)
- Phương pháp phân tích nội dung thông điệp.
Các quy trình chuẩn bị, trình tự tiến hành, cách thức thu thập, phân tích và xử
lý thông tin sẽ được trình bày cụ thể sau đây.

1. Quy trình chuẩn bị


Đầu tiên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, xem xét các tài liệu, bài báo, tiểu luận về
các đề tài liên quan mà đã được nghiên cứu trước đó. Sau khi đã xác định được đề tài
nghiên cứu của nhóm là KOLs trước những vấn đề chính trị - xã hội, sự ảnh hưởng đến
việc định hình bản sắc cá nhân của giới trẻ, chúng tôi lên kế hoạch thời gian cụ thể cho
từng bước thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để có thể hoàn
thành đề tài nghiên cứu trong thời gian đã đề ra.
Ở bước tiến hành quan sát, quy trình chuẩn bị gồm có: tìm kiếm các bài đăng của
KOLs trên tài khoản Facebook có nội dung liên quan tới đề tài chúng tôi nghiên cứu.
Ở bước tiến hành phân tích nội dung và kí tự hình ảnh, quy trình chuẩn bị gồm có:
tạo nên những quá trình suy diễn có cơ sở, sau đó đếm và tiến hành so sánh các tần suất
xuất hiện và số lượng của các tương tác trên những bài đăng có nội dung liên quan tới
đề tài chính trị và xã hội mà chúng tôi nghiên cứu.
Quy trình tiến hành cụ thể sẽ được trình bày chi tiết ở phần tiếp theo.

2. Quy trình thực hiện


2.1. Phương pháp quan sát
- Hình thức quan sát:
Chúng tôi quan sát các bài đăng của KOLs trên tài khoản Facebook có nội dung liên
quan tới đề tài chính trị và xã hội mà chúng tôi nghiên cứu: Đường lưỡi bò của Trung
Quốc, Hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981, Cháy rừng Amazon và Xâm hại tình dục
trẻ em.
- Nội dung quan sát:
Dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm kiếm các bài đăng
của các KOLs về đề tài Đường lưỡi bò của Trung Quốc, Hạ đặt trái phép giàn khoan
HD-981, Cháy rừng Amazon và Xâm hại tình dục trẻ em qua các bài báo và qua thanh
tìm kiếm từ khóa trên Facebook và tiến hành quan sát. Tiếp theo, chúng tôi lọc ra số
lượng likes, comments, shares trong mỗi bài đăng đã quan sát và tạo bảng phân tích dữ
liệu; sau đó chuyển số liệu về lượng likes, shares, comments (ủng hộ, phản đối, không
liên quan/ không bày tỏ) đã thu thập được sang dạng biểu đồ.

9
- Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng hình thức quan sát:
Chúng tôi chọn hình thức quan sát các bài đăng trên mạng xã hội Facebook vì rất nhiều
ưu điểm vượt trội. Trước tiên, hình thức này vô cùng tiết kiệm, hoàn toàn miễn phí,
không tốn tiền in ấn. Hơn nữa, với hình thức này, chúng tôi có thể thu thập được những
con số chính xác để dẫn đến kết luận về mức độ ảnh hưởng của các KOLs đối với giới
trẻ. Excel cũng giúp chúng tôi tạo biểu đồ từ số liệu đã thu thập được một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, trong quá trình quan sát, chúng tôi cũng gặp một vài khó khăn. Đó chính
là việc quan sát và thu thập mất khá nhiều thời gian do số lượng bài đăng và lượt tương
tác tương đối lớn.
- Thời gian quan sát: từ 02/11/2019 đến 23/11/2019.
- Nội dung quan sát: các bài đăng có liên quan đến đề tài Đường lưỡi bò của Trung
Quốc, Giàn khoan HD-981, Cháy rừng Amazon và Xâm hại tình dục trẻ em.
- Số lượng bài đăng đã quan sát: 36 bài đăng.
- Đối tượng quan sát: tài khoản Facebook của Kyo York, MC Phan Anh, NSƯT
Thành Lộc, Nguyễn Thu Minh, Đông Nhi, Sơn Tùng M-TP, Bình An, Khổng Tú
Quỳnh, Chí Trung, Chiều Xuân, Hương Tràm, Trang Pháp, Minh Hằng, Hương Giang
Idol, Vy Oanh, Châu Bùi, Hoàng Thùy, Tiểu Vy, MC Ốc Thanh Vân, Tăng Thanh Hà,
Hoàng Bách, Á hậu Diễm Trang, Hoa hậu Ngọc Hân, Thuỳ Anh Bộ tứ 10a8, Thùy Anh
Lê - Vợ Đăng Khôi, Lý Hải - Minh Hà, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và siêu mẫu Xuân
Lan.
2.2. Phương pháp phân tích nội dung thông điệp và kí tự hình ảnh
- Mục đích:
Sau khi có kết quả về việc quan sát các bài đăng, chúng tôi nhận thấy có những nội
dung bài đăng chứa đựng nội dung mà KOLs muốn truyền tải; cần nghiên cứu sự thể
hiện của các thông điệp đó trên các phương tiện truyền thông như thế nào. Chính vì
vậy, chúng tôi tiếp tục tiến hành phân tích nội dung để thu thập, bổ sung và làm rõ hơn
những thông tin đã thu được từ việc quan sát.
- Hình thức phân tích nội dung:
Chúng tôi tạo nên những quá trình suy diễn có cơ sở từ nội dung các bài đăng của các
KOLs, đi sâu phân tích nội dung hàm chứa trong thông điệp và hình ảnh. Cùng với đó,
chúng tôi phân tích dựa trên tần suất xuất hiện và số lượng của các tương tác trên những
bài đăng có nội dung liên quan tới đề tài chính trị và xã hội mà chúng tôi nghiên cứu:
Đường lưỡi bò của Trung Quốc, Giàn khoan HD-981, Cháy rừng Amazon và Xâm hại
tình dục trẻ em; và tiến hành các so sánh để đưa ra những nhận định khách quan về sự
ảnh hưởng của các KOLs.
- Cách thức tiến hành:
Chúng tôi đi sâu phân tích nội dung hàm chứa trong thông điệp của từng bài đăng và
hình ảnh dựa trên nội dung mà các KOLs đã truyền tải trong các bài đăng đó để cho
thấy rõ hơn ý đồ của các KOLs. Chúng tôi đã sử dụng tool của iclick để đếm số lượng
và lọc ra nội dung của tất cả bình luận dưới dạng file Excel; phân loại nội dung các
10
bình luận thành theo các tiêu chí: ủng hộ, phản đối, không liên quan/ không bày tỏ và
phân tích dựa trên tần suất xuất hiện và số lượng của các tương tác này để thấy rõ hơn
thái độ của giới trẻ trong việc tiếp cận với các KOLs.
Sau đó, chúng tôi tiến hành so sánh và đưa ra những nhận xét khách quan về mức độ
quan tâm và cách thể hiện quan điểm của KOLs về vấn đề, mức độ quan tâm của giới
trẻ đối với các bài đăng của KOLs và ảnh hưởng của các bài đăng tới nhận thức và
hành động của giới trẻ.
- Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng hình thức phân tích nội dung thông điệp:
Chúng tôi chọn hình thức phân tích nội dung thông điệp và hình ảnh trong các bài đăng
trên mạng xã hội Facebook vì rất nhiều ưu điểm vượt trội. Trước tiên, hình thức này
vô cùng tiết kiệm, hoàn toàn miễn phí, không tốn tiền in ấn. Hơn nữa, với hình thức
này, chúng tôi có thể thu thập được cả những tài liệu trong quá khứ, không xâm phạm
vào cuộc sống của người khác nên gây ra ít vấn đề về đạo đức và thích hợp với việc
quản lý lượng dữ liệu lớn. Đồng thời, tool của iclick hỗ trợ xử lý thông tin và truy xuất
dưới dạng excel và số liệu một cách rõ ràng, hiệu quả từ đó thuận tiện cho việc phân
tích dữ liệu về nội dung của các bình luận.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn, như là việc đếm số bình luận
và phân loại thành các tiêu chí ủng hộ/ phản đối/ không liên quan/ không bày tỏ. Chúng
tôi đã thực hiện đếm theo phương pháp thủ công vì không tìm kiếm được công cụ hỗ
trợ trong việc đọc nội dung bình luận để phân tích thái độ của người viết bình luận, mà
chỉ có thể tự đọc các bình luận và tự phân ra. Do đó dẫn đến việc đếm và phân tích nội
dung bình luận mất khá nhiều thời gian. Đồng thời, chúng tôi cũng gặp một số khó
khăn khi sử dụng phương pháp này trong việc diễn giải và thông hiểu thông điệp.

11
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, KOLs đang ngày càng có xu hướng chia sẻ nhiều hơn về những vấn
đề xung quanh đời sống xã hội của con người cũng như vấn đề chính trị. Ảnh hưởng
của người nổi tiếng trước vấn đề chính trị, xã hội đối với công chúng, đặc biệt là giới
trẻ được thể hiện nhiều nhất qua mạng xã hội, hoặc trên các diễn đàn công cộng. Bởi
lẽ, người nổi tiếng có khả năng làm sáng tỏ vấn đề và thuyết phục khán giả. Việc bày
tỏ quan điểm cá nhân về các vấn đề chính trị, xã hội có những tác động nhất định đến
giới trẻ.
Để làm rõ được cách chia sẻ quan điểm của KOLs về vấn đề chính trị, xã hội
trên mạng xã hội và những ảnh hưởng đến nhận thức, hành động của giới trẻ, chúng tôi
đã chọn ra các vấn đề chính trị, xã hội nổi cộm từ phạm vi quốc gia đến thế giới để
phân tích. Với mỗi vấn đề, chúng tôi phân tích theo những phần như sau:
- Tổng quan về vấn đề.
- Mức độ quan tâm và cách thể hiện quan điểm của KOLs trước mỗi vấn
đề.
- Mức độ quan tâm của giới trẻ đối với những chia sẻ của KOLs trước mỗi
vấn đề.
- Những ảnh hưởng tới nhận thức và hành động của giới trẻ.
Kết quả nghiên cứu chi tiết sẽ được trình bày cụ thể sau đây.
1. Vấn đề chính trị
Về vấn đề chính trị, nhóm lựa chọn khai thác hai vấn đề rất thời sự, xoay quanh
câu chuyện bảo vệ vùng lãnh thổ, biên giới nước ta: vấn đề Đường lưỡi bò và sự việc
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào địa phận biển Việt Nam.
1.1. Vấn đề Đường lưỡi bò
1.1.1. Tổng quan vấn đề
Các tình tiết xoay quanh “Đường lưỡi bò” trên biển Đông của Trung Quốc và
hành động đăng ảnh ủng hộ yêu sách này của các sao Hoa ngữ đã trở thành vấn đề
chính trị nóng bỏng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng.
Năm 2016 là một năm đầy biến động đối với Việt Nam, khi chủ quyền biển đảo
nước ta bị xâm phạm một cách nghiêm trọng bởi chính quyền Trung Quốc. Họ tự công
nhận một đường biên giới riêng trên biển Đông thuộc chủ quyền nước họ, gọi là
“Đường lưỡi bò”, nằm trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của ta. Ngày 12
tháng 7 năm 2016, tòa án Trọng tài Quốc tế đã ra tuyên bố Trung Quốc thua kiện trong
vấn đề biển Đông. Ngay sau đó, hàng loạt sao Hoa ngữ đã đăng tải hình ảnh và bài viết
phản đối phán quyết này trên các trang mạng xã hội để ủng hộ Đường lưỡi bò do chính
phủ của họ đặt ra. Đó là những KOLs không chỉ có danh tiếng ở Trung Quốc mà cả
trên trường quốc tế như Lục Tiểu Linh Đồng, Phạm Băng Băng, Tống Thiến, Ngô Diệc
Phàm, nhóm nhạc TF Boys,...

12
1. Hình ảnh về Đường lưỡi bò kèm dòng chữ “Trung Quốc, một tấc đất cũng không nhường" được
đăng tải trên Instagram của ca sĩ Tống Thiến (Victoria).

1.1.2. Mức độ quan tâm và cách thể hiện quan điểm của KOLs về vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các KOLs Việt Nam rất quan
tâm đến vấn đề này. Chỉ 24 giờ sau khi Toà án quốc tế đưa ra quyết định và các bài viết
của các sao Trung Quốc xuất hiện, số lượng bài đăng thể hiện sự bất bình đến từ các
KOLs Việt đã lên tới con số 50, và vẫn tiếp tục tăng trong các ngày sau đó. Họ đã nhìn
nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề và đồng thời nhận thấy cả trách nhiệm của họ khi
là một công dân Việt Nam và là một Key Opinion Leader. Những KOLs tiên phong
trong việc lên tiếng về vấn đề này gồm có ca sĩ Thu Minh, MC Phan Anh, NSƯT Thành
Lộc,... Tiếp sau đó là những nghệ sĩ trẻ có sức ảnh hưởng như Sơn Tùng M-TP, Đông
Nhi,...
Các KOLs đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình thông qua việc đăng tải các
bài viết và hình ảnh lên trang Facebook của họ. Để làm rõ điều đó, chúng tôi đã lựa
chọn ra 2 bài viết tiêu biểu của hai KOLs đó là NSƯT Thành Lộc và ca sĩ Kyo York,
rồi phân tích cách bày tỏ quan điểm và mục đích đăng bài của họ. NSƯT Thành Lộc là
một diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam còn Kyo York là ca sĩ gốc Mỹ đã
sống và làm việc ở Việt Nam từ rất lâu. Cả hai nghệ sĩ đều sở hữu các trang Facebook
cá nhân có hàng triệu lượt theo dõi. Họ đã có những bài viết tâm huyết thể hiện sự bất
bình trước vấn đề này.
Tuy có những cách bày tỏ quan điểm khác nhau, chúng tôi nhận thấy các KOLs
khi đăng bài phản đối hành động sai trái của Trung Quốc đều hướng tới những mục
đích chung: lên án việc Trung Quốc xâm hại chủ quyền biển đảo Việt Nam và việc các
ngôi sao Trung Quốc đăng tải các bài viết và hình ảnh ủng hộ việc làm sai trái của nước
13
họ; chia sẻ sự bất bình và kêu gọi sự đồng lòng phản đối từ công chúng; kêu gọi người
theo dõi hành động.
Hai KOLs đã thể hiện quan điểm của mình theo cách khác nhau. Sự bất bình
được NSƯT Thành Lộc bày tỏ rõ ràng: “xin đừng ghép tôi vào cái nhóm văn hóa Trung
Quốc vì tôi không muốn trông thấy hình ảnh chính mình lại khoát bộ trang phục của
họ để cổ súy cho 1 nền văn hoá của 1 quốc gia đang xâm lấn lãnh thổ và làm hại người
dân tôi mỗi ngày trên biển đảo !”. Còn Kyo York lại dùng cách nói ẩn ý nhưng vẫn
khiến người đọc thấy rõ sự phản đối của anh đối với hành động của Trung Quốc: “Con
bò mệt, bò khát, bò điên... nên cái lưỡi nó dài ngoằn liếm sang các địa phận chẳng
phải quốc gia mình. Đúng là bò điên !”. Đặc biệt, hai nghệ sĩ đều nhắc tới mối quan
hệ giữa nghệ thuật và chính trị. Họ cho rằng khi những người làm nghệ thuật của Trung
Quốc đã lên tiếng xấc xược về chủ quyền như vậy thì ranh giới giữa nghệ thuật và
chính trị đã không còn nữa, những người làm nghệ thuật ở nước ta, và mọi công dân
Việt Nam từ mọi lĩnh vực, đều có trách nhiệm tham gia để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lẽ
phải.

1.1.3. Mức độ quan tâm của giới trẻ đối với chia sẻ của KOLs về vấn đề
Loạt bài đăng của các KOLs trên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm rất lớn
từ giới trẻ. Theo chúng tôi, mức độ quan tâm của giới trẻ được thể hiện qua lượng tương
tác của họ ở các bài đăng. Nhóm đã lựa chọn nghiên cứu mức độ quan tâm thông qua
7 bài đăng của các nghệ sĩ: Kyo York, MC Phan Anh, NSƯT Thành Lộc, Thu Minh,
Đông Nhi, Sơn Tùng M-TP, và Bình An. Qua việc thu thập số liệu và tính toán, chúng
tôi đã đưa ra được tổng lượng tương tác cực kì lớn mà các bài đăng này đã đạt được:
883 698 lượt like, 43 355 bình luận và 211 203 lượt share. Trong đó 95% số người
tương tác vào các bài đăng trên là những người dùng mạng trẻ tuổi.

2. Bảng số liệu thống kê lượng tương tác với bài đăng của từng KOL.

Kết quả thu được của việc thu thập lượng tương tác trên các bài đăng cho thấy
bài đăng của ca sĩ Kyo York đã nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong số 7 KOLs
14
với 689 970 likes, 37 850 comments và 134 017 lượt share. Lý do mà bài đăng đạt được
những con số đó là vì tuy xuất thân là người Mỹ nhưng Kyo lại có thể lên tiếng đấu
tranh như một công dân Việt Nam, hơn nữa lời văn, cách dùng từ của anh rất độc đáo,
thâm sâu, gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng. Với lượng fan và người theo dõi
đông đảo trên mạng xã hội, bài đăng của Sơn Tùng M-TP đã xếp thứ hai về mức độ
quan tâm với 132 533 likes, 2 830 comments và 9 823 lượt shares.
Nói tóm lại, giới trẻ rất quan tâm tới các bài đăng thể hiện quan điểm của KOLs
về vấn đề Đường lưỡi bò. Lý do thứ nhất là do các bài viết đề cập đến vấn đề liên quan
đến chủ quyền biển đảo của đất nước. Lý do thứ hai là tác giả của các bài viết là những
người mà các bạn trẻ yêu mến và theo dõi.

1.1.4. Ảnh hưởng tới nhận thức và hành động của giới trẻ
Để phân tích những ảnh hưởng của các bài viết đối với giới trẻ, chúng tôi đã
nghiên cứu lần lượt từ những tác động đến nhận thức của các bạn trẻ, cho tới những
ảnh hưởng về mặt hành động. Các kết quả đều cho thấy các bài đăng của KOLs đều có
ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức và hành động của giới trẻ.
Về mặt nhận thức, các bài đăng phản đối Đường lưỡi bò của KOLs đều có tác
động và có khả năng định hướng suy nghĩ của các bạn trẻ về vấn đề này. Hầu hết các
bạn trẻ có xu hướng ủng hộ quan điểm mà các KOLs đưa ra trong bài viết của họ. Để
làm rõ điều đó chúng tôi đã thống kê và phân loại các bình luận thành 3 xu hướng
chính: ủng hộ, phản đối và không liên quan. Chúng tôi cho rằng bình luận là phương
tiện thể hiện sự nhận thức của các bạn trẻ một cách rõ ràng nhất.

3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các xu hướng bình luận trong bài đăng của ca sĩ Kyo York.

Trước tiên chúng tôi xét tỉ lệ các bình luận phân theo xu hướng trong bài đăng
của Kyo York làm ví dụ. Kết quả trong biểu đồ cho thấy cách thể hiện quan điểm của
Kyo đã có tác động tới nhận thức của hầu hết các bạn trẻ theo dõi bài đăng của anh.
15
Điều đó được thể hiện ở việc lượng bình luận ủng hộ chiếm tới 94% tổng số comments.
Bên cạnh đó vẫn có 1% bình luận của các bạn trẻ không bị tác động bởi bài đăng của
Kyo mà họ đưa ra ý kiến riêng của mình.

Không liên
KOLs Ủng hộ Phản đối quan Tổng
MC Phan Anh 1471 20 9 1500
NSƯT Thành Lộc 131 0 5 136
Thu Minh 161 1 4 166
Đông Nhi 511 1 3 515
Sơn Tùng M-TP 2260 101 469 2830
Bình An 326 14 18 358

Bảng số liệu các bình luận phân theo xu hướng trong các bài đăng còn lại.

Xét tỉ lệ bình luận trong các bài đăng còn lại, chúng tôi vẫn nhận được kết quả
tương tự. Nhận thức của hầu hết các bạn trẻ khi theo dõi các bài đăng đều có sự ảnh
hưởng từ quan điểm của KOLs, thể hiện ở việc lượng bình luận hưởng ứng theo những
quan điểm đó đều chiếm tỉ lệ rất cao, từ 80% tổng số comments trở lên. Trong đó bài
viết của Sơn Tùng M-TP có lượng bình luận ủng hộ cao nhất, 2260 bình luận, đứng thứ
hai là bài viết của MC Phan Anh với 1471 bình luận. Các bạn đọc đã tích cực hưởng
ứng quan điểm của các KOLs thông qua các bình luận như: “Đúng...Hoàng Sa Trường
Sa là của VN”, “Anh Tùng nói đúng đấy!”, “Hoan hô Phan Anh.. cố lên anh,ae luôn
đồng lòng ủng hộ những nghệ sĩ chân chính,đứng về chính nghĩa,dám nói,dám làm như
anh....chúc a sức khỏe....”Có thể thấy các KOLs đã khẳng định vai trò của mình trong
việc định hướng quan điểm của các bạn trẻ khi lượng bình luận ủng hộ chiếm tỉ lệ cao
như vậy.
Đối với những ảnh hưởng về mặt hành động, chúng tôi nghiên cứu dựa trên số
lượt chia sẻ của các bài đăng và số lượng bình luận của các bạn trẻ liên quan đến việc
hành động để hưởng ứng quan điểm của KOLs. Kết quả cho thấy các bài đăng đã thúc
đẩy các bạn trẻ hành động. Họ đã rất tích cực share các bài đăng này lên trang Facebook
của mình cũng như các trang hội, nhóm khác. Bảng số liệu thống kê lượng tương tác
cho thấy bài viết của Kyo York đứng đầu về lượt chia sẻ với 134 017 lượt. Bài viết của
NSƯT Thành Lộc nhận được 52 692 lượt chia sẻ, xếp thứ hai. Lượng chia sẻ các bài
viết vẫn tiếp tục tăng mỗi khi vấn đề Đường lưỡi bò nóng trở lại. Bên cạnh đó, nhờ có
sự kêu gọi của các KOLs mà các bạn trẻ đã cam kết hành động và kêu gọi những người
khác cùng tham gia, thể hiện ở các bình luận của họ: “Mọi người thay avatar đi!!!”,
“Chúng ta cùng để ảnh đại diện hình này nè các bạn trẻ ơi”,... Họ đã tham gia vào các
phong trào, nhiều nhất là thay ảnh đại diện phản đối Đường lưỡi bò, bởi đây là hành
động đơn giản và nhanh chóng nhất, không tốn kém thời gian, tiền bạc.
16
1.2. Vấn đề HD-981
1.2.1. Tổng quan vấn đề
Vụ hạ giàn khoan Hải Dương-981 (HD-981) là sự việc Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (Trung Quốc) đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển
từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm
hạ đặt khoan thăm dò vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc
gia đã có một số va chạm. Đây là sự xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc đối với
quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh và an toàn hàng
hải.
1.2.2. Mức độ quan tâm và cách thể hiện quan điểm của KOLs về vấn đề
Sự việc này đã khiến người dân và dư luận không chỉ trong nước mà cả quốc tế
hết sức bất bình. Nhiều cuộc biểu tình diễn ra nhằm lên án hành động sai trái của Trung
Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong số đó, không ít những
người nghệ sĩ, KOLs thuộc nhiều lĩnh vực đã lên án mạnh mẽ việc hạ đặt giàn khoan
trái phép của Trung Quốc cùng với đó là những hình ảnh, dự án thể hiện tình yêu quê
hương đất nước, một lòng hướng về biển đảo xa xôi.
Trong số hàng triệu KOLs đưa ra quan điểm của mình thông qua các dòng trạng
thái và hình ảnh trên các trang mạng xã hội, Vy Oanh và Hương Giang Idol là 2 người
nhận được rất nhiều những phản hồi của cộng đồng mạng. Cũng với việc lên án mạnh
mẽ hành động sai trái của Trung Quốc, hai KOLs này đã có cách thể hiện quan điểm
khác nhau.
Vy Oanh là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ kiêm diễn viên điện ảnh người Việt Nam, một
trong những KOLs thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả nhất là giới trẻ với hơn
230K người theo dõi trên trang cá nhân, fanpage 18000 likes cùng với lượng tương tác
rất cao. Còn Hương Giang Idol là Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế, sở
hữu một lượng fans khủng với hơn 1 triệu lượt theo dõi trên trang cá nhân cùng fanpage
có hơn 814000 likes.
Cách dẫn dắt vào vấn đề độc đáo là một trong những lí do khiến bài viết của các
KOLs luôn nhận được sự tương tác cực cao. Giữa trung tâm của các cuộc biểu tình diễn
ra ngày càng thường xuyên không chỉ trên khắp dọc miền của đất nước, ở trên thế giới,
nhất là lúc sự việc trở nên phức tạp hơn khi một số thành phần xấu kích động công
nhân tại Bình Dương và Hà Tĩnh phá hoại các nhà máy đang hoạt động tại Việt Nam,
Vy Oanh đã lên tiếng kêu gọi người dân yêu nước đúng cách trong vụ giàn khoan HD-
981. Cụ thể: “ Một mặt phải xua đuổi giàn khoan trái phép của TQ, mặt khác không
làm phức tạp tình hình, không để rơi vào bẫy của TQ là muốn VN sử dụng quân sự để
có cớ tiến tới”. Việc người dân Việt cần làm là kêu gọi kiều bào Việt ở nước ngoài gửi
thư có các thông điệp đến các Đại sứ quán TQ ở khắp nơi trên toàn thế giới, vận động
bạn bè quốc tế lên tiếng góp phần ngăn chặn hành vi quá khích của TQ để kêu gọi sự
lên tiếng của cộng đồng quốc tế. Dân Việt chúng ta cần phải theo dõi tin tức để hiểu
17
rõ vấn đề, để đoàn kết đồng lòng với nhau thì sức mạnh dân tộc sẽ tăng lên rất nhiều.”
Ngược lại, Hương Giang Idol đã thể hiện quan điểm yêu nước của mình ở một cái nhìn
khác. Cụ thể: “Tỉ dụ mà chiến tranh thật ý mà,các ca sĩ cũng vẫn cứ là lao ra trận
luôn cùng các chiến sĩ nhé,không đánh đc thì đi theo hát cổ vũ vậy. Cơ mà mình có 1
câu hỏi nho nhỏ là người Việt mình thì như kiểu sôi sục ra trận được đến nơi rồi, chứ
TQ đang bận dắt bắp cải đi dạo thì ai ra trận nhỉ :(” Cách dẫn dắt vào vấn đề của
Hương Giang thật đặc biệt. Từ một hiện tượng kỳ lạ xuất hiện ở Trung Quốc cùng thời
điểm với việc họ hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 ở vùng biển nước ta, hiện tượng
“giới trẻ Trung Quốc dắt bắp cải đi dạo.”, cô đã xoáy sâu vào tinh thần yêu nước của
người Trung Quốc một cách hài hước : “Trong khi người Việt ai cũng quyết tâm một
lòng vì Tổ Quốc quyết tâm ra trận thì giới trẻ Trung Quốc đang bận dẫn bắp cải đi dạo
thì ai ra trận được?” Chính câu nói này của cô đã khiến cho cộng đồng mạng cảm thấy
thích thú với sự so sánh. Hiện tượng “dắt bắp cải đi dạo” là hiện tượng giới trẻ Trung
Quốc coi bắp cải như là thú cưng và “xích” chúng lại và “dắt” đi ngoài đường phố để
“đối phó” với sự suy thoái và cô đơn ở tuổi trẻ”. Cách so sánh với một hiện tượng quái
đản này khiến người đọc dễ dàng có thể thấy chắc chắn phần thắng sẽ thuộc về Việt
Nam nếu xảy ra chiến tranh vì Việt Nam sở hữu số lượng người có một lòng yêu nước
cực kì lớn. Có lẽ bài viết của Hương Giang Idol không chỉ mang tới cho người đọc cảm
giác thích thú khi có sự so sánh hài hước mà sâu xa hơn, cô đã khích lệ và củng cố
được tinh thần yêu nước trong mỗi người Việt Nam.
Khi viết những bài viết này, cả Hương Giang Idol và Vy Oanh đều muốn thể
hiện việc lên án hành động sai trái của Trung Quốc và bày tỏ lòng yêu nước của mình.
Ngoài ra, trong khi Hương Giang còn đưa ra những câu thể hiện sự kêu gọi mọi người
hãy cùng đoàn kết, vững vàng lý tưởng yêu nước, luôn sẵn sàng khi Tổ Quốc cần thì
Vy Oanh còn muốn nhấn mạnh sâu hơn đến nhận thức, hành động của những người
dân Việt trước những thông tin sai lệch nhằm chia rẽ tình đoàn kết dân tộc.
1.2.3. Mức độ quan tâm của giới trẻ
Những bài viết lên tiếng ủng hộ Việt Nam, phản đối Trung Quốc về việc hạ đặt
giàn khoan trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thu hút được rất
nhiều sự quan tâm chú ý của cộng đồng mạng, tạo ra một làn sóng yêu nước mạnh mẽ.

18
4. Bảng số liệu thống kê lượng tương tác với bài đăng của từng KOL.

Có thể thấy, số liệu trên đã thể hiện sự việc hạ đặt trái phép HD-981 của Trung
Quốc được lan truyền một cách mạnh mẽ thông qua những bài viết chia sẻ trên mạng
xã hội của các KOLs.
Với 353000 likes, 36290 comments, 48000 shares, bài viết của Minh Hằng thu
hút lượng người tương tác cao nhất trong số 5 KOLs mà chúng tôi đưa ra phân tích.
Tiếp đến là bài viết của Hương Giang Idol ở vị trí số hai đạt 16200 likes, 470 comments
và hơn 50 lượt shares.

1.2.4. Ảnh hưởng tới nhận thức, hành động của giới trẻ
Nhờ vào các bài đăng chủ đề này của các KOLs, nhận thức và hành động của các
bạn trẻ - những người trực tiếp “tiêu thụ” các bài viết này - có bị ảnh hưởng ít nhiều.
Về nhận thức, trong cùng một thời điểm, sau khi đọc hàng loạt các bài viết về đề tài
này, hầu hết các bạn trẻ đều sẽ “vô tình” được khẳng định, nhấn mạnh lại một lần nữa
tình yêu quê hương đất nước, chủ quyền biển đảo trong nhận thức. Đó chính là một
trong những kết quả rất tích cực, định hướng được nhận thức của một bộ phận giới trẻ
trước vấn đề nhức nhối này.

19
5. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các xu hướng bình luận trong bài đăng của Minh Hằng

6. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các xu hướng bình luận trong bài đăng của Hương Giang Idol

Hơn 85% trong số comments là đồng tình với ý kiến của bài viết. Chỉ với dòng
tus rất đơn giản là câu khẳng định chủ quyền “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”
cùng với hình ảnh “Hướng về biển đông”, cộng đồng mạng hầu hết đều đồng tình với
quan điểm của Minh Hằng và họ cho rằng sẽ làm bất cứ việc gì để có thể bảo vệ được
chủ quyền, biển đảo của đất nước.

20
7. Những comments ủng hộ trong bài viết của Minh Hằng

Không kém cạnh, bài viết có cách dẫn dắt vào vấn đề khá thú vị của Hương
Giang Idol (đã phân tích ở trên) cũng nhận được rất nhiều comments ủng hộ.

8. Những comments ủng hộ trong bài viết của Hương Giang Idol

Hơn nữa, Hương Giang Idol cũng tương tác lại với những người bình luận vào
bài viết của mình. Không chỉ khẳng định lại quan điểm yêu nước của mình, Hương
Giang còn đưa ra những lập luận bác bỏ các ý kiến được cho là phản động. Bên cạnh
đó những lời nói khích lệ lòng yêu nước dành cho các bạn trẻ cũng đã được Hương
Giang nêu ra.

21
9. Những comments tương tác của Hương Giang Idol

Tuy nhiên, cả hai bài vẫn có hơn 6% lượng comments phản đối. Cụ thể, trong bài
viết của Minh Hằng có bạn có nick fb là Hưng Trọc chia sẻ: “Hướng ra đâu được nữa
khi người Việt Nam đã bán gần hết đất đai và lãnh thổ rồi” hay như nick Gia Hân Gia
Huy bình luận “Minh Hằng ơi, Trường sa, Hoàng Sa Việt Nam đã bán sang Trung
Quốc mất rồi còn gì”. Hay những comments phản đối trong bài viết của Hương Giang
đều có xu hướng nêu ra câu hỏi “Liệu có thật khi chiến tranh ca sĩ sẽ xung phong ra
trận không hay chỉ là lời nói?” hoặc là có phần lo sợ về việc “chắc gì” Việt Nam sẽ
thắng Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh”. Đây là vài trong số rất nhiều bình luận hết
sức tiêu cực và đã đi ngược lại so với tinh thần của bài viết được chia sẻ. Còn lại, đối
với các bài viết này, những comments không liên quan chủ yếu là việc thể hiện cảm
xúc bằng sticker hay là những lời quảng cáo dạo.
Về hành động, không ít bạn trẻ sau khi đọc xong các bài viết của KOLs đã ngay
lập tức chia sẻ bài viết về trang cá nhân của mình cùng với một dòng bình luận ngắn.
Ví dụ như: “Quyết giữ Biển Đông”, “Hãy hành động!”, “Cả nhà ơi, hãy cùng giữ
Biển Đông nhé”,... Ngoài ra, sau khi đọc bài những bài kêu gọi thay avatar để lan tỏa
tình yêu với Tổ Quốc của các KOLs, nhiều bạn trẻ cũng đã thay avatar với nội dung
khẳng định lại chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Tiểu kết vấn đề chính trị
Sau khi nghiên cứu vấn đề Đường lưỡi bò và vấn đề giàn khoan HD-981, chúng
tôi nhận thấy cả hai vấn đề đều nhận được mức quan tâm từ cao đến rất cao từ các
KOLs. Các bài đăng xoay quanh hai vấn đề cũng được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm,
trong đó các bài đăng về vấn đề Đường lưỡi bò nhận được mức độ quan tâm cao hơn,
thể hiện ở lượng tương tác khổng lồ. Các bài đăng xoay quanh cả hai vấn đề đều có
những ảnh hưởng nhất định tới nhận thức và hành động của giới trẻ. Quan điểm của
phần lớn các bạn trẻ đều chịu tác động bởi quan điểm của các KOLs, thể hiện ở lượng
bình luận ủng hộ các quan điểm đó luôn chiếm trên 80% tổng số bình luận. Còn về
mặt hành động thì hầu hết các bạn trẻ sau khi đọc xong các bài đăng sẽ chia sẻ lại,
ngoài ra họ đã có các hành động như kêu gọi và tham gia phong trào thay ảnh đại
diện,...
2. Vấn đề xã hội
Các vấn đề xã hội được nhóm lựa chọn để nghiên cứu bao gồm hai vấn đề đó là
vụ cháy rừng ở Amazon và vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Điểm chung của hai vấn
đề này đó là đều là những đề tài rất nóng, được cả xã hội quan tâm.
2.1. Cháy rừng Amazon

22
2.1.1. Tổng quan về vấn đề
Hiện nay, vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu là một trong những mối lo ngại lớn
nhất được cả thế giới quan tâm, đặc biệt sau các cuộc cách mạng công nghiệp, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của nhiều nước tăng mạnh. Theo kết quả từ báo cáo của IPCC và
nhiều trung tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu trên thế giới, nhiệt độ trung bình trên
bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh
trong khoảng 25 năm (từ 1980 đến 2005). Theo “Báo cáo Stern” do các nhà khoa học
Anh xây dựng, được chính phủ Anh công bố về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, cho
rằng nếu không thực hiện được chương trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà
kính theo Nghị định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng thêm
2°C. Về lâu dài, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm 5°C.
Năm 2019, thảm họa cháy rừng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ghi nhận
có đến 79000 vụ cháy rừng ở Brazil, cao nhất kể từ năm 2013, trong đó một nửa xảy
ra tại rừng Amazon - “lá phổi xanh” của trái đất. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc
sống của hàng chục triệu dân khu vực và lân cận cũng như ảnh hưởng trầm trọng đến
hành tinh của chúng ta. Tính riêng ngày 23 và 24/08, đã có hơn 1600 đám cháy bùng
phát tại Amazon.
2.1.2. Mức độ quan tâm và cách thể hiện quan điểm của KOLs trước vấn đề
Đứng trước tình trạng này, người dân trên toàn thế giới nói chung, người nổi tiếng
nói riêng đều quan tâm và lên tiếng về vụ việc. Trong đó, các KOLs tại Việt Nam cũng
có sự quan tâm nhưng không nhiều, chúng tôi đã chọn ra bài đăng của một số KOLs
nổi tiếng để phân tích như nghệ sĩ Châu Bùi, á hậu Hoàng Thùy, diễn viên Tăng Thanh
Hà, hoa hậu Tiểu Vy, MC Ốc Thanh Vân. Mỗi bài đăng đều cách thể hiện khác nhau
nhưng nhìn chung đều bày tỏ quan điểm xót xa, phẫn nộ trước thực trạng nguy cấp này
và kêu gọi mọi người ý thức, có trách nhiệm và cùng chung tay bảo vệ Môi trường vì
một “hành tinh xanh”.
Nhằm thay đổi nhận thức về tình trạng nguy cấp của rừng Amazon tại Brazil cũng
như những ảnh hưởng trầm trọng đến hành tinh chúng ta, Châu Bùi, cái tên sở hữu
trang Facebook với hơn 400000 người thích và hơn 1,7 triệu người theo dõi trên
Instagram, là nghệ sĩ được đông đảo giới trẻ yêu thích, đã lọt top 10 nhân vật truyền
cảm hứng của Wechoice Awards, đăng tải một bài viết kèm chuỗi hình ảnh trước và
sau thảm họa cháy rừng. Dòng trạng thái đưa ra con số 9500 đám cháy trong vòng 1
tuần ở Brazil, đặc biệt là ở Amazon. Cách truyền tải như vậy sẽ khiến công chúng nhận
thức được sự nghiêm trọng của sự việc cũng như cảm thấy xót xa, lo lắng cho tình trạng
của Amazon. Với Tiểu Vy - hoa hậu Việt Nam năm 2018, cô lại thông báo tình trạng
các đám cháy “lớn đến mức có thể nhìn thấy chúng từ không gian”. Bên cạnh đó, diễn
viên Tăng Thanh Hà cũng chia sẻ một bài viết của trang “Hạnh Phúc Xanh” kèm dòng
trạng thái: “Cháy rừng tồi tệ thế nào?”. Bài viết này đã nêu ra những số liệu chính xác
về tình trạng cháy rừng Amazon, hậu quả từ sự việc này kèm ba hình ảnh minh chứng,
thông tin đáng tin cậy, được trích từ trang báo BBC của Mỹ.

23
Đứng trước sự việc, nguyên nhân chính là do con người, để bày tỏ quan điểm phản
đối, chỉ trích hành động sai trái, Châu Bùi đã đặt ra câu hỏi nhằm nhắc nhở mỗi chúng
ta cần xem lại chính mình cũng như ý thức được hành động của mỗi người: “Chắc hẳn
ai cũng day dứt tự hỏi: Chúng ta đã và đang làm gì với chính nơi cho mình nguồn sống
thế này? Phải chăng con người đã sống quá vô tâm, ích kỷ?”. Với MC Ốc Thanh Vân,
bằng việc kể cuộc trò chuyện với con trai, đã nhấn mạnh rằng trẻ con cũng đã nhận
thức được việc phải bảo vệ môi trường mà chính người lớn lại đang phá hủy hành tinh
này, hơn nữa cô còn phản đối hành động sử dụng rác thải nhựa, không phân loại rác,...
Rừng Amazon cháy liên tục trong 1 tuần, không chỉ là vấn đề khu vực mà của cả
thế giới, chính vì vậy các KOLs đều đưa ra các lời kêu gọi giải cứu rừng cũng như
nhằm thay đổi hành động của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Châu Bùi
nhấn mạnh: “HÃY HÀNH ĐỘNG TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN”, kêu gọi mọi người thay
đổi từ việc nhỏ nhất, chung mục đích bảo vệ hành tinh xanh. Hoa hậu Tiểu Vy đã đính
kèm một bài báo của trang điện tử Kenh14.vn, chia sẻ 5 cách để giải cứu rừng Amazon
từ Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF. Á hậu Hoàn Vũ Việt Nam Hoàng Thùy đã
chia sẻ đường link từ diễn viên Leonardo DiCaprio nhằm kêu gọi mọi người quyên góp
cứu trợ hậu quả sau cháy rừng Amazon.
24
Kèm theo sự việc cháy rừng Amazon là những hashtag được các KOLs, báo chí
sử dụng như #saveAmazon #savethenature #protectourfuture #prayforAmazon nhằm
lan tỏa thông điệp rộng rãi đến công chúng qua phương tiện truyền thông xã hội.
2.1.3. Mức độ quan tâm của giới trẻ đối với chia sẻ của KOLs về vấn đề
Những bài chia sẻ của các KOLs đã nhận được nhiều sự quan tâm từ công chúng,
đặc biệt là giới trẻ. Điều này thể hiện qua lượng tương tác như nghìn lượt thích, bình
luận và hàng trăm lượt chia sẻ. Điển hình, bài viết của Châu Bùi nhận được khoảng
1600 lượt thích, khoảng 350 lượt chia sẻ,...
Cháy rừng tuy không phải là một sự việc mới lạ nhưng nhờ các bài đăng của KOLs
mà cháy rừng Amazon-lá phổi xanh của trái đất, xảy ra trên một đất nước cách xa Việt
Nam nửa vòng trái đất lại có độ phủ sóng, tương tác của cộng đồng mạng, đặc biệt là
các bạn trẻ, rất lớn.

10. Bảng số liệu thống kê lượng tương tác với bài đăng của từng KOL.

2.1.4. Ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của giới trẻ
Những chia sẻ của các KOLs có tác động lớn đến nhận thức của công chúng, tạo
cơ hội để người đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề môi trường nói chung, cháy
rừng nói riêng trên các phương tiện truyền thông xã hội.

25
11. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các xu hướng bình luận trong bài đăng của Hoa hậu Tiểu Vy

12. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các xu hướng bình luận trong bài đăng của Nghệ sĩ Châu Bùi

Nhìn chung, giới trẻ đều ủng hộ quan điểm của KOLs về vấn đề này. Theo số
liệu nghiên cứu từ hai bài đăng nhận được nhiều lượt bình luận của Tiểu Vy và Châu
Bùi, lần lượt có đến 80%, 50% bình luận đồng ý với quan điểm bài viết, cùng bày tỏ
sự phẫn nộ, xót xa trước sự việc, đồng thời lên án hành vi của con người gây cháy rừng
và cùng chia sẻ để lan tỏa thông điệp được rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, quan điểm của cá nhân được đưa ra trên mạng xã hội không tránh
khỏi những bình luận phản đối. Theo biểu đồ trên, chia sẻ của Châu Bùi cũng có đến
4% số bình luận không đồng tình, ví dụ như bạn X cho rằng: “Thấy Việt Nam mình đốt
rừng hoài thì ko nói”. Quan điểm của bạn X đã thể hiện sự không đồng tình khi KOLs
chia sẻ vấn đề cháy rừng ở nước khác chứ không phải của đất nước chúng ta.
26
Ngoài ra, những chia sẻ của người nổi tiếng thường được nhận nhiều sự tương
tác từ fans, chính vì vậy cũng có khá nhiều người có những bình luận không tương ứng
với thông điệp chia sẻ. Điều này thể hiện ở việc, ở mỗi bài đăng có rất nhiều những
bình luận không liên quan, ví dụ trong bài đăng của Châu Bùi, có đến 46% bình luận
không liên quan đến nội dung thông điệp. Đa số trong số những bình luận không liên
quan là những sticker, hình ảnh, bình luận quảng cáo,...
Nhờ sự lan tỏa thông điệp rộng rãi từ cộng động mạng, đặc biệt những người có
tầm ảnh hưởng, đã có tác động rất lớn đến hành động của giới trẻ. Theo quan sát, có
rất nhiều người chung tay hành động trước thảm họa cháy rừng Amazon nhằm “giải
cứu” hành tinh của chúng ta. Điều đó được thể hiện qua hàng trăm lượt chia sẻ giúp
mọi người nhận ra tình trạng này hay những hành động thiết thực như quyên góp trực
tiếp cho quỹ cháy rừng khẩn cấp của WWF, ký vào đơn kiến nghị của WWF nhằm ưu
tiên đưa vấn đề khẩn cấp Amazon vào chương trình của hội nghị thượng đỉnh G7 vào
cuối tháng 8 năm 2019 hay hơn chính là những hành động bảo vệ môi trường từ chính
mỗi cá nhân như giảm thiểu rác thải nhựa, trồng thêm cây xanh,...

2.2. Vấn đề Xâm hại tình dục trẻ em


2.2.1. Tổng quan về vấn đề
Hiện nay, xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề toàn cầu. Những vụ xâm hại tình
dục trẻ em ngày càng tăng và diễn biến phức tạp hơn trước, ảnh hưởng trực tiếp đến
tinh thần, thể xác và tương lai của những đứa trẻ. Vì vậy, xâm hại tình dục trẻ em gióng
lên một hồi chuông cảnh tỉnh lớn trong xã hội, khiến các KOLs cũng phải lên tiếng vì
vấn đề này.
Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Vũ Thị Kim
Hoa cho biết, trong 4 năm (2015-2018) và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra
7.829 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 7.767 trẻ em bị xâm hại. Trong đó, tại Hà Nội, từ
năm 2015 đến hết tháng 6-2019, có 365 vụ xâm hại tình dục trẻ em với 313 trẻ em bị
xâm hại, trong đó 199 vụ (chiếm 54,5%) với 220 trẻ em bị xâm hại.6

2.2.2. Mức độ quan tâm và cách thể hiện quan điểm của KOLs về vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các KOLs rất quan tâm đến vấn
đề này. Kể từ năm 2017, KOLs chia sẻ quan điểm của mình về vấn đề xâm hại tình dục
trẻ em nhiều hơn, số lượng bài đăng thể hiện sự bất bình lên tới con số hơn 100 bài,
ngoài Facebook là kênh thông tin chính, quan điểm của KOLs cũng được thể hiện ở
các bài báo, các bài phỏng vấn, các chương trình thực tế,... khi họ tham gia có liên quan
đến vấn đề trên. Họ nhận thấy tính nghiêm trọng của vấn đề và đồng thời nhận thấy
trách nhiệm của họ đối với cộng đồng và xã hội.
Những KOLs tiên phong trong việc lên tiếng về vấn đề này gồm có ca sĩ Hoàng
Bách, Á hậu Hoa hậu Việt Nam 2014 Diễm Trang,... Tiếp sau đó là những nghệ sĩ trẻ

6
Theo báo Sức khỏe và đời sống. “6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 7.829 vụ xâm hại trẻ em”. 20 tháng 8
năm 2019. <https://suckhoedoisong.vn/6-thang-dau-nam-2019-toan-quoc-xay-ra-7829-vu-xam-hai-tre-em--
n162268.html> truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.
27
có sức ảnh hưởng lớn như ca sĩ Kyo York, diễn viên Thùy Anh, MC Phan Anh... Các
nghệ sĩ thể hiện thái độ gay gắt, bức xúc về các vụ án xâm hại tình dục xảy ra ở Việt
Nam. Trong các bài đăng thì nhóm đã lựa chọn 2 bài có lượng tương tác cao nhất đến
từ MC Phan Anh và siêu mẫu Xuân Lan.
Phan Anh là một MC, diễn viên, người mẫu ảnh và nhà hoạt động xã hội. Tháng
10 năm 2016, anh đã tạo ra một hiện tượng gây xôn xao dư luận khi chỉ trong 1 tháng
mời gọi được 24 tỷ đồng giúp đỡ cho người dân ở miền trung Việt Nam bị thiên tai.
Còn Xuân Lan là một siêu mẫu nổi tiếng, một diễn viên và đạo diễn thời trang. Chị
từng tham gia diễn xuất trong một số bộ phim như Những cô gái chân dài, Tóc rối,
Người mẫu,... Cả hai nghệ sĩ đều sở hữu các trang Facebook cá nhân có hàng triệu lượt
theo dõi (Phan Anh sở hữu 1139507 người theo dõi; Xuân Lan sở hữu 307243 người
theo dõi). Họ đã có những bài viết tâm huyết thể hiện sự bất bình trước vấn đề này.
Hai KOLs thể hiện quan điểm của mình theo 2 cách khác nhau. Để dẫn dắt vấn
đề, Phan Anh mở đầu bằng việc kể lại câu chuyện của mình - bản thân anh cũng là một
nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em: “6 tuổi: có một bạn gần nhà thường xuyên bắt
tôi tụt quần ra, nằm lên và nghe bạn ấy kể những câu chuyện kinh khủng về việc quan
hệ tình dục. 7 tuổi: một người quen kia lớn hơn tôi khá nhiều, khi ngủ cùng đã cầm tay
tôi nhét vào trong quần và hôn tôi trong bóng tối. Cũng khoảng thời gian đó, một bữa
chúng tôi đang chơi thì có tiếng quát và tiếng cười ầm ĩ của mấy người lớn khi phát
hiện ra hai đứa nhóc tầm 5 tuổi gì đó trong xóm đang bắt chước làm chuyện giống
phim con heo. 8 tuổi: trong khi lang thang chơi buổi trưa một mình, có người kia gọi
tôi vào nhà…” Từng câu chữ là cảm xúc, cảm giác của anh khi đó, nó đáng sợ như thế
nào. Kết thúc bài viết anh đặt ra nhiều câu hỏi: “Tôi chỉ mong mỗi người nếu có thể,
hãy thật bình tâm nhìn lại chính mình, để thấy chúng ta có thật sự vô can? Có phải có
lúc chúng ta đã từng thoả hiệp với cái xấu? Có phải chúng ta đã từng chấp nhận nhiều
điều mà chúng ta không muốn? Có phải chúng ta bao lần cho là việc của ai đó thì
không lên tiếng?...”. Anh thể hiện sự khó chịu, lên án mạnh mẽ sự thờ ơ của công
chúng, pháp luật, các chính quyền thiếu chuyên nghiệp, có dấu hiệu bao che, truyền
thông vào cuộc chưa quyết liệt và kêu gọi người dân hãy đứng lên đấu tranh.
Ở một góc nhìn khác, liên quan đến vấn đến xâm hại tình dục trẻ em, Xuân Lan
đã đưa thông tin về sự việc người đàn ông 76 tuổi dâm ô với 9 đứa khác nhau ở Vũng
Tàu đầu năm 2017. Trong đó, đứa bé 6 tuổi là nạn nhân chịu thiệt thòi nặng nề nhất.
Khi đó, các cơ quan chức năng muốn che giấu sự việc trên, nhưng chi tiết của vụ việc
đã được người mẹ của bé 6 tuổi đưa lên mạng xã hội. Ngay lập tức sự việc lan tỏa rất
nhanh, siêu mẫu Xuân Lan cũng đã đưa lên trang cá nhân của mình trên Facebook, mở
đầu bằng việc trực tiếp kêu gọi các chính quyền hãy vào cuộc, tố cáo rằng các cơ quan
có dấu hiệu bao che, đồng thời, những ai đã xem, đã đọc, hãy chia sẻ rộng rãi đến tất
cả mọi người, điều đó vừa là một lời cảnh tỉnh cho những bố mẹ thờ ơ với con của họ,
và cũng là một lời răn đe đối với các chính quyền.

28
Hai KOLs đều bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này bằng cách dẫn dắt vấn
đề khác nhau. Không chỉ riêng 2 KOLs trên, các KOLs khác cũng phản đối mạnh mẽ
nạn xâm hại tình dục trẻ em (Diễn viên Thùy Anh đặt hashtag #lêntiếng để kêu gọi
trừng trị các kẻ ấu dâm,...), họ đều có những mục đích chung là lên án mạnh mẽ pháp
luật, truyền thông, chính quyền thờ ơ, bao che, lấm láp; kêu gọi mọi người hành động,
chia sẻ không chỉ mạng xã hội mà cả ngoài đời thực, hãy đứng lên đấu tranh; đưa ra
phương pháp dạy trẻ đúng đắn về giới tính, cách ứng xử và hành động trước vấn đề
trên.
2.2.3. Mức độ quan tâm của giới trẻ đối với những chia sẻ của KOLs về vấn
đề xâm hại tình dục trẻ em
Thông qua like, comment, share, chúng tôi nhận thấy rằng đa số giới trẻ quan tâm
đến những chia sẻ của KOLs, đặc biệt là các KOLs mà họ thích và theo dõi thường
xuyên. Các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em xảy ra qua nhiều năm, mỗi một năm sẽ có
những vụ việc lớn có tầm ảnh hưởng đến cả nước, và các KOLs cũng bày tỏ trực tiếp
quan điểm về vấn đề đó, ví dụ: Lê Thùy Anh - vợ Đăng Khôi bày tỏ quan điểm về vụ
việc người đàn ông ôm đứa bé trong thang máy đầu năm nay, hoặc là Kyo York nói về
vụ bé gái lớp 1 bị xâm hại tình dục ở TP.HCM ngay tại lớp học đầu năm 2017,... Tổng
9 bài đăng của các nghệ sĩ: Hoàng Bách, Á hậu Diễm Trang, Phan Anh, Kyo York,
Hoa hậu Ngọc Hân, Thùy Anh, Vợ Đăng Khôi - Lê Thùy Anh, Nhạc sĩ Nguyễn Văn
Chung, Xuân Lan là 40040 likes, 2000 comments, 3470 lượt share.

29
13. Bảng số liệu thống kê lượng tương tác với bài đăng của từng KOL.

Có sự chênh lệch rõ ràng giữa các bài đăng của các KOLs, Phan Anh (29603 likes)
đứng đầu về lượt like, sau đó là Xuân Lan (3015 likes) và Kyo York (2600 likes). Về
bình luận và share giữa các KOLs cũng có sự chênh lệch. Nguyên nhân là do: Thứ nhất,
số người theo dõi của họ trên Facebook vào thời điểm đấy, vì mỗi một nghệ sĩ chia sẻ
quan điểm về các vụ ấu dâm qua các năm khác nhau; Thứ hai, độ tuổi quan tâm đến
vấn đề trên. Độ tuổi quan tâm chính vẫn là những người mẹ, những người đã có gia
đình (51%), còn giới trẻ quan tâm ít hơn, chỉ 41%. Quả thật, xâm hại tình dục ảnh
hưởng lớn đến những đứa trẻ, bố mẹ chúng chú ý đến vấn đề này để có thể đưa ra
phương pháp bảo vệ, dạy con tốt về vấn đề giới tính. Còn giới trẻ họ là những người
trưởng thành, họ có những mối quan tâm khác trong cuộc sống hơn là vấn đề trên. Có
thể nói, vấn đề xâm hại tình dục chỉ là một trong những vấn đề mà giới trẻ đọc và theo
dõi hàng ngày, chứ không quá cần thiết đối với họ.

14. Biểu đồ thống kê độ tuổi bình luận các status của các KOLs

30
Dựa trên lượng tương tác trên các bài đăng của các KOLs, Phan Anh và Xuân Lan
nhận được sự quan tâm nhất trong 9 KOLs. Phan Anh với 29603 lượt like, 1200
comments và 1200 lượt share. Xuân Lan có 3015 lượt like, 150 comments và 1200 lượt
share.

2.2.4. Những ảnh hưởng tới nhận thức, hành động của giới trẻ
Để phân tích ảnh hưởng của các bài viết đến bản sắc cá nhân của giới trẻ, chúng
tôi phân tích dựa trên 2 khía cạnh: nhận thức và hành động. Các kết quả đều cho thấy,
quan điểm của KOLs ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, mang tính định hướng đến quan điểm
cá nhân của họ.
Về mặt nhận thức, giới trẻ bị ảnh hưởng bởi quan điểm mà KOLs đưa ra, họ bình
luận và chia sẻ theo đúng định hướng của KOLs; ngoài ra, một bộ phận giới trẻ thể
hiện quan điểm cá nhân riêng, một bộ phận khác không đọc bài viết, bình luận với nội
dung không tương ứng như “sticker”, hoặc chỉ gắn thẻ bạn bè. Để phân tích ảnh hưởng
đến nhận thức của giới trẻ, chúng tôi phân tích bình luận của họ, ngoài ra, nó cũng thể
hiện ở chú thích khi họ share bài của KOLs (phần sau). Theo ước tính từ số liệu nghiên
cứu, 60% - 80% bình luận có nội dung phù hợp đối với bài chia sẻ.

15. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các xu hướng bình luận trong bài đăng của MC Phan Anh

31
16. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các xu hướng bình luận trong bài đăng của Siêu mẫu Xuân Lan

Đối với MC Phan Anh, 72% số người bình luận đều có nội dung tương tự như nội
dung bài viết của anh và những người đó đã thay đổi quan điểm của mình về vấn đề
này. Qua câu chuyện của MC Phan Anh các bạn trẻ đã mạnh dạn hơn, họ cũng đã tự
trải lòng về câu chuyện của mình, phải đọc comment chúng ta mới biết rằng, thật sự có
rất nhiều người đã từng là nạn nhân của vấn đề trên, thậm chí là các KOLs khác nổi
tiếng trong Showbiz, sự tiên phong của Phan Anh như là đòn bẩy, tạo một môi trường
giúp cho mọi người chủ động hơn, dũng cảm hơn, mạnh mẽ hơn.

32
Một vài bình luận thể hiện rõ quan điểm cá nhân của họ, ví dụ như bạn Nguyễn
Linh viết: “Có lẽ đã xảy ra nhiều vụ việc như vậy. Nhưng vì sự xấu hổ mà không dám
lên tiếng. Người bị hại thu mình mà sợ tai tiếng. Im lặng chịu đựng. Có thể sống tiếp
hoặc tìm đến thế giới khác. Điều đó đã tiếp tay cho những kẻ xấu xa đồi bại. Em đã rất
ủng hộ những bậc phụ huynh, những em bé đã mạnh mẽ đấu tranh. Và cả anh - người
dám đối mặt với quá khứ không vui. Và có lẽ. Không phải chuyện xấu kể ra đã là xấu.
Nó giúp ích cho mọi người có một cái kết có hậu hơn!”
Cũng như Phan Anh, khi Xuân Lan đề cập về vụ việc người đàn ông hãm hại
những đứa trẻ ở Vũng Tàu, rất nhiều người đã bức xúc và lên tiếng. 73% người bình
luận đều đồng tình, ủng hộ với bài đăng của chị. Hơn nữa, vụ việc ở Vũng Tàu còn có
nguy cơ bị “lấp liếm”, bao che, thông tin mới nhất năm 2018 là người đàn ông đó vì
tuổi cao nên đã được giảm án. Giới trẻ bức xúc với một loạt comment: “Tới bây giờ vụ
việc như vậy mà vẫn chưa giải quyết nữa cơ à? bao che lâu thế?”, “Khốn nạn”, “Bức
xúc quá”,... Hành động của chị Xuân Lan đã thôi thúc giới trẻ, khiến họ có trách nhiệm
hơn với hành động của mình, và sử dụng mạng xã hội có ích hơn.
Về mặt hành động, đối với những lời kêu gọi share bài, các bạn trẻ lập tức hành
động ngay, chia sẻ trên trang cá nhân của mình hoặc là vào các hội, nhóm và đi kèm
với chú thích, thể hiện bản sắc cá nhân của họ, quan điểm của họ sau mỗi bài viết. Đây
là hình thức vừa thay đổi hành động vừa thay đổi nhận thức.
Ngay sau bài viết của Phan Anh, hiệu ứng truyền thông mạnh với 1200 lượt share.
Bài viết của anh đã giúp cho giới trẻ mạnh dạn hơn, nói lên suy nghĩ nhiều hơn, có
những người chỉ share, nhưng đó cũng là một hành động ý nghĩa, vì nó cung cấp thông
33
tin đến mọi người. Hơn nữa, không ít những người khác đã lên án luật pháp, thậm chí,
họ đã thay đổi trong chính hành động của mình, họ chia sẻ với dòng trạng thái “Đừng
im lặng”, “Hãy đứng lên đấu tranh”, đa số nội dung khi share bài trùng khớp với nội
dung của MC Phan Anh, một vài bạn khác thể hiện quan điểm của mình như bạn Tai
Nguyen nói: “Trước giờ cứ tưởng con trai không bị” hoặc của bạn Long Nguyễn :
“Cái vấn đề ở đây là Ai dám lên tiếng như anh... Và mấu chốt là những người bị hại
có dám lên tiếng. K phải là im lặng nhưng không biết phải làm như thế nào. Trên thực
tế chúng ta cũng vậy. Mình phẫn nộ đó bức xúc đó, nhưng được gì??”.
Siêu mẫu Xuân Lan sau bài viết, chị cũng có 1000 lượt chia sẻ ngay lập tức. Bài
viết của chị ngắn gọn, dễ hiểu, thẳng thắn lên án vụ việc, và trực tiếp kêu gọi mọi người
hành động, để vụ việc có thể giải quyết triệt để lúc đó. Bài viết của chị cũng tạo ra hiệu
quả truyền thông vô cùng lớn, mọi người share rất nhiều và đều đi kèm với dòng chữ
“ Mọi người hãy share đi” “Mọi người share mạnh mẽ lên để đòi lại công bằng cho
em bé”,... Lời nói của chị có sức nặng rất lớn, những ai đã đọc bài gần như đều share
và kêu gọi mọi người share như chị.
Tiểu kết vấn đề xã hội
Sau khi nghiên cứu về 2 vấn đề xã hội, chúng tôi nhận thấy rằng KOLs có sự quan
tâm cũng như chia sẻ dễ dàng hơn về những vấn đề xã hội bởi lẽ chúng gắn liền và ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống mỗi người. Khi tiếp nhận thông điệp truyền thông của
KOLs về vấn đề xã hội, đặc biệt là những thần tượng, giới trẻ có xu hướng quan tâm
nhiều hơn. Tuy nhiên, những chia sẻ của KOLs về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em nhận
được lượng tương tác lớn hơn, được giới trẻ cực kì quan tâm, gần gũi với độ tuổi của
họ hơn so với vấn đề môi trường mang tính khoa học như là cháy rừng Amazon. Bên
cạnh đó, KOLs đóng vai trò rất lớn trong việc truyền tải thông điệp, định hướng giới
trẻ từ việc nhận thức được thực trạng, hậu quả đến việc chia sẻ những cách thức để đối
phó với vấn nạn của mỗi vấn đề.
3. Thảo luận
Sau khi nghiên cứu, nhóm chúng tôi rút ra một vài ý kiến như sau:
Thứ nhất, hiện nay, các KOLs ngày càng có xu hướng chia sẻ nhiều hơn về các
vấn đề chính trị - xã hội, ví dụ như vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đã xảy ra từ lâu
nhưng cho đến tận những năm 2017 trở đi, trong thời đại truyền thông số, vấn đề này
mới được chia sẻ công khai trên mạng xã hội, lan tỏa đến nhiều người hơn.
Thứ hai, những chia sẻ của KOLs nhận được sự quan tâm rất lớn của giới trẻ. Bởi
lẽ, họ là những người có tầm ảnh hưởng đến những người theo dõi họ, đặc biệt là giới
trẻ. Đồng thời, những phát ngôn hay hành động của họ đều mang tính định hướng trong
những vấn đề chính trị, xã hội.
Thứ ba, trong bốn vấn đề nhóm chúng tôi nghiên cứu, vấn đề “Đường lưỡi bò”
được giới trẻ quan tâm nhất, và có sức ảnh hưởng nhất đến quan điểm cá nhân của giới
trẻ.

34
Về nhận thức, có thể thấy rằng, với nội dung tích cực mà các KOLs muốn truyền
tải trên từng vấn đề khác nhau, giới trẻ đều trực tiếp bày tỏ dưới 2 hình thức thể hiện
rõ quan điểm cá nhân nhất là bình luận và khi chia sẻ bài viết. Hầu như nội dung bình
luận và chia sẻ đều đi theo định hướng của KOLs, ví dụ như: vấn đề “Đường lưỡi bò”,
giới trẻ thể hiện bản sắc cá nhân riêng của mình, ví dụ như: comment của bạn Nguyễn
Hạ Cụ Vân cũng về vấn đề “Đường lưỡi bò”: “Cảm ơn ý tốt của anh nhưng em thấy
cái hình này ko đúng anh ạ. Cái lưỡi bò đó thực tế đâu có tồn tại. Sao lại đi cắt 1 thứ
ko có thực? Đất đai của chúng em, chúng em có quyền sở hữu, chứ ko hề cắt xén của
ai cả. Hình ảnh này là ko hợp lý. Chúng em sẽ rất biết ơn nếu anh share bản đồ nước
Việt Nam có đầy đủ Trường Sa và Hoàng Sa. Xin cảm ơn anh.” (Bạn Vân thể hiện quan
điểm trước hình ảnh Kyo York đăng về hình đầu con bò đang thè lưỡi, có chữ China
giữa trán và có một đôi bàn tay cầm kéo chuẩn bị cắt lưỡi bò).
Về hành động, giới trẻ hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào kêu gọi ngay tại bài
đăng trên trang cá nhân của KOLs vì đó là những hoạt động nhanh gọn, không tốn kém
thời gian, tiền bạc, và không gây tổn hại gì cho họ, hơn là tham gia vào những hoạt
động thực tế vì họ không cảm thấy an toàn khi không biết những người tổ chức ra sự
kiện đó là ai, có mục đích thật sự là gì. Ví dụ như về vấn đề “Cháy rừng Amazon”, giới
trẻ chia sẻ với dòng trạng thái: “Rừng Amazon đang bị hủy diệt” hoặc là “Hãy cùng
nhau: "1 hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn" vì sự tồn tại của sinh vật nói chung và loài
người nói riêng ... ”,... họ thể hiện rõ mục đích lan tỏa và quan điểm cá nhân của
họ.

35
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày nay, việc sử dụng các trang mạng xã hội trên internet đã trở nên thông dụng
với tất cả mọi người, nhất là ở giới trẻ. Nhờ đó, giới trẻ có thể nắm bắt các quan điểm
của KOLs một cách dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây, xuất hiện nhiều vấn đề
“nóng” liên quan đến chính trị xã hội như là tranh chấp trên biển Đông (Đường lưỡi
bò, giàn khoan HD-981, bãi tư chính,...); cháy rừng, khủng bố, các tệ nạn xã hội,...
Những vấn đề chính trị - xã hội mang tính thời sự, được đông đảo người dân quan tâm,
đặc biệt là giới trẻ. Nhận thức được điều này, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu đề tài
nghiên cứu khoa học: “KOLs trước những vấn đề chính trị - xã hội, sự ảnh hưởng
đến việc định hình bản sắc cá nhân của giới trẻ”.
Đề tài nghiên cứu khoa học của chúng tôi được thực hiện trong vòng 3 tháng
(20/09/2019 - 20/12/2019). Sau khi quan sát trên mạng xã hội - kênh thông tin chính là
Facebook với 3 số liệu là like, share, comment, chúng tôi đã xác định được mức độ ảnh
hưởng của KOLs khi chia sẻ về các vấn đề chính trị - xã hội đối với giới trẻ. Tiếp theo,
chúng tôi phân tích nội dung và số liệu để có thể đi sâu tìm hiểu cốt lõi, bản chất của
vấn đề, giải thích các số liệu đã thu được sau khi quan sát, làm rõ mục đích và mục tiêu
nghiên cứu đã đề ra ngay từ đầu.
Các hình thức tiếp cận vấn đề của nhóm chúng tôi dựa trên các kênh thông tin sau:
Thứ nhất, về mức độ quan tâm đến vấn đề chính trị - xã hội của KOLs. Phần lớn
họ đều quan tâm đến các vấn đề này và họ chia sẻ theo cách khác nhau, góc nhìn khác
nhau, 2 hình thức chủ yếu là trực tiếp vào thẳng vấn đề hoặc họ sẽ dẫn từ một câu
chuyện khác,... Dù theo cách dẫn dắt vấn đề nào, nhưng mục đích chung là đều hướng
đến những điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng và xã hội.
Thứ hai, về mức độ quan tâm của giới trẻ qua những chia sẻ của KOLs về vấn đề
chính trị - xã hội. Thông qua lượng tương tác với các bài viết chúng tôi nhận thấy rằng
đa số giới trẻ quan tâm đến những chia sẻ của KOLs, đặc biệt là các KOLs mà họ thích
và theo dõi thường xuyên. Số lượng giới trẻ rất quan tâm và cực kì quan tâm đến các
vấn đề chính trị - xã hội cao hơn hẳn số lượng giới trẻ không quan tâm hay ít quan tâm
đến các vấn đề này.
Thứ ba, về ảnh hưởng đến việc định hình bản sắc cá nhân của giới trẻ. Qua cách
đặt vấn đề khác nhau, giới trẻ hầu như đã thay đổi nhận thức và hành động của mình
theo những quan điểm mà các KOLs muốn giới trẻ noi theo.
Về nhận thức, giới trẻ quan tâm đến vấn đề chính trị nói chung, đặc biệt là những
vấn đề liên quan đến chủ quyền của đất nước, bởi những vấn đề này liên quan trực tiếp
đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Họ thể hiện rõ bản sắc cá nhân đối với vấn đề này.
Là những công dân yêu nước, khi có bất kỳ hành động nào vi phạm đến chủ quyền, các
vấn đề dân tộc, thì tất cả người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ đều đứng lên đấu tranh
bằng cách chia sẻ và kêu gọi trên mạng xã hội. Điều này thể hiện được bản sắc, lòng
yêu nước, tự tôn dân tộc của toàn dân, đặc biệt là các bạn trẻ. Ngoài ra, đối với những

36
vấn đề nhạy cảm, giờ đây truyền thông, đặc biệt là KOLs cũng đã đứng lên đấu tranh,
giúp những người bị hại. Qua những hành động đó, giới trẻ cũng mạnh dạn lên tiếng
hơn, chia sẻ rộng rãi hơn trên mạng xã hội, thậm chí những câu chuyện mà họ không
dám nói trước đây.
Về hành động, kết quả nghiên cứu cho thấy giới trẻ ủng hộ quan điểm của KOLs,
sau khi KOLs đăng bài họ thường đưa ra bình luận ngay lập tức hoặc hưởng ứng như
thay ảnh đại diện, chia sẻ,... Trong các vấn đề, vấn đề dân tộc vẫn gây hiệu ứng lớn
nhất, hành động thay toàn bộ ảnh đại diện thành lá cờ Việt Nam được giới trẻ thực hiện
nhiều nhất.
Thứ tư, về vai trò của KOLs trong thời đại công nghệ số hiện nay. Trước khi đưa
một thông tin lên mạng xã hội, nhất là trang cá nhân của họ, các KOLs cần phải có
trách nhiệm với nguồn thông tin và những phát ngôn của mình. Những thông tin của
KOLs có tính định hướng đến công chúng rất cao, đặc biệt là giới trẻ, vì vậy, nếu họ
đưa thông tin sai sự thật, sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của những người
tham gia mạng xã hội, những người theo dõi họ.
2. Kiến nghị
Chúng tôi mong muốn ở các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm hiểu sâu hơn về ảnh
hưởng quan điểm của KOLs về các vấn đề chính trị - xã hội khác đến việc định hình
bản sắc cá nhân của giới trẻ. Chúng tôi cũng mong muốn thông qua nghiên cứu này và
các nghiên cứu tiếp theo, đề xuất được những giải pháp thiết thực, có thể thực hiện với
quy mô lớn để có thể cải thiện được số lượng cũng như chất lượng về nguồn tin của
các vấn đề chính trị - xã hội tới giới trẻ. Hạn chế thông tin giả và thông tin sai sự thật
trên mạng xã hội để giúp cho mạng xã hội văn minh hơn.
Sau đây, chúng tôi xin đề xuất một vài đề tài nghiên cứu khoa học tiếp theo:
- Ảnh hưởng của những phát ngôn từ KOLs đến sự phát triển nhân cách giới trẻ.
- Phân tích xu hướng gia tăng số lượng KOLs trên phương tiện truyền thông xã hội.

37
PHỤ LỤC 1. Bài đăng của KOLs
1. Vấn đề về Đường lưỡi bò

1. Bài đăng của Ca sĩ Kyo York

2. Bài đăng của NSƯT Thành Lộc

38
3. Các bài đăng của MC Phan Anh, Ca sĩ Đông Nhi, Sơn Tùng M-TP, Thu Minh, Diễn viên Bình An

2. Vấn đề hạ đặt trái phép Giàn khoan HD-981 ở Biển Đông

39
4. Các bài đăng của Hương Giang Idol, Ca sĩ Minh Hằng, Vy Oanh, Hương Tràm và NSƯT Chiều
Xuân

3. Vấn đề Cháy rừng Amazon

40
5. Các bài đăng của Nghệ sĩ Châu Bùi, Hoa hậu Trần Tiểu Vy, Á hậu Hoàng Thuỳ và Diễn viên
Tăng Thanh Hà

41
6. Bài đăng của MC Ốc Thanh Vân

4. Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em

7. Bài đăng của Ca sĩ Hoàng Bách

42
8. Bài đăng của MC Phan Anh

9. Bài đăng của Ca sĩ Kyo York

43
10. Bài đăng của chị Lê Thuỳ Anh (vợ Ca sĩ Đăng Khôi)

11. Bài đăng của Diễn viên Nguyễn Thuỳ Anh, Hoa hậu Ngọc Hân, Á hậu Diễm Trang, Siêu mẫu
Xuân Lan, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
44
PHỤ LỤC 2. Bảng phân tích dữ liệu
BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THỐNG KÊ
Môn Phương pháp Nghiên cứu Truyền thông
Số liệu
KOLs nghiên cứu
Comment
Chủ đề Vấn đề Ủng hộ/ Hashtag sử dụng Xu hướng chính, mục đích của status Link báo tham khảo
Like Share Không
Trong nước Nước ngoài Đồng Phản đối TỔNG
liên quan
cảm
Kyo York 689 970 134 017 35 503 454 1 893 37 850 - Lên án việc Trung Quốc xâm hại chủ quyền
#HoangsaTruongsabe
longtoVietnam biển đảo Việt Nam.
#ParacelislandsSpratl
yislandsbelongtoViet - Lên án việc các ngôi sao Trung Quốc đăng tải
nam
MC Phan Anh 62 968 1 598 1471 20 9 1500 #Chinaneedtorespecti các status và hình ảnh ủng hộ việc làm sai trái
nternationalrulingove
rsouthchinasea của nước họ.
#NoU #Chexit
#EastVietnamSea - Chia sẻ sự bất bình tới công chúng, những
Đường #đừngimlặng
người theo dõi.
lưỡi bò NSUT Thành Lộc
1 004 52 692 131 0 5 136
của Nguyễn Báo
- Kêu gọi sự đồng lòng phản đối từ người theo
Trung Thu Minh 16 596 1 005 161 1 4 166
Quốc Đông Nhi 11 175 450 511 1 3 515 dõi.
Sơn Tùng 132 533 9 823 2260 101 469 2830
- Kêu gọi người theo dõi hành động (đăng bài,
#HoangsaTruongsaBe
Bình An 32 420 11 618 326 14 18 358
longToVIETNAM
thay avatar,...).
Tống Thiến - Ủng hộ việc Trung Quốc nhận khu vực
Ngô Diệc Phàm
TF Boys
“đường lưỡi bò” thuộc chủ quyền nước mình.
Phạm Băng Băng

Chính Lục Tiểu Linh


Đồng - Lan truyền sự ủng hộ đó tới người theo dõi.
trị
Khổng Tú Quỳnh
Chí Trung
Không có status (Chỉ thay avatar)

Chiều Xuân 590 1 11 0 0 11


https://giaoduc.net.vn/Van-
hoa/Sao-Viet-doi-avatar-dong-
Không có status loat-huong-ve-Bien-Dong-
post144271.gd?fbclid=IwAR1i
Hương Tràm 651 6 3 0 3 6 U5idVifmCR6-
pBloXL6Cy2PP2mUgapx-
7cJ5Ybq7Za-
Trang Pháp
wMUQtHw5hLgc
- Khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt
HD 981
Minh Hằng 353 000 4 800 3200 300 129 3629

Nam
Nêu lên cách ca sĩ Việt Nam bảo vệ đất nước.

Hương Giang Idol 1620 6 40 3 4 47 Đồng thời bình luận về cách giới trẻ TQ thể

hiện ngay lúc đó

Vy Oanh 503 4 7 1 1 9

349 Trong - Nêu ra tình trạng cháy rừng nguy cấp 1


đó 34 share tuần ở Amazon
bày tỏ quan
#saveAmazon - Lên tiếng chỉ trích sự vô tâm của con
điểm thương
Châu Bùi 1600 12 1 11 24 #savethenature
xót, kêu gọi người đối với thiên nhiên
#protectourfuture
bảo vệ rừng,
MT cùng - Kêu gọi bảo vệ môi trường từ những hành
hastag động nhỏ
9 trong đó Kêu gọi cộng đồng quyên góp để giải cứu
có 1 share
bày tỏ quan
Hoàng Thùy 430 4 0 2 6
điểm lên
trang cá https://www.baogiaothong.v
nhân hậu quả sau cháy rừng n/chay-rung-amazon-hoang-
321 trong đó - Nêu ra tình trạng nguy cấp của rừng thuy-tieu-vy-va-nhieu-sao-
có 15 share viet-len-tieng-
Amazon amazon
ủng hộ quan d432566.html?fbclid=IwAR
điểm của - Kêu gọi mỗi cá nhân hành động từ những 18J8DPqiD6Ud35WiHeA1T
Tiểu Vy 550 8 0 2 10 #prayforamazon
Tiểu Vy và việc nhỏ nhất vXZDIwUeqEvoGYh8jLYu
lan tỏa hành YM3LZ4CN2gStVEYs
động bve - Share bài báo về 5 cách giải cứu rừng
MT amazon
- Chỉ trích hành động vô trách nhiệm của
con người gây hậu quả nặng nề đến môi
8 share
có sử dụng nhưng trường
MC Ốc Thanh Vân 1500 không bày tỏ 16 1 5 22
không liên quan - Lan tỏa thông điệp mỗi cá nhân, đặc biệt
gì cả
là người lớn cần thay đổi hành động ngay
lập tức
- Lan tỏa hậu quả khủng khiếp của vụ cháy
24 trong đó
rừng Amazon suốt 1 tuần qua
Tăng Thanh Hà 411 6 share bày 0
- Kêu gọi mỗi cá nhân cần ý thức và hành
tỏ quan điểm
động để bảo vệ MT
- Đưa ra 11 lời khuyên để bảo vệ con.
https://m.thanhnien.vn/van-
- Lên án nền giáo dục Việt Nam đang có hoa/sao-viet-bay-cach-bao-
Xã hội ve-con-truoc-van-de-xam-
những lỗ hổng: giáo dục giới tính là một
hai-tre-em-
Hoàng Bách 1000 76 37 3 17 57
1068281.amp?fbclid=IwAR
lĩnh vực trầm trọng nhất nhưng gần như bị
2CvPodj6e7QAti-
bỏ qua, hoặc dạy cho có. cuwhvgZeo-ZQP09hzOWD-
v0XOKWhx-9PJ8qvsF-hcs

Đưa ra biện pháp của mình là: đồng


https://bestie.vn/2019/04/sao-
Á hậu Diễm Trang
viet-day-con-cach-tranh-bi-
- Á hậu HHVN 268 1 13 0 14 27 hành cùng con khi con còn quá bé cho
xam-hai-giua-van-nan-au-
2014
dam-gay-buc-xuc
đến khi con tự ý thức được.
Phan Anh 29603 1200 868 196 136 1200 * Kêu gọi mọi người Hành động, chia sẻ và
Kyo York 2600 924 139 0 15 154 đứng lên đấu tranh: https://laodong.vn/archived/s
- Phan Anh tố cáo pháp luật, các chính ao-viet-phan-no-len-an-xam-
Hoa hậu Ngọc Hân 2000 91 73 0 10 73
quyền thiếu chuyên nghiệp, có dấu hiệu bao hai-tinh-duc-tre-em-
Xâm hại Thuỳ Anh Bộ tứ
tình dục 205 2 7 0 0 7 #lêntiếng che, truyền thông vào cuộc chưa quyết liệt 685897.ldo
10a8
trẻ em và kêu gọi người dân hãy đứng lên đấu
tranh.
- Kyo York gay gắt lên án vụ bé gái lớp 1 bị
Thùy anh Lê - xâm hại năm 2017, kêu gọi mọi người hãy
984 134 212 0 8 220
Vợ Đăng Khôi hành động , bỏ qua thế giới ảo, bảo vệ con
em mình để vạch mặt và trừng trị những tên
tội phạm một cách thích đáng. Kêu gọi mọi
* Đưa ra phương pháp dạy trẻ.
- Nguyễn Văn Chung thể hiện thái độ gay
Nhạc sĩ Nguyễn Văn
365 42 98 0 14 112 gắt, quyết liệt trước vấn đề xâm hại trẻ em (
Chung
sử dụng các từ : ĐỒI BẠI, THỂ LOẠI
CẦM THÚ ,... ).
Kêu gọi mọi người hành động. Hãy share và https://laodong.vn/archived/s
ao-viet-phan-no-len-an-xam-
lên tiếng kêu gọi các cơ quan chức năng vào hai-tinh-duc-tre-em-
Xuân Lan 3015 1000 110 0 40 150 685897.ldo?fbclid=IwAR3E
cuộc. Tố cáo các cơ quan, pháp luật dấu pochcrSpvWLum7jK5nSPz
gbyIsyuoJ_pG9KAFXsyvck
hiệu bao che. 48s4AHJFz5kA

45
PHỤ LỤC 3. Tài liệu tham khảo
1. Sách “Phương pháp Nghiên cứu Truyền thông”, TS. Vũ Tuấn Anh, Giáo trình
lưu hành nội bộ Học viện Ngoại giao.
2. Theo John Street. "Celebrity Politicians: Popular Culture and Political
Representation". The British Journal of Politics and International Relations.
1 tháng 11 năm 2004.
3. Theo Debating Europe. “Should celebrities stop talking about politics?”. 23
tháng 8 năm 2018. <https://www.debatingeurope.eu/2018/08/23/should-
celebrities-stop-talking-about-politics/#.XZoigh8TpPZ> truy cập ngày 28
tháng 9 năm 2019.
4. Theo Nahuel Ribke. "A Genre Approach to Celebrity Politics: Global
Patterns of Passage from Media to Politics”. 17 tháng 3 năm 2015.
5. Theo Ranker. “Famous Politicians from Vietnam”.
<https://www.ranker.com/list/famous-politicians-from-vietnam/reference> truy
cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.
6. Theo The Perspective. “SHOULD CELEBRITIES BE THE VOICE OF
SOCIAL CAUSES?”
<https://www.theperspective.com/debates/entertainment/celebrities-voice-
social-causes/> truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2019.
7. Theo báo Sức khỏe và đời sống. “6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra
7.829 vụ xâm hại trẻ em”. 20 tháng 8 năm 2019.
<https://suckhoedoisong.vn/6-thang-dau-nam-2019-toan-quoc-xay-ra-7829-vu-
xam-hai-tre-em--n162268.html> truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019.

46

You might also like