You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÁO CÁO DỰ ÁN
ĐỀ TÀI:
TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH
MUA SẮM CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên: TS. Chu Nguyễn Mộng Ngọc


Bộ môn: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
Mã lớp học phần: 23C1STA50800506

Lớp - Khóa: IB0002 – K49

Nhóm thực hiện: 8 Con Người

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2023


Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh là một môn học cung cấp các kiến thức nền
tảng về lĩnh vực thống kê bao gồm các bước thu thập dữ liệu, phân tích, trình bày, tổ chức dữ
liệu. Từ đó giúp các bạn sinh viên học cách áp dụng lý thuyết để giải quyết những vấn đề liên
quan trong cuộc sống. Thông qua những báo cáo thống kê được cung cấp đầy đủ các thông tin
cần thiết, các doanh nghiệp và các nhà phân tích có thể dự báo được tình hình và đưa ra quyết
định phù hợp nhất.
Để học bộ môn này một cách hiệu quả, bên cạnh việc học thuộc lòng các công thức khô khan
cũng như giải các bài tập trong sách giáo trình, nhóm sinh viên chúng tôi đã quyết định cùng
nhau thực hiện nghiên cứu “Tầm ảnh hưởng của truyền thông xã hội đối với quyết định
mua sắm của sinh viên các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn
vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để trau dồi các kỹ năng thống kê và học hỏi thêm kinh
nghiệm thực hiện một đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh.
Nhóm chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát với mẫu 150 các bạn là sinh viên đang theo
học tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó thu thập dữ liệu từ cuộc khảo
sát, tiến hành xây dựng biểu đồ, phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả để có thể thấy được ảnh
hưởng của truyền thông xã hội đến quyết định mua sắm của sinh viên hiện nay. Đồng thời phản
ánh được những ưu điểm cũng như hạn chế của các trang truyền thông xã hội trong việc tiếp
cận phân khúc khách hàng trẻ tuổi cụ thể là sinh viên Đại học.

BẢNG PHÂN CÔNG

Mức độ
STT Họ và tên Mã số sinh viên Phân công công việc
hoàn thành

1 Võ Thúy Hiền 31231027490 Khảo sát, phân tích, tổng hợp, kết luận 100%

2 Đoàn Trần Minh Anh 31231024020 Khảo sát, phân tích, tổng hợp, kết luận 100%

3 Đỗ Nguyễn Hạ Vy 31231024039 Khảo sát, phân tích, tổng hợp, kết luận 100%

4 Đặng Hương Quỳnh 31231026023 Khảo sát, phân tích, tổng hợp, kết luận 100%

5 Hồ Nam Phong 31231027637 Khảo sát, phân tích, tổng hợp, kết luận 100%

6 Hồng Hiểu Đan 31231027214 Khảo sát, phân tích, tổng hợp, kết luận 100%

7 Đặng Chí Nghĩa 31231021321 Khảo sát, phân tích, tổng hợp, kết luận 100%

8 Đào Thùy An 31231020825 Khảo sát, phân tích, tổng hợp, kết luận 100%

2
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................2
MỤC LỤC.....................................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................................3
PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ..................................................................................................6
1. Bối cảnh nghiên cứu..................................................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7
4. Ý nghĩa của dự án nghiên cứu...................................................................................................7
5. Hạn chế của bài nghiên cứu......................................................................................................7
PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................................7
1. Truyền thông xã hội là gì..........................................................................................................7
2. Đối tượng sinh viên Đại học.....................................................................................................8
3. Truyền thông xã hội tác động đến hành vi mua sắm của sinh viên...........................................8
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................9
PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU................................................................................................9
PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP....................................................................................37
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................39
PHỤ LỤC....................................................................................................................................39
1. Phụ lục: Bảng câu hỏi khảo sát...............................................................................................39
2. Thông tin người làm khảo sát..................................................................................................43
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu.
 Bảng 1: Bảng tần số thể hiện khối ngành của sinh viên tham gia khảo sát.
 Bảng 2: Bảng tần số thể hiện độ tuổi của sinh viên tham gia khảo sát.
 Bảng 3: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
 Bảng 4: Bảng tần số thể hiện các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên tham gia khảo sát
thường dùng.
 Bảng 5: Bảng tần số thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của sinh viên
tham gia khảo sát cho việc mua sắm.
3
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
 Bảng 6.1: Bảng tần số thể hiện số giờ sinh viên tham gia khảo sát dùng mạng xã hội
trong 1 ngày.
 Bảng 6.2: Bảng phân tích dữ liệu số giờ mà sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng
xã hội trong 1 ngày.
 Bảng 6.3: Bảng tần số tích lũy số giờ mà sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã
hội trong 1 ngày.
 Bảng 7: Bảng tần số thể hiện các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên tham gia khảo sát
mua sắm trên truyền thông.
 Bảng 8: Bảng tần số thể hiện mức độ thường xuyên của các mặt hàng mà sinh viên tham
gia khảo sát mua sắm trên truyền thông xã hội.
 Bảng 9: Bảng tần số thể hiện các yếu tố khiến sinh viên tham gia khảo sát quyết định
mua hàng trên truyền thông xã hội.
 Bảng 10.1: Bảng tần số thể hiện số đơn hàng sinh viên tham gia khảo sát đã mua trong
một tháng qua.
 Bảng 10.2: Bảng phân tích dữ liệu số đơn hàng mà sinh viên tham gia khảo sát mua trên
các nền tảng truyền thông xã hội trong 1 tháng qua.
 Bảng 11.1: Bảng thể hiện tần số về số tiền các sinh viên tham gia khảo sát được khảo sát
đã chi cho đơn hàng gần đây nhất (nghìn đồng).
 Bảng 11.2: Bảng phân tích dữ liệu số tiền các sinh viên tham gia khảo sát được khảo sát
đã chi cho đơn hàng gần đây nhất (nghìn đồng).
 Bảng 12.1: Bảng tần số thể hiện mức sẵn lòng chi tiêu cho mỗi đơn hàng trên truyền
thông xã hội của sinh viên tham gia khảo sát (nghìn đồng).
 Bảng 12.2: Bảng phân tích dữ liệu về mức sẵn lòng chi trả cho một đơn hàng trên truyền
thông xã hội của những sinh viên tham gia khảo sát (nghìn đồng).
 Bảng 13: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát có theo dõi các tài
khoản truyền thông xã hội của các nhãn hàng, cửa hàng hoặc những người có liên quan
đến việc mua sắm.
 Bảng 14: Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát thường xuyên tham
gia vào các cuộc thăm dò ý kiến hoặc khảo sát trên truyền thông xã hội.
 Bảng 15: Bảng tần số thể hiện thái độ của sinh viên tham gia khảo sát đối với phát biểu
“Tuyên truyền trên truyền thông xã hội thường đánh lừa người dùng”.
 Bảng 16: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về việc tìm
thấy đồ cần mua dễ dàng qua mạng xã hội.
 Bảng 17: Bảng tần số thể hiện thang điểm rủi ro khi mua hàng qua mạng xã hội của sinh
viên tham gia khảo sát.
 Bảng 18: Bảng tần số thể hiện sự đồng ý của sinh viên tham gia khảo sát về việc đồng ý
với việc mạng xã hội khiến họ chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm.
 Bảng 19.1: Bảng tần số về sự đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về giá cả sản
phẩm.
 Bảng 19.2: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên tham gia khảo sát về chất
lượng sản phẩm.
 Bảng 19.3: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá về dịch vụ tư vấn khách hàng của sinh viên
tham gia khảo sát.
 Bảng 19.4: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên tham gia khảo sát về thời
gian vận chuyển
4
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
 Bảng 20: Bảng tần số thể hiện lựa chọn dùng mạng xã hội của sinh viên tham gia khảo
sát trong tương lai.
 Bảng 21: Bảng tần số thể hiện sự sẵn lòng giới thiệu việc mua sắm qua truyền thông xã
hội đến mọi người của sinh viên tham gia khảo sát.
Biểu đồ.
 Hình 1: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát từ các khối ngành tại Việt
Nam.
 Hình 2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của sinh viên tham gia khảo sát.
 Hình 3: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
 Hình 4: Biểu đồ thể hiện các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên tham gia khảo sát
thường dùng.
 Hình 5: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của sinh viên tham
gia khảo sát cho việc mua sắm.
 Hình 6.1: Đồ thị điểm thể hiện số giờ sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội
trong 1 ngày.
 Hình 6.2: Biểu đồ thể hiện số giờ sinh viên tham gia khảo sát dung mạng xã hội trong 1
ngày.
 Hình 6.3: Đồ thị Ogive thể hiện số giờ mà sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã
hội trong 1 ngày.
 Hình 7: Biểu đồ thể hiện các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên tham gia khảo sát mua
sắm trên truyền thông.
 Hình 8.1: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên của các mặt hàng mà sinh viên tham
gia khảo sát mua sắm trên truyền thông xã hội.
 Hình 8.2: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên các mặt hàng mà sinh viên tham gia
khảo sát mua sắm trên truyền thông xã hội.
 Hình 9: Biểu đồ thể hiện các yếu tố khiến sinh viên tham gia khảo sát quyết định mua
hàng trên truyền thông xã hội.
 Hình 10.1: Biểu đồ thể hiện số đơn hàng mà sinh viên tham gia khảo sát mua trên truyền
thông xã hội trong 1 tháng qua.
 Hình 10.2: Biểu đồ nhánh lá biểu diễn số đơn hàng mà sinh viên tham gia khảo sát mua
trên truyền thông xã hội trong 1 tháng.
 Hình 11: Biểu đồ thể hiện số tiền các sinh viên tham gia khảo sát đã chi cho đơn hàng
gần đây nhất (nghìn đồng).
 Hình 12.1: Biểu đồ thể hiện mức sẵn lòng chi cho mỗi đơn hàng của sinh viên tham gia
khảo sát trên truyền thông xã hội (nghìn đồng).
 Hình 12.2: Biểu đồ hộp thể hiện mức sẵn lòng chi trả cho một đơn hàng của những sinh
viên tham gia khảo sát trên truyền thông xã hội (nghìn đồng).
 Hình 13: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên có theo dõi các tài khoản truyền thông xã
hội của các nhãn hàng, cửa hàng hoặc những người có liên quan đến việc mua sắm.
 Hình 14: Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên thường xuyên tham gia vào các cuộc thăm
dò ý kiến hoặc khảo sát trên truyền thông xã hội.
 Hình 15: Biểu đồ thể hiện thái độ của sinh viên tham gia khảo sát đối với phát biểu
“Tuyên truyền trên truyền thông xã hội thường đánh lừa người dùng”.

5
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
 Hình 16: Biểu đồ tròn thể hiện sự đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về việc mạng
xã hội giúp ta tìm thấy sản phẩm dễ dàng hơn.
 Hình 17: Biểu đồ đánh giá thang điểm rủi ro khi mua hàng qua mạng xã hội của sinh
viên tham gia khảo sát.
 Hình 18: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đồng ý của sinh viên tham gia khảo sát về việc mạng xã
hội khiến họ chi tiêu nhiều hơn.
 Hình 19: Biểu đồ thể hiện thái độ của sinh viên tham gia khảo sát về các dịch vụ, sản
phẩm trên mạng xã hội.
 Hình 20: Biểu đồ thể hiện lựa chọn dùng mạng xã hội của sinh viên tham gia khảo sát
trong tương lai.
 Hình 21: Biểu đồ thể hiện sự sẵn lòng giới thiệu việc mua sắm qua truyền thông xã hội
đến mọi người của tham gia khảo sát.
PHẦN A: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong kỉ nguyên chuyển đổi số, sử dụng mạng xã hội không còn xa lạ đối với mọi người, đặc
biệt là giới trẻ. Với ưu điểm có tính tương tác cao, mạng xã hội không chỉ là nơi để mọi người
trò chuyện, tìm kiếm thông tin mà còn là môi trường triển vọng để phát triển các hoạt động
mua bán hàng trực tuyến. Theo báo cáo về lĩnh vực thương mại điện tử vừa được Bộ Công
Thương công bố năm 2023, 74% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, trong đó có 59-62
triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và số lượng này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong
tương lai.
Mua hàng trực tuyến là một khái niệm vô cùng quen thuộc với mọi người bởi sự phủ sóng rộng
rãi của nó. Chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính có kết nối
Internet, chúng ta có thể tìm kiếm, so sánh về giá cả hay chất lượng của món đồ mà bạn muốn
mua bằng một vài thao tác đơn giản mà không cần phải đi đâu xa. Bởi sự tiện lợi và nhanh
chóng trong việc mua bán hàng hóa, mua sắm trực tuyến đang là lựa chọn hàng đầu của đa số
mọi người, đặc biệt là sinh viên đại học. Theo Báo Dân trí (7/7/2023), có tới gần 60 triệu người
Việt, tương đương gần 2/3 dân số, mua hàng online với giá trị mua sắm bình quân đầu người
260 USD (khoảng 6,1 triệu đồng) - 285 USD (khoảng 6,7 triệu đồng) trong năm 2022.
Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài khảo sát về “Tầm ảnh hưởng của truyền
thông xã hội đối với quyết định mua sắm của sinh viên các trường Đại học ở Thành phố
Hồ Chí Minh” nhằm đánh giá mức độ tiềm năng của các trang mạng xã hội trong việc cung
cấp thông tin, phân phối ở tất cả các mặt hàng đối với nhóm khách hàng tiềm năng hiện nay –
cộng đồng sinh viên, đồng thời nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của
sinh viên trên mạng xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Khái quát cơ sở lý thuyết về truyền thông mạng xã hội và hành vi mua sắm trực tuyến của
sinh viên.
- Khảo sát hành vi mua hàng của sinh viên trên mạng xã hội.
- Tìm hiểu các yếu tố quyết định đến việc mua sắm của sinh viên trên mạng xã hội.
6
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
- Tìm ra những điểm còn hạn chế của việc mua sắm trực tiếp. Từ đó, chúng tôi có thể đề ra một
số các biện pháp hợp lí nhằm khắc phục tình trạng đó.
- Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện đề tài nhằm:
+ Đưa ra cái nhìn tổng quát về các bước của một quá trình khảo sát.
+ Biết áp dụng các phương pháp thống kê để phân tích và xử lí số liệu.
+ Thực hành các kiến thức của môn học Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
+ Phát triển tư duy sáng tạo.
+ Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại các trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Kích thước mẫu: 150 sinh viên.
4. Ý nghĩa của dự án nghiên cứu.
- Đây là một đề tài vô cùng gần gũi và thực tế đối trong xã hội thời nay.
- Bên cạnh ý nghĩa đơn thuần là bài kiểm tra cuối kì, chúng tôi hy vọng rằng đây có thể là
nguồn tài liệu tham khảo bổ ích giúp các người bán hàng trên mạng xã hội nắm bắt nhanh
chóng hơn về nhu cầu, hành vi mua hàng trực tuyến hay xu hướng, mua hàng của sinh viên
hiện nay.
- Đề tài nghiên cứu này còn hỗ trợ sinh viên – phân khúc khách hàng tiềm năng trong việc mua
sắm trực tuyến nêu lên các đánh giá, phản hồi về trải nghiệm mua hàng của họ. Qua đó, các
bình luận, đánh giá của khách hàng giúp khắc phục những hạn chế không đáng có và phát triển
sâu rộng hơn việc mua sắm qua mạng xã hội.
5. Hạn chế của bài nghiên cứu:
a. Đối với đề tài:
- Vì khảo sát qua Google Biểu mẫu và không có sự giám sát của nhóm nên một số người tham
gia khảo sát trả lời còn chưa trung thực, phù hợp với yêu cầu câu hỏi, trường hợp đánh bừa,
đánh cho có vẫn xảy ra, dẫn đến nghiên cứu chưa thể đưa ra kết quả khách quan nhất có thể.
b. Đối với nhóm:
- Đây là lần đầu tiên nhóm chúng tôi làm một dự án thống kê nên còn bỡ ngỡ. Thêm vào đó là
sự thiếu kiến thức về chuyên môn và kinh nghiệm nên thiếu sót là điều khó tránh khỏi.
PHẦN B: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Truyền thông xã hội là gì?

7
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Truyền thông xã hội (Social Media) là thuật ngữ chung cho các website và ứng dụng tập trung
vào việc giao tiếp, kết nối, tương tác, chia sẻ thông tin và cộng tác. Truyền thông xã hội còn là
sự kết hợp giữa các nguyên tắc truyền thông, quảng cáo và công cụ Marketing số (Digital
Marketing) để lan tỏa thông điệp về một sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng trên nền tảng mạng xã
hội.
2. Đối tượng sinh viên Đại học
- Độ tuổi: từ 17 đến 24
- Đặc điểm:
 Là tầng lớp trí thức lao động trẻ,
 Đang trong giai đoạn trưởng thành về mặt xã hội, trau dồi văn hóa cũng như những kĩ
năng cần thiết.
 Có xu hướng năng động và thích thú những đổi mới.
 Là lực lượng truy cập mạng xã hội đông đảo.
 Có xu hướng mua sắm hàng hóa trực tuyến thông qua Mạng Xã hội.
3. Truyền thông xã hội tác động đến hành vi mua sắm của sinh viên
Theo báo cáo của VNETWORK (tháng 1/2023) cho thấy vào đầu năm 2023, Việt Nam có
77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% tổng dân số cả nước.
Số liệu người dùng các trang mạng xã hội ở Việt Nam vào đầu năm 2023:
 Facebook có 66,20 triệu người dùng.
 YouTube có 63,00 triệu người dùng.
 Instagram có 10,35 triệu người dùng.
 TikTok có 49,86 triệu người dùng.
Truyền thông xã hội có phạm vi tiếp cận rộng lớn và khả năng kết nối với người tiêu dùng ở
cấp độ cá nhân, phương tiện truyền thông xã hội có thể được sử dụng để tạo ra nhận thức về
sản phẩm mới, tạo ra sự quan tâm và cuối cùng là thúc đẩy doanh số bán hàng. Phương tiện
truyền thông xã hội có thể tạo ra cảm giác cộng đồng và thân thuộc, điều này có thể khiến
người tiêu dùng tin tưởng và ủng hộ thương hiệu hơn. Phương tiện truyền thông xã hội cũng có
thể là một nguồn giải trí và thông tin, có thể khiến người tiêu dùng dễ tiếp thu các thông điệp
tiếp thị hơn. So với các hoạt động quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến trên mạng xã
hội là công cụ tiếp thị có chi phí thấp hơn nhưng lại có khả năng tiếp cận tới khách hàng tiềm
năng cao hơn rất nhiều. Điều này được thể hiện rõ qua những thống kê: Theo báo cáo của
VnEconomy phát hành ngày 05/08/2023, ở Việt Nam, có khoảng 59-62 triệu người thực hiện
việc mua sắm trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội, chiếm 75% - 80% so với số lượng
người dùng Internet trên toàn quốc.
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát dành cho sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ
Chí Minh, sử dụng Google biểu mẫu.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel, SPSS.

8
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
- Một mẫu dữ liệu ngẫu nhiên gồm 150 sinh viên trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh
đã được khảo sát.
- Phân tích các dữ liệu định tính, định lượng đã thu thập được để lập bảng, vẽ biểu đồ sau
đó nhận xét rồi rút ra kết luận, …
PHẦN D: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Câu 1: Bạn là sinh viên thuộc khối ngành nào?

Khối ngành Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)
Kinh tế 90 60,00
An ninh quốc phòng 1 0,67

Kĩ thuật, công nghệ 24 16,00

Luật 5 3,33

Y dược 9 6,00

Nhân văn 9 6,00

Sư phạm 3 2,00

Mỹ thuật, kiến trúc 9 6,00

Tổng 150 100,00


Bảng 1: Bảng tần số thể hiện khối ngành của sinh viên tham gia khảo sát

9
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
100
90
90

80

70

60

50

40

30
24
20
9 9 9
10 5
1 3
0
Kinh tế An ninh quốc Kĩ thuật, Luật Y dược Nhân văn Sư phạm Mỹ thuật,
phòng công nghệ kiến trúc

Hình 1: Biểu đồ thể hiện khối ngành của sinh viên tham gia khảo sát
Nhận xét: Dựa vào bảng tần số và biểu đồ, trong tổng số 150 sinh viên tham gia khảo sát, sinh
viên thuộc khối ngành Kinh tế chiếm nhiều nhất (60,00%), tiếp đến là sinh viên thuộc khối
ngành Kĩ thuật, công nghệ (16,00%), theo sau đó là số sinh viên thuộc khối ngành Y dược,
Nhân văn, Mỹ thuật, kiến trúc với số phần trăm bằng nhau (6,00%), số sinh viên thuộc khối
ngành Luật chiếm 3,33% và còn lại là sinh viên thuộc khối ngành Sư phạm và An ninh quốc
phòng lần lượt chiếm 2,00% và 0,67%.
Câu 2: Bạn bao nhiêu tuổi?

Độ tuổi Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)


17 - 18 119 79,33
19 - 20 17 11,33
21 - 22 11 7,33
23 - 24 3 2,00
Tổng 150 100.00
Bảng 2: Bảng tần số thể hiện độ tuổi của sinh viên tham gia khảo sát

10
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Hình 2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của sinh viên tham gia khảo sát
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy có tới 119 sinh viên ở độ tuổi 17-18 (chiếm 79,33%), 17
sinh viên ở độ tuổi 19-20 (chiếm 11,33%), 11 sinh viên ở độ tuổi 21-22 (chiếm 7,33%) và 3
sinh viên ở độ tuổi 23-24 chiếm tỷ lệ 2,00%.
Câu 3: Giới tính của bạn là gì?

Giới tính Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)
Nữ 92 61,33
Nam 58 38,67
Tổng 150 100.00
Bảng 3: Bảng tần số thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.

11
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Nam
39%

Nữ
61%

Hình 3: Biểu đồ thể hiện giới tính của sinh viên tham gia khảo sát.
Nhận xét: Quá trình khảo sát và thống kê cho thấy hơn đa số sinh viên tham gia khảo sát là nữ:
Trong 150 sinh viên tham gia khảo sát có 92 đối tượng là nữ, chiếm tỉ lệ 61,33% và 58 đối
tượng là nam, chiếm tỉ lệ 38,67%.
Câu 4: Mạng xã hội bạn thường dùng?

Phần trăm có trong tổng


Mạng xã hội Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)
số người trả lời (%)
Facebook 142 35,86 94,67
Instagram 97 24,49 64,67
Zalo 59 14,90 39,33
Tiktok 89 22,47 59,33
Telegram 3 0,76 2,00
X 4 1,01 2,67
Youtube 1 0,25 0,67
Khác 1 0,25 0,67
Tổng 396 100,00 264,00
(*) Câu hỏi nhiều câu trả lời
Bảng 4: Bảng tần số thể hiện các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên tham gia khảo sát
thường dùng.

12
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
94.67
Facebook 8
8
64.67
Instagram 7
7
59.33
Tiktok 6
6
39.33
Zalo 5
5
2.67
X 4
4
2.00
Telegram 3
3
0.67
Youtube 2
2
0.67
Khác 1
1
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00

Phần trăm có trong tổng số người trả lời (%)

Hình 4: Biểu đồ thể hiện các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên tham gia khảo sát thường
dùng
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy nền tảng mạng xã hội được sinh viên sử dụng phổ biến
nhất là Facebook (chiếm 94,67%) đã chứng minh được rằng Facebook vẫn giữ vị trí số một khi
nhắc đến việc tương tác trên mạng xã hội. Nền tảng mạng xã hội tiếp theo được sinh viên sử
dụng nhiều là Instagram (chiếm 64,67%). Từ số liệu có thể rút ra kết luận rằng hiện nay
Instagram cùng với Facebook (2 nền tảng thuộc tập đoàn Meta Group) được nhiều người đặc
biệt là các bạn sinh viên lựa chọn để sử dụng bởi tiện ích giao tiếp cũng như chất lượng giải trí
của nó. Các nền tảng mạng xã hội khác như Tiktok, Zalo, X, Telegram, Youtube cũng được
sinh viên sử dụng với số liệu lần lượt là 59,33%, 39,33%, 2,67%, 2,00% và 0,67%. Giống như
Youtube, có 0,67% sinh viên tham gia khảo sát dung các nền tảng mạng xã hội khác.
Câu 5: Bạn có thường dùng mạng xã hội trên cho việc mua sắm?

Mức độ Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)


Không thường xuyên 71 47,3
Thường xuyên 59 39,3
Rất thường xuyên 20 13,4
Tổng 150 100,0
Bảng 5: Bảng tần số thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của sinh viên
tham gia khảo sát cho việc mua sắm

13
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
80
71
70

59
60

50

40

30
20
20

10

0
Không thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên

Hình 5: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng mạng xã hội của sinh viên tham
gia khảo sát cho việc mua sắm
Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy 47,3% sinh viên không thường xuyên mua sắm qua mạng
xã hội (chiếm tỉ lệ cao nhất), 13,3% sinh viên rất thường xuyên sử dụng mạng xã hội để mua
sắm và 39,3% sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội để mua sắm.
Câu 6: Bạn dùng mạng xã hội bao nhiêu tiếng 1 ngày?

Số Tần số Tần suất Tần suất phần trăm (%)

0-4 63 0,42 42

5-9 72 0,48 48

10-14 15 0,1 10

Tổng 150 1 100

Bảng 6.1: Bảng tần số thể hiện số giờ sinh viên tham gia khảo sát dùng mạng xã hội trong
1 ngày

14
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Hình 6.1: Đồ thị điểm thể hiện số giờ sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội
trong 1 ngày
80

70

60

50
Tần số (người)

40

30

20

10

0
0-4 5-9 10-14

Thời gian (giờ)

Hình 6.2: Biểu đồ thể hiện số giờ sinh viên tham gia khảo sát dùng mạng xã hội trong 1
ngày

15
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Statistic

Mean 5,07

5% Trimmed Mean 5,12

First Quartile (Q1) 3

Median (Q2) 5

Third Quartile (Q3) 6

Variance 7,036

Std.Deviation 2,65

Minimum 1

Maximum 14

Mode 5

Interquartile Range 3

Range 13

Skewness 0,944

Bảng 6.2: Phân tích dữ liệu số giờ mà sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội
trong 1 ngày

Số giờ Tần số tích lũy Tần suất phần trăm tích lũy (%)

Nhỏ hơn hoặc bằng 5 106 70,7

16
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Nhỏ hơn hoặc bằng 10 146 97

Nhỏ hơn hoặc bằng 15 150 100

Bảng 6.3: Bảng tần số tích lũy số giờ mà sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội
trong 1 ngày

Hình 6.3: Đồ thị Ogive thể hiện số giờ mà sinh viên tham gia khảo sát sử dụng mạng xã
hội trong 1 ngày
Nhận xét:
Kết quả thống kê cho thấy số thời gian sinh viên sử dụng mạng xã hội trong một ngày chủ yếu
là 5 tiếng. Phần lớn sinh viên sử dụng mạng xã hội ít hơn 9 tiếng /ngày. Trung bình sinh viên
sử dụng mạng xã hội 5,24 tiếng một ngày. Qua đó cho thấy, mạng xã hội là một thứ không thể
thiếu đối với nhiều người đặc biệt là các bạn sinh viên; mạng xã hội hỗ trợ về mặt học tập, liên
lạc, vui chơi và mua sắm.
Câu 7: Bạn thường mua sắm trên truyền thông xã hội thông qua những nền tảng mạng
xã hội nào?

Nền tảng mạng Tần số (sinh viên) Tần suất phần Phần trăm có trong tổng số
xã hội trăm (%) người trả lời (%)
TikTok 112 40,7 74,7
Facebook 86 31,3 57,3
YouTube 36 13,1 24,0
17
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Instagram 34 12,4 22,7
Zalo 4 1,4 2,7
Khác 3 1,1 2,0
Tổng 275 100,0 183,3
(*) Câu hỏi nhiều câu trả lời

Bảng 7: Bảng tần số thể hiện các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên tham gia khảo sát
mua sắm trên truyền thông
Các nền tảng mạng xã hội

TikTok 112

Facebook 86

YouTube 36

Instagram 34

Zalo 4

Khác 3

0 20 40 60 80 100 120

Tần số (sinh viên)

Hình 7: Biểu đồ thể hiện các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên tham gia khảo sát mua
sắm trên truyền thông
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy nền tảng mạng xã hội được sinh viên sử dụng phổ biến
nhất để mua sắm trên truyền thông là TikTok, với tần suất 40,7%. Nền tảng mạng xã hội tiếp
theo được sinh viên sử dụng nhiều là Facebook, với tần suất 31,3%. Các nền tảng mạng xã hội
khác như YouTube, Instagram, Zalo cũng được sinh viên sử dụng để mua sắm, với tần suất lần
lượt là 13,1%, 12,4% và 1,4%. Có 3,7% sinh viên mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội
khác.
*Theo báo Kỷ Nguyên Số (chuyên mục công nghệ báo Pháp luật TP. HCM) ngày
27/9/2023, 41% người mua hàng trực tuyến sử dụng TikTok để mua sắm trực tuyến.
Câu hỏi đặt ra là liệu tỉ lệ sinh viên TP. HCM sử dụng TikTok để mua sắm trực tuyến có
lớn hơn 41% hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên chúng em sẽ tiến hành kiểm định giả
thuyết về tỷ lệ tổng thể:
H0: tỉ lệ sinh viên TP. HCM sử dụng TikTok để mua sắm trực tuyến không lớn hơn 41%
(p < 0,41).
Hα: tỉ lệ sinh viên TP. HCM sử dụng TikTok để mua sắm trực tuyến lớn hơn 41% (p > 0,41).

18
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Kiểm định với độ tin cậy là 95%.
p− p 0
=¿


- Giá trị thống kê kiểm định là: z = p0 (1−p 0)
n
8,39

- Sử dụng phương pháp giá trị tới hạn, ta có kiểm định bên phải nên ta sẽ bác bỏ H0 nếu z>zα:
Với α=0,05 -> z0,05=1,645 vì z=8,39>z0,05=1,645 nên ta bác bỏ giả thuyết H0
=> Tỉ lệ sinh viên TP. HCM sử dụng TikTok để mua sắm trực tuyến lớn hơn 41%.

Câu 8: Mặt hàng mà bạn mua sắm thường xuyên trên truyền thông xã hội?

CHÚ THÍCH MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN

Mức 1 Rất không thường xuyên

Mức 2 Không thường xuyên

Mức 3 Bình thường

Mức 4 Thường xuyên

Mức 5 Rất thường xuyên

Mức độ thường xuyên

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức


độ
Mặt hàng
Tần Tần Tần Tần Tần thường
Tần Tần Tần Tần Tần
suất suất suấ suất suất xuyên
số số số số số trung
% % t% % %
bình

Thời trang 10 6,7 16 10,7 37 24,7 65 43,3 22 14,7 3,5

Mỹ phẩm 32 21,3 30 20,0 29 19,3 42 28,0 17 11,3 2,9

Đồ gia dụng 42 28,0 42 28,0 47 31,3 14 9,3 5 3,3 2,3

Đổ điện tử,
36 24,0 42 28,0 42 28,0 26 17,3 4 2,7 2,5
công nghệ

Sách, văn
39 26,0 43 28,7 32 21,3 29 19,3 7 4,7 2,5
phòng phẩm

Thực phẩm 46 30,7 40 26,7 41 27,3 16 10,7 7 4,7 2,3

19
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Bảng 8: Bảng tần số thể hiện mức độ thường xuyên của các mặt hàng mà sinh viên tham
gia khảo sát mua sắm trên truyền thông xã hội

Thời trang 10 16 37 65 22

Mỹ phẩm 32 30 29 42 17

Đồ gia dụng 42 42 47 14 5

Đồ điện tử, công nghệ 36 42 42 26 4

Sách, văn phòng phẩm 39 43 32 29 7

Thực phẩm 46 40 41 16 7

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Rất không thường xuyên Không thường xuyên Bình thường


Thường xuyên Rất thường xuyên

Hình 8.1: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên của các mặt hàng mà sinh viên tham gia
khảo sát mua sắm trên truyền thông xã hội

Thời trang
4

Thực phẩm Mỹ phẩm


2

Sách, văn phòng phẩm Đồ gia dụng

Đồ điện tử, công nghệ


.
Hình 8.2: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên các mặt hàng mà sinh viên tham gia
khảo sát mua sắm trên truyền thông xã hội
Nhận xét: Các đối tượng sinh viên tham gia khảo sát thường xuyên mua các mặt hàng “Thời
trang”, “Mỹ phẩm” trên truyền thông xã hội nhất. Trong đó, “Thời trang” là mặt hàng được
sinh viên mua sắm thường xuyên nhất, với mức độ thường xuyên trung bình là 3,5. “Mỹ phẩm”
cũng là một mặt hàng được sinh viên mua sắm thường xuyên, với mức độ thường xuyên trung
bình là 2,9. Các mặt hàng khác như đồ gia dụng, điện tử, sách, văn phòng phẩm và thực phẩm
20
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
cũng được sinh viên mua sắm, nhưng mức độ thường xuyên thấp hơn so với thời trang và mỹ
phẩm.
Câu 9: Tại sao bạn muốn mua hàng trên truyền thông xã hội

Yếu tố Tần số (sinh Tần suất phần Phần trăm có trong


viên) trăm (%) tổng số người trả lời
(%)

Giá rẻ, mẫu mã đẹp 119 24,0 79,3

KOL/KOC 31 6,3 20,7

Feedback của người mua khác 85 17,2 56,7

Mặt hàng phong phú 92 18,6 61,3

Hậu đãi 32 6,5 21,3

Voucher 105 21,2 70,0

Livestream bán hàng 24 4,8 16,0

Khác 7 1,4 4,7

Tổng cộng 495 100,0 330,0

(*) Câu hỏi nhiều câu trả lời


Bảng 9: Bảng tần số thể hiện các yếu tố khiến sinh viên tham gia khảo sát quyết định mua
hàng trên truyền thông xã hội
Giá rẻ, mẫu mã đẹp 119

KOL / KOC 31

Feedback của người mua khác 85

Mặt hàng phong phú 92

Hậu đãi 32

Voucher 105

Livestream bán hàng 24

Khác 7

0 20 40 60 80 100 120 140

Hình 9: Biểu đồ thể hiện các yếu tố khiến sinh viên quyết định mua hàng trên truyền
thông xã hội
Nhận xét: Bảng tần số và biểu đồ trên cho thấy đa phần sinh viên tham gia khảo sát cho rằng
“Giá rẻ, mẫu mã đẹp” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định mua hàng trên truyền
21
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
thông xã hội của họ, chiếm 79,3% trong tổng số người trả lời, tương đương với 119/150 sinh
viên. Theo sau đó, “Voucher” cũng là một yếu tố mà sinh viên đặc biệt chú trọng tới, với tỷ lệ
70% sinh viên khảo sát lựa chọn. Ngoài ra, “Mặt hàng phong phú” chiếm 61,3% sinh viên khảo
sát lựa chọn bởi họ có nhu cầu mua sắm đa dạng các mặt hàng. Feedback của người mua khác
cũng là một yếu tố quan trọng, chiếm 56,7% tổng số người trả lời. Các yếu tố khác như “Hậu
đãi”, “KOL/KOC”, “Livestream bán hàng” cũng thu hút sinh viên mua sắm trên truyền thông
xã hội, với phần trăm người trả lời lựa chọn trong tổng số lần lượt là 21,3%, 20,7% và 26%.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác (sự tiện lợi, an toàn) cũng ảnh hưởng đến quyết định mua
hàng của sinh viên trên truyền thông xã hội, tuy nhiên chỉ chiếm 4,7% trong tổng số các câu trả
lời. Nhìn chung, các yếu tố khiến sinh viên quyết định mua hàng trên truyền thông xã hội khá
đa dạng, bao gồm cả yếu tố về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, khuyến mãi, ...
Câu 10: Trong tháng vừa rồi bạn mua khoảng bao nhiêu đơn hàng?

Số đơn hàng Tần số (đơn hàng) Tần suất phần trăm (%)
0-5 99 66,0
6 – 10 37 24,7
11 - 15 1 0,7
16 – 20 5 3,3
21 – 25 4 2,7
26 – 30 2 1,3
>30 2 1,3
Tổng cộng 150 100,0
Bảng 10.1: Bảng tần số thể hiện số đơn hàng sinh viên đã mua trong một tháng qua

Statistic
Mean 6,2467
5% Trimmed Mean 5,2259
Mode 2
First Quartile (Q1) 2
Median (Q2) 4
Third Quartile (Q3) 8
Variance 51,717
Standard Deviation 7,19147
Minimum 0
Maximum 45

22
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Range 45
Interquartile Range 6
Skewness 2,930
Bảng 10.2: Bảng phân tích dữ liệu số đơn hàng mà sinh viên tham gia khảo sát mua trên
các nền tảng truyền thông xã hội trong 1 tháng qua

Hình 10.1: Biểu đồ thể hiện số đơn hàng mà sinh viên tham gia khảo sát mua trên truyền
thông xã hội trong 1 tháng qua

23
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Hình 10.2: Biểu đồ nhánh lá biểu diễn số đơn hàng mà sinh viên tham gia khảo sát mua
trên truyền thông xã hội trong 1 tháng
Nhận xét: Số lượng đơn hàng của các sinh viên tham gia khảo sát được ghi nhận nhiều nhất
trong một tháng qua là 45 đơn hàng, và số lượng ít nhất được ghi nhận là 0 đơn hàng, số lượng
đơn hàng mà sinh viên mua trên các nền tảng truyền thông xã hội dao động ở phạm vi hẹp.
65,3% số sinh viên thực hiện khảo sát trả lời trung bình 1 tháng qua họ mua khoảng 2-8 đơn
hàng, nhiều nhất là 2 đơn hàng với tần số 27, chiếm 18%. Một số sinh viên có số lượng đơn
hàng cao bất thường, làm xuất hiện ngoại lệ, do đó trung bình không còn đúng nữa nên không
sử dụng.
 Từ quan sát biểu đồ và bảng phân tích dữ liệu (Skewness là số dương lớn hơn 1.0), hình
dáng phân phối lệch phải nhiều.
Câu 11: Đơn hàng gần đây nhất bạn mua bao nhiêu tiền? (nghìn đồng)

Số tiền (nghìn đồng) Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)
1-100 36 24
101-200 53 35,34
201-300 29 19,33
301-400 4 2,67
24
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
401-500 11 7,33
501-600 3 2
>600 14 9,33
Tổng 150 100
Bảng 11.1. Bảng thể hiện tần số về số tiền các sinh viên
được khảo sát đã chi cho đơn hàng gần đây nhất

Statistic
Mean 283
5% Trimmed Mean 255,06
Standard Deviaton 309,08
Minimum 13
First Quartile (Q1) 111,25
Median 200
Third Quartile (Q3) 300
Maximum 2225
Variance 95530,25
Mode 200
Range 186,93
Interquartile Range 188,75
Skewness 3,54
Bảng 11.2. Bảng phân tích dữ liệu số tiền các sinh viên được khảo sát đã chi cho đơn hàng
gần đây nhất

25
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Hình 11. Biểu đồ thể hiện số tiền các sinh viên được khảo sát đã chi cho đơn hàng gần đây
nhất
Nhận xét: Qua bảng phân tích và biểu đồ trên, ta có thể thấy số tiền các sinh viên đã chi cho
đơn hàng gần nhất dao động ở phạm vị hẹp. Số tiền ít nhất được chi cho đơn hàng gần đây nhất
là 13.000 đồng, số tiền nhiều nhất là 2.225.000 đồng. Phần lớn người được khảo sát chi từ
101.000 đồng đến 300.000 cho đơn hàng gần đây nhất (54,67%). Điều này cho thấy sinh viên
dung mạng xã hội để mua những thứ cần thiết, tuy nhiên những đồ vật giá trị thì vẫn chưa được
tin tưởng mua qua mạng xã hội
Câu 12: Mức sẵn lòng chi tiêu cho mỗi đơn hàng trên truyền thông xã hội của bạn là bao
nhiêu? (nghìn đồng)

Mức sẵn lòng chi tiêu Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm
(Nghìn đồng) (%)

0 - 50 21 0,1400 14,00

51 - 100 43 0,2867 28,67

101 - 150 13 0,0867 8,67

151 - 200 27 0,1800 18,00

201 - 250 23 0,1533 15,33

251 - 300 15 0,1000 10,00

26
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

> 301 8 0,0533 5,33

Tổng 150 1,0000 100,00

Bảng 12.1: Bảng tần số thể hiện mức sẵn lòng chi tiêu cho mỗi đơn hàng trên truyền
thông xã hội của sinh viên tham gia khảo sát (nghìn đồng)

50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
0-50 51-100 101-150 151-200 201-250 251-300 >301

Hình 12.1: Biểu đồ thể hiện mức sẵn lòng chi cho mỗi đơn hàng của sinh viên trên truyền
thông xã hội (nghìn đồng)

Statistic

Mean 174

5% Trimmed Mean 158,15

Mode 200

First Quartile (Q1) 70

Median (Q2) 142,50

Third Quartile (Q3) 225

Variance 29022,97
27
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Standard Deviation 170,36

Minimum 27

Maximum 1500

Range 100,71

Interquartile Range 155

Skewness 4,38

Bảng 12.2: Bảng phân tích dữ liệu về mức sẵn lòng chi trả cho một đơn hàng của những
sinh viên tham gia khảo sát (nghìn đồng)

Hình 12.2: Biểu đồ hộp thể hiện mức sẵn lòng chi trả cho một đơn hàng của những sinh
viên tham gia khảo sát (nghìn đồng)
Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên được khảo sát sẵn lòng chi nhỏ hơn
hoặc bằng 200.000 đồng cho 1 đơn hàng (104 sinh viên, chiếm 69,34%). Tỉ lệ sinh viên chịu
chi trên 300.000 đồng cho 1 đơn hàng rất thấp (8 sinh viên, chiếm 5,33%)
Hệ số tương quan giữa số tiền chi cho đơn hàng gần đây nhất và Mức sẵn lòng chi tối đa
cho mỗi đơn hàng trên mạng xã hội của sinh viên.

Đo lường độ mạnh yếu trong mối liên hệ tuyến tính giữa số tiền chi cho đơn hang gần đây nhất
và Mức sẵn lòng chi trả tối đa cho mỗi đơn hang trên mạng xã hội của một mẫu bao gồm 150
sinh viên Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.

28
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Gọi x (Triệu đồng) là biến số tiền chi cho đơn hàng gần đây nhất, y (Triệu đồng) là biến Mức
sẵn lòng chi trả tối đa. Ta có:

x y ( x i−x ) ( y i− y )

Trung bình 0,280 0,174

Độ lệch chuẩn 0,309 0,170

Tổng -0,185

¿
∑ ( x i−x )( y i− y ) = −0,185 =−0,00124 Hiệp phương sai mẫu: sxy
n−1 149
s xy 0.0272
Hệ số tương quan mẫu: rxy¿ = =−0,02360
s x s y (0,309)(0,170)

Nhận xét: Hệ số tương quan có giá trị là -0,02360 cho ta thấy mối quan hệ nghịch biến giữa hai
biến Số tiền chi cho đơn hàng gần đây nhất và Mức sẵn lòng chi trả. Tuy nhiên giá trị này rất
nhỏ (tiến về 0) nên phản ánh mối tương quan yếu. Vì vậy, mức sẵn long chi trả tối đa không
gây ảnh hưởng đến số tiền chi cho đơn gần đây nhất.

Câu 13: Bạn có theo dõi các tài khoản truyền thông xã hội của các nhãn hàng, cửa hàng
hoặc những người có liên quan đến việc mua sắm không?

Tần số
Lựa chọn Tần suất Tần suất phần trăm (%)
(sinh viên)
Có 127 0,8467 84,67
Không 23 0,1533 15,33
Tổng 150 1 100
Bảng 13. Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát có theo dõi các tài
khoản truyền thông xã hội của các nhãn hàng, cửa hàng hoặc những người có liên quan
đến việc mua sắm

29
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Có Không

15,33%

84,67%

Hình 13. Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát có theo dõi các tài khoản
truyền thông xã hội của các nhãn hàng, cửa hàng hoặc những người có liên quan đến việc
mua sắm
Nhận xét: Theo số liệu khảo sát, đa số sinh viên (84,67%) có theo dõi các tài khoản truyền
thông xã hội của các nhãn hàng, cửa hàng hoặc những người có liên quan đến việc mua sắm,
còn lại (15,33%) quyết định không theo dõi.
Câu 14: Bạn có thường xuyên tham gia vào các cuộc thăm dò ý kiến hoặc khảo sát trên
truyền thông xã hội không?

Tần số Tần suất


Lựa chọn Tần suất
(sinh viên) phần trăm (%)
Không thường xuyên 110 0,7333 73,33
Thường xuyên 33 0,2200 22,00
Rất thường xuyên 7 0,0467 4,67
Tổng 150 1 100
Bảng 14. Bảng tần số thể hiện số lượng sinh viên thường xuyên tham gia vào các cuộc
thăm dò ý kiến hoặc khảo sát trên truyền thông xã hội

30
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
120
110

100

80

60

40
33

20
7

0
Không thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên

Hình 14. Biểu đồ thể hiện số lượng sinh viên tham gia khảo sát thường xuyên tham gia
vào các cuộc thăm dò ý kiến hoặc khảo sát trên truyền thông xã hội
Nhận xét: Khảo sát cho thấy đa số mọi người đều không thường xuyên tham gia vào các cuộc
thăm dò ý kiến hoặc khảo sát trên truyền thông xã hội (73,33%). Ngoài ra có 22% câu trả lời là
thường xuyên và một số rất ít người được khảo sát rất thường xuyên tham gia vào các cuộc
thăm dò ý kiến hoặc khảo sát trên truyền thông xã hội (4,67%).
Câu 15: Tuyên truyền trên truyền thông xã hội thường đánh lừa người dùng.

Tần số Tần suất phần


Lựa chọn Tần suất
(sinh viên) trăm (%)
Rất không đồng ý 5 0,0333 3,33
Không đồng ý 15 0,1000 10,00
Bình thường 89 0,5933 59,33
Đồng ý 33 0,2200 22,00
Rất đồng ý 8 0,0534 5,34
Tổng 150 1 100
Bảng 15: Bảng tần số thể hiện thái độ của sinh viên tham gia khảo sát đối với phát biểu
“Tuyên truyền trên truyền thông xã hội thường đánh lừa người dùng”

31
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
100

90 89

80

70

60

50

40
33
30

20
15
10 8
5
0
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

Hình 15. Biểu đồ thể hiện thái độ của sinh viên tham gia khảo sát đối với phát biểu
“Tuyên truyền trên truyền thông xã hội thường đánh lừa người dùng”
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ trên ta thấy được rằng, có 59,33% sinh viên tham gia khảo sát
nhận thấy phát biểu trên là bình thường, 22% đồng ý và 5,34% rất đồng ý rằng tuyên
truyền trên truyền thông xã hội thường đánh lừa người dùng. Tuy nhiên, có 10% câu trả lời
không đồng ý với phát biểu và có rất ít người được khảo sát rất không đồng ý rằng tuyên
truyền trên truyền thông xã hội thường đánh lừa người tiêu dùng (3,33%).
Câu 16: Mạng xã hội có giúp bạn tìm thấy đồ cần mua dễ dàng không?

Đánh giá Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Rất không đồng ý 8 0,053 5,3

Không đồng ý 2 0,013 1,3

Bình thường 26 0,173 17,3

Đồng ý 92 0,614 61,4

Rất đồng ý 22 0,147 14,7

Tổng 150 1 100


Bảng 16: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về việc tìm
thấy đồ cần mua dễ dàng qua mạng xã hội
Nhận xét: Qua số liệu thống kê đánh giá của các sinh viên thuộc các Trường Đại học khác
nhau, đa số sinh viên khảo sát “đồng ý” về việc mạng xã hội giúp họ tìm thấy sản phẩm dễ
dàng hơn (chiếm 61,4%), một số khác thì thấy “bình thường” với quan điểm trên (chiếm
32
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
17,3%). Ngoài ra một số người khác đánh giá “rất đồng ý” (chiếm 14,7%) và “rất không đồng
ý” (chiếm 5,3%) và số ít cảm thấy “không đồng ý” (chiếm 1,3%). Nhìn chung, đa phần sinh
viên đều đồng ý với việc mạng xã hội đã giúp họ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm.
Đây thực sự là con số khả quan cho việc tiếp tục duy trì và phát triển nền tảng này trong tương
lai.

1,3%
5,3%
14,7%

17,3%

61,4%

Hình rất không đồng ý không đồng ý bình thường đồng ý rất đồng ý 16:
Biểu đồ tròn thể hiện sự đánh giá của sinh viên về việc mạng xã hội giúp ta tìm thấy sản
phẩm dễ dàng hơn
Câu 17: Bạn đánh giá rủi ro khi mua hàng trên mạng xã hội ở mức mấy điểm trên thang
điểm từ 1 đến 10?

Thang điểm Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)

1-2 4 0.027 2.7


3-4 28 0.186 18.6
5-6 57 0.38 38
7-8 54 0.36 36
9-10 7 0.047 4.7
Tổng 150 1 100
Bảng 17: Bảng tần số thể hiện thang điểm rủi ro khi mua hàng qua mạng xã hội của sinh
viên tham gia khảo sát

33
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
60

50

40
Tần số (người)

30

20

10

0
1-2 3-4 5-6 7-8 9-10

Thang điểm

Biểu đồ 17: Biểu đồ đánh giá thang điểm rủi ro khi mua hàng qua mạng xã hội của tham
gia khảo sát
Nhận xét: Nhìn chung hầu hết sinh viên cho rằng mức độ rủi ro khi mua hàng qua mạng xã hội
ở thang điểm từ 5-6 (với 38%) và 7-8 (với 36%). Ở thang điểm từ 3-4 chiếm tỉ lệ 18.6%. Số ít
đánh giá rủi ro mua hàng qua mạng xã hội cao với thang điểm 9-10 và rất ít rủi ro với thang
điểm 1-2 chiếm số ít (với tỉ lệ lần lượt là 4.7% và 2.7%). Qua kết quả khảo sát của 150 sinh
viên thuộc các trường Đại học khác nhau ở thành phố Hồ Chí Minh, có 118 sinh vên đánh giá
thang điểm từ 5 trở lên (chiếm hơn 78% tổng số sinh viên tham gia khảo sát), qua tỉ lệ này nhắn
nhở người tiêu dùng nên tham khảo, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua sản phẩm qua mạng xã
hội.
Câu 18: Mạng xã hội có làm bạn chi tiêu nhiều hơn với việc mua sắm không?

Đánh giá Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Có 112 0,747 74,7
Không 38 0,253 25,3

Tổng 150 1 100


Bảng 18: Bảng tần số thể hiện sự đồng ý của sinh viên tham gia khảo sát về việc đồng ý
với việc mạng xã hội khiến họ chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm

34
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

Hình 18: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đồng ý của sinh viên tham gia khảo sát về việc mạng xã hội
khiến họ chi tiêu nhiều hơn.
Nhận xét: Trong tổng số 150 sinh viên tham gia khảo sát, có 112 sinh viên đồng ý với việc
mạng xã hội đã khiến họ chi tiêu nhiều hơn (chiếm 74,7%) và 38 sinh viên không đồng ý với ý
kiến này (chiếm 25,3%). Qua số liệu trên, có thể thấy được truyền thông Marketing đã đem lại
nhiều ảnh hưởng tới tâm lý và quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Đây là số liệu khả
quan cho hiệu quả của việc quảng cáo và bán hàng qua các kênh mạng xã hội, cụ thể như
Facebook, TikTok, Instagram….
Câu 19: Mức độ hài lòng về dịch vụ, sản phẩm trên mạng xã hội:

Đánh giá Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Rất không hài lòng 2 0,013 1,3
Không hài lòng 1 0,007 0,7
Bình thường 64 0,427 42,7
Hài lòng 72 0,480 48,0
Rất hài lòng 11 0,073 7,3
Tổng 150 1 100
Bảng 19.1: Bảng tần số về sự đánh giá của sinh viên tham gia khảo sát về giá cả sản phẩm
Nhận xét: Theo dữ liệu, có 72 sinh viên tham gia khảo sát hài lòng về giá cả sản phẩm (chiếm
48%), 64 sinh viên cảm thấy “bình thường” về giá (chiếm 42,7%), 11 sinh viên rất hài lòng
(chiếm 7,3%). Trong đó số ít cảm thấy “rất không hài lòng” và “không hài lòng” chiếm tỉ lệ lần
lượt là 1,3% và 0,7%. Nhìn chung giá cả của các sản phẩm trên mạng xã hội khá hợp lí với nhu
cầu của sinh viên tiêu dùng.

Đánh giá Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm
35
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
(%)
Rất không hài lòng 2 0,013 1,3

Không hài lòng 8 0,054 5,4

Bình thường 93 0,620 62,0

Hài lòng 42 0,280 28,0

Rất hài lòng 5 0,033 3,3

Tổng 150 1 100

Bảng 19.2: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên tham gia khảo sát về chất
lượng sản phẩm
Nhận xét: Trong 150 sinh viên tham gia khảo sát, có 93 sinh viên cảm thấy “bình thường” về
chất lượng sản phẩm (chiếm 62%), 42 sinh viên cảm thấy “hài lòng” (chiếm 28%) và 5 sinh
viên cảm thấy “rất hài lòng” (chiếm 3,3%). Tuy nhiên, vẫn có 8 sinh viên cảm thấy “không hài
lòng” và 2 sinh viên cảm thấy “rất không hài lòng” về chất lượng sản phẩm (lần lượt chiếm
5,4% và 1,3%). Có thể thấy chất lượng sản phẩm trên mạng xã hội tương đối tốt và ổn định đối
với hầu hết sinh viên tiêu dùng.

Đánh giá Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Rất không hài lòng 6 0,040 4,0
Không hài lòng 9 0,060 6,0
Bình thường 90 0,600 60,0
Hài lòng 40 0,267 26,7
Rất hài lòng 5 0,033 3,3
Tổng 150 1 100
Bảng 19.3: Bảng tần số thể hiện sự đánh giá về dịch vụ tư vấn khách hang của sinh viên
tham gia khảo sát
Nhận xét: Qua dữ liệu trên, có 90 sinh viên cảm thấy “bình thường” với dịch vụ tư vấn khách
hàng (chiếm 60%), 40 sinh viên cảm thấy “hài lòng” (chiếm 26,7%) và 9 sinh viên đánh giá
“không hài lòng” (chiếm 6%). Đánh giá “rất không hài lòng” và “rất hài lòng” chiếm tỉ lệ lần
lượt là 4% và 3,3%. Nhìn chung, dịch vụ tư vấn khách hàng vẫn đang hoạt động hiểu quả và
cần cải thiện hơn trong thời gian tới.

Đánh giá Tần số (sinh viên) Tần suất Tần suất phần trăm (%)
Rất không hài lòng 3 0,02 2

36
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Không hài lòng 10 0,067 6,7
Bình thường 86 0,573 57,3
Hài lòng 45 0,3 30
Rất hài lòng 6 0,04 4
Tổng 150 1 100
Bảng 19.4: Bảng tần số thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên tham gia khảo sát về thời
gian vận chuyển
Nhận xét: Nhìn chung, có hơn 90% đánh giá của sinh viên khảo sát có thái độ khách quan về
mức độ hài lòng về thời gian vận chuyển. Trong đó có 57,3% số đánh giá cảm thấy “bình
thường”, 30% cảm thấy “hài lòng” và 4% cảm thấy “rất hài lòng” về thời gian vận chuyển. Chỉ
có 2% số khảo sát cảm thấy “rất không hài lòng” và 6,7% cảm thấy “không hài lòng” về vấn đề
này. Có thể nói, thời gian vận chuyển tương đối ngắn và ổn định.

Thời gian vận 3 10 86 45 6


chuyển

Dịch vụ tư vấn 6 9 90 40 5

Chất lượng 2 8 93 42 5

Giá cả 21 64 72 11

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Rất không hài lòng không hài lòng bình thường hài lòng rất hài lòng

Hình 19: Biểu đồ thể hiện thái độ của sinh viên tham gia khảo sát về các dịch vụ, sản
phẩm trên mạng xã hội
Câu 20: Trong tương lai, bạn có tiếp tục dùng mạng xã hội để mua sắm không?

Lựa chọn Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)
Có 147 98%
Không 3 2%
Tổng 150 100%

37
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Bảng 20: Bảng tần số thể hiện lựa chọn dùng mạng xã hội của sinh viên tham gia khảo sát
trong tương lai
Có Không

2%

98%

Hình 20: Biểu đồ thể hiện lựa chọn dùng mạng xã hội của sinh viên tham gia khảo sát
trong tương lai
Nhận xét: Hầu hết sinh viên cho rằng họ sẽ tiếp tục dùng mạng xã hội để mua sắm trong tương
lai, chiếm 98%. Bên cạnh đó, số ít sinh viên (2%) quyết định rằng họ sẽ không tiếp tục dùng
mạng xã hội để mua sắm nữa. Điều này cho thấy được lợi ích của việc mua sắm qua mạng xã
hội đem lại, vậy nên đa số sinh viên vẫn tiếp tục sử dụng hình thức mua sắm này.
Câu 21: Bạn có sẵn lòng giới thiệu việc mua sắm thông qua truyền thông xã hội đến mọi
người không?
Lựa chọn Tần số (sinh viên) Tần suất phần trăm (%)
Có 129 86
Không 21 14
Tổng 150 100
Bảng 21: Bảng tần số thể hiện sự sẵn lòng giới thiệu việc mua sắm qua truyền thông xã
hội đến mọi người của sinh viên tham gia khảo sát

38
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Có Không

4%

96%

Hình 21: Biểu đồ thể hiện sự sẵn lòng giới thiệu việc mua sắm qua truyền thông xã hội
đến mọi người của sinh viên tham gia khảo sát
Nhận xét: Phần lớn sinh viên sẵn lòng giới thiệu với mọi người về việc mua sắm thông qua
mạng xã hội, chiếm 85,5% tương đương 129/150 sinh viên lựa chọn. Ngoài ra, một bộ phận
sinh viên không sẵn lòng giới thiệu với mọi người việc mua sắm trên mạng xã hội, chiếm
14,5%, tương đương 21/150 sinh viên. Điều này cho thấy có thể họ đã không có trải nghiệm tốt
với hình thức mua sắm này.
PHẦN E: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
phù hợp, xử lý số liệu bằng phương tiện thống kê để phân tích sự ảnh hưởng của truyền thông
xã hội đến quyết định mua sắm của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi
đưa ra những kết luận như sau:
Mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến và ngày càng phát triển trên thế giới cũng như tại Việt
Nam. Do quá trình mua sắm được thực hiện thông qua mạng Internet nên mua sắm trực tuyến
có rất nhiều ưu điểm so với mua sắm truyền thống.
Đối với doanh nghiệp, bán hàng qua mạng được coi là một kênh phân phối hiệu quả. Đối với
người tiêu dùng, mua sắm trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích như: giao dịch nhanh chóng, tiết
kiệm thời gian, dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, giá cả ưu đãi hấp dẫn, …
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, việc mua sắm trực tuyến cũng đem lại những rủi ro nhất
định như: mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, đăc biệt là trong thời đại mà những chiêu
trò lừa đảo mua bán trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến.
Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức
khi mua sắm trực tuyến:

39
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
 Tạo môi trường truyền thông xã hội tích cực: Xây dựng một nền tảng truyền thông xã hội
có mục tiêu, hướng tới việc chia sẻ thông tin hữu ích, kiến thức và kỹ năng thay vì chỉ tập
trung vào quảng cáo và mua sắm.
 Chọn các trang web bán hàng uy tín và đáng tin cậy, ngăn chặn các trang web giả mạo:
Nên chọn các trang web bán hàng có uy tín và đánh giá tích cực từ khách hàng. Tránh
các trang web không rõ nguồn gốc hoặc không có địa chỉ cụ thể bằng cách triển khai bộ
lọc quảng cáo không mong muốn thông qua cơ chế bảo mật tường lửa.
 Tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi mua: Đọc kỹ thông tin sản phẩm trên trang web, xem
các đánh giá từ khách hàng khác và kiểm tra các thông tin liên qua đến sản phẩm trên
các trang web khác để đảm bảo chính xác.
 Sử dụng các hình thức thanh toán an toàn: Sử dụng các hình thức thanh toán an toàn như
thanh toán khi nhận hàng (COD), ví điện tử (Momo, Zalopay, …), chuyển khoản ngân
hàng, … để đảm bảo thông tin thanh toán được bảo mật.
 Bảo vệ quyền riêng tư trên mạng xã hội: Thực hiện chính sách bảo mật chặt chẽ để đảm
bảo thông tin cá nhân không bị lộ ra ngoài và chỉ được sử dụng với mục đích cung cấp
trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho người dùng.
 Khuyến mãi đặc biệt cho người dùng mạng xã hội: Các nhãn hàng có thể tăng cường ưu
đãi và giảm giá cho người dùng đã đăng ký theo dõi trang của họ trên mạng xã hội. Điều
này khuyến khích sự tương tác và trung thành từ phía khách hàng, đồng thời tạo động
lực cho họ tiếp tục sử dụng nền tảng mua sắm trực tuyến.
 Xây dựng nhận thức của khách hàng về độ tin cậy của sản phẩm: Tạo ra chiến dịch
quảng cáo và chia sẻ thông tin một cách minh bạch và chân thực về sản phẩm. Việc chia
sẻ kinh nghiệm sử dụng, đánh giá từ người dùng thực tế sẽ giúp tạo dựng niềm tin vững
chắc từ phía khách hàng.
Tổng hợp những giải pháp này sẽ tạo ra một môi trường truyền thông xã hội tích cực, giúp sinh
viên đưa ra quyết định mua sắm có ý thức hơn và phát triển một cộng đồng sinh viên thông
minh về tiêu dùng.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo dự án này, bên cạnh sự nỗ lực hết mình của các thành viên trong quá
trình thực hiện dự án, nhóm chúng tôi vô cùng trân trọng và biết ơn sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến của thầy cô và bạn bè. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
 Cô Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Giảng viên hướng dẫn môn Thống kê ứng dụng trong
Kinh tế và Kinh doanh đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra nhiều
lời gợi ý để định hướng, giúp cho dự án của nhóm hoàn thiện hơn.
 Cảm ơn các anh/chị, các bạn sinh viên từ các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã dành thời gian tham gia thực hiện khảo sát để nhóm có nguồn dữ liệu đa dạng
cho bài nghiên cứu.
Qua bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm
quý giá trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài. Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn đến cô và
các bạn.

40
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Hạnh Vũ (2023). Gần 2/3 dân số Việt Nam mua hàng online, bình quân mỗi người chi
trên 6 triệu đồng. Báo Dân trí. Truy cập vào 01/12/2023, từ https://dantri.com.vn/kinh-
doanh/gan-23-dan-so-viet-nam-mua-hang-online-binh-quan-moi-nguoi-chi-tren-6-trieu-
dong-20230707171002354.htm?
fbclid=IwAR3WocvM7poggFUVQGGwLm_ID6oNxHiP0KYQmL7RAEt9sHc7m8WT
kio2p9c
 Xu hướng phát triển Internet Việt Nam 2023. VNETWORK. Truy cập vào 01/12/2023,
từ https://www.vnetwork.vn/news/internet-viet-nam-2023-so-lieu-moi-nhat-va-xu-
huong-phat-trien/?fbclid=IwAR3zuFth0SxFS6jsx7JReUwre3az8jCzSurZvIaOp9vW-
e5FLFdb-yEFWuU
 Nhĩ Anh (2023). Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 dự kiến đạt hơn 20 tỷ USD.
VnEconomy. Truy cập vào 01/12/2023, từ https://vneconomy.vn/thuong-mai-dien-tu-
viet-nam-nam-2023-du-kien-dat-hon-20-ty-usd.htm?
fbclid=IwAR3NB24JXiKrBUwiOcwxhF2WXjCpuhhI7jD3o72WMFKG8wjXrzgljYsA
Kv8
 Thu Hà (2023). Vì sao người Việt thích mua hàng trên TikTok? Kỷ Nguyên Số (Chuyên
mục công nghệ báo Pháp luật TP.HCM. Truy cập vào 14/12/2023, từ
https://kynguyenso.plo.vn/vi-sao-nguoi-viet-thich-mua-hang-tren-tiktok-
post753525.html?fbclid=IwAR0yM2oxrOKGmddHY-
duK6AktnMT4d4ofqc1eCn0o_zdsiYxa9Xn9NTW9uw
PHỤ LỤC
1. PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Câu 1: Bạn là sinh viên thuộc khối ngành nào?
〇 Kinh tế
〇 An ninh – quốc phòng
〇 Kĩ thuật, công nghệ
〇 Luật
〇 Y dược
〇 Nhân văn
〇 Sư phạm
〇 Mỹ thuật, kiến trúc
Câu 2: Bạn bao nhiêu tuổi? … (nhập dữ liệu)
Câu 3: Giới tính của bạn là gì?
〇 Nam

41
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
〇 Nữ
II. SOCIAL MEDIA
Câu 4: Mạng xã hội bạn thường dùng? (Chọn 3 ý)
〇 Facebook
〇 Instagram
〇 Zalo
〇 Tiktok
〇 Telegram
〇X
〇 Youtube
〇 Khác
Câu 5: Bạn có thường dùng mạng xã hội trên cho việc mua sắm?
〇 Không thường xuyên
〇 Thường xuyên
〇 Rất thường xuyên
Câu 6: Bạn dùng mạng xã hội bao nhiêu tiếng trong 1 ngày? … tiếng (nhập dữ liệu)
III. TÌM KIẾM THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM
Câu 7: Bạn mua sắm trên truyền thông xã hội thông qua những nền tảng mạng xã hội
nào? (Chọn 3 ý)
〇 Facebook
〇 Instagram
〇 Zalo
〇 Tiktok
〇 Youtube
〇 Khác
Câu 8: Mặt hàng mà bạn mua sắm thường xuyên trên truyền thông xã hội.
Mặt hàng 1. Rất không 2. Không 3. Bình 4. Thường 5. Rât thường
thường xuyên thường xuyên thường xuyên xuyên
Thời trang

42
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
Mỹ phẩm

Đồ gia dụng

Đồ điện tử,
công nghệ

Câu 9: Tại sao bạn muốn mua hàng trên truyền thông xã hội? (Chọn 3 ý)
〇 Gía rẻ, mẫu mã đẹp
〇 KOL/KOC
〇 Feedback của người mua khác
〇 Mặt hàng phong phú
〇 Hậu đãi
〇 Voucher
〇 Livestream bán hàng
〇 Khác
Câu 10: Trong tháng vừa rồi bạn mua khoảng bao nhiêu đơn hàng?... đơn (nhập dữ liệu)
Câu 11: Đơn hàng gần đây nhất bạn mua bao nhiêu tiền?... nghìn đồng (nhập dữ liệu)
Câu 12: Mức sẵn lòng chi tiêu cho mỗi đơn hàng trên truyền thông xã hội của bạn là bao
nhiêu?...... nghìn đồng (nhập dữ liệu)

Câu 13: Bạn có theo dõi các tài khoản truyền thông xã hội của các nhãn hàng, cửa hàng
hoặc những người có liên quan đến việc mua sắm không?

〇 Có
〇 Không
Câu 14: Bạn có thường xuyên tham gia vào các cuộc thăm dò ý kiến hoặc khảo sát trên
truyền thông xã hội không?
〇 Không thường xuyên
〇 Thường xuyên
〇 Rất thường xuyên
Câu 15: Tuyên truyền trên truyền thông xã hội thường đánh lừa người dùng.
43
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
〇 Rất không đồng ý
〇 Không đồng ý
〇 Bình thường
〇 Đồng ý
〇 Rất đồng ý
IV. ĐÁNH GIÁ
Câu 16: Mạng xã hội có giúp bạn tìm thấy đồ cần mua dễ dàng không?
〇 Rất không đồng ý
〇 Không đồng ý
〇 Bình thường
〇 Đồng ý
〇 Rất đồng ý
Câu 17: Bạn đánh giá rủi ro khi mua hàng trên mạng xã hội ở mức mấy điểm trên thang
điểm từ 1 đến 10?...
Câu 18: Mạng xã hội có làm bạn chi tiêu nhiều hơn với việc mua sắm không?
〇 Có
〇 Không
Câu 19: Mức độ hài lòng về dịch vụ, sản phẩm trên MXH.

Tiêu chí 1. Cực kì 2. Không 3. Bình 4. Hài 5. Cực kì hài


không hài lòng hài lòng thường lòng lòng

Giá cả

Chất lượng sản phẩm

Dịch vụ tư vấn khách


hàng
Thời gian vận
chuyển
V. DỰ ĐỊNH
Câu 20: Trong tương lai, bạn có tiếp tục dùng mạng xã hội để mua sắm không?

44
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh
〇 Có
〇 Không
Câu 21: Bạn có sẵn lòng giới thiệu việc mua sắm thông qua truyền thông xã hội đến mọi
người không?
〇 Có
〇 Không

2. THÔNG TIN NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT

STT Dấu thời gian Địa chỉ Email


1 11/4/2023 9:42:27 lbtram.d2023@medvnu.edu.vn
2 11/4/2023 9:43:39 bichanh2402@gmail.com
3 11/4/2023 9:47:31 nhatanh.tn98@gmail.com
4 11/4/2023 9:49:42 lionabbey26052005@gmail.com
5 11/4/2023 10:11:06 lacthu23@gmail.com
6 11/4/2023 10:25:59 huyendang.31231027258@st.ueh.edu.vn
7 11/4/2023 10:48:27 dao.tiendat.1125@gmail.com
8 11/4/2023 10:50:36 phatdoan.31231021527@st.ueh.edu.vn
9 11/4/2023 10:52:03 thuongquanguyennhi16@gmail.com
10 11/4/2023 10:56:04 hangnguyen.31231022003@st.ueh.edu.vn
11 11/4/2023 11:01:52 khanguyen0801@gmail.com
12 11/4/2023 11:02:30 phamtuan10032005@gmail.com
13 11/4/2023 11:03:14 anhhphuongg2508@gmail.com
14 11/4/2023 11:14:16 thanhthanh29035002q@gmail.com
15 11/4/2023 11:26:57 fouckgrape2508@gmail.com
16 11/4/2023 11:28:19 huyened61@gmail.com
17 11/4/2023 11:30:09 hungnguyen.31231021302@st.ueh.edu.vn
18 11/4/2023 11:30:49 pminhanh199@gmail.com
19 11/4/2023 11:31:49 tripham.31231022455@st.ueh.edu.vn

45
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

20 11/4/2023 11:33:18 ph.uynnee@gmail.com


21 11/4/2023 11:35:41 phamvothaophuong79@gmail.com
22 11/4/2023 11:38:51 duongnguyen.31231027244@st.ueh.edu.vn
23 11/4/2023 11:43:33 nghiathuong.31231022629@st.ueh.edu.vn
24 11/4/2023 11:45:46 chauthong.31231024075@st.ueh.edu.vn
25 11/4/2023 11:46:23 phyn.iu.hni007@gmail.com
26 11/4/2023 11:47:33 ngocpmb23409a@st.uel.edu.vn
27 11/4/2023 12:30:34 phuongnam010105a@gmail.com
28 11/4/2023 13:57:59 nhungocmatan@gmail.com
29 11/4/2023 14:02:11 ngocphan.31231022349@st.ueh.edu.vn
30 11/4/2023 14:29:09 longlk540@gmail.com
31 11/4/2023 15:44:23 anhdao.31231024247@st.ueh.edu.vn
32 11/4/2023 16:07:00 phuongnguyen.31231024045@st.ueh.edu.vn
33 11/4/2023 19:21:20 tanguyennamanh@gmail.com
34 11/4/2023 19:43:00 hienthuyvo73@gmail.com
35 11/4/2023 19:59:13 nguyentranthaonhi2016@gmail.com
36 11/4/2023 19:59:18 dongoctuong17@gmail.com
37 11/4/2023 20:01:37 knhu1102@gmail.com
38 11/4/2023 20:10:36 anhnguyen275205@gmail.com
39 11/4/2023 20:21:07 23521429@gm.uit.edu.vn
40 11/4/2023 21:35:18 phonghonam10@gmail.com
41 11/5/2023 9:02:43 nguyenmyhongphuc05@gmail.com
42 11/5/2023 11:01:24 dotrinhan2004@gmail.com
43 11/5/2023 11:14:37 vongmykim0607@gmail.com
44 11/5/2023 11:19:41 nthhoang12321@gmail.com
45 11/5/2023 12:23:48 minhhh1010@gmail.com
46 11/5/2023 12:37:10 giahan7447@gmail.com

46
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

47 11/5/2023 12:53:32 woawoane@gmail.com


48 11/5/2023 14:19:59 truongnalk1508@gmail.com
49 11/5/2023 14:44:00 huanhoang1992005@gmail.com
50 11/5/2023 18:29:40 hathuhien1155@gmail.com
51 11/5/2023 19:51:19 anhminsen111@gmail.com
52 11/5/2023 20:49:27 ntynhi301005@gmail.com
53 11/5/2023 22:36:36 dangthanhhuyen1310@gmail.com
54 11/6/2023 9:10:02 thuthaopy2410@gmail.com
55 11/6/2023 16:53:00 minhpham.31231024956@st.ueh.edu.vn
56 11/6/2023 17:16:47 hoangnguyen012567@gmail.com
57 11/6/2023 17:25:45 ducnghia180304@gmail.com
58 11/6/2023 17:27:44 linhhoang5and5@gmail.com
59 11/6/2023 17:44:24 thaiquang0917@gmail.com
60 11/6/2023 18:01:13 lanm9820@gmail.com
61 11/6/2023 18:17:51 nguyenthuybonnie@gmail.com
62 11/6/2023 18:57:56 quynhtr0911@gmail.com
63 11/7/2023 20:48:44 danghuongquynh29@gmail.com
64 11/7/2023 22:12:12 nguyentuongvi1801@gmail.com
65 11/7/2023 22:12:46 trandinhminhquang0706@gmail.com
66 11/7/2023 22:20:49 giasang306@gmail.com
67 11/7/2023 22:30:26 dtpthanh9999@gmail.com
68 11/8/2023 19:40:55 trannguyenkhang068@gmail.com
69 11/8/2023 19:43:43 khanhdoankhanhdoan0102@gmail.com
70 11/8/2023 19:44:33 havy05082000@gmail.com
71 11/8/2023 19:46:36 tramhoang030505@gmail.com
72 11/8/2023 19:48:27 dat.23y0049@huemed-univ.edu.vn
73 11/8/2023 19:51:14 trannguyenngocan1028@gmail.com

47
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

74 11/8/2023 19:54:30 vivipro66@gmail.com


75 11/8/2023 19:56:49 tueminh21072005@gmail.com
76 11/8/2023 19:58:12 quynhhuong02032504@gmail.com
77 11/8/2023 19:59:21 maiquynh02305@gmail.com
78 11/8/2023 20:01:18 khuongninh2005@gmail.com
79 11/8/2023 20:01:36 uyenphuongtran543@gmail.com
80 11/8/2023 20:02:32 myungyoung1118@gmail.com
81 11/8/2023 20:15:27 ntpt08.08.05@gmail.com
82 11/8/2023 20:17:05 khanhhoang.31231027442@st.ueh.edu.vn
83 11/8/2023 20:17:34 ngcongtuan120308@gmail.com
84 11/8/2023 20:17:51 nguyenlebaoquan1404@gmail.com
85 11/8/2023 20:20:22 doantranminhuyensvt@gmail.com
86 11/8/2023 20:21:42 ngcongtuan120308@gmail.com
87 11/8/2023 20:34:47 minna1257@gmail.com
88 11/8/2023 20:37:42 phuongquynhkhieu@gmail.com
89 11/8/2023 20:46:32 vyninh6827@gmail.com
90 11/8/2023 21:13:13 tranthanhquynhthi1301@gmail.com
91 11/8/2023 21:52:20 trancaamr1901@gmail.com
92 11/8/2023 21:57:16 nguyengiathinh3087@gmail.com
93 11/8/2023 22:02:28 huynhngoctram1705@gmail.com
94 11/8/2023 22:21:38 trinhanh0106@gmail.com
95 11/8/2023 22:23:24 trale5919@gmail.com
96 11/8/2023 22:25:27 eviekhoale05@gmail.com
97 11/8/2023 22:28:22 dtqtran1807@gmail.com
98 11/8/2023 22:40:50 monghoai0803@gmail.com
99 11/8/2023 22:41:31 lehoangthaonguyen18072005@gmail.com
100 11/8/2023 22:42:29 anhduc310706@gmail.com

48
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

101 11/8/2023 22:42:33 phuba.31231026437@st.ueh.edu.vn


102 11/8/2023 22:43:16 hanhatminh12a13@gmail.com
103 11/8/2023 22:57:00 leminhien2005@gmail.com
104 11/9/2023 0:45:05 phamcongdanhpcd1230@gmail.com
105 11/9/2023 4:57:36 thuyvan000222@gmail.com
106 11/9/2023 22:45:56 tranthaoanh1011@gmail.com
107 11/12/2023 18:08:47 quocthanh122005@gmail.com
108 11/29/2023 16:39:18 nhannguyen.31221025179@st.ueh.edu.vn
109 11/29/2023 16:40:02 marzooriana2005@gmail.com
110 11/29/2023 16:41:34 hoangnguyen012567@gmail.com
111 11/29/2023 16:41:46 mynguyen.31231027835@st.ueh.edu.vn
112 11/29/2023 16:41:59 hanhnhitn1985@gmail.com
113 11/29/2023 16:41:59 myquynh12345tqt@gmail.com
114 11/29/2023 16:42:19 yentam@gmail.com
115 11/29/2023 16:42:49 nhunguyen.31231022715@st.ueh.edu.vn
116 11/29/2023 16:43:25 uyenluong.31231025244@st.ueh.edu.vn
117 11/29/2023 16:43:26 ngochaiyenhoang@gmail.com
118 11/29/2023 16:45:56 65voduyninh@gmail.com
119 11/29/2023 16:49:22 trangnguyen.31231021859@st.ueh.edu.vn
120 11/29/2023 17:06:21 theminhunieh@gmail.com
121 11/29/2023 17:07:10 phucthinh14124869@gmail.com
122 11/29/2023 17:16:32 hoangquanworkingconnection27@gmail.com
123 11/29/2023 17:35:26 thunguyen.31231025765@st.ueh.edu.vn
124 11/29/2023 17:39:39 lamnguyen.31231026752@st.ueh.edu.vn
125 11/29/2023 17:44:47 kimngocph12@gmail.com
126 11/29/2023 18:09:14 bechang0906@gmail.com
127 11/29/2023 18:09:19 hobatrieutuong@gmail.com

49
Thống kê trong Kinh tế và Kinh doanh

128 11/29/2023 18:11:54 dangluu060405@gmail.com


129 11/29/2023 18:19:28 loclklen@gmail.com
130 11/29/2023 18:19:38 ducnghia9215@gmail.com
131 11/29/2023 18:27:25 thuybui.31231025354@st.ueh.edu.vn
132 11/29/2023 18:27:36 notionfree7@gmail.com
133 11/29/2023 18:31:37 happynamnew@gmail.com
134 11/29/2023 18:34:53 namkhanhphan05@gmail.com
135 11/29/2023 18:52:47 vinhhung360@gmail.com
136 11/29/2023 19:21:23 myungyoung1118@gmail.com
137 11/29/2023 19:25:16 hsss2018bau@gmail.com
138 11/29/2023 19:44:14 tranhoangthaonguyen2004@gmail.com
139 11/29/2023 20:26:02 kenn0679@gmail.com
140 11/29/2023 20:27:53 phungtrieu0503@gmail.com
141 11/29/2023 20:40:39 nguyentrancongminhbusiness@gmail.com
142 11/29/2023 20:50:19 thanhdark1121@gmail.com
143 11/29/2023 20:56:17 quachthianhthu332004@gmail.com
144 11/29/2023 21:19:24 ancao.31221024521@st.ueh.edu.vn
145 11/29/2023 21:42:25 anphan7749@gmail.com
146 11/29/2023 21:46:42 huyenphan10122@gmail.com
147 11/29/2023 23:31:18 vydo.31231024039@st.ueh.edu.vn
148 11/29/2023 23:34:57 ducanhkd2021@gmail.com
149 11/29/2023 23:37:02 linhdac.31231022786@st.ueh.edu.vn
150 11/29/2023 23:59:01 khakieu.31221025412@st.ueh.edu.vn

50

You might also like