You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN 2021


Họ tên thành viên nhóm thực hiện MSSV CHỨC VỤ
Nguyễn Ngọc Đoan Duyên K204080400 Thành viên
Nguyễn Thị Thu Hằng K204080401 Nhóm trưởng
Huỳnh Phạm Khanh K204080405 Thành viên
Nguyễn Ngọc Kiều My K204080408 Thành viên
Phan Hoàng Uyển Nhi K204080414 Thành viên

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Ngô Thanh Trà


Tên đề tài: Nghiên cứu những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ngân hàng số
(Digital Banking) của sinh viên thuộc khối ĐHQG TP.HCM

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (IR 4.0) đã và đang diễn ra trên toàn thế giới
đặc biệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Cả
thế giới sẽ chứng kiến một sự cải tiến và ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc
độ nhanh chóng và đa dạng ở mọi ngành nghề. Không chỉ có các doanh nghiệp công
nghệ chạy đua theo cuộc thay đổi này mà các doanh nghiệp tài chính ngân hàng cũng
tham gia vào quá trình đẩy nhanh số hóa trong mọi hoạt động. Sử dụng ngân hàng
số đang là xu hướng nổi bật trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Đặc biệt, vào năm 2020, sự chuyển biến mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã
khiến hàng loạt nhà máy, xí nghiệp phải tạm đóng; kinh tế bị đình trệ; tài chính,
chính trị cả trong và ngoài nước chịu những tổn thất nặng nề. Để đối mặt với những
biến đổi tiêu cực do đại dịch gây ra, con người cần phải chủ động hơn và tìm cách
chuyển mình thích nghi với một thế giới mới có thể sống chung với Covid-19. Điều
này đã trở thành đòn bẩy cho ngành tài chính ngân hàng thúc đẩy quá trình chuyển
đổi số diễn ra nhanh hơn.

Hiểu một cách đơn giản, ngân hàng số (Digital Banking) là ngân hàng có thể
thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua
internet. Giao dịch của ngân hàng số không phải đến chi nhánh ngân hàng và giảm
thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời, tính năng của ngân
hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời gian không gian nên
khách hàng hoàn toàn chủ động. Với ngân hàng số, chỉ bằng ứng dụng tài chính hoặc
website, bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng như: Chuyển tiền, thanh toán, vay
nợ, tham gia các sản phẩm tài chính, quản lý doanh nghiệp,…

Ngân hàng số sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng
và người dùng. Với đường truyền internet mạnh mẽ, ở mọi lúc mọi nơi, người dùng
có thể chủ động không gian và thời gian, tiết kiệm công sức của bản thân thay vì
phải đi ra các chi nhánh ngân hàng thực hiện giao dịch như trước. Việc sử dụng ngân
hàng số sẽ giúp khách hàng sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh một cách đáng kể. Với
nền tảng kỹ thuật số giúp cải thiện sự tương tác với khách hàng và đáp ứng được các
nhu cầu của khách hàng nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Cùng với đó là xử lý,
tính toán nhanh hơn, tạo độ chính xác cao trong tất cả các giao dịch. Với bất kỳ giao
dịch phát sinh nào từ hình thức ngân hàng số thì người dùng cũng đều nhận được mã
OTP riêng cho mỗi lần sử dụng, đồng thời cũng nhận được các thông báo và email
giúp tăng cường bảo mật tốt hơn.

Với dân số đạt gần 9 triệu người, TP.HCM trở thành nơi đông dân nhất cả nước
và cũng là một phân khúc thị trường đầy cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp
phát triển lâu dài. Nơi đây không chỉ thu hút các nhà đầu tư mà còn thu hút các bạn
trẻ đến sống và làm việc. Với khả năng bắt kịp và thích ứng nhanh với tiến độ của
sự phát triển trong thời kỳ kỷ nguyên số, các bạn trẻ tại TP.HCM trở thành nguồn
khách hàng mà các doanh nghiệp nhắm đến. Cụ thể hơn, sinh viên khối ĐHQG
TP.HCM là một bộ phận lớn được đánh giá là khách hàng tiềm năng. Qua đó, việc
lựa chọn và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng ngân hàng số của
sinh viên ĐHQG TP.HCM trở nên thiết thực và cần thiết hơn. Nghiên cứu này sẽ bổ
sung vào hệ thống lý thuyết hiện tại bằng việc xem xét vai trò điều tiết của một số
biến lên mối quan hệ giữa ý định và hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng số.

2. Mục tiêu của nghiên cứu


a) Mục tiêu tổng quát:
- Xác định những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ngân hàng số (Digital
Banking) của sinh viên thuộc khối ĐHQG TP.HCM.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xác định những yếu tố chính tác động đến hành vi sử dụng ngân hàng số
(Digital Banking) của sinh viên thuộc khối ĐHQG TP.HCM.
- Những yếu tố đó tác động thế nào đến ý định sử dụng sử dụng ngân hàng số
(Digital Banking) của sinh viên thuộc khối ĐHQG TP.HCM.
- Qua nghiên cứu, đưa ra những giải pháp, đề xuất tới các ngân hàng nhằm giúp
họ hoàn thiện và nâng cao chất lượng để các dịch vụ ngân hàng số có thể phát
triển và tiếp cận tới được nhiều người hơn.

3. Câu hỏi nghiên cứu


- “Ngân hàng số” được hiểu như thế nào? Ưu, nhược điểm của nó ra sao?
- Những yếu tố nào tác động đến hành vi sử dụng ngân hàng số (Digital
Banking) của sinh viên thuộc khối ĐHQG TP.HCM?
- Các yếu tố tác động thế nào tới ý định sử dụng ngân hàng số (Digital Banking)
của sinh viên thuộc khối ĐHQG TP.HCM?
- Thực trạng sử dụng ngân hàng số của sinh viên thuộc khối ĐHQG TP.HCM
hiện nay?
- Các giải pháp cụ thể cho các ngân hàng để nâng cao dịch vụ nhằm thúc đẩy ý
định sử dụng ngân hàng số (Digital Banking) của sinh viên thuộc khối ĐHQG
TP.HCM?
- Chuyển đổi số tác động thế nào tới ý định sử dụng ngân hàng số của sinh viên
thuộc khối ĐHQG TP.HCM hiện nay?

4. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu


a) Các tiếp cận nghiên cứu (tiếp cận marketing):
Trong xu thế hội nhập quốc tế, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải
luôn nắm bắt kịp thời các tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại. Trong thời kỳ kỷ
nguyên số, ngành công nghiệp 4.0 đang ngày càng hoàn thiện và phát triển. Sự phát
triển và thay đổi này đã tác động đáng kể đến ngành tài chính ngân hàng. Không chỉ
có các doanh nghiệp công nghệ tiên phong số hóa mà các doanh nghiệp tài chính
cũng dần đẩy mạnh quá trình này để cung cấp cho khách hàng những dịch tốt hơn
và dễ dàng hơn. Không chỉ gần đây mà trước đây đã tồn tại những nghiên cứu từ
trong nước đến ngoài nước cho thấy sự đổi mới và phát triển của ngành tài chính
ngân hàng trong thời kỳ số.

Sơ đồ: Nội dung, trình tự và cách tiếp cận nghiên cứu

b) Thông tin cần thu thập:

- Thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp sẽ được tổng hợp từ các dữ liệu đã
sẵn có:

+ Các tờ báo khoa học, bản báo cáo và các tài liệu nghiên cứu giấy về sự thay
đổi của ngành tài chính ngân hàng trong thời kỳ số

+ Các tài liệu về sự thay đổi hành vi khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ
ngân hàng số

+ Các thống kê nguyên nhân dẫn đến ý định sử dụng ngân hàng số

+ Bài viết từ các website khoa học, tài chính (saigondautu.com.vn,


vneconomy.vn, thesaigontimes.vn, ssrn.com, scholar.google.com.vn,
sciencedirect.com )
- Thông tin sơ cấp: Dữ liệu được tổng hợp từ bài khảo sát gửi thông qua email
cho sinh viên thuộc ĐHQG TP.HCM

c) Vấn đề nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng ngân hàng số
của sinh viên ĐHQG TP.HCM

- Khách thể nghiên cứu: Các sinh viên ĐHQG TP.HCM đang giao dịch tại ngân
hàng có sử dụng ngân hàng số

d) Khách thể nghiên cứu:

Không chỉ gần đây mà trước đây đã tồn tại nhiều các nghiên cứu trong và ngoài
nước cho thấy sự đổi mới của ngành tài chính ngân hàng và những tác động tác đáng
kể của nó đến người sử dụng cũng như các doanh nghiệp. Các bài báo cáo trước đây
có phạm vi nghiên cứu với đối tượng rộng hơn, ở nhiều lứa tuổi cũng như nghề
nghiệp, địa vị xã hội khác nhau. Nhưng nguồn cung thông tin để thực hiện khảo sát
rất khó, và mỗi nhóm đối tượng sẽ có rất ít người thực hiện khảo sát thực, chính vì
vậy thông tin có thể không được chính xác. Đề tài này được thực hiện đối với sinh
viên thuộc ĐHQG TP.HCM, với số lượng sinh viên lớn, cùng một nhóm tuổi, nên
hành vi tiêu dùng sẽ tương tự nhau, sẽ đưa ra kết quả chân thực hơn.
ĐHQG TP.HCM bao gồm 8 đơn vị thành viên (Trường Đại học Bách Khoa,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học
Kinh tế-Luật, Viện Môi trường-Tài nguyên, Trường Đại học An Giang) với số lượng
gần 80.000 sinh viên. Theo như thống kê, hiện nay sinh viên chiếm phần đông giới
trẻ trong xã hội và sẽ là những lực lượng lao động chính cũng như đối tượng khách
hàng của nhiều doanh nghiệp. Việc có thể tiếp cận và cung cấp những dịch vụ, chính
sách và sự phục vụ tốt nhất cho sinh viên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp.
Ngoài ra, sinh viên đều là những người trong độ tuổi rất trẻ (từ 18-22 tuổi) sẽ là
nhóm đối tượng quyết định hành vi tiêu dùng trong tương lai và có ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng của cả những thế hệ sau và thế hệ trước. Vì là trong độ tuổi nhỏ
nên sinh viên dễ dàng chấp nhận và tiếp thu các công nghệ mới, sẵn sàng thử nghiệm
các cải tiến dịch vụ mới và từ đó có thể tạo ra các xu hướng, các đổi mới trong tương
lai. Vì vậy việc khảo sát đến đối tượng sinh viên sẽ giúp doanh nghiệp có thể thay
đổi và sau này dễ tiếp cận hơn đến với những khách hàng tiềm năng.

e) Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu định tính:


+ Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp và thảo
luận với nhóm sinh viên nhằm mục đích: thu thập, thẩm định thông tin và số
liệu về mô hình nghiên cứu và các nhân tố để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
cho nghiên cứu định lượng.
+ Đối tượng tham gia: Nhóm sinh viên gồm 10 sinh viên từ 8 trường đại học
thuộc thành viên ĐHQG TP.HCM.
+ Phương pháp phỏng vấn và thảo luận: Dưới sự dẫn dắt của nhóm tác giả,
các sinh viên tham gia trình bày quan điểm cá nhân theo dàn bài được soạn
sẵn.
+ Kết quả thảo luận: Nhóm tác giả sẽ tổng hợp, thống kê các chia sẻ của 10
sinh viên, hiệu chỉnh nếu có sai lệch và kết luận thông tin lập khảo sát định
lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Phương pháp lấy mẫu và quy mô mẫu
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp thông
qua các nghiên cứu và báo cáo trước đây từ các website
(saigondautu.com.vn, vneconomy.vn, thesaigontimes.vn,...) và tài liệu uy
tín. Nguồn thông tin sẽ được làm tiền đề cho việc phân tích khái quát cơ sở
lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát sinh viên thuộc ĐHQG TP.HCM giao
dịch tại ngân hàng có sử dụng ngân hàng số thông qua bảng câu hỏi được
gửi qua email. Bằng phương pháp này, nhóm tác giả sẽ đưa ra hướng dẫn
trước khi bắt đầu bài khảo sát và số liệu thu thập sẽ được tự động thống kê
dưới dạng sơ đồ sau mỗi lần sinh viên khảo sát.
+ Thang đo và mã hóa thang đo
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp thống kê mô tả: Ứng dụng phần mềm SPSS, lập bảng tần số
để mô tả các thuộc tính trong mẫu nghiên cứu gồm: Giới tính, độ tuổi, trình
độ của đối tượng phỏng vấn.
+ Phương pháp thống kê so sánh:
 So sánh với các số liệu đã dự tính nhằm xác định sự thay đổi về:
(1) Tình hình sử dụng ngân hàng số hiện nay của sinh viên thuộc ĐHQG
TP.HCM
(2) Các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến hành vi sử dụng ngân
hàng số của sinh viên
 Rút ra kết luận về xu hướng sử dụng của sinh viên và đề xuất các biện
pháp thay đổi cho doanh nghiệp:
(1) Phương pháp quy hồi
(2) Phân tích SWOT: Phân tích dữ liệu đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức cho những giả thuyết được đề ra, cung cấp thông tin
để phát triển các bài nghiên cứu sau này. Từ đó thúc đẩy phát triển
điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro.
f) Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: Các trường thành viên thuộc ĐHQG TP.HCM
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ các bài báo, báo cáo khoa học có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu về sự thay đổi của ngành tài chính
ngân hàng và tác động của nó đến khách hàng trong những năm 2019 - 2022
+ Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát các sinh viên giao dịch ngân hàng có sử dụng ngân
hàng số thuộc ĐHQG TP.HCM bằng bảng câu hỏi thông qua email từ tháng
/2021 - /2021.

5. Cấu trúc của đề tài


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: Chương 1 trình bày tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên mục tiêu mà
đề tài hướng đến, phạm vi nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu.đồng thời xác định
được đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đưa ra phương pháp
nghiên cứu được sử dụng và những đóng góp dự kiến của nghiên cứu này. Kết cấu
của bài được trình bày cụ thể để thể hiện rõ nhiệm vụ và nội dung của đề tài.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.6 Kết cấu đề tài
Tóm tắt chương 1

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Mục tiêu: Chương 2 trình bày tổng quan các cơ sở lý thuyết và lý thuyết áp dụng vào
đề tài nghiên cứu. T đó đề xuất mô hình nghiên cứu cơ bản và các giả thuyết cho mô
hình nghiên cứu.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái quát (Nêu khái quát về hành vi tiêu dùng của khách hàng và chi tiết
thực trạng việc sử dụng ngân hàng số từ tổng quát đến chi tiết. Ví dụ như: từ Digital
Banking  việc sử dụng Digital Banking ở thế giới  ở Việt Nam  việc sử dụng
của sinh viên ĐHQG TP.HCM): nên chia làm 2.1.1.1 và 2.1.1.2
2.1.2 Lý thuyết áp dụng
2.2 Mô hình nghiên cứu
2.3 Các giả thuyết mô hình nghiên cứu
Tóm tắt chương 2

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Mục tiêu: Chương 3 nêu được các phương pháp thực hiện nghiên cứu, quy trình
nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu cần đưa ra nghiên cứu sơ bộ, để có cơ sở thực hiện
nghiên cứu chính thức, giúp hạn chế được rủi ro trong lúc nghiên cứu.
3.1 Các phương pháp nghiên cứu
3.2 Quy trình nghiên cứu
3.3 Nghiên cứu sơ bộ
3.4 Nghiên cứu chính thức
3.4.1 Lựa chọn mẫu nghiên cứu
3.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi
3.4.3 Phương pháp khảo sát
3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Tóm tắt chương 3

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Mục tiêu: Chương 4 giới thiệu tổng quan về đơn vị nghiên cứu. Đánh giá sơ bộ thang
đo, tổng kết, phân tích giải thích kết quả nghiên cứu. Đồng thời kiểm định mô hình
và các giả thuyết sử dụng trong nghiên cứu.
4.1 Mô tả nghiên cứu
4.1.1 Mô tả tổng quát
4.1.2 Thông tin cơ bản của đối tượng được điều tra
4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo
4.3 Phân tích nhân tố
4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Tóm tắt chương 4

CHƯƠNG V: THẢO LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU


Mục tiêu: Chương 5 trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được, đề xuất các hàm
ý nghiên cứu, một số kiến nghị và hạn chế của nghiên cứu.
5.1 Tóm tắt và thảo luận kết quả nghiên cứu
5.2 Một số kiến nghị
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho những nghiên cứu khác trong tương
lai

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH VÀ CÂU TRẢ LỜI CỦA 10 SINH VIÊN
(DỰ KIẾN)
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ THỐNG KÊ (DỰA VÀO CÁC BẢNG THỐNG KÊ)

You might also like