You are on page 1of 19

Công nghệ tài chính Fintech là gì?

Fintech là viết tắt của từ Financial Technology (công nghệ tài chính), được sử
dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công
nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.

Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm:

 Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các
công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý
tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup.

 Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ
cho các định chế tài chính.

Công nghệ tài chính Fintech hiện đang cung cấp các dịch vụ trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như công nghệ ngân hàng, thanh toán, quản lý tài chính, các
loại tiền kỹ thuật số… với các sản phẩm đa dạng như:

 Ví điện tử

 Công nghệ sổ cái phân tán trên nền tảng blockchain

 Thương mại trực tuyến B2C

 mPOS

Công nghệ tài chính Fintech đem theo một làn sóng khởi nghiệp trong ngành
Tài chính – ngân hàng, ngành mà trước đây được biết đến là khi muốn gia
nhập cần có nguồn vốn dồi dào. Điều này cũng dẫn đến sự đa dạng về thành
phần, đa dạng sản phẩm, theo đó cũng sẽ gây khó khăn cho việc quản lý.

Tuy nhiên, khi tận dụng tốt, Công nghệ tài chính Fintech này có thể đem đến
những lợi ích cụ thể như:
 Thay đổi kênh phân phối sản phẩm

 Làm sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng

 Giúp dễ dàng phân tích hành vi khách hàng

 Cắt giảm lao động làm giảm chi phí đầu vào cho tổ chức

 Cắt giảm rủi ro do sai sót

 Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, giảm giá sản phẩm

Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều
người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Các tổ chức tài
chính truyền thống cũng đang thực hiện phát triển các sản phẩm công nghệ
tài chính thông qua việc hợp tác với các công ty Công nghệ tài chính Fintech.

Sự phát triển nhanh chóng của Fintech Việt Nam

Fintech đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều chuyên gia công nghệ, tài
chính và giới đầu tư trên thế giới. Tổng lượng đầu tư vào công nghệ tài chính
trong nửa đầu năm 2018 đã đạt mức 31,7 tỷ USD với khoảng 450 thương vụ
đầu tư được thực hiện thành công, tăng gần gấp 3 lần về giá trị so với cùng kỳ
năm 2017 (KPMG).

Con số trên đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của Fintech trong
những năm vừa qua, biến lĩnh vực này trở thành một phần lĩnh vực tài chính,
hứa hẹn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành tài chính trên thế giới.

Không nằm ngoài guồng quay phát triển của Fintech toàn cầu, Việt Nam
những năm trở lại đây cũng chứng kiến sức phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của
lĩnh vực Fintech.

Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt
Nam đã tăng hơn hai lần từ con số khoảng 40 công ty cuối năm 2016 lên tới
gần 100 công ty ở thời điểm hiện tại, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Không chỉ các startup fintech mới vào cuộc, mà nhiều ngân hàng thương mại
đã và đang dần chuyển đổi, vận hành hệ thống ngân hàng số trên nền tảng
công nghệ hiện đại như: BIDV, Vietinbank, VPBank, TPBank,… đáp ứng yêu
cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng, thông suốt.

Đến nay, Việt Nam có 48 công ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt
động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ
thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật số (2C2P,
VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus,VinaPay, VNPay, Senpay, NganLuong,
ZingPay, BaoKim, 123Pay…).

Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn (FundStart, Comicola,
Betado, Firststep), chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance
Hub), Blockchain (Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo),
quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh
thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo, kiu, Loanvi, Tima, TrustCircle, Hottab,
SoftPay, ibox, BankGo, gobear…).

Tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực, số lượng các công ty Fintech
tại Việt Nam còn khá ít (Indonesia có 120 công ty Fintech; Singapore có hơn
300 công ty).

Công nghệ tài chính Fintech Việt Nam đương đầu với
không ít thách thức

Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội phát triển công nghệ tài chính Fintech tại
Việt Nam vẫn còn không ít thách thức:

 Thứ nhất, hành lang pháp lý chưa thực sự đầy đủ, chính xác nhất là đối
với những công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung pháp lý
còn chậm so với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của công nghệ.
 Thứ hai, cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu
của sự phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ bảo mật.

 Thứ ba, các doanh nghiệp Fintech thường gặp khó khăn về mô hình
kinh doanh, mô hình quản trị cũng như đường hướng phát triển lâu dài,
điều này khiến cho doanh nghiệp khó có thể phát triển lớn mạnh.

 Thứ tư, ý thức của người tiêu dùng sản phẩm Fintech còn hạn chế, đôi
khi tạo ra những “lỗ hổng bảo mật”. Người dân còn chưa có ý thức
trong việc bảo mật những thông tin cá nhân như họ và tên, số chứng
minh nhân dân, hộ chiếu, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số tài khoản…
Điều này làm gia tăng mạnh nguy cơ ảnh hưởng đến tài khoản của
chính người tiêu dùng cũng như các tổ chức tài chính.
Những trang gọi vốn cộng đồng (Crowd
Funding) các Start-up cần biết
Với Start-up, gọi vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Người khởi
nghiệp có thể tìm kiếm nguồn hỗ trợ về tài chính từ cộng đồng thông qua
một nền tảng website dành cho Crowd Funding.

Đây là hình thức gọi vốn từ cộng đồng để giúp hoàn thành những dự án hay
sản phẩm. Bạn sẽ đưa ý tưởng của mình và thực hiện kêu gọi mọi người ủng
hộ.

Crowd Funding là gì?

Crowd funding (gọi vốn cộng đồng) là hình thức kêu gọi sự giúp đỡ của cộng
đồng để giúp chủ một dự án hay người nghĩ ra một ý tưởng hoàn thành những
dự án hay sản phẩm của họ khi họ có ý tưởng nhưng lại không có tiền để thực
hiện dự án của mình.

Để hình dung cụ thể, khi bạn có một ý tưởng về một giải pháp hay một dự án
mang lại lợi ích cho cộng đồng nhưng bạn lại không có vốn, không có tài sản
thể chấp để vay ngân hàng để thực hiện dự án, bạn muốn gặp gỡ mọi người,
trình bày ý tưởng, kêu gọi ủng hộ tài chính từ cộng đồng để bạn hiện thực hóa
dự án của mình. Hình thức gọi vốn này gọi là Crowd Funding.
Hình thức gọi vốn này đem lại rất nhiều lợi ích cho Start-up. Bạn có thể kêu
gọi phục vụ cho việc ra mắt sản phẩm và đưa sản phẩm có cơ hội tiếp xúc trực
tiếp với cộng đồng và những khách hàng tiềm năng.

Crowd Funding cũng dễ dàng hơn so với việc đi thuyết phục các nhà đầu tư
lớn, người đóng góp vào dự án chính là kênh tiếp thị để giới thiệu những
người đóng góp tiếp theo và giới thiệu đến người sử dụng khi sản phẩm ra
mắt.

Các hình thức gọi vốn của Crowd Funding?


Có 5 hình thức Crowd Funding phổ biến:

 Nhận quà tri ân: đây là hình thức huy động vốn thực hiện những ý tưởng
mới, đột phá và chưa bao giờ có. Số tiền tài trợ được chia theo từng gói,
mỗi gói là một phần quà tương ứng. Người tài trợ sẽ nhận được quà khi
dự án thành công, không xét đến lợi nhuận hay cổ phần sở hữu.

 Góp vốn cho vay: đây hình thức phù hợp cho các doanh nghiệp đã
thành lập nhưng tài sản thế chấp không đủ thuyết phục ngân hàng nào.
Vốn vay được lấy từ vốn góp của cộng đồng hoặc từ những người đã
kinh doanh thành công từ hình thức này nhằm tạo ra dòng vốn luân
chuyển lớn để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Góp cổ phần: hình thức này không khác việc mua cổ phiếu một công ty
mới có tiềm năng. Người đầu tư nhận lại cổ phần và lợi nhuận nếu công
ty kinh doanh có lãi.

 Ủng hộ dự án từ thiện: đây là hình thức các tổ chức xã hội, tổ chức phi
chính phủ khi vận động quyên góp giúp đỡ vùng thiên tai, người có
hoàn cảnh đặc biệt hoặc trung tâm bảo trợ… Hình thức này không xét
đến việc phải có quà tri ân, lợi nhuận hay cổ phần.
 Hình thức lai: đóng góp từ thiện gửi quà tri ân, đóng góp cổ phần tặng
thẻ thành viên giảm giá trọn đời hoặc gửi tặng quà cho những ai góp
vốn cho công ty vay vốn làm ăn.

Những trang gọi vốn cộng đồng (Crowd


Funding)
Dưới đây là những trang crowdfunding gọi vốn cộng đồng nổi tiếng nhất hiện
nay trên thế giới cho những ai mới khởi nghiệp.

 Kickstarter.com

Theo Kickstarter, kể từ khi thành lập, gần 9,8 triệu người đã ủng hộ dự án, kêu
gọi được hơn 2 tỉ USD và 95.000 dự án đã được tài trợ thành công. Trong năm
2012, Kickstarter đã kêu gọi được 319,8 triệu đô la Mỹ cho nhiều dự án ở nhiều
lĩnh vực khác nhau.

Các dự án gọi vốn cộng đồng được gửi tới KickStarter phải thuộc các lĩnh vực
từ phim ảnh, games, âm nhạc đến nghệ thuật, thiết kế, và công nghệ. Những
dự án cho mục đích cá nhân, từ thiện hoặc tài trợ cho chính bản thân chủ dự
án hay không thỏa các điều kiện của KickStarter sẽ không được chấp nhận.

Một dự án khi đưa lên Kickstarter đồng thời phải đưa ra một mức vốn đầu tư
cần có, cùng với một thời hạn nhất định để giới thiệu đến người dùng. Từ lúc
bắt đầu ra mắt đến hết thời hạn, dự án phải đạt hoặc vượt qua mức vốn ban
đầu đặt ra.

Nếu bạn không thu hút đủ vốn sau thời gian đã định, bạn sẽ không được nhận
đồng nào, tất cả số tiền ghi nhận được qua hệ thống của KickStater đều được
hoàn trả lại cho người đóng góp.

 GoFundMe.com
Với GoFundMe, người dùng đăng ký, tạo website gọi vốn cộng đồng, chia sẻ
hình ảnh và video, sau đó chia sẻ link cho bạn bè và gia đình.

GoFundMe khuyến khích người kêu gọi vốn đăng các tin nhắn update và ghi
chú cảm ơn đến những người ủng hộ thành công cho dự án của họ trên chính
website GoFundMe.

Với chi phí 5% trên mỗi lượt quyên góp, bất cứ ai có nhu cầu kêu gọi quyên
góp vốn đều có thể tham gia.

 RocketHub.com

Nếu bạn muốn bảo đảm tài trợ cho một mục đích từ thiện hoặc hướng đến
cộng đồng hoặc muốn cam kết hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến như vậy,
không có nơi nào tốt hơn để bắt đầu hơn GoFundMe.

Người dùng đăng tải dự án của mình bằng các phương tiện truyền thông xã
hội khác nhau được cung cấp trên website. Trong đó ghi rõ chi phí vốn cần có,
thời gian cần thiết để gọi vốn và công bố phần thưởng cho người quyên góp
vốn sẽ nhận được (hàng hóa hoặc dịch vụ) khi đóng góp vốn thành công để
phát triển dự án.

Đối tượng phục vụ: Những dự án có tác động tích cực đến các mặt xã hội,
nghệ thuật, khoa học và kinh doanh.

Nếu kêu gọi vốn thành công, người dùng phải trả 4% phí hoa hồng và 4% phí
duy trì thẻ tín dụng. Ngược lại, người dùng phải trả 8% phí hoa hồng và 4%
phí duy trì thẻ tín dụng.

 TechMoola.com

Những nhà đầu tư và những nhà khởi nghiệp sẽ đăng ký tài khoản Nhà đầu tư
trên website của TechMoola, sau đó họ phải hoàn thành một bảng hỏi liên
quan đến ý tưởng/phát minh của mình.
Đội ngũ TechMoola sẽ xem xét tất cả các bảng hỏi và nếu dự án được chấp
nhận, nhà đầu tư phải cung cấp chi tiết chiến dịch gọi vốn của mình, bao gồm
nhu cầu vốn và hạn chót gọi vốn cộng đồng. 10% trên tổng số nguồn vốn kêu
gọi được sẽ được dùng làm hoa hồng trả cho trang này.

Với những website này, bạn có thể biến ý tưởng của mình trên giấy thành hiện
thực. Hãy lên ý tưởng thật kỹ càng và chia sẻ nó với cộng đồng nhé.

Những năm gần đây, “ngân hàng số” đang là xu hướng phát triển ngày càng
mạnh mẽ của các ngân hàng tại Việt Nam.

Khách hàng cũng ngày càng quen thuộc và ưa chuộng việc sử dụng các
phương tiện điện tử nhiều hơn để tìm kiếm thông tin và tiếp cận các dịch vụ
của ngân hàng.

Theo đó, một số ngân hàng đã chủ động chuẩn bị để đón lấy cơ hội này nhằm
đưa mô hình ngân hàng số thành một lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ mở rộng
thêm thị phần tại Việt Nam.

Ngân hàng số là gì?

Digital Banking hay ngân hàng số là ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các
giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet.

Khi giao dịch qua ngân hàng số, khách hàng không phải đến chi nhánh và
giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời tính
năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời
gian, không gian nên khách hàng có thể hoàn toàn chủ động.

Thông qua hệ thống ngân hàng số, khách hàng có thể:

 Quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp


 Thanh toán hóa đơn

 Chuyển tiền trong hệ và ngoài hệ thống, chuyển tiền quốc tế

 Vay nợ ngân hàng

 Gửi tiền tiết kiệm

 Tham gia các dạng dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm, đầu tư,…

Lợi ích của ngân hàng số

Hiện nay, ngân hàng số vừa là một giao diện cung cấp tiện ích cho khách
hàng, là công cụ để cải thiện mối quan hệ khách hàng và còn là phương tiện
để tạo ra lợi thế cạnh tranh khi mà nó đem lại một lượng lớn khách hàng sử
dụng và khách hàng mới.

Ngân hàng số đem đến vô vàn lợi ích vượt trội có thể kể đến như:

 Hiệu quả kinh doanh: Không chỉ làm nền tảng kỹ thuật số cải thiện sự
tương tác với khách hàng và giúp những nhu cầu của khách hàng được
đáp ứng nhanh hơn, ngân hàng số cũng cung cấp các phương pháp để
làm cho các chức năng nội bộ hiệu quả hơn.

 Tiết kiệm chi phí: Ngân hàng số là một trong những chìa khóa để các
ngân hàng cắt giảm chi phí thông qua các ứng dụng tự động thay cho
lao động thủ công. Nền tảng kỹ thuật số trong tương lai có thể giảm chi
phí thông qua sự hỗ trợ của dữ liệu mạng và phân tích, xử lý nhanh hơn
với những thay đổi của thị trường.

 Độ chính xác cao: Nền tảng công nghệ của ngân hàng số sẽ giúp tính
toán, xử lí cũng như ghi nhận những giao dịch, biến động một cách
chính xác tuyệt đối.

 Tăng cường bảo mật: Các giao dịch hay bất kìa phát sinh nào trên tài
khoản ngân hàng, khách hàng đều nhận được mã OTP cho mỗi lần giao
dịch và nhận được tin nhắn hoặc email thông báo. Khách hàng hoàn
toàn có thể yên tâm về tính bảo mật của ngân hàng số.

Sự phát triển của ngân hàng số tại Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng với lĩnh vực
thanh toán di động, khi tỉ lệ người tiêu dùng tại Việt Nam sử dụng thanh toán
di động từ mức 37% năm 2018 đã tăng lên 61% vào năm 2019, theo một báo
cáo của PwC.

Trong cuộc chuyển mình này, hầu như ngân hàng lớn nhỏ và bất kể quốc tịch
đều năng nổ tham gia. Hàng chục ngân hàng nội địa như Vietcombank,
Sacombank, Techcombank, VPBank, VIB, OCB, NCB.. đều đã cho phép đăng
ký mở tài khoản trực tuyến.

Một vài ngân hàng tung thêm các trải nghiệm để tạo khác biệt như BIDV với
SmartBanking hay TPBank với LiveBank. Trong khi đó, MBBank tiếp cận
khách hàng cá nhân bằng một Fanpage chính thức trên Facebook và ứng
dụng riêng. VPBank thì đẩy mạnh số hóa từ trong ra ngoài với việc thành lập
Trung tâm Số hóa Ngân hàng (Digital Lab).

Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc
chơi. Hồi giữa năm, UOB tung ra ứng dụng UOB Mighty giúp người dùng mở
tài khoản với tuyên bố tiết kiệm đến 80% thời gian để mở tài khoản so với
cách thông thường.

Gần đây, CIMB cũng “trình làng” ứng dụng OCTO với các tính năng như
chuyển tiền, gửi tiết kiệm, quản lý thẻ, thanh toán hóa đơn… Ông Tengku
Dato- Sri Zafrul Aziz – CEO Tập đoàn CIMB nói rằng phát triển ngân hàng kỹ
thuật số là chiến lược trọng điểm tại Đông Nam Á và Việt Nam là thị trường
thử nghiệm đầu tiên.
Định Giá Dự Án CNTT với mô
hình Fixed-Price và T&M (Time &
Material)

Khi lựa chọn mô hình định giá cho một dự án phát triển phần mềm,
chúng ta có hai lựa chọn chính là: giá cố định (fixed-price) và thời
gian-khối lượng (time & material). Vậy làm thế nào để biết đâu là lựa
chọn đúng đắn?
1. Mô Hình Giá Cố Định (Fixed-Price) Là Gì?
Mô hình giá cố định là phương thức định giá truyền thống và quen
thuộc nhất đối với nhiều người. Với các hợp đồng theo mô hình này,
công ty nhận outsource sẽ tính toán số giờ, nhân lực và nguồn lực cần
thiết cho dự án và lập hóa đơn trước khi bắt đầu. Đây thường là khoản
thanh toán một lần và doanh nghiệp sẽ nhận lại chính xác những gì họ
đã chi trả.
Giống như khi bạn gọi taxi, nếu đi đường ngắn thì tính theo km là sự lựa chọn tiết kiệm.
Nhưng nếu đi đường dài hơn 30km thì mô hình phí cố định sẽ giúp bạn kiểm soát tốt
ngân sách dự kiến.

Sự đơn giản này thoạt đầu có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, thuận lợi ban đầu
không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với kết quả tốt hơn về sau. Bên
cạnh các mặt lợi thông thường, có một số bất cập của mô hình giá cố
định mà chúng ta cũng cần cân nhắc.
2. Nhược Điểm Của Mô Hình Giá Cố Định
Chi phí dự án cao hơn: Với mô hình cố định giá, ta cần đảm bảo rằng đơn
vị outsource dự án đã ước tính chi phí chính xác, tuy vậy điều này
không phải tuyệt đối đúng mọi lúc. Nhân lực và nguồn lực hoàn toàn
có thể bị phát sinh.

Quá trình chuẩn bị lâu hơn: Việc phải tiên liệu những yêu cầu, mức phí
cho dự án sẽ là công việc tốn nhiều thời gian ban đầu.

Không thích ứng tốt với các thay đổi: Hợp đồng giá cố định có thể khiến
doanh nghiệp không đạt được kết quả như mong muốn. Bởi họ sẽ
không thể trực tiếp can thiệp vào tiến độ dự án cũng như đưa ra những
thay đổi vào giữa quá trình công việc đang được thực hiện.

Thiếu tính linh hoạt: Không thể can thiệp sâu vào giữa tiến trình của dự
án có thể dẫn đến kết quả khác mong đợi và tiêu hao thời gian. Ngoài
ra, bất kỳ sự thay đổi cần thiết nào cũng sẽ yêu cầu những tính toán lại
về giá cả mà không phải lúc nào cũng suôn sẻ.

Mức độ tin cậy ít hơn: Vì không thể điều chỉnh giá một cách dễ dàng
trong hợp đồng đã ký, doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên giám
sát chất lượng dự án trong mỗi giai đoạn và đảm bảo rằng các nhân sự
vẫn có trách nhiệm với đầu việc của mình.
3. Khi Nào Nên Lựa Chọn Hợp Đồng Giá Cố Định?
Mặc dù chúng ta đã thấy một số bất cập của mô hình giá này, điều đó
không có nghĩa đó là một sự lựa chọn tồi. Nếu đảm bảo rằng dự án sẽ
không có bất kỳ thay đổi bất ngờ nào. Mức giá cố định vẫn sẽ phát
huy nhiều mặt lợi, một số trường hợp lý tưởng nhất sẽ là:

 Các điều kiện của dự án được duy trì ổn định và không có yêu cầu
thay đổi nào.
 Ngân sách cố định.
 Nguồn lực và công nghệ không thay đổi
Trong thực tế, đôi khi hai bên có thỏa thuận loại hợp đồng cố định giá
nhưng linh hoạt hơn, cho phép đơn vị thêm vào vài điều khoản có lợi
đối với việc tùy chỉnh chi phí theo một lượng nhất định khi cần
thiết. Hoặc có thể phát sinh các phụ lục quy định về các điều khoản thay đổi,
bổ sung.
4. Mô Hình Thời Gian Và Khối Lượng Là Gì (Time And Material – T&M)?
Một số dự án phát triển phần mềm phù hợp hơn với mô hình định giá
theo giờ và khối lượng thực hiện, do đó còn gọi là định giá theo khối
lượng. Việc lập hóa đơn phụ thuộc vào chi phí công việc theo giờ nên
doanh nghiệp sẽ có nhiều quyền can thiệp hơn khi áp dụng phương
thức này.
Hợp đồng theo thời gian và khối lượng (T&M) là một thuật ngữ chuẩn hay gặp trong hợp
đồng xây dựng (có tên gọi riêng là HĐ theo thời gian và vật liệu). Đối với phát triển sản
phẩm CNTT (thí dụ phần mềm), người sử dụng lao động đồng ý trả cho nhà thầu dựa trên
thời gian nhân viên của nhà thầu và các chuyên viên của nhà thầu phụ để thực hiện công
việc. Thời gian và khối lượng thường được sử dụng trong các dự án không thể ước tính
chính xác quy mô của dự án hoặc khi dự kiến các yêu cầu của dự án rất có thể sẽ thay
đổi.

Mô hình T&M tạo nhiều điều kiện linh hoạt hơn cho các doanh nghiệp
đang outsource dự án của họ, bởi chi phí cố định duy nhất trong hoàn
cảnh này là mức lương theo giờ của kỹ sư và chi phí của bản chất
công việc cùng với nền tảng công nghệ (tech stack).

Bên cạnh đó, họ có thể đưa ra những thay đổi kịp thời để đảm bảo chất
lượng, tiến độ, cùng một số ưu điểm sẽ được liệt kê dưới đây.
5. Ưu Điểm Của Hợp Đồng T&M
Tính linh hoạt: Khía cạnh thú vị nhất của mô hình này là doanh nghiệp
có thể thực hiện những thay đổi trong dự án dễ dàng hơn. Bởi lẽ sự linh
hoạt vốn là đặc thù của ngành công nghệ số.

Tiết kiệm thời gian: Khả năng tùy chỉnh các yêu cầu dự án một cách
linh hoạt giúp tiết kiệm một khoản thời gian đáng kể, và tổng thể cũng
khiến chi phí được bớt đi khi tính số giờ làm việc của những người có
liên quan.

Chi phí làm việc theo giờ: Tuy khiến doanh nghiệp phải tính toán một
chút cho ngân sách, song tính số giờ làm việc nhìn chung giúp tiết
kiệm chi phí hơn.
6. Nên Cân Nhắc Điều Gì Khi Lựa Chọn Mô Hình T&M
Định giá dự án theo tiêu chí thời gian và khối lượng luôn là một điều
đáng hoan nghênh khi lựa chọn mô hình ngân sách. Song hãy dành
một khoản thời gian để chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành, có một
số gợi ý như sau:

Hãy chuẩn bị đầy đủ hợp đồng, bởi đơn vị outsource sẽ cần biết rõ
những điều khoản liên quan đến tiền công theo giờ và chi phí nguồn
lực.

Dành thời gian ngồi họp trước với doanh nghiệp để hiểu rõ mong
muốn và cách làm việc của họ.

Dành thời gian tìm hiểu về chi phí không chỉ cho phần công việc hữu
hình mà còn cả công nghệ được ứng dụng.
7. Khi Nào Nên Lựa Chọn Mô Hình T&M
Định giá theo thời gian làm việc và khối lượng là một cách làm còn
khá mới mẻ đối với nhiều người, vì vậy việc đưa ra quyết định ngay
lập tức chưa chắc đã là một điều dễ dàng. Song có một số điều kiện rõ
ràng mà có thể khiến ta áp dụng T&M ngay, đó là:
Các dự án lâu dài, yêu cầu cao: Công việc có tính chất phức tạp sẽ yêu cầu
nhiều sự thay đổi ở giữa quá trình, và đây chính là ưu điểm của việc
định giá theo công sức của mọi người và số tiền dồn vào nguồn lực
cho họ.

Dự án yêu cầu tính linh hoạt: Không chỉ thấy ở những dự án phức tạp, bất
kỳ công việc nào cũng yêu cầu một sự linh hoạt nhất định để đảm bảo
chất lượng luôn ở mức tốt nhất

Chi phí và thời gian chưa thể ước tính ngay: Có một số dự án khó để định
trước ngân sách cũng như thời gian cần thiết để hoàn thành. Từ đó ta
sẽ thấy ưu điểm lớn của mô hình T&M hơn là làm một bản hợp đồng
cố định giá.

Doanh nghiệp chỉ muốn chi trả cho số giờ làm việc cụ thể: Nhiều công
ty có sẵn các đội ngũ in-house có thể đảm nhiệm một phần công việc
hoặc họ muốn bàn giao dự án cho đối tác khác. Khi đó họ chỉ cần trả
lương giờ cho đơn vị outsource. Điều này chỉ có thể áp dụng cho mô
hình T&M.
8. Làm Thế Nào Để Áp Dụng Mô Hình T&M Đúng Cách
Bản thân mô hình T&M đã là một cách thức có hiệu quả, song vẫn
cần lên kế hoạch tỉ mỉ và cân nhắc kỹ những điều khoản liên quan đến
hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí hơn nữa, một
số gợi ý để bạn đọc có thể hình dung cách áp dụng T&M hiệu quả là:

Chuẩn bị những thông số cần thiết: Với mô hình T&M, chúng ta chỉ cần
một đến hai tuần đầu để vạch ra yêu cầu cụ thể cho dự án. Nhưng hãy
đảm bảo điều này được làm cẩn thận để nhóm kỹ sư nắm rõ những
tiêu chí cần đạt một cách hiệu quả nhất.

Nghiên cứu: Không ngừng nghiên cứu kỹ càng để tìm ra nhân sự phù
hợp nhất cho dự án.
Đặt đúng câu hỏi: Trong quá trình chiêu mộ những nhân sự cần thiết,
hãy dành nhiều thời gian phỏng vấn sâu để biết rằng họ có kinh
nghiệm làm việc ra sao, thành thạo những loại công cụ hỗ trợ nào
cũng như phong cách phối hợp nhóm để đạt được mục tiêu.

Xem xét thành quả công việc của nhóm outsource: Những portfolio là cách
để doanh nghiệp có thể đánh giá nhanh trình độ của những đối tác họ
đang hướng đến, đồng thời kiểm tra mức độ tương đồng trong các dự
án cũ của họ với hướng đi hiện tại của công ty có thực sự trùng khớp
nhau hay không.

Lên kế hoạch hợp tác: Sau khi đã chọn ra đối tác phù hợp nhất, hãy dành
thời gian bàn bạc hướng đi để đảm bảo đôi bên luôn hiểu rõ nhu cầu
công việc của nhau.
Lời Kết
Tìm đúng mô hình định giá cho dự án không phải điều dễ dàng. Nếu
áp dụng đúng loại, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều thời gian
và tiền bạc, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt trong
khoảng thời gian kỳ vọng của khách hàng.

You might also like