You are on page 1of 7

CÂU 1:

- Hiện nay Viettel đã có ví điện tử Viettel Pay, nếu nhà mạng phát triển
thêm Mobile Money thì có gây ra xung đột gì giữa 2 hệ thống thanh toán
không?
- Khi nhà mạng triển khai mobile money thì KH đang sử dụng Viettel
pay có sử dụng mobile money nữa ko? Nếu có thì các bạn cho rằng tại
sao KH sử dụng cả 2 phương thức thanh toán Viettel pay và mobile
money.
Trả lời:
1.1 Viettel đã có ví điện tử Viettel Pay, nếu nhà mạng phát triển thêm
Mobile Money thì có gây ra xung đột gì giữa 2 hệ thống thanh toán
không ?
● Chúng ta sẽ so sánh hai hệ thống thanh toán này:
So sánh Mobile money Viettel Pay
Mobile Money là một hình
thức thanh toán trên điện thoại Viettel Pay là ví điện tử kết hợp
sử dụng nền tảng kỹ thuật di ngân hàng số hàng đầu tại Việt
Định
động để thực hiện các giao Nam, hỗ trợ chuyển tiền, thanh
nghĩa
dịch tài chính, sử dụng cơ sở toán hóa đơn điện, nước, truyền
dữ liệu thuê bao di động để hình, internet, viễn thông, mua
định danh khách hàng. sắm, du lịch... thuận tiện.
Những người chưa hoặc ít tiếp
cập với các dịch vụ tài chính,
phÂN khúc khách hàng ở các đô thị
Đối ngân hàng. nhất là với người
lớn, nơi có nhiều nhà cung ứng sản
tượng dân ở vùng nông thôn, những
phẩm hàng hóa dịch vụ chấp nhận
sử dụng người không có tài khoản ngân
thanh toán không tiền mặt
hàng và khó tiếp cận với dịch
vụ ngân hàng
Mục Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giá trị
Đáp ứng tất cả các nhu cầu
đích sử lớn như vay, mua sắm, tiết kiệm,
mua sắm thanh toán nhỏ lẻ.
dụng đầu tư số ..
Hạn
Tuỳ vào gói tài khoản ViettelPay bạ sẽ
mức
Tối đa 10 triệu đồng/ tháng được cung cấp các hạn mức giao dịch khác
giao nhau.
dịch
- Tài khoản thanh toán gắn với
sim có thể nạp tiền không cần
thông qua tài khoản ngân
hàng,
Hệ sinh thái tài chính số ViettelPay
- Khách hàng có thể sử dụng
có hơn 100 tính năng, tiện ích, và
Lợi thế dịch vụ 24/7, thanh toán mọi
nhiều hình thức ưu đãi, chiết khấu
cạnh lúc, mọi nơi. Qua đó góp phần
cao cho người dùng, tuân thủ chế
tranh phổ cập và thúc đẩy tài chính
độ bảo mật quốc tế dành cho các
toàn diện
giao dịch.
- tận dụng hạ tầng viễn thông
nên giúp giảm các chi phí xã
hội để phát triển, mở rộng các
dịch vụ thanh toán.
=> nếu nhà mạng phát triển thêm Mobile Money thì sẽ không gây ra
xung đột giữa 2 hệ thống thanh toán có thể trong tương lai sẽ Có cạnh
tranh nhưng cần phải nhìn nhận rằng đây là cơ hội cho cả hai bên, và
mỗi bên đều có lợi thế.
- Phân khúc thị phần mà các phương thức thanh toán này nhắm đến có nhiều
khác biệt, và đặc biệt giữa ngân hàng và viễn thông là hai lĩnh vực khác nhau.
- Hiện nay Mobile Money đang là một module tích hợp trong ViettelPay,
Viettel đã phát triển dịch vụ ViettelPay đến một số lượng lớn khách hàng.
Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai dịch vụ ra thị trường tận
dụng được cộng đồng sử dụng dịch vụ rất lớn từ đầu. Đó chính là toàn bộ
khách hàng sử dụng mạng di động Viettel.
- thêm vào đó ViettelPay và Mobile Money có 2 định vị về vai trò khác nhau.
+ Mobile Money là sản phẩm đầu vào phát triển tập thuê bao mới tiếp cận
dịch vụ tài chính.
+ Còn những khách hàng đã quen thuộc rồi họ sử dụng ViettelPay có hạn
mức cao hơn, hướng đến các dịch vụ vay vốn, tiết kiệm, đầu tư tài
chính.

1.2 Khi nhà mạng triển khai mobile money thì KH đang sử dụng Viettel
pay vẫn sẽ sử dụng mobile money vì:
Mặc dù Mobile Money và các ví điện tử hiện nay có cùng mục đích sinh ra
để thanh toán các món nhỏ lẻ nhằm tạo một cộng động thanh toán không
dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí cho xã hội cả ở khâu in tiền và phát hành tiền
mệnh giá nhỏ.
- Tuy nhiên,
+ Do Mobile Money tận dụng hạ tầng viễn thông nên giúp giảm các chi phí
xã hội để phát triển, mở rộng các dịch vụ thanh toán. Và mạng lưới của công
ty viễn thông sẽ giúp hỗ trợ việc cung cấp giải pháp tài chính toàn diện tới
cho người dân với chi phí thấp hơn và nhanh chóng và tiện lợi hơn.
- Với những người đã dùng ViettelPay thì Mobile Money đóng vai trò là
ví tiền lẻ nhiều hơn.
Vd: khi chúng ta thanh toán những dịch vụ có giá trị nhỏ như một chai nước,
một gói xôi, Nhiều người từng trải nghiệm việc đổi một tờ 500 nghìn để mua
gói xôi 10 nghìn, phải đợi lâu để nhận lại tiền lẻ
+ LÚC NÀY Mobile Money khi đóng vai trò ví tiền lẻ sẽ giúp giải phóng
người dùng khỏi tiền mặt. Mỗi khi ra đường chúng ta chỉ cần mang
theo chiếc điện thoại là có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu mua sắm
thanh toán nhỏ lẻ.
+ Còn với các nhu cầu tiêu dùng giá trị lớn đã có ViettelPay. Chúng ta
có thể vay mượn, mua sắm, tiết kiệm, đầu tư số v.v qua ViettelPay.
=> Đã có sự định vị rõ ràng Mobile Money làm gì, ViettelPay làm gì. CÓ
THỂ NÓI Đây là sự nối tiếp, phục vụ các nhóm khách hàng từ những người
có nhu cầu thấp, mới tham gia dịch vụ đến nhóm khách hàng có nhu cầu cao
đã quen thuộc với các dịch vụ tài chính.

Tài liệu
http://tapchinganhang.com.vn/vi-dien-tu-va-mobile-money-canh-tranh-la-co-
hoi-cho-ca-hai-ben.htm
https://ifintech.vn/mobile-money-la-gi/
https://thitruongtaichinhtiente.vn/viettel-san-sang-trien-khai-dich-vu-mobile-
money-33676.html

Câu 2: Bên cạnh những lợi ích, triển khai Mobile-Money cũng đặt ra
những thách thức không nhỏ. Trong đó, có rủi ro trong việc định danh,
xác thực khách hàng, đặc biệt trong tình trạng SIM rác (sử dụng thông
tin không chính danh để đăng ký thông tin thuê bao), mua bán SIM kích
hoạt sẵn vẫn còn khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Từ đó, có thể dẫn
tới các hành vi mạo danh khách hàng trong việc mở và sử dụng Mobile-
Money, thực hiện các giao dịch giả mạo, gian lận, giao dịch bất hợp pháp
bằng Mobile-Money. Nhóm 3 cho biết liệu các ban ngành liên quan đã có
những biện pháp nào để xử lý vấn đề này chưa?
Trả lời
Hiện nay, các văn bản pháp luật đều chưa có quy định về tiền điện tử
trên thuê bao di động (Mobile Money) và đơn vị sẽ cung cấp dịch vụ này.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước
đề xuất, hoàn thiện căn cứ pháp lý để hạn chế những rủi ro xảy ra với loại
hình thanh toán này trong thời gian thí điểm và có thể sớm triển khai dịch
vụ mobile money ở Việt Nam
- Từ năm 2018 tới nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực phối
hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng, hoàn thiện dự thảo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money.
- Sau khi được cấp phép, các doanh nghiệp viễn thông hoàn toàn có thể
trở thành một trung gian thanh toán (TGTT) và phát hành tiền di động,
cung cấp dịch vụ Mobile Money tới các thuê bao.
+ Tuy nhiên, các đơn vị trung gian thanh toán này phải đáp ứng các yêu
cầu: kỹ thuật công nghệ, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin…
nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn, bảo mật, tránh gây lộ, lọt thông
tin của khách hàng, mất tiền trên tài khoản Mobile Money của khách
hàng
- Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất yêu cầu doanh nghiệp phải thực
hiện các bước sau đây để loại bỏ tình trạng sử dụng SIM rác (SIM có
thông tin thuê bao không chính xác) để đăng ký sử dụng dịch vụ
Mobile Money.
+ Khi cung cấp dịch vụ Mobile Money cho khách hàng, doanh
nghiệp phải yêu cầu cung cấp chứng minh nhân dân/căn cước
công dân/hộ chiếu mà khách hàng đó đã sử dụng để đăng ký thuê
bao di động và đã được doanh nghiệp viễn thông định danh, xác
thực theo quy định của Chính phủ về đăng ký thuê bao di động.
Khách hàng phải đã sử dụng dịch vụ thông tin di động trong ít
nhất 3 tháng liền tính đến thời điểm đăng ký sử dụng dịch vụ
Mobile Money.
- Doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm xây dựng công cụ để quản
lý rủi ro và quy trình định danh khách hàng đảm bảo khách hàng đăng
ký sử dụng dịch vụ Mobile Money là khách hàng đã cung cấp thông tin
thuê bao chính xác cho doanh nghiệp khi đăng ký thuê bao di động và
đã được doanh nghiệp định danh, xác thực theo các quy định của Chính
phủ về đăng ký thuê bao di động.
- Doanh nghiệp viễn thông sẽ bị xem xét đình chỉ việc tham gia thí điểm
cung cấp dịch vụ Mobile Money nếu cung cấp dịch vụ cho khách hàng
sử dụng thông tin thuê bao không chính xác.
- Bên cạnh đó, nhiều công nghệ tiên tiến đang được áp dụng như xác
thực sinh trắc (vân tay, khuôn mặt…), mã phản hồi nhanh (QR code),
mã hóa thông tin thẻ (Tokenization) trong việc định danh khách hàng
- Ngoài ra, hiện đã có 3 nhà mạng viễn thông là Viettel, VNPT,
MobiFone đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung cấp dịch
vụ trung gian thanh toán. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng đang
được xây dựng, phục vụ việc định danh cá nhân trực tuyến (e-KYC)…
Ví dụ: "Hiện nay, VNPT áp dụng giải pháp xác thực định danh điện tử eKYC
trên nền tảng công nghệ AI và Blockchain giúp bóc tách thông tin trên giấy
tờ, chống giả mạo người dùng, lưu thông tin người dùng và các dữ liệu giao
dịch, đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho khách hàng, ông Nguyễn Sơn
Hải cho biết.

● Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tích cực xây dựng
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy
định về TTKDTM, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý hoạt động
này, sẵn sàng cho quá trình đi vào hoạt động trong tương lai.
- Tại Điều 34 về Đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán, trong mục
1 ghi rõ: "Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn
trong thanh toán theo quy định của pháp luật và được quy định các biện
pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán phù hợp với các quy
định pháp luật liên quan. Khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ tuân
thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong thanh toán theo quy định và
hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ".
- Mục 3 của điều khoản này bắt buộc "Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải quản lý rủi
ro, phòng, chống việc sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương
tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để
đánh bạc, tổ chức đánh bạc, kinh doanh trái pháp luật hoặc lừa đảo
hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác".
- Điều 37, mục 2 quy định: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm giữ bí mật
các thông tin liên quan đến tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản
thanh toán, ví điện tử, tiền di động của khách hàng sử dụng dịch vụ của
mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

https://baovemoitruong.org.vn/thanh-toan-online-buoc-ngoat-cho-tien-trinh-
chuyen-doi-so-quoc-gia/
https://ngayday.com/thi-diem-mobile-money-can-bao-dam-an-toan-bao-mat
https://ictvietnam.vn/dam-bao-an-toan-cho-dich-vu-mobile-monney-hanh-
lang-phap-ly-dang-duoc-hoan-thien-20200619093354114.htm

You might also like