You are on page 1of 21

UỶ BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN

MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA


NGƯỜI DÂN TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Thầy LÊ ĐÌNH NGHI

NHÓM : 7

TP. Hồ Chí Minh, 4/2022

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài..................................................................3

1.1 Lý do chọn đề tài.....................................................................................................3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5

1.4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................5

1.5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5

Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý luận ......................................................................6

2.1. Ví điện tử.............................................................................................................. 6

2.2. Hành vi sử dụng ví điện tử...................................................................................7

2.3.Các mô hình lý thuyết liên quan............................................................................8

Chương 3: Mô hình nghiên cứu................................................................................11

3.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................................12

3.2. Nỗ lực kỳ vọng......................................................................................................12

3.3. Hiệu quả kỳ vọng...................................................................................................13

3.4. Điều kiện thuận lợi.................................................................................................13

3.5. Thói quen............................................................................................................... 14

3.6. Ảnh hưởng xã hội..................................................................................................14

3.7. Thái độ ..................................................................................................................15

3.8. Nhận thức uy tín....................................................................................................15

3.9. Mô hình đề xuất và bảng thang đo.........................................................................16

Tài liệu tham khảo……………………………………………………...……………19


Lời cảm ơn

Đầu tiên , nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Sài Gòn đã đưa bộ
môn :” Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh “vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt
nhóm em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn- Thầy LÊ ĐÌNH
NGHI đã hướng dẫn chúng em trong học kỳ này và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
nhóm nghiên cứu có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này .Thầy là người đã tận tình
dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em suốt học kỳ này. Bộ môn
Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy
nhiên do kiến thức và năng lực còn hạn chế do đó trong quá trình nghiên cứu đề tài còn
nhiều thiếu sót. Nhóm nghiên cứu mong thầy đóng góp ý kiến để nhóm có thể hoàn
thiện đề tài nghiên cứu hơn nữa.

Lời cuối cùng nhóm nghiên cứu chúng em xin chúc Thầy Nghi và gia đình lời chúc sức
khỏe ,hạnh phúc và thành công trong cuộc sống

Danh sách thành viên nhóm 7

1 Trần Gia Bảo 3121330052

2 Nguyễn Thị Thúy Ngân 3121330233

3 Bùi Thụy Hải Tường 3120330513

4 Trương Thị Mai Hân 3121550026

5 Phan Thị Uyển Vy 3121550096

6 Hồ Nữ Yến Vy 3121550094

2
MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1. Lí do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin (IT) và thiết bị
di động (Smartphone) thì người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội online hơn. Mặc dù
thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam chiếm phổ biến tuy nhiên thói quen này đang dần
thay đổi khi xuất hiện app Ví điện tử trong thời gian tới. Đặc biệt ví điện tử đang là lựa
chọn phương thức thanh toán hiện đại và nhiều tiện ích. Người tiêu dùng có thể thực
hiện thanh toán nhiều dịch vụ đa dạng khác nhau.

Theo nghiên cứu của Boston Consulting Group ( Tập đoàn tư vấn BCG) thì năm 2020
khoảng 49% người tiêu dùng thành thị tại khu vực Đông Nam Á đã sử dụng ví điện tử,
dự báo tỷ lệ này còn tăng đến 84% vào năm 2025. Trên thực tế, ứng dụng ví điện tử
đang tăng tốc nhanh chóng sau đại dịch Covid 19 đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của
các hình thức thanh toán kỹ thuật số và giao hàng tận nhà. Việt nam cũng ảnh hưởng
bởi dịch bệnh nên người dân đang có nhu cầu cao về việc mua bán hàng hóa online, bắt
kịp xu hướng đó các ví điện tử ở Việt nam đã kết hợp cùng nhiều cửa hàng, thương mại
điện tử, thanh toán online, ngân hàng để phục vụ tốt cho người tiêu dùng.

Để tìm hiểu tại sao ví điện tử lại trở nên phổ biến đặc biệt là người dân TP Hồ Chí
Minh. Nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân tại TP Hồ Chí Minh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm kiểm định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định và quyết định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng trong việc mua hàng trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là chứng minh sự phù hợp của
từng yếu tố trong thang đo được xây dựng là phù hợp và có ý nghĩa trong đánh giá chất
lượng dịch vụ ví điện tử

3
Xây dựng bộ thang đo về của ví điện tử dựa trên bộ thang đo 7 thành phần bao gồm:
Nỗ lực kỳ vọng (NLKV) , Hiệu quả kỳ vọng (HQKV) , Điều kiện thuận lợi
(ĐKTL) ,Thói quen (TQ) ,Ảnh hưởng xã hội (AHXH) ,Thái độ (TĐ) ,Nhận thức uy tín
(NTUT)

Kiểm định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong thang đo.

Phát hiện rủi ro, hạn chế của ví điện tử từ đó đề xuất giải pháp khắc phục

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của người dân
thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người
dân tại thành phố Hồ Chí Minh Kiểm định mức độ ảnh hưởng các quyết định sử dụng
dịch vụ ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh đề xuất những giải pháp
mang hàm ý về quản trị nhằm mục đích giúp các đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử tại
thành phố Hồ Chí Minh nhằm nắm bắt tốt hơn xu hướng cũng như nhu cầu thanh toán
của khách hàng thành phố Hồ Chí Minh
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu một yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ví
điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh Câu hỏi nghiên cứu hay có tồn tại sự
tác động của các quyết định sử dụng vụ ví điện tử của người dân tại thành phố Hồ Chí
Minh Câu hỏi nghiên cứu 3 các đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử tại thành phố Hồ
Chí Minh cần phải làm gì để nắm bắt tốt hơn xu hướng cũng như nhu cầu thanh toán
của khách hàng thành phố Hồ Chí Minh
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên hai phạm vi phạm vi không gian và phạm vi thời
gian

4
Phạm vi không gian nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát lấy ý kiến từ
người dân tại thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi thời gian tháng 2/2022 đến tháng
4/2022.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử của người
dân tại thành phố Hồ Chí Minh đối tượng khảo sát những người sinh sống làm việc
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sử dụng ví điện tử
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Sẽ thực hiện kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng :
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề
tài nghiên cứu .Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữ
liệu thứ cấp sẵn có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu sưu tầm thống kê thu thập
thông tin từ nguồn dữ liệu có sẵn ở các cơ quan từ tạp chí báo chí từ các kết quả nghiên
cứu khoa học từ việc tham khảo ý của các chuyên gia thảo luận nhóm

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi thông
qua internet cho đối tượng khảo sát .Sau đó thu thập xử lý và phân tích dữ liệu được
thực hiện qua phần mềm SPSS

Chương 2: Tổng quan cơ sở lý luận

2.1 Ví điện tử

Ví điện tử là một ví ảo lưu trữ thông tin thẻ thanh toán trên máy tính hoặc thiết bị di
động, để tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho mua hàng trực tuyến, mà cả thanh toán
tại các điểm bán lẻ (Tolety, 2018). Còn theo Pachpande và Kamble (2018), ví điện tử là
một loại thẻ hoạt động bằng điện tử và cũng được sử dụng cho các giao dịch được thực
hiện trực tuyến thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Về cơ sở pháp lý : dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản
điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán lập trên vật
mang tin (như chíp điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…), cho phép lưu trữ một

5
giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển
từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán
của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.

Theo Nghị định 101/2012, ví điện tử được coi là dịch vụ trung gian thanh toán, trong
đó người dùng ví được cấp một tài khoản kỹ thuật số liên kết với phương tiện điện tử
(ví dụ: điện thoại di động ,laptop, máy tính bảng..) và có chứa một giá trị tiền tệ. Giá trị
tiền tệ trong ví điện tử được bảo đảm bằng tiền được chuyển từ tài khoản ngân hàng
của người dùng sang tài khoản của nhà cung cấp dịch vụ ví. Người dùng chỉ có thể nạp
và rút tiền mặt từ ví điện tử thông qua tài khoản của người dùng. Các khoản tiền trong
tài khoản của nhà cung cấp dịch vụ ví chỉ có thể được sử dụng để thanh toán cho nhà
cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa, hoặc để hoàn trả lại cho người dùng ví.

2.2. Hành vi sử dụng ví điện tử

Hành vi sử dụng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng, nhận thức, hành
vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay được cuộc sống của họ
(Bennett, 1988, dẫn theo Trần Lê Trung Huy, 2011, 7).David (1989) cho rằng, con
người trong một tổ chức có thể bị ép buộc sử dụng công nghệ thông tin, bởi vì công
nghệ thông tin mang lại những lợi ích nhất định cho tổ chức mặc dù những người trong
tổ chức thích hoặc không thích sử dụng nó, khi đó yếu tố thái độ của người sử dụng
không còn phản ánh chính xác hành vi sử dụng nữa.Lin, Chan & Jin (2004) kết luận
rằng, thái độ người sử dụng trở thành một yếu tố quan trọng trong điều kiện giải trí.
Karahanna, Straub & Chervany (1999) chỉ ra rằng, qua thời gian thái độ người sử dụng
sẽ trở nên quan trọng trong việc xác định hành vi sử dụng công nghệ.

Các giao dịch mua bán trên ví điện tử với môi trường tiềm ẩn nhiều sự không chắc
chắn, vì người mua và người bán có rất ít thông tin về nhau. Do đó, để các giao dịch
này được thực hiện, thì niềm tin của các bên là một điều kiện cần, đặc biệt là niềm tin
của bên mua, đối tượng dễ bị tổn thương trong giao dịch. Khi người tiêu dùng có niềm
tin ban đầu về nhà cung cấp các dịch vụ điện tử, đồng thời tin rằng việc sử dụng chúng

6
sẽ có lợi cho công việc và cuộc sống, họ sẽ tin những dịch vụ trực tuyến là hữu ích
(Gefen và cộng sự, 2003)

Cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân (đánh giá ảnh hưởng) về việc thực

hiện hành vi mục tiêu (Fishbein và Ajzen 1975, tr. 216) Mức độ mà một người tin rằng
sử dụng hệ thống cụ thể sẽ nâng cao công việc của họ hiệu suất (Davis 1989, trang
320). Mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống cụ thể sẽ được miễn phí (Davis
1989, tr.320). Nhận thức rằng người dùng sẽ muốn thực hiện một hoạt động bởi vì nó
được coi là công cụ để đạt được các kết quả có giá trị khác biệt với bản thân hoạt động,
chẳng hạn như cải thiện hiệu suất công việc, trả lương hoặc thăng chức (Davis và cộng
sự, 1992, trang 1112).

2.3 Các mô hình lý thuyết liên quan

2.3.1. Hành vi dự định - Theory of Planned Behavior (TPB)

Thuyết hành vi dự định (TPB) được đề xuất bởi Ajzen vào năm 1989 như là một lý
thuyết mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được đề suất bởi Fishbein và
Ajzen (1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết TRA về việc cho
rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý chí. Cũng giống như lý thuyết
TRA thì theo lý thuyết TPB, hành vi thực hiện một hành động cụ thể của cá nhân xuất
phát trực tiếp bởi ý định hành vi của cá nhân đó. Ý định hành vi này chịu sự ảnh hưởng
của 3 yếu tố chính, đó là: thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.
So với TRA, thuyết hành vi dự định (TPB) đã bổ sung thêm 1 biến số độc lập mới, đó
là nhận thức kiểm soát hành vi - yếu tố này được định nghĩa là sự nhận thức của cá
nhân về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn và đây
cũng là một yếu tố quan trọng của lý thuyết hành vi dự định

7
2.3.2. Mô hình chấp nhận công nghệ - Technology Acceptance Model (TAM)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được giới thiệu bởi Davis (1989), dựa theo mô
hình TRA. TAM được sử dụng để giải thích và dự đoán về hành vi chấp nhận và sử
dụng công nghệ. TAM được thử nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi trong các
nghiên cứu. Nội dung chính của mô hình là miêu tả ảnh hưởng của các đặc điểm kỹ
thuật trong hệ thống đến hành vi chấp nhận và ý định sử dụng công nghệ của từng cá
nhân. Mục đích của TAM là cung cấp lời giải thích rõ ràng về các yếu tố quyết định
chấp nhận công nghệ nói chung, đồng thời lý giải hành vi của người dùng trên các ứng
dụng công nghệ và kỹ thuật máy tính một cách vừa thực tế, vừa theo lý thuyết. TAM
chỉ ra rằng, khi người dùng tương tác với công nghệ mới, các nhân tố chính có thể ảnh
hưởng đến quyết định của họ về việc sử dụng công nghệ đó bao gồm: cảm nhận sự hữu
ích và cảm nhận sự dễ sử dụng.

8
Trong đó, Nhận thức sự hữu ích (PU - Perceived Usefulness) là cấp độ mà cá nhân tin
rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ. Nhận thức
tính dễ sử dụng (PEU - Perceived Ease of Use) là cấp độ mà mọi người tin rằng sử
dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực.

2.3.3 Mô hình liên quan ở trong nước


Dựa trên nhiều nghiên cứu gần đây của các tác giả trong và ngoài nước: Giao et al
(2020), Hà Nam Khánh Giao (2020), Hà Nam Khánh Giao & Hoàng Trần Dung Hạnh
(2019), Hà Nam Khánh Giao & Lê Đăng Hoành (2019), Hà Nam Khánh Giao & Võ
Văn Linh (2015), Shanmugam và cộng sự (2014), Yoon & Occena (2014), Lê Phan Thị
Diệu Thảo & Nguyễn Minh Sáng (2012), Hà Nam Khánh Giao (2011), Hà Nam Khánh
Giao & Phạm Thị Ngọc Tú (2010), tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng
nên thang đo lường cho nghiên cứu này. Ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử thuộc vào
các biến nghiên cứu “Cảm nhận sự hữu ích”, “Cảm nhận dễ sử dụng”, “Cảm nhận sự
tin tưởng”, “Cảm nhận về chi phí” và “Cảm nhận về rủi ro”.

Cảm nhận hữu ích

Cảm nhận sự tin tưởng


Ý đinh sử
dụng ví điện tử
Cảm nhận dễ sử dụng

Cảm nhận về chi phí

Cảm nhận về rủi ro

9
2.3. Mô hình đề xuất

Nỗ lực kỳ vọng Hiệu quả kỳ vọng Điều kiện thuận lợi Thói quen
H!!H1H
2 4
5 7
1 3
8
6

Ý định sử dụng ví điện 11


Thái độ đối với việc sử
tử
dụng ví điện tử

12
13
9
10

Ảnh hưởng xã hội Nhận thức uy tín

10
Chương 3: Mô hình nghiên cứu

3.1. Quy trình nghiên cứu

Lựa chọn đề tài Mực tiêu nghiên


cứu Cơ sở lý thuyết
nghiên cứu

Thang đo nháp

Thang đo Nghiên cứu


Điều chỉnh
chính thức định tính

Nghiên cứu định


lượng

Kiểm định tương


Kết luận nghiên
quan và phân tích
cứu
hồi quy

Cronbach’s
Alpha trên SPSS

3.2 Nỗ lực kỳ vọng ( NLKV )


11
NLKV là mức độ dễ dàng khi sử dụng một hệ thống (Venkatesh et al., 2003). Khi một
người chưa sử dụng hệ thống và bắt đầu học cách sử dụng hệ thống thì NLKV là mức
độ mà họ có thể dễ dàng học cách sử dụng hệ thống này. Sau khi biết được cách sử
dụng, họ có thể dễ dàng ghi nhớ được cách để sử dụng hệ thống này và trở nên thành
thạo trong việc sử dụng hệ thống. Một khía cạnh khác, sự tương tác giữa người dùng và
hệ thống có thể được hiểu một cách dễ dàng. Nghiên cứu cho rằng khi người dùng có
thể dễ dàng sử dụng một hệ thống thì họ sẽ có TD tích cực đối với việc sử dụng hệ
thống đó và gia tăng YD sử dụng hệ thống. Giao et al. (2020) cho rằng NLKV có ảnh
hưởng tích cực đến cả TD sử dụng và YD sử dụng

Giả thuyết được đề xuất là:

H1: Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ đối với sử dụng ví điện tử của
khách hàng tại TP.HCM.

H2: Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng ví điện tử của khách
hàng tại TP.HCM.

3.3. Hiệu quả kỳ vọng ( HQKV )

Venkatesh et al. (2003) định nghĩa HQKV là “mức độ một cá nhân tin rằng sử dụng
hệ thống sẽ giúp anh ấy/cô ấy đạt được hiệu quả trong công việc”. Ví điện tử cung cấp
cho người dùng đa dạng các loại hình giao dịch giúp cho người dùng có được sự tiện
lợi nhiều hơn so với việc đi trực tiếp lại quầy và chờ đợi thanh toán. Ngoài ra, người
dùng còn được những lợi ích khác như chuyển tiền không mất phí, chiết khấu giá khi
nạp tiền/mua thẻ điện thoại, các thẻ giảm giá khi mua hàng của các thương hiệu khác
nhau giúp cho người dùng tiết kiệm được chi phí. Việc ứng dụng ưu điểm của ví điện
tử là nhanh chóng, tiện lợi đã giúp cho người dùng có khả năng hoàn thành công việc
của họ mà không phải sử dụng nhiều nỗ lực. Với khả năng lưu trữ các giao dịch, người
dùng có thể dễ dàng quản lý các giao dịch của họ và cân bằng chi tiêu. Nghiên cứu dự
đoán rằng nếu người dùng có thể nhận thấy những lợi ích mà ví điện tử đem lại, nó sẽ
giúp cho người dùng có TD tích cực đối với sử dụng ví điện tử. Nghiên cứu còn giả

12
định rằng khi ví điện tử gia tăng lợi ích mà người dùng nhận được khi sử dụng thì nó
làm cho người dùng có nhiều YD sử dụng ví điện tử hơn. Bên cạnh đó, một số nghiên
cứu trước (Giao et al., 2020; Widyanto et al., 2020) đã chứng minh rằng HQKV có ảnh
hưởng tích cực đến TD sử dụng và YD sử dụng

Giả thuyết đề xuất là:

H3: Hiệu quả kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến TD đối với sử dụng ví điện tử của
khách hàng tại TP.HCM.

H4: Hiệu quả kỳ vọng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của khách
hàng tại TP.HCM.

3.4. Điều kiện thuận lợi ( ĐKTL )

Điều kiện thuận lợi (FC) là mức độ cá nhân tin rằng tồn tại cơ sở hạ tầng kĩ thuật và
tổ chức để hỗ trợ cho việc sử dụng hệ thống (Vankatesh & cộng sự, 2003, 2012). Trong
nghiên cứu này, điều kiện thuận lợi bao gồm khả năng, kiến thức của người dùng và
các nguồn lực hỗ trợ sẵn có của công nghệ hoặc sự hỗ trợ kĩ thuật để người tiêu dùng
sử dụng ví điện tử.

Giả thuyết đề xuất là:

H5: Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến TD đối với sử dụng ví điện tử của
khách hàng tại TP.HCM.

H6: Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của khách
hàng tại TP.HCM

3.5. Thói quen ( TQ )

Thói quen đã được định nghĩa là mức độ mà mọi người có xu hướng thực hiện hành
vi một cách tự động. Trong việc hướng đến việc sử dụng công nghệ cũng vậy, các cá
nhân khác nhau có thể hình thành các mức khác nhau tùy thuộc vào thói quen sử dụng

13
của họ về một công nghệ. Một vận hành của thói quen đó đã được chứng minh là có tác
dụng trực tiếp vào việc sử dụng công nghệ vượt trội so với các tác động của ý định.
Giả thuyết được đề xuất là:
H7: Thói quen có ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với sử dụng ví điện tử của khách
hàng tại TP.HCM.

H8: Thói quen có ảnh hưởng tích cực đến TD đối với sử dụng ví điện tử của khách
hàng tại TP.HCM

3.6. Ảnh hưởng xã hội ( AHXH )

Theo mô hình lý thuyết về UTAUT, AHXH là mức độ một cá nhân cảm nhận những
người quan trọng với họ cho rằng họ nên sử dụng hệ thống (Venkatesh et al. 2003).
Những nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ của người tiêu
dùng bao gồm thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm (Sarika &
Vasantha, 2019). Bagozzi and Dholakia (2002) đề cập thêm ngoài những đối tượng đó,
môi trường và cộng đồng trực tuyến tạo thuận lợi cho TD tích cực của người dùng đối
với sản phẩm. Chaouali et al. (2016) báo cáo AHXH ảnh hưởng đến cách tư duy của
mỗi cá nhân trong việc sử dụng một sản phẩm đổi mới thông qua dịch vụ công nghệ.
Các nghiên cứu khác (Jiwasiddi et al., 2019; Yang et al., 2021) cho rằng AHXH có ảnh
hưởng đến TD sử dụng và YD sử dụng. Nghiên cứu giả định AHXH có ảnh hưởng tích
cực đến TD đối với sử dụng ví điện tử và YD sử dụng ví điện tử.

Giả thuyết được đề xuất là:

H9: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với sử dụng ví điện tử
của khách hàng tại TP.HCM.

H10: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của khách
hàng tại TP.HCM

14
3.7 Thái độ ( TĐ )

Thái độ có thể được định nghĩa như sau “cảm nhận tích cực hay tiêu cực của một cá
nhân về việc thực hiện hành vi mục tiêu” (Davis, 1989, p.335) . Yang et al. (2021) cho
rằng thái độ đối với sử dụng sản phẩm là cảm giác vui sướng, phấn khởi, hài
lòng/không hài lòng, thất vọng hay sự chán ghét bởi một cá nhân với một hành động cụ
thể.

Giả thuyết được đề xuất là:

H11: Thái độ đối với sử dụng ví điện tử có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví
điện tử của khách hàng tại TP.HCM

3.8 Nhận thức uy tín ( NTUT )

Vuong et al. (2020) cho rằng NTUT là mức độ một cá nhân tin rằng sử dụng hệ thống
công nghệ bởi tính đáng tin cậy và bảo mật. Một hệ thống công nghệ càng đáng tin cậy
và bảo mật thì người dùng sẽ càng yên tâm để sử dụng hệ thống đó. Ngoài ra, NTUT
còn thể hiện ở việc cung cấp cho người dùng những cách bảo mật đáng tin cậy tránh bị
xâm nhập. Bên cạnh đó là các hình thức hỗ trợ người dùng có thể lấy lại tài khoản
trong trường hợp bị xâm nhập. Nếu người dùng có thể cảm thấy an tâm về việc bảo mật
và có những cách xử lý nếu tài khoản bị lấy cắp, thì họ sẽ có TD tích cực hơn với việc
sử dụng hệ thống cũng như YD sử dụng hệ thống đó. Giao et al. (2020) cho rằng
NTUT có ảnh hưởng tích cực đến TD sử dụng và YD sử dụng. Vuong et al. (2020) đã
kết luận rằng NTUT có ảnh hưởng đến TD sử dụng và YD của người dùng đối với việc
sử dụng công nghệ

Giả thuyết được đề xuất là:

H12: Nhận thức uy tín có ảnh hưởng tích cực đến TD đối với sử dụng ví điện tử của
khách hàng tại TP.HCM.

H13: Nhận thức uy tín có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử của khách
hàng tại TP.HCM

15
3.9. Bảng thang đo

Cấu trúc Thang đo Trích nguồn

Nỗ lực kỳ vọng 1. Anh/Chị có thể dễ dàng sử dụng ví (Venkatesh et al.,


điện tử 2003)

2. Anh/Chị có thể dễ dàng học cách sử


dụng ví điện tử

3. Anh/Chị có thể dễ dàng thành thạo


cách sử dụng ví điện tử

4. Các tương tác của Anh/Chị với hệ


thống là rõ ràng và dễ hiểu

Hiệu quả kỳ vọng 1. Việc sử dụng ví điện tử sẽ mang lại (Venkatesh & cộng
nhiều hữu ích cho cuộc sống hằng sự, 2003, 2012)
ngày của anh/chị

2. Việc sử dụng ví điện tử sẽ giúp


anh/chị có thời gian làm nhiều việc
khác quan trọng hơn

3. Sử dụng ứng dụng ví điện tử sẽ


giúp anh/chị có thời gian hoàn thành
công việc nhanh hơn

4. Sử dụng ví điện tử sẽ làm tăng hiệu


quả làm việc của anh/chị

Điều kiện thuận lợi 1. Anh/Chị có điện thoại thông minh (Venkatesh & cộng
để sử dụng ví điện tử sự, 2003,2012)

2. Anh/Chị có đủ kiến thức để sử

16
dụng ví điện tử

3. Anh/Chị được cung cấp những trợ


giúp và hỗ trợ để sử dụng ví điện tử

Ý định 1. Anh/Chị có YD sử dụng ví điện tử (Ajzen 1988)


trong tương lai

2. Anh/Chị sẽ sử dụng ví điện tử trong


tương lai

3. Anh/Chị có kế hoạch sử dụng ví điện


tử trong tương lai

Thái độ 1. Sử dụng ví điện tử là một ý kiến tốt (Davis,1989,p.335) .


Yang et al. (2021)
2. Sử dụng ví điện tử là một quyết
định sáng suốt

3. Anh/Chị thích thú khi sử dụng ví


điện tử

4. Anh/Chị tin rằng sử dụng ví điện tử


là phù hợp với xu hướng hiện nay

Ảnh hưởng xã hội 1. Những người ảnh hưởng đến hành (Venkatesh et al.,
vi của Anh/Chị nghĩ rằng Anh/Chị 2003)

nên sử dụng ví điện tử

2. Những người quan trọng với


Anh/Chị nghĩ rằng Anh/Chị nên sử
dụng ví điện tử

3. Những người bạn của Anh/Chị sử


dụng ví điện tử

4. Những người trong gia đình

17
Anh/Chị sử dụng ví điện tử

5. Ví điện tử được sử dụng rộng rãi


trong những cộng đồng mà Anh/Chị
tham gia

Nhận thức uy tín 1. Anh/Chị tin vào khả năng của ví điện (Vuong et al. (2020)
tử trong việc bảo vệ những thông tin )

cá nhân và quyền riêng tư

2. Anh/Chị tin rằng những giao dịch của


Anh/Chị được thực hiện qua ví điện
tử là bảo mật

3. Anh/Chị tin rằng ví điện tử sẽ trợ giúp


Anh/Chị trong bất kỳ trường hợp nào

4. Ví điện tử có các hình thức bảo mật


tiên tiến tránh bị xâm nhập tài khoản

5. Ví điện tử cung cấp nhiều hình thức


lấy lại tài khoản trong trường hợp tài
khoản bị mất cắp

Tài liệu tham khảo

1) Tamilmani, K., Rana, N. P., Wamba, S. F., & Dwivedi, R. (2021). The extended
Unified Theory of Acceptance and Use of Technology (UTAUT2): A systematic
literature review and theory evaluation. International Journal of Information
Management, 57. https://doi.org/10.1016/j.ijinfomgt.2020.102269

18
2) https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nguoi-viet-dang-dung-vi-dien-tu-de-thanh
toan-gi-320685.html Nguyễn Thị Ánh Ngọc, Đặng Thùy Linh, Nguyễn Thị Diễm
(2020). Thị trường ví điện tử Việt Nam

3) https://luatminhkhue.vn/amp/dich-vu-vi-dien-tu-la-gi-quy-dinh-ve-hoat-dong-vi-
dien-tu-va-ho-so-mo-vi-dien-tu-nhu-the-nao.aspx

4) https://luathungson.vn/dang-ky-cung-ung-dich-vu-vi-dien-tu-moi-nhat.html

5) https://expressmagazine.net/posts/view/2099/chuc-nang-va-cach-hoat-dong-cua-vi-
dien-tu

6) Venkatesh, V., Thong, J. Y. L., & Xu, X. (2012). Consumer acceptance and use of
information technology: Extending the unified theory of acceptance and use of
technology. MIS Quarterly: Management Information Systems, 36(1), 157-178.
https://doi.org/10.2307/41410412
7) Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology. MIS Quarterly, 13(3), 318-330
8) Ajzen, I., 1991. The theory of planned behaviour. Organizational Behaviour and
Human Decision Processes. 50 (2): 179-211.
9) Ajen, I. and Fishbein, M., 1975. “Belief, attitude, intention and behavior. An
introductiion to theory and research” Reading. Mass: Addison-Wesley
10) Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User
acceptance of

11) information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly, 27(3), 425-478

12) Giao, H. N. K., Vuong, B. N., Tung, D. D., & Quan, T. N. (2020). A model of
factors

13) influencing behavioral intention to use internet banking and the moderating role of
anxiety: Evidence from Vietnam. WSEAS Transactions on Business and
Economics, 17(1), 551-561.

14) Sarika, P., & Vasantha, S. (2019). Impact of mobile wallets on cashless
transaction.

15) International Journal of Recent Technology, 7(6), 1164-1171.

16) Chaouali, W., Yahia, I. B., & Souiden, N. (2016). The interplay of counter-
conformity

19
17) motivation, social influence, and trust in customers' intention to adopt Internet
banking

18) services: The case of an emerging country. Journal of Retailing and Consumer
Services, 28(1), 209-218.

19) Jiwasiddi, A., Adhikara, C., Adam, M., & Triana, I. (2019). Attitude toward using
fintech among Millennials. Paper presented at the Conference: Proceedings of The
1st Workshop Multimedia Education, Learning, Assessment and its
Implementation in Game and Gamification, Medan Indonesia, 26th.

20) Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology. MIS Quarterly, 13(3), 319-340.

21) Yang, M., Mamun, A. A., Mohiuddin, M., Nawi, N. C., & Zainol, N. R. (2021).
Cashless transactions: A study on intention and adoption of e-wallets.
Sustainability, 13(2), 1-18.

20

You might also like