You are on page 1of 11

Tổng quan Fintech

I. Công nghệ tài chính Fintech là gì?

Fintech (viết tắt từ Financial Technology – dịch ra là Công nghệ tài chính) là thuật ngữ chỉ việc áp
dụng những công nghệ tiên tiến để cải thiện, nâng cao chất lượng của các phương pháp cung cấp dịch
vụ tài chính truyền thống.

Trong lịch sử, Fintech đã xuất hiện từ những năm 1850, cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
phát triển thì thuật ngữ này mới thực sự được công chúng quan tâm.

Ban đầu, Fintech được sử dụng cho công nghệ lưu trữ dữ liệu của các tổ chức tài chính thương mại.
Sau đó, từ cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thuật ngữ này được mở rộng bao gồm tất cả những đổi
mới công nghệ trong lĩnh vực tài chính như: dịch vụ ngân hàng di động, đầu tư trực tuyến, ví điện tử,
cho vay ngang hàng, tiền mã hóa Bitcoin,…

Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng đến hơn 10.000 công ty Fintech đang cạnh tranh với các ngân hàng
trong lĩnh vực tài chính, trong khi đó tại Việt Nam ghi nhận con số là hơn 150 công ty đang hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ tài chính tính đến thời điểm cuối năm 2021.

Công ty Fintech được hiểu là những công ty công nghệ triển khai xây dựng nền tảng tài chính số hoặc
cũng có thể là những tổ chức tài chính áp dụng kỹ thuật số, công nghệ vào hoạt động của họ.

II. Fintech bao gồm những gì?

Dựa theo chức năng và đối tượng, các sản phẩm Fintech hiện bao gồm 2 nhóm:

 Nhóm thứ nhất – Phục vụ người tiêu dùng: là các giải pháp giúp cải tiến trải nghiệm khách
hàng trong các hoạt động tài chính như giao dịch thanh toán, vay tiền, gọi vốn cộng đồng, đầu
tư,…
 Nhóm thứ hai – Back-office: là các công ty hỗ trợ, cung cấp các giải pháp công nghệ cho các tổ
chức phát hành hoặc đại lý phân phối như bảo mật thông tin, nhận diện người dùng, quản trị rủi
ro…

Theo đó, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính số của người dân một cách thuận tiện
nhất, hệ sinh thái Fintech đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiêu biểu cụ thể như:

1. Ví điện tử
Ví điện tử được xem là giải pháp Fintech làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dùng trong
chi tiêu tài chính với việc: chuyển nhận tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua sắm hàng
hóa,… tất cả đều được diễn ra trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Thông thường ví điện tử của khách hàng sẽ được liên kết với ngân hàng sau đó nạp tiền thì mới có thể
thực hiện thanh toán các giao dịch.

Một số ví điện tử nổi tiếng trên toàn thế giới như: PayPal, Apple Pay, Venmo,… hay tại Việt Nam
không thể không nhắc đến: MoMo, VNPay, ZaloPay, Moca, ShopeePay…

2. E-Banking

E-Banking được coi là minh chứng điển hình nhất cho sự hợp tác giữa ngân hàng và Fintech. Theo ông
Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước chia sẻ: “Nhờ đến với Fintech, các
ngân hàng đã có được cả một hệ sinh thái số”.

E-Banking là bộ công cụ quản lý tài chính thông minh giao dịch 24/7, bao gồm: Mobile-banking,
Internet-banking, SMS-banking,.. Để sử dụng được các sản phẩm số này, khách hàng vẫn cần đến ngân
hàng để hoàn tất thủ tục đăng ký, nhận thẻ ATM nội địa và được cấp tài khoản để sử dụng các dịch vụ
online.

Bộ công cụ này sẽ bao gồm đầy đủ các chức năng ngân hàng như kiểm tra số dư, lịch sử giao dịch,
chuyển tiền, thanh toán, vay vốn, đầu tư và bảo hiểm.

Nhờ có e-Banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính online tại bất cứ đâu và bất cứ
thời điểm nào, tất cả các quy trình đều được đơn giản hóa, tăng tốc độ giao dịch và đề cao tính bảo mật.

1. P2P Lending (Cho vay ngang hàng)

P2P Lending (còn được gọi là Cho vay ngang hàng) là ứng dụng được thiết kế và xây dựng trên nền
tảng công nghệ 4.0, kết nối trực tiếp giữa người vay tiền và người cho vay (nhà đầu tư) mà không cần
thông qua bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào.

Đặc biệt, khi đầu tư vào mô hình P2P Lending người dùng thực hiện hoàn toàn trên nền tảng số với
những lợi ích tuyệt vời như:

 Lợi nhuận hấp dẫn: So với đầu tư truyền thống thì P2P Lending mang lại lãi suất cao hơn rất
nhiều. Mức lãi suất dao động từ 15%-20%/ năm. Chẳng hạn, như đầu tư qua mô hình P2P Lending
tại Fiin Credit lãi suất là 20%/năm, vượt trội hơn rất nhiều so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng.
 Quy trình, thủ tục nhanh chóng: Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại và các tính năng hữu ích
đã rút ngắn thời gian quy trình cũng như duyệt hồ sơ, thủ tục đầu tư và vay vốn. Khi đăng ký hồ sơ,
cả nhà đầu tư và người đi vay đều thực hiện hoàn toàn online chỉ mất từ 1-3 phút.
 Dễ dàng tham gia từ số vốn nhỏ: Chỉ với số vốn từ 1 triệu đồng bạn có thể tham gia đầu tư qua
mô hình P2P lending một cách tiết kiệm và hiệu quả. Từ số vốn nhỏ, bạn hoàn toàn có thể tái đầu tư
để nhận khoản lãi kép, từ đó tăng hiệu quả của quá trình đầu tư.

P2P Lending được xem là mảng mạnh nhất của Fintech Việt Nam trong thời gian gần đây, không chỉ
giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn khoản cho vay với mức lãi suất hấp dẫn, mà còn là giải pháp cấp vốn
tức thì cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn về tài chính.

Có thể thấy sự ra đời của các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên trên nền tảng công nghệ
(Fintech) như mô hình P2P Lending đã mở ra kênh tiếp cận vốn mới cho những khách hàng không đủ
tiêu chuẩn vốn vay ngân hàng, đồng thời giúp đẩy lùi hoạt động vay nóng tín dụng đen hiệu quả.

Một số công ty cho vay ngang hàng uy tín ở nước ta có thể kể đến như: Fiin Credit, Tima,
Vayonline247, Doctor Dong,…

2. Ứng dụng đầu tư chứng khoán

Thay vì phải đến tận các sàn giao dịch chứng khoán như trước đây, sự bùng nổ của Fintech đã đơn giản
hóa mọi thao tác cho nhà đầu tư chỉ trên một chiếc điện thoại di động.

Không nằm ngoài xu hướng phát triển của công nghệ tài chính, các công ty chứng khoán đã rất nhanh
nhạy và triển khai hàng loạt các ứng dụng đầu tư chứng khoán nhằm đơn giản hóa mọi quy trình cho
nhà đầu tư. Một số ứng dụng đầu tư chứng khoán mà bạn có thể tham khảo như: VnDirect, Finhay,
Infina,…

Các app đầu tư chứng khoán không chỉ hỗ trợ thực hiện các giao dịch, theo dõi thị trường mà còn tích
hợp các công cụ phân tích giúp nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp nhất.

Chỉ với chiếc smartphone có kết nối Internet, nhà đầu tư chỉ cần ngồi nhà cũng có thể nắm bắt các
thông tin về biến động thị trường, tình hình kinh doanh của các đơn vị có cổ phiếu được niêm yết trên
sàn chứng khoán.

1. Ứng dụng quản lý ngân sách

Không còn sổ sách rườm rà, không còn ghi chép thủ công chi tiêu hằng ngày, giờ đây việc quản lý tài
chính cá nhân đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ sự phát triển của ngành Công nghệ tài chính
(Fintech). 
Không chỉ giúp người dùng dễ dàng theo dõi các khoản chi tiêu, thu nhập, hoá đơn hàng ngày, các ứng
dụng quản lý ngân sách còn hỗ trợ người sử dụng lập các kế hoạch chi tiêu trong tuần, tháng, năm. Một
số ứng dụng quản lý chi tiêu hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như: Money Lover, Spendee, MISA
Money Keeper,…

Với sự góp mặt của các ứng dụng Fintech quản lý ngân sách, bạn hoàn toàn làm chủ tài chính cá nhân
thông qua các ghi chép, số liệu; chẳng hạn; với mức lương hằng tháng bạn nhận được, bạn đã chi tiêu
những gì, khoản tiền bạn tiêu có vượt quá mức ngân sách cho phép không,… từ đó có thể đưa ra những
kế hoạch phân bổ tài chính hợp lý hơn.

2. Mua trước trả sau (Buy Now Pay Later)

Một trong những thành tựu to lớn của ngành Fintech không thể không nhắc đến chính là sự ra đời của
các ứng dụng Buy Now Pay Later (Mua trước trả sau).

Buy Now Pay Later (Mua trước-Trả sau) là hình thức thanh toán trực tuyến cho phép khách hàng mua
sắm hàng hóa mà không phải chi trả toàn bộ chi phí một lần. Người dùng có thể chia nhỏ số tiền phải
trả thành nhiều lần và thanh toán theo từng chu kỳ mà không phát sinh bất cứ một chi phí nào nếu trả
đúng hạn.

Điểm nổi bật của hình thức Mua trước Trả sau chính là thủ tục đăng ký đơn giản, thao tác thuận tiện
với các danh mục sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của người dùng.

Đây cũng được xem là một giải pháp cân đối chi tiêu thông minh tương tự các ứng dụng quản lý ngân
sách phía trên.

3. Tiền điện tử (Cryptocurrency)

Cryptocurrency là loại hình tiền điện tử (tiền mã hóa) phi tập trung và không chịu sự quản lý bởi bất kỳ
cơ quan trung ương nào. Nó được lưu trữ và giao dịch thông qua phần mềm, ứng dụng di động hay
thông qua ví kỹ thuật số chuyên dụng. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện trên thiết bị điện thoại
thông minh hay máy tính bảng.

Hiện nay ở Việt Nam, công nghệ tiền mã hóa vẫn chưa được cấp phép giao dịch và chưa nhận được sự
bảo vệ trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên trên thế giới, tiền điện tử lại đang đóng vai
trò như một phương tiện trao đổi, có thể lưu trữ giá trị và là một đơn vị đo lường.

Mặc dù tiền điện tử có rất ít giá trị nội tại nhưng nhờ tính bảo mật gần như tuyệt đối, cùng sự tiện lợi và
nhanh chóng, chúng là ứng dụng Fintech sáng giá nhằm xác định giá trị cho các loại tài sản khác.
4. Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)

Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Satoshi Nakamoto (cha đẻ của đồng
tiền mã hóa đầu tiên – Bitcoin) đã phát minh ra một giao thức hệ thống tiền điện tử ngang hàng, giao
thức đó đã trở thành nền tảng để phát triển nên công nghệ Blockchain ngày nay.

Blockchain đóng vai trò như một “cuốn sổ cái” ghi chép lại toàn bộ giao dịch với tiền điện tử đã diễn
ra, “cuốn sổ” này hoàn toàn không có cơ sở dữ liệu trung tâm, mà nó được vận hành thông qua hệ
thống mạng máy tính của các “tình nguyện viên” trên khắp thế giới.

Blockchain là công khai, bất kỳ ai cũng có thể xem được nó vào bất kỳ thời điểm nào bởi nó nằm trên
mạng. Công nghệ này bảo mật thông tin thông qua các chuỗi (blocks) đã được mã hóa, cho phép người
này gửi tiền cho người khác một cách an toàn mà không cần thông qua ngân hàng hoặc các nhà cung
cấp dịch vụ tài chính.

Một số báo cáo cho rằng, blockchain có khả năng thay thế các công nghệ cũ của ngành ngân hàng, bởi
chúng tạo ra một cơ sở dữ liệu bảo mật và đáng tin cậy hơn những gì hiện có. Quan hệ hợp tác này giữa
Fintech và ngân hàng được kỳ vọng sẽ đưa các sản phẩm tài chính kỹ thuật số trở nên phổ biến rộng
rãi.

III. Lợi ích của Fintech trong cuộc cách mạng 4.0

Không thể phủ nhận rằng Công nghệ tài chính là một trong những thành quả dẫn đầu của cuộc cách
mạng 4.0, với những đóng góp lớn lao tới cuộc sống con người bằng cách:

 Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính: Nhờ những đổi mới và đột phá về công nghệ, Fintech đã
giúp cho các tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm/ dịch vụ nhanh chóng hơn, tiết kiệm chi phí hơn,
không giới hạn không gian và thời gian, từ đó gia tăng được sự hài lòng của khách hàng.
 Cải tiến phương thức giao dịch: Chuyển đổi xu hướng từ giao dịch tiền mặt trực tiếp sang giao
dịch trực tuyến mà nổi bật nhất là các dịch vụ ngân hàng số như Ví điện tử, Internet Banking,… 
 Xóa bỏ rào cản tiếp cận dịch vụ tài chính: Sự ra đời của Fintech đã tạo ra giải pháp cho người
dân ở vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận các dịch vụ tài chính. Ngoài ra, cá nhân không có nhiều tài
sản cầm cố hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là những đối tượng mà Fintech hướng tới bởi họ
không có khả năng vay vốn từ ngân hàng do những đòi hỏi khắt khe và thủ tục phức tạp.

IV. Những thách thức lớn khi ứng dụng Fintech

Mặc dù Fintech đang có sự phát triển không ngừng trên toàn thế giới, song việc triển khai áp dụng công
nghệ vào lĩnh vực tài chính tại Việt Nam vẫn còn đứng trước rất nhiều rào cản:
1. Đối với người dùng

 Rủi ro an ninh mạng: với việc ngày càng gia tăng các tội phạm mạng và cách lưu trữ dữ liệu phi
tập trung như hiện tại, khách hàng khi sử dụng các tiện ích từ Fintech có nguy cơ phải đối mặt với
các tình huống bị đánh cắp dữ liệu, lộ lọt thông tin cá nhân.
 Bẫy lừa đảo: Sự “hiện đại” của Fintech sẽ là một trở ngại lớn cho những người không có nhiều
hiểu biết về công nghệ. Việc sử dụng các dịch vụ tài chính nhưng không hiểu rõ về sản phẩm,
không có kiến thức nền tảng, không biết cách bảo mật thông tin sẽ khiến người dùng dễ mắc vào
bẫy của các đơn vị lừa đảo, tín dụng đen online núp bóng công ty Fintech, tạo sơ hở để các tội phạm
công nghệ tấn công chiếm đoạt tiền.

2. Đối với các đơn vị Fintech

 Tính cạnh tranh cao: Fintech là thị trường béo bở mà bất cứ ai cũng có thể nhảy vào, do đó việc
đối mặt và cạnh tranh với nhiều đối thủ khác là lẽ hiển nhiên mà bất cứ startup nào khi lựa chọn
Fintech đều phải lường trước.
 Thị trường hỗn loạn: Chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, đầy đủ là nguyên nhân xảy ra tình trạng
các doanh nghiệp tín dụng đen núp bóng Fintech mọc lên như nấm. “Vàng thau lẫn lộn” vô tình đẩy
các tổ chức Fintech uy tín rơi vào thế bí, khi “tín dụng đen” hay tội phạm lừa đảo còn hoành hành
thì niềm tin của người dân dành cho các công ty công nghệ tài chính rất dễ lung lay.

V. Tổng quan thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam 

1. Thành tích ghi nhận trong lĩnh vực Fintech

Bất chấp những ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 đến kinh tế toàn cầu, Fintech Việt Nam
vẫn có sức tăng trưởng mạnh mẽ với hàng loạt dòng vốn lớn rót vào các dự án công nghệ tài chính,
cùng với đó là sự ra đời của hàng trăm công ty Startup hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo bảng xếp hạng trung tâm Fintech toàn cầu năm 2021, điểm Fintech của Việt Nam xếp hạng 70
trên thế giới, trong đó thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội xếp lần lượt thứ 28 và 33 trong khu vực châu
Á – Thái Bình Dương. Đây là thành quả đáng khích lệ với 1 thị trường Fintech non trẻ như nước ta.

2. Tiềm năng phát triển Fintech tại Việt Nam

Dựa vào thống kê của Merchant Machine năm 2021, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc
gia có tỷ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng thấp nhất thế giới. Có tới 69% dân số
Việt Nam chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính, chưa có tài khoản ngân hàng. Các giao dịch bằng tiền
mặt chỉ đạt 26% trong khi tỷ lệ phổ cập Internet của người dân Việt Nam lên tới 66%.
Một điều tích cực là Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ ở mức cao, khả năng nắm bắt công nghệ nhanh nhạy
với hơn 70 triệu người dùng điện thoại thông minh. Những yếu tố này là lời khẳng định Việt Nam có
tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của ngành công nghệ tài chính trong tương lai.

3. Tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam

Mặc dù Fintech Việt vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, song lĩnh vực này đã và đang nhận được
sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. 

Nhận thức được tầm quan trọng và tiềm năng của Fintech đối với hệ thống tài chính – ngân hàng, Ban
Chỉ đạo Fintech của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã thiết lập kênh đối thoại trực tiếp với các
công ty Fintech để có thể hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động.

Tháng 6/2019, NHNN đã nghiên cứu, hoàn thiện Đề án Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Regulatory
Sandbox) hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.

Tháng 5/2020, Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Cơ chế thử
nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng nhằm hoàn thiện hệ sinh thái Fintech,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai công nghệ mới và thúc đẩy hợp tác giữa các công ty Fintech
và hệ thống ngân hàng.

VI. Các công ty tiêu biểu cho Fintech toàn diện

Tại Việt Nam, trong số hàng trăm công ty công nghệ tài chính và các startup “kỳ lân”, nổi bật có thể kể
đến: 

 Fiin Credit với ứng dụng kết nối Tài chính số


 M_Service với ví thanh toán điện tử Momo
 VNG với ứng dụng thanh toán di động ZaloPay
 Finsify Technology với ứng dụng quản lý tài chính Moneylover
 VpBank với ngân hàng số Timo

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới môi trường thuận lợi để phát triển Fintech ở Việt Nam đó
là Câu lạc bộ chuyên biệt về Fintech (CLB VietFinTech) trực thuộc Hiệp hội ngân hàng để các
doanh nghiệp trong ngành gặp gỡ, trao đổi, cập nhật và chia sẻ kinh nghiệm, cùng xây dựng khung
pháp lý cho lĩnh vực mới này. Một trong những thành viên hoạt động tích cực của CLB VietFinTech là
Công Ty Cổ Phần Đổi Mới Công Nghệ Tài Chính Fiin.
Công Ty Cổ Phần Đổi Mới Công Nghệ Tài Chính Fiin là đơn vị tiên phong hàng đầu Việt Nam
trong lĩnh vực tài chính số, hoạt động dưới tên thương hiệu Fiin Credit. Công ty được sáng lập và phát
triển bởi chuyên gia tài chính trong lĩnh vực Fintech – CEO Trần Việt Vĩnh.

Được thành lập từ năm 2018, Fiin Credit ra mắt với sản phẩm đầu tiên là ứng dụng kết nối tài chính số:
kết nối giữa nhà đầu tư online và người vay dưới mô hình P2P Lending (Cho vay ngang hàng).

Thực hiện sứ mệnh vì sự bình đẳng cho người Việt, từ người trẻ trên 18 tuổi tới người cao tuổi cũng có
thể sử dụng dịch vụ tài chính thuận tiện, Fiin Credit cung cấp giải pháp tài chính số toàn diện ngay trên
điện thoại di động.

Nguồn: https://fiin.vn/blog/fintech-la-gi/

SWOT

I. Strength – Điểm mạnh của Fintech

Fintech có nhiều ưu điểm, đặc biệt đối với ngành tài chính – ngân hàng:

 Fintech đáp ứng những nhu cầu của người dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện dù ở đâu và
bất kỳ lúc nào.
 Khẳng định công nghệ mới là yếu tố then chốt mà các doanh nghiệp cần đầu tư. Bỏ qua cơ sở hạ
tầng cồng kềnh, chỉ cần có công nghệ, mọi không gian và cách thức tiếp cận cũng như giao dịch
sẽ được tối ưu.
 Mang lại lượng khách hàng tiềm năng cho những ngân hàng hoặc công ty tài chính. Bởi đa phần
mọi người đều sở hữu các thiết bị điện tử thông minh.
 Ít ràng buộc về pháp luật, do đó có thể hoạt động và cung cấp dịch vụ của mình một cách tự do
và thoải mái.
 Giúp người trẻ khởi nghiệp thuận lợi. Trên thực tế, nhiều người trẻ hiện nay thường khởi nghiệp
từ các dự án liên quan đến Fintech.

II. Weaknesses – Điểm yếu của Fintech

Bên cạnh những ưu điểm, Fintech cũng tồn tại nhiều bất cập mà không phải ai cũng biết.

 Fintech có thể là bàn đạp cho vấn đề rò rỉ, đánh cắp thông tin cá nhân. Hoạt động trên nền tảng
mạng buộc Fintech phải đối mặt với vấn nạn này thường xuyên.
 Doanh nghiệp Fintech ra đời sẽ đối mặt với sự cạnh tranh khá khốc liệt từ các đối thủ vì đây là
thị trường rất có tiềm năng.
 Fintech làm cho những đơn vị vận hành theo cách truyền thống phải đối mặt với nguy cơ phá
sản.
 Hạn chế về nguồn nhân lực.
 Xuất phát từ những ưu điểm của công nghệ vay vốn Fintech, thị trường vay vốn có thể hỗn loạn,
các rủi ro về nợ xấu, thanh khoản, lãi suất…
 Thị trường vay vốn cạnh tranh gay gắt bất chấp cả pháp lý, pháp luật. Do chưa hoàn chỉnh nên
lĩnh vực này có thể tạo bất lợi cho cả bên cho vay và bên vay.

Nguồn: https://makemoney.vc/fintech-la-gi/

III. Opportunities – Cơ hội của Fintech tại VN

Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ dân số trẻ ở mức cao, khả năng nắm bắt xu thế nhanh, lại rất được
các nhà đầu tư quốc tế quốc tế quan tâm, trong khi đó Fintech lại là hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác
nhau. Điều này tạo cơ hội rất lớn cho Fintech trong nước có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Thực tế là
trong những năm gần đây, các lĩnh vực hoạt động của ngành Công nghệ tài chính đang có tốc độ tăng
trưởng nhanh chóng.

Việt Nam có tiềm năng phát triển Fintech rất lớn, cụ thể là các doanh nghiệp công nghệ lớn, như:
FPT, Viettel, VNPT đang rất quan tâm đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp về công nghệ tài
chính. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo năm 2022, giá trị giao dịch của thị trường Fintech
Việt Nam tăng lên mức 10 - 11 tỷ USD và tăng mạnh hơn vào những năm sau.

IV. Threats – Rủi ro của Fintech tại VN

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có những Công ty Fintech quy mô lớn, chưa có các chính sách thuế
ưu đãi đối với nhà đầu tư thiên thần và đầu tư mạo hiểm như một số trung tâm Fintech trên thế giới.
Điều này tạo ra nhiều thách thức cho sự phát triển của ngành Đầu tư tài chính có cơ hội thu lợi nhuận
cao.

Khuôn khổ pháp lý vẫn còn sơ khai, chủ yếu là một số đề án mang tính vĩ mô và quy định về thanh
toán vẫn còn chưa đồng bộ. Tại Việt Nam, hầu như chưa có khuôn khổ pháp lý quy định rõ về bản chất
sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm/dịch vụ; Mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều
kiện thành lập và hoạt động của Công ty Fintech; Bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính, bảo vệ
thông tin cá nhân.

Việt Nam hiện vẫn còn là quốc gia đang phát triển, mặc dù có nguồn lao động trẻ lại nhạy bén khi tiếp
cận với lĩnh vực mới nhưng với nền kinh tế chưa thực sự phát triển nên cơ sở hạ tầng công nghệ vẫn
yếu kém. Do đó, vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của nền tảng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công
nghệ bảo mật. Thêm vào đó là người sử dụng hệ thống không có ý thức bảo mật thông tin cá nhân như:
họ và tên, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số tài khoản,… 

Nguồn: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-hoi-va-thach-thuc-phat-trien-fintech-tai-viet-nam-
86436.htm

Fintech Việt Nam

I.  Thực trạng thị trường Fintech tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ
cả về mặt số lượng, sự đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ và thu hút vốn đầu tư. Fintech xuất hiện tại
Việt Nam từ năm 2017, song phải đến năm 2020, đặc biệt là năm 2021, thị trường mới chứng kiến sự
phát triển cả về lượng và chất của các công ty khởi nghiệp Fintech trong lĩnh vực này. Theo nghiên cứu
của Solidiance - Công ty tư vấn chiến lược hàng đầu, thị trường Fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá
trị giao dịch vào năm 2017 và đạt khoảng 7,8 tỷ USD vào năm 2020, tương đương với mức tăng 77%
trong vòng 03 năm (Tuyết & Thủy, 2021). Số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam cũng tăng lên
nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như Báo cáo thị
trường Fintech Việt Nam 2021, số lượng công ty Fintech đã tăng lên 04 lần, từ 39 công ty vào cuối
năm 2015 lên đến hơn 154 công ty vào cuối năm 2021. Trong số các công ty Fintech tại Việt Nam, có
khoảng 70% là công ty khởi nghiệp. Năm 2021 đã chứng kiến những bước tiến nhảy vọt của thị trường
Fintech Việt Nam khi nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ USD, đứng ở vị trí 14/50 ở khu vực châu Á
và vị trí 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến các ngành nghề, khiến kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, riêng với ngành Fintech thì đây là thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất. Fintech Việt Nam đã
tăng trưởng đáng kể nhờ việc áp dụng ngày càng nhiều các giao dịch kỹ thuật số, sự phát triển của thị
trường thương mại điện tử cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ về việc mở rộng các hình thức thanh toán
số. 

Theo khảo sát của MasOffer Fintech (2021) - nền tảng Affiliate Marketing hàng đầu Việt Nam, trong
số 154 công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam vào cuối năm 2021, có 37 công ty hoạt
động trong mảng thanh toán, 22 công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending),
22 công ty hoạt động về Blockchain, Crypto… Các công ty Fintech Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh
vực khác nhau nhưng hai lĩnh vực được tập trung nhất là thanh toán qua ví điện tử và P2P Lending.

Liên kết và hợp tác giữa các công ty Fintech và các ngân hàng vẫn là xu hướng chính và chủ đạo trong
những năm qua tại Việt Nam. Hợp tác giữa Fintech và ngân hàng chiếm tới hơn 90% số lượng các công
ty Fintech. Đối với lĩnh vực trung gian thanh toán, 100% các công ty Fintech do NHNN cấp phép hoạt
động đều hợp tác với các ngân hàng (Sơn, 2020). Đối với các lĩnh vực khác, sự hợp tác giữa các công
ty Fintech và các ngân hàng cũng rất chặt chẽ dựa trên những lợi thế riêng của từng bên để có thể cung
ứng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng, lợi ích tốt hơn và tiết kiệm chi phí hơn cho khách hàng. Chẳng
hạn như, hiện nay, khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ ngân hàng hơn thông qua Internet và
thiết bị di động so với đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. 
 

Thu hút đầu tư trong lĩnh vực Fintech trong những năm gần đây cũng đã có những bước tăng trưởng
đáng kể. Theo báo cáo của ba tổ chức: PricewaterhouseCoopers (PwC), United Overseas Bank (UOB)
và Hiệp hội Fintech Singapore năm 2019, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Asean về thu hút đầu
tư trong lĩnh vực Fintech. Thật vậy, đầu tư vào lĩnh vực Fintech ở Việt Nam chiếm đến 36% tổng số
vốn đầu tư vào lĩnh vực này toàn khu vực Asean (chỉ đứng sau Singapore 51%), trong khi năm 2018
con số này chỉ ở mức 0,4%. Thị trường Fintech Việt Nam trong năm 2019 đã ghi nhận 02 giao dịch lớn
thứ ba và thứ nhất trong khu vực ASEAN từ nguồn tài trợ 300 triệu USD dành cho công ty VNPay và
500 triệu USD cho vòng gọi vốn của MoMo. Theo Tạp chí Forbes, thị trường Fintech Việt Nam năm
2020 cũng đã nhận được những khoản đầu tư kỷ lục khi thu hút được tổng cộng khoảng 7,8 tỷ USD
vốn đầu tư. Trong năm 2021, nhiều công ty cũng đã gọi vốn thành công với giá trị lớn như MoMo với
hơn 100 triệu USD vào tháng 3/2021, VNLife với hơn 250 triệu USD vào tháng 9/2021…
 

Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, song thị trường Fintech ở
Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. So với các nước trong khu vực, số lượng công
ty Fintech tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Theo báo cáo của Fintech Singapore và Báo cáo thị trường
Fintech Việt Nam 2021, số lượng công ty Fintech được thành lập tại Singapore là 1.157 công ty,
Indonesia có 511 công ty, Malaysia là 376 công ty và Việt Nam chỉ có hơn 131 công ty. Fintech ở Việt
Nam chưa thực sự phát triển do hệ sinh thái Fintech chưa có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các chủ
thể (cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tài chính, công ty khởi nghiệp Fintech, công ty phát triển công
nghệ...) cũng như khuôn khổ pháp lý quản lý lĩnh vực Fintech chưa được đồng bộ.

You might also like