You are on page 1of 12

TÁC ĐỘNG CỦA FINTECH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG VIỆT NAM.


Khuất Đình Vinh - CQ60/21.07CLC
SĐT: 0327435978
Email: khuatdinhvinh789@gmail.com
TÓM TẮT:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là khơi nguồn để các ứng dụng công
nghệ vào đời sống được phát triển, trong đó ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính
(hay còn gọi là Fintech) đang có đà bứt phá mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt đặt
trong bối cảnh khi người tiêu dùng cho xu hướng chuyển từ các hoạt động mua sắm từ
trực tiếp thành trực tuyến là hệ quả để lại sau 2 năm dịch Covid - 19 hoành hành, xã hội
bị phong tỏa. Fintech xuất hiện khiến cho hệ sinh thái của ngành tài chính - ngân hàng trở
nên phong phú hơn, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều hơn người dân “gia nhập”
vào xu hướng thanh toán trực tuyến. Phát triển bùng nổ cũng kéo theo rất nhiều các thách
thức đối với các bên tham gia phải vượt qua từ nhà cung cấp sản phẩm đến khách hàng.
Bài báo cáo phân tích các tình hình thực tế của dịch vụ công nghệ tài chính và những tác
động của nó lên thị trường kinh tế Việt Nam, phần tích những thách thức, khó khăn đặt ra
để từ đó đề xuất phương án khắc phục cũng như định hướng phát triển.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động mạnh mẽ một cách toàn diện
mọi mặt của nền kinh tế toàn cầu. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các hoạt động liên
quan đến dịch vụ công nghệ tài chính - Fintech đang trở phát triển trở nên phổ biến, được
sử dụng ngày càng rộng rãi.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo là phân tích những tác động của Fintech và những
vấn đề đặt ra đối với ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Bài báo cáo gồm những mục
tiêu cụ thể như sau:
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của Fintech và những vấn đề đặt ra đối với ngành
tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của Fintech và những vấn đề đặt ra
đối với ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập thông tin dưới dạng thông tin thứ cấp thông qua các bài nghiên cứu, tài
liệu liên quan đến chủ đề, sách báo và các trang thông tin chính thống, tin cậy từ Internet.
Nguồn thông tin được ghi chú cụ thể ở mục Tài liệu tham khảo.
Phương pháp nghiên cứu:
Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính.
Xuất phát từ nguồn tài liệu sưu tầm được (bao gồm các lý thuyết, thông tin và số
liệu) tiến hành diễn giải, phân tích tác động của Fintech và những vấn đề đặt ra đối với
ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam theo mô hình SWOT.

5. Kết cấu của báo cáo


Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Thuật ngữ Fintech - Công nghệ tài chính.
Công nghệ tài chính (hay Fintech thuật ngữ là viết tắt của cụm từ “Financial
Technology”) được bắt nguồn từ đầu những năm 1990, và trong suốt thập kỷ qua, fintech
đã phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, trở thành một xu thế, hiện tượng nhận được nhiều
sự quan tâm đồng đảo từ cộng đồng các start-ups, các nhà đầu tư cũng như chính phủ các
cơ quan quản lý khác. Ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực tài chính tạo nên những kết quả
đột phá trở thành xu hướng tất yếu của việc phát triển nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia
hay vùng lãnh thổ nào. Fintech giờ đây là đại diện cho một cuộc cách mạng kỹ thuật số có
thể thành đổi toàn cảnh cách thức hoạt động của ngành Tài chính - Ngân hàng.
Fintech ở thị trường Việt Nam.
"Người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực (sau Thái Lan) về thái độ
tích cực đối với thanh toán không dùng tiền mặt, cho thấy việc áp dụng sẽ tiếp tục phát
triển nhanh chóng. 83% người tiêu dùng dự định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt
thường xuyên hơn, trong khi 77% thích các cửa hàng chấp nhận thanh toán không dùng
tiền mặt. Niềm tin vào các phương pháp không dùng tiền mặt là rất cao, với 80% cho rằng
không dùng tiền mặt là một cách thanh toán an toàn hơn", các chuyên gia nhận định.

Người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về hành vi tích cực đối với thanh toán
không dùng tiền mặt.
Nhận thức được tầm quan trọng và tương lai phát triển của dịch vụ công nghệ tài
chính, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tiếp
cận vấn đề này một cách chủ động. Từ năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập những các
công ty Fintech đầu tiên thuộc lĩnh vực thanh toán ở Việt Nam, dù khi đó khái niệm
Fintech còn khá mới mẻ. Các công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
thông tin sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến để cung cấp các dịch vụ tài chính. Các công ty
sẽ hoạt động trong những lĩnh vực đặc trưng như: thanh toán (các định chế tài chính), cho
vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, quản lý tài sản (wealth management), tự động hóa
đầu tư chứng khoán (robo trading); công nghệ bảo hiểm (insurtech); tiền kỹ thuật số
(bitcoin), công nghệ blockchain; quản lý tài chính cá nhân. Sau 15 năm, Theo khảo sát của
Viện Nghiên cứu phát triển Công nghệ ngân hàng Đại học Quốc gia TP HCM
(VNUHCM-IBT), hiện có hơn 154 công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam.
Trong đó, 37 công ty hoạt động trong mảng thanh toán, 25 công ty hoạt động trong lĩnh
vực cho vay; 22 công ty làm về Blockchain, Crypto & Remittance. Các sản phẩm mà họ
cung cấp có thể là những sản phẩm dựa trên những ý tưởng sáng tạo mới hoặc có thể là
các sản phẩm cũ nhưng được cung cấp theo phương thức mới với một mục đích là đơn
giản hóa các thủ tục hành chính và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính. Đặc biệt, đặt
trong bối cảnh toàn thể giới, toàn xã hội đã từng trong thời kỳ khó khăn khi tình hình dịch
bệnh Covid 19 tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu từ đó dẫn đến hiện tượng người
tiêu dùng chuyển đổi phương thức mua sắm và thanh toàn từ trực tiếp thành trực tuyến
một cách nhanh chóng (theo Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Công ty Kiểm toán
Deloitte năm 2021), đây là một bước đệm, một điểm đột phá trong thời kỳ khó khăn để tạo
đà phát triển cho Fintech.
Như vậy, Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực tiên phong trong việc tiếp nhận và ứng
dụng nhanh chóng các đặc tính ưu việt của các giải pháp công nghệ để tăng cường đổi mới
sáng tạo, cải tiến sản phẩm, dịch vụ, cắt giảm chi phí qua đó mang lại nhiều lợi ích, giá trị
cho khách hàng. Việc ứng dụng Fintech có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của
các định chế tài chính đến sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại,
tiện ích. Trên nền tảng Internet và kỹ thuật số, đã có nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô
hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã được các doanh nghiệp Fintech
phát triển. Trước sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như Big Data, AI (trí tuệ
nhân tạo), công nghệ blockchain, điện thoại thông minh… Fintech đang dần trở thành
cánh tay nối dài của ngân hàng tới khách hàng.
Thách thức của Fintech đối với ngành dịch vụ tài chính.
Fintech mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế một cách rất rõ ràng, tuy nhiên
bên cạnh đó Fintech cũng không phải luôn tối ưu mà không xuất hiện những thách thức,
rủi ro nảy sinh. Điển hình cho các vấn đề hạn chế có thể kể đến trong trường hợp này đó là
câu chuyện về quản lý. Lấy ví dụ cụ thể, Fintech cùng với hiện tượng số lượng người
tham gia sử dụng dịch vụ tài chính và làm cho các giao dịch xuyên biên giới trở nên dễ
dàng hơn. Điều này làm cho việc giám sát các giao dịch thanh toán trở nên phức tạp hơn
đối với các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Hay đối với một lượng thông tin, database
khổng lồ xuất hiện sau khi hoạt động tài chính trực tuyến trở nên phổ biến một cách mạnh
mẽ chưa từng xuất hiện trong quá khứ như thời gian qua sẽ được lưu trữ và xử lý sao cho
hiệu quả, hợp lý và đảm bảo tính bảo mật thông tin.

Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu


Theo tờ The Banker đã nhấn mạnh trong một bài viết rằng: “Fintech là một ngành
công nghiệp toàn cầu, đa lĩnh vực, có phạm vi rộng, sự tăng trưởng của nó không chỉ ảnh
hưởng đến ngành ngân hàng trên toàn thế giới mà còn cả xã hội nói chung. Các cuộc tìm
hiểu kỹ lưỡng, phỏng vấn và đưa tin của chúng tôi về sự phát triển của thanh toán, tài
chính và ngân hàng được thúc đẩy bởi các bản cập nhật, tin tức và bình luận liên tục về các
giao dịch, vòng cấp vốn và quan hệ đối tác.”
Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua, đạt
8,2% GDP vào năm 2021. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế kỹ thuật số lên
20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030. Ưu thế dân số trẻ và hiểu biết về
công nghệ hỗ trợ khởi đầu cho Số hóa, với khoảng 70% dân số dưới 35 tuổi. Mức độ thâm
nhập Internet đang tăng nhanh ở mức khoảng 70% dân số và chủ yếu dựa trên thiết bị di
động. Tốc độ Internet đã tăng nhanh chóng. Tốc độ internet di động đã trở thành nhanh thứ
hai trong ASEAN.

Hình: Nền kinh tế Internet của Việt Nam dự kiến sẽ lớn thứ 2 trong ASEAN vào năm 2023

Đặc điểm của Fintech và tính ưu việt của Fintech:


Thứ nhất, trong lĩnh vực ngân hàng, fintech hỗ trợ các dịch vụ chuyển tiền và thanh
toán.
Thứ hai, trong lĩnh vực tài chính cho vay, Fintech là nền tảng kết nối người đi vay
và người cho vay không gặp mặt trực tiếp. Tất cả các quy trình, chẳng hạn như thủ tục
nhập học, đăng ký và hoàn thành, phê duyệt tự động, v.v., đều được hỗ trợ gián tiếp thông
qua việc sử dụng fintech của các công ty cho vay.
Thứ ba, công nghệ tài chính hiện nay dựa trên trí tuệ nhân tạo, giống như robot có
thể nhận diện, thiết kế và xây dựng các nhu cầu, dịch vụ tài chính thông qua hệ thống thuật
toán do doanh nghiệp tự thiết lập. Do đó, các ứng dụng vay trực tuyến đều có quy trình
vay tương đối giống nhau.
Thứ tư, Fintech là bước khởi đầu của công nghệ 4.0 trong tài chính bởi nó đã thay
đổi thói quen của người tiêu dùng, người vay từ truyền thông sang online giúp cho khách
hàng của ngân hàng, công ty tài chính có thể hiện thức hóa các công việc trước đây thực
hiện truyền thống trực tiếp.
Thứ năm, Fintech còn thay đổi nguồn nhân lực tài chính trong tương lai, nhân lực
không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu rõ và làm được các công việc
liên quan đến công nghệ thông tin. Cục diện nhân lực sẽ thay đổi không dùng nhiều như
trước đó mà 1 người có thể hỗ trợ nhiều khách hàng trong một lần.
Từ những đặc điểm được nêu, ta có thể nhận ra những điểm thể hiện tính ưu việt của
Fintech so với các phương pháp truyền thống.
Dễ dàng tiếp cận với người dùng: Hiện nay việc sử dụng điện thoại thông minh
smartphone với dịch vụ internet là rất phổ biến ngoài xã hội. Chính vì vậy mà các công
nghệ tài chính fintech như thanh toán, chuyển tiền qua các apps là khá dễ dàng, nhất là với
giới trẻ. Do đó, ứng dụng này thường được các ngân hàng gợi ý nhằm cung cấp dịch vụ
cho khách hàng, đặc biệt là việc thanh toán qua thẻ cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi
ở các siêu thị, nhà hàng, khách sạn ... rất thuận lợi và dễ dàng.
Chi phí thấp: Chi phí thanh toán qua mạng (chi phí duy trì trang mạng, tạo thẻ,
internet) rẻ hơn rất nhiều so với chi phí nhân công, thuê mặt bằng, tạo tiền mặt,... theo
phương thức thanh toán thủ công bình thường. Trong quá khứ trong mỗi giao dịch trực
tuyến người dùng thường xuyên phải trả một khoản phí theo quy định của từng ngân hàng,
tuy nhiên, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều không còn khoản phí này nữa, người dùng
hoàn toàn có thể thoải mái thao tác trực tuyến mà không còn bất kỳ khoản phụ thu nào
phát sinh.
Tốc độ nhanh: Fintech có tốc độ cực kì nhanh chóng, gần như là ngay lập tức trong
khi việc thanh toán, chuyển tiền thủ công mất nhiều thời gian do phải thực hiện các thủ tục
rườm rà, phức tạp.
Tính bảo mật cao: Việc sử dụng fintech cũng có độ bảo mật cao không kém dịch vụ
thủ công truyền thống. Người dùng fintech sẽ phải nhập ID, password hoặc có chữ ký của
chủ tài khoản mới có thể thanh toán. Bởi vậy, khách hàng sẽ ít khi phải lo lắng về độ bảo
mật của các dịch vụ do fintech cung cấp.
Thanh toán kỹ thuật số hiện là phân khúc Fintech chính. Một số giải pháp, sản phẩm
và dịch vụ công nghệ từ các công ty lớn đã thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư nước ngoài
như VNPAY, Momo, Moca (Grab Network), True Money Vietnam, ZION, OnePay,
Payoo, ViettelPay, ZingPay, ZaloPay (ví di động), Airpay, Shopee Pay và NAPAS.
Những tác động của Fintech đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam.
Thứ nhất, xu hướng Ngân hàng số (Digital banking):
Theo Five Degrees (2017), ngân hàng kỹ thuật số là ngân hàng số hóa tất cả hoạt
động, chương trình và chức năng. Nó không những số hóa SPDV mà còn tự động hóa quy
trình và kết nối với các phần mềm trung gian. Ngân hàng số là bước tiến cao hơn nền tảng
ngân hàng trực tuyến. Ngân hàng kỹ thuật số dựa trên dữ liệu lớn, phân tích và bao gồm
các công nghệ tiên tiến tập trung vào trải nghiệm của khách hàng.
Ngân hàng số khác với ngân hàng trực tuyến và ngân hàng truyền thống ở một số
điểm như sau:
Ngân hàng truyền thống các hoạt động đa số cần đến sự tham gia của nhân viên
ngân hàng như nhập liệu vào máy tính, kiểm soát giấy tờ, ký kết,... và khách hàng phải đến
trực tiếp ngân hàng để giao dịch. Khách hàng khi cần giao dịch phải thực hiện trong giờ
làm việc của ngân hàng, đối với các sự cố phát sinh ngoài giờ không thể xử lý kịp thời.
Ngân hàng trực tuyến có sự cải tiến hơn khi khách hàng có thể giao dịch trực tuyến bất cứ
khi nào, bất cứ ở đâu chỉ cần có thiết bị kết nối Internet.
Ngân hàng kỹ thuật số số hóa mọi chương trình và hoạt động ngân hàng. Khách
hàng chưa từng giao dịch với ngân hàng vẫn có thể đăng ký sử dụng SPDV từ xa, mọi sự
cố hầu hết có thể xử lý trực tuyến, thậm chí họ có thể gặp nhân viên tư vấn thông qua gọi
video.
Thứ hai, là xu hướng Internet of Things.
IoT mang lại những lợi ích cho ngành tài chính ngân hàng như:
Khi khách hàng truy cập dữ liệu bằng thiết bị thông minh, ngân hàng có thể cung
cấp cho khách hàng các giải pháp và khuyến nghị phù hợp để đưa ra các quyết định tài
chính phù hợp. Từ đó, số lượng khách hàng trung thành của ngân hàng ngày càng tăng.
Ngoài việc hỗ trợ khách hàng cá nhân, ngân hàng còn có thể giúp khách hàng doanh
nghiệp hiểu nhu cầu của doanh nghiệp thông qua Internet of Things, chuỗi giá trị bao gồm
nhà cung cấp, nhà bán lẻ, đóng góp và cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Các ngân hàng có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ giá trị gia tăng, hỗ trợ tài chính và các
sản phẩm cùng có lợi.
Khi xe hơi được kết nối: Các ngân hàng kết nối vạn vật có thể cung cấp các SPDV
liên quan đến chức năng tự thanh toán, phí cầu đường, phí bảo hiểm,... được tích hợp trên
ô tô. Khi thành phố được kết nối: Họ không cần phải đem theo tiền mặt hay bất kỳ loại thẻ
nào vì ngân hàng đã kết nối với các cửa hàng để khách hàng có thể thanh toán bằng cách
nhận diện gương mặt, hoặc sinh trắc học.
Thứ ba, xu hướng sử dụng dữ liệu lớn (Big Data)
Big Data là một công cụ hiệu quả để ứng dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phát
huy tác dụng trong một số hoạt động như: chống rửa tiền, chống gian lận và giả mạo, phân tích
dự báo, phục vụ khách hàng,... Dữ liệu lớn không chỉ lưu trữ thông tin khách hàng đơn thuần như
họ tên, số điện thoại, địa chỉ, mà còn có thông tin về năng lực tài chính, trình độ học vấn, tiền sử
liên quan đến pháp luật,... không chỉ trong nước mà còn kết nối toàn cầu. Chỉ cần một khách hàng
đến giao dịch ở bất kỳ ngân hàng nào và ở bất kỳ đất nước nào đều có thể truy cập thông tin chính
xác và nhanh chóng để đưa ra quyết định cung cấp dịch vụ cho khách hàng phù hợp. Nếu khách
hàng có hành vi phạm pháp hay rửa tiền ở đất nước này thì sẽ không được giao dịch ở các quốc
gia khác, điều mà trước đây khi không có dữ liệu lớn thì không thể làm được. Dữ liệu lớn còn
giúp cho ngân hàng phát hiện gian lận trong các giao dịch. Bên cạnh đó, dữ liệu lớn trong phân
tích dự báo giúp ngân hàng xác định được hành vi của người sử dụng trong từng thời kỳ để có thể
điều chỉnh các chính sách cũng như tính năng của các sản phẩm sao cho thích hợp.
Thứ tư, xu hướng sử dụng sinh trắc học
Theo Ahmed Lawal và Richard Ogbu Chukwu (2014), công nghệ sinh trắc học ra đời thay
thế cho mật khẩu truyền thống bằng các nhận dạng vật lý và hành vi của con người. Sinh trắc học
bao gồm quét võng mạc mắt, dấu vân tay, hình dạng bàn tay, nhận diện khuôn mặt, và nhận diện
giọng nói. Lợi ích của công nghệ sinh trắc học mang lại cho ngân hàng như chống rửa tiền; ngăn
chặn trộm cắp thẻ ATM, hay đánh cắp tài khoản ngân hàng Internet banking; gia tăng trải nghiệm
khách hàng bằng việc gia tăng bảo mật và nâng cao chất lượng của SPDV ngân hàng; giảm chi
phí liên quan đến việc phòng chống rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Các hình thức xác minh
danh tính khách hàng bằng sinh trắc học có thể thực hiện trước khi tiến hành các giao dịch trên
Internet banking, Mobile banking, POS, hoặc tại các điểm đặt ATM. Nhiều công ty trong lĩnh vực
này đã và đang phát triển tương đối ổn định cho thấy tiềm năng phát triển công nghệ ứng dụng
sinh trắc học vào việc nhân diện thanh toán.
Nhận định,
Những đột phá mới trong ứng dụng công nghệ vào ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam
đã đem lại nhiều những cơ hội phát triển có thể liệt kê như: Hoàn thiện cách thức quản trị ở bộ
máy các ngân hàng cũng như các tập đoàn, công ty tài chính, hoàn thiện và mở rộng hệ thống dữ
liệu ngân hàng, tăng khả năng và cơ hội có thể tiệp cận thị trường thế giới của các doanh nghiệp
Việt Nam, hay không đâu xa, có thể liệt kê đến những lợi ích mà chính những người dùng đang
nhận được nhờ xu hướng công nghệ tài chính phát triển như hiện nay như ra đời các công nghệ
mới như internet banking, mobile banking, công nghệ thẻ chip, ví điện tử … càng ngày càng phát
triển mạnh tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại, giúp các
ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí giao dịch, gia tăng được cạnh tranh, mở rộng
đối tượng khách hàng, phổ biến tới các khu vực vùng sâu, vùng xa, nhắm hướng tới việc hoàn
thành định hướng của Chính phủ về phát triển Tài chính toàn diện.
Những khó khăn, thách thức đặt ra đối với công nghệ tài chính - fintech:
Thứ nhất, vấn đề về rủi ro thanh khoản.
Các sản phẩm liên quan đến công nghệ tài chính bản chất được tạo nên từ nền tảng công
nghệ, dẫn đến việc không thể tránh khỏi những tác động, ảnh hưởng, thậm chí là tấn công từ công
nghệ là không tránh khỏi. Giải pháp công nghệ thông tin càng hiện đại, tân tiến thì rủi ro càng dễ
xảy ra, một sự cố có thể ảnh hướng đến toàn bộ hệ thống của đơn vị đó. Các doanh nghiệp phải
đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn gây ra những hậu quả khó lường (gian lận tài chính, tội phạm
công nghệ tấn công hệ thống, đánh cắp dữ liệu, phát tán mã độc,...).
Thứ hai, vấn đề thông tin bất cân xứng.
Sự phát triển quá nhanh chóng cũng đi kém những khó khăn cho người sử dụng khi không
thể theo kịp bắt kịp sự phát triển đó dẫn tới hiện tượng bị sai lệch hay không biết cách bảo mật
các thông tin cung cấp trên hệ thống tạo ra một kẽ hở là yếu điểm để các “hacker công nghệ” tấn
công để chiếm đoạt tài sản cá nhân.
Thứ ba, vấn đề cạnh tranh.
Trong cuộc đua công nghệ này sẽ đẩy mạnh tính cạnh tranh, các bên trở thành đối thủ của
nhau liên tục đưa ra những quyền lợi, những ưu đãi nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh số. Bên
cạch đó, sự xuất hiện của các công ty Fintech cũng khiến cho thị trường trở nên đa dạng các bên
tham gia hơn dẫn đến các ngân hàng buộc phải chia sẻ thị phần cho các công ty này. Đặt ra một
bài toán lớn cho các nhà quản lý của các ngân hàng làm sao phải hoạch định được chiến lược phát
triển nhanh mà bền vững.
Lấy con số cụ thể, năm 2015, Việt Nam có 39 công ty Fintech. Con số này tăng lên 44 công
ty vào năm 2017, lên 124 công ty vào năm 2019 và năm 2023 con số này đã lớn hơn 154 công ty.
Thứ tư, vấn đề giám sát hệ thống.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ có thể thay thế cho lượng lớn nhân viên của các ngân
hàng đang làm việc trực tiếp tại các quầy giao dịch truyền thống. Xu hướng “ngân hàng không
giấy”, “tổ chức tài chính không giấy”, trí tuệ nhân tạo, robot sẽ ngày càng phổ biến. Các chi
nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng ngày càng thu hẹp cả về quy mô và số lượng...
Người tiêu dùng sẽ có xu hướng phụ thuộc nhiều vào sự giám sát của trí tuệ nhân tạo.
Hành lang pháp lý cho kinh tế số chưa đủ và đồng bộ, hạ tầng công nghệ thông tin còn tồn
tại những bất cập nhất định, mức độ nhận thức, hiểu biết về dịch vụ tài chính, về ngân hàng số
của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế. Fintech cùng với sự tăng trưởng quá nhanh so với hệ
thống pháp luật hiện hành, có nhiều điểm đổi mới được cập nhật tính theo giây dẫn đến nhiều
trường hợp của pháp luật hiện hành chưa theo kịp, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hiện
tượng lừa đảo xuất hiện ngày càng nhiều trong thị trường.

Chương 3: Các giải pháp, kiến nghị và đề xuất


Giải pháp nhằm khắc phục những thử thách đặt ra đồng thời phát triển công nghệ
tài chính.
Thứ nhất, đẩy mạnh giải quyết những hạn chế, thiếu sót về trình độ, năng lực của
nhân viên. Chuyển đổi bộ máy nhân sự các cấp theo hướng chuyên môn hoá, làm chủ công
nghệ, hạn chế sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên
môn phụ trách về an toàn thông tin, có đạo đức, kỷ luật, nhằm ngăn ngừa sự câu kết với tội
phạm mạng.
Thứ hai, thắt chặt kiểm soát các giao dịch tài chính thông qua nền tảng công nghệ,
đề cử bộ phận chuyên viên về an ninh thông tin để kịp thời phát hiện những lỗ hổng từ đó
đưa ra những phương án khắc phục tránh để lại những hậu quả đáng tiếc không nên có.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới hỗ trợ sự cố an ninh công nghệ thông tin
ngành Ngân hàng.
Thứ ba, đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ, đẩy mạnh tự động
hóa các quy trình bao gồm cả công tác kiểm soát để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phối kết hợp các các cơ quan chức năng có thẩm quyền để chia sẻ thông tin và hỗ trợ hoạt
động đảm bảo an toàn, an ninh mạng của ngành Ngân hàng.
Thứ tư, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng, trong đó
chú trọng đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng
cao; tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng đủ
năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu quản lý và kinh doanh ngân hàng.
Thứ năm, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập
quốc tế, học hỏi những mô hình quản lý dựa vào công nghệ cao của các Ngân hàng Trung
ương trên thế giới một cách linh hoạt thông minh phù hợp. Tăng cường và mở rộng quan
hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm thu hút các nguồn vốn và công nghệ cao phục vụ
việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Kết luận
Sự xuất hiện của fintech đã dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc và hoạt động của
hệ thống ngân hàng và toàn bộ thị trường tài chính. Sự phát triển không ngừng của các
công ty fintech tại Việt Nam và trên thế giới là bằng chứng sống cho thấy cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 đang diễn ra trong ngành tài chính ngân hàng toàn cầu. Sự xuất hiện của
nó đã tạo ra rất nhiều giá trị cho người dùng và xã hội. Nhiều nước đã phát triển fintech
trong hơn 10 năm qua, nhưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết ngành
công nghiệp fintech ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Vì vậy, cần
phân tích sự phát triển, triển vọng của fintech và những chuyển động ban đầu trong lĩnh
vực tài chính - ngân hàng. Thông qua nghiên cứu, đánh giá và phân tích, các nhân người
viết đề xuất các khuyến nghị chính sách cho môi trường fintech thúc đẩy phát triển công
nghệ trong lĩnh vực tài chính. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và xu hướng phát triển của hệ
thống ngân hàng trên thế giới và Việt Nam, tác giả đề xuất nhóm giải pháp nhằm phát huy
những lợi thế sẵn có, tận dụng những cơ hội hiện có, hạn chế tối đa những hạn chế và
thách thức đối với xã hội. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề này được rất
nhiều người quan tâm. Trong quá trình triển khai, nhóm nghiên cứu gặp không ít khó khăn
trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo, do các công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề
này ở Việt Nam còn khá hạn chế, phần lớn tập trung vào vấn đề chuyển đổi số của hệ
thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã phát hiện ra
tiềm năng mà Công nghiệp 4.0 và công nghệ tài chính mang lại cho việc quản lý ngân
hàng trung ương và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu. Tôi muốn khai thác sâu hơn
chủ đề này trong các nghiên cứu sau này và rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để
chúng ta cùng nhau phát triển tri thức mới, nắm bắt tri thức nhân loại.

Tài liệu tham khảo


1. https://www.thebanker.com/Fintech-Fortnightly-July-26-2023-1690378189
2. Deloitte (2021), Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam,
https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/consumer-
business/vn-cb-consumer-survey-2021-vn-version.pdf
3. Tạp chí: Diễn đàn doanh nghiệp / Diễn đàn Tài chính,
https://diendandoanhnghiep.vn/viet-nam-dung-thu-2-chau-a-ve-khong-co-tai-
khoan-ngan-hang-226764.html
4. Sustainable Development of a Mobile Payment Security Environment Using Fintech
Solutions,
https://www.proquest.com/docview/2558947793/181EA22E249D40C9PQ/22
5. Evaluation of service quality and user experience on credit card application using
e-SERVQUAL model and usability testing,
https://www.proquest.com/docview/2557517705/181EA22E249D40C9PQ/28
6. https://tapchitaichinh.vn/day-manh-ung-dung-cach-mang-cong-nghiep-4-0-trong-
linh-vuc-ngan-hang.html

You might also like