You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
Đề tài:“VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN FACEBOOK”

GVHD: Nguyễn Đỗ Tùng


Học phần: SKL10180

TP.HCM, ngày 09 tháng 01 năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
Đề tài:“VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN
FACEBOOK”

GVHD: Nguyễn Đỗ Tùng


Học phần: SKL10180

TP.HCM, ngày 09 tháng 01 năm 2023

ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN


2
% MỨC ĐỘ
STT MSSV HỌ VÀ TÊN HOÀN KÝ TÊN
THÀNH
1 221A010608 TRẦN MINH TRUNG 100%
2 221A010611 TRẦN TRUNG NGHĨA 100%
3 221A010601 PHẠM HỮU KHANG 100%
4 221A010615 HOÀNG TRẦN PHƯƠNG UYÊN 100%
5 221A010625 ĐỖ ĐIỆN BIÊN 100%

3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
……………………………………………………………....
………………………………………………………………
……………………………………………………………….
………………………………………………………………
TP.HCM, ngày 09 tháng 01 năm 2023

4
Mục Lục

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................
I. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................
II. Thời gian thực hiện:..............................................................................................
III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:.............................................................................
3.1/ Ý nghĩa khoa học:............................................................................................
3.2/ Ý nghĩa thực tiễn:............................................................................................
IV. Tình hình nghiên cứu khoa học:...........................................................................
V. Tính cấp thiết của đề tài:.......................................................................................
VI. Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................
4.1/ Mục tiêu tổng quát:........................................................................................
4.2/ Mục tiêu cụ thể:.............................................................................................
VII. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:....................................................................
VIII. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................
Nội dung Nghiên Cứu................................................................................................
Chương 1. Một số khái niệm cơ bản:......................................................................
Chương 2: Thực trạng..............................................................................................
Kết Luận.....................................................................................................................
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................

5
MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:
- Sự phát triển của mạng xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của toàn xã hội
trong những năm gần đây. Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng” theo quan
điểm của Thomas L. Friedman tác giả của cuốn sách World is flat (Thế giới phẳng)
không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội. Song sự tiện ích mà mạng xã hội
mang lại cho người dùng như: thông tin nhanh, khối lượng thông tin phong phú
được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về giải trí... vẫn còn một mặt khá quan
trọng, làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm, và
các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối. Thế nên, mạng xã hội đã trở
thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng
kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả.Thời đại 4.0,
thời đại của internet khiến người người nhà nhà điều xử dụng các trang mạng xã
hội.
- Cùng với dự phát triển không ngừng của các lĩnh vực văn hoá, công nghệ, khoa
học kỹ thuật,…thì mạng xã hội nói chung và facebook nói riêng đã không ngừng
hoàn thiện để phục vụ nhu cầu cuộc sống . Facebook cũng đã và đang chiếm lĩnh
hầu hết toàn bộ thị trường: kết nối, trao đổi, nhu cầu giải trí, nắm bắt thông tin…
của con người cũng dần dần được nâng cao. Đó cũng là điểm mạnh của facebook,
tuy nhiên vì sự rộng lớn và “tự do” của nó đã mang lại vô hố hệ luỵ khó mà tránh
khỏi .Một số bộ phận đã lạm dụng và khiến bản thân “tách” khỏi thế giới giới hiện
thực và bị cuốn vào thế giới ảo, bỏ mình chạy theo những giá trị ảo mà sẵn sàng
đánh mất bản thân, đưa ra những từ ngữ gây xung đột, đả kích trên facebook và
buông vô số lời cay đắng, những lời nói thô tục, nhằm mục đích để chỉ trích với một
cá nhân hay một tập thể nào đó, cũng có thể là để chứng tỏ bản thân, a dua theo một
cách vô tội vạ mà không quan tâm đến sự việc đó như thế nào hoặc chỉ vì họ thích
làm như thế. Bất chấp hậu quả mà mình mạng lại cho những nạn nhân mà phải hứng
chịu, mất tự tin, trầm cảm…, tồi tệ nhất có thể khiến nạn nhân tự kết liễu đời mình.
Bất chấp tất cả mọi thứ chỉ vì những cái ấn like, những nút thả tim và những lượt
chia sẻ mà quy chung tất cả điều là giá trị ảo.
- Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, nhóm em xin chọn đề tài: “ Văn hoá ứng
xử trên facebook” làm đề tài nghiên cứu.

II. Thời gian thực hiện:


- Đề tài nghiên cứu của nhóm em bắt đầu thực hiện trong thời gian 2 tuần (từ ngày
25/12/2022 đến ngày 09/01/2023).

6
III. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
3.1/ Ý nghĩa khoa học:
- Facebook là một trang mạng xã hội có lượng người tải và sử dụng đứng đầu trên
toàn thế giới. Facebook ra đời nhằm kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới lại
với nhau. Khi sử dụng ứng dụng này ta có thể gặp gỡ với hàng trăm, hàng nghìn
người từ khắp mọi nơi.
- Văn hóa ứng xử là hệ thống giá trị chi phối nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của
cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính bản
thân khi tham gia mạng xã hội, phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng.
Nghiên cứu này giúp cho mọi người thấy được hiện trạng văn hóa ứng xử của người
dùng nói chung và sinh viên Văn Hiến nói riêng khi dùng Facebook.
Từ những thực trạng đã thống kê thì sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu tham khảo
và đánh giá về vấn đề.
Đưa ra một số giải pháp để sinh viên có thể tiếp thu và sửa đổi.
3.2/ Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho sinh viên văn hiến nói riêng và người dùng mạng xã
hội Facebook nói chung nhìn lại bản thân mình để biết được mình đã sai ở đâu để từ
đó sửa đổi và sử dụng lời hay tiếng đẹp hơn để bản thân được hoàn thiện.
- Ngoài ra kết quả này còn cung cấp thông tin cho nhà trường để thấy được văn hóa
ứng xử của sinh viên trường mình ra sao, nếu cách ứng xử chưa được tốt thì nhà
trường sẽ tìm cách giải quyết quan tâm đến sinh viên hơn.
- Thông qua nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho các chuyên gia đưa ra những lời
khuyên có ích và giúp cho mọi người có thể tiếp thu và hoàn thiện lời ăn tiếng nói
của mình hơn, giúp cho đất nước của chúng ta thoát khỏi thứ hạng cao trong bảng
xếp hạng những đất nước kém văn minh trên mạng xã hội.
- Với đề tài này đưa chúng tôi đã đưa ra các thông tin cần thiết để làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên, đặc biệt là bộ phận người dùng mạng xã hội, cho mọi người biết
văn hóa ứng xử của mọi người như thế nào, có tốt không để từ đó rút ra kinh
nghiệm và sửa đổi.

IV. Tình hình nghiên cứu khoa học:


- Trong các mạng xã hội hiện nay, Facebook là một trong những mạng xã hội phổ
biến nhất ở Việt Nam với lượng người sử dụng rất lớn. Điều này cho thấy việc đặt
trọng tâm nghiên cứu về Facebook có thể là một cách đi phù hợp để không chỉ làm
rõ tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này nói riêng, mà còn tạo cơ sở quan trọng để hỗ

7
trợ những nghiên cứu rộng hơn về vị trí, vai trò và những tác động của mạng xã hội
nói chung tới đời sống xã hội. Trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên là
nhóm có nhu cầu sử dụng facebook nhiều nhất điều đó cũng khiến các hoạt động
của họ.

V. Tính cấp thiết của đề tài:


- Khoa học công nghệ phát triển tạo chuyển biến tích cực cho nhân loại về mọi mặt,
trong đó phải kể đến sự tiếp cận của con người đối với những nguồn tin đa dạng và
phong phú với tốc độ nhanh chóng bất kể không gian và thời gian thông qua hệ
thống internet.
- Internet đã tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
Mạng máy tính ngày càng được mở rộng, để từ đây, các hình thức giải trí trên mạng
trở nên phong phú và hiện đại hơn bao giờ hết. Theo đánh giá của Hãng nghiên cứu
thị trường ComScore (Mỹ), Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có dân số
trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho
biết số lượng người sử dụng internet mỗi năm trong nước đều tăng nhanh. Đây được
đánh giá là điều kiện lý tưởng để cho các mạng xã hội xuất hiện và nhanh chóng
phổ biến tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của internet, mạng xã hội được xem
như một trong những ứng dụng của internet có ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là đối
với giới trẻ ở cả khu vực đô thị lẫn nông thôn hiện nay.
- Các trang mạng xã hội lần lượt ra đời và phủ sóng toàn cầu. Ở Việt Nam ta có thể
thấy các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Messenger, Tik Tok, Zalo,
Instagram...Theo Báo cáo Tổng quan phát triển kĩ thuật số Việt Nam năm 2021 do
We are social và Kepios công bố vào đầu 2022 thì Việt Nam có tới 76,95 triệu
người dùng mạng xã hội ( chiếm 97,8% dân số từ 13 tuổi trở lên). Lượng người
dùng mạng xã hội có xu hướng tăng nhanh ( năm 2022 tăng 6,9% so với năm 2021).
Theo báo cáo của We are social, tính đến tháng 2/2022 có 93,8% người có độ tuổi
từ 16 tới 64 đang sử dụng internet ở Việt Nam có sử dụng Facebook.Điều đó có thể
thấy Facebook là trang mạng xã hội đang phủ sóng ở Việt Nam.
- Nhờ mạng xã hội mà chúng ta có bước phát triển vượt trội. Facebook là nơi để
mọi người cập nhật hồ sơ cá nhân, chia sẻ những mối quan tâm kèm theo cảm xúc
của mình bằng văn bản hay hình ảnh... Không những thế còn giúp chúng ta kết nối
các mối quan hệ; nơi mọi người học hỏi, cập nhật kiến thức và đặc biệt là nơi để thư
giãn sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, thói quen thì rất
khó bỏ, và lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, mạng xã hội
cũng vậy. Có thể nói, mạng xã hội đã ăn sâu vào máu của một bộ phận không nhỏ
những cá nhân: già có, trẻ có, thanh thiếu niên có, người trung tuổi cũng có. Chưa
bao giờ văn hóa ứng xử lại đáng báo động như thế. Những trường hợp đáng sợ của
8
văn hóa ứng xử trên Facebook như: nói xấu, chửi rủa người khác trên mạng xã hội;
tung clip đánh nhau, bóc phốt nhau. Đây có lẽ chỉ là những câu chuyện nhỏ trong
hàng trăm, hàng nghìn sự việc đang diễn ra về văn hóa ứng xử trên Facebook cần
được lên án.
- Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội nói chung và trên Facebook nói riêng đang diễn
biến khôn lường và tồn đọng nhiều bất cập. Mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức
học tập và rèn luyện cách ứng xử trên mạng. Biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ,
thông cảm đến người khác. Mọi lời nhận xét, bình luận phải khách quan và tế nhị;
tỏ thái độ, cảm xúc phù hợp. Không nên nói xấu lẫn nhau nhằm hạ thấp danh dự,
nhân phẩm của người khác. Không nên đưa ra những nhận xét, bình luận vội vàng,
không đúng hoặc ác ý khi không biết sự thật nhằm bôi nhọ người khác và để thỏa
mãn bản thân mình. Mỗi chúng ta hãy là người dùng thông thái xây dựng một nền
văn hóa mạng trong sạch và lành mạnh.

VI. Mục tiêu nghiên cứu:


4.1/ Mục tiêu tổng quát:
- Xác định thực trạng biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh
viên đại học Văn Hiến, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tác động tích
cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook cho sinh viên trường hiện nay.
4.2/ Mục tiêu cụ thể:
- Mạng xã hội đang là một công cụ giao tiếp phổ biến trên thế giới và là nơi mỗi cá
nhân thể hiện văn hoá ứng xử, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của cá nhân, uy
tính của cơ quan, tổ chức, nơi làm việc. Đặt biệt là mạng xã hội Facebook.
Nhắc đến Facebook thì nó đã không còn xa lạ với chúng ta. Facebook giúp chúng ta
có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên
internet và đặc biệt là thông qua mạng xã hội với tốc độ lan truyền nhanh chóng bởi
vì mục đích của Internet và mạng xã hội là cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ
thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.
Bên cạnh những mặc tích cực đó, Facebook còn có những vấn đề tiêu cực đáng
được quan tâm như giảm tương tác giữa người với người, tăng mong muốn gây sự
chú ý, sao lãng mục tiêu cá nhân, nguy cơ gây trầm cảm, giết chết sự sáng tạo, bạo
lực trên mạng,....
- So sánh, đối chiếu với văn hóa giao tiếp, ứng xử theo truyền thống của xã hội Việt
Nam, có thể thấy văn hóa ứng xử trên MXH nói chung có những đặc trưng đối lập
nhau. Có thể nhận thấy rõ sự đối lập này trên bốn phương diện sau đây:
+ Thứ nhất, ở Việt Nam, thứ bậc thể hiện qua cách xưng hô, (cô, dì, chú, bác,
cháu, anh, chị, em, v.v..), việc tôn trọng tôn ti, trật tự, thứ bậc thể hiện trong
9
mọi khía cạnh của đời sống văn hóa Việt Nam. Thậm chí, tôn trọng thứ bậc
còn được luật hóa trong bầu cử. Luật Bầu cử Việt Nam ban hành năm 2015
(13) quy định: “Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số
phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho
đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử” (Khoản 4 điều 78).
Như vậy có thể thấy các chủ thể giao tiếp trong xã hội Việt Nam luôn ý thức
vị trí của mình theo chiều dọc, ở trên, hay ở dưới, với người đối diện. Trong
khi đó, chủ thể giao tiếp trên Facebook liên hệ với nhau theo chiều ngang,
ngang hàng, coi nhau là “bạn bè” (friends) trên mạng. Mọi người trên mạng
đều có khả năng bình luận, nhận xét ngang nhau. Họ có thể không biết nhau
ngoài đời, thậm chí ẩn danh, sử dụng căn tính giả (nữ nhưng khai báo là nam,
nhỏ tuổi nhưng khai báo tăng tuổi để lập tài khoản Facebook). Do đó, người
giao tiếp trên MXH Facebook không quan tâm tới tôn ti, trật tự, thứ bậc. Họ
đối xử với người dùng khác như cùng vai phải lứa với mình. Đặc điểm mối
quan hệ theo chiều ngang gây ra những đứt gãy trong mối quan hệ xã hội
theo chiều dọc của xã hội Việt Nam. Bên ngoài đời thực, mối quan hệ là “cha
- con”, “lãnh đạo - nhân viên”, nhưng nếu cùng lên Facebook thì các chủ thể
giao tiếp đều ngang hàng nhau, thậm chí coi họ là “bạn bè”.
+ Thứ hai, về tư tưởng vị kỷ đối lập với vị tha. Truyền thống văn hóa Việt
Nam mang đậm tư tưởng vô ngã, vị tha của Phật giáo, coi trọng hòa hợp,
tránh tranh cãi, đối đầu. Ngược lại, Facebook, như phân tích trên, là diễn đàn
để lan tỏa những tranh luận về mọi mặt trong đời sống, là nơi người dùng
Facebook khẳng định, tranh luận, bảo vệ ý kiến cá nhân. Thiết chế văn hóa
được thiết lập trong cuộc sống thực có thể chưa theo kịp để điều chỉnh sự
khắc nghiệt của văn hóa tranh luận, phê bình thẳng thắng trên MXH
Facebook.
+ Thứ ba, nhà nghiên cứu Edward T.Hall (1976) đưa ra khái niệm giao tiếp
dựa nhiều vào bối cảnh và giao tiếp ít dựa vào bối cảnh. Theo đó, văn hóa
Việt Nam được xếp vào loại hình dựa nhiều vào bối cảnh, “ý tại ngôn ngoại”
(ý ở ngoài lời), ý nghĩa của giao tiếp đến nhiều từ tín hiệu phi ngôn ngữ, cử
chỉ, nét mặt, sự sắp đặt trong môi trường xung quanh. Ngược lại, giao tiếp
trên MXH phụ thuộc phần lời vào chữ viết và ít có ảnh hưởng từ tín hiệu phi
ngôn ngữ để thấy tâm trạng, môi trường xung quanh người viết. Điều đó
cũng lý giải vì sao giới tinh hoa (nhà văn, nhà báo, luật sư…) thường nổi
tiếng trên MXH, bởi vì họ có khả năng sử dụng chữ viết và văn phong để
truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc hơn những người phải phụ thuộc nhiều vào
bối cảnh giao tiếp, nét mặt, cử chỉ của người khác. 
+ Thứ tư, văn hóa Việt Nam là văn hóa tập thể, trong khi bản chất MXH là
phân chia cá nhân vào từng nhóm tùy theo mối quan tâm. Văn hóa tập thể coi
10
cá nhân là một bộ phận của tập thể và bảo vệ từng cá nhân, thậm chí “đồng
hóa” đặc điểm của cá nhân với đặc điểm chung của tập thể. Ngược lại, MXH
Facebook giúp từng cá nhân tự tách ra khỏi cộng đồng lớn để đi tìm những
cá nhân khác có cùng chung đặc điểm với mình.
- Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng mạng xã hội Facebook có những mặt lợi ích và
nhược điểm riêng. Thông qua đó, mục tiêu nghiên cứu văn hoá ứng xử trên
Facebook mà nhóm muốn truyền tải đến mọi người Hãy là người xử dụng mạng xã
hội một cách văn minh. Không có mạng xã hội xấu chỉ có người dùng không văn
minh. Mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra những mặt tốt và mặt xấu của mạng xã hội
Facebook. Hi vọng sẽ góp phần giúp mạng xã hội Facebook trong sạch, lành mạnh
hơn.

VII. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:


- Quy mô: Chúng tôi tiến hành lấy mẫu khảo sát nghiên cứu của 100 sinh viên khoa
truyền thông, trường Đại học Văn Hiến.
- Thời gian: Tiến hành khảo sát từ ngày 31/11/2022- 11/12/2022.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trang văn hóa ứng xử trên Facebook của sinh viên.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường đại học Văn Hiến.
- Cách tiếp cận: Bước đầu bắt đầu với việc khảo sát bằng “ bảng câu hỏi” và kết
hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sau đó tiếp tục bằng việc phân tích để
đưa ra kết quả

VIII. Phương pháp nghiên cứu:


- Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã áp dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây nhằm thu được những kết quả xác thực nhất để đảm bảo cho bài
nghiên cứu có tính chính xác và hiệu quả:
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi: Người được hỏi sẽ trả lời ý kiến của mình
bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy ước từ nhóm nghiên cứu,
thỉnh thoảng có thể thêm vào đó vài câu hỏi mở rộng để thu thập thêm ý kiến
người trả lời.
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết: Chúng em đã tổng hợp lại các
lý thuyết tìm hiểu được một cách ngắn gọn, cụ thể với nội dung chính xác.
Đặc biệt cần nắm rõ những lưu ý hay ý nghĩa của đề tài một cách rõ ràng.

11
+ Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Phương pháp này yêu cầu người viết
lấy thông tin từ những nguồn đáng tin và phù hợp với đề tài nghiên cứu với
độ chính xác cao nhất để đưa ra kết quả và rút ra kết luận.
+ Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp: Dựa vào những nguồn tài
liệu có giá trị và đáng tin cậy như tạp chí, báo cáo, tác phẩm khoa học.

Nội dung Nghiên Cứu


Chương 1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1. Văn hóa ứng xử là gì?
- Khái niệm văn hóa ứng xử được hiểu là cách ứng xử của con người đối với
những sự việc diễn ra trong cuộc sống, được đánh giá thông qua thái độ, lời nói, cử
chỉ, hành vi, tốc độ xử trí,.. Văn hóa ứng xử là liều thuốc chữa lành mọi mối quan
hệ, là cách gắn kết tình thương giữa người với người, là tiền đề cho mọi sự trân
trọng, yêu thương tồn tại trong xã hội.
1.2. Mạng xã hội Facebook là gì?
a/ Facebook là gì?
- Facebook là một trong những mạng xã hội hàng đầu thế giới hiện nay, là nơi kết
nối tất cả mọi người lại với nhau trên toàn thế giới. Tương tự như mạng Internet,
Facebook tạo ra một thế giới phẳng - nơi không còn khoảng cách địa lý cho phép tất
cả người dùng đăng tải và chia sẻ trạng thái, thông tin cá nhân và tương tác với
người khác.
b/ Facebook cung cấp một số tính năng chính như sau:
- Trò chuyện và tương tác với bạn bè mọi lúc mọi nói chỉ cần có thiết bị được kết
nối Internet.
- Cập nhật, chia sẻ hình ảnh, video, thông tin, story (câu chuyện).
- Tìm kiếm bạn bè thông qua địa chỉ email, số điện thoại, tên người dùng hay thậm
chí là thông qua bạn chung.
- Tận dụng làm nơi bán hàng online như: Tạo Fanpage để bán hàng, bán hàng trên
trang cá nhân.
- Đa dạng game cho người dùng mặc sức giải trí, trải nghiệm.
- Khả năng tag (gắn thẻ) hình ảnh, nhận diện khuôn mặt thông minh.

12
Chương 2: Thực trạng
2.1. Một vài khái quát của giới trẻ trên mạng xã hội Facebook
- Sự xuất hiện của Facebook trên internetđã tạo nên nhiều thay đổi lớn trong đời
sống kinh tế, chính trị, xã hội. Mạng máy tính ngày càng được mở rộng, để từ đây,
các hình thức giải trí trên mạng trở nên phong phú và hiện đại hơn bao giờ hết.
Theo đánh giá của Hãng nghiên cứu thị trường ComScore (Mỹ), Việt Nam hiện là
một trong những quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN. Số
liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho biết số lượng người sử dụng internet mỗi năm
trong nước đều tăng nhanh. Đây được đánh giá là điều kiện lý tưởng để cho các
mạng xã hội xuất hiện và nhanh chóng phổ biến tại Việt Nam. Cùng với sự phát
triển của internet, mạng xã hội được xem như một trong những ứng dụng của
internet có ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là đối với giới trẻ ở cả khu vực đô thị và
nông thôn.
- Giới trẻ Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram,
Youtube... với mục đích học tập, giải trí, kinh doanh, kết nối,... trong đó, Facebook
được sử dụng nhiều nhất. Theo số liệu thống kê, Việt Nam là nước có số lượng
người sử dụng dịch vụ Facebook tăng nhanh nhất trên thế giới với khoảng 35 triệu
người dùng, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số của nước ta đang sở hữu một tài
khoản Facebook, trong đó đông đảo nhất có lẽ là bộ phận thanh, thiếu niên.
- Với công nghệ wifi phủ rộng khắp nơi các bạn trẻ có thể linh hoạt trong việc sử
dụng, tại nhà (95,8%), tại nơi làm việc và trường học (17,3%), quán net (9,5%). Tần
suất sử dụng mạng xã hội của giới trẻ ngày càng gia tăng vì họ có thể truy cập mọi
lúc, mọi nơi nhờ các thiết bị công nghệ hiện đại như smartphone (85,3%), máy tính
xách tay (24%), máy tính để bàn (20,5%), máy tính bảng (6,8%).
- Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của giới trẻ
chiếm tỷ lệ cao nhất là: từ 1-3 tiếng (35,7%); từ 3-5 tiếng (25,7%); trên 5 tiếng
chiếm (22,6%); ít hơn 1 tiếng (16,0%). Qua số liệu cho thấy, giới trẻ đang dành khá
nhiều thời gian cho mạng xã hội, đó là nguyên nhân gây nên tình trạng “nghiện”
mạng xã hội đang ngày càng tăng. Giới trẻ sử dụng tiếng Việt để giao tiếp chiếm tỷ
lệ (45,7%), tiếng Anh (38,8%), ký hiệu khác nhau (29,7%). Cơ quan tiếp thị truyền
thông xã hội Úc cho rằng những người trẻ tuổi sử dụng chữ viết tắt để tăng tốc độ
giao tiếp và là mật mã để người lớn không thể hiểu.
- Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày
của rất nhiều bạn trẻ với mục đích sử dụng khác nhau, việc đăng ký tham gia vào
mạng xã hội đơn giản, dễ dàng, tiện lợi đã khiến cho mạng xã hội ngày càng thu hút
cả giới trẻ ở các thành phố lớn và những vùng nông thôn.

13
2.2. Mặt tiêu cực của mạng xã hội ảnh hưởng đến đời sống giới trẻ hiện nay:
- Bên cạnh những lợi ích mang lại cho con người, nó cũng gây ra những hậu quả
không lường. Để hạn chế những tiêu cực là trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã
hội. Người sử dụng cần có định hướng, chọn lọc những thông tin tiếp nhận và chịu
trách nhiệm với những thông tin truyền tải để không ảnh hưởng xấu tới công việc,
các mối quan hệ trong xã hội và cuộc sống cá nhân.
- Những tác hại thường xảy ra khi lạm dụng mạng xã hội là:
+ Thiếu sự tương tác: Chúng ta có ít thời gian cho người thân, bạn bè, dần
dần các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt, khó tìm sự đồng cảm.
+ Khó đạt được mục tiêu thực cá nhân: Quá lãng phí thời gian vào mạng xã
hội, quên đi mục tiêu thực sự mà mình cần đạt được trong cuộc sống. Thay
vì học hỏi những kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân phục vụ cho công
việc hiện tại hoặc tương lai, các bạn trẻ lại chú tâm vào những thông tin giật
gân để tìm like, để nổi tiếng trên mạng.
+ Dễ mắc bệnh trầm cảm: Dấu hiệu nhận biết là hay mệt mỏi, khó ngủ, mất
tinh thần.
+ Thiếu sự sáng tạo: Khi chúng ta dành quá nhiều thời gian để truy cập, não
bộ sẽ không được nghỉ ngơi, làm suy giảm hoạt động, hạn chế tính sáng tạo.
+ Bạo lực trên mạng: Người ta nói những điều mà ngoài đời không dám nói,
có thể đe dọa, tra tấn tinh thần, phán xét không căn cứ hoặc nói không đúng
sự thật.
+ Mất khả năng kiểm soát hành vi: Giới trẻ khó diễn đạt cảm xúc bằng lời,
khi xảy ra xung đột thì có khuynh hướng sử dụng những trò bạo lực bị nhiễm
trên mạng.
+ Thiếu tự tin vì thường xuyên so sánh mình với người khác: Mỗi người đều
có thế mạnh riêng, nâng cao trình độ chuyên môn là cách thực tế nhất để
thành công.
+ Dễ bị mạo danh: Thông tin cá nhân chúng ta có thể bị đánh cắp để mạo
danh làm chuyện trái pháp luật hoặc lừa đảo người thân, bạn bè.
+ Vi phạm pháp luật: Khi chúng ta chia sẻ những thông tin chưa được kiểm
chứng làm ảnh hưởng đến danh dự đoàn thể, tổ chức, cá nhân, chúng ta có
thể bị phạt tiền, phạt tù.
- Chúng ta cần chọn lọc thông tin phù hợp để phát huy những thành quả mà mạng
xã hội đem lại, hạn chế những tiêu cực trong thế giới ảo. Kiểm soát bản thân, cân
đối thời gian và định hướng cập nhật để không bị sao nhãng những mục tiêu quan
trọng khác trong đời.
14
2.3. Mặt tích cực của mạng xã hội đối với đời sống con người:
- Đối với những người cần tiếp cận những kỹ năng, kiến thức hoặc thông tin mới
nhất phục vụ cho công việc, học tập, nghiên cứu, mạng xã hội là công cụ tìm kiếm
không thể thiếu. Mạng xã hội sẽ bổ sung và làm giàu thêm những kiến thức mà
chúng ta được học trong nhà trường. Cụ thể nhất như:
+ Truy cập tin tức: Người dùng truy cập nhanh những thông tin mà mình
quan tâm và doanh nghiệp cũng dựa vào những thông tin đó để bắt kịp xu
hướng quảng cáo sản phẩm.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ công: Những vấn đề thu hút sự quan tâm của
cộng đồng sẽ được lan truyền nhanh, qua đó các cơ quan hành chính công
lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của người dân để giảm thiểu sai sót và
nâng cao chất lượng dịch vụ.
+ Tăng cường tính kết nối: Chúng ta có thể biết thông tin, thăm hỏi gia đình,
người thân, bạn bè dù ở đâu trên thế giới và kết nối với những người bạn mới
khắp năm châu.
+ Bổ sung kiến thức và tăng cường kỹ năng sống: Chúng ta có thể tìm kiếm
và tự học các kỹ năng trên các trang mạng hoàn toàn miễn phí và học mọi
lúc, mọi nơi.
+ Môi trường kinh doanh lý tưởng: Khi cần tìm kiếm một sản phẩm nào đó,
khách hàng sẽ truy cập trên mạng, đây chính là cơ hội cho các nhà kinh
doanh giới thiệu và bán sản phẩm. Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân
viên, mặt bằng, chi phí quảng cáo. Hoặc thông qua facebook, zalo... doanh
nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hoàn toàn miễn phí, là cơ
hội tuyệt vời cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp nhưng có ít vốn.
+ Kênh giải trí phong phú: Có thể xem phim, nghe nhạc đủ tất cả các thể
loại dễ dàng.
+ Cải thiện não bộ: Theo nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại Trường Đại
học California Los Angeles cho thấy, khi tìm kiếm và đọc nhiều thông tin từ
internet, não bộ sẽ hoạt động tốt hơn và làm chậm quá trình lão hóa, nhất là
đối với người lớn tuổi.
- Mục đích sử dụng mạng xã hội phụ thuộc vào mỗi cá nhân mà phát huy lợi ích
khác nhau. Chúng ta cần biết làm chủ hành vi, cân nhắc mức độ tham khảo một
cách hợp lý, chọn lọc thông tin bổ ích để mạng xã hội trở thành công cụ nâng cao
giá trị bản thân và sự cống hiến của chúng ta cho cộng đồng.

15
16
Kết Luận

17
Tài liệu tham khảo
Trần Tuyết Ánh (2021). Kỹ năng ứng xử văn hóa trên mạnh xã hội, Vụ Gia Đình,
http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/ky-nang-ung-xu-van-hoa-tren-mang-xa-hoi/#:~:text=V
%C4%83n%20h%C3%B3a%20%E1%BB%A9ng%20x%E1%BB%AD%20tr
%C3%AAn%20MXH%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20hi%E1%BB
%83u%20l%C3%A0%20h%E1%BB%87,c%C3%A1%20nh%C3%A2n%20v
%C3%A0%20c%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng, truy cập
12/12/2022.
Nguyễn Văn Đen (2020). Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, Website Sở Thông Tin
và Truyền Thông- Tỉnh Cà Mau,
https://sotttt.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm
%3Apath%3A/sottttlibrary/siteofsotttt/tintucsukien/cactinkhac/vanhoaung, truy cập
12/12/2022.
Nguyễn Thị Lan Hương (2021). Thực trạng sử dụng mạng xã hội của thanh, thiếu
niên ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí VHNT,
https://d.docs.live.net/c547d44fa5b45615/Tài%20liệu/Tài%20liệu%20(3).docx
https://vhnt.org.vn/thuc-trang-su-dung-mang-xa-hoi-cua-thanh-thieu-nien-o-viet-
nam-hien-nay/, truy cập ngày 12/12/2022.
Đặng Thị Ngọc Thu (2021). Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ,
Tạp chí Công Thương,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-tinh-tich-cuc-cua-mang-xa-hoi-cho-
gioi-tre-79778.htm?
zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo, truy cập
12/12/2022.
Như Ý (2022). Facebook là gì? Nguồn gốc và lịch sử ra đời của Facebook, Sforum,
https://cellphones.com.vn/sforum/facebook-la-gi-nguon-goc-va-lich-su-ra-doi-cua-
facebook/amp, truy cập 12/12/2022.

18

You might also like