You are on page 1of 10

Đề cương nghiên cứu: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ

MOMO TRONG THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chương I: GIỚI THIỆU
1. Vấn đề nghiên cứu:
Ngày nay, Internet và các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại thông minh được xe
m là một phần cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Theo báo cáo PWC Việt Nam năm 2021 c
ho thấy Đông Nam Á có vị trí thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang thanh toán không tiền mặt
và đối mới mạnh mẽ hơn trong hệ thống dịch vụ kỹ thuật số. Khu vực Đông Nam Á được mong
đợi là nền kinh tế lớn thứ 4 với số lượng người dùng là 623 triệu người vào năm 2030. Là một tr
ong những nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á, Việt Nam có rất nhiều năng lực để phát triển tha
nh toán điện tử. Ước tính tổng giá trị giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 15 tỉ USD
vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng hằng năm dự kiến là 15,7% vào năm 2025. Theo Pay NXT
360, Vietnam Mobile Wallet và Payment Market Opportunities, ngành thanh toán điện tử của Vi
ệt Nam dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR là 22,8% (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) lên 27,6935 tỉ
USD vào năm 2025. Giá trị của thanh toán di động sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 23% từ nă
m 2018 đến năm 2025. Trong giai đoạn 2022-2025, số lượng và chất lượng người dùng thanh toá
n điện tử tại Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh chóng. Báo cáo cập nhật năm 2022 về Digital paym
ent users tại Việt Nam 2017-2025 của Statista cho thấy sẽ có 51,8 triệu người dùng thương mại đ
iện tử tại Việt Nam vào năm 2021. Theo Statista, số lượng người dùng ở phân khúc này sẽ tăng l
ên 70,9 triệu người vào năm 2025.
Nghiên cứu về thanh toán điện tử tại Nghiên cứu Việt Nam năm 2020-2027 của Allied Market
Research cho thấy thanh toán di động đang trở thành xu hướng và tăng tốc. CAGR tốc độ của tha
nh toán di động tại Việt Nam giai đoạn 2020-2027 là 30,2%. Thống kê cập nhật tháng 10/2021 c
ho thấy, trong giai đoạn 2020 - 2025, có 4 loại hình toán thanh di động đáng chú ý và phát triển n
hất cùng với các phương thức thanh toán điện tử khác là MoMo, Viettelpay, Shopeepay, Zalopay.
Như vậy, đến năm 2025, số người Việt Nam sử dụng MoMo sẽ đạt khoảng 59 triệu người; Viett
elpay có khoảng 28 triệu người dùng; Shopeepay có khoảng 12 triệu người dùng; Zalopay có kho
ảng 6 triệu người dùng. Tuy có nhiều cạnh tranh từ đối thủ trong ngành nhưng MoMo hiện đang
là thị trường ví điện tử dẫn đầu tại Việt Nam. Với tính tiện lợi và đa dạng các dịch vụ thanh toán,
MoMo đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên ở khắp thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo trong thanh toán củ
a sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục đích hiểu rõ hơn về việc sử dụng
và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo đối với giới trẻ, đặc biệt là học sin
h, sinh viên. Mục tiêu của nghiên cứu là cung cấp cho các nhà quản lý nền tảng có thể hiểu rõ hơ
n về hành vi của người dùng và từ đó tạo ra các chiến lược để cải thiện hiệu quả hơn cho người d
ùng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Nghiên cứu được thực hiện nhằm chỉ ra các nhân tố ảnh h
ưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo trong thanh toán của sinh viên Thành phố Hồ Chí Min
h
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên khu vực Thành ph
ố Hồ Chí Minh ngày nay
- Chỉ ra các nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên
- Đưa ra các giải pháp, các khuyến nghị để ví điện tử Momo nâng cao chất lượng, tính năng và
dịch vụ giúp đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Ví điện tử là gì? Các khái niệm hành vi, hành động người tiêu dung có tác động như thế nào đ
ến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên?
- Thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, các nhà cung cấp dịch vụ cần làm gì để cải
thiện và nâng cao chất lượng cho người dùng?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng hoặc có hiểu biết về ví điệ
n tử Momo
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Sinh viên sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng hoặc có hiểu biết về ví điệ
n tử Momo
Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các khái niệm có liên quan:
1.1. Khái niệm ví điện tử: Ví điện tử (hay còn gọi là e-wallet) là một ứng dụng trên điện thoại
di động hoặc trên mạng, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch trực tuyến bằng cách lưu
trữ thông tin thanh toán, tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc các phương thức thanh toán khác.Ví điện tử
giúp cho người dùng có thể thanh toán hàng hoá và dịch vụ một cách tiện lợi và nhanh chóng, k
hông cần mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Và ví Momo chính là cái tên tiên phong và đan
g chiếm thế thượng phong trên thị trường Fintech Việt Nam.
Theo Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2021). Momo là ứng dụng thanh toán di động được cung c
ấp bởi Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (gọi tắt là M_Service), được cung cấp bởi n
ền tảng thanh toán được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Momo đóng vai trò là nhà
cung cấp dịch vụ tài chính theo khả năng có thể chi trả của mọi người. Với mạng lưới giao dịch p
hủ rộng khắp cả nước để có thể phục vụ hơn 20 triệu khách hàng, Momo được đánh giá là công t
y dẫn đầu Việt Nam về mảng dịch vụ ứng dụng ví điện tử. Ví điện tử, hay chính xác hơn là Ví M
omo không chỉ hỗ trợ thanh toán trực tuyến một cách tiện lợi, quét mã để thanh toán… mà còn c
ó nhiều tiện ích khác để người dùng có thể lựa chọn như mua vé tàu, vé máy bay, vé xem phim v
à “đa dạng các hoạt động giải trí”.
1.2. Khái niệm sinh viên:
Từ nguồn gốc tiếng Latin, sinh viên Tiếng anh là Students, nghĩa là “ Người làm việc nhiệt tình,
người tìm hiểu khai thác tri thức”.Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của cơ sở
giáo dục cao đẳng, đại học” . Theo Từ điển Tiếng Việt: Khái niệm “sinh viên” được dùng để chỉ
người học ở bậc đại học. Theo Từ điển Hán - Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồ
m hệ cao đẳng và hệ đại học”. Theo Luật Giáo dục Đại học: Sinh viên là người đang học tập và n
ghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương t
rình đào tạo đại học. Tóm lại, có thể thấy khải niệm sinh viên được hiểu khá thống nhất và thườn
g được dùng với nghĩa thông dụng nhất là người học trong các trường cao đẳng và đại học. Khi đ
ang là sinh viên, hoạt động chủ yếu thường là cung cấp và củng cố tri thức, nghiên cứu khoa học
và thực hiện các hoạt động nghề nghiệp khác. Từ đó cũng có thể thấy, sinh viên đóng vai trò vô c
ùng quan trọng trong công cuộc chuẩn bị, chuyển tiếp, là nguồn lực lượng lao động xã hội chính
có trình độ và chuyên môn học thức cao cho đất nước.
1.3. Khái niệm hành vi người tiêu dùng:
Theo Philip Kotler, “hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá nhân, nhóm và
tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn
nhu cầu và mong muốn của họ”. Theo Tirtir Glu và Elbeck (2008), ý định sử dụng là miêu tả sự s
ẵn lòng của khách hàng để sử dụng một sản phẩm nào đó. Theo quan điểm của Leon G. Schiffma
n & Leslie Lazar Kanuk, “hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc
lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý t
hải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”. Vậy có thể nói, hành vi người tiêu
dùng (Customer Behavior) là ý thức và hành động của người tiêu dùng trong việc lựa chọn quyết
định mua hàng hóa, từ đó đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của họ. Nói cách khác, hành vi tiêu dùng
là quá trình khách hàng đưa ra quyết định mua hoặc không mua, chọn thương hiệu, sản phẩm nào
phù hợp với nhu cầu, so sánh giá cả, chất lượng, đánh giá sự hài lòng sau khi mua hàng và quyết
định có nên mua tiếp hay không. Trong đó, với tác động của các nhân tố kích thích và marketing
sẽ đánh phủ tâm lý của khách hàng trong quá trình lựa chọn sản phẩm bởi quyết định mua hay từ
chối của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dịch vụ của một doanh nghiệp.
Theo David (1989), tính hữu ích đề cập đến mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ
thống nhất định sẽ cải thiện hiệu suất công việc của mình. Theo nghiên cứu của Karim và cộng s
ự. (2020), nhận thức về tính hữu ích còn được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc s
ử dụng một hệ thống nhất định sẽ cải thiện hiệu suất công việc của họ. Trong nghiên cứu này, hữ
u ích là giá trị mà người dùng nhận được khi sử dụng ví điện tử. Trong thị trường ví điện tử hiện
nay, nơi mà sự cạnh tranh giữa các công ty ví điện tử rất khốc liệt, tiện ích mà khách hàng cảm n
hận càng cao thì càng có nhiều khách hàng bị lôi kéo sử dụng. Bởi khách hàng là người có quyền
lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà mình mong muốn.
2. Các lý thuyết có liên quan:
2.1. Nhận thức dễ sử dụng
Nhận thức về tính dễ sử dụng là “mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể
sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989, trang 320). Người dùng tiềm năng có nhiều khả năng
chấp nhận và sử dụng các hệ thống công nghệ tiên tiến được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp
hơn (Davis và cộng sự, 1989). Về lý thuyết, người tiêu dùng cảm thấy dễ dàng sử dụng khi hệ th
ống thanh toán điện tử không khó hiểu, khó học và sử dụng. Vì vậy, tính dễ sử dụng được coi là
một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chấp nhận và sử dụng công nghệ mới của n
gười tiêu dùng.
3.2 Nhận thức rủi ro
Bauer (1960) cho rằng nhận thức rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn và hậu quả của hành
động của người tiêu dùng. Theo Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), rủi ro nhận thức có thể là
m giảm khả năng kiểm soát hành vi của người tiêu dùng không an toàn và ảnh hưởng tiêu cực đế
n các quyết định hành vi của họ. Ngược lại, khi rủi ro nhận thức được liên quan đến mua sắm trự
c tuyến giảm đi và người tiêu dùng có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hành vi của mình trong
môi trường trực tuyến, họ sẵn sàng kinh doanh (Pavlou, 2001).
3.3. Nhận thức về quyền riêng tư, bảo mật
Quyền riêng tư, bảo mật của ví điện tử được định nghĩa là mức độ mà khách hàng tin rằng việc
sử dụng một phương thức thanh toán nhất định thông qua ứng dụng di động là an toàn (Amoroso
và Magnier-Watanabe, 2012) (Vi và cộng sự, 2020) Người dùng có những lo ngại nhất định và k
iên trì . tránh xa sản phẩm nếu nó không đáp ứng các yêu cầu về bảo mật/quyền riêng tư của ngư
ời dùng (Milberg và cộng sự, 2000). Ngoài ra, nếu không có tính năng bảo mật, thanh toán qua ví
điện tử có thể dẫn đến việc truy cập trái phép vào thông tin cá nhân và tạo cơ hội sinh lợi cho tội
phạm mạng (Kaur và cộng sự, 2018). Các vấn đề bảo mật ngày nay Dữ liệu và quyền riêng tư củ
a người dùng là vấn đề lớn mà khách hàng phải đối mặt. lo lắng và tâm lý khi sử dụng ví điện tử.
Nếu khách hàng không cảm thấy an toàn, họ sẽ không muốn sử dụng dịch vụ. Đó là lý do tại sao
bảo mật thông tin được coi là ưu tiên hàng đầu trong các công ty.
3.4. Nhận thức về niềm tin
Niềm tin được định nghĩa là một hàm của mức độ rủi ro liên quan đến các giao dịch tài chính v
à niềm tin dẫn đến việc giảm nhận thức về rủi ro, dẫn đến quyết định tích cực chấp nhận thanh to
án (Yousafzai và cộng sự, 2003). Vì vậy, có thể kết luận rằng niềm tin rất quan trọng đối với ngư
ời tiêu dùng khi họ quyết định ủng hộ thanh toán điện tử. Nếu người dùng không tin tưởng vào h
ệ thống thì việc phát triển và mở rộng thanh toán điện tử sẽ rất khó khăn.
4. Lý thuyết hành vi
4.1. Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được phát triển vào năm 1975 bởi Fishbein và Ajizen trong
lĩnh vực tâm lý xã hội. Mục đích của lý thuyết này là giải thích và làm rõ mối quan hệ giữa thái đ
ộ và hành vi của con người, dựa trên giả định rằng con người dựa vào lý trí và sử dụng những ng
uồn thông tin được cho là sẵn có một cách có hệ thống để hành động.
Theo lý thuyết hành vi hợp lý, ý định hành vi chính là yếu tố có tầm ảnh hưởng nhất để quyết đị
nh hành vi của một người. Ý định hành vi được xác định bởi hai yếu tố chính: thái độ cá nhân và
chuẩn mực chủ quan (ảnh hưởng xã hội). Thái độ là thái độ tích cực hay tiêu cực của một người
đối với hành động, phụ thuộc vào nhận thức hay niềm tin của người đó đối với hành vi hoặc đán
h giá của bản thân về kết quả hành vi. Tiêu chí chủ quan là các yếu tố bên ngoài như yếu tố gia đì
nh, bạn bè xung quanh và đồng nghiệp trong môi trường làm việc cũng có thể gây ra ảnh hưởng
đến việc quyết định của một người.
Niềm tin về những kết quả của hành động và việc đánh giá những kết quả dựa trên những hành
động đó sẽ gây ra sự ảnh hưởng đến thái độ mặt tích cực hay tiêu cực của một người đối với nhữ
ng hành động liên quan đến những kết quả có liên quan. Các tiêu chí mang tính chủ quan cũng đ
óng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến ý định hành vi của một cá nhân. Khi các cá
nhân có thái độ tích cực và các tiêu chí chủ quan cho phép điều đó, ý định hành vi của họ sẽ đượ
c nâng cao.
Ảnh hưởng của những người xung quanh bạn cũng có thể ảnh hưởng đến ý định hành vi của bạ
n khi sử dụng ví điện tử. Khi những người xung quanh sử dụng ví điện tử và có một thái độ tích c
ực với chúng, họ sẽ có xu hướng ảnh hưởng tích cực đến người khác về những lợi ích mà chúng
mang lại. Điều này có thể thay đổi thái độ và nhận thức của từng cá nhân về ví điện tử và tăng m
ức độ sẵn sàng sử dụng ví điện tử của họ.
Thuyết hành động hợp lý đã cho thấy giữa thái độ với tiêu chuẩn chủ quan và ý định khi hành đ
ộng có một mối quan hệ mang tính chặt chẽ và liên quan với nhau. Tuy nhiên, một hạn chế của l
ý thuyết này là nó cho rằng hành vi thuộc vào kiểm soát của ý chí, cho dù trên thực tế có thể có n
hững yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của con người
4.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được Ajizen đề xuất vào năm 1991, dựa trên lý thuyết về
hành động hợp lý của Fishbein và Ajizen năm 1975 và được tạo ra để bổ sung và hỗ trợ giải quyế
t những hạn chế của các lý thuyết trước đó. Ngoài những yếu tố ảnh hưởng được nghiên cứu như
thái độ và chuẩn mực chủ quan, Ajizen đã chỉnh sửa và bổ sung thêm các yếu tố kiểm soát hành
vi nhận thức có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi thực tế. Nhận thức kiểm soát hành vi cho biết m
ức độ dễ dàng kiểm soát hành vi. Điều khiển càng dễ dàng, ý định sử dụng càng cao. Những ngư
ời có thể dễ dàng kiểm soát hành vi của họ có nhiều khả năng cảm thấy thoải mái khi chấp nhận
và sử dụng nó. Tóm lại, theo thuyết hành vi dự định của Ajzen, tác giả cho rằng ý định thực hiện
hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nh
ận thức về kiểm soát hành vi.
4.3. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model -TAM)
Được giới thiệu bởi Davis vào năm 1989, mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) cho thấy thái đ
ộ đối với việc sử dụng công nghệ bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: cảm nhận về tính dễ sử dụng và cả
m nhận về tính hữu ích của công nghệ. Các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến các cá nhân v
à làm tăng hoặc giảm tính hữu ích và khả năng sử dụng được cảm nhận. Khi nhận thức về tính h
ữu ích tăng lên, mọi người thấy rằng việc sử dụng ví điện tử có nhiều lợi ích hơn họ nhận ra và vi
ệc sử dụng ví điện tử ít phức tạp và dễ dàng hơn. Điều này tạo ra một thái độ tích cực đối với việ
c sử dụng ví điện tử. Một thái độ tích cực dẫn đến sự sẵn sàng sử dụng ví điện tử tăng lên. 4.4. M
ô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (U
TAUT) đã được phát triển với mục đích nhằm cải thiện và mở rộng mô hình TAM, đồng thời ng
hiên cứu sâu hơn về ý định trong việc sử dụng những hệ thống thông tin của khách hàng và hành
vi liên tục của họ (Venkatesh và đồng nghiệp, 2003). UTAUT không chỉ đơn thuần kế thừa các
mô hình lý thuyết trước đó như TRA, TPB và TAM, mà còn tích hợp và mở rộng chúng bằng các
h sử dụng các yếu tố từ mô hình động lực thúc đẩy (MM), mô hình tích hợp TPB và TAM, mô hì
nh sử dụng máy tính cá nhân (MPCU), lý thuyết phổ biến sự đổi mới (DOI) và lý thuyết nhận th
ức xã hội (SCT).
UTAUT xác định 4 thành phần cốt lõi để giải thích sự chấp nhận và sử dụng công nghệ, bao gồ
m hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi. Thành phần đầu ti
ên, hiệu quả kỳ vọng, liên quan đến những mong đợi của khách hàng về hiệu quả và giá trị mà hệ
thống ví điện tử sẽ mang lại khi sử dụng. Điều này bao gồm việc quản lý thời gian và công sức m
ột cách hiệu quả, cũng như khả năng của hệ thống cung cấp các giao dịch không mất phí và hỗ tr
ợ khách hàng nhanh chóng. Hiệu quả kỳ vọng được coi là một yếu tố quan trọng trong việc thúc
đẩy ý định hành vi của khách hàng.
Nỗ lực kỳ vọng là yếu tố thứ hai trong UTAUT và liên quan đến nỗ lực mà khách hàng phải đư
a ra để sử dụng hệ thống công nghệ. Nó bao gồm sự đầu tư về thời gian, tài nguyên và kiến thức
để thích nghi với công nghệ mới. Nếu khách hàng cảm thấy rằng nỗ lực này đáng đối phó và có t
hể được quản lý một cách dễ dàng, ý định hành vi của họ sử dụng hệ thống ví điện tử sẽ tăng lên.
Thành phần thứ ba của UTAUT là ảnh hưởng xã hội, đề cập đến sự ảnh hưởng của người khác
trong việc chấp nhận và sử dụng công nghệ. Ý định hành vi của khách hàng có thể bị ảnh hưởng
bởi ý kiến và kinh nghiệm của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các nhóm xã hội khác. Sự ảnh
hưởng xã hội có thể tạo ra một sức ép tích cực hoặc tiêu cực đối với việc sử dụng hệ thống ví điệ
n tử.
Cuối cùng, điều kiện thuận lợi là yếu tố thứ tư trong UTAUT. Điều kiện thuận lợi liên quan đế
n môi trường và ngữ cảnh mà khách hàng sử dụng công nghệ. Nếu hệ thống ví điện tử cung cấp c
ác tính năng và tiện ích phù hợp, như tích hợp dễ dàng với các hình thức thanh toán khác, sự an t
oàn và bảo mật cao, cũng như giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, thì khách hàng có
khả năng cao sẽ có ý định hành vi tích cực trong việc sử dụng hệ thống này.
Tổng quan, UTAUT là một mô hình phức tạp và toàn diện, giúp giải thích sự chấp nhận và sử d
ụng công nghệ. Bằng cách xem xét các yếu tố như hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng
xã hội và điều kiện thuận lợi, UTAUT cung cấp một cách tiếp cận toàn diện hơn trong việc nghiê
n cứu hành vi của khách hàng đối với hệ thống ví điện tử và các công nghệ tương tự.
5. Các giả thuyết:
H1: Yếu tố “ Tính dễ sử dụng ” của ví Momo tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví điện t
ử Momo trong việc thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ góc nhìn của Davis
( 1989 ) thì tính dễ sử dụng là “ Mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ
không tốn nhiều công sức ”. Theo Venkatesh và cộng sự ( 2002 ) thì mối quan hệ giữa tính dễ sử
dụng được nhận thức và ý định hành vi sử dụng là đáng kể và theo chiều thuận. Thực tế với bối
cảnh khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì ví điện tử phải cải tiến và ngày càng tối ưu
hóa để bổ sung thêm các tính năng hữu ích, các câu lệnh dễ hiểu, rõ ràng cũng như bố cục hài hò
a, tránh rối mắt nhằm tạo sự thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng cho khách hàng. Từ đó, có thể thấ
y, tính dễ sử dụng là một trong các yếu tố quan trọng có tác động tích cực tới ý định sử dụng ví đ
iện tử Momo của người dùng.
H2: Yếu tố “ Nhận thức hữu ích ” của ví Momo tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví đi
ện tử Momo trong thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Nhận thức hữu ích theo
David (1989) là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ cải thiện hiệ
u suất công việc của họ. Người dùng sẽ thấy hữu ích và sẽ tiếp tục sử dụng khi ví điện tử đáp ứn
g được kỳ vọng của họ và ngược lại. Với thị trường vô cùng cạnh tranh như hiện nay, người dùn
g có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm, dịch vụ mà mình cho là phù hợp. Do đó, tính hữu ích cảm
nhận cũng là một yếu tố có tác động tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của người dùn
g. H3: Yếu tố “ Tính riêng tư và bảo mật ” của ví Momo tác động nghịch chiều đến ý định sử dụ
ng ví điện tử Momo trong thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Quyền riêng tư v
à bảo mật của ví điện tử theo quan điểm của Milberg et al. (2000) là “ Người dùng sẽ e ngại và tr
ánh xa sản phẩm nếu nó không đáp ứng các yêu cầu về bảo mật/quyền riêng tư của người dùng ”.
Với Amoroso & Magnier-Watanabe (2012), Vietal (2020) "Mức độ mà khách hàng tin rằng việc
sử dụng một phương thức thanh toán cụ thể thông qua ứng dụng di động sẽ an toàn". Sự phát triể
n của đời sống xã hội kéo theo những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt ở đây là vấn đề bảo mật và qu
yền riêng tư của người dùng. Đây là câu hỏi rất được quan tâm và là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cự
c đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để thanh toán. Bởi nó mang đến tâm lý e ngại, e ngại khi s
ử dụng sản phẩm của khách hàng. Bởi vì mọi người sẽ chỉ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ nếu
họ tin tưởng và tin tưởng chúng. Do đó, bảo mật thông tin nên được ưu tiên hàng đầu cho các do
anh nghiệp.
H4: Yếu tố “ Tác động từ xã hội ” của ví Momo tác động thuận chiều đến ý định sử dụng ví điệ
n tử Momo trong thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Tác động xã hội theo Ven
katesh và cộng sự (2003) là mức độ mà một cá nhân thấy rằng những người quan trọng đối với a
nh ta nghĩ rằng hệ thống thông tin mới nên được sử dụng. Hay “Các cá nhân có xu hướng bị ảnh
hưởng bởi lời khuyên hoặc phản hồi từ mọi người trong giai đoạn đầu sử dụng công nghệ khi ch
ưa có đủ kinh nghiệm hoặc sự tự tin” (Vi et al., 2020). Với tốc độ cạnh tranh giữa các công ty tro
ng mảng ngân hàng trực tuyến như hiện nay, doanh nghiệp nên thường xuyên triển khai các hoạt
động tri ân khách hàng cũng như chương trình khuyến mãi, ưu đãi khi giới thiệu người dùng mới
để có thể thu hút nhằm tác động đến ý định hành vi cá nhân của người dùng.
H5: Yếu tố “ Niềm tin vào ví điện tử Momo ” của ví Momo tác động thuận chiều đến ý định sử
dụng ví điện tử Momo trong thanh toán của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Shumaila và c
ộng sự (2003) cho biết "Niềm tin đã được coi là một yếu tố hỗ trợ trong nhiều giao dịch giữa ngư
ời bán và người mua để có thể đáp ứng sự hài lòng của khách hàng như mong muốn". “ Tin tưởn
g vào các nhà cung cấp dịch vụ có nghĩa là khách hàng tin rằng các nhà cung cấp dịch vụ có tính
chính trực và đáng tin cậy ” (Shin, 2013). Trong những năm trở lại đây, niềm tin là yếu tố ngày c
àng được quan tâm và nghiên cứu. Đồng thời, nó cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực
như ngân hàng và thương mại qua điện thoại, thương mại điện tử, thanh toán ví điện tử qua điện t
hoại, v.v. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố khách quan khác khiến người dùng p
hân vân. và không đáng tin cậy. Vì vậy, để vượt qua rào cản này, các công ty nên làm nhiều hơn
nữa để nâng cao uy tín công ty, tạo niềm tin với khách hàng, nâng cấp hệ thống bảo mật để người
dùng thực sự cảm thấy an toàn và hoàn toàn tin tưởng khi sử dụng.

Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Quy trình nghiên cứu:
1.1 Thiết kế nghiên cứu:
Nhằm dảm bào tính khoa học cho nghiên cứu nên nghiên cứu này được thược hiện qua hai giai
đoạn chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
BẢng 3.1: Sơ đồ quá trình nghiên cứu

Kỹ thuật thu
Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Thời gian Địa điểm
thập dữ liệu

Thảo luận
1 Sơ bộ Định tính 10/2023 TP. HCM
nhóm
Khảo sát
2 Chính thức Định lượng 12/2023 TP. HCM
online

Quy trình nghiên cứu:


Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
Bước 2: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài, đưa ra mô hình nghiên cứu và thiết lập cá
giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3: Soạn thảo văn bảng câu hỏi và chính sửa bảng câu hỏi, đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh
nhất. sau đó bảng khảo sát được chuyển cho mỗi thành viên trong nhóm, từng thành viên trong
nhóm sẽ tiến hành khảo sát. Sau đó, một cuộc điều tra chính thức được tiến hành với 40 mẫu
khảo sát.
Bước 4: Tác giả thu thập dữ liệu từ các bảng câu hỏi đã được gửi đến cho 40 người.
Bước 5: Chỉnh sửa và điều chỉnh dữ liệu.
Bước 6: Kiểm tra các nghiên cứu và xác định mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình nghiên
cứu.

You might also like