You are on page 1of 12

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU-----------------------------------------------------------------------

Tổng thuật tài liệu (bao gồm lý thuyết và thực nghiệm

PHẦN MỞ ĐẦU------------------------------------------------------

1. Tính cấp thiết của đề tài................................

2. Mục đích – Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................

3. Đối tượng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu

4. Biến số và giả thuyết nghiên cứu...........................................

4.1. Biến số nghiên cứu............................................................

4.2. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................

khung lý thuyết, thao tác hóa khái niệm, chỉ báo, thang đo (bảng kiểm),

6. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể......................................10

mô tả mẫu khảo sát, ý nghĩa nghiên cứu, kết cấu nội dung báo cáo dự kiến,
danh mục tài liệu tham khảo, trích dẫn theo quy định

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

1. Hệ thống khái niệm có liên quan


2. Lý thuyết áp dụng trong nghiện cứu
3. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước, các quy định về pháp luật liên
quan đến vấn đề nghiên cứu
4. Mô tả mẫu nghiên cứu
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU


1. Bảng hỏi anket (Tối thiểu 3-5 câu hỏi định danh, 10 câu hỏi nội dung
các dạng câu hỏi, đáp án được áp dụng)
2. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu

TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------------21

3. Tiếng Việt..............................................................................21
4. Tiếng nước ngoài..........................................................................23
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của khoa
học kĩ thuật, nhiều dịch vụ công nghệ truyền thông ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người. Một trong những dịch vụ truyền thông đại chúng
hàng đầu hiện nay là Internet. Nó trở thành một công cụ không thể thiếu củ a nhân
loại, một dịch vụ “nhanh gọn, tiện ích”, không những thế, Internet đã và đang thâm
nhập vào hầu như mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mọi hoạt
động sống của con người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ
của hệ thống mạng Internet đã góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh vào con đường
hội nhập và giúp cho mọi người dân Việt trở thành những “Công dân quốc tế” bình
đẳng trên mạng

. Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về thanh niên do Bộ Y tế, Tổ chức Y
tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tiến hành vào năm 2005 cho thấy 50%
thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng
Internet. Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này, 69% trong số đó cho biết
họ sử dụng Internet để trò chuyện và 62% cho biết họ sử dụng Internet để chơi trò
chơi trực tuyến. Một nghiên cứu khác vào năm 2004 đã xác định Internet là một
không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái .

Mới nhất, theo số liệu báo cáo Digital Việt Nam 2020 tính đến tháng 1 năm
2020, có 68.17 triệu người sử dụng Internet chiếm 70% dân số, trong số đó có 65
triệu người dùng các trang mạng xã hội chiếm 67% dân số của cả nước. Trong đó,
tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới Internet tại Việt Nam đã chính
thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10,0% kể từ tháng 01 năm 2019 tính đến năm
tháng 01 năm 2020. Cũng theo số liệu từ báo cáo này, trung bình hằng ngày một
người ở nước ta dành 6 giờ 30 phút (tức hơn ¼ ngày) để sử dụng/truy cập Internet.
Điểm đáng chú ý là 70,1% người dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi
từ 13 đến 34. [Kỷ yếu hội thảo khoa học nghiện internet ở thanh thiếu niên Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp]

Những con số trên cho thấy nhu cầu sử dụng Internet của người dân Việt
Nam là rất cao và có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Hơn tất cả mọi phương tiện
truyền thông đại chúng truyền thống khác như: Tivi. Radio.., ngày nay Internet
đang chứng tỏ sức mạnh và tốc độ phát triển nhanh chóng và sự ảnh hưởng lớn lao
của nó đối với con người. Trong thời đại được gọi là “Thế giới phẳng”, không ai có
thể phủ nhận lợi ích từ Internet, đặc biệt là giới trẻ. Giới trẻ đặc biệt là lứa tuổi sinh
viên là những người có biểu hiện tâm lý và độ tuổi phù hợp nhất với việc dễ dàng
tiếp cận khoa học công nghệ, là người tiếp nhận tích cực những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, đồng thời cũng chịu tác động của các phương tiện nghe nhìn nhiều nhất
trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên gọi là “kỷ nguyên thông tin” (hay còn
gọi là kỷ nguyên điện tử, kỷ nguyên truyền thông mới), là bước nhảy vọt của nhân
loại trong phát minh sáng tạo và trao truyền thông tin, điển hình là sự chuyển dịch
từ công nghệ analog truyền thống sang công nghệ số (digital). Chúng ta phải chăng
đã từng mặc định cho rằng mạng Internet chính là một cuốn “Bách khoa toàn thư”
khổng lồ đầy tiện lợi?

Là sản phẩm của ứng dụng công nghệ thông tin, Báo mạng điện tử đã có mặt
tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, điển hình nhất là Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung
Quốc… với tốc độ phát triển nhanh chóng và có mức độ ảnh hưởng toàn cầu. Còn
ở Việt Nam, một vài năm trở lại đây báo mạng điện tử mới thực sự phổ biến và trở
thành một lĩnh vực có triển vọng và được quan tâm. Giới trẻ được coi là một bộ
phận tiên tiến tiếp cận nhanh chóng kịp thời với nền công nghệ hiện đại, đặc biệt
bộ phận người trẻ đọc có niềm say mê với tìm hiểu thông tin, họ sẽ có quan niệm
ra sao về báo mạng điện tử?
Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khoa Báo chí, việc sử dụng báo mạng
điện tử như thế nào là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên phân định ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực của loại hình này. Từ đó có thể hiểu biết và vận dụng những
mặt tích cực mà báo mạng điện tử đem lại, góp phần hạn chế và loại bỏ những mặt
tiêu cực mà nó gây ra. Chính vì vậy việc đi sâu nghiên cứu về nhu cầu sử dụng báo
mạng điện tử của sinh viên Báo chí Đại học Văn hóa Hà Nội là vấn đề vô cùng
quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề trên, em đã chọn
đề tài “Nhu cầu sử dụng báo mạng điện tử của sinh viên Báo chí Đại học Văn hóa
Hà Nội” làm đề tài tiểu luận của mình.

2. Mục đích – Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu “Nhu cầu sử dụng báo mạng điện tử của sinh viên Báo chí
Đại học Văn hóa Hà Nội” được lựa chọn và triển khai nghiên cứu nhằm tìm ra
nguyên nhân, mục đích, tâm lí, thái độ của sinh viên Báo chí đối với báo mạng
điện tử. Từ đó phân tích, xác định sách báo điện tử thực hiện vai trò cung cấp
thông tin, định hướng dư luận xã hội như thế nào. Tất cả kết quả nghiên cứu trên sẽ
góp phần đưa ra khẳng định đúng đắn tình trạng sử dụng báo mạng điện tử ngày
nay và những khuyến nghị giúp cải thiện báo điện tử sao cho ngày càng phù hợp
với nhu cầu người đọc.

Để đạt được mục đích đề ra, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổng hợp, hệ thống hóa các quan điểm, các ý kiến, những tài liệu đã được thực
hiện của các bạn ngành, các nhà nghiên cứu để đưa ra quan niệm cơ bản về báo
mạng điện tử, tác động ảnh hưởng của báo mạng điện tử là tích cực hay tiêu cực
đến với người đọc đặc biệt thái độ của sinh viên Báo chí đối với loại hình tiện lợi,
miễn phí này.

Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng thiết kế bảng hỏi cho phù hợp với mục
đích nghiên cứu đề ra, sau đó triển khai thực hiện đăng tải trên hội nhóm sinh viên
Báo chí tại các trường Đại học trên địa bàn TP Hà Nội sao cho đạt được 500 người
trả lời để có thể tìm hiểu được nhu cầu đọc báo điện tử của giới trẻ hay chính xác
hơn

Dựa trên kết quả từ cuộc khảo sát cùng với những ý kiến nghiên cứu trước
đây tiến hành tổng hợp, phân tích để đưa ra kết luận, trả lời cho câu hỏi về vai trò
của báo mạng điện tử với nhu cầu của độc giả, đồng thời đưa ra khuyến nghị, đề
xuất giải pháp sử dụng báo mạng điện tử hiệu quả phù hợp với nhu cầu tiếp nhận
thông tin nhanh chóng của xã hội hiện nay.

3. Đối tượng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nhu cầu sử dụng Báo mạng điện tử của sinh viên Báo chí

3.2. Khách thể nghiên cứu

Toàn bộ sinh viên báo chí tại Đại học Văn hóa Hà Nội

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về không gian: trong Đại học Văn hóa Hà Nội

- Giới hạn về thời gian: Tính đến hết 20/10/2022

4. Biến số và giả thuyết nghiên cứu

4.1. Biến số nghiên cứu

Biến độc lập

- Đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời:

 Họ và tên

 Giới tính: Nam/Nữ

 Năm học: Năm nhất, năm hai, năm ba, năm bốn

 Nơi ở hiện nay: cùng gia đình, thuê nhà, ký túc xá, nhà người thân
 Sở hữu phương tiện truy cập Internet: điện thoại, máy tính, Ipad

- Đặc điểm gia đình

 Nơi ở của gia đình: nông thân/thành thị

 Chu cấp mỗi tháng: dưới 1 triệu, từ trên 1 triệu đến dưới 3 triệu, từ

trên 3 triệu đến dưới 5 triệu, trên 5 triệu

- Đặc điểm nhóm bạn bè: số lượng bạn bè, số lượng bạn thân kết bạn trong

trường, kết bạn qua mạng xã hội

Biến trung gian

- Thực trạng sử dụng Báo mạng điện tử

 Tần suất truy cập

 Thời lượng truy cập

 Phương tiện truy cập

 Địa điểm truy cập

 Mục đích truy cập

 Nội dung truy cập

 Trang web/ứng dụng thường xuyên truy cập

Biến phụ thuộc

- Đánh giá của sinh viên trong sử dụng Báo mạng điện tử hiện nay về:

 Thực trạng sử dụng

 Tác động tới hoạt động học tập

 Tác động tới hoạt động giải trí


Biến can thiệp

 Môi trường văn hóa – chính trị - xã hội

 Các chính sách của Đảng và Nhà nước

 Thực trạng xã hội hiện nay

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Phần lớn sinh viên được hỏi đều sử dụng Báo mạng điện tử.

2. Nhược điểm

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nền báo chí nước nhà đang đối
diện với nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức:

Nhìn tổng thể, việc quy hoạch phát triển hệ thống báo chí còn một số bộ phận chưa
hợp lý, chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Một số cơ quan báo chí chưa
theo kịp với tốc độ phát triển công nghệ thông tin, với cách làm báo hiện đại, nội
dung chưa thực sự hấp dẫn người đọc. Một số cơ quan báo chí còn quá tập trung
khai thác thông tin các mặt tiêu cực mà chưa chú ý đúng mức việc phát hiện, cổ vũ,
nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, những mặt tích cực của đời sống
xã hội. Thậm chí, có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích; chưa làm
tốt chức năng định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực,
chăm lo xây dựng con người. Những thông tin này là nguyên nhân gây nhiễu về tư
tưởng, văn hóa, ảnh hưởng xấu đến sự đồng thuận trong Nhân dân. Sự phát triển
của xã hội hiện đại đang tác động mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng các
thói quen của độc giả. Báo chí đang phải đối diện với sự bùng nổ của công nghệ
thông tin, những phát minh mới về khoa học và công nghệ của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, nhất là các phương thức cung cấp thông tin trên các trang
mạng xã hội thông qua việc nghiên cứu, thống kê “dữ liệu lớn”, sàng lọc, cung cấp
thông tin theo nhu cầu, thị hiếu từng cá nhân người dùng, người đọc.
Trong khi đó, lòng tin của công chúng vào báo chí có xu hướng giảm sút đáng lo
ngại. Lý do là có một lượng nhỏ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
hiện nay thiếu trung thực, phiến diện một chiều, thậm chí là xuyên tạc, sai sự thật;
một số tờ báo, một số người làm báo, đôi khi để thu hút bạn đọc đã sử dụng những
thủ thuật giật tít bài hoặc đưa tin những nội dung câu khách “rẻ tiền”.

Ví dụ như, chỉ tập trung vào một vài hiện tượng tiêu cực, nói đi, nói lại một số vụ
án, thông tin mặt trái... tạo ra bức tranh sai lệch về bản chất và mối quan hệ giữa
các cá nhân trong xã hội.

Bên cạnh đó, tình trạng yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu trách nhiệm xã
hội và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận người làm công tác báo chí;
lãnh đạo một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung thông tin; công tác
quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên chưa được quan tâm đúng
mức; coi trọng chức năng giải trí, chạy theo lợi ích kinh tế mà xem nhẹ các chức
năng định hướng, giáo dục và thẩm mỹ của báo chí; thậm chí có nơi, có lúc còn lợi
dụng báo chí để mưu lợi cá nhân, lợi ích nhóm… đã và đang diễn ra trong thực tế,
làm ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội đối với báo chí.

Trước nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân ngày càng đa dạng, phong phú,
nhiệm vụ đặt ra cho ngành báo chí trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới là rất quan trọng, đòi hỏi các
cơ quan báo chí phải thực sự phát huy vai trò, sứ mệnh cách mạng của mình,
không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm báo chí cả hình thức và
nội dung cũng như thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đối với xã hội trong giai đoạn
hiện nay

Sinh viên đánh giá về mạng xã hội có nhiều tác động tích cực hơn là tiêu
cực. Đa phần sinh viên cho rằng việc sử dụng mạng xã hội không chỉ là nơi vui
chơi giải trí, mà mạng xã hội cũng chính là nơi để học tập và trao đổi rất nhiều kiến
thức.

Nhưng chính các bạn sinh viên cũng nhận định rằng bản thân phụ thuộc và
chịu nhiều tác động từ mạng xã hội. Trong những tác động của việc sử dụng mạng
xã hội thì vai trò trong việc kết nối bạn bè toàn cầu, trong hoạt động học tập, vui
chơi giải trí được các bạn đánh giá cao. Ảnh hưởng tiêu cực nhất của mạng xã hội
đa phần là sinh viên dành quá nhiều thời gian để sử dụng như lướt web, chat với
bạn bè, khiến bản thân sinh viên không thể tập trung vào công việc hiện tại; rủi ro
về thiếu an toàn an ninh mạng, thông tin cá nhân dễ bị rò rỉ ra ngoài và dễ bị các
đối tượng xấu lợi dụng.

Những yếu tố cơ bản liên quan đến sinh viên như: vùng miền, khối học, giới
tính, khu vực cư trú, nơi sống hiện tại, năm học, học lực, mức chi tiêu, mức sống
của gia đình, trình độ học vấn của bố mẹ….. tác động không giống nhau trong việc
tiếp cận và sử dụng mạng xã hội.

5. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

5.1.Nghiên cứu định tính

 Phương pháp phân tích tài liệu

- Thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu có sẵn ở các nghiên cứu trước về

truyền thông, mạng xã hội hay Internet

+ Các đề tài khoa học, giáo trình, kỷ yếu, tài liệu hội thảo khoa học, bài báo,

tạp chí ..liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

+ Các loại sách trong và ngoài nước.

+ Các cuộc điều tra, nghiên cứu về đề tài trước đó trong nước và trên thế

giới.
+ Thu thập các tài liệu liên quan trên Internet.

 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn khoảng 15-20 sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền, trọng
tâm câu hỏi liên quan đến những vấn đề cá nhân về mục đích sử dụng mạng xã hội,
thói quen sử dụng mạng xã hội và sự hiểu biết của bản thân về mạng xã hội. Bản
thân sinh viên có những trải nghiệm như thế nào và những đánh giá của sinh viên
về tác động mà mạng xã hội đem lại cho bản thân nói riêng và toàn bộ giới trẻ nói
chung.

5.2. Nghiên cứu định lượng

Phương pháp này được thực hiện bằng khoảng 100 bảng hỏi, được trả lời bởi
100 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Chọn mẫu từ khắp tất cả các sinh
viên, từ năm nhất đến năm cuối, từ sinh viên ở khắp các tỉnh thành của tổ quốc
thuộc cả hai khối ngành lý luận và nghiệp vụ.

5.3. Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu định lượng

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân chùm, có thể thực hiện theo các
bước sau:

Bước 1: Lấy danh sách tất cả các lớp trong trường, mỗi lớp được coi như
một cụm/chum (bao gồm các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối thuộc cả hai khối
lý luận và nghiệp vụ)

Bước 2: chọn ngẫu nhiên đơn giản 10 lớp (tương ứng với 10 chùm)

Bước 3: tiếp tục chọn ngầu nhiên mỗi lớp 10 sinh viên trong mỗi lớp đã
chọn ở bước 2 để phát bảng hỏi điều tra.

You might also like