You are on page 1of 8

FINTECH LÀ GÌ?

“Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài
chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp và dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu
quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.”

(Theo Mackenzie, 2015, Partrick, 2017)

Người ta biết đến Fintech từ năm 1990, do Citigroup11 “khởi sướng”, với tên gọi “Hiệp
hội Công nghệ Dịch vụ Tài chính”. Tuy vậy, cho tới năm 2014, Fintech mới được biết
đến và quan tâm nhiều hơn đến từ các nhà quản lý và ngày càng có nhiều người tham gia.

Quá trình phát triển của Fintech được chia làm 3 chặng:

 Fintech 1.0 (1866-1987): Ngay từ giai đoạn phát triển sớm nhất này, tài chính đã
liên kết với công nghệ và củng cố lẫn nhau. Năm 1967, máy tính và máy ATM
được ra đời đã đánh dấu cho giai đoạn phát triển Fintech 1.0. Tài chính và công
nghệ đã được liên kết trong việc quản lý hệ thống hành chính nhà nước. Đến năm
1980, công nghệ thông tin ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các hoạt động
nội bộ của các tổ chức tài chính, thay thế cho các thủ tục bằng giấy tờ.
 Fintech 2.0 (1987-2008): “Giai đoạn nổi bật với các dịch vụ tài chính kỹ thuật số
truyền thống”. Hình ảnh mang tính biểu tượng của thời kỳ này là chiếc điện thoại
di động lần đầu được giới thiệu tại Mỹ. Cuối những năm 1980, giao dịch điện tử
trên thị trường tài chính toàn thế giới mang đặc điểm phần lớn các dịch vụ tài
chính đều áp dụng công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, Internet ra đời đã tạo nên cấp
độ phát triển cho một giai đoạn mới.
 FinTech 3.0 (2009 – present): Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008,
các thị trường tài chính liên kết với nhau đã tạo ra nhiều yếu tố hỗ trợ cho những
người tham gia thị trường này có thêm điều kiện để sáng tạo các sản phẩm dịch vụ
tài chính. Thời kỳ của Fintech 3.0, Fintech đã mang đến những thay đổi lớn cho
lĩnh vực tài chính và vượt qua những khuôn khổ trước đó.

II. Các nhóm đối tượng của Fintech và các nhóm sản phẩm chính

 Fintech bao gồm 3 nhóm đối tượng và 3 nhóm này có sự tác động qua lại lẫn nhau.

- Các công ty Fintech: là các công ty “độc lập, sử dụng mạng internet, điện thoại di động
và các phần mềm mã nguồn mở khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và
đầu tư, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính”.

- Các định chế tài chính: là một “thực thể quan trọng trong ngành tài chính”, đóng vai
trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay
hay từ người tiết kiệm tới người đầu tư. Các định chế này càng ngày hợp tác rộng rãi với
các công ty fintech bởi công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, các
định chế tài chính cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty fintech hoặc các hoạt động
nghiên cứu, từ đó chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm lĩnh được thị trường.

- Khách hàng: Những người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung chính là đối
tượng khách hàng. Khách hàng cũng chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ
sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính, các công ty hay những tiện ích mà công nghệ
mới có thể mang lại

 Hai nhóm sản phẩm chính:

2 nhóm sản phẩm chính của fintech phân chia theo đối tượng sử dụng là:

- Nhóm đầu tiên: Gồm các sản phẩm phục vụ cho người sử dụng, các công cụ kỹ thuật
số và công nghệ khác,.... Dùng để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc
và tài trợ vốn cho các startup.
- Nhóm thứ hai: Bao gồm các sản phẩm công nghệ “back-office”. Đây là nhóm sản
phẩm có tác dụng hỗ trợ hoạt động của bản thân các fintech cũng như các định chế tài
chính. Trong thực tế hiện nay thì Fintech không chỉ cung cấp các dịch vụ như là cho vay,
chuyền tiền, thanh toán nữa mà đã mở rộng nhiều dịch vụ đa dạng hơn, đó là: ”Cho vay
ngang cấp (peer to peer lending); Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding); Tư vấn tài chính
(personal finance); Quản trị dữ liệu (data management); Công nghệ bảo hiểm (insurtech);
Tiền tệ số (crypto blockchain)”

III. Tác động của Fintech đối với ngành Tài chính – Ngân hàng

+ Thay đổi kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ truyền thống: Fintech đã thay đổi hoàn
toàn cách kinh doanh tạo ra nhiều những lựa chọn cho hoạt động fundraising, thanh toán
hay mua bán với chi phí tiết kiệm. Xu thế phát triển của Fintech ngày nay thông qua các
kênh bán hàng Internet, Mobile Banking,...

+ Làm thay đổi chức năng của thị trường tài chính: Với Big Data giúp các định chế tài
chính có thể thu thập dữ liệu cả bên trong lẫn bên ngoài giúp việc phân tích hành vi khách
hàng với chi phí thấp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ cho quá trình ra quyết định và nâng cao
chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Tiền điện tử, khối Blockchain, ví điện tử xuất hiện, trong thương mại điện tử tiền thật
được thay thế bởi tiền điện tử . Công nghệ tiên tiến cho phép người dùng có thể vừa xem
lại thông tin lịch sử các giao dịch mà vẫn đảm bảo sự bảo mật thông tin an toàn, ngăn
chặn các gian lận trong các giao dịch. Bên cạnh Blockchain giúp các giao dịch xuyên
quốc gia trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống ngân hàng cùng các định chế tài chính.

+ Xu hướng “ ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến và đây cũng chính là một thách
thức lớn của ngành dịch vụ tài chính khi các chi nhánh bị giảm dần vai trò. Việc cạnh
tranh bằng cách mở rộng mạng lưới sẽ dần biến mất vì tốn kém. Kéo theo đó là sự gay
gắt trong cạnh tranh công nghệ tài chính.

+ Định hình lại nhu cầu thị trường, thay đổi thành phần của thị trường tài chính:

Việc fintech phát triển khiến cho các tổ chức tài chính trung gian truyền thống trở nên lỗi
thời. Các hoạt động đó của các tổ chức đó được thay thế bởi những mô hình kinh doanh
mới dựa trên nền tảng công nghệ số, dịch vụ truyền thống sẽ bị thay thế bởi dịch vụ thanh
toán.

Công ty fintech có thể thu được các khoản tiết kiệm lớn hơn nhờ tính linh hoạt trong hoạt
động hơn là ngân hàng. Hơn hết, fintech giúp xử lý các hoạt động tài chính mau lẹ và
thuận tiện.

+ Làm thay đổi nhu cầu và cơ cấu thị trường lao động trong lĩnh vực TC-NH:

Người lao động trình độ thấp và trung bình khó sẽ bị đào thải dẫn đến số lượng nhân viên
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng có nguy cơ bị giảm. Và lượng cầu về nguồn nhân
lực trình độ cao có xu hướng tăng. Từ đó làm thay đổi về nhu cầu về cơ cấu lao động.

IV. Thực trạng áp dụng fintech ở Việt Nam

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2016 đến năm 2020, số lượng công ty
fintech đã tăng gần bốn lần, năm 2016 với 36 công ty, đến nay cả nước đã có 154 công ty
. Trước đó, vào năm 2017 thị trường fintech Việt Nam đạt 4.4 tỷUSD giá trị giao dịch và
dự kiến năm 2020 sẽ đạt đến 7.8 tỷ USD, tăng tương ứng 77% trong vòng ba năm.

Trong đó, hai lĩnh vực phát triển nhất là thanh toán điện tử (payment) và cho vay ngang
hàng (P2P).

Năm 2018 Fintech tại Việt Nam có sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ , thu hút 117
triệu USD vốn khởi nghiệp kinh doanh, vượt qua cả thị trường E-commerce với 104 triệu
USD và các lĩnh vực khác, điều đó đã biến Fintech thành lĩnh vực được tài trợ lớn nhất
trong khởi nghiệp 2018. Theo United Overseas Bank, Singapore FinTech Association
(2019), tính đến 30/9/2019, Việt Nam trở thành nước có số vốn kinh doanh được tài trợ
cho thị trường Fintech đứng thứ hai trong khu vực ASEAN với 36% đầu tư của khu vực
vào năm 2019 (đứng đầu là Singapore với 51%).

Tại Việt Nam, thị trường Fintech được chia thành các lĩnh vực chính sau đây:

+Đầu tiên và nổi bật nhất là thanh toán điện tử (payment). Đây là “một mô hình giao dịch
không sử dụng tiền mặt, các giao dịch được thực hiện trong môi trường internet, người sử
dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển, nạp hay rút tiền,... thực hiện qua
các cổng thanh toán trực tuyến hoặc các tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng”.
Tại Việt Nam, phần lớn các công ty Fintech hoạt động ở lĩnh vực thanh toán này (khoảng
47% các công ty fintech hiện có trên thị trường đang làm về thanh toán điện tử), đồng
thời nó cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khu vực. Đây là xu hướng chung của các nước
đang ở giai đoạn phát triển đầu của thị trường Fintech: các nhà đầu tư Fintech bị thu hút
nhất bởi lĩnh vực thanh toán. Cụ thể là tại Việt Nam vào năm 2019 những công ty trong
lĩnh vực này đã chiếm 98% tổng số vốn tài trợ cho Fintech. Đứng đầu trên lĩnh vực này là
MoMo sau đó đến VNPay QR, VinID Pay, Zalo Pay, GrabPay by Moca, Airpay.

+ Cho vay ngang hàng hay P2P lending (peer-to-peer lending): “ cho vay tiền cho cá
nhân hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụ trực tuyến phù hợp với người cho vay với
người vay”. Đã có hơn hai mươi công ty khởi nghiệp ở lĩnh vực này, đây được coi là lĩnh
vực lớn thứ hai của Fintech ở Việt Nam. Nổi bật nhất trong lĩnh vực này là công ty Tima
và công ty cổ phần vay mượn (vaymuon.vn).

+ Ngân hàng số (digital banking) là “ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch
ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua Internet mà không cần phải đến các chi
nhánh ngân hàng, giảm thiểu tối đa những thủ tục, giấy tờ liên quan, đồng thời khách
hàng có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ thuộc vào thời gian, không gian giúp
khách hàng chủ động hoàn toàn”. Nổi bật nhất trong lĩnh vực này là Timo được phát triển
dựa trên nền tảng của Mobile banking và Internet banking. Trước đây Timo được đảm
bảo và đồng phát triển bởi VPBank, còn hiện nay là bởi ngân hàng Bản Việt.

+ Blockchain/Crypto: năm 2014 khi đồng tiền ảo Bitcoin Việt Nam chính thức ra mắt,
một số công ty mới xuất hiện tham gia vào lĩnh vực “blockchain và tiền điện tử”. Trong
những năm gần đây, lĩnh vực này đã đạt được những giao dịch đáng kể. Điển hình trong
lĩnh vực này là hai công ty TomoChain và Kyber Network (KNC).

+ Ngoài ra, còn có mô hình kinh doanh fintech “quản lý tài sản (wealth management)”,
chủ yếu là “quản lý tài sản một cách tự động hóa, tư vấn đầu tư vào các sản phẩm tài
chính”. Lĩnh vực này hiện có chín công ty, nổi bật nhất là Money lover. Đây là một ứng
dụng quản lý tài chính cá nhân do công ty Finsify điều hành. Ứng dụng này dựa trên mô
hình Freemium, cung cấp những tính năng cơ bản nhất cho người dùng và yêu cầu trả phí
cho những tính năng nâng cao.

+ Bên cạnh đó còn có phân khúc gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) với sáu công ty,
chiếm tầm 10.5% thị trường fintech. Là hình thức huy động vốn cộng đồng với sự tham
gia của 3 bên: “1 là người khởi xướng dự án hoặc doanh nhân cần tài trợ, 2 là những
người đóng góp có thể quan tâm hỗ trợ mục tiêu hoặc dự án, và 3 là tổ chức điều phối tạo
điều kiện cho sự tham gia giữa những người đóng góp và người khởi xướng”.

+ POS-point of sales là “cá điểm phân phối hàng hóa được các cửa hàng sử dụng để quản
lý việc bán hàng ”. Lĩnh vực này hiện có 10 công ty tham gia, nổi bật nhất là bePOS
startup với hệ thống POS.
+ Comparison: “các công này cung cấp so sánh, báo giá, hỗ trợ trực tuyến các dịch vụ
như mua bảo hiểm, vay ngân hàng, còn gọi là công cụ phân tích giá, công cụ mua sắm so
sánh, là một công cụ tìm kiếm dọc mà người mua hàng sử dụng để lọc và so sánh các sản
phẩm dựa trên giá cả, tính năng, đánh giá và các tiêu chí khác”. Lĩnh vực này hiện gồm
sáu công ty tham gia, điển hình nhất là e-baohiem.

+ Insurtech: là sự kết hợp của ngành bảo hiểm và công nghệ. Thông qua phân tích các dữ
liệu lớn về nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, hệ sinh thái xã hội, dữ liệu y tế và sinh trắc
học…hỗ trợ các sáng kiến dọc theo ngành bảo hiểm từ tiếp thị đến phân phối, quản lý rủi
ro, tạo ra sản phẩm, định giá, dịch vụ khách hàng đến văn phòng. Lĩnh vực này hiện gồm
có bốn công ty sau: Wicare, Opes, Inso, Papaya .

+ Đánh giá điểm tín dụng (credit scoring): là “một hệ thống chấm điểm được thực hiện
bằng những phân tích thống kê bởi người cho vay và các tổ chức tài chính nhằm mục
đích đánh giá mức độ uy tín tín dụng của một cá nhân hay một tổ chức, công ty”. Gồm
sáu công ty, nổi bật nhất là Trusting Social.

V. Những cơ hội và thách thức của fintech ở Việt Nam

1. Thách thức:

- Nguy cơ không an toàn về bảo mật thông tin. Fintech được hoạt động trên nền tảng
công nghệ, tất cả các thông tin của khách hàng đều được số hóa nên việc bị các cá nhân
tổ chức phi pháp thực hiện những hành vi xấu liên quan đến thông tin bảo mật của khách
hàng là không thể tránh khỏi. Vì vậy các sản phẩm của Fintech cần phải có hệ thống bảo
mật tuyệt đối đề chống lại lỗ hổng về bảo mật, những hành vi tinh vi, khó kiểm soát về an
ninh mạng.

- Khuôn khổ pháp lý đối với ngành mới Fintech ở Việt Nam còn sơ khai, chưa hoàn thiện
và phù hợp. Thể chế quản lý cũng như nhiệm vụ chức năng của các cơ quan nhà nước đối
với lĩnh vực Fintech vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể.

- Công nghệ tài chính còn mang lại nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro hệ thống. Các sản phẩm,
dịch vụ của Fintech thường được cung cấp bởi một số nhà cung cấp công nghệ. Chính vì
vậy khi sự cố xảy ra sẽ mang lại rủi ro cho toàn hệ thống. Hơn nữa, rủi ro hệ thống có thể
gây ảnh hưởng thậm chí làm sụp đổ danh tiếng, thương hiệu của một số công ty Fintech,
gây mất niềm tin của khách hàng trên thị trường.

- Nhận thức và niềm tin của người dân cũng là một thách thức to lớn đối với ngành
Fintech ngày nay. Không thể phủ nhận là mô hình tài chính truyền thống vẫn chiếm ưu
thế về mức độ tin tưởng của đại đa số khách hàng, đặc biệt khi các dịch vụ của Fintech
vẫn chưa xây dựng được thương hiệu mạnh.

- Lĩnh vực chủ yếu trong Fintech vẫn là thanh toán với số lượng công ty tham gia còn ít.
Ngoài ra, sự liên kết các thành phần trong môi trường Fintech còn chưa chặt chẽ và hiệu
quả như cơ quan quản lý, các định chế tài chính, công ty Fintech và các doanh nghiệp
tham gia vào hoạt động Fintech.

- Đa số các sản phẩm của Fintech đều phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết từ khách hàng. Sản
phẩm tài chính luôn mang tính chất khó hiểu với đa số dân cư nhất là những vùng ít tiếp
xúc đến vấn đề tài chính. Vì vậy đòi hỏi Fintech cần hướng dẫn, cung cấp thông tin chi
tiết đầy đủ.

- Đa số nhân lực trong lĩnh vực này có kĩ năng về tài chính- ngân hàng tốt nhưng kỹ
năng về IT còn hạn chế. Các nhân lực có kỹ năng về IT thì lại hạn chế về kỹ năng tài
chính- ngân hàng nên trong các nghiệp vụ tài chính còn gặp khó khăn, bất cập.

- Đa số mọi người đang coi Fintech như một dịch vụ thuộc ngân hàng mà vẫn chưa hoạt
động độc lập như một lĩnh vực riêng. Các phương tiện điện tử chỉ sử dụng được khi liên
kết với tài khoản ngân hàng có sẵn.

2. Cơ hội:

- Tỷ lệ những giao dịch không thông qua tiền mặt ở Việt Nam còn khá thấp. Vì vậy tiềm
năng khai thác ở nước ta là rất lớn.

- Không những thế, Việt Nam còn có tốc độ người dân sử dụng smartphone tăng nhanh
nhất trên thế giới. Hiện nay, những người sử dụng internet ở Việt Nam chiếm 70% dân
số; Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho phát triển ngân hàng số, phát
triển thanh toán không dùng tiền mặt.

- Cuối năm 2019 dịch Covid bùng nổ càng làm thị trường Fintech phát triển mạnh mẽ.
Các giao dịch truyền thống trở nên nguy hiểm hơn nên việc thanh toán phi tiền mặt ngày
càng được người dân lựa chọn để giảm thiểu dịch bệnh lây lan.

- Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường Fintech, cụ thể:

 Chính phủ Việt Nam đã gia tăng, kích thích việc thanh toán điện tử khi đi mua
sắm của người dân. Thanh toán bằng thẻ tín dụng đã áp dụng tại các siêu thị, trung
tâm thương mại,... Thanh toán phi tiền mặt được chấp nhận bởi các nhà cung cấp
nước, điện tử viễn thông.
 Chính phủ nước ta có những chính sách thuế đặc biệt trong các điều kiện nhất định
cho những doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp. Giảm thuế TNDN cho các công ty hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ cao.
 Do thiếu nhân lực chất lượng cao nên Chính phủ đã tập trung về giáo dục những
lĩnh vực liên quan đến công nghệ tài chính thông qua các buổi ngoại khóa ở
trường. Các trường đại học cũng ngày càng theo kịp thị trường, đào tạo các ngành
liên quan đến công nghệ, thương mại điện tử,… Trong tương lai tình trạng thiếu
nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ được cải thiện và giảm thiểu.

You might also like