You are on page 1of 6

Anh/ chị hãy nêu tên một ĐT thuộc lĩnh vực KHXH & NV, luận chứng tính

cấp
thiết nghiên cứu và thiết kế nội dung chi tiết cho đề tài ấy.

PHẦN 1: LUẬN CHỨNG TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI: HÀNH VI ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

Trong xã hội hiện nay, với sự chuyển mình không ngừng nghỉ của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, công nghệ, internet ra đời đã và đang bùng nổ một
cách mạnh mẽ trên mọi mặt trận, đặc biệt là sự tiếp nhận thông tin từ trên không
gian mạng. Mọi người đều đang dần quen thuộc với các thông tin đa chiều, đa nền
tảng từ trên mạng xã hội, bởi nó đã giải đáp được gần như những sự tò mò, thị hiếu
của người đọc, người xem. 

Trong hầu hết chúng ta thì các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,
Youtube... đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đối với
mỗi người, đặc biệt là với thế hệ trẻ, mạng xã hội lại càng có một vai trò quan
trọng và ảnh hưởng lớn đối với con người. Trong đó, mạng xã hội đã và đang sẽ là
một phần của đời sống xã hội ở một bộ phận công chúng. Đặc biệt khi đại dịch
Covid-19 bùng phát, MXH như một “cây cầu”  kết nối giữa mọi người. 

Có thể nói đây cũng chính là giai đoạn vàng để các cá nhân, tổ chức cùng nhau
thay đổi, chuyển mình trong thời đại công nghệ ngày càng trở nên phát triển mạnh
mẽ. Trong thời buổi dịch Covid-19 chưa được kiểm soát và đang ngày càng phức
tạp trên khắp thế giới nó như một “tấm kính” bộc lộ rõ nét “tính hai mặt” của
MXH. Một trong số đó là các hành vi ứng xử trên không gian mạng xã hội- nơi
đang hội tụ những yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống con người. Nơi mọi
người có thể nhanh chóng cập nhật những xu thế nhanh nhất mà không cần mất
nhiều thời gian, công sức, thu hút sự quan tâm đông đảo giới trẻ hiện nay và đặc
biệt là những bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Sinh viên là một trong những đối tượng lớn góp phần vào những nội dung, thông
tin đa chiều đó. Bên cạnh những thông tin bổ ích, nhân văn, không gian mạng xã
hội đã nảy sinh không ít những vấn đề trong đời sống: biểu hiện lệch chuẩn, trục
lợi, ứng xử thiếu văn minh, văn hóa…,gây ra những tác động xấu tới những giá trị
đạo đức, văn hóa của dân tộc, đòi hỏi cần có giải pháp chấn chỉnh.

Trong thời buổi công nghệ 4.0, khi mà điện thoại thông minh ngày càng “phổ cập”
thì hầu như ai cũng có ít nhất là một tài khoản mạng cá nhân để cập nhật các thông
tin trong cuộc sống. Với các bạn trẻ, mạng xã hội (MXH) đã trở nên vô cùng phổ
biến và trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật.
Tiện ích mà MXH mang lại không hề nhỏ, nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi làm
nảy sinh những mâu thuẫn không đáng có một khi người dùng có những hành vi
ứng xử thiếu văn hóa với nhau trên “thế giới ảo” này.

Có thể thấy nhu cầu tiếp cận thông tin của sinh viên hiện nay là vô cùng rộng mở
và tiềm năng. Từ trước đến nay, việc ứng xử trên không gian mạng vẫn đang là
một ẩn số để chúng ta phải  đi tìm được những nguyên nhân, giải pháp và cách
khắc phục của vấn đề đó. Vậy câu hỏi đặt ra tại sao họ lại có những hành vi ứng xử
như vậy? Nguyên nhân nào khiến họ có những hành vi đó? Liệu họ có nhận được
được những vấn đề đó không? làm thế nào để sinh viên phân biệt và hiểu được
những hành vi ứng xử nào là đúng với chuẩn mực trên không gian mạng xã hội,
đâu là những hành vi sai lệch và cần phải làm gì trước những hành vi vi phạm
chuẩn mực xã hội đó? 
Để bắt kịp với những tình hình hiện tại, nhóm tôi với sự đam mê báo chí và truyền
thông với tinh thần sáng tạo, đổi mới, ham học hỏi và khát khao tạo ra giá trị thực
cho xã hội- đã nhận thấy được tầm quan trọng trong việc định hướng những hành
vi ứng xử trên không gian mạng xã hội hiện nay với mục đích cùng nhau xây dựng
được một cộng đồng mạng văn minh - tự chủ tạo nên những giá trị nhân văn mang
tầm ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Vì thế, tôi đã lên kế hoạch và triển khai những
nghiên cứu cho riêng mình để hiện thực hóa ước mơ đó.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “HÀNH VI ỨNG XỬ
TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỀN HIỆN NAY” làm đề tài nghiên cứu nhằm hiểu rõ những vấn đề sinh
viên đang gặp phải, tìm hiểu thêm về sự hiểu biết của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền đối với chủ đề này. Từ đó, tôi có cơ sở một số những giải pháp
khắc phục và những nguyên tắc phù hợp liên quan đến vấn đề này. 
PHẦN 2: THIẾT KẾ NỘI DUNG CHI TIẾT CHO ĐỀ TÀI

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Tính cấp thiết của đề tài
3. Tổng thuật tài liệu
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Khung lý thuyết
8. Khái niệm trung tâm
9. Chỉ báo, thang đo
10. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
11. Mô tả khảo sát
12. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
13. Kết cấu nội dung báo cáo dự kiến

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

1. Thao tác hóa khái niệm

2. Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

2.1. Lý thuyết “viên đạn ma thuật”

2.2. Thuyết sử dụng và hài lòng

2.3. Thuyết Hành động truyền thông chiến lược của J. Habermas Jürgen:
2.4. Thuyết nhu cầu của Maslow

3. Hệ thống quan điểm pháp luật

4. Mô tả nghiên cứu

4.1. Mô tả mẫu khảo sát

4.2. Kiểm định thang đo

CHƯƠNG II: : THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN HÀNH VI ỨNG XỬ TRÊN MẠNG
XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ & TUYÊN TRUYỀN HIỆN
NAY

1. Vài nét về Học viện và sinh viên của Học viện:

2. Thực trạng hành vi ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền:

2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên Học viện và Tuyên truyền hiện nay

2.2. Biểu hiện của hành vi ứng xử trên MXH thông qua đặc điểm cá nhân và cách
sử dụng MXH của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.2.1. Biểu hiện thông qua các đặc điểm cá nhân:

2.2.2. Biểu hiện thông qua cách sử dụng MXH:

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng xử trên MXH của sinh viên Học viện
Báo chí và Tuyên truyền:

2.3.1. Yếu tố khách quan

2.3.2. Yếu tố chủ quan


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ HÀNH VI
ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ
TUYÊN TRUYỀN:

1. Đối với nhà trường

2. Đối với sinh viên

3. Đối với nhà nước

4. Đối với nhà quản lý mạng

KẾT LUẬN

Chương I: Những kết quả đạt được sau nghiên cứu:

1. Định nghĩa biểu hiện hành vi ứng xử trên mạng xã hội thông qua việc sử dụng
mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2. Thực trạng hành vi ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền

Chương II: Khuyến nghị đưa ra cho đề tài:

You might also like