You are on page 1of 60

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH


____________________________

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI


SỬ DỤNG TIKTOK CỦA GIỚI TRẺ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHÓM THỰC HIỆN
Họ và tên MSSV
1.Nguyễn Tấn Quân : 215085732

2.Nguyễn Thị Thu Trúc : 215085827

3.Lê Hân : 215085776

4.Phan Hồ Bảo Trâm : 215085600

5.Trần Thị Như Hoài : 215085374

6.Nguyễn Thị Minh Yến : 215085664

GVHD: TS.Lý Đan Thanh

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả là tập thể viết nghiên cứu khoa học với chủ đề "Các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh",
thực hiện bài nghiên cứu này dưới sự hướng dẫn của TS. Lý Đan Thanh. Chúng tôi xin
cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của nhóm tác giả. Nhóm tác giả cam kết các
số liệu, kết quả bài báo cáo thu thập từ các phương pháp nghiên cứu phù hợp, trung thực,
chưa từng công bố bất kỳ trong công trình nào khác.
Nhóm tác giả cam đoan rằng mọi thông tin tham khảo đều khách quan, có nguồn
gốc chính xác đã được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng trong bài báo cáo.
Nhóm tác giả cam đoan rằng, mọi thông tin khảo sát đều được sự cho phép của
người cung cấp, không ép buộc với mọi hình thức.

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 13 tháng 06 năm 2023


Người thực hiện (Nhóm trưởng tác giả đại điện)

2
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, để hoàn thành được đề tài này nhóm
tác giả rất biết ơn và tri ân tới những chỉ dạy của Quý thầy, cô Trường Đại học Kinh tế -
Tài chính Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lý Đan Thanh,
người luôn chỉ dạy, đồng hành và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu,
truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện nghiên cứu đã giúp
nhóm tác giả có thể hoàn thành bài báo cáo này một cách chỉnh chu và đạt được kết quả
tốt nhất.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn hỗ trợ,
đồng hành, giúp đỡ về mặt tinh thần và đóng góp vật chất để hoàn thành công trình
nghiên cứu này.

3
TÓM TẮT

Với sự phát triển thời đại 4.0 hiện nay, nhu cầu giải trí, trao đổi thông tin trong xã
hội số hóa hiện nay ngày càng được nâng cao và quan tâm nhiều hơn. Chính vì thế, mạng
xã hội cũng ngày càng phát triển theo, cho ra đời nhiều ứng dụng đa dạng khác nhau. Một
trong những ứng dụng được quan tâm và thuộc một trong những ứng dụng có lượt tải cao
nhất trong năm 2021-2023 chính là TikTok. Theo thống kê, có hơn 40% người dùng
TikTok đều thuộc từ 18-24 tuổi. Với sự bùng nổ này, Nhóm tác giả đã có ý tưởng và tiến
hành nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trêm
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu các nguyên nhân chính tác động đến
hành vi sử dung Tik Tok và đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố. Từ đó chúng ta có
thể đưa ra nhiều giải pháp hữu ích để cho nhiều cơ quan, chính phủ dễ dàng quản lý, đảm
bảo an toàn khi sử dụng mạng xã hội. Hơn thế nữa kết quả sẽ cung cấp nhiều thông tin
cần thiết cho một số doanh nghiệp trong việc kinh doanh, marketing kỹ thuật số hiện nay.
Nghiên cứu này nhóm tác giả chia làm hai giai đoạn trong quá trình thu thập dữ
liệu gồm nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính và nghiên cứu chính dùng
phương pháp định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm tìm ra những đặc điểm, bản chất
của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng bằng việc khảo sát trực tuyến qua
Google Form với kích thước mẫu quan sát là n=250 người tại sinh sống và làm việc, học
tập tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thông tin thu thập sẽ được xử lý qua phần mềm
IBM SPSS 20 với mục đích: Phân tích thông kê mô tả; Kiểm tra độ tin cậy; Phân tích độ
tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy.

Về kết quả nghiên cứu, sau khi đã phân tích và kiểm định, Nhóm tác giả đã đưa ra
3 yếu tố chính tác động đến hành vi sử dụng TikTok bao gồm: nhận thức về lợi ích, nhận
thức về sự bỏ lỡ, thói quen. Với mức độ ảnh hưởng theo hệ số hồi quy lần lượt là nhóm
nhận thức sự bỏ lỡ có beta= 0.315, nhóm thói quen có beta= 0.249, nhóm nhận thức lợi
ích beta= 0.236.

4
ABSTRACT
With the advent of the 4.0 era, the demand for entertainment and information
exchange in the digital society has been increasing significantly. Consequently, social
media platforms have also evolved and introduced various diverse applications. One such
application that has gained substantial attention and achieved high download rates from
2021 to 2023 is TikTok. Statistics reveal that over 40% of TikTok users fall within the
18-24 age group. Capitalizing on this phenomenon, our research group developed the
idea and conducted a study entitled "Factors Influencing TikTok Usage Behavior among
Young Adults in Ho Chi Minh City" to investigate the primary factors influencing
TikTok usage behavior and assess their significance. The outcomes of this research can
provide valuable insights for governmental and regulatory bodies to effectively manage
and ensure safety in social media usage. Furthermore, the findings offer essential
information for businesses in the current digital marketing and digital business landscape.

The research was divided into two phases of data collection: a preliminary
qualitative study and a main quantitative study. The qualitative study aimed to identify
the characteristics and nature of the research subjects, while the quantitative study
utilized an online survey conducted via Google Forms with a sample size of n=170
individuals residing, working, or studying in Ho Chi Minh City. The collected
information was processed using IBM SPSS 20 software, with the following objectives:
descriptive statistical analysis, reliability testing, Cronbach's Alpha reliability analysis,
exploratory factor analysis (EFA), and regression analysis.

Based on the research findings, after analysis and verification, the research team
identified three main factors that influence TikTok usage behavior: perceived benefits,
perceived FOMO (fear of missing out), and habits. The impact of these factors, measured
by regression coefficients, is as follows: the perceived FOMO group with beta = 0.315,
the habit group with beta = 0.249, and the perceived benefits group with beta = 0.236.

5
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................2


LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................3
TÓM TẮT...........................................................................................................................4
ABSTRACT........................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.....................................................................8
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................8
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................9
1.2.1 Mục tiêu tổng quát...........................................................................................9
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................9
1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.....................................................9
1.3.1 Nghiên cứu định tính.......................................................................................9
1.3.2 Nghiên cứu định lượng..................................................................................10
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................10
1.5. Ý nghĩa và đóng góp đề tài..................................................................................10
1.6. Bố cục của đề tài..................................................................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................13
2.1. Khái niệm.............................................................................................................13
2.1.1 Khái niệm về Mạng xã hội............................................................................13
2.1.2 Khái niệm về TikTok.....................................................................................13
2.1.3 Khái niệm về hành vi sử dụng.......................................................................13
2.2. Các lý thuyết liên quan.........................................................................................14
2.2.1 Đặc điểm cơ bản tâm lý của sinh viên...........................................................14
2.2.2 Mô hình nghiên cứu liên quan.......................................................................15
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................18
2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất................................................................18
2.3.1. Mô hình đề xuất.............................................................................................21
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.....................................................................22
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................22
3.2. Thang đo...............................................................................................................25

6
3.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................................29
3.3.1 Xác định cỡ mẫu............................................................................................29
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu.................................................................................29
3.4. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu................................................................29
3.4.1 Phương pháp thu thập....................................................................................29
3.4.2 Xử lý dữ liệu..................................................................................................30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................35
4.1. Thống kê mô tả.....................................................................................................35
4.2. Kiểm tra độ tin cậy...............................................................................................36
4.3. Xoay nhân tố........................................................................................................38
4.3.1 Xoay nhân tố biến độc lập.............................................................................38
4.3.2 Xoay nhân tố biến phụ thuộc.........................................................................42
4.4. Phân tích hồi quy..................................................................................................44
4.4.1 Kiểm định mức độ phù hợp mô hình.............................................................45
4.4.2 Đánh giá giả thuyết ý nghĩa hệ số hồi quy và kiểm định đa cộng tuyến.......46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...............................................48
5.1. Kết luận................................................................................................................48
5.2. Đề xuất giải pháp.................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................52
PHỤ LỤC.........................................................................................................................55
PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG BẢNG KHẢO SÁT.............................................................55
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................59

7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1. Lý do chọn đề tài

Tiktok là một ứng dụng của công ty công nghệ đa quốc gia của Trung Quốc. Ứng
dụng này được ra đời vào năm 2017 và ngày càng trở nên phổ biến đối với giới trẻ. Trái
ngược với các nền tảng mạng xã hội khác, Tiktok mang đặc trưng riêng với những video
ngắn cùng cách sử dụng đơn giản, dễ dàng và nhiều tính năng nổi bật.Theo số liệu đến
tháng 2/2023 của Datareportal, Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người
dùng TikTok nhiều nhất thế giới, với khoảng 49,9 triệu người dùng, một con số không hề
nhỏ dù còn rất nhiều các trang mạng xã hội khác đang hoạt động. TikTok đang làm chủ
rất nhiều xu hướng, ảnh hưởng đến thái độ, hoạt động giải trí của giới trẻ. Với mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu về các nội dung đang hiện hành liên quan
đến TikTok, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: nhằm phân tích, đánh giá về hành vi
của người dùng TikTok.

TikTok không chỉ là một ứng dụng giải trí, mà còn tác động đáng kể đến văn hóa
và xã hội. Qua hành vi sử dụng TikTok có thể tiết lộ những yếu tố văn hóa, giáo dục và
xã hội có liên quan đến sự phát triển và sử dụng ứng dụng này. Việc hiểu rõ những tác
động này sẽ giúp chúng ta đưa ra các biện pháp quản lý và giáo dục hiệu quả để tạo ra
môi trường sử dụng TikTok tích cực và an toàn hơn cho giới trẻ.

Bên cạnh đó, TikTok đang gặp phải nhiều tranh cãi về vấn đề an ninh thông tin và
riêng tư người dùng. Để có thể đóng góp vào việc phát triển các chính sách và biện pháp
bảo vệ riêng tư và an ninh thông tin hiệu quả hơn thì chúng ta cần hiểu rõ hơn về cách dữ
liệu cá nhân của người dùng được thu thập, sử dụng và chia sẻ trên nền tảng này.

Chính vì vậy, để được hiệu quả như mong muốn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng TikTok là điều vô cùng quan trọng và tất yếu trong xã hội hiện nay.
Qua nghiên cứu đó, có thể hiểu được tâm lý, động cơ, thái độ của giới trẻ khi tiếp cận và
sử dụng TikTok thường xuyên đến như vậy. Từ đó các cơ quan, tổ chức liên quan đưa ra
chính sách quản lý mạng xã hội hiệu quả, giảm thiểu các tác động của việc dụng TikTok

8
xuống mức thấp nhất. Nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài đó là đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi sử
dụng TikTok. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp quản lý bảo đảm an toàn sử dụng TikTok
hiệu quả hơn.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Từ mục tiêu chung, đề tài nghiên cứu đưa ra 5 mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Xác định và phân tích những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng TikTok của giới trẻ. Những yếu tố này có thể bao gồm yếu tố văn hóa, xã
hội, kỹ thuật, nội dung và các yếu tố cá nhân khác.

- Đánh giá tác động và hệ quả của việc sử dụng TikTok đối với giới trẻ trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất các biện pháp quản lý và giáo dục phù hợp để đảm bảo sự an toàn, tích
cực và có ý thức trong việc sử dụng TikTok của giới trẻ.

- Đề xuất cải tiến và phát triển cho ứng dụng TikTok nhằm tăng cường trải
nghiệm người dùng và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và mong đợi của giới trẻ.

1.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng.

Xử lý dữ liệu thông qua phần mềm IBM SPSS 20.

1.3.1 Nghiên cứu định tính

Nhóm tác giả bắt đầu thu thập và tổng hợp tài liệu từ trang tạp chí trong và ngoài
nước, từ các luận văn, luận án từ các trường đại học có chủ đề liên quan đến các yếu tố

9
tác động đến hành vi tiêu dùng trước để hình thành mô hình nghiên cứu và thang đo
thông qua phương tiện Internet, sách giáo khoa, báo đài. Sau đó sắp xếp chọn lọc để phục
vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu chính thức.

1.3.2 Nghiên cứu định lượng

Nhóm tác giả xây dựng các câu hỏi, khảo sát sơ bộ và thực hiện khảo sát trực
tuyến bằng công cụ Google Form. Từ kết quả khảo sát bảng câu hỏi, nhóm tác giả sử
dụng phần mềm IBM SPSS 20 phân tích số liệu, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố
tác động đến hành vi sử dụng TikTok. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương
pháp Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và
phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tiktok của giới
trẻ tại TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng khảo sát: học sinh, sinh viên, người đi làm tại TP. Hồ Chí Minh.

1.5. Ý nghĩa và đóng góp đề tài

Kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp kiến thức liên quan đến các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Đối với ý nghĩa về mặt lý luận: Đề tài tổng hợp được lý thuyết về hành vi sử dụng
TikTok của giới trẻ tại TP. Hồ Chí Minh. Xây dựng được mô hình đo lường các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của giới trẻ tại TP. Hồ Chí Minh.

Đối với ý nghĩa về mặt thực tiễn: Nhận thấy được, hiện nay giới trẻ đang ngày
càng ưa chuộng và sử dụng TikTok, nếu biết được các yếu tố tác động này giúp chúng ta
cái nhìn sâu hơn về cách giới trẻ sử dụng TikTok, thói quen sử dụng, tương tác xã hội và
tác động của ứng dụng này đến cuộc sống hàng ngày của họ. Ngoài ra kết quả nghiên cứu
thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách và biện pháp quản lý về

10
việc sử dụng TikTok cho giới trẻ. Các nhà quản lý, chính phủ và các tổ chức liên quan có
thể sử dụng thông tin từ nghiên cứu này để đưa ra quyết định và hướng dẫn phù hợp,
nhằm tạo ra một môi trường sử dụng TikTok an toàn, tích cực và có ích cho giới trẻ.
Chúng ta có thể xây dựng các chương trình giáo dục và tư vấn hiệu quả hơn để giúp giới
trẻ sử dụng TikTok một cách thông minh, an toàn và có ý thức. Qua việc cung cấp thông
tin và kiến thức từ nghiên cứu, cộng đồng có thể hiểu rõ hơn về các khía cạnh tích cực và
tiêu cực của TikTok, từ đó xây dựng ý thức sử dụng và đưa ra quyết định thông minh khi
tương tác trên nền tảng này.

1.6. Bố cục của đề tài

Đề tài nghiên cứu được trình bày theo cấu trúc gồm 05 chương cụ thể như sau:

Chương 1 Giới thiệu tổng quan: Trình bày tổng quát lý do nghiên cứu các yếu tố
tác động đến hành vi sử dụng TikTok, sau đó sẽ xác định các mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu để thực hiện
nghiên cứu khoa học, cuối cùng là ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.

Chương 2 Cơ sở lý thuyết: Trình bày các khái niệm liên quan đến hành vi sử dụng
TikTok, cơ sở lý thuyết về hành vi sử dụng, kết hợp tìm hiểu mô hình của các nghiên cứu
trước đây. Trên cơ sở đó đưa ra được mô hình đề xuất.

Chương 3 Thiết kế nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, đề cập đến
phương pháp, cách thức thực hiện nghiên cứu, điều chỉnh thang đo, lập bảng khảo sát,
phương pháp chọn mẫu phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Chương 4 Kết quả nghiên cứu: Trình bày thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy,
xoay nhân tố phân tích tương quan và hồi quy.

Chương 5 Kết luận: Ở chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu và qua đó, cùng nêu
lên những hạn chế của nghiên cứu, đưa ra các để nghị và các hướng nghiên cứu tiếp theo
trong tương lai.

11
12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm
2.1.1 Khái niệm về Mạng xã hội.

Theo định nghĩa của Fitcher (1957), mạng lưới xã hội (social network) bao gồm
nhiều mối quan hệ đôi. Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2 người khác
nhưng không ai có liên hệ với tất cả các thành viên khác”. Dựa trên định nghĩa đó, Barry
Wellman đã định nghĩa: “Khi mạng máy tính kết nối con người, nó là một mạng xã hội.

Dưới góc nhìn xã hội học, Nguyễn Hải Nguyên (2016) đưa ra khái niệm: Mạng xã
hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều
mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Tác giả giải thích thêm,
mạng xã hội được hình thành khi một nhóm người khởi xướng gửi đi thông điệp mời
những người chưa quen gia nhập và thành bạn bè trong trang web của mình. Các thành
viên mới sẽ lặp lại quá trình trên và tạo nên một mạng liên kết rộng lớn không phân biệt
không gian địa lý của các thành viên.

2.1.2 Khái niệm về TikTok

Theo Anderson (2020), Tiktok là một nền tảng mạng xã hội cho phép người sử
dụng tạo các video ngắn có độ dài từ 15 đến 60 giây bao gồm nhiều bộ lọc khác nhau,
nhạc và các mẫu hát nhép. Điểm độc đáo của Tiktok là nội dung được trình bày cho một
cá nhân là thuật toán và thích hợp với sở thích của họ với nội dung đã thích trước đó.

Theo Zulli and Zulli (2020), TikTok đã được khái niệm hóa như một ứng dụng
truyền thông xã hội dựa trên video rất độc đáo với sự khác biệt cấu trúc kỹ thuật và sự
chấp nhận của người dùng tuyệt vời không giống như bất kỳ nền tảng nào khác, do đó
làm cho nó trở thành một mạng trực tuyến trong đó các tính năng bắt chước và ghi nhớ
nhanh hơn. Kết quả đã có làn sóng video TikTok lan truyền trong số CYP, với các thẻ bắt
đầu bằng kí hiệu ‘’#’’ đi kèm liên quan đến các vấn đề thời sự, bao gồm COVID-19, sức
khỏe tinh thần, rối loạn ăn uống, các vấn đề phát triển và sức khỏe (Montag et al., 2021).

2.1.3 Khái niệm về hành vi sử dụng


13
2.1.3.1 Khái niệm về hành vi

Theo X.L. Rubinstein (2002), hành vi là một hình thức đặc biệt của hoạt động: nó
chỉ có thể trở thành hành vi khi mà động cơ đó được hành động có mục đích, và kế hoạch
đó được chuyển từ đối tượng chuyển sang kê hoạch quan hệ nhân cách xã hội. Hai kế
hoạch này không tách rời nhau mà có mối quan hệ với nhau.

Theo A. Maslow (2007), hành vi của con người không chỉ được thể hiện ra bên
ngoài gồm các hành vi quan sát được mà hành vi còn là những phản ứng bên trong không
quan sát được. Nếu tâm lý học hành vi lấy điều kiện bên ngoài làm nguyên tắc quyết định
cho hành vi con người thì phân tâm học lấy điều kiện bên trong làm nguyên tắc quyết
định.

Vũ Dũng (2008) trong cuốn từ điển Tâm lý học đã viết “ Hành vi là sự tương tác
của cá nhân với môi trường bên ngoài trên cơ sở tính tích cực bên ngoài (vận động) và
bên trong (tâm lý) của chúng, trong đó có định hướng của cơ thể sống đảm bảo thực hiện
các tiếp xúc với thế giới bên ngoài ”.

2.1.3.2 Khái niệm về hành vi sử dụng

Theo Bennett (1988), dẫn theo Trần Lê Trung Huy (2011), hành vi sử dụng là sự
tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, hành vi và môi trường mà qua
sự thay đổi đó con người thay đuổi cuộc sống của họ.

Theo Nguyễn Thị Bắc (2018) Hành vi sử dụng MXH của sinh viên là những hành
vi được biểu hiện qua các hành động bên ngoài như nội dung đăng tải trên MXH..., thông
qua những hành vi để có ứng xử phù hợp với chuẩn mực mà bộ thông tin đã quy định đối
với người sử dụng mạng xã hội. Để có những ứng xử phù hợp giữa sinh viên với chính
bản thân mình và giữa sinh viên với người khác, với những người xung quanh.

2.2. Các lý thuyết liên quan


2.2.1 Đặc điểm cơ bản tâm lý của sinh viên

Theo Nguyễn Thị Bắc (2018) lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi đang có nhận thức cũng
như tự phát triển hoàn thiện bản thân cao nhất. Bên cạnh đó khả năng tự đánh giá và tự ý
14
thức đặc biệt cực kỳ cao. Đây được xem như là một trình độ phát triển cao của nhân cách.
Tự đánh giá là quá trình hoạt động của nhận thức về các vấn đề xung quanh đang diễn ra
qua đó xử lý thông tin về mình nhằm từ đó điều chỉnh hành vi và tự giáo dục phát triển
bản thân. Sự định hướng giá trị bản thân, họ luôn muốn tìm hiểu quan tâm bản thân muốn
gì, từ đó đưa ra những sự lựa chọn tốt nhất cho chính mình.

Bên cạnh đó sự phát triển về thể chất, tinh thần thúc đẩy sinh viên có lối sống
phong phú và nhận thức cao hơn. Chủ động hướng đến các hành vi phù hợp với bản thân
yêu cầu, trong cộng đồng họ là người có tri thức, nhạy bén với tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội. Vì thế nhu cầu trao đổi thông tin cũng như thích nghi với những thứ mới mẻ cực
kỳ cao.

2.2.2 Mô hình nghiên cứu liên quan


2.2.2.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mạng xã hội

Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mạng xã hội là mô hình đáng tin cậy,
mô hình được xây dựng dựa trên nhiều lý thuyết trong nhiều bài nghiên cứu khác nhau
trong và ngoài nước. Kết quả của bài nghiên cứu này, Hành vi sử dụng MXH của sinh
viên Đại học Hải Dương chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố chủ
quan như “nhận thức, thái độ và đặc điểm tâm lý lứa tuổi” đóng vai trò quyết định và các
yếu tố khách quan như “môi trường sống, phương tiện kỹ thuật” đóng vai trò quan trọng.
Như chúng ta biết sự hình thành và thực hiện hành vi sử dụng mạng xã hội là một quá
trình lâu dài và phức tạp, chịu sự chi phối bởi các yếu tố như đặc điểm lứa tuổi, phương
tiện kỹ thuật cũng như môi trường sống của sinh viên.

15
Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến mạng xã hội
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Loan; Lưu Thị Trinh, năm 2016)

2.2.2.2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng điện thoại

Mô hình cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng điện thoại đưa ra các lý
thuyết về các yếu tố hành vi sử dụng điện thoại thông qua các bài nghiên cứu trước từ
nước ngoài. Để hướng đến hành vi sử dụng điện thoại, các cho thấy các biến thái độ,
nhận thức kiểm soát hành vi có tác động cùng chiều đến ý định hành vi ngoại trừ yếu tố
thói quen có mức độ tác động thấp. Bên cạnh đó nổi bật yếu tố mới sợ bỏ lỡ, do nhu cầu
muốn sở hữu thông tin cao của các nhân viên gây tác động cao đến ý định và hành vi sử
dụng điện thoại mục đích cá nhân. Đồng thời nghiên cứu cũng kiểm chứng khi các nhân
viên có ý định cao sẽ tự động thực hiện hành vi này.

16
Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng điện thoại
(Theo Trần Đỗ Trúc Phương, Đinh Thái Hoàng, năm 2020)

2.2.2.3 Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-
TAM)

Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) là


một mô hình đáng tin cậy vì nó được mô phỏng dựa vào mô hình TRA và được sử dụng
rộng rãi trong nhiều bài nghiên cứu. Mô hình được áp dụng nhiều trong bản trong việc
mô hình hóa việc chấp nhận công nghệ thông tin của người dùng từ Davis, D. Fred, và
Arbor, Ann, (1989). Mô hình có 5 biến chủ yếu sau: Biến bên ngoài, Nhận thức sự hữu
ích, Nhận thức tính dễ sử dụng, Thái độ hướng đến việc sử dụng và Quyết định sử dụng.

17
Mô hình lý thuyết khái niệm TAM
(Nguồn: Davis, D. Fred, và Arbor, Ann, 1989)

2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất

2.3.1.1 Ảnh hưởng xã hội

Theo Lê Bá An (2011), Ảnh hưởng xã hội liên quan đến những nỗ lực có chủ đích
và không chủ ý nhằm thay đổi niềm tin, thái độ hoặc hành vi của người khác. Không
giống như thuyết phục, thường là có chủ ý và đòi hỏi một số mức độ nhận thức về mục
tiêu, ảnh hưởng xã hội có thể là vô tình hoặc ngẫu nhiên. Ảnh hưởng xã hội thường hoạt
động thông qua quá trình xử lý thông tin. Do đó, mục tiêu có thể không biết về những ảnh
hưởng xã hội đang tác động vào mình. Không giống như việc đạt được sự tuân thủ,
thường là hướng đến mục tiêu, ảnh hưởng xã hội thường không hướng đến mục tiêu cụ
thể mà thường là một nhóm các cá thể và kết quả có thể không nhất quán hoặc không liên
quan đến mục tiêu của người giao tiếp. Ảnh hưởng xã hội bao gồm nhiều dạng như a dua,
tuân thủ hay phục tùng… Trên cơ sở lý thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H1
như sau:

Giả thuyết H1: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng đến hành vi sử TikTok của giới
trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

2.3.1.2 Hệ thống chất lượng

18
Theo Sử Ngọc Diệp (2022), chất lượng dịch vụ phản ánh khả năng của một hệ
thống trong việc cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy, có tính phản hồi, đảm bảo và được cá
nhân hóa cho người dùng, Chất lượng dịch vụ trực tuyến nghiên cứu thông qua mạng
internet. Warrington và cộng sự cho rằng, nghiên cứu về chất lượng dịch vụ phải luôn
bao gồm quan điểm của cả người cung cấp và người nhận dịch vụ. Đối với yếu tố dễ sử
dụng và tính hữu ích, hai yếu tố quyết định sự chấp nhận công nghệ, nghiên cứu của
Mustapha chỉ ra rằng, có mối quan hệ trực tiếp thuận chiều giữa chất lượng dịch vụ và hai
yếu tố này. Trên cơ sở lý thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H2 như sau:

Giả thuyết H2: Hệ thống chất lượng của TikTok có ảnh hưởng cùng chiều đến
hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

2.3.1.3 Nhận thức lợi ích

Nhận thức lợi ích được định nghĩa là nhận thức của người dùng về tiềm năng mà
công nghệ mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng. Nhiều nghiên cứu được thực hiện chứng
minh rằng, nhận thức lợi ích có tác động tích cực đến ý định của người sử dụng các dịch
vụ công nghệ thông tin như Benlian và Hess (2011), Lee và cộng sự (2009), Farivar và
Yuan (2014), Ryu (2018). Trên cơ sở lý thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H3
như sau:

Giả thuyết H3: Nhận thức lợi ích có ảnh hưởng đến hành vi sử sử dụng TikTok
của giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

2.3.1.4 Nhận thức về sự bỏ lỡ

Theo Herman (2011), sự bỏ lỡ là nỗi sợ hãi và lo lắng khi không tham gia một cơ
hội hoặc một sự kiện thú vị có thể mang lại một số loại phần thưởng được nhận thức. Sợ
bỏ lỡ được định nghĩa là tâm lý sợ hãi lan tỏa khi những người khác có thể có những trải
nghiệm bổ ích lúc họ vắng mặt (Przybylski & ctg., 2013). Phương tiện truyền thông xã
hội cung cấp khả năng tiếp cận thông tin xã hội dễ dàng và duy trì sự tham gia vào xã hội.
Vì nỗi sợ bỏ lỡ được đặc trưng bởi mong muốn liên tục kết nối với những gì người khác
đang làm nên việc sử dụng điện thoại là một lựa chọn hấp dẫn để luôn được cập nhật về

19
các hoạt động xã hội. Trên thực tế, nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra mối liên hệ thực
nghiệm mạnh mẽ giữa nỗi sợ bỏ lỡ và cường độ sử dụng mạng xã hội (Przybylski & ctg.,
2013). Trên cơ sở lý thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H4 như sau:

Giả thuyết H4: Nhận thức về sự bỏ lỡ có ảnh hưởng đến đến hành vi sử dụng
TikTok của giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

2.3.1.5 Thói quen

Thói quen đề cập đến các hành vi hay được lặp lại và xảy ra mà không có sự
hướng dẫn của bản thân (Pee, Woon, & Kankanhalli, 2008). Đó là kết quả của việc học
hỏi và tự động về việc đã làm điều gì đó liên tục và thường xuyên trong một thời gian
(Limayem, Hirt, & Cheung, 2007). Trong nghiên cứu của Jamaluddin và cộng sự (2015),
thói quen được xem như là một phản ứng tự động được kích thích bởi một trạng thái tích
cực mà không cần thông qua nhận thức. Sự phát triển thói quen đòi hỏi một lượng nhất
định sự lặp lại hay nói cách khác là sự thực hành một khoảng thời gian trước đó. So với
nghiện, thói quen không thể hủy hoại và không liên quan đến các triệu chứng bị nghiện,
mặc dù thói quen có thể dẫn đến nghiện hành vi nào đó (Newlin & Strubler, 2007). Thói
quen đã được sử dụng để dự đoán hành vi thực tế của cá nhân và được phát hiện là có ảnh
hưởng đáng kể đến hành động của một cá nhân (Moody và Siponen, 2013). Trên cơ sở lý
thuyết đó, nhóm tác giả phát biểu giả thuyết H5 như sau:

Giả thuyết H5: Thói quen có ảnh hưởng đến đến hành vi sử sử dụng TikTok của
giới trẻ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

20
2.3.1. Mô hình đề xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất


(Nguồn: nhóm tác giả, năm 2023)

21
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề được xác định dựa trên thực trạng hiện nay, TikTok đang dần trở nên ngày
một phổ biến đối với giới trẻ. Từ đó phát sinh nhiều vấn đề như không an toàn thông tin

22
của người sử dụng, và việc sử dụng trong thời gian dài cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý,
thái độ, hành vi người dùng. Từ những ảnh hưởng đó, nhóm tác giả đề xuất vấn đề nghiên
cứu để đưa ra các giải pháp cho những ảnh hưởng hiện có.

Bước 2: Tìm, nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Lý thuyết như một phần xương sống của nghiên cứu. Nên để xây dựng được một
nghiên cứu thành công việc tìm và tổng hợp các lý thuyết về mạng xã hội, tiktok, hành vi
sử dụng, và các lý thuyết liên quan. Việc tìm kiếm dựa trên các trang thông tin chính
thống, các bài nghiên cứu có liên quan trước đó. Tạo độ tin cậy cao.

Bước 3: Đề ra mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra các mục tiêu cần thực hiện bao gồm mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng quát.
Thực hiện dần các mục tiêu cụ thể để hoàn thành mục tiêu tổng quát. Và mục tiêu đặt ra
phải đủ các tiêu chí cụ thể và rõ ràng, đo đếm được, lượng hóa được, khả thi, hợp lý.

Bước 4: Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài mà nhóm tác giả
đã tìm hiểu, đưa ra mô hình đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TikTok
của giới trẻ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: ảnh hưởng xã hội, hệ thống chất
lượng, nhận thức về lợi ích, nhận thức về sự bỏ lỡ, thói quen.

Bước 5: Thang đo sơ bộ

Nhóm tác giả đã tham vấn chuyên gia, hiểu và nắm sâu phần nào về hành vi sử
dụng. Tiến hành xây dựng thang đo sơ bộ cho từng biến phụ thuộc và biến không phụ
thuộc.

Bước 6: Khảo sát sơ bộ, kiểm định lại thang đo:

Tạo mẫu khảo sát trên Google form, gửi liên kết thực hiện khảo sát với số lượng
nhỏ, trong thời gian ngắn. Từ form khảo sát, tiến hành xem xét các đánh giá, góp ý. Sau
đó tiến hành bổ sung, điều chỉnh lại thang đo sao cho hợp lý, hoàn thiện nhất trước khi
đưa ra và tiến hành khảo sát chính thức.

23
Bước 7: Thang đo chính thức

Điều chỉnh thang đo cho toàn diện từ kiểm định, đối chiếu với khảo sát sơ bộ trước
đó.

Bước 8: Khảo sát chính thức

Gửi liên kết khảo sát trên Google form đã hoàn thiện trên lượng mẫu đủ lớn trong
thời gian nhất định để đảm bảo độ tin cậy cũng như đảm bảo chất lượng bài khảo được
tốt nhất.

Bước 9: Thu thập và xử lý dữ liệu

Từ khảo sát bảng câu hỏi, nhóm tác giả sử dụng phần mềm IBM SPSS 20 phân tích
số liệu, đánh giá mức độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, sử dụng phương
pháp hệ số tin cậy này trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến
không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả. Giữ lại các biến phù hợp
với các tiêu chí: đầy đủ thông tin, thực thành công và đầy đủ bài khảo sát và mẫu được
chọn có kích thước đủ lớn, có các tính chất cơ bản của tổng thể.

Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA giúp đánh giá hai loại giá trị quan
trọng trong thang đo là giá trị độc lập và giá trị phụ thuộc.

Bước 10: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Nhóm tác giả thực hiện kiểm định các giả định trong mô hình hồi quy, kiểm tra xem
có bị vi phạm hay không, để đảm bảo sự diễn dịch từ kết quả hồi quy của mẫu tổng thể
đạt độ tin cậy.

Bước 11: Đề ra mô hình cụ thể

Nhóm tác giả cùng nhau thảo luận đề ra các giải pháp, định hướng, chiến lược, mục
tiêu cho hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 12: Viết báo cáo

24
Cuối cùng, tiến hành và hoàn thành bài báo cáo, trình bày tất cả các lý luận, phân
tích, thu thập và xử lý dữ liệu. Đồng thời, đưa ra các ý kiến, giải pháp, đề xuất của nhóm
tác giả danh cho vấn đề trong đề tài.

3.2. Thang đo
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Tiktok của giới trẻ trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh. Thang đo được xây dựng dựa trên các giả thuyết nghiên cứu của
Lê Bá An (2011); Sử Ngọc Diệp (2022); Benlian và Hess (2011), Lee và cộng sự (2009),
Farivar và Yuan (2014), Ryu (2018); Herman (2011); Pee, Woon, & Kankanhalli (2008),
Limayem, Hirt, & Cheung (2007), Jamaluddin và cộng sự (2015), Newlin & Strubler
(2007), Moody và Siponen (2013); X.L. Rubinstein (2002), A. Maslow (2007), Vũ Dũng
(2008), Bennett (1988), Trần Lê Trung Huy (2011), Nguyễn Thị Bắc (2018). Bảng câu
hỏi định lượng được thiết kế với 30 biến quan sát, được đo bằng thang đo Likert cho biết
suy nghĩ, đánh giá của các đối tượng khảo sát về các đặc tính của Tiktok và hành vi sử
dụng Tiktok trên thang điểm từ (1) (hoàn toàn không đồng ý) đến (5) (hoàn toàn đồng ý).
Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo chính thức được trình bày trong các bảng
dưới đây.

Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” dựa trên thang đo của Lê Bá An (2011) gồm 4 biến
quan sát bắt đầu được mã hóa từ AH1 đến AH4.

Bảng 3.2.1: Thang đo Ảnh hưởng xã hội

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

XH1 Gia đình, bạn bè khuyến khích sử dụng Lê Bá An (2011)

XH2 Tôi sử dụng khi thấy những người xung


quanh sử dụng

XH3 Sử dụng để hòa nhập, có chủ đề tán gẫu


với mọi người

25
XH4 Thần tượng, người có sức ảnh hưởng
mà tôi quan tâm hoạt động nhiều trên
tiktok

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

Thang đo “Hệ thống chất lượng”

Thang đo “Hệ thống chất lượng” dựa trên thang đo của Sử Ngọc Diệp (2022) gồm 6
biến quan sát được mã hóa từ HT1 đến HT6.

Bảng 3.2.2 Thang đo Hệ thống chất lượng

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

CL1 Giao diện đẹp Sử Ngọc Diệp (2022)

CL2 Dễ dàng sử dụng

CL3 Video ngắn không gây nhàm chán

CL4 Đề xuất các xu hướng hiện hành

CL5 Tự đề xuất nội dung mà người dùng quan


tâm

CL6 Nội dung hình ảnh, video phù hợp với


tiêu chuẩn cộng đồng

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

Thang đo “Nhận thức về lợi ích”

Thang đo “Nhận thức về lợi ích” dựa trên thang đo của Benlian và Hess (2011), Lee
và cộng sự (2009), Farivar và Yuan (2014), Ryu (2018) gồm 5 biến quan sát được mã hóa
từ NT1 đến NT5.

Bảng 3.2.3 Thang đo Nhận thức về lợi ích

26
Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

LI1 Có tính giải trí cao Benlian và Hess (2011),

LI2 Cung cấp thêm nhiều kiến thức Lee và cộng sự (2009),
Farivar và Yuan (2014),
LI3 Nền tảng mua sắm của Tiktok đa dạng
Ryu (2018)
LI4 Dễ dàng tương tác với mọi người trên
Tiktok

LI5 Tham khảo các trải nghiệm thực


tế(review) về đa lĩnh vực

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

Thang đo “Nhận thức về sự bỏ lỡ”

Thang đo “Nhận thức về sự bỏ lỡ” dựa trên thang đo của Herman (2011) gồm 5 biến
quan sát được mã hóa từ BL1 đến BL5.

Bảng 3.2.4 Thang đo Nhận thức về sự bỏ lỡ

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

BL1 Tôi cảm thấy các thông tin nhận được từ Herman (2011)
các trang MXH khác là chưa đủ

BL2 Tôi lo lắng khi bỏ qua các thông tin mới


của bạn bè

BL3 Tôi muốn cập nhật các xu hướng mới

BL4 Tôi muốn trở thành người đi đầu trong


việc cập nhật thông tin, xu hướng

BL5 Tôi muốn theo dõi, cập nhật kịp thời các
hoạt động của thần tượng

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

27
Thang đo “Thói quen”

Thang đo “Thói quen” dựa trên thang đo của Pee, Woon, & Kankanhalli (2008),
Limayem, Hirt, & Cheung (2007), Jamaluddin và cộng sự (2015), Newlin & Strubler
(2007), Moody và Siponen (2013) gồm 3 biến quan sát được mã hóa từ TG1 đến TG3.

Bảng 3.2.5 Thang đo Thói quen

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

TQ1 Tôi đã từng sử dụng/lướt tiktok không có Pee, Woon, & Kankanhalli
mục đích (2008), Limayem, Hirt, &

TQ2 Tôi cảm thấy khó chịu nếu trong thời Cheung (2007)

gian dài không sử dụng Tiktok Jamaluddin và cộng sự


TQ3 Tôi sử dụng Tiktok bất kể không gian và (2015), Newlin & Strubler
thời gian (2007), Moody và Siponen
(2013)

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

Thang đo “Hành vi sử dụng Tiktok”

Thang đo “Hành vi sử dụng Tiktok” dựa trên các lý thuyết nghiên cứu về “hành vi”
của X.L. Rubinstein (2002), A. Maslow (2007), Vũ Dũng (2008) và “hành vi sử dụng”
của Bennett (1988), Trần Lê Trung Huy (2011), Nguyễn Thị Bắc (2018) gồm 7 biến quan
sát được mã hóa từ HV1 đến HV7.

Bảng 3.2.6 Thang đo Hành vi sử dụng

Kí hiệu Biến quan sát Nguồn

HV1 Tương tác với mọi người (like, share, X.L. Rubinstein (2002), A.
cmt, follow,...) Maslow (2007), Vũ Dũng

HV2 Đăng tải các video, hình ảnh liên quan (2008)

28
đến hoạt động đời sống Bennett (1988), Trần Lê

HV3 Mua sắm và buôn bán Trung Huy (2011), Nguyễn


Thị Bắc (2018)
HV4 Xem các video, hình ảnh người khác
đăng tải

HV5 Chia sẻ các thông tin, trải nghiệm, kiến


thức mà mình biết

HV6 Cập nhật các thông tin, xu hướng mới

HV7 Marketing (quảng bá thương hiệu cá


nhân, doanh nghiệp,..)

(Nguồn: Từ tác giả của nghiên cứu trước và có điều chỉnh)

3.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

3.3.1 Xác định cỡ mẫu

Quy mô mẫu thu thập: 170 người

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu

Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 170 người tiêu dùng bằng phương pháp phi xác
suất là chọn mẫu thuận tiện và sẽ áp dụng vào bài nghiên cứu này. Vì nguồn nhân lực và
chi phí còn hạn hẹp. Tức sẽ không dựa trên một tỉ lệ hay một nguyên tắc nào cả để khảo
sát người dùng trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho việc nghiên cứu
bằng phương pháp thuận tiện của nó. Quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện bằng hình
thức trực tuyến qua Google Form.

3.4. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

3.4.1 Phương pháp thu thập

Trong quá trình nghiên cứu phương pháp định lượng cần phải có nhiều dữ liệu.
Việc thu thập dữ liệu đòi hỏi phải có nhiều công sức, thời gian và chi phí. Cho nên việc
dữ liệu được thu thập cần phải tiến hành một cách có hệ thống để dữ liệu thu thập được

29
thực sự cần thiết đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu trong khả năng kinh phí, nhân lực và
giới hạn thời gian cho phép. Có hai loại dữ liệu: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.

Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu không có sẵn, phải đi khảo sát mới có. Dữ liệu sơ cấp là loại
dữ liệu chưa được qua xử lý, phân tích hoặc tổng hợp. Để có được dữ liệu sơ cấp thì phải
qua các cuộc khảo sát như khảo sát offline, hoặc khảo sát online mới có được.

Dữ liệu thứ cấp: dữ liệu có sẵn, đã được xử lý, tổng hợp và phân tích rõ ràng. Đấy là
những số liệu thống kê đã qua xử lý từ những số liệu của tổ chức, cá nhân mà họ đã báo
cáo qua luận án, luận văn. Dữ liệu thứ cấp thường được thu thập qua online là lên Internet
để tìm kiếm thông tin hoặc phải mua dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường.

3.4.2 Xử lý dữ liệu

Sau khi đã thu thập và loại bỏ, chỉnh sửa các bảng hỏi không đạt yêu cầu, nhóm đã
tiến hành mã hoá và nhập số liệu, sau đó số liệu được tiến hành xử lý bằng phần mềm
IBM SPSS 20. Số liệu của nghiên cứu được phân tích thông qua các bước sau: thống kê
mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và cuối cùng là
phân tích tương quan - hồi quy.

3.4.2.1 Thống kê mô tả

Nhóm tác giả gửi bảng hỏi cho 170 đối tượng theo kế hoạch trong giai đoạn từ
05/06/2023 đến 20/06/2023 tại thành phố Hồ Chí Minh, ở độ tuổi từ 15 đến 35, có sử
dụng TikTok. Cuộc khảo sát được hiện bằng cách gửi bảng khảo sát thông qua link liên
kết trên hệ thống google form, đồng thời hỗ trợ trao đổi giải thích những thắc mắc về các
câu hỏi hoặc mô hình thông qua SMS và messenger. Sau khi kết thúc thời gian khảo sát,
nhóm tác giả xem xét các phiếu đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu, nếu đủ số lượng phiếu
đạt yêu cầu thì tiếp tục sử dụng kết quả cho phân tích tiếp theo, nếu vẫn còn thiếu phiếu
đạt yêu cầu, tiến hành khảo sát thêm từ 20/06/2023 đến 22/06/2023.

Theo Huysamen (1990), “Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày
các dữ liệu thu thập được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết”. Thống kê mô tả sử dụng
trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm: tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình

30
và độ lệch chuẩn. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này, để
thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (Mean) đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến động lực làm việc, tác giả xác định ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối
với thang đo khoảng (Interval Scale) được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5 – 1) / 5 = 0,8

Mean = 1,00 – 1,80: Hoàn toàn không đồng ý

Mean = 1,81 – 2,60: Không đồng ý

Mean = 2,61 – 3,40: Trung lập

Mean = 3,40 – 4,20: Đồng ý

Mean = 4,21 – 5,00: Hoàn toàn đồng ý

3.4.2.2 Kiểm định độ tin cậy theo SPSS

Để kiểm tra độ tin cậy của các tham số được hình thành trong tập dữ liệu, theo từng
nhóm nhân tố trong mô hình sử dụng Cronbach’s Alpha qua bảng sát online. Nếu không
đảm bảo độ tin cậy những biến đó sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu. Mục tiêu của kiểm định này
là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay
không.

Hệ số Cronbach's Alpha phải lớn hơn 0,6, nếu nhỏ hơn 0,6 sẽ bị loại bỏ.

Những biến có chỉ số tương tác biến động (item-total correlation) phải lớn hơn 0,3;
nếu nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ.

Các biến này được phân tích bằng phần mềm SPSS. Nếu không đúng sẽ có hai
nguyên nhân, một là: Thang đo lường không chuẩn hoặc người khảo sát không chính xác.
Sau đó tiến hành loại bỏ từng biến, và quay trở lại kiểm định thang đo lường, điều chỉnh
các hệ số Cronbach's Alpha để xem có thể quyết định biến đổi tiếp có phải từ loại biến
mới không.

3.4.2.3 Xoay nhân tố

31
Các biến sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy và được đưa vào phân
tích kiểm định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ
bớt các biến không đạt yêu cầu như thế sẽ làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất.

Phân tích các nhân tố được hiểu là gom vào nhóm các yếu tố mà trong đó các biến ít
tương quan với nhau thành các biến có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành các
yếu tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu.

Xoay nhân tố biến độc lập

Xoay nhân tố biến độc lập nhằm khám phá những nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến
biến phụ thuộc

Các tiêu chí khi xoay nhân tố cần đạt được là:

1. Hệ số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin) lớn hơn hoặc bằng 0,5 * sig nhỏ hơn hoặc
bằng 0,05

2. Eigenvalue lớn hơn 1

3. Tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%

4. Hệ số factor loading lớn hơn hoặc bằng 0,5

Xoay nhân tố biến phụ thuộc

Xoay nhân tố biến phụ thuộc nhằm kiểm định mức hội tụ của các biến quan sát và
mức độ gắn kết của các biến quan sát trong thay đổi biến phụ thuộc

Các tiêu chí khi xoay nhân tố cần đạt được là:

1. Hệ số KMO(Kaiser– Meyer– Olkin) lớn hơn hoặc bằng 0,5 * sig nhỏ hơn hoặc
bằng 0,05

2. Eigenvalue lớn hơn 1

3. Tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%

4. Hệ số factor loading lớn hơn hoặc bằng 0,5

32
3.4.2.4 Phân tích hồi quy

Hệ số phóng đại phương sai (VIF) là một chỉ số đánh giá hiện tượng cộng tuyến
trong mô hình hồi quy. VIF càng nhỏ, càng ít khả năng xảy ra đa cộng tuyến. Hair và
cộng sự (2009) cho rằng, ngưỡng VIF từ 10 trở lên sẽ xảy ra đa cộng tuyến mạnh. Nhà
nghien cứu nên cố gắng để VIF ở mức thấp nhất có thể, bởi thậm chí ở mức VIF bằng 5,
bằng 3 đã có thể xảy ra đa cộng tuyến nghiêm trọng. Theo Nguyễn Đình Thọ (2010), trên
thực tế, nếu VIF > 2, chúng ta cần cẩn thận bởi vì đã có thể xảy ra sự đa cộng tuyến gây
sai lệch các ước lượng hồi quy.

Phân tích hồi quy cho phép dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa trên các giá trị
của các biến độc lập tương ứng giúp cung cấp một mô hình toán học mô tả mối quan hệ
giữa các biến, cho phép giải thích sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu. Bằng cách
xem xét tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, nó có thể xác định mức độ ảnh
hưởng của các biến và xác nhận hoặc phủ định các giả định nghiên cứu.

Phân tích hồi quy cho phép định lượng mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên
biến phụ thuộc thông qua các hệ số hồi quy. Điều này giúp hiểu rõ hơn về tác động của
các biến và đo lường mức độ quan trọng của chúng.

Mô hình hồi quy có thể được sử dụng để dự báo giá trị của biến phụ thuộc trong
tương lai, dựa trên các giá trị của các biến độc lập. Điều này hữu ích trong việc đưa ra kế
hoạch và quyết định dựa trên thông tin dự báo.

Chúng ta sẽ đánh giá hệ số hồi quy của mỗi biến độc lập có ý nghĩa mô hình hay
không dựa vào kiểm định t (student) với giả thuyết H0: Hệ số hồi quy của biến độc lập Xi
bằng 0. Mô hình hồi quy có bao nhiêu biến độc lập , chúng ta sẽ đi kiểm tra bấy nhiêu giả
thuyết H0. Kết quả kiểm định:

Sig < 0.05: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là hệ số hồi quy của biến Xi khác 0 một
cách có ý nghĩa thống kê, biến X1 có tác động lên biến phụ thuộc.

33
Sig > 0.05: Chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là hệ số hồi quy của biến Xi bằng 0 một
cách có ý nghĩa thống kê, biến Xi có tác động lên biến phụ thuộc.

Phương trình hồi quy

Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BnXn + e

Trong đó:

 Y: biến phụ thuộc

 X, X1, X2, Xn: biến độc lập

 B0: hằng số hồi quy

 B1, B2, Bn: hệ số hồi quy

 e: phần dư

34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả

Nhóm tác giả đã tiến hành gửi Form khảo sát theo kế hoạch trong thời gian từ tháng
5/2023 đến tháng 6/2023. Cuộc khảo sát được thực hiện bằng việc gửi liên kết trên công
cụ google form khảo sát và có hỗ trợ giải thích cho người khảo sát nếu có bất cứ thắc mắc
về đề tài nghiên cứu thông qua điện thoại. Có 170 người thực hiện khảo sát, trong đó 170
mẫu đều đủ điều kiện để phân tích nghiên cứu.

Sau khi thực hiện thống kê môn tả thông qua công cụ SPSS, nhóm tác giả đã thu
được kết quả như sau:

Bảng 4.1 : Thống kê mô tả


N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
XH1 170 1 5 2.82 1.170
XH2 170 1 5 3.38 1.147
XH3 170 1 5 3.58 1.097
XH4 170 1 5 3.22 1.258
CL1 170 1 5 3.68 1.023
CL2 170 1 5 4.05 .947
CL3 170 1 5 4.09 .869
CL4 170 1 5 4.09 .876
CL5 170 1 5 4.03 .900
CL6 170 1 5 3.50 1.078
LI1 170 2 5 4.11 .829
LI2 170 2 5 3.88 .862
LI3 170 1 5 3.74 1.016
LI4 170 1 5 3.69 .997
LI5 170 1 5 3.90 .940
BL1 170 1 5 3.46 1.033
BL2 170 1 5 3.23 1.151

35
BL3 170 1 5 3.71 .951
BL4 170 1 5 3.19 1.141
BL5 170 1 5 3.25 1.226
TQ1 170 1 5 3.60 1.174
TQ2 170 1 5 2.99 1.289
TQ3 170 1 5 2.96 1.261
HV1 170 1 5 3.16 1.215
HV2 170 1 5 2.90 1.272
HV3 170 1 5 3.06 1.197
HV4 170 1 5 3.82 .932
HV5 170 1 5 3.14 1.242
HV6 170 1 5 3.82 .912
HV7 170 1 5 3.11 1.285
Valid N (listwise) 170

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu SPSS)

Có tổng cộng 30 thang đo cho bài nghiên cứu. Trong đó, 170 người khảo sát đều
thực hiện đánh giá, trả lời đầy đủ cho từng thang đo.

Thang đo sử dụng là thang đo Likert với 5 mức độ tương ứng từ 1 đến 5: hoàn toàn
không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Kết quả thu thập được
cho thấy hầu hết các thang đo đều có đánh giá mức thấp nhất là mức 1 (hoàn toàn không
đồng ý) và mức cao nhất là mức 5 (hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra, chỉ có 2 thang đo LI1 và
LI2 có mức đánh giá thấp nhất là mức 2 (không đồng ý)

Gía trị trung bình của các mức thang đo giao động từ 2.9 đến 4.09.

Độ lệch chuẩn của các giá trị thang đo tương đối ổn định từ 0.8 đến 1.2

4.2. Kiểm tra độ tin cậy

Bảng 4.2:Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của các thang đo

Biến quan sát Trung bình Phương sai Tương quan Cronbach's

36
thang đo nếu thang đo nếu biến tổng Alpha nếu loại
loại biến loại biến biến
Thang đo về Ảnh hưởng xã hội: Cronbach's Alpha = 0.768
XH1 10.18 7.996 .536 .731
XH2 9.62 7.658 .621 .686
XH3 9.42 8.139 .570 .714
XH4 9.78 7.500 .556 .722
Thang đo về Hệ thống chất lượng: Cronbach's Alpha = 0.889
CL1 19.75 14.152 .751 .862
CL2 19.39 14.629 .753 .862
CL3 19.35 15.269 .730 .867
CL4 19.35 15.258 .724 .867
CL5 19.41 15.095 .726 .867
CL6 19.94 14.960 .582 .893
Thang đo về Nhận thức lợi ích: Cronbach's Alpha = 0.860
LI1 15.22 10.219 .567 .856
LI2 15.44 9.763 .632 .842
LI3 15.58 8.600 .718 .820
LI4 15.63 8.601 .738 .814
LI5 15.42 8.896 .737 .815
Thang đo về Nhận thức sự bỏ lỡ: Cronbach's Alpha = 0.873
BL1 13.38 14.344 .615 .865
BL2 13.61 12.724 .751 .833
BL3 13.13 14.350 .689 .850
BL4 13.65 12.630 .775 .827
BL5 13.59 12.705 .687 .851
Thang đo về Thói quen: Cronbach's Alpha = 0.820
TQ1 5.95 5.678 .564 .854
TQ2 6.56 4.686 .692 .733

37
TQ3 6.59 4.479 .776 .643
Thang đo về Hành vi sử dụng TikTok: Cronbach's Alpha = 0.883
HV1 19.86 28.189 .707 .862
HV2 20.13 26.741 .793 .850
HV3 19.96 29.016 .646 .870
HV4 19.21 32.093 .552 .880
HV5 19.89 27.792 .722 .860
HV6 19.21 31.951 .582 .878
HV7 19.92 27.567 .709 .862

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Theo kết quả kiểm định độ tin cậy thông qua phần mền SPSS cho ta thấy, các hệ
số Cronbach’s Alpha đều lớn 0,6, và giá trị Cronbach’s Alpha tương đồng nhau, không
có sự chênh lệch nhiều. Đồng thời, các giá trị tương quan biến tổng cũng đều lớn hơn 0,3.
Điều này cho thấy rằng, việc thang đo là phù hợp với các biến đang được xem xét và
chấp thuận trong mô hình nghiên cứu, cả 30 biến quan sát đều thõa mãn điều kiện kiểm
định độ tin cậy. Tức là, sẽ không có trường hợp biến nào bị loại bỏ, 30 biến này sẽ được
giữ lại phục vụ cho bước phân tích xoay nhân tố, phân tích tương quan và hồi quy.

4.3. Xoay nhân tố

4.3.1 Xoay nhân tố biến độc lập

Bảng 4.3.1.1: Kết quả kiểm định KMO

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.885
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2117.409
Sphericity df 210
Sig. .000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

38
Sau khi kiểm định độ tin cậy của các biến, bước tiếp theo của nghiên cứu là bằng
việc phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả tiếp tục kiểm định các giá trị của thang đo.
Theo bảng KMO and Bartlett’s Test cho biến độc lập, kết quả cho ta thấy hệ số KMO
trong phân tích bằng 0.885 > 0.5 và kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05, các giá trị
đều thõa mãn điều kiện nên kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy và đảm bảo
được mức ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.3.1.2: Kết quả tổng phương sai trích dẫn

Extraction Sums of Rotation Sums of


Initial Eigenvalues Squared Loadings Squared Loadings
% of % of % of
Compo Varian Cumulati Tota Varian Cumulati Varianc Cumula
nent Total ce ve % l ce ve % Total e tive %
1 8.63
8.639 41.140 41.140 41.140 41.140 3.533 16.822 16.822
9
2 2.32
2.326 11.076 52.216 11.076 52.216 3.469 16.518 33.340
6
3 1.41
1.414 6.734 58.950 6.734 58.950 3.064 14.592 47.932
4
4 1.17
1.172 5.582 64.533 5.582 64.533 2.285 10.881 58.814
2
5 1.03
1.038 4.941 69.474 4.941 69.474 2.239 10.660 69.474
8
6 .868 4.134 73.607

7 .750 3.569 77.177

8 .671 3.196 80.373

9 .557 2.650 83.023

39
10 .499 2.376 85.400

11 .443 2.111 87.511

12 .370 1.764 89.275

13 .344 1.640 90.915

14 .320 1.526 92.441

15 .319 1.517 93.958

16 .272 1.297 95.255

17 .233 1.109 96.364

18 .224 1.065 97.429

19 .202 .962 98.391

20 .182 .867 99.258

21 .156 .742 100.000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Theo bảng Tổng phương sai trích dẫn, kết quả cho ta thấy có 5 nhân tố có
Eigenvalues > 1, như vậy 5 nhân tố này tóm tắt thông tin của 21 biến quan sát. Tổng
phương sai của 5 nhân tố này trích được là 69.474% > 50%, như vậy, 5 nhân tố này được
trích giải thích được 69.474% biến thiên dữ liệu của 21 biến quan sát tham gia vào phân
tích EFA.

Bảng 4.3.1.3: Kết quả xoay nhân tố khám phá

Component
1 2 3 4 5

40
CL5: Tự đề xuất nội dung mà người dùng quan tâm. .822
CL4: Đề xuất các xu hướng hiện hành. .812
CL3: Video ngắn không gây nhàm chán. .724
CL1: Giao diện đẹp. .612
LI1: Có tính giải trí cao. .582
BL4: Tôi muốn trở thành người đi đầu trong việc cập nhật
.820
thông tin, xu hướng.
BL2: Tôi lo lắng khi bỏ qua các thông tin mới của bạn bè. .757
BL5: Tôi muốn theo dõi cập nhật kịp thời các hoạt động
.742
của thần tượng.
BL3: Tôi muốn cập nhật các xu hướng mới. .735
BL1: Tôi cảm thấy các thông tin nhận được từ các trang
.574
mạng xã hội khác là chưa đủ.
LI3: Nền tảng mua sắm của TikTok đa dạng. .795
LI4: Dễ dàng tương tác với mọi người trên TikTok. .771
LI5: Tham khảo các trải nghiệm thực tế (review) đa lĩnh
.735
vực.
LI2: Cung cấp thêm nhiều kiến thức. .653
TQ3: Tôi sử dụng Tiktok bất kể không gian và thời gian .794
TQ1: Tôi đã từng sử dụng/lướt tiktok không có mục đích .736
TQ2: Tôi cảm thấy khó chịu nếu trong thời gian dài không
.685
sử dụng Tiktok
XH1: Gia đình, bạn bè khuyến khích sử dụng. .785
XH2: Tôi sử dụng khi thấy mọi người xung quanh sử
.615
dụng.
XH3: Sử dụng để hòa nhập, có chủ để tán gẫu với mọi
.594
người.
XH4: Thần tượng, người có sức ảnh hưởng mà tôi quan
.554
tâm hoạt động nhiều trên TikTok

41
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Phân tích nhân tố khám phá – EFA được thực hiện với phương pháp rút trích
Principle Component cùng với phép xoay Varimax. Sau 2 lần xoay để loại bỏ các biến
không phù hợp gồm các biến CL2 và CL6. Ta có 5 nhân tố được tạo thành như sau:

Nhân tố 1: gồm 5 biến quan sát CL5, CL4, CL3,CL1, LI1. Tất cả các biến này đều
có cùng ý nghĩa là hệ thống chất lượng của TikTok. Vì vậy nhóm tác giả đặt lại tên nhân
tố là Hệ thống chất lượng – Kí hiệu là “CL”

Nhân tố 2: gồm 5 biến quan sát BL4, BL2, BL5, BL3, BL1. Tất cả các biến này
đều có cùng ý nghĩa liên quan tới nhận thức bỏ lỡ của giới trẻ. Vì vậy nhóm tác giả đặt lại
tên nhân tố này là Nhận thức sự bỏ lỡ - Kí hiệu là “BL”.

Nhân tố 3: gồm 4 biến quan sát LI3, LI4, LI5, LI2. Tất cả các biến này đều có
cùng ý nghĩa là mang lại lợi ích cho người sử dụng. Vì vậy, nhóm tác giả đặt lại tên nhân
tố này là Nhận thức lợi ích – Kí hiệu là “LI”.

Nhân tố 4: gồm 3 biến quan sát TQ3, TQ1, TQ2. Tất cả các biến này đều có cùng
ý nghĩa liên quan tới thói quen của người sử dụng. Vì vậy, nhóm tác giả đặt lại tên nhân
tố này là Thói quen – Kí hiệu là “TQ”.

Nhân tố 5: gồm 4 biến quan sát XH1, XH2, XH3, XH4. Tất cả các biến này đều có
cùng ý nghĩa liên quan tới ảnh hưởng của xã hội tác động đến hành vi sử dụng TikTok
của giới trẻ. Vì vậy, nhóm tác giả đặt lại tên nhân tố này là Ảnh hưởng xã hội – Kí hiệu
là “XH”.

4.3.2 Xoay nhân tố biến phụ thuộc

Bảng 4.3.2.1: Kết quả kiểm định KMO

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.859
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 458.632

42
Sphericity df 10
Sig. .000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Theo bảng KMO and Bartlett’s Test cho, kết quả cho ta thấy hệ số KMO trong
phân tích bằng 0.859 > 0.5 và kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05, các giá trị đều
thõa mãn điều kiện nên kết quả phân tích yếu tố là đảm bảo độ tin cậy và đảm bảo được
mức ý nghĩa thống kê cho biến phụ thuộc.

Bảng 4.3.2.2: Kết quả tổng phương sai trích dẫn

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %


3.442 68.847 68.847 3.442 68.847 68.847
.557 11.138 79.986

.455 9.093 89.078

.312 6.245 95.323

.234 4.677 100.000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Theo bảng Tổng phương sai trích dẫn, sau khi xoay nhân tố 2 lần kết quả cho ta
thấy có 1 nhân tố có Eigenvalues > 1, như vậy 1 nhân tố này tóm tắt thông tin của 5 biến
quan sát. Tổng phương sai nhân tố này trích được là 68.847% > 50%, như vậy, 5 nhân tố
này được trích giải thích được 68.847%biến thiên dữ liệu của 5 biến quan sát tham gia
vào phân tích EFA.

Bảng 4.3.2.3: Kết quả xoay nhân tố khám phá

43
Component Matrixa
Component
1
HV2: Đăng tải các video, hình ảnh liên quan đến hoạt động đời sống. .898
HV7: Marketing (quảng bá thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp,…) .852
HV5: Chia sẻ các thông tin, trải nghiệm, kiến thức mà mình biết. .816
HV1: Tương tác với mọi người (like, share, comment, follow,…) .808
HV3: Mua sắm và buôn bán. .768

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Phân tích nhân tố khám phá – EFA được thực hiện với phương pháp rút trích
Principle Component cùng với phép xoay Varimax. Sau 2 lần xoay để loại bỏ các biến
không phù hợp gồm các biến HV4 và HV6. Ta có 1 nhân tố bao gồm 5 biến quan sát là
HV2, HV7, HV5, HV1, HV3.

Đặt lại tên biến: các nhân tố trên đều có ý nghĩa liên quan đến các hành vi của giới
trẻ trên TikTok nên nhóm tác giả đặt tên nhân tố là Hành vi sử dụng TikTok – Kí hiệu
là “HV”.

4.4. Phân tích hồi quy

Để kiểm định sự phù hợp giữa thành phần Hệ thống chất lượng, Nhận thức sự bỏ lỡ,
Nhận thức lợi ích, Thói quen, Ảnh hưởng xã hội nhóm tác giả đã sử dụng hàm hồi quy
tuyến tính ở phần mềm SPSS với phương pháp đưa vào một lượt (Enter). Như vậy thành
phần CL, BL, LI, TQ, XH là biến độc lập và sau cùng là biến phụ thuộc HV sẽ được đưa
vào cùng một lúc để chạy hồi quy.

4.4.1 Kiểm định mức độ phù hợp mô hình

Bảng 4.4.1.1: Kiểm định ANOVA

ANOVAa

44
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression
87.509 5 17.502 31.221 .000b

Residual 91.936 164 .561


Total 179.446 169

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Để kiểm định độ phù hợp mô hình hồi quy, chúng ta đặt giả thuyết H 0: R2 = 0. Phép
kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết này. Kết quả kiểm định như sau: Sig
=0.000b < 0.05. Nên ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là R2 ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống
kê, mô hình hồi quy phù hợp.

Bảng 4.4.1.2: Chỉ tiêu phù hợp của mô hình

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson
1 .6
.488 .472 .74872 1.821
98a

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Các giá trị điều chỉnh của R bình phương hiệu chỉnh và R bình phương phản ánh
mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả tóm tắt của mô hình hồi
quy được thể hiện thông qua bảng trên, giá trị R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.472 cho
thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 47,2% sự biến thiên của biến
phụ thuộc, còn lại là 54.8% do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin–Watson để đánh giá hiện tượng tự
tương quan chuỗi bậc nhất. Giá trị DW = 1.821, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên kết
quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011).

45
4.4.2 Đánh giá giả thuyết ý nghĩa hệ số hồi quy và kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 4.4.2.1: Kết quả phân tích hồi quy


Coefficientsa
Standardiz
ed
Unstandardized Coefficient Collinearity
Coefficients s Statistics
Toleran
Model B Std. Error Beta t Sig. ce VIF
1 (Constant)
.085 .341 .249 .804

CL -.164 .107 -.115 -1.532 .127 .551 1.816


XH .155 .087 .135 1.769 .079 .538 1.860
LI .305 .100 .236 3.037 .003 .516 1.939
BL .361 .092 .315 3.913 .000 .481 2.079
TQ .241 .072 .249 3.368 .001 .570 1.755

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Ta có thể thấy, hệ số VIF của phân tích hồi quy tuyến tính bội khá thấp, chỉ từ 1,755
đến 2,079 vậy kiểm định không thể xảy ra trường hợp đa cộng tuyến.

Dựa vào bảng kết quả phân tích hồi quy Coefficients, có biến CL có giá sig kiểm
định t = 0.127 > 0.05 và biến XH có giá trị sig kiểm định t = 0.079 > 0.05 nên cả 2 biến
CL và XH không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác không có sự tác
động lên biến phụ thuộc HV.

Hệ số hồi quy beta của các biến độc lập LI, BL, TQ đều mang dấu dương, như vậy
các biến độc lập này tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc HV.

Xem xét 2 trường hợp thì tác giả quyết định loại biến CL và XH . Từ đó dựa vào hệ
số beta tác giả thuyết lập được phương trình hồi quy như sau:
46
HV=0.236*LI+0.315*BL+0.249*TQ + e

47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1. Kết luận

Trong những năm gần đây với sự phát triển thời đại 4.0, nhu cầu giải trí, trao đổi
thông tin trong xã hội số hóa hiện nay ngày càng được nâng cao và quan tâm nhiều hơn.
Chính vì thế, mạng xã hội cũng ngày càng phát triển theo, đặc biệt là ứng dụng giải trí
TikTok. Tuy nhiên TikTok đang làm chủ rất nhiều xu hướng, ảnh hưởng đến thái độ, hoạt
động giải trí của giới trẻ. Để việc sử dụng TikTok giải trí lành mạnh và hiệu quả hơn cần
phải phân tích, đánh giá về hành vi của người dùng TikTok và đề xuất mô hình phù hơp.
Đề tài nghiên cứu đã chứng minh được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi sử dụng TikTok của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung của
chương này khái quát lại kết quả nghiên cứu để làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô
hình sao cho phù hợp với hành vị sử dụng Tik Tok một cách hiệu quả.

Quá trình nghiên cứu mô hình sẽ được thực hiện theo hai giai đoạn chính: nghiên
cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. nghiên cứu sơ bộ đươc thực hiện thông qua việc
tham khảo các thông tin trên internet, các bài luận văn tạp chí để từ đó có cái nhìn tổng
quan về để tài ,từ đó, mới có thể làm cơ sở để phục vụ và hỗ trợ cho bước tiếp theo đó là
nghiên cứu chính thức.

Ở giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng
cách sử dụng công cụ google thông qua phương pháp phi xác suất. Dữ liệu sau khi khảo
sát cho ra kết quả thu được bằng các câu trả lời phù hợp. Tác giả sử dụng phần mềm IBM
SPSS Statistic 23 để có thể phân tích các dữ liệu nghiệm thu và thực hiện lần lượt các
bước: Thống kê mô tả, Kiểm độ tin cậy của các thang đo, Xoay nhân tố, Phân tích tương
quan, và Phân tích hồi quy.

Kết quả về việc đánh giá các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha thể hiện được
bởi các biến đo lường của các thành phần đều đạt yêu cầu, tức tất cả các thang đo đều có
hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6 vì thế các thang đo có độ tin cậy để tiếp tục thực
hiện các bước phân tích tiếp theo

48
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy rằng, sau 2 lần xoay nhân tố cho
biến độc lập và loại bỏ các biến quan sát CL2 và CL6 thì mô hình cũng đã đạt yêu cầu
phù hợp. Vì vậy mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu sẽ thay đổi còn 5 nhân tố là Hệ
thống chất lượng, Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức sự bỏ lỡ, Nhận thức lợi ích, Thói quen
với 21 biến biến quan sát.

Kết quả phân tích hồi quy về các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng TikTok bởi 5
yếu tố, tuy nhiên phải loại 2 yếu tố là Ảnh hưởng xã hội và hệ thống chất lượng bởi
không đạt yêu cầu về chỉ số Sig < 0.05. Vì thế chỉ còn 3 yếu tố tác động là Nhận thức sự
bỏ lỡ, Nhận thức lợi ích, Thói quen. Với mức độ ảnh hưởng theo hệ số hồi quy là nhóm
nhận thức lợi ích beta= 0.236, nhóm nhận thức sự bỏ lỡ có beta= 0.315, nhóm thói quen
có beta= 0.249.

PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY:

HV=0.236*LI+0.315*BL+0.249*TQ + e

Mô hình nghiên cứu chính thức của Nhóm tác giả

(Nguồn: nhóm tác giả, năm 2023)

5.2. Đề xuất giải pháp

Dành cho người sử dụng TikTok

49
Tiktok là một ứng dụng giải trí hàng đầu hiện nay, tuy nhiên nó cũng có mặt tiêu
cực mà người dùng cần phải quan tâm. Đối với thói quen sử dụng Tiktok, nhiều người đã
trở nên nghiện, và nó tác động rất xấu đến sức khỏe,quan hệ cá nhân cũng như hiệu suất
làm việc. Người dùng cần thiết lập mục tiêu và thói quen độc lập, từ đó họ có thể tự kiểm
soát và tự quản lý thời gian sử dụng một cách có ý thức. Bên cạnh đó, các ứng dụng và
công cụ hỗ trợ quản lý thời gian cần được sử dụng để giúp người dùng theo dõi và giới
hạn thời gian sử dụng TikTok hàng ngày. Hơn nữa, có một số nội dung xấu, người dùng
cần phải chọn lọc nội dung sao cho phù hợp, tránh trường hợp thông tin bị sai lệch dẫn
đến hậu quả xấu đối với người dùng.

Dành cho cơ quan quản lý, an ninh mạng xã hội

Tik Tok đã và đang trở thành một điểm đến lý tưởng, nơi hàng triệu người trên thế
giới giải trí, sáng tạo, kết nối và tìm niềm vui mỗi ngày. Chính vì vậy, yếu tố an toàn an
ninh mạng xã hội là một trong những vấn nạn đáng được quan tâm đến hành vi người sử
dụng đặc biệt đối với giới trẻ. TikTok tạo ra một nền tảng truyền thông mạng xã hội, để
cộng đồng tự do phát triển, sáng tạo nội dung số; tạo ra cơ hội kinh doanh, cung cấp dịch
vụ thương mại điện tử xuyên biên giới cho các cá nhân, doanh nghiệp, có thể sử dụng nền
tảng này để quảng cáo sản phẩm và kết nối với nhóm khách hàng tiềm năng một cách dễ
dàng, hiệu quả… Tuy nhiên, ứng dụng mạng xã hội TikTok cũng phát sinh nhiều tác
động tiêu cực đến môi trường mạng. Có thể kể đến việc các thông tin cá nhân đễ dàng
Tik Tok thu thập, khai thác với mục đích thương mại, gây nguy cơ mất an ninh dữ liệu
và xâm phạm quyền riêng tư. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, tổ chức phản động, đối
tượng chống đối cũng đang lợi dụng nền tảng mạng xã hội TikTok để tuyên truyền, tán
phát các video hoặc quảng cáo có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân/tổ chức, kích động
bạo lực, hướng lái dư luận… Do đó, để xây dựng một môi trường mạng an toàn, cởi mở,
thân thiện và sáng tạo, nhà nước nói chung và các cơ quan quản lý an ninh mạng xã hội
nói riêng nên ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động
của các nền tảng mạng xã hội, tăng cường trách nhiệm của các nền tảng mạng xã hội
trong việc quản lý nội dung trực tuyến, góp phần hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, hạn

50
chế hành vi lợi dụng quyền công dân để đăng tải, tuyên truyền thông tin độc hại, gây mất
an ninh, trật tự, xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Dành doanh nghiệp kinh doanh

TikTok là một ứng dụng phổ biến với tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng. Vì
thế đây sẽ là một công cụ hỗ trợ kinh doanh, sàn thương mại điện tử cực kỳ hiệu quả cho
các doanh nghiệp hoạt động như: quảng cáo, tiếp thị, bán hàng, thu thập thông tin khách
hàng,...Để thành công trên sàn thương mại điện tử mới này, những nhà quản trị, nhân
viên nghiên cứu thị trường, nhân viên bán hàng phải hiểu rõ hành vi sử dụng của người
dùng trên TikTok,các động cơ thúc đẩy người dùng theo dõi và hưởng ứng TikTok. Qua
bài nghiên cứu này, cho thấy nhận thức về lợi ích của người dùng, đặt biệt ở giới trẻ cực
kỳ cao. Họ hướng tới lợi ích mà mình nhận được đầu tiên. Vì thể để thu hút khách hàng
trên TikTok, các doanh nghiệp cần đánh vào nhu cầu của người dùng, để lợi ích người
dùng đạt đến tối đa như giá cả, khuyến mãi, phiếu giảm giá, hỗ trợ phí giao hàng. Bên
cạnh đó nhận thức sự bỏ lỡ cũng không kém phần quan trọng để thúc đẩy người dùng
trên TikTok qua lại cửa hàng của doanh nghiệp trong những lần tiếp theo cần thông báo
trước các sự kiện kiện, chương trình hấp dẫn để kích thích người dùng quay lại. Ngoài ra
thói quen của người sử dụng TikTok cũng là lợi thế để tìm kiếm những khách hàng trung
thành và tiềm năng.

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An, L.B. (2021) Ảnh hưởng xã hội - Bản chất và Ứng dụng thực tế. Tiểu luận. Đại
học quốc gia.
2. Anderson, K.E. (2020) ‘Getting acquainted with social networks and apps: It is
time to talk about TikTok’, Library Hi Tech News, 37(4), pp. 7–12.
doi:10.1108/lhtn-01-2020-0001.
3. Bắc, N.T. (2018) Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học Hải
Dương.
4. Chính, P.Đ. and Hoan, V.V. (2017) Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng báo
điện tử: nghiên cứu trường hợp “Tuổi trẻ Online”.
5. Davis, Fred, D. and Ann (1989) Mô hình lý thuyết khái niệm TAM .
6. Dean, D. and Suhartanto, D. (2019) ‘The formation of visitor behavioral intention to
creative tourism: The role of push–pull motivation’, Asia Pacific Journal of
Tourism Research, 24(5), pp. 393–403.
7. Đỗ, L. (2007) Như̋ ng Nghiên cứu tâm Lý Học. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia.
8. Fraenkel, J. R., & Wallen, N. E. (2006) ‘How to design and evaluate research in
education’, (6th ed.). New York, NY: McGraw-Hill.
9. Herman, D. (2011) The fear of missing out.
10. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB Hồng Đức 2008.
11. Hường, N.M. and Giang, B.H. (2008) Tìm hiểu ngôn ngữ trên mạng xã hội
Facebook, QH-2008-X-NN, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội.
12. Huy, T.L.Q. (2011) Phân tích xu hướng lựa chọn giữa báo in và báo điện tử của
độc giả báo Tuổi Trẻ tại TPHCM.
13. Huysamen, G. K. (1990). The application of generalizability theory to the reliability
of ratings. South African Journal of Psychology, 20(3), 200–205.

52
14. Jamaluddin, H., Ahmad, Z., Alias, M., & Simun, M. (2015). Personal Internet use:
The use of personal mobile devices at the workplace. Procedia-Social and
Behavioral Sciences, 172(2015), 495-502.

15. Lan, T.T.P. and Huệ, P.T. (2023) Ảnh hưởng của nhận thức về rủi ro và lợi ích tới
việc sử dụng các dịch vụ Fintech của giới trẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
16. Limayem, M., Hirt, S., & Cheung, C. K. (2007). How habit limits the predictive
power of intention: The case of information systems continuance. MIS Quarterly,
31(4), 705-737.

17. Loan, N.T.K. and Trinh, L.T. (2016) Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng
xã hội của sinh viên: Trường hợp khảo sát tại các trường đại học ở Biên Hòa Đồng
Nai.
18. Montag, C., Yang, H. and Elhai, J.D. (2021) ‘On the psychology of TikTok use: A
first glimpse from empirical findings’, Frontiers in Public Health.
19. Moody, G. D., and Siponen, M. (2013). Using the theory of interpersonal behavior
to explain non-work-related personal use of the Internet at work. Information and
Management, 50, pp.322–335.

20. Mustapha, B. and Obid, S.N. (2015) ‘Tax Service Quality: The mediating effect of
perceived ease of use of the online tax system’, Procedia - Social and Behavioral
Sciences, 172, pp. 2–9.
21. Newlin, D. B., & Strubler, K. A. (2007). The Habitual Brain: An "Adapted Habit"
Theory of Substance Use Disorders. Substance Use & Misuse, 42(2-3), 503-526.
22. Pee, L. G., Woon, I. M. Y., & Kankanhalli, A. (2008). Explaining non-work-related
computing in the workplace: A comparison of alternative models. Information &
Management, 45(2), 120-130.

53
23. Phương, T. and Hoàng, Đ.T. (2022) Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Hành VI sử dụng
điện thoại mục đích Cá Nhân Trong giờ làm việc của nhân viên tại Thành Phố Hồ
Chí Minh.
24. Przybylski, A.K. et al. (2013) ‘Motivational, emotional, and behavioral correlates
of fear of missing out’, Computers in Human Behavior.
25. Warrington, T.B., Abgrab, N. j. and Caldwell, H.M. (2000) ‘Building Trust to
develop competitive advantage in e‐business relationships’, Competitiveness
Review, 10(2).
26. Zulli, D. and Zulli, D.J. (2020) ‘Extending the internet meme: Conceptualizing
technological mimesis and imitation publics on the TikTok platform’, New Media &
Society.

54
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG BẢNG KHẢO SÁT


------------------------------
Thân chào bạn,
Chúng mình là nhóm sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế tại trường đại học Kinh tế
- Tài chính (UEF). Hiện tại, chúng mình đang thực hiện đề tài nghiên cứu "Các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Tiktok của giới trẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh".
Cảm ơn bạn đã truy cập vào chiếc form khảo sát này, rất mong nhận được sự hỗ trợ
từ bạn bằng việc trả lời những câu hỏi dưới đây. Chúng mình xin cam đoan rằng dữ liệu
thu nhập được qua kết quả khảo sát chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu và
các thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Xin chân thành cảm ơn bạn vì đã giành thời gian quý báu để hỗ trợ chúng mình!
------------------------------
Phần 1: Thông tin cá nhân

1. Giới tính của bạn:


o Nam
o Nữ
2. Tuổi của bạn?
o 15 - 18 tuổi
o 19 - 25 tuổi
o 26 - 35 tuổi
3. Thời gian bạn sử dụng Tiktok trong ngày?
o Dưới 1 tiếng
o Từ 1 đến 3 tiếng
o Trên 3 tiếng

55
Phần 2: Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Tik tok của giới trẻ
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bạn hãy trả lời câu hỏi bằng cách bấm chọn vào thang điểm. (Lưu ý: kéo thang điểm qua
trái để thấy đầy đủ thang điểm nhé)

Rất không
Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
đồng ý

1 2 3 4 5

Kí hiệu Nội dung câu hỏi Mức độ đồng ý

Yếu tố 1: ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

XH1 Gia đình, bạn bè khuyến khích sử dụng 1 2 3 4 5

Tôi sử dụng khi thấy những người xung quanh


XH2 1 2 3 4 5
sử dụng

Sử dụng để hòa nhập, có chủ đề tán gẫu với


XH3 1 2 3 4 5
mọi người

Thần tượng, người có sức ảnh hưởng mà tôi


XH4 1 2 3 4 5
quan tâm hoạt động nhiều trên tiktok

Yếu tố 2: HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG

CL1 Giao diện đẹp 1 2 3 4 5

CL2 Dễ dàng sử dụng 1 2 3 4 5

CL3 Video ngắn không gây nhàm chán 1 2 3 4 5

CL4 Đề xuất các xu hướng hiện hành 1 2 3 4 5


56
CL5 Tự đề xuất nội dung mà người dùng quan tâm 1 2 3 4 5

Nội dung hình ảnh, video phù hợp với tiêu


CL6 1 2 3 4 5
chuẩn cộng đồng

Yếu tố 3: NHẬN THỨC VỀ LỢI ÍCH

LI1 Có tính giải trí cao 1 2 3 4 5

LI2 Cung cấp thêm nhiều kiến thức 1 2 3 4 5

LI3 Nền tảng mua sắm của Tiktok đa dạng 1 2 3 4 5

LI4 Dễ dàng tương tác với mọi người trên Tiktok 1 2 3 4 5

Tham khảo các trải nghiệm thực tế(review) về


LI5 1 2 3 4 5
đa lĩnh vực

Yếu tố 4: NHẬN THỨC VỀ SỰ BỎ LỠ

Tôi cảm thấy các thông tin nhận được từ các


BL1 1 2 3 4 5
trang MXH khác là chưa đủ

Tôi lo lắng khi bỏ qua các thông tin mới của


BL2 1 2 3 4 5
bạn bè

BL3 Tôi muốn cập nhật các xu hướng mới 1 2 3 4 5

Tôi muốn trở thành người đi đầu trong việc


BL4 1 2 3 4 5
cập nhật thông tin, xu hướng

BL5 Tôi muốn theo dõi, cập nhật kịp thời các hoạt 1 2 3 4 5

57
động của thần tượng

Yếu tố 5: THÓI QUEN

Tôi đã từng sử dụng/lướt tiktok không có mục


TQ1 1 2 3 4 5
đích

Tôi cảm thấy khó chịu nếu trong thời gian dài
TQ2 1 2 3 4 5
không sử dụng Tiktok

Tôi sử dụng Tiktok bất kể không gian và thời


TQ3 1 2 3 4 5
gian

HÀNH VI SỬ DỤNG TIKTOK

Tương tác với mọi người (like, share, cmt,


HV1 1 2 3 4 5
follow,...)

Đăng tải các video, hình ảnh liên quan đến


HV2 1 2 3 4 5
hoạt động đời sống

HV3 Mua sắm và buôn bán 1 2 3 4 5

HV4 Xem các video, hình ảnh người khác đăng tải 1 2 3 4 5

Chia sẻ các thông tin, trải nghiệm, kiến thức


HV5 1 2 3 4 5
mà mình biết

HV6 Cập nhật các thông tin, xu hướng mới 1 2 3 4 5

Marketing (quảng bá thương hiệu cá nhân,


HV7 1 2 3 4 5
doanh nghiệp,...)

58
59
PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.2.1 Thang đo Ảnh hưởng xã hội

Bảng 3.2.2 Thang đo Hệ thống chất lượng

Bảng 3.2.3 Thang đo Nhận thức về lợi ích

Bảng 3.2.4 Thang đo Nhận thức về sự bỏ lỡ

Bảng 3.2.5 Thang đo Thói quen

Bảng 3.2.6 Thang đo Hành vi sử dụng

Bảng 4.1 Thống kê mô tả

Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của các thang đo

Bảng 4.3.1.1 Kết quả kiểm định KMO - Xoay nhân tố biến độc lập

Bảng 4.3.1.2 Kết quả tổng phương sai trích dẫn

Bảng 4.3.1.3 Kết quả xoay nhân tố khám phá

Bảng 4.3.2.1 Kết quả kiểm định KMO - Xoay nhân tố biến phụ thuộc

Bảng 4.3.2.2 Kết quả tổng phương sai trích dẫn

Bảng 4.3.2.3 Kết quả xoay nhân tố khám phá

Bảng 4.4.1.1 Kiểm định ANOVA

Bảng 4.4.1.2 Chỉ tiêu phù hợp của mô hình

Bảng 4.4.2.1 Kết quả phân tích hồi quy

60

You might also like