You are on page 1of 16

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


CƠ SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Nhóm thực hiện: Nhóm LAYLA – K59C


Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Xuân Sang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2021


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM LAYLA – K59C

STT Họ và tên MSSV Ký nộp


1. Đặng Kim Chi 2013316662
2. Ngô Quốc Huy 2013316701
3. Võ Thị Thúy Loan 2013316718
4. Phạm Tường Thuật 2013316800
5. Hoàng Thị Minh Trang 2013316809
6. Võ Thị Hải Yến 2013316834
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

MỤC LỤC.

Tên đề tài……………………………………………………………………………...............1
1. Lý do nghiên cứu…………………………………………………………………………...1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………………….2
3. Nhiệm vụ………………………………………………………………………...………….2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….2
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...…………...3
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài…………………………..………...……………...3
7. Kết cấu đề tài…………………………………………………………………..………...…8
8. Bảng hỏi…………………………………………………………………………….………9
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA
SINH VIÊN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

1. Lý do nghiên cứu:
Những sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0 và điện thoại di động đã cho phép người
sử dụng thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trên mạng như tìm kiếm bạn, kết bạn, trao
đổi thông tin, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân, đăng tải hình ảnh, tìm kiếm các địa điểm ở mọi
địa chỉ trên toàn cầu, thực hiện việc mua bán trực tuyến, v.v…
Ở Việt Nam, những năm gần đây, các mạng xã hội phát triển mạnh và thu hút một lượng
lớn người sử dụng, trước đây chủ yếu là thanh thiếu niên và sinh viên và giờ phổ biến với cả
người già và trẻ nhỏ. Mạng xã hội tạo ra một hệ thống kết nối các thành viên cùng sở thích với
nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian với những tính năng như
kết bạn, chat, e-mail, phim ảnh, voice chat dựa trên nền Internet. Tuy nhiên, nghiên cứu về thời
gian sử dụng mạng xã hội tại TP. Hồ Chí Minh chưa nhiều và gần như chưa có nghiên cứu về
thời gian sử dụng mạng xã hội với sinh viên ở quy mô lớn. Trong khi đó, nó đã và đang có
những tác động mạnh mẽ vào nhận thức, lối sống và văn hóa của thế hệ thanh niên. Song song
với đó là nhiều băn khoăn trước những mặt trái của việc sử dành quá nhiều thời gian vào mạng
xã hội trong bối cảnh thông tin đa chiều. Do đó, sử dụng mạng xã hội thanh niên nói chung,
sinh viên nói riêng là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh hiện nay,
khi các ứng dụng mạng xã hội được xem là cuộc sống thứ hai của rất nhiều người, trong đó có
một bộ phận không nhỏ sinh viên TP. Hồ Chí Minh.
Theo thống kê được Facebook công bố vào tháng 6/2015, mạng xã hội này hiện có đến
30 triệu người Việt dùng mỗi tháng, đáng chú ý, đến 27 triệu người dùng Facebook trên thiết
bị di động như smartphone hay tablet. Mỗi ngày có đến 20 triệu người Việt dùng Facebook và
17 triệu người lướt Facebook trên di động. Trung bình mỗi người dành đến 2,5 giờ cho các hoạt
động chủ yếu gồm trò chuyện với bạn bè, truy cập vào các trang thông tin, cửa hàng trên
Facebook, tăng so với thời gian trung bình 2,4 giờ sử dụng mạng xã hội vào đầu năm 2014 do
WeAreSocial công bố.
Và quan trọng nhất, Facebook cũng công bố độ tuổi chủ yếu tham gia vào mạng xã hội
chiếm đông nhất 75% là từ 18 đến 34 tuổi. Kết quả này cho thấy mạng xã hội đã thâm nhập vào
thế hệ trẻ dùng internet, trở thành công cụ giải trí nổi bật, đặc biệt trong cộng đồng sinh viên.
Chính vì lý do đó, việc tìm hiểu các yếu tố dẫn đến thời gian sử dụng mạng xã hội của
sinh viên là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy, nhóm tôi quyết định chọn đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến thời gian sử dụng mạng xã hội ở sinh viên tại TP.Hồ Chí Minh” cho bài nghiên cứu

T r a n g 1 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

của mình. Để có một cái nhìn gần gũi nhưng cũng không kém phần đa chiều, bài nghiên cứu
này sẽ đi sâu và làm sáng tỏ các loại hoạt động thường được sinh viên ở TP. Hồ Chí Minh thực
hiện trên mạng xã hội và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện những hoạt động
đó.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sử dụng mạng xã hội hiện nay ở sinh viên TP.HCM.
- Chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sự tác động của các yếu tố đó đến thời gian sử dụng mạng
xã hội.
- Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý và bố trí phân chia thời
gian cho sinh viên ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua những đánh giá tổng quát từ
thực tiễn. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng thói quen tốt trong thời đại công nghệ 4.0.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời gian sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên tại TP.
HCM.
3. Nhiệm vụ:
- Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Xem xét yếu tố nào là yếu tố có tác động mạnh nhất trong việc sử dụng mạng xã hội của sinh
viên, cũng như yếu tố nào tác động tích cực, yếu tố nào tác động tiêu cực.
- Dựa vào các tài liệu nghiên cứu trước đây, đưa ra sự so sánh sinh viên có xu hướng thay đổi
như thế nào trong việc sử dụng mạng xã hội.
- Khảo sát ý kiến của sinh viên tại TP.HCM về thời gian sử dụng mạng xã hội thông qua bảng
hỏi.
- Nghiên cứu thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Đánh giá tổng quan về thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên ở Thành phố Hồ Chí Minh
và đưa ra các giải pháp, phương hướng hợp lí.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian: quan sát và nghiên cứu tài liệu, thực tiễn từ 2013 - 2021.
- Địa điểm: địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Quy mô và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chọn mẫu là sinh viên đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tại thành phố
Hồ Chí Minh với quy mô khoảng 500 người.
4.3. Quy trình nghiên cứu:

T r a n g 2 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

Sử dụng bảng hỏi để khảo sát 500 sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ở TP.
Hồ Chí Minh về những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên và
nghiên cứu tài liệu, bài báo khoa học, từ thực tiễn quan sát được.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu trong bài báo cáo là kết hợp giữa điều tra, khảo sát và phương pháp
phân tích – tổng hợp, kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, được thể
hiện cụ thể như sau:
- Nghiên cứu định tính: xác định các nhân tố ảnh hưởng để thiết lập bảng khảo sát.
- Nghiên cứu định lượng: thông qua kết quả đã nghiên cứu được từ bảng điều tra, khảo sát để
thu thập thông tin, dữ liệu sau đó phân tích đưa ra kết quả.
- Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu sơ cấp: thu thập từ bảng hỏi đã làm.
+ Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các trang web, công cụ uy tín, hiệu quả như báo thanh niên, báo
Vietnamnet, báo VTV News, công cụ tìm kiếm các bài luận, nghiên cứu khoa học Google
Scholar, bách khoa toàn thư mở trực tuyến Wikipedia...
Công cụ, phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu, thông
tin từ bảng khảo sát, sau đó đưa ra kết quả, dung phương pháp phân tích, thống kê đưa ra kết
luận về việc khảo sát, nghiên cứu thực tiễn.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã có những bước phát triển đột phá, bùng nổ
những năm gần đây dẫn đến thời gian sử dụng nó cũng ngày càng tăng. Nắm được tình hình
đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là về việc sử dụng mạng xã hội
ở sinh viên tại TP.HCM hiện nay.
6.1. Bài viết “Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Nguyễn Thị Hậu
- Tác giả đã có những nhận định rõ ràng về tính thiết yếu cũng như vai trò to lớn mà mạng xã
hội mang lại cho người dùng, đặc biệt là giới trẻ trong việc tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông
tin 1 cách dễ dàng, không phân biệt không gian và thời gian; cũng như trong việc tạo lập quan
hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự
liên kết các tổ chức xã hội.
- Tác giả đã nêu rõ ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và hình thức sử dụng mạng xã hội góp
phần giúp các bạn trẻ có thể cải thiện được việc sử dụng MXH của mình.

T r a n g 3 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

- Tuy nhiên, tác giả không đào sâu vào những yếu tố quan trọng quyết định dẫn tới hành vi sử
dụng mạng xã hội hằng ngày của giới trẻ TpHCM và lượng thời gian họ bỏ ra hằng ngày trên
Internet. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ chỉ rõ những gì có sức hấp dẫn nhất cũng như mức độ sử
dụng hằng ngày của sinh viên trên địa bàn thành phố
6.2. Bài viết "Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - một thách thức
mới cho tâm lí học hiện đại" của tác giả Đào Lê Hòa An
- Tác giả đã chỉ rõ việc sử dụng mạng xã hội hiện nay là việc không thể tránh khỏi với tốc độ
phát triển bùng nổ của Internet hiện nay. Khả năng tiếp cận tới Facebook trở nên dễ dàng, thuận
tiện và sức hút ngày càng lớn với những gì nó hấp dẫn giới trẻ và những lợi ích mà nó mang
lại.
- Đồng thời, bài viết nêu rõ việc lạm dụng mạng xã hội đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy và tác
hại khôn lường.
- Điều hạn chế của tác giả là chưa hướng sự quan tâm rộng ra các nền tảng mạng xã hội khác
như Instagram, Twitter, Youtube,.. đây là nơi phát sinh những trào lưu cuốn hút, ảnh hưởng
nhiều đến giới trẻ không kém gì Facebook. Bài viết của chúng tôi sẽ bao quát toàn bộ những
mạng xã hội mà giới trẻ quan tâm hiện nay.
6.3. Bài nghiên cứu “Các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh
viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.HCM (HUFI)” của nhóm sinh viên
trường HUFI. (2017)
- Bài viết nghiên cứu về sự tác động của mạng xã hội trực tuyến đến kết quả học tập của sinh
viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung vào mối quan
hệ giữa mạng xã hội trực tuyến với kết quả học tập của sinh viên, khám phá và đo lường mức
độ của các yếu tố thuộc mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó đưa ra
hàm ý các giải pháp chính sách cho các nhà quản trị lý giáo dục của nhà trường nhằm tận dụng
mạng xã hội để nâng cao kết quả học tập.
- Điểm thiếu xót của bài nghiên cứu trên là không đào sâu vào những thực trạng tiêu cực mới
xuất hiện gần đây của mạng xã hội lên đời sống sinh viên. Bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ nêu
rõ thực trạng cũng như giải pháp hợp lí giúp sinh viên giảm sự lệ thuộc vào Internet trong thời
đại 4.0.
6.4. Bài báo “45% học sinh - sinh viên sử dụng mạng xã hội bất cứ lúc nào” của báo Thanh
niên (2018)
- Bài báo đã nêu lên những số liệu đáng báo động về thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày,
tiêu biểu là Facebook. Trong đó, 2.000 học sinh - sinh viên 4 tỉnh thành Hà Nội, TP.HCM, Thái

T r a n g 4 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

Nguyên, Hải Phòng, có trên 92% sinh viên và trên 84% học sinh cấp THCS và THPT thường
xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook.
- Có 26% số người sử dụng dưới 1 giờ/ngày, 40% sử dụng từ 1 - 3 giờ và 34% sử dụng trên 3
giờ. Về thời điểm truy cập, có tới 45% cho biết sử dụng mạng bất kỳ lúc nào và có thiết bị truy
cập trong tay.
- Về mục đích sử dụng, phần lớn để giao lưu, kết bạn, trò chuyện, nhắn tin (trên 92%); cập nhật
thông tin bạn bè và xã hội (trên 82%); phục vụ mục đích học tập và việc làm (81%); tìm kiếm
nghề nghiệp và việc làm (trên 32%)...
- Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, việc sử dụng mạng xã hội giúp người học tìm kiếm thông tin
tạo nên những tác động tích cực và hiệu quả đến kết quả học tập. Nhưng bên cạnh đó cũng có
những ảnh hưởng lớn đến tâm lý người sử dụng, mất thời gian, mất tập trung trong học tập. Một
số người do sử dụng quá nhiều nên có biểu hiện “nghiện”, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe,
tình cảm, hình thành lối sống ảo. Có những trường hợp vì thiếu văn hóa ứng xử trên mạng xã
hội đẫn đến phát sinh mâu thuẫn, bạo lực học đường...
6.5. Bài nghiên cứu “Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” của Trần Thi Minh
Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2017)
- Từ số liệu điều tra bằng bảng hỏi trên 4.205 sinh viên có sử dụng MXH ở 6 thành
phố lớn, các tác giả đã chỉ ra: trong các MXH sinh viên thường dùng thì Facebook được sử
dụng nhiều nhất (chiếm 86,6%), với thời gian sử dụng trải dài từ 1 giờ đến dưới 5 giờ/ngày.
Sinh viên sử dụng mạng xã hội chủ yếu cho nhu cầu tương tác và giải trí, mặc dù mức độ chịu
áp lực từ việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên chưa đáng báo động, nhưng khi sinh viên càng
có nhu cầu sử dụng mạng xã hội cao.
thì họ càng dễ có nguy cơ chịu áp lực từ mạng xã hội.
- Bài nghiên cứu được thực hiện vào thời điểm 4 năm trước, khi xét đến sự thay đổi của công
nghệ, 4 năm là quá dài. Vì vậy, bài viết chưa cập nhật đầy đủ nhu cầu sử dụng mạng xã hội cực
kì cao của sinh viên TP.HCM ở hiện tại. Bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ đề cập rõ ràng khía
cạnh: lượng thời gian sinh viên TP.HCM bỏ ra để sử dụng MXH hằng ngày và những hệ lụy
của nó.
6.6. Compulsive Internet Pornography Use and mental health :A Cross-sectional study in
a sample of University students in the United States – Christina Camilleri, Justin T Perry,
Stephen Sammut (2020).
- Bài nghiên cứu khảo sát ở 1031 sinh viên các trường Đại học ở Hoa Kỳ và kết quả cho thấy
tới hơn 56% sinh viên lạm dụng mạng xã hội để truy cập nội dung khiêu dâm . Bài nghiên cứu
chỉ ra mức độ gây hại nghiêm trọng của khiêu dâm đối với sức khỏe của sinh viên.

T r a n g 5 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

- Nghiên cứu cũng chỉ ra được giải pháp và đề xuất để hạn chế tình trạng trên.
- Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ chỉ ra một yếu tố, khía cạnh nhỏ về mặt các yếu tố có hại trên
mạng xã hội , chỉ dừng lại ở nội dung khiêu dâm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mà
không đề cập đến vai trò cấp thiết của mạng xã hội trong việc lan truyền và đề xuất nội dung
khiêu dâm.
6.7. Evaluation of internet addiction and its related factors in the students of Kurdistan
University of Medical Sciences (2015) - Ahmad Vahabi, Boshra Vahabi, Nahid Rajabi,
Mahi Ahmadian.
- Bài nghiên cứu khảo sát mẫu với quy mô 384 sinh viên, cho kết quả: khoảng 4,6% sinh viên
là không phụ thuộc mạng xã hội, còn lại là phụ thuộc từ mức độ nhẹ, vừa phải đến phụ thuộc
nặng (4,4%).
- Bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa nghiện Internet và giới tính, tình trạng hôn nhân,
môi trường sống và việc có máy tính cá nhân.
- Nghiên cứu chỉ ra tình trạng nghiện mạng xã hội ở sinh viên của trường Đại học Khoa học Y
tế Kurdistan.
- Tuy nhiên việc lấy mẫu quá ít làm cho kết luận có phần chủ quan, không đáng tin cậy, bên
cạnh đó bài nghiên cứu nêu ra được thực trạng nghiện Internet ở sinh viên trường Kurdistan mà
không nêu lên được thực trạng nghiện Internet nặng của sinh viên hiện nay (2015) cũng như
giải pháp, đề xuất giải quyết vấn đề. Mặt khác, nghiên cứu chỉ đề cập đến mặt tốt và xấu của
mạng xã hội, không phân tích sâu vấn đề và chỉ ra các yếu tố nào đã dẫn đến tình trạng nghiện
mạng xã hội ở sinh viên.
6.8. Bài nghiên cứu “Factors Affecting Social Network Sites Usage on Smartphones of
Students in Turkey” được thực hiện bởi nhóm tác giả của Đại học Kĩ thuật Istanbul,
Macka.
- Bài nghiên cứu này tại Thổ Nhĩ Kì đã chỉ ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng
mạng xã hội ở sinh viên dựa trên việc mở rộng “Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM” của nhà
nghiên cứu Davis (1989) - mô hình điển hình khi nghiên cứu về hành vi thực tế sử dụng một hệ
thống công nghệ mới. Qua việc phân tích SPSS, tác giả đã đưa ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc
sử dụng mạng xã hội: giá trị di dộng, sự thích thú, ảnh hưởng của xã hội, tính hữu dụng, và ý
thức sử dụng.
- Trong nghiên cứu này, một bảng câu hỏi gồm 21 mục đã được tạo ra từ tài liệu để xem xét các
yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng mạng xã hội của học sinh thông qua điện thoại thông minh tại
một trường đại học ở Thổ Nhĩ Kì từ đó đưa ra được những số liệu cụ thể về nhu cầu sử dụng
mạng xã hội của từng đối tượng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đó.

T r a n g 6 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

- Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn còn điểm hạn chế là quy mô tiến hành khảo sát còn hẹp (155
sinh viên), vì vậy số liệu thu được vẫn chưa thật sự xác đáng và thuyết phục. Ngoài ra, bài
nghiên cứu chỉ mới nêu ra các yếu tố ảnh hưởng nhưng chưa đưa ra được yếu tố đó sẽ gây ra
ảnh hưởng gì đến sinh viên và để lại những tác động như thế nào.
6.9. Bài nghiên cứu “Factors Affecting Use of Social Media by University Students: A
Study at Wuhan University of China” (2018)
- Bài nghiên cứu đã đề cập đến vai trò to lớn của mạng xã hội đối với việc tìm kiếm nguồn
thông tin hữu ích để tự điều chỉnh bản thân khi đối mặt với môi trường sống và học tập mới,
của sinh viên quốc tế nói riêng và sinh viên Trung Quốc nói chung
- Bởi sinh viên quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào mạng xã hội cho việc học, nhu cầu nghiên cứu
khoa học cũng như đời sống hằng ngày, các nhà quản lí trường học cần đưa việc học và nghiên
cứu trên mạng vào chương trình học tập trên trường lớp, làm nó trở nên chính thức và quan
trọng.
- Từ thực trạng nói trên, vai trò quan trọng của MXH được xem xét một cách kĩ càng, khoa học.
Nhưng điểm thiếu xót của nó là không quan tâm đến sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, nguyên
tắc cần phải tuân theo, quốc gia quê quán, cũng như sự khác biệt về ngôn ngữ,.. để giúp sinh
viên quốc tế tận dụng nguồn lợi to lớn từ mạng xã hội, tránh lãng phí thời gian.
6.10. Bài nghiên cứu “ Factors affecting use of Social Media by students- A study of Delhi
NCR” do các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Rukmini Devi, Delhi.
- Bài nghiên cứu được tiến hành dựa trên các nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của mạng xã
hội đối với sinh viên. Nhóm tác giả đã trích dẫn những lợi ích và tác hại của việc sử dụng mạng
xã hội được nêu ra trong những nghiên cứu trước đó để từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu về
những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội trong sinh viên.
- Qua quá trình khảo sát và phỏng vấn gần 203 sinh viên cùng với việc phân tích dữ liệu bằng
SPSS, các tác giả đã chỉ ra 5 nhóm yếu tố chính có ảnh hưởng đến việc sử dụng MXH. Thứ
nhất là do việc nghiện điện thoại, đây được cho là yếu tố quyết định và quan trọng nhất đối với
việc sử dụng mạng xã hội ở sinh viên. Yếu tố quan trọng thứ 2 là đó việc ngại giao tiếp với các
mối quan hệ thực, thứ 3 là do sự ám ảnh, thứ 4 là do tính ảo của mạng xã hội và cuối cùng là
về không khí trong gia đình.
- Bài nghiên cứu có được sự đầu tư về tài liệu tham khảo, nghiên cứu nhiều dữ liệu thứ cấp làm
cơ sở để nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn một số điểm hạn chế đó là trong các yếu tố đưa ra chỉ
là các yếu tố xuất phát từ bản thân của sinh viên mà chưa đề cập đến ảnh hưởng của xã hội đến
việc sử dụng mạng xã hội và nhu cầu sử dụng mạng xã hội phục vụ cho việc học ở sinh viên.

T r a n g 7 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

7. Kết cấu đề tài:


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan.
1.2. Lịch sử nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sử dụng mạng xã
hội của sinh viên ở TP.HCM.
1.3. Các giả thuyết về vấn đề.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN SỬ
DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM HIỆN NAY.
2.1. Tổng quan tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên ở TP.HCM.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên TP.HCM.
2.3. Các vấn đề, thực trạng tiêu biểu.
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC NHU CẦU
CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM
3.1. Các lợi ích do mạng xã hội đem lại cho sinh viên.
3.2. Vai trò của mạng xã hội đối với các nhu cầu của sinh viên:
3.2.1 Nhu cầu học tập của sinh viên.
3.2.2. Nhu cầu giao lưu, kết nối giữa các sinh viên.
3.2.3. Nhu cầu giải trí, thư giãn.
CHƯƠNG 4: LỜI CẢNH TỈNH VÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NÂNG CAO Ý
THỨC ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG THỜI GIAN ĐÚNG MỨC VÀO MẠNG XÃ HỘI CỦA
SINH VIÊN TẠI TP.HCM.
4.1. Lời cảnh tỉnh về hậu quả khôn lường do dành quá nhiều thời gian vào mạng xã hội của
sinh viên tại TP.HCM.
4.2. Các giải pháp để hạn chế triệt để các tác hại của việc sử dụng thời gian quá mức vào
mạng xã hội đối với sinh viên.
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Tiến hành thực nghiệm, khảo sát.
5.2. So sánh kết quả thực nghiệm.
5.3. Đánh giá và kết luận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A Study at Wuhan University of China. (2018). “Factors Affecting Use of Social Media
by University Students”

T r a n g 8 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

[2] Ahmad Vahabi, t.g.k. (2015). “Evaluation of internet addiction and its related factors in
the students of Kurdistan University of Medical Sciences”.
[3] Bài báo. (2018). “45% học sinh – sinh viên sử dụng mạng xã hội bất cứ lúc nào”, Báo
Thanh Niên.
[4] Đào Lê Hoài An. (2013). "Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - một
thách thức mới cho tâm lí học hiện đại”, Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM, số 49 năm 2013.
[5] Fethi Calisir, t.g.k. (2013). “ Factors Affecting Social Network Sites Usage on Smartphones
of Students in Turkey”. Proceedings of the World Congress on Engineering and Computer
Science 2013 Vol II WCECS 2013, 23-25 October, 2013, San Francisco, USA.
[6] Justin T Perry, Stephen Sammut. (2020).“Compulsive Internet Pornography Use and
mental health: A Cross-sectional study in a sample of University students in the United States
– Christina Camilleri”.
[7] Nguyễn Thị Hậu. (2013). “ Mạng xã hội với giới trẻ Thành phố Hồ Chí Minh”. TPHCM:
NXB Văn hóa - Văn nghệ.
[8] Nhóm sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. (2017). “Các nhân tố
của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực
phẩm TP.HCM (HUFI)”.
[9] Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái. (2017). “Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Việt Nam”.
[10] Vidhi Tyagi, t.g.k. (2019). “Factors affecting use of Social Media by students- A study of
Delhi NCR ”. International Journal for Research in Engineering Application & Management
(IJREAM) ISSN : 2454-9150 Vol-04, Issue-11, Feb 2019

8. Bảng hỏi:
Xin chào các bạn, chúng mình là nhóm sinh viên đến từ Cơ sở II Trường Đại học Ngoại
Thương tại TP. HCM. Chúng mình đang thực hiện một cuộc khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng
đến thời gian sử dụng mạng xã hội ở sinh viên, hôm nay đến đây để khảo sát ý kiến của các
bạn. Mục đích của cuộc khảo sát này nhằm tìm hiểu về nhu cầu, mục đích, thời gian sử dụng
và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sử dụng mạng xã hội của các bạn. Những thông tin các
bạn cung cấp sẽ chỉ được dùng cho việc nghiên cứu đề tài này thôi. Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Bạn là sinh viên năm?
• Năm 1
• Năm 2
• Năm 3

T r a n g 9 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

• Năm 4

Câu 2: Chuyên ngành bạn đang học là?


Trả lời: …………………………………………………………………………………………
Câu 3: Giới tính của bạn là?
• Nam
• Nữ
• Khác
Câu 4: Bạn có sử dụng Mạng xã hội không?
• Thường xuyên sử dụng
• Thỉnh thoảng sử dụng
• Sử dụng khi cần thiết
• Không sử dụng
• Mục khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 5: Mạng xã hội nào bạn đang sử dụng?
Không bao Hiếm khi Thỉnh Thường Rất thường
giờ thoảng xuyên xuyên
Facebook
Google
Twitter
Instagram
Tumblr
Tinder
Zalo
Youtube
Tik Tok
Mạng khác

Câu 6: Bạn thường sử dụng mạng xã hội bao nhiêu thời gian trong một ngày
• 1-2 giờ/ngày
• 2-3 giờ/ngày
• 3-4 giờ/ngày

T r a n g 10 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

• 4-5 giờ/ngày
• Hơn 5 giờ/ngày
Câu 7: Bạn thường sử dụng mạng xã hội để làm gì?
• Kết bạn giao lưu
• Đăng bài, post ảnh
• Làm việc (lớp, trường, cơ quan…)
• Học tập
• Mở rộng kiến thức
• Mua hàng online
• Cập nhập tin tức
• Liên lạc với gia đình
• Mục khác: ………………………………………………………..
Câu 8: Bạn thường sử dụng mạng xã hội bao nhiêu lần trong một tuần:
• Dưới 3 lần
• Từ 3 đến 7 lần
• Trên 7 lần
• Không lần nào
• Mục khác: ………………………………………………………..
Câu 9: Bạn thường tham gia mạng xã hội vào các thời gian nào trong ngày? (được chọn
nhiều lựa chọn)
• Lúc rảnh rỗi
• Khi thức dậy
• Khi đang làm việc hoặc học tập
• Khi chuẩn bị ngủ
• Bất kể lúc nào
• Mục khác: ………………………………………………………..
Câu 10: Phương tiện bạn hay dùng để vào mạng xã hội là gì?
• Máy tính cá nhân
• Điện thoại
• Máy tính ở tiệm net
• Mục khác: ………………………………………………………..

T r a n g 11 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

Câu 11: Bạn hãy cho biết ý kiến về các mục đích sử dụng mạng xã hội dưới đây:

Hoàn toàn Tương đối Bình Tương đối Hoàn toàn


đồng ý đồng ý thường không không
đồng ý đồng ý

Tuyên truyền quảng bá


văn hoá phẩm đồi truỵ.

Nói xấu, tuyên truyền


thông tin sai trái về ai
đó.

Thành lập các hội fan


cuồng những người
nổi tiếng.

Kêu gọi ủng hộ từ


thiện, giúp đỡ sinh
viên nghèo và các hoạt
động từ thiện khác.

Tự do ngôn luận, nêu


lên những ý kiến
không dám nói ra bằng
lời hoặc khó nói.

Học hành, tích lũy kiến


thức.

Nắm bắt thông tin kịp


thời và nhanh chóng.

Câu 12: Theo bạn giới trẻ hiện nay nên định hướng việc dùng mạng xã hội của mình như
thế nào?
• Dùng mọi lúc có thể

T r a n g 12 | 13
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – NHÓM LAYLA – K59C

• Dùng khi cần thiết


• Hầu như không sử dụng
• Mục khác: ………………………………………………………….
Câu 13: Bạn cảm thấy thế nào sau khi sử dụng mạng xã hội:
• Vui vẻ, thoải mái (Trong trường hợp: ……………………………....)
• Bình thường (Trong trường hợp: …………………………………...)
• Mệt mỏi, căng thẳng (Trong trường hợp: ………………………….)
• Mục khác : ………………………………………………………......
Câu 14: Bạn đã sử dụng mạng xã hội bao lâu rồi?
• Khoảng 6 tháng
• 6 tháng - 1 năm
• Trên 1 năm
Câu 15:
- Mạng xã hội đã đem lại những lợi ích gì cho bạn?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
- Mạng xã hội đã gây nên những bất lợi gì cho bạn?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

--------HẾT--------

T r a n g 13 | 13

You might also like