You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


---------------------------------

TIỂU LUẬN

HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: VỐN XÃ HỘI

Đề tài : Vốn xã hội và những đặc trưng của vốn xã hội.


Tác động đến quá trình phát triển sự nghiệp và đến gia
đình của bản thân.

Người thực hiện: Phạm Quỳnh Anh – 320I0131

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Mai

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023


Lời cam đoan

Em xin cam đoan Tiểu luận cuối kỳ do chính em nghiên cứu và thực
hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả Báo cáo cuối kỳ là trung thực và không sao chép từ bất kỳ báo
cáo của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong Tiểu luận cuối kỳ có nguồn gốc, xuất
xứ ro ràng.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Quỳnh Anh


Lời cảm ơn

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường đại học Tôn Đức
Thắng đã đưa môn Vốn xã hội vào chương trình giảng dạy. Em đặc biệt cảm ơn
giảng viên bộ môn – cô Lê Thị Mai đã truyền đạt cho chúng em những bài giảng
chất lượng với tinh thần nhiệt huyết trong suốt thời gian vừa qua. Từ những điều
cô dạy, chúng em đã có những góc nhìn khách quan và tường tận hơn về cuộc
sống và áp dụng được những kiến thức đã học vạo thực tiễn đời sống.

Bài báo cáo này do em tự tìm hiểu và hoàn thành, do đó bài báo cáo này sẽ
có những khuyết điểm và sai sót. Em rất mong nhận được những lời phê bình và
góp ý để có thể khiến bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................................................2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................... 2
1.1. Khái niệm “vốn xã hội” ...........................................................................................2
1.2. Đặc trưng của “vốn xã hội” ....................................................................................2
1.2.1. Vốn xã hội dựa trên mạng lưới các mối quan hệ ...................................................2
1.2.2. Vốn xã hội dựa vào các chuẩn mực niềm tin và sự tương hỗ ................................3
1.2.3. Vốn xã hội dựa trên sự gắn kết xã hội ................................................................... 3
2. SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VÀ ĐẾN GIA
ĐÌNH CỦA BẢN THÂN ................................................................................................ 4
2.1. Sự tác động đến quá trình phát triển sự nghiệp .................................................. 4
2.1.1. Lợi thế trong việc tiếp cận thông tin ...................................................................... 4
2.1.2. Lợi thế về sự nâng đỡ và cơ hội việc làm ...............................................................5
2.1.3. Phát triển các kỹ năng mềm ................................................................................... 5
2.1.4. Có được sự chuyên nghiệp và uy tín ...................................................................... 6
2.1.5. Động lực và người cố vấn ...................................................................................... 7
2.2. Sự tác động đến gia đình .........................................................................................7
2.2.1. Sự tiếp cận với nguồn tài nguyên và hỗ trợ ........................................................... 7
2.2.2. Sự tiếp cận với kiến thức và thông tin ....................................................................7
2.2.3. Sự phát triển các kỹ năng xã hội ............................................................................8
2.2.4. Cảm giác thuộc về .................................................................................................. 8
2.2.5. Sự định hình và cố vấn ........................................................................................... 8
KẾT LUẬN ......................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................10
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển từng ngày của xã hội, cùng với những chuyển giao công nghệ và
hội nhập quốc tế, vốn xã hội vẫn luôn là một giá trị có tầm ảnh hưởng to lớn đối với
từng cá nhân trong quá trình phát triển, và trưởng thành. Vốn xã hội còn thông qua
từng cá nhân tác động lên cả những gia đình của những cá nhân đó.
Có thể nói, để có thể tận dụng được vốn xã hội của bản thân để nắm bắt được
những cơ hội phát triển bản thân, cải thiện mức sống của gia đình chính là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của mỗi người, đặc biệt là sinh viên với bước đầu bước
chân vào xã hội chân chính, hay con gọi là “thế giới của người trưởng thành”. Vốn xã
hội hòa cùng các loại vốn khác, như vốn kiến thức, vốn tiền bạc sẽ là nền tảng cho
bước đầu phát triển sự nghiệp của sinh viên. Bản thân tôi cũng mong muốn mình có
được một tương lai tốt đẹp và có khả năng lo lắng được cho gia đình mình, do đó tôi
đã quyết định viết về đề tài: “Vốn xã hội và những đặc trưng của vốn xã hội. Tác động
đến quá trình phát triển sự nghiệp và đến gia đình của bản thân”.

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài


Mục đích: Giải thích được khái niệm “vốn xã hội” và đặc trưng của nó, qua đó làm
ro tác động của vốn xã hội lên quá trình phát triển sự nghiệp và đến gia đình của mình.
Đối tượng nghiên cứu: Vốn xã hội và vận dụng vốn xã hội đối với sự nghiệp, gia
đình.
3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết,
phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm “vốn xã hội”
Các nguồn lực mà cá nhân hay tập thể có thể tiếp cận được thông qua mạng xã hội
của họ được gọi là “vốn xã hội”.
Những nguồn lực này không chỉ là những giá trị hữu hình (thu nhập, tài sản, …)
mà còn là những giá trị vô hình (kiến thức, sự hỗ trợ, cơ hội, …). (Tzanakis, 2013)
Nền tảng của vốn xã hội thường là việc sử dụng các mối quan hệ giữa người với
người và đạt được mục tiêu chung. (Tzanakis, 2013)
Vốn xã hội như một công cụ, hay một chiếc vé thông hành để mỗi người có thể đạt
được mục tiêu, hoàn thành các công việc của họ một cách thành công, hiệu quả và
nhanh chóng hơn so với khả năng thực sự của chính họ.
Vốn xã hội như một công cụ, hay một chiếc vé thông hành để mỗi người có thể đạt
được mục tiêu, hoàn thành các công việc của họ một cách thành công, hiệu quả và
nhanh chóng hơn so với khả năng thực sự của chính họ.
Một ví dụ trong thực tiễn đời sống sẽ cho chúng ta cảm thấy dễ hiểu hơn về vốn xã
hội. Như khi sinh viên chúng ta tham gia câu lạc bộ dành cho sinh viên tài chính,
chúng ta sẽ được cung cấp một môi trường có nhiều hơn các công cụ tài chính do tập
thể chia sẻ và cùng nhau đóng góp, đó là những thứ mà mỗi cá nhân khó có thể tự
mình tiếp cận được do không có đủ kinh phí. Bên cạnh đó, trong câu lạc bộ sẽ có nhiều
người khác nhau với những kiến thức khác nhau, chúng ta có thể học hỏi từ kiến thức
cũng như kinh nghiệm của người khác bằng việc trao đổi những thứ mà mình có. Có
thể nói, vốn xã hội không chỉ khiến một cá nhân phát triển mà còn khiến cho cả tập thể
phát triển.
1.2. Đặc trưng của “vốn xã hội”
1.2.1. Vốn xã hội dựa trên mạng lưới các mối quan hệ
Đặc trưng này ngụ ý rằng nó là kết quả của các mối quan hệ và ràng buộc mà mọi
người có với nhau. Các liên kết này có thể có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm tình
bạn, mạng lưới chuyên nghiệp và sự tham gia của cộng đồng. Mọi người có thể có
được các nguồn lực, kiến thức và hỗ trợ thông qua các mối quan hệ đối tác này mà họ
có thể không tự mình làm được. (La Due Lake & Huckfeldt, 1998)

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua việc tận dụng các mối quan hệ để tiếp
cận khách hàng. Một cá nhân có mạng lưới liên hệ chuyên nghiệp mạnh mẽ có thể tận
dụng các mối quan hệ này để tiếp cận các cơ hội việc làm hoặc có được khách hàng
mới. Tương tự như vậy, một cá nhân có mạng lưới bạn bè và gia đình vững chắc có thể
tiếp cận các nguồn lực và hỗ trợ tinh thần trong thời gian căng thẳng hoặc khủng
hoảng.

1.2.2. Vốn xã hội dựa vào các chuẩn mực niềm tin và sự tương hỗ
Đặc trưng này có nghĩa là vốn xã hội được xây dựng dựa trên một tập hợp các giá
trị và kỳ vọng được chia sẻ giữa các cá nhân và các nhóm trong một xã hội. Nói một
cách dễ hiểu, đó là mọi người gắn kết với nhau qua việc tin rằng sự gắn kết này sẽ có
được lợi ích cho tất cả mọi người, mọi người đều sẽ giúp đỡ nhau, cho nên mỗi cá
nhân đều sẽ cống hiến, hành động vì lợi ích chung và từ đó cùng nhau tiến bộ. Đây là
một yếu tố then chốt trong sự phát triển của vốn xã hội. Sự hiện diện của các chuẩn
mực này là một chỉ báo quan trọng về sức mạnh và chất lượng của vốn xã hội trong
một xã hội. (Henry et al., 2011)

Ví dụ cho việc này có thể một hoạt động của ngân hàng là gửi tiền tiết kiệm, đây là
một hoạt động dựa trên các tiêu chuẩn có đi có lại và niềm tin trong cộng đồng. Trong
hoạt động này, ngân hàng đã thay mặt cho cộng đồng tập hợp các khoản tiền nhàn rỗi
của họ để cung cấp các khoản vay cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ mà người gửi
tiền không thể trực tiếp tiếp cận. Những người gửi tiền kỳ vọng về lãi suất ngân hàng
trả cho các khoản tiền nhàn rỗi mà mình gửi, các doanh nghiệp và cá nhân cần vốn có
thêm cơ hội đầu tư, và ngân hàng có niềm tin doanh nghiệp sẽ có khả năng thanh toán
nợ và ngân hàng có được lợi nhuận thông qua việc làm trung gian.

1.2.3. Vốn xã hội dựa trên sự gắn kết xã hội


Đặc trưng này cho thấy vốn xã hội được định hình và tác động bởi bối cảnh xã hội,
kinh tế và văn hóa mà nó xuất hiện. Điều này cho thấy rằng nó không phải là một thứ
cố định mà nó sẽ thay đổi liên tục, bởi vì sự tác động của các yếu tố trong xã hội.
(Fukuyama, 2002)
Bên cạnh đó, vốn xã hội có giá trị trong bối cảnh này có thể không có giá trị trong
bối cảnh khác. Nói đơn giản là, mạng lưới quan hệ trong ngành nghệ thuật có thể có
giá trị với những họa sĩ, nhạc sĩ, nhưng không có giá trị đối với những người làm bác
sĩ.
Điều này có thể thấy thông qua sự khác biệt về vốn xã hội giữa cộng đồng người
làm nghệ thuật và người làm công sở. Đối với cộng đồng người làm nghệ thuật thì vốn
xã hội có thể là cơ hội triển lãm khi gặp được những người thực sự khớp gu nghệ thuật,
ý tưởng sáng tạo được truyền từ những người hoặc vật xung quanh. Trong khi đó,
cộng đồng người làm công sở thì dựa trên mạng lưới chuyên nghiệp và trao đổi thông
tin kinh doanh và giới thiệu.
2. SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VÀ ĐẾN
GIA ĐÌNH CỦA BẢN THÂN
2.1. Sự tác động đến quá trình phát triển sự nghiệp
2.1.1. Lợi thế trong việc tiếp cận thông tin
Đối với những sinh viên có nhiều vốn xã hội hơn, đặc biệt là những sinh viên có
mối quan hệ với những người đã và đang đi làm ở các công việc, ngành nghề mà họ
quan tâm, sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin về nghề nghiệp hơn. Họ có thể khám phá thêm
về các ngành nghề khác nhau, các kỹ năng theo yêu cầu, các công ty đang tuyển
dụng,... Nhờ đó, họ có thể lập kế hoạch và lựa chọn nghề nghiệp của mình tốt hơn. (Li
et al., 2014)

Đặc biệt là khi bản thân lựa chọn theo ngành tài chính, việc cập nhật thông tin, tin
tức hằng ngày, hằng giờ, thậm chí từng phút, từng giây là một điều thiết yếu. Bởi lẽ,
thị trường kinh tế - tài chính là một thị trường biến động không ngừng và mỗi biến
động đều ảnh hưởng rất lớn đến công việc, thu nhập của bản thân. Cập nhật thông tin
sớm nhất để có được những kế hoạch, phương án phòng hờ cho tương lai khi có
chuyện xảy ra.
Ví dụ như vào đầu năm, khi những người khác không biết về việc thị trường chứng
khoán vào giữa năm sẽ xuống đáy và tích trữ tiền để bắt đáy vào thời điểm đó để được
lợi nhuận cao nhất, thì thông qua thầy Hưng và An - những người có kinh nghiệm hơn
tôi trong mảng này - tôi đã biết được thông tin đó và có sự chuẩn bị. Bên cạnh đó, việc
chỉ nắm bắt thông tin qua các nền tảng công cộng sẽ khó phân biệt được đúng sai, dễ
dàng bị dắt mũi. Tuy nhiên, khi có vốn xã hội, và mối quan hệ đó đủ chất lượng, ta sẽ
có niềm tin đúng hơn và đạt được thông tin chính xác hơn.

2.1.2. Lợi thế về sự nâng đỡ và cơ hội việc làm


Những cơ hội việc làm chất lượng thường có thể được tìm thấy thông qua mạng xã
hội của mỗi người. Sinh viên đại học có vốn xã hội rộng và chất lượng hơn có thể có
cơ hội kết nối với những người đã làm việc trong ngành nghề hoặc công việc mà họ
quan tâm. Điều này có thể ngay lập tức dẫn đến cơ hội thực tập, cơ hội nghề nghiệp
hoặc thậm chí là lời mời làm việc. Bên cạnh đó thông qua vốn xã hội sẵn có, họ có thể
được làm quen với những người tài giỏi hơn hay được thăng tiến lên một công việc tốt
hơn. (Seibert et al., 2001)

Điều này đã được thể hiện rất ro từ năm nhất đại học của tôi. Ban đầu khi tôi lựa
chọn việc làm nhân viên phục vụ bán thời gian ở Little Du Miên, bản thân cũng không
có quá nhiều kì vọng đối với công việc này và chỉ xem nó như một công việc hỗ trợ
thu nhập. Tuy nhiên, sau khi làm việc được một tuần, anh quản lý (anh Tứ) đã thấy
được khả năng của tôi, đó là kỹ năng tiếng anh và anh ấy biết rằng tôi đang học ngành
tài chính nên quyết định cho tôi chuyển sang bộ phận thu ngân và giới thiệu cho tôi
sếp của anh là anh Tịnh. Thông qua công việc này, tôi không chỉ được học hỏi và thực
hành việc liên quan đến ngành học của mình, như kết sổ sách, tính doanh thu, … mà
còn hiểu ro hơn về ngành F&B và sẵn sàng thay đổi nếu như ngành nghề chính của
mình có sự biến động quá lớn. Bên cạnh đó, tôi có thể luyện tập tiếng Anh giao tiếp
của mình cũng như khả năng chăm sóc khách hàng khi giao tiếp với khách nước ngoài
và trong nước.

2.1.3. Phát triển các kỹ năng mềm


Một trong những điều tất yếu mà sinh viên phải có đó chính là kỹ năng mềm. Với
mạng lưới quan hệ rộng lớn và mối quan hệ mạnh mẽ, sinh viên có thể có cơ hội có
được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm. Họ có thể phát triển
các kỹ năng này thông qua các hoạt động ngoại khóa, các công tác xã hội và cả thông
qua việc làm thêm nếu họ biết cách lựa chọn đúng.

Thông qua công việc tôi đã kể ở phía trên, tôi không chỉ được học hỏi và thực hành
việc liên quan đến ngành học của mình, cũng như những công việc liên quan đến kế
toán như kết sổ sách, tính doanh thu,… mà còn hiểu ro hơn về ngành F&B và sẵn sàng
thay đổi nếu như ngành nghề chính của mình có sự biến động quá lớn. Bên cạnh đó,
tôi có thể luyện tập tiếng Anh giao tiếp của mình cũng như khả năng chăm sóc khách
hàng khi giao tiếp với khách nước ngoài và trong nước.

Bên cạnh đó, khi thực hiện các bài tập nhóm, bài báo cáo trong lớp, tôi cũng thường
chủ động nhận làm trưởng nhóm để có thể phát triển khả năng lãnh đạo, khả năng
phản biện, khả năng thuyết phục người khác cũng như khả năng thuyết trình của mình.
Tôi cũng thường chủ động đưa ra những câu hỏi, hay trao đổi với giảng viên của mình
để có được mối quan hệ tốt cũng như nguồn kiến thức chính xác và vững chắc.

2.1.4. Có được sự chuyên nghiệp và uy tín


Những sinh viên có mạng lưới xã hội rộng lớn có thể có cơ hội sớm tạo dựng danh
tiếng nghề nghiệp của mình. Họ có thể phát triển kinh nghiệm quan trọng và để lại ấn
tượng tích cực với người khác bằng cách tham gia vào các vai trò lãnh đạo, làm việc
trong các dự án và thực tập, cùng nhiều hoạt động khác. Điều này có thể hữu ích khi
đăng ký các chương trình sau đại học hoặc tìm kiếm việc làm.

Bởi vì sự chủ động tiếp cận với các nguồn lực như tôi đã kể ở trên thì ngay học kỳ
hè năm nay (2022 - 2023), tôi phải đi thực tập và đã tìm được một nơi thực tập khá là
suôn sẻ. Mặc dù tôi không có thành tích nổi trội trong các cuộc thi cấp trường, cấp
quận hay các thành phố, nhưng nhờ xây dựng mối quan hệ tốt, tinh thần ham học hỏi
mà tôi thể hiện ở trên lớp đối với người thầy của mình, đồng thời là kinh nghiệm ở
công việc trước đó, tôi đã được nhận vào công ty của thầy.
2.1.5. Động lực và người cố vấn
Điều này thật sự khá chính xác, chính vì tôi nhận được sự ủng hộ và sự tin
tưởng từ gia đình từ bé nên tôi luôn có niềm tin với những kế hoạch và dự định của
mình trong tương lai. Bố mẹ tôi luôn tạo điều kiện cho tôi tự lập khi còn bé với vai
trò là chị cả trong gia đình, tôi còn học được sự biết ơn và chịu trách nhiệm. Chính
vì thế trước mọi chuyện tôi đều sẽ có sẵn kế hoạch và những phương án dự phòng.

Đối với người cố vấn, đó là giảng viên của tôi - thầy Phương - một người dạy
tôi ở một môn chuyên ngành. Có thể nói khẩu vị rủi ro khi đầu tư của thầy có một
sự tương đồng với tôi và tôi có thể học được rất nhiều từ các quan điểm đầu tư của
thầy. Bên cạnh đó chính là việc thầy luôn có niềm tin về sự tự học cũng như sự tôn
trọng về quan điểm đối với học sinh của mình. Điều đó thể hiện ở việc rằng khi lên
lớp, thay vì tự mình dạy và truyền đạt kiến thức, thì thầy đã đặt ra câu hỏi để
chúng tôi tự đi tìm câu trả lời trước.
2.2. Sự tác động đến gia đình
2.2.1. Sự tiếp cận với nguồn tài nguyên và hỗ trợ
Các gia đình có nhiều mối quan hệ xã hội có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn lực và
sự hỗ trợ nhiều hơn. Trong những giai đoạn khó khăn, họ có thể nhận được sự hỗ trợ
từ bạn bè, đại gia đình, các tổ chức cộng đồng, …

Nhờ việc bác tôi sinh sống ở vùng quê ít dịch bệnh vào thời kì COVID-19 bùng
phát, bác tôi cũng sẵn lòng cho gia đình tôi tá túc vì nhà tôi có thể sẽ gặp phải khó
khăn về kinh tế nếu tiếp tục sinh sống ở thành phố, nhà tôi đã suôn sẻ vượt qua mùa
dịch.

2.2.2. Sự tiếp cận với kiến thức và thông tin


Các gia đình có nhiều mạng xã hội có cơ hội chia sẻ kiến thức và thông tin hữu ích
với nhau. Đối với gia đình tôi, vì mẹ tôi làm nghề buôn bán và đối tượng khách hàng
là học sinh, cho nên việc nắm bắt thông tin ngày nghỉ và ngày học của học sinh, cũng
như thị hiếu của học sinh. Cho nên việc mẹ có mối quan hệ tốt với hàng xóm và những
khách hàng nhỏ tuổi của mình cũng khiến cho công việc của mẹ trở nên suôn sẻ. (Li et
al., 2014)
2.2.3. Sự phát triển các kỹ năng xã hội
Các thành viên trong gia đình có thể cải thiện các kỹ năng giao tiếp của họ, chẳng
hạn như giao tiếp, đồng cảm và giải quyết tranh chấp, bằng cách tương tác với nhiều
người khác. Mối quan hệ của gia đình sau đó được củng cố bởi những khả năng này.
Trẻ em tiếp thu các kỹ năng xã hội quan trọng bằng cách quan sát cha mẹ tương tác
với người khác từ khi còn nhỏ. Hầu hết mọi người trong gia đình tôi đều có khả năng
giao tiếp khá tốt do nhà vốn làm nghề buôn bán, kể cả hai đứa em gái của tôi.

2.2.4. Cảm giác thuộc về


Nhu cầu cơ bản của con người về sự thuộc về được thỏa mãn một phần bởi mối
quan hệ chặt chẽ với bạn bè, nhóm hàng xóm và tổ chức cộng đồng. Các gia đình trải
nghiệm cảm giác thuộc về một thứ gì đó lớn hơn chính họ. Điều này làm tăng niềm vui
và hạnh phúc của họ. Trên thực tế, gia đình tôi khá thích cảm giác thân thiết giữa mọi
người trong xóm. Tôi vẫn thường hay thấy mẹ đi chơi và ăn uống cùng mọi người
trong xóm. (Carpiano & Hystad, 2011)

2.2.5. Sự định hình và cố vấn


Có những người cố vấn và hình mẫu bên cạnh cha mẹ của những đứa trẻ thực sự có
lợi cho chúng. Việc chúng tiếp xúc với những người trưởng thành hơn, đáng tin cậy
hơn có tác động tốt đến cách chúng phát triển. Những người cố vấn này cũng có thể
cung cấp cho phụ huynh sự trợ giúp, tư vấn và hỗ trợ bổ sung. Việc tôi quen biết với
những đối tác, bạn bè của ba tôi trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và đưa ra quyết
định lựa chọn ngành nghề này chính là một minh chứng.
KẾT LUẬN
Sự phát triển nghề nghiệp của cá nhân và khả năng tiếp cận các nguồn lực và hỗ trợ
của gia đình bị ảnh hưởng đáng kể bởi vốn xã hội, hoặc mạng lưới và mối quan hệ
giữa mọi người. Mọi người nên cải thiện mối quan hệ và kết nối của mình thông qua
việc tham gia vào các nhóm cộng đồng và xã hội cũng như các cuộc gặp gỡ trực tiếp
để tạo ra vốn xã hội. Hơn nữa, đầu tư vào các mối quan hệ vững chắc được xây dựng
trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau sẽ được đền đáp về cách cuộc sống của bạn
diễn ra một cách chuyên nghiệp, cá nhân và trong gia đình bạn. Trong thế giới hiện đại,
mạng lưới và kết nối xã hội là điều cần thiết để thành công.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Carpiano, R. M., & Hystad, P. W. (2011). “Sense of community belonging” in health
surveys: what social capital is it measuring? Health & place, 17(2), 606-617.
Fukuyama, F. (2002). Social capital and development. SAIS Review (1989-2003),
22(1), 23-37.
Henry, A. D., Lubell, M., & McCoy, M. (2011). Belief systems and social capital as
drivers of policy network structure: The case of California regional planning.
Journal of public administration research and theory, 21(3), 419-444.
La Due Lake, R., & Huckfeldt, R. (1998). Social capital, social networks, and political
participation. Political psychology, 19(3), 567-584.
Li, Y., Ye, F., & Sheu, C. (2014). Social capital, information sharing and performance:
Evidence from China. International Journal of Operations & Production
Management.
Seibert, S. E., Kraimer, M. L., & Liden, R. C. (2001). A social capital theory of career
success. Academy of management journal, 44(2), 219-237.
Tzanakis, M. (2013). Social capital in Bourdieu’s, Coleman’s and Putnam’s theory:
empirical evidence and emergent measurement issues. Educate~, 13(2), 2-23.

You might also like