You are on page 1of 4

1. Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long (2021).

Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo khi mua
sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ, số 50, tr.32-42.
Tên tác giả, năm Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị Trúc Ngân, Nguyễn Thành
Long (2021)
Tên bài báo Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử
MoMo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên Đại học Công
nghiệp TP.HCM
Các khái niệm - Mua sắm trực tiếp: hành vi mua sắm trực tuyến (còn được
gọi là hành vi mua sắm qua mạng, hành vi mua sắm qua
internet) là quá trình mua sản phẩm dịch vụ qua internet.
- Ví điện tử và dịch vụ: là một loại thẻ hoạt động bằng điện
tử và cũng được sử dụng cho các giao dịch được thực hiện
trực tuyến thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh
và tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ;
và là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện
tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ tạo lập cho
phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị
tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản
thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm
bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử
theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt.
Phương pháp NC Khảo sát trên 200 người trong vòng 10 ngày
Luận điểm - Những yêu tố ảnh hưởng đến ý định dùng ví Momo
khi mua sắm online.

Để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo khi mua sắm
trực tuyến của sinh viên Đại học Công nghiệp TP.HCM Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thị
Trúc Ngân, Nguyễn Thành Long (2021) đã làm khảo sát với quy mô mẫu là 200
người, thời gian khảo sát được kéo dài trong 10 ngày ( từ 18/11/2020 đến 27/11/2020).
Sau khi chọn lọc, 12 mẫu khảo sát không hợp lệ được lọc ra và quy mô mẫu chính
thức sử dụng nghiên cứu là 188 mẫu. Trong 188 đối tượng khảo sát thì nam giới
chiếm 35.6%. Khảo sát cho thấy 53% người được khảo sát cho biết thường mua quần
áo, giày dép và mỹ phẩm; đồ thực phẩm và đồ công nghệ chỉ chiếm lần lượt là 15% và
12%. Vậy ví điện tử Momo là gi ? Nó là một ứng dụng thanh toán trên di động
(mobile payment) của Công ty Cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến ( viết tắt
M_Service) thông qua nền tảng thanh toán (payment platform) đã được Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam cấp phép. Nói cách khác Momo hoạt động như một dịch vụ tài
chính đáp ứng khả năng thanh toán cho người dân. Sở hữu mạng lưới điểm giao dịch
rộng khắp cả nước với hơn 20 triệu lượt khách hàng Momo được xem là một đơn vị
hàng đầu tại việt nam về dịch vụ ứng dụng Ví Điện tử. Bên cạnh đó việc tham khảo
các bài nghiên cứu khoa học, cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu có liên quan, tác giả
đề xuất mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến ý định sử dụng. Nghiên cứu xây dựng, thiết kế thang đo thang đo
phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam dựa trên những nghiên cứu trước đó về ý
định sử dụng ví điện tử, qua đó kế thừa và bổ sung để phù hợp với mục đích nghiên
cứu. Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 điểm
với sự lựa chọn theo mức độ từ 1 đến 5: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng
ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Kế thừa từ những nghiên cứu
trước, tác giả sử dụng thang đo như trong Bảng 3.1; thang đo bao gồm 24 biến quan
sát, trong đó có 20 biến quan sát của biến độc lập và 4 biến quan sát của biến phụ
thuộc. Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi xác suất để thực hiện
thu thập dữ liệu với đối tượng khảo sát là sinh viên đại học Công Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh. Sử dụng hệ số tin cây Cronbach’s alpha (Cronbach, 1951) và phân tích
nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) (Hair và cộng sự, 1998), ngoài
ra còn xét t thấy các giả thiết của mô hình thoả, mô hình hồi quy bình phương bé nhất
bình thường (OLS) được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố:
(1) nhận thức hữu ích; (2) nhận thức dễ sử dụng; (3) nhận thức riêng tư/bảo mật; (4)
ảnh hưởng xã hội; (5) niềm tin vào ví điện tử Momo đến ý định sử dụng ví điện tử
Momo khi mua hàng trực tuyến của sinh viên đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh. Nói tóm lại, nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm
trực tuyến của sinh viên tại trường đại học Công nghiêp TPHCM bị ảnh hưởng bởi ba
yếu tố: (1) Nhận thức hữu ích; (2) Ảnh hưởng xã hội và (3) Niềm tin vào ví điện tử
Momo. Sau khi thực hiện phép kiểm định hồi quy, hai yếu tố Nhận thức dễ sử dụng
(PEU) và nhận thức riêng tư/ bảo mật (SP) không có ý nghĩa thống kê, vì thế không
được chấp nhận trong mô hình. Tuy nhiên, dù nhận thức riêng tư/ bảo mật không tác
động đến ý định sửa dụng ví điên tử Momo một cách có ý nghĩa thống kê thì xu
hướng tác động của yếu tố nãy vẫn đúng với dự đoán là có tác động ngược chiều đến
ý định sử dụng ví điện tử. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức hữu ích,
ảnh hưởng xã hội và niềm tin vào ví điện tử momo có tác động tích cực đối với ý định
sử dụng ví điện tử momo của giới trẻ, trong khi đó giới trẻ thường không quan tâm tới
vấn đề bảo mật, an ninh dữ liệu khi sử dụng ví, và việc sử dụng ví điện tử khó hay
không bởi giới trẻ có khả năng tiếp nhận công nghệ nhạy bén nên đối với họ việc sử
dụng hệ thống, dịch vụ nào cũng không quá khó.
2. Tạ Văn Thành (2022). Chất lượng dịch vụ khuyến mãi, sự thỏa mãn và
lòng trung thành của người sử dụng ví điện tử tại TP HCM. Tạp chí khoa
học & Đào tạo Ngân hàng, số 238, tr 74-82.
Tên tác giả, năm Tạ Văn Thành ( 2022)
Tên bài báo Chất lượng dịch vụ khuyến mại, sự thỏa mãn và lòng trung
thành của người sử dụng ví điện tử tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
Các khái niệm - Ví điện tử là một hệ thống thanh toán trả trước trực tuyến,
nơi người ta có thể nạp tiền vào “ví ảo” của mình và sử
dụng số tiền đó khi được yêu cầu. Vì nó là một phần của hệ
thống (ứng dụng) được tải sẵn, khách hàng có thể mua
nhiều loại sản phẩm, và còn được sử dụng để mua sắm tại
các cửa hàng truyền thống khác nhau mà không cần sử
dụng tiền mặt và không cần quẹt thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi
nợ
Phương pháp NC Khảo sát 350 người trong vòng 6 tháng
Luận điểm - Sự thuận tiện của chương trình khuyến mãi
- Lòng trung thành của họ đối với việc sử dụng ví điện
tử.
Tạ văn Thành (2022) đã thực hiện một khảo sát 300 người nhằm tìm hiểu về
chất lượng dịch vụ khuyến mại, sự thỏa mãn và lòng trung thành của người sử
dụng ví điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 7 tháng ( 11/2020 đến
4/2021). Các dữ liệu được tác giả thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận
tiện, có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của
đối tượng dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến, đối tượng chính là
sinh viên các trường đại học và đối tượng đi làm tại TP. Hồ Chí Minh, độ tuổi
từ 18 đến 35, kích thước mẫu 350, kết quả thu về được 311 (tỷ lệ phản hồi
88,86%), sau khi làm sạch, loại bỏ bảng câu hỏi trả lời không hợp lệ do thiếu
thông tin, trả lời không đầy đủ hoặc đáp viên không thuộc đối tượng nghiên
cứu, kích thước mẫu hợp lệ đưa vào phân tích là 300. Bảng câu hỏi định lượng
được thiết kế với 28 biết quan sát, được đo bằng thang đo Likert 5 điểm, từ
(1)= “Rất không đồng ý”, (2)= “Không đồng ý”, (3)= “Bình thường”, (4)=
“Đồng ý” và (5)= “Rất đồng ý”. Và các nhân tố được thể hiện trong mô hình
giả thuyết có là sự thuận tiện của chương trình khuyến mãi ( gồm có: sự thuận
tiện của một chương trình khuyến mãi tỉ lệ thuận với sự thỏa mãn của người sử
dụng ví điện tử; hình thức thể hiện của chương trình khuyến mãi ảnh hưởng
tích cực đến sự thỏa mãn của người sử dụng ví điện tử; niềm tin vào chương
trình khuyến mãi ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn của người sử dụng ví
điện tử; mục đích, lý do của chương trình khuyến mãi ảnh hưởng tích cực tới
sự thỏa mãn của người sử dụng ví điện tử) và giá trị của chương trình khuyến
mãi ( gồm : giá trị của các chương trình khuyến mãi ảnh hưởng tích cực tới sự
thỏa mãn của người sử dụng ví điện tử và các mối quan hệ đồng biến giữa sự
thoả mãn và lòng trung thành của người sử dụng ví điện tử.

6. Hà Hải Đăng, Phùng Thanh Bình (2020). Tác động của nhận thức rủi ro đến ý
định tiếp tục sử dụng ví điện tử. Kinh tế & Phát triển, số 277, tr.91-100.

Tên tác giả, năm Hà Hải Đăng, Phùng Thanh Bình (2020)
Tên bài báo Tác động của nhận thức rủi ro đến ý định tiếp tục sử dụng ví
điện tử
Các khái niệm - Nhận thức rủi ro: sự tổn thất khi theo đuổi một kết
quả mong đợi của việc sử dụng dịch vụ điện tử.
- TAM: lý thuyết hệ thống thông tin mô hình hóa cách
người dùng chấp nhận và áp dụng công nghệ nhất
định
- Lý thuyết xác nhận kỳ vọng (EDT- Expectation
Disconfirmation Theory) là một mô hình nổi bật
trong hành vi tiêu dùng và lĩnh vực tiếp thị để giải
thích hành vi sau tiêu dùng theo.
Phương pháp NC Khảo sát 670 người tiêu dùng đã và đang sử dụng ví điện tử
ở thành phố Hồ Chí Minh
Luận điểm - Những nhận thức rủi ro
- .Nhận thức về giá trị
- Nhận thức hữu ích
- Sự hài lòng

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm biết được những tác động của nhận thức rủi ro
đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đã được Hà Hải Đăng và Phùng Thanh Bình
(2020) khảo sát trên 670 người tiêu dùng đã và đang sử dụng ví điện tử ở thành phố
Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này giúp ta hiểu thêm về các khía cạnh nhận thức rủi ro
ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng . Đo lường mức
độ ảnh hưởng của khía cạnh nhận thức rủi ro đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử.
Điều này cho thấy có một số ý nghĩa kinh doanh trong việc giảm thiểu rủi ro và tăng ý
định tiếp tục sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng. Vì vậy, chúng ta cần cải thiện
hơn nữa khía cạnh rủi ro để giảm thiểu nhận thức rủi ro của người tiêu dùng khi sử
dụng ví điện tử. Tăng giá trị cảm nhận và tính hữu ích của ví điện tử của người tiêu
dùng. Thường xuyên khảo sát ý kiến người dùng về tính năng, rủi ro khi sử dụng,
nhược điểm và ưu điểm của ví điện tử, từ đó xây dựng chính sách và biện pháp cải
tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cải tiến, đổi mới các hoạt động
khuyến mãi, quảng cáo để thu hút trải nghiệm và sự chú ý của người tiêu dùng; Tăng
sự hài lòng sau khi sử dụng Ví điện tử để thanh toán. Sự hài lòng là yếu tố then chốt
cho sự tồn tại và phát triển của công ty.Khi cuộc cách mạng công nghệ thông tin tiếp
tục diễn ra, người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin hơn và “cần” được hỗ trợ
nhiều hơn. Mọi nhà cung cấp ví điện tử phải đảm bảo rằng người tiêu dùng hài lòng
hơn với các dịch vụ mà họ cung cấp.

You might also like